LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Chính vì thế nên đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nên nền kinh tế phát triển nhanh chóng cụ thể đó là việc hình thành các khu công nghiệp lớn tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Năng, Biên Hòa .
Bên cạnh tình hình phát triển chung đó vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước. Thiếu nước xảy ra ở nhiều khu vực trong các thành phố lớn và ở các khu vực nông thôn khác trong cả nước đặc biệt là miền núi và miền Tây.
Tỉnh Bến Tre cũng nằm trong tình trạng chung đó. UBND tỉnh Bến Tre đã xác định du lịch dịch vụ là thế mạnh phát triển của tỉnh, vì thế mà vấn đề về nước sạch càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện tại tỉnh Bến Tre vào mùa khô xảy ra thiếu nước trầm trọng, việc cấp nước chỉ cầm chừng vì nguồn nước bị nhiễm mặn.
Việc xây dựng dự án xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt là hết sức cần thiết, nhằm cải thiện tình trạng thiếu nước vào mùa khô của khu vực và các vùng lân cận, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nói chung và khu vực dự án nói riêng.
Với việc xây dựng cụm xử lý này thì công ty TNHH cấp thoát nước Bến Tre có thể đảm bảo việc cấp nước cho người dân trong khu vực thành phố và lân cận vào mùa khô, ngoài ra giá nước cũng có thể nhờ thế mà có thể được điều chỉnh (mức giá hiện nay là 5.868 ngàn /m3) là giá tương đối cao.
61 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế cụm xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt của xã Sơn Đông – tp Bến Tre – tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
coa nhiệt độ và lưu lượng ổn định nên bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng làm việc hiệu quả hơn.
Qua phân tích 2 phương án trên, ta chọn phương án 2 để xử lý nước cho dự án này.
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
Phèn nhôm
Dung dịch vôi
Nước thô từ kêng Xáng
Công trình thu và trạm bơm cấp I
Đoạn ống tự chảy
Tuyến ống nước thô
Bể trộn đứng
Bể chứa nước sạch
Clo
Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng
Bể lọc nhanh
Trạm bơm cấp II
Mạng lưới
đường ống cấp nước
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
3.1. Tổng số dân thiết kế của khu vực
Tổng số dân (N0)= 48.000 dân.
Tổng dân số thiết kế trong niên hạn 20 năm (N).
Ta có công thức:
N=N0x (1+r/100)t
Trong đó:
N: Tổng số dân sau 20 năm (người).
r: tốc độ tăng dân số hàng năm (%)
t: niên hạn thiết kế.
N: 48.000 x (1+1,8%)20 =68. 580 (người).
Cùng với tăng cơ học nên dân số thiết kế trong 20 năm là 70.000 người.
3.2. Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt trong một ngày đêm
Dựa vào TCXD 33.2006, ta có:
Hệ số dùng nước không điều hòa K giờ được xác định theo biểu thức:
Khmax = max x bmax
Trong đó:
Khmax :Là hệ số dùng nước không điều hòa.
max: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác
(max = 1,2 – 1,5)
bmax: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy bảng 3.1
Bảng 3.1. Hệ số
Số dân
(1000 người)
1
2
4
6
10
20
50
100
300
>1000
2
1,8
1,6
1,4
1,3
1,2
1,15
1,1
1,05
1,0
Vậy:
Ta chọn:
Tiêu chuẩn dùng nước của người dân là: 150 (1/người.ngày).
Lưu lượng nước sinh hoạt tính cho ngày dùng nước trung bình:
Lưu lượng nước sinh hoạt tính cho người dùng nước nhiều nhất:
Lưu lượng nước sinh hoạt tính cho người dùng nước nhiều nhất:
3.3. Lưu lượng nước cấp tập trung trong ngày đêm
Cơ quan hành chánh (QHC):
QHC =qHC xNHC)/1000
QHC = (15 x 80)/1000 = 1,2 (m3/ngđ).
Trường học:
Lưu lượng nước cấp cho mỗi trường mẫu giáo (QMG):
Lưu lượng nước cấp cho mỗi trường cấp I:
Lưu lượng nước cấp cho mỗi trường cấp II:
Lưu lượng nước cấp cho mỗi trường cấp III:
Þ Tổng lưu lượng nước cấp cho trường học
Chung cư
Nhà điều dưỡng
Khu thể dục thể thao
Lưu lượng nước tưới cây:
Tiêu chuẩn tưới:
Lưu lượng tưới đường:
Þ Tổng lưu lượng cấp nước tập trung:
3.4. Lưu lượng nước rò rỉ
Trong đó:
lưu lượng nước sinh hoạt của khu dân cư, lưu lượng nước tập trung.
a: hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư. (a = 1,1).
Þ QRR = 10% x (1,1 x 10.500 + 1560) = 1.311 (m3/ngđ)
3.5. Lưu lượng nước cần cho nhu cầu riêng của nhà máy xử lý nước
Tổng lưu lượng của mạng lưới:
Trong đó:
a: Hệ số kể đến tiểu thủ công nghiệp, (a = 1,1).
b: Hệ số kể đến rò rỉ, (b = 1,1).
Þ QML = (11.550 + 1.560) x 1,1 = 14.421 (m3/ngđ)
Công suất của nhà máy xử lý:
3.6. Tính toán miệng thu nước:
* Diện tích miệng thu nước (tính toán miệng thu nước.)
Diện tích thu nước.
F m = K1x K2 x3 x Q/V
Trong đó:
Fm: Diện tích miệng thu
V : Vận tốc qua song chắn: V = 0,10,3(m/s ) chọn V=0,2 (m/s ).
Q1: Hệ số tính đến khoảng cách giữa các song chắn
K1=a+ d/ a.
a. Khoảng cách giữa các song chắn : a=40 (mm)
d: Kích thước song chắn, chọn song chắn tiết diện vuông, d = 10mm
K1= 40 +10/ 40 =(mm)
d: Kích thước chắn tiết diện vuông, d =10mm
K1=40+10/40=1,.25
K3: Hệ số kể đến tiết kiệm diện song chắn, tiết diện vuông: K3=1,25.
Fm= 1,25x 1,25x1,25x 0,179/ 0,2=1,748m2
Chọn họng thu có đường kính D=1500mm
Tổn thất qua song chắn
h= k *
Trong đó :
d,1: Là kích thước song chắn, do song chắn có tiết diện vuông
=> d=1=10 (mm)
a: Là khoảng cách các song chắn: a= 40 (mm)=0,04 (m)
k: Là hệ số. K=0,504
Do song chắn có tiết diện vuông: => sin
V: Là vận tốc qua họng thu, v=0,2 (m/s)
=>h=0,504xx x
3.7. Tính đoạn ống tự chảy
Từ miệng thu vào công trình thu, với lưu lượng Q=179,4 (1/s)
Chọn ống gang có đường kính:
D=400 (mm)
V=1,43 (m/s) >0,7(1/s) Theo TCXD 33-2006
I= 0,765%> 0,2% Theo TCXD 33-2006
3.8. Tính ngăn thu nước
Diện tích mặt bằng ngăn lắng cặn là:
Để giữ lại hạt cặn có kích thước d=0,5mm thì vận tốc lắng Uo=0,06m/s ứng với vận tốc ngang của dòng chảy là 0,3 (m/s) (bản phụ lục 2.1 tiêu chuẩn XD VN )
Diện tích ngắn lắng cặn là:
F1=Q/U0
Trong đó: Qtt Lưu lượng cần xử lý: Q=0,179 9 (m3/s)
U0: Vận tốc lắng cặn quá nhỏ, nên chọn kích thước theo cấu tạo đảm bảo điều kiện xây dựng và quản lý.
Ngăn thu hợp khối với ngăn hút (đặt bơn chìm) của trạm bơm cấp I nên chọn chiều rộng của ngăn thu là 1,2m, chiều dài ngăn thu bằng chiều dài ngăn hút là L=5m,kích thước mặt bằng ngăn thu: BxL=1,2x5 (m).
Chiều sâu ngăn thu bằng chiều sâu của ngăn hút là4,8m.
3.9. Tính toán trạm bơm cấp I
Chọn máy bơm cấp I:
Bơm cấp I làm việc điều hòa trong ngày, lưu lượng bơm cấp I là lưu lượng tring bình ngày:
Qb=15500/24=645,8 (m3/h)
Áp lực bơm cấp I được tính căn cứ vào mực nước trên bể trộn ở trạm xử lý và nước cấp thấp trong ngăn hút.
