Đề tài So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội

Mục đích cuối cùng của người nông dân là đạt được năng suất thực thu cao. Vì vậy, nếu như giống có tiềm năng năng suất cao mà năng suất thực thu lại thấp thì giống đó chưa đạt được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính của giống và khả năng thích ứng của giống với cơ cấu mùa vụ và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng. Giống đối chứng tuy có năng suất lý thuyết cao nhưng năng suất thực thu không đạt mức cao nhất so với các giống khác (45,26 tạ/ha). Giống MD7 vừa có năng suất lý thuyết thấp vừa có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 35,19 tạ/ha. Giống TQ6 có năng suất thực thu cao nhất đạt 50,74 tạ/ha.

doc56 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh một số giống lạc trong điều kiện vụ thu 2002 trên đất Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, các giống đều có khả năng phân cành sớm, thuận lợi cho việc sớm ra hoa. Thời gian ra hoa và động thái nở hoa Mầm hoa hình thành vào ngày thứ 14 sau gieo, từ lúc bắt đầu hình thành mầm đến khi hoa nở khoảng 18 - 21 ngày. Khi lạc ra hoa là bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Lạc sinh trưởng vô hạn và bắt đầu ra hoa khoảng 20 - 30 ngày sau khi nảy mầm, tuỳ theo giống, môi trường và đặc biệt chịu ảnh hưởng của nhiệt độ do lạc là cây phản ứng gần trung tính với quang chu kỳ, cho nên thời kỳ trước nở hoa (thời kỳ cây con) phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ trung bình trong ngày. Nếu nhiệt độ trung bình tăng từ 20 - 300C thì số ngày cần thiết cho sự nở hoa đầu tiên giảm. Số hoa nở giảm khi quá trình hình thành tia và quả bắt đầu, tuy nhiên ngay cả khi quả già, trên cây vẫn nở hoa ở những đốt trên cao. Mức độ hữu hiệu hình thành quả phụ thuộc vào kiểu ra hoa (số hoa ở các thời kỳ nở hoa khác nhau), tỷ lệ hoa có ích quan trọng hơn tổng số hoa trên một cây. Các hoa nở sớm thường là hoa có khả năng cho quả hữu hiệu do có đủ thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng còn những hoa ra muộn thường là hoa vô hiệu nếu cho quả thì cũng chỉ là quả non không đem lại hiệu quả kinh tế. Do đó, thời gian ra hoa kéo dài không có lợi cho năng suất. Hoa ra tập trung, gọn là một yêu cầu của giống cũng như kỹ thuật. Bảng 4: Thời gian ra hoa của các giống (ngày) Giống Thời gian ra hoa sau gieo (ngày) Tổng thời gian ra hoa (ngày) 10% cây ra hoa 50% cây ra hoa 80% cây ra hoa TQ6 MD7 L14 MD9 22 24 23 23 24 25 25 26 27 27 26 28 24 22 24 24 Trong điều kiện vụ thu, tích ôn tổng số trước khi ra hoa của cây đạt 679,00C, nhiệt độ trung bình ngày 28,30C nên các giống đều ra hoa sớm, khoảng trên 20 ngày. Giống TQ6 đạt tỷ lệ 10% cây nở hoa sau gieo 22 ngày, giống MD9 đạt tỷ lệ 10% cây nở hoa ngang bằng với giống đối chứng (23 ngày) còn giống MD7 là muộn nhất (24 ngày). Khi 50% số cây nở hoa là cây chính thức bước vào thời kỳ hoa rộ. Giống TQ6 đạt tỷ lệ 50% cây nở hoa sớm nhất là 24 ngày, các giống khác đạt tỷ lệ này ngang bằng hay muộn hơn giống đối chứng (25 ngày). Các giống đạt tỷ lệ 80% cây nở hoa trong khoảng từ 26 - 28 ngày sau gieo. Ngoài ra thời gian và tổng số hoa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì hoa nở tập trung, thời gian nở hoa ngắn, tổng số hoa nở nhiều, tỷ lệ đậu quả cao. Bảng 5: Động thái nở hoa của các giống (hoa/cây/ngày) Ngày Giống TQ6 Giống MD7 Giống L14 Giống MD9 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 1,0 2,4 3,9 4,0 5,4 4,8 3,7 3,1 1,9 2,3 1,7 1,8 0,4 0,5 0,4 0,2 0,3 0,4 0,1 0,0 0,2 0,1 0,1 0,0 0,0 0,2 1,0 2,3 2,5 4,2 4,1 4,1 3,0 2,5 2,6 1,8 1,3 0,4 0,4 0,6 0,2 0,3 0,6 0,4 0,1 0,1 0,7 0,0 0,0 0,0 0,9 1,4 2,9 3,3 4,2 4,2 3,5 3,3 2,3 2,0 2,2 1,4 0,7 0,4 0,6 0,2 0,4 0,3 0,4 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,0 0,5 1,1 1,7 2,3 3,2 3,3 3,0 3,1 2,5 2,2 2,3 1,2 1,1 0,3 0,6 0,2 0,4 0,5 0,2 0,2 0,2 0,1 0,0 0,1 0,0 Tổng số hoa/cây 38,7 33,4 35,2 30,4 Thời gian ra hoa liên tục của các giống lạc thí nghiệm là khoảng 25 ngày trong điều kiện vụ thu. Tổng số hoa nở trên cây của các giống biến động từ 30,4 - 38,7 hoa/cây, trong đó giống nở hoa nhiều nhất là TQ6 (38,7 hoa/cây), các giống khác đều thấp hơn giống đối chứng (35,2 hoa/cây). Thời gian đâm tia Sự thụ tinh thường được tiến hành vào buổi sáng, sau đó hoa rủ xuống, tràng hoa khép lại, hoa héo. Trong quá trình phát triển phôi, noãn được kích thích sinh trưởng bởi 1 mô phân sinh phía dưới noãn được hoạt hoá. Noãn phát triển xuyên qua hoa, lộ tia quả dài. Tia mang tế bào trứng đã được thụ tinh ở đầu, đâm xuống đất theo tính hướng địa. Khi đã đâm sâu 4 - 7 cm thì tia đâm ngang. Điều kiện đầu tiên và chủ yếu để tia hình thành quả là bóng tối và độ ẩm. Ngoài ra, tia muốn thành quả phải có đủ oxy để hô hấp và đủ chất dinh dưỡng. Tia quả có thể hấp thụ trực tiếp một số nguyên tố dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Không phải tất cả các tia quả được hình thành đủ chiều dài đâm vào đất đều phát triển thành quả và quả chín. Khi tia quả đã dài 15 cm mà chưa đâm được vào đất thì sẽ héo ngay, do đó, các tia được hình thành từ những hoa nở muộn ở trên cao khó hình thành quả. Các giống khác nhau thì tỷ lệ hình thành quả khác nhau. Bảng 6: Thời gian đâm tia (ngày) và tỷ lệ hoa có ích (%) Giống Thời gian (ngày) sau gieo đến Tỷ lệ hoa có ích (%) 10% cây đâm tia 80% cây đâm tia TQ6 MD7 L14 MD9 30 32 31 31 35 35 34 34 21,7 24,3 24,4 31,3 Sau khi gieo từ 30 - 32 ngày tất cả các giống đạt 10% cây đâm tia, trong đó sớm nhất là giống TQ6 (30 ngày), các giống khác đều đạt tỷ lệ này ngang bằng hay muộn hơn giống đối chứng (31 ngày). Các giống đã đâm tia hết sau khi gieo từ 34 - 35 ngày, chênh lệch giữa các giống không nhiều. Giống TQ6 và MD7 kết thúc đâm tia muộn hơn giống MD9 và giống đối chứng 1 ngày. Tuy giống TQ6 đâm tia sớm nhất nhưng tỷ lệ hoa có ích lại thấp nhất (21,7%) trong tất cả các giống. Giống MD7 đạt tỷ lệ hoa có ích xấp xỉ với giống đối chứng (24,4%). Giống MD9 có số hoa nở trên cây thấp nhất lại có tỷ lệ hoa có ích cao nhất (31,3%). Như vậy, qua theo dõi một số chỉ tiêu chúng tôi thấy rằng giữa các giống thí nghiệm không có chênh lệch lớn về thời gian qua các giai đoạn của quá trình sinh trưởng, phát triển. 