Đề tài Tác động của chính sách kinh tế tới nền kinh tế Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO

Từ việc phân tích nói trên, ta có thể thấy được những đóng góp vô cùng to lớn của các chính sách kinh tế cũng như những hạn chế của các chính sách này . Do đó, việc chúng ta cần phải làm là áp dụng một cách phù hợp vào nền kinh tế Việt Nam, tránh những sai lầm mà Trung Quốc đã gặp phải, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO.

doc43 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của chính sách kinh tế tới nền kinh tế Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ đó góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu của Trung Quốc. Chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Trung Quốc có bước chuyển biến quan trọng mới từ năm 2002 với việc nước này đẩy mạnh hợp tác khu vực, tham gia các khối liên kết tiểu khu vực và ký kết các hiệp định thương mại song phương với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc đã ký một loạt các hiệp định quan trọng như hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện với các nước ASEAN vào tháng 11/2002 (theo đó khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc – AFTA sẽ được hình thành trong vòng 10 năm tới), hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện với Hồng Kông (6/2003), các hiệp định khung về hợp tác kinh tế và thượng mại với Australia(10/2003) và Niu dilân(5/2004). Ngoài ra, Trung Quốc còn đang tiến hành về hiệp định thương mại tự do với Chile, Singabo, Thái lan ,Philippines và các nước thuộc hội đong hợp tác vùng vịnh. Vấn đề đạt ra đối với chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy có đóng góp hết sức quan trọng đối với sư tăng trưởng xuất khẩu từ năm 2002, nhưng các chính sách xuất khẩu của Trung Quốc hiện gặp không ít khó khăn, điển hình là: Trước hết sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào hình thức gia công, và vì vậy xuất khẩu tuy đạt quy mô lớn nhưng hiệu quả vẫn thấp. Lý do là vì giá trị gia tăng nội địa từ hoat đọng gia công xuất khẩu thấp, mối liên hệ giữa doanh nghiệp gia công và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, kỹ năng tay nghề cho công nhân ít được cải thiện. Việc phát triển gia công xuất khẩu còn dẫn đến giảm nguồn thu thuế nhập khẩu, từ đó góp phần làm tăng gánh nặng đối với chính phủ trong việc hoàn thuế cho những người xuất khẩu. Nếu hình thức gia công xuất khẩu tiếp tục được đảy mạnh thì Trung Quốc vẫn chỉ đóng vai trò “công xưởng” của công ty đa quốc gia trên thê giới . Mặc dù trong thời gian xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng nhưng thực sự tăng trưởng đó đạt được chủ yếu dựa vào khai thác theo chiều rộng vào tài nguyên, lao động, vốn đầu tư. Trong khi GDP của Trung Quốc chi chiếm khoảng 4% tổng sản lượng thế giới nhưng nước này lại chiếm tới 7,4%, 31%, 30%, 27%, 25% và 40% tiêu dùng các sản phẩm tương ứng dầu thô, than đá, quặng sắt, thép cán nhôm của toàn thế giới. Kết quả là đi liền với tăng trưởng là nguy cơ nguồn lực bị lãng phí, tài nguyên bị cạn kiệt, và môi trường bị phá huỷ. Tuy Trung Quốc đã thành công trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ mặt hàng sơ chế sang các mặt hàng chế tạo, nhưng đến nay xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của Trung Quốc vẫn chủ yếu bao gồm các mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Hơn nữa, xuất khẩu các mặt hàng chế tạo truyền thống sử dụng nhiều lao động đã chiếm một tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới, do đó việc Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tốc đọ tăng trưởng xuất khẩu cao đối với những mặt hàng này trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chuyển cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng có hàm lượng vốn – công nghệ cao, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại rất nhiều trơ ngại nghiêm trọng đối với xuất khẩu các mặt hàng đó. Những rào cản chủ yếu đối với các ngành có hàm lượng vốn và công nghệ cao là tình trạng công nghệ lạc hậu, trình độ chuyên môn hoá và mức độ tích tụ sản xuất thấp, thiếu công nhân có tay nghề cao, và sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước lớn hoạt động không hiệu quả. Do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế thay đổi nên Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thực thi một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu truyền thống. Trung Quốc không thể quay lại sử dụng chính sách phá giá nội tệ để khuyến khích xuất khẩu , và hơn nữa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị cáo buộc là được định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Chính sách tỷ giá hiện nay của Trung Quốc là một tronh những nguyên nhân chính gây căng thẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ và một số các nứơc công nghiệp chủ chốt khác. Hiện nay, tình trạng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc của hầu hếtcác nền kinh tế phát triển đã trở nên ngày càng gay gắt và động chạm đến chiều nhóm lợi ích xã hội, làm tổn thương uy tín quốc gia, đã đặt trước chính phủ nhiều nước, đặc biệt là Mỹ và các nước EU, yêu cầu cấp bách phải giảm nhanh chóng thâm hụt thương mại, lập lại cân bằng trong các cán cân tài khoản vốn và tài khoản vãng lai với Trung Quốc. Các này yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá đồng Nhân dân tệ tiến tới thả nổi đồng tiền của mình. Mức tăng giá 2,1% của đồng Nhân dân tệ vào tháng 7/2005 là thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Mỹ và các nước phương Tây khác vì vậy chắc chắn các nước này sẽ tiếp tục gây áp lực đối với về vấn đề tỷ giá. Một chính sách thúc đẩy xuất khẩu quan trọng nữa của Trung Quốc là chính sách hoàn thuế cũng có xu hướng giản sút vai trò của mình. Việc hoàn thuế giúp gia tăng xuất khẩu nhưng lại làm tăng gánh nặng cho ngân hàng nhà nước. Do chính phủ không hoàn thuế kịp thời nên nhiều doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp có lợi nhuận phụ thuộc chủ yếu vào tiền hoàn thuế. Từ năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành cải cách hệ thống hoàn thuế nhằm khắc phục những vấn đề nói trên. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa giải quyết một cách triệt để các vấn đề phát sinh. Ngoài ra chính sách hoàn thuế của Trung Quốc còn hàm chứa nguy cơ tranh chấp thương mại với các bạn hàng chủ yếu. Năm 2004 Mỹ cáo buộc Trung Quốc sử dụng nhiều chính sách hoàn thuế đẻ trợ cấp cho một số ngành công nghiệp trong nước, cụ thể là các ngành công nghiệp bán dẫn va ngành công nghiệp phân bón hoá học. Mỹ còn cho rằng Trung Quốc vẫn đang sử dụng nhiều hình thức hỗ trợ khác cho nhưng người xuất khẩu như là miễn giảm thuế thu nhập, thực hiện phân bổ tín dụng, cho vay với lãi xuất thấp, xoá nợ và giảm chi phi vận tải. Những hinh thức trợ cấp trên được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ, vì vậy Mỹ luôn gây khó dễ cho Trung Quốc bằng các áp đặt trở lại chế đọ hạn ngạch nhằm bảo vệ những người sản xuất trong nước mình. Ngoài ra những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc còn gặp nhiều thách thức khác. Do vẫn chưa được coi là quốc gia có nền kinh tế thị trường nên Trung Quốc trở thành đối tượng của nhiều vụ kiện bán phá giá. Trên thực tế từ khi ra nhập WTO vào cuối năm 2001, Trung Quốc trở thành một tronh những nước bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, với số vụ kiện lên tới con số hàng trăm. Từ những vấn đê còn vướng mắc ở trên, đòi hỏi Trung Quốc phải có những nỗ lực điều chỉnh chính sách để tiếp tục mở rộng xuất khẩu của mình. 1.1.4 Sự điêu chỉnh chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới. Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trương nhanh trong hơn 2 thập kỷ qua, và dự đoán trong những năm tiếp theo xu thế này vẫn tiếp tục dược duy trì. Trung Quốc sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của toàn thế giới. Dự đoán trong 5 năm tới xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 16% va vào năm 2010 sẽ đạt quy mô tới 1632 tỷ USD (bảng 2). Nếu những dự đoán này là sát thực thì đến đầu thập kỷ tới Trung Quốc có thể sẽ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. +Bảng 3 : Số liệu thực tế và dự báo về xuất khẩu của Trung Quốc, 2002-2010 (Đơn vị : tỷ USD)* Năm  2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xuẩt khẩu 325,6 (22,3) 438,2 (34,6) 593,4 (35,4) 764,9 (28,9) 872,4 (14,2) 996,6 (14,2) 1.180,0 (18,4) 1.391,1 (17,9) 1.632,7 (17,4) Chú thích: * Số liệu trong ngoặc đơn chỉ thay đổi so với năm trước (%) (Nguồn; Oxford Analytica (2005), China: A Five-Year Outlook, A Joint OE-OEF Study, Table 3) Đơn vị: Tỷ USD Từ những đánh giá chung ở trên, có thể chỉ ra một số động thái cơ bản trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nước này trong thời gian tới. Trước hết có thể khẳng định rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải cách toàn diện hệ thống kinh tế và luật pháp theo hướng tự do hoá, minh bạch hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của WTO, thực hiện đày đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ WTO. Trên cơ sở những cải cách toàn diện đó Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống ngoại thương mở cửa, có tính trung lập cao, hoạt động có hiệu quả cao và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nhằm khai thác lợi thế so sánh hiện có, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng chế tạo truyền thống sử dụng nhiêu lao động. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục dựa vào hoạt động gia công xuất khẩu và duy trì vị thế của mình như là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, để gia tăng hiệu quả xuất khẩu, Trung Quốc sẽ hạn chế dần những chính sách ưu tiên đối với gia công xuất khẩu và hoạt đọng này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời chính phủ sẽ khuyến khích mở rộng hình thức xuất khẩu thông thường. Để chuyển dịch cơ cấu theo hướng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng vốn – công nghệ cao, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển và trở thành nguồn xuất khẩu chủ yếu trong tương lai. Bên cạnh đó việc đảy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường thu hút và khai thác vốn FDI sẽ là những chính sách ưu tiên của Trung Quốc trong quá trình thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuât khẩu đó. Việc khai thác các yếu tố khoa học và công nghệ không chỉ giúp tạo ra những sản phẩn công nghệ cao và gia tăng hàm lượng công nghệ của các mặt hàng xuất khẩu truyền thống m,à còn tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả cac nguồn lực của đất nước, từ đó góp cho tăng trưởng theo chiều sâu. Để hạn chế nhưng tác động tiêu cực phát sinh, đồng thời tăng cường hiêụ lực của chính sách hoàn thuế, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những điều chỉnh theo hướng hoàn thiện, chuẩn hoá công tác quản lý chế đ hoàn thuế. Cụ thể Trung Quốc có thể tiến tới quy định các mức hoàn thuế không căn cứ vào mặt hàng xuất khẩu mà xuất phát từ mức độ tiêu hoa tài nguyên như đất đai, tài nguyên … những doanh nghiệp tích cực đầu tư vào ứng dụng tiến bộ công nghệ nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẽ được xếp vào diện khuyến khích. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của chính sách hoàn thuế xuất khẩu, mà còn đóng góp hết sức quan trọng vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những điều chỉnh tỷ giá theo hướng cho phép các yếu tố thị trường đóng vai trò tích cực hơn trong việc xác định tỉ giá.Tuy nhiên Trung Quốc vẫn sẽ làm theo cách riêng của mình, thực hiện nâng giá từng bước đồng Nhân dân tệ một cách thận trọng, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những tác động có thể có đối với Trung Quốc và thị trường tài chính thế giới. Cuối cùng với tư cách là thành viên của WTO, bên cạnh việc thực hiên các nghĩa vụ cam kết, Trung Quốc sẽ khai thác triệt để quyền lợi của mình trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức này, cụ thể là: Trung Quốc sẽ tham gia đầy đủ và tích cực vào việc xây dựng các nguyên tắc thương mại đa phương cũng như việc rà soát, xem xét, giám sát việc thực hiện chính sách thương mại và nghĩa vụ đa phương của các nước thành viên khác.Với vị thế ngày càng lớn mạnh, Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng những cơ hội và điều kiện thuận lợi mới đề can thiệp ngày càng sâu hơn vào quá trình đề ra luật chơi mới trong phạm vi WTO từ đó giúp nước này tiếp cận vững chắc các thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia các liên kết kinh tế của vùng và đàm phán kí kết hiệp định thương mại tự do song phương trên thế giới kể cả các nước công nghiệp phát triển. 