Đề tài Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, TP Hồ Chí Minh và qui hoạch đến năm 2035

MỤC LỤC Phần một LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 1.3 Nội dung nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.41. Phương pháp luận 1.42. Phương pháp cụ thể 1.5 Phạm vi giới hạn của đề tài 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN I . KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1. Định nghĩa 2. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn đôthị 3. Phân loại chất thải rắn đô thị 4. Thành phần chất thải rắn đô thị II . TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN 1. Tính chất vật lí , hóa học , sinh học của chất thải rắn a. Tính chất vật lí b. Tính chất hóa học c. Tính chất sinh học III. TỐC ĐỘ PHÁT SINH CỦA CHẤT THẢI RẮN 1. Các phương pháp xác định khối lượng chất thải rắn a. Đo thể tích và khối lượng b. Phương pháp đếm tải c. Phương pháp cân bằng vật chất IV. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN 1. Ảnh hưởng tới môi trường đất 2. Ảnh hưởng đến môi trường nước 3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí 4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và cảnh quan đô thị V. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN 1. Phương pháp ổn định chất thải rắn 2. xử lí chất thải bằng phương pháp sinh học 3. xử lí chất thải bằng phương pháp đốt 4. Phương pháp chôn lấp 5. Công nghệ xử lí nhiệt phân rác đô thị CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HCM I. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HCM 1. Khối lượng chất thải rắn 2. Nguồn phát sinh ra chất thải rắn 3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tai TP.HCM II. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ VẬN CHUYỂ CTR SINH HOẠT TAI TP.HCM 1. Tổng quan về hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt 2. Thu gom sơ cấp 3. Thu gom thứ cấp III. HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN IV. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÍ , THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TAI TP.HCM 1. Công tác quản lí 2. Hệ thống thu gom vận chuyển 3. Tình hình phân loại rác 4. Tái chế 5. Xử lí rác CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 2 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ II. KHÍ HẬU , THỜI TIẾT III. HIỆN TRẠNG THU GOM RÁC 1. Lượng thu gom rác 2. Quy trình thu gom 3. Phương tiện thu gom PHẦN HAI: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ I. CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN II. TÍNH TOÁN PHẦN BA: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN 2 1. Mục tiêu đến năm 2035 2. Đề xuất biện pháp quản lí 3. Đề xuất công nghệ xử lí , tái chế PHẦN BỐN: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ

docx67 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống quản lí chất thải rắn đô thị cho quận 2, TP Hồ Chí Minh và qui hoạch đến năm 2035, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơphản ứng sản sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao. CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH I. Hiện trạng chất thải rắn TPHCM 1. Khối lượng chất thải rắn: - Thành phố hồ chí minh nơi mệnh danh là hòn ngọc viễn đông , là Pari của châu Á. - Nơi có một nền kinh tế phát triển nhanh chóng về tất cả mọi mặt, xong xong với sự phát triển mạnh mẽđó thì khối lượng chất thải rắn được thải ra ngày càng nhiều. Theo số liệu của sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM mỗi ngày Thành phố thải ra mỗi ngày khoảng 6.000 – 6.500 tấn, trong đó rác thải sinh hoạt là 4.936 tấn, rác xây dựng là 1.069 tấn và rác y tế là 5,5 tấn và rác công nghiệp 1.000 tấn ngày trong đó có khoảng 20% rác có tính chất độc hại. Trong khi đó việc thu gom rác của Thành phố chỉđạt được khoảng 5.000 – 5.300 tấn/ngày, lượng rác có thể tái chế và tái sinh được chỉ khoảng 700 – 900 tấn/ngày. - Lượng rác trong Thành phố hàng ngày được giải quyết nhờ lực lượng quét dọn vệsinh gồm 7.350 người trong đó có 2.950 người thuộc lực lượng tư nhân. Rác từ các khu phốđược chuyển tới 380 điểm hẹn lấy rác trên địa bàn Thành phố bằng xe đẩy tay, các xe cơ giới đến lấy rác và chuyển về trạm trung chuyển rồi mới đến khu xử lý rác. Vấn 'đềđau đầu nhất của các nhà quản lý là làm thế nào để có chỗ xử lý rác hợp vệ sinh mà không ảnh hưởng đến khu vực dân cưđang sinh sống. 2. Nguồn phát sinh ra chất thải rắn - Từ các khu dân cư - Từ các trung tâm thương mại - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng - Từ các dich vụđô thị, sân bay - Từ các hoạt động công nghiệp - Từ các bệnh viện - Từ các hoạt động xây dựng đô thị - Từ các trạm xử lý nước thải Hiện nay chất thải sinh hoạt và xà bần được vận chuyển về bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi. Rác thải y tế được phân loại tại nguồn thu gom và vận chuyển và thu gom theo quy trình riêng nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và cho sức khỏe cộng đồng. Sau đó được đem đi đốt tại nhà máy xử lý rác thải y tế Bình Hưng Hoà quận Bình Tân. II. Khái quát hiện trạng thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt 1. Tổng quan về hệ thống thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt Lực lượng thu gom và vận chuyển bao gồm các đội vận chuyển của Công Ty Môi Trường đô Thị TP.HCM (CITENCO), các công ty xí nghiệp công trình đô thị của 22 quận huyện, hợp tác xã vận tải công nông và hệ thống thu gom rác dân lập. Kỹ thuật thu gom vận chuyển rác sinh hoạt tại TP.HCM có 3 hình thức: Hình thức 1: Hàng ngày chất thải sinh hoạt thu gom bằng xe đẩy tay và tập chung tại các điểm hẹn. Sau đó chất thải từ xeđẩy tay sẽ được bốc dỡ vào xe ép rác loại nhỏ từ 2- 4 tấn và chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, xe tải lớn hơn nhận CTR từ xe ép nhỏ và vận chuyển tới bãi chôn lấp. Hình thức 2: CTR được thu gom bằng xe đẩy tay và tập chung tại các điểm hẹn, sau đó CTR từ xe đẩy tay sẽ được bốc dỡ lên xe ép lớn và trở trực tiếp tới bãi chôn lấp. Hình thức 3: - CTR chứa sẵn trong các thùng rác 240L và 660L nằm dọc trên các tuyến đường hay các nguồn phát sinh rác lớn như: chợ, khu thương mại, văn phòng cơ quan được bốc dỡ bằng các loại xe ép loại nhỏ từ 2 – 4 tấn và chuyển đến trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển xe tải lớn tiếp tục tiếp nhận chất thải từ xe tải nhỏ và vận chuyển tới bãi chôn lấp. Trong hình thức này nếu CTR từ các thùng chứa được bốc dỡ bằng xe ép lớn nó sẽ được vận chuyển thẳng tới bãi chôn lấp. a. Thu