Đề tài Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình

Tình hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp gặp gỡ các khách hàng của mình để giao dịch, ký kết hợp đồng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tiến hành thông qua các công ty trung gian. Như vậy đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp thì công ty, doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ trực tiếp với các khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xuất khẩu theo hình thức trực tiếp do không phỉa thông qua trung gian nên tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên nếu xuất khẩu theo hình thức này thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các đơn hàng. Đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp, do doanh nghiệp phải thông qua các công ty trung gian, bởi vậy mỗi đơn hàng đều phải chia hoa hồng cho họ. Do vậy xuất khẩu theo hình thức này thì doanh nghiệp sẽ phải chịu mức chi phí cao hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp lại có thể rễ ràng hơn trong việc tìm kiếm các dơn hàng, đặc biệt là những khách hàng mới. Nhược điểm là doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức này, do không gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, vì vậy khó có thể nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng, không thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xuất khẩu theo hình thức này thì các đơn hàng của công ty thường không ổn định, không có những khách hàng riêng, lâu dài.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thÓ thao c¸c nguyªn vËt liÖu chñ yÕu phôc vô s¶n xuÊt nh­ PU, PVC, da lén, da Action, ®Õ Eva, keo Newtex, chÊt chèng phun s­¬ng, chÊt ®ång ho¸ ®­îc nhËp khÈu tõ c¸c n­íc nh­ : §µi Loan, Hång K«ng, Hµn Quèc, Trung Quèc, NhËt B¶n, Anh, T©y Ban Nha C¨n cø vµo mÉu m· giÇy vµ néi dung ®· kÝ kÕt, c¨n cø vµo sè nguyªn liÖu cßn tån kho trong c«ng ty, dùa vµo nguyªn vËt liÖu vµ thêi gian giao hµng cña tõng ®¬n hµng mµ c«ng ty lªn kÕ ho¹ch s¶n xuÊt, phßng kÕ ho¹ch vËt t­ sÏ lªn danh s¸ch sè nguyªn vËt liÖu cÇn thu mua. 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy tại công ty giầy Thượng Đình. 2.2.1. Kim nghạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị XK ( Triệu USD ) 3,8 4,7 5,4 6,5 Tốc độ tăng trưởng ( % ) 18 23 15 20 ( Nguồn: phòng xuất nhập khẩu – Công ty giầy Thượng Đình ) Số liệu trong bảng 2.5 thấy: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình luôn tăng qua các năm. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu là 3,8 triệu USD thì đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu là 4,7 triệu USD, tăng 0,9 triệu USD. Tiếp đó năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 5,4 triệu USD, tăng 0,7 triệu USD so với năm 2005. Đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình đạt 6,5 triệu USD, tăng 1,1 triệu USD so với năm 2006. Như vậy trong vòng 3 năm, từ năm 2004 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình tăng khoảng 2,65 triệu USD. Đây là một dấu hiệu tốt, điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua các số liệu trong bảng 2.5 ta thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu giầy tại công ty giầy Thượng Đình tăng đều theo các năm, trung bình vào khoảng 15% - 23%. Cụ thể năm 2005 tăng 23%, năm 2006 tăng 15%, năm 2007 tăng 20%. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng của năm 2006 tăng chậm hơn năm 2005 và năm 2007 là do năm 2006 Việt nam mới ra nhập vào WTO, bởi vậy thị trường xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình phải chịu nhiều sức ép hơn từ phía các đối thủ tại các thị trường này. Mặt khác mặt hàng giầy da của công ty còn bị EC áp thuế chống bán phá giá, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên vào năm 2007 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty đã được hồi phục trở lại ( 20% ), đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đã có những giải pháp điều chỉnh hợp lý cho hoạt động xuất khẩu của mình. Số liệu này cũng cho thấy công ty giầy Thượng Đình hòa nhập khá tốt vào môi trường kinh doanh mới. Công ty đã nhanh chóng hòa nhập vào môi trường cạnh tranh tự do, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. 2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Hiện nay công ty giầy Thượng Đình vẫn đang tiếp tục sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu đó là giầy vải, giầy thể thao các loại. Giầy vải vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, đây cũng là thế mạnh của công ty. Sản phẩm giầy vải và giầy thể thao các loại hiện nay đã đựoc công ty xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia khác nhau, ở nhiều khu vực thị trường khác nhau. Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng giầy xuất khẩu sang thị trường EU. ( Đơn vị tính: Triệu đôi ) Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giầy vải 1,14 1 1,32 1,2 1,25 Giấy thể thao 0,76 0,91 0,95 1 1,15 Các loại giầy khác 0,12 0,15 0,14 0,19 0,25 Tổng 2,02 2,06 2,31 2,39 2,55 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Tổng hợp báo cáo từ 2003 đến 2007 ) Qua bảng 2.6, từ các số liệu trong bảng cho ta thấy tổng sản lượng xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty giầy Thượng Đình vào thị trường EU tăng đều qua các năm từ năm 2003 đến năm 2007, trong đó giầy vải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Sản lượng mặt hàng giầy vải xuất khẩu luôn luôn đạt trên mức 1 triệu đôi một năm. Điều này thể hiện giầy vải vẫn đang là thế mạnh của công ty giầy Thượng Đình trong xuất khẩu. Bên cạnh đó sản lượng giầy thể thao cũng liên tục được gia tăng qua các năm, hai năm liên tiếp gần đây, năm 2006 và năm 2007 sản lượng giầy thể thao xuất khẩu đã đạt trên 1 triệu đôi trong một năm. Đây là một biểu hiện khá tốt khi mà Việt Nam vừa mới ra nhập WTO. Điều này cũng thể hiện tên tuổi và uy tín của thương hiệu giầy Thượng Đình đã được khẳng định trên thị trường quốc tế. Ngoài ra công ty còn phát triển sản xuất và xuất khẩu một số loại giầy khác như giầy thời trang của phụ nữ, giầy da nam để xuất khẩu. Tuy đây không phải là mặt hàng xuất khẩu thường xuyên nhưng nó cũng đem lại không ít thành công cho thương hiệu giầy Thượng Đình. Bảng 2.7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ. ( Đơn vị tính: Triệu đôi ) Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giầy vải 0,02 0,032 0,096 0,38 0,34 Giấy thể thao 0,008 0,01 0,065 0,09 0,17 Các loại giầy khác 0,002 0,008 