Đề tài Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều hơn là thể hiện vai trò của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Từ khi có Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, tỉnh Đồng Nai đã có bước phát triển rõ rệt của khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghị định 73/1999/NĐ-CP ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh với nhiều ưu đãi ở mức cao, nên đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Riêng tại thành phố Biên Hòa, đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động văn hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ . do tư nhân bỏ vốn đầu tư; hoạt động vũ trường; cửa hàng kinh doanh băng đĩa hình, nhạc; tụ điểm hát cho nhau nghe; sân khấu ca nhạc ngoài trời; tụ điểm vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi; chiếu phim; siêu thị sách . Đặc biệt, loại hình kinh doanh karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn hoạt động văn hóa; thu hút đông đảo mọi tầng lớp, đối tượng đến tham gia sinh hoạt vui chơi trong thời gian rỗi. Những năm đầu triển khai, một mặt đã phát huy được tính tích cực, góp phần không nhỏ cùng các thiết chế văn hóa của Nhà nước (Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng ) nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, được sự đồng tình của xã hội; khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Mặt khác, những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập, một bộ phận các chủ cơ sở karaoke vì “hám lợi” đã cạnh tranh không lành mạnh, đưa “chiêu bài” sử dụng tiếp viên nữ với nhiều phương thức “câu khách” làm cho hoạt động karaoke biến dạng một cách rõ nét. Các ngành nghề dịch vụ thương mại nhạy cảm khác như: nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar (rượu, bia) len lỏi, hoạt động song hành với karaoke; từ đó đã xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, gây nhiều dư luận xã hội và báo chí đã lên tiếng cảnh báo; làm đau đầu các cơ quan quản lý trên lĩnh vực hoạt động này. Là một cán bộ đang công tác và gắn bó trong ngành văn hóa, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Biên Hòa - Đồng Nai. Trước “báo động” thực trạng hoạt động karaoke luôn diễn biến phức tạp. Tôi quyết định chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Văn hóa - chuyên ngành Quản lý Văn hóa. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh karaoke; góp phần cùng thành phố Biên Hòa - Đồng Nai và cả nước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đề tài đi sâu tìm hiểu phân tích hoạt động dịch vụ karaoke, những vấn đề đặt ra với tư cách là sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần; - Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra của hoạt động dịch vụ karaoke ở các quán karaoke, nhà hàng karaoke, các tụ điểm karaoke trên địa bàn thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. 3. Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào đường lối, chính sách pháp luật và các văn bản pháp quy của Đảng và nhà nước. Dựa trên cơ sở lý luận của Mác - Angghen về 2 hình thái sản xuất vật chất và tinh thần, cùng với hệ thống lý thuyết của khoa học liên ngành và nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí của quần chúng nhân dân kết hợp các phương pháp: - Khảo sát thăm dò và quan sát tham dự. - Sưu tầm tổng hợp tư liệu và phân tích. 4. Nhiệm vụ và đóng góp đề tài. Đề tài không đi sâu tìm hiểu nguồn gốc đặc trưng sự hình thành và phát triển của hoạt động karaoke, mà đi sâu phân tích để đi đến: - Khẳng định karaoke là một sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần; - Tìm hiểu những yêu cầu khách quan và giá trị xã hội của hoạt động karaoke; - Tìm hiểu thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke; - Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. 5. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương. CHƯƠNG I: Cơ sở khoa học của công tác quản lý hoạt động văn hóa và dịch vụ karaoke. CHƯƠNG II: Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh karaoke ở thành phố Biên Hòa. CHƯƠNG III: Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ và đóng góp đề tài. 5. Bố cục đề tài. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE. 1.1. Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa tinh thần. 1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần. 1.1.2. Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần. 1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ karaoke. 1.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa. 1.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại. 1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh karaoke. CHƯƠNG II THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA. 2.1. Tổng quan đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội ở thành phố Biên Hòa. 2.1.1 Địa giới hành chính và đặc điểm dân cư. 2.1.2. Kinh tế nghề nghiệp và cơ sở hạ tầng: 2.1.3. Đời sống văn hóa - xã hội: 2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. 2.2.1 Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. 2.2.2. Thực tiễn quản lý kinh doanh karaoke ở thành phố Biên Hòa. 2.2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định 2.2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy - chế tài. 2.2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra. CHƯƠNG III NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 3.1. Những yêu cầu khách quan và giá trị xã hội của hoạt động karaoke: 3.1.1. Những giá trị lợi ích xã hội của hoạt động karaoke: 3.1.2. Những nguyên lý tổ chức hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của công chúng về hoạt động karaoke. 3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. 3.2.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. 3.2.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. 3.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. KẾT LUẬN

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn phải được thỏa mãn về nhu cầu tinh thần: thư giản, vui chơi giải trí, du lịch an dưỡng, tư duy … Karaoke là một loại hình văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần, con người luôn có ý chí vươn tới tự điều chỉnh mình “đi một đàng học một sàn khôn”. Sau những giờ làm việc căng thẳng thì vui chơi giải trí bằng sinh hoạt hát karaoke là một trong những hoạt động cần thiết và bổ ích, nó giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện chính mình, tự nâng cao nhận thức về thẩm mỹ, thiết lập mối quan hệ giao tiếp 2 chiều; hát karaoke làm cho ta cân bằng về mặt tâm - sinh lý; giúp tinh thần hưng phấn để tái sản xuất nâng cao chất lượng hiệu quả lao động cao hơn. Các mối quan hệ xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Nhu cầu vui chơi giải trí của con người không phải chỉ cho riêng mình mà là còn giao lưu tình cảm với nhiều người. Từ đó, có thể nói karaoke không những được ưa chuộng bởi vai trò giải trí, mà còn có chức năng xã hội, tạo sự đoàn kết, gắn bó trong quan hệ, thân ái giữa đồng nghiệp, tình thương yêu giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Đối với những người sống