Tiến sĩ Jean-Marc Olivé – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, theo báo cáo nghiên cứu mới về kinh tế thuốc lá tại Việt Nam cho thấy việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hằng năm thêm 20% sẽ giúp tăng thêm khoảng 2.000 tỉ đồng trong doanh thu thuế mỗi năm và quan trọng là giúp ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm do thuốc lá trong vòng 40 năm tới. Hoặc nếu áp dụng mức thuế 1.750 đồng cho một bao thuốc lá 20 điếu, sau đó điều chỉnh tăng theo lạm phát hàng năm thì sẽ tăng giá bán thuốc lá trung bình khoảng 30%. Qua đó tăng thêm khoảng 4.300 tỉ đồng cho doanh thu thuế mỗi năm, đồng thời giúp ngăn chặn hơn 339.000 ca tử vong sớm do thuốc lá trong vòng 40 năm tới.
69 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản Lý Nhà Nước đối với thị trường thuốc lá giai đoạn trước năm 2010 và định hướng năm 2020 tại Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm thuốc lá;
b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;
c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.
2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.
2.1.27. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích phi thương mại
1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ.
2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện, thủ tục, mức tiêu chuẩn đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để làm mẫu sản xuất và sử dụng trong các hoạt động phi thương mại khác.
2.1.28. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
1. Tất cả thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả đều bị tịch thu để tiêu hủy.
2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả.
Về máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá
2.1.29. Quản lý máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá
1. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức, trừ trường hợp sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định12/2000NĐ-CP
2. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau:
a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá;
b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý do Bộ Công nghiệp thành lập.
3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu huỷ theo quy định.
2.1.30. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
1. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp;
c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.
2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 Nghị định 12/2000/NQ-CP và đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này chỉ được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trách Nhiệm của các Bộ
2.1.31. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
2. Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá; quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật;
4. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này;
5. Ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn ngành thuốc lá, chất lượng sản phẩm thuốc lá;
6. Tổ chức quản lý chuyên ngành, quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
7. Quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá;
8. Quy định năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá;
9. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam;
10. Phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định.
2.1.32. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực thuốc lá;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, phê duyệt và công bố Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc;
3. Hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá;
4. Chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu;
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá vi phạm Nghị định này;
6. Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá lá theo hạn ngạch thuế quan;
2.1.33.Về TTTĐB
Thuế TTĐB trước đây đánh vào thuốc lá điếu có 3 mức: 25% - 45% và 65% dựa trên tiêu chí tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Năm 2006, thuế TTĐB được sửa đổi về một mức 55%. Năm 2008, mức thuế suất nâng lên 65%, áp dụng cho tất cả các loại thuốc lá điếu.
Giá thuế được thể hiện qua bảng sau:
Gian đoạn
Thuế TTĐB
VAT
Thuốc lá đầu lọc
Filter sản xuất do ...
Không đầu lọc
Đầu lọc
Nhập khẩu
SP trong nước
10/1990-8/1993
50
50
40
40
-------
9/1993-12-1995
70
52
32
32
---------
1/1996-12/1998
70
52
32
70
------
1/1999-12/2005
65
45
25
65
10
1/2006-12/2007
55
55
55
55
10
1/2008-........
65
65
65
65
10
Lưu ý: thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế cơ bản là thuế trước, giá bán buôn; căn cứ thuế VAT là tiền thuế GTGT, giá bán lẻ.
Source: Vietnam Ministry of Justice Nguồn: Bộ Tư pháp Việt Nam
2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá các năm gần đây
2.2.1.Đặc điểm tình hình
Bước vào thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2009 trong điều kiện hết sức khó khăn.Năm 2008 và nửa đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh tới hầu hết các lính vự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việt nam.Từ nửa cuối năm 2009,nền kinh tế Việt Nam đã có nhưng dấu hiệu hồi phục nhờ vào các giải pháp chính sáh kích thích kinh tếcủa Chính phủ đã được phát huy,cuộc “vận động&người Việt Nam dùng hàng Việt Nam !” đã thực sự tạo được cú hích cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước.Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn: lãi suất,ỷ giá ngoại tệ biến động mạnh,chỉ số hàng tiêu dùng,tình hình bão lụt ở Bắc bộ và các tỉnh miền Trung,suy giảm kinh tế tại các nước xuất khẩu mặc dù chững lại nhưng chưa giải quyết ở một thời gian ngắn..Cùng với đặc điểm tình hình chung của cả nước,ngành sản xuất thuốc lá nói riêng có những thuận lợi và khó khăn sau :
2.2.1.1.Khó khăn
- Thuốc lá là mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng,việc tuyên truyền tác hại thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thực tác động tới tâm lý của người tiêu dùng
- Gía cả đầu vào vẫn ở mức cao gây áp lực rất lớn về giá thành sản phẩm lên tất cả các đơn vị :giá nguyên liệu thuốc lá tăng 50 % , vật tư phụ liệu thuốc lá tăng 30% .
- Tiêu dùng hàng hoá gặp khó khăn rất lớn về tình trạng thuốc lá nhập khẩu,thuốc lá giả gia tăng chưa kiểm soát hiêụ quả,hàng giả , hàng nhái vẫn còn khá phổ biến.
- Các chương trình đầu tư , di dời, đầu tư chiều sâu của các đơn vị trong tổ hợp các công ty thuốc lá thành viên còn nhiều vướng mắc chưa triển khai theo đúng kế hoạch…
2.2.1.2.Thuận lợi
- Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2009/NĐ-CP bổ sung các loại hàng hoá nhập khẩu vào danh mục các hàng hoá cấm buôn bán kinh doanh tạo đieuù kiện thuận lợi cho việc bảo vệ ngành thuốc lá.
- Các công ty nhận được sự quan tâm hỗ trỡ ,chỉ đạo sát sao của Chính phủ,các Bộ,Ngành trung ương và các địa phương tạo thuận lợi,có những biện pháo chính sách tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thành tựu đạt được qua gần 25 năm sản xuất trong ngành ,sự tự tin từ kinh nghiệm thực tế để vượt qua khủng hoảng năm 2008.
