MỞ ĐẦU 1
I. Tính cấp thiết của đề tài 1
II. Ý nghĩa của đề tài 3
III. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
IV. Mục tiêu nghiên cứu 6
V. Giả thuyết nghiên cứu 6
VI. Khung lý thuyết 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
II. Phương pháp nghiên cứu 11
III. Các khái niệm công cụ 14
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
I. Vài nét chung về công ty Tuyển than Cửa Ông 18
II. Thực trạng môi trường lao động sản xuất của công ty 19
III. Một số yếu tố của môi trường lao động tại công ty Tuyển than Cửa Ông ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân 22
III. Tình hình sức khoẻ , bệnh tật của công nhân trong công ty 36
V. Giải pháp và khuyến nghị 41
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than (Qua khảo sát tại địa bàn công ty tuyển than Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển. Marx luôn cho rằng phải xem xét sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng theo một quá trình trong những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau để tìm ra tính tất yếu, những quy luật chi phối đến sự vận động phát triển của chúng. Mặt khác, luôn nhìn sự vật trong một thể thống nhất của các mặt đối lập, mâu thuẫn với nhau, đấu tranh hình thành một chỉnh thể mới. Đó chính là nguồn gốc bên trong của sự phát triển, vận động. Mối liên hệ của sự vật luôn được đặt trong mối quan hệ nhân - quả.Vì bản thân mỗi vấn đề luôn chứa đựng trong nó những nguyên nhân và kết quả của một quá trình tác động dẫn đến tình trạng đó. Khi nhìn nhận vấn đề sức khoẻ của người lao động thì có thể coi đó là kết quả của một quá trình tác động bởi một tập hợp các nguyên nhân phức tạp trong đó có nguyên nhân từ phía môi trường lao động bao gồm cả yếu tố khách quan và tác động ngược trở lại môi trường đó. Từ đó sẽ lại nảy sinh ra một cặp nhân quả mới có nguồn gốc từ cái cũ.
* Tiếp cận từ phía xã hội học sức khoẻ:
Đây là một chuyên ngành của xã hội học, coi sự ốm yếu hay khoẻ mạnh của con người không chỉ bắt nguồn từ các quá trình sinh học mà còn bắt nguồn từ phía xã hội và được xác định hành vi về mặt xã hội, chịu sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và cả văn hoá nữa. Điều này được giải thích bởi lẽ, các vấn đề sức khoẻ hay bệnh tật không tồn tại một cách trừu tượng mà luôn gắn bó với các điều kiện khác nhau của những nhóm ngươì cụ thể khác nhau. Người ta xem xét sức khoẻ, bệnh tật của con người không chỉ trong mối quan hệ vớí điều kiện tự nhiên của môi trường sống mà còn trong mối quan hệ với các nhân tố xã hội.
Theo trường phái xung đột cho rằng nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật và chăm sóc sức khoẻ là sự bất bình đẳng trong xã hội. Quan điểm này lý giải sự tập trung một số căn bệnh đặc thù nào đó vào các nhóm giai cấp, nhóm người khác nhau trong xã hội do sự bất bình đẳng về mặt địa vị, quyền lực, của cải...gây ra. Điều này có thể giải thích cho việc những người lao động trong môi trường làm việc nặng nhọc độc hại có khả năng nhiễm một số bệnh đặc trưng do môi trường đó gây ra cao hơn so với những người khác nhưng sức khoẻ, bệnh tật của họ lại phụ thuộc những người có địa vị, quyền lực cao hơn.
Còn Talcott Parson một nhà xã hội học đứng đầu trường phái cơ cấu chức năng lại cho rằng: Con người ta có thể “lựa chọn “ để ốm và bệnh tật như một vai trò xã hội1. Ông quan niệm bệnh tật và sức khoẻ không phải là một phạm trù sinh học mà là sản phẩm của sự tương tác xã hội, con người có thể viện đến bệnh tật như là một cơ hội để nghỉ ngơi. Như vậy theo Parson thì sức khoẻ được nhìn nhận như một vấn đề xã hội nó mang tính quyết định xã hội2 .
Một cách nhìn khác về bệnh tật, sức khoẻ từ quan điểm Macxit. Đó là việc gắn sức khoẻ, bệnh tật với cấu trúc kinh tế và sự phát triển chính trị. Đối với F.Engel bệnh tật là một biểu hiện và là hậu quả trực tiếp của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp sự an toàn. Ông đưa ra hai luận điểm cơ bản: thứ nhất bệnh tật không phải là sản phẩm của bản chất cá nhân và tai nạn là sản phẩm của tổ chức công nghiệp. Thứ hai ốm đau và bệnh tật trước hết là sản phẩm của các điều kiện xã hội chứ không phải là sự cố sinh vật không thể tránh khỏi 3.
Chú thích:
1&2&3: theo tạp chí xã hội học số 2/1996 [4-7].
Như vậy xã hội học sức khoẻ có nguồn gốc xã hội và là vấn đề xã hội, nó chịu ảnh hưởng của cả môi trường tự nhiên và cả môi trường xã hội đồng thời tuỳ thuộc vào mức độ chinh phục của con người với hai môi trường này.Trong thực tế điều kiện vật lý tự nhiên đều phụ thuộc vào điều kiện xã hội, tổ chức xã hội. Chúng được cải thiện hay không đều nằm trong tay các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý và sức khoẻ, bệnh tật của người lao động cũng phụ thuộc vào họ. Do đó môi trường xã hội , các tổ chức xã hội mang tính quyết định tới sức khoẻ, bệnh tật. Như vậy trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau lại tạo ra điều kiện cho những bệnh đặc thù.
*Tiếp cận từ phía xã hội học lao động:
Xã hội học lao động nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với tư liệu sản xuất, đối tượng của nó chính là những vấn đề xã hội của lao động cũng như sự tương tác của nội dung lao động và tổ chức lao động đến sức khoẻ, bệnh tật của con người. Từ đó chúng ta có cách nhìn vấn đề toàn diện hơn và xem xét nó tốt hơn.
2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
2.1.Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề báo cáo được hoàn thành cả về mặt lý luận cũng như sự phong phú thêm về mặt thông tin, tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để thể hiện qua việc thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách báo, tạp chí, các báo cáo của trạm y tế và công đoàn công ty Tuyển than Cửa Ông.
2.2.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua phiếu trưng cầu ý kiến với kích thước mẫu là 100, nghiên cứu được tiến hành đối với công nhân tại hai phân xưởng Tuyển I và Tuyển II của công ty Tuyển than Cửa Ông.
2.3. Phương pháp quan sát:
Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với người công nhân đang làm việc tại hai phân xưởng của công ty, tác giả nghiên cứu đã quan sát các điều kiện làm việc để từ đó đối chiếu đánh giá với các số liệu thu được nhằm làm phong phú thêm cho các giả thuyết và phần chứng minh trong báo cáo.
III. Các khái niệm công cụ
1. Khái niệm môi trường lao động
Xuất phát từ định nghĩa môi trường sống: là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể sinh vật tác động nên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất đai, khí hậu), hệ sinh vật (động thực vật) cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ, các phong tục tập quán, văn hoá...) hay theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường thì: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên ”1.
Theo định nghĩa trên, môi trường lao động là một phạm vi nhỏ trong môi trường sống của con người. Môi trường lao động bao gồm các điều kiện lao động và quan hệ của công nhân trong sản xuất.
