Đề tài Sự cần thiết của việc nghiên cứu đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất

Quy hoạch là phải tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, chứ không phải chia nhỏ theo lối "địa phương này có cái này thỡ địa phương khác cũng phải có". Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghiệp,khu chế xuất phải vừa bao hàm những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá được tiềm năng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xó hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế xó hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ- quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Chẳng hạn những địa phương có nhiều nguồn đất đai màu mỡ cho sự phát triển trồng trọt thỡ khụng nhất thiết phải cú nhiều cỏc KCN, KCX , nếu cú thỡ chỉ cú cỏc KCN, KCX phục vụ cho việc thâm canh, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm trồng trọt từ khai thác lợi thế đất đai (như công nghiệp chế biến nông sản ) nếu không rất dễ rơi vào tỡnh trạng lấy lợi thế này đè lên lợi thế khác., trong lúc có địa phương lại chịu nhiều thiệt hại do không có nhiều lợi thế. Đó là chưa kể đến khả năng sản xuất thừa do chạy đua theo kiểu tự phát phong trào.

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết của việc nghiên cứu đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của họ như gánh nặng về đầu tư khám chữa bệnh, việc giải quyết học hành cho con em dân cư KCN, KCX, các tệ nạn xã hội. - Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nhanh chóng thành lập các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên… trong các KCN, KCX nhằm đảm bảo quyền lợi chính trị xã hội cho cư dân công nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh, doanh nghiệp tư nhân. 3.Tác động của KCN, KCX đến môi trường. 3.1 Tác động - Không dễ quản lý như chất thải, vịêc xử lý các chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường cũng đang làm đau các nhà quản lý. Theo ước tính mỗi khu công nghiệp thải khoảng 3000- 4000 m3 nước thải / ngày đêm. Như vậy tồng lượng công nghiệp của các KCN, KCX trên cả nước lên khoảng 500000-700000m3/ngày đêm. - Theo số liệu thống kê, trong số 131 khu công nghiệp đã xây dựng xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang xây dựng, các khu công nghiệp còn lại thì chưa xây dựng. Ngay cả các khu công nghiệp đã có trạm xử lý chất thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là một số khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất… độc hại cao. Ngoài ra tại các khu công nghiệp,khu chế xuất ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. - Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO, NO2 gần các khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thuỷ sản… trong khu công nghiệp, nồng độ bụi và khí độc hại trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. - Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các khu công nghiệp ở địa phương, sự ô nhiễm nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ khu công nghiệp gây ra… 3.2 Nguyên nhân dẫn đến những tác động trên. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các khu công nghiệp còn nhiều điềm không hợp lý, như việc bố trí các khu công nghiệp gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư, do đó ô nhiễm trong khu công nghiệp dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thêm vào đó là việc nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp của chính quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức về vấn đề môi trường với phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và chíng quyền địa phương và trung ương chưa có chế tài giám sát chặt chẽ việc xây dựng các khu công nghiệp theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi các hạng mục xử lý chất thải nước thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai. Ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở tài nguyên và môi trường thành phố HCM cho biết: "Trong 9 KCN, KCX của thành phố HCM chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung thì chưa có hệ thống xử lý nước thẳ tập trung, còn lại các khu công nghiệp khác mới đang lên kế hoạch". Mặt khác chi phí xây dựng chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này. - Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các KCN, KCX còn chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn,lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các khu công nghiệp – đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trogn khu công nghiệp là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp còn chậm đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng chình phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các khu công nghiệp vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa việc có nhiều đầu mối quản lý các KCN, KCX cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong KCN, KCX chưa được tốt. III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp và khu chế xuất . A. Những kết quả đã đạt được. Việc xây dựng và phát triển KCN, KCX thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ nói riêng trong quá trình triển khai nghị quyết của Đảng giai đoạn vừa qua(1991-2006) đã đạt được những kết quả sau: 1. Hình thành hệ thống các KCN, KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên cả nước. Đến cuối tháng 12/2005 đã có 131 KCN, KCX đựơc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt18.044 ha. Trừ vùng Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tất cả các vùng còn lại đều thành lập KCN, KCX. Riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 73% số lượng KCN, KCX của cả nước (96 khu). Quy mô trung bình của các KCN, KCX là 206 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp đựơc bố trí các KCN, KCX có quy mô trung bình thấp hơn, như vùng Tây Nguyên( 115,75 ha), vùng Đông Bắc Bắc Bộ(144,5ha); các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí cao