Đề tài Thiết kế mạng lưới cấp nước cho thị Trấn Ngãi Giao – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà rịa vũng tàu

MỤC LỤC GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO THỊ TRẤN NGÃI GIAO 1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài 6 2. Mục đích thiết kế 6 3. Đối tượng nghiên cứu 7 4. Phạm vi thiết kế 7 5. Nội dung nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN NGÃI GIAO - HUYỆN CHÂU ĐỨC - TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 1.1. Điều kiện tự nhiên 8 1.1.1. Vị trí địa lý 8 1.1.2. Địa hình 8 1.1.3. Khí Hậu 9 1.1.4. Nhiệt Độ 9 1.1.5. Độ Ẩm 9 1.1.6. Hướng gió 9 1.1.7. Cấu tạo đất 10 1.1.8. Đặc điểm nguồn nước 10 1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 10 1.2.1. Ý nghĩa của đô thị 10 1.2.2. Văn hoá, xã hội 11 1.2.3. Các hoạt động kinh tế 11 1.2.4. Về hạ tầng kỹ thuật CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 2.1. Thống kê số liệu ban đầu 13 2.2. Tính toán lưu lượng 13 2.2.1. Lưu lượng sinh hoạt của khu dân cư 13 2.2.2. Lưu lượng sinh hoạt tiêu thụ trung bình được xác định theo công thức 15 2.2. 3. Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước lớn nhất 15 2.2.4. Lưu lượng nước sinh hoạt trong giờ dùng nước lớn nhất 15 2.2.5. Lưu lượng phục vụ trung tâm Y Tế 16 2.2.6. Lưu lượng nước phục vụ cho trường học 17 2.2.7. Lưu lượng nước phục vụ cho Mầm Non 17 2.2.8. Lưu lượng phục vụ tưới công cộng 18 2.2.9. Lưu lượng nước cấp cho dịch vụ 19 2.2.10. Lưu lượng tính toán lớn nhất 19 2.2.11. Lưu lượng nước thất thoát 19 2.2.12. Tổng Lưu lượng dùng nước khu dân cư ( QB cấp II ) 19 2.2.13. Lưu lượng bản thân trạm xử lý 19 2.2.14. công suất trạm xử lý nước là 19 2.3. Bảng thống kê lưu lượng trong 24 giờ 19 2.4. Trạm bơm cấp II 21 2.4.1. Chức năng của trạm bơm cấp II 21 2.4.2. Chế độ làm việc trạm bơm cấp II 21 2.5. Xác định dung tích của đài nước 22 2.5.1. Các phương án xây dựng đài 22 2.5.2. Ta có thể đưa ra 3 phương án 22 2.5.3. Những ưu và nhược điểm của từng phương án 22 2.5.4. Dựa vào các ưu nhược điểm của các phương án trên và dựa vào địa hình của khu dân cư ta chọn 24 2.5.5. Những yêu cầu cơ bản về trang thiết bị cho đài nước 24 2.5.6. Dung tích của đài nước xác định bằng công thức 25 2.6. Tính dung tích của bể chứa 27 2.6.1. Chức năng của bể chứa nước sạch 27 2.6.2. Thiết bị cho bể chứa nước ngầm 27 2.6.3. Tính toán điều hòa của bể chứa 27 2.6.4. Công thức xác định dung tích bể chứa 28 2.6.5. Xác định kích thước của bể chứa 30 2.7. Phân tích nhiệm vụ mạng lưới 30 2.8. Vạch tuyến mạng lưới cấp nước 31 2.9. Tính toán lưu lượng cấp vào mạng lưới 32 2.9.1. Lưu lượng lớn nhất giờ cấp vào mạng lưới 32 2.9.2. Xác định lưu lượng dọc đường 33 2.9.3. Xác định Lưu lượng đơn vị dọc đường 35 2.9.4. xác định lưu lượng dọc đường của từng đoạn ống 35 2.9.5. xác định chiều dài tính toán 35 2.9.6. Lưu lượng tại các nút 38 2.10. tính toán thủy lực chạy epanet 41 2.10.1. Phân bố sơ bộ lưu lượng trong mạng lưới 41 2.10.2. Làm Việc Trên Epanet 42 2.11. Kết quả toán khi chạy xong phần mềm epanet 50 2.11.1. Tính toán kết quả giờ dùng nước lớn nhất khi không có cháy 50 2.11.2 Tính toán thủy lực cho giờ dùng nước lớn nhất có cháy 58 2.12. Thuyết minh trạm bơm tăng áp CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 3.1. Tính toán khối lượng đào lấp 68 3.1.1. Công thức tính toán 68 3.1.2. Tính toán một số đọan ống điển hình 70 3.2. Thuyết minh trắc dọc 74 3.3 Khái toán kinh phí xây dựng mạng lưới cấp nước 75 3.2.1. Tính toán kinh phí đào đắp đắp đất 75 3.2.2. Tính toán chi phí san lấp 76 3.2.3. Tính toán chi phí xây dựng đường ống 77 3.2.4. Tính toán chi phí xây dựng đài nước 77 3.2.5. Tính tóan chi phí xây dựng bể chứa 78 3.2.6. Tính toán chi phí xây dựng trạm bơm cấp II CHƯƠNG 4: CÁC THIẾT BỊ TRÊN MẠNG LƯỚI, KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 4.1. Các thiết bị trên mạng lưới 80 4.1.1. Van 2 chiều 80 4.1.2. Van xả khí 80 4.1.3. Van xả cặn 80 4.1.4. Thiết bị lấy nước 81 4.1.5. Thiết bị đo lưu lượng ( đồng hồ đo nước) 82 4.1.6. Giếng thăm, gối tựa 82 4.2. Kĩ thuật thi công đường ống 82 4.2.1. Địa điểm và độ sâu chôn ống 82 4.2.2. Cắm tuyến 83 4.2.3. Đào hào 83 4.2.4. Lắp ống 83 4.2.5. Thử nghiệm áp lực tuyến ống 87 4.2.6. Công tác hoàn thiện 90 4.3. Quảng lý mạng lưới cấp nước 91 4.3.1. Quảng lý kĩ thuật mạng lưới 91 4.3.2. Nội dung cơ bản của việc quảng lý mạng lưới 93 4.3.3. Tẩy rửa khử trùng đường ống cấp nước 99 4.3.4. Quản lý bể chứa và đài nước CHƯƠNG 5: AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 5.1. Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường 101 5.2. Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ 101 5.3. Đảm bảo an toàn giao thông 102 5.3.1.Biển báo 102 5.3.2. An toàn giao thông đường bộ 102 5.3.3. Đảm bảo an toàn người lưu thông và các hộ dân 102 5.4. Đảm bảo an toàn lao động 103 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 104 Kết luận 104 Kiến nghị 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO THỊ TRẤN NGÃI GIAO 1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài Trong thời đại ngày nay với sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh chóng, thì nhu cầu về cấp nước ngày càng trở nên bức thiết cho mọi người, đồng thời cũng kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước gây bao tai họa, dịch bệnh chết người, phá hủy môi trường sinh thái và ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế. Vì vậy, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cấp bách cho mọi người, mỗi nước trên thế giới. Để khắc phục tình trạng trên ta nên bố trí hệ thống cấp nước hợp lý và giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước và môi trường do chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây ra. Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác động của năng lượng mặt trời và sự góp phần của nước và không khí. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm những phản ứng lý, hóa học diển ra có sự tham gia của nước. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại có quy mô nhưng không có nước khác nào cơ thể không có máu. Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất và phục vụ các ngành công nghiệp khác. Nước đóng vai trò quan trọng nhưng tình hình cấp nước hiện nay của các tỉnh ở nước ta chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân sống trong khu vực.” Thiết kế mạng lưới cấp nước cho thị Trấn Ngãi Giao – Huyện Châu Đức – Tỉnh BR-VT” cũng chính là đề tài tốt nghiệp của em. 2. Mục đích thiết kế Hiện trạng thiếu nước sạch ở huyện em là rất quan tâm chủ yếu họ dùng nước giếng đào hoặc giếng nước khoang nên độ phèn của nước giếng rất là cao. Nên mục tiêu của em thiết kế bước đầu nhằm cung cấp nước sạch cho từng hộ dân đủ chất lượng cũng như đủ số lượng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. 3. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá tình trạng cấp nước sạch của người dân nơi đây như thế nào, sau đó ta đưa ra các giải pháp quy hoạch mạng lưới cấp nước cho phù hợp. 4. Phạm vi thiết kế Bước đầu quy hoạch của huyện trung tâm thị trấn Ngãi Giao nên thiết kế mạng lưới cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao – Huyện Châu Đức – Tỉnh BR-VT. 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Tìm hiểu tổng quan về hệ thống cấp nước sạch tại thị trấn Ngãi Giao. Nội dung 2: Tìm hiểu tổng quan về sử dụng nước sạch tại thị trấn Ngãi Giao. Nội dung 2: Tìm hiểu tổng quan về việc quy hoạch tại thị trấn Ngãi Giao. Nội dung 3: Tìm hiểu nghiên cứu kỹ các phương án thiết kế mạng cấp nước. Nội dung 4: Nghiên cứu quá trình thiết kế và khảo sát đánh giá các thông số liên quan trong quá trình thiết kế. Nội dung 5: Nghiên cứu kết quả thiết kế. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trang quy hoạch và tình trạng cấp nước nơi đây. 6.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu Từ những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý viếc báo cáo . 6.3. Phương pháp khảo sát điều tra Khảo sát điều tra số liệu và tình trạng thiết kế. 6.4. Phương pháp phân tích Phân tích thành phần tính chất của nước cấp, phân tích số liệu và tình trạng thiết kế. 6.5. Phương pháp tham khảo và trao đổi ý kiến với chuyên gia Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, cần thường xuyên tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn của chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này.

