Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may

- Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các thỏa thuận thương mại khu vực vừa mang lại lợi ích, cơ hội nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều thách thức to lớn. Việc thực thi các cam kết WTO cũng làm phát sinh mối quan ngại về mặt xã hội song hành cùng cải cách chính sách và tự do hóa thương mại. Một số ngành kinh tế trong nước cũng có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc điều chỉnh theo áp lực cạnh tranh ngày càng tăng phát sinh từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Cũng như nhiều nước khác, thực thi các cam kết gia nhập WTO sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Để đảm bảo việc gia nhập WTO đem lại sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam, tiến hành đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp về chính sách để hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện cam kết WTO là hết sức cần thiết. từ những vấn đề đặt ra ở trên cho thấy được những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của việt nam nói chung và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng, cụ thể ta có thể thấy được sự tác động của WTO lên ngành dệt may từ đó ta có điều chỉnh cho sự phát triển phù hợp và phát huy hết lợi thế làm chủ được sự tác động làm cho sự tác động đó hoàn toàn là tích cực.

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các quốc gia Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác - Đàm phán: Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước. Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng Xanh" (tiếng Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc WTO tại Geneva, Thụy Sỹ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy. Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp thuận các đề xuất được đưa ra. WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mexico vào năm 2003 và Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005. - Giải quyết tranh chấp Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO. Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp. Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu phủ quyết phán quyết liên quan). Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ cấp bông trái phép của Hoa Kỳ. -Cơ cấu tổ chức Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. + Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO. + Cấp thứ hai: Đại Hội đồng Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO. Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương). Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn. + Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO. Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ. Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. + Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. - Các hiệp định: Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) + Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) + Hiệp định về Chống bán Phá giá + Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp Hiệp định về Tự vệ + Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu + Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) + Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) + Hiệp định về Định giá Hải quan + Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển + Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) + Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp Một số nguyên tắc của WTO Các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rất nhiều và phức tạp bao gồm cả nông nghiệp, dệt may, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp và cả thực phẩm... Tuy nhiên, xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc, và chúng được coi là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. a. Thương mại không phân biệt đối xử: thể hiện ở hai nguyên tắc: - Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc: Tối huệ quốc có nghĩa là “nước (được) ưu đãi nhất”, “nước (được) ưu tiên nhất”. Nội dung của nguyên tắc này được WTO quy định rằng các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc là mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”. - Nguyên tắc đối xử quốc gia là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. Nội dung của nguyên tắc này là hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này:  Bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới,trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước. Thương mại ngày càng tự do hơn là nhằm thực thi được mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hóa Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO đôi khi được miêu tả như là một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. WTO cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định b. Nguyên tắc tiếp cận thị trường: - Nguyên tắc tiếp cận thị trường thực chất là việc mở của thị trường, hàng hoá dịch vụ và đầu tư ngôàich các quốc gia khác trong khối. trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả quốc gia tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường thì điều đó đồng nghĩa với một việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở. Về mặt chính trị, nguyên tắc này thể sự tự do hoá thương mại của WTO . các rào cản thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. mức đọ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương. tuy nhiên, mức độ thực hiện tiếp cận thị trường của các quốc gia tương đối khác nhau. về mặt pháp lý, nguyên tắctiếp cận thị trường thể hiện nghĩa vụ và tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà các nước chấp đã chấp nhận khi đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới. c. