Đề tài Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng

Bằng cách sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp thông qua xác suất có nợ khó đòi chúng ta đã kết hợp giữa hai mô hình: mô hình thống kê và mô hình của hệ thống chuyên gia. Vì vậy có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những mặt yếu của hai mô hình trên. Chẳng hạn như mô hình phát hiện phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của các chuyên gia. Những nhân tố được sử dụng không có sự kiểm chứng thống kê. Còn mô hình thống kê dựa trên số liệu định tính, tuy nhiên nó đòi hỏi một số lượng dữ liệu lớn mới có thể có những đánh giá tốt. Tuy nhiên mô hình trên vẫn còn một số nhược điểm. Chẳng hạn như mô hình chỉ xét đến khối lượng nợ phải trả của doanh nghiệp thông qua biến X3: (Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu) mà không xét đến ảnh hưởng của các loại vốn, thời hạn vay vốn . Trong mô hình cũng không xét đến tình hình của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, bởi vì khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái thì xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn của chính các doanh nghiệp này trong nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh.

doc93 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những năm 1980 Tỷ lệ vỡ nợ theo ngành Năm 1 (%) Năm 2 (%) Năm 3 (%) Năm 4 (%) Năm 5 (%) Nông/lâm/ngư nghiệp 0.31 0.4 0.56 0.56 0.51 Năng lượng/Cấp nước/Khai khoáng 0.1 0.05 0.07 0.07 0.07 Công nghiệp chế tạo 0.48 0.64 0.84 0.86 0.76 Xây dựng 0.71 1.04 1.45 1.31 1.44 Thương mại 0.3 0.4 0.56 0.56 0.55 Giao thông/ Truyền thông 0.41 0.55 0.74 0.73 0.62 Tài chính/ Bảo hiểm 0.64 0.6 0.71 0.8 0.82 Dịch vụ và các ngành khác 0.28 0.36 0.48 0.5 0.47 Tất cả các lĩnh vực 0.38 0.5 0.68 0.68 0.65 2.1.2 Thực trạng tại Việt Nam Theo hiệp ước Basel ІІ cho phép các Ngân hàng lựa chọn giữa “phương pháp dựa trên đánh giá tiêu chuẩn” và “phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ”. Hiện nay hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này được sử dụng làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay. Và hầu hết các Ngân hàng đều lựa chọn phương pháp đánh giá nội bộ; đây chính là nòng cốt của quản trị rủi ro tín dụng. Phương pháp đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ, về cơ bản có 2 công cụ chính là xếp loại tín dụng (credit rating) đối với khách hàng là doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng (credit scoring) đối với khách hàng là cá nhân. Ví dụ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ vào số điểm khách hàng có được từ hạng AAA đến hạng D. Căn cứ vào kết quả xếp hạng đó những khách hàng bị xếp vào loại CCC trở xuống sẽ không được vay tiền. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 tổ chức chuyên về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó là CIC và Việt Nam Solution. CIC là trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thành lập vào năm 1999. CIC xây dựng chỉ số xếp hạng tín dụng bằng phương pháp cho điểm. Quy trình phân tích xếp hạng tín dụng tại CIC gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Phân loại doanh nghiệp theo ngành Bước 3: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô Bước 4: Xây dựng các chỉ tiêu phân tích Bước 5: Tổng hợp kết quả tính điểm Bước 6: Đưa ra chỉ số xếp loại Bước 7: Nhận xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp Trước đây, CIC phân loại doanh nghiệp thành 4 ngành kinh tế chủ yếu như sau: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Ngành công nghiệp Ngành xây dựng Ngành thương mại dịch vụ Hiện nay, CIC phân doanh nghiệp thành 8 ngành kinh tế như sau: Trồng trọt, chăn nuôi Chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp Xây dựng Thương mại hàng hoá Dịch vụ Công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí) Công nghiệp chế tạo Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Đối với các doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau thì CIC phân loại dựa vào ngành kinh doanh chính. Ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp (theo CIC) là hoạt động tạo ra doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. CIC phân loại doanh nghiệp theo quy mô thành 3 loại: Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Các tiêu chí để CIC thực hiên việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô là: nguồn vốn kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước. Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để xếp hạng tín dụng là: Khả năng thanh toán ngắn hạn (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. Chỉ tiêu này dùng để kiểm tra trạng thái vốn lưu động và tính thanh khoản; xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn. Đối với chỉ tiêu này: Khoảng giá trị từ 1 → 4 là chấp nhận được. Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn < 1 : dùng vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định → rủi ro trong thanh toán ngắn hạn. Nếu khả năng thanh toán ngắn hạn > 4: không tốt, có thể vì sử dụng không tốt khoản tiền đi vay, quỹ tiền mặt tồn đọng nhiều Khả năng thanh toán nhanh (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết cho các khoản nợ. Giá trị của tỷ lệ càng cao chứng tỏ độ rủi ro thấp. Tuy nhiên điều này cũng có ý nghĩa rằng hiệu quả quản lý tài sản lưu động chưa tốt vì những tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp đối với doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ nhỏ thì khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém. Giá tri có thể chấp nhận được là 1 → 2. Vòng quay hàng tồn kho (đơn vị: vòng) Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Hệ số này thấp chứng tỏ giá trị của các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh thu; số ngày hàng nằm trong kho lâu; hiệu quả quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp thấp vì lượng tiền tồn đọng trong hàng hoá quá lâu. Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị: ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu thuần/365ngày Hệ số này cho biết số ngày thu hồi tiền bán hàng bình quân. Giá trị này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao. Giá trị có thể chấp nhận được 30 → 60 ngày. Hiệu quả sử dụng tài sản (đơn vị: lần) Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản có Hệ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Giá trị này càng cao càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm tăng thị phần và sức cạnh tranh. Nợ phải trả trên tổng tài sản (đơn vị: %) Nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản có Hệ số này phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Trên phương diện chủ nợ: tỷ lệ này càng cao thì khả năng thu hồi nợ càng thấp, mức độ phá sản của doanh nghiệp càng cao. Trên phương diện doanh nghiệp: tỷ lệ cao chứng tỏ thành tích vay mượn tốt, nếu doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lãi vay thì tỷ lệ cao là tốt. Ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng, độ phá sản cao. Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu (đơn vị: %) Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ lớn. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng (đơn vị: %) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng = Nợ quá hạn Tổng dư nợ ngân hàng Tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng đúng hạn của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu quan trọng khi xét duyệt cho vay. Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu = Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn. Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên tổng tài sản = Lợi tức sau thuế Tổng tài sản có Chỉ tiêu này dùng để so sánh với chi phí vốn (chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp). Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nếu nhỏ hơn chi phí vốn thì doanh nghiệp bị thua lỗ. Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn = Tổng lợi tức sau thuế Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này có ý nghĩa quan trọng đối với chủ sở hữu và tiềm tàng của doanh nghiệp, nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi họ đầu tư vốn vào công ty. Tỷ số này thể hiện sức hấp hẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư tiềm tàng, rất hữu ích khi so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị trường (trái phiếu chính phủ). Nếu tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu tỷ lệ này bằng tỷ lệ lãi trung bình trên thị trường của doanh nghiệp thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở mức trung bình, có thể chấp nhận được. Nếu nhỏ hơn tỷ lệ lãi trung bình thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, không tạo được sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Các chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng gồm: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Số năm kinh nghiệm của giám đốc (tổng giám đốc) Trình độ của giám đốc (tổng giám đốc) Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số điểm 2 điểm 3 điểm 5 điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm <2 3 → 5 >5 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm <3 3 → 5 >5 3. Trình độ Giám đốc Dưới ĐH ĐH Trên ĐH Ký hiệu: ĐH là Trình độ đại học. Sau khi tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính CIC xác định điểm cho từng chỉ tiêu của doanh nghiệp bằng cách so sánh với trung bình ngành theo từng quy mô. Tiếp theo là tính tổng điểm của doanh nghiệp bằng cách gắn trọng số cho từng chỉ tiêu; đối với chỉ tiêu tài chính có trọng số là 0.7, còn chỉ tiêu phi tài chính có trọng số là 0.3 và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. Dựa trên tổng điểm của từng doanh nghiệp CIC tiến hành xếp hạng doanh nghiệp thành các loại sau: Loại AAA có số điểm từ 139 trở lên Loại AA có số điểm từ 124 đến 138 Loại A có số điểm từ 109 đến 123 Loại BBB có số điểm từ 94 đến 108 Loại BB có số điểm từ 79 đến 93 Loại B có số điểm từ 64 đến 78 Loại CCC có số điểm từ 49 đến 63 Loại CC có số điểm từ 34 đến 48 Loại C số điểm từ 33 trở xuống Bảng 2.6: Bảng xếp loại tín dụng tại CIC Ký hiệu xếp loại Nội dung AAA Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất. AA Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp. A Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp. BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tình hình tài chính. Rủi ro trung bình. BB Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao CCC Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao. CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao. C Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao Dưới đây là tổng hợp kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo ngành, thành phần kinh tế CIC đã đạt được trong năm 2004: Bảng 2.7: Kết quả xếp hạng doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo ngành kinh tế Xếp hạng tín dụng Ngành nông lâm ngư nghiệp Ngành công nghiệp Ngành xây dựng Ngành thương mại dịch vụ Tổng số Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 0 0 58 2.0 2 0.5 10 0.6 70 AA 6 5.3 148 5.0 3 0.8 47 2.7 204 A 10 8.8 350 11.8 13 3.3 126 7.3 499 BBB 20 17.7 362 12.2 15 3.8 179 10.4 576 BB 17 15.0 564 19.0 47 11.8 370 21.5 998 B 28 24.8 543 18.3 105 26.3 370 21.5 1046 CCC 18 15.9 486 16.4 140 35.0 329 19.1 973 CC 12 10.6 345 11.6 51 12.8 208 12.1 616 C 2 1.8 109 3.7 24 6.0 82 4.8 217 Tổng số 113 100 2965 100 400 100 1721 100 5199 Bảng 2.8: Xếp hạng doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp Xếp hạng tín dụng DNNN DN có vốn ĐTNN Công ty TNHH, Cty cổ phần Tổng số Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 8 0.7 9 3.9 54 1.4 71 AA 32 2.6 16 6.9 160 4.2 208 A 75 6.2 43 18.5 386 10.1 504 BBB 105 8.7 34 14.7 446 11.7 585 BB 182 15.0 34 14.7 798 20.8 1014 B 262 21.7 36 15.5 760 19.9 1058 CCC 315 26.0 32 13.8 637 16.6 984 CC 165 13.6 18 7.8 441 11.5 624 C 66 5.5 10 4.3 146 3.8 222 Tổng số 1210 100 232 100 3828 100 5270 Như vậy thời gian qua Việt nam đã có những