Điều kiện lao động ở đây bao gồm trang thiết bị sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động và các yếu tố vật lý bao quanh nơi sản xuất như nhiệt độ, tiếng ồn, khí hậu. ở đây điều kiện lao động được hiểu là môi trường vật lý tự nhiên.
Quan hệ của người lao động trong sản xuất là các quan hệ giữa những người lao động với nhau hay quan hệ của người lao động với người quản lý xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong xí nghiệp. Các yếu tố này chính là môi trường xã hội. Sẽ là thiếu xót nếu nói môi trường xã hội mà chỉ đề cập đến điều kiện lao động, bỏ qua môi trường xã hội. Vì môi trường lao động chính là môi trường tự nhiên cộng môi trường xã hội 2.
chú thích:
1&2: Tôn Thiện Chiếu – Môi trường lao động của nữ công nhân ở một số ngành nặng
2. Khái niệm sức khoẻ và bệnh tật
Khái niệm sức khoẻ
Tổ chức y tế thế giới WHO xác định : sức khoẻ là “một trạng thái của con người thoải mái về vật chất, chí tuệ và xã hội”
Định nghĩa này không thể bó hẹp trong quan niệm là không có bệnh tật, không yếu đuối mà là ở trạng thái có thể chất tốt, trí tuệ phát triển và lành mạnh.
Khái niệm bệnh tật
Khái niệm bệnh:
Thứ nhất: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động không bình thường.
Thứ hai: Là thói xấu và khuyết điểm về tư tưởng làm cho có những hoạt động đáng chê trách hoặc gây hại.3
3: Từ điển Tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội – trung tâm từ điển học.H,1994[56].
Khái niệm bệnh tật được thể hiện dưới 3 khía cạnh :
Bệnh : là nhằm phản ánh một quá trình bệnh lý đó là kết quả của sự rối loạn hệ thống sinh học bình thường trong cơ thể của con người. Muốn chữa trị phải sử dụng đến thuốc hoặc sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Đau, yếu, ốm : cấp độ này nhằm chỉ sự đau yếu về thể chất, tinh thần và xã hội.
Bệnh hoạn : mang ý nghĩa xã hội đồng thời mang ý nghĩa lệch lạc các chuẩn mực xã hội, nó là một biểu tượng không nhân văn gắn liền với lối sống, chất lượng sống và các giá trị về chuẩn mực đạo đức và nhân cách. Nó được coi như là hành vi, hành động trái với chuẩn mực của một cộng đồng. Bệnh hoạn như một sự kiện xã hội .
Bệnh xã hội
Tên chỉ chung những bệnh có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội, do tỷ lệ mắc bệnh cao ở một vùng hoặc trong phạm vi cả nước, có tính chất lây lan, có tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhân dân, đến sự phát triển kinh tế xã hội do bệnh nhân mất khả năng lao đông tạm thời hay vĩnh viễn (VD: như bệnh phong, bệnh sốt rét, bệnh hoa liễu , biếu cổ, lao, đau mắt hột, AIDS...)1.
Bệnh nghề nghiệp
Hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu2.
1 &2: Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 1- trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa toàn thưViệt Nam – Hà Nội 1995
3. Khái niệm công nhân
Công nhân là những người lao động chân tay làm việc theo giờ và ăn lương theo sản phẩm.1
1: Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 1998
Chương II: Kết quả nghiên cứu
I. Vài nét chung về công ty Tuyển than Cửa Ông
Công ty Tuyển Than Cửa Ông nằm trên địa bàn phường Cửa Ông, phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, được xây dựng năm 1894 và đến năm 1924 thì căn bản hoàn thành và bước vào sản xuất. Công ty Tuyển Than Cửa Ông là công cụ mà thực dân Pháp dùng để vơ vét của cải trong công cuộc khai thác thuộc địa lần I. Đứng trước sự tàn áp của thực dân công nhân công ty đã sớm đấu tranh và giác ngộ cách mạng trở thành một trong những đơn vị sản xuất anh hùng vừa tiến hành sản xuất phục vụ tiền tuyến, vừa bảo vệ máy móc chống lại sự phá hoại của chiến tranh.
Sau khi hoà bình công ty tiếp tục củng cố laị sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, đảm bảo định mức. Do thời gian xây dựng đã lâu, hầu hết các máy móc đều xuống cấp, cơ sở vật chất không được đầu tư, người công nhân phải làm việc trong điều kiện lao động hết sức khó khăn như ô nhiễm môi trường, nhà xưởng dột nát, không đảm bảo an toàn, vệ sinh. Do vậy mà năng suất của công ty giảm, đời sống của người công nhân gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ cũng như Ban lãnh đạo công ty đã tìm mọi cách để khôi phục và mở rộng sản xuất. Năm 1980 công ty chính thức đưa hệ thống dây truyền sản xuất mới do Ba Lan và Úc xây dựng vào sản xuất. Đó là phân xưởng sàng Tuyển II, đã góp phần nâng cao năng xuất và khả năng hoạt động của công ty lên nhiều lần.
Từ sau khi đổi mới đến nay, đối với cơ chế làm ăn mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khởi sắc cùng nền kinh tế của cả nước hiện nay công ty là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn than – khoáng sản Nam thành lập theo quyết định 2607/QĐ DTCT. Chức năng nhiệm vụ chính : vận chuyển, sàng tuyển chế biến các chủng loại than, bốc rót tiêu thụ xuất khẩu than, tiêu thụ trong nước, sửa chữa các thiết bị sàng tuyển bốc rót, vận tải và sản xuất khí ôxy, Nitơ, chất keo tụ, vật liệu xây dựng. Tổng thu nhập trung bình hàng tháng của công ty Tuyển Than II là 2,3 triệu đồng/tháng Tuyển Than I là 2 triệu đồng/tháng. Các phân xưởng khác từ 1,5 - đến 1,8 triệu đồng/tháng. Năng lực hiện tại của xí nghiệp là vận tải mỏ trên 3 triệu tấn/năm, sàng tuyển và chế biến than mỏ trên 2 triệu tấn/ năm. Bốc rót tiêu thụ tại cảng chính trên 2,5 triệu tấn / năm. Bốc rót trực tiếp lên tàu bằng hệ thống Hitachi, sản xuất theo công nghệ huyền phù và đãi nắng bằng thiết bị của Pháp, Ba Lan, Nhật, úc. Sản phẩm của công ty đạt chất lượng quốc tế.
II. Thực trạng môi trường lao động sản xuất của công ty
Công ty Tuyển Than Cửa Ông là công ty mang đầy đủ các nét đặc trưng cho môi trường lao động của ngành khai thác và chế biến than. Đó là hiện tượng ô nhiễm bụi, tiếng động lớn, không khí không thông thoáng, nóng bức. Đó cũng là những yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động phổ biến trong các ngành công nghiệp. Nhưng riêng với ngành than thì yếu tố bụi than là trầm trọng hơn cả. Bảng tóm lược số liệu của Sở y tế tỉnh Quảng Ninh về kết quả kiểm tra môi trường lao động của công ty cho thấy điều này.
Về bụi than, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 2 lần, bụi đếm hạt (hạt/ cm3) từ 2,5 đến 22,5 lần, bụi % hạt < 5mm từ 1,80 đến 1,82 lần. Bụi than có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh viêm cơ phổi. Về tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 19 dBA, nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn từ 1 đến 3,5 0 c.