- Sự đoàn kết ,nhất trí cao,tâm huyết của cán bộ công nhân viên ngành thuốc lá vì mục tiêu đề ra,sự kiên định thực hiện đồng bộ 8 giải pháp đã đề ra từ đầu năm,tập trung chỉ đạo và điều hành quyết liệt,linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình trong từng giai đoạn khó khăn,các đơn vị đã phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác thực hiện tiết kiệm chống lãng phí với chủ trương tiết kiệm 10 % chi phí thường xuyên được thực hiện có hiệu quả,góp phần giảm thiểu đáng kể chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
2.1.1.3. Một số tồn tại,hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009.
Bên cạnh những thành công đạt được,hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn còn những nốt thắt lớn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh :
-Hiệu quả kinh doanh một số mặt hàng/nghành hàng,một số đơn vị đạt hiệu quả thấp,chưa tương xứng
2.2.2.Các kết quả kinh doanh của tổng công ty thuốc lá việt Nam
Chỉ tiêu
ĐVT
TH
2008
KH
2009
TH
2009
Tỷ lệ TH (%)so với
KH2009
TH 2008
a.thuốc lá
Tr bao
2.582
2.620
2.897
110,56
112,18
TĐ:-Xuất khẩu
841
856
960
112,56
114,05
-Nhập khẩu
1.171
1.764
1.937
109,81
111,28
b.Doanh thu
Tỷ đồng
25.281
24.610
30.149
122,51
119,25
c. nộp ngân sách
Tỷ đồng
3.832
4.065
4.756
117.28
124,14
d.lợi nhuận
Tỷ đồng
831
795
876
110,15
124,13
e.kim ngach xuất khẩu
1000usd
159.025
135.00
149.982
110,10
94,21
Nguồn : Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh năm 2009 của tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
2.2.2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ toàn ngành
Năm 2009 tổng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành ước đạt 4.082 triệu bao,tưăng 11% so với năm 2008,trong đó ản lượng tiêu thụ nội địa ước đạt 3.744 triệu bao,tăng 10% do quy mô thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và sản lượng những tháng đầu nămn2008 đạt thấp do tác động của thuế TTĐB năm 2008.Sản lượng nội tiêu đạt 2.101 triệu bao,chiếm 53,7% sản lượng toàn ngành,so với năm 2008 thị phần tăng 1,1 điểm %.
Các nhóm sản phẩm ở các phân khúc đều có sự tăng trưởng,trong đó thuốc lá phổ thông và trung cấp tăng trưởng mạnh trên 10%.
2.2.2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá ở việt nam
Gần một nửa nam giới ở Việt Nam (49%) hút thuốc, và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn (65%) ở người trẻ từ 25 đến 45 tuổi.
Dưới 2% nữ giới hút thuốc, nhưng phụ nữ và trẻ em lại chịu tác hại của việc hút thuốc thụ động ở nhà với mức độ cao; hai phần ba số hộ gia đình có ít
nhất một người hút thuốc.
Hút thuốc lá và thuốc lào là hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất. Người hút thuốc có thu nhập cao hơn có xu hướng hút thuốc lá hơn là thuốc lào.
Tỷ lệ %
Tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên hút thuốc phân theo nhóm mức sống , 2001-02
Nguồn
2.2.2.1.2.Thị phần các hãng thuốc lá năm 2000.
Thị phần các hãng thuốc lá tại việt nam
2.2.2.1.3.Khả năng mua được các sản phẩm thuốc lá,
1995-2006
.
Ghi chú: Khả năng mua được = GDP tính theo đầu người / CPI thuốc
lá. Chỉ số khả năng mua tăng lên có nghĩa là các sản phẩm thuốc lá
đang trở nên dễ mua được hơn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam — 2006. Hà
nội: Nhà xuất bản Thống kê, 2007.
2.2.2.1.4.Gía các sản phẩm thuốc lá qua các năm
đơn vị nghìn đồng
Nguồn :Tổng cục thống kê.www.gos.gov
2.3.Tình hình xuất nhập khẩu
2.3.1.Xuất khẩu
Sau khoảng 22 năm thực hiện các mục tiêu sản xuất và kinh doanh,ngành sản xuất thuốc lá nước ta đã xuất khẩu sản phẩm tới rất nhiều nước trên thế giới:UAE,Singapore,Thailands,một số nước Châu phi và trung đông,ngoài ra còn có các thị trường khác như : Bắc Triều Tiên,Căm phu Chia,Thổ nhỉ kỳ,peru-Panama…
(Nguồn : bản tin số 1 tại website www.vinataba.com.vn)
2.3.2.Tình hình thuốc lá Lậu
Theo Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, về nhập lậu thuốc lá trong năm 2007 là 630 triệu bao, năm 2008 là hơn 700 triệu bao, hiện chiếm khoảng 15 – 20% sản lượng tiêu thụ nội địa.
Đơn vị :triệu bao
Nguồn : bản tin số 4, ra tháng 3/2010 tại website www.vinataba.com.vn
Số lượng thuốc lá nhập khẩu vào việt nam từ 2005-2009
Trong thời gian gần đây ,tình hình buôn lậu thuốc lá có chiều hướng gia tăng về số vụ và độ liều lĩnh,đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước,đồng thời làm thất thu ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm.Tại hội ngị tổng kết công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá giả diễn ra vào ngày 3/12/2008 theo báo cáo của hiệp hội thuốc lá Việt Nam .Năm 2008 lượng thuốc lá giả nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với năm 2007.Ước tính khoảng 731 triệu bao chiếm khoảng 15%-20 % thị phần trong nước do tác động của việc áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 55%-65% và giá nguyên liệu đầu vào tăng gấp đôi so với năm 2007.Nhiều thị trường trong nước có tỷ lệ thuốc lá giả chiếm tỷ trọng cao:Cần Thơ(50%)và Thành Phố Hồ Chí Minh (70%).và ước tính thất thu của nhà nước khoảng 3000 tỷ đồng.
Hai loại thuốc lá được nhập khẩu vào việt nam nhiều nhất là JET và HERO chiếm 90% số lượng ,chủ yếu được sản xuất từ Inđônêxia ,thông qua biên giới Căm-phu-chia để nhập lậu vào nước ta.