4.3. Chiều cao cây - chiều dài cành cấp 1 - số lá trên thân chính 4.3.1. Chiều cao cây (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) Chiều cao cây là một chỉ tiêu giữ vai trò quan trọng, quyết định tới khả năng và tốc độ phân cành. Chiều cao cây cũng phản ánh khả năng tích luỹ chất khô, đặc điểm di truyền của giống. Tốc độ vươn cao biểu hiện mối tương quan giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trong cây lạc, nó ảnh hưởng tới năng suất. Do đó, tốc độ vươn cao của cây trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất sau này. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất vào thời kỳ hoa rộ (khoảng 10 - 15 ngày), tốc độ tăng trưởng chiều cao thân trong thời kỳ đầu sinh trưởng (2 - 3 lá) đạt 0,1 - 0,3 cm/ngày. Thời kỳ trước ra hoa (5 - 8 lá) đạt 0,3 - 0,6 cm/ngày. Tốc độ này tăng nhanh trong suốt thời kỳ ra hoa và cuối thời kỳ ra hoa rộ, đạt tốc độ cao nhất, khoảng 0,7 - 1,5 cm/ngày. Ngay sau đó, khi cây chuyển sang giai đoạn đâm tia, hình thành quả rộ, tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 0,2 - 0,5 cm/ngày. Trong thời kỳ chín, nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng có thể đạt 0,3 - 0,7 cm/ngày trong thời kỳ thu hoạch. ở các tỉnh phía Bắc trong vụ thu cây gần như không tăng chiều cao thân trong thời kỳ chín. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, khi lạc ra hoa, chiều cao cây chỉ đạt từ 30 - 40% chiều cao cuối cùng. Khoảng 2/3 chiều cao cây đạt được trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Vì vậy, việc theo dõi và đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là rất cần thiết, phục vụ cho công tác chọn giống mới. Bảng 7: Chiều cao thân chính (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) của các giống Thời kỳ \ Giống TQ6 MD7 L14 MD9 Cây con - ra hoa Ra hoa - hoa rộ Hoa rộ - hình thành quả Hình thành quả - quả vào chắc Quả vào chắc - quả chín 0,34 0,73 1,03 0,17 0,01 0,29 0,55 1,00 0,23 0,05 0,29 0,56 0,97 0,19 0,04 0,32 0,56 1,03 0,29 0,03 Chiều cao thân chính (cm) 44,5 43,2 41,5 45,5 CV% 8,0 Từ khi hình thành cây đến lúc bắt đầu ra hoa, chiều cao thân của các giống tăng chậm khoảng 0,29 - 0,34 cm/ngày. Tăng nhanh nhất là giống MD9 (0,34 cm/ngày). Giống đối chứng đạt tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 0,29 cm/ngày. Đến khi bắt đầu ra hoa rộ, chiều cao thân của các giống tăng nhanh rõ rệt, nhanh nhất là giống TQ6 (trung bình tăng khoảng 0,73 cm/ngày), còn các giống khác đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân bằng hoặc thấp hơn giống đối chứng (0,56 cm/ngày). Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tăng nhanh nhất trong thời kỳ ra hoa rộ đến hình thành quả khoảng 0,97 - 1,03 cm/ngày. Giống đối chứng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,97 cm/ngày). Tiếp theo, đến thời kỳ quả vào chắc, tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống giảm rõ rệt, biến động từ 0,17 - 0,29 cm/ngày. Vào thời kỳ quả vào chắc - quả chín do trời mưa nhiều, được cung cấp nhiều đạm nên các giống tiếp tục phát triển chiều cao thân, trong đó giống MD7 có tốc độ tăng chiều cao thân nhanh nhất (0,05 cm/ngày). Qua các thời kỳ sinh trưởng, giống TQ6 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ đầu (từ cây con đến bắt đầu ra hoa rộ), giống MD7 có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ cuối, điều này bất lợi đối với quá trình sinh trưởng sinh thực. Chiều cao cuối cùng của các giống biến động từ 41,5 - 45,5 cm/cây, trong đó giống đối chứng đạt chiều cao thân cuối cùng thấp nhất (41,5 cm/cây), còn giống MD9 đạt chiều cao thân cuối cùng cao nhất (45,5 cm). Chiều dài cành cấp 1 (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) Tốc độ tăng trưởng cành có liên quan chặt chẽ với sinh trưởng của cây. Nếu thân chính sinh trưởng phát triển mạnh sẽ ức chế quá trình phân cành và sự phát triển của cành. Ngược lại, thân chính sinh trưởng chậm, yếu thì cành xuất hiện muộn. Vì thế, ra hoa muộn dẫn đến số hoa hữu hiệu thấp, trực tiếp ảnh hưởng xấu tới năng suất. Mối liên quan này phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác, khi cây đâm tia hình thành quả thì chất dinh dưỡng do lá nào tổng hợp được sẽ chuyển tới nuôi quả hình thành ở đốt lá đó mà cành cấp 1 lại là nơi tập trung nhiều quả nhất của cây lạc. Vì thế, cành cấp 1 có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với việc duy trì lâu bộ lá có tác dụng gián tiếp đến việc tăng năng suất. Bảng 8: Chiều dài cành cấp 1 (cm) và tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) của các giống Thời kỳ \ Giống TQ6 MD7 L14 MD9 Cây con - ra hoa Ra hoa - hoa rộ Hoa rộ - hình thành quả Hình thành quả - quả vào chắc Quả vào chắc - quả chín 0,32 0,88 1,00 0,21 0,02 0,29 0,68 1,15 0,06 0,05 0,28 0,69 0,98 0,22 0,03 0,32 0,67 0,99 0,35 0,04 Chiều dài cành cấp 1 (cm) 45,4 44,5 43,0 46,6 CV% 7,4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 của các giống có sự chênh lệch khá rõ qua các thời kỳ. ở thời kỳ từ cây con đến bắt đầu ra hoa, các giống có tốc độ tăng trưởng chậm, khoảng từ 0,28 - 0,32 cm/ngày. Giống đối chứng là giống có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (0,28 cm/ngày), giống TQ6 và MD9 có tốc độ tăng trưởng cao nhất khoảng 0,32 cm/ngày. Sang đến thời kỳ ra hoa rộ, giống TQ6 là giống có tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 nhanh nhất (0,88 cm/ngày), các giống còn lại đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn giống đối chứng (0,69 cm/ngày). Cùng với quá trình tăng nhanh chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1 của các giống cũng đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào thời kỳ ra hoa rộ đến hình thành quả, trong đó thấp nhất là giống đối chứng (0,98 cm/ngày), giống MD7 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (1,15 cm/ngày). Chiều dài cuối cùng của cành cấp 1 các giống đều cao hơn chiều cao thân chính, biến động từ 43,0 - 46,6 cm/cây. Các giống đều có chiều dài cành cấp 1 cuối cùng cao hơn giống đối chứng (43,0 cm/cây), cao nhất là giống MD9 (46,6 cm/cây. Tổng số cành/cây và số cành cấp 1, cấp 2 Đây là chỉ tiêu liên quan đến năng suất. Số cành/cây của mỗi giống khác nhau, phụ thuộc đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Bảng 9: Tổng số cành/cây và số cành cấp 1, cấp 2 của các giống Giống Tổng số cành/cây Số cành cấp 1/cây Số cành cấp 2/cây TQ6 MD7 L14 MD9 5,5 5,1 5,6 5,9 4,1 4,0 4,2 4,1 1,4 1,1 1,4 1,8 Qua theo