Hb=Ztr –Zh+h +Htd
Trong đó:
Ztr cao độ nước ở bể trộn
Ztr = 2,0+5,0=7,0 (m)
Zh: Cao độ mực nước thấp nhất tại ngăn hút
Zh= - 2,0 (m)
h: Tổn thất áp lực trên tuyến ống đẩy (hđ đ) và tổn thất cục bộ (hcd) qua bơm và các phụ tùng:
h=hđ đ +hcb
hđ đ= IxL
Trong đó:
I: Độ dốc thủy lực
L: Chiều dài ống
Với : q= 646m3/h=179,41/s chọn ống gang dẻo: D=450mm, V=1,13m/s, I=4,31m/km, L=1,4km.
hđ đ=4,31x1,4=6,0 (m)
hcb: Tổn thất cột bộ qua các phụ tùng lấy hcb=5 (m)
htd: Ap lực tự do ra khỏi ống vào bể trộn = 1 (m).
hb=2,0-(2,0)+1,0+5,0=16 (m)
Chọn trạm bơm cấp I có 2 máy bơm làm việc cùng công suất: Thông số kỹ thuật của máy bơm là:
Qb=330m3/h; Hb=16m.
Chọn số máy bơm dự phòng theo bảng sau:
Số lượng tổ máy hoạt động
Số lượng tổ máy dự phòng đặt trong trạm bơm
Bậc tinh cậy I
Bậc tinh cậy II
Bậctinh cậy III
1
2
1
1
1
1
2
2
1
2
1
>10
3
2
Chọn bậc tin cậy I nên chọn 1 bơm dự phòng vậy tổng số bơm ở trạm bơm cấp I là 3 bơm làm việc cùng công suất.
Qb=330 (m3/h)
Hb= 16 (m)
Kích thước mặt bằng ngăn hút của trạm bơm: BxL = 3x5m.
Chiều sâu ngăn thu và ngăn hút, tính theo cao độ mực nước thấp nhất của Kênh Xáng.
+ Mực nước thấp nhất tại Kênh Xáng có cao độ :-1,0m.
+ Cao độ cao nhất vào mùa mưa của Kênh xáng : +1,5m.
+ Mực nước thấp nhất tại ngăn hút có cao độ : -2,0m.
+ Chiều sâu ngập của miệng hút :hm : =0,3m
+ Chiều sâu từ miệng hút đến ngăn thu; hđ = 0.5m.
+ Đáy ngăn thu có cao độ là :-2,8m.
+ Sàn ngăn thu và hút cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5m.
Cao độ mặt sàn:
1,5+0,5=2,0 (m)
Độ sâu ngăn thu và ngăn hút đến mặt sàn:
Hs= 2,0- (-2,8)= 4,8 (m)
Tính toán kích thước cửa thông nước từ ngăn thu sang ngăn hút có đặt lưới chắn rác phẳng.
Tổng diện tích cửa thông với công suất : Q=179,41/s=0,179m3/s
F=K1x K2x K3xQ/V
K1 = (a+d)/a.
Trong đó:
d: Kích thước sợi lưới chắn rác: d=1mm.
a:Khoảng cách mắt lưới: a=5mm
K2: Hệ số kể đến rác được giữ lại, K2=1,5
K2: Hệ số ảnh hưởng hình dáng, K3=1,15
V: Vận tốc nước qua lưới chắn, V=0,2m/s
K1=(5+1)/5=1,2
F= 1,2x1,5x1,15x0,179/ 0,2= 1,85 (m2)
Chọn 4 cửa thông, kích thước cửa thông: 0,65 x0,7(m). Kích thước lưới chắn rác: 0,8x0,8 (m).
3.10. Tính tuyến ống dẫn nước thô
Công suất của hệ thống là: Q=15500m3/ng, đ =646m3//h=179,41/s
Chọn ống D= 450 => V=1,13m/s, I=4,31m/km
=> h=I x L = 4,31 x 1,4 = 6,034 (m).
Tính theo toán áp lực trạm bơm thì nếu dùng ống:
D = 400 Thì Hb= 2,0 – (-2,0) + 1+ 10,71 + 5 = 20,71 (m).
D = 450 Thì Hb = 2,0 – (-2,0) + 1 + 6 + 5 = 16 (m)
Để giảm áp lực của máy bơm chọn ống D= 450 (mm). Chọn ống gang dẻo để đảm bảo an toàn.
Vậy ống nước thô có đường kính D = (mm), bằng gang dẻo, dài 1,4 (km).
3.11. Tính toán bể trộn đứng
Công suất của bể: Q = 15500m3/ng,đ =646m3/h = 179,41/s.
Diện tích tiết diện ngang phần trên của bể trộn:
Trong đó:
Q: Là công suất bể, Q = 0,179 (m3/s).
Vt: L là vận tốc trộn phần trên, vt = 26 (mm/s).
Ft =
Chọn bể trộn có hình dạng là hình vuông :
Chiều rộng bể trộn là: B = f = = 2,6 (m).
=> Chọn : B =2,6m
Ống dẫn nước vào bể trộn với lưu lượng là: Q=179,4 (1/s), chọn ống có đường kính: D = 450 (mm), V=1,13 (m/s) nằm trong giới hạn (/s).
Đường kính ngoài cửa ống: D = 450 (mm) là D1=470 (mm).
Diện tích đáy bể là: fđ = D1x D1=0,047 x 0,47= 0,22 (m2).
Chọn góc hình nón (tức là góc hợp bởi tường đáy và mặt phẳng nằm ngang ).
Chiều cao phần hình tháp là:
H1=. (B – b ). Cotog (
Trong đó :
B: Là chiều rộng bể trộn, B = 2,6 (m).
b: Là đường kính ngoài ống dẫn, b =0,47 (m).
= 450
H1=(2,26 -0,47).cotg (m).
Thể tích phần hình tháp bể trộn
Wd = 1/3. hđ(ft+fđ + x).
Trong đó:
h1: Là chiều cao phần hình thấp, hđ = 2,57 (m).
ft : Là diện tích tiết ngang bể trộn , ft = 6,76 (m2).
fđ : Là diện tích đáy bể, fđ =0,22 (m2).
Wđ = 1/3 x 2,57 (6,76 + 0,22 + ) = 7,02 (m3).
Thể tích toàn phần của bể trộn với thời gian nước lưu lại trong 1,5 phút là:
W =.
Trong đó:
q : Là lưu lượng nước vào1 bể trộn, ta có lưu lượng nước cần xử lý của khu đô thị là
t : Là thời gian lưu nước, t = 1.5 phút
W =
Thể tích phần trên của bể trộn: Wt = W – Wd
Trong đó:
W: Là thể tích toàn phần của bể trộn, W = 16,15 (m3).
Wd: Là thể tích phần hình tháp của bể trộn, Wd = 7,02(m3)
Wt = 16,15 – 7,02= 9,13 (m3).
Chiều cao phần hình hộp:
h2 =
Trong đó: Wt = 9,13 (m3) : thể tích phần trên của bể trộn.
Ft = 6,88 (m2): là diện tích diện ngang phần trên của bể trộn.
h2= 1,33 (m)
Kích thước mặt bằng của 1 bể trộn : B x B=2,6x2,6=6,76 (m2)
Chiều cao của bể trộn : H=h2+ h1+ hdp= 1,33+ 2,57+ 0,4=4,3 (m)
Với : h2=1,33 (m); h1= 2,57 (m); hdh = 0,4 là chiều cao dự phòng.
3.12. Tính toán bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng
Nước từ bể trộn khi đưa vào bể lắng, cần phải qua ngăng tách khí, tránh bọt khí làm vỡ bông cặn.
3.12.1 Ngăn tách khí:
Thời gian nước lưu lại trong ngăng tách khí lấy bằng 1,5 phút.
Dung tích ngăng là:
V = Q x t
Trong đó:
Q = 646 m3/h
t = 1,5 phút
V = 646 x 1,5/60 = 16,15 (m3)
Chọn chiều dài ngăn 19m bề rộng là 0,8m
Chiều cao làm việc của ngăn tách khí là:
h = V/L x B = 16,15/19 x 0,8 =1,1 (m)
Vậy chiều cao tổng cộng của ngăn tách khí là 1,4(m) Kể cả dự phòng.
3.12.2. Bể lắng trong có tầng căn lơ lửng
Diện tích mặt bằng ngăn lắng được tính theo công thức:
Trong đó:
k: Hệ số phân bố lưu lượng giữa phần lắng và phần chứa ép cặn:
k = 0,7
q: Lưu lượng tính toán q =646 m3/h
Vt: Vận tốc nước đi lên trong vùng lắng V = 0,7mm/s
Chia làm 2 ngăn diện tích mỗi ngăn: 89,7 m2
Chọn bể có mặt bằng kích thước: L x B = 14m x 6,4m
Diện tích ngăn chứa ép cặn tính theo công thức:
Kích thước mặt bằng là: L x B = 14m x 6,1m
Việc phân phối nước vào mỗi ngăn bể lắng bằng 4 ống chính, 8 ống nhánh.