Tại các tỉnh miền nam,các loại thuốc này được bày bán công khai với mức giá rất thấp : HERO(5000Đ-6000Đ),JET(7000Đ-8000Đ)…
Tại thành phố Hồ Chí Minh thuốc lá lậu JET&HERO chiếm khoảng 43% thị phần tương đương 172 triệu bao.
Sự gia tăng thuốc lá lậu đã làm giảm sản lưọng tiêu thụ thuốc lá trong nước.Từ đó làm thị trường toàn ngành thuốc là mất đi nguồn cung ứng nguyên liệu khoảng 15.000 tấn,tương đương với 9000 ha trồng thuốc lá.làm ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người lao động.Ngoài ra thuốc lá lậu còn ảnh hưởng tới các ngành liên quan như :phụ liệu,hương liệu,phân bón ,thuỷ lợi,vận chuyển..
Theo ban chỉ đạo 127/TW một số địa phương có tình hình buôn bán ,vận chuyển thuốc lá lậu phức tạp đó là Cao Bằng,Quản Ninh,Hà Tĩnh ,Thanh Hoá,Đồng Tháp,Kiên Giang…Trong năm 2007 và đến tháng 10/2008 đã phát hiện và bắt giữ :15.455 vụ buôn bán trái phép,kinh doanh buôn bán thuốc lá lậu trái phép,thu giữ 13,675 triệu bao,trong đó đã tiêu huỷ hết 11 triệu bao.Các địa phương có số vụ bắt giữ cao nhất là : Cao bằng , Quảng Ninh,Long An, An Giang,Cần Thơ.
Tỷ đồng
Tình hình thất thu ngân sách nhà nước từ năm 2005-2008 do thuốc lá lậu gây nên.
(Nguồn :Bản tin số 1,số ra tháng 1/2009 tại website www.vinataba.com.vn)
2.4. Phương hướng phát triển của thị trường thuốc lá định hướng đến năm 2020
Theo đó mục tiêu tổng thể
2.4.1. Mục tiêu
2.4.1.1. Tổ chức sản xuất ngành thuốc lá đến năm 2020
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là nòng cốt, tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
- Thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam hoạt động kinh doanh đa ngành trên cơ sở tiếp tục sắp xếp, tổ chức các doanh nghiệp đầu mối quản lý sản xuất kinh doanh về sản xuất thuốc lá là Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (Công ty Thuốc lá Bến Thành), Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Công ty Thuốc lá Đồng Nai).
2.4.1.2. Sản xuất sản phẩm thuốc lá
2.4.1.2.1 Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá nội tiêu của toàn ngành
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ, được tính toán 3 ca/ngày, do Bộ Công nghiệp xác định và công bố.
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.
2.3.1.2.2. Sản lượng sản phẩm thuốc lá hàng năm
Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng phải duy trì sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để hạn chế nhập lậu sản phẩm thuốc lá.
Sản lượng sản phẩm thuốc lá hàng năm của toàn ngành thuốc lá cung cấp cho thị trường trong nước (cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt năng lực sản xuất thực tế do Bộ Công nghiệp xác định và công bố tại thời điểm ngày 14 tháng 8 năm 2000. Từng doanh nghiệp không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn hiệu trong nước, nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, theo hướng giảm dần nhu cầu sử dụng sản phẩm thuốc lá.
2.4.1.2.3.Cơ cấu sản phẩm
Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng thuốc lá trung cao cấp, giảm dần thuốc lá phổ thông cấp thấp.
Cơ cấu sản phẩm
Tỷ lệ (%)
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
Thuốc lá cao cấp
27,0
32,0
35,0
Thuốc lá trung cấp
10,5
23,0
30,0
Thuốc lá phổ thông
62,5
45,0
35,0
Tổng số
100,0
100,0
100,0
Nguồn Nghị định
Đến năm 2010:
Thuốc lá đầu lọc đạt 100%, thuốc lá trung cao cấp tăng dần và đạt tỷ lệ 37,5% trong sản lượng tiêu thụ nội địa. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 64%.
Đến năm 2020:
Thuốc lá đầu lọc trung cao cấp là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 65%. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu đạt 70%.
2.4.1.2.4. Lộ trình giảm Tar và Nicotine
Thực hiện Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách Quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010, Công ước khung FCTC đã được Việt Nam tham gia ký kết và phê chuẩn, lộ trình giảm Tar và Nicotine cho thuốc lá điếu đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 quy định như sau:
Chỉ tiêu
2005 - 2010
2010 - 2015
2015 - 2020
Tar (mg/điếu)
£ 16
£ 12
£ 10
Nicotine (mg/điếu)
£ 1,4
£ 1,0
£ 1,0
Nguồn Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000
2.4.1.2.5.Sản xuất nguyên liệu
- Sản xuất nông nghiệp:
Đến năm 2010:
Diện tích trồng thuốc lá khoảng 39.200 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, sản lượng 78.400 tấn/năm.
Đến năm 2020:
Ổn định diện tích trồng thuốc lá khoảng 40.300 ha, năng suất bình quân 2,2 tấn/ha, sản lượng 88.660 tấn/năm. Nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác nông nghiệp đạt mức tiên tiến trên thế giới, sản xuất phần lớn các loại nguyên liệu cho thuốc lá trung cao cấp.
- Chế biến nguyên liệu:
Năm 2010 sử dụng 80% nguyên liệu qua chế biến và trên 30% nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc lá cao cấp. Từ năm 2015, tất cả các đơn vị sản xuất thuốc lá sử dụng 100% nguyên liệu thuốc lá qua chế biến.
2.4.1.2.6.Sản xuất phụ liệu
Sản xuất phụ liệu thuốc lá các loại như cây đầu lọc, giấy sáp các loại, giấy vấn điếu, giấy nhôm, các loại bao bì (nhãn, thùng carton) đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
2.4.1.2.7. Hợp tác quốc tế
Tiếp tục hợp tác với các tập đoàn thuốc lá quốc tế lớn là các đối tác chiến lược để sản xuất các nhãn thuốc quốc tế dưới các hình thức liên doanh, hợp tác gia công và li-xăng để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu nhưng không tăng sản lượng tiêu thụ trong nước; từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các nhãn thuốc lá có giá trị cao.