dõi, nhìn chung số cành của các giống dao động từ 5,1 - 5,9 cành/cây. Cao nhất là giống MD9 (5,9 cành/cây), giống đối chứng có số cành cao hơn các giống khác còn lại (5,6 cành/cây). Số cành cấp 1 trên cây có liên quan tương đối chặt chẽ đến năng suất của lạc. Lạc thường ra hoa tập trung ở cặp cành cấp 1 thứ nhất chiếm tới 66% số lượng quả của cây, các cành khác chiếm 30%. Vì thế, cành ra sớm, phát triển nhanh, cân đối làm cơ sở cho việc tích luỹ dinh dưỡng sau này. Trong quá trình phân hoá và hình thành cành cấp 1, số lượng cành phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm phân cành của từng giống. Các giống có số cành cấp 1 không chênh lệch nhau nhiều, biến động từ 4,0 - 4,2 cành/cây. Cao nhất là giống đối chứng (4,2 cành/cây) và thấp nhất là giống MD7 (4,0 cành/cây). Cùng với cành cấp 1, cành cấp 2 cũng là cành mang hoa, quả, do đó chúng đều là các cành sinh thực. Các giống có số cành cấp 2 biến động từ 1,1 - 1,8 cành/cây trong đó giống MD9 có nhiều cành cấp 2 nhất đạt 1,8 cành/cây, giống đối chứng đạt 1,4 cành/cây cao hơn giống MD7 (1,1 cành/cây) và ngang bằng với giống TQ6. Động thái ra lá trên thân chính Lá là cơ quan thực hiện quang hợp chủ yếu của cây nhất là trong thời kỳ mọc mầm khi cây đang cần nhiều chất dinh dưỡng để tạo ra các bộ phận mới trong khi các chất dự trữ gần hết. Số lá trên thân chính của lạc có thể đạt 20 - 25 lá. Các lá trên thân chính góp phần dự báo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Bảng 10: Động thái ra lá trên thân chính của các giống (lá/cây) Ngày thứ (sau gieo) Giống TQ6 Giống MD7 Giống L14 Giống MD9 20 27 34 41 48 55 63 70 77 84 91 6,1 8,1 9,6 11,6 12,7 13,7 14,6 15,2 15,5 15,6 15,8 6,1 7,9 9,6 11,2 12,7 13,9 15,0 15,7 16,1 16,2 16,6 6,1 7,9 9,7 11,6 12,7 13,8 14,7 15,5 15,9 16,1 16,4 6,2 7,9 9,4 11,1 12,3 13,5 14,4 15,2 15,8 16,0 16,3 Khi ra hoa, số lá trên thân chính của các giống không chênh lệch nhau nhiều lắm (khoảng 6 lá), đây là đặc điểm phát dục chung của lạc. Số lá tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng chiều cao thân. Khi cây ra hoa, hình thành hạt là lúc thân, lá phát triển mạnh. Cuối thời kỳ hình thành quả các giống đạt khoảng 13,5 - 13,9 lá. Nhiều lá nhất là giống MD7 (13,9 lá), giống đối chứng có số lá nhiều hơn các giống còn lại. Tổng số lá trên thân chính của các giống khá chênh lệch nhau, biến động khoảng 15,8 - 16,6 lá. Cao nhất là giống MD7 (16,6 lá), giống đối chứng có nhiều lá trên thân chính hơn các giống khác (đạt 16,4 lá). Động thái diện tích lá Năng suất cây trồng là kết quả hoạt động của bộ máy quang hợp, quyết định tới 90 - 95% năng suất. Để sử dụng có hiệu quả nhất năng lượng ánh sáng thì ở thời kỳ diện tích lá tối đa quần thể cây trồng phải đạt được chỉ số diện tích lá (LAI) tối ưu. Hầu hết năng lượng tới phải được bộ lá hấp thụ để tạo ra lượng chất khô cao nhất. Nếu chỉ số diện tích lá thấp hơn chỉ số diện tích lá tối ưu thì ánh sáng không được hấp thụ hết (lãng phí ánh sáng). Trong trường hợp ấy cần nâng cao chỉ số diện tích lá để đạt trị số tối ưu. Nếu chỉ số diện tích lá cao hơn trị số tối ưu thì các lá che khuất nhau làm cho cường độ ánh sáng của các tầng lá dưới sẽ dưới ở điểm bù nên giảm lượng chất khô tích luỹ. Mỗi giống cây trồng có đặc tính di truyền khác nhau (về hình thái lá, góc lá so với thân, chiều cao cây...) nên chỉ số diện tích lá tối ưu là ổn định. Điều cơ bản đối với vấn đề này là tăng trưởng diện tích lá trên cây nhanh và duy trì bộ lá trong thời gian thích hợp. Diện tích lá và lượng chất khô tăng đều đặn từ giai đoạn lá thứ ba đến khi hình thành tia quả . Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng với sự tăng trưởng chiều cao thân. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả và hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh, đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá phát triển nhanh nhất. Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả - hạt (30 - 35 ngày khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của các lá già. Tốc độ tăng diện tích lá thường đạt 0,1 - 0,2 dm2 lá/ngày ở thời kỳ trước ra hoa. Trong thời kỳ ra hoa - hình thành quả và hạt, diện tích lá tăng nhanh và có thể đạt 0,6 - 0,8 dm2 lá/ngày/cây, sau đó tốc độ này giảm nhanh và có thể đạt trị số âm vào thời kỳ chín (diện tích lá giảm dần). Chỉ số diện tích lá cao nhất đạt được vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Trị số tuyệt đối của chỉ số này có thể đạt 6 - 7. Trong thực tiễn sản xuất, trên ruộng lạc thường đạt chỉ số diện tích lá thấp hơn nhiều so với trị số tối ưu. Đó là nguyên nhân quan trọng hạn chế năng suất lạc trên đồng ruộng. Bảng 11a: Động thái diện tích lá của các giống (dm2/cây) Giống Ngày thứ (sau gieo) 29 39 49 59 69 79 89 99 TQ6 MD7 L14 MD9 3,72 3,79 3,43 3,78 6,.58 5,55 7,13 6,32 10,07 12,10 10,51 9,60 11,80 13,60 11,58 14,78 12,93 13,92 12,60 16,02 13,82 14,36 13,02 13,43 12,48 12,53 12,64 11,87 10,54 11,12 9,57 9,82 Bảng 11b: Động thái chỉ số diện tích lá của các giống (m2 lá/m2 đất) Giống Ngày thứ (sau gieo) 29 39 49 59 69 79 89 99 TQ6 MD7 L14 MD9 1,53 1,55 1,41 1,55 2,70 2,28 2,92 2,59 4,13 4,96 4,31 3,94 4,84 5,58 4,75 6,06 5,30 5,71 5,17 6,57 5,67 5,89 5,39 5,51 5,12 5,14 5,18 4,87 4,32 4,56 3,92 4,03 Trong thời kỳ cây bắt đầu ra hoa - hoa rộ, chỉ số diện tích lá các giống biến động từ 1,41 - 1,55 m2 lá/m2 đất trong đó giống đối chứng có chỉ số diện tích lá thấp hơn tất cả các giống khác (1,41 m2 lá/m2 đất). Thời kỳ ra hoa rộ - hình thành quả là cơ sở cho quá trình tạo quả chắc sau này vì vậy thời kỳ này ảnh hưởng lớn tới năng suất. Tại thời kỳ này, chỉ số diện tích lá tăng nhanh, biến động từ 3,94 - 4,96 m2 lá/m2 đất trong đó giống MD7 đạt chỉ số diện tích lá cao nhất (4,96 m2 lá/m2 đất), giống đối chứng đạt chỉ số này cao hơn các giống còn lại. Giai đoạn quả vào chắc chỉ số diện tích lá tăng mạnh và đạt tối đa, giống MD9 sớm đạt chỉ số diện tích lá tối đa là 6,57 m2 lá/m2 đất (sau gieo 69 ngày), còn các giống khác đạt chỉ số diện tích lá tối đa muộn hơn, sau gieo 79 ngày, biến động từ 5,39 - 5,89 m2 lá/m2 đất. Giống đối chứng đạt chỉ số diện tích lá tối đa 5,89 m2 lá/m2 đất, cao hơn các giống MD7 và TQ6. Sang giai đoạn quả chín, chỉ số diện tích lá giảm dần do các lá già, lá bệnh bị rụng, biến động từ 3,92 - 4,56 m2 lá/m2 đất. Giống đối chứng có chỉ số diện tích