Lưu lượng mỗi ống chính là 22,43 l/s, chọn ống PVC có D = 225mm.
V = 0,72 m/s.
Lưu lượng mỗi ống nhánh là 11,22l/s, chọn ống PVC có D = 140mm,
V = 1,08mm/s
Lưu lượng nước thu vào một máng là:
Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán
K = 0,7
n: Số bể lắng, n =2
m: Số máng thu, m=4
Máng thu có tiết diện hình chữ nhật
Chiều rộng xác định theo công thức thực nghiệm:
bm = 0,9 x =0,9 x 0,0160,4 = 0,18(m)
Thu nước theo kiểu máng tràn, cốt mực nước trong máng thấp hơn cốt mực nước trong bể 0,1m
Chiều cao ở đầu máng = 1,5 x bm + 0,1 = 0,37(m)
Chiều cao ở cuối máng = 2,5 x bm + 0,1 =0,55(m)
Thu nước lắng ở ngăn ép cặn
Diện tích một ống thu là:
Trong đó:
Qm: Lưu lượng một ống thu, Qm=0,027(m3/s)
V: Vận tốc nước trong ống, V = 0,6m/s
Chọn ống thu có D = 280mm
Diện tích các lỗ trên thành ống:
flỗ = Qm / V
Trong đó:
V: Tốc độ nước chảy qua lỗ, V = 1m/s
flỗ = 0,027/1 = 0,027(m2) = 270(cm2)
Lấy đường kính lỗ: d =20mm, ta có flỗ = 3,14(cm2)
Số lỗ là:
n = flỗ /flỗ =270/3,14 = 86 lỗ
Khoảng cách giữa các lỗ:
l = L/n =14/86 = 0,16(m)
Cửa sổ thu cặn:
Tốc độ qua cửa sổ chọn: (Vc =0,01 m/s )
F cửa == 5,38( m2)
Chọn kích thước cửa sổ là: f= 0,4m x 0,4m =0,16 (m2)
Số cửa sổ là:
n = = = 34 cai
Cửa sổ bố trí dọc 2 bên tường ngăn ép cặn mỗi bên 17 cửa. khoảng cách giữa 2 tim cửa kề nhau: 0,94 m
Dung tích ngăn ép cặn:
Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán : 646(m3/h)
Co: Hàm lượng cặn lúc ban đầu
m: Hàm lượng cặn sau lắng (12 - 20) mg/l
d: Nồng độ nén trung bình : 27000
T: Thời gian nén 12h
Co = Cn + Kb + 0,025 x M + V
Trong đó:
Cn : Hàm lượng cặn nước nguồn : 157(mg/k)
P : Liều lượng phèn :50(g/m3)
K: Hệ số phụ thuộc vào độ tinh khiết của phèn sử dụng:
Đối với phèn nhôm không sạch :K =1
M: Độ màu của nước nguồn (độ) trung hòa Patib – Coban:
M= 55(Co).
V: Liều lượng vôi kiềm hóa nước :V = 50(mg/l)
Co = 157 + 1 +0,25 x 55 + 50 =221,75(mg/l)
=58(m3)
Góc nghiên thành đáy thu cặn 60o
Chiều cao toàn bộ bể bao gồm:
Trong đó:
H1: Chiều cao dự phòng (0,3 – 0,5m), chọn 0,5(m)
H2: Chiều cao máng thu nước (theo tính toán), chọn 0,37(m)
H3: Vùng bảo vệ (chứa nước trong) (1 – 2m), chọn 1,6(m)
H4: Chiều dày lớp cặn (1,5 -2,0m), chọn 2,0(m)
H5: Chiều cao phân phối nước 0,5(m)
è H = 0,5 + 0,37 + 1,6 + 2,0 + 0,5 = 5,0(m)
Tính mương dẫn nước đến ống chính
Chiều rộng mương lấy theo cấu tạo b = 0,5m
Lưu lượng nước chảy trong mương q = 646(m3/h) = 0,18(m3/s)
Vận tốc nước chảy trong mương v = 0,6m/s
Vậy mương có kích thước: chiều cao x chiều rộng = 0,6 x 0,5 (m2)
3.13. Tính bể lọc nhanh:
Diện tích bể lọc nhanh tính theo công thức:
F = Q/(TVbt -3,6 Wtt – a t2 Vtb)
Trong đó:
Q: Công suất của trạm bơm : Q =646m3/h
T: Thời gian làm việc của trạm ngày đêm : T = 24h
Vbt: Tốc độ tính toán ở chế độ làm việc bình thường: V = 5,5 m/h
(5,5 – 6m/h) (TCXD 33-2006).
a: Số lần rửa một bể lọc trong một ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường :a = 1(TCXD 33-2006).
W: Cường độ nước rửa (14 - 16) è W = 16l/s m2(TCXD 33-2006).
t1: Thời gian rửa :t1 = 0,1h
t2: Thời gian ngừng bể lọc để rửa: t2 = 0,35h
F =646/(24 x 6 – 3,6 x 16 x 0,1 – 1 x 0,35 x 6) = 100m2
Bể lọc được chia làm 4 ngăn, diện tích của mỗi ngăn là: 25(m2)
Kích thước mỗi ngăn: 4,2 x 6(m2)
Rửa lọc:
Rửa lọc: Rửa gió kết hợp với nước
Rửa gió:
Qr = 9 x w
Trong đó:
W =16(l/s.m2) cường độ rửa gió (theo quy phạm: w=15¸20 (l.s/m))
Qr = 9 x 16 = 144(l/s) = 0,144(m3/s) =520 (m3/h)
Rửa nước với cường độ rửa là 12 l/s:
Qr = F1 x W
Trong đó:
F1 :Diện tích một bể lọc : F1 = 25 m2
W : Cường độ nước rửa : W = 12 (l/s.m2)
Qr = 25 x 12= 300 l/s =0,3 m3/s =1080 m3/h
Mỗi bể có một máng thu nước, lưu lượng nước vào mỗi máng là: 300l/s
Bề rộng máng thu tính theo công thức:
B = K x
Trong đó:
qm: Lưu lượng nước rửa tháo theo máng, q=300l/s = 0,3 m3/s
a: Tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật với nửa chiều rộng của máng,
a = 1 (TCXD 33-2006: a = 1¸1,5)
K: là hệ số, K = 2,1 do ta chọn máng có tiết diện 5 cạnh
B = 2,1 x =0,74(m)= Lấy tròn B =1(m)
Chiều cao từ đáy máng đến đáy mương chung:
Hm = 1,73 x
Trong đó:
A: Chiều rộng mương: (0,6 m)
G =9,81(m/s2)
Hm = 1,73 x
Chiều cao từ máng thu đến mặt cát DH
DH =
Trong đó:
Hc: Chiều dày lớp cát 0,8m cát lọc có đường kính dtd = (0,7 -0,8m)
E: Độ giản nở của vật liệu lọc 45%
DH =
Phân phối nước rửa lọc bằng chụp lọc có đuôi 49 cái/m2
Cấp phối lớp đỡ:
Sạn: d =16 ¸ 32 Dày 100 (mm)
Sạn: d = 8 ¸ 16 Dày 100 (mm)
Sạn: d = 4 ¸ 8 Dày 100 (mm)
Sạn: d = 2 ¸ 4 Dày 100 (mm)
Tổng cộng = 400 (mm)
Chiều cao bể lọc:
H = h1 + h2 +h3 + h4 + h5
Trong đó:
h1 : Chiều cao tầng hầm: 0,6 (m)
h2 : Chiều cao lớp đỡ kể cả (đá đỡ chụp lọc 100mm): 0,5 (m)
h3 : Chiều cao lớp cát: 0,8 (m)
h4 : Chiều cao lớp nước (0,8 ¸ 1,8m): 1,8 (m)
h5 : Chiều cao dự phòng (0,3 ¸ 0,5m): 0,3 (m)
H = 0,6 + 0,5 + 0,8 + 1,8 + 0,3 = 4,0 (m)
3.14. Tính toán bể chứa
Dung tích của bể chứa (WBC):
WBC = WĐH + WCC + WTRAM (m3)
Trong đó:
WĐH : Dung tích điều hòa của bể chứa
WCC : Dung tích dự trữ chữa cháy
WTRAM : Dung tích trạm xử lý
Dung tích dự trữ chữa cháy (WCC)
Thời gian để dập tắt đám cháy cho phép kéo dài trong 3 giờ liền.
Số dân của khu đô thị là 70.000 người. Dựa vào Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy ta chọn số đám cháy xảy ra cùng lúc là 2.