Qua hỏi thăm một số công nhân ở phân xưởng tuyển I thì chúng tôi được biết ở đây rất bụi, chỉ cần trận gió nhẹ là bụi cuốn thành lốc nhỏ bay khắp nơi, còn vào tháng 10 khi có gió mùa Đông Bắc thì bụi bay mù mịt, không mở được mắt ra. Còn trong nhà xưởng, khu vực sàng tuyển không chỉ bụi than cám mà bụi hạt cũng rắc như mưa do quá trình sàng lắc của các băng chuyền than.
Bên cạnh bụi than, thì tiếng ồn lớn cũng là một trong những đặc trưng của công ty, tiếng ồn chủ yếu do máy móc gây ra. Ở đây tiếng của đủ các loại phương tiện, máy móc phát ra liên tục trong suốt quá trình sản xuất. Phần lớn người công nhân làm việc ở đây đều có thói quen nói to. Vì tiếng nói phải át tiếng máy thì mới có thể trao đổi với nhau được. Cũng do dây truyền sản xuất phải sử dụng nhiều máy móc, trong quá trình làm việc phần lớn các máy móc đều toả nhiệt, mặt khác do các thiết bị được lắp đặt và cách xây dựng nhà xưởng phía trong nơi sản xuất rất chật hẹp và kín dẫn đến ít gió, không khí không thông thoáng.
Qua điều tra thực tế của chúng tôi tại các phân xưởng cho biết thực trạng về môi trường lao động của người công nhân bị ô nhiễm như sau:
Như vậy trong hầu hết các phân xưởng làm việc của công ty vấn đề bui nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất 87%, sau đó là tiếng ồn 82% và nóng bức 67%, ngoài ra ở một số nhà xưởng còn bị ẩm ướt, thiếu ánh sáng và không khí không thông thoáng.
Nguyên nhân chủ yếu của tiếng ồn quá lớn và bụi nhiều là do máy móc của công ty quá cũ kỹ, phần lớn là các thiết bị dây truyền sản xuất từ thời Pháp để lại có thâm niên làm việc trên 70 năm và lạc hậu so với công nghệ của thế giới từ năm 70-80 năm, hàng năm vẫn được công ty tu sửa lại. Tuy nhiên cũng có một vài bộ phận đã được nâng cấp cải tiến trang thiết bị máy móc hiện đại của Pháp, Úc, Ba lan như ở phân xưởng Tuyển II, vận tải. Phần lớn công nhân của công ty phải làm việc thủ công kết hợp với máy móc và chủ yếu bằng máy móc, không có bộ phận nào được tự động hoá. Điều đó cho thấy công ty vẫn sử dụng loại công nghệ cần đến nhiều công nhân để vận hành nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
Bên cạnh máy móc cũ nát là không ít nhà xưởng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là phân xưởng Tuyển I, nhà xưởng từ thời Pháp xây dựng, đến nay đã bị hỏng hóc và dột nát, nở tường hàng năm công ty vẫn phải củng cố lại nhưng không được nhiều. Còn lại hầu hết các nhà xưởng khác đều xây dựng đã lâu, cần phải nâng cấp lại toàn bộ và cần phải được trang bị đầy đủ hơn đặc biệt là vấn đề thuộc điều kiện nhà xưởng như vấn đề nhà tắm, nhà vệ sinh đặc biệt là cho nữ công nhân. Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người công nhân, đồng thời nó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến điều kiện làm việc của người lao động.
Như vậy với thực trạng môi trường lao động như vậy sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng lao động của mỗi công nhân đồng thời là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cho họ như là các bệnh về tai, mũi, họng, bệnh đau đầu và đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
III. Một số yếu tố của môi trường lao động tại công ty Tuyển than Cửa Ông ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân
1. Hoạt động lao động sản xuất
Công nghệ khai thác và chế biến than là loại công nghiệp nặng, tính chất công việc nặng nhọc và độc hại mà các công việc chủ yếu cần đến bàn tay của con người, không thể đưa vào tự động hoá được. Chính vì lý do này mà con người khôg thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với những yếu tố độc hại, nguy hiểm trong quá trình lao động sản xuất. Về mặt hình thức lao động, qua kết quả điều tra mẫu cho thấy nhiều nhất là lao động thủ công kết hợp với máy móc chiếm 70%, sau đó là lao động chủ yếu bằng máy móc chiếm 20% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động thủ công 10%. Biểu sau sẽ cho biết rõ cơ cấu hình thức lao động của công ty:
Lao động thủ công kết hợp với máy móc chủ yếu là bao gồm các công việc như : đứng nhặt rác tại các băng chuyền, xúc than, đập toa than tại các máng ... họ phải tiếp xúc thường xuyên với bụi than, tiếng ồn, hoá chất, đa số là làm việc trong các nhà xưởng nóng bức thiếu ánh sáng hoặc ẩm ướt. Còn lao động thủ công thuần tuý bao gồm những công việc chính của họ là xúc dọn, nhặt phân loại than, xúc than, khuôn vác vật liệu... Công việc hết sức nặng nhọc và vất vả tiếp xúc nhiều với bụi lại hầu như làm việc ngoài trời chịu ảnh hưởng của thời tiết, mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của họ. Có thể nói rằng đây là hai loại lao động độc hại và nặng nhọc, có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ của người công nhân. Nhằm minh chứng và đánh giá cho nhận định này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về mức độ ảnh hưởng của môi trường sản xuất tới sức khoẻ của người công nhân theo cơ cấu lao động và kết quả như sau:
Bảng : Tương quan đánh giá về ảnh hưởng của môi trường sản xuất tới sức khoẻ của người công nhân theo cơ cấu lao động (%)
MỨC ĐỘ
LOẠI LAO ĐỘNG
Ảnh hưởng tốt
Ảnh hưởng không tốt
Không ảnh hưởng
Tổng
LAO ĐỘNG THỦ CÔNG
10
90
100,0
THỦ CÔNG KẾT HỢP MÁY MÓC
10
84,3
5,7
100,0
CHỦ YẾU BẰNG MÁY MÓC
20
75
5
100,0
TỔNG
12
83
5
100,0
Bảng 1 cho thấy, 83% công nhân ở các loại lao động đều cho rằng môi trường lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ. Chỉ có 5% cho rằng môi trường sản xuất có không ảnh hưởng đến sức khoẻ thuộc loại lao động chủ yếu bằng máy móc. Trong khi đó số người cho rằng ảnh hưởng không tốt cao nhất thuộc lao động thủ công là 90% và tiếp đến ở nhóm lao động thủ công kết hợp máy móc 84,3%. Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết loại lao động chủ yếu bằng máy móc hầu hết được làm việc trong phòng điều khiển dây chuyền băng, sàng được trang bị các phương tiện chống nóng, thông gió, ánh sáng đầy đủ và ít ảnh hưởng bởi bụi than hơn các loại lao động khác. Trong khi đó lao động thủ công và lao động thủ công kết hợp với máy móc là những công việc nặng nhọc độc hại vì phải tiếp xúc trực tiếp với than như nhặt và phân loại than, xúc than tràn ra ngoài máng,... nên hít phải rất nhiều bụi than trong quá trình làm việc.
Trong thực tế, tuy chúng tôi tìm hiểu kỹ thì được biết hầu hết những người cho rằng ảnh hưởng tốt hoặc không ảnh hưởng đều là những người ngại nói về những vấn đề này, họ cho đó là những vấn đề tế nhị và sợ bị ảnh hưởng tới công việc cho dù chúng tôi đã giải thích về tính khuyết danh của nghiên cứu.