Hợp tác đầu tư và liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với các nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo đảm các điều kiện:
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nhưng không làm tăng năng lực sản xuất thuốc lá tiêu thụ trong nước.
-Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá phải trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; phù hợp với Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá; Nhà nước chiếm phần vốn chi phối; phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất.
- Giảm thiểu độc hại, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tuân thủ Công ước khung FCTC, tuân thủ các quy định về quản lý sản xuất sản phẩm thuốc lá.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá gắn liền với đầu tư vùng nguyên liệu, sử dụng phụ liệu sản xuất trong nước.
2.4.1.2.8. Đầu tư
- Đầu tư chiều sâu
Cải tạo và nâng cấp các nhà máy thuốc điếu hiện có theo hướng hiện đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, bổ sung máy móc thiết bị có công suất cao và tự động hóa nhưng không tăng năng lực sản xuất. Thanh lý, tiêu hủy các thiết bị cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm. Đến năm 2015, máy móc thiết bị hiện đại chiếm 40%; năm 2020, máy móc thiết bị hiện đại chiếm 55% năng lực sản xuất của toàn ngành.
- Di dời một số nhà máy theo quy hoạch
Di dời một số nhà máy sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố theo quy hoạch như: Công ty Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Thuốc lá Thăng Long, Công ty Thuốc lá Bến Thành...
- Các lĩnh vực khác
Đầu tư nâng năng lực nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm thiểu chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường.
2.4.1.3.Xử lý các vi phạm về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
2.4.1.3.1.Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá
-Sản xuất, kinh doanh thuốc lá không có Giấy phép.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng, thanh lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.
- Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.
- Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá, phòng chống tác hại của thuốc lá.
- Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.
- Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.
- Mua bán thuốc lá không có Giấy phép kinh doanh thuốc lá do cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có thẩm quyền cấp.
- Bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.
- Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hoá nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao, bán thuốc lá trên hè phố và các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.
- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức.
- Tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao hoặc các hoạt động khác có gắn với quảng cáo thuốc lá.
- Bán thuốc lá bằng máy bán hàng tự động, bán qua mạng internet, qua điện thoại.
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2.4.1.3.2.Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc lá tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, KIẾN NGHỊ.
3.1 Đánh giá
3.1.1.Đánh giá QLNN giai đoạn trước năm 2010
3.1.1.1.Mặt tích cực
Từ thực tế việc ban hành và thực hiện các chính sách liên quan dến hoạt động sản xuất,kinh doanh thuốc lá,tôi đã rút ra được một số mặt tích cực sau đây.
- Đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới của đảng và nhà nước trong việc pháp triển nghành thuốc lá nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
-Chính sách độc quyền sản xuất và kinh doanh thuốc lá đã thực sự đưa thuốc lá vào sự quản lý chặt chẽ,có kiểm soát.Điều này là rất quan trọng trong bối cảnh số lượng người hút thuốc lá gia tăng và tệ nạn buôn lậu tăng cao.
-Các chính sách vĩ mô đã thay đổi theo hướng phù hợp hơn với pháp luật và thông lệ quốc tế tiến dần với các thông lệ quốc tế,đồng thưòi thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia sản xuất kinh doanh thuốc lá.
-Bên cạnh đó sự cạnh tranhcả thị trường trong nước và thị trường quốc tế đã buôc các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh đều phaitrang bị,cải tiến mẫu mã,áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới do đó đã nâng cao được chất lượng sản phẩm.
-Chính sách của Bộ Công thương về phát triển sản xuất,kinh doanh thuốc đã dần thành một hệ thống.Các cơ quan ban ngành đã ban hành và hoàn thiện bổ sung các chính sách kịp thời và đã làm tăng tính khả thi của các chính sách.
3.1.1.2.Mặt chưa đạt được
-Tính ổn định của các chính sách vĩ mô chưa cao ,sự thay đổi thường xuyên của các chính sách đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá trong thương mại quốc tế cũng như trong thương mại nội địa
-Công cụ pháp luật vẫn chưa đủ mạnh, các khung xử phạt đối với các cá nhân ,tổ chức vi phạm còn quá nhẹ,cho nên tình trang buôn lậu còn diễn ra khá phổ biến,nhiều cá nhân còn đang kinh doanh các loại thuốc lá kém chất lượng,gây thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tới sức khoẻ ngưòi tiêu dùng.
-Bên cạnh đó còn có một số chính sách đã lạc hậu lại chậm sữa đổi,bổ sung điều chỉnh,thay thế đã gây khó khăn khi thực hiện chính sách.
-Các chính sách vĩ mô của nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc lá khi tham gia vào hội nhập khu vực và quốc tế cũng như những quy định trong hiệp định thương mại chưa thông tin đầy đủ và chính xác tới các doanh nghiệp,ngưòi tham gia kinh doanh.Do đó các doanh nghiệp không chủ động đầu tư,thay đổi cách thức quản lý vì vậy hiệu quả kinh doanh thấp.
3.1.2.Đánh giá phương hướng phát triển giai đoạn sau năm 2010 đến năm 2020
3.1.2.1.Mặt tích cực
- Các chính sách đã có những thay đổi đáng kể trong cách để thực hiện mục tiêu,đáng kể là sự đổi trong hợp tác quốc tế,đây là xu hướng chung của toàn cầu.Đầu tư có chiều sâu để tiến tới hiện đại hoá công nghệ sản xuất.
-Các mục tiêu đã từng bước quan tâm hơn tới sức khoẻ của người tiêu dùng,các lộ trình cắt giảm các chất gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng sẽ được tiến hành trong thời gian tới.Tuy nhiên lộ trình này có thể gây nên tình trạng giảm số lượng người tiêu dùng.
-Trong thời gian tới, các biện pháp ngăn chặn hàng giả,chống buôn lậu sẽ được đẩy mạnh,các biện pháp chế tài xử lý vi phạm sẽ thực sự răn đê hơn.Đây là một mặt rất tích cực trong quá trình nhằm quản lý chặt chẽ mặt hàng này hơn.
