Nhìn lại hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Chiến Thắng trong thời gian qua có thể thấy những bước tiến đáng kể,mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẩn có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xuất khẩu may mặc của công ty hơn nữa.
Trong thời gian tới,nếu toàn bộ cán bộ ,công nhân viên của công ty có sự nổ lực và cùng với sự hổ trợ của nhà nước,của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam,cùng đồng tâm trong việc khắc phục những tồn tại và phát huy các mặt mạnh của hoạt động xuất khẩu thì khả năng công ty trở thành một doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam và của thế gới là hoàn toàn có thể đạt được.Từ đó góp phần vào tăng khả năng xuất khẩu của ngành dệt may, ổn định và phát triển kinh tế đất nước.tuy nhiên điều này không phải dễ dàng thực hiện mà cần có sự đồng tâm của toàn bộ công ty và các cơ quan nhà nước.
Trong chuyên đề này em đã trình bày một cách khái quát về các vấn đề cơ bản của hàng dệt may Việt Nam,phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cụ thể của một doanh nghiệp cụ thể đó là công ty Cổ Phần May Chiến Thắng,phân tích và đánh giá khách quan nguyên nhân của những tồn tại và thành tựu.Từ cơ sở đó em đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của công ty và phát huy những thành tựu mà công ty đạt được trong những năm gần đây với hy vọng sẽ hữu ích đối với công ty Cổ Phần May Chiến Thắng nói riêng và với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu ở công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bằng các rào cản khác nhau các nước nhập khẩu các nước nhập khẩu đã ngăn bớt sự nhập hàng may mặc từ các nước khác.Công ty may Chiến Thắng cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc này,làm giảm khối lượng xuất khẩu của công ty.Cũng như các công ty xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam thị trường chính của công ty là các nước qui định hạn ngạch,vì vậy công ty không dược xuất nhiều sang nước đó.Hoặc đối với các thị trường khó tính như EU,Mỹ thì sản phẩm của công ty may Chiến Thắng vẩn bị các điều kiện của SA8000 gây khó khăn.
Hai là.Chính sách về ưu đãi thương mại của các nước nhập khẩu hàng may mặc đối với các nước xuất khẩu chưa công bằng.
Điều này dẫn tới việc tăng giảm lợi thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu.Công ty may Chiến Thắng cũng bị giảm khả năng cạnh tranh do Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi thương mại,chưa là thành viên của WTO,công ty phải chịu thuế cao hơn các nước xuất khẩu may mặc là thành viên của WTO như Trung Quốc,làm giá thành sản phẩm cao hơn giảm khả năng cạnh tranh,mặt khác,các thủ tục hải quan cũng khắt khe hơn,châm trễ hơn gây mất thời gian.
Ba là.Hệ thống thông tin về thị trường của Việt Nam còn thiếu và yếu.
Hiện nay nước ta mới có hai cơ quan xúc tiến thương mại là phòng thương mại công nghịêp Việt Nam và cơ quan tham tán thương mại của Bộ Thương Mại,chứ chưa có văn phòng đại diện ở từng thị trường đễ kịp thời phản ánh thông tin về thị trường. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới việc nghiên cứu thị trường của công ty,cũng như việc tìm kiếm đối tác kinh doanh.Hệ thống liên lạc thông tin của nước ta còn thiếu,giá cước liên lạc rất đắt (điện thoại),việc thống kê số liệu còn chậm,chưa chính xác và đầy đủ.
Bốn là.Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của nước ta còn kém.
Việc đào tạo chuyên sâu cho người lao động cũng như cán bộ quản lý còn rất kém.nhiều khi các doanh nghiệp muốn đầu tư đào tạo công nhân trong công ty cũng rất khó khăn và hiệu quả mang lại không cao.Muốn đào tạo được tốt thì phải gửi đi nước ngoài,vừa tốn kém,vừa ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Điều này làm cho trình độ tay nghề của công nhân chưa có tính chuyên môn cao,mới chỉ dừng lại ở việc biết làm,vì vậy mà khó làm được những sản phẩm đòi hỏi kỷ thuật cao,làm giảm khã năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Còn đội ngủ quản lý vẩn chưa có trình độ chuyên sâu, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo kiểu đối phó,chụp dựt chứ chưa có tính chiến lược.
Năm là.Chính sách quản lý hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta còn nhiều hạn chế và thiếu hợp lý.
Trước hết là các thủ tục hành chính nói chung của nhà nước còn rất nhiều bất cập và rườm rà. Điều này không những gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế mà còn cản trở các doanh nghiệp trong mọi hoạt động thúc đẩy kinh doanh như đầu tư cơ sở vật chất, đơn cử, để xây dựng xý nghiệp lớn sản xuất nguyên liệu đầu vào cho hàng may mặc thì cần phải chuyển các phân xưởng sản xuất trong nội thành ra ngoại thành thì mới có khả năng thực hiện hiên đại hoá.Nhưng các thủ tục về đất đai và di rời của nước ta còn rất nhiều bất cập, ảnh hưởng khả năng cung cấp đầu vào cho hàng may mặc xuất khẩu.
Các thủ tục hành chính trong xuất khẩu còn rườm rà,khiến công ty mất nhiều thời gian làm thủ tục xuất khẩu,nhiều khi bỏ lở cơ hội kinh doanh,nước ta chủ yếu xuất khẩu may măc thoe hạn ngạch mà việc phân bổ hạn ngạch còn nhiều thiếu sót dẫn đến tiêu cực và không tân dụng hết tiềm năng của công ty làm giảm tính chủ dộng sáng tạo của công ty trên thương trường.các chính sách xuất khẩu vẩn còn chồng chéo giữa các cấp quản lý.