chuyển biến hết sức sâu sắc từ việc chưa có tổ chức nào xếp hạng doanh nghiệp, hiện nay đã có một tổ chức chuyên trách về xếp hạng tín dụng - CIC. CIC sử dụng mô hình chẩn đoán để xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp là các khách hàng có quan hệ tín dụng đối với các Ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình chẩn đoán để đánh giá hiện nay thể hiện một số hạn chế nhất định như: chưa đảm bảo tính khách quan, đầy đủ và nhất quán do chưa có hội đồng tín dụng bao gồm những chuyên gia tín dụng có kinh nghiệm. Do đó trong thời gian thực tập ở CIC em có đề xuất về việc sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng tín dụng. Như đã trình bày ở phần trước rủi ro tín dụng là nguy cơ một người đi vay không trả được gốc hoặc lãi đúng thời hạn quy định. Vì vậy việc xác định rủi ro tín dụng bao gồm hai phần chính là xác suất nợ khó đòi và thiệt hại không lường trước do giá trị thu hồi thấp hơn giá trị kỳ vọng. Việc đánh giá rủi ro tín dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như chỉ dẫn quá trình xét cho vay, giám sát và lập báo cáo quản lý danh mục cho vay, phân tích mức thoả đáng của dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thu lời, phân tích định giá món vay và các mô hình quản trị rủi ro. Như vậy việc đánh giá rủi ro tín dụng không chỉ xác định xác suất nợ khó đòi mà còn phải xác định xác xuất giảm hạng tín dụng, xác suất của khả năng thu hồi vốn khi vỡ nợ xảy ra. Tuy nhiên trọng tâm của luận văn là xác định mô hình tính xác suất nợ khó đòi. Mô hình này được thực hiện dựa vào việc phân tích thực nghiệm các số liệu thống kê trong quá khứ để xác định mối quan hệ thống kê giữa các biến số tài chính và khả năng xảy ra tình trạng nợ khó đòi. Chương 3: Sử dụng mô hình Logistic tính xác suất nợ khó đòi và ứng dụng trong xếp hạng doanh nghiệp. Mô hình Logistic và ứng dụng trong xếp hạng doanh nghiệp 3.1.1 Mô hình Logistic Mô hình Logistic là mô hình hồi quy trong đó biến phụ thuộc là biến giả. Có rất nhiều hiện tượng, nhiều quá trình mà khi mô tả bằng mô hình kinh tế lượng, biến phụ thuộc lại là biến chất, do đó cần phải dùng đến biến giả (biến giả là biến rời rạc, nó có thể nhận một trong hai giá trị: 0 và 1). Mô hình Logistic – Phương pháp Goldberger (1964) Trong mô hình này, các pi được xác định bằng: (1.1) X = (1, X2); Xi =(1, X2i); Trong mô hình trên, pi không phải là hàm tuyến tĩnh của các biến độc lập. Phương trình (1.1) được gọi là hàm phân bố Logistic. Trong hàm này khi nhận các giá trị từ - đến thì pi nhận giá trị từ 0-1. pi phi tuyến đối với cả X và các tham số . Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp OLS để ước lượng. Người ta dùng ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng. Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được ước lượng xác suất pi=P(Y=1/Xi). Như vậy trong mô hình Logit chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất Y để nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau: Ứng dụng mô hình Logistic vào xếp hạng doanh nghiệp Xác suất nợ khó đòi được mô hình hoá bởi hàm Logit, trong mô hình này biến phụ thuộc là các chỉ số đặc trưng của nền kinh tế (hay ngành kinh tế), chỉ số này được tính nhờ vào các biến số kinh tế ở trong quá khứ và hiện tại. Chúng ta mô tả hàm này như sau: (2.1) Ở đây: pi,t là xác suất nợ khó đòi có điều kiện trong khoảng thời gian t của doanh nghiệp i. Yi,t là giá trị chỉ số nền kinh tế nhận được từ mô hình đa nhân tố được mô tả sau đây (phương trình 2.2). Chú ý rằng mô hình (2.1) đảm bảo xác suất nợ khó đòi nhận một giá trị trong khoảng 0 đến 1. Xác suất nợ khó đòi trung bình trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái sẽ cao hơn trong nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Chỉ số kinh tế đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế của một đất nước được xác định bởi mô hình đa nhân tố sau đây: (2.2) Ở đây: Yi,t là giá trị chỉ số kinh tế trong khoảng thời gian t cho doanh nghiệp hoặc đất nước i. là hệ số xác định cho doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế i. Xi,1,t, Xi,2,t, , Xi,m,t là giá trị các biến kinh tế cho doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế i trong khoảng thời gian t. Vi,t là sai số ngẫu nhiên, giả thiết nó không tương quan với Xi,t. Và chúng ta cũng giả định vi,t phân phối chuẩn. Mỗi biến kinh tế là đặc trưng đại diện cho mỗi đất nước, những nước khác nhau có thể sử dụng những biến kinh tế riêng phù hợp với kinh tế của nước mình. Khi số liệu đủ lớn, mô hình có thể xác định hạng doanh nghiệp dựa trên xác suất nợ khó đòi Pi,t và chỉ số Yi,t và sau đó chỉ rõ sự phù hợp của hạng doanh nghiệp và ma trận các hệ số . Để việc đề xuất được đầy đủ, mỗi một biến kinh tế được giả định thuộc loại mô tình tự hồi quy với một bậc nhất định hoặc là mô hình AR(n) dưới đây: (2.3) Ở đây Xj,i,t-1, Xj,i,t-2 là giá trị quá khứ của biến Xj,i,t là ma trận các hệ số ej,i,t là sai số ngẫu nhiên trong đó ej,i,t được coi là độc lập và phân phối giống nhau (nghĩa là ). Từ phương trình (2.3) chúng ta có thể dự báo được giá trị các chỉ tiêu tài chính trong năm tới. Mô hình xác suất nợ khó đòi được xác định bởi (2.1), (2.2), (2.3), và vì vậy chúng ta phải giải hệ phương trình sau: Như vậy thông qua hệ phương trình trên chúng ta có thể dự báo xác suất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo được thực hiện dựa trên việc dự báo các chỉ tiêu tài chính thông qua phương trình (2.3), từ đó chúng ta tiến hành thay các chỉ tiêu vừa được dự báo vào phương trình (2.1) sẽ dự báo được xác xuất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp. Thông qua giá trị dự báo của xác suất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp các Ngân hàng có thể có các biện pháp nhằm thực hiện nghiệp vụ quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng được tốt hơn. Phương pháp tính xác suất nợ khó đòi cho các doanh nghiệp Việt Nam Các bước tiến hành xếp hạng tín dụng Bảng 3.1: Các bước xếp hạng tín dụng Thu thập số liệu Phân