-Mục tiêu trong thời gian tới là đưa chất lượng của sản phẩm thuốc lá lên cùng với mức thu nhập của người dân.Cụ thể nưam 2020 tiến tới đưa tỷ trọng thuốc lá cao cấp lên 35%.Điều này cho thấy một hướng đi rất tích cực của Bộ Công Thưong
3.1.2.2.Mặt còn tồn tại
-Chưa đưa ra các biện pháp để việc sử dụng các công cụ thực sự phù hợp có hiệu quả.trong đó có vấn đề rất đang quan tâm đó là việc thực thiện Thuế tiêu thụ đặc biệt song song cùng với Thuế môi trường và thuế xuất nhập khẩu mặt hàng này.
-Việc thực hiện các mục tiêu vẫn là yếu tố then chốt,vì vậy mà trong phương hướng phát triển ngành trong thời gian tới chưa đưa ra được thực hiện cụ thể.Thiếu các chỉ đạo cụ thể có thể khiến các doanh nghiệp sản xuất tự phát và thiếu định hướng.
-Lộ trình hợp tác quốc tế chưa cụ thể,hiện nay một số thị trường lớn chưa được khai thác,và trong tương lai cần có thêm những chính sách để phát triển thêm thị trường,nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu tới các nước trên thế giới.
-Các chính sách phát triển vùng nguyên liệu chưa được chú trọng và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,giữ gìn các làng nghề lâu đời cũng là công tác cần phải có kế hoạch và chiến lược xây dựng.Theo tôi đây là mặt tồn tại mà Bộ công thương còn chưa làm được trong định hướng đến năm 2020.
3.2.Giải pháp thực hiện các chính sách.
3.2.1.Giải pháp chống buôn lậu thuốc lá.
-Theo tôi,để công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu, sản xuất – kinh doanh thuốc lá giả trong cả nước năm 2010 và các năm tiếp theo đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo 127 các địa phương cần tập trung chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới đất liền, tuyến biển, tuyến đường sắt, tuyến hàng không, bưu điện; tập trung vào các địa bàn trọng điểm, kiểm tra các chợ ở cửa khẩu, biên giới, trong khu kinh tế cửa khẩu; ngăn chặn những hành vi chứa chấp thuốc lá lậu để phát luồng về các tỉnh, thường xuyên kiểm tra các chợ của địa phương dọc quốc lộ. Mặt khác, lực lượng công an cần tập trung vào các địa bàn trọng điểm để triệt phá những đường dây, ổ nhóm buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu, thuốc lá giả với quy mô lớn; lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra - kiểm soát việc vận chuyển thuốc lá lậu ở các cửa khẩu lớn, đặc biệt giám sát chặt chẽ việc bán thuốc lá ở các cửa hàng miễn thuế.
- Chúng ta cần đưa thuốc lá nhập lậu vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh và loại bỏ mặt hàng thuốc lá ra khỏi chính sách ưu đãi cư dân biên giới. Việc này sẽ mang tính răn đe, trấn áp, ngăn chặn việc hình thành các băng nhóm tội phạm trong hoạt động buôn lậu thuốc lá, cũng như chuyển ngoại tệ trái phép ra nước ngoài và ngăn chặn các đối tượng buôn lậu lợi dụng chính sách ưu đãi cư dân biên giới của Nhà nước để tổ chức buôn lậu.
- Cần tăng cường công tác truyền thông thông tin tuyên truyền về tác hại của thuốc lá lậu tới bà con, nhân dân.Công tác này là hết sức quan trọng vì ngoài việc ngăn chặn thuốc lá nhập lậu ,thì cùng cần giảm sức tiêu thụ của mỗi thành viên trong xã hội.
3.2.2.Các giải pháp thực hiện Chiến lược để hoàn thành các mục tiêu .
3.2.2.1. Giải pháp tổ chức sắp xếp lại ngành thuốc lá
a) Giải pháp sắp xếp, sáp nhập
- Xác định các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thiếu khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
- Tiến hành tổ chức sắp xếp vào các doanh nghiệp mạnh hoặc sáp nhập thành doanh nghiệp mới, đủ mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành.
b) Giải pháp thành lập Tập đoàn thuốc lá Việt Nam
- Tập trung còn 4 đầu mối sản xuất kinh doanh thuốc lá chủ đạo của ngành là Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Khánh Việt, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
- Thành lập Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp đầu mối, hoạt động kinh doanh đa ngành.
Các giải pháp tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá dựa trên cơ sở tự nguyện, được bàn bạc, thống nhất giữa các địa phương, doanh nghiệp liên quan.
3.2.2.2. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá
- Củng cố và tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý, nắm vững thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ, xây dựng hệ thống bán lẻ với điểm bán cố định có quản lý. Chủ động kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá.
- Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, hợp tác hoặc gia công cho nước ngoài.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, mua bán thuốc lá nhập lậu. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá để ngăn chặn, đẩy lùi thuốc lá nhập lậu và hỗ trợ trang bị phương tiện, nhân lực cho lực lượng chống buôn lậu.
3.2.2.3. Giải pháp về đầu tư và nghiên cứu khoa học
3.2.2.3.1. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ
Tập trung đầu tư nâng cấp các thiết bị chủ yếu theo hướng hiện đại hoá.
- Thiết bị vấn điếu đóng bao: thay thế và bổ sung các dây chuyền vấn ghép đầu lọc có công suất từ 6.000 - 10.000 điếu/phút; các dây chuyền đóng bao 250 - 400 bao/phút.
- Thiết bị dây chuyền sợi: tiếp tục bổ sung nâng cấp, hiện đại hóa phân xưởng sợi các nhà máy đạt mức trung bình tiên tiến và hiện đại.
- Đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu, nâng cao chất lượng nguyên liệu, đầu tư thay thế 01 dây chuyền chế biến nguyên liệu 3 tấn/giờ. Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất thuốc lá tấm 5.000 tấn/năm.
- Trang bị mới dây chuyền trương nở sợi, đổi mới công nghệ trong chế biến tách cọng, chế biến nguyên liệu, chế biến sợi, sử dụng hương liệu, phụ liệu theo hướng giảm các chất độc hại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xu hướng quốc tế.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các nhà xưởng; tự động hóa hệ thống kho tàng, vận chuyển phù hợp với máy móc thiết bị hiện đại.
- Hiện đại hóa một số cơ sở sản xuất phụ liệu.