lá thấp nhất (3,92 m2 lá/m2 đất) so với các giống khác. Giống MD7 có chỉ số này cao nhất (4,56 m2 lá/m2 đất). Để đánh giá khả năng quang hợp của cây, người ta theo dõi chỉ số diện tích lá và phải có thời gian hoạt động quang hợp tức “ thế năng quang hợp đồng ruộng”. Thế năng quang hợp đồng ruộng là tổng diện tích lá tham gia quang hợp qua từng ngày trong suốt thời kỳ sinh trưởng của quần thể. Đối với các cây trồng khác nhau, thế năng quang hợp đồng ruộng thay đổi từ 0,5 - 5 triệu m2 lá/ngày/ha. Thế năng quang hợp đồng ruộng càng cao, năng lượng ánh sáng được hấp thụ càng nhiều, năng suất sinh vật học càng cao. Bảng 11c: Thế năng quang hợp đồng ruộng của các giống qua các thời kỳ (triệu m2 lá/ngày/ha) Giống Thời kỳ hoa rộ - hình thành quả Thời kỳ hình thành quả - quả vào chắc Thời kỳ quả vào chắc - quả chín TQ6 MD7 L14 MD9 0,283 0,326 0,286 0,275 0,490 0,546 0,485 0,473 0,500 0,523 0,466 0,477 Trong thời kỳ hoa rộ - hình thành quả, giống MD7 đạt thế năng quang hợp đồng ruộng cao nhất (0,326 triệu m2 lá/ngày/ha). Giống đối chứng có thế năng quang hợp đồng ruộng đạt 0,286 triệu m2 lá/ngày/ha cao hơn các giống TQ6 và MD9. Đến thời kỳ hình thành quả - quả vào chắc, thế năng quang hợp đồng ruộng của các giống tăng rõ. Giống MD7 vẫn là giống đạt thế năng quang hợp cao nhất (0,543 triệu m2 lá/ngày/ha). Giống đối chứng đạt 0,485 triệu m2 lá/ngày/ha cao hơn giống MD9. Vào giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, giống đối chứng có chỉ số diện tích lá giảm nhanh nên thế năng quang hợp đồng ruộng đạt 0,465 triệu m2 lá/ngày/ha thấp nhất so với các giống khác. Giống TQ6 và MD9 có thế năng quang hợp tăng lên so với giai đoạn trước nên cây tổng hợp được thêm nhiều chất giúp tăng chất dự trữ trong quả và hạt. Động thái tích luỹ chất khô 4.5.1. Động thái tích luỹ chất khô của các giống Khối lượng chất khô là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây. Vật chất cây tích luỹ được, một phần được sử dụng cho các hoạt động sống của cây, một phần được sử dụng để làm nguyên liệu cho quá trình hình thành các bộ phận của cây và tích luỹ chất dinh dưỡng, để sau này cây vận chuyển về cơ quan dự trữ của cây như quả, hạt. Năng suất sinh vật học là tổng lượng sinh khối chất khô mà cây trồng tích luỹ được trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một thời gian nhất định (một vụ, một năm, hay một chu kỳ sinh trưởng). Năng suất sinh vật học được tạo ra chủ yếu do quá trình quang hợp. Trong một giới hạn nhất định người ta thấy năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học có mối tương quan thuận. Do vậy, khả năng tích luỹ chất khô càng lớn càng tạo tiền đề cho năng suất cao nhất là ở các giai đoạn đầu. Đối với cây lạc cũng như vậy, ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, tốc độ tích luỹ chất khô của cây có ảnh hưởng tới năng suất. ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng nếu khối lượng chất khô của cây tăng nhanh sẽ có lợi cho năng suất sau này. Ngược lại, ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực, khối lượng thân lá tăng nhanh sẽ ức chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về quả và hạt, gây ra hiện tượng lạc lốp, lép và làm giảm năng suất, chất lượng. Khả năng tích luỹ chất khô phụ thuộc vào sự sinh trưởng của cây lạc cùng với giống và điều kiện ngoại cảnh. Giống tốt, cây sinh trưởng mạnh, khả năng quang hợp cao thì các chất khô tạo ra nhiều. Bảng 12a: Động thái tích luỹ chất khô của các giống (g/cây) Giống Ngày thứ (sau gieo) 29 39 49 59 69 79 89 99 TQ6 MD7 L14 MD9 3,54 2,76 3,05 3,71 5,83 5,66 6,22 5,90 12,59 13,25 12,26 12,04 17,49 17,06 13,28 18,81 22,19 21,86 21,19 24,84 23,37 24,82 27,02 26,86 24,90 26,70 29,10 28,73 28,70 28,81 29,35 29,26 Khả năng tích luỹ chất khô bắt đầu từ thời kỳ cây con, tăng mạnh ở thời kỳ ra hoa rộ và quả vào chắc. Khả năng tích luỹ chất khô đạt trị số tối đa ở thời kỳ thu hoạch. Thời kỳ cây bắt đầu ra hoa rộ, lượng chất khô của các giống biến động từ 2,76 - 3,71 g/cây. Giống MD7 tích luỹ chất khô chậm nhất (2,76 g/cây) và nhanh nhất là giống MD9 (3,71 g/cây). Giống đối chứng có khả năng tích luỹ chất khô thời kỳ ra hoa khá (3,05 g/cây). Đến thời kỳ cây ra hoa rộ - hình thành quả là thời kỳ các cơ quan sinh dưỡng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cùng với sự bắt đầu hình thành cơ quan sinh thực nên quá trình tích luỹ chất khô tăng nhanh. Các giống đạt lượng chất khô tích luỹ được biến động từ 12,04 - 13,25 g/cây, trong đó các giống đều cao hơn giống đối chứng (12,26 g/cây) trừ giống MD9 (12,04 g/cây). Bước vào thời kỳ tăng cường vận chuyển các chất dự trữ về các cơ quan sinh thực, khả năng tích luỹ chất khô tăng nhanh nhất trong thời kỳ hình thành quả - quả vào chắc. Lượng chất khô các giống tích luỹ được đều kém hơn so với giống đối chứng (27,02 g/cây). Giống đối chứng đạt lượng tích luỹ chất khô cao nhất (29,35 g/cây) vào thời kỳ quả vào chắc - quả chín, giống TQ6 có lượng chất khô tích luỹ thấp hơn các giống khác nhưng chênh lệch về lượng chất khô tích luỹ cuối cùng giữa các giống không nhiều. Động thái tích luỹ chất khô ở các bộ phận của giống lạc TQ6 Qua quá trình sinh trưởng lượng chất khô do cây trồng tích luỹ được qua các thời kỳ có sự chuyển tỷ lệ đóng góp nhiều từ cơ quan sinh dưỡng sang cơ quan sinh thực. Bảng 12b: Động thái tích luỹ chất khô ở các bộ phận của giống lạc TQ6 Bộ phận Ngày thứ (sau gieo) 29 39 49 59 69 79 89 99 Lá Thân Rễ Sinh sản 1,84 1,41 0,29 0,00 2,74 2,74 0,29 0,06 5,22 5,34 0,57 1,46 5,68 6,52 0,70 4,59 6,24 7,65 0,62 7,68 6,67 7,77 0,61 8,32 6,00 8,61 0,60 9,69 4,54 10,03 0,54 13,59 Toàn cây 3,54 5,83 12,59 17,49 22,19 23,37 24,90 28,70 Thời kỳ bắt đầu bước vào ra hoa rộ, lượng chất khô tích luỹ nhiều nhất ở lá đạt 51,98%, ở thân đạt 39,80%. Cùng với quá trình hình thành quả, thân cành phát triển mạnh đồng thời xuất hiện tia quả và quả nên lượng chất khô ở thân chiếm tỷ lệ nhiều nhất đạt 42,51%, bộ phận sinh sản cũng bắt đầu quá trình tích luỹ chất khô chiếm tỷ lệ 11,60%. Lượng chất khô tích luỹ từ lá giảm dần từ thời kỳ quả vào chắc chỉ còn đạt 28,54% trong khi lượng chất khô tích luỹ từ bộ phận sinh sản tăng nhanh chiếm tỷ lệ 35,60%. Thời kỳ quả chín là thời kỳ lượng chất khô tích luỹ chủ yếu là từ bộ phận sinh sản chiếm tỷ lệ 47,35%, trọng lượng rễ giảm chỉ còn chiếm tỷ lệ 1,88%, trọng lượng thân và lá đều giảm. Sự hình thành nốt sần Nốt sần ở lạc do vi khuẩn cộng sinh cố định Nitơ Rhizobium vigna tạo nên khi xâm nhập vào rễ lạc. Nốt sần chỉ bắt đầu hình thành từ khi cây lạc ở giai đoạn 4 - 5 lá thật. Lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của lạc và đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt lạc. Trong thời kỳ chín tới khi thu hoạch, phần lớn nốt sần già, bị vỡ và bị rụng. Cùng với sự phát triển về kích thước và số lượng nốt sần, lượng NH3 cố định tăng dần và đạt cực đại vào thời kỳ ra hoa - hình thành quả và hạt. Cũng như trong thời kỳ này, 90% lượng N cố định được cung cấp cho cây. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì sau mỗi vụ trồng, lạc để lại trong đất từ 40 - 60 kgN/ha. Đây là một nguồn đạm khá lớn rất tốt cho cây trồng sau trong hệ thống thâm canh. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều tới việc hình thành nốt sần. Cố định đạm thay đổi hàng ngày - hoạt động của enzim nitrogenaza cao dần lên từ sáng sớm và hạ thấp dần về đêm. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới cố định đạm ở cây lạc là độ pH, chất dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất, nhiệt độ đất và cường độ ánh sáng. Theo dõi khả năng chống đổ của các giống được trình bày ở bảng 13: Bảng 13: Động thái hình thành nốt sần của các giống Ngày sau gieo GiốngTQ6 Giống MD7 Giống L14 Giống MD9 Số lượng (cái) Khối lượng (g) Số lượng (cái) Khối lượng (g) Số lượng (cái) Khối lượng (g) Số lượng (cái) Khối lượng (g) 29 39 49 59 69 79 89 99 35,1 52,3 84,0 97,2 115,3 104,7 94,4 84,2 0,22 0,36 0,49 0,51 0,60 0,55 0,51 0,42 32,0 49,1 77,3 85,0 98,4 109,0 100,5 83,5 0,23 0,32 0,47 0,50 0,52 0,55 0,54 0,44 25,2 45,5 81,1 90,7 95,4 98,0 87,8 77,3 0,20 0,26 0,37 0,40 0,52 0,58 0,32 0,30 28,3 42,4 75,4 89,2 100,0 105,3 82,1 80,7 0,20 0,29 0,35 0,37 0,49 0,53 0,40 0,38 Số lượng và khối lượng nốt sần hình thành tăng dần trong quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống. Trong thời kỳ cây con, số lượng nốt sần của các giống biến động từ 25,2 - 35,1 cái/cây, khối lượng khoảng từ 0,20 - 0,23g. ở thời kỳ ra hoa rộ - hình thành quả, số lượng và khối lượng nốt sần tăng nhanh, trong đó giống MD7 có số lượng nốt sần ít nhất (77,3 cái/cây), giống TQ6 có số lượng nốt sần cao nhất là 84,0 cái/cây đồng thời có khối lượng nốt sần cao nhất là 0,49 g/cây. Giống đối chứng có số lượng và khối lượng nốt sần khá cao (81,1 cái/cây nặng 0,37g). Các giống có số lượng và khối lượng nốt sần đạt mức tối đa vào thời kỳ hình thành quả - quả vào chắc, trong đó giống TQ6 sớm đạt số lượng và khối lượng nốt sần tối đa hơn các giống khác (sau gieo 69 ngày) có khoảng 115,3 cái/cây với khối lượng 0,60g. Giống đối chứng có số lượng nốt sần thấp nhất đạt 98,0 cái/cây với khối lượng 0,58g. Các giống khác có số lượng nốt sần cao hơn giống đối chứng nhưng khối lượng nốt sần lại thấp hơn. Vào giai đoạn cuối của quá trình sống của cây, số lượng và khối lượng nốt sần giảm dần do bị vỡ, rụng và dần trở nên vô hiệu, biến động từ 77,3 - 84,2 cái/cây với khối lượng khoảng 0,30 - 0,42g. Giống đối chứng có số lượng và khối lượng nốt sần thấp nhất so với các giống khác, chỉ có 77,3 cái/cây và nặng 0,30g. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại Khả năng chống chịu sâu bệnh là một đặc tính quan trọng của cây trồng, đặc tính này có liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Việc đánh giá tính chống chịu sâu bệnh của các giống là rất cần thiết từ đó ta nhận ra các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh để hạn chế sự giảm năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Trong suốt chu kỳ sống của cây lạc có rất nhiều loại sâu bệnh khác nhau như sâu cuốn lá (thời kỳ gây hại giai đoạn cây 7 - 9 lá đến khi thu hoạch, đặc điểm của sâu cuốn lá là cuốn tổ và ăn lá) hay sâu khoang (gây hại thời kỳ từ 7 - 9 lá đến khi thu hoạch, đặc điểm là ăn lá). Bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng lạc, nhiều khi làm giảm đến 70% năng suất. ở nước ta đại đa số các loại bệnh hại lạc là do nấm gây ra, chỉ có một bệnh duy nhất do vi khuẩn là bệnh héo xanh. Trong số các bệnh hại lạc chủ yếu ở nước ta thì bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt là quan trọng nhất. Bệnh đốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ẩm ướt, vào cuối giai đoạn sinh trưởng của lạc. Vì vậy, cuối vụ lạc xuân và nhất là vụ thu thời tiết mưa ẩm, trời ấm rất thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm, lây lan, bệnh phát triển mạnh và nhanh kéo dài tới khi thu hoạch làm giảm năng suất. ở vụ lạc thu bệnh nặng hơn và gây tác hại đến năng suất nhiều hơn. Trong vụ thu bệnh thường phát sinh sớm hơn, từ trước khi ra hoa 5 - 6 ngày, bệnh tăng dần đến lúc ra tia rộ, sau đó phát triển mạnh, tăng rất nhanh từ quả non đến già chắc. Loại đốm đen phát triển nhiều và chiếm ưu thế trong vụ lạc thu. Chúng tôi đánh giá mức độ gây hại của bệnh trong thời kỳ hoa rộ và quả vào chắc theo thang điểm của ICRISAT. Bảng 14: Diễn biến sâu bệnh hại của các giống Giống TK hoa rộ TK quả vào chắc Sâu hại (%) Đốm lá (điểm) Đốm lá (điểm) Gỉ sắt (điểm) TQ6 MD7 L14 MD9 40 60 20 45 3,0 2,5 2,8 2,5 3,7 3,9 3,1 2,9 2,5 2,1 2,0 2,5 Trong thời kỳ cây ra hoa rộ, sâu bệnh khá phát triển, tất cả các giống đều bị sâu hại, biến động từ 20 - 60% số cây, trong đó nặng nhất là giống MD7 (60%) còn các giống khác đều có tỷ lệ bị hại cao hơn giống đối chứng (20%). Bệnh đốm lá của các giống trong khoảng từ 2,5 - 3,0 điểm, giống TQ6 là giống bị bệnh hại nặng nhất ở thời kỳ này (3,0 điểm). Giống đối chứng bị hại nhiều hơn các giống còn lại (2,8 điểm). Chúng tôi tiến hành phun thuốc Padan và Boocđô 1% vào thời kỳ sau ra hoa rộ nhưng chỉ có tác dụng hạn chế sâu bệnh gây hại còn bệnh đốm lá vẫn phát triển. Sang đến thời kỳ quả vào chắc, mức độ gây hại của bệnh đốm lá biến động từ 2,9 - 3,9 điểm. Trong đó giống MD7 bị hại nặng nhất (3,9 điểm), giống TQ6 có mức độ bị hại (3,7 điểm) cao hơn giống đối chứng (3,1 điểm), thấp nhất là giống MD9 (2,9 điểm). Bệnh gỉ sắt tuy xuất hiện muộn nhưng nhanh phát triển, đạt mức độ bị hại từ 2,0 - 2,5 điểm. Giống đối chứng có mức độ bị hại thấp hơn so với các giống (2,0 điểm), giống MD9 và giống TQ6 bị hại nặng nhất (2,5 điểm). Khả năng chống đổ Sự chênh lệch giữa trọng lượng phần bên trên (thân, lá) và