trong xã hội hiện đại luôn đối đầu với áp lực và nguy cơ căng thẳng (stress), thì không có hình thức giải trí vừa tiện lợi, vừa ít tốn kém nào có thể làm cho họ thư giản, tỉnh táo và bớt căng thẳng như karaoke. Những ghi nhận về ý kiến của các ca sĩ chuyên nghiệp về hát karaoke: Ca sĩ Hồng Ngọc cho biết: "những ca sĩ như chúng tôi cũng thường vào karaoke để thư giản và giảm stress, chung vui với bạn bè trong giới hoặc người thân thuộc" và nhiều ca sĩ trẻ mới bước vào nghề cũng thử lấy sự tự tin, tìm ưu hoặc khuyết điểm trong chất giọng của mình khi đi hát karaoke Không chỉ hát karaoke để thư giản mà phải nói là thích hát. Đó là trường hợp của ca sĩ Quang Dũng. Anh tự nhận "... mỗi lần tham gia những buổi tiệc họp mặt, sinh nhật… của bạn bè đãi trong quán karaoke thì Quang Dũng lại rất thích. Việc hát trong phòng karaoke với nhóm bạn mang đến một cảm giác ấm áp và vui vẻ. Karaoke cũng góp phần làm cho nhiều bài hát đi sâu vào lòng người, là cơ hội dễ dàng để chúng ta nghe lại nhiều bài hát đã và đang yêu thích, hơn nữa lại có thể nghe lại qua chính giọng hát của mình. Tôi mong rằng "tỷ số" trong karaoke sắp tới sẽ là 90% là tích cực (phục vụ nhu cầu giải trí cộng đồng), chỉ 10% tiêu cực. Nhưng xin nói rõ rằng bản thân karaoke hoàn toàn không có lỗi cho 10% tiêu cực này, chỉ do những người kinh doanh lợi dụng karaoke để phạm pháp mà thôi. Karaoke giúp cho con người chững chạc hơn, đủ tự tin khi đứng trước đám những, ca hát giúp mọi người giải tỏa stress và làm việc tốt hơn. đông. Nhiều học sinh, sinh viên,... rất lúng túng khi đứng trước đám đông mà bàn luận về một vấn đề nào đó. Hẳn mọi việc sẽ khác hơn khi trước đó họ đã tham gia những buổi hát karaoke cùng với bạn bè, người quen. Chỉ cần sự khuyến khích bằng một tràng vỗ tay hay một cái vỗ vai thân thiện “bạn hát hay lắm” đã khiến họ dần dần có sự tự tin và mạnh dạn hơn khi tiếp xúc trước đám đông, công chúng. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình Hội LHTN Việt Nam: “Hát karaoke cũng là một cách rèn luyện tính tự tin! Theo tôi, hát karaoke là một hình thức giải trí lành mạnh, có thể tạo được tính hòa đồng trong một tập thể và đặc biệt. Bạn là một người nhút nhát, thường e ngại trước đám đông, nhưng khi cùng sinh hoạt hát karaoke, bạn có thể tập tính dạn dĩ dần với việc mạnh dạn cầm chiếc micro hát giữa mọi người. Qua một số ca tư vấn, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ hiện nay do môi trường làm việc thường đóng khung trong một văn phòng, ít có điều kiện giao tiếp nên thường dẫn đến tâm lý nhút nhát, rụt rè, thiếu kỹ năng trong giao tiếp... Và một “mẹo” nhỏ mà tôi thường mách với bạn trẻ trong các trường hợp tư vấn này là hãy cùng bạn bè đi hát karaoke!”. Việc thư giãn, giải trí bằng đi hát karaoke như là một liều thuốc bổ mà một số Bác sĩ tâm lý đã công nhận phương pháp sử dụng karaoke để chữa bệnh. Theo chuyên gia trị liệu bằng âm nhạc cho biết, họ dùng phương pháp karaoke áp dụng đối với những người ở độ tuổi trung niên và lứa tuổi trẻ em có bệnh lý đặc biệt; các chuyên gia đã thành công khi cho bệnh nhân thể hiện bài hát quen thuộc đó là phương pháp trị liệu của mình. Karaoke là cách hữu hiệu nhất để giữ cho đầu óc người già được minh mẫn hơn, giúp họ nhận diện được các từ xuất hiện trên màn hình; trẻ em có thể nhìn thấy chữ viết của những bài hát mẫu giáo mà chúng yêu thích; và đối với chúng ta đó là một cách tập đọc đồng thời để rèn luyện thị giác (đôi mắt) của mình được nhanh nhẹn hơn. Karaoke còn được dùng để chữa bệnh hen suyễn; ban đầu bệnh nhân không thể hát karaoke hết trọn bài, nhưng hát đi hát lại nhiều lần và kiên trì tập luyện rồi họ cũng sẽ hát hết trọn bài một cách liền mạch mà không phải nghỉ để lấy hơi. Cũng có thể từ sự thích thú tham gia hát karaoke cho vui, nhưng qua nhiều lần thử nghiệm giọng hát của mình, người hát đã cảm thấy có triển vọng làm ca sĩ chuyên nghiệp; và trên thực tế đã có nhiều ca sĩ cũng bắt nguồn sự nghiệp ca hát của mình bằng hát karaoke. Chào mừng kỷ niệm 31 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành văn hóa thành phố Biên Hòa đã phối hợp với Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco thành phố Hồ Chí Minh, tuyển chọn và thực hiện 10 ca khúc hát về thành phố Biên Hòa - Đồng Nai thu vào đĩa hát karaoke phát hành trên toàn quốc, nhằm giới thiệu quê hương đất nước con người Biên Hòa - Đồng Nai, được mọi người đón nhận như là món quà tinh thần độc đáo. Hơn thế, hoạt động karaoke đã góp phần dấy nên phong trào văn nghệ trên diện rộng tại các khu phố, ấp văn hóa, trường học, lực lượng vũ trang, nhà máy xí nghiệp... ở mọi thành phần, lứa tuổi. Hàng năm, tại các địa phương diễn ra phong trào ca hát quần chúng như: Thi hát karaoke dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên, người cao tuổi như: phường Tân Tiến thành phố Biên Hòa tổ chức hoạt động này rất thường xuyên. Từ năm 2001 - 2004 ngành văn hóa thông tin thành phố là đơn vị khởi đầu đã tổ chức “Hội thi hát karaoke dành cho các chủ cơ sở” bằng hình thức xã hội hóa được sự tham gia hưởng ứng sôi nổi và đông đảo của các chủ cơ sở. Đặc biệt, năm 2005 với sự tài trợ 100% kinh phí của Công ty Cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco thành phố Hồ Chí Minh, đã tổ chức thành công “Hội thi karaoke thành phố Biên Hòa mở rộng lần V - Giải thưởng Ariang” với quy mô lớn và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Đồng Nai, thu hút hơn 400 thí sinh toàn tỉnh tham gia, đã tạo nên không khí sôi nổi, qua đó tuyển chọn được những giọng hát hay bổ sung cho phong trào ca hát thành phố Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai. Trong một buổi trò chuyện, với vai trò là chánh chủ khảo Hội thi karaoke tại thành phố Biên Hòa, ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên - Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, như sau: “Chúng tôi từng tổ chức và tham gia chấm thi nhiều cuộc thi karaoke dành cho giới trẻ và quần chúng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức. Tôi nhận thấy nhu cầu giải trí bằng hình thức karaoke trong giới trẻ và quần chúng là rất lớn. Trong một số cuộc thi karaoke, có từ 70% - 80% thanh thiếu niên thích chọn các bài hát Cách mạng. Nội dung các bài hát karaoke đều đã được kiểm duyệt; nên nếu có ý kiến về karaoke thì tôi chỉ muốn góp ý một điều: các hình ảnh minh họa phải ăn khớp với bài hát. Theo tôi, chúng ta nên khuyến khích karaoke lành mạnh phát triển đồng thời xử lý thật nghiêm những điểm karaoke trá hình. Hát karaoke cũng là một cách giao lưu văn hóa rất tốt. Hơn thế nữa, còn là một cách để phát triển văn hóa quần chúng”. Hiện nay, karaoke còn có mặt ở tất cả mọi nơi, gần đây trên các xe ô tô của ngành du lịch nhà nước và tư nhân cũng trang bị máy hát karaoke để khách ca hát trên xe, vừa thư giản vừa tạo cảm giác rút ngắn thời gian trên hành trình du lịch của mình. Hoạt động karaoke còn mang lại nguồn thu từ chính sách thuế cho ngân sách thành phố. Mức thu thấp nhất đối với các hộ kinh doanh cá thể nhỏ (1 đến 3 phòng) từ 300 đến 500 ngàn đồng/tháng; hộ (4 đến 6 phòng) từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng; hộ (7 phòng trở lên) khoản 4 triệu đồng/tháng. Đối với nhà hàng karaoke, DNTN, Công ty TNHH mức thuế hàng tháng gần 10 triệu đồng. Hàng năm, các cơ sở kinh doanh karaoke đã đóng góp cho ngân sách thành phố hơn tỷ đồng. Ngoài những giá trị và lợi ích xã hội vừa nêu trên, nhưng có không ít các trường hợp đã làm người hát karaoke đã thực sự bối rối do “sự biến tướng của ca từ” khi hát và nghe karaoke. Sự làm việc thiếu nghiêm túc của những người thực hiện chương trình karaoke đã vô tình biến các nhạc sĩ và người hát karaoke thành trò đùa. Ví dụ: Trong bài hát Biết đâu nguồn cội của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có đoạn: “Em đi qua chuyến đò, thấy con trăng đang nằm ngủ” thì trong karaoke viết là “… thấy con trâu đang nằm ngủ”. Hình ảnh vầng trăng trong nghệ thuật thường biểu tượng cho cái đẹp cao cả, lãng mạn; con trâu là con vật gần gũi và quen thuộc với nông dân Việt Nam nhưng không thể đánh đồng hai hình ảnh này với nhau được. Chân quê - bài hát mang âm hưởng dân ca phổ thơ Nguyễn Bính có đoạn: “Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?” thì trong karaoke viết là: “Nào đâu ... cái quần đáy đen”. Bài hát là lời nhắn nhủ của chàng trai dành cho cô gái mà anh yêu, khuyên cô đừng ham đua đòi mà đánh mất cái đẹp chân quê. Quần nái đen thường kết hợp với áo tứ thân, khăn mỏ quạ là y phục truyền thống của người lao động ViệtNam xưa, thể hiện cái đẹp mộc mạc, giản dị của các cô thôn nữ. Quần “đáy đen” thì chưa thấy bao giờ, hát lên ắt phản tác dụng, mất ý nghĩa của cả bài hát, mất nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân ca. Bài hát Lần đầu tiên nói dối (nhạc ngoại, lời Việt) có đoạn: “Lần đầu tiên em nói dối... chỉ bởi yêu anh mà ra thôi. Em biết em ngu mà vẫn yêu”, những từ ngữ thô tục như vậy sao lại đưa vào nghệ thuật? Nên chăng các nhà sản xuất cần chú ý hơn để tránh những sai sót lẻ ra không nên có để góp phần làm karaoke thật sự mang đậm nét độc đáo, trong sáng, văn minh. 3.1.2. Những nguyên lý tổ chức hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của công chúng về hoạt động karaoke. Sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin đệ trình lên Chính Phủ đề nghị cấm tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh karaoke trên địa bàn toàn quốc kể từ ngày 01/01/2005. Theo thông tin từ mạng Internet đã có 66 ngàn ý kiến đề nghị, phản hồi, chất vấn từ các cơ quan ngôn luận và những người quan tâm trên cả nước về việc “cấm karaoke” này. Qua khảo sát thăm dò, xin trích nêu một vài ý kiến tiêu biểu sau đây để rộng đường dư luận... “Lại thêm 1 kiến nghị theo kiểu " Cấm xe ngoại tỉnh vào Hà Nội". Sao không đề ra các biện pháp chủ trương để quản lý thay vì khai tử nó. Thiết nghĩ, nghị định 87/88 CP thừa sức quản lý kiểm soát những mặt trái của ngành nghề nầy. Vấn đề là người làm công tác quản lý có thực thi triệt để chưa. Nên xem xét lại xem mình đã làm hết chức năng chưa rồi hãy bàn đến việc cấm”. “Karaoke là loại hình giải trí, là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, đi hát karaoke là nhu cầu có thật của đông đảo người dân, bản thân nó không có gì là xấu, là độc hại hay tiêu cực... Chỉ có vấn đề người ta đã sử dụng nó không phù hợp, lợi dụng hát karaoke để làm những việc không liên quan gì đến karaoke, gây tác hại đến thuần phong mỹ tục... Theo tôi, xét về tổng thể và về lâu dài, không nên và khó có thể cấm đoán được dịch vụ karaoke. Vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm trong việc kiểm soát các tiêu cực phát sinh ăn theo hoạt động karaoke”. “Nếu đóng cửa karaoke vì tệ nạn xã hội thì những dịch vụ khác như bar, phòng trà, khách sạn,massa… cũng là nơi có thể xảy ra nhiều tệ nạn tại sao không đóng cửa? Karaoke cũng là một mô hình văn hóa, nó tốt hay xấu là do việc quản lý của nhà nước. Nay nếu đề nghị dẹp bỏ loại hình karaoke thì sự đề nghị này không khả thi”. “Tôi nghĩ lệnh cấm karaoke là một lệnh thiếu cơ sở khoa học. Bởi vì nó không phải là điều tất yếu để giảm bớt tệ nạn xã hội. Không có karaoke, tệ nạn xã hội sẽ phát sinh ở một môi trường khác để tồn tại. Dẫu sao đi nữa karaoke là điểm tụ hội của các bạn trẻ có nhu cầu giải trí lành mạnh” “Khi cho phép mở một điểm giải trí, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm biết rõ những hoạt động của nơi đó, phải biết rõ họ hoạt động có lành mạnh hay không. Đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương, không phải của người dân. Nếu họ mở khu giải trí đúng theo qui định giải trí lành mạnh thì không có lý do gì cấm cản”. “Mọi người ai cũng có nhu cầu ca hát, cấm rồi thì hát ở đâu? Không lẽ mua dàn máy karaoke về nhà đóng cửa mà hát? Đây là một loại hình giải trí, nếu cấm rồi sẽ như thế nào? Đúng là karaoke có những mặt xấu, điều này tôi đồng ý nhưng không lẽ cái gì có mặt xấu thì cứ bỏ nó đi là xong?” Một cựu cán bộ đoàn thanh niên cho biết: “Nếu cấm dịch vụ karaoke là loại bỏ một hình thức văn hóa của thanh niên. Karaoke là một hoạt động văn hóa tinh thần của thanh niên nói riêng, của người dân nói chung. Karaoke cũng là món ăn tinh thần phục vụ nhu cầu văn hóa của mọi người cho nên điều quan trọng nhất là phải làm sao để karaoke phát triển, hoạt động đúng hướng và lành mạnh. Tăng cường công tác quản lý là để hạn chế những ai lợi dụng karaoke để làm những điều tiêu cực, chứ không phải là cấm. Tôi không ủng hộ với chủ trương cấm kinh doanh dịch vụ karaoke mà cần phải tăng cường công tác quản lý để lành mạnh hóa các dịch vụ karaoke. Thanh niên cũng có nhu cầu tập họp nhau đi hát karaoke ở một điểm kinh doanh dịch vụ nào đó chứ không phải tại nhà, vì các điều kiện như: diện tích nhà ở, âm thanh... không cho phép. Hoạt động karaoke trong đời sống tinh thần của giới trẻ là rất cần thiết. Vấn đề căn bản là phải làm sao cho các dịch vụ karaoke lành mạnh, chứ cấm là không phải chủ trương hay! Hiện nay, nhiều bạn trẻ sau những lần họp lớp, sinh hoạt câu lạc bộ cũng thường kéo nhau đến các điểm karaoke lành mạnh để hát và hát những bài rất hay. Tôi cho rằng đó cũng là một hoạt động cần thiết trong đời sống văn hóa tinh thần khi các điều kiện văn hóa chưa phục vụ đầy đủ”. Với những ý kiến vừa nêu trên đã cho thấy nhu cầu của công chúng đến với hoạt động karaoke là hết sức cần thiết và chính đáng. Tại thành phố Biên Hòa, khi tìm hiểu về nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt karaoke của nhân dân. Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò để khảo sát ý kiến của 500 người gồm nhiều đối tượng, thành phần ở các cơ quan đơn vị và khu dân cư trên địa bàn thành phố. Kết quả như sau: - Số người thích hát karaoke thường xuyên: 125 người; thỉnh thoảng: 370 người, không thích hát: 05 người. - Số gia đình có trang bị máy hát karaoke: có: 212 hộ; không: 288 hộ - Số người thích tham gia hoạt động vui chơi giải trí bằng hình thức: Karaoke: 180 người khiêu vũ: 42 người; Hát với nhau: 77 người; nghe nhạc ở quán cà phê: 137 người; hình thức khác: 64 người. - Lọai nhạc mà bạn yêu thích nhất: Tiền chiến: 85 người; nhạc đỏ (Cách mạng): 78 người; nhạc trữ tình, dân ca: 131 người; nhạc trẻ: 206 người... - Hoạt động karaoke, khiêu vũ có cần cho phép hoạt động rộng rãi hay nên quy hoạch vào một khu tập trung? (Số ý kiến đồng ý): Cho rộng rãi: 133 người, tập trung vào một khu vực: 367 người. - Những ý kiến về an ninh trật tự và bài trừ tệ nạn xã hội trong quản lý các dịch vụ văn hóa (nêu ý kiến của số đông): có 377/500 ý kiến: + Đề nghị các cơ quan chức năng rút giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh không lành mạnh. + Tăng cường công tác kiểm ra các dịch vụ văn hóa và các dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm các cơ sơ vi phạm. + Quy định hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh phù hợp, có cam kết đảm bảo hoạt động đúng quy định, đúng giờ. Từ khảo sát trên cho thấy nhu cầu sinh hoạt karaoke so với các loại hình văn hóa khác, thì karaoke vẫn được nhiều người ưa chuộng và yêu thích hơn. Đứng về góc độ của các nhà nghiên cứu, các tụ điểm karaoke được xem là một Câu lạc bộ, nhóm sở thích… là nơi tổ chức hoạt động văn hóa đại chúng của những người có cùng sở thích trong thời gian rỗi. Sinh hoạt karaoke là nhu cầu văn hóa tinh thần mang tính khách quan, tự nguyện. Ở đây mọi người đến với nhau, tham gia sinh hoạt ca hát và phát huy khả năng sáng tạo, cảm nhận giá trị nghệ thuật của ca từ trong bài hát mà mình yêu thích, khi hát người ta có thể diễn cảm từ cái tâm vào phần nhạc, từ đơn điệu, cứng nhắc đến linh hoạt uyển chuyển trao chuốt (nhập tâm) trong bài hát. Nguyên lý tổ chức hoạt động karaoke thể hiện bằng tính tự quản và mọi người cùng nhau điều khiển sinh hoạt để phù hợp với sở thích nguyện vọng của nhau. Muốn tổ chức hoạt động karaoke đạt hiệu quả cao, thu hút công chúng đến với mình. Chủ cơ sở phải dựa vào một số yếu tố như: phòng karaoke trang trí với ý tưởng lạ, trang nhã; cách âm tốt để khách thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn; trang thiết bị, âm thanh đạt tiêu chuẩn tạo cảm giác như họ được hát trên sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp. Phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, giá cả phù hợp; tạo sự bất ngờ cho khách thông qua chương trình quà tặng, khuyến mãi. Karaoke là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống và được xem là một trong những sinh hoạt hiện đại. Công chúng đến tham gia hoạt động này rất đa dạng, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi giới, không phân biệt tuổi tác, từ bình dân cho đến trí thức. Có những người không biết chữ nhưng vẫn hát được karaoke một cách nhuần nhuyển và rất hay. Qua trao đổi với một người không biết chữ tại khu phố cho biết: “tuy không biết chữ, nhưng khi chú ý nghe nhiều lần, nghe mãi rồi sẽ thuộc lòng lời bài hát. Khi bật karaoke lên, chỉ cần nghe nhạc, mà không cần nhìn màn hình, là có thể hát karaoke một cách thành thạo!”. Vào những ngày nghỉ, học sinh, sinh viên thường rũ nhau thành nhóm để vui chơi ca hát, tổ chức sinh nhật... tại các “quán karaoke bình dân”, chỉ cần góp nhau mỗi người “mươi ngàn” là có thể vui chơi thoải mái nhiều giờ liền; thức uống chỉ là vài chai nước ngọt, đĩa trái cây; một ổ bánh kem... thậm chí chỉ là “ca trà đá” nhưng không khí không kém sôi nổi. Lực lượng lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp tại thành phố Biên Hòa phần đông là dân nhập cư từ các tỉnh khác đến (hiện nay có đến 100.000 công nhân). Vào những dịp cuối tháng, họ đến quán karaoke quen thuộc để giải trí… Qua trao đổi một chủ quán karaoke hoạt động bình dân (không sử dụng tiếp viên nữ) cho biết: hóa đơn thanh toán cho nhóm từ 5 - 6 người không đến 200 ngàn (tiền giờ, nước uống giải khát, trái cây...). Ngoài ra, còn có thành phần là chuyên gia nước ngoài công tác và làm việc tại Việt Nam cũng thích đến với tụ điểm karaoke để giải trí. Họ là những người có mức thu nhập cao nên đến các quán “karaoke sang trọng”, lịch sự để ca hát (theo khảo sát 1/3 đối tượng này tìm đến tụ điểm karaoke cao cấp, còn 2/3 tìm đến karaoke có tiếp viên nữ). Có thể nói, hát karaoke là liều thuốc bổ giúp con người giảm bớt căng thẳng (strees), đến với karaoke còn có đối tượng trí thức là các công chức cơ quan, công sở, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư... sau giờ làm việc (thường vào cuối tuần), theo lịch trình, từ công sở họ vào quán ăn, sau đó đến tụ điểm karaoke để giải trí (người Miền Nam gọi là đi tăng 2). Nói đến các cơ sở karaoke gia đình nổi tiếng ở Biên Hòa không ai không nghĩ đến quán karaoke CM, HM (Quyết Thắng), 161, 162 (Tam Hiệp), 110 (Trung Dũng)... các quán này đầu tư với quy mô lớn, phương tiện kỹ thuật, âm thanh đạt chuẩn, hình thức trang trí đẹp, phục vụ phong cách phục vụ văn minh nên thường được giới trí thức tìm đến đây giải trí. Một chủ kinh doanh karaoke gia đình cho biết: “Vào những ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ lớn, nô-en, ngày tết... số lượng người tìm đến vui chơi giải trí càng nhiều, mặc dù quán đầu tư đến 12 phòng nhưng tất cả đều chật kín; nếu muốn có phòng để hát, khách phải điện thọai đặt phòng trước”. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động giải trí lành mạnh, nhằm hạn chế những tệ nạn xã hội, nhất là trong giới trẻ. Các cụm dân cư đông đúc, cư xá, ký túc xá sinh viên, nhà trọ công nhân các khu công nghiệp… là địa điểm lý tưởng để các chủ kinh doanh tìm đến đầu tư tụ điểm karaoke. Vì sau thời gian lao động làm việc, học tập họ cần có nơi sinh hoạt giải trí để thư giản tinh thần. Nắm được nguyên lý này, các chủ kinh doanh càng thành công trong lĩnh vực kinh doanh karaoke hơn. Hoạt động karaoke là sinh hoạt văn hóa lành mạnh nhưng vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Vì đây cũng là nơi dễ phát sinh nhiều hiện tượng và hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh. Những ghi nhận tích cực ở phần trên cho thấy karaoke là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, điều đó chưa thể thuyết phục để mọi người hiểu hết những mặt tích cực, những điều tốt đẹp của nó. Thời gian qua, báo chí đã để cập đến những hoạt động thiếu lành mạnh tại nhà hàng karaoke, các quán “karaoke ôm”, những người đến đây phần lớn là những người thừa tiền, “đại gia”, giới buôn bán, làm ăn và không ít là cán bộ, công chức nhà nước (có chức vụ), giám đốc các doanh nghiệp... những người này tiêu tiền của nhà nước chứ không phải tiền cá nhân nên họ có thể chơi thâu đêm suốt sáng, được biết có những “cuộc chơi” lên đến hàng chục triệu đồng. Họ đến đây cũng để giải trí, thư giãn, nhưng không vì mục đích văn hóa lành mạnh, họ tung tiền tìm thú vui mới lạ qua những gái ôm trẻ. Từ một người quen đã từng có “thâm niên” trong giới ăn chơi kể lại rằng: “Sau quang cảnh của những thùng bia vứt ngổn ngang, âm thanh thác loạn từ những bản nhạc vang lên, trên sàn nhảy (là chiếc bàn kích thước không lớn), các gái muốn nhảy biểu diễn tất thảy những kỹ năng “khiêu dâm, thác loạn, bệnh hoạn” bằng những tiết mục nhảy đơn, nhảy đôi, nhảy tập thể, nhảy đổ bia lên người... tất cả gái nhảy cùng thoát y 100%, không một mảnh vải che thân...”