3.2.2.3.2. Nghiên cứu khoa học
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực: nguyên liệu, thuốc điếu, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ liệu...
- Đầu tư xây dựng Viện Kinh tế - Kỹ thuật Thuốc lá trở thành cơ quan nghiên cứu R&D của ngành.
3.2.2.3.3. Nguồn vốn
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn vay thương mại, vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vốn huy động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3.2.2.4. Các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá
- Đầu tư trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao như Cao Bằng, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Ninh Thuận, Tây Ninh, Gia Lai, Đắk Lắk...
- Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc: tuyển chọn giống thuốc lá, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế, sấy thuốc lá, phân cấp nguyên liệu thuốc lá.
- Quản lý sản xuất kinh doanh nguyên liệu: tạo nguồn vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá. Xây dựng chính sách giá hợp lý, triển khai phương thức thu mua thích hợp. Phát triển các hình thức xây dựng trang trại, liên doanh liên kết kể cả hợp tác liên doanh nước ngoài đầu tư trồng, chế biến nguyên liệu thuốc lá.
3.2.2.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Tiếp tục hợp tác với các Tập đoàn BAT, Philip Morris, Imperial, Japan Tobacco sản xuất các nhãn thuốc lá quốc tế đã được cấp phép dưới hình thức liên doanh, hợp tác và li - xăng. Hợp tác sản xuất thêm một số nhãn mác quốc tế để thay thế thuốc lá nhập lậu.
- Phát triển liên doanh trồng nguyên liệu và chế biến sợi phục vụ nhu cầu thị trường.
- Hợp tác với các tập đoàn BAT, Sampoerna, Universal, Dimon... trong các chương trình: nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng nguyên liệu trồng trong nước, xuất khẩu nguyên liệu, phụ liệu thay thế nhập khẩu.
- Nghiên cứu khả năng hợp tác liên doanh các ngành nghề khác theo định hướng kinh doanh đa ngành của ngành thuốc lá Việt Nam.
3.2.2.6. Các giải pháp về nguồn nhân lực và đào tạo
Đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Bố trí sắp xếp lại lao động sản xuất. Tinh giảm bộ máy quản lý, có cơ chế, chính sách bồi dưỡng nhân tài, động viên phát huy sáng kiến, sức sáng tạo của người lao động. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.
3.2.2.7. Giải pháp bảo vệ môi trường và sản xuất sạch
- Thực hiện việc di dời các đơn vị sản xuất thuốc lá theo quy hoạch đúng tiến độ và đầu tư cơ sở mới có hiệu quả.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và khắc phục gây ô nhiễm môi trường
Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại để xử lý có hiệu quả: khí thải, chất thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn.
3.2.2.8. Giải pháp đa dạng ngành nghề kinh doanh
Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, chuẩn bị phương án đầu tư vào các ngành nghề khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
3.2.2.8.1. Chính sách về sản xuất
- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng cây thuốc lá: hệ thống thủy lợi, đường giao thông,...; hỗ trợ vay vốn bằng hiện vật cho nông dân trồng thuốc lá như phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy... Duy trì Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá, có chế tài xử phạt khi xảy ra tranh chấp, không thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có giá trị và chất lượng cao; chính sách hỗ trợ cho ngành thuốc lá để giải quyết lượng lao động mất việc làm, giải quyết lao động dôi dư phù hợp với lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước
3.2.2.8.2 Chính sách quản lý chuyên ngành
- Đối với sản xuất:
+ Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thuốc lá, bao gồm sản xuất và nhập khẩu.
+ Quản lý năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và của toàn ngành thuốc lá, trên cơ sở năng lực của máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp công bố, được xác định 3 ca/ngày.
+ Quy định sản lượng sản xuất: sản lượng sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp cung cấp ra thị trường trong nước hàng năm (bao gồm cả sản xuất và nhập khẩu) không được vượt quá năng lực sản xuất được ghi trong giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của các doanh nghiệp trong từng thời kỳ (quy định sản lượng nhãn thuốc lá quốc tế theo các hình thức nhượng quyền, hợp tác sản xuất, liên doanh).
Quản lý việc cung cấp tem thuốc lá theo đúng hạn mức sản lượng sản xuất, hạn mức nhập khẩu sản phẩm thuốc lá quy định cho các doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
- Đối với nhập khẩu:
+ Đối với nhập khẩu sản phẩm thuốc lá:
Đưa vào danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành và quản lý nhập khẩu theo hình thức thương mại Nhà nước kết hợp với các biện pháp phi thuế quan.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là đầu mối duy nhất nhập khẩu sản phẩm thuốc lá. Sản lượng thuốc lá nhập khẩu đảm bảo không làm tăng tổng sản lượng thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam.
Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải đáp ứng các quy định: ghi rõ nơi sản xuất, hàm lượng Tar và Nicotine, dán tem nhập khẩu phân biệt với tem thuốc lá sản xuất trong nước, ghi lời cảnh báo sức khoẻ...
Ngoài các loại thuế theo quy định, thuế nhập khẩu thuốc lá có lộ trình phù hợp (thuế %, thuế tuyệt đối) nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh của ngành thuốc lá.
+ Đối với mặt hàng thuốc lá lá nguyên liệu:
Tiếp tục duy trì biện pháp quản lý hạn ngạch thuế quan như kết quả đàm phán gia nhập WTO.
+ Đối với mặt hàng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, sợi thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá:
Máy móc thiết bị, nguyên liệu, giấy cuốn điếu thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, nhập khẩu và sử dụng đảm bảo không tăng năng lực sản xuất thuốc lá, hạn chế tình trạng sản xuất thuốc lá trốn thuế, thuốc lá giả nhãn mác, kém chất lượng.
3.2.2.8.3.Các chính sách khác:
- Hoàn thiện khung pháp lý:
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với quy định của WTO, Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) về các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư,… theo nguyên tắc “Đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngành thuốc lá Việt Nam, Nhà nước có thể kiểm soát được sản xuất, tiêu thụ thuốc lá và thực hiện được các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
3.3..Kiến nghị
Để thực hiện công tác QLNN đối với TTTL từ năm 2010 và định hướng các năm tiếp theo,xin kiến nghị vợi lãnh đạo Bộ Công Thương một số vấn đề sau :
3.3.1.Một số kiến nghị chung
-Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu,hàng giả và gian lận thương mại,đặc biệt là mặt hàng thuốc lá điếu nhằm bảo vệ thị trường nội địa và tăng thuế cho Ngân Sách Nhà Nước,sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 43/2009/NĐ-CP của chính phủ.