Tiêu chuẩn cho một đám cháy: qtc = 10(l/s)
WCC (3h)= 3 x 3,6 x 20 = 216 (m3)
Dung tích trạm xử lý (WTRAM)
WTRAM = 7% x QML = 7% x 14,421 = 1.009,47 (m3)
WĐH = 15,352% x QML = 15,352% x 14,421 = 2.213,912 (m3)
Dung tích bể chứa (WBC)
WBC = 2.213,912 + 216 + 1.009,47 = 3.439,382 (m3)
Chọn dung tích bể chứa là 3.500m3 để dễ cho công việc xây dựng
Kích thước bể: L x B x H = 40 x 25 x 3,5 (m3)
Trong đó:
L: Chiều dài bể (m)
B: Chiều rộng bể (m)
H: Chiều cao bể (m)
3.15. Nhà hóa chất:
3.15.1 Phèn:
Hàm lượng phèn:
Hàm lượng phèn cần thiết tính theo công thức:
Pp = 4 mg/l
Trong đó: M: Là độ màu của nước : M=55 (Co).
Pp = 4 x =29,66 mg/l (*)
Dựa vào hàm lượng cặn của nước nguồn là 157 (mg/l) ta tra bảng xác định liều lượng phèn dựa vào hàm lượng cặn.
Hàm lượng cặn 157 (mg/l) è Ta chọn liều lượng phèn cần sử dụng là:
Pp = 30¸40 (mg/l) (**)
So sánh (*) và (**) ta chọn liều lượng phèn cần sử dụng là: Pp = 50(mg/l). Đây là liều lượng phèn lớn nhất dự phòng cho trạm khi xử lý nước vào mùa mưa.
Dung tích thùng hòa trộn:
Wc = (m3)
Trong đó:
q: Lưu lượng nước cần xử lý, q = 646 m3/h
p: Liều lượng chất phản ứng, p = 50 (mg/l)
n: Số lần giữa hai lần hòa trộn (8 – 12h), n = 12 giờ
bh: Nồng độ dung dịch chất phản ứng, bh =10%
g : Khối lượng riêng của dung dịch, 1 T/m3
Wc =
Xây dựng 1 bể, kích thước một bể B x L x H = 2,0 x 2,0 x 1,0 = 4,0 (m3)
Dung tích thùng tiêu thụ có nồng độ là 5% nên chọn 2 bể có kích thước bằng bể hòa trộn B x L x H = 2,0 x 2,0 x 1,0 = 4,0 (m3)
Trong đó chiều cao dự phòng 0,15(m). mỗi bể có một máy quậy công suất đông cơ : N = 1 kw.
Chọn bơm định lượng phèn vào đầu bể trộn. Đặc tính của bơm:
Qb = 670 (1/h).
Kho chứa phèn dự trữ trong một ngày
P =
Trong đó :
Q = 15500 (m3/ ngđ)
Pp = 50 mg/l
P= = 775 (kg/ngày) = 23250 (kg/tháng)
Diện tích chứa phèn nếu chất đống cao 1 ( m ) là :
Sp = P/(1000x1) = 23250/(1000x1) = 23,25 (m2 )
Kho chứa phèn cần diện tích : 4 x 6 = 24 ( m2 ).
Khu điều chế phèn cần diện tích , 2 gian mỗi gian 24 ( m2 ), một gian xây dưng bể hòa trộn, tiêu thụ, đặt bơm. Một gian là kho chứa phèn.
3.15.2. Clo
Liều lượng Clo châm vào nước đã làm sạch để khử trùng là:
2 mg/l = 2g/m3 (TCXD 33-2006).
Công xuất : 646 m3 /h x 2 = 1,292kg/h.
Chọn máy châm Clo loại ( 0 – 5 kg/h ).
Dự trữ lượng Clo dùng cho một tháng là :930,24 kg
Đặt 2 bình Clo loại 500kg và cân bàn loại ( 0 – 500 kg ).
Gian đặt Clo đặt canh kho phèn, kích thước 4 x 6 ( m)
Do đó kích thước của nhà hóa chất : 6 x 16 = 96 ( m2 )
3.15.3. Vôi :
Liều lượng vôi ( tính theo CaO ) cần thiết để kiểm hóa xác định như sau :
Pv = K (mg/l)
Trong đó :
Pv : Liều lượng phèn lớn nhất trong thời gian điều hóa (mg/l)
e : Đương lương của phèn ( không chứa nước ). E = 57 (mgđl/l)
k : Độ kiềm nhỏ nhất của nước. (mgđl/l)
K : Đương lượng gam của chất kiềm hóa. K = 28
Pv =28 x = 45 (mg/l)
Chọn liều lượng vôi đưa vào nước là 50 mg/l
Dung tích thùng hòa trộn vôi
Wv =
Trong đó :
q : Lưu lượng nước cần xử lý, q = 646 m3/h
p : Liều lượng chất phản ứng , p = 50 ( mg/l)
n : Số lần giữa hai lần hòa trộn ( 8 – 12 h ), n =12 giờ
bh : Nồng độ dung dịch chất phản ứng, bh = 10%
y : khối lượng riêng của dung dịch, l T/m3
Wc = = 3,876 ( m3 )
Chọn dung tích thùng hòa trộn 3,88 m3
Thung hòa trộn hình trụ có D = 1,5 m, H = 2,2 m.
Dung tích thùng tiêu thụ 5%, chọn 2 thùng có kích thước thùng bằng thùng hòa trộn
Diện tích nhà điều chế và dự trữ vôi 6 x 8 = 45 m2
3.16. Hồ chứa và lắng nước xả bùn :
Công xuất : 15500 m3/ng,đ
Hàm lượng cặn lơ lửng của nước thô : 157 mg / l
Liều lượng phèn đưa vào nước: 50 mg / l
Lượng cặn lắng trong phèn: 26%
Mc = = 2906 (kg/ngày)
Nồng độ cặn trong bể chứa nước xả là 5%, dung tích hồ chứa cần thiết chứa trong một tháng là:
W = x 30 = 1744 (m3)
Chọn hồ chứa có kích thước đáy trên là : 25 x 35 m.
Đáy dưới là : 25 x 15 m, chiều Sâu : 3 m.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG VÀ SƠ BỘ CÁC HẠNG MỤC TRONG DỰ ÁN
4.1. Sơ bộ các hạng mục trong công trình.
4.1.1. Miệng thu nước sông
- Tính với lưu lượng: 15500 m3/ ngày đêm.
- Vận tốc nước qua miệng thu có song chắn rác V = 0,2 m/s
- Đường kính miệng thu nước là: D = 1500 mm.
- Miệng thu đặt thấp hơn mực nước thấp nhất trên sông là H = 0,5 (m)
- Mực nước thấp nhất có cao độ là -1,0 m.
4.1.2 Ống tự chảy từ miệng thu vào ngăn thu:
- Ống tự chảy bằng thép.
- Tính với lưu lượng 15500 m3/ ngày đêm.
- Vận tốc nước trong ống V = 1,43 m/s, đường kính ống D = 400 mm.
4.1.3. Ngăn thu nước:
- Ngăn thu nước tính với công suất 15500 m3/ ngày đêm.
- Chiều rộng ngăn thu: B = 1,2 m.
- Chiều dài ngăn thu bằng chiều dài ngăn hút: L=5m.
- Chiều sâu ngăn thu bằng chiều sâu ngăn hút.
4.1.4. Ngăn hút và trạm bơm I:
- Đặt bơm chìm ở trong ngăn hút xây kết hợp với ngăn thu, với lưu lượng 15500 m3/ ngày đêm.
- Máy bơm cấp I chọn: 3 bơm, 2 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng có cùng đặc tính kỹ thuật: Qbơm = 330 m3/h. Hb = 16 m
- Chiều sâu ngăn hút có thể tính toán theo cao độ mực nước thấp nhất trên kênh Xáng và các thông số kỹ thuật của bơm. Cao độ đáy ngăn hút -2,8m.
- Phía trên ngăn hút là phòng điều khiển. Cao độ mặt sàn cao hơn cao độ mặt nước lớn nhất 0,5 m là 2,0m.
- Chiều sâu ngăn hút so với mặt sàn công tác là 4,8m.
- Trong phòng điều khiển có các phụ tùng thiết bị trên ống đẩy của bơm cấp I và các thiết bị điều khiển van khóa và vận hành máy bơm.
- Giữa ngăn thu và ngăn hút có cửa thông nước đặt lước chắn rác phẳng: Tốc độ nước qua lưới chắn rác: 0,2m/s, lước chắn rác không rỉ, kính thước cửa thông: 0,65 x 0,7 (m), kích thước lưới chắn rác: 0,8 x 0,8 (m).
4.1.5. Tuyến ống nước thô:
- Tuyến ống nước thô tính toán với lưu lượng 15500 m3/ ngày đêm.
- Ống nước thô có : D = 450mm, V = 1,13m/s, I = 4,31 m/km bằng gang dẻo với chiều dài 1,4 km.