Sáu là. Nước ta còn thiếu qui hoạch và chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu may mặc cho xuất khẩu hàng may mặc.
Việc thiếu nguyên liệu dẫn tới việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài,tốn kém chi phí giao dịch,vận chuyển và làm tăng giá thành.Công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu cũng do điều này.Trong khi đó nước ta có đầy đủ điều kiện về tự nhiên (đất đai,khí hậu),về lao động …để phát triển nguồn nguyên liệu cho hàng may mặc như bông sợi,dệt len …nhưng vấn đề chỉ thiếu một chiến lược đầu tư và phát triển nghành này.
Trong giai đoạn nguồn trong nước chưa thể đáp ứng được thì chưa có chiến lược cho việc nhập khẩu nguyên liệu,phụ liệu để giảm chi phí xuất khẩu xuống thấp nhất có thể cho doanh nghiệp.
2.1.2.Một số nguyên nhân chủ quan.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan,nó ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam nhưng nguyên nhân chính của những tồn tại là từ phía công ty,trong đó phải kể đến một số nguyên nhân sau :
Một là. Công ty chưa mạnh dạn đầu tư và đổi mới phương thức kinh doanh.Suôt thời gian dài công ty vẩn giữ phương thức kinh doanh cũ là gia công.Phương thức này cho doanh thu cao nhưng thực tế lợi nhuận lại thấp.Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng mới chỉ dừng lại ở việc làm thuê chứ chưa chuyển phương thức gia công thành hoạt động kinh doanh chuyên môn hoá để đạt hiệu quả cao.
Phương thức kinh doanh theo giá FOB có nhiều lợi nhuận nhưng độ rủi do cũng cao hơn.Nhưng để phát triển hơn nữa trong tình hình mới công ty cần mạnh dạn đầu tư vào phương thức này.Muốn thay đổi đươc phương thức kinh doanh sang FOB có hiệu quả phải chủ động về nguồn nguyên liệu đễ giảm giá thành,phải chủ động nghiên cứu thị trường về bạn hàng,phải tập trung vào nghiên cứu thiết kế thời trang,mẩu mốt đễ đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Hai là.Công ty còn thiếu một chiến lược marketing,chiến lược quảng bá thương hiệu, đây là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhất là phòng kinh doanh tiếp thị.
Ba là.Cơ chế quản lý cũ của công ty (do trươc đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước)chưa đạt hiệu quả cao,chưa thực sự thích hợp và năng động trong kinh tế thị trường,nhất là trên thị trường quốc tế.
Bốn là.Khả năng huy động và sử dụng vốn chưa cao.
Vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu do nhà nước cấp.Nhưng khi cổ phần hoá thì công ty phải tự lực về tài chính,phải đa dạng hoá nguồn vốn kinh doanh của mình. Đối với nguồn vốn tự có,khả năng tích luỹ của công ty là thấp vì hình thức gia công xuất khẩu thì lợi nhuận thu được là không cao,trong khi còn phải trang trải mọi chi phí về lao động,quản lý,vận tải..Công ty cũng chưa huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này là rất quan trọng.Vì khi biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thì mới có thể đầu tư vào các cơ hội kinh doanh khác như thay đổi phương thức kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động,tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và khoa học kỷ thuật …
Năm là.Trình độ văn hoá và tay nghề của đội ngủ lao động của công ty còn chưa cao.Trình độ cán bộ quản lý ảnh hưởng đến các bước đi lâu dài,chiến lược của công ty.Công ty vẩn chưa có các chiến lược về sản phẩm,về tương hiệu về marketing … là do đội ngũ cán bộ còn chưa có tầm nhìn rộng.Tay nghề của công nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm,công nhân lành nghề sẽ tạo được sản phẩm có chất lượng tốt, ít tiêu hao nguyên liệu.
Như vậy,những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu hàng may mặc của công ty trong những năm qua kém hiệu quả chủ yếu là do chủ quan của công ty và do những nguyên nhân từ phía nhà nước.Do vậy đễ thúc đẩy hàng may mặc của công ty nói riêng và hàng may mặc Việt Nam nói chung trong thời gian tới ngoài sự nổ lực của chính phủ tạo điêù kiện cho ngành may mặc phát triển thì công ty cần phải cải tiến chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mẩu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiên dùng và có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN trên thị trường,nhất là trên thị trường EU khi mà thị trường này đã bải bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng may mặc của Việt Nam từ đầu năm 2005.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
1. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
Ngày 4/8/1998,thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược hàng may mặc đến năm 2010,nhưng do tình hình kinh tế và môi trường có nhiều thay đổi,thuận lợi cho phát triển ngành này nên đến ngaỳ 23/4/2001 có một số điều chỉnh trong chiến lược đã được chính phủ phê duyệt,mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là.Hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất của ngành,thoã mản nhu cầu tiêu dùng trong nước vế số lượng và chất lượng,chủng loại và gía cả.Từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mủi nhọn,góp phần vào tăng trưởng kinh tế,giải quyết việc làm thực hien đường lối Công nghiệp hoá –Hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện dược các mục tiêu đó ngành dệt may cần có những bước đi cụ thể sau.
-Đa dạng hoá các thành phần kinh tế,huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạng kêu gọi đầu tư nước ngoài kể cả trong lĩnh vực phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm.
-Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với cũng cố chiều sâu.
-Ngành dệt cần được tập trung theo cụm vì đây là lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn,công nghệ phức tạp,yêu cầu lao động ở trình độ cao,nhu cầu đầu tư vào cở sở hạ tầng lớn,cần giải quyết xử lý môi trường tập trung,công nghệ may cần phát triển đến rộng khắp các vùng nông thôn miền núi bởi vì ngành may cần vốn đầu tư ít,công nghệ đơn giản,sử dụng nhiều lao động.
-Lấy may xuất khâu để kích thích phát triển vải và các phụ liệu chất lượng cao -tức là nhằm phát triển ngành dệt.
-Đầu tư vào công nghệ mới nhất,thiết bị hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng và số lượng.Mặt khác tận dụng các thiết bị hiện đại từ năm 90 trở lại đây.
-Phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao,mổi doanh nghiệp cần đi chuyên sâu và làm chủ một loại vải công nghệ để tạo những sản phẩm có chất lượng cao.
-Đầu tư phát triển ngành dệt gắn liền với vấn đề môi môi trường,trong đó bao gồm cả môi trường sinh thái,môi trường lao động và môi trường xã hội.
-Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông,tơ tằm,sợi tổng hợp,cùng với việc phát triển Công nghiệp hoá dầu.hiện nay Việt Nam nhập khẩu 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho ngành may.Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa là yêu cầu bắt buộc nhằm tạo thế chủ động trong sản xuất,giá hàng có sức cạnh tranh hơn,thời gian giao hàng sớm hơn,nhờ vậy có thể nâng cao phần lợi nhuận.
Trên cơ sở đó,các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển đến năm 2010 của ngành dệt là.
Bảng 20.các chỉ tiêu trong kế hoạch đến năm 2010 của ngành dệt may Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
đến năm 2010
1.các sản phẩm chủ yếu
Bông xơ
Xơ sợi tổng hợp
Sợi các loại
Vải lụa thành phẩm
Dệt kim
May mặc
Tấn
Tấn
Tấn
Triệu m2
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
30.000
60.000
150.000
800
300
780
80.000
120.000
300.000
14.000
500
1.500
2.Kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
4000-5000
8000-10000
3.Sử dụng lao đông
Triệu người
2,5-3
4,0-4,5
4.Vốn đầu tư
Nghìn tỷ
35.000
30.000
Nguồn.Tổng công ty dệt may Việt Nam
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG ĐẾN NĂM 2010.
Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới công ty sẽ được phát triển để hướng tới mô hình ‘Trung tâm sản xuất –kinh doanh –thương mại tổng hợp ’ mô hình này được thể hiện qua những định hướng cụ thể sau.
-Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá,làm các thủ tục về thay đổi hình thức và thay đổi về phương pháp quản lý của công ty.Tiến tới bộ máy tinh giản và có hiệu qủa.
-Từng bước mở rộng và đa dạng hoá thị trường,cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế.
-Tăng cường sử dụng các nguyên liệu trong nước.
-Từng bước đa dạng hoá phương thức kinh doanh chuyển dần từ phương thức gia công sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm.(FOB).
-Tăng mặt hàng cao cấp,tăng chất lượng sản phẩm,hướng tới SA8000 và ISO 14000,hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập cao.
-Đầu tư theo chiều sâu về thiết kế thời trang và công nghệ thiết bị.
-Tăng năng suất lao động,nâng cao trình dộ đội ngủ lao động,nâng cao đời sống của cán bộ,công nhân viên.
Bên cạnh định hướng chung của công ty trong chiến lược phát triển xuất khẩu may mặc đến năm 2010 thì công ty cũng đã đề ra định hương nhằm xuất khẩu hàng may mặc vào từng thị trường,cụ thể trong thị trường EU là thị trường chính của công ty,công ty đã có định hướng cụ thể như sau.
Thứ nhất.Tiếp tục mở rộng đa dạng hoá thị trường,tạo sự chuỷên biến mạnh mẻ trong phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh từ phương thức gia công (CMP) sang phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB),xây dựng tốt thương hiệu công ty may Chiến Thắng.
-Củng cố và giử mối quan hệ thương mại với thị trường EU,Mỹ.Quan tâm thị trường Nhật,Nga.Mở rộng tìm kiếm thị trường phi quota,chú trọng thị trường nội địa.
-Thường xuyên rút kinh nghiệm việc chuyển dịch phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh từ CMP sang FOB.
-Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu qua các cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của công ty,quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.hội chợ…
Thứ hai.Tập trung đầu tư có trọng điểm,khai thác sử dụng quĩ đất có hiệu quả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đầu tư thiết bị chuyên dùng tiên tiến để sản xuất hàng nữ,thời trang chất lượng cao,bổ xung may thiết kế giác tự động.
Thứ tư.Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đào tạo bổ xung nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn,có trình độ ngoại ngữ,phẩm chất đạo đức chính trị,phục vụ cho việc mở rộng tăng năng lực sản xuất, đáp ứng với việc đổi mới doanh nghiệp,thích ứng với cơ chế thị trường,tăng sức cạnh tranh,khẳng định và phát huy thương hiệu doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ năm. Duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống song song với tìm kiếm các khách hàng và thị trường mới cả trong và ngoài nước với tỷ trọng cao nhằm giảm chi phí,nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả sản phẩm.
II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY.