Trong quá trình lao động, người lao động phải chịu nhiều tác động khác nhau trong đó có những tác động thuộc cấu trúc không gian nơi làm việc như bụi, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ...tới sức khoẻ và có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp cho họ.
Hai yếu tố gây ra môi trường lao động và có hại đến sức khoẻ của người lao động phổ biến nhất là bụi và tiếng ồn.Tuy rằng bụi than không nguy hiểm bằng bụi đá và bụi bông nhưng nó cũng gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, bệnh về mắt và nguy hiểm hơn cả là bệnh bụi phổi.Tiếng ồn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh điếc nghề nghiệp và căng thẳng thần kinh, đau đầu. Đồng thời nếu bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lâu ngày thì những bệnh trên lại phát sinh ra các bệnh khác như loạn thần kinh chức năng, giảm trí nhớ, mất ngủ, rất có hại cho sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Thực tế cho thấy công nhân của công ty phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Làm việc trong điều kiện bụi bặm, ầm ầm cả ngày kết hợp với sự nóng bức, ngột ngạt gây cho họ một cảm giác mệt mỏi và nhanh chóng gây ra sự căng thẳng về thần kinh. Sự tích tụ lâu ngày của những trạng thái trên sẽ gây ra sự suy nhược của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cũng như căn bệnh khác hoặc các tai nạn, sự cố trong và ngoài sản xuất.
Người lao động khi làm việc không chỉ chịu ảnh hưởng của các yếu tố gây ô nhiễm trong môi trường lao động mà họ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về cường độ lao động, nội dung lao động tác động nhiều đến sức khoẻ. Người công nhân phải làm việc với cường độ cao với 8 giờ/ ngày, làm ca 3 và làm hai ca liên tiếp. Với cường độ lao động như vậy chỉ có công nhân nam mới đủ sức chịu đựng. Đối với nữ công nhân sức khoẻ của họ kém hơn nam công nhân thì tác hại của các yếu tố này cũng nghiêm trọng hơn. Qua điều tra cho ta thấy mặc dù công ty thực hiện đúng luật lao động là không làm quá 8giờ/ngày nhưng hầu hết các nữ công nhân phải làm ca 3 với tỷ lệ chiếm tới 74,0%.
Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ thì chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng: Nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người công nhân (%)
Nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt
tần suất (%)
Do tiếp xúc với hoá chất
5
Khí độc hại
25
Không đủ ánh sáng
12
Độ ồn lớn
70
Không khí không thông thoáng
20
Ẩm ướt nhiều
23
Bụi bặm nhiều
77
Như vậy hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất đó là bụi bặm nhiều 77% và độ ồn lớn 70%. Ngoài ra còn có một số lý do khác như : do khí độc hại 25%, ẩm ướt nhiều 23% và không khí không thông thoáng 20%. Người lao động do phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt ở môi trường làm việc như vậy nên sau một ngày làm việc họ thường cảm thấy mệt mỏi về thể xác và căng thẳng thần kinh. Khi được hỏi sau một ngày làm việc anh (chị) cảm thấy mình như thế nào? Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng :Cảm giác của người lao động sau một ngày làm việc
Cảm giác
tần suất(%)
Mệt mỏi về thể xác
62
Căng thẳng về thần kinh
57
Không vui vẻ
41
Như vậy có đến 62% người được hỏi cho biết họ cảm thấy mệt mỏi về thể xác và 57% căng thẳng về thần kinh sau một ngày làm việc, chính điều này gây ra tâm lý không vui vẻ, thoải mái khi trở về gia đình của mình, ức chế về mặt tâm lý. Qua khảo sát đối với các nhóm lao động tại công ty thì đều có tỷ lệ cảm nhận mệt mỏi về thể xác và căng thẳng về thần kinh sau một ngày làm việc rất cao. Bởi làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại thì những cảm giác trên là không tránh khỏi .
Bảng: Tương quan giữa các hình thức lao động và yếu tố giới tính (%)
Giới tính
Loại lao động
Nam
Nữ
Tổng
Lao động thủ công
3,9
16,3
10
Thủ công kết hợp với máy móc
78,4
61,2
70
Chủ yếu bằng máy móc
17,6
22,4
20
Tổng
51
49
100
Như vậy, trong mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ nữ công nhân lao động thủ công (16,3%) cao gấp 4 lần so với nam công nhân (3,9%). Bởi vì phần lớn nữ công nhân làm các công việc như xúc dọn, làm vệ sinh nơi sản xuất, nhặt và phân loại than. Còn các công việc thủ công kết hợp với máy móc như như sửa chữa máy, đập toa than tại các máng,... chủ yếu là do các nam công nhân đảm nhiệm (78,4%) do điều kiện về mặt sức khoẻ và tính chất công việc. Còn những công việc chủ yếu điều khiển máy móc như vận hành băng, sàng, máy xả nước phần lớn do nữ đảm nhiệm vì công việc này ít nặng nhọc hơn.
Do có sự khác biệt về mặt giới và tính chất công việc nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự tự đánh giá của người lao động về công việc hiện tại của mình tại công ty và thu được kết quả như sau:
Bảng: Tương quan giữa giới tính và sự đánh giá về công việc hiện tại của bản thân (%)
Giới tính
Đánh giá
nam
nữ
Tổng
Đơn điệu
3,9
41
4
Buồn chán
2
1
Hứng thú
27,5
24,5
26
Nặng nhọc
66,7
69,4
68
Độc hại
68,6
71,4
70
Tổng
51
49
100
Như vậy, chúng ta thấy rằng phần lớn công nhân cho rằng công việc của họ đều nặng nhọc và độc hại, trong đó tỷ lệ đánh giá đối với nữ nặng nhọc là 69,4%, độc hại là 71,4% cao hơn hẳn so với nam giới, nặng nhọc là 66,7%, độc hại là 68,6%. Do điều kiện về mặt sức khoẻ nữ giới kém hơn nam giới nên có sự chênh lệch về mặt đánh giá công việc, nữ công nhân sau giờ sản xuất còn phải về nhà để chăm sóc gia đình, hoạt động kinh tế phụ, với sức khoẻ bị suy yếu, sự mệt mỏi và bệnh tật sẽ cản trở họ trong việc làm tròn chức năng của người vợ, người mẹ.
2. Các chế độ và chính sách bảo hộ lao động
2.1.Về bảo hộ lao động:
Ở công ty Tuyển Than Cửa Ông do đặc điểm của môi trường lao động ở đây là ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ngoài ra với từng đội sản xuất lại phải chịu thêm những yếu tố có hại khác do vậy vấn đề bảo hộ lao động luôn cần phải đảm bảo đầy đủ và kịp thời. Qua điều tra mẫu về trang thiết bị BHLĐ của công ty, chúng tôi được biết tuỳ vào mỗi đội làm việc trong các môi trường lao động khác nhau thì được phát những loại bảo hộ khác nhau. Nhưng riêng quần áo, giầy, tất thì công nhân của cả công ty đều được trang bị như nhau, mỗi năm một bộ, một đội giầy, hai đôi tất. Các đội làm việc tiếp xúc nhiều với than, hoá chất, vật liệu thì được trang bị thêm găng tay, mũ hoặc nón, khẩu trang, sáu tháng được phát một lần, riêng mũ hai năm phát một lần. Còn các đội trong khu vực ẩm ướt hoặc tiếp xúc nhiều với nước được trang bị thêm áo mưa, ủng, găng tay cao su ...Việc cấp phát trang bị BHLĐ ở công ty qua nghiên cứu cho thấy:
Không có trường hợp không cấp phát. Trong đó những người không nhận được đầy đủ và kịp thời thì đều phải tự trang bị cho mình.