hơn, như Đông Nam Bộ (253,3 ha), Đồng bằng sông Hồng(173,7 ha). Các KCN, KCX được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu thí điểm phát triển KCN, KCX số lượng các KCN, KCX trong giai đoạn này là 12 với tổng diện tích đất tự nhiên là 2360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên 9706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với giai đoạn 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001- 2005 thành lập 66 KCN, KCX vói tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 354% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Các khu công nghiệp,khu chế xuất được hình thành lập và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp khu chế xuất cả nước và định hướng phát triển phân bố công nghiệp của địa phương. Phần lớn các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519 ngày 6/8/1996 số 713 ngày 30/8/1997và số 194/1998 ngày 01/10/1998( với tổng số 56 KCN, KCX được dự kiến thành lập) đã được thành lập và đi vào họat động. Các quy hoạch KCN, KCX đã được quy hoạch và triển khai là một bước cụ thể hóa nghị quyết đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm về KCN, KCX phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các địa phương. 2. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. KCN, KCX ra đời và hoạt động trước hết vì mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992 và Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000. Đặc biệt từ luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992, KCN, KCX đã được đề cập đến như một hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, với các đặc điểm riêng biệt. Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN, KCX dần được mở rộng trong giai đoạn đầu 1991-1995 và đặc biệt tăng trưởng cao trong 5 năm 2000 và giai đoạn 2001- 2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số vốn đầu tư nước ngoài thu hút mới đạt được 155 dự án với tổng số vốn 1550 triệu USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 7.213 triệu USD tăng 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1995. Số dự án tăng thêm giai đoạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 1377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần số dự án và 12% tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tốc độ tăng bình quân về số dự án và tổng vốn đầu tư lũy kế giai đoạn 1996-2000 tương ứng là 37% và 46% ,kế hoạch hoạch 5 năm 2001-2005 là 23% và 14%. Nhìn lại chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển cho thấy KCN, KCX đòng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN, KCX đã thu hút được 2120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 16.843 triệu USD. Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước tăng dần qua các năm và đạt 45% năm 2005. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài( khoảng 1820 dự án với tổng vốn đăng ký đạt13.600 triệu USD, chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về tổng vốn đã đăng ký), hình thức liên doanh có khoảng 200 dự án( gần 3000 triệu USD), còn lại hình thức liên doanh cổ phần( 6 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (12 dự án). Ngoài ra các KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2367 dự án trong nước có hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư trên 113 nghìn tỷ đồng. 3. KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH-HĐH. Thực tế, trong 15 năm xây dựng và phát triển, cho thấy các KCN, KCX đóng góp ngày càng lớn trong việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Tổng giá trị sản suất của các khu công nghiệp,khu chế xuất thời kỳ 1996-2000 đạt 9.5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20% năm; thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 44,4 tỷ, gấp 5 lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân 32% năm. Tỷ trọng sản suất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất trong tổng giá trị sản suất của cả nước tăng lên mức đáng kể từ mức 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và tù 17% năm 2001lên khoảng 28% năm 2005. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18% năm (từ năm1991-1996 giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất không đáng kể); kế hoạch 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 24%/năm cao hơn tốc độ bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp cuả cả nước(đạt bình quân khoảng 17%). Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ 15% năm 2000 đến 20% năm 2005. Đặc biệt giá trị xuất khẩu của các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005. Khu chế xuất Tân Thuận được đánh giá giá trị cao nhất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở nước ta hiện nay về giá trị đầu tư, doanh thu và giá trị xuất khẩu. Tính ra mỗi ha đất ở đây thu hút khoảng 5 triệu USD vốn đầu tư,xuất khẩu đạt trung bình khoảng 4 triệu USD một năm. Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lấn so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Các doanh nghiệp KCN, KCX bước đầu đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 tổng giá trị nộp ngân sách của các KCN, KCX tăng mạnh và đạt 2 tỷ USD tăng bình quân khoảng 45% năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. 