4.1.6. Bể trộn đứng:
- Bể trộn đứng tính với công suất 15500 m3/ ngày đêm.
- Kích thước mặt bằng bể trộn: B x B = 2,6 x 2,6 (m2).
- Ong dẫn nước vào bể trộn: D = 450 mm.
- Chiều sâu bể trộn tổng cộng: H = 4,3m.
4.1.7. Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng:
- Ngăn tách khí ở đầu bể có kích thước B x L x H = 0,8 x 19 x 1,1 (m).
- Bể lắng trong có 2 ngăn lắng 1 ngăn ép cặn.
- Mặt bằng mỗi ngăn lắng có kích thước: B1 x L = 6,4 x 14 (m).
- Mặt bằng ngăn nén cặn có kích thước: B2 x L = 6,1 x 14 (m).
- Máng phân phối nước vào mỗi bể kích thước là b x h = 0,5 x 0,6 (m)
- Ống dẫn nước xuống mỗi ngăn lắng bằng 4 ống PVC có đường kính
D = 225 mm, 8 ống nhánh có đường kính D = 140mm.
- Chiều cao tổng cộng của bể lắng trong là: H1 = 5,0m.
4.1.8. Bể lọc nhanh.
- Bể lọc tính với công suất 15500 m3 / ngày đêm.
- Vận tốc lọc V = 5,5 m/h
- Diện tích mặt bằng bể lọc: F1 = 100 m2.
- Số bể lọc: 4 bể.
- Diện tích 1 bể lọc: f1 = 25 m2.
- Kích thước mặt bằng một bể : B x L = 4,2 x 6m, phù hợp với kích thước bể lắng, để xây dựng hợp khối.
- Rửa gió nước kết hợp: Cường độ gió rửa lọc: 16 1/s.m2, cường độ nước rửa lọc: 12 1/s.m2.
- Chiều cao tổng cộng của bể lọc: Hlọc = 4,0 (m).
- Vật liệu lọc là cát thạnh anh dày 0,8m, phân phối nước rửa lọc bằng chụp lọc nhựa loại đuôi dài, số lượng 49 cái/ m2.
4.1.9. Bể chứa nước sạch:
- Dung tích bể chứa nướcv sạch: W = 3500 (m3).
- Kích thước bể: L x B x H = 40 x 25 x 3,5 (m)
4.1.10. Nhà hòa chất:
a. Điều chế và cung cấp phèn:
- Một bể hòa trộn có kích thước: 2,0 x 2,0 x 1,0 = 4,0 (m3).
- Hai bể tiêu thụ có kích thước: 2,0 x 2,0 x 1,0 = 4,0 (m3).
- Mỗi bể đặt một máy quậy có công suất động cơ N = 1Kw.
- Bơm định lượng phèn có đặt tính Q = 670 1/h. Đặt 2 bơm, 1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng.
- Kho chứa phèn có kích thước 4 x 6 (m).
b. Nhà cung cấp dịch vụ Clo:
- Máy châm Clo 0 – 5 kg/h.
- Lượng Clo sử dụng trong 1 ngày: 31 kg với liều lượng: 2g/m3.
- Đặt 2 bình Clo loại 500 kg.
- Đặt một cân bàng 0 – 500 kg.
- Nhà hóa chất có kích thước: B x L = 6 x 16 = 96 (m2)
c. Điều chế và cung cấp dung dịch vôi:
- Một bể hòa trộn vôi đường kính D = 1,5 m, H = 2,2m.
- Hai bể tiêu thụ vôi cùng đường kính với bể hòa trộn.
- Mỗi bể đặt một máy quậy công suất động cơ N = 1 Kw.
- Bơm định lượng vôi có đặt tính Q = 670 1/h. Đặt 2 bơm, 1 bơm làm việcm 1 bơm dự phòng.
4.1.11. Hồ chứa và lắng nước xả bùn:
- Khối lượng cặn thải trong 1 ngày là 2.906 kg/ngày.
- Dung tích hồ chứa và hồ lắng giữ cặn trong thời gian một tháng với nồng độ cặn trong nước thải là 5%: 1744m3.
Kích thước hồ: Đáy trên: 25 x 35 (m), đáy dưới: 25x15 (m), chiều sâu 3 m.
4.2. Giải pháp về xây dựng.
4.2.1 Cổng hàng rào – nhà bảo vệ:
4.2.1.1. Kiến trúc:
- Mặt trước giáp đường liên tỉnh (tỉnh lộ 884), cổng và hàng rào làm bằng song sắt, cao 2m, cổng hàng rào sơn màu xanh đậm.
- Hai mặt bên và mặt sau xây gạch bao che xung quanh, tường bao cao 2m, mặt trong và ngoài quét vôi vàng nhạt.
- Nhà bảo vệ kích thước 3m x 3m cao 3,3m. Tường bao che xung quanh, sơn nước có matic màu xanh nhạt, mái bêtông cốt thép.
4.2.1.1. Xây dựng:
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng dùng bêtông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường rào xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trát vữa xi măng mác 75.
4.2.2. Nhà hóa chất:
4.2.2.1. Kiến trúc
- Nhà hóa chất kích thước: B x L 6 x 24 = 144 (m2)
- Nhà hóa tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt, mái bằng tôn tráng kẽm.
- Cửa đi, cửa sổ bằng kính có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà lát gạch ceramic.
4.2.2.2. Xây dựng
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng, sê nô, ô văng dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trát vữa xi măng mác 75.
4.2.3. Kho xưởng:
4.2.3.1. Kiến trúc
- Tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt, mái bắng tôn tráng kẽm.
- Cửa đi và cửa sổ nhà kho xưởng dùng cửa kính có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà kho xưởng làm bằng bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 150, bên trên láng vữa xi măng mác 100.
4.2.3.2. Xây dựng:
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng, sê nô, ô văng dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trát vữa xi măng mác 75.
4.2.4. Nhà quản lý:
4.2.4.1. Kiến trúc
- Nhà quản lý có kích thước 6m x 16m, mái bằng bê tông cốt thép.
- Tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt
- Cửa đi và cửa sổ dùng cửa kích có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà lát gạch ceramic.
4.2.4.1. Xây dựng:
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng, sê nô, ô văng dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trác vữa xi măng mác 75.
4.2.5. Đường nội bộ:
- Đường nội bộ có bề rộng trung bình 5m. Mặt đường có cấu tạo theo lớp nhựa thâm nhập tiêu chuẩn nhựa 5 KG/cm2.
4.2.6. Nhà ở tập thể:
4.2.6.1. Kiến trúc:
Nhà ở tập thể có kích thước 6m x 16m. Mái bằng tôn tráng kẽm.
- Tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt.
- Cửa đi và cửa sổ dùng cửa kính có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà lát gạch ceramic.
4.2.6.2. Xây dựng:
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng, sê nô, ô văng dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trác vữa xi măng mác 75.
4.2.7. Trạm bơm cấp II:
4.2.7.1. Kiến trúc:
- Trạm bơm cấp 2 có kích thước 6m x 18m. Phần đặt máy bơm được đặt chìm trong đất, phần nhà nổi bên trên cao 3,6m, mái bằng bê tông cốt thép.
- Tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt.
- Cửa đi và cửa sổ dùng cửa kính có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà lát gạch ceramic.
4.2.7.2. Xây dựng:
- Bản đáy, vách phần chìm trạm bơm dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 250, có trộn phụ gia chống thấm.
- Móng, cột, đà kiềng, đà giằng, sê nô, ô văng dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh phần nổi xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trác vữa xi măng mác 75.
4.2.8. Bể chứa:
- Bể chứa có kích thước: B x L x H = 25 x 40 x 3,5 (m3), có một phần nằm chìm trong đất.
- Bản nắp bể chứa được cấu tạo sàn nấm.
- Bản đáy, vách, cột, bản nắp dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 250, có trộn phụ gia chống thấm.
4.2.9. Bể lắng – lọc:
- Bể lắng – lọc có kích thước: B x L = 20 x 26 = 520 (m2).
- Bản đáy, vách, dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 250, có trộn phụ gia chống thấm.
4.2.10. Công trình thu – trạm bơm cấp 1:
4.2.10.1. Kiến trúc:
- Trạm bơm cấo I có phần đặt máy bơm chìm trong nước, phần nhà nổi có mái bằng bê tông cốt thép.
- Tường bao che xung quanh xây gạch, sơn nước có matic màu xanh nhạt.
- Cửa đi và cửa sổ dùng cửa kính có khung sắt bảo vệ.
- Nền nhà lát gạch ceramic.
- Tại công trình thu, họng thu nước đặt gần bờ có kè đá để lấy ống, xung quanh có lưới B40 bảo vệ.