Việc cấp phát đồ BHLĐ kịp thời và đầy đủ là một điều quan trọng và rất cần thiết vì khi chúng cũ và rách thì chẳng còn tác dụng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại vào cơ thể mà còn gây khó chịu cho người lao động khi làm việc. Theo chúng tôi được biết công ty Tuyển Than Cửa Ông có một phân xưởng may chuyên may quần áo bảo hộ cho công nhân trong công ty. Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, việc đầu tư cho nó nhiều khi không được kịp thời và còn thấp. Nguyên nhân là do khối lượng công việc nhiều và nặng nhọc, người công nhân phải sử dụng thường xuyên nhưng chất lượng của đồ BHLĐ quá kém, nhanh hỏng, rách trước thời hạn không đảm bảo. Do vậy phần lớn công nhân cho rằng phát không kịp thời chiếm tỷ lệ 59%.
Qua tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi được biết chất lượng đồ BHLĐ rất kém, quần áo mặc chóng rách, không thấm mồ hôi, nóng bức gây cho họ cảm giác rất khó chịu. Ở nhiều tổ việc cấp phát đồ bảo hộ quá chậm có những tổ do tính chất lao động nhẹ nhưng không phải tiếp xúc với than, hoá chất hầu như không được cấp phát. Ngoài ra nhiều người phàn nàn về việc cấp phát đồ bảo hộ không phù hợp với cỡ người, chân. Đây là một trong những thiếu xót mà công ty chưa quan tâm. Nếu không trang bị BHLĐ đầy đủ và kịp thời thì không thể nói là làm tốt công tác an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ tính mạng người lao động.
Trong công ty, phần lớn các công nhân phải làm việc với máy móc, đòi hỏi phải đúng kỹ thuật và thực hiện đầy đủ các quy tắc về an toàn lao động vì rất dễ xảy ra tai nạn lao động, chỉ cần sơ ý hay thiếu xót một chút là có thể gây thiệt hại cả về người và tài sản của công ty. Do vậy việc thực hiện an toàn lao động được công ty quan tâm hàng đầu. Qua điều tra mẫu chúng tôi được biết công ty quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục quy tắc ATLĐ (91%), kiểm tra giám sát việc thực hiện ATLĐ (89%) và chu cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động (69%).
Họ còn cho biết, các phó giám đốc, quản đốc các phân xưởng thường xuyên xuống kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATLĐ ở các khu vực có tính nguy hiểm cao, đôn đốc những người phụ trách phân xưởng đi kiểm tra các vấn đề về ATLĐ, vệ sinh nhà xưởng. Bên cạnh đó các ca trưởng , tổ trưởng thường xuyên nhắc nhở mọi người chú ý thực hiện công tác này. Hàng năm công ty tổ chức các buổi học về nội quy, ATLĐ, an toàn sử dụng máy móc, thiết bị cho anh, chị em công nhân trong công ty đặc biệt cho những người mới vào làm.
ATLĐ còn là sự đảm bảo về an toàn vệ sinh nhà xưởng và giảm thiểu mức độ ô nhiễm của các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên. Qua điều tra mẫu chúng tôi được biết ban giám đốc công ty rất quan tâm đến môi trường lao động sản suất của công nhân đặc biệt trong việc làm giảm bớt sự ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ của công nhân. Biểu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự quan tâm của lãnh đạo công ty:
Biểu: Sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đến môi trường lao động sản xuất:
Biểu trên cho thấy trong môi trường lao động sản xuất lãnh đạo công ty quan tâm nhiều nhất đến ATLĐ (100%), ánh sáng (79%) và vệ sinh nhà xưởng (81%) và ít nhất là đến chất thải công nghiệp (35%). Ngoài ra, theo ông phó giám đốc điều hành của công ty cho biết: công ty đã bỏ ra nhiều triệu đồng để làm một hệ thống ống phun nước giảm bụi trải dài trên một kilomet, hệ thống này mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây. Còn về tiếng ồn và nóng bức, công ty đã cố gắng khắc phục nhưng cũng chỉ ở một số phòng kỹ thuật, văn phòng, do không đủ kinh phí và công ty quá lớn.
Nói chung lãnh đạo công ty đã quan tâm đến công tác bảo đảm ATLĐ, vệ sinh nhà xưởng và ánh sáng nơi làm việc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khác mà ban giám đốc cần phải quan tâm hơn như vấn đề làm giảm các yếu tố thuộc môi trường lao động này ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng lao động của người công nhân.
2.2.Về chính sách khám chữa bệnh, hưởng lương trong thời gian nghỉ chữa bệnh, chính sách bảo hiểm:
Chính sách giành cho những công nhân nghỉ chữa bệnh rất quan trọng, giúp cho người lao động vẫn có những thu nhập trong thời gian họ không thể tiến hành làm việc vì lý do sức khoẻ, số lương này giúp họ thêm vào để chi tiêu cho cuộc sống và tái tạo sức khoẻ.Công ty cũng rất chú ý tới việc mua bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội cho công nhân bằng chứng là 100% mẫu nghiên cứu đều trả lời rằng công ty mua bảo hiểm xã hội cho họ. Khảo sát mẫu nghiên cứu về trình độ học vấn, kết quả thu được như sau:
Biểu cơ cấu trình độ học vấn của công nhân tại hai phân xưởng Tuyển I và Tuyển II
Với tỷ lệ 43% THPT, 13% THCN và 35% CĐ,ĐH cho thấy trình độ học vấn của công nhân công ty là khá cao nên họ tự ý thức được về việc thực hiện những chính sách của công ty, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ mua bảo hiểm, chế độ ưu đãi đối với bản thân. Đây là những lợi ích thiết thân đối với người công nhân nên họ quan tâm và thực hiện rất tốt điều này.
Như vậy, bên cạnh việc quan tâm đến việc thực hiện các chính sách về lương, hưởng, phụ cấp độc hại cho công nhân, công ty còn thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm như: mua bảo hiểm cho công nhân, đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân. Thực hiện tốt các chính sách thai sản dành cho những công nhân như khi nữ công nhân nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được giành thời gian để họ cho con bú (họ nghỉ sớm với quy định 1 tiếng) hiện tại nữ công nhân được nghỉ đẻ là 4 tháng theo luật lao động (sau khi sinh và có thể nghỉ trước khi sinh 2 tháng ). Xuất phát từ những đặc điểm riêng của lao động nữ nên nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách quy định chế độ lao động đối với lao động nữ. Những chính sách này tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt hai chức năng: Chức năng lao động và chức năng làm mẹ chăm sóc, bảo vệ, nuôi dạy thế hệ trẻ. Đối với một công ty đông công nhân như công ty này thì việc thực hiện các chính sách đối với công nhân nữ là một vấn đề quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm chú ý của ban lãnh đạo, không để cho chị em bị thiệt thòi.