1.2. Chính sách nhập khẩu a) Hoạt động nhập khẩu nổi bật của Trung Quốc những năm gần đây: Xu hướng nhập khẩu công nghệ ở Trung Quốc nhằm rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước công nghiệp hoá, Trung Quốc đã chọn giải pháp "đi tắt đón đầu" - nhập khẩu công nghệ để thúc đẩy sản xuất. Nhờ vậy, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một cường quốc mạnh về khoa học và công nghệ cũng như về kinh tế. Những lợi ích từ việc nhập khẩu công nghệ với qui mô lớn đã củng cố sự phát triển công nghệ trong các nghành công nghiệp của Trung Quốc và nâng cao được năng lực sản xuất. Chuyển giao và nhập khẩu công nghệ còn dẫn đến việc tạo nên các ngành công nghiệp mới có khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, trong đó có ngành điện tử tiêu dùng phát triển mạnh với các mặt hàng xuất khẩu được coi là mang tính cạnh tranh nhất thế giới.trung Quốc đã kí kết 9537 hợp đồng đăng kí nhập khẩu công nghệ trong giai đoạn tư tháng 1 đến tháng 11 năm 2006, với tổng trị giá hợp đồng lên đến 20,35 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này,chi phí cho công nghệ thực sự là 13,20 tỷ USD, chiếm 64,9% trị giá hợp đồng, Ngoài việc tăng đầu tư nhập khẩu công nghệ,thì nguồn nhập khẩu công nghệ lớn nhất của Trung Quốc,tiếp theo là Nhật Bản. +Bảng 2 : Số liệu thực tế và dự báo về nhập khẩu của Trung Quốc, 2002-2010 (Đơn vị : tỷ USD)* Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu 295,3 (21.2) 412,8 (39,8) 561,5 (36,1) 676,2 (20,4) 789.1 (16,7) 920.9 (16,7) 1106 (20,1) 1298.5 (17,4) 1523,1 (17,3) Chú thích: * Số liệu trong ngoặc đơn chỉ thay đổi so với năm trước (%) (Nguồn; Oxford Analytica (2005), China: A Five-Year Outlook, A Joint OE-OEF Study, Table 3) Đơn vị: Tỷ USD Đặc biệt, đã có sự thay đổi mạnh trong quy định nhập khẩu công nghệ. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, các qui định luật pháp về nhập khẩu công nghệ chủ yếu bảo vệ các doanh nghiệp trong nước (hầu hết số này đều thuộc sở hữu nhà nước và hầu như không có khinh nghiệm về chuyển giao công nghệ). Các yêu cầu như thời hạn trả tiền bản quyền bị hạn chế, các nghĩa vụ cam kết rất chặt chẽ, nghiêm ngặt và các thủ tục luật pháp phức tạp đã trở thành gánh nặng trong quá trình chuyển giao công nghệ. Với việc gia nhâp WTO vào ngày 11/12/2001, Chính Phủ Trung Quốc đã cam kết gỡ bỏ các qui định trước đây. Vào cuối tháng 12/2001, hội đồng Nhà nước và bộ hợp tác thương mại nước ngoài (MOFEC) đã ban hành các luật lệ và quy định mới giúp cho các giao dịch nhập khẩu công nghệ trở nên thông thoáng hơn. Cùng với việc xuất và nhâp khẩu công nghệ, MOFEC và các bộ liên quan khác cũng đưa ra những hướng dẫn chi tiết liên quan tới nhập khẩu công nghệ, như đăng ký hợp đồng, các thủ tục qui định nhập khẩu các công nghệ bị hạn chế, danh mục các công nghệ bị han chế hoặc cấm nhập khẩu, phạm vi giới hạn và cấm nhập khẩu công nghệ rất hẹp. Công nghệ bị cấm nhập khẩu chủ yếu là các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải có thời hạn tối đa là 10 năm và các bên tham gia có thể tự do đưa ra thời hạn riêng của mình. Và cũng không có quy định rằng bên chuyển giao công nghệ sẽ cho phép bên được chuyển nhượng sử dụng công nghệ một cách tự do sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc. Thay vào đó, khi hợp đồng nhập khẩu công nghệ hết hiệu lực, bên chuyển giao và bên được chuyển nhượng có thể đàm phán đẻ tiếp tục sủ dụng công nghệ đó dựa trên nguyên tắc công bằng và hợp lý. b)Biện pháp quản lý nhập khẩu của Trung Quốc: -Quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép: Trung Quốc cho phép nhập khẩu tự do hàng hoá và công nghệ (trừ những hàng hoá phải tuân theo qui định và luật lệ khác). Đối với hàng hoá nhập khẩu phải tuân theo những hạn chế của chính phủ, Trung Quốc thực thi quota và giấy phép. Năm 2001, 33 loại hàng hoá phải chịu quản lý quota và giấy phép. Trong số đó,14 loại hàng hoá phải chịu quota thông thường và giấy phép thông thường, 12 loại máy móc và sản phẩm điện tử phải có quota và giấy phép, 7 loại hàng hoá chỉ chịu quota nhưng không chịu giấy phép. -Quản lý phi quota đối với máy móc và sản phẩm điện tử: Trung Quốc thực hiện quản lý quota đối với máy móc sản phẩm điện tử nhập khẩu (máy móc và thiết bị, các sản phẩm điện tử, các phụ tùng và phụ kiện) không thuộc sự quản lý của quota. Những măt hàng này có thể được nhập thông qua chế độ đấu thấu quốc tế. -Đăng kí tự động đối với nhập khẩu một số sản phẩm đặc biệt: Để tắt chặt quản lý vĩ mô đối với một số nguyên liệu thô quan trộng và những hàng hoá nhạy cảm, Trung Quốc thực thi chế độ đăng ký tự động đối với một số măt hàng đặc biệt, như ngũ cốc, dầu thực vật, đồ uống có cồn, dầu thô, asbestos, nguyên liệu nhạy cảm với màu, thuốc diệt cỏ, nguyên liệu nhựa thô, cao su nhân tạo, vải sợi hoá học, thép cuốn,... và 14 loại kim lạo phi sắt (như đồng, bạc,...) -Kiểm định hàng hoá nhập khẩu: Luật pháp Trung Quốc bắt buộc tất cả các hàng hoá trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra do nhà nước ban hành, hay bắt buộc kiểm tra theo những điều luật và qui định khác, hoặc theo các điều khoả trong hợp đồng mua bán ngoại thương, sẽ được kiểm tra trước khi nhập khẩu, tiêu thụ hoặc sử dụng tại Trung Quốc. Ngoài ra,các mặt hàng nhập khẩu thuốc men, thực phẩm, sản phẩm động thực vật, sản phẩm cơ khí và điển tử đều có giấy phép an toàn. Nhà nhập khẩu Trung Quốc hoặc các đại lý mua hàng của họ phải đăng ký kiểm tra hàng hoá ở cảng đến. Phạm vi kiểm tra được cơ quan kiểm tra hàng hóa địa phương tiến hành gồm yêu cầu về chất lượng sản phảm,tính năng kĩ thuật, số lượng, trọng lượng, đóng gói và yêu cầu an toàn khác. Tiêu chuẩn kiểm định hàng hoá chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc, tiêu chuẩn nội thương, hoặc nếu không có thì dựa vào những tiêu chuẩn trong hợp đồng mua bán. -Kiểm dịch: Một đạo luật ra đời năm 1992 đã cung cấp cơ sở pháp lý của việc kiểm dịch đối với động thực vật, cũng như các container và nguyên liệu đóng gói được sử dụng để vận chuyển những mặt hàng này. SAIQ có trách nhiệm tiến hành các cuộc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu. -Hàng hoá do các công ty kiểm định kiểm soát: Vì một số nguyên liệu thô quan trọng có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước cũng như môi trường sống, có thể trở thành hàng hoá độc quyển trên thị trường quốc tế và nhạy cảm về giá, chính phủ Trung Quốc trao quyền điều hành những mặt hàng này cho một số cơ quan kiểm định. Những cơ quan nay do bộ Ngoại Thương và Hợp tác Kinh Tế chỉ định. Có 19 loại hàng hoá nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của công ty kiểm định này như bột mỳ, dầu ăn, dầu tinh chế, thuốc trừ sâu, cao su tự nhiên, thép cuộn, gỗ xẻ, gỗ dán,len, sợi acrcylic, cotton, thuốc lá và những sản phẩm liên quan, đường tinh chế, dầu thực vật, thép phế liệu, nhôm phế liệu và giấy, nhựa phế