gom sơ cấp - Hoạt động thu gom sơ cấp bao gồm thu gom CTR phát sinh tư hộ dân cư, các trung tâm thương mại, cơ quan, chợ và đường phố. Thu gom chất thải rắn từ các hộ dân cư: - Chất thải từ hộ dân cư được thu gom bởi sự trợ giúp của các hộ dân là người dân tự đổ CTR vào phương tiện thu gom hoặc để CTR trước nhà và công nhân thu gom sẽ đổ vào các phương tiện thu gom. Phương tiện thu gom sau khi đầy rác sẽ được chở đến các bô chứa CTR, các trạm trung chuyển hoặc các điểm hẹn và chờ xe ép rác tới dỡ tải. Phương tiện thu gom hiện nay chủ yếu là xe đẩy tay, gần đây là các xe ba gác cải tiến có trang bị các thùng chứa 660L, ngoài ra còn có các loại xe ba gác đạp, xe ba gác máy cũ kỹ hoặc các xe lam chở khách, các xe lam cũng được dùng để chở CTR của các cơquan xí nghiệp. Thu gom chất thải rắn từ chợ, cơ sở thương mại, sản xuất Hiện nay CTR sinh hoạt từ các cơ quan, trường học, xí nghiệp, các chợđược các xe đẩy tay thu gom (kết hợp với thu gom rác từ các hộ dân) và tập chung tại các điểm hẹn. Điều này cũng làm cho số lượng các điểm hẹn cũng tăng lên và thời gian thu gom một chuyến cũng dài hơn. Vì vậy loại chất thải này cần được trang bị các thùng chứa thích hợp và thu gom bằng các xe ép để đưa tới trạm trung chuyển hay chuyển trực tiếp tới bãi chôn lấp. Thu gom chất thải rắn đường phố Hiện nay CTR đường phố được thực hiện dưới hình thức: Công nhân chịu trách nhiệm thu gom được trang bị chổi, dụng cụ hốt rác, xe đẩy tay để quét và thu gom trên các tuyến đường phố, lềđường. Khi xe đẩy tay đầy tải sẽ được đưa tới các bô rác, trạm trung chuyển, hay tới các điểm hẹn để xe ép tới lấy tải. Người công nhân có thể tiếp tục công việc của mình ở nơi khác hoặc ngừng làm việc khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian gần đây trên các đường phốđã được bố trí các thùng 240L dọc hai bên lề đường để cải tiến việc thu gom nhanh gọn hơn và đồng bộ với các xe vận chuyển trong việc giao chất thải rắn và đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên các thùng chứa này bố trí chưa đồng đều và đôi khi không hợp lý. b. Thu gom thứ cấp Thu gom thứ cấp là hình thức tiếp theo của thu gom sơ cấp. CTR sau khi được thu gom sơ cấp sẽ được chuyển tới các điểm hẹn các bô rác để được các xe tải có tải trọng lớn hơn thu gom vận chuyển tới trạm trung chuyển hay trở trực tiếp tới BCL.Nếu CTR từviệc thu gom sơ cấp được chuyển đến trạm trung chuyển thì sẽ vận chuyển trực tiếp tới BCL. Thu gom thứ cấp trên địa bàn thành phốđược thực hiện dưới hình thức sau. Tại các điểm hẹn Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng trên 380 điểm hẹn lấy rác các điểm hẹn này được xác định theo thoả thuận của Công ty quận huyện với Công ty Môi Trường đô Thị. Các điểm hẹn này được bố trí trên các bãi đất trống hoặc ngay bên lề của đường phố. Việc xếp và dỡ tải tại các điểm hẹn này thường gây cản trở giao thông do khối lượng CTR lớn nên thường kéo dài thời gian giao rác. Tại các bô rác Hiện các bô rác thường được đặt tại các khu đất trống nên không trực tiếp gây cản trở giao thông. Hiệu quả trung chuyển từ các xe đẩy tay nên xe ép và xe vận chuyển phụ thuộc vào loại xe sử dụng. Một số xe được trang bị các bộ phận cơ giới để nâng các xe đẩy tay vào đổ trực tiếp vào thùng chứa của xe cơ giới. Một số bô chứa rác người thu gom đổ CTR trực tiếp xuống đất để kịp thời đi chuyến khác và CTR được xe xúc lên xe tải và chở đến bãi chôn lấp. Tuy nhiên sử dụng bô rác là một công nghệ lạc hậu khi việc chuyển CTR được thực hiện bằng xe xúc và xe tải ben. Số lượng các bô chứa rác từ 30 nay đã dần dần được giải toả và thay thế bằng các điểm hẹn lấy tải. III. Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR Trên cơ sở 3 quy trình công nghệ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt hiện gồm: - Thu gom từ vị trí chứa rác (điểm hẹn, thùng rác đường phố, xí nghiệp, công ty…) về trạm trung chuyển; - Vận chuyển từ trạm trung chuyển đến BCL; - Thu gom và vận chuyển thẳng từ vị trí chứa rác đến bãi xử lý. Hiện có 11 tuyến vận chuyển chính đang được thực hiện: - Tuyến thu gom từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng các loại xe ép nhỏ loại 2 tấn, cự ly trung bình 10,98 km/lượt. - Tuyến thu gom từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ép nhỏ loại 4 tấn, cự ly trung bình 13,57. - Tuyến thu gom từ cơ quan, xí nghiệp về trạm trung chuyển bằng xe ép nhỏ loại 2 tấn, cự ly trung bình 36,33 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ các thùng chứa công cộng về trạm trung chuyển bằng xe ép loại nhỏ 1,5 tấn, cự ly trung bình 14,69 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ các thùng chứa công cộng về trạm trung chuyển bằng xeép loại nhỏ 2 tấn, cự ly trung bình 17,12 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ chợ, cơ quan về trạm trung chuyển bằng xe cuồng, cự ly bình quân 24,8 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ép lớn loại 7 tấn, cự ly trung bình 12,99 km/lượt. - Tuyến thu gom CTR từ điểm hẹn về trạm trung chuyển bằng xe ben loại 7 tấn, cựly trung bình 19,08 km/lượt. - Tuyến vận chuyển CTR từ các điểm hẹn thẳng tới bãi xử lý bằng xe ép lớn, cự ly trung bình 25,87 km/lượt. -Tuyến vận chuyển CTR sinh hoạt bệnh viện trực tiếp tới bãi xử lý bằng xe ép loại 7 tấn, cự ly trung bình 26,81 km/lượt. IV. Đánh giá hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển CTR 1. Công tác quản lý Nhìn chung hệ thống quản lý chất thải của thành phố Hồ chí minh đã đạt được rất nhiều thành quảđáng kể, tuy nhiên còn một số nhược điểm cần được khắc phục: - Sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, chưa có một sự thống nhất riêng cho từng loại chất thải khác nhau - Cơ chế quản lý còn mang nặng tính bao cấp mặc dù nước ta đã có chính sách xã hội hoá. - Chưa tạo dựng một thị trường thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và CTR công nghiệp nói riêng, chỉ có 700 – 900 tấn/ngày chất thải rắn được tái chế chiếm 12,6%. 