. Đến với karaoke còn có đối tượng là những thanh, thiếu niên, những “cậu ấm” đua đòi, ăn chơi, xì ke, ma túy, thuốc lắc... mà họ xem như là “chuyện vặt”, họ đến đây để có chỗ hút, hít thậm chí quan hệ trai gái, nếu chủ thiếu cảnh giác. Những thanh niên, những cô gái hư hỏng ấy, chính họ không nghĩ rằng, điều đó là trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, đến xã hội, bôi nhọ danh dự của chính bản thân. Từ những thực trạng nêu trên, câu hỏi đặt ra cho những nhà quản lý là: vì sao lại để cho một hoạt động văn hóa lành mạnh trở thành nơi trú ẩn của những tệ nạn xã hội? Hơn 10 năm qua, từ khi karaoke phát triển tại Việt Nam. Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết... về quản lý nhà nước nhằm lập lại trật tự kỹ cương trên lĩnh vực hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động karaoke nói riêng. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành hữu quan cũng ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn về những giải pháp cụ thể trong quản lý, nhằm từng bước chấn chỉnh đưa hoạt động karaoke vào nề nếp phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước và lợi ích xã hội. UBND Tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý và định hướng trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh văn hóa nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng và các cấp Chính quyền địa phương căn cứ thực hiện. Trong thời gian qua, công tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Biên Hòa đã có nhiều nổ lực, thành phố tập trung chấn chỉnh, đánh giá lại thực trạng, phân loại đối tượng tổ chức hoạt động karaoke cả về nội dung lẫn hình thức kinh doanh; đề ra phương án quy hoạch quản lý và tổ chức hoạt động karaoke trên địa bàn. Kiến quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong tổ chức kinh doanh karaoke; từng bước uốn nắn những lệch lạc trong quản lý cũng như trong tổ chức hoạt động trên từng địa bàn và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy hiệu quả vẫn còn chưa cao, nhưng đến nay hoạt động kinh doanh karaoke đã từng bước đi vào nề nếp, tệ nạn xã hội và hình thức kinh doanh trá hình trong kinh doanh đã bị triệt phá, trả lại môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh trên từng địa bàn dân cư. 3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. 3.2.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố Biên Hòa đảm bảo đúng định hướng của Đảng và nhà nước đồng thời phù hợp với nhu cầu lợi ích xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội len lõi trong hoạt động kinh doanh karaoke làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa chung của thành phố. Cần xây dựng quy định điều kiện hoạt động karaoke đảm bảo các yêu cầu như sau: Thứ nhất: Tiêu chuẩn hóa phòng karaoke. Phòng karaoke có diện tích 20m2 trở lên, công trình phụ bố trí bên ngoài, hợp lý để sử dụng chung cho nhiều phòng karaoke khác. Phòng hát karaoke xây dựng phải thông thoáng, bên ngoài có hàng lang đi lại rộng 1,2m trở lên, đảm bảo cách âm tường và trần phòng. Để tạo không gian lạ mắt và đa dạng, phong phú, mỗi phòng karaoke được thiết kế, trang trí theo phong cách, trường phái ấn tượng riêng (cổ điển hoặc hiện đại) gắn liền với thiết kế hệ thống ánh sáng (đèn) phù hợp, đảm bảo trên 10 lux. Màn hình Tivi (từ 29 inch trở lên), dàn máy karaoke, loa, máy điều hòa, quạt thông gió… được bố trí hài hòa, thẩm mỹ. Cửa phòng karaoke rộng 1m, lắp kính trong suốt toàn bộ cửa (trước nghị định 11 các cơ sở thường lắp kính một ô kính hình chữ nhật khoảng chiều rộng 30 cm; chiều dài 40 cm nên rất hạn chế quan sát được bên trong phòng karaoke) và thiết kế độ cách âm đạt chuẩn, 2 phòng liền kề khi hát không bị nhiễu âm thanh lẫn nhau. Không lắp chốt cửa phòng karaoke bên trong để khi có yêu cầu nhân viên phục vụ và đội kiểm tra có thể vào bên trong một cách dễ dàng. Nhằm ngăn ngừa tình trạng khách tự ý tắt đèn bên trong, phải thiết kế công tắc đèn bên ngoài phòng, do nhân viên điều khiển. Cũng cần lắp thêm hệ thống chuông hoặc nối mạng điện thoại nội bộ để thông tin giữa khách và nhân viên phục vụ được thuận tiện nhanh chóng hơn. Thứ hai: Tiêu chuẩn hóa về thiết bị âm thanh. Các thiết bị như: loa, âm ly, micro, tivi, đầu máy karaoke… cần đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao, sử dụng đĩa hát karaoke do Bộ văn hóa thông tin cho phép lưu hành trong cả nước. Thứ ba: Tiêu chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ. Tuyển chọn nhân viên phục vụ trong độ tuổi lao động (trên 18 tuổi), được tập huấn về kỹ năng chuyên môn, văn minh trong giao tiếp, ứng xử; đạo đức, lối sống… và được cấp chứng chỉ hành nghề theo chương trình đào tạo của ngành Lao động Thương binh và xã hội. Nhân viên phục vụ trong các quán karaoke, nhà hàng karaoke phải được trang bị đồng phục, kín đáo, có bảng tên để khách hàng dễ dàng nhận biết. Mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng 1 nhân viên phục vụ (nam hoặc nữ) để điều chỉnh hệ thống máy hát karaoke, máy điều hòa, ánh sáng. Đặc biệt, nhân viên nữ không được ngồi chung với khách nam và lưu lại trong phòng karaoke sau khi hoàn thành xong công việc của mình. Những năm gần đây khái niệm “hội nhập” và “tòan cầu hóa” trở thành quen thuộc và không còn xa lạ với một tỉnh có nền công nghiệp phát triển như ở Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cũng nằm trong xu hướng phát triển đó. Kinh tế phát triển thì văn hóa phát triển theo. Thời gian qua, các nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa phát triển khá mạnh và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển đó. Nhân đây, tôi ý tưởng và nếu tôi là nhà kinh doanh tôi sẽ đề ra kế hoạch và thiết lập dự án thành lập Công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân X, Y nào đó (hình thức giống như các Công ty vệ sĩ của ngành Công an hiện nay đang làm) chuyên đào tạo nhân viên có tay nghề và cung ứng nguồn lao động phục vụ trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn hóa đội ngũ nhân viên phục vụ; văn minh giao tiếp ngày được cải thiện trong xã hội văn minh hiện đại. 3.2.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. Thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có dấu hiệu đi chệch hướng chỉ đạo của nhà nước và hướng dẫn của Bộ văn hóa thông tin, đã làm nảy sinh nhiều tiêu cực về tệ nạn xã hội, có nơi “điểm nóng” kéo dài và tồn tại nhiều năm liền, nhưng chưa kịp thời dập tắt. Một mặt, do buông lỏng trong quản lý từ ngay từ cơ sở, xã phường, khu phố. Chính quyền địa phương biết nhưng xử lý chưa nghiêm. Một số cơ sở karaoke được “bảo kê” và dựa vào thế lực của những người có chức vụ, tồn tại hoạt động nhiều năm liền nhưng chưa được kịp thời giải quyết. Mặt khác, hệ thống văn bản pháp quy nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa (trong đó có karaoke) thực hiện trong một thời gian dài. Các quy định, điều kiện không còn phù hợp với tình hình nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời, nên mỗi địa phương triển khai áp dụng khác nhau, không thống nhất đã làm hiệu quả thực hiện không cao. Để thể chế hóa các văn bản pháp quy nhà nước và thủ tục cấp giấy phép hành nghề kinh doanh, cần nghiên cứu thực hiện những vấn đề sau: Trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhà nước và ngành dọc cấp trên về các điều khoản quy định hoạt động kinh doanh karaoke để vận dụng, cụ thể hóa vào tình hình, đặc điểm, điều kiện, nhu cầu thị hiếu của công chúng thành phố Biên Hòa trong hiện tại cũng như dự báo tương lai. Từ đó tham mưu cho Thành Ủy - UBND thành phố Biên Hòa xây dựng đề án quy hoạch phát triển toàn diện các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Biên Hòa mang tính chiến lược, lâu dài. Trong đó chú trọng một số loại hình văn hóa nhạy cảm nhất là hoạt động karaoke. Nghiên cứu, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy - Thành ủy; kế hoạch của UBND tỉnh và thành phố Biên Hòa theo điều kiện cụ thể và nhu cầu khách quan của nhân dân, để từ đó xây dựng một quy chế phối hợp với các ngành, địa phương trong quản lý, kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động karaoke đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đề ra các tiêu chí về kinh doanh dịch vụ karaoke gắn với quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong phong trào “Toàn dân đàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhất là chương trình xây dựng khu phố, ấp văn hóa, gia đình văn hóa nhằm có sự giám sát của nhân dân ở khu dân cư đối với các quán karaoke trong khu vực, địa bàn mình. Đồng thời, cũng giáo dục xây dựng ý thức làm chủ của nhân dân và gia đình trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Mặc khác, đối với chủ karaoke phải làm cam kết với khu phố về chấp hành đầy đủ các quy định, trong kinh doanh phải đảm bảo hoạt động lành mạnh. Thực hiện được điều này sẽ tạo nên quan hệ ứng xử tốt giữa chủ kinh doanh và nhân dân khu phố, phát hiện những biểu hiện vi phạm. Đồng thời để phát huy dân chủ, bình đẳng, vì lợi ích chung của xã hội nên đưa ra công khai sinh hoạt mỗi năm ít nhất 1 lần, nhằm khen thưởng những cơ sở chấp hành kinh doanh tốt, tích cực trong hoạt động kinh doanh; phê bình, nhắc nhỡ, đóng góp ý kiến với những cơ sở kinh doanh làm ảnh hưởng đến phong trào xây dựng văn hóa ở khu phố, ấp văn hóa. Về trách nhiệm của cơ quan cấp thành phố chủ yếu tập trung tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở phường, xã thực hiện và kiểm tra xử lý vi phạm đối với cơ sở cố tình vi phạm do Chính quyền địa phương kiến nghị. Trong việc xây dựng các dự án luật cần kịp thời, phù hợp và sát với tình hình thực tế địa phương hơn. Tránh các điều khoản mang tính chung chung; rất khó triển khai hoặc triển khai sẽ gặp nhiều bất cập cho các cấp thừa hành. Trước khi ban hành luật nên công bố trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người được biết và tham gia đóng góp ý kiến. Thủ tục, hồ sơ cấp và gia hạn giấy phép hoạt động karaoke cần được cải cách nhanh gọn và phù hợp hơn. Theo quy định, thời hạn sử dụng giấy phép ổn định 2 năm. Nhưng trên thực tế, có lúc thời hạn gia hạn giấy phép của các cơ sở kinh doanh karaoke chỉ có giá trị chưa đến 1 tháng, chưa kịp gia hạn giấy phép đăng ký kinh doanh thì các chủ cơ sở lại phải tất bật làm lại thủ tục xin gia hạn tiếp. Vẫn biết, hoạt động karaoke hiện nay rất phức tạp, tệ nạn xã hội len lõi làm đau đầu cơ quan chức năng, vì thế công tác gia hạn giấy phép cũng cần được xem xét kỹ và có sự cân nhắc trước khi cấp. Nhưng không phải cơ sở karaoke nào cũng đều hoạt động trá hình. Theo thống kê, có trên 2/3 cơ sở karaoke hoạt động lành mạnh, nhưng nếu vì “con sâu làm sầu nồi canh” mà tất cả cơ sở karaoke đều chịu chung một số phận “treo giấy phép” thì liệu có công bằng đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh lành mạnh không? Phần lớn các cơ sở kinh doanh karaoke thời gian qua đã chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước. Tất nhiên cũng có nhiều nơi vi phạm nhưng vi phạm nơi nào phải xử lý nơi đó, chứ không phải vì số ít không đúng mà cấm cả, để các nơi khác cũng bị vạ lây. Hàng trăm cơ sở karaoke không chỉ là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách mà cũng là nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước đồng thời chịu trách nhiệm và chủ động trong công tác quản lý địa bàn. Với đặc điểm Biên Hòa là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của Đồng Nai. Sở Văn hóa thông tin tỉnh Đồng Nai cần xem xét phân cấp công tác cấp duyệt giấy phép cho cơ quan chuyên môn văn hóa cấp thành phố đối với một số loại giấy phép. Cụ thể là đối với loại hình karaoke (dành cho hộ kinh doanh cá thể). Thực hiện thông tư 54/2006/TT-BVHTT của Bộ văn hóa thông tin về hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường; ngành Văn hóa thông tin cần tham mưu UBND thành phố Biên Hòa xây dựng “đề án quy hoạch tổng thể hoạt động dịch vụ văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa và một số ngành nghề nhạy cảm khác”. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hòa từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trước mắt thực hiện đề án quy hoạch đối với loại hình hoạt động karaoke, vũ trường giai đọan 2006 - 2010. Nội dung quy hoạch cần nghiên cứu, khảo sát theo tình hình đặc điểm về dân cư; phát triển kinh tế nghề nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đặc điểm về đời sống văn hóa - xã hội trên cơ sở các yếu tố về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; đảm bảo các quy định, điều kiện trong hoạt động kinh doanh karaoke. Phương án 1: Trước mắt, tổng rà soát, thống kê thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố. Phân loại đối tượng kinh doanh, hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh. Đối với cơ sở hoạt động kinh doanh lành mạnh giữ nguyên hiện trạng, hướng dẫn và tạo điều kiện để các cơ sở karaoke tham gia kinh doanh đúng định hướng. Các cơ sở không đảm bảo khoảng cách 200m đối với trường học, bệnh viện… trước mắt tạo điều kiện cho các cơ sở gia hạn thêm một thời gian nhất định để họ có điều kiện di dời sang một địa điểm khác phù hợp quy hoạch, hoặc vận động cho họ chuyển đổi ngành nghề. Đối với cơ sở hoạt động có tiếp viên nữ, giao cho Chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và từng địa bàn khu phố… giáo dục, vận động chủ cơ sở chuyển đổi từ hoạt động không lành mạnh sang hoạt động lành mạnh hay chuyển đổi hẳn sang làm ăn ở một ngành nghề lành mạnh khác . Bằng hình thức thuyết phục, làm việc với chủ cho thuê mặt bằng; nói rõ về những tác hại ảnh hưởng xấu đến xã hội từ hoạt động kinh doanh karaoke thiếu lành mạnh, để họ hiểu và chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đối với những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh này nữa. Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý kiểm tra, có hình thức xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh cố tình không chấp hành, vẫn hoạt động trá hình, lén lút kèm theo hình thức phạt bổ sung và thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đưa ra truy tố trước pháp luật đối với cơ sở vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Phương án 2: Cần đưa ra kế hoạch thực hiện quy hoạch các cơ sở karaoke tập trung thành khu vực như: Khu vực có nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ công nhân, khu ký túc xá sinh viên và những nơi tập trung đông đúc dân cư… để hình thành khu sinh hoạt vui chơi giải trí lành mạnh, vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần vừa thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước. Hiện nay tại khu phố 6 - phường Tam Hiệp (khu vực trường Cao đẳng sư phạm) đã hình thành hơn 20 cơ sở karaoke lớn nhỏ (từ 3 phòng đến 10 phòng), phục vụ sinh viên, học sinh. Và công nhân từ các nhà máy, khu công nghiệp I, II, Loteco, Amata cũng biết đến nơi này như là một “chợ” karaoke. Họ thích đến đây để vui chơi giải trí vì tính chất hoạt động lành mạnh và thuận tiện vì nếu quán này hết phòng chỉ cần đi thêm vài mét là đã có quán khác sẳn sàng phục vụ mà không cần phải đi xa. Phương án 3: Khuyến khích, cho phép đối với các chủ doanh nghiệp có nhu cầu được bỏ vốn đầu tư mở cơ sở kinh doanh karaoke với quy mô lớn, hiện đại (từ 20 - 30 phòng trở lên), góp phần cùng các thiết chế văn hóa của nhà nước nâng cao mức hưởng thụ tinh thần cho nhân dân theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao. Trong định hướng nêu rõ: “Có chính sách thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động và sáng tạo văn hoá nhằm cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm, công trình văn hoá có chất lượng, dân tộc và hiện đại để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Khuyến khích khôi phục và phát triển các loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam”. Trước khi được xem xét cấp giấy phép, chủ đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu như sau: - Có mặt bằng hợp pháp và hộ khẩu hợp lệ trong tỉnh Đồng Nai (ưu tiên chủ đầu tư có hộ khẩu tại thành phố Biên Hòa. - Có mức vốn đầu tư từ 2 tỷ trở lên (không tính vốn mặt bằng) - Xây dựng phương án đầu tư khả thi nêu rõ: Mục đích, ý nghĩa; nội dung kinh doanh; nguồn vốn đầu tư và phương án thu hồi vốn; kèm theo bản vẽ thiết kế mô hình kinh doanh, thiết kế cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại hội đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đã được quy định trong kinh doanh karaoke. - Được các ngành chức năng thông qua và chấp nhận phương án. Theo quy luật phát triển kinh tế, nếu các tụ điểm kinh doanh karaoke mang tính quy mô được phép hình thành, đủ đáp ứng nhu cầu giải trí sinh hoạt trong cộng đồng thì đương nhiên các cơ sở kinh doanh karaoke nhỏ, lẻ nằm rãi rác cũng sẽ dần dần tự mất đi. Với phần kiến nghị trên, hy vọng các ngành chức năng và các cấp Chính quyền địa phương quan tâm xem xét. Để trong tương lai thành phố Biên Hòa sẽ cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh karaoke quy mô hiện đại với phong cách văn minh, xứng đáng ngang tầm với một thành phố phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. 3.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. Hiện nay chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trên địa bàn thành phố Biên Hòa chỉ dừng lại ở một hiệu quả nhất định, nhất là đối với Tổ kiểm tra liên ngành cấp phường, xã. Do vậy, việc nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra cần được các cấp Chính quyền quan tâm hơn nữa. Cơ cấu và biên chế của của lực lượng kiểm tra cần gọn nhẹ mang tính tối ưu và tin cậy. Cán bộ, thành viên thanh, kiểm tra phải được tuyển chọn và đào tạo về chuyên môn, được rèn luyện về đạo đức phẩm chất Cách mạng, nhân cách văn hóa; có tác phong nhanh, nhạy kịp thời, xử lý nghiêm minh, chính xác. Trước mắt, rà soát năng lực cán bộ tham gia công tác thanh, kiểm tra. Đặc biệt, ở những nơi để xảy ra những trò biến tướng trong kinh doanh karaoke nghiêm trọng mà dư luận lên tiếng, vì nếu không giải quyết được vấn đề con người thì cho dù chính sách tốt đến đâu cũng bị phá sản. Đối với những cán bộ không xứng đáng, thì chuyển vị trí hoặc có hình thức xử lý khác. Đồng thời tìm ra người đủ đức, đủ tài, để đưa vào quản lý. (“Đức” là không nhũng nhiễu, hối lộ, tham ô, bao che; có tâm huyết đối với công việc mà xã hội giao trọng trách... vì thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn “làm luật” với các cơ sở kinh doanh; “Tài” là sự thể hiện về trình độ năng lực chuyên môn, nắm vững pháp luật. Trên thực tế còn có những cán bộ làm công tác xử lý, thi hành luật pháp nhưng chưa nắm bắt kiến thức về pháp luật). Đẩy mạnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường, thường xuyên liên tục. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tính dân chủ và cùng nhau giám sát công việc. Kế hoạch tổ chức kiểm tra phải bảo mật, không thông báo trước nhằm đảm bảo yếu tố nghiêm túc, trong sạch bất ngờ. (Kế hoạch này chỉ áp dụng cho các đội kiểm tra chuyên ngành; riêng đội kiểm tra liên ngành văn hóa đa số các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, nếu không thông báo trước rất khó điều động nhân sự, đây cũng là mặt hạn chế để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra). Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng thanh, kiểm tra trên địa bàn thành phố; đề ra phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn phường, xã nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra. Nghiêm cấm, có hình thức xử lý đối với những cán bộ thanh, kiểm tra có mối quan hệ móc nối bất chính với các chủ quán karaoke, nhà hàng karaoke. Vì trên thực tế vẫn còn không ít cán bộ bao che, dung túng cho các cơ sở kinh doanh karaoke. Nếu không phải chính vì sự sai phạm của một bộ phận cán bộ đã nuôi dưỡng liệu khối ung nhọt này có thể phát triển được không? Được biết hiện nay tệ nạn xã hội không chỉ diễn ra trong hoạt động karaoke mà còn “mọc ra” ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác mà các ngành chức năng không thể buông lỏng trong quản lý. Ngành Công an là lực lượng đi đầu trong công tác phòng chống, tấn công, triệt phá tội phạm và các tệ nạn xã hội, do đó cần có sự tăng cường chỉ đạo phối hợp lực lượng nghiệp vụ của công an từ tỉnh, thành phố và phường, xã, nhằm đảm bảo nắm chắc đối tượng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội trong các hoạt động dịch vụ nói chung. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, làm rõ các vấn đề, tính chất hoạt động, về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hoạt động kinh doanh karaoke, để từ đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về các Chỉ thị, nghị định, nghị quyết, thông tư…cùng các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, thành phố về những quy định trong lĩnh vực hoạt động karaoke đến các đơn vị, tổ chức và nhân dân để họ nhận thức đúng, đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong kinh doanh hoạt động karaoke. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày, thông báo các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép hoạt động kinh doanh karaoke, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh karaoke đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật. Quy định thái độ và biểu hiện của khách hàng như: cấm say rượu hoặc có biểu hiện thiếu văn hóa trong khi tham gia sinh hoạt (đã có quy định mức xử phạt trong nghị định 56/CP từ 200 ngàn đến 500 ngàn đồng); đưa thêm vào quy định chế tài nặng kèm theo hình thức giáo dục như: thông báo về cơ quan, đơn vị (đối với khách hàng là Công chức nhà nước), thông báo cho Chính quyền địa phương và gia đình, khi phát hiện khách hàng tham gia vào những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong đạo đức của dân tộc Việt Nam. Các điều luật, quy định và nghiêm cấm; văn bản cam kết cần được treo, dán phổ biến trong các quán, nhà hàng karaoke và phòng karaoke để mọi người dễ dàng nhìn thấy và chấp hành. Hàng năm tổ chức Hội nghị giao lưu các chủ cơ sở, nhà hàng karaoke, nêu gương điển hình những điểm sáng văn hóa; kiểm điểm, nhắc nhỡ các cơ sở chưa chấp hành đúng quy định trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Phát động thi đua, xây dựng và nhân rộng các điển hình đối với cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh lành mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội… Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và đưa ra những quy định bảo mật, đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh karaoke. Thực tế tại thành phố Biên Hòa đa số người khai báo chưa dám công khai danh tánh của mình (đa số đơn thư phản ảnh, tố giác đều là nặc danh). Từ lâu nay chúng ta nói mãi về tệ nạn xã hội và quản lý làm sao để đạt hiệu quả. Song, đó là chuyện của ngành văn hóa và các cơ quan chức năng mà quên đi đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Vẫn biết, đã có không ít văn bản quy định kinh phí cho hoạt động kiểm tra rất rõ ràng, cụ thể; nhưng áp dụng thực tiễn lại là chuyện khác. Một điều “bất hợp lý” hiện nay là cứ phải thu cho thật nhiều thì mới được cấp phát và cấp phát kinh phí như thế nào là do tham mưu của ngành Tài chính. Từ đó, Đội kiểm tra bằng mọi cách phải tìm ra cho được những lỗi dường như chỉ mang tính hình thức (diện tích, ánh sáng, độ ồn, quá giờ quy định...) để xử phạt và thu nộp vào ngân sách. Từ ý kiến, trên tôi mong muốn những người làm công tác quản lý văn hóa có tâm huyết nhưng những nhà làm công tác tài chính phải hiểu và có cái nhìn thực tế hơn để góp phần cùng xã hội nâng cao hiệu quả quản lý và ngăn ngừa tệ nạn xã hội đã và đang diễn ra trong xã hội hiện nay. KẾT LUẬN Karaoke là hình thức sinh hoạt văn hoá hiện đại, là công cụ rất tiện ích, karaoke là sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hình ảnh, giữa giải trí và đam mê. Từ trẻ đến già, từ tây đến ta hầu như ai cũng đều biết đến karaoke, một hình thức giải trí, thư giãn khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Karaoke và sẵn sàng vào cuộc ở khắp tất cả mọi nơi. Từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng cho đến miền núi, hải đảo xa xôi; từ cơ quan trường học cho đến nhà máy, xí nghiệp, công trường… Karaoke, (nếu không có những biến tướng) là một phương tiện giải trí lành mạnh, phù hợp với túi tiền người lao động. Âm nhạc karaoke luôn hướng con người đến điều tốt đẹp, ca hát giúp mọi người giải tỏa stress và làm việc tốt hơn. Karaoke, giúp cho con người tự thể hiện mình qua tiết tấu âm thanh, giai điệu trữ tình của bài hát, những ca khúc Cách mạng, những làn điệu dân ca mượt mà, âm thanh sôi nổi, hồn nhiên của nhạc trẻ, bài hát Việt…đã cuốn hút con người trở về với thời gian và quá khứ, về với cội rễ năm tháng của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Cùng chung vui ca hát thông qua sinh hoạt karaoke lành mạnh đã giúp con người tin yêu vào cuộc sống, khơi dậy niềm tự hào, khẳng định niềm tin yêu với Đảng, nhà nước, bày tỏ tình cảm trước vẽ đẹp thiêng liêng của quê hương Tổ quốc. Từ đó con người tự điều chỉnh mình, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách hướng tới cái chân - cái thiện - cái mỹ - cái ích. Đến với karaoke trong thời gian rỗi con người được giải tỏa bớt căn thẳng và xung đột của thần kinh, cơ bắp, cân bằng sinh thái, tái sản xuất sức lao động và sáng tạo. Tổ chức quản lý và phát triển sinh hoạt karaoke là tạo ra phong trào khắp nơi ca hát, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư. Tuy nhiên, karaoke là loại hình khá nhạy cảm và dễ phát sinh, biến tướng. Chủ trương của nhà nước ta là ngày càng nâng cao tính chuyên môn trong quản lý. Vì vậy trong định hướng phát triển cần tăng cường công tác quản lý thanh, kiểm tra; đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động karaoke. Đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ doanh nghiệp đầu tư kinh doanh karaoke phát triển ổn định, lâu dài theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của toàn xã hội là nhiệm vụ tất yếu mang tính khách quan. Bằng ý thức và trách nhiệm vinh quang đầy thử thách, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thành phố Biên Hòa nổ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ thành phố Biên Hòa lần IX. Ngành văn hóa thông tin thể hiện vai trò trách nhiệm cùng các ngành chức năng trong việc quản lý, ngăn ngừa phòng chống tệ nạn xã hội trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, góp phần lành mạnh hóa môi trường văn hóa, xứng đáng là thành phố phát triển công nghiệp tiên tiến văn minh và hiện đại. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ và đóng góp đề tài. 5. Bố cục đề tài. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ DỊCH VỤ KARAOKE. 1.1. Quản lý hoạt động văn hóa - Sản phẩm hàng hóa tinh thần. 1.1.1. Sản phẩm hàng hóa văn hóa tinh thần. 1.1.2. Quản lý hoạt động văn hóa là quản lý hệ thống sản xuất tinh thần. 1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ karaoke. 1.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa. 1.2.2. Hoạt động karaoke một sinh hoạt văn hóa hiện đại. 1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh karaoke. CHƯƠNG II THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA. 2.1. Tổng quan đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội ở thành phố Biên Hòa. 2.1.1 Địa giới hành chính và đặc điểm dân cư. 2.1.2. Kinh tế nghề nghiệp và cơ sở hạ tầng: 2.1.3. Đời sống văn hóa - xã hội: 2.2. Thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. 2.2.1 Thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke. 2.2.2. Thực tiễn quản lý kinh doanh karaoke ở thành phố Biên Hòa. 2.2.2.1. Cấp duyệt và kiểm tra các giấy phép theo quy định 2.2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy - chế tài. 2.2.2.3. Công tác thanh, kiểm tra. CHƯƠNG III NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA 3.1. Những yêu cầu khách quan và giá trị xã hội của hoạt động karaoke: 3.1.1. Những giá trị lợi ích xã hội của hoạt động karaoke: 3.1.2. Những nguyên lý tổ chức hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của công chúng về hoạt động karaoke. 3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ở thành phố Biên Hòa. 3.2.1. Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. 3.2.2. Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép. 3.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh karaoke. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, nâng cao nhận thức về hoạt động karaoke. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM7902 2727846U.doc
Tài liệu liên quan