độ chắc của phần bên dưới không hợp lý làm cho cây đổ. Để quang hợp đạt tối ưu khi diện tích lá cao, yếu tố quan trọng nhất là sự phân bố ánh sáng đều trên các tầng lá. Vì thế khi cây bị đổ thì cấu trúc không gian của bộ lá bị đảo lộn, các tầng lá sẽ che lấp nhau, ảnh hưởng tới sự quang hợp. Mặt khác, cây bị đổ sẽ khó đi lại, chăm sóc. Bảng 15: Diễn biến cây đổ qua các thời kỳ (%) của các giống Giống TK hoa rộ TK quả vào chắc TQ6 MD7 L14 MD9 0,49 1,23 0,49 0,86 3,70 12,03 5,93 6,11 Tiến hành điều tra tỷ lệ cây đổ ở thời kỳ hoa rộ, chúng tôi thấy tỷ lệ cây bị đổ không đáng kể, biến động từ 0,49 - 1,23%. Trong đó, giống MD7 có tỷ lệ cây bị đổ cao nhất là 1,23%. Giống đối chứng có tỷ lệ cây bị đổ thấp nhất (0,49%) ngang bằng với giống TQ6. Đến thời kỳ quả vào chắc là thời kỳ chiều cao thân cành và tổng số lá gần đạt mức tối đa nên tỷ lệ cây bị đổ tăng lên. Giống MD7 vẫn là giống có tỷ lệ cây bị đổ cao nhất là 12,03% mặc dù chiều cao cây không phải là cao nhất nên đây có thể là giống yếu cây, giống đối chứng là giống có tỷ lệ cây bị đổ khá thấp ở mức 5,93%. Giống TQ6 có tỷ lệ cây đổ thấp nhất so với các giống khác (3,70%). Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất Chỉ tiêu tạo thành năng suất là yếu tố rất quan trọng, nó biểu hiện rõ nét năng suất của cây trồng. Các yếu tố này có mối tương quan thuận và chặt chẽ với năng suất, nó phụ thuộc vào bản chất di truyền của các giống. Chỉ tiêu tạo thành năng suất của từng loại cây trồng là khác nhau, ở cây lạc để xác định được năng suất thì bao gồm các chỉ tiêu: tổng số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt. Bảng 16: Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống Giống Tổng số quả/cây Quả chắc Khối lượng 100 quả (g) Khối lượng 100 hạt (g) Tỷ lệ bóc vỏ (%) Số quả chắc/cây Tỷ lệ quả chắc (%) TQ6 MD7 L14 MD9 17,1 13,1 16,6 17,6 8,4 8,1 8,6 9,5 49,1 61,8 51,8 53,9 148,20 142,70 149,46 144,92 62,19 66,79 64,78 67,79 74,50 73,45 73,27 71,03 Giống Hệ số kinh tế Năng suất cá thể (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Năng suất hạt (tạ/ha) TQ6 MD7 L14 MD9 0,55 0,49 0,53 0,53 13,5 12,7 13,7 13,0 55,35 52,07 56,17 53,30 50,74 35,19 45,26 42,96 37,80 25,85 33,16 30,51 Qua bảng 16, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Tổng số quả trên cây Đây là chỉ tiêu quyết định trực tiếp đến năng suất lạc. Tổng số quả trên cây cao hay thấp phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh, cũng như quá trình ra hoa, đâm tia và phát triển quả lạc. Các giống có tỷ lệ hoa hữu ích không cao nên tổng số quả chỉ biến động từ 13,1 - 17,6 quả trên cây. Trong đó giống đối chứng có tổng số quả cao nhất (17,6 quả/cây) so với các giống khác, giống MD7 có tổng số quả thấp nhất (13,1 quả/cây). Tỷ lệ quả chắc trên tổng số quả Tỷ lệ quả chắc là chỉ tiêu quan trọng, nó có mối tương quan thuận và chặt chẽ với năng suất. Tỷ lệ quả chắc phụ thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện trồng trọt và điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ) trong thời gian bắt đầu hình thành quả và quả vào chắc. Do thời gian quả vào chắc và chín gặp điều kiện không thuận lợi nên tỷ lệ quả chắc của các giống không cao, biến động trong khoảng từ 49,1 - 61,8%. Cao nhất là giống MD7 có tỷ lệ quả chắc là 61,8%, giống đối chứng có tỷ lệ quả chắc đạt 51,8% cao hơn giống TQ6 (49,1%) và thấp hơn giống MD9 (53,9%). Khối lượng 100 quả Đây cũng là một chỉ tiêu quyết định năng suất sau này. Nếu quả có khối lượng lớn thì dù ít quả năng suất đạt được vẫn có khả năng ở mức khá. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm của giống cũng như điều kiện trồng trọt. Các giống đều có khối lượng 100 quả lớn, biến động từ 145,20 - 149,46g. Giống đối chứng có khối lượng100 quả lớn nhất (149,46g) so với các giống khác. Giống MD7 có khối lượng 100 quả thấp nhất (142,70g). Khối lượng 100 hạt Khối lượng 100 hạt là chỉ tiêu tạo thành lạc nhân, có ý nghĩa lớn trong công tác xuất khẩu cũng như quyết định giá trị xuất khẩu. Hạt to, vỏ lụa trắng hồng có giá trị lớn nhất trên thị trường. Khối lượng hạt càng cao thì năng suất nhân càng lớn. Qua việc tiến hành xác định chỉ tiêu này, chúng tôi thấy các giống đều có khối lượng 100 hạt lớn, biến động từ 62,19 - 67,79g. Giống đối chứng có khối lượng 100 hạt (64,78g) chỉ cao hơn giống TQ6 (62,19g). Giống MD9 có khối lượng 100 hạt lớn nhất đạt 67,79g. Các giống có khối lượng 100 hạt đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên rất có lợi cho việc mở rộng diện tích sản xuất. Tỷ lệ bóc vỏ Là chỉ tiêu quyết định trực tiếp đến năng suất lạc nhân. Nếu vỏ quả mỏng, hạt to thì tỷ lệ nhân cao. Do vậy, trong chọn tạo giống người ta chọn theo hướng có tỷ lệ nhân cao, bởi tỷ lệ nhân cao thì sẽ cho năng suất lạc nhân cao, do đó giống sẽ có giá trị trên thị trường. Tất cả các giống đều có tỷ lệ nhân cao trên 70%, trong đó giống đối chứng đạt tỷ lệ nhân 73,27% cao hơn giống MD9 (71,30%). Các giống khác có tỷ lệ nhân cao hơn giống đối chứng trong đó cao nhất là giống TQ6 (74,50%). Hệ số kinh tế Hệ số kinh tế là tỷ số giữa năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học. Giống có hệ số kinh tế cao là giống có vật chất khô cất giữ ở hạt cao hay các sản phẩm quang hợp được vận chuyển về cơ quan dự trữ ở mức độ tối đa. Hệ số kinh tế biểu thị khả năng tích luỹ chất khô về các cơ quan có giá trị kinh tế nhất. Giá trị tối đa của hệ số kinh tế phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Những giống có hệ số kinh tế cao thì cho năng suất kinh tế cao. Vì vậy để nâng cao năng suất kinh tế của cây trồng cần phải chọn giống có hệ số kinh tế cao và phải có biện pháp hợp lý để cây hình thành các cơ quan có giá trị kinh tế tốt và tăng cường sự vận chuyển, tích luỹ chất đồng hoá vào các cơ quan này. Hầu hết các giống đều có hệ số kinh tế khá cao. Mức chênh lệch về hệ số kinh tế giữa các giống không nhiều, biến động trong khoảng 0,49 - 0,55, cao nhất là giống TQ6 (0,55), giống MD9 ngang bằng với giống đối chứng (0,53) và thấp nhất là giống MD7 (0,49). Năng suất của các giống Năng suất là kết quả cuối cùng của các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Dựa vào năng suất chúng ta có thể đánh giá phạm vi thích ứng của giống cũng như giá trị của giống đó. Năng suất phụ thuộc lớn vào các chỉ tiêu tạo thành năng suất, vì các chỉ tiêu này có mối tương quan thuận là tạo cơ sở cho giống có năng suất cao. Do vậy, trong công tác chọn giống người ta tập trung nhiều vào vật liệu khởi đầu để từ đó tạo ra giống tốt có đặc điểm thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, đồng thời cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Năng suất cá thể Năng suất cá thể là năng suất mà thực tế từng cá thể đạt được trong điều kiện quần thể. Năng suất phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố then chốt là mật độ cây trên một đơn vị diện tích và năng suất quả của một cây (số quả trên cây và trọng lượng quả trên cây). Nếu mật độ cây đảm bảo thì năng suất cá thể có ý nghĩa rất quan trọng. Năng suất cá thể của các giống biến động trong khoảng từ 12,7 - 13,7 g/cây. Giống đối chứng có năng suất cá thể đạt 13,7 g/cây cao hơn tất cả các giống khác, trong đó năng suất cá thể giống MD7 là thấp nhất (12,7 g/cây). 