Đề tài Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-Đời sống vật chất và tình thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Thu nhập của dân cư tăng trung bình 10% trong 16 năm đổi mới.GDP BQĐN đạt gần 400 USD/1 năm.Số lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế tăng nhanh. Trong giai đoạn 1995-2000 trung bình mỗi năm tạo ra 1.3 triệu viêc làm mới. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Quy mô giáo dục - đào tạo tăng ở tất cả các bậc học. Đến năm 2000 có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Đến năm 2005, ước tính có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt 80%. Các mặt văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ: Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Đến năm 2004, tỷ lệ số hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 8,31% và dự kiến đến năm 2005 sẽ còn khoảng 7%.

doc15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Đề cương 1. Xuất phát lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin 1.1 Hình thái kinh tế -xã hội 1.1.1.Lý luận về hình thái kinh tế-xã hội 1.1.2.Lực lượng sản xuất 1.1.3Quan hệ sản xuất 1.1.4.Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.2 Thực tiễn kinh nghiệm của các nước 1.2.1 Thực tiễn ở Liên Xô -> Chính sách kinh tế mới (NEP) 1.2.1.1.Thực trạng của Liên Xô 1.2.1.2.Nội dung Lênin thực hiện 1.2.1.3.Thành tựu đạt được 2. Thực tiễn ở Việt Nam 3. Nội dung của chính sách mà Hồ Chí Minh thực hiện 3.1.Trong lĩnh vực chính trị 3.2.Trong lĩnh vực kinh tế 3.3.Trong lĩnh vực văn hoá-xã hội 4. Tính đúng đắn của luận điểm đổi mới 1986 4.1Sai lầm trước đổi mới 1986 4.2.Đổi mới 4.3.Thành tựu đạt được 1. Xuất phát lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin 1.1 Hình thái kinh tế -xã hội 1.1.1.Lý luận về hình thái kinh tế-xã hội Theo quan điểm của triết học Mác,xã hội không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các cá nhân, mà là một hệ thống có cấu trúc phức tạp gồm nhiều lĩnh vực: lĩnh vực các quan hệ kinh tế,lĩnh vực chính trị, lĩnh vực ý thức…C. Mác đã khái quát như sau: “ Trong sự sản suất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định,tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ-tức những quan hề sản xuất,những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất đinh của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội” Trong hệ thống các quan hệ xã hội hết sức phức tạp,C. Mác đã vạch ra quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, là quan hệ cơ bản của xã hội, là cơ sở của các quan hệ xã hội khác. Trong tác phầm Những Người bạn bạn là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chu-xã hội ra sao,V.I.Lê nin đã đánh giá như sau : “Cho đến nay, trong cái mạng lưới phức tạp những hiện tượng xã hội,các nhà xã hội học lung túng không phân biệt được những hiện tượng nào là quan trọng và những hiện tượng nào là không quan trọng và họ không thể tìm ra một tiêu chuẩn khách quan nào cho sự phân biệt đó.Chủ nghĩa duy vật đã cung cấp một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan bằng cách tách riêng những quan hệ sản suất ,với tư cách là cơ cấu của xã hội, và bằng cách cho chúng ta có khả năng ứng dụng vào những quan hệ ấy cái tiêu chuẩn khoa học chung về tính lặp lại,tiêu chuan mà phái chủ quan chủ nghĩa cho là không ứng dụng vào xã hội học được…Việc phân tích những quan hệ xã hội vật chất khiến chúng ta có thể nhận thấy ngay được tính lặp lại và tính hợp quy luật, và có thể đem những chế độ của các nước khác nhau khái quát lại thành một khái niệm cơ bản duy nhất :hình thái xã hội” Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội, quan hệ sản xuất lại không tách rồi lực lượng sản xuất.C.Mác chỉ ra: “Những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất”.Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành một phương thức sản xuất nhất định mà trong đó lực lương sản xuất là cơ sở vật chất của hình thái kinh tế nhất định Khái quát lại, Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định,với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất .với một kiến trúc thượng tần tương ứng xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Sản xuất vật chất luôn luôn được tiến hành bằng một phương thức sản xuất nhất định.Phương thức sản xuát là cách con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Một xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.Phương thức sản xuất quyết định tất cả các mặt của đời sống xã hội.Sự vận động của phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao.Phương phức sản suất lại là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng :Sự vận động, phát triển của phương thức sản xuất do sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 1.1.2.Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cái vật chất.Nó bao gồm người lao động với một thể lực.tri thức,kĩ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất,trước hết là công cụ lao động,tạo thành lực lượng sản xuất. Lực lương sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tụ nhiên trong quá trình sản xuất, thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất 1.1.3.Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tự liệu sản xuất ,quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất,quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. 1.1.4.Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất nhất định.Trong hai mặt đó, lực lượng sản xuất là nội dung, thường xuyên biến đổi,phát triển;quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất.tương đối ổn định.Sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biên chừn giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lương sản xuất-quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội Sự vận động,phát triển của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất,làm cho quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó.Khi một phương thức sản xuất mới ra đời,khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Sự phù hợp của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản xuất là “ hình thức phát triển của lực lượng sản xuất.Trong trạng thái đó,tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.Khí đó quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất.kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Lực lương sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất…do đó tác động đến lực lượng sản xuất.Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lưc lượng sản xuất phát triển và ngược lại khi quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới tân tiến hơn để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thức đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.Tuy nhiên viecj giải quyết mâu thuẫn giữa lực lướng sản xuất và quan hệ sản xuất không hề giản đơn.Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người Quy luật về sụ phù hợp của quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản,phổ biến của xã hội.Nó chi phối sự vận động,phát triển của toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại 1.2Thực tiễn kinh nghiệm của các nước 1.2.1Thực tiễn ở Liên Xô -> Chính sách kinh tế mới (NEP) 1.2.1.1 Thực trạng của Liên Xô Việc thực hiện chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” là việc bất đắc dĩ trong hoàn cảnh bấy giờ của Liên Xô.Chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” hoàn toàn không phải là một giai đoạn tất yếu của chính sách kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH.Đó là một chính sách tạm thời. Trong hoàn cảnh có nội chiến và can thiệp,cùng với việc kéo dài thực hiện chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến”, nền kinh tế nước Nga bị lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng: Năm 1920 so với năm 1913, tổng sản lương nông nghiệp chỉ còn 1/2; đại công nghiệp còn 1/7; ngành giao thông vận tải bị tê liệt vì thiếu than, thiếu phương tiện; nhân dân nhiều nơi bị đói và rất thiếu thốn.Lê nin đã ví nền kinh tế nước Nga lúc này như một người bị đánh thập tử nhất sinh chỉ có thể đi lại bằng đôi nạng 1.2.1.2.Nội dung Lênin thực hiện Chính sách”Kinh tế cộng sản thời chiến” đã hoàn thành vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó.Trước tình hình đó,chính sách “Kinh tế mới” –NEP ra đời Nội dung cơ bản của chính sách “Kinh tế mới” –NEP là: -Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân thay vào đó là thuế lương thực -Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa,nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do (chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ) -Cho phép mở rộng trao đổi trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp,cho thương nhân được tự do hoạt động (chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước. -Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh 1.2.1.3.Thành tựu đạt được Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa nhiều thành phần.Nhờ đó Liên Xô đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá,; đã tiến một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông;một Nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thê giới đã được thành lập,đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa Xô viết (ngày 30 tháng 12 năm 1992) Chính sách kinh tế mới được quán triệt trong các nghàng kinh tế và lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu, ; là vấn đề cấp bách trước mắt.Đến cuối năm 1922,Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến năm 1925,nông nghiệp Liên Xô đã vượt mức trước chiến tranh.Tổng sản lượng lương thực của Liên Xô đã tăng từ 42.2 triệu tấn (năm 1921) lên 74.6 (năm 1925) Tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913 mới đạt 75.5% (đến năm 1926 khôi phục 100%). Tuy nhiên. Ngành điện và cơ khí chế tạo vượt mức trước chiến tranh, nhiều xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm đã đạt và vượt mức trước chiến tranh . Trong việc thực hiện chính sách kinh tế mới, Leenin coi thương nghiệp là “mắt xích” trong chuỗi dây xích các sự biên lịch sử mà Nhà nước phải đem toàn lực nắm lấy nó.Do đó, thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ Ngân sách Nhà nước đã được củng cố lại (Năm 1925-1926, thu nhập của Nhà nước tăng lên gấp 5 lần so với 1922-1923 Ngoài ra chính sách kinh tế mới còn có ý nghĩa quốc tế của nó.Đối với các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đều cần thiết vận dụng tinh thần cơ bản của chính sách đó,.chẳng hạn như vấn đề quan hệ hàng hóa tiền tệ,sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần… 2.Thực tiễn ở nước ta Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: -Bước vào thời kì quá độ.nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuât sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần.Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau ,tạo thành cơ cấu kinh tế. -Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại:các thành phần kinh tế này vẫn giữ vai trò quan trọng để phát triển kinh tế,có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việc làm,tăng sản phẩm,huy động các nguồn vốn….Ví đụ thành phần kinh tế tư nhân(cá thể,tiểu chủ, tư bản tư nhân) -Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dưng chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước ,kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau,tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3. Nội dung của chính sách mà Hồ Chí Minh thực hiện 3.1. Trong lĩnh vực chính trị Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xá hội là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thông nhất, nòng côt liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó. 3.2. Trong lĩnh vực kinh tế Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với người làm nghể thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác … Bên cạch chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chi Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế.Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy trong phát triển sản xuất. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước đầu đề cập vấn đề khoán trong sản xuất, “Chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyên khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là có ích chung và lợi riêng…, làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ hiện nay”. 3.3. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học – kỹ thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 4.Tính đúng đắn của luận điểm 4.1.Sai lầm trước đổi mới 1986: -Về nguyên nhân khách quan:Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ,lại bị 30 năm chiến tranh tàn phá nặng nề với hậu quả rất nghiêm trọng. Nền kinh tế bị bao vây cấm vận của các thế lực thù đich bên ngoài, và chịu nhiều hậu quả của chủ nghĩa thực dân cũ và mới -Về nguyên nhân chủ quan:Chúng ta có một số sai lầm khuyết điểm như sau: +)Về đánh giá tình hình,xác định mục tiêu bước đi: Kinh tế xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót,phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất,kĩ thuật,muốn bỏ qua những bước đi cần thiết… +)Về bố trí cơ cấu kinh tế: Trong các kế hoạch 5 năm đã thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lơn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phâm, hang tiêu dùng…Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp +)Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Nóng vôik,muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh +)Về cơ chế quản lý kinh tế:Cơ chế kế hoạch tập trung quan lieu bao cấp được duy trì quá lâu, đã gây tác hại trong nhiều năm,nhưng chưa bị xoá bỏ.Nhiều chính sách lỗi thời nhưng được thay đổi. Trong thời gian này,tuy có một số cải tiến quản lý song vẫn còn chắp vá,thiếu đồng bộ, không ăn khớp,thậm chí trái ngược nhau. Pháp lý bị buông lỏng,pháp luật và kỷ cương nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến Lĩnh vực phân phối rối ren.Thâm hụt ngân sách nặng nề dẫn đến trầm trọng 4.2.Những nét đổi mới -Đổi mới doanh nghiệp nhà nước Từng bước mở rộng quyền tự chủ cho DNNN đi đôi với xóa bỏ dần chế độ nhà nước bao cấp tài chính Sắp xếp lại các DNNN theo hương giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả,thu lỗ kéo dài ,sát nhập các doanh nghiệp có liên quan với nhau về công nghệ và thị trường. Chuyển sang các hình thức sở hữu khác cổ phần hóa DNNN (giao,bán,khoán kinh doanh với cac doanh nghiệp quy mô nhỏ) -Đổi mới kinh tế hợp tác Giải thể các tập đoàn sản xuất hoặc các hợp tác xã làm ăn yeu kếm,thua lỗ kéo dài hoặc chỉ tồn tại trên hình thức Giao khoán hoặc nhượng ,bán tư liệu sản xuất cho xã viên để họ trực tiếp quản lý.sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình Chuyển các hợp tác xã còn hoạt động kinh doanh thành các hợp tác xã cổ phần -Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Cơ chế quản lý tập trung quan lieu bao cấp từ nhiều năm không tạo động lực phát triển và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội.Đó đó,Đại hôi VI đã chủ trương đổi mới về cớ chế quản lý kinh tế-cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doạnh xã hooik chủ nghĩa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ -Đổi mới về hệ thống chính sách tài chính,tiền tệ Về tài chính nhà nước: Cuối 1987 đầu 1990,nhà nước sửa đổi một số loại thuế : thuế môn bài, thuế doanh thu… và sửa đôi,bổ sung ban hành nhiều luât thuế:luật thuế doanh thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt… Về hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ:Từ năm 1988 hệ thống ngân hàng được tô chức lại thành 2 cấp:Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Nhà nước can thiệp gián tiếp đối với các ngân hàng thương mại bằng các chính sách tiền tệ: điều chỉnh lãi suất,công cụ lãi suất chiết khấu,dự trữ bắt buộc… 4.3.Thành tựu đạt đựơc sau đổi mới 1986: -Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao Trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), tốc độ tăng GDP chậm bình quân 3.9% / 1 năm.Giai đoạn 1991-1995,GDP ổn định tăng bình quân 8.2%/ 1 năm.Giai đoạn 1991-2000 GDP tăng 7.6%/ 1 năm Từ năm 1991 đến nay, sản xuất không chi đáp ứng đc tiêu dùng mà còn dành một phần để tích lũy ( năm 1991: 10.1%, năm 1995 :20%, năm 2000:27% GDP). Các ngành liên tục đạt nhưng thành tựu đáng kể như: +)Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Ngành nông nghiệp Việt Nam từ chỗ không cung cấp đủ lương thực cho cả nước đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. +)Công nghiệp đã có bước cải tiến khá rõ nét trong việc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hóa, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kỹ thuật cao: tạo cơ sở ban đầu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, gắn sản xuất với thị trường, sản phẩm tiêu thụ khá. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp đã làm cho sản xuất mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư có mức độ thu nhập khác nhau. Các ngành dịch vụ đã có những bước chuyển dịch tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân khoảng 7%/năm. +)Ngành thương mại hoạt động sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá và vật tư trong cả nước và trong từng vùng. Ngành du lịch có bước tăng trưởng khá nhanh và toàn diện với nhiều chiến dịch du lịch lớn thu hút đông đảo lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tính riêng trong năm 2004 có khoảng 3,2 triệu lượt người đến Việt Nam. -Kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát Lạm phát từ 3 con số (1986-1988) xuống còn ở mức 2 con số trong 1989 và sau đó là 1 con số -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng năng tiến bộ +) Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch .Trong đó khu vực I (nông ,lâm,ngư nghiệp) tỷ trọng giảm xuống,trong khi đó tỷ trọng của khu vưc II (công nghiệp) và III (dịch vụ) đã tăng lên +)Cơ cấu sở hữu và các thành phần kinh tế:Chuyển từ nền kinh tế 2 thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu. -Cơ cấu quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành:xóa bỏ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp,xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiêu thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa -Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về quy mô,đa dạng hóa hình thức và đa phương hóa thị trường +)Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt trên 105 tỷ USD, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 1996-2000 và gấp gần 6 lần giai đoạn 1991-1995. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 342 USD tăng gần gấp 2 lần so với năm 2000 (đạt 186 USD/người). +)Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 ước đạt 119,8 tỷ USD, tăng gấp 1,96 lần so với giai đoạn 1996-2000 (61 tỷ USD), tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 14%. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cam kết liên tục tăng qua các năm. Việc quản lý và giải ngân nguồn vốn này ngày càng được cải thiện. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị ODA mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam vào khoảng 13,64 tỷ USD tăng gấp hơn 2 lần so với giai đoạn 1996-2000, trong đó tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và đào tạo, tăng cường năng lực và thể chế trong các lĩnh vực cải cách hành chính, luật pháp, quản lý kinh tế.... Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong một hai giai đoạn tuy có gặp một số khó khăn do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan nhưng do môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện nên vẫn duy trì được khả năng thu hút vốn. Giai đoạn 2001-2005, vốn FDI cấp mới và bổ sung đạt 15-16 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 1996-2000. Cơ cấu vốn FDI ngày càng được thay đổi phù hợp với yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. -Đời sống vật chất và tình thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Thu nhập của dân cư tăng trung bình 10% trong 16 năm đổi mới.GDP BQĐN đạt gần 400 USD/1 năm.Số lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế tăng nhanh. Trong giai đoạn 1995-2000 trung bình mỗi năm tạo ra 1.3 triệu viêc làm mới. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Quy mô giáo dục - đào tạo tăng ở tất cả các bậc học. Đến năm 2000 có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Đến năm 2005, ước tính có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt 80%. Các mặt văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ: Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Đến năm 2004, tỷ lệ số hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 8,31% và dự kiến đến năm 2005 sẽ còn khoảng 7%. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp; đến nay gần 99% số xã phường trong cả nước đã xây dựng được trạm y tế; có 30% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; sản xuất thuốc trong nước đáp ứng trên 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh, các trạm y tế có quỹ thuốc thiết yếu cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nguyên tắc toàn diện là một bước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước, theo chủ trương của Hồ Chí Minh, đã thực hiện trong những năm gần đây. Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có sự tôn trọng, giữ gìn những thành quả mà trước dây chúng ta đã đạt được thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng phát triển kịp với nhịp độ phát triển của khu vực, đưa nền kinh tế Việt Nam hoà chung cùng nhịp với guồng máy kinh tế thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25400.doc
Tài liệu liên quan