4.2.10.2. Xây dựng:
- Bản đáy, vách phần chìm trạm bơm dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 250, có trộn phụ gia chống thấm.
- Móng, cột công trình thu, cột, dầm sàn mái trạm bơm dùng bê tông cốt thép: bê tông đá 1 x 2 (cm), mác 200.
- Tường bao che xung quanh phần nổi xây gạch ống, vữa xi măng mác 50, tô trát vữa xi măng mác 75.
4.3. Xác định tính độc lập của hệ thống:
Hệ thống cấp nước khi hoạt động chịu ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan sau:
- Nguồn cung cấp nước thô: Chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thủy văn trong khu vực, chịu ảnh hưởng của các lĩnh vực cùng sử dụng nguồn nước.
- Nguồn cung cấp điện: phụ thuộc vào sự ổn định của lưới điện chung trong khu vực, phụ thuộc vào các phụ tải cùng sử dụng nguồn điện.
- Các đối tượng sử dụng nước sạch: Là khả năng và sự ổn định của các đối tượng sử dụng nước sau khi xử lý, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu (theo mùa).
- Năng lực vận hành, bảo trì sửa chữa hệ thống.
4.3.1. Nguồn cung cấp nước thô:
- Nguồn nước thô ở đây sử dụng nước kênh Xáng, thay đổi theo mùa. Tuy nhiên khi tính toán công trình thu, đã tính cho trường hợp bất lợi nhất tức là: vẫn thu nước được trong mùa khô cạn kiệt với mực nước thấp nhất, không bị ngập lụt cuốn trôi vào mùa mưa với mực nước cao nhất, vẫn làm việc bình thường trong mọi điều kiện thời tiết.
- Việc chọn vị trí và cấu tạo công trình thu không làm ảnh hưởng đến các công trình khác cùng sử dụng nguồn nước.
4.3.2. Nguồn cung cấp điện:
- Hoàn toàn phụ thuộc vào lưới điện chung của khu vực.
- Không phụ thuộc vào các phụ tải khác cùng sử dụng chung lưới điện, do tại các vị trí sử dụng điện (trạm bơm 1, nhà máy xử lý) đều có trạm biến áp riêng, sử dụng độc lập.
4.3.3. Các nhu cầu tiêu thụ nước:
- Số lượng hộ tiêu thụ nước ổn định, do tỉ lệ dân số tính toán tương đối chính xác.
- Lượng nước tiêu thụ thay đổi theo giờ trong ngày được điều hòa bằng hệ thống biến tần (hoặc đài nước) và có thể chứa dự trữ.
- Ngoài nguồn cấp từ hệ thống cấp nước, hầu như không còn nguồn nước nào khác. Nên lượng nước sản xuất của nhà máy không phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nào khác.
4.3.4. Năng lực vận hành, bào trì và sửa chữa.
Nếu có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, quản lý có kiến thức về chuyên môn, có trang thiết bị phù hợp với chuyên ngành thì hệ thống cấp nước làm việc sẽ an toàn và nâng cao được tuổi thọ. Nên cần từng bước hoàn thiện các công tác trên.
4.4. Đánh giá tác động môi trường.
4.4.1. Mô tả sơ bộ dự án
- Nguồn nước: Lấy nước mặt ở kênh Xáng.
- Công trình thu nước: Thu nước bằng miệng thu nước gần bờ sông dẫn bằng ống thép vào trạm bơm cấp I trong bờ sông.
- Trạm bơm cấp I: Xây dựng ở bờ sông, nửa chìm, nửa nổi, dùng bơm chìm bơm nước sông, loại thấp, đặt trong ngăn hút.
- Đường ống dẫn nước thô có đường kính D = 450mm bằng ống gang dẻo, đặt dọc theo đường tỉnh 884 dài 1,4 km.
- Nhà máy nước: cách công trình thu 1,4km, nhà máy nước có hạng mục:
Bể trộn, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc, bể chứa, trạm bơm cấp 2, nhà hóa chất và các công trình phụ khác.
4.4.2. Mô tả môi trường tự nhiên.
- Khu vực dự án được xây dựng theo quy hoạch nên hệ thống thoát nước chưa được hoàn chỉnh. Thoát nước mưa chủ yếu là chảy tràn mặt đất theo các rảnh thoát nước tự nhiên chảy từ nơi cao đến nơi thấp và cuối cùng chảy ra các mương rạch tự nhiên trong khu vực.
- Khu vực dự án nằm trong khu vực trung tâm thị xã nên đường giao thông tương đối tốt, đa số là đường nhựa.
4.4.3. Các tác động môi trường dự án và biện pháp khắc phục
Tác động đến nguồn nước:
4.4.3.1. Những tác động:
+ Nguồn nước cấp cho xã Sơn Đông và khu vực lân cận khi khai thác có thể gây những tác động sau:
- Làm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy trên sông như phà, tàu, thuyền qua lại, do xây dựng công trình thu ngoài sông.
+ Khi dự án đưa vào sử dụng, các sẽ tăng lên, lượng nước thải từ các khu dân cư tăng, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước trong
Khu vực, nhất là nguồn nước ngầm mạch nông hiện nay nhân dân đang khai thác sử dụng.
Nước thải từ nhà máy mang theo bùn cặn, hóa chất, nếu thải trực tiếp vào nguồn sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
4.4.3.2. Biện pháp khắc phục.
- Lượng nước sử dụng quá nhỏ so với nước trên kênh Xáng, nên ảnh hưởng không đáng kể đến các nhu cầu sử dụng quá nhỏ so với nước trên kênh Xáng, nên ảnh hưởng không đáng kể đến nhu cầu sử dụng khác đối với nguồn nước này.
- Lựa chọn vị trí công trình thu và họng lấy nước ở bờ sông là phù hợp, ảnh hưởng ít nhất đến giao thông đường thủy trên sông. Tại vị trí đặt họng nước phải có phao và tính hiệu báo như bản phản quang vào ban ngày, đèn báo hiệu vào ban đêm.
- Để giảm bớt ảnh hưởng của nước thải do tăng lượng nước cấp, cần phải xây dựng hệ thống thoát hợp lý, mặt khác cần phải vận động nhân dân nâng cao ý thức cộng đồng, không nên xả nước bừa bãi, xây dựng các giếng thăm ở mỗi gia đình và nơi công cộng, xa các vị trí lấy nguồn nước ngầm.
- Nhà máy được thiết kế có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước mang theo bùn cặn lắng được giữ lại, các hóa chất được trung hòa và bay hơi. Nước sau khi xà ra từ bể chứa và lắng bùn gần như nước sông, không làm ảnh hưởng tới nguồn nước. Nước từ các khu vệ sinh được xử lý bằng các bể tự hoại.
Tác động đến môi trường sinh thái
a. Những tác động:
- Trong quá trình xây dựng các công trình và tuyến ống nước thô phải giải tỏa đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của nhân dân. Gây ra sự xáo trộn cuộc sống của nhân dân, ảnh hưởng đến kinh tế của dân.
- Khi thi công sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, như cản trở giao thông đi lại, làm mất vệ sinh, gây lầy lội do đào đắp, san, ủi nền đất, làm tăng
Mật độ xe cộ trên đều chở vật liệu, đất cát tăng nồng độ bụi trong không khí, tăng tiếng ồn trong khu vực …Đây là giai đoạn ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường.
- Khi đưa dự án vào hoạt động: tại khu vực nhà máy xử dụng các hóa chất như phèn, Clo vào quá trình xử lý nước. Trong nước xả của công trình lẫn nhiều bùn cặn, các nhà vệ sinh có nước thải sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Tại khu vực dân cư sử dụng nước của khu vực dự án, lượng nước thải sẽ tăng lên, có thể gây ra nước úng. Đọng trên mặt đất gây mất vệ sinh đô thị và khu dân cư.
b. Các biện pháp giảm thiểu:
- Trong khi thiết kế dự án, các công trình xây dựng, các đường ống nước thô được đặt ở những nơi không phải giải tỏa nhà dân, các công trình đều được xây dựng ở khu đất trống và phạm vi lộ giới của đường giao thông. Trong trường hợp phải sử dụng đất của nhà dân dự án đều có dự trù kinh phí đền bù thỏa đáng theo đúng quy định của Nhà nước ban hành.
- Trong khi thiết kế kỹ thuật thi công sẽ đưa ra các biện pháp hợp lý nhất để giảm tối đa tác động do quá trình thi công đến môi trường xung quanh. Cần có quy định chặt chẽ về biện pháp thi công khi lập hồ sơ đấu thầu và chọn thầu.