0,019 0,03 0,08 Tổng 0,03 0,05 0,18 0,5 0,59 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Tổng hợp báo cáo từ 2003 đến 2007 ) Đây là thị trường tiêu thụ giầy lớn thứ hai của công ty giầy Thượng Đình, trong đó Braxin, Canada, Mỹ là những nước nhập khẩu chủ yếu, chiếm khoảng 92% kim ngạch xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình tại thị trường châu Mỹ. Sản lượng giầy xuất khẩu vào khu vực thị trường này luôn tăng qua các năm. Cũng như thị trường các nước châu Âu, tại thị trường châu Mỹ giầy vải vẫn là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất ở đây, tiếp theo đó là các sản phẩm giầy thể thao. Điều này cho thấy giầy vải luôn là một thế mạnh của công ty trong xuất khẩu, các sản phẩm giầy vải của công ty luôn được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Bảng 2.8: Cơ cấu mặt hàng giầy xuất khẩu sang các thị trường khác. ( Đơn vị tính: Triệu đôi ) Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giầy vải 0,0072 0,018 0,02 0,017 0,021 Giấy thể thao 0,002 0,012 0,015 0,005 0,017 Các loại giầy khác 0,0015 0,007 0,008 0,008 0,01 Tổng 0,017 0,037 0,043 0,03 0,048 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Tổng hợp báo cáo từ 2003 đến 2007 ) Các thị trường này bao gồm: Thị trường châu Á, châu Úc, châu Phi. Đây là mảng thị trường nhỏ của công ty, sản lượng giầy xuất khẩu sang các thị trường này không đáng kể. Các sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu vẫn là giầy vải và giầy thể thao các loại, các loại giầy khác chỉ chiếm một số lượng nhỏ không đáng kể. Tuy rằng sản lượng giầy xuất khẩu sang các thị trường này hiện tại rất thấp, xong đây lại là mảng thị trường được đánh giá là rất hấp dẫn trong tương lai. Sản lượng giầy xuất khẩu sang các thị trường nay cũng liên tục tăng , từ 0,017 triệu đôi năm 1993 lên 0,048 triệu đôi năm 2007. Điều này cho thấy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sang các nước này đang có những chuyển biến tốt. Thị trường xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Hiện nay công ty giầy Thượng Đình đã xuất khẩu các sản phẩm giầy của mình sang rất nhiều nước trên thế giới. Điển hình ở châu Âu có Anh, Đức, Ý, Hà Lan ở châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc ở châu Mỹ gồm Mỹ, Canada, Braxin Châu Phi có Nam Phi, Angola, Senegan Châu Úc có Úc, Tuy nhiên để thuận lợi cho quá trình tìm hiểu, ta chia các khu vực thị trường xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình thanh các khu vực: Châu Âu, Châu Mỹ, châu Á, châu Phi, Châu Úc. Bảng 2.9: Doanh thu theo khu vực thị trường xuất khẩu. ( §¬n vÞ tÝnh: 1.000.000 § ) ThÞ tr­êng 2004 2005 2006 2007 DT % DT % DT % DT % Ch©u ¢u 5.460.511 97.75 5.162.698 95.94 5.677.498 89.47 4.801.528 81.52 Ch©u Mü 8.155.852 1.46 121.379 2.26 4.372.187 6.89 969.494 16,46 Ch©u ¸ 55.862 0.01 121.379 0.24 4.695.818 0.74 43.586 0.74 Ch©u óc 3.686.892 0.66 472.626 0.88 1.421.473 2.24 28.272 0.48 Ch©u Phi 614.482 0.11 365.211 0.68 4.251.619 0.67 47.709 0.81 Tæng 5.586.200 100 5.370.750 100 6.345.700 100 5.890.000 100 ( Nguån: Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n – Công ty giầy Thượng Đình ) Từ các số liệu trong bảng 2.9 ta thấy: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường các nước châu Âu, chiếm khoảng trên 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tiếp theo đó là thị trường châu Mỹ, doanh thu từ khu vực thị trường này liên tục tăng, và có dấu hiệu phát triển mạnh. Hiện nay doanh thu từ khu vực thị trường này chiếm khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên tại thị trường châu Á và châu Úc lại có xu hướng giảm dần. Đây là một biểu hiện không tốt, công ty cần có những giải pháp khắc phục tình trạng trên. Có thể nói hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty vẫn là hai thị trường châu Âu và thị trường châu Mỹ. Tuy nhiên công ty cầnphải liên tục tìm kiếm và khai thác những mảng thị trường mới nhằm mở rộng được thị trường xuất khẩu và thu được lợi nhuận cao nhất. * Thị trường châu Âu: Đây là khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty giầy Thượng Đình. Khu vực này mỗi năm tiêu thụ khoảng 2 triệu đôi giầy các loại, chiếm khoảng trên 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Bảng 2.10: Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU năm 2007 của công ty giầy Thượng Đình. Nước xuất khẩu Sản lượng ( Đôi ) Giá trị ( 1000 USD ) Đức 692.773 171.681 Pháp 457.056 124.481 Ý 187.280 45.638 Anh - Ỉeland 469.564 125.678 Hà Lan 107.104 26.494 Đan Mạch 41.600 10.166 Phần Lan 54.818 11.286 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Công ty giầy Thượng Đình ) Trong các thị trường xuất khẩu tại EU của công ty giầy Thượng Đình thì Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất, sau đó là Pháp, Anh, Ý, Hà Lan. Đây là những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. Thị trường Đức, Anh, Pháp là 3 thị trường chính và cũng là thị trường truyền thống của công ty, công ty đã quen với môi trường kinh doanh ở những nước này. Nền kinh tế ở các nước này đều là nền kinh tế thị trường với tốc độ phát triển mạnh, sức mua lớn do vậy công ty xác định đây là mảng thị trường tiêu thụ quan trọng nhất. Ngoài các thị trường lớn kể trên, công ty giầy Thượng Đình còn xuất khẩu vào một số nước khác như Thụy Sỹ, Bỉ, Bồ Đào Nha Trong đó thị trường Bồ Đào Nha là thị trường mà công ty mới thâm nhập vào cuối năm 2005, đến nay sản lượng xuất khẩu vào thị trường này đã đạt 16.540 đôi một năm. * Thị trường châu Mỹ: Đây là mảng thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 sau thị trường các nước EU, doanh thu từ khu vực thị trường này chiếm khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Bảng 2.11: Tình hình xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ năm 2007 của công ty giầy Thượng Đình. Nước xuất khẩu Sản lượng ( Đôi ) Giá trị ( 1000 USD ) Mỹ 334.142 80.437 Canada 103.210 26.369 Braxin 127.354 33.256 Argentina 54.324 12.215 Cu Ba 10.300 6.789 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu – Công ty giầy Thượng Đình ) Tại thị trường châu Mỹ, thì thị trường tiêu thụ chính yếu các sản phẩm của công ty đó là thị trường 3 nước Mỹ, Braxin và Canada. Doanh thu từ 3 khu vực thị trường này chiếm khoảng 90% doanh thu của công ty tại thị trường châu Mỹ. Trong đó tiêu thụ lớn nhất phải nói đến thị trường Mỹ, doanh thu tại thị trường mỹ chiếm khoảng 60% doanh thu của cả khu vực thị trường này. Kế đó là Braxin và Canada chiếm khoảng 30% doanh