4. KCN, KCX đã tạo ra một kết cấu hạ tầng mới, hiện đại có giá trị lâu dài. Xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư váo KCN, KCX tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án nhanh, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và cơ chế quản lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng các KCN, KCX. Tại các KCN, KCX cơ sở hạ tầng kinh tế -kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước gồm 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu của từng địa phương. Các KCN, KCX do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 khu công nghiệp,khu chế xuất với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN, KCX được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu hồi với tổng vốn đầu tư đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN, KCX còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9.835 tỷ đồng( 34 khu công nghiệp ). Trên phạm vi cả nước đến cuối năm 2005, đã có 79 KCN, KCX đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành với tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt hơn 500 triệu USD và 8000 tỷ đồng, 51 khu công nghiệp khu chế xuất, còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng KCN, KCX, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, đặc biệt là tại các địa phương có tiềm năng phát triển các KCN, KCX, hệ thống KCN, KCX với hạ tầng trong và ngoài đã được đầu tư đồng bộ và hiện đại đã góp phần chủ yếu hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh đầu tư vào KCN, KCX cũng như thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành, vùng, đặc biệt là một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương. 5. Các KCN, KCX sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản suất, tăng cường mối liên kết ngành trong trong phát triển kinh tế. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các KCN, KCX đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: - Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN, KCX đã cho thuê thêm được khoảng hơn 7000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đất khu công nghiệp,khu chế xuất đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% naưm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005. - Tính đến cuối tháng 12/2005 bình quân 1 ha đất của các KCN, KCX đã vận hành thu hút được 1,93 USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/ha). - Giá trị sản suất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0.54 triệu USD/ha đến 0.76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong kế hoạch 2001-2005 đạt 0.33USD/ha. Hiệu quả sử dụng đất cho các KCN, KCX là rất rõ ràng. Cho đến thời điểm 12/2005, theo số liệu điều tra 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng 4-5 lao động, trong đó tại các khu công nghiệp,khu chế xuất số lượng lao động thu hút bình quân là 30-100 người. Về giá trị sản xuất, 1 ha đất trồng trọt trung bình tạo ra khoảng 10 triệu đồng giá trị sản xuất trong khi 1 ha đất KCN, KCX đã cho thuê tạo ra khoảng 30 tỷ đồng. 6.Các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội. Phát triển KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong KCN, KCX gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN, KCX thành lập mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN, KCX, Trong thời kỳ 2001 – 2005, các KCN, KCX đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991 – 2000), hiện nay (6/2006), các KCN, KCX đã thu hút được khoảng 865.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều (ước tính lượng lao động gián tiếp khoảng 1.5 triệu người). KCN, KCX là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghiệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đến nay, nhiều khu công nghiệp đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Biên Hòa…). Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các khu công nghiệp và nhà trường (Đồng Nai)…KCN, KCX tự đào tạo nghề là hướng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay. 7. KCN, KCX đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. KCN, KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý. KCN, KCX góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm. Thực tế cho thấy, một số KCN, KCX thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề môi trường, thực sự là những “công viên công nghiệp”, là mẫu hình để các KCN, KCX khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là khu công nghiệp Biên Hòa II, khu công nghiệp Thăng Long. 8. Các KCN, KCX có tác dụng lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, các lĩnh vực. KCN, KCX góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, thấy rõ nhất điều này là sức lan tỏa lớn của KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương), chuyển các địa phương này từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xư hướng lan tỏa từ các KCN, KCX ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước… Cùng với quá trình phát triển các khu công nghiệp, nhu cầu về nhân lực (cả công nhân và cán bộ quản lý) ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, các địa phương đều phải đề ra các chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo trong vùng và lân cận đều phải xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo theo định hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Mặt khác, khi nhận thức được cơ hội có việc làm, tự người dân đến tuổi lao động tại các địa phương, các vùng co khu công nghiệp cũng chủ động định hướng cho mình trong việc học nghề. Như vậy, việc phát tiển các KCN, KCX có tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng như qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương nơi khu công nghiệp đóng và các địa phương lân cận. Ngoài ra, thực tế cho thấy, một số tỉnh có nhiều KCN, KCX mới thành lập do thiếu lao động tại chỗ nên đã thu hút một lực lượng công nhân đông đảo từ các tỉnh khác đến; sau một thời gian rất nhiều người trong số này đã trở về quê hương và trở thành lực lượng nòng cốt của các khu công nghiệp mới thành lập tại quê mình. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, tác động lan tỏa của các KCN, KCX cũng rất rõ nét. Các khu công nghiệp khu chế xuất là nơi thu hút một tỉ lệ khá lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung các doanh nghiệp này, ngoài vốn đầu tư, công nghệ tiến bộ, các mối quan hệ thị trường sẵn có, còn mang đến Việt Nam những mô hình quản lý tiên tiến và phong cách làm ăn theo kiểu công nghiệp. Vì vậy, có thể nói các KCN, KCX là những trường học thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc đào tạo và nhân rộng mô hình, cung cách, tác phong quản lý công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp ở địa phương nơi KCN, KCX đóng; là nơi mà các doanh nghiệp khác của địa phương có thể học tập, tham khảo kinh nghiệm về quản lý, thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý với đích cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trong nền kinh tế định hướng thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chính là chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực này, các KCN, KCX cũng có tác động lan tỏa rất lớn đến công nghiệp địa phương. Các dự án đầu tư trong KCN, KCX đều là những dự án đầu tư mới, phần lớn được trang bị máy móc, thiết bị thế hệ mới, đồng bộ; rất nhiều dự án trong số đó có công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao. Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị như vậy, cộng với phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định. Vì vậy, để cạnh tranh có hiệu quả và tồn tại được trên thị trường, các doanh nghiệp khác sản xuất sản phẩm cùng loại – không chỉ ở địa phương có khu công nghiệp mà ở mọi nơi không còn cách nào khác là phải áp dụng mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra. Nói cách khác, với những ưu thế nhất định của mình, các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ xhỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu. Đánh giá một cách chung nhất, có thể nói các KCN, KCX không chỉ trực tiếp thúc đẩy công nghiệp của địa phương và của vùng có KCN, KCX phát triển mạnh mẽ trong 15 năm qua, mà còn có tác động lan tỏa rọng rãi tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời ssống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là hạt nhân của công cuộc CNH – HĐH nền kinh tế. Một dẫn chứng rất sinh động là giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 của 8 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ - khu vực có các KCN, KCX phát triển nhất trong cả nước hiện nay – đã chiếm tới 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, trong đó riêng 4 tỉnh, tành Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đông Nai, Bình Dương, mới chỉ 10 năm trước đây vẫn còn là một tỉnh thuần nông nghèo, hầu như không có công nghịêp, nhờ có các khu công nghiệp mà hiện nay đã chiếm trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. 9. Mô hình quản lý, áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với KCN, KCX. Những năm qua mô hình KCN, KCX thực sự là nơi thí nghiệm mô hình một cửa tại chỗ và đạt được những chuyển biến tích cực. Hiện nay 46 ban KCN, KCX đã được thành lập ở tất cả các địa phương có KCN, KCX trong đó 45 Ban quản lý KCN, KCX trực tiếp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, 1 ban khu công nghiệp Việt Nam –Singapore trực thuộc chỉnh phủ. Thông qua ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp nhà đầu tư có thể dễ dàng thông tin về KCN, KCX giải quyết các thủ tục đầu tư vào KCN, KCX tại địa phương. Hầu hết các ban quản lý các khu công nghiệp,khu chế xuất đều được Bộ kế hoạch đầu tư ủy quyền nhà nước về hoạt động đầu tư ( gồm tiếp nhận đầu tư và cấp giấy phép và giải quyết các vấn đề phát sinh trong trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp) đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư, các bộ ngành cũng ủy quyền cho ban quản lý trong việc xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O from D, giấy phép lao động… thực hiện mục tiêu một cửa, một đầu mối trong quản lý khu công nghiệp,khu chế xuất. Trong thời gian tới việc áp dụng luật đầu tư chung, xu hướng phân cấp tiếp tục sẽ được mở rộng. 10. Chính sách về KCN, KCX trong thời gian qua đã đạt được những chuyển biến tích cực. Chính sách về KCN, KCX trong đó phần lớn là các chính sách ưu đãi KCN, KCX tuy còn nhiều điểm cần điều chỉnh song đã được hình thành với tư cách là một hệ thống. Nhìn chung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, KCX hỗ trợ các doanh nghiệp được ra đời kịp thời và giải quyết được những khó khăn chủ yếu phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp,khu chế xuất ở địa phương. B. Những tồn tại trong hoạt động của các KCN, KCX. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng sự thành công của mô hình hoạt động các KCN, KCX không đều nhau. Các KCN, KCX ở miền Bắc, Trung gặp không ít khó khăn, các khu công nghiệp ở vùng trọng điểm phía Nam nhìn chung phát triển tốt, nhưng vẫn đang gặp các vấn đề tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện. Cụ thể đó là các vấn đề sau: 1. Chất lượng quy hoạch còn thấp việc thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Mặc dù đã trải qua 1 thập kỷ rưỡi phát triển nhưng chúng ta vẫn chưa có 1 quy hoạch phát triển hệ thống KCN, KCX chung cho cả nước cho nên vẫn ở trong tình trạng “nhà nhà cùng làm KCN, KCX”. Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp,khu chế xuất không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như địa phương nào cũng có các KCN, KCX với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được lợi thế so sánh dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí có tình trạng chèn lấn để thu hút đầu tư. 2.Thiếu sự phối hợp giữa các khu công nghiệp,khu chế xuất . Điều này được thể hiện ngay ở trong nội bộ KCN, KCX. Tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng nhằm phát triển các KCN, KCX còn rất yếu, nhiều tỉnh “xé rào” để xây dựng cơ chế ưu đãi riêng nhằm tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh mình. Việc này thể hiện sự thiếu nhất quán và ổn định trong môi trường đầu tư nói chung. Tình trạng nóng vội trong việc thu hút vốn đầu tư nên tìm cách lách luật, đưa ra nhiều ưu đãi riêng mang tính tự trị , chạy theo lợi ích cục bộ, địa phương sai nguyên tắc.Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chạy đua theo phong trào, nhưng cũng cho cả nạn xin – cho tồn tại. Hậu quả là làm thiệt hại chung cho lợi ích cả nước vì thất thu thuế, sử dụng nguồn đất đai bất hợp lý nhất là triển khai KCN, KCX trước rồi mới xin giấy phép sau… làm cho vốn của nhà nước không muốn dàn trải cũng thành dàn trải, thời gian thì công kết cấu hạ tầng kéo dài, lãng phí, môi trường thu hút vốn đầu tư kém hấp dẫn. Để hấp dẫn các nhà đầu tư, một số địa phương thường chọn địa điểm có mức đền bù rẻ, vùng hoang vu, đầm lầy đồi núi… Do đó điều kiện tiến hành sản xuất kinh doanh ( điện, nước, thông tin liên lạc…) của các doanh nghiệp và công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả là hình thành các KCN, KCX gượng ép,tỷ lệ lấp đầy không cao hiệu quả sử dụng thấp. 3. Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN, KCX là việc làm nghiêm túc song các địa phương vẫn chưa tuân theo các nguyên tắc trên. Ở nhiều nơi có quá nhiều KCN, KCX dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém trong xây dựng kết cấu hạ tầng và chôn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả khu công nghiệp bị giảm sút. Trong khi đó, các vùng trung du liền kề dân cư thưa thớt, đất đai khô cằn thì nhìn chung vẫn rất “đói” công nghiệp. Nhìn ở phạm vi hẹp hơn việc phát triển các KCN, KCX ngay ngoài rìa của thủ đô hiện tại cũng là một sai lầm bởi việc thành phố sẽ nở ra và một cuộc di cư đầy tốn kém mà chúng ta đang hiện chứng kiến sẽ 4. Giá đất đền bù và giải phóng mặt bằng quá cao. Theo ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp đầu tư vào các khu này giảm nguyên nhân chính là các khu này không có sẵn đất để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất trong các KCN, KCX cao, giá cả đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất ở thành phố HCM cao gấp 4-6 lần Trung Quốc và gấp 6 lần Thái Lan. Điểm đáng lưu ý nữa là có sự chênh lệch quá lớn giữa đất trồng trọt và đất nông nghiệp và giữa các địa phương cận kề đô thị, nên việc giải tỏa đất, giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi địa phương lại làm một kiểu có khi chỉ cách nhau một con đường (như khu Mỹ Đình của Hà Nội với khu An Khánh của Hà Tây), nên tình trạng so bì thiệt hại khá phổ biến. Ở đây có một số vấn đề liên quan đến chính sách đất đai. Chẳng hạn việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, một mặt đã tạo ra cơ chế thông thoáng, tăng cường tự chủ cho người sản suất, quyền tự quyết việc mua bán, chuyển nhượng việc sử dụng đất…nhưng mặt khác cũng đang đặt ra không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, nhất là việc thu hồi và giải phóng mặt bằng. 5. Nhiều KCN, KCX được thành lập nhưng số đất cho thuê chỉ bằng 45 % đất có thể sử dụng. Các KCN, KCX được thành lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp của nước ta. Nhiều khu công nghiệp được thành lập cách đây 2-3 năm, thậm chí 4-5 năm mà vẫn chưa có khách đến thuê: khu chế xuất Hải Phòng, Khu công nghiệp Sài Đồng A Hà Nội, khu công nghiệp Kim Hoa Vĩnh Phúc là những thí dụ. Diện tích đất nông nghiệp bị giảm khá nhiều như ở Bình Dương trong 2 năm (2000-2002). 6. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các KCN, KCX. Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN, KCX ở địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số các nơi không đáp ứng được. Chất lượng lao động kém mới có 4-5 % lao động có trình độ Đại học, trên Đại học, 4-5% kỹ thuật viên, 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo, còn lại là hơn 60% là lao động giản đơn. 8.Cơ chế quản lý các khu công nghiệp,khu chế xuất còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan còn chưa đồng bộ, chậm ban hành sửa đổi bổ sung quy chế khu chế xuất, khu công nghiệp. - Chính sách thu hút đầu tư của ta còn chậm điều chỉnh so với tình hình thực tiễn và hay thay đổi làm các nhà đầu tư nản lòng. Tiêu chí có cơ sở khoa học và thực tiễn về thành lập KCN, KCX chưa rõ ràng làm giảm tính chất bắt buộc của quy hoạch xây dựng và phát triển KCN, KCX . Có quy hoạch rồi thì vấn đề xây dựng KCN, KCX nào trước, nào sau cũng chưa có tính tự giác, có tính toán kỹ càng, nên còn rơi vào tình trạng bị động, tự phát. Tệ hại nhất là còn có cả nạn xin- cho cả về vốn đầu tư lẫn quy hoạch. Có nơi quy hoạch rồi nhưng vẫn chưa xây dựng được, có nơi chưa quy hoạch thì vẫn xin được giấy phép và vốn đầu tư ( do có nhà đầu tư chấp thuận cấp vốn liên doanh hoặc 100% vốn xây dựng và kết cấu hạ tầng). - Chính sách phát triển KCN, KCX chưa được đổi mới. Lúc đầu, KCN, KCX ra đời là nhằm nhằm tạo ra một khu vực tập trung có quy chế riêng, năng động và thông thoáng so với môi trường kinh doanh hiện tại của cả nước. Nhưng tính chất chủ yếu có ý nghĩa dài hạn của các KCN, KCX lại không hoàn toàn như vậy. Chẳng hạn, khi môi trường kinh doanh của cả nước thông thoáng dần, các rào cản về hành chính, chính sách quản lý đối với sự phát triển dần được gỡ bỏ, đất nước hội nhập sâu hơn vào các luật chơi chung mang tính quốc tế…, thì các KCN, KCX phải là nơi tập trung hoá, chuyên môn hoá, xử lý tốt các chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường tốt nhất. Trong khi đó, tại phần lớn các KCN, KCX của Việt Nam do phải giảm mạnh chi phí đầu tư để cạnh tranh thu hút vốn, nên phần đầu tư cho khâu xử lý phát thải công nghiệp bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Thực tế đó đang làm giảm đáng kể tính chất bền vững của quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX . - Hành lang pháp lý cho sự phát triển các KCN, KCX còn nhiều bất cập, mâu thuẫn. Phân cấp tổ chức quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp giữa trung ương và địa phương chưa thật rõ ràng, còn chồng chéo. - Chính sách thuế tài chính còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách khu chế xuất của Việt Nam ra đởi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Ở các nước doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX được bán hàng sản xuất vào nội địa thì ở Việt Nam các doanh nghiệp trong KCN, KCX phải xuất khẩu 100% . Doanh nghiệp nội địa khi đưa hàng vào khu chế xuất gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế như hàng nhập khẩu, kết quả là doanh nghiệp trong khu chế xuất ít nhận được hàng gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập khẩu. 9. Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá tại các KCN, KCX còn ít. - Điều đó có nghĩa là mức độ tập trung sản xuất ổn định một số mặt hàng nào đó còn quá ít (theo số liệu năm 2004 chỉ có 4 trong số 81 KCN, KCX đạt tiêu chuẩn này). Bởi vậy các địa phương chưa hình thành được những khu công nghiệp mũi nhọn làm động lực phát triển các mặt hàng chủ lực có tính cạnh tranh cao cả trên thị trường trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là các KCN, KCX chưa thực sự phát huy vai trò đầu tầu trong thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước. - Tình trạng nhiều KCN, KCX chưa có chuyên môn hoá, nên dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp vào KCN, KCX mang tính chất đa ngành, thực chất là tình trạng "xôi đỗ". Có trường hợp các ngành sản xuất tồn tại gần bên nhau trong một KCN, KCX , nhưng không những không tạo ra thế hợp tác mà còn đối lập nhau về phương thức sản xuất, vệ sinh an toàn, xử lý môi trường… Điều đó cho thấy, các biện pháp lấp đầy các KCN, KCX mang tính tự phát, thu hút kỳ được, thiếu tính toán, quy hoạch, vớ được doanh nghiệp nào thì hay doanh nghiệp đó, nên mối liên kết ngành trong sản xuất không những không có lại còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho nhau. 10. Một số vấn đề tồn tại khác. - Tại các KCN, KCX, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường làm ảnh hưởn đến sức khoẻ của nhân dân trong vùng. - Ngoài ra, còn có hiện tượng mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội khu vực lân cận các KCN, KCX do công nhân thuê trọ sinh hoạt xen lẫn khu dân cư… Đó cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. - Đình công do mâu thuẫn lợi ích giữa chủ và người lao động trong các KCN, KCX cũng đang xảy ra nhiều nơi, có xu hướng tăng lên kể cả mật độ và quy mô. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2006, theo báo Lao động cả nước có gần 150 cuộc đình công lớn, nhỏ, số người tham gia lên đến hàng trăm ngàn người. Mâu thuẫn chủ yếu là chế độ thù lao lao động bất hợp lý. - Môi trường đầu tư trong nước chưa thật sự thuận lợi đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các KCN, KCX, nhất là trong khai thác thị trường đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, vốn đầu tư ..) và tiêu thụ sản phẩm thị trường đầu ra cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. - Sự phát triển ồ ạt của các KCN, KCX đã làm cho việc phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội trong và ngoài KCN, KCX không theo kịp, việc quy hoạch cũng còn chậm hơn so với sự phát triển của các khu công nghiệp,khu chế xuất. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào KCN, KCX đa ngành nghề mà ngay trong một khu công nghiệp doanh nghiệp này có thể là tác nhân ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Các KCN, KCX ít có cơ hội lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao. Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX tại Việt Nam. 1. Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên bình diện cả nước và cả vùng lãnh thổ chứ không phải là từng địa phương. - Quy hoạch là phải tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, chứ không phải chia nhỏ theo lối "địa phương này có cái này thì địa phương khác cũng phải có". Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghiệp,khu chế xuất phải vừa bao hàm những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá được tiềm năng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ- quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Chẳng hạn những địa phương có nhiều nguồn đất đai màu mỡ cho sự phát triển trồng trọt thì không nhất thiết phải có nhiều các KCN, KCX , nếu có thì chỉ có các KCN, KCX phục vụ cho việc thâm canh, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm trồng trọt từ khai thác lợi thế đất đai (như công nghiệp chế biến nông sản…) nếu không rất dễ rơi vào tình trạng lấy lợi thế này đè lên lợi thế khác., trong lúc có địa phương lại chịu nhiều thiệt hại do không có nhiều lợi thế. Đó là chưa kể đến khả năng sản xuất thừa do chạy đua theo kiểu tự phát phong trào. - Có 2 quan điểm trong phát triển các KCN, KCX: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN, KCX , quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tư trong nước và FDI về chất lượng theo quy hoạch, các KCN, KCX phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay hầu như là phổ biến, hầu hết các KCN, KCX đều tập trung mọi cố gắng thu hút đầu tư, FDI vào địa bàn mình bất kể ngành nào sản phẩm nào. - Quy hoạch phát triển các KCN, KCX phải có tầm chiến lược, trong đó coi trọng tính dự báo. Khắc phục và tránh tình trạng 2 khu công nghiệp nằm kề sát nhau,nhưng do nằm trong 2 vùng quy hoạch với cơ chế quản lý khác nhau, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Quy hoạch khu công nghiệp phải bao gồm: quy hoạch trong và ngoài khu công nghiệp. Sự gắn kết đô thị với khu công nghiệp phải thể hiện rõ tầm chiến lược, có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho việc xây dựng một đô thị sạch, văn minh, hiện đại và an ninh. Hoàn thiện hệ thống pháp pháp lý để làm cơ sở xác lập công tác quản lý môi trường. Thẩm định kỹ nội dung môi trường nước khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp. 2. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại KCN, KCX. - Xây dựng chất lượng KCN, KCX ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp về quy mô ngành nghề và công nghệ. - Cơ cấu ngành nghề trong KCN, KCX còn nhiều bất cập. Xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN, KCX về quy mô, ngành nghề, công nghệ để đạt được hiệu quả cao. Đối với một số các khu cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngàmh công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao. 3. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp. - Xây dựng cả 3 thể loại: Khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Không nên xây dựng quá nhiều khu công nghiệp trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề công nghiệp và cụm công nghiệp vừa và nhỏ. - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp thường hình thành ở các huyện thị nông thôn tập hợp lại theo cùng ngành nghề, mô hình thích hợp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn. - Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê đất, hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng và các công trình ngoài hàng rào và các công trình công cộng trong cụm, cần thực hiện xây dựng công trình nhà xưởng tiêu chuẩn bán trả chậm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có ít vốn, doanh nghiệp được trả chậm tới 10 năm. 4. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN, KCX. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ và xã hội trong KCN, KCX, đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện thoả mãn khách hàng. Kết quả hoạt động của các KCN, KCX không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN, KCX trong việc thu hút đầu tư cần xây dựng đựơc cơ sở hạ tầng cứng và mềm thật tốt đáp ứng yêu cầu phát triển ở trình độ cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi với chi phí thấp và có vị trí thuận lợi trong việc thông tin liên lạc cũng như cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. 5. Phát triển các cum dân cư. Phát triển các KCN, KCX phải kết hợp chặt chẽ vơi quy hoạch và quá trình đô thị hoá, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị qua lớn tạo ra sức quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở đô thị. Không thể mỗi KCN, KCX đều xây dựng các cụm dân cư riêng lẻ, điều đó dẫn đến phá vỡ quy hoạch đô thị hoá, cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, KCX, giảm hiệu quả các KCN, KCX. - Mặt khác khi xây dựng và phát triển các KCN, KCX thì phải cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn ở và đời sống sinh hoạt cho nhóm dân cư này. Thông thường các KCN, KCX thường thu hút được đông đảo lực lượng của các cư dân các tỉnh đến nên vấn đề an ninh ở đây cần được đảm bảo tránh phát sinh tệ nạn xã hội. Hơn nữa cần chú ý đến vấn đề dịch vụ thông tin liên lạc để người dân có thể tiếp cận được dịch vụ. 6. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX. Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các khu công nghiệp đã có, khi nào các khu công nghiệp lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN, KCX tiếp theo. Số lượng các KCN, KCX của Việt Nam cũng đã khá nhiều, chiếm diện tích khá lớn làm giảm diện tích đất nông nghiệp, trong khi diện tích cho thuê cuả các KCN, KCX chiếm chưa đến 45%. Trung Quốc cắt giảm 500 KCN, KCX nhằm hạn chế việc sử dụng quá mức và phí phạm quỹ đất canh tác, các hồ sơ xin duyệt và mở rộng các KCN, KCX bị ngưng và nhiều nơi rút hồ sơ lập KCN, KCX mới khỏi danh sách được phê duyệt. Những dự án đầu tư vào KCN, KCX phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có các biện pháp phối hợp các khu công nghiệp. khu chế xuất và các địa phương trong bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm cho nhau. 7. Tiếp thị các KCN, KCX. Cần tiến hành tíêp thị rầm rộ ở những nơi là xuất phát điểm chính của đầu tư trong nước và ngoài nước như các tỉnh thành phố lớn trong và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Cần quảng bá điểm khác biệt của KCN, KCX mìn, phats huy "giá trị cộng thêm" của mình để thu hút đầu tư. Giá thuê đất rẻ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không phải là yếu tố quyết định đầu tư. Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN, KCX là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Xây dựng KCN, KCX trong khu vực nghèo( khu vực ĐBSCL) rẻ hơn so với khu vực phát triển (Thành phố HCM và HN), có chi phí lao động đất đai rẻ hơn, ngược lại có chi phí hạ tầng vận chuyển cao hơn do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu vực phát triển hơn. Không phải ngẫu nhiên 70-75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển nội bộ trong các nước phát triển, chỉ có 20-25% là di chuyển ở các nước đang và kém phát triển. 8. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Cải thiện các KCN, KCX chỉ là các điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Điều kiện nền tảng nhất là chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI vào các KCN, KCX. Nhà nước cần có các chính sách thu hút đầu tư, chính sách thu hút FDI: giảm giá đầu vào nguyên vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi pbí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay VN cao hơn hẳn các nươc trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của ngươi nước ngoài (VN cao nhất trong các nươc ở khu vực ASEAN). 9. Quản lý và các chính sách phát triển các KCN, KCX. Trước tiên cần đổi mới tổ chức quản lý các KCN, KCX nhằm 2 mục tiêu: Hoàn thiện cơ chế quản lý "một cửa tại chỗ tại cấp Trung ương, tạo đầu mối giúp các ban quản lý các KCN, KCX giải quyết nhanh chóng mọ khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô; Quản lý mọi loại hình hoạt động của các KCN, KCX , khu công nghệ, khu kinh tế mở. Để thực hiện các mục tiêu này cần sớm thành lập các Ban quăn lý KCN, KCX tại VN ở cấp cơ quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuả thủ tướng Chính phủ. Chính sách nhà nước tácđộng quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách này. Đẩy mạnh từ công tác hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế một cửa trong quản lý phát triển các KCN, KCX.. Điều này sẽ góp phần khắc phục tình trạng tuỳ tiện trong trong thực thi cơ chế quản lý"một cửa tại chỗ" hiện nay ở các ban quản lý KCN, KCX trong cả nước, góp phần tạo dựng môi trường hành chính lành mạnh làm tăng tính hấp dẫn trong sự phát triển của các KCN, KCX. Ngoài ra cần từ bỏ quan điểm nới lỏng đầu vào thắt chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm như các nhà đầu tư nước ngoài từng nói VN chỉ khuyến khích đầu tư chứ không khuyến khích sản xuất, tiền hậu bất nhất không nhất quán, không minh bạch. Bài học Trung Quốc là trước cho, sau lấy làm ăn có tính lâu dài là kinh nghiệm trong thu hút đầu tư, FDI vào các KCN, KCX. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế ( thuế lợi nhuận đối với các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước là 15% trong khi nhà đầu tư nứơc ngoài chỉ là 10%), hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đầu nối với các KCN, KCX, phát triển các công trình xã hội phục vụ phát triển các KCN, KCX. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt hỗ trợ về tài chính để thu hút các doanh nghiệp vào KCN, KCX. Áp dụng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX xuất khẩu vào thị trường trong nước được hường thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước ASEAN vào VN. 10. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu những bất cập về văn hoá xã hội trong các KCN, KCX. - Về văn hoá: + Trong quy hoạh các KCN, KCX, các cơ quan quản lý Nhà nước và dịa phương phải quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Các thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn minh, tinh thần của người lao dộng cần phải được đầu tư, quy hoạch ngay từ đầu, đồng bộ với các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật. + Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư một cách phù hợp vào lĩnh vực văn hoá, dảm bảo sự phát triển nền văn hoá mang bản sắc cộng đồng KCN, KCX phù hợp với phát triển bền vững. + Xây dựng các nội dung, hình thức,phương pháp cụ thể về hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá tại các KCN, KCX. + Xây dựng các hương ước, quy ước, các tiêu chí văn hoá theo hướng giũ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam của Đảng và Nhà nước. - Về công trình xã hội trong các KCN, KCX. + Để giải quyết vấn dề nhà ở cho người lao động, giải quyết những vướng mắc về nhà ở tạm bợ, tự phát như hiện nay, một số diạ phương đã đầu tư xây dựng các khu nhà ở với quy mô vừa phải như khu công nghiệp Linh TrungI, II, Khu công nghiệp Biên Hoà, Sóng Thần mới đây nhất là khu công nghiệp Quế Võ… Tuy nhiên, những dự án trên còn là quá ít so với tốc độ phát triển các KCN, KCX. Nên chăng, có chính sách huy động vốn từ các doanh nghiệp cho dầu tư phát triển nhà ở tại các KCN, KCX, Nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách, phát hành trái phiếu phát triển đô thị, trường học, bệnh viện, chợ, bưu điện…ở các KCN, KCX. + Dành một phần dất nhất định khi quy hoạch tổng thể KCN, KCX để xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà ơ khu dân cư công nghiệp để công nhân, gia dình người lao động thuê hoặc mua với phương thức trả góp. Doanh nghiệp tư nhâ, các công ty TNHH trong các KCN, KCX không có khả năng đầu tư có thể được huy động đóng góp theo hình thức khác, vì lợi ích chung của địa phương, người lao động và doanh nghiệp. + Có cơ chế khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới, các dịch vụ phụ trợ phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần xung quanh KCN, KCX theo một quy hoạch kiến trúc tổng thể. Quá trình phát triển các KCN, KCX ở nứoc ta đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và quá trình CNH- HĐH nói riêng. Tuy nhiên với những hạn chế, bất cập về văn hóa, xã hội đã nêu ở trên đã đến lúc cần thiết phải có những thay đổi cơ bản về quản lý Nhà nướ, về cơ chế chính sách trên lĩnh vực văn hoá, xã hội để các KCN, KCX có bước phát triển mới về chất, nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững của các cộng đồng, xã hội, cá nhân người lao động tại các KCN, KCX trong tương lai gần. Kết luận Mong muốn đất nước ngày càng phát triển, đứng vững trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra một cách ngày càng mạnh mẽ, bài học từ các nước dã cho chúng ta thấy được muốn phát triển kinh tế thì phải có giải pháp để thu hút vốn và sử dụng vốn đó có hiệu quả. Nhưng thực tế đối với các nước dang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề nan giải trong phát triển kinh tế là thiếu vốn nên thiếu nhiều thứ, do vậy cơ sở hạ tầng còn kém phát triển gây trở ngại lớn cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục được một phần nào vấn đề trên Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển các KCN, KCX. Bởi vì khi phát triển các KCN, KCX ta mới có điều kiện để tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng từ đó mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Thật vậy qua bài phân tích trên ta thấy được tình hình, thực trạng và vai trò, tác động của việc hình thành phát triển các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác chúng ta cũng thấy các tồn tại cần được giải quyết trong các KCN, KCX để từ đó đưa các giải pháp để khắc phục những bất cập trên. Là sinh viên chuyên ngành khoa đầu tư em rất thích tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một dề án môn học, em không có khả năng trình bày hết tất cả các vấn dề liên quan đến các KCN, KCX Việt Nam . Những gì em trình bày ở trên còn hết sức sơ lược và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận dược sự chỉ bảo của thầy cô làm cho đề án của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS. Từ Quang Phương. 2. Giáo trình Kinh tế quốc tế chủ biên: PGS. TS. Đỗ Đức Bình- TS. Nguyễn Thường Lạng. 3. Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ chủ biên: TS Nguyễn HồngMinh. 4. Thời báo Kinh tế Việt Nam (17/07/06). 5. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 2/2004. 6. Kinh tế và dự báo số 7/2006. 7. Tạp chí công nghệ số tháng 8/2006 (trang 26). 8. Tạp chí Cộng sản số 14, tháng 7/2006. 9. Các trang ưeb: www. Khu cong nghiep.com. vn/ news- ddetail5 www. moi. gov.vn www na. gov.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0220.doc
Tài liệu liên quan