Nhà thầu cần phải có đầy đủ các phương tiện máy móc thi công để đảm bảo thi công nhanh nhất, an toàn nhất cần phải chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực về chuyên môn để có biện pháp thi công tốt nhất, ít ảnh hưởng nhất đến môi trường. Khi tho công phải có cán bộ giám sát kỹ thuật có đủ kinh nghiệm.
Chuyên môn và bản lĩnh để thực hiện tốt trách nhiệm về giám sát nhà thầu thi công vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tránh gây tác hại đến môi trường xung quanh.
- Khi đưa dự án vào hoạt để giảm thiểu các tác động của dự án đã có các biện pháp được nêu ở mục (IX.3.1.b). mặt khác nhà may nước được xây dựng xa khu dân cư nên củng ít làm ảnh hưởng đến nhân dân trong khu vực dự án.
4.4.4. Xây dựng chương trình theo dõi và quản lý môi trường do dự án gây ra:
- Cần có kế hoạch kiểm tra theo dõi việc tác động đến môi trường do dự án gây ra: Như lập mạng lưới, các điểm theo dõi, thời gian chu kỳ theo dõi tại vị trí lấy nước, các vị trí xả nước của nhà máy. Các cửa xả của cống thải nước, môi trường không khí khu vực có sử dụng hóa chất. Thường xuyên có số liệu để kịp thời.
- Hàng năm phải dự trù kinh phí cho công tác theo dõi tại vị trí lấy nước, các vị trí xả rác của nhà máy. Các cửa xả của cống thải nước, môi trường không khí khu vực có sử dụng hóa chất, Thường xuyên có số liệu để kịp khắc phục.
- Hàng năm phải dự trù kinh phí cho công tác theo dõi, giám sát và khắc phục kịp thời.
- Phải có chính sách, chế độ hợp lý cho các cán bộ làm công tác giám sát môi trường và thưởng phạt thích đáng cho người thực hiện tốt và vi phạm quy chế bảo vệ, vệ sinh môi trường.
4.5. Các giả thuyết và phân tích rủi ro
Có một số rủi ro và yếu tố giả định khác nhau có thể gây tác động đến dự án. Dưới đây sẽ phân loại những rủi ro và các giả định.
4.5.1. Môi trường kinh tế xã hội
Các thông tin kinh tế xã hội đã được thu thập từ các tài liệu công bố cũng như từ khảo sát thực tế cho thấy:
Việc phát triển hạ tầng tại TP Bến Tre và các vùng lân cận nhìn chung chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian đô thị, v.v…trong khi đầu tư cho cấp nước là khoản vay ưu đãi phải trả nợ có thời hạn nhất định. Việc dự báo chính xác mức tăng dân số và dự báo các hoạt động kinh tế khác như các Khu công nghiệp, Khu du lịch, dịch vụ của khu vực dự án sẽ là một thách thức trong quá trình nghiên cứu khả thi.
Thành phố Bến Tre đang trong giai đoạn phát triển, một số khu vực ngoại thành dân số không tập trung, nên việc cấp nước đến khu vực này có chi phí đầu tư lớn về đường ống dẫn nước sạch.
Một số hộ nghèo chỉ dùng nước máy vào mục đích ăn, uống, các nhu cầu khác sử dụng từ nguồn nước khác, nên thị trường tiêu thụ ở khu vực này còn hạn chế. Tuy nhiên vì lý do phát triển hạ tầng và sức khỏe cộng đồng, việc cấp nước sạch đầy đủ đến các hộ dân ngoài lợi ích Công ty, còn phải đảm bảo nhiệm vụ chính của tỉnh.
4.5.2. Môi trường thể chế
Hiện nay giá nước đã được công ty cấp thoát nước đề xuất và được phê duyệt bởi UBND Tỉnh tháng 01/2010. Tuy nhiên lộ trình tăng giá nước theo các yếu tố trượt giá, lạm phát hàng năm là vấn đế nan giải do phải thông qua nhiều cấp sở ngành trước khi trình UBND tỉnh ra quyết định. Công ty Cấp thoát nước gặp khó khăn trong việc thu hồi đầy đủ chi phí, hiện tại phí bảo vệ môi trường được tính trong tiền nước của năm 2009 chưa thu được. Nghị định 117/20074/NĐ - CP đã nhấn mạnh vai trò chủ thể, các trách nhiệm và quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và người hưởng dịch vụ và giá nước được duyệt phải đảm bảo đủ thu hồi chi phí.
Về mặt quản lý, Chương trình cấp nước ĐBSCL là chương trình khung được điều chỉnh hằng năm, trên cơ sở đề xuất vay vốn của các chủ dự án và kiểm tra theo dõi đánh giá trong quá trình thực hiện. Mặt khác, do sử dụng nguồn vốn ODA Chương trình vẫn chịu sự quản lý của các Bộ ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng…theo quy trình quản lý vốn ODA và các thông tư có liên quan. Giả thiết rằng tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các bộ ngành và chính quyền cấp tỉnh, tư vấn kỹ thuật, nhà tài trợ sẽ đồng tình với các ý tưởng đã nêu và có sự tham gia phối hợp mạnh mẽ để một mặt bảo đảm tính linh hoạt và mặt khác bảo đảm những nguyên tắc cần thiết. Mặt khác cần đề xuất một mô hình tổ chức gọn nhẹ hợp lý và tránh chồng chéo về chức năng, trách nhiệm và quyền hạn.
4.5.3. Các vấn đề kỹ thuật và tài chính
Thành phố Bến Tre là nơi có nguồn nước mặt dồi dào nhưng có độ đục cao, nước nhiễm mặn vào các tháng mùa khô. Biên mặn có xu hướng ngày càng lấn sâu vào đất liền, nhưng chưa có số liệu dự báo chính xác, vì vậy trong quá trình khai thác sẽ phải tiếp tục theo dõi diễn biến mặn hàng năm để khi cần thiết có phương án khai thác hợp lý nếu nguồn nước thô bị mặn đe dọa.
Thất thoát nước (thất thoát hữu hình và thất thoát vô hình) nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến bức tranh doanh thu của dự án. Tỉ lệ thất thoát nước có thể sẽ tăng cao khi áp lực nước trong mạng được gia tăng nhất là vào ban đêm. Vì vậy, giả thiết đặt ra là Chủ đầu tư phải được Chương trình hỗ trợ tốt về kỹ thuật chống thất thoát nước. Cụ thể:
Thay thế các đoạn ống phân phối nước sạch đã lắp đặt trên 30 năm.
Bố trí thêm một số van chặn và đồng hồ lưu lượng trên tuyến ống cấp I để phân vùng cấp nước và kiểm soát thất thoát theo khu vực.
Trang bị hệ thống kiểm soát áp lực và lưu lượng, có dữ liệu truyền về trung tâm để xử lý kịp thời.
Thay thế một số đồng hồ và ống nhánh dẫn vào hộ tiêu thụ đã xuống cấp.
4.5.4. Năng lực của chủ đầu tư
Các kỹ năng chuẩn bị, thực hiện dự án và vận hành công trình cấp nước phát huy hiệu quả và thu hồi đầy đủ chi phí là một yếu tố quan trọng có thể gây ra rủi ro cho việc thực thi Chương trình.
Trong quá trình đấu thầu cung cấp thiết bị và xây dựng, hồ sơ mời thầu chuẩn mực, phương pháp đánh giá rõ ràng, minh bạch để chọn được nhà thầu thi công tốt nhất cho dự án cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công. Để thực hiện tốt công tác này cần thiết thuê tư vấn có đủ trình độ để lập hồ sơ mời thầu, xét thầu.
Trong quá trình xây dựng, vai trò giám sát của Chủ đầu tư và tư vấn giám sát cũng rất quan trọng, chất lượng công trình sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền và khả năng khai thác của hệ thống cấp nước. Vấn đề sẽ được giải quyết tốt khi Chủ đầu tư chọn được tư vấn giám sát có kinh nghiệm và uy tín. Bên cạnh đó sự phối hợp thường xuyên, tích cực giữa giám sát A và tư vấn giám sát để phát hiện và ngăn chặn những sai sót của nhà thầu thi công hoặc lường trước những sai sót có thể xảy ra để lưu ý, nhắc nhở nhà thầu trực tiếp hoặc thông qua nhật ký công trường.
Bên cạnh đó, năng lực quản lý của công ty cấp thoát nước về quản lý tài chính và quản lý sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Biên chế đội ngũ cán bộ vận hành, điều hành và quản lý còn cồng kềnh. Đặc biệt là chi phí nhân công vận hành và chi phí bán hàng là tương đối cao, chiếm hơn 50% chi phí quản lý vận hành. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và thu hồi vốn. Vấn đề này phía Công ty cấp nước cần nghiên cứu để biên chế lại cho phù hợp. Việc hỗ trợ nâng cao năng lực của Chủ đầu tư là hết sức cần thiết, thông qua các chương trình tư vấn hỗ trợ của dự án và các lớp tập huấn về chuyên môn từ các tổ chức trong nước, quốc tế. Việc tổ chức thăm quan, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các Công ty cấp nước đang hoạt động hiệu quả cũng giúp nâng cao trình độ cho cán bộ và nhân viên của Công ty.