-Xem xét bổ sung,sửa đổi quy định về đầu tư,thu mua,xuất khẩu nguyên liệu trong thông tư số 14/2008/TT-BCT để quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đầu tư và kinh doanh nguyên liêu thuốc lá nhằm phát triển vùng trồng nguyen liệu trong nước lâu dài và bền vững,đảm bảo lợi ích cho người trồng nguyên liêu,người tiêu thụ -các đơn vị sản xuất thuốc lá.Rà soát,chấn chỉnh việc cấp giấy phép kinh doanh,hoạt động thu mua nguyên liệu thuốc lá nhằm ngăn chặn một sos doanh nghiệp không dủ điều kiện tham gia tranh mua nguyên liệu.
-Xem xét sữa đổi ,bổ sung nghị định 119/2007/NĐ-CP,kết hợp với nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá đã được xây dựng trong dự thảo Luật kiểm soát thuốc lá.
-Hỗ trợ ngành thuốc lá trong đàm phán gia nhập ATIGA phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-Không đưa thuốc lá điếu/xì gà (là mặt hàng đã chịu thuế TTĐB) vào đối tưọng chịu thuế môi trường để đảm bảo ổn định sản xuất và thị truờng thuốc lá tiêu thụ trong nước.
-Tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý hoạt động của doanh ngiệp có vốn Nhà nước (hoàn thành mô hình công ty mẹ -công ty con) để thực hiện tốt viẹc tổ chức ,sắp xếp doanh nghiệp và tăng cường hiệu quả quản trị trong các tập đoàn và tổng công ty thuốc lá.
3.3.2.Đề ra tiêu chuẩn đối với sức khoẻ người tiêu dùng
Như chúng ta đã biết hàng giả là nỗi lo của người tiêu dùng và cũng như nếu
lạm dụng lợi ích của một hàng hoá nào đó cũng gây nên các yếu tố bất lợi.
Vì vậy mà BCT và các cơ quan liên quan liên quan cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể hơn nữa để giúp cho người tiêu dùng đưa ra những quyết định tốt hơn khi tiêu dùng thuốc lá:
Cụ thể đó là :
-Các thông số kỹ thuật cần thiết
-Hàm lượng các chất gây nghiện và tiêu chuẩn cho phép.
3.3.3.Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử là sản phẩm mới ra đời trong thời gian gần đây,dùng thuốc lá điện tử có thể làm cho người ta dần cảm giác thèm muốn thuốc lá điếu.Thuốc lá điện tử tiết kiệm và không ảnh hưởng tới môi trường.Vì vậy trong thời gian tới bộ công thương nên đưa mặt hàng này vào thị trường cho những người muốn cai thuốc lá.
3.3.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm thay thế dần số lượng.
Trong bối cảnh khói thuốc đe doạ nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ củng những người tiếp xúc thì một yêu cầu cấp thiết là đưa chất lượng sản phẩm thay thế dần số lượng,cũng có nghĩa là hướng tới một thị trường thuốc lá cao cấp.Trong mục tiêu phát triển BCT trong giai đoạn tới ,đến năm 2020 thì tỷ lệ thuốc lá cao cấp chiếm 35% số lượng thuốc lá trên thị trường.Bên cạnh đó cần phải có các biện pháp của các công ty sản xuất để khẳng định thương hiệu
3.3.5.Đẩy mạnh hơn nữa vai trò của BCT
BCT cần đứng là đơn vị trung gian,đẩy mạnh công tác thực thi chính sách,hưóng dẫn các công ty thuốc lá phối hợp sản xuất.BCT đứng ra là đơn vị chủ thể quyết định các chiến lược cho từng giai đoạn phát triển.
3.3.6.Học tập các kinh nghiệm của các nước phát triển.
Học tập các mô hình quản lý của các quốc gia có thị trường thuốc lá phát triển nhưng được quản lý chặt chẽ.Ví dụ như Liên bang nga,Trung quốc,Cuba..Qua đó ứng dụng các kinh nghiệm quản lý,các tổ chức thực hiện và công nghệ từ các quốc gia phát triển này.
3.3.7.Công ty thuốc lá phải đóng tiền chăm sóc y tế công.
Đây là một chính sách học tập từ các nước phát triển nhằm bảo đảo an sinh xã hội.Thuốc lá gây ra tác hại cho người sử dụng.Nếu coi thuốc lá là giống với các loại hàng hoá khác.Khi loại hàng hoá này ảnh hưởng tới khả năng lao động của một người trong độ tuổi lao động thì sẽ làm giảm cơ hội làm việc để có thu nhập của họ , vì vậy mà sẽ có ít hơn khả năng tích trữ tiền để trả tiền viện phí khi gặp bệnh tật.Do đó các công ty thuốc lá cần trả một phần viện phí cho người bệnh.
Chính quyền tỉnh New-Brunswick,Canada đã chuyển qua một chặng mới trong nỗ lực buộc các công ty sản xuất thuốc lá phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính trong việc chăm sóc sức khỏe cho những bệnh nhân bị tác động bởi thuốc lá.
sản xuất thuốc lá phải có trách nhiệm tài chính đối với những bệnh nhân bị bệnh tật do thuốc lá)
Các biện pháp hành chính sẽ được tòa án thông qua vào cuối năm nay nhằm tạo điều kiện cho chính quyền tỉnh chính thức yêu cầu các công ty sản xuất thuốc lá phải đóng góp tài chính cho việc chăm sóc y tế cộng đồng và chính quyền được quyền truy tố các công ty không chấp hành yêu cầu này.
Sau khi quyết định được thực thi, tất cả những người mắc phải những căn bệnh do thuốc lá sẽ được hỗ trợ tài chính trong điều trị bệnh. Các khoản chi phí điều trị sẽ do các công ty thuốc lá đóng góp.
Khoản viện phí mà công ty trả cho người bệnh sẽ được quy đinh cụ thể.Tuỳ từng mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý mà đưa ra các mức hỗ trợ khác nhau.