2. Hệ thống thu gom, vận chuyển - Hiện nay việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công và thực hiện quét dọn chủ yếu vào ban đêm mà người dân sinh hoạt ban ngày. Hơn nữa sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, chưa khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng mất vệ sinh chung trên địa bàn thành phố. - Phần lớn chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt được thải bỏ lẫn lộn và được đưa tới bãi chôn lấp. Hơn nữa hiện nay chỉ còn duy nhất bãi rác Phước Hiệp – Củ Chi là nơi chôn lấp, nó đang phải làm việc vượt quá công xuất thiết kế và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân quanh đó. - Chưa có sự đầu tư thoả đáng lâu dài với các thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách và công nghệ xử lý chất thải. - Xe thô sơ hở không kín đáo, không an toàn vệ sinh, các xe thu gom chưa được chuẩn hoá và thiếu các phương tiện cơ giới, sự phối hợp các xe đẩy tay và xe cơ giới chưa chặt chẽ dẫn tới các điểm hẹn trên đường phố bị ùn tắc thành những hàng dài gây ảnh hưởng tới mỹ quan đường phố. - Các xe sau khi chở rác không rửa sạch sẽ dẫn tới mùi khó chịu điều này đã được người dân phản ánh rất nhiều mà chưa khắc phục được. Ngoài ra một số xeđẩy tay được che chắn tạm bợ, một số còn cơi nới diện tích để tăng khối lượng thu gom. Khi thu gom từ hộ gia đình chủ yếu được cột bao nilông, sau khi lấy rác công nhân thường mở ra làm rơi vãi và gây mùi rất khó chịu cho người dân và ảnh hửơng tới mỹ quan thành phố. - Hiện nay các thiết bị dùng trong việc chuyên chở CTR không đồng bộ và lạc hậu, không được bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách. Hiện nay số lượng xe ép còn rất thiếu và không đồng bộ với việc thu gom ban đầu. Trên thực tế hiện nay mỗi ngày chỉ có 80%tổng số xe hoạt động số còn lại hoặc hư hỏng đột xuất hoặc đang trong kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, không có sẵn xe dự phòng để đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển CTR trong giờ cao điểm và khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ. 3. Tình hình phân loại rác Phân loại rác tại nguồn là một từ quá quen thuôc đối với người dân ở các nước phát triển nhưng còn quá mơ hồđối với Thành phố nhộn nhịp nhất Việt Nam. Hiện nay trên địa bàn thành phố mới chỉ thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn được ở một số quận như 1, 4, 5,6,10. Hiện tượng phân loại rác mới được thí điểm ở một số quận chưa được phổ biến rộng rãi khiến cho khó khăn trong công tác thu gom rác, hoạt động thu hồi đa sốđược thực hiện bởi những người lao động nghèo sống bằng nghề bới rác việc này càng làm hoạt động thu hồi khó khăn ngoài ra nó còn gây mùi khó chịu khi và lây nan một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khoẻ con ngươì. 4. Tái chế Theo số liệu ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, mỗi ngày TP đổra khoảng 6.000 – 6.500 tấn chất thải rắn. Trong khi đó việc thu gom chi khoảng 5.000 – 5.300 tấn/ngày. Lượng rác tái chế tái sinh được 700 – 900 tấn/ngày. Hiện TP chưa có thị trường thống nhất về trao đổi tái chế chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn công nghiệp được thu hồi và tái chế. 5. Xử lý rác Hiện nay phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận chủ yếu vẫn là chôn lấp. Theo kế hoạch của Thành phố là phấn đấu từ nay tới năm 2010 sẽ giảm khối lượng chôn lấp rác dưới 20% bằng việc cho xây thêm nhiều nhà máy xử lý rác thải, tăng cường công nghệ xử lý và tái chế chất thải. Tuy nhiên điều đó là chuyện của 5,10 năm tới còn trước mắt là việc Thành phốđang thiếu bãi chôn lấp rác. Lượng rác thải hiện đang đổdồn về Phước Hiệp Củ Chi khiến nơi này quá tải dẫn tới hiện tượng sụt, lún diễn ra nghiêm trọng. Chương III: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 2 I. Vị trí. Quận 2 là một trong năm quận mới thành lập của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997, nằm ở phía Đông Bắc thành phố, thành lập trên cơ sở tách từ 5 xã của huyện Thủ Đức trước đây. Phía Bắc giáp quận Thủ Đức. Phía Nam giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7; sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Phía Tây theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt ngăn cách với quận Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn. Phía Đông giáp quận 9. a. Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt cao điều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa ñược bắt ñầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt ñó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. b. Địa hình, hệ thống kênh rạch: Về địa hình tương đốibằng phẳng, kênh rạch chằn chịt thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường thủy. II. Đặc điểm xã hội Từ sau khi thành lập, quận đã chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Các tuyến đường xa lộ Hà Nội, Trần Não, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh, cầu Giồng Ông Tố, đường liên phường Bình Trưng Đông – Bình Trưng Tây – Cát Lái... được nâng cấp mở rộng, xây dựng mới. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao được chú trọng đầu tư. Quận cũng đã quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.Ngay từ đầu quận đã tập trung nâng cấp, sữa chữa trường lớp, xây dựng những ngôi trường mới khang trang đạt tiêu chuẩn quốc gia, trang bị các thiết bị mới hiện đại cho việc dạy và học. Năm 2000 đã xóa tình trạng học ca 3, hoàn thành công tác xóa mù chữ, năm 2002 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học sơ sở, học sinh tốt nghiệp các cấp học, học sinh giỏi ngày càng nhiều. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa ngày càng cao. Phong trào Thể dục Thể thao cũng khá phát triển, đã có nhiều đội chuyên mang về cho quận nhiều huy chương khi tham gia thi đấu các quận, toàn quốc. Đặc biệt, năm 2005 đã có 2 vận động viên được tuyển vào đội tuyển quốc gia để tham dự Sea Games. Hệ thống các công trình phúc lợi xã hội hiện nay trên địa bàn quận bao gồm: Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm văn hoá, Bệnh viện quận 2. III. Đặc điểm kinh tế -Theo thông tin tư website quân, trong 3 tháng đầu năm 2008, doanh thu ngành Thương mại - Dịch vụ thực hiện 2.647,9 tỷ đồng, đạt 20,65% kế hoạch năm, tăng 39,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngành có sự phát triển cao như: kinh doanh vàng bạc, cầm đồ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, xăng dầu, dịch vụ vận tải nhỏ. -Giá trị sản xuất CN-TTCN thực hiện 1.430,9 tỷ đồng, đạt 24,02% kế hoạch năm, tăng 17,39% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 159,52 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch năm, tăng 382% so với cùng kỳ. IV. Quy hoạch phát triển Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của thành phố sau này, đối diện khu Trung tâm cũ qua sông Sài Gòn, là đầu mối giao thông về đường bộ, đường xe lửa, đường thuỷ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Quận 2 có tiềm năng về quỹ đất xây dựng, mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ nên đã nhân lên lợi thế về vị trí kinh tế của mình.Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ mới của thành phố sẽ mọc lên ở đây trong thời gian không xa nữa. Phần hai Tính toán thiết kế Diện tích 48.74km2 Dân số 2009: 145981 người Mật độ dân số : 2934 người/km2 Tốc độ gia tăng dân số: 2.1%/năm Dân số 2035 : P2035 = P2009 * (1+ r)t = 145981* (1+0.021)26 = 250519 người Tốc độ phát sinh rác : 0.8-1.2 kg/người.ngày , chọn 0.8 kg/người.ngày Dùng thùng 660l thu gom rác Thời gian dung 3 năm Thời gian làm việc 8h/ngày. Thời gian nghỉ ngơi 8 x 0.15 = 1.2h/ngày Số người/hộ = 5 người. Khối lượng rác phát sinh trong 1 ngày của quận 2 năm 2009 M = 145981 * 0.8 = 116784.8 kg Số hộ dân của quận 2: n = số dân5=1459815 = 29196 hộ Bảng 1: phân loại rác thải quận 2 loại rác % khối lượng(kg) độ ẩm(%) KLR(kg/m3) thể tích(m3) KL khô(kg) thực phẩm 79.17 92458.53 70 290 318.8225 27737.559 giấy 5.18 6049.453 6 89 67.97138 5686.4858 carton 0.18 210.2126 5 50 4.204252 199.70197 nilon, nhựa 8.89 10382.17 2 65 159.7257 10174.527 vải 0.98 1144.491 10 65 17.60755 1030.0419 gỗ 0.66 770.7797 20 237 3.252235 616.62376 cao su 0.13 151.8202 2 130 1.167848 148.7838 thủy tinh 1.94 2265.625 2 196 11.55931 2220.3125 lon đồ hộp 1.05 1226.24 3 89 13.77798 1189.4528 kimloạimàu 0.36 420.4253 3 320 1.313829 407.81254 Tphần khác 1.46 1705.058 8 130 13.11583 1568.6534 tổng cộng 100 116784.8 612.5184 50979.954 Khối lượng riêng rác huyện quận 2: D = mv= 116784.8612.5184 = 190.66 (kg/m3) Độ ẩm rác: A = m-m1m=116784.8-50979.954116784.8 100% = 56.35% Trong đó: A : độ ẩm của rác thải % M : khối lượng ban đầu của rác thải (kg) hình thức thu gom là phân loại rác tại nguồn và phương án thu gom bằng hệ thống container cố định nên: Thành phần rác hữu cơ là thực phẩm Thành phần rác vô cơ là giấy , nilon,vải ,kim loại… Khối lượng rác vô cơ: mvc = m – mtp = 116784.8 – 92458.53 = 24326.27 (kg) Thể tích rác vô cơ: Vvc = V –Vtp = 612.5184 - 318.8225 = 293.6959 m3 Khối lượng riêng của rác vô cơ: dvc = mvc / vvc = 24326.27 / 293.6959 = 82.83 kg/m3 Khối lượng khô rác vô cơ : m1 vc= mk - mk tp = 50979.954 - 27737.559 = 23242.395 (kg) Độ ẩm của rác vô cơ: Avc = mvc - m1vc = 24326.27 – 23242.395 /24326.27 * 100% = 4.455% Tổng khối lượng rác chứa được trong một thùng 660L: Sức chúa của thùng (m3/chuyến) * khối lượng riêng của rác(kg/m3) = 0.66 * 190.67 = 125.8356(kg/chuyến). Khối lượng rác phát sinh của mỗi hộ: = 0.8 * 5 = 4 (kg/hộ.ngày) Số hộ thu gom của 1 chuyến: Tổng m rác chứa được trong thùng 660L / m rác phát sinh của mỗi hộ = 125.8356 / 4 = 31(hộ/chuyến.ngày) Thời gian của một chuyến thu gom: T = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển+ thời gian chờ ở nơi đổ Thời gian lấy rác: Lấy đẩy xe: 0.75 phút /hộ Di chuyển: 45s giữa 2 hộ Pscs = [ (31 x 0.75) + (31- 1) x 0.75] = 45.75 phút/chuyến = 0.7625 h/chuyến Đoạn đường từ điểm hẹn đến hộ cuối cùng xe lấy đầy rác là ~ 1.5 km Xe đẩy đến điểm hẹn với vận tốc lúc đi là 5 km/h Điểm hẹn đến tuyến với vận tốc lúc về là 4 km/h Thời gian vận chuyển: hscs = S/vđi + S/vvề = 1.5/5 +1.5/4 = 0.675 (h/chuyến) Thời gian tại nơi đổ rác: Sscs = 6 phút = 0.1 (h/chuyến) Vậy: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = Pscs + hscs + Sscs = 0.7625 + 0.675 + 0.1 = 1.5375 (h/chuyến) Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1 ngày (chuyến/ ngày) Nđ = thời gian thu gomthời gian 1 chuyến= thời gian làm việc-thời gian nghỉ ngơithời gian 1 chuyến = 8-1.21.5375 = 4.42( chuyến/thùng.ngày) = 4 (chuyến/thùng.ngày) Tổng số chuyến cần thu gom : N = tổng lượng rác/ngàylượng rác/chuyến = 116784.8125.8356 = 928 (chuyến/ngày) Tổng thùng 660l cần: X = số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày = 9284 = 232 thùng Số thùng thu gom rác thải cần đầu tư qua các năm năm Kg /ngày Thùng cần Đầu tư 2009 116784.8 232 232 2010 119237.6 237 5 2011 121741.6 242 5 2012 124297.6 247 237 2013 126908.0 252 10 2014 129572.8 257 10 2015 132294.4 263 243 2016 135072.0 268 15 2017 137908.8 274 6 2018 140804.8 280 269 2019 143761.6 286 11 2020 146780.8 292 12 2021 149863.2 298 275 2022 153010.4 304 17 2023 156224.0 310 18 2024 159504.0 317 282 2025 162853.6 323 23 2026 166273.6 330 25 2027 169765.6 337 289 2028 173330.4 344 30 2029 176970.4 351 32 2030 180687.2 359 297 2031 184481.6 366 37 2032 188355.2 374 30 2033 192311.2 382 315 2034 196349.6 390 45 2035 200472.8 232 232 2. Tính hệ thống thu gom đối với rác hữu cơ(thực phẩm) Khối lượng của rác thực phẩm : mtp = 92458.53 kg Khối lượng riêng của rác thực phẩm: dtp = 290 kg/m3 Độ ẩm của rác thực phẩm : 70% Tổng khối lượng rác chứa được trong 1 thùng 660L: = 0.66 x 290 = 191.4( kg/thùng) Khối lượng rác phát sinh của mỗi hộ: Tốc độ phát sinh rác (kg/người .ngày) x số người /hộ = 0.8 x 0.7917 x 5 = 3.1668(kg/hộ.ngày) Số hộ thu gom được của 1 chuyến: khối lượng rác chứa trong thùng 660LTốc độ phát sinh rác=191.43.1668 = 61(hộ/chuyến.ngày) Thời gian của một chuyến thu gom: T = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển+ thời gian chờ ở nơi đổ Thời gian lấy rác: Lấy đẩy xe: 0.75 phút /hộ Di chuyển: 45s giữa 2 hộ Pscs = (61 x 0.75) + [(61- 1) x 0.75] = 90.75 phút/chuyến = 1.5125 h/chuyến Đoạn đường từ điểm hẹn đến hộ cuối cùng xe lấy đầy rác là ~ 2.5 km Xe đẩy đến điểm hẹn với vận tốc lúc đi là ~ 5 km/h Điểm hẹn đến tuyến với vận tốc lúc về là ~ 4 km/h Thời gian vận chuyển: hscs = S/vđi + S/vvề = 2.5/5 +2.5/4 = 1.125 (h/chuyến) Thời gian tại nơi đổ rác: Sscs = 6 phút = 0.1 (h/chuyến) Vậy: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = Pscs + hscs + Sscs = 1.5125 + 1.125 + 0.1 = 2.7 (h/chuyến) Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1 ngày (chuyến/ ngày) Nđ = thời gian thu gomthời gian 1 chuyến= thời gian làm việc-thời gian nghỉ ngơithời gian 1 chuyến =8-1.22.2875 ≈ 3( chuyến/thùng.ngày) Tổng số chuyến cần thu gom : N = tổng lượng rác/ngàylượng rác/chuyến = 92458.53 191.4 = 483 (chuyến/ngày) Tổng thùng 660l cần: X = số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày = 4833 = 161 thùng Số thùng cần đầu tư qua các năm của rác hữu cơ Năm Lượng rác (kg/ngày) Số thùng cần Số thùng đầu tư 2009 92458.52616 161 161 2010 94400.40792 164 3 2011 96382.82472 168 4 2012 98406.40992 171 164 2013 100473.0636 175 7 2014 102582.7858 179 8 2015 104737.4765 182 167 2016 106936.5024 186 11 2017 109182.397 190 12 2018 111475.1602 194 171 2019 113816.0587 198 15 2020 116206.3594 202 16 2021 118646.6954 207 176 2022 121138.3337 211 19 2023 123682.5408 215 20 2024 126279.3168 220 181 2025 