thu của cả khu vực. Ngoài 3 thị trường lớn trên, công ty giầy Thượng Đình đã đang mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang một số nước mới như Argentina, Cu Ba, Chi Lê Đây là những khu vực mà công ty mới tiến hành xâm nhập, vì vậy sản lượng tiêu thụ ở một số nước này còn hạn chế, đây chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ, không thường xuyên. Như vậy có thể nói, tại thị trường châu mỹ thì công ty nên tiếp tục củng cố vị thế của mình trên 3 thị trường chủ yếu đó là Mỹ, Canada, Braxin. Đây là những nước có nền kinh tế khá phát triển, và cũng là những khách hàng lâu năm của công ty, công ty cũng đã khá hiểu về tập quán tiêu dùng tại các nước này. Đây là một lợi thế công ty cần phát huy để mở rộng thị trường của mình, nâng cao sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này. * Thị trường châu Á: Đây là khu vực mà công ty cũng đã tiến hành xâm nhập khá lâu, tuy nhiên tại khu vực thị trường này công ty vẫn chưa có được một kết quả kinh doanh tốt. Bảng 2.12: Tình hình xuất khẩu vào thị trường châu Á năm 2007 của công ty giầy Thượng Đình. Nước xuất khẩu Sản lượng ( Đôi ) Giá trị ( 1000 USD ) Nhật Bản 8.500 3.518 Hàn Quốc 6.500 2.789 Đài Loan 2.400 869 Thái Lan 1.500 578 Trung Quốc 2300 845 ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Công ty giầy Thượng Đình ) Qua số liệu trong bảng 2.12, ta thấy sản lượng xuất khẩu của công ty sang các nước châu Á là rất nhỏ, sở dĩ có tình trạng trên là do tại thị trường này công ty phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ Trung Quốc, và một số sản phẩm của Thái lan, Inđônêxia, Malaixia Mặt khác thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty tại khu vực này là thị trường Nhật Bản, tuy nhiên đây lại là thị trường rất khó tính, yêu cầu của người tiêu dùng tại thị trường này rất cao. Đây chính là những khó khăn mà công ty gặp phải khi tiến hành kinh doanh xuất khẩu sang thị trường này. Cũng chính vì những lý do trên mà tình hình kinh doanh của công ty tại mảng thị trường này không đạt được hiệu quả cao ( Chiếm 0,74% kim ngạch xuất khẩu ). Tuy nhiên đây lại là khu vực gần với nước ta, có những nét tương đồng về phong tục tập quán. Bởi vậy công ty cần có những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, tận dụng tối đa những lợi thế về địa lý và văn hóa để nâng cao kết quả xuất khẩu sang khu vực thị trường này. * Thị trường châu Phi: Đây là mảng thị trường khá mới của công ty, tuy nhiên công ty cũng đã bước đầu thu được những kết quả khả quan. Bảng 2.13: Tình hình xuất khẩu vào thị trường châu Phi năm 2007 của công ty giầy Thượng Đình. Nước xuất khẩu Sản lượng ( Đôi ) Giá trị ( 1000 USD ) Nam Phi 7.500 2.734 Angola 4.560 1.560 Senegan 4.200 1.350 Bờ Biển Ngà 3.570 1.150 ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – Công ty giầy Thượng Đình ) Qua số liệu trong bảng 2.13 ta thấy: Tuy công ty mới bắt đầu xâm nhập vào khu vực thị trường này, sản phẩm của công ty mới được xuất khẩu sang một số ít nước trong khu vực, xong từ những kết quả đạt được ta thấy đây sẽ là một khu vực thị trường tiềm năng trong tương lai. Điển hình là thị trường Nam Phi, Angola, đây là hai thị trường có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều nhất, và có xu hướng phát triển nhanh vào các năm tới. Dự kiến vào năm 2008 sản lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ vào khoảng 30.000 đôi. * Thị trường châu Úc: Đây là một thị trường xuất khẩu không thường xuyên của công ty, hầu hết đây chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty ( khoảng 0,45% kim ngạch XK của công ty ). Bảng 2.14: Tình hình xuất khẩu vào thị trường châu Úc năm 2007 của công ty giầy Thượng Đình. Nước xuất khẩu Sản lượng ( Đôi ) Giá trị ( 1000 USD ) Úc 5.670 1.865 Niugilan 4.500 1.560 ( Nguồn: Phòng xuất nhậpkhẩu – Công ty Giầy Thượng Đình ) Hiện nay công ty mới chỉ xuất khẩu một số lượng nhỏ vào Úc và Niugilan. Trong tương lai công ty đang xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang một số nước khác trong khu vực này. Chuyển từ xuất khẩu không thường xuyên sang thường xuyên, từ nhỏ lẻ sang xuất khẩu với số lượng lớn. 2.2.4 Hình thức xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Công ty giầy Thượng Đình vẫn tổ chức xuất khẩu theo một số hình thức cơ bản như; xuất khẩu trực tiếp, Xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu gia công, xuất khẩu uỷ thác, buôn bán đối lưu. Tuy nhiên hiện nay công ty giầy Thượng Đình xuất khẩu theo hình thức gia công bán thành phẩm và xuất khẩu gián tiếp là chủ yếu. Nhưng công ty đang có gắng thực hiện xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp để không phải thông qua các công ty trung gian. Điều này sẽ giúp cho công ty nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thị trường. Mặt khác xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp công ty giảm được một khoản chi phí đáng kể do không phải thông qua các công ty trung gian. 2.2.5. Tình hình thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Hiện nay quy trình xuất khẩu của công ty đã được các cán bộ trong các phòng ban thực hiện một cách khoa học, đảm bảo được tiến độ của hợp đồng vì vậy đã tạo được uy tín với các khách hàng. Quy trình xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình được thực hiện theo các bước trong sơ đồ hình 3. Nghiên cứu môi trường KD Lập phương án kinh doanh Giao dịch Đàm phán Ký kết hợp đồng XK Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng XK Làm thủ tục thanh toán Giao hàng cho hãng vận tải Làm thủ tục hải quan Mua bảo hiểm cho hàng XK Thuê phương tiện vận tải Kiểm tra chất lượng hàng XK Hình 3: Quy trình xuất khẩu mặt hàng giầy tại công ty giầy Thượng Đình. * Giai đoạn tiền hợp đồng: Trong giai đoạn này công ty giầy Thượng Đình sẽ tiến hành thu thập thông tin về thị trường. Các biện pháp hiện nay công ty đang sử dụng để thu thập thông tin về thị trường là: - Nghiên cứu qua tài liệu, tạp chí chuyên ngành, qua trung tâm thông tin phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, qua mạng internet - Sử dụng trung gian môi giới và trích trả % cho các trung gian này. - Đưa sản phẩm tham dự các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá thương hiệu sản phẩm giầy Thượng Đình. - Tổ chức các chuyến tham quan, khảo sát thị trường, để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới. - Mời khách hang trực tiếp đến tham quan công ty. * Giai đoạn giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu: Giai đoạn