1. Những cơ hội.
Với những lợi thế về lao động và giá nhân công,ngành may mặc Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước,góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Trong những năm tới có rất nhiều sự kiện giữa mối quan hệ Việt Nam –EU và sự biến đổi trong EU, đây là thị trường chính của hàng may xuất khẩu của công ty.Những sự kiện này mang lại nhiều cơ hộ cho xuất khẩu hàng may mặc của công ty may Chiến Thắng nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc trong thị trường này.những cơ hội có thể kể đến là :
thứ nhất.Phía EU đã đồng ý tăng hạn ngạch với những Cát nóng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này từ 50%-70%,đây là cơ hội lớn để công ty xâm nhập sâu vào thị trường này.
Thứ hai. Hiện nay ở trong nước xuất hiện nhiều nhà sản xuất vải và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng và cần thiết giúp cho hàng may mặc của công ty cũng như các doanh nghiệp của nước ta chủ động trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ ba. Năng lực thiết kế trong nước đang ngày càng được cải thiện,hiện nay đã xuất hiện các lớp đào tạo thiết kế chuyên nghiệp,tuy chưa có một trường chuyên nghiệp giành cho thiêt kế song một trường đại học đã có khoa thiết kế tạo mẩu.Mặt khác ngày càng có nhiều cuộc thi thiết kế thời trang được tiến hành và thu hút sự quan tâm của của nhiều người.Như vậy có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa công ty có thể tự thiết kế mẩu phục vụ nhu cầu của khách hàng nước ngoài mà không phụ thuộc vào mẩu mả do bên đặt hàng gia công đưa sang.
Thứ tư. Sau khi kết nạp thêm 10 thành viên mới vào EU hầu hết những thành viên này đều có quan hệ truyền thống với Việt Nam.Một EU với 25 thành viên và dân số tới 450 triệu người là cơ hội lớn và đầy triển vọng với hàng may mặc Việt Nam khi tiếp tục thâm nhập vào thị trường này với nhu cầu tiêu dùng không quá khắt khe của 10 nước thành viên mới là cơ hội cho hàng may mặc của công ty có thể thâm nhập như một thị trường ngách,thị trường chu chuyển,kết nối đễ mở rộng thị trường qua các nước phát triển trong EU.
2. Những thách thức.
Bên cạnh những cơ hội nói trên,những thách thức đối với hàng may mặc cuả công ty khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế cũng không nhỏ,những thách thức có thể kể đến là.
2.1. Việt Nam nằm ngoài tổ chức thương mại thế giới WTO.
WTO là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất hiện nay,chi phối trên 90% khối lượng buôn bán trên thế giới.Hiệp định về may mặc của WTO(ATC) qui định từ năm 2005,hạn ngạch nhâp khẩu hàng may mặc sẽ không áp dụng với các nước là thành viên của WTO,do chưa đàm phán song với một số nước là thành viên của WTO nên kế hoạch có thể gia nhập WTO vào cuối năm 2005 của nước ta không thực hiện được. Điều này gây khó khăn cho hàng may mặc của công ty nói riêng và hàng may mặc Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn và những thách thức, đó là :
-Hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường thế giới tiếp tục bị hạn chế bởi hạn ngạch và phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn hàng hoá của một số nước là thành viên của WTO. Điều này ảnh hưởng tới mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty vào một số thị trường truyền thống nhất là thị trường EU,Mỹ.
-Trong điều kiện thị trường chính của công ty là EU chấm dứt thực hiện giai đoạn hai của quá trình ưu đãi thuế phổ cập (GSP) và xoá bỏ hạn ngạch đối với các nước là thành viên của WTO theo như hiệp định ATC.Như vậy,khả năng cạnh tranh về hàng của công ty lại giảm một cách tương đối và tuyệt đối với các nước khác đặc biệt là Trung Quốc vì hiện nay Trung Quốc đã là thành viên của WTO.Tuy nhiên đó cũng chỉ là những điều kiện khách quan thuộc về môi trường kinh doanh.Vì vậy việc mở rộng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nội lực cũng như phát triển hoàn thiện sản phẩm của công ty.
2.2. Sự phát triển không đều gĩưa dệt và may trong nước.
Vấn đề nguyên liệu đầu vào cho dệt,may đặc biệt là cho may mặc đang là vấn đề lớn cho ngành may mặc Việt Nam sự phát triển không đồng đều giữa ngành dệt và ngành may đã tạo sự khập khiểng trong phối hợp.Trong khi khả năng sản xuất của ngành may lớn,có thể đáp ứng đòi hỏi kỷ thuật cao thì khả năng của ngành dệt chưa theo kịp đặc biệt trong lĩnh vực may xuất khẩu,hàng hoá xuất khẩu vào thị trường thế giới đòi hỏi đáp ứng các qui định khắt khe về chất lượng.
Trong những năm qua,nguyên liệu cho may xuất khẩu chủ yếu là nhập ngoại,mặc dù đã có biện pháp khuyến khích dùng vải nội địa thay thế nhập ngoại nhưng đây thực sự là vấn đề khó khăn.Nguyên nhân chủ yếu là do vải trong nước chưa thể đáp ứng đòi hỏi chất lượng của thị trường thế giới,ngoài ra hàng dệt may Việt Nam vói chung và của công ty nói riêng còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn độ đồng đều về màu sắc,tính đa dạng về chủng loại,tính thời trang.