tích các chỉ tiêu tài chính Tổng điểm Xác suất nợ khó đòi Kết quả xếp hạng Phân tích các chỉ tiêu tài phi tàichính Các chỉ tiêu tài chính Quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp được chia làm 3 loại: Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ Việc phân chia thành 3 loại quy mô như trên dựa trên nguồn vốn kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước. Khả năng thanh toán ngắn hạn (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. Khả năng thanh toán nhanh (đơn vị: lần) Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân Tài sản nợ ngắn hạn Tỷ lệ này cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh toán cấp thiết cho các khoản nợ. Vòng quay hàng tồn kho (đơn vị: vòng) Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Hệ số này dùng để xác định hiệu quả quản trị ngân quỹ của doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân (đơn vị: ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu thuần / 365 ngày Hệ số kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày thu tiền bán hàng bình quân. Giá trị này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao. Hiệu quả sử dụng tài sản (đơn vị: lần) Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản có Hệ số này thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nợ phải trả trên tổng tài sản (đơn vị: %) Nợ phải trả trên tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản có Hệ số này phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu (đơn vị: %) Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn. Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu = Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên tổng tài sản = Lợi tức sau thuế Tổng tài sản có Hệ số này dùng để so sánh với chi phí vốn (chi phí sử dụng ngân quỹ của doanh nghiệp). Nếu tỷ lệ này lớn hơn chi phí vốn, doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn chi phí vốn, doanh nghiệp bị thua lỗ. Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn (đơn vị: %) Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn = Tổng lợi tức sau thuế Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số này cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 3.2.1.2 Các chỉ tiêu phi tài chính Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Số năm kinh nghiệm của Giám đốc ( Tổng giám đốc) Trình độ Giám đốc (Tổng giám đốc) Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số điểm 2 điểm 3 điểm 5 điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm <2 3 → 5 >5 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm <3 3 → 5 >5 3. Trình độ Giám đốc Dưới ĐH ĐH Trên ĐH Mô hình xác suất có nợ khó đòi Chúng ta thấy các ngành kinh tế khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau vì vậy những nhân tố tác động tới xác suất xảy ra tình trạng nợ khó đòi của các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau cũng sẽ khác nhau. Đồng thời trong các thời kỳ kinh tế khác nhau thì chính sách của Nhà nước cũng khác nhau, trong thời kỳ này thì ưu tiên phát triển ngành kinh tế này, sang thời kỳ khác lại chú trọng vào ngành kinh tế khác do đó Nhà nước cũng sẽ có những chính sách khác nhau tác động vào các ngành kinh tế trong những thời kỳ khác nhau vì vậy cũng ảnh hưởng dến xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ xác định mô hình xác suất có nợ khó đòi đối với các ngành kinh tế riêng rẽ. Cụ thể, chúng ta sẽ chia các doanh nghiệp trong nền kinh tế thành 4 nhóm ngành kinh tế chủ yếu, những ngành kinh tế đó bao gồm: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Ngành công nghiệp Ngành xây dựng Ngành thương mại, dịch vụ Để xây dựng mô hình xác suất có nợ khó đòi ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính sau: Y: tình hình nợ khó đòi của doanh nghiệp Y=1 nếu doanh nghiệp có nợ khó đòi Y=0 nếu doanh nghiệp không có nợ khó đòi X1: Biến quy mô của doanh nghiệp. X1 được chia thành: D1=1 nếu doanh nghiệp có quy mô lớn D1=0 nếu quy mô của doanh nghiệp không phải là lớn D3=1 nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ D3=0 nếu quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ X2: Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn X3: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh X4: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho X5: Kỳ thu tiền bình quân X6: Hiệu quả sử dụng tài sản X7: Nợ phải trả trên tổng tài sản X8: Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu X9: Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu X10: Tổng lợi tức sau thuế tên tài sản X11: Tổng lợi tức sau thuế trên Nguồn vốn chủ sở hữu Mô hình xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Mô hình Logistic với đầy đủ các biến số Kết quả ước lượng được trình bày ở Bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2: Mô hình Logitstic đầy đủ biến số cho các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp Nguồn số liệu: CIC; ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Gồm 1215 quan sát từ năm 1998 đến 2003. Trong đó 1998 có 257 DN, 1999 có 257 DN, 2000 có 257 DN, 2001 có 255 DN, 2002 có 77 DN, 2003 có 112 DN. Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm các loại nợ thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 gồm nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nợ cần chú ý là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Nợ nghi ngờ là nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Nợ có khả năng mất vốn là nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nhận xét Từ các giá trị z-statistic và p-value thu được từ việc ước lượng mô hình Logistic (Bảng 3.2) cho biến phụ thuộc Y: Xác suất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp ta thấy có một số biến không ảnh hưởng đến Y. Ta có thể giải thích một số nguyên nhân của kết quả đó như sau: Ta thấy chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao thì độ rủi ro về thanh toán càng thấp, có nghĩa là xác suất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp thấp. Nhưng từ mô hình trên ta thấy ảnh hưởng của chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh tới xác suất có nợ khó đòi là c(3)=0.05>0, điều này là trái với lý thuyết. Hệ số tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu: X11 cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được khi họ đầu tư vốn vào công ty. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, do đó xác suất xảy ra vỡ nợ thấp nên nó có ảnh hưởng ngược chiều đối với xác suất có nợ khó đòi nhưng ta lại có hệ số c(11)=0.0043>0, điều này trái với lý thuyết. Thông qua phương pháp bớt dần các biến (chỉ tiêu tài chính) không có tác động đáng kể tới mô hình, quá trình này được thực hiện cho đến khi biến bớt đi có tác động đáng kể tới mô hình. Thông qua kết quả ước lượng ta thấy có thể bỏ bớt các biến số sau: X3, X4, X7, X9, X11 ra khỏi mô hình ban đầu. Mô hình Logistic sau khi bỏ các biến số Kết quả ước lượng như sau: Bảng 3.3: Mô hình Logistic chuẩn dối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp Như vậy ta có thể mô tả xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp như sau: Với các giá trị z-statistic và p-value các hệ số của phương trình trên có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Các biến số tác động đến xác suất xảy ra nợ khó đòi bao gồm: X1: Quy mô của doanh nghiệp được thể hiện qua biến số D3 D3=1 Doanh nghiệp có quy mô nhỏ D3=0: Quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ X2: Khả năng thanh toán ngắn hạn X5: Kỳ thu tiền bình quân X6: Hiệu quả sử dụng tài sản X8: Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu Phân tích Ta thấy trong thực nghiệm doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì xác suất xảy ra nợ khó đòi lớn hơn đối với doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn điều này được thể hiện qua hệ số c(1)=1.1 >0 Biến độc lập X2 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa trong trường hợp xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản: X6 thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giá trị càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, do đó hệ số c(4)=-1.28<0 Biến độc lập X5: Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp Kỳ thu tiền bình quân = {Các khoản phải thu/(Doanh thu thuần/ 365 ngày)} Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày thu hồi tiền bán hàng bình quân. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp càng thấp, khả năng có những khoản nợ khó đòi cao, do đó xác suất xảy ra nợ khó đòi sẽ cao. Như vậy kỳ thu tiền bình quân và xác suất xảy ra nợ khó đòi có mối quan hệ tỷ lệ thuận điều này cũng được thể hiện qua hệ số c(4)=1.23*10-5 > 0 Biến độc lập X8: Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với chủ nợ càng lớn do đó xác suất xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp cao. Như vậy giữa chỉ tiêu nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu và xác suất xảy ra nợ khó đòi có mối quan hệ tỷ lệ thuận điều này được thể hiện qua hệ số c(5)=0.00012 > 0 Ảnh hưởng của Xk đến pi được tính như sau: Ảnh hưởng của quy mô lớn đến Pi được tính dựa vào: Ảnh hưởng của quy mô trung bình đến pi: Ảnh hưởng của quy mô nhỏ đến pi: Từ kết quả trên ta có bảng tính xác suất có nợ khó đòi của các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp như sau: Bảng 3.4: Kết quả tính xác suất nợ khó dòi của các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm Xác suất nợ khó đòi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 136 52.9 136 52.9 131 51.0 124 48.6 44 57.1 65 58.0 AA 107 41.6 107 41.6 98 38.1 106 41.6 25 32.5 43 38.4 A 8 3.1 8 3.1 18 7.0 14 5.5 3 3.9 2 1.8 BBB 3 1.2 3 1.2 3 1.2 6 2.4 2 2.6 1 0.9 BB 1 0.4 1 0.4 0 0.0 1 0.4 0 0.0 0 0.0 B 0 0.0 0 0.0 1 0.4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 CCC 0 0.0 0 0.0 3 1.2 2 0.8 0 0.0 0 0.0 CC 1 0.4 1 0.4 1 0.4 1 0.4 1 1.3 0 0.0 C 1 0.4 1 0.4 2 0.8 1 0.4 2 2.6 1 0.9 Tổng số 257 100 257 100 257 100 255 100 77 100 112 100 Ta có thể minh hoạ tỷ lệ phần trăm số doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi vào đồ thị dưới đây: Đồ thị 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi Mô hình xác suất xảy ra nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng Mô hình Logistic với đầy đủ các biến số ảnh hưởng đến xác suất có nợ khó đòi của ngành xây dựng được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.5: Mô hình tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp xây dựng với đầy đủ các biến số Nguồn số liệu: CIC, ngành xây dựng. Gồm 2217 quan sát từ năm 1998 đến 2003. Trong đó 1998 có 363 DN, 1999 có363 DN, 2000 có 357 DN, 2001 có 362 DN, 2002 có 288 DN, 2003 có 484 DN Nhận xét: Ta thấy biến độc lập X2: Khả năng thanh toán ngắn hạn = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/ Tài sản nợ ngắn hạn). Do đó X2 cho biết quy mô những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn. X2 xem xét mức độ bảo vệ người cho vay trong trường hợp doanh nghiệp vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động, thể hiện sự an toàn của người cho vay ngắn hạn. Vì vậy theo lý thuyết X2 có ảnh hưởng ngược chiều đối với xác suất nợ khó đòi. Nhưng từ kết quả trên ta thấy X2 có tác động cùng chiều với Y thể hiện ở hệ số c(3)=0.1>0, điều này là trái với lý thuyết. X11: Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn=(Lợi tức sau thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu). X11 cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp khi họ đầu tư vốn vào công ty. Chỉ tiêu này lớn thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, do đó nó cao tác động ngược chiều đối với xác suất nợ khó đòi. Nhưng từ kết quả ước lượng mô hình ta thấy X11 có ảnh hưởng cùng chiều đối với biến phụ thuộc Y được thể hiện qua hệ số c(12)=0.0001>0, điều này là trái với lý thuyết, vì vậy ta có thể bỏ biến X11 ra khỏi mô hình. Mặt khác ta lại thấy X5, X8 rất ít ảnh hưởng đến xác suất nợ khó đòi, điều này được thể hiện qua hệ số c(6)=-1.04*10-8–<<0, c(9)=9.9*10-7<<0. Do đó