này được công ty thực hiện sau khi nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng thành công. - Hiện nay công ty tiến hành giao dịch đàm phán chủ yếu là thông qua Email, Fax, điện thoại, trực tiếpTrong đó phương thức giao dịch trực tiếp công ty chỉ sử dụng khi công ty giao dịch với khách hàng mới, giá trị hợp đồng lớn. Thực tế công ty giầy Thượng Đình sử dụng các bước giao dịch gồm: Chào hang, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. - Phương thức chào hàng được công ty giầy Thượng Đình sử dụng thường xuyên là chào hàng tự do. - Hợp đồng xuất khẩu được chialàm 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản, nội dung của hợp đồng tuỳ theo từng trưòng hợp cụ thể mà các điều khoản trong hợp đồng sẽ được thống nhất với nhau. Với công ty giầy Thượng Đình việc thoả thuận thường đi tới thống nhất các nội dung cơ bản sau: Điều khoản về hàng hoá xuất khẩu: + Điều khoản về tên hàng hoá xuất khẩu. + Điều khoản về số lượng hàng hoá xuất khẩu. + Điều khoản về chất lượng hàng hoá xuất khẩu. + Điều khoản về giá cả hàng hoá xuất khẩu. Điều khoản về thanh toán: + Nêu phương thức thanh toán. + Đồng tiền dùng thanh toán. + Thời gian thanh toán. Điều khoản về trường hợp miễn trách: Các trường hợp chậm trễ hoặc thiệt hại xảy ra mà nguyên nhân được coi là bất khả kháng thì người bán không phải chịu trách nhiệm. Điều khoản về trọng tài: Hầu hết trong các hợp đồng của công ty không thấy nêu cụ thể về điều khoản trọng tài như thông thường. * Giai đoạn tổ chức thực hiện hợp đồng: Giai đoạn này công ty giầy Thượng Đình tổ chức thực hiện một số các công việc sau: - Kiểm tra L/C: Xem xét có nội dung nào không phù hợp với hợp đồng thì liên lạc với đối tác để yêu cầu sửa, chỉ khi nào nội dung trong L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng thì công ty mới tiến hành thực hiện các bước tiếp theo. - Chuẩn bị hàng xuất khẩu: + Tập trung hàng xuất khẩu. + Bao gói hàng xuất khẩu. + Kẻ mã ký hiệu hàng hoá. - Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu. - Thuê phương tiện vận tải: Công ty thường liên hệ với các hang tàu biển quốc tế; Maersk ( Denmark ), Mitsui OSK Lines Ltd ( Nhật ), ACS ( Mỹ ). - Mua bảo hiểm hang hoá: Vì công ty ký hợp đồng theo giá FOB nên công ty không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hoá. - Làm thủ tục hải quan: Công ty thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. - Làm thủ tục thanh toán: Hai phương thức thanh toán được sử dụng chủ yếu ở công ty là thanh toán qua thư tín dụng L/C và thanh toán qua điện chuyển tiền T/T. + Đối với thanh toán bằng L/C công ty sử dụng thư tín không huỷ ngang, trả ngay. + Đối với thanh toán bằng T/T thì chỉ được công ty sử dụng đối với những hợp đồng giá trị không cao bởi vì thanh toán theo hình thức này không đảm bảo bằng L/C. - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Phong xuất nhập khẩu sẽ tiếp nhận khiếu nại của khách hang, thong qua phó giám đốc xuất nhập khẩu sẽ lên kế hoạch khắc phục và biện pháp phòng ngừa. Một điều tốt là trong hợp đồng xuất khẩu giầy sang thị trường EU công ty chưa nhận được một khiếu nại nào từ phía khách hàng. 2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình. 2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty giầy Thượng Đình. Hơn 50 năm hình thành và phát triển, gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu giầy các loại, công ty giầy Thượng Đình đã thu được khá nhiều thành công trên thương trường quốc tế. Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành công ty giầy Thượng Đình luôn có những thành tích tốt trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. HiÖn nay c«ng ty ®ang chiÕm lÜnh ®­îc nhiÒu m¶ng thÞ tr­êng quan träng nh­: thÞ tr­êng giÇy v¶i, giÇy thể thao ở EU, và một số nước lớn như Mỹ, Mêxicô, Canada, Braxin Có thể nói công ty giầy Thượng Đình đạt được những thành tựu kể trên là nhờ vào những ưu điểm của công ty trong hoạt động xuất khẩu. Những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình bao gồm: * Trong đội ngũ cán bộ công nhân viên: - Công ty có một đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc, luôn luôn học hỏi đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự thông thoáng chính xác trong hoạt động giao dịch ký kết hợp đồng. Từ đó đã tạo được uy tín và lấy được lòng tin từ phía khách hàng, tạo nên những khách hàng truyền thống cho công ty. - Quá trình xuất khẩu của công ty luôn được các phòng ban thực hiện một cách chi tiết theo một quy trình chung đã được quy định. Điều này đã giúp cho công ty tránh được những nhầm lẫn không đáng có cho các khách hàng cũng như cho bản thân công ty. Công ty có một truyền thống tốt đó là luôn luôn đúng hẹn, luôn luôn thực hiện tốt những gì đã cam kết trong hợp đồng. - Công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề, các phòng ban làm việc hiệu quả, đúng theo công việc được phân công. Các cán bộ trong phòng xuất nhập khẩu đều có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, làm việc nhanh nhẹn, độc lập, hiệu quả. * Trong hoạt động sản xuất, chuẩn bị hàng xuất khẩu: - Công ty có những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu, giá cả lại phù hợp với số đông người tiêu dùng. - MÆt kh¸c s¶n phÈm giÇy Th­îng §×nh còng ®· t¹o ®­îc Ên t­îng m¹nh ®èi víi kh¸ch hµng néi ®Þa còng nh­ kh¸ch hµng quèc tÕ - Hiện nay sản phẩm giầy vải mùa hè của công ty vẫn đang nắm giữ vị trí số 1tại thị trường nội địa. Đây cũng là sản phẩm tạo được nhiều ấn tượng tại các thị trường xuất khẩu, đây là một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường EU và một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Mexico, Braxin Ngoµi ra c¸c s¶n phÈm cña c«ng ty lu«n ®­îc c¶i tiÕn thay ®æi mÉu m· phï hîp víi thÞ hiÕu tiªu dïng cña kh¸ch hµng. C¸c s¶n phÈm cña c«ng ty lu«n ®­îc kh¸ch hµng ®¸nh gi¸ cao vÒ kiÓu c¸ch vµ chÊt l­îng. §Æc biÖt lµ c¸c s¶n phÈm cña c«ng ty rÊt ®­îc giíi trÎ yªu thÝch. * Thị trường xuất khẩu: - Công ty đã xây dựng được những khu vực thị trường truyền thống, điển hình là thị trường các nước EU. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn khá tốt với thị trường này. Đây là những khách hàng quen của công ty, công ty đã hiểu khá rõ về họ. - Bên cạnh những khách hàng truyền thống công ty còn thường xuyên có những hoạt động tìm kiếm mở rộng thị trường. Công ty luôn có sự chuẩn bị chu đáo, tốt về mọi mặt. Chính vì vậy mà sản lượng xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên trong các năm gần đây. * Trong hoạt động giao dịch đàm phán ký kết hơp đồng xuất khẩu: - Công ty sử dụng hiệu quả nhiều phương thức giao dịch, đàm phán như qua điện thoại, fax, email, điều này giúp cho quá trình giao dịch được linh hoạt. Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc quy định những điều khoản chung áp dụng cho cả một mùa giầy giúp cho công ty giảm được những thủ tục khi ký kết các đơn hàng cụ thể. - Trong công tác giao dịch với khách hàng, tuy công ty chủ yếu giao dịch gián tiếp song với những khách hàng đến trực tiếp công ty để tìm hiểu thì công ty đều có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng. Đối với những khách hàng quen thuộc, công ty xếp đặt văn phòng của họ ngay trong công ty nên rất dễ dàng trong việc trao đổi thông tin. * Doanh nghiệp đi đầu: - GiÇy Th­îng §×nh cã ®­îc lîi thÕ lµ doanh nghiÖp ®i ®Çu trong ngµnh c«ng nghiÖp giÇy dÐp ë ViÖt Nam, c«ng ty cã khoảng 50 n¨m kinh nghiÖm ho¹t ®éng trong lÜnh vùc s¶n xuÊt kinh doanh xuÊt khÈu giÇy dÐp. Bởi vậy các sản phẩm của công ty luôn đạt được lòng tin từ phía khách hàng, công tác kiểm tra luôn được thực hiện tốt từ khâu thu mua nguyên vật liệu đầu vào cho tới các bước trong quy trình sản xuất. - Công ty luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ về nộp lệ phí cho hải quan. Bởi vậy công ty có thể xin được hồ sơ miễn kiểm hóa từ đó giảm được phiền hà trong khâu kiểm tra hàng, thực hiện nhanh chóng công tác xuất khẩu. 2.3.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty giầy Thượng Đình. Bên cạnh những ưu điểm thì trong hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn tồn tại một số những mặt hạn chế sau đây: * Về công tác nghiên cứu thị trường: - Công ty giầy Thượng Đình tiến hành còn hạn chế đối với công tác nghiên cứu như nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Việc đưa cán bộ đi nghiên cứu thị trường nước ngoài hay gửi hàng tham gia hội trợ triển lãm còn rất ít. Công ty rất thụ động trong công tác tìm kiếm các khách hàng mới. Các đơn hàng chủ yếu là do các khách hàng quen đưa tới, chỉ định thị trường đích nên công ty không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với thị trường. - Nguồn thông tin mà công ty thu thập được chủ yếu là nguồn thông tin dựa trên dữ liệu thứ cấp, bởi vậy tính cập nhật và độ chính xác không cao. * Về thị trường xuất khẩu: - Thị trường chính và chủ yếu của công ty là thị trường EU, tuy nhiên công ty chỉ có khả năng tiếp xúc trực tiếp với một phần rất nhỏ của thị trường này, phần lớn còn lại vẫn là tiếp xúc qua các trung gian. - Công ty tập trung chủ yếu vào thị trường EU, đây là thị trường lớn nhất của công ty ( chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty ). Điều này cho thấy mức độ đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường còn hạn chế. Bởi vậy một khi thị trường này có biến động thì công ty sẽ gặp nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Về công tác soạn thảo và ký kết hợp đồng: - Nhiều khi từ ngữ và điều khoản sử dụng trong hợp đồng còn chưa đảm bảo tính chặt chẽ. Một số lỗi thường gặp như chẳng hạn; ghi FOB mà không ghi FOB theo Incoterms năm nào. Trong điều khoản về khiếu nại, công ty ghi chưa rõ có thể gây ra tranh chấp sau này; ví dụ chỉ ghi nếu bên đối tác thanh toán chậm theo quy định của hợp đồng hay những quy định trong L/C thì sẽ chịu mọi trách nhiệm về việc thanh toán chậm mà không quy định về việc bồi thường như thế nào, phạt hợp đồng bao nhiêu phần trăm và thời gian bao lâu. * Về khâu thu mua nguyên vật liệu: - Đối với nguyên vật phục vụ sản xuất giầy vải thì công ty có thể mua từ một số công ty quen thuộc trong nước. Tuy nhiên đối với nguyên vật liệu sản xuất giầy thể thao thì hầu như công ty phải nhập từ nước ngoài. Do đó việc chuẩn bị hàng xuất khẩu của công ty không tự chủ được mà phải phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài. Mặt khác giá của nguyên vật liệu nhập cao nên hiệu quả kinh tế thu được chưa cao. * Về các bước thực hiện nội dung hoạt động xuất khẩu: - Sự phối hợp thực hiện các giai đoạn của hợp đồng còn chưa thực sự ăn khớp với nhau, nhiều khâu còn chưa tốt, chưa đảm bảo tiến độ dẫn đến khó khăn cho việc thực hiện các khâu tiếp theo. 2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế. Qua quá trình tìm hiểu ta thấy những mặt hạn chế của công ty xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau: * Nguyên nhân chủ quan: - Nghiệp vụ xuất khẩu của công ty còn nhiều bất cập, không thường xuyên nhưng vẫn có những sai xót trong việc soạn thảo và ký kết hợp đồng xuất khẩu. - Hệ thống máy móc của công ty còn lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công ty. - Công ty chưa có những hoạt động điều tra, tìm hiểu về thị trường với quy mô rộng. Do vậy cho đến hiện nay công ty vẫn thực hiện các hoạt động xuất khẩu của mình thông qua các công ty trung gian là chủ yếu. - Công ty còn hạn chế trong việc tiếp xúc với khách hàng vì vậy chưa có cái nhìn tổng quan về các khách hàng. Bởi vậy công ty khó có thể đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng. - Thị trường của công ty tập trung chủ yếu tại một số nước EU, Mỹ và Nhật Bản. Mặt khác sản lượng xuất khẩu tại các thị trường này không đều, có thể nói là khá chênh lệch. - Các mặt hàng của công ty cũng hạn chế về mặt chủng loại. Hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là giầy vải và giầy thể thao. * Nguyên nhân khách quan: - Công ty Giày Thượng Ðình nói riêng phải đối mặt với nhiều thử thách. Giá cả các loại vật tư như cao-su, vải, hóa chất đều tăng, chi phí vận tải cũng liên tục tăng. Khó khăn hơn, các thị trường xuất khẩu của công ty bị hàng Trung Quốc và của một số nước khác trong khu vực cạnh tranh gay gắt. - Mặt khác hiện nay EC đang áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam. Điều này đã gây ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ các sản phẩm giầy da của công ty giầy Thượng Đình tại thị trường EU. - Nguồn nguyên vật liệu dùng để sản xuất các mặt hàng giầy thể thao của công ty hiện nay trong nước vẫn chưa đáp ứng được. Công ty phải nhập khẩu hoàn toàn các loại nguyên vật liệu này do vậy nên công ty thường không chủ động trong công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu, chi phí sản xuất cao, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá của công ty. Ch­¬ng 3 Mét sè gi¶i ph¸p nh»m thóc ®Èy ho¹t ®éng xuÊt khÈu mÆt hµng giÇyt¹i c«ng ty tnhh nhµ n­íc mét thµnh viªn giÇy th­îng ®×nh 3.1. Triển vọng hoạt động xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã ra nhập tổ chức WTO, cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực da giầy nói riêng đang đứng trước một cơ hội kinh doanh lớn. Hiện nay các doanh nghiệp giầy dép của Việt Nam đang từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang tất cả các quốc gia, các vùng miền lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên xu hướng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam vẫn là xuất khẩu các sản phẩm của mình sang 3 thị trường chủ yếu đó là: Lớn nhất vẫn là thị trường các nước EU, thứ 2 là thị trường Mỹ, đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giày dép sang EU và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tuy từ ngày 6/10/2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU với mức thuế 10%, còn những sản phẩm giày dép khác không bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào EU song cần phải có chiến lược về sản phẩm không nằm trong diện bị áp thuế khi xuất sang thị trường EU. Mỹ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu c ủa toàn ngành. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày da nam nữ. Tuy nhiên, để xâm nhập vào kênh phân phối và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng tại thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ thông tin, lựa chọn đối tác tin cậy và thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000 song ngành da giày vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2010, giày dép của Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đông Nam Á. Ngoài Những triển vọng xuất khẩu sang 3 thị trường xuất khẩu chính yếu trên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu giầy dép còn có triển vọng xuất khẩu lớn sang một số khu vực thị trường khác chẳng hạn như thị trường Mêxicô, Braxin, Canada Đây cũng là một trong số những thị trường thường xuyên nhập khẩu những lô hàng lớn các sản phẩm giầy dép Việt Nam và có xu hướng gia tăng nhanh trong các năm gần đây. 3.1.1. §Þnh h­íng ph¸t triÓn ngµnh da giÇy ViÖt Nam ®Õn n¨m 2010. Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành da giầy Việt Nam xác định mục tiêu hướng ra xuất khẩu, thu hút ngoại tệ, tự cân đối các điều kiện sản xuất và phát triển nhằm vươn tới là một ngành mũi nhọn của Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm đó, các công ty da giầy phấn đấu chuyển hướng từ gia công xuất khẩu sang chủ động sản xuất bằng nguyên vật liệu trong nước, tìm kiếm thị trường và xuất khẩu đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình xuất khẩu giầy hiện nay và xu hướng tiêu dùng tại các thị trường, tổng công ty da giầy Việt Nam đã đề ra những mục tiêu phát triển toàn ngành như sau: - Mục tiêu của ngành da giầy Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giầy dép các loại, 80,7 triệu chiếc cặp túi xách và 80 triệu sqft ( 1 sqft = 0,3048 m2 ) da thuộc thành phẩm. - Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu là phương thức chuyển mạnh từ gia công sang nguyên vật liệu bán thành phẩm, đảm bảonâng cao thành quả tăng nhanh tích lũy, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. - Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hóa chất phụ tùng phục vụ cho sản xuất nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo thế chủ động trong kinh doanh. - Khai thác tốt tiềm năng của đất nước nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tranh thủ mọi nguồn lực về tài chính, khách hàng và thị trường. - Tập trung hoàn thiện, phát triển khâu thiết kế tạo mẫu. Đổi mới thiết bị, đồng bộ hóa thế chủ động trong sản xuất. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sau năm 2010. - Bồi dưỡng và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đảm bảo tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, không bị lệ thuộc vào các đối tác nước ngoài. - Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ xung các thiết bị, thay thế các loại máy móc lạc hậu, đổi mới công nghệ nhằm làm tăng năng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2. §Þnh h­íng ph¸t triÓn xuất khẩu của công ty giầy Thượng Đình. Từ thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cùng xu thế phát triển của thị trường, xu thế phát triển của ngành da giầy nói chung, công ty giầy Thượng Đình đã đề ra một số định hướng sau: - Mở rộng thị trường xuất khẩu: Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống EU, đồng thời thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như thị trường Mỹ, Nhật Bản, Mêxicô, Canada, Braxin Tăng cường tìm kiếm và xác định những đối tác chủ đạo, quan tâm đến những khách hàng mới tạo điều kiện cho họ nắm vững về khả năng của công ty từ đó chủ động cung cấp đơn hàng. - Mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại nhà máy mới ở Đồng Văn - Hà Nam. Nhập các dây chuyền sản xuất hiện đại, bổ xung trang thiết bị để đap ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Triển khai các bước công việc của dự án “ Xây dựng trung tâm thiết kế điều khiển quá trình sản xuất mẫu công nghiệp ” đã được thành phố Hà Nội phê duyệt. - Trước mắt để có nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, công ty đã có hướng thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu Trung Quốc để đa dạng hóa và chủ động hơn trong sản xuất. Tuy nhiên trong tương lai công ty dần chuyển về sử dụng nguồn nguyên vật liệu trong nước thay thế cho nguyên vật liệu nhập khẩu. - Tuyển thêm nhân viên mới có trình độ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tiếp thu công nghệ mới, tạo sự chuyển dịch trong sản xuất, nâng cao trình độ đội ngũ thiết kế sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của từng nhóm khách hàng, đồng thời phù hợp với nguồn nguyên vật liệu. - Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng hệ thống giá cả hợp lý, phù hợp với thực tế từng thị trường. - Xúc tiến quảng cáo bán hàng rộng rãi, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm mới của công ty, cũng để tìm kiếm các khách hàng mới cho công ty. Tiếp tục phát triển các đơn hàng trực tiếp ở thị trường Đức và phát triển sang các thị trường khác. 3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy tại công ty giầy Thượng Đình. Hiện nay công ty giầy Thượng Đình chiếm lĩnh được nhiều mảng thị trường quan trọng, tuy nhiên để có thể phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình thì trước hết từ phía bản thân công ty cần phải có một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của công ty, bên