Đây là một khó khăn cho công ty trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế.Muốn gia tăng giá trị hợp đồng xuất khẩu trực tiếp,công ty phải chủ động tạo nguồn hàng tìm một số mặt hàng có ưu thế cạnh tranh đưa ra giới thiệu với bạn hàng quốc tế.Nhưng hạn chế của ngành dệt trong nước đã khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc giành hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.
2.3. Trình độ công nghệ của công ty còn lạc hậu.
Hiện nay trình độ công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu 10 đến 20 năm so với các nước khác trong khu vực với công ty mặc dù xuất khẩu theo phương thức gia công sẽ tiếp cận được thiết bị hiên đại hơn,song so với thiết bị của đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực như Trung Quốc,Thái Lan.. thì trình độ công nghệ của công ty còn lạc hậu hơn rất nhiều, điều này làm cho khả năng cạnh tranh về chất lượng và mẩu mả của công ty kém hơn so với các nước cùng sản xuất sản phẩm khác.
2.4. Việc thực hiện SA 8000 đang đặt ra những thách thức lớn cho công ty trong tiến trình hội nhập.
SA 8000 là hệ thống tiêu chuẩn về quản trị trách nhiệm xã hội.Trong đó đưa ra các yêu cầu về về điều kiện làm việc và các điều kiện khác có liên quan đến người lao động do một tổ chức phi chính phủ ban hành vào năm 1997,nên SA 8000 không có giá trị pháp lý bắt buộc phải thi hành.Song SA 8000 lại được sự ủng hộ của đông đảo các doanh nghiệp,nhất là các nước EU,Mỹ họ coi đó như một bằng chứng khẳng định giá trị đạo đức gắn với sản xuất sản phẩm.Việc triển khai thực hiện SA 8000 của các doanh nghiệp nhà nước thuận lợi hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,vì các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc về điều kiện lao động gắn với các qui định của Luật lao động quốc tế mà SA 8000 lấy làm nền tảng.
Với lợi thế là một doanh nghiệp nhà nước,May Chiến Thắng cũng như các doanh nghiệp thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam,hiện đang nổ lực thực hiện tiêu chuẩn này.Mục tiêu trước mắt của công ty vẩn là phát triển xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ vì vậy việc triển khai thực hiên SA8000 lại càng trở nên cần thiết có thể nói đây là một nhân tố phải có để nâng cao sức cạnh tranh về hàng may mặc của công ty khi hội nhập với nền thương mại thế giới.
Tuy nhiên việc thực hiện được điều này đối với công ty cũng như các doanh nghiệp may mặc khác là rất khó khăn,vì hàng may mặc mang tính thời vụ cao,nên khi vào thời vụ công nhân thường phải lao động với cường độ cao hơn so với qui định 5 ngày /tuần của SA8000.Mặt khác để thực hiên SA8000,cần phải có nhiều vốn để đầu tư,xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị,nâng cao tay nghề cho công nhân …Vì vậy, đễ thực hiện SA8000 ngoài sự nổ lực của công ty cần phải có sự hổ trợ rất lớn từ phía nhà nước về vốn.
III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG.
Để có thể hoàn thành mục tiêu của công ty và góp phần vào mục tiêu của ngành,công ty cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực.Dưới đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty.
1. Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty Cổ Phần May Chiến Thắng.
Một là : Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường,xây dựng chiến lược marketing.
Để có kinh doanh mặt hàng đúng nhu cầu khách hàng,thay đổi phương thức kinh doanh và mặt hàng phù hợp với thị trường thì công ty phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng,nắm bắt được nhu cầu thời trang và xu hướng của nó.Có như vậy,mới chủ động được trong nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, mặt hàng may mặc là mặt hàng chịu nhiều rào cản nhất như các rào cản hạn ngạch,thuế,các rào cản kỷ thuật như tiêu chuẩn chất lượng,mới đây có nguy cơ rào cản về thuế chống bán phá giá của Mỹ. Điều đầu tiên đễ vượt qua những rào cản này cần phải hiểu về nó,hiểu các chính sách thương mại và kinh tế của các nước nhập khẩu.
Vì vậy,công ty cần phải thiết lập hệ thống thông tin và xử lý thông tin hiện đại và đồng bộ trong công ty.Cùng với việc đó công ty cần phải tổ chức các bộ phân chuyên đảm về marketing và nghiên cứu thị trường thật nhạy bén,năng động,có trình độ trong việc thu thập và xử lý thông tin.Trong đó,phải có chuyên gia trong lĩnh vực như chuyên gia mẩu mốt,thời trang,chuyên gia về thông tin,chuyên gia về lập chiến lược marketing… Muốn vậy,công ty cần nâng cao trình độ của các bộ tiếp thị,phòng thiết kế thời trang bằng cách đào tạo và khuyến khích tự đào tạo,tuyển những người có năng lực,khả năng sáng tạo,nhạy bén với thị trường.Công ty đầu tư các hoạt động này như tăng cường các chuyến đi thực tế đến với các bạn hàng,tăng các trang thiết bị cung cấp thông tin như máy vi tính nối mạng,báo chí,tạp chí chuyên ngành …
Mặt khác,công ty cần kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc khác,hiệp hội may mặc Việt Nam,các cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam,các cơ quan thương mại,bộ thương mại …để có được hệ thống thông ti chính xác và nhanh nhất.Các cơ quan trên không chỉ là các cơ quan nhà nước,mà hiện nay đã có các công ty xúc tiến thương mại tư nhân làm việc có hiệu quả.Nếu cần thiết,công ty có thể kết hợp với công ty này để nghiên cứu thị trường và thực hiên chiến lược marketing của mình.