chúng ta cũng có thể bỏ các biến số X5, X8 ra khỏi mô hình. Thông qua phương pháp bớt dần các biến số, ta có kết quả có thể bỏ bớt các biến số X2, X3, X5, X8 ,X9, X10, X11 ra khỏi mô hình ban đầu. Mô hình Logistic sau khi bỏ bớt các biến số không ảnh hưởng đến xác suất có nợ khó đòi của các doanh nghiệp xây dựng Bảng 3.6: Mô hình Logistic chuẩn đối với ngành xây dựng Từ mô hình trên ta có các kết quả sau: Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có tác động cùng chiều , còn các doanh nghiệp có quy mô lớn thì có tác động ngược chiều đối với xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp nhỏ thì xác suất có nợ khó đòi lớn hơn doanh nghiệp lớn.cccccccccccccccc 1 Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng thì các tài sản như công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, tài sản cố định giữ vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các tài sản thì sẽ tạo điều kiện thu được dòng thu nhập lớn hơn, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu X4: hiệu quả sử dụng tài sản. Với mức ý nghĩa 5% mô hình trên có thể chấp nhận được về mặt thống kê. Như vậy ta các biến số ảnh hưởng tới xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng là: X1: Quy mô doanh nghiệp được thể hiện qua các biến sau: D1=1 nếu doanh nghiệp có quy mô lớn D1=0 nếu quy mô của doanh nghiệp không phải là lớn D3=1 nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ D3=0 nếu quy mô của doanh nghiệp không phải là nhỏ X4: Vòng quay hàng tồn kho X6: Hiệu quả sử dụng tài sản X7: Nợ phải trả trên tổng tài sản Từ các kết quả trên ta có phương trình biểu diễn xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng như sau: Từ phương trình trên ta có bảng tính xác suất nợ khó đòi cho các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng qua các năm như sau: Bảng 3.7: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp xây dựng Xếp hạng tín dụng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 188 51.8 99 27.3 135 37.8 112 30.9 72 25 159 32.9 AA 36 9.9 33 9.1 40 11.2 43 11.9 28 9.7 35 7.2 A 27 7.4 31 8.5 29 8.1 31 8.6 33 11.5 35 7.2 BBB 18 5.0 31 8.5 27 7.6 27 7.5 23 8.0 23 4.8 BB 42 11.6 67 18.5 46 12.9 48 13.3 38 13.2 47 9.7 B 27 7.4 39 10.7 23 6.4 20 5.5 21 7.3 32 6.6 CCC 19 5.2 37 10.2 22 6.2 28 7.7 23 8.0 28 5.8 CC 5 1.4 21 5.8 20 5.6 35 9.7 35 12.2 62 12.8 C 1 0.3 5 1.4 15 4.2 18 5.0 15 5.2 63 13.0 Tổng số 363 100 363 100 357 100 362 100 288 100 484 100 Với kết quả trên ta có đồ thị mô tả tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng có cùng xác suất nợ khó đòi qua các năm như sau: Đồ thị 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng có cùng xác suất nợ khó đòi Mô hình xảy ra xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Mô hình Logistic với đầy đủ biến số Bảng 3.8: Mô hình tính xác suất nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp công nghiệp với đầy đủ các biến số Nguồn: CIC, ngành công nghiệp. Gồm 6621 quan sát từ năm 1998 đến 2003 Trong đó 1998 có 825 DN, 1999 có 827 DN, 2000 có 815 DN, 2001 có 810 DN, 2002 có 1269 Dn, 2003 có 2075 DN. Phân tích X3: Khả năng thanh toán nhanh = {(Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho bình quân)/ Tài sản nợ ngắn hạn}. X3 cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ. X3 càng cao thì độ rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, X3 nhỏ thì khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém, do đó X3 có tác động ngược chiều đới với xác suất nợ khó đòi. Tuy nhiên theo mô hình trên, X3 tác động cùng chiều đối với Y được thể hiện qua hệ số c(4)=0.001>0, điều nàylà trái với lý thuyết. X10: Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản=(Lợi tức sau thuế/ Tổng tài sản có), như vậy X10 có ảnh hưởng ngược chiều đối với xác suất nợ khó đòi. Tuy nhiên theo mô hình c(11)=6.79*10-10>0, điều này trái với lý thuyết. Theo mô hình, biến X11 cũng có ảnh hưởng dương đến Y, được thể hiện qua hệ số c(12)=5.69*10-11>0, như vậy điều này trái với lý thuyết. Ngoài ra ta thấy các biến số X4, X6, X8, X9 có ảnh hưởng không đáng kể tới xác suất nợ khó đòi, điều này đượcthể hiện qua các hệ số c(5)=-2.15*10-6~0, c(7)=-1.03*10-15~0, c(9)=1.96*10-5~0, c(10)=6.79*10-10~0. Do đó ta có thể bớt các biến này ra khỏi mô hình. Thông qua phương pháp bớt dần các biến số, ta có thể bớt các biến số X2, X3, X4, X5, X6, X8, X9 ,X10, X11 ra khỏi mô hình ban đầu. Mô hình Logistic chuẩn đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp Bảng 3.9: Mô hình chuẩn tính xác suất nợ khó đòi đối với doanh nghiệp công nghiệp Với các giá trị z-statistic và p-value ta thấy mô hình trên có thể có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy các biến số ảnh hưởng đến xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp bao gồm: X1: Quy mô của doanh nghiệp X7: Nợ phải trả trên tổng tài sản Vì vậy ta có phương trình biểu diễn xác suất có nợ khó đòi của ngành công nghiệp như sau: Từ phương trình trên ta có kết quả tính xác suất nợ khó đòi của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp như sau: Bảng 3.10: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp qua các năm Xác suất nợ khó đòi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 504 61.1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 AA 107 13.0 20 2.4 36 4.4 0 0 0 0 0 0 A 35 4.2 115 13.9 142 17.4 157 19.4 217 17.1 409 19.7 BBB 42 5.1 137 16.6 144 17.7 156 19.3 195 15.4 354 17.1 BB 118 14.3 416 50.3 374 45.9 363 44.8 578 45.5 833 40.1 B 15 1.8 120 14.5 99 12.1 116 14.3 213 16.8 331 16.0 CCC 4 0.5 10 1.2 15 1.8 14 1.7 37 2.9 73 3.5 CC 0 0.0 5 0.6 5 0.6 2 0.2 16 1.3 46 2.2 C 0 0.0 4 0.5 0 0.0 2 0.2 13 1.0 29 1.4 Tổng số 825 100 827 100 815 100 810 100 1269 100 2075 100 Từ kết quả trên ta có thể biểu diễn phần trăm số doanh nghiệp công nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi qua các năm như sau: Đồ thị 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất có nợ khó đòi của ngành công nghiệp Mô hình xảy ra xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Thương mại, dịch vụ Mô hình Logistic với đầy đủ các biến số Bảng 3.11: Mô hình với đầy đủ biến số đối với Ngành Thương mại, dịch vụ Nguồn: CIC, ngành thương mại dịch vụ Gồm 7079 quan sát từ năm 1998 đến 2003. Trong đó 1998 có 1024 DN, 1999 có 1026 DN, 2000 có 990 DN, 2001 có 1008 DN, 2002 có 877 DN, 2003 có 2154 DN. Nhận xét Từ mô hình trên ta thấy các biến số X3, X11 có ảnh hưởng cùng chiều đến xác suất có nợ khó đòi, biến số X7 có ảnh hưởng âm đến xác suất có nợ khó đòi là trái với lý thuyết. Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng chuyển đổi các tài sản có của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cấp thiết các khoản nợ, giá trị này nhỏ thì khả năng đáp ứng ngay các nghĩa vụ nợ ngắn hạn kém,vì vậy nó ảnh hưởng âm đến biến phụ thuộc Y. Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phản ánh mức độ đảm bảo cho các khoản nợ bằng vốn riêng của doanh nghiệp, hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn. Thông qua phương pháp bớt dần các biến số ta thấy có thể bớt các biến sau ra khỏi mô hình: X2, X3, X6, X7, X9, X10, X11. Mô hình Logistic chuẩn Bảng 3.12: Mô hình chuẩn đối với ngành Thương mại, dịch vụ Từ các giá trị z-statistic và p-value, với mức ý nghĩa 5% mô hình trên có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy ta có phương trình mô tả xác suất có nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ như sau: Từ phương trình trên ta có kết quả tính xác suất nợ khó đòi các doanh nghiệp thương mại dịch vụ của một số năm như sau: Bảng 3.13: Kết quả tính xác suất nợ khó đòi của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Xác suất nợ khó đòi Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) AAA 318 31.1 333 32.5 342 34.5 348 34.5 360 41.0 749 34.8 AA 56 5.5 47 4.6 45 4.5 48 4.8 21 2.4 78 3.6 A 647 63.2 640 62.4 597 60.3 612 60.7 491 56.0 1316 61.1 BBB 2 0.2 2 0.2 2 0.2 0 0.0 2 0.2 6 0.3 BB 0 0.0 3 0.3 1 0.1 0 0.0 1 0.1 3 0.1 B 0 0.0 1 0.1 0 0.0 0 0.0 1 0.1 0 0.0 CCC 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 CC 1 0.1 0 0.0 1 0.1 0 0.0 0 0.0 0 0.0 C 0 0.0 0 0.0 2 0.2 0 0.0 1 0.1 2 0.1 Tổng số 1024 100 1026 100 990 100 1008 100 877 100 2154 100 Từ kết quả trên ta có đồ thị mô tả tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi trong ngành thương mại, dịch vụ: Đồ thị 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi của ngành thương mại, dịch vụ Đồ thị 3.5: So sánh tỷ lệ doanh nghiệp có cùng xác suất nợ khó đòi giữa các ngành kinh tế năm 2003 Mô hình tự hồi quy – AR(2) Mô hình tự hồi quy AR(2) được dùng để dự báo các chỉ tiêu tài chính cho doanh nghiệp trong năm tới từ đó đó sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng dự báo được xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp trong năm tới từ đó sẽ có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về việc tiếp cận với số liệu nên việc ước lượng mô hình tự hồi quy cho các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiến hành được. Như vậy ta có bảng xếp loại về tình hình xảy ra nợ khó đòi của doanh nghiệp dựa vào xác suất có nợ khó đòi như sau: Bảng 3.14: Mô tả xếp loại dựa vào xác suất nợ khó đòi Xác suất có nợ khó đòi NỘI DUNG 0 → 0.1 Xác suất xảy ra nợ khó đòi thấp nhất 0.1 → 0.2 Xác suất xảy ra nợ khó đòi rất thấp 0.2 → 0.3 Xác suất có nợ khó đòi thấp 0.3 → 0.4 Xác suất có nợ khó đòi tương đối thấp 0.4 → 0.6 Xác suất có nợ khó đòi trung bình 0.6 → 0.7 Xác suất xảy ra nợ khó đòi tương đối cao 0.7 → 0.8 Xác suất xảy ra nợ khó đòi cao 0.8 → 0.9 Xác suất có nợ khó đòi rất cao 0.9 → 1 Xác suất có nợ khó đòi cao nhất Ứng dụng mô hình vào một số doanh nghiệp Việt Nam Các chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp Bảng 3.15: Các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp Đơn vị: Triệu đồng Tên chỉ tiêu DN HA DN MP DN XNK DN SĐ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 Các chỉ tiêu tài chính A-Tổng tài sản 36.440 48.482 16.573 17.356 160.273 179.611 1.785.697 2.689.646 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 34.458 44.670 8.534 9.408 156.881 176.733 1.495.262 1.839.024 2.Các khoản phải thu 9.239 5.600 1.403 973 97.809 81.728 1.009.520 731.290 3.Hàng tồn kho 23.641 33.854 6.787 8.013 42.942 76.312 399.225 523.745 4.TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.982 3.813 8.039 7.948 3.392 2.878 290.435 850.622 B-Tổng tài sản nợ 36.440 48.482 16.573 17.356 160.273 179.611 1.785.697 2.689.646 1.Nợ phải trả 32.438 44.211 11.110 11.912 154.923 173.711 1.442.316 2.278.891 2.Nợ ngắn hạn 31.163 43.464 8.610 10.037 137.451 165.254 898.769 1.755.768 3.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.002 4.271 5.463 5.444 5.350 5.900 343.381 410.754 C-Doanh thu thuần 98.225 285.651 15.512 11.969 293.554 227.415 3.120.766 4.755.579 1.Giá vốn hàng bán 91.782 272.329 13.133 9.902 279.855 212.302 2.578.980 3.802.769 2.Lợi tức sau thuế 20 288 223 196 323 751 26.902 47.416 D-Vốn lưu động thường xuyên 3.294 1.205 -76 -629 19.430 11.479 596.493 83.255 Quy mô DN Nhỏ Nhỏ Nhỏ Nhỏ Trung bình Trung bình Lớn Các chỉ tiêu phi tài chính 1.Thời gian hoạt động của DN 4 6 13 13 22 22 11 11 2.Số năm kinh nghiệm của Giám đốc 4 6 15 15 15 15 10 10 3.Trình độ của Giám đốc ĐH ĐH ĐH ĐH ĐH ĐH ĐH ĐH Kết quả Như vậy ta có bảng tính xác suất có nợ khó đòi của doanh nghiệp như sau: Bảng 3.16: Bảng tính xác suất có nợ khó đòi Chỉ tiêu Doanh nghiệp HA Doanh nghiệp MP Doanh nghiệp XNK Doanh nghiệp SĐ 2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 2005 X1 2 2 3 3 2 2 1 1 D1 0 0 0 0 0 0 1 1 D3 0 0 1 1 0 0 0 0 X2  1.1  1  1  0.9  1.1  1.1  1.7  1 X3  0.3  0.2  0.2  0.1  0.8  0.6  1.2  0.7 X4  5  9.5  3  1.3  9.2  3.6  11.1  8.2 X5  34.3  7.2  33  29.7  121.6  131.2  118.1  56.1 X6  2.7  5.9  0.9  0.7  1.8  1.3  1.7  1.8 X7  89  91.2  67  68.6  96.7  96.7  80.8  84.7 X8  810.5  1035.1  203.4  218.8  2895.8  2944.3  420  554.8 X9  0  0.1  1.4  1.6  0.1  0.3  0.9  1 X10  0.1  0.6  1.3  1.1  0.2  0.4  1.5  1.8 