doc105 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế mạng lưới cấp nước cho thị Trấn Ngãi Giao – Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà rịa vũng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống có đường kính D < 300 thì độ sâu đặt ống là h ≥ 0.5m. Đối với ống có đường kính D ≥ 300 thì độ sâu đặt ống là h ≥ 0.7m. Tùy thuộc vào tải trọng tác động lên ống và nền đất tốt hay xấu mà ta chọn độ sâu chôn ống khác nhau. Khi ống cấp nước đặt ở nơi không có xe cộ qua lại thì độ sâu đặt ống có thể giảm đi một chút nhưng không nhỏ hơn 0.3m. Chiều sâu phui đào đuợc xác định theo công thức sau H = h + D +0.1 Trong đó h: Là độ sâu đặt ống tính từ mặt đất xuống đỉnh ống(m) D: Là đừờng kính của ống cấp nứớc(mm) 0.1: là bề dày lớp cát đệm ống (m). Thể tích đất đào được xác định theo công thức sau VĐÀO = Trong đó B, b: Là chiều rộng hố đào trên và dưới (m) B = b + 2c (m) , c = b = D + 2a Với a là độ mở rộng mỗi bên hố đào, a = 100 – 300mm. Ta chọn a = 200mm H1 , H2: Là chiều sâu đặt ống tại điểm đầu và điểm cuối (m) L: Là chiều dài đoạn ống (m). Thể tích phần đất bị ống chiếm chỗ VVC = F x L = (m3 ) Trong đó: F là diện tích phần ống F = (m2) Thể tích cát sử dụng để lấp xuống được xác định như sau Vcát = Trong đó: 0.1 là chiều cao lớp cát đệm lấp xuống là chiều cao lớp cát lấp trên đỉnh ống D/1000 là đường kính ống Thể tích phần đất sử dụng lấp xuống được xác định theo công thức VĐẮP = VĐÀO - VVC - Vcát (m3) Trong đó: VĐẮP là thể tích được sử dụng lấp xuống (m3 ) 3.1.2. Tính toán một số đọan ống điển hình Đọan 1_23 Ta có: L =328m, D =350 mm. Chiều sâu phui đào ống tại nút 1 là Ta chọn độ sâu chôn cống tại nút 1 là H1= 1.1 m Để tránh sự chôn cống sâu ta chôn cống theo địa hình ta chọn độ sâu cống đầu mạng lưới H1 = 1.1m, từ đó ta tính chiều sâu chôn cống tiếp theo dựa vào độ sâu chôn cống ban đầu và đường kính. Vì trong mạng lưới cấp nước ta dùng bơm và đài nước để tạo ra áp lực đẩy nước tới hộ tiêu dùng. Nên ta chọn chôn cống theo địa hình khi địa hình cao ta đặt van xả khí, khi địa hình thấp ta đặt van xả cặn. Vậy chiều sâu phui đào tại nút 2 của đọan 1_2 là H2  = H1 = 1.1 (m). Chiều rộng hố đào dưới là b = D + 2a = 0.35 + (2x0.2) =0.75(m) Chiều rộng hố đào trên là B = b + 2c = Suy ra: B = Thể tích đào đất là VĐÀO = Thể tích cát dùng để đệm là Vcát = Thể tích đất bị ống chiếm chỗ là VVC = Thể tích đất sử dụng để đắp xuống là VĐẮP = 533.10 – 224.81 – 41.73 =266.55 (m3) Đọan 1_2 Ta có: L=328m, D =300mm. Vì ống nối theo phương pháp đồng tâm nên: Chiều sâu phui đào ống tại nút 1 của đọan 1_2 là H1 =1.1 – (350 – 300 )/(2x 1000) =1.075(m) Chiều sâu phui đào ống tại nút 1 của đọan 1_2 là H2 = Chiều rộng hố đào dưới là b = D + 2a = 0.3 + (2x0.2) =0.7(m) Chiều rộng hố đào trên là B = b + 2c = Suy ra: B = Thể tích đào đất là VĐÀO = Thể tích cát dùng để đệm là Vcát = Thể tích đất bị ống chiếm chỗ là VVC = Thể tích đất sử dụng để đắp xuống là VĐẮP = 373.17 – 150.39 – 23.17 =199.60 (m3) Bảng 3.1. Tương tự cho những đọan ống sau ta có bảng thống kê khối lượng đất đào đắp như sau ĐOẠN ỐNG CHIỀU DÀI L (m) ĐƯỜNG KÍNH D (mm) CHIỀU SÂU CHÔN ỐNG C CHIỀU RỘNG HỐ ĐÀO THỂ TÍCH ĐẤT ĐÀO THỂ TÍCH CÁT LẤP THỂ TÍCH VẬN CHUYỂN THỂ TÍCH ĐẤT ĐẮP ĐẦU (m) CUỐI (m) b (m) B (m) 1_2 328 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 373.17 150.39 23.17 199.60 1_23 434 350 1.100 1.100 0.37 0.75 1.48 533.10 224.81 41.73 266.55 2_3 22 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 25.03 10.09 1.55 13.39 2_21 425 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 341.86 101.85 3.34 236.67 3_4 378 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 364.85 130.51 11.87 222.47 3_7 322 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 310.80 111.18 10.11 189.51 7_8 29 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 27.99 10.01 0.91 17.07 7_9 366 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 294.40 87.71 2.87 203.82 8_10 366 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 294.40 87.71 2.87 203.82 8_18 97 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 93.63 33.49 3.05 57.09 4_5 30 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 28.96 10.36 0.94 17.66 4_16 431 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 346.69 103.29 3.38 240.01 5_6 316 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 279.13 92.12 5.58 181.44 5_13 450 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 397.50 131.18 7.95 258.38 6_11 464 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 373.23 111.20 3.64 258.39 11_38 258 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 207.53 61.83 2.03 143.67 11_14 354 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 284.75 84.84 2.78 197.13 13_14 11 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 9.72 3.21 0.19 6.32 13_12 335 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 269.47 80.28 2.63 186.55 14_15 30 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 26.50 8.75 0.53 17.23 14_36 242 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 213.77 70.54 4.27 138.95 15_35 227 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 182.59 54.40 1.78 126.41 15_19 388 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 342.73 113.10 6.85 222.78 18_19 11 200 1.000 1.000 0.33 0.60 1.27 10.27 3.76 0.35 6.16 17_18 374 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 300.84 89.63 2.94 208.27 19_31 205 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 197.87 70.78 6.44 120.65 19_20 22 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 21.23 7.60 0.69 12.95 20_24 353 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 340.72 121.88 11.08 207.76 20_30 190 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 152.83 45.53 1.49 105.81 23_24 11 350 1.100 1.100 0.37 0.75 1.48 13.51 5.70 1.06 6.76 23_22 340 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 273.49 81.48 2.67 189.34 24_25 207 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 235.51 94.91 14.62 125.97 25_26 21 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 23.89 9.63 1.48 12.78 26_53 397 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 451.67 182.03 28.05 241.59 25_29 325 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 261.42 77.89 2.55 180.98 26_27 344 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 332.03 118.77 10.80 202.46 27_28 22 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 21.23 7.60 0.69 12.95 27_50 455 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 365.99 109.04 3.57 253.38 28_31 21 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 20.27 7.25 0.66 12.36 31_32 390 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 313.71 93.46 3.06 217.18 28_33 409 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 361.28 119.23 7.22 234.83 28_46 477 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 460.40 164.69 14.98 280.73 33_34 30 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 26.50 8.75 0.53 17.23 33_44 459 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 369.21 110.00 3.60 255.61 34_36 21 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 18.55 6.12 0.37 12.06 36_37 356 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 286.36 85.32 2.79 198.25 34_43 478 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 422.23 139.34 8.44 274.45 34_38 375 