Tóm tắt các rủi ro có thể và biện pháp giảm thiểu trong quá trình thực hiện dự án:
STT
Rủi ro có thể xảy ra
Đề xuất biện pháp giảm thiểu
1
Môi trường kinh tế - xã hội
Hạ tầng chưa đầy đủ, quy hoạch đô thị thiếu đồng bộ, dự báo nhu cầu dùng nước chưa chính xác.
Tăng cường công tác dự báo, cập nhật thông tin và học tập kinh nghiệm ở các địa phương có điều kiện tương tự
2
Môi trường thể chế
a
UBND Tỉnh là cơ quan phê duyệt giá nước và chưa được điều chỉnh kịp thời so với lạm phát.
Nghị định117/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về việc sản xuất, cấp và tiêu thụ nước sạch sẽ góp phần giải quyết khó khăn
b
Quản lý Chương trình có thể có sự chồng chéo theo các quy định hiện hành
Tận dụng sự chỉ đạo chung, đồng thời đề xuất mô hình quản lý hợp lý, gọn nhẹ và tăng cường trách nhiệm quyền hạn cụ thể
3
Các vấn đề kỹ thuật – tài chính
a
Nguồn nước mặt bị nhiễm mặn
Tăng cường công tác lấy mẫu nước đặc biệt vào mùa khô và cập nhật thông tin từ các dự án khác có liên quan
b
Tỉ lệ rò rỉ thất thoát lớn ảnh hưởng đến doanh thu
Tăng cường các công tác hỗ trợ kỹ thuật. Thay thế một số đoạn ống đã cũ hay bị xì nước. Kiểm soát lưu lượng, áp lực mạng qua hệ thống truyền dữ liệu về trung tâm điều độ và kiểm định đồng hồ theo định kỳ.
4
Năng lực của Chủ dự án
Kỹ năng chuẩn bị dự án, đấu thầu, giám sát thi công, vận hành bảo dưỡng của chủ dự án còn hạn chế
Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo lại theo các chương trình chuyên ngành. Tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm ở các dự án tương tự có hiệu quả tốt. Đào tạo tại chỗ bằng các sinh hoạt thường kỳ từ các cán bộ, nhân viên có trình độ và kinh nghiệm của Công ty. Đồng thời biên chế lại số nhân viên vận hành và nhân viên bán hàng hợp lý để giảm chi phí đầu vào.
STT
Rủi ro có thể xảy ra
Đề xuất biện pháp giảm thiểu
5
Quá trình thực hiện dự án
a
Đền bù giải tỏa gây thiệt hại cho người dân
Trước khi thực hiện tiến hành lập Ban bồi thường để kiểm kê khối lượng đất và vật phẩm trên đất sẽ phải thu hồi hoặc gây hư hỏng khi thi công. Áp giá đền bù theo qui định hiện hành trên cơ sở đó thương lượng với các chủ hộ, có tính thêm chi phí hỗ trợ bồi thường hợp lý ngoài đơn giá qui định hiện hành. Đảm bảo cuộc sống người dân trong diện đền bù giải tỏa tương đương hoặc tốt hơn trước khi giải tỏa.
b
Chi phí vượt trội so với dự kiến giai đoạn chuẩn bị đầu tư do biến động thị trường, đồng tiền trượt giá.
Khi lập dự án cần lường hết các rủi ro này để đưa vào các dự phòng: dự phòng trượt giá, dự phòng do phát sinh khối lượng chưa lường hết.
c
Rủi ro bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn lao động
Mua bảo hiểm công trình và các bảo hiểm khác theo qui định
6
Quá trình sản xuất, vận hành khi kết thúc dự án
a
Mất mát, hư hỏng
Yêu cầu nhà thầu bảo hành trong hợp đồng
Đào tạo, huấn luyện nhân viên đủ trình độ tay nghề chuyên môn và biên chế phù hợp số nhân viên vận hành, nhân viên bảo vệ.
b
Chi phí vận hành tăng lên dẫn đến giá bán tăng theo người tiêu dùng không chấp nhận
Tăng cường các dịch vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, số lượng thỏa mãn nhu cầu cho người sử dụng, áp lực tại nơi tiêu thụ đáp ứng yêu cầu. Nguồn nước cung cấp không gián đoạn (24/24h). Từ sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng để tính toán giá nước bán ra được chấp nhận.
Tiết giảm chi phí trong sản xuất, kinh doanh (điện năng, hóa chất), biên chế hợp lý nhân viên vận hành và nhân viên bán hàng để giảm chi phí quản lý vận hành.
7
Rủi ro bất khả kháng
a
Trong quá trình thực hiện
Mùa mưa lũ kéo dài 6 tháng, vì vậy trong quá trình xây dựng cần ưu tiên những công việc dễ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân trên vào thời điểm thời tiết thuận lợi. Đồng thời phải có Ban an toàn lao động để cảnh báo nhà thầu chấp hành tốt về an toàn.
b
Trong vận hành, khai thác
Phòng chống cháy nổ được tập huấn định kỳ cho nhân viên vận hành đặc biệt là an toàn về điện, hóa chất và các nguyên nhân khác có thể xảy ra.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Thành phố Bến Tre là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của toàn tỉnh. Đồng thời với việc chỉnh trang đô thị, cần đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng, trong đó có hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Hiện tại toàn bộ TP Bến Tre và khu vực lân cận các nguồn nước ngầm và nước mặt gần như bị nhiễm mặn, không sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất được. Hệ thống cấp nước của Thành phố và đặc biệt là nhà máy nước Sơn Đông đang bị nhiễm mặn vào từ tháng 2 ÷ tháng 4 hàng năm. Vào thời điểm này nhà máy nước phải hoạt động gián đoạn, giảm công suất khai thác. Do vậy vào cuối mùa khô hàng năm nhân dân trong vùng bị thiếu nước sạch nghiêm trọng, dẫn đến sự xáo trộn lớn trong đời sống cộng đồng. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu nước dẫn đến năng lực sản xuất bị hạn chế.
Việc mở rộng hệ thống cấp nước xã Sơn Đông để khai thác nguồn nước ngọt từ kênh Xáng đưa về xử lý tại nhà máy nước xã Sơn Đông với mục tiêu trước mắt là chống mặn vào các tháng mùa khô nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của TP Bến Tre và khu vực lân cận, có tác động mạnh mẽ tới điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe của cộng đồng trong vùng.
Vì Vậy đề nghị các cấp chính quyền trong tỉnh Bến Tre và Ngân hàng phát triển Việt Nam xem xét phê duyệt dự án đầu tư “Thiết kế cụm xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt của xã Sơn Đông – Tp Bến Tre – Bến Tre” với các nội dung chính sau:
Nguồn nước: Khai thác tại kênh Xáng.
Công trình thu và Trạm bơm nước thô: Xây dựng mới trên bờ kênh Xáng với công suất 15.000m³/ngđ, có dự trù tăng công suất lên ³30.000m³/ngđ.
5.2. Kiến nghị.
Nhu cầu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất tại TP Bến Tre và các vùng lân lận ngày càng gia tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà, trong khi đó hệ thống cấp nước của TP Bến Tre đến nay đã hoạt động hết công suất. Vì vậy việc xây dựng nhà máy nước mới và phát triển mạng lưới đường ống phân phối trong tương lai gần là rất cần thiết. Công ty cấp thoát nước xin kiến nghị UBND Tỉnh và các sở ngành một số vấn đề sau:
Xin được cấp mặt bằng từ quỹ đất của tỉnh hoặc được hỗ trợ kinh phí đền bù đất đai với diện tích ~ 3 ÷4 Ha tại khu vực huyện Châu Thành để chuẩn bị cho dự án xây dựng nhà máy nước Tân Phú theo chủ trương đầu tư của Tỉnh.
Xin được phê duyệt lộ trình tăng giá nước 5% mỗi năm, để Công ty cấp thoát nước cân đối thu chi nhằm trả nợ vốn vay và tái đầu tư sản xuất.
Xin được tiếp tục giữ lại khấu hao hàng năm từ nguồn vốn ngân sách hoặc được coi là vốn ngân sách, để tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước tại Thành phố và các thị trấn lân cận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng công ty nước và môi trường Việt Nam (2006). Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, Hà Nội, 03-2006.
2. Ts. Trịnh Xuân Lai (2002). Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Lê Dung (2003). Công trình thu nước trạm bơm cấp thoát nước, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
4. Bộ xây dựng (2000). Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.