128931.1951 225 24 2026 131638.8091 229 24 2027 134403.4255 234 186 2028 137225.6777 239 29 2029 140107.4657 244 29 2030 143050.0562 249 191 2031 146054.0827 254 34 2032 149120.8118 260 35 2033 152252.777 265 196 2034 155449.9783 271 40 2035 158714.3158 276 40 3. Tính hệ thống thu gom đối với rác vô cơ Khối lượng rác vô cơ: mvc = m – mtp = 116784.8 – 92458.53 = 24326.27 (kg) Khối lượng riêng của rác vô cơ: dvc = MvcVvc = 24326.27 / 293.6959 = 82.83 kg/m3 Độ ẩm của rác vô cơ: Avc = mvc - m1vcmvc 100% = 24326.27-23242.39524326.27 100% = 4.455% Tổng khối lượng rác chứa được trong một thùng 660L: Sức chúa của thùng (m3/chuyến) * khối lượng riêng của rác(kg/m3) = 0.66 * 82.83 = 54.67(kg/chuyến). Khối lượng rác phát sinh của mỗi hộ: =0.8 x (1- 0.7917) x 5 x 7/2 = 2.9162 (kg/hộ.1/2 tuần) Số hộ thu gom được của 1 chuyến: khối lượng rác chứa trong thùng 660LTốc độ phát sinh rác=54.672.9162 = 19 (hộ/chuyến.ngày) Thời gian của một chuyến thu gom: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển+ thời gian chờ ở nơi đổ Thời gian lấy rác: Lấy đẩy xe: 0.75 phút /hộ Di chuyển: 45s giữa 2 hộ Pscs = (19 x 0.75) + [(19 - 1) x 0.75] = 27.75 ( phút/chuyến) = 0.46 (h/chuyến) Đoạn đường từ điểm hẹn đến hộ cuối cùng xe lấy đầy rác là ~ 1.2 km Xe đẩy đến điểm hẹn với vận tốc lúc đi là ~ 5 km/h Điểm hẹn đến tuyến với vận tốc lúc về là ~ 4 km/h Thời gian vận chuyển: hscs = SVđ + SVv = 1.25+1.24 = 0.54 ( h/chuyến) Thời gian tại nơi đổ rác: Sscs = 6 phút = 0.1 (h/chuyến) Vậy: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = Pscs + hscs + Sscs = 1.6375 + 0.54 + 0.1 = 2.2775 (h/chuyến) Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1 ngày (chuyến/ ngày) Nđ = thời gian thu gomthời gian 1 chuyến= thời gian làm việc-thời gian nghỉ ngơithời gian 1 chuyến = 8-1.22.4125 ≈ 3 ( chuyến/thùng.ngày) Tổng số chuyến cần thu gom : N = tổng lượng rác/ngàylượng rác/chuyến = 24326.27 54.67 = 445 (chuyến/ngày) Tổng thùng 660l cần: X = số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày = 4453 = 148 thùng 660L Số thùng cần đầu tư thu gom rác vô cơ qua các năm Năm Kg/ngày Thùng cần Đầu tư 2009 24326.27 148 148 2010 24837.19 151 3 2011 25358.78 155 4 2012 25891.19 158 151 2013 26434.94 161 6 2014 26990.01 165 8 2015 27556.92 168 154 2016 28135.5 172 10 2017 28726.4 175 11 2018 29329.64 179 158 2019 29945.54 183 14 2020 30574.44 186 14 2021 31216.5 190 162 2022 31872.07 194 18 2023 32541.46 198 18 2024 33224.68 203 167 2025 33922.4 207 22 2026 34634.79 211 22 2027 35362.17 216 172 2028 36104.72 220 26 2029 36862.93 225 27 2030 37637.14 229 176 2031 38427.52 234 31 2032 39234.39 239 32 2033 40058.42 244 181 2034 40899.62 249 36 2035 41758.48 255 38 Số xe cần đầu tư: Stt Tên phường xã Dân số (nghìn) Số hộ Lượng rác phát sinh (kg) Số thùng 660l 1 An Lợi Đông 9.002 1800 7201.6 57 2 An Khánh 23.239 4648 18591.2 147 3 An Phú 10.794 2159 8635.2 68 4 Bình An 14.362 2872 11489.6 91 5 Bình Khánh 10.429 2086 8343.2 66 6 Bình Trưng Đông 12.385 2477 9908 78 7 Bình Trưng Tây 17.104 3421 13683.2 108 8 Cát Lái 10.826 2165 8660.8 68 9 Thảo Điền 12.234 2447 9787.2 77 10 Thủ Thiêm 14.732 2946 11785.6 93 11 Thạnh Mỹ Lợi 11.933 2387 9546.4 75 Chọn loại xe thu gom rác của quận là : thùng đẩy tay 660L , xe 7 tấn , xe 12 tấn. Loại xe đẩy tay của quận là thùng 660L, tổng số thùng 660L là 310 thùng. Tổng các điểm hẹn là 62 , với mỗi điểm hẹn chứa được khoãng 5 thùng. Đoạn đường từ các điểm thu gom đến TTC và bãi chôn lâp của các loại xe là : Xe ép rác 7 tấn là: 20 km Xe ép rác 12 tấn là: 33 km Đối với xe 7 tấn Thời gian của một chuyến xe vận chuyển: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ Thời gian lấy rác: 20 phút /chuyến = 0.33 ( h/chuyến) Khoãng cách giữa các điểm hẹn ≈ 1.5km Vận tốc vận chuyển : 30 km/h Thời gian di chuyển giữa các điểm hẹn t0 = 1.530 = 0.05 h = 3 phút Thời gian di chuyển cả đoạn đường t = 20/ 30 + 20/ 30 = 1.33 h/chuyến Thời gian ở nơi đổ rác: 20 phút = 0.33 h Vậy : thời gian vận chuyển của 1 xe là: T = 0.05 + 1.33 + 0.33 = 1.71 h/chuyến Số chuyến xe vận chuyển cần: N = tổng khối lượng rác vận chuyểnkhối lượng rác chở được/chuyến = 38928.37000 = 5.61 chuyến /ngày. Vậy số xe cần đầu tư là: 6 xe. Đối với xe 12 tấn Thời gian của một chuyến xe vận chuyển: Tscs = thời gian lấy rác + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ Thời gian lấy rác: 20 phút /chuyến = 0.33 ( h/chuyến) Vận tốc vận chuyển : 30 km/h t = 33 /30 + 33/ 30 = 2.2 h/chuyến Thời gian ở nơi đổ rác: 20 phút = 0.33 h Vậy : thời gian vận chuyển của 1 xe là: T = 0.33 + 2.2 + 0.33 = 2.86 h/chuyến Số chuyến xe vận chuyển cần: N = tổng khối lượng rác vận chuyểnkhối lượng rác chở được / chuyến = 116784.812000 = 9.73 chuyến /ngày. Chọn 10 chuyến /ngày. Vậy số xe càn đầu tư là: 5 xe, mỗi xe chạy hai chuyến mỗi ngày. Vậy : tổng các loại xe thu gom rác cần đầu tư cho Quận 2 là 12 xe đủ loại. Xe ép rác 7 tấn . Xe ép rác 12 tấn . Công nghệ xử lí tái chế Trước khi thu gom thì rác đã được người dân phân ra làm hai loại nên trong quá trình thu gom thì có xe thu gom rác hữu cơ và vô cơ riêng . vì thế ta dễ dàng lựa chọn công nghệ tái chế cho từng loại rác thải riêng biệt . Đối với rác hữu cơ Dựa vào điều kiện như địa hình , dân cư ,diện tích …của huyện mà phương pháp để xử lí rác hữu cơ là chôn lấp . Mô hình bãi chôn lấp được lựa chọn là chôn lấp theo hố kết hợp chìm – nổi chất thải được đổ xuống các hố rãnh đãđược đào sẵn và dung máy để san ủi , đầm nén chất thải . Sauk hi đã lấp hết độ sau của hố chất thải được tiếp tục đổ và chôn lấp để tạo thành gò rác cao khoãng 5m . Phương pháp chôn lấp được lựa chọn là pp chôn ô rãnh trên cơ sở: Khối lượng rác đưa đến mỗi ngày không quá 330 tấn/ngày Tận dụng địa hình có sẵn của khu vực Biện pháp vận hành chôn lấp chất thải đơn giản , dễ kiểm soát Tạo ra sự ổn định vững chắt của bãi Tận dụng được nguồn đất từ hố lên Trong quá trình chôn lấp sẽ có một lượng khí thoát ra đáng kể và nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao . vì vậy , ta phải xây dựng công nghệ xử lí nước rỉ rác trước khi thải ra môi trường cũng như hệ thống thu khí . Công nghệ xử lí nước rỉ rác Nước thải tù bãi chôn lấp có nồng độô nhiễm cao, ngoài chất hữu cơ ra còn chứa nhiều thành phần ô nhiễm khác … Phương pháp sinh học được lựa chọn để xử lí nước từ bãi rác . Công nghệ xử lí được lựa chọn trên cơ sở: Lưu lượng nước rò rỉ. Thành phần , tính chất nước rò rỉ. Điều kiện kinh tế kĩ thuật. Thuyết minh công nghệ : Nước rỉ rác sau khi được thu gom bằng hệ thống ống dẫn