liệu. - Chính sách chống phá giá: Trong trường hợp một sản phẩm nhập khẩu, bằng việc bán phá giá hoặc trợ cấp, đã gây ra những thiệt hại đáng kể hoặc góp phần là mối đe doạ gây ra những thiệt hại đáng kể đến những ngành liên quan của Trung Quốc hoặc gây ra những rào cản nghiêm trọng đối với việc thiết lập những ngành liên quan tại Trung Quốc, những cơ quan chức năng liên quan của chính phủ Trung Quốc có thể tiến hành những biện pháp chống phá giá hoặc chống trợ cấp theo qui định chống phá giá và chống trợ cấp của nước CHND Trung Hoa. Khi phát hiện hành động bán phá giá của các nhà sản xuất nước ngoài, gây ra những tổn thất cho công nghiệp trong nước, những biện pháp chống bán phá giá tạm thời sau đây được áp dụng: +) áp đặt thuế chống phá giá tạm thời trong vòng 4 tháng từ ngày tuyên bố quyết định liên quan đến những biện pháp chống phá giá và có thể kéo dài tới 9 tháng trong những trường hợp đặc biệt. +)Yêu cầu có một quĩ đảm bảo bằng tiền mặt hoặc những hình thức đảm bảo khác. Một nhà sản xuất những sản phẩm bán phá giá hoặc chính phủ nước xuất khẩu có thể nộp đơn cam kết về giá lên bộ Ngoại Thương và hợp tác kinh tế. Sau khi thảo luận với Uỷ Ban kinh tế và thương Mại quốc gia, bộ Ngoại Thương và Hợp Tác kinh tế có thể quyết định chấp nhận những cam kết giá này hay không. Nếu không thể thực thi những cam kết này, quá trình điều tra sẽ lại được tiếp tục. -Chất thải, hoá chất và các hoá chất độc hại khác: Trung Quốc cấm nhập khẩu chất thải đổ đi, chất đống trong lãnh thổ của mình. Trung quốc cũng hạn chế việc nhập khẩu chất thải có thể sử dụng làm nguyên liệu thô. Trong trường hợp cần thiết phải nhập khẩu theo danh mục chất thải bị hạn chế sử dụng làm nguyên liệu thô, nhà nhà nhập khẩu và nhà sử dụng chất thải này phải nộp đơn lên phòng Bảo vệ môi trường cấp tỉnh thành và một đơn lên Cục bảo vệ môi trường quốc gia để kiểm tra và phê chuẩn.đối với những chất thải được phép nhập khẩu làm nguyên liệu thô, việc kiểm tra phải được tiến hành trước khi xếp hàng và vận chuyển. -Máy móc và đồ điện tử đã qua sử dụng: Kể từ 1/11/1998, ngoài việc xin giấy phép nhập khẩu của bộ Ngoại Thương và Hợp Tác kinh tế vì nhu cầu cần thiết, không một sản phẩm nào trong danh sách dưới đây được phép nhập khẩu máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng liên quan tới an toàn sản xuất, sản xuất môi trường (trong dó có container áp suất, phóng xạ ,máy móc, điện gia dụng, thiết bị y tế, máy chế biến thực phẩm, máy nông nghiệp, máy in ,máy dệt...)cũng như những sản phẩm điện tử và máy móc đã qua sử dụng, sản phẩm chịu quota, sản phẩm đặc biệt, máy móc và thiết bị qua sử dụng được sản xuất kể từ năm 1980 về trước. 3. Chính sách thuế 3.1.Thuế nhập khẩu. Trong cố gắng để sớm gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), gàn đây, Trung Quốc đã đi những bước mạnh bạo hơn trong mở cửa thị trường, cam kết tiếp tục giảm mạnh thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hoá trong vòng 3-5 năm tới. Kể từ tháng 1/1992 đến nay, Trung Quốc đã 5 lần cắt giảm thuế nhập khẩu với mức độ lớn. Vào thời điểm cuối năm 1991, mức thuế nhập khẩu chung ở Trung Quốc là 43,2%. Nhưng đến tháng 10/1997, mức này đã giảm xuống còn 17%. Trước trình trạng cắt giảm thuế nhập khẩu liên tục như vây , nhiều người lo rằng điều này sẽ đem lại những ảnh tiêu cực đối với các doanh nghiệp và thị trường nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên xem xét tình hình thực tế thì những tác động nhận thấy ở Trung Quốc là thấp hơn so với dự tính. Đánh thuế nhập khẩu một hàng hoá sẽ làm tăng giá trị hàng hoá đó, tăng giá lại làm giảm nhu cầu nhập khẩu, do vậy nhu cầu về các hàng hoá nội địa có thể thay thế hàng nhập sẽ gia tăng. Tuy nhiên, kể từ năm 1978 Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp ưu đãi thuế quan, điều này một mặt làm giảm nguồn thu thuế, mặt khắc làm hạ thấp tác động của Bảo hiểm thuế quan. Chẳng hạn năm 1994, khối lượng thuế thu được chỉ chiếm 15,8% so với tổng khối lượng nhập khẩu. Do khối lượng nhập khẩu phải chịu thuế thu nhỏ lại , nguồn thu thực của hải quan giảm đi. So sánh giữa nguồn thu từ hải quan và tổng mức nhập khẩu, tỷ lệ thuế quan thực tế ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước đang phát triển(ở Trung Quốc nguồn thu từ thuế nhập khẩu vẫn chiếm 90% tổng thu của hải quan Bảng 1 Mức thuế quan thực tế của Trung Quốc Năm Mức thu hải quan Tổng mức nhập khẩu Mức thuế quan thực tế của Trung Quốc 1990 15,90 257,43 6,18 1991 18,73 339,87 5,51 1992 21,28 444,33 4,79 1993 25,65 598,62 4,28 1994 27,27 996,01 2,74 1995 29,18 1104,81 2,64 1996 30,18 1155,74 2,61 1997 31,95 1180,58 2,71 Nguồn: China Statistics Yearbook, 1998. Do vậy có thể nhận định rằng mức mở cửa thực tế của thị trường Trung Quốc cao hơn so với nhữnh gì có thể nhận thấy và tác động thực tế của bảo hộ thuế quan là thấp hơn so với mức danh nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả của bảo hộ Trung Quốc là chưa cao, đồng thời tác động tiêu cực của việc hạ biểu thuế quan thuế đối với các doang nghiệp và thị trường nội không quá lớn như nhiều người vẫn nghĩ. a) Các loại thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu Trung Quốc bao gồm 2 loại : thuế suất thông thường và thuế xuất ưu đãi . Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các nước có quy chế tối huệ quốc với Trung Quốc, trong khi đó thuế suất thông thường đượ áp dụng cho các nước khác. Năm 1997, mức thuế ưu đãi được công bố của Trung Quốc là từ 6-120%, trong khi đó thuế suất thông thưòng là từ 8-270%. Mức thuế thông thường cao hơn từ 40-141,7% so với thuế suất ưu đãi. Biểu thuế nhập khẩu dự định hằng năm được xây dựng và đưa vào thực hiện. Biểu thuế này bao quát hơn 539 mã số thuế và 592 chủng loại hàng hoá. Kể từ ngày 1-4-1986, các mức thuế suất đối với hàng theo hạn ngạch như ngũ cốc và dầu ăn bắt đầu có hiệu lực. Năm 1997, biểu thuế ra hàng năm áp dụng cho hàng hoá hạn ngạch bao quát 39 laọi sản phẩm. Thuế suất đối với hành hóa hạn ngạch được giảm một vài lần. Đầu năm 1997, số lượng chủng loại hàng hoá miễn thuế được mở rộng và bao gồm động vật , cây trồng và trứng để lấy giống. b) Điều chỉnh thuế suất . Trước năm 1986, Nhà nước áp dụng chính sách thuế bảo hộ với mức thuế suất cao.Trong quá trình cải cách và phát triển kinh tế , các mức thuế suát đã được điều chỉnh một vài lần kể từ năm 1987. Thuế suất cơ bản giảm từ 43,2% năm 1992 xuống còn 23% năm 1996. Bắt đầu từ 1-10-1997thuế suất của 4.800 mặt hàng – chiếm 73% tổng số các mặt hàng bị đánh thuế đã giảm nhiều hơn , đưa mức thuế suất trung bình từ 23% xuống còn 17%. Sau khi giảm thuế, thuế suất trung bình đối với nhóm hàng thương mại chính như sau: - Các sản phẩm kim loại : 6,94% - Các sản phẩm hoá chất : 11,45% - Gỗ và sản phẩm từ gỗ : 12,88% - Máy móc và phụ tùng : 14,59% - Hàng công nghiệp nhẹ : 17,9% - Hàng nông sản : 20,43% - Sản phẩm dệt : 27,2% Việc giảm thuế này đã đưa mức thuế cao nhất từ 120% xuống còn 100% và số lượng thuế suất trên 30% đã giảm đi 45%. Sự điều chỉnh này là bước tiến quan trọng nhằm thực hiện lời hứa của Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, giảm mức thuế suất trung bình của Trung Quốc xuống còn 15% đến năm 2000. Việc cắt giảm này cũng xuất phát từ nhu cầu cần thiết nhằm duy trì tốc độ phát triển mạnh, nhanh vốn đã được giữ vững hơn 10 năm nay của nền kinh tế Trung Quốc. Việc cắt giảm thuế suất góp phần làm tăng trưởng vững chắc và mạnh mẽ ngoại thương thông qua việc khuyến khích nhập khẩu. Trong tương lai lâu dài , điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm . Nó cũng góp phần tạo khả năng nhập khẩu tạo khả năng nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ hàng đầu, từ đó đẩy nhanh . Một mặt việc cắt giảm thuế tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hàng hoá nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước và có lợi cho đa số người tiêu dùng Trung Quốc. Nhưng mặt khác nó cũng tác động đến một vài doanh nghiệp trong nước mà khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Tuy nhiên , với một tầm nhìn xa, sự cải cách này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước thúc đẩy việc cải cách và nâng cao hơn tính cạnh tranh sản phẩm của họ. Việc điều chỉnh thuế suất cũng giúp Chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. 2.2.Thuế xuất khẩu. a) Các hàng hoá chịu thuế xuất khẩu. Năm 1997, một vài loại hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế suất, nhưng nhìn chung với mức thuế xuát thấp nhằm xúc tiến xuất khẩu . Thuế suất được áp dụng cho các nguyên liệu thô quan trọng , nhằm kiểm soát dòng lưu chuyển của chúng ra nước ngoài. Năm 1997, các loại thuế xuất khẩu được áp dụng cho các sản phẩm sau : quặng nhôm (dạng cát và cục), quạng kẽm ( kẽm bột và cục ) và thiếc không luyện. b)Chế độ hoàn thuế xuất khẩu Hoàn thuế gián tiếp hàng hoá xuất khẩu là cách làm thông dụng của các nước tên thế giới góp phần củng cố và điều tiết chính sách thuế mậu dịch xuất khẩu. Từ năm 1983, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm đối với 17 loại đồng hồ và các chi tiết linh kiện khác. Năm 1983 trở đi , phạm vi được mở rộng sang sản phẩm dầu thô , dầu thành phẩm, đến 1986 lại tiếp tục đi vào chiều sâu, Trước đây , chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản suất cuối cùng, nay việc hoàn thuế tăng thêm ở khâu sản xuất trung gian. Đến năm 1988, tiếp tục tăng hoàn thuế doanh thu với tỉ lệ nhất định . Đến nay , các loại thuế sản phẩm được hoàn lại bao gồm bốn loại thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng , thuế doanh thu và đặc biệt là thuế tiêu dùng. Đối với chế độ này , Quốc vụ viện nêu ra yêu cầu phải thực hiện theo nguyên tắc :”thu bao nhiêu hoàn thuế bấy nhiêu “, “hoàn thuế triệt để “, “ chưa thu thì không hoàn”. Những năm gần đây, chính sách hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc đã được bổ sung hoàn thiện và từng bước đI vào hợp lý hoá, chính quy hoá. Hiện nay, Trung Quốc đã xác lập một loạt quy định cụ thể về việc hoàn thuế xuất khẩu như xác định tỉ lệ hoàn thuế , kỳ hạn và địa điểm hoàn thuế,..Đồng thời , để đảm bảo chính sách nay được quán triệt chấp hành, ngành thuế vụ còn hợp tác với các ngành hữu quan để xây dựng một loạt biện pháp quản lý xuất khẩu, trong đó chú trọng hoàn thiện cơ quan quản lý, chính sách hoàn thuế, biện pháp quản lý, bảo đảm cho các xí nghiệp ngoại thương phát triển ổn định. c)Chế độ miễn giảm thuế Chế độ miễm giảm thuế đã được áp dụng trong thời gian tương đối dài. Tuy nhiên cũng con gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý xuất nhập khẩu . Hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục sửa đổi và xác lập chính sách thuế đối với khu vực và các xí nghiệp nhằm giảm bớt những vấn đề còn chưa rõ ràng và phức tạp trong chính sách thuế,thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, đúng mặt hàng, bảo đảm các xí nghiệp ngoại thương cạnh tranh lành mạnh , bình đẳng , có lợi cho sự phát triển kinh tế thị trường . 2.3. Bảo hộ công nghiệp. Trong nền kinh té thị trường mở cửa, mục tiêu của việc định lại biểu thuế quan là tăng nguồn thu từ ngân sách và tạo ra cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và trợ giúp các ngành công nghiệp non trẻ là những phần cấu thành quan trọng định hướmh chính sách công nghiệp của nhiều quốc gia. Với chính sách công nghiệp thích hợp, Trung Quốc cần trợ giúp các ngành công nghiệp trên một số phương diện như: đầu tư, tín dụng, thuê, thương mại, nhập khẩu kỹ thuật… Bảo hộ công nghiệp không phải là bảo hộ tất cả các ngành công nghiệp, mà các ngành được bảo hộ càn được lựa chọn cẩn thận, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, quan trọng, các ngành sử dụng kỹ thuật cao và các ngành công nhiệp non trẻ Trung Quốc . Đó là các ngành : điện tử, ôtô, hoá học, sản xuất máy vi tính , thông tin kỹ thuật số, xây dựng…Trung Quốc có nhiều ngành công nghiệp non trẻ và mới phát triển như : hàng không , hàng hải, thông tin, cao su…Các ngành này lạc hậu nhiều so với trình độ quốc tế về kỹ thuật , quy mô, chi phí sản xuất,mức đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, định mức sử dụng nguyên liệu..khó có thể trụ được trong môi trường cạnh tranh quốc tế, do vậy cần thiết phẩi được bảo hộ trong một chừng mực nhất định. Một mặt ,trên cơ sở các chính sách công nghiệp , cần giúp đỡ các ngành công nghiệp non trẻ và công nghiệp mũi nhọn tăng hiệu quả kinh tế, đaayr nhanh nhịp độ đổi mới kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, từng bước xoá bỏ chênh lệch về giá cả và cchất lượng sản phẩm giữa các công ty nội địa và quốc tế. Mặt khác, với các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, cần bảo hộ các ngành công nghiệp quan trọng thông qua hạn chế nhập khẩu, đồng thời từng bước giảm thuế quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh quốc tế. Cần hiểu, bảo hộ không có nghĩa là loại bỏ cạnh tranh, mà là duy trì cạnh tranh lành mạnh để vừa phát triển, vừa ổn định. Nhưng việc bảo hộ quá mức có thể dẫn tới làm mất khả năng phát triển độc lập, giảm hiệu quả kinh tế. Phần iii: đánh giá hiệu quả chính sách Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này thuộc vào cao nhất trong lịch sử. Mức tăng trưởng GDP bình quân tăng 9,8% và đạt quy mô trên 2200 tỷ USD.Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1038 USD năm 2001 lên 1700 USD năm 2005. Lượng vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc năm 2005 đạt 72 tỷ USD, các hoạt động ngoại thương không ngừng mở rộng với mức tăng trưởng chóng mặt.Thành công của Trung Quốc là từ khi nước này bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường được dựa trên các chính sách và chiến lược có tính thích nghi. Khi một loạt vấn đề được giải quyết, những vấn đề mới được nảy sinh thì cần tới những chính sách và chiến lược mới. Ngày 11/12/2001, Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đem đến cho Trung Quốc những cơ hội và thách thức mới. Những cơ hội là mở rộng cửa hơn để phát triển thương mại, tăng đầu tư và thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Đây là những nhân tố giúp nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao( 8-9% trong giai đoạn 2002- 2004). Còn những thách thức, đó là khả năng thích nghi và quản lý của bộ máy nhà nước, hệ thống ngân hàng yếu kém với những khoản nợ khó đòi lên tới vài trăm tỷ USD, các doanh nghiệp nhà nước với yêu cầu nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Một trong những rào cản đáng kể khác đối với kinh tế Trung Quốc là khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập kỷ qua dẫn đến tình trạng kinh tế quá nóng và lạm phát, điều đó có thể khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực trở lại Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất định đang nóng lên như ở những nơi có hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế gần đây là kết quả của các đầu tư quy mô lớn, mà thường kém hiệu quả hơn nhiều so với các quốc gia khác. Trung Quốc biết rằng cần phải thay đổi để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. Quốc gia này nhận thức rõ ràng rằng mọi tài nguyên đều có giới hạn và những ngành kinh tế tiêu thụ nhiều tài nguyên đang được chấp nhận tại Mỹ sẽ là một thảm họa đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Hơn nữa, các mâu thuẫn có nguồn gốc sâu xa vẫn tồn tại: các vấn đề về cơ cấu tồn tại bấy lâu nay vẫn chưa thể giải quyết được. Sự chênh lệch quá lớn về trình độ kinh tế và đời sống giữa các vùng trong nước, khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn thấp, còn nhiều doanh nghiệp nhà nước bị lỗ, sức mua nhân dân thấp, nhiều hàng hóa bị ứ đọng, tình trạng tham nhũng nặng nề....Một mối quan tâm lớn khác của Trung Quốc là dịch chuyển khỏi chiến lược tăng trưởng nhờ xuất khẩu mà quốc gia này cùng nhiều quốc gia Đông Nam á khác đang theo đuổi. Chiến lược này thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giúp làm giảm khoảng cách công nghệ và cải thiện chất lượng các mặt hàng một cách nhanh chóng. Tăng trưởng nhờ xuất khẩu có nghĩa là Trung Quốc có thể sản xuất mà không cần lo lắng đến thị trường trong nước. Nhưng thị trường tại nhiều khu vực vẫn chưa bão hòa hoàn toàn, việc duy trì xuất khẩu ở mức 2 con số không phải là dễ dàng. Trên thực tế, để giải quyết thách thức trong việc đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu và các hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên, nước này cần phải khuyến khích tiêu dùng. Trong khi nhiều nước trên thế giới phải rất nỗ lực trong việc tiết kiệm thì Trung Quốc lại phải nỗ lực để thúc đẩy người dân tiêu dùng vì tỷ lệ tiết kiệm ở đây lên tới 40%.Giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu, Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm những nguồn động lực mới trong các khu vực doanh nghiệp đang lớn mạnh của nước này. Điều này đòi hỏi sự cam kết tạo ra một hệ thống sáng tạo độc lập. Đã từ lâu, Trung Quốc đầu tư nhiều cho giáo dục đại học và công nghệ. Hiện nay, nước này đang nỗ lực trong việc đưa ra những sáng kiến tầm cỡ thế giới. Nhưng nếu Trung Quốc muốn có một hệ thống sáng tạo năng động, nước này cần phải chống lại những áp lực từ phía chính phủ các nước phương Tây đòi hỏi việc áp dụng kiểu pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không cân bằng. Thay vào đó, quốc gia này cần theo đuổi một chế độ sở hữu trí tuệ cân bằng và bản thân trí tuệ đó là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong việc tạo ra trí tuệ, một chế độ sở hữu trí tuệ tồi sẽ kìm hám sự sáng tạo như đó xảy ra trong một vài lĩnh vực ở Mỹ. Những phát minh công nghệ ở phương Tây đó tập trung quá ít vào việc giảm những tác động có hại đối với môi trường của sự tăng trưởng trong khi tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm sức lao động – thứ mà Trung Quốc có thừa. Do đó, Trung Quốc nên tập trung vào những công nghệ sử dụng ít tài nguyên hơn.Tuy nhiên, quan trọng là cần phải có một hệ thống sáng tạo (bao gồm một chế độ về sở hữu trí tuệ) đảm bảo rằng những tiến bộ về tri thức sẽ được sử dụng rộng rãi. Việc này đòi hỏi những bước tiến sáng tạo, tương đối khác biệt so với những chế độ sở hữu trí tuệ dựa trên sự tư nhân hóa và độc quyền hóa trí tuệ tạo ra những mức giá cao hơn vì hạn chế các lợi ích. Một trong những đặc điểm nổi bật về nền kinh tế của Trung Quốc là tăng trưởng của nó phụ thuộc quá lớn vào đầu tư. Chẳng hạn, năm 2003, tăng trưởng kinh tế của nước này là 9,1% nhưng tăng trưởng đầu tư đã đóng góp đến 6,5%. Tốc độ tăng trưởng đầu tư vượt xa mức tiền lệ. Nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng một nền kinh tế mà tăng trưởng đầu tư đúng góp tới trên 70% tăng trưởng kinh tế là một nền kinh tế không lành mạnh và tăng trưởng đầu tư ở mức cao như vậy là không bền vững. Trung Quốc đã đầu tư và cho vay tràn lan tương đương với việc từ chối tự do hóa tài khoản vốn và thả nổi đồng NDT.Nếu thực hiện 2 chính sách này, Trung Quốc sợ rằng dòng vốn nước ngoài sẽ chảy ngược ồ ạt ra khỏi nước này, gây áp lực lên ngành tài chính, đáng chú ý là các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, vốn đang bị thâm hụt bởi các khoản nợ khó đòi và đã trở nên mất khả năng thanh toán về mặt kỹ thuật, đồng NDT sẽ mất giá không phanh, châm ngòi cho lạm phát. Đứng trước thực trạng này Trung Quốc phải cải tổ lại hệ thống ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ khó đòi. Giải pháp nâng lãi suất để hạn chế tăng trưởng tín dụng và hạ nhiệt nền kinh tế chỉ làm tăng thêm luồng vốn ngoại tệ đổ vào, tức làm tăng thêm lượng NDT trong nền kinh tế. Từ đây ta có thể hiểu vì sao Trung