Ngoài việc thực hiện các chính sách ra công ty hàng năm còn phải trích một khoản đầu tư lớn cho trạm xá, trạm y tế phòng khám bệnh của công ty để chuyên hoạt động khám sức khoẻ anh chị em công nhân trong công ty. Hàng năm các cuộc kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám thai định kỳ và các cuộc kiểm tra liên quan đến sức khoẻ, thai sản của công nhân đều được tiến hành ở đây với một đội ngũ y tá, bác sỹ hành nghề và cơ sở hạ tầng của trạm xá, phòng khám khang trang chứng tỏ sự quan tâm của lãnh đạo công ty tới việc chăm sóc sức khoẻ, bệnh tật của công nhân. Điều đó góp phần làm giảm bớt những mệt mỏi, căng thẳng do công việc gây ra đồng thời tăng thêm sức lực, vật chất, tinh thần cho anh chị em công nhân tiếp tục lao động, phát huy khả năng của mình để phục vụ đất nước.
3. Quan hệ xã hội
Bên cạnh các hoạt động sản xuất, môi trường quan hệ xã hội giữa các thành viên là yếu tố hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất. Nếu như môi trường kỹ thuật là điều kiện vật chất chi phối năng suất cũng như hiệu quả của công việc thì yếu tố quan hệ giữa đồng nghiệp và quan hệ giữa ban lãnh đạo công ty với công nhân (mặc dù là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo) lại là cơ sở tinh thần có tác dụng bổ trợ rất lớn trong công việc. Chính vì vậy nếu mối quan hệ giữa các đồng nghiệp mà đoàn kết, tương trợ nhau sẽ thể hiện được tinh thần dân chủ và nó sẽ thúc đẩy công việc một cách tốt nhất, còn sự quan tâm, động viên của cấp trên sẽ là một phần của động lực thúc đẩy trong sản xuất.
Trong công ty, mối quan hệ tình cảm giữa các công nhân được thể hiện qua sự tương trợ lẫn nhau về công việc, tự nguyện, bình đẳng bảo vệ quyền lợi cho nhau dù cùng giới hay khác giới. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì sự giúp đỡ tương thân tương ái của các anh chị em trong cùng đội, tổ sản xuất sẽ giúp họ vượt qua khó khăn, vất vả, làm việc tốt hơn, đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Vì vậy khi hỏi về mối quan hệ giữa các công nhân với nhau ở phân xưởng thì mọi người đều nói rằng hoà thuận bình thường chiếm 92%. Cụ thể hơn trong quá trình sản xuất, công nhân ở phân xưởng thường xuyên giúp đỡ nhau ở các mặt sau:
Bảng : Sự giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất của công nhân
Các hình thức giúp đỡ
Số người trả tới (%)
Làm giúp người khác có việc riêng
95
Giúp nhau đảm bảo định mức
85
Giúp nhau sửa chữa máy móc
69
Giúp nhau lau chùi bảo quản máy móc
52
Giúp nhau dọn dẹp sau giờ sản xuất
71
Bảng 5 cho thấy anh chị em công nhân thường xuyên giúp đỡ nhau đảm bảo định mức (85%) và làm giúp khi bận việc riêng (95%) và dọn dẹp sau giờ sản xuất (71%). Đây là 3 hình thức họ giúp đỡ nhau nhiều nhất. Ngoài ra họ giúp đỡ nhau trong việc lau chùi, sửa chữa, bảo quản máy móc nhưng những công việc này chỉ có được ở những người làm việc tiếp xúc nhiều vớí máy móc. Với sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau như vậy anh chị em luôn cảm thấy thoả mái, vui vẻ hơn trong công việc và họ làm việc tốt hơn. Nhiều người cho biết, họ không chỉ giúp nhau trong sản xuất mà trong cuộc sống họ cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nhau về mọi mặt, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ nhau khi ốm đau. Những mối quan hệ này càng bền chặt, càng thống nhất càng là điều kiện củng cố khối đoàn kết công nhân.
Nhìn chung mối quan hệ giữa các công nhân trong phân xưởng hoà thuận và đoàn kết. Đây là một điều kiện thuận lợi cho anh chị em, góp phần tạo ra bầu không khí lao động tập thể của đội, đội thêm hoà thuận, vui vẻ nhằm giảm bớt sự ép, căng thẳng, nặng nhọc từ công việc, giúp anh chị em lấy lại tự tin vào công việc, cảm thấy vui vẻ hứng thú trong công việc của mình.
Về quan hệ giữa công nhân và những người phụ trách phân xưởng. Có thể hiểu những người phụ trách phân xưởng ở công ty này là quản đốc phân xưởng, đội trưởng, tổ trưởng, ca trưởng. Họ là những người được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát công nhân, kiểm tra kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động trong tổ, đội, phân xưởng của mình nhằm đảm bảo năng xuất và định mức của công ty. Mối quan hệ giữa họ với công nhân không chỉ là quan hệ đồng nghiệp mà còn là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới. Họ là chiếc cầu nối giữa công nhân với lãnh đạo công ty. Đối với công nhân họ là người truyền lệnh từ trên xuống, thay mặt lãnh đạo ra những quyết định cần thiết trong giờ sản xuất. Đối với lãnh đạo công ty họ là người đại diện hợp pháp cho công nhân, phản ảnh mọi tình hình lao động sản xuất của phân xưởng mình lên cấp trên đồng thời là người chịu mọi trách nhiệm trước lãnh đạo về mọi vấn đề trong giờ sản xuất. Do vậy họ là những người gần gũi, thấu hiểu tình cảnh lao động của công nhân hơn ai hết. Qua nghiên cứu chúng tôi được biết phần lớn mọi người rất hài lòng với người phụ trách phân xưởng của mình và có mối quan hệ gần gũi, hoà thuận với họ. Những người phụ trách phân xưởng ở đây được anh chị em đánh giá là rất có trách nhiệm với công việc, quan tâm đến ý kiến của các anh chị em trong phân xưởng đặc biệt là đối với chị em do những khác biệt về mặt giới tính. Vấn đề quan hệ với người phụ trách phân xưởng ảnh hưởng rất nhiều đến bầu không khí lao động tập thể, nó là liều thuốc an thần cho người công nhân, giúp họ thêm thoải mái, tích cực hơn trong công việc, giảm bớt những trạng thái căng thẳng, mệt mỏi do công việc đem lại.
Ngoài ra Công đoàn công ty cũng rất quan tâm đến sức khoẻ của người công nhân được thể hiện qua việc thăm hỏi và trợ cấp cho những người ốm đau, bệnh tật, kết quả nghiên cứu cho thấy có 92% người trả lời có thăm hỏi và 72% có trợ cấp trong tổng số mẫu nghiên cứu. Như vậy, ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm, chăm lo cho sức khoẻ người công nhân.