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 331.25 109.31 6.62 215.31 38_40 617 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 496.30 147.86 4.84 343.59 40_41 453 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 364.38 108.56 3.56 252.26 40_73 404 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 324.97 96.82 3.17 224.98 41_43 35 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 30.92 10.20 0.62 20.10 43_39 432 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 347.49 103.53 3.39 240.57 41_42 30 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 26.50 8.75 0.53 17.23 41_71 436 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 385.13 127.10 7.70 250.34 42_70 421 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 338.64 100.89 3.30 234.44 42_47 444 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 392.20 129.43 7.84 254.93 47_46 35 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 33.78 12.08 1.10 20.60 45_46 431 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 346.69 103.29 3.38 240.01 47_48 22 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 19.43 6.41 0.39 12.63 47_66 442 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 390.43 128.84 7.81 253.78 48_65 426 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 342.66 102.09 3.34 237.23 48_51 397 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 350.68 115.73 7.01 227.94 51_52 11 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 10.62 3.80 0.35 6.47 51_61 446 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 393.97 130.01 7.88 256.08 52_60 432 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 347.49 103.53 3.39 240.57 52_54 313 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 302.11 108.07 9.83 184.21 53_54 36 300 1.075 1.075 0.36 0.70 1.42 40.96 16.51 2.54 21.91 53_49 686 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 551.80 164.40 5.39 382.02 54_55 645 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 622.56 222.70 20.25 379.61 55_56 21 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 20.27 7.25 0.66 12.36 56_81 381 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 336.55 111.06 6.73 218.76 55_57 236 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 189.83 56.56 1.85 131.42 56_58 244 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 215.53 71.13 4.31 140.10 58_59 11 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 9.72 3.21 0.19 6.32 58_80 358 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 287.97 85.79 2.81 199.36 59_79 377 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 303.25 90.35 2.96 209.94 59_61 21 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 18.55 6.12 0.37 12.06 61_62 393 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 316.12 94.18 3.09 218.85 59_63 406 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 358.63 118.35 7.17 233.11 63_64 22 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 19.43 6.41 0.39 12.63 63_78 357 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 287.16 85.56 2.80 198.80 64_77 375 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 331.25 109.31 6.62 215.31 64_66 21 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 18.55 6.12 0.37 12.06 66_67 437 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 351.51 104.73 3.43 243.35 64_68 448 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 395.73 130.59 7.91 257.23 68_76 356 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 286.36 85.32 2.79 198.25 68_69 30 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 24.13 7.19 0.24 16.71 69_75 374 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 300.84 89.63 2.94 208.27 69_71 21 150 1.000 1.000 0.33 0.55 1.22 18.55 6.12 0.37 12.06 71_72 416 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 334.62 99.69 3.27 231.66 69_73 434 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 349.10 104.01 3.41 241.68 73_74 370 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 297.62 88.67 2.90 206.04 74_75 420 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 337.84 100.65 3.30 233.89 75_77 482 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 387.71 115.51 3.78 268.41 77_79 433 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 348.29 103.77 3.40 241.13 79_81 255 100 0.975 0.975 0.33 0.50 1.15 205.12 61.11 2.00 142.00 74_dai 40 200 1.025 1.025 0.34 0.60 1.28 38.61 13.81 1.26 23.54 24082.6 7755.3 469.8 15857.5 3.2. Thuyết minh trắc dọc Vì ta chôn ống theo địa hình, nên khi trắc dọc độ dốc để đặt van xả cặn và van xả khí tùy thuộc vào địa hình, nơi nào có độ dốc cao ta đặt van xả khí nơi nào nơi nào địa hình thấp ta đặt van xả cặn. Trắc dọc tuyến điển hình: 1- 2f – 2e – 2d Cao độ tại cọc 1 ( 4.23 m), cọc 2f ( 4.11 m), cọc 2e ( 3.96 m), cọc 2d ( 4.23 m) Độ dốc: i = h / L Trong đó: h là độ chênh lệch cao độ L Chiều dài từ cọc này đến cọc kia Chiều dài đoạn 1- 2f là 50m, chiều dài đoạn 2f – 2e là 50m chiều dài đoạn 2e – 2d là 50m. Độ chênh lệch cao độ từ cọc 1- 2f , h1 = 4.23 - 4.11 = 0.12 m 2f – 2e, h1 = 4.11 – 3.96 = 0.15 m 2e– 2d, h1 = 3.96 – 4.23 = -0.27 m Độ dốc: i = h / L = 0.12 / 50 = 0.0024 Độ dốc: i = h / L = 0.15 / 50 = 0.003 Độ dốc: i = h / L = -0.27 / 50 = -0.0054 Chi tiết trắc dọc được thể hiện trong bảng vẽ. 3.3 Khái toán kinh phí xây dựng mạng lưới cấp nước 3.2.1. Tính toán kinh phí đào đắp đắp đất Theo bảng thống kê ta có tổng khối lượng đào đất 24082.6 (m3) Ta chọn phương án đào bằng máy sau đó cho công nhân vát lại Giá thành máy đào lấy theo “Đơn Giá Xây Dựng Công Trình – thành phố Hố Chí Minh ” Chọn máy đào gàu bánh xích với dung tích gàu 0,5 m3 Giá đào 856.619 VNĐ/ca Năng suất máy đào được trong 1 ca : Q = 415 (m3/ca). Số ca máy đào cần thiết là: N = VĐ / Q = 24082.6 / 415 = 58 (Ca) Khối lượng thực tế máy đào được là: 58 x 415 = 24070(m3) à Chi phí đào bằng máy là: G1 = 58 x 856.619 = 49,683,902(VND) Khối lượng nhân công đào là: 24082.6 – 24070 = 12.6(m3) Định mức đào của công nhân là 1,3m3/công, với giá 40.000 đồng/công à Chi phí nhân công đào là: G2 = (12.6/1,3)x40.000 = 387,692 (VND) à Tổng số tiền cần thiết cho công tác đào đất là = 49,683,902 + 387,692 =50,071,594(VND) 3.2.2. Tính toán chi phí san lấp Khối lượng san lấp bao gồm Khối lượng cát lót đáy ống dày 10cm. Và khối lượng cát lấp xung quanh ống Khối lượng đất lấp ngược với hệ số đầm nén k = 0.85 Theo bảng tính toán khối lượng đất đào đắp ta có Tổng thể tích cát lắp là: ∑Vcat =7755.3 (m3) Tổng thể tích đất để đắp vào là: ∑Vđắp =15857.5 (m3) Chi phí lấp đất bao gồm chi phí máy ủi, chi phí máy đầm Chi phí máy ủi: Ta chọn loại máy ủi £ 110CV, đơn giá 902.129 đồng/ca Định mức máy ủi 0,045ca/100m3 Số ca máy ủi: N = (15857.5 x 0,045)/100 = 7.14 (ca) Chi phí máy ủi là: G3 = 7.14 x 902.129 = 6,441,201(VND) Chi phí máy đầm: chọn loại máy đầm cóc, đơn giá 62.904 đồng/ca Định mức máy đầm 0,04ca/100m3 Số ca máy đầm: N = (15857.5 x 0,04)/100 = 6.35 (Ca) Chi phí máy đầm là: G4 = 6.35 x 62.904 = 399,440(VND) Chi phí cát lấp Cát được vận chuyển đến công trình bằng xe tải. Giá 46.000 đồng /m3. G5 =Vcát x 46,000 = 7755.3 x 46,000 = 356,743,800 (VND) Tổng số tiền cần thiết cho công tác san lấp là Gsanlấp = G3 + G4 + G5 = 6,441,201 + 399,440+ 356,743,800 = 363,584,441 (VND) Chi phí vận chuyển Tổng khối lượng đất phải vận chuyển theo bảng thống kê là: 469.8 (m3) Đất dư được vận chuyển đi nơi khác bằng xe tải. Giá 594.630 đồng/ca Định mức 0,6 ca/100m3 Số ca máy vận chuyển: N = (469.8 x 0,6)/100 = 2.82(ca) Số tiền cần cho công tác vận chuyển đất đi đổ là GVC = N x 594.630 = 2.82 x 594.630 = 1,676,856 (VND) Tổng chi phí cho công tác đào, san lấp, vận chuyển đất là G = Gđào + Gsanlấp+ GVC = 50,071,594 + 363,584,441 + 1,676,856 = 415,332,891 (VND) 3.2.3. Tính toán chi phí xây dựng đường ống Đơn giá vật tư đường ống cho các loại ống nhựa uPVC (lấy theo tiêu chuẩn AS1477:1996CLOP dùng nối với ống gang của Công ty cổ phần nhựa Bình Minh), và ống gang EU của Công Ty Đại Việt như sau. Bảng 3.2. Bảng thống kê chi phí giá thành đường ống STT Đường kính Loại ống Chiều dài Đơn giá Thành tiền (mm) (m) ( VNĐ/m) (VNĐ) 1 100 Nhựa uPVC 16145 110.600 1785637.000 2 150 Nhưạ uPVC 6952 233.600 1623987.200 3 200 Gang 3436 429.000 1474044.000 5 300 Gang 1011 839.000 848229.000 6 350 Gang 445 1092.000 485940.000 Tổng cộng 6217837.200 Chi phí phụ tùng và nhân công lắp đặt lấy bằng 30% tổng chi phí đường ống Khi đó chi phí phụ tùng đường ống là. 6,217,837,200 x 30% = 1,865,351,160 (VNĐ) Vậy giá thành xây dựng đường ống là. à G0 = 6,217,837,200 + 1,865,351,160 = 8,083,188,360 (VNĐ) 3.2.4. Tính toán chi phí xây dựng đài nước Chi phí xây dựng đài nước được xác định theo công thức GĐài = gxd x Wđ Trong đó Wđ: là dung tích đài, Wđ = 330.6 m3 gxd: Đơn giá xây dựng đài nước tính cho 1m3 nước - tham khảo giá xây dựng của Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Cấp Nước Số 2 – Thành Phố Hồ Chí Minh. gxd = 1.500.000 (vnđ/m3) GĐài = 1.500.000 x 330.6 = 495,900,000 (vnđ) Trong chi phí này bao gồm các chi phí Chi phí xây dựng vỏ chiếm 90% tổng giá thành xây dựng đài Gvo = 90% x 495,900,000 = 446,310,000(vnđ) Chi phí xây dựng thiết bị chiếm 10% tổng gia thành xây dựng đài Gtbị = 10% x 495,900,000 = 49,590,000 (vnđ) 3.2.5. Tính tóan chi phí xây dựng bể chứa Chi phí xây dựng bể chứa được tính theo công thức sau Gbể = gxd x Wbc Trong đó Wbc: Dung tích của bể chứa, Wbc = 2690.2(m3) gxd: Đơn giá xây dựng bể chứa tính cho 1m3 chứa. gxd = 779.088 (vnđ/1m3) Chi phí xây dựng bể chứa là Gbể = 779.088 x 2690.2 = 2,095,902,538 (vnđ) Trong chí phí này bao gồm các chi phí Chi phí xây dựng vỏ bể chứa chiếm 90% tổng giá thành xây dựng bể chứa Gvo = 90% x 2,095,902,538 = 1,886,312,284 (vnđ) Chi phí xây dựng thiết bị chiếm 10% tổng giá thành xây dựng bể chứa Gtbị = 10% x 2,095,902,538 = 209,590,254 (vnđ) 3.2.6. Tính toán chi phí xây dựng trạm bơm cấp II Chi phí xây dựng Trạm bơm cấp II được xác định theo công thức sau GtbcII = gxd x QtbcII Trong đó QtbcII : Công suất của trạm bơm cấp II, QtbcII = 11568.7(m3/ngđ) Gxdtb: Giá thành xây dựng trạm bơm tính cho 1m3 nước gTB = 700.000 (vnđ/m3) Vậy chi phí cần để xây dựng trạm bơm cấp II là GTB = 700.000 x 11568.7 = 8,098,090,000 (vnđ) Vậy tổng chi phí xây dựng hệ thống cấp nước cho khu dân cư thị trấn Ngãi Giao -Huyện Châu Đức - BR-VT được thống kê theo bảng sau. Bảng 3.2. Bảng thống kê chi phí giá thành công trình STT CHI PHÍ TỪNG HẠNG MỤC ĐƠN VỊ THÀNH TIỀN 1 Chi phí xây dựng đường ống vnđ 6,217,837,200 2 Chi phí xây dựng các phụ tùng, linh kiện vnđ 1,865,351,160 3 Chi phí thi công đào đắp đất vnđ 415,332,891 4 Chi phí xây dựng đài nước vnđ 495,900,000 5 Chi phí xây dựng bể chứa vnđ 2,095,902,538 6 Chi phí xây dựng trạm bơm cấp II vnđ 8,098,090,000 7 Tổng chi phí xây dựng hệ thống cấp nước vnđ 19,188,413,790 CHƯƠNG 4: CÁC THIẾT BỊ TRÊN MẠNG LƯỚI, KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 4.1. Các thiết bị trên mạng lưới Để mạng lưới nước cấp làm việc được an toàn, dễ quản lý, trên mạng lưới cần bố trí một số công trình và thiết bị để phân phối nước, điều tiết dòng chảy, đề phòng sự cố và thau rửa đường ống. 4.1.1. Van 2 chiều Van 2 chiều dùng để mở và điều tiết dòng chảy. Theo cấu tạo van chia ra làm 2 loại: Van cánh hình nêm và van cánh song song. Theo sự làm việc van có 2 loại: Trục cố định hay chuyển động theo chiều lên, xuống. Thân van cấu tạo bằng gang, 2 đầu thân van chế tạo mặt bích để dễ dàng tháo lắp 4.1.2. Van xả khí Van xả khí thường đặt ở vị trí cao của mạng lưới, những vị trí gẫy góc của mạng lưới. Van xả khí có chức năng xả hết không khí tập trung trên đường ống để nước chảy đầy ống và không gây tổn thất ở những vị trí đọng khí trên đường ống. Van xả khí được chế tạo theo 2 loại kích thước Loại có đường kính d = 25mm để lắp đặt đường ống có d ≤ 500mm Loại có đường kính d = 50mm để lắp đặt đường ống có d ≥ 500mm 4.1.3. Van xả cặn Van xả cặn được đặt ở vị trí thấp của mạng lưới có chức năng xả cặn trong đường ống khi thau rửa. Van có cấu tạo giống như một cái tê, có nhánh xả ở sát đáy và được chết tạo mặt bích để dễ dàng bắt van vào. Van xả cặn được đặt trong giếng thăm để dễ quản lý và được nối với đường ống xả vào mạng lưới thoát nước hoặc sông hồ cạnh đó. 4.1.4. Thiết bị lấy nước Vòi nước công cộng Vòi nước công cộng được đặt ở các ngã ba, ngã tư đường phố hay dọc theo tuyến hố dài với bán kính phục vụ không vượt quá 200m xung quanh chổ đặt vòi nước công cộng xây gờ chắn và có biện pháp thoát nước dễ dàng. Thiết bị lấy nước chữa cháy Thiết bị dùng để lấy nước vào các thùng chứa nước trên xe cứu hỏa hoặc xe phun nước tưới đường để chữa cháy. Thiết bị có thể đặt ngầm (họng chữa cháy) hay nổi lên trên (cột lấy nước chữa cháy) ở mạng lưới cấp nước bên ngoài. Họng chữa cháy bố trí dọc theo đường ô tô, cách mép đường của lòng đường không quá 2.5m và cách tường nhà không dưới 3m. Khoảng cách của họng chữa cháy có thể lấy trong khoảng 150 ÷300m. Họng chữa cháy có kích thước d = 60÷100mm, đặt ngầm dưới đất, trong các giếng có nắp, đảm bảo mỹ quan. Chiều cao họng chữa cháy phụ thuộc vào chiều sâu đặt ống và bằng 0.5 ÷ 2.5m. Cột chữa cháy có thân cột làm bằng gang có mặt bích để lắp vào tê, thập chữa cháy gồm có d = 75÷125mm và có độ sâu từ 0.75÷2.8m tùy thuộc vào độ sâu đặt ống. Khi có cháy, đội phòng cháy sẽ mở mũ cột và mang đàu cột di động lắp vào. Mở máy quay của đầu cột sẽ nậy trục đứng của đầu và thân cột lên kéo theo phao hình cầu lên và nước chảy ra. Nhanh chóng lắp ống vải gai chữa cháy vào 2 tai cột bằng êcu đặt biệt. Sau đó mở 2 tay quay 2 bên thì nươc chảy lên theo ống chữa cháy. 4.1.5. Thiết bị đo lưu lượng ( đồng hồ đo nước) Đồng hồ đo nước dùng để xác định lưu lượng nước tiêu thụ của một đối tượng hay của một ngôi nhà cụ thể. Các loại đồng hồ đo nước như: Đồng hồ đo nước lưu tốc, đòng hồ đo kiểu vòi venturi, đồng hồ kiểu màng. 4.1.6. Giếng thăm, gối tựa Giếng thăm được xây dựng ở các nút của mạng lưới, nơi có đường ống giao nhau và có bố trí thiết bị van, tê, thập, côn, cút… Kích thước của giếng thăm phụ thuộc vào kích thước đường ống và các thiết bị phụ tùng trên nó. Gối tựa thường đặt trên mặt thẳng đứng hay mặt nằm ngang, ở những chỗ phân nhánh, rẽ ngoặt hay cuối của những đoạn ống cụt, là những nơi dễ phát sinh ứng lực do sự thay đổi chuyển đông của dòng nước gây ra. Những ứng lực này có thể làm vỡ ống, hỏng mối nối và làm rò rĩ nước. 4.2. Kĩ thuật thi công đường ống 4.2.1. Địa điểm và độ sâu chôn ống Để quyết định chọn địa điểm và độ sâu chôn ống, ta dựa trên tiêu chuẩn sau Đường kính(mm) Chiều sâu chôn ống(m) < 300 0.5 300 0.7 Nếu đường ống đặt dưới đường công cộng thì phải chú ý đến các luật lệ và qui tắc của địa phương. Độ sâu chôn ống được quyết định sau khi xem xét các yếu tố như tải trọng bề mặt cũng như các yếu tố khác. Trên đường ống phải đặt độ sâu dưới 120cm, có thể cho phép nhỏ nhất là 60cm. Khi đặt ở độ sau nhỏ hơn 60cm thì phải có biện pháp bảo vệ ống. Ống càng lớn thì độ sâu chôn ống càng lớn. Khi đặt ở chổ có ít phương tiện giao thông đi lại thì độ sâu có thể giảm xuống. Khi đường ống đặt ở những nơi không thích hợp thì phải có biện pháp kiểm tra và thu thập đầy đủ các thông tin địa chất, sự giao động mực nước ngầm và phải có biện pháp bảo vệ. Vậy khi chôn đường ống ta lựa chọn địa điểm chôn ống là trên vỉa hè đường phố. 4.2.2. Cắm tuyến Dựa trên bản vẽ thiết kế chi tiết, địa hình khu vực ta chọn phương án thi công bằng mới. Công tác cắm tuyến này đòi hỏi ta phải có kiến thức về trắc địa, địa chất và biết đọc bản vẽ. Sử dụng các loại máy kinh vĩ để xác định cao độ cắm tuyến, độ sâu chôn ống và chiều sâu cần đào. Để cắm tuyến khi công trình đi qua đường giao thông ta sử dụng các thiết bị bằng đinh cắm để đánh dấu tuyến. 