X11  0.5  6.7  4.1  3.6  6  12.7  7.8  11.5 XS nợ khó đòi 0.092 0.091 0.15 0.26 0.22 0.22 0.013 0.014 Trong đó: Doanh nghiệp HA thuộc ngành thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp MP thuộc ngành xây dựng Doanh nghiệp XNK thuộc ngành công nghiệp Doanh nghiệp SĐ thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp Các chỉ tiêu thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp HA Bảng 3.17: Bảng thông tin phi tài chính của DN HA Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm 4 3 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm 4 3 3. Trình độ của Giám đốc ĐH 3 Tổng điểm 9 Đối với doanh nghiệp MP Bảng 3.18: Bảng thông tin phi tài chính của DN MP Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm 13 5 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm 15 5 3. Trình độ của Giám đốc ĐH 3 Tổng điểm 13 Đối với doanh nghiệp XNK Bảng 3.19: Bảng thông tin phi tài chính của DN XNK Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm 22 5 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm 15 5 3. Trình độ của Giám đốc ĐH 3 Tổng điểm 13 Đối với doanh nghiệp SĐ Bảng 3.20: Thông tin phi tài chính của DN SĐ Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Số điểm 1. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Năm 22 5 2. Số năm kinh nghiệm của Giám đốc Năm 15 5 3. Trình độ của Giám đốc ĐH 3 Tổng điểm 13 Như vậy chúng ta có bảng xếp hạng doanh nghiệp như sau: Bảng 3.21: Bảng xếp hạng một số doanh nghiệp Tên DN Xác suất có nợ khó đòi Tổng điểm Xếp hạng DN Năm 2004 Năm 2005 Năm 2004 Năm 2005 DN HA 0.092 0.091 9 A A DN MP 0.15 0.26 13 AA A DN XNK 0.22 0.22 13 A A DN SĐ 0.013 0.014 13 AAA AAA Từ bảng trên ta thấy, DN MP năm 2004 có pi = 0.15 khả năng xảy ra nợ khó đòi thấp, năm 2005 có pi = 0.26 khả năng xảy ra nợ khó đòi cao hơn, tổng điểm của các chỉ tiêu phi tài chính bằng 13, do đó ta có thể xếp doanh nghiệp MP năm 2004 vào loại AA, năm 2005 vào loại A. Như vậy DN năm 2004 được đánh giá là loại ưu, hoạt động có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính tốt, khả năng tự chủ tài chính tốt, lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp. Sang năm 2005 doanh nghiệp chỉ được đánh giá vào loại tốt, rủi ro tương đối thấp. Doanh nghiệp HA năm 2004 và năm 2005 đều có pi=0.09 khả năng có nợ khó đòi thấp nhất, tổng điểm của các chỉ tiêu phi tài chính là 9, do đó ta xếp doanh nghiệp vào loại A trong cả 2 năm 2004 và 2005. Như vậy doanh nghiệp được đánh giá vào loại tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định, rủi ro tương đối thấp. Doanh nghiệp XNK năm 2004 và năm 2005 đều có pi=0.22 khả năng có nợ khó đòi là thấp, tổng điểm của các chỉ tiêu phi tài chính là 13, do đó ta xếp doanh nghiệp vào loại A. Như vậy doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ổn định, rủi ro tương đối thấp. Doanh nghiệp SĐ năm 2004 và năm 2005 đều có pi=0.013 và pi=0.014 khả năng có nợ khó đòi thấp nhất, tổng điểm của các chỉ tiêu phi tài chính là 13, do đó ta có thể xếp doanh nghiệp vào loại AAA trong cả 2 năm 2004 và 2005. Như vậy doanh nghiệp được đánh giá vào loại tối ưu, hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt, tiềm lực tài chính manh, triển vọng phát triển lâu dài, lịch sử vay trả nợ tốt, rủi ro thấp nhất. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN B ằng cách sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp thông qua xác suất có nợ khó đòi chúng ta đã kết hợp giữa hai mô hình: mô hình thống kê và mô hình của hệ thống chuyên gia. Vì vậy có thể phát huy những điểm mạnh và hạn chế những mặt yếu của hai mô hình trên. Chẳng hạn như mô hình phát hiện phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của các chuyên gia. Những nhân tố được sử dụng không có sự kiểm chứng thống kê. Còn mô hình thống kê dựa trên số liệu định tính, tuy nhiên nó đòi hỏi một số lượng dữ liệu lớn mới có thể có những đánh giá tốt. Tuy nhiên mô hình trên vẫn còn một số nhược điểm. Chẳng hạn như mô hình chỉ xét đến khối lượng nợ phải trả của doanh nghiệp thông qua biến X3: (Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu) mà không xét đến ảnh hưởng của các loại vốn, thời hạn vay vốn. Trong mô hình cũng không xét đến tình hình của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, bởi vì khi nền kinh tế trong tình trạng suy thoái thì xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn xác suất có nợ không đủ tiêu chuẩn của chính các doanh nghiệp này trong nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính được sử dụng cũng có một số nhược điểm chỉ tiêu trình độ và số năm kinh nghiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc) đã được xem xét, tuy nhiên số năm kinh nghiệm và trình độ của Giám đốc chỉ là xét trong một lĩnh vực nhất định. Vậy lĩnh vực đấy có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Đặc biệt trong điều kiện hiện nay tiêu chí phá sản (Lâm vào tình trạng phá sản) áp dụng trong thực tế chưa được đồng bộ nên việc đưa ra mô hình tốt nhất áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam còn khó khăn. Do vấn đề nghiên cứu phức tạp và với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này của em còn nhiều hạn hẹp nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng các bạn để hoàn thiện hơn nữa luận văn này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế lượng và bài tập kinh tế lượng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Toán Kinh tế, Bộ môn điều khiển học kinh tế, Nxb khoa học và kỹ thuật Tạp chí Ngân hàng và Tạp chí Tài chính tiền tệ các năm 2005, 2006 Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường đại học Kinh tế quốc dân – Khoa Ngân hàng tài chính, Chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Nxb Thống kê 2006 Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng – TS Nguyễn Văn Tiến, Nxb Thống kê 2002 Quản trị Ngân hàng thương mại – PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Nxb Tài chính 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0099.doc