Quốc phải hạn chế tăng trưởng tín dụng và đầu tư bằng các biện pháp can thiệp trực tiếp như áp dụng hạn mức tín dụng để hạn chế cho vay đối với một số ngành kinh tế. Trong khi Trung Quốc vẫn đang loay hoay với vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, và phải dùng các biện pháp can thiệp hành chính để kiểm soát đầu tư thì thời gian không chờ họ. Đến cuối tháng 12 năm nay, Trung Quốc phải mở cửa hoàn toàn thị trường, bao gồm thị trường tài chính, ngân hàng, cho cạnh tranh nước ngoài theo thỏa thuận gia nhập WTO của họ. Theo thỏa thuận này, các ngân hàng nước ngoài sẽ không còn bị hạn chế hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc nữa. Nếu không có những biện pháp kịp thời, Trung Quốc sẽ phải nhường quyền kiểm soát ngành hàng nội địa như đóng kín tài khoản vốn và cấm tự do chuyển đổi NDT thành vô dụng. Như vậy, tuy các chính sách kinh tế của Trung Quốc có những hạn chế nhất định nhưng đã đóng góp một vai trò rất lớn trong sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc, khẳng định sự đúng đắn của các chính sách này. Phần iv: Bài học kinh nghiệm đối với việt nam Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung “khép kín” sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường mở chịu sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy , những kinh nghiệm đi trước của Trung Quốc trong việc điều hành các chính sách kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO , sẽ là những bài học bổ ích cho việc hoạch định , điều hành các chính sách kinh tế ỏ Việt Nam hiện nay cũng như sau gia nhập WTO: 1. Chính sách tỷ giá hối đoái : Xuất phát từ thực tiễn điều hành cơ chế tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến nay có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : - Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần phải hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cải thiên cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ , hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chính sách tỷ giá luôn gắn liền với chính sách quản lý ngoại hối : Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ, kết hợp với quản lý dự trữ ngoại hối và ngoại tệ của quốc gia đẻ đảm bảo sử dụng các nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá và thực hiện cán cân thanh toán quốc tế trong các thời kỳ khác nhau. - Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phải đảm bảo hướng đến mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu ,từ đó cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ. Một thành công lớn trong điều hành tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc là các biện pháp cải cách tỷ giá hối đoái đã tạo ra một cơ chế bảo vệ lợi ích cho nhà xuất khẩu . - Đối với Trung Quốc , cải cách tỷ giá hối đoái là điều kiện tiên quyết để cải cách thương mại , đặc biệt trong điều kiệm mở cửa và hội nhập quốc tế. Nếu không có cải cách tỷ giá hối đoái thì cải cách thương mại sẽ không hiệu quả. - Việc ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền quốc gia sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh . Như đã phân tích kinh nghiệm Trung Quốc , sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng như uy tín của đồng tiền quốc gia trên thị trường quốc tế sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vốn lớn vào các dự án của quốc gia đó. Môi trường hối đoái ổn định sẽ giúp quốc gia đó thu hút được các nguồn vốn xuát khẩu trên thế giới. 2. Chính sách chống bán phá giá : Cho đến nay Trung Quốc là nước bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá nhiều nhất. Trong 20 năm qua, các biện pháp chống bán phá giá mà các nước áp dụng đối với Trung Quốc đã gây thiệt hại trực tiếp khoảng 10 tỷ USD . Trong đó, các nước EU chiếm tới 3 tỷ USD với 9 vụ với giá trị 100 triệu USD / vị, 32 vụ với giá trị 10 triêu USD / vụ . Vì vậy bài học rút ra cho Việt Nam là : a) Tích cực theo kiện: theo quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong giảI quyết bán phá giá, doanh nghiệp đóng vai trò chính còn chính phủ của doanh nghiệp bị khởi kiện chỉ đóng vai trò phụ. Nếu doanh nghiệp từ bỏ quyền lợi kháng kiện cho dù bị oan thì chính phủ cũng không có cách nào để cứu vãn . Thời gian đầu khi mới tham gia thị trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do tiềm lực tài chính hạn chế hoặc do không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ các vụ kiện đã không trả lời các bản điều tra và thua kiện .Hậu quả không chỉ là mất thị trường mà con do hành vi của công ty bỏ cuộc này, mà cả một ngành ảnh hưởng. b) Thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện : bên cạnh những hạn chế về tài chính và kiến thức ,việc thiếu vắng các nhà chuyên môn như luật sư ,kế toán,kiểm toán ,kinh tế gia…còn là một thiệt thòi lớn. Hiện nay bên nguyên đơn kiện bán phá giá thường lấy danh nghĩa hiệp hội đẻ đủ tư cách không dưới 50% sản phẩm toàn quốc,trong khi bên bị đơn hầu kiện thường là đơn thân độc mã,dễ sơ hở và củng vì thế mà không kham nổi chi phí kiện tụng.Do đó đoàn kết với các doanh nghiệp khác để theo đuổi vụ kiện là rất cần thiết. Trung Quốc đã hình thành ngay các tổ chức chuyên nghiệp để cùng với doanh nghiệp tham gia quá trình tố tụng. c)Tích cực chuẩn bị tài liệu tố tụng:một trong những khó khăn của doanh nghiệp Trung Quốc cũng như VN khi tham gia quá trình tố tụng là khâu chuẩn bị tài liệu để trả lời các bản câu hỏi điều tra. Khó khăn ở chỗ các tài liệu không được tổ chức lưu trữ ,thu thập thường xuyên va thiết kế theo chuẩn mực kế toán của thế giới.Trong khi đó ,tính minh bạch ,chi tiết cua tài liệu va thông tin lại là then chốt trong tố tụng. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy việc chuẩn bị các tài liệu tố tụng không chỉ là công việc cua doanh nghiệp, mà còn là nhiệm vụ của tất cả các bên có liên quan như chính phủ ,phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội ngành…Mỗi bên đều phải chuẩn bị các hệ thống thông tin cua mình với các mục tiêu va tiêu chí khác nhau. Trong quá trình chuẩn bị tài liệu cần chú ý: - Tính đại diên và tư cách của bên khiếu kiện ở nước nhập khẩu.Theo qui định của WTO ,các doanh nghiệp cùng ngành hàng phải có tổng sản phẩm không được thấp hơn 50% sản lượng toàn quốc mới hội đủ tính đại diện ,bằng không sẽ không có quyền khiếu kiện. - Bản thân doanh nghiệp có hành vi bán phá giá hay không?biên độ phá giá là bao nhiêu ,đã bán phá giá trong bao lâu và đã đình chỉ hay chưa? - Hành vi phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu như thế nào,có tồn tại quan hệ nhân quả hay không? - Sự phán xét bán phá giá có dựa trên các tiêu chuẩn,căn cứ hợp lý hay không? d)Đưa ra lời hứa giá cả:nếu có hành vi phá giá và gây thiệt hại cho doanh nghiệp cùng ngành hàng nước nhập khẩu thì nên chủ động thương lượng với chính phủ nước khởi kiện về cam kết giá cả và thời gian thực hiện.Thương lượng trong thương mại quốc tế là điểm mấu chốt để giải quyết xung đột.Thương lượng thành công sẽ giảm bớt thiệt hại cho cả hai phía. e)Khiếu kiện nếu không chấp nhận quyết định của nước nhập khẩu:nếu không chấp nhận kết luận cua chính phủ nước khởi kiện thì kháng án lên cơ quan tư pháp của nước nhập khẩu.Mặt khác khi đã là thành viên của WTO các quốc gia có quyền kiện lên WTO và yêu cầu quốc gia khởi kiện nhồi vào bàn thương lượng .