4.2.3. Đào hào Dựa trên các tuyến đã vạch ta tiến hành thi công và lắp đặt tuyến ống. Đối với các đướng ống cấp nước thì chiều sâu chôn ống khá sâu tùy thuộc vào trắc dọc, do đó ta cần có các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công nhân. Ta phải khảo sát xem khu vực đường ống cấp nước đi qua có các công trình ngầm nào đặt hoặc vừa mới thi công không, có làm ảnh hưởng đến các công trình khác hay không. 4.2.4. Lắp ống Công tác lắp ống là công tác rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến chất lượng của công trình, độ an toàn cũng như công tác bảo dưỡng cho tuyên ống. Để tiến hành lắp ống ta tiến hành theo các bước sau. Vận chuyển ống từ kho bãi ra ngoài công trường, công tác này được tiến hành liên tục trong suốt quá trình thi công. Quá trình này được thực hiện bằng cơ giới, các loại ống có đường kính từ 80÷450(mm) làm bằng gang thì có trọng lượng rất lớn. Ta vận chuyển đến bằng ôtô và cẩu đỡ xuống bằng cẩu đỡ trục hoặc bằng chính các loại gầu xúc kết hợp, một trong những nguỵên tắc cơ bản khi cẩu dở ống là không dùng xích bao quanh ống khi cẩu dỡ ống. Cẩu dở ống cần phải đảm bảo an toàn tránh va đập gây nên rạn nứt ống dẫn đến phải cắt bỏ một phần ống hoặc toàn bộ cây ống sẽ không sử dụng được. Khi cẩu ống trong điều kiện mặt bằng và không gian chật hẹp, phải lưu ý tránh để ống va chạm dây cáp điện, nhà cửa hay cây cối. Khi thi công lắp đặt, các cây ống được vận chuyển ra vị trí lắp đặt bằng phương pháp thủ công là dùng xe cải tiến hoặc khiêng tay. Khi đó ống sẽ được đặt bên một thành hào, không đặt bên phia có đào đất vì ống sẽ lăn xuống hào. Khi thi công cần phải cần có các biển báo nghiêm cấm các loại xe chạy trong phạm vi thi công, trên các mặt dốc cần phải neo ống để ống không tự lăn. Khi hạ ống xưống mương ta dùng bằng cơ giới, có thể dùng tời để hạ ống hoặc dùng xe cẩu gầu xúc. Trên gầu xúc có móc ta dùng móc này treo hoặc buộc ống và hạ ống, khi đó công nhân đứng dưới hào và điều chỉnh ống xuống đúng vị trí. Một trong những yêu cầu khi lắp đặt tuyến ống là cao độ ống và chiều sâu chôn ống phải chính xác. Để xác định chính xác độ sâu chôn ống khi thi công ta làm như sau:Đặt các thước móc tại các vị trí thích hợp, sau khi đặt ống xuống thì ta phải sử dụng một cây thước đo từ đỉnh ống và ngắm so với hai thước mốc gần kề nhau. Trên thực tế người ta thường xác định chính xác cao độ mặt bằng thi công rồi đo bằng cách đặt thước ngang trên miệng hào, sau đó đo từ thước xuống ống để kiểm tra. Sau khi đã hoàn thiện các công việc chuẩn bị nền đặt ống, ta bắt đầu tiến hành lắp ống. Tất cả các đoạn ống trước khi lắp phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ phía ngoài. Trong trường hợp ống đi qua đường ray xe lửa thì cần phải làm sạch cả phía trong của ống lồng. Đoạn ống đã lắp thì phải được lấp đất ngay lập tức, chỉ để hở một đoạn đầu nối để tiến hành lắp các đoạn ống tiếp theo sau. Các bước tiến hành lắp mối nối Đường kính ống phải được tiến hành làm sạch, phần miệng bát phải được làm sạch kỹ càng. Không được để cát bụi dính ở phía trong, sử dụng giẻ ướt lâu sạch sau đó lau lại bằng giẻ khô. Sau hi làm sạch mặt trong miệng bát ta tiến hành lắp gioăng cao su. Đối với tùng loại đường ống ta có các cách lắp khác nhau. Trước khi lắp ta phải kiểm tra kỹ lưỡng gioăng có bị lỗi hay không. Đầu nối phải được làm sạch và phải bảo đảm có độ vát theo đúng tiêu chuẩn. Lưu ý kiểm tra đầu nối, đảm bảo không có cạnh sắc có thể xé rách gioăng cao su khi lắp khi rò rỉ. Sau khi đã lâu sạch cát bụi, ta bôi mỡ đặc dụng vào đầu nối cho đến vạch quy định trên miệng ống và bôi mỡ vào mặt trong của miệng bát, tác dụng của mỡ là để cho việc lắp đặt được dễ dàng, ống có thể luồn vào miệng bát một cách dễ dàng mà không gây hỏng gioăng cao su. Sau khi bôi mỡ ta tiến hành đưa ống vào lắp, sử dụng các thiết bị treo buộc để đưa ống xuống, để đúng cao độ và đầu nối phải đúng với đầu bát, khi đó ta có thể tạm thời lắp một ít cát xuống để làm gối đỡ cho ống phía sau. Để đưa ống vào ta dùng tời tay để lắp ống. Đầu bát đã có sẵn các cáp thép sau đó ta đặt các cáp thép vào đường ống mới và dùng tời để ép ống vào. Ta sử dụng 2 tời để ép ống vào. Trong khi dùng tời ép ống vào ta phải đảm bảo ống phải được giữ thẳng, dùng tời ép ống cho đến khi ống lắp vào miệng bát đến vạch chuẩn. Sau đó ta kiểm tra xem vị trí của gioăng cao su có bị thay đổi hay không bằng cách sử dung các dụng cụ đo khe hở. Dụng cụ đo khe hở đưa vào kẻ hở giữa miệng bát và đầu nối vòng xung quanh đường ống. Sau khi lắp đặt xong ta tiến hành tháo rời tời và cáp, đổ cát xuống và tiến hành đầm theo lớp và sau đó tháo bỏ các dụng cụ treo buộc. Trong trương hợp dừng thi công, các đầu ống phải được bọc cẩn thận trước khi hoàn trả mặt đường để khi tiếp tục công việc thi công ta không mất thời gian làm vệ sinh. 4.2.5. Thử nghiệm áp lực tuyến ống a. Nguyên tắc thử áp lực tuyến ống Việc thử áp lực tuyến ống phải được tiến hành trước khi lấp đất. Có thể thử với từng đoạn ống riêng biệt hoặc thử nghiệm với từng tuyến ống. Có thể kết hợp thử nghiệm cả thiết bị và mối nối. Áp lực thử bằng 1,5 lấn áp lực công tác. Trong quá trình thử nghiệm không điều chỉnh lại mối nối. Trong quá trình thử nghiệm nếu có gì nghi vấn phải giữ nguyên giá trị áp lực thử tại thời điểm đó để kiểm tra xem xét toàn bộ đường ống, đặc biệt là các mối nối. b. Thử áp luc tuyến ống tại hiện trường Mục đích của việc thử áp lực của đường ống là để đảm bảo rằng. Tất cả các mối nối trên tuyến ống, các điểm lắp phụ tùng, các gối đỡ, tê, cút ...