được tập trung tại hố thu gom rồi qua song chắn rác để loại bỏ cặn và tạp chất . Ở đây nước được đưa về bể tiếp nhận bằng pp tự chảy , sau đó được bơm lên bể điều hòa có sục khí với thời gian lưu nhát định để các chất hữu cơ phân hủy cũng như ổn định về lưu lượng và chất lượng. Tiếp theo nước thải được đưa vào bể trộn nhanh cơ khí , tại đây hóa chất cho quá trình keo tụ được châm vào cùng với NaOH nhằm đưa PH của nước thải ở mức tối ưu cho quá trình keo tụ. Từ bể trộn nước thải tự chảy qua bể phản ứng cơ khí có 3 ngăn và khuấy trộn bằng guồng quay với vận tốc nhỏ hơn vận tốc quay của bể trộn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tạo bông , chất phụ trợ polime được cho vào nhằm tăng khả năng tạo bông . sau keo tụ nước được đưa qua bể lắng để làm giảm hàm lượng cặn va SS . Để tăng hiệu quả của các quá trình xử lí sinh học bậc 2 , nước thải sau keo tụ được pha loãng bằng nước sau xử lí bậc 2 tuần hoàn trở lại bể trung gian. Nước thải tiếp tục được đưa qua bể UASB để tiếp tục phân hủy cac1chat61 hữu cơ và chuyển hóa các chat khó phân hủy phức tạp thành chất dễ phân hủy sinh học . Sau UASB nước thải được đưa qua bể trung gian tạo điều kiên cho VSV hiếu khí thích nghi ở bể AEROTANK các chất hữu cơ tiếp tục phân hủy nhờ VSV hiếu khí có sự tham gia của hệ thống sục khí , nước thải tiếp tục đi qua bể lắngII để lắng bùn , lượng bùn hoạt tính dư sẽ được bơm ra ngoài để xử lí. Hàm lượng DO trong bể AEROTANK được đảm bảo > 2mg/l nhờ vào hệ thống cấp khí . Mặc dù hệ thống sinh học hoạt động rất tốt (BOD sau xử lí còn rất thấp <10mg/l) nhưng COD còn lại khá cao vì vẫn còn các chất không phân hủy sinh học . Vi vậy nước thải được tiếp tục xử lí bằng pp Oxy hóa với phản ứng Fenton ( H2O2 xúc tác là Fe , polime ) ở bể Oxy hóa , ở bể này dùng Oxy hóa khử các thành phần có độc tính trong nước rỉ rác như phenol, các chất bảo vệ thực vật , benzene , ..hay sulfit, amoniac , xyanua và kim loại nặng .Phản ứng xảy ra mãnh liệt trong khoãng 1 giờ , sau đó trung hòa đến PH trung tính và kết tủa phần Fe dư . Cuối cùng nước thải được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các VSV còn lại. Phần bùn dư sẽ được tách nước bằng pp nén trọng lực , sau đó được đến máy ép bùn . Nước sau tách sẽ được dẫn ngược về bể điều hòa để xử lí lại . Bun qua ép thành bánh sẽ được đem đi chôn lấp. Hệ thống thu gom và xử lí khí chôn lấp Các sản phẩm khí chủ yếu được tạo thành ở bãi chôn lấp là methane , ammoniac, sunfua, hidro, cacbondioxid..Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp . Thành phần của khí gas trong giai đoạn đầu chủ yếu là CO2 và một số khí như N2 và O2 . Sự có mặt của CO2 trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho VSV kỵ khí phát triển bắt đầu giai đoạn hình thành khí CH4 . Như vậy , khí gas có hai thành phần chủ yếu là CH4 và CO2 chiếm khoãng 40 – 50% . Cơ cấu các thành phần khí này phụ thuộc vào hình thức bãi chôn lấp là kị khí hay hiếu khí .Mặc dù H2S là khí độc đốivới con người song ít khi nó tích tụ ở bãi chôn lấp với nồng độ có thể ảnh hưởng tới con người , tuy nhiên vấn đề cần chú ý là các bãi chôn lấp kị khí có chứa nhiều chất hữu cơ vậy methane có thể hình thành tới một nồng độ đủ cao để có thể gây ra tình trạng cháy nổ , ô nhiễm môi trường bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh . Mối nguy hiểm này thậm chí còn kéo dài cả sau khi bãi đã hoàn tất bãi chôn lấp . Vì vậy bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhất thiết phải có hệ thống thu gom và xử lí khí thải. Cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp Các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp tạo ra rất nhiều loại khí , phụ thuộc vào quá trình phân hủy và ổn định do các VSV. Quá trình phân hủy thay đổi phụ thuộc vào các VSV lien quan . Thông thường chúng được chia thành hai dạng : phân hủy hiếu khí và kỵ khí . Quá trình phân hủy được thể hiện bằng công thức : Phân hủy hiếu khí CxHyOzNt + ¼(4+ x – 2y – 3z)O2 à CO2 + ½(x – 3z)H2O + zNH3 Phân hủy kỵ khí CxHyOzNt + ¼(4+ x – 2y – 3z)O2 à CO2 + 1/8(4 –x - 2y + 3z)CO + zNH3 + 1/8(4 + x -2y -3z)CH4 Trong thực tế không thể giữ toàn bộ bãi rác trong diều kiện kị khí , đồng thời cũng không tránh được việc để chúng tồn tại trong điều kiện kị khí . Trong phân hũy các chất khí nhu methane , dioxicacbon, ammoniac , được giải phóng ra cùng với lượng nhỏ sulfua hydro, sunfua methyl, methyl mecaptan.. Hệ thống thu khí Khi một ô chất thải rắn được đổ đầy thì gas cũng bắt đầu phát sinh vì vậy hệ thống thu gom và xử lí khí cũng phải được xây dựng cùng lúc với các công việc đầu của bãi chôn lấp. Có hai loại hệ thống thoát khí cơ bản là hệ thống thoát khí bị động (đối với bãi chôn lấp nhỏ và vừa ) hoặc hệ thong thu gom khí chủ động (đối với bãi chôn lấp loại lớn , nhiều phế thải). hệ thống thu khí là các giếng khoan qua lớp rác thải phân bố điều trên toàn diện tích hố chôn lấp . Các giếng sẽ được nối vào ống gas chính ,ống gas chính này sẽ dẫn đến hệ thống xử lí. Xung quanh lỗ khoan thu hồi khí gas phải được nén kỹ bằng sét dẻo và xi măng. Chiều cao ống thoát khí phải cao hơn đỉnh lớp đất tối thiểu là 0.2m để khí thoát thẳng ngay trên bãi chôn lấp. Tính toán diện tích các hố chôn lấp Dựa vào dự báo mức gia tăng khối lượng rác của quận 2 từ 2009 – 2035 ta có thể tính được tổng khối lượng rác thu gom và đem đi chôn lấp của quận 2 là 1527750 tấn. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp Giả thuyết tính toán: Bãi chôn lấp được xây dựng kết hợp chìm – nổi Trước khi chôn lấp đã được xử lí sơ bộ, nhằm giảm thể tích rác được ép tới tỉ trọng 0.8m3/tấn; Chiều cao tổng thể của bể rác sao khi đóng cửa là 10m, với độ sâu chìm dưới đất là 5m và độ cao nổi là 5m; Các lớp rác dày tối đa là 60cm, sau khi đã được đầm nén kỹ; Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20cm; Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn; Hiệu suất sử dụng đất tại bãi chôn lắp là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục vụ cho giao thông, bờ bao, công trình xủ lý nước thải và chạmđiều hành, đất trồng cây xanh; Hiệu suất thu gom đạt 70% năm 2030. Căn cứ vào các giả thiết này ta có thẻ tính toán được diện tích cần thiết để chôn lắp rác như sau: Khối lượng rác thu gom được là: Mtg = M * k Trong đó: Mtg: Lượng rác thu gom được M : Lượng rác thải ra K : Hệ sồ thu gom, lấy k = 0,7 → Mtg = 1527750 * 0,7 = 1069425(tấn) Thể tích CTR cần để chiếm chổ là: Wtc = Mtg / b Trong đó: Wtc : Thể tich cần thiết để chứa CTR ở bãi rác b: Tỉ trọng CTR, chọn b = 0.8 → Wtc = 10694250,8= 1336781.25 m Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 10m), các lớp rác dày (dr = 60cm) và lớp phủ xen kẽ (dd = 20cm) Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho một bãi rác được tính: L = D/ dr + dd = 1000/(60 + 20) = 12,5 (lớp), chọn 12 (lớp) Độ cao hữu dụng để chứa rác: d1 = dr * L = 0,6 * 12 = 7,2(m) Chiều cao của các lớp đất phủ là: d2 = dd * L = 0,2 * 12 = 2,4(m) Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lắp hết lượng rác tính toán là: Stc = Wtc/d1 = 1336781.25 / 7.2 = 185664.0625(m2) = 18.6 (ha) Nếu chọn diện tích đất sử dụng cho các công trình phụ trợ là 25% thì tổng diện tích bãi chôn lắp sẽ là 23.25 ha. Tính toán diện tích các hố chôn lấp Tổng lượng CTR đưa vào bãi chôn lấp từ năm 2009 – 2030 là tấn 1069425 tấn và thời gian sử dụng cho bãi chôn lấp là 26 năm. Diện tích sử dụng để chôn lấp là 23.25 ha, sẽ xây dựng được 12 hố chôn với diện tích bằng nhau. Các hố chôn sẽ được luân phiên sử dụng thep thứ tự từ 1 đến 12, hố này đầy sẽ lấp lại và sử dụng hố tiếp theo. → Khối lượng CTR cho 1 hố chôn (đơn nguyên) là: x=-b±b2-4ac2a Vậy: Chiều dài mặt hố là: 210 Chiều rổng mặt hố: 70m Chiều dài đáy hố: 120m Chiều rộng đáy hố: 60m Chiều cao hố; 10m Đối với rác vô cơ: Rác vô cơ gồm rất nhiều loại như giấy, carton, nilon và nhựa, vải, gỗ, cao su, thủy tinh, đồ hộp… Khí đưa về nhà máy phân loại ra, đồi với nilon và nhựa thì tái chế làm bao chứa phân bón, phôi nhựa tấn cốt pha…(giống nhà máy nam thành ở ninh thuận), còn các lọai khác thì đốt. PHẦN BA: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN 2 Mục tiêu đến năm 2035 Ngăn chặn ngay tình trạng xả rác bừa bãi và cải thiện một bước cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố. Tạo sự chuyển biến tích cực làm động lực phát triển cho giai đoạn về sau trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Thực hiện xong việc lập quy hoạch quản lý và xử lý rác đô thị: đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh, hình thành các khu xử lý rác ở các hướng của thành phố, lien hệ với các địa phương xung quanh cùng hợp tác giải quyết rác thải, tùy điều kiện cụ thể lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp hoặc chôn lắp hợp vệ sinh hoặc chế biến thành phân bón hoặc xử lý thành năng lượng hoặc kết hợp các công nghệ (ứng dụng công nghệ xử lý rác mới). Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động đầy đủ cho ngành vệ sinh. Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của ngành vệ sinh, thực hiện từng bước việc xã hội hóa công tác đầu tư và dịch vụ trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tồn trữ và xử lý rác thải. Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rác thải, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Đảm bảo chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tiến hành tái sử dụng, tái chế phế liệu thu hồi từ rác, giảm thiểu lượng rác tối đa đưa đến các khu xử lý rác. Thu gom, vận chuyển và xử lý được 100% tổng lượng rác thải sinh hoạt Thu gom xử lý triệt để rác y tế bằng công nghệ đốt tiên tiến, xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ tiên tiến thích hợp. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị bảo đảm đồng bộ về luật pháp, về đầu tư phát triển, về tổ chức bộ máy điều hành, về chính sách tạo nguồn tài chính. Tập trung đầu tư một số thiết bị và cải tiến qui trình kỹ thuật thu gom rác để khắc phục hiện trạng ô nhiễm cục bộ như hiện nay. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng. Thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường. Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân. Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý chất rắn sinh hoạt tại quận đạt hiệu quả. Đề xuất biện pháp quản lý: Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại quận 2 Biện pháp hoàn thiện công tác thu gom Cần phải tăng cường, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị … để phục vụ tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số tù nay đến năm 2035. Cần cải tiến phương tiện thu gom theo hướng cơ giới hóa, sử dụng đồng bộ thùng 660L để thu gom rác kể cả công nhân vệ sinh của công ty hay vệ sinh dân lập. Ngày nay nhiều tuyến đường được mở ra nên với số lượng công nhân hiện nay là không đủ cần phải tăng cường số lượng công nhân nhằm đảm bảo cho việc thu gom rác dược thu gom tốt. Việc thu gom rác là một công việc nặng và độc hại cần phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và có một chính sách hợp lý cho công nhân trong việc bảo vệ sức khỏe trong lao động. Biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển Phải thường xuyên thay bảo trì và thay đổi công nghệ vận chuyển cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nhằm giảm bớt các công đoạn không cần thiết. Đội vận chuyển cần tới những diểm hẹn thu gom rác đúng giờ nhằm đảm bảo cho công tác vận chuyển đúng giờ để tránh tình trạng thùng thu gom rác 660L đứng đợi trên đường gây ách tắc giao thông và làm mất mỹ quan đô thị. Đối với các tuyến đường dài (>5 km) thì tập trung từ 3 điểm hẹn trở lên để thu gom, đối với tuyến đường ngắn (<5 km) thì chỉ cần 2 điểm hẹn để thu gom. Đối với trạm trung chuyển: + Bố trí ở các tuyến đường rộng hơn để tránh gây ùn tắc giao thong. + Qui hoạch xây dựng trạm trung chuyển mới ở cách xa khu dân cư. + Xây dựng trạm phải đồng bộ. Biện pháp hoàn thiện công tác trung chuyển Phun xịt thường xuyên và có phương pháp giám sát việc phun xịt các chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng. Điều chỉnh lại thường gian vận chuyển rác từ trạm trung chuyển đi bãi chôn lấp để tránh kẹt xe ngay cửa trạm trung chuyển. Đề xuất công nghệ để xử lý, tái chế Tái chế nhựa Với khả năng thay thế các sản phẩm từ giấy và kim loại cao các sản phẩm như ngày nay được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Sản phẩm nhựa đa dạng về hình dáng, nhẹ dễ vận chuyển có thể chứa đựng nhiều dạng vật chất. Ngoài ra, thành phần nilon cũng chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần chất thải rắn. Như vậy, thu hồi và tái chế nhựa, nilon sẽ giảm đáng kể thể tích của ô chôn lấp chất thải rắn. Sản phẩm sau tái chế là các bao tải nilon cung cấp cho nhà máy làm phân compost để chứa sản phẩm cung cấp ra thị trường, ngoài ra còn tạo ra các sản phẩm khác như bao bì nilon, tấm trải bằng nhựa, thùng, thau, rổ, hộp, … Sau khi phân loại, phế liệu được đem rửa hay giặt lại tùy theo độ nhiễm bẩn của nguyên liệu. Nước được dùng là nước giếng, nước sau khi sử dụng thải bỏ vào