Hai là.Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu,nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Như chúng ta đã phân tích,thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU và Mỹ là những thị trường khó tính và tính bảo hộ cao.Khách hàng ở những thị trường này nhất là EU thường có thói quen tiêu dùng những hàng hoá có nhãn hiệu nổi tiếng.Vì vậy,việc xây dựng chiến lược thương hiệu là nhân tố quan trọng đễ thành công trên thị trường này.Chiến lược này phải kiên trì thực hịen trong thời kỳ dài,và bằng những phương án khác nhau.Công ty có thể xây dựng thương hiệu của mình thông qua một thương hiệu khác nổi tiếng rồi dần dần gắn nhãn hiệu của công ty mình khi đã tạo được uy tín với khách hàng.Mặt khác,công ty cần mạnh dạn đầu tư quảng cáo,xúc tiến thương mại.. để kích thích khách hàng mua hàng.
Thực tế đã có nhiêu công ty thành công bằng cách mua thương hiệu khác để xây dựng thương hiệu của mình như các công ty của Nhật Bản.Ngay ở Việt Nam,may Việt Tiến cũng đã sử dụng phương pháp này khá thành công. Đầu tiên công ty này mua thương hiệu của Perre Cardin với phí là 45000 USD trong năm đầu tiên.Nhưng sau đó công ty dần chiếm được niềm tin của khách hàng bằng chất lượng và chữ tín của doanh nghiệp,rồi dần gắn thương hiệu Việt Tiến.Việt Tiến hiện nay là một công ty may hàng đầu của Việt Nam, được người Việt Nam biết đến như một địa chỉ tin cậy. Đối với thị trường quốc tế như Mỹ và ASEAN thì công ty dã đăng ký thương hiệu tai mỹ hết 12000USD và tại 6 nước ASEAN.Phương pháp này thích hợp với các công ty chưa có uy tín,có thể rút ngắn được thời gian là lối đi ngắn nhanh chóng đến thành công.Nhưng phương pháp này đòi hỏi sự nhạy bén,khoé léo chinh phục và chiếm được niềm tin của khách hàng và chuyển dần sang nhãn hiệu mới,phải có sự đầu tư lớn để mua thương hiệu,bằng sáng chế. Điều quan trọng là công ty phải xây dựng chử tín cho mình,nhất là trong việc thực hiện hợp đồng đối với các công ty nước ngoài chữ Tín là điều kiện tiên quyết,Tín trong,thời gian,chất lượng sản phẩm,khối lượng sản phẩm.Nhất là mặt hàng may mặc thay đổi nhanh chóng theo mùa,theo mốt thì chứ tín ảnh hưởng lớn đến việc bán được hàng hay không : Chậm thời gian là ế hàng,lạc mốt vì hết mùa vụ… sai mẩu mả sẽ không bán được vì không theo nhu cầu mốt của khách hàng …xem xét điều kiện của công ty may Chiến Thắng với tiềm năng thì có thể áp dụng được phương pháp này một cách có hiệu quả.
Công ty chưa có chiến lược thương hiệu chung,nhưng đối với từng thị trường khác nhau thì công ty phải có sự thay đổi phù hợp,ví dụ với thị trường Nhật Bản công ty phải chú ý tạo cho mặt hàng của mình tính đặc trưng mang đậm tính truyền thống Việt Nam,phải đảm bảo thời gian giao hàng và đáp ứng tiêu chuẩn JIS của nước này,còn đối với các nước EU thì quan trọng là các sản phẩm có giá trị cao,sự thời trang,mẩu mốt và chất lượng. Đối với thị trường Mỹ có vẻ thuận lợi hơn so với các nước EU như có thể tiêu dùng đủ các chủng loại quần áo,từ mặt hàng có giá trị cao đến mặt hàng có giá trị trung bình.
Ba là.Nâng cao khả năng huy động và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh là rất cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào,nó là tiềm lực tài chính của công ty.Hiện nay công ty may Chiến Thắng có nhiều vốn kinh doanh hơn lúc nào hết để có thể đầu tư thay đổi phương thức kinh doanh,nâng cao chất lượng sản phẩm (hoàn thiện công nghệ,máy móc).Nguồn vốn có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau.Một số cách dưới đây có thể áp dụng đễ huy động vốn.
-Huy động từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp.
-Huy động từ các khoản vay ODA,các khoản viện trợ,kêu gọi đầu tư nước ngoài.
-Huy động từ nguồn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
-Huy động vốn từ việc liên doanh,liên kết.
-Huy động nguồn vốn tự có.Từ lợi nhuận,tiền cho thuê,nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Trước đây nguồn vốn của công ty chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước,công ty không quá khó khăn trong việc kinh doanh, đầu tư sản xuất.Nhưng hiện nay khi đã cổ phần hoá,công ty phải phát huy vai trò tự chủ của mình mà điều quan trọng là tự chủ về tài chính.Vì vậy,các nguồn vốn từ liên doanh,liên kết,từ nguồn tự có,kêu gọi đầu tư ngày càng quan trọng.
Để huy động nguồn vốn tự có cần tạo các phong trào tiết kiệm,sử dụng hợp lý nguyên phụ liệu may mặc,khuyến khích vật chất đối với các cá nhân,tập thể tốt.
Huy động vốn là điều cần thiết nhưng điều quan trọng hơn là sử dụng nguồn vốn đó như thế nào cho đúng mục đích và mang lại hiệu quả.Nguồn vốn có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động,tăng chất lượng sản phẩm,hoặc để đào tạo nguồn nhân lực.Việc sử dụng vốn phải có kế hoạch cụ thể và phải đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hiệu quả vốn.