đều chịu được áp lực va đập của nước khi ống làm việc và đảm bảo kích thước. Trước khi thử áp lực, phải đảm bảo nền ống đã ổn định, các gối đỡ bằng bêtông đã đủ cường độ chịu lực và đã cách ly toàn bộ các nhánh rẽ, van xả cặn, van xả khí bằng mặt bích đặt tại các điểm có van xả khí phải lấp tạm ống cao su có van chặn để xả hết khí trong đường ống. c. Quy trình thử áp lực được thực hiện theo sơ đồ sau Tháo dỡ các thiết bị Bắt đầu thử Kiểm tra Tiến hành sửa Xả nước Điều tra hiện trường Xả nước Lắp thiết bị thử áp lực Lắp đặt thiết bị bơm nước Bơm nước vào ống Kiểm tra hai đầu đoạn thử Lựa chọn đoạn thử và áp lực Chuẩn bị hai đầu đọan thử Kết nối với mạng ống c. Chuẩn bị các ống cuối đường ống để thử áp lực Trong trường hợp lựa chọn đầu cuối của đoạn thử là van và hố van thì phải xem xét hố van có đủ khả năng để lắp đặt thiết bị, dụng cụ cần thiết cho việc thử áp lực hay không. Nếu đảm bảo thì việc chuẩn bị rất đơn giản. Van và hố van sẽ được chuẩn bị để đủ khả năng chịu áp lực thử. Trong các trường hợp khác nếu không sử dụng hố van thì các biện pháp chuẩn bị đầu cuối của đoạn thử áp lực được tiến hành như sau. Chuẩn bị các khối beton để làm gối đở bằng beton này sẻ được đặt các tấm dàn tải lên, các tấm dàn tải này bằng thép hoặc gổ. Trong trường hợp nếu thử áp lực cho các đoạn ống có đường kính nhỏ thì gối đở bêtông có thể thay thế bằng các tấm giàn tải tựa thẳng vào thành hố đất đã được gia cố. Bơm nước vào ống Việc bơm nước vào ống sẽ được tiến hành một cách từ từ để đảm bảo rằng khí đã đ:ược thoát ra ngoài hết. Việc đảm bảo khí đã thoát ra bên ngoài hết là rất quan trọng. Vì nếu như khí không thoát ra ngoài hết thì sẻ rất nguy hiểm vì nó có thể gây ra khí bị nén trong lòng ống. Trong khi bơm nếu phát hiện rò rỉ nước ra ngoài thì cần sửa chữa đường ống ngay lập tức. Đường ống nên để trong tình trạng bơm nước vào trong vòng 24 tiếng để ổn định ống. Các thiết bị cần cho thử áp lực đừơng ống Bơm áp lực (loại bơm piston) 1bộ Bơm đo áp lực 1 bộ Bộ ghi biến động áp lực 1 bộ Vòi hút: Đủ chiều dài cần thiết Vòi nối: Đủ chiều dài cần thiết Vòi chảy tràn: Đủ chiều dài cần thiết Bể chứa nước và thiết bị định lượng 1 bộ Các thiết bị nối (gồm cả van và vòi) 1 bộ Tiến hành thử áp lực Sau khi bơm nước vào trong đoạn ống, đạt được áp lực yêu cầu thì ta ngừng bơm và để trong một giờ, sau đó tiếp tục bơm nước vào để bù vào trị số áp lực đã bị sụt đi trong vòng một giờ vừa rồi. Sau một giờ nữa ta lại lặp lại các bước tiến hành, cộng lượng nước bơm vào trong vòng hai giờ ta sẽ có được lượng nước thất thoát. Đối với áp lực 2-4-2 có nghĩa là hai giờ đầu ta giử áp lực là 2 bar, sau đó ta nâng lên 4 bar và giữ trong hai giờ sau rồi sau cùng ta hạ xuống 2 bar và giử trong vòng 2 giờ. Công thức tính toán lượng nước thất thoát Không một đường ống nào được chấp nhận nếu như lượng nước thất thoát lớn hơn lượng nước tính theo công thức sau. Trong đó L: Lượng nước thất thoát cho phép S: Chiều dài đoạn ống thử áp lực D: Đường kính qui ước của ống P: Áp lực thử bar 4.2.6. Công tác hoàn thiện Sau khi hoàn thành công tác thử áp lực, nước trong ống sẽ đựơc xả, nếu như các đoạn ống tiếp theo có thể được kiểm tra thì lượng nước này có thể được sử dụng để bơm vào các đọan ống thử tiếp theo. Khi đầu nối các đọan ống lại với nhau thì các dụng cụ phục vụ cho việc thử áp lực cũng sẽ được tháo bỏ các gối đở betong có thể được dùng lại, nói chung là các dụng cụ khác như tấm giàn tải, thanh văn chống… đều được sử dụng lại. Đầu nối đọan vừa thử áp lực với các đoạn lân cận được tiến hành ngay sau khi thử áp lực được hoàn chỉnh. Đầu nối có thể sử dụng đoạn ống vòng đệm hoặc nối mặt bích. 4.3. Quản lý mạng lưới cấp nước 4.3.1. Quản lý kĩ thuật mạng lưới a. Nhiệm vụ chung Nhiệm vụ công tác quản lý mạng lưới đường ống bao gồm. Kiểm tra và sửa chữa thường xuyên theo kế hoạch. Phát hiện kiệp thời các công trình không đáp ứng được điều kiện khai thác bình thường để có biện pháp sửa chữa. Giữ chế độ công tác tối ưu, nghĩa là giữ được áp lực công tác cao nhất trong điều kiện kinh tế kĩ thuật. Tăng cường khả năng lưu thông, giảm tổn thất và tiến hành sửa chữa khi cần thiết. Định kì kiểm tra lượng clo dư (tối thiểu một thánh một lần) trên đường ống phân phối. Kiểm tra các sử dụng nước của các đối tượng tiêu thụ và các đường ống dịch vụ trong nhà. Phát hiện là giải quyết kịp thời các chổ rò rỉ. Để tạo điệu kiện tốt cho các công tác quản lý kỹ thuật mạng lưới đường ống, ở mỗi nhà máy nước ở trên đường ống phát vào mạng lưới chung cần đặt một đoạn ống kiểm tra hoạt tính của nước. Từng thời kỳ (3 tháng 1 lần) tháo đoạn ống kiểm tra ra xem xét có bị bào mòn hay đóng cặn không, từ đó có giải pháp điều chỉnh chất lượng nước phát vào mạng lưới. b. Tổ chức quản lý kỹ thuật mạng lưới Thường thì người ta tổ chức quản lý mạng lưới cấp nước thành các đội quản lý khi tổng chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 100km. khi đô thị có mạng lưới cấp nước có chiều dài lớn hơn 100km thì chia làm các vùng quản lý, mỗi vùng có một đội quản lý. Việc chia vùng quản lý kỹ thuật dựa trên cơ sở. Khoảng cách giữa các điểm xa nhất và gần nhất của vùng không quá 8-10km. Chiều dài ống của mỗi vùng không nên quá 60-80km. Cơ chế quản lý hành chính và cơ chế kinh tế thị trường nhằm đảm bảo việc quản lý mạng lưới cấp nước được hiệu quả, có thể phân vùng quản lý kỹ thuật theo các cấp. Mạng lưới truyền dẫn ,mạng lưới phân phối do công ty kinh doanh nước sạch đô thị trực tiếp phụ trách, mạng lưới dịch vụ do đội kỹ thuật trực thuộc các tổ chức chuyên nghiệp tư nhân đảm nhận…. Đội quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước của đô thị hoặc từng vùng đô thị có các nhiệm vụ. Bảo quản mạng lưới làm việc tốt. Nghiên cứu chế độ làm việc của mạng lưới để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp và phát triển. Giám sát công tác xây dựng các đoạn ống mới và tiếp nhận vào quản lý. Lắp đặt các ống dịch vụ vào nhà. Thống kê các công trình và thiết bị trên mạng lưới. Đội quản lý kỹ thuật chia ra các tổ chức quản lý và tổ chức sữa chửa với số lượng công nhân tùy thuộc theo khối lượng công tác được giao. Số lượng công nhân quản lý có thể dự kiến theo bảng 4.1. Bảng 4.1. Dự kiến số lượng công nhân quảng lý kỹ thuật mạng lưới Chiều dài Công nhân quản lý Công nhân sữa chửa Tổng số Mạng lưới,km Hệ số Tiêu chuẩn sử dụng nhân lực trên 1km ống Số công nhân Số tổ Số công nhân Công nhân toàn mạng lưới Đến 80 1 0.3 Đến 24 2 6 Đến 30 80-150 0.9 0.27 21-41 3 9 30-50 150-200 0.8 0.24 38-48 4 12 50-60 Tổ quản lý có nhiệm vụ bảo quản tốt mạng lưới để mạng cấp nước liên tục. Số ngừi trong tổ ít nhất 3 người. Tổ quản lý phải có tài liệu quản lý kĩ thuật cần thiết như sơ đồ mạng lưới sơ đồ hàng trình, sổ nhật ký. Sơ đồ mạng lưới, trong đó ghi đường kính, chiều dài, độ sâu và vật liệu làm ống, vật liệu nối ống và ngày lắp đặt. Sau khi hoàn thành xong công việc phải ghi biên bản và lưu trong hồ sơ mạng lưới. Tổ sửa chữa có nhiệu vụ phát hiện và nhanh chống khắc phục các hư hỏng trên mạng lưới. Theo yêu cầu của điều độ viên trực ban, tổ sửa chửa phải có phương tiện vận chuyển nhanh và kiệp thời khi triển khai công việc. Khi có những công việc sửa chữa lưới và phức tạp. Đội trưởng đội quản lý có thể động tập trung nhân lực cho tổ sửa chữa. 4.3.2. Nội dung cơ bản của việc quản lý mạng lưới a. Bảo quản mạng lưới Bảo quản mạng bao gồm các công việc sau Quan sát định kì về tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị công trình nằm trên mạng lưới để tiến hành sửa chữa và phòng ngừa. Theo dõi chế độ làm việc của mạng lưới (đo áp lực ở các điểm tiêu biểu). Cần chú ý sự phân bố áp lực tự do trên toàn mạng lưới, hướng dòng chảy, ảnh hưởng của các đối tượng dùng nước đến áp lực tự do của mạng lưới. Chọn các điểm đo áp lực tự do như sau: các tuyến đường ống dẫn nước chính từ trạm bơm đến các tuyến phân phối, trên các đường ống phân phối tại các khu vực xây dựng có các tầng nhà ncao thấp khác nhau, trên các tuyến ống cụt ở vành ngoài đô thị. Kết quả tính toán áp lực tự do được dựng thành biểu đò áp lực từ trạm bơm đến cuối mạng lưới theo các giờ khác nhau trong ngày. Kế hoạch định kỳ theo dõi chế độ làm việc và bảo quản mạng lưới có thể tham khảo ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Định kỳ theo dõi chế độ làm việc và bảo quản mạng lưới STT Tên công việc Thành phần công việc Thời gian 1 Quan sát dọc mạng lưới và các thiết bị trên mạng lưới. Đi dọc theo từng tuyến để kiểm tra tình trạng của mạng lười và các thiết bị trên mạng lưới như các nắp giếng thăm, giếng thăm, họng cứu hỏa, van xả khí…phát hiện các chổ hư hỏng, sụt lở, rò rỉ và các sự cố khác. Hai tháng 1 lần 2 Quang sát tình trạng kỹ thuật của ống xi phông. Kiểm tra sự rò rỉ của ống xi phông qua sông bằng đồng hồ đo nước hoặc bằng các phương tiện khác. Hằng năm 1 lần 3 Quan sát các đường ống ngầm ngang đường. Quan sát các chổ đường ống chuyển tiếp cắt ngang nằm trong tuyến đặt dưới đường sắt và các thiết bị trong đó. Hằng năm 1 lần 4 Quan sát các đường ống dịch vụ vào nhà. Xác định tình trạng kỹ thuật của đường ống dịch vụ dẫn nước vào nhà như: van, giếng thăm, ống dẫn, đồng hồ đo nước, các van, vòi nhỏ và ống nhánh trong đồng hồ. Kiểm tra tình trạng cấp nước trong nhà và công trình và tình trạng rò rỉ của mạng lưới bên trong. 