đường nước sinh hoạt không tuần hoàn tái sinh lại. Sau đó, đem phơi khô và xay bằng máy nghiền. Sau khi xay được đem sấy khô để tránh hiện tượng còn nước cản trở quá trình kết dính trong quá trình nấu sợi sau cùng. Sợi nhựa tạo ra từ công đoạn 1 được cắt nhỏ bằng máy nghiền với kích thước bằng hạt lựu. Sau đó, hạt nhựa được đem pha hóa chất. Quá trình pha hóa chất như sau: 1 thùng hạt khi hạt nhựa được sấy khô đến nhiệt độ khoảng 60 – 70oC thì được đem vào máng chứa của thiết bị tạo ống. Dưới sức nóng và tốc độ quay và ép của máy thì hạt nhựa được nấu chảy ra ở dạng sệt. Sau đó được đẩy ra ngoài qua một ống có thổi khí gọi là ống thổi tạo ống. Tùy theo yêu cầu sản xuất của khách hàng mà người quản lý sẽ điều chỉnh lại miệng ống thổi khí, như thế có thể tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ cùng một máy. Để giảm nhiệt độ và để định hình sản phẩm người ta cho sản phẩm mới tạo ra qua một máng chứa nước lạnh. Nguồn nước được lấy từ nước giếng và máng có đường tuần hoàn nước xuống hầm chứa nước dưới sàn nhà. Sản phẩm được chạy qua máy tính tạo chữ, tạo hoa văn cho sản phẩm hay máy keo dán nhãn hiệu sản phẩm. Tái chế thủy tinh Đối với thủy tinh dạng chai sau khi cân nhập kho được đem rửa sơ đối với những chai rất dơ bẩn. Những chai dơ ít không cần rửa vì nhiệt độ cao những chất này sẽ bị đốt cháy thành khói nên không gây ảnh hưởng. Sau đó, chai thủy tinh được công nhân đập nhỏ với kích thước khoảng 5 cm2 hay thấp hơn bằng một ống sắt nhỏ. Thủy tinh được bỏ vào lò nấu bằng màng xúc và nấu chảy bằng dầu DO ở dạng phun sương (lượng dầu dùng trên 2000 l/ngày) bởi một béc dầu với nhiệt độ lò lên tới 1200oC. Thủy tinh sau khi nóng chảy được chứa tại bụng lò. Tại đây, thủy tinh đạt chất lượng, sạch sẽ lắng xuống dưới còn những thanh phần dơ hay thủy tinh kém chất lượng sẽ nổi lên bề mặt ở dạng bọt hay xỉ thủy tinh. Với nhiệt độ cao và được đốt nóng liên tục nên thành phần bọt và xỉ ở phía trên theo thời gian sẽ chuyển thành khí bay hơi hoặc sẽ được lấy ra vào thời gian bảo trì máy móc nhà xưởng. Thủy tinh nóng chảy được vớt ra từ miệng nồi nhờ vào cây nick có đầu cầu làm bằng đất. Khối tích của quả cầu làm tương đương với khối tích của sản phẩm tạo thành. Sau đó, được người thợ định khối lượng dùng kéo cắt theo một vạch mức định sẵn trong khuôn và bơm hơi phẩm được chuyển qua công đoạn tạo hình. Tại đây người công nhân tiếp tục bơm khí từ trên xuống với một áp lực cao để tạo độ rỗng trong lồng sản phẩm. Lò hấp dùng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt DO ở dạng phun sương, nhiệt độ đầu vào của lò là 800oC. Tùy theo mặt hàng sản xuất lớn hay nhỏ mà thời gian làm đầy một khay trong lò hấp nhiệt là nhanh hay chậm. Trung bình thời gian lưu trong lò hấp nhiệt là 30 phút, sau đó sản phẩm được kéo ra khỏi lò bằng ròng rọc ở cuối lò hấp lúc này nhiệt độ sản phẩm còn 50 – 60oC. Sau khi ra khỏi lò hấp, sản phẩm được chuyển sang giỏ cần xé bằng sắt để hạ nhiệt độ tự nhiên, sau đó được vận chuyển qua lưu kho. Sản xuất phân compost Sản xuất compost là phương pháp tái sinh chất thải thực phẩm được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quá trình sản xuất phân compost chính là sự khoáng hóa và phân hủy sinh học các thành phần thực phẩm có trong chất thải thành dạng humus bền vững trong điều kiện thích hợp quá trình làm compost sẽ được áp dụng cho loại rác thực phẩm đã được phân loại tại nguồn (từ rác thực phẩm phát sinh từ các hộ gia đình, từ chợ, và cả rác đường phố - sau khi đã được phân loại tách thành phần rác thực phẩm và phần còn lại ra từ trạm phân loại tập trung). Nhà máy sản xuất phân compost sẽ được xây dựng trong Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn. Công nghệ ủ hiếu khí ( làm phân compost)dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxy. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, nhiệt và compost, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất, sạch đối với môi trường. Là phương pháp truyền thống đơn giản nhất. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Việc chon lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày, phun thuốc diệt ruồi và rắc vôi bột … Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của bãi rác sẽ được giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chon lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống thấm bằng màng địa chất. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi lại một phần vốn đầu tư cho bãi chon lấp. Ưu điểm: Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp nhiều loại rác thải Chi phí cho bãi chon lấp thấp Nhược điểm: Chiếm diện tích đất tương đối lớn Không được sự đồng tình của khu dân cư xung quanh Tìm kiếm xây dựng bãi mới là việc làm rất khó khăn Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khí, cháy nổ Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost Khu tiếp nhận rác Phân loại băng chuyền bằng tay Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn Khu vực phối trộn vật liệu Hệt thống hầm ủ Khu vực ủ chính và ổn định mùn compost Hệ thống tách kim loại Toàn bộ hệ thống sản xuất compost chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu Giai đoạn lên men chất thải rắn hữu cơ Giai đoạn ủ chin và ổn định mùn compost Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm phân compost PHẦN IV: TÍNH TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TP HCM. Hiện nay trên địa bàn TP đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt : hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. Hệ thống công lập thu gom rác sinh hoạt cho khoãng 30% số hộ dân trên địa bàn, còn khoãng 70% là do hệ thống dân lập thu gom. Ở Quận 2 : Số lao động thu gom thủ công với mức lương khoãng 1.8 triệu đồng/ tháng Công lập là 30 người và dân lâp là 50 người, (năm 2006). Tổng tiền lương nhân công là : 80 x 1.8 = 144 triệu đồng/người. tháng Phương tiện thu gom: Xe chở ép rác 7 tấn ≈ 650 triệu/ xe * 6 = 3.9 tỉ đồng Xe chở ép rác 12 tấn ≈ 900 triệu /xe * 5 = 4.5 tỉ đồng Xe đẩy tay, thùng 660 L ≈ 560 000đ/xe * 310 ≈ 174 triệu đồng. Nhiên liệu cho việc trung chuyển và vận chuyển ≈ 30 triệu/ tháng. Tổng chi phí đầu tư ban đầu: N = 144 tr + 174 tr + 30 tr + 3.9 tỉ + 4.5 tỉ = 8.748 ( tỉ đồng/tháng đầu ) (Tám tỉ bảy trăm bốn mươi tám triệu vnđ) Trong đó: Xe đẩy 660L sử dụng 3 năm thì phải thay thế cái mới. Xe chở ép rác tùy loại có thể sử dụng trong thời gian khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdoko.vnThietkehethongquanlichat.docx
Tài liệu liên quan