4.9.7.2. Năng suất lý thuyết Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của mỗi giống. Biết được các chỉ số của các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất lý thuyết cho phép ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Mật độ gieo trồng của các giống như nhau nên giống nào có năng suất cá thể cao hơn thì giống đó có năng suất lý thuyết cao hơn. Do vậy, dựa vào năng suất cá thể ta thấy rằng năng suất lý thuyết của các giống biến động từ 52,07 - 56,17 tạ/ha. Tương ứng với năng suất cá thể thì giống đối chứng có năng suất lý thuyết cao nhất đạt 56,17 tạ/ha. Giống MD7 có năng suất lý thuyết đạt 52,07 tạ/ha thấp nhất so với các giống khác. Năng suất thực thu Mục đích cuối cùng của người nông dân là đạt được năng suất thực thu cao. Vì vậy, nếu như giống có tiềm năng năng suất cao mà năng suất thực thu lại thấp thì giống đó chưa đạt được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính của giống và khả năng thích ứng của giống với cơ cấu mùa vụ và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng. Giống đối chứng tuy có năng suất lý thuyết cao nhưng năng suất thực thu không đạt mức cao nhất so với các giống khác (45,26 tạ/ha). Giống MD7 vừa có năng suất lý thuyết thấp vừa có năng suất thực thu thấp nhất chỉ đạt 35,19 tạ/ha. Giống TQ6 có năng suất thực thu cao nhất đạt 50,74 tạ/ha. Năng suất hạt Khi sử dụng lạc, ta chỉ sử dụng hạt nhưng do yêu cầu về bảo quản nên lạc thường được để cả vỏ nên năng suất hạt là khái niệm gần gũi hơn năng suất quả khô (năng suất thực thu). Năng suất hạt dựa vào năng suất thực thu và tỷ lệ bóc vỏ. Do đó, giống TQ6 có năng suất thực thu và tỷ lệ bóc vỏ cao nhất nên đạt năng suất hạt cao nhất (37,80 tạ/ha). Giống MD7 có tỷ lệ bóc vỏ đạt cao hơn giống đối chứng nhưng do năng suất thực thu thấp nhất nên năng suất hạt chỉ đạt 25,85 tạ/ha. Từ năng suất thu được trong điều kiện canh tác cụ thể chúng ta có thể tiến hành xây dựng mô hình giống cho năng suất cao trong vụ thu với các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm cung cấp giống lạc cho sản xuất lạc vụ xuân. Chương 5 Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 5.1.1. Sinh trưởng, phát triển - Tỷ lệ mọc biến động trong khoảng 88,5 - 96,8%, thời gian mọc của các giống ngắn (10 - 12 ngày). - Tốc độ ra lá, chỉ số diện tích lá, khả năng tích luỹ chất khô đạt giá trị cao ở thời kỳ hoa rộ và quả vào chắc. - Mức độ nhiễm bệnh của các giống là khá cao. 5.1.2. Năng suất - Giống TQ6 là giống có tỷ lệ mọc cao nhất, sinh trưởng khá, phân cành khá, số quả và tỷ lệ quả chắc không cao, khối lượng 100 quả và 100 hạt cao, có năng suất cao nhất (50,74 tạ/ha). - Giống MD7 là giống sinh trưởng khá, phân cành ít, số quả ít, tỷ lệ quả chắc khá nhất, khối lượng 100 hạt cao, năng suất đạt thấp nhất (35,19 tạ/ha). - Giống L14 là giống sinh trưởng khá, phân cành khá, số quả và tỷ lệ quả chắc khá, khối lượng 100 quả cao nhất và khối lượng 100 hạt cao, năng suất đạt 45,26 tạ/ha. Giống MD9 là giống sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, số quả nhiều, tỷ lệ quả chắc khá, khối lượng 100 quả khá và khối lượng 100 hạt cao nhất, năng suất đạt 42,96 tạ/ha, thấp hơn đối chứng. 5.2. Tồn tại - Do điều kiện thực hiện đề tài có hạn nên mọi đánh giá còn ở mức độ nhất định. - Về hạt chúng tôi mới chỉ đánh giá sơ bộ chưa có điều kiện đi sâu phân tích chất lượng như hàm lượng dầu, protein trong hạt. 5.3. Đề nghị Tiếp tục tiến hành thí nghiệm với các giống trong điều kiện vụ thu để có kết luận chính xác về từng giống. Tài liệu tham khảo Đoàn Thị Thanh Nhàn (chủ biên) và các tác giả, 1996 Giáo trình cây công nghiệp - NXB Nông nghiệp - Hà Nội. Ngô Thế Dân , 2000 Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam - NXB Nông nghiệp - Hà Nội. Lê Song Dự, Đào Văn Khuynh, Ngô Đức Dương, 1991 Giống lạc Sen lai 75/23. Tiến bộ kỹ thuật về trồng lạc và đậu đỗ ở VN NXB Nông nghiệp - Hà Nội. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, Vũ Đình Chính, 1996 Kết quả nghiên cứu giống lạc B.5000 - Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp Trường ĐHNNI Hà Nội. 5. Trần Đình Long, Nguyễn Văn Thắng, Lê Huy Phương, 1991 Nguồn gen cây lạc ở Việt Nam - Tiến bộ kỹ thuật trồng lạc và đậu đỗ ở VN NXB Nông nghiệp. 6. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001 Bệnh cây nông nghiệp - NXB Nông nghiệp. 7. Bùi Xuân Sửu, 1991 Khảo sát một số dòng lạc vụ xuân trên đất Gia Lâm - Hà Nội Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1986 - 1991 - NXB Nông nghiệp. 8. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2000 Sinh lý thực vật - NXB Nông nghiệp. 9. Phạm Chí Thành, 1988 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - NXB Nông nghiệp. 