III. Tình hình sức khoẻ – bệnh tật của công nhân trong công ty
Môi trường lao động có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ người lao động và hậu quả được báo trước là bệnh nghề nghiệp và sự sa sút về mặt sức khoẻ. Tình trạng đó không chỉ làm giảm năng xuất lao động của công ty mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất, tinh thần và có thể để lại hậu quả cho thế hệ sau. Các yếu tố có hại tong môi trường lao động tác động đến cơ thể người công nhân làm biến đổi các trạng thái chức năng tâm lý và sinh lý dẫn đến mệt mỏi và làm suy giảm khả năng lao động của công nhân trong công ty. Nếu mức độ mệt mỏi nằm trong ngưỡng sinh lý thì có tác dụng tốt, tạo điều kiện cho các chức năng trong cơ thể người công nhân được rèn luyện, nâng cao khả năng thích nghi và phát triển hoàn thiện hơn, khả năng lao động sẽ ngày càng cao hơn. Nhưng nếu mức độ mệt mỏi vượt quá ngưỡng sinh lý và nhất là vượt quá ngưỡng bệnh lý- ngưỡng khả năng chịu đựng của người công nhân thì tác hại xấu, thậm chí rất xấu sẽ xảy ra, từ đó năng suất lao động sẽ giảm theo. Khi mức độ ảnh hưởng lớn và kéo dài, các chức phận trong cơ thể người công nhân sẽ bị rối loạn dẫn đến tình trạng bệnh lý. Người công nhân có thể bị mắc các tác hại nghề nghiệp và mắc bệnh nghề nghiệp. Sức khoẻ giảm sút, sức đề kháng của người công nhân bị giảm theo làm cho người công nhân dễ bị mắc các bệnh tật thông thường hơn những người khác. bởi vậy, nghiên cứu tìm hiểu tình trạng bệnh tật của người công nhân công ty thông qua một số bệnh cơ bản để từ đó hiểu thêm được mối quan hệ giữa môi trường làm việc và sức khoẻ, bệnh tật của người công nhân.
Trước hết là tình hình sức khoẻ của công nhân trong công ty theo số liệu của phòng y tế cho biết tình hình sức khoẻ của công nhân ở công ty trong hai năm gần đây như sau:
Bảng: Tình hình sức khoẻ của công nhân trong hai năm 2005, 2006
Loại
Năm
Loại I
(người)
Loại II
(người)
Loại III
(người)
Loại IV
(người)
Loại V
(người)
2005
175
2485
1591
281
9
2006
222
3115
1406
166
12
Nguồn: Báo cáo của phòng y tế công ty Tuyển than Cửa Ông
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng sức khoẻ loại I và loại II đều tăng lên đáng kể, năm 2005 loại I là 175 người, loại II là 2485 người; đến năm 2006 loại I là 222 người, loại II là 3115 người. Như vậy, điều này chứng tỏ công ty đã làm khá tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân. Tổ chức thường xuyên những đợt khám bệnh định kỳ, cấp phát thuốc đầy đủ, đảm bảo 100% công nhân đi khám bệnh nhằm phát hiện và chữa trị kịp thời, đảm bảo sức khoẻ cho họ tiếp tục lao động sản xuất.
Theo số liệu thống kê của phòng y tế công ty thì cả công ty chỉ có 7 người mắc bệnh nghề nghiệp - bệnh bụi phổi vẫn đang công tác, còn rất nhiều người mắc bệnh nghề nghiệp nhưng đã về hưu sớm hoặc nghỉ mất sức. Mặt khác ngành y tế cho biết họ chỉ tính người mắc bệnh nghề nghiệp - bệnh bụi phổi, bệnh điếc nghề nghiệp khi họ bị ảnh hưởng và tiếng ồn gây ra thành bệnh mãn tính làm giảm sút khả năng lao động của người lao động từ 35% trở lên. Trên thực tế bệnh nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn, theo cách tiếp cận của xã hội học thì người lao động bị ảnh hưởng của môi trường lao động phát sinh ra bệnh được coi là bệnh nghề nghiệp. Do đó qua điều tra nghiên cứu mẫu chúng tôi được biết phần lớn công nhân ở đây mắc bệnh về đường hô hấp (80%), bệnh điếc nghề nghiệp (78%)hay bệnh về tai, mũi, họng (37%), nguyên nhân là do bụi than và bệnh đau đầu (78%) do tiếng ồn quá lớn.(Xem biểu đồ)
Như vậy, những bệnh nghề nghiệp mà công nhân công ty Tuyển than Cửa Ông thường hay mắc phải cũng không nằm ngoài những bệnh mà công nhân cá ngành lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm vẫn thường mắc phải đó là bệnh về đường hô hấp như bệnh bụi phổi, viêm phổi mãn tính, bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh đau đầu.
Bảng tương quan giữa số năm công tác và mắc bệnh nghề nghiệp thông thường (%)
Số năm công tác
Bệnh nghề nghiệp
1 - 10 năm
10- 20năm
Trên 20 năm
Tổng
Bệnh đau đầu
người
24
24
30
78
%
63,2
77,4
96,8
78
Bệnh điếc nghề nghiệp
người
29
23
26
78
%
76,3
74,2
83,9
78
Bệnh đường hô hấp
người
23
27
30
80
%
60,5
87,5
96,8
80
Bệnh tai, mũi, họng
người
9
14
19
37
%
23,7
45,2
45,2
37
Tổng
người
38
31
31
100
%
38
31
31
100
Như vậy qua bảng trên chúng ta thấy xu hướng mắc bệnh nghề nghiệp càng cao ở những người có thâm niên công tác cao, đặc biệt là mắc các bệnh như bệnh đau đầu 98,6%, bệnh đường hô hấp 98,6% và bệnh điếc nghề nghiệp 83,9% ở những người công tác trên 20 năm. Nguyên nhân là do trải qua quá trình lao động lâu dài, người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại kèm theo tuổi tác ngày một tăng nên sức đề kháng của cơ thể giảm dần dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày một xấu đi. Đây là một thực tế rất bất lợi cho công ty, bởi vì những người có thâm niên công tác cao thì đại đa số họ tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề cao, nếu vì điều kiện sức khoẻ xấu đi, phải ra khỏi dây chuyền sản xuất. Đây sẽ là một thiếu hụt rất lớn, làm giảm năng suất lao động của công ty vì vậy cần phải tăng cường khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động có thâm niên cao. Điều này ngoài việc nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động mà còn có lợi ngay cho người sử dụng lao động.
IV/Kết luận:
Qua việc điều tra nghiên cứu về thực trạng và ảnh hưởng của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ cuả công nhân công ty Tuyển Than Cửa Ông chúng tôi rút ra một số kết luận sau :
Do môi trường lao động của công ty có mức độ ô nhiễm bụi và tiếng ồn khá cao, nên phần lớn công nhân ở đây đều mắc bệnh về tai, mũi, họng, bệnh đường hô hấp, đau đầu và điếc nghề nghiệp. Mà nguyên nhân chủ yếu là do máy móc công nghệ đã quá cũ, lạc hậu gây ra.
Trong hai năm gần đây, sức khoẻ của người công nhân có những biến đổi theo chiều hướng tốt bằng chứng là sức khoẻ loại I và loại II tăng lên đáng kể trong năm 2005 và 2006. Điều này thể hiện sự nỗ lực, cố găng của ban lãnh đạo công ty trong việc quan tâm chăm sóc cho sức khoẻ người lao động.
Về quan hệ xã hội trong công ty, quan hệ giữa các công nhân với nhau, giữa các công nhân với người phụ trách phân xưởng đều tốt, họ đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, tín nhiệm, quí mến người quản lý của mình, tạo ra một bầu không khí lao động tập thể vui vẻ, hoà hợp, kích thích tính tích cực ở mỗi người công nhân.
Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến vấn đề an toàn và vệ sinh lao động, cải thiện môi trường lao động sản xuất, làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới sức khoẻ của người công nhân. Tuy nhiên việc khắc phục những ảnh hưởng đó còn chưa được nhiều và làm chưa được tốt. Việc trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân còn chưa đầy đủ và kịp thời, chất lượng đồ bảo hộ thấy chưa đáp ứng được nhu cầu của điều kiện làm việc, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của công nhân.