cạnh đó từ phía nhà nước cũng cần phải có những chính sách điều chỉnh phù hợp với điều kiện hiện nay để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong ngành da giầy nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng. Các giải pháp từ phía công * Về nghiệp vụ xuất khẩu: - Trước hết công ty cần có một số điều chỉnh về các nghiệp vụ của mình, tạo ra sự thống thoáng hiệu quả trong công tác giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng. Công ty cần hoàn thiện các nghiệp vụ trong quy trình xuất khẩu của công ty. - Trong quan hệ giao dịch với khách hàng nước ngoài thì ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là tiếng Anh, vì vậy các cán bộ nghiệp vụ trong đàm phán cần phải có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh. - Công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy những phương thức giao dịch hiệu quả hiện nay đó là sử dụng Email, Fax, điênh thoại để giao dịch vừa rút ngắn được thời gian giao dịch vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch. Tuy nhiên đối với các khách hàng mới thì công ty nên chú trọng vào việc giao dịch trực tiếp, như thế vừa tạo được lòng tin từ phía khách hàng vừa có thể giải quyết các thắc mắc của khách hàng mới vừa có thể tìm hiểu rõ hơn về khách hàng. - Công ty cần xây dựng thêm nhiều chào hàng hơn nữa, những chào hàng này phải có cả những mặt hàng mới phù hợp với thị hiếu, thời trang chứ lhông chỉ đơn thuần là những mặt hàng truyền thống. Trong chào hàng cần có sự kết hợp giữa cán bộ phòng xuất nhập khẩu và cán bộ phòng thiết kế. Một bên chuyên về thiết kế, một bên chuyên về nghiệp vụ như: Đặt giá, xây dựng phương thức thanh toán, giao nhận - Hợp đồng phải rõ ràng hơn tránh trường hợp sau khi đã được ký mà cán bộ nghiệp vụ vẫn phải trao đổi lại với các đối tác gây mất thiện cảm và mất thời gian. - Phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền mà công ty thường hay sử dụng có độ rủi ro cao vì công ty phải giao hàng xong rồi mới nhận được tiền. Công ty có thể nhận được tiền hàng nhanh hay chậm là tùy thuộc vào phía khách hàng, vòa mối quan hệ làm ăn giữa hai bên. Để khắc phục nhược điểm này thì công ty cần phải hoàn tất chứng từ ngay khi hàng được giao xong để nhanh chóng gửi cho phía đối tác, khi gần đến thời hạn thanh toán thì cần nhắc nhở phía khách hàng gửi trả tiền. * Về thị trường xuất khẩu: - Thông tin mà công ty thu thập được chủ yếu là các nguồn thông tin thứ cấp do đó công ty chưa có cái nhìn đầy đủ, chính xác về thị trường nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng này công ty cần phải tiến hành thu thập các nguồn thông tin sơ cấp bằng cách cử cán bộ giỏi ngoại ngữ và giỏi nghiệp vụ ra nước ngoài tham gia tìm hiểu trực tiếp thị trường. - Các đơn hàng của công ty chủ yếu là do các khách hàng chủ động sang giao dịch với công ty cho nên công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng. Vì vậy công ty cần phải tìm hiểu các thông tin về các công ty, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giầy vải và giầy thể thao tại một số thị trường chủ lực như thị trường EU, thị trường Mỹ, Nhật bản, Canada Qua đó lựa chọn đối tác giao dịch phù hợp với công ty. - Mặt khác hiện nay công ty đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường EU ( 80% kim ngạch xuất khẩu của công ty ), vì vậy sẽ rất rủi ro cho công ty khi thị trường này gặp biến động. Do vậy một mặt công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển thị trường EU, nhưng một mặt công ty cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình sang các thị trường tiềm năng như thị trường Mỹ, Nhật Bản, làm cân bằng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường này tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường EU. * Về nguồn nguyên vật liệu: - Cần phải đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, cần tiếp xúc trực tiếp với nguồn nguyên vật liệu trong nước, tránh tình trạng mua qua trung gian vì sẽ gây lãng phí, làm giảm lợi nhuận của công ty. - Đối với những nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được thì công ty bắt buộc phải nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay công ty nhập khẩu nguồn nguyên liệu này đều phải thông qua các trung gian nên bị phụ thuộc và phải mua với giá cao. Như vậy trong thời gian tới đây công ty cần tìm tới các nhà cung cấp trực tiếp, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng và giá cả. * Về cơ cấu tổ chức: - Cơ cấu phòng ban cần phải có sự liên kết chặt chẽ, phải thường xuyên trao đổi thông tin, nếu có phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng phải cùng nhau giải quyết. * Về Hàng hoá xuất khẩu: - Về sản phẩm xuất khẩu thì hiện nay thế mạnh của công ty là hai mặt hàng giầy vải và giầy thể thao. Công ty cần có chính sách phát triển sản phẩm theo xu hướng khách hàng và thị hiếu từng niên vụ giầy, đưa thêm vào sản xuất nhiều mẫu mã mới của mặt hàng giày vải và giầy thể thao ngoài ra công ty cần phát triển phong phú thêm mặt hàng xuất khẩu của mình như các loại dép bằng vải đi trong nhà, các loại dép sandal, giầy da - Bao gói hàng hóa và mã ký hiệu hàng hóa; theo như hiện nay thì công ty vẫn sử dụng bao gói bằng túi nilon. Điều này khá thuận tiện cho quá trình bảo quản và vận chuyển, tuy nhiên công ty cần cải tiến thêm như cần cho thêm vào túi đựng sản phẩm một tờ giấy cứng có in các thông số về sản phẩm, các hình ảnh bắt mắt về sản phẩm. Nếu bao gói bằng hộp giấy thì công ty nên in bên ngoài hộp những hình ảnh, màu sắc phù hợp với sản phẩm bên trong. Chẳng hạn nếu là sản phẩm dành cho trẻ em thì bên ngoài nên in hình những nhân vật hoạt hình nổi tiếng với nhiều màu sắc sặc sỡ. - Một mặt công ty cần phải chú trọng hơn nữa đối với công tác kiểm tra chất lượng, phải tránh để tồn tại những lỗi dù nhỏ như vết keo dính trên bề mặt giầy, keo không dính, đường chỉ lỗiDuy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, trong đó sản phẩm cần phải được làm tốt ngay từ khâu mua nguyên vật liệu. Đồng thời tăng cường vận hành hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 1400 – 1998. * Về công tác chuẩn bị xuất khẩu: - Công việc làm thủ tục hải quan cũng mất rất nhiều thời gian, vì vậy khi làm thủ tục hải quan thì công ty cần chuẩn bị kỹ các giấy tờ cần thiết có liên quan đến bộ hồ sơ, nhanh chóng hoàn thành thủ tục hải quan. - Về công tác thuê phương tiện vận tải; công ty thường ký hợp đồng hàng hóa theo giá FOB nên công ty phải thuê các công ty vận tảihàng hóa từ nhà máy