Tuy nhiên chính sách này ở nứơc ta có lẻ cần thêm nhiều thời gian để nghiên cứu và hy vọng nó sẽ được đưa ra thực thị trong một vài năm tới.
3.3.8.Ổn định thị trường trong nước.
Nhanh chóng chiếm lĩnh, làm chủ thị trường trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu một cách vững chắc, tạo một tâm lý tiêu dùng ổn định đối với các sản phẩm sản xuất trong nước trước thách thức của thuốc lá ngoại nhập lậu. Cụ thể, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và thực hiện lộ trình giảm Tar- Nicotin, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh để đẩy mạnh tiêu thụ các chủng loại sản phẩm từ nhãn quốc tế hợp tác đến các sản phẩm trung cấp và các sản phẩm phổ thông, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Thống nhất được giá bán tối thiểu của sản phẩm thuốc lá nhằm thực hiện mục tiêu tăng các khoản nộp cho ngân sách và thực hiện nội dung cam kết tại FCTC về giá bán sản phẩm.
3.3.9.Phát triển vùng nguyên liệu
Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu; theo đó cần lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật canh tác và có chính sách khuyến nông tốt để xây dựng vùng chuyên canh trồng cây thuốc lá, đặc biệt chú trọng những vùng trồng thuốc lá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất của những sản phẩm trung, cao cấp; Đầu tư thích đáng cho việc xử lý và chế biến nguyên liệu để có nguyên liệu chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu giảm Tar-Nicotin theo cam kết của FCTC và yêu cầu khắt khe của những thị trường nhập khẩu thuốc lá điếu chất lượng cao.
3.3.10.Phát triển bền vững thị trường xuất khẩu.
Xây dựng và phát triển một cách bền vững thị trường cho thuốc lá xuất khẩu
Hội nhập là điều kiện tốt để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu. Trong hai năm qua, ngành thuốc lá đã tận dụng tốt cơ hội này để nâng kim ngạch xuất khẩu đạt tới 90 triệu USD, tuy vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu còn yếu, chất lượng hàng xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp, dovậy cần chú trọng xây dựng thương hiệu thuốc lá điếu xuất khẩu (kể cả những nhãn quốc tế được sản xuất tại Việt nam) để đảm bảo gia tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả của công tác xuất khẩu.
3.3.11.Phối hợp phòng chống buôn lậu.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và đóng góp tích cực trong công tác chống thuốc lá ngoại nhập lậu
Với một số lượng lớn thuốc lá ngoại nhập lậu như hiện nay đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành sản xuất thuốc lá trong nước. Hiệp hội Thuốc lá Việt nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai các giải pháp nhằm chống thuốc lá ngoại nhập lậu một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá cần có ý thức cao hơn nữa trong việc phối hợp và đóng góp chi phí cho công tác chống thuốc lá ngoại nhập lậu để duy trì và phát triển sản xuất trong nước.
3.1.12.Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tử vong.
Tiến sĩ Jean-Marc Olivé – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, theo báo cáo nghiên cứu mới về kinh tế thuốc lá tại Việt Nam cho thấy việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hằng năm thêm 20% sẽ giúp tăng thêm khoảng 2.000 tỉ đồng trong doanh thu thuế mỗi năm và quan trọng là giúp ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm do thuốc lá trong vòng 40 năm tới. Hoặc nếu áp dụng mức thuế 1.750 đồng cho một bao thuốc lá 20 điếu, sau đó điều chỉnh tăng theo lạm phát hàng năm thì sẽ tăng giá bán thuốc lá trung bình khoảng 30%. Qua đó tăng thêm khoảng 4.300 tỉ đồng cho doanh thu thuế mỗi năm, đồng thời giúp ngăn chặn hơn 339.000 ca tử vong sớm do thuốc lá trong vòng 40 năm tới.
Hiện nay, mức thuế thuốc lá tại Việt Nam chiếm chưa tới 45% giá bán lẻ có bao gồm thuế thuốc lá, thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo của thế giới là 65% đến 80%. Ngoài ra, thuốc lào là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cũng chưa hề bị đánh thuế.
KẾT LUẬN
Từ những lý thuyết về quản lý kinh tế nói chung và quản lý thị trường thuốc lá nói riêng,qua các số liệu cụ thể về tình hình sản xuất ,tiêu thụ thuốc lá tại việt nam ,đã cho ta cái nhìn cụ thể về thực trạng vấn đề nghiên cứu.Qua đó xây dựng nên những chiến lược dài hạn ,định hướng các mục tiêu đến năm 2020.Bên cạnh đó là một số đóng góp ý kiến của bản thân để đưa góc độ quản lý trở nên hiệu quả và thực tế hơn.
Chuyên đề đã sử dụng các số liệu có thực và thông qua các nghiên cứu so sánh ,đánh giá từng giai đoạn cụ thể,tuy nhiên một số dữ liệu còn chưa được cập nhật .
Chuyên đề tuy đã cố gắng làm trong thưòi gian quy định và vận dụng các lý thuyết kinh tế,tuy nhiên bản thân vẫn thấy chưa được lô-gíc,một số mục đề cập chưa được hợp lý và chưa giải thích các nguyên nhân mà các kết quả thu được.
Đây là một đề tài khá rộng và mang tầm vĩ mô cao nên hệ thống các nguyên lý quản lý ứng dụng vào gặp nhiều khó khăn,cho nên mong muốn được nghiên cứu thêm để hoàn thành tốt hơn.
Các kiến nghị của phần cuối chuyên đề hy vọng sẽ được Bộ công thương ứng dụng vào thực tiễn.Các giải pháp thực hiện chính sách là tài liệu trong nghị định về định hướng phát triển TTTL tới năm 2020 cung cấp .Đó thực sự là các giải pháp khả thi ,có tính quản lý cao.
Qua bài chuyên đề tôi đã thấy rõ được tầm quan trọng của QLNN đối với thị trường thuốc lá và hiểu rõ hơn về nghiệp vụ quản lý mà mình đang theo học.Kiến thức sẽ trở nên bền chặt hơn nếu như lý thuyết được kết hợp với thực tiễn chứng minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25880.doc