1-2 năm 1 lần 5 Quan sát kiểm tra các bộ phận phân phối nước ngoài dường phố. Quan sát và điều chỉnh sự làm việc của các bộ phận phân phối nước ở hệ thống đường phố. Hằng năm 1 lần 6 Nghiên cứu chế độ làm việc của mạng lưới truyền dẫn. Phát hiện việc phân phối áp lực tự do trên mạng lưới ống dẫn của đô thị bằng các áp lực kế đặt tại các điểm kiểm tra. 2-3 tháng 1 lần 7 Thau rửa mạng lưới. 1 Rửa các đoạn ống cụt. 2 Rửa các đoạn ống vòng. Tùy thuộc điều kiện từng nơi tối thiểu 5 năm 1 lần 8 Kiểm tra nước dự trữ trong bể chứa nước ngầm Kiểm tra nước dự trữ trong các bể chứa nước và nước dự phòng chửa cháy. Thường xuyên 9 Thau rửa, sát trùng bể chứa và đài nước. Thau rửa và sát trùng. Hằng năm 1 lần b. Sửa chữa mạng lưới Sửa chữa mạng lưới bao gồm: sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn, sửa chữa đột xuất và sửa chữa theo định kỳ (theo kế hoạch định trước). Sửa chữa nhỏ tiến hành theo bảng liệt kê công việc được xác lập trong khi kiểm tra mạng lưới theo định kỳ. Sửa chữa lớn bao gồm sửa chữa thay thế, phục hồi từng đoạn ống và phụ tùng, thiết bị, thau rửa và bảo vệ ống khỏi bị ăn mòn, sửa chữa xi phông, đường hầm và các công việc nặng nề khác. Nội dung và chu kỳ sửa chữa giới thiệu ở bảng 4.3 và 4.4. Bảng 4.3. Các loại công việc sửa chữa nhỏ và lớn trên mạng lưới cấp nước Stt Tên công việc Thành phần công việc Thực hiện 1 2 3 4 2 Van Chèn chặt các ti van. xiết chặt các êcu. Thay bulông và đệm lót. sơn vỏ van Tháo van, lau sạch, bôi dầu mỡ và các bộ phận hỏng, gọt van. Thay gioăng, thay van hỏng. 3 Họng chữa cháy Sửa chữa giá đỡ, thay bướm và đệm lót. Sơn vỏ Sửa chữa các phần hư hỏng, thay các họng không thuận tiện. Lắp các họng mới. 4 Vòi công cộng Sửa chữa lại các bộ phận hư hỏng. Sơn vỏ Sửa chữa, thay các chi tiết bị hư hỏng. Sửa chữa láng xi măng và nhựa đường ở rãnh máng. Thay hoàn toàn các trụ vòi hư hỏng, lắp đặt các bảng chi tiết. 5 Van xả khí và van an toàn Thay bướm và đệm lót. Điều chỉnh sự làm việc của chúng. Sơn lại Sửa chữa thay các chi tiết hỏng. Thay van mới. 6 Ống dẫn nước vào nhà Sửa chữa tại chổ các hư hỏng cục bộ. Đặt lại các đoạn ống bị hỏng, làm sạch ống bằng phương pháp thủy lực, hóa học hay cơ học để khôi phục khả năng chuyển tải nước. Nối các nhà riêng lẻ với mạng lưới. Thay đồng hồ nước, lắp đặt các thiết bị điều chỉnh áp lực trên các đường ống vào từng hộ tiêu thụ. Sửa chữa các hố đồng hồ và tháo gỡ đồng hồ về xưởng. Thay các vòng kẹp và đế đỡ bị mòn hỏng. 7 Bảo vệ đường ống khỏi han dỉ do các dòng hóa điện ăn mòn Sửa chữa các hư hỏng cục bộ. Làm mất chênh lệch điện thế giữa đường ống và đất ở vùng cực anốt. Đào các hố kiểm tra tại chổ đường ống có điện thế dương lớn nhất so với mặt đất để xác định tính ăn mòn. Lắp thiết bị bảo vệ đường ống. 8 Các đường ống dẫn vào mạng lưới Thay thế cục bộ từng đoạn ống rò rỉ. Thay các đoạn ống trong trường hợp cần thiết có thể dùng ống bằng vật liệu khác, nhưng độ dài của từng đoạn ống đó không vượt quá 200m/km. Khảo sát sự rỏ rỉ của đoạn ống trong mạng lưới sau khi đã sữa chữa lớn, dùng các dụng cụ chuyên môn thử đoạn ống đó bằng nước và tìm cách ngăn chặn ngay chổ hư hỏng đã khám phá. Rửu bằng gió cộng nước hóa học và cơ học các đoạn ống. Thay thế hoàn toàn lớp bảo vệ của đường ống. Thay các ống bọc. Thay các mối nối chống han gỉ chống ăn mòn đường ống. 9 Giếng thăm Bịt các chổ rò nứt nẻ. Sửa chữa các móc bật và thang. Sửa chữa thành đáy và các chổ bị bong rộp lớp trát trong các giếng thăm. Sửa chữa các giếng thăm xây gạch và đá, tháo dỡ và thay thế các tấm nắp. Tháo rời và thay các phụ tùng bị mòn và các phần bên ngoài. Sửa chữa phần xây và trát giếng thăm. 10 Ống ngầm qua sông (xi phông) và miệng xả nước Thau rửa xi phông. Thay và sửa tắm lát trong các giếng thăm ở hai đầu. Xây lại cổ và miệng giếng, thay móc và làm thang mới. Xây lại đầu nối xi phông và miệng xả. Xây lại lớp bọc chống han gỉ và các bộ phận khác của xi phông. Trong điều kiện có thể, nên tiến hành công tác thử áp lực ống, xác định lượng roir trong các đoạn ống và tiến hành sửa chữa. Ngắt nước để sửa chữa một đoạn ống phải dựa vào sơ đồ bố trí van, đóng theo thứ tự từ van nhỏ đến van lớn. Để đẩy hết không khí trong ống, phải mở van từ từ và bắt đầu từ điểm thấp nhất. Xả không khí trong ống qua van xả khí hoặc các vòi phun đặt trước các họng chữa cháy. Bảng 4.4. Chu kỳ công tác sửa chữa lớn thiết bị, công trình và mạng lưới STT Tên công trình Tính chất sửa chữa Chu kỳ, năm 1 Mạng lưới đường ống. Thay thế các đoạn ống bị hỏng. Thay thế van. Sửa chữa lớn các van. Thay thế họng chữa cháy. Sửa chữa lớn các họng chữa cháy. Thay thế các vòi công cộng. Sửa chữa lớn các vòi công cộng. Sửa chữa lớn các giếng thăm (không thay nắp nay). Thay thế nắp nay giếng thăm bằng kim loại. Tùy từng mức độ cần thiết 20 6 20 4 10 2 6 20 2 Ống ngầm qua sông Rửa gió + nước và sát trùng. 3 3 Các bể chứa nước sạch. Bằng bêtông cốt thép. Xây gạch, nắp bêtông. Bằng kim loại. Sửa chữa kết cấu. Sửa chữa kết cấu. Sửa chữa kết cấu và sơn chống gỉ. 10 5 3 4 Đài nước bằng gạch và bêtông. Sửa chữa bầu đài, đường ống và phụ tùng bên trong đài. 5 5 Đài nước bằng kim loại. Sửa chữa lâu bền và sơn chống gỉ. Sửa chữa các kết cấu đỡ đài, đường ống và phụ tùng trong đài và sơn chống gỉ. 3 5 4.3.3. Tẩy rửa khử trùng đường ống cấp nước a. Tẩy rửa đường ống cấp nước Thường 3 tháng 1 lần, người ta tháo đoạn ống kiểm chứng đặt ở trên đường ống phát vào mạng lưới, xem xét ống có bị bào mòn hay đóng cặn không để điều chỉnh chất lượng nước phát vào mạng lưới. Khi ống bị đóng cặn thì cần tiến hành tẩy rửa đường ống bằng các biệp pháp sau. Tẩy rửa bằng dòng chảy áp lực Để tẩy rửa, có thể tăng tốc độ nước chảy trong ống bằng cách đóng, mở các van chặn trên các đường ống cần tẩy rửa. Tuy nhiên biện pháp này dùng để tẩy rửa các cặn mềm hoặc cặn vi sinh. Tẩy rửa bằng nước kết hợp với khí nén Sử dụng dòng nước và áp lực làm việc, thổi khí nén vào để tạo tốc độ hỗn hợp nước và khí trong ống cần tẩy rửa 2-5 m/s ( khi cần tẩy rửa cặn mềm) và đến 10m/s ( khi cần tẩy rửa cặn cứng) với thời gian 15-30 phút. Tẩy rửa bằng thủy lực kết hợp và cơ khí Dùng quả cầu bằng kim loại nối với dây cáp cho vào ống ở đoạn bị đóng cặn, tốc độ của dòng chảy tăng lên khi nước lách qua quả cầu sẽ làm xói lở cặn và làm sạch ống. Tẩy rửa bằng hóa chất Dùng axit