ra cảng để giao hàng. Vì vậy công ty cần có những thỏa ước chặt chẽ đối với các công ty vận tải. Nên thường xuyên đưa ra các yêu cầu, thỏa thuận thành các văn bản để tránh sự tranh chấp sau này, tạo nên những mối làm ăn lâu dài. Mặt khác công ty nên cử cán bộ thường xuyên lưu trú tại cảng Hải Phòng để trực tiếp giám sát việc giao hàng của đơn vị vận tải công ty thuê xem có đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng không. * Về nguồn nhân lực: Công ty cần phải có những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể công ty cần phải có những biện pháp sau: - Đổi mới về công tác quản lý, tăng cường sự chỉ đạo của cán bộ cấp cao với các phòng ban trực thuộc và ràng buộc trách nhiệm của các cán bộ này với phòng ban mình quản lý. - Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành và sử dụng thời gian hữu ích tại các bộ phận trong công ty thông qua hệ thống máy chấm công. - Cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhằm hiểu và giúp đỡ họ hoàn thành tốt cả công việc ở công ty cũng như tại gia đình. Có chế độ lương thưởng phù hợp với công sức đóng góp của nhân viên. Đồng thời cũng cần có những biện pháp đối với những người vi phạm kỷ luật như trừ lương, cắt thưởng - Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu. Cần phải tổ chức cử cán bộ đi học bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ Tuyển thêm những cán bộ giỏi về thiết kế mẫu, nghiên cứu thị trường, có chính sách ưu đãi, khuyến khích ngay từ đầu để họ tích cực cống hiến trong công việc. Tuyển thêm cán bộ nghiệp vụ giỏi, công nhân mới có tay nghề cao cho nhà máy mới của công ty tại Hà Nam. Đặc biệt phải đào tạocho những công nhân mới biết sử dụng những trang thiết bị máy móc hiện đại mà công ty mới nhập về. 3.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước. Hiện nay, tình hình xuất khẩu mặt hàng giầy dép gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi Trung Quốc - một quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu giầy dép trở thành thành viên của WTO. Mặt khác mới đây nhất là việc EC áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, đay là một thách thức quá lớn đối với toàn ngành sản xuất da giầy Việt Nam. Vì vậy để phát triển ngành da giày nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng không chỉ dựa vào sự cố gắng của bản thân các công ty, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này mà còn phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các ban ngành chủ quản cụ thể là ngành da giầy Việt Nam. Sau đây là một số kiến nghị đối với nhà nước và ngành da giày để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giầy Việt Nam nói chung và công ty giầy Thượng Đình nói riêng có thể phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình: - Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Do hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế nằm ngoài khả năng tài chính và năng lực của doanh nghiệp do đó nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác mở rộng mối quan hệ hợp tác với các thị trường xuất khẩu tiềm năng như EU, Mỹ, Nhật BảnTích cực hội nhập với các thị trường thế giới. Tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ triễn lãm quốc tế để hai bên có điều kiện tiếp xúc trao đổi thông tin hợp tác kinh doanh. - Đảm bảo tốt nguồn nguyên vật liệu trong nước: Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu trong nước. Tạo điều kiện cho ngành da giầy kết hợp với các ngành liên quan như cao su, hóa chất, dệt may tạo sự chủ động trong sản xuất. - Trợ cấp xuất khẩu cho các doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu vốn hay cần huy động vốn vào sản xuất kinh doanh thì nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn như cấp tín dụng để các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu tư máy móc thiết bị. - Ngoài những hỗ trợ trên nhà nước nên đổi mới cơ chế thủ tục xuất khẩu tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp, phát triển hệ thống ngân hàng, ưu đãi về lãi xuất, ưu đãi về giá điện nước phục vụ sản xuất. Hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ, nghiên cứu xây dựng các hệ thống chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm. Kết luận Sau thời gian thực tập tại công ty giầy Thượng Đình, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là các cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh - Giảng viên bộ môn kinh Doanh Quốc Tế, khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “ Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình ”. Đề tài đã trình bày về thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy tại công ty giầy Thượng Đình trong các năm gần đây. Dựa trên những kiến thức đã được học em đã phân tích và chỉ ra những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hang giầy của công ty giầy Thượng Đình. Hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp công ty giầy Thượng Đình thành công hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, ngày càng khẳng định được vị trí của thương hiệu giầy Thượng Đình trên thị trường thế giới. Với vốn kiến thức còn ít ỏi, kinh nghiệm thực tế chưa có, thời gian thực tập có hạn nên bài chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô. Các tài liệu tham khảo C ác Website 1. 2. 3. 4. 5. Các tài liệu trong công ty: 6. Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2003 đến 2007. 7. Báo cáo tình hình nhân sự năm 2007. 8. Báo cáo doanh thu từ các thị trường xuất khẩu 2003- 2007. 9. Kế hoạch xuất khẩu vào thị trường EU . Các tờ báo: 10. Báo Nhân Dân – 3/2005, “ Dự báo thị trường xuất khẩu giầy dép khi Việt Nam gia nhập WTO ” 11. Báo Lao Động – tháng 4/2005, “ Mục tiêu của ngành da giầy đến năm 2010 ” 12. Báo Công Nghiệp Da Giầy Việt Nam - tháng 12/2006, “ Xu hướng thời trang da giầy năm 2007 ”. Sách: 13. Dương Hữu Hạnh, “ Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu ” Nxb Thống kê, Hà Nội. 14. Dương Hữu Hạnh, “ Kỹ thuật ngiên cứu thị trường xuất khẩu ” Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội. 15. GS - TS - Võ Thanh Thu, “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu ” Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội. 16. PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, “ Đàm phán trong kinh doanh quốc tế ” Nxb Thống Kê, Hà Nội. 17. PGS - TS - Nguyễn Thị Hường, “ Giáo trình kinh doanh quốc tế ”, Nxb Lao Động Xã Hội, Hà Nội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7315.doc
Tài liệu liên quan