Đối với việc chăm sóc sức khoẻ, bệnh tật của công nhân, lãnh đạo công ty đã rất quan tâm chăm lo thường xuyên thực hiện các chính sách, chế độ dành cho người lao động, đặc biệt là những chính sách về sức khoẻ sinh sản như các chế độ nghỉ ngơi, thai sản cho lao động nữ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn đôi chỗ chưa được tốt, chưa đồng đều, hợp lý đối với toàn bộ công nhân trong cả công ty.
Những bệnh nghề nghiệp mà công nhân công ty Tuyển than Cửa Ông thường hay mắc phải cũng không nằm ngoài những bệnh mà công nhân các ngành lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm vẫn thường mắc phải đó là bệnh về đường hô hấp như bệnh bụi phổi, viêm phổi mãn tính, bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh đau đầu. Và xu hướng mắc phải bệnh nghề nghiệp này rất cao ở những công nhân có thâm niên công tác cao, điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho công ty.
V. Giải pháp và khuyến nghị
1. Giải pháp
Từ sự phân tích những thực trạng, ảnh hưởng và kết quả thu ở trên, chúng tôi xin đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại nhằm cải thiện môi trường lao động sản xuất nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người lao động của công ty.
Đối với môi trường sản xuất : Giải pháp tối ưu là cải thiện, nâng cấp môi trường lao động sản xuất thông qua việc cải tiến, đối với trang thiết bị máy móc, dây chuyền máy móc hiện đại. Đổi mới công nghệ sản xuất một cách đồng bộ từ khâu chế biến đến việc sử lý các chất thải. Nâng cấp nhà xưởng, trang bị đầy đủ các hệ thống thông gió, ánh sáng, vệ sinh tạo điều kiện thoải mái cho người lao động. Trong điều kiện hiện tại kinh phí vốn đầu tư còn hạn chế thì cần trang thiết bị đầy đủ và kịp thời bảo hộ lao động. Nâng cao chất lượng đồ bảo hộ, đối với quần áo bảo hộ sử dụng những loại vải thoáng mát, thấm mồ hôi và bền, có thể chịu được sự cọ xát mạnh, chỉ may chắc chắn không rách. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, máy móc, nhà xưởng, từng bước cải thiện môi trường lao động giảm bụi bặm, ồn ào bằng cánh trang bị hệ thống phun nước, trang bị thiết bị chống ồn cho công nhân. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị nguy hiểm, độc hại nhằm tránh ảnh hưởng của nó đối với người lao động. Có thể giảm bụi bằng việc trồng cây xanh và hệ thống phun nước.
Đối với quan hệ xã hội nơi làm việc:
Nâng cao chất lượng và năng lực của người phụ trách, quản lý phân xưởng, cán bộ lãnh đạo công ty.
Bảo vệ sức khoẻ cho người công nhân thông qua việc :
Giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi cho họ bằng chính sách ca kíp hợp lý, khối lượng công việc và cường độ lao động phù hợp với sức khoẻ của họ. (Đối với nữ công nhân nên giảm bớt chế độ ca kíp...)
Đối với những công nhân làm việc trong điều kiện lao động độc hại hơn cần có chế độ phụ cấp, bồi dưỡng độc hại cao, đảm bảo sức khoẻ cho họ. Có chế độ lao động hợp lý với nữ công nhân trong thời kỳ mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ như có thể bố trí cho họ những công việc mà có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do môi trường lao động gây ra. Mặt khác cần phải tổ chức thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, cấp phát thuốc đầy đủ cho công nhân.
Thường xuyên tạo điều kiện, tổ chức các đợt đi thăm quan, nghỉ mát nhằm giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng.
Tổ chức các sân chơi, các hoạt động văn hoá thể thao để anh chị em tham gia vui chơi, giải trí.
Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao kiến thức, ý thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường lao động sản xuất.
2. Khuyến nghị
2.1.Đối với nhà nước các Bộ các nghành:
Đối với loại lao động nặng nhọc và độc hại như khai thác chế biến sản xuất than nhà nước cần phải gấp rút xây dựng, ban hành bổ sung các tiêu chuẩn cho phép về môi trường lao động và yêu cầu những doanh nghiệp, xí nghiệp chấp hành. Đồng thời yêu cầu họ phải đóng bảo hiểm xã hội cao hơn và qui định mức tiền lương phải trả cho công nhân cao hơn.
Đối với các ngành có điều kiện lao động nặng nhọc độc hại như ngành than nhà nước và các cán bộ ngành và xã hội nói chung cần phải nâng cao mức trả phụ cấp độc hại cho người lao động.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, về việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động dành cho công nhân trong ngành than.
2.2.Đối với các công ty:
Tăng cường cải thiện môi trường lao động cần có những kế hoạch đầu tư cho việc giảm bụi, ồn, thường xuyên kiểm tra an toàn- vệ sinh lao động. Nâng cấp nhà xưởng, trang bị ánh sáng quạt thông gió cho các khu vực làm trong nhà sàn, nhà rửa. Nâng cấp lại hệ thống vệ sinh đặc biệt là nhà tắm, nhà vệ sinh. Trang thiết bị đầy đủ và kịp thời đồ bảo hộ lao động cho phù hợp với từng loại lao động trong công ty, cải tiến, nâng cao chất lượng vừa đáp ứng được nhu cầu của điều kiện làm việc vừa bảo vệ được sức khoẻ người lao động.
Ban lãnh đạo xí nghiệp cần quan tâm hơn nữa để việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công nhân toàn công ty, đặc biệt là các chế độ về trợ cấp thai sản, trợ cấp độc hại dành cho nữ.
Tổ chức việc ca kíp cho phù hợp với sức khoẻ cho công nhân. Cho các chế độ bồi dưỡng cho ca 3 tốt hơn.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường lao động chấp hành tốt các quy tắc an toàn, vệ sinh lao đông cho nữ công nhân. Đặc biệt là bồi dưỡng họ về mặt kiến thức, tay nghề, hiểu biết...
Làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của anh chị em thông qua việc đầu tư cho y tế, bảo hiểm. Cần mạnh dạn đưa nữ công nhân vào các vị trí quản lý trong xí nghiệp, trong phân xưởng, nhất là những đơn vị có lao động nữ
Cần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ anh chị em thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ thể thao, giáo dục ý thức anh chị em trong việc bảo vệ môi trường lao động, nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất.
2.3.. Đối với người công nhân:
Nâng cao kiến thức của mình thông qua việc tự bồi dưỡng kiến thức và tham gia vào các lớp học do công ty tổ chức.
Thực hiện tốt kỷ luật lao động, quy tắc an toàn vệ sinh lao động. Có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường lao động sản xuất.
Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, sử dụng đầy đủ các bảo hộ lao động được cấp phát để tránh những độc hại và tai nạn đáng tiếc do điều kiện lao động gây ra.
Củng cố tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm với tập thể để tạo ra bầu không khí lao động tập thể hoà thuận, tương thân, tương ái...
Sự tác động của môi trường lao động sản xuất đến sức khoẻ người công nhân vùng than (Qua khảo sát tại địa bàn công ty tuyển than Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) (45 trang)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1529.doc