Bốn là.Liên tục cập nhập và áp dụng những thành tựu mới về công nghệ sản xuất hàng may mặc.
Khoa học kỷ thuật phát triển nhanh chóng kéo theo sự ra đời của các công nghệ ngày càng hiện đại,giúp nâng cao năng suất lao động và tạo ra chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành công ty cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho công nghệ sản xuất hàng may mặc. Đồng thời công ty cũng cần quan tâm đến công nghệ sản xuất nguyên liệu trên thế giới để có biện pháp chủ động hơn trong việc tạo nguồn.
Hiện nay,các công nghệ của công ty đã khá hiện đại và là ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước.Nhưng với tốc độ phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ trên thế giới thì công ty phải nhạy bén để dổi mới khi cần thiết,nếu không sẻ trở thành lạc hậu quá xa so với công nghệ sản xuất may mặc trên thế giới,sản phẩm sẽ mất khả năng cạnh tranh. Đồng thời các nước nhập khẩu hàng may mặc ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hoá,xuất xứ hàng hoá, đòi hỏi về sản phẩm “xanh”. Điều này càng đòi hỏi công ty phải có chiến lược đổi mới trang thiết bị,công nghệ sản xuất truyền thống sang các thiết bị công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn và không ô nhiểm môi trường . Đây cũng là yếu tố cần thiết để thực hiện hệ thống SA8000, ISO 14000 và một nhãn hiệu sinh thái cho sản phẩm may mặc của công ty.
Năm là. Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.SA8000, ISO 14000, ISO 9000:
Công ty đã áp dụng ISO 9000, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế,nhưng không vì thế mà lơi là việc thực hiện và cần duy trì và thực hiện tốt chỉ tiêu này. Đồng thời cần xây dựng sản phẩm theo các chỉ tiêu trách nhiệm xã hội và hệ thống quản lý môi trường.
Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội phổ biến nhất là SA8000. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 (social – SAI) xây dựng và ban hành dựa trên nên tảng các công ước và khuyến nghị của tổ chức lao dộng thế giới (ILO) cũng như công ước về quyền con người.những đỉêm chính của SA8000 là. Không sử dụng lao động trẻ em; không cưởng bức lao động; đảm bảo sức khoẻ, vệ sinh an toàn lao dộng ; đảm bảo quyền tự do công đoàn, thoả ước hiệp thể, không phân biệt đối sử giới tính, dân tộc thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, không được áp dụng các hình phạt về thể xác,lạm dung lời nói; dảm bảo thời gian làm việc không quá 60h/tuần, trong đó giờ làm thêm là tự nguyện, trong chu kỳ 7 ngày người lao động dươc nghỉ trọn một ngày người lao động được nghỉ. Đảm bảo tiền lương thu nhập,không áp dụng kỷ luật bằng cach cúp lương có hệ thống quản lý,hình thành cơ chế thực thi kiểm soát sự đáp ứng đòi hỏi trong suốt quá trình.
Như vậy,SA8000 không đề cập tới mức chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp mà chỉ đề cập đến các chuẩn cứ đặc trưng cho mối quan hệ tồn tại trong quá trình sản xuất và thực hiên việc cung cấp các sản phẩm (dịch vụ) đó.SA8000 qui định những yêu cầu đối với chất lượng điều kiện sản xuất và chất lượng quan hệ sản xuất.
Việc thực hiện SA8000 hay không,hoàn toàn mang tính tự nguyện của doanh nghiệp,tuy nhiên trước đòi hỏi của khách hàng thì việc đáp ứng tiêu chuẩn này là một yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá,nhất là đối với hàng may mặc là lĩnh vực cần nhiều lao động mà chủ yếu là lao động nữ. Để hội nhập vào thị trường quốc tế nhất là các thị trường khó tính thì công ty phải đáp ứng đòi hỏi và tiêu chuẩn ngày càng cao từ phía khách hàng.mà hiên nay ngoài các yêu cầu về giá cả,chất lượng còn những yêu cầu về giá trị đạo đức của nhà sản xuất.
Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam xây dựng được SA8000 và là lợi thế của họ như May 10,Công ty May Việt Tiến.Theo kinh nghiệm thực hiện của công ty May 10,công ty phải thực hiện SA8000 ngay từ bước tuyển dụng đến cả việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra.Người tuyển dụng vào công ty phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của các đối tác nước ngoài như CMT nhân dân,giấy khai sinh,hộ khẩu,giấy chứng nhận sức khoẻ …để đảm bảo việc sử dụng lao động đúng tuổi.Trong việc đảm bảo điều kiên sản xuất,công ty trang bị đầy đủ các hệ thống chiếu sáng,thông gió,thiết bị y tế,phòng cháy chữa cháy,có cửa thoát hiểm khi có sự cố..Việc quản lý lao động từ khi tuyển dụng đến trong quá trình công nhân là việc phải thực hiện nghiêm ngặt và thường xuyên.Công ty cần đẩy mạnh hơn nửa công tác khuyến khích vật chất và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.Công ty may Chiến Thắng có điều kiện thuận lợi cho SA 8000.Công ty đang tích cực đầu tư 5.1 tỷ để xây dựng cơ sở hạ tầng và đổi mới máy móc thiết bị để tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân.Nhưng để thực hiện có hiệu quả thì phải thực hiện có hệ thống nhất quán từ tư tưởng đến hành động,từ ban lãnh đạo đến các phân xưởng và tất nhiên cả các chính sách của nhà nước.