10. Bùi Thị Tịnh, 1994 Luận án cao học "Tìm hiểu những yếu tố hạn chế năng suất lạc ở miền Bắc Việt Nam và biện pháp khắc phục" - Trường ĐHNNI Hà Nội. 11. Phạm Văn Thiều, 2001 Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả - NXB Nông nghiệp. Nguyễn Văn Viết, Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Yến, 2002 Kỹ thuật trồng một số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi NXB Nông nghiệp. Duan Shufen, 1999 Cây lạc ở Trung Quốc, những bí quyết thành công - Tài liệu dịch của Ngô Thế Dân, Phạm Thị Vượng - NXB Nông nghiệp. P.S.Reddy (Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung dịch), 1995 Cây lạc - NXB Nông nghiệp. CRIPC (Centre Research institute of Food Crops), 1991 High yielding varieties of food crops - Bogor, Indonexia: CRIPC. Perdido V.C & E.L. Lopez,1996 The status of technologies to achieve high groundnut yields - ICRISAT, Patancheru, Andhra Pradesh 502324, India. Sanun Jogloy and Tugsina Sansayawichai,1996 The status of technologies used to achieve high groundnut yield in Thailan - ICRISAT, Patancheru, Andhra Pradesh 502324, India. Jogloy, S.R.M Abilay, Tran Van Lai, S.Z Ramawas, Khamsao, T.Adisarwanto and A.Kasno,1996 Groundnut production and research in Southeast asian - ICRISAT, Patancheru, Andhra Pradesh 502324, India. Mục lụC Trang Chương I: Mở đầu ......................................................................................... Đặt vấn đề ............................................................................................... Mục đích - yêu cầu .................................................................................. Mục đích của đề tài ........................................................................ Yêu cầu của đề tài .......................................................................... Chương II: Tổng quan tài liệu ..................................................................... 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................... 3.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 3.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................... 3.1.3. Các biện pháp canh tác (yếu tố phi thí nghiệm) ............................ 3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 3.2.1. Theo dõi sinh trưởng ..................................................................... 3.2.2. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý .................................................... 3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi khác ............................................................. 3.2.4. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất ................................. 3.2.5. Tính toán thống kê các số liệu thu được ........................................ Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................... 4.1. Một số đặc điểm thực vật của các giống thí nghiệm ................................ 4.1.1. Thế cây .......................................................................................... 4.1.2. Kiểu phân cành .............................................................................. 4.1.3. Thân và lá ...................................................................................... 4.1.4. Quả ................................................................................................ 4.1.5. Hạt ................................................................................................. 4.2. Thời gian sinh trưởng ............................................................................... 4.2.1. Thời gian và tỷ lệ mọc ................................................................... 4.2.2. Thời gian phân cành ...................................................................... 4.2.3. Thời gian ra hoa và động thái nở hoa ............................................ 4.1.4. Thời gian đâm tia .......................................................................... 4.3. Chiều cao cây - chiều dài cành cấp 1- số lá trên thân chính .................... 4.3.1. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng ............................................. 4.3.2. Chiều dài cành cấp 1 và tốc độ tăng trưởng .................................. 4.3.3. Tổng số cành/cây, số cành cấp 1, cấp 2 ........................................ 4.3.4. Động thái ra lá trên thân chính ...................................................... 4.4. Động thái diện tích lá và thế năng quang hợp .......................................... 4.5. Động thái tích luỹ chất khô ...................................................................... 4.5.1. Động thái tích luỹ chất khô của các giống .................................... 4.5.2. Động thái tích luỹ chất khô ở các bộ phận của giống lạc TQ6 .. 4.6. Sự hình thành nốt sần ............................................................................... 4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ..................................................................... 4.8. Khả năng chống đổ .................................................................................. 4.9. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất ............................................ 4.9.1. Tổng số quả/cây ............................................................................ 4.9.2. Tỷ lệ quả chắc ............................................................................... 4.9.3. Khối lượng 100 quả ....................................................................... 4.9.4. Khối lượng 100 hạt ........................................................................ 4.9.5. Tỷ lệ bóc vỏ ................................................................................... 4.9.6. Hệ số kinh tế ................................................................................. 4.9.7. Năng suất của các giống ................................................................ 4.9.7.1. Năng suất cá thể ............................................................... 4.9.7.2. Năng suất lý thuyết .......................................................... 4.9.7.3. Năng suất thực thu ........................................................... 4.9.7.4. Năng suất hạt ................................................................... Phần V: Kết luận và đề nghị ........................................................................ 5.1. Kết luận .................................................................................................... 5.1.1. Sinh trưởng, phát triển ................................................................... 5.1.2. Năng suất ....................................................................................... 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 1 3 3 3 4 5 7 14 14 14 14 15 16 16 17 17 18 18 19 19 19 20 20 20 21 21 21 23 24 27 28 28 30 32 33 34 37 37 39 40 42 44 45 46 46 46 46 47 47 48 48 48 49 49 50 50 50 50 50 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0102.doc
Tài liệu liên quan