Đây chính là một lợi ích quan trọng khi gia nhận WTO. Ngay cả khi đã không thể thay đổi được quyết định “trừng phạt” thì sau thời gian 5 năm từ ngày bị áp thuế chống phá giá doanh nghiệp có quyền nộp kháng nghị xin phúc thẩm. f)Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế: g)Kiện chống phá giá _vũ khí của mọi quốc gia: ở Việt Nam ,vừa qua Quốc hội đã thông qua luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành lạnh,bán phá giá,tuy nhiên luật chưa đền cập nhiều đến khía cạnh bán phá giá trên bình diện quốc tế,khi các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện ở nước ngoài và cá doanh nghiệp bị điều tra ở Việt Nam. Chẳng hạn xe găn máy và rất nhiều sản phẩm khác của Trung Quốc được bán với giá rất rẻ ở Việt Nam. Liệu có cần điều tra xem họ có bán phá giá hay không để có chính sách bảo vệ thị trường nội địa? 3. Sự tăng trưởng thần kỳ: *Trong điều kiện xuất phát từ một điểm rất thấp ,đất nước muốn chống bị tụt hậu xa hơn ,sớm thoát khởi nước kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ caovà liên tục trong thời gian dài. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mặc dù đã đạt liên tục trong 25 năm ,tốc độ tăng trưởng tương đối khá ,một số năm đã đạt 8-9% nhưng vẫn còn thấp hơn Trung Quốc. Không phải không có lý giải khi có nhiều người đề nghị mục tiêu tăng hai chữ số. *Để tăng tỷ lệ tăng trưởng cao và liên tục, Trung Quốc có tỷ lệ tích luỹ cao trong khi Việt Nam dù đã tăng nhưng cũng mới đạt 35%, còn thấp xa Trung Quốc . Muốn tăng tích luỹ thì phải tiết kiệm tiêu dùng. Đành rằng, trong kinh tế thị trường tiêu dùng cũng là động lực của tăng trưởng nhưng tiêu dùng của một bbộ phận dân cư đã vượt xa cả số làm ra thì nền kinh tế nào cũng không thể chấp nhận được. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao có dự trữ ngoại tệ lớn ,nhưng tỷ lệ tiêu dùng so với GDP mới đạt 54.1% thấp nhất thế giới, nhờ vậy mà hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thế giới; trong khi tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam lên trên 70% . Đáng lưu ý, tốc đọ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước cao hơn tốc đọ tăng năng suất lao động. * Tăng trưởng vốn là quan trọng, nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn nhiều. Lượng vốn đầu tư của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nhưng hệ số ICOR của Việt Nam tăng nhanh, từ 3,4 lần năm 1995 trong 5 năm qua đã tăng lên 5 lần, cao gần gấp rưỡi Trung Quốc . Tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc diễn ra phổ biến và nghiêm trọng nhưng việc trừng trị tham nhũng tại đây cũng rất nghiêm. Mỗi năm có hang ngàn quan chức bị tử hình trong đó có những người giữ chức vụ rất cao. * Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế trên thế giới, những nước đang trong quá rình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp , từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cần phải rút ra nhiều bài học kinh nghiêm cho mình từ sự phát triển của Trung Quốc. * Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài , Trung Quốc luôn luôn ở vị trí xuất siêu; mức xuất siêu ngày một lớn và thuộc loại nhất nhì trên thế giới. Việt Nam luôn ở vị trí nhập siêu, tăng liên tục từ năm 2000 đến 2004 với mức đỉnh điểm gần 5,5 tỷ USD, năm 2005 tuy đã giảm nhưng vẫn còn trên 4,5 tỷ USD. *Mặc dù giá thế giới cao nhưng lạm phát ở Trung Quốc thuộc dạng thấp ( bình quân năm trong thời kì 2001-2005 chỉ vào khoảng 1,3%) nhờ cung hàng hoá lớn hơn cầu, sức mua của dân cư và đặc biệt là nông dân và vùng sâu trong nội địa còn thấp. Tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với USD gần như cố định. Trên đây là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ những chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc. Kết luận Một trong những nhân tố mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia là các chính sách kinh tế và nhờ vào các chính sách đúng đắn của mình mà công cuộc cải cách của Trung Quốc từ gần 3 thập kỷ nay đã được đánh giá là thành công và nền kinh tế đang đi vào “ quỹ đạo thượng lộ” theo hướng xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ việc phân tích nói trên, ta có thể thấy được những đóng góp vô cùng to lớn của các chính sách kinh tế cũng như những hạn chế của các chính sách này . Do đó, việc chúng ta cần phải làm là áp dụng một cách phù hợp vào nền kinh tế Việt Nam, tránh những sai lầm mà Trung Quốc đã gặp phải, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO. Kết luận Một trong những nhân tố mang tính chất quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia là các chính sách kinh tế và nhờ vào các chính sách đúng đắn của mình mà công cuộc cải cách của Trung Quốc từ gần 3 thập kỷ nay đã được đánh giá là thành công và nền kinh tế đang đi vào “ quỹ đạo thượng lộ” theo hướng xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ việc phân tích nói trên, ta có thể thấy được những đóng góp vô cùng to lớn của các chính sách kinh tế cũng như những hạn chế của các chính sách này . Do đó, việc chúng ta cần phải làm là áp dụng một cách phù hợp vào nền kinh tế Việt Nam, tránh những sai lầm mà Trung Quốc đã gặp phải, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO. Các tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo trình quản lý công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ - Đại học Kinh tế Quốc dân Website của Ngân hàng thế giới – Website cua Kiểm toán Nhà nước – Website của Bộ công thương - Báo điện tử Dân trí – Báo Vietnamnet – Báo Tiền phong Online – Số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam Số liệu của Tổng cục thống kê Trung Quốc Website Tài liệu từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0186.doc
Tài liệu liên quan