Cao hơn nữa,trong tương lai công ty cần phải hướng tới thực hiện chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 có thể gọi nôm na là sản phẩm “xanh”,tức là sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái,an toàn về sức khoẽ đối với người sử dụng và không gây ô nhiểm môi trường trong sản xuất.Việc thực hiện ISO 14000 là còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam,nhưng nếu không có tầm nhìn và chuẩn bị trước thì chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng sẽ không thể tồn tại trên thị trường thế giới.
Các biện pháp chung nhất để thực hiện ISO 14000: Trước hết,công ty cần rà soát một cách kỷ lưởng,cẩn thận những hoá chất,chất phụ trợ,những mẩu thuốc nhuộm,phải biết rỏ nguồn gốc xuất xứ của chúng.Tìm nguồn hàng có hoá chất thân thiện với môi trường,không độc hại và gây ô nhiểm môi trường. Đồng thời với việc kiểm tra hoá chất thì cần phải chú ý tới công nghệ và máy móc thiết bị một cách tương ứng .Công ty cần nghiên cứu bạn hàng cung cấp nguyên liệu để tìm hiểu công nghệ sản xuất chúng,nhập hàng của công ty có công nghệ sản xuất tiên tiến, ít gây ô nhiểm môi trường như xử lý được chất thải trong quá trình sản xuất sản phẩm.Công ty nên tim các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật như từ bông,đay.Vì vậy hướng tìm nguồn nguyên liệu trong nước là một giải pháp chiến lược.Trong quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty thì phải đầu tư trang thiết bị bảo quản tốt từ nguyên liệu cho đến thành phẩm như các thiết bị thông gió,sấy khô, điều hoà,bảo quản sạch sẽ cho cả công nhân và sản phẩm.Công ty có thể học hỏi kinh nghiệm của các công ty nước ngoài để dần dần xây dựng cho mình một nhãn hiệu sinh thái,sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn.
Ngoài ra,công ty cũng cần quan tâm tới bao bì hàng hoá,ký hiệu hàng hoá,mả hiệu hàng hoá.
Biện pháp chung để thực hiện hệ thống tiêu chuẩn trên là nâng cao ý thức,trình độ hiểu biết của người lao động về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và tầm quan trọng của nó, để mọi người cùng cố gắng thực hiện.Mà trước tiên phải có hệ thống thông tin liên quan,các hoạt động tiêu chuẩn đó. Đồng thời công ty cần xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược về chất lượng sản phẩm,coi chất lượng sản phẩm là phương châm hoạt động.
Sáu là.Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và trình độ quản lý của cán bộ,có chế độ khuyến khích về vật chất và tinh thần
Đội ngủ lao động là tiềm lực vô hình quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào,tất cả các biện pháp đã nêu trên đều liên quan đến con người,nếu không có con người thực hiện một cách linh hoạt,khoa học thì những biện pháp đó mải chỉ là lý thuyết. Đối với các công ty may Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng,trình độ đội ngủ lao động còn bị hạn chế nhiều.các công nhân thì chưa có trình độ tay nghề chuyên sâu thành kỷ năng,mà mới chỉ dừng lại là biết làm,trình độ của cán bộ kỷ thuật cũng không khá hơn là mấy,việc thiết kế thời trang mẩu mả chỉ dừng lại ở việc làm theo,chay theo thị trường chứ chưa có sự sáng tạo dẩn tới kiểu dáng,mẫu mã lạc hậu,giản đơn …chưa đáp ứng được nhu cầu,thị hiếu của khách hàng.Nếu trình độ kỷ thuật không được nâng lên thì có nhập công nghệ cao cũng không khai thác được hết công suất và lợi ích của nó,sẽ là cản trở lớn cho việc nâng cao chất lượng hàng hoá.Còn cán bộ quản lý thì có kiểu lam ăn chụp dựt,chưa có tầm nhìn tổng quát cho cả giai đoan dài,vì vậy kinh doanh trên thương trường quốc tế rất hay bị lép vế và thua thiệt.
Việc đào tạo và nâng cao tay nghề có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như mở lớp đào tạo tại công ty,cử cán bộ đi học bên ngoài đào tạo ngay trong xưởng làm việc và khuyến khích tự đào tạo.Muốn đào tạo có hiệu quả thì trước hết cần phải phân loại từng loại lao động cần đào tạo và trình độ của mổi loại lao động,xác định mục đích đạt được sau khi đào tạo của từng loại lao động đó để có các phương pháp đào tạo thích hợp.
Như đối với công nhân thì đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động và bảo đảm chất lượng sản phẩm,sử dụng tốt máy móc sản xuất. Đối với trường hợp này thì thích hợp hơn là phương pháp cử học nghề ngắn hạn,hoặc đào tạo ngay trong xưởng làm việc theo kiểu kèm cặp,người công nhân có tay nghề cao truyền kinh nghiệm cho các công nhân mới,các công nhân trẻ có học thức và hiểu biết về máy móc và thiết bị hiện đại thì truyền lại sự hiểu biết dó cho những người khó tiếp thu các công nghệ mới,thường là những công nhân già.
Đối với cán bộ kỷ thuật và cán bộ quản lý thì có thể cử đi học bên ngoài,học các lớp chuyên nghiệp,học các doanh nghiệp khác,học qua việc đi