HCL nồng độ 8-10%ngâm trong đường ống 2-3 giờ. Cặn CaCO3 sẽ hòa tan và xả cùng với nước ra ngoài. f. Khử trùng đường ống cấp nước Sau khi tẩy rửa đường ống cần được khử trùng nước khi cấp nước trở lại, khử trùng có thể dùng Cl với dung dịch 40-50 mg/l ngâm trong đường ống với thời gian 4-6 giờ. Sau đó xả đi và rửa lại bằng nước sạch cho đến khi đạt hàm lượng Cl trong nước rửa 0.4-0.5 mg/l. 4.3.4. Quản lý bể chứa và đài nước Công tác quản lý bể chứa và đài nước bao gồm. Kiểm tra chất lượng nước hằng ngày. Thường xuyên theo dõi mực nước. Kiểm tra khóa ở nắp, van ở ống tràn, ống thông hơi giếng thăm. Một số quy định khi tháu rửa, sửa chữa bể nước và đài chứa. Mỗi năm một lần, xả hết nước để thau rửa và khử trùng. Khi thau rửa phải ghi biên bản. Thời gian mở khóa, tháo cặp chì, thời gian kết thúc và hương pháp khử trùng, nhận xét về tình trạng vệ sinh trước và sau khi rửa. Sau khi rửa hoặc sửa chữa bể nước và đài nước phải ngâm dung dịch Cl nồng độ 25mg/l trong vòng 24 giờ để khử trùng. Sau khi xả kiệt dung dịch Cl, cho nước sạch vào dày bể chứa hoặc đài nước và tiến hành kiểm tra chất lượng nước phát vào mạng lưới. Công nhân vào bể chứa và đài nước để tiến hành thau rửa hoặc sửa chữa phải mặc quần áo bảo hộ lao động đã được sát trùng và các dụng cụ làm việc đều phải ngâm nước Cl với nồng độ 1%. CHƯƠNG 5: AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 5.1. Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường Không để vật liệu rơi rãi khi vận chuyển. Nếu có rơi vãi phải dọn dẹp sạch sẽ ngay. Xe ben tải khi vận chuyển và máy thi công khi làm việc không xả khói, tiếng ồn quá quy định của nghành môi trường. Trường hợp bắt buộc phải phối hợp các cơ quan hữu quan để lựa chọn thời gian phù hợp tránh ảnh hưởng mọi sinh hoạt của công dân. Không xả tự do nước ra đường, xả dầu và các chất liệu thi công độc hại vào môi trường xung quanh. Khi công trình ngang qua hoặc nằm cạnh khu dân cư, khu vực công trường phải được che chắn cẩn thận không ảnh hưởng xấu đến vệ sinh chung của khu vực. Khi xong công việc mỗi ngày, cho công nhân dọn dẹp sạch sẽ, không để rác, đất, phế thải trên công trình. 5.2. Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ Tuyệt đối tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ hiện hành. Chuẩn bị nay đủ các phương tiện chữa cháy tạm thời tại hiện trường như bình chũa cháy, cát, bao đậy, Stec chữa cháy tại điểm cần thiết. Phối hợp chặc chẽ với cảnh sát PCCC, phòng chống và xử lý kịp thời khắc phục sự cố nếu có xảy ra. 5.3. Đảm bảo an toàn giao thông 5.3.1.Biển báo Thực hiện nay đủ các bảng và dụng cụ báo hiệu công trường hợp lệ ngày và đêm vị trí mương đào và các chổ bị hư lún. Tiến hành sữa chửa các chổ hư lún ngay sau khi phát hiện. 5.3.2. An toàn giao thông đường bộ Thực hiện đúng quy trình giao thông đường bộ suốt thời gian và tai vị trí thi công. 5.3.3. Đảm bảo an toàn người lưu thông và các hộ dân Dọc theo tuyến công trường đang thi công được đặt rào chắn hoặc cọc tiêu, chóp nón di động để giới hạn phần đường xe chạy và phạm vi thi công. Công tác thi công ban đêm hoặc các hố, mương thi công dở dang hoặc nhất thiết bố trí đủ đèn ban đêm để các phương tiện giao thông hoặc người bộ hành nhận biết mà né tránh. Phối hợp với cảnh sát giao thông điều tiết giao thông và trong mọi trường hợp không để xảy ra ùn tắc giao thông và tai giao thông trong phạm vi công trường đang thi công. Phần đất đào lên phải được chuyển đi ngay khỏi phạm vi công trường, chuyển mang đồ đi nơi khác để tránh ắc tắc giao thông. Đối với các nơi xử lý do đào với kích thước lớn và sâu, phải được rào chắn cả 4 mắt với hàng rào có kích thước lớn hơn. Hàng rào được sơn trắng đỏ và lắp đặt biển báo phòng vệ, ban đêm có đèn chiếu sáng. Đường mương đặt ống qua đường giao thông phải tiến hành 2 bước: Đào nửa đường, lắp ống, lấp đất, sau đó mới làm tiếp nửa phần còn lại để đảm bảo lưu thông bình thường. Phối hợp chặc chẽ với cảnh sát trật tự giữ gìn an toàn giao thông trong khu vực thi công. 5.4. Đảm bảo an toàn lao động Phổ biến kiến thức an toàn lao động cho toàn cán bộ và công nhân thông suốt trước khi thi công. Cử cán bộ chuyên trách, theo dõi, xử lý, báo cáo và đề xuất công tác ATLĐ thường xuyên suốt thời giant hi công. Phân công trách nhiệm ATLĐ cho đội trưởng và tổ trưởng chịu trách nhiệm ANTĐ trong khu vực và công tác mình thi công. Mọi cá nhân phải được có nay đủ trang bị ATLĐ trong khi làm việc hoặc trong khu làm việc. Sử dụng đúng loại thợ cho từng thiết bị máy móc. Công nhân vận hành máy xúc, máy cẩu, xe ben, tải phải có giấy phép hay chứng chỉ vận hành. Các thiết bị, máy móc sử dụng phải được kiểm định, có đủ lý loch máy và được cấp giấy phép sử dụng theo đúng quy định của Bộ Lao Động và TBXH. Trong quá trình làm việc phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn lao động. Tuyệt đối không để người đi đứng trong phạm vi máy thi công hoạt động. Trang bị máy phát điện và đèn chiếu sáng khi làm việc ban đêm. Các vách hầm, hố được chống đỡ chắc chắn phòng chống sạc lở. Các lằn phui băng đường trong quá trình thi công không được làm vỡ, bể khi xe chạy qua. Phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định cũng như mọi tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, điện,….v…v…của nhà nước đã ban hành. Liên hệ với bệnh viện gần nơi thi công về việc vận chuyển, cấp cức, khám bệnh cho cán bộ công nhân viên khi gặp tai nạn trên công trường. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận Với việc thiết kế mạng lưới cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao đã giải quyết việc người dân nơi đây thiếu nước sạch và cung cấp đủ khối lượng và chất lượng nước cho người dân, đáp ứng được sự phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương. Trong quá trình thiết kế do thiếu kinh nghiệm thực tế nên em còn nhiều điều chưa hiểu rỏ kính mong quý Thầy Cô giúp đỡ chỉ ra những sai sót để em rút kinh nghiệm khi ra thực tế. Em rất chân thành cảm ơn. Kiến nghị Đề nghị các cấp lãnh đạo thị trấn Ngãi Giao – Huyện Châu Đức quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp nước sạch cho người dân nơi đây, không những ở thị trấn Ngãi Giao mà làm sao mọi người dân các Xã trong Huyện đều có nước sạch phục vụ cuộc sống sinh hoạt cũng như kinh tế để phát triển đời sống xã hội nơi đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 33: 2006 ( Xuất bản HÀ NỘI 2006). 2. Sách mạng lưới cấp nước của (Pgs. Ts. Hoàng Văn Huệ). Nhà xuất bảng xây dựng HÀ NỘI – 2007. 3. Sách mạng lưới cấp nước tập 1 của ( Pgs. Ts. Nguyễn Văn Tín, Ths. Nguyễn Thị Hồng – Ks. Đỗ hải). Nhà xuất bảng khoa học và kỹ thuật HÀ NỘI – 2005. 4. Thiết kế hệ thống cấp nước với EPANET 2 (của Ths. Hồ Long Phi). Đại học Bách Khoa TP. HCM. 5. Bảng tra thủy lực mạng lưới cấp - thoát nước (Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng). Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM – 2003. 6. Sách bài giản cấp – thoát nước của Thầy Ths. Lâm Vĩnh Sơn. 7. Sách cấp nước đô thị của Ts. Nguyễn Ngọc Dung. 8. Sách QCXDVN01: 2008/BXD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet Minh.doc
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • netepanetcochay.net
  • netepanetkochay.net
  • dwgMặt Bằng.dwg
  • docPHIEU GIAO DE TAI.doc
  • dwgTrắc Dọc.dwg
  • docBIA DO AN.doc
  • dwgCHI TIET - DA.dwg
  • dwgDAINUOC KT 01-01.dwg
Tài liệu liên quan