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: Nguyên tắc cạnh tranh công bằng thể hiện sự tự do cạnh tranh trong nhưng điều kiệnbình đẳng như nhau. Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động nhưng tiêu cực của biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành một số đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. d. Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi: Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển đã tăng lên khá nhiều. Sau vòng đàm phán Uruguay, các nước giàu trong WTO đã cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ những nước kém phát triển và trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Gần đây, những nước phát triển đã bắt đầu cho phép nhập khẩu tự do, không thuế, không hạn ngạch đối với tất cả những sản phẩm từ hầu hết quốc gia kém phát triển trong WTO. Chương II THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO 1. Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO a. Những điều đạt được của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước. Thành công tiêu biểu nhất của việt nam là tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến, đạt 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua,dẫu rằng có nhiều khó khăn về thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp và sự biến động thị trường bất lợi về giá cả tăng song nền kinh tế nước ta vẫn tăng GDP cao, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%) Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ usd gần tăng 70% so với năm 2006, tăng gấp đôi so với năm trước. . Điều đáng chú ý là: lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước cao hơn khu vực có vốn nước ngoài (22,1% so với 18,6%) chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước đã năng động khai thác thị trường - cơ hội do việc gia nhập wto mang lại; do không bị khống chế về hạn ngạch khi trở thành thành viên của wto, 11 tháng kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt trên 7 tỉ usd, tăng 32% so với cùng kỳ chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm các hàng hóa khác mà chúng ta không thống kê được các sản phẩm cụ thể tăng mạnh, tỉ lệ tăng 38,9% với kim ngạch 8 tỉ 700 triệu usd chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu thống kê rõ được chi tiết các sản phẩm, chúng ta sẽ có những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn). Đầu tư và xuất khẩu tăng, thị trường nội địa được mở rộng tạo điều kiện cho công nghiệp và dịch vụ phát triển, nên GDP tăng gần 8,5%, là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. b. Những hạn chế mà nền kinh tế gặp phải - Giá cả tăng cao, không đạt được mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 12,4% so với tháng 12-2006. Đây là tốc độ tăng giá cao nhất trong những năm gần đây, vượt qua tốc độ tăng GDP và không đạt mục tiêu đề ra. Nhóm hàng tăng giá cao nhất trong năm qua là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%, riêng lương thực tăng 15,4%, giá thực phẩm tăng 21,16%, thứ 2 là nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%, thứ 3 là đồ dùng và dịch vụ khác tăng 9,02%, thứ 4 là dược phẩm, y tế tăng 7,05% và thứ 5 là may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,47%. ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá cả ước cả năm tăng trên 12%. Nguyên nhân tăng giá: Về khách quan, giá thế giới tăng, thiên tai, dịch bệnh lan rộng, gây thiệt hại nặng nề. Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dự báo sai, điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. "Việc lúng túng trong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý do khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) vượt quá tốc độ tăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007. Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế WB tại Hà Nội: Lượng tiền lưu thông quá lớn, tỷ lệ tăng tín dụng trên 38%, so với tốc độ tăng GDP khoảng 8% thì con số đó là rất nhiều, dù cho các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ, nhưng lượng tiền lưu thông vẫn rất nhiều. Do dòng vốn đổ vào thị trường mạnh nhưng chưa có cơ quan điều tiết đủ năng lực, chính sách ngoại hối, ngoại tệ chưa phát huy tác dụng vì chính sách của Chính phủ trong thị trường tiền tệ và hối đoái không nhất quán. Chính phủ mua USD vào nhiều và bơm tiền đồng ra thị trường có thể làm giảm giá đồng USD sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và tạo sức ép cho lạm phát. Nhập siêu lớn. Chung cả năm, nhập siêu ước lên tới trên 13,1 tỉ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ nhất trong 2 tháng cuối năm. Đáng chú ý là 3 mặt hàng nhập khẩu tăng gấp hơn 2 lần so năm 2006 là ô-tô nguyên chiếc xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu cả năm 2007 ước đạt 60,8 tỉ USD, tăng 35,5% so năm 2006. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dich theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm còn dưới 20,0%/ so với 20,81% năm 2006, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng dần và chiếm trên 41,7% so với 41.56% và khu vực dịch vụ tăng nhẹ, chiếm 38,30% so với 38,08% trong 2 năm tương ứng. Nét mới trong năm 2007 là tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao và tốc độ tăng khá ổn định, quý sau cao hơn quý trước, trong điều kiện có khó khăn nhiều mặt, nhất là dịch vụ vận tải, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng trong bối cảnh hội nhập WTO. Do kinh tế tăng trưởng cao nên tình hình tài chính lành mạnh, thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bội chi ngân sách trong phạm vi Quốc hội cho phép. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt 287.900 tỉ đồng, vượt dự toán cả năm (dự toán 281.900 tỉ đồng) và tăng 11,6% so với năm 2006. Các khoản thu có tỷ trọng lớn đều đạt mức khá. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, song nhiều khoản thu chủ yếu như thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, thu từ nhà, đất tăng khá. Một số khoản thu đạt khá so với dự toán, trong đó: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 100,8%; thu từ nhà và đất đạt 117,6% dự toán. Tổng số chi ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt dự toán năm. Bội chi ngân sách cả năm ước đạt 5% GDP. Đến nay ngân sách trung ương đã cấp chuyển 100% dự toán chi bổ sung cân đối cho các địa phương, trong đó một số địa phương có khó khăn đã được cấp đủ 100% trợ cấp cân đối ngân sách theo dự toán để chủ động nguồn xử lý các nhiệm vụ chi trong tháng cuối năm. Bên cạnh đó, việc bảo đảm lương thực cho công tác cứu trợ nhân dân và kinh phí để hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ gây ra cũng được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra. 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam - Toàn quốc hiện có khoảng 2.000 DN dệt may với hơn 2 triệu lao động; 25% trong số đó là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN may hiện nay phần lớn là các DN tư nhân hay Cty cổ phần. Họ thường chú trọng ưu tiên thực hiện các hợp đồng may gia công XK. Nhiều DN chỉ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài dưới dạng gia công thuần tuý. Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao - bình quân 20%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngành dệt may ĐVT: triêu đồng 2000 2001 2002 2003 2004 Doanh thu 23451 26587 113 (%) 33969 128 (%) 33471 128 (%) 52980 122 (%) Lợi nhuận 476 208 44 (%) 400 193 (%) 684 171 (%) 509 74 (%) Thuế 765 837 109 (%) 977 117 (%) 1102 113 (%) 2388 217 (%) Trong năm 2006 ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trị giá 5,83 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 20,5% so với năm trước và chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (doanh thu 3.04 tỷ USD), EU (1,24 tỷ USD) và Nhật (628 triệu USD). Trong khi đó, toàn bộ thị trường trong nước chỉ đạt doanh số khoảng 1,8 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất là áo khoác, quần dài, sơmi, hàng dệt kim và quần áo các loại. Các lô hàng XK vẫn chủ yếu là các hợp đồng gia công lại cho đối tác nước ngoài; nhiều DN VN hầu như không có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế. Lợi nhuận của các DN dệt may thường khá thấp (so với doanh thu) do phần lớn nguyên phụ liệu, mẫu mã thiết kế và hoạt động phân phối đều được quyết định bởi đối tác nước ngoài. Phần đóng góp của phía VN vào việc hoàn thiện một chiếc áo khoác chỉ vào khoảng 11%, đối với sơ mi là 25%, quần dài là 15% và trong các sản phẩm khác luôn dưới mức 25%. Cũng trong năm 2006, ngành dệt may phải chi 5,65 tỷ USD cho nhập khẩu, chủ yếu là vải (chiếm 52%), nguyên phụ liệu (34%), sợi (10%) và bông xơ (4%). Các mặt hàng này đa phần được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dệt đạt khoảng 13%. Năng lực của các DN cung ứng nguyên phụ liệu trong nước còn khá khiêm tốn. Với 24.000 ha diện tích trồng bông, hàng năm VN mới chỉ sản xuất ra được 8.000 tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu trong nước. Ngoài ra, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Kim ngạch xuất nhập khẩu theo mặt hàng ngành trang thiết bị lực lượng sản xuất (/năm) ngành sợi ngành dệt thoi ngành dệt kim ngành may 2,5 triệu cọc sơi 20000 máy may 4000 máy 300000 máy may công nghiệp 250000 tấn 600 triệu m2 100000 tấn 1,25 tỷ sản phẩm Những tác động tích cực đến các doanh nghiệp việt nam - Cơ hội lớn đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam bởi các hàng rào hạn ngạch được gỡ bỏ. vì không bị khống chế về hạn ngạch. Khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ quan tâm đầu tư vào sản xuất dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp tại nước thứ ba cũng sẽ vào đặt hàng. Như vậy số lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên. Điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đầu tư mới và thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may và các lĩnh vực hạ tầng phục vụ cho sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Việt Nam cũng sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận trình độ quản lý và công nghệ kỹ thuật mới. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cái được lớn nhất của ngành Dệt May là các rào cản xuất khẩu vào Mỹ đối với sản phẩm dệt may sẽ được xóa bỏ. Các doanh nghiệp dệt may không phải lo chạy hạn ngạch. Với những doanh nghiệp trước kia không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trường may mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ đến năm 2008 do sau khi gia nhập WTO, nước này đã gia tăng quá nhanh sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ, buộc Mỹ phải áp hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may xuất xứ từ Trung Quốc. Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Một thuận lợi nữa là, trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ, khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ sẽ không áp dụng biện pháp tự vệ như đã áp dụng khi đàm phán gia nhập WTO với Trung Quốc trước đây. Và hàng dệt may Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Mỹ không còn bị áp đặt hạn ngạch đối với một số mặt hàng mà Mỹ đã từng áp dụng với Việt Nam từ năm 2003. Những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp việt nam - Mặt trái của WTO là các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn, bởi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ. Dù ngay từ năm nay, thuế nhập khẩu vải và hàng may mặc từ các nước ASEAN đã giảm xuống còn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm dệt may Việt Nam lại nằm ở những nước ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, Trung Quốc và ấn Độ… Hiện tại, hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN đang phải chịu thuế suất rất cao, 50% với sản phẩm may và 40% với sản phẩm dệt. Nhưng khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống còn tối đa là 15%, do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở thị trường nội địa. Trong xuất khẩu, Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa, hàng Trung Quốc giá rẻ cũng là nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nói đến cạnh tranh với hàng Trung Quốc, chắc chúng ta không thể vượt qua được bởi Trung Quốc chủ động được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, trong khi chúng ta phải nhập khẩu tới 80% các nguyên, phụ liệu. Mặt khác, trong khi một nhà máy dệt của Trung Quốc trung bình có khoảng 6.000 máy dệt thì các doanh nghiệp dệt Việt Nam chỉ có khoảng vài trăm máy, đa phần là cũ, lạc hậu. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, khoảng cách về trình độ phát triển giữa ngành Dệt Việt Nam và các nước khá xa. Nếu xếp theo thang điểm 10, thì ngành Dệt Việt Nam chỉ đạt khoảng 3-3,5 điểm, chưa đạt mức trung bình của thế giới. Thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng vải nội không ổn định, độ bền màu kém, khiến cho khách hàng đặt may không dám lựa chọn vải nội, buộc các doanh nghiệp may gia công lại phải nhập khẩu vải từ các công ty nước ngoài. Không chỉ may gia công, ngay cả các công ty may phục vụ tiêu dùng nội địa cũng không dám mạo hiểm thương hiệu của mình khi mua vải chất lượng kém để sản xuất những mặt hàng của mình. Điều đó làm ngành Dệt càng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, những doanh nghiệp Dệt trong nước làm ăn được hầu hết đều là các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài Những kết quả đạt được - Sau khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến Trong đó ngành dệt may đã có đóng góp xứng đáng, xuất khẩu tăng trên 33%, đưa Việt Nam vào danh sách 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, thị trường trong nước vẫn được giữ vững và phát triển. Xuất khẩu dệt may năm 2007 đã tăng trưởng tương đối tốt, đạt 7,7 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2006, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 56% thị phần xuất khẩu của toàn ngành. Để vươn lên vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu, Tập thể cán bộ, công nhân viên Tập đoàn dệt may Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao năng suất lao động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 13.000 tỷ đồng và tổng doanh thu trên 22.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (trên 20%) như: Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài, Công ty Cổ phần Dệt Công Nghiệp, Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ, May & Dịch vụ Hưng Long, May Thái Nguyên, May Đồng Nai, May Bình Định, May Sông Tiền, May Thuận Tiến, May Việt Hưng, May Tiến Thuận... kết quả đạt được là nhờ phát huy hiệu quả tổng hợp của các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, khai thác các đơn hàng ổn định có giá trị cao, củng cố tổ chức, sắp xếp bố trí hợp lý hóa sản xuất tại các đơn vị. Kim ngạch xuất khẩu toàn Tập đoàn đạt gần 1,5 tỷ USD (hơn 19%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng trên 34%, đạt gần 7,8 tỷ USD. Những doanh nghiệp đã đạt mức tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn bình quân chung là Tổng Công ty dệt may Hà Nội, Tổng Công ty Phong Phú, Dệt Nam Định, DK Đông Phương, Sợi Phú Bài, Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ, Dệt Việt Thắng, Dệt may Huế, May Hưng Yên, May Đức Giang, May Thái Nguyên, May Đồng Nai, May Sông Tiền, May Việt Thịnh, May Phương Nam, May Tân Châu, May Tiền Tiến… Lợi nhuận năm 2007 ước đạt trên 556 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân ước đạt 15,6%. Ước nộp ngân sách của các đơn vị có cổ phần chi phối đạt hơn 120% kế hoạch năm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng rõ rệt. Đây là kết quả của một quá trình chuyển đổi mô hình quản lý - chuyển phần lớn doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo công ty cổ phần (theo Luật Doanh Nghiệp). Các đơn vị có tỷ suất lợi nhuận/vốn cao nhất năm 2007 là Công ty Cổ phần Vinatex Tân Tạo: 100%; May Hưng Yên: 73,9%; May Nhà Bè: 62,5%; May Hồ Gươm: 44,8%; Tổng Công ty Phong Phú: 40,2%; May Phương Đông: 38,9%; Sợi Phú Bài: 37,3%; May Nam Định 36,1%; Tổng Công ty dệt may Hòa Thọ: 33,3%; Dệt Việt Thắng 32,1%; May 10: 30,6%. Các DN dệt may trong nước đã phải vượt qua hàng loạt thách thức khắc nghiệt từ phía đối tác, trong đó có khó khăn nhất là chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ VN do Chính phủ Mỹ thực hiện. áp lực càng gia tăng nặng nề khi hầu hết chi phí đầu vào sản xuất đều tăng hơn 40% so với năm ngoái. Nhiều đơn hàng của quý I.2007 giảm mạnh khi cơ chế giám sát đặc biệt của Mỹ chính thức áp lên 5 nhóm hàng dệt may, hàng loạt nhà nhập khẩu lớn tạm ngừng, thậm chí rút đơn đặt hàng ở VN nhằm giảm thiểu rủi ro... khiến các DN trong nước một phen lao đao. Tuy nhiên, vượt qua những "rào cản" đó, dệt may VN đã khẳng định được vị thế của mình. Theo đó, Bộ Công Thương vừa đề ra chỉ tiêu xuất khẩu dệt may năm 2008 là 9, 5 tỷ USD, đây là con số rất cao, đúng bằng tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 20% của Bộ Công Thương. nếu có sự đồng tâm giữa Chính phủ và các DN thì mục tiêu 9, 5 tỷ USD trong năm 2008 là hoàn toàn khả quan và có thể đạt được cao hơn".Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may VN năm 2008 vẫn xác định thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 55% trên tổng kim ngạch xuất khẩu (tương đương 5,3- 5, 5 tỉ USD), tiếp sau là EU, chiếm khoảng 1,6- 1, 8 tỉ USD... Tuy nhiên, việc xuất khẩu dệt may trong năm 2008 vào thị trường Hoa Kỳ sẽ rất khó khăn. Những hạn chế - Thách thức vì xuất phát điểm của Việt Nam còn nhỏ bé, những mặt yếu của Việt Nam còn rất nhiều, Việt Nam đã có kết quả xuất khẩu dệt may rất tốt trong năm 2007 tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Nhưng cũng là vô vàn những thách thức : Thứ nhất, hầu hết nguyên vật liệu (vải, phụ liệu…) vẫn phải nhập khẩu là chính. Điều này cho thấy tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may còn rất thấp, phần gia công còn cao (khoảng 65%). Thứ hai, khâu thiết kế, tạo mốt, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn rất yếu, chưa chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Thứ ba là vấn đề về thương hiệu. Việt Nam xuất khẩu năm 2007 là 7,8 tỷ USD, nhưng thương hiệu chính của Việt Nam là chưa đáng kể, những doanh nghiệp mạnh như Thành Công, Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Thái Tuấn… mặc dù đích thân sản xuất nhưng thương hiệu lại là nước ngoài. Việt Nam chưa có đủ điều kiện cạnh tranh vì thương hiệu chiếm vị trí rất quan trọng. Cũng sản phẩm như vậy, thời gian sản xuất như vậy nhưng với thương hiệu nổi tiếng, uy tín, giá cả có thể gấp 3 lần so cùng sản phẩm kém về thương hiệu nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh cao. Điểm này Việt Nam còn yếu. Thứ tư là Việt Nam có đội ngũ lao động dồi dào, có kỷ luật, có tay nghề nhưng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, những giám đốc giỏi, doanh nhân giỏi trong ngành dệt may rất thiếu. Đây là điểm khó khăn cũng như bất lợi của dệt may Việt Nam, bởi chính con người sẽ tạo nên giá trị và mong muốn trong việc phát triển ngành dệt may. Thứ năm là khả năng cạnh tranh. Tình thời trang, nhanh nhạy của thị trường dệt may, giá cả…Chính vì Việt Nam không có nguyên liệu tại chỗ, không có thương hiệu…nên khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam bất lợi so các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may khác. Với Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh bằng những sản phẩm cao cấp hoặc từ trung bình trở lên Chương III GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 1. Xu hướng thị trường những năm tới - Ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển tạo ra những bước ngoặt và ngành dệt may Việt Nam đang hướng mạnh ra xuất khẩu và được đánh giá là có triển vọng, xu hướng xuất khẩu của ngành dệt may của Việt Nam được nâng cao và đẩy mạnh. Việt Nam đang phấn đấu để nhân đôi kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi của ngành là được Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành quan tâm và nỗ lực của DN, năm 2008 sẽ có nhiều khó khăn cho ngành để đạt được mục tiêu nói trên do có một số trở ngại đối với 3 thị trường trọng điểm: - Thị trường Hoa Kỳ: Là thị trường lớn nhất chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Thị trường này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do Chương trình Giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6 tháng tiếp theo vào tháng 3.2008. Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu lên tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Có khả năng cơ chế giám sát của Hoa Kỳ được duy trì cho đến hết năm 2008. Hiện nay theo số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ mà Hải quan Hoa Kỳ công bố, giá xuất khẩu trung bình hàng tháng đã có xu hướng giảm xuống và lượng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa Kỳ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2008. - Thị trường EU: Đây là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may, trong những năm gần đây luôn đứng vị trí thứ 2, sau thị trường Hoa Kỳ. Thị trường này với nhiều thị trường ngách có nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam. Tuy nhiên, việc mất giá của đồng USD so với đồng Euro là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát «kiểm tra kép» để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam và các thị trường dệt may khác vẫn phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung Quốc do hạn chế về số lượng đã bị xóa bỏ, nhất là Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. - Thị trường Nhật Bản: Là thị trường đứng vị trí thứ 3 về nhập khẩu trong ngành dệt may VN. Hiện Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ «hai công đoạn» với mặt hàng dệt may trong EPA với 6 nước Asean (Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Thái Lan) trong năm 2007 và các nước này đã được hạ mức thuế quan xuống 0%. Do đó, Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với chính các nước trong khu vực do thuế của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản vẫn ở khoảng 10%. Mặc dù, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đang được đàm phán và phía Nhật yêu cầu hàng dệt may Việt Nam muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ «hai công đoạn» rất ngặt nghèo là đảm bảo 20% nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước Asean. Việc hưởng ưu đãi từ hiệp định này của các DN dệt may gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ ngoài Nhật, Asean do đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan của phía Nhật Bản. 2. Một số giải pháp - Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tư hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công; Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng sản xuất tại các địa phương có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phương phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phương đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có tiềm năng khác. - Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm và xác định quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” đủ mạnh về tài chính, công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá (sản phẩm phổ biến với nhiều màu sắc, hoa văn kiểu cách, chủng loại vật liệu thích hợp), thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến động của thị trường như: thay đổi mẫu mã, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật,… để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. - Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phương châm “chất lượng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; Xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trường chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hướng cho các doanh nghiệp. - Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trường, về đầu tư, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các trang website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tư vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thương mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với người tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trường. - Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trưởng - chuyền trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.7. Tiếp tục phát triển mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường nội địa, Tổng công ty dệt may (VINATEX) có thể là đầu mối tập hợp các doanh nghiệp dệt may trong cả nước để hình thành hệ thống cửa hàng - siêu thị kinh doanh hàng thời trang dệt may, trước hết mở tại các thành phố lớn để trong một vài năm tới hệ thống cửa hàng siêu thị này sẽ có mặt hầu hết tại các tỉnh thành, thành phố lớn trong cả nước. - Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. - Giải pháp về khoa học công nghệ để thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt May nêu ra những việc cần thực hiện: Đó là triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm Dệt May. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. - Giải pháp về thị trường yêu cầu tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế. Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May trên thị trường trong nước và quốc tế. 3. Một số kiến nghị a. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO? - Ngành dệt may Việt Nam đã có chiến phát triển đến năm 2010 xuất khẩu đạt 9 – 10 tỷ USD, hiện Bộ Công Thương đang chỉ đạo việc xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015 và 2020. Theo dự kiến, nếu kết thúc năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,5 tỷ USD thì Việt Nam sẽ hoàn hành kế hoạch năm 2010 trước 2 năm, với đà như vậy đến 2010 xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 12 – 13 tỷ USD, tiếp đó đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 15 – 17 tỷ USD, đến 2020 sẽ là 25 tỷ USD. Mục tiêu này Việt Nam phải cố gắng thực hiện được, các mặt yếu về nguyên phụ liệu cần được khắc phục. Hiện Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tập đoàn Dệt may xây dựng đề án sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu đến năm 2015, xây dựng đề án phát triển vùng bông chuyên canh để nâng cao sự tự túc bông, tránh biến động về nguyên liệu trên thị trường thế giới. Xây dựng nhà máy sơ tổng hợp…Mặt khác, cần phải phát triển việc tạo mốt. Tăng cường việc tổ chức các tuần lễ thời trang, cuộc thị người thiết kế hàng năm của Hiệp hội dệt may, Viện Mốt nhằm tìm ra các nhà thiết kế mới, trẻ, triển vọng…phục vụ cho sản xuất. Cần đăng ký và xây dựng thương hiệu ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, tạo nên những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng… phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Trú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực nhất là trong việc thiết kế. Xây dựng lực lượng sản xuất phát triển, các nhà máy mới sẽ phải làm gì để có vải? những vải cho năm 2010, 2015 là những vải gì?...phải có những bước đi trước đón đầu phù hợp với nhu cầu mới của thị trường…để được như vậy Việt Nam phải tiếp thu những cái mới của nước ngoài. Có như vây, không những Việt Nam hoàn thành mục tiêu nêu trên mà còn trở thành 1 trong 5 nhà xuất khẩu lớn nhất của thế giới vào giai đoạn 2015 – 2020 +) Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2001: đối với ngành dệt, bao gồm: sản xuất nguyên vật liệu, sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất: - kinh tế nhà nước làm lòng cốt, giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia lĩnh vực này. - đầu tư phát triển gắn với bảo vệ môi trường; quy hoạch xây dựng các cụm cộng nghiệp sợi, dệt, in nhuộn hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn. - tập trung đàu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Trình độ chuyên môn hóa cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phảm mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế. tổ chức lại hệ thống quản lheejchaats lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh về sản lượng các sản phảm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đối với ngành may: - đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp may mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các nước đông dân cu, nhiều lao động. - đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung trung đàu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phảm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có xơ, tơ nhân tạo, các lọa nguyên liệu, phụ liệu hóa chất, thuốc nhuộn cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu, vật liệu và phụ liệu thay thế nhập khẩ. Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước. b. Một số cơ chế, chính sách cho phát triển ngành dệt may - Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. - Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: +) Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển; +) Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. - Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu. - Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: +) Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước; +) Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005) để tái đầu tư; +) Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp. - Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. - Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong quý II năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường mỹ. Do vậy để tạo ra hiệu ứng tích cực và dạt dược chiến lược đề ra ta phải đưa ra dược chính sách và những cơ chế phù hợp, thực hiện chính sách đó một cách chính xác để phát huy những tác động tích cực của việc gia nhập WTO . KẾT LUẬN - Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các thỏa thuận thương mại khu vực vừa mang lại lợi ích, cơ hội nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều thách thức to lớn. Việc thực thi các cam kết WTO cũng  làm phát sinh mối quan ngại về mặt xã hội song hành cùng cải cách chính sách và tự do hóa thương mại. Một số ngành kinh tế trong nước cũng có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc điều chỉnh theo áp lực cạnh tranh ngày càng tăng phát sinh từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Cũng như nhiều nước khác, thực thi các cam kết gia nhập WTO sẽ có tác động sâu rộng đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Để đảm bảo việc gia nhập WTO đem lại sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam,  tiến hành đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp về chính sách để hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện cam kết WTO là hết sức cần thiết. từ những vấn đề đặt ra ở trên cho thấy được những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của việt nam nói chung và cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nói riêng, cụ thể ta có thể thấy được sự tác động của WTO lên ngành dệt may từ đó ta có điều chỉnh cho sự phát triển phù hợp và phát huy hết lợi thế làm chủ được sự tác động làm cho sự tác động đó hoàn toàn là tích cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Giáo trình thương mại quốc tế của nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân -2007……………………………………………………….......................... Giáo trình kinh tế thương mại của nhà xuất bản Thống kê -2003………………. Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại của nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội – 2005………………………………………………………………………. Một số báo điện tử………………………………………………………………. Một số quyết định: 55/2001/QĐ-TTG và một số quyêt định khác …………….. Công văn số 36/NHNN-TD ngày 10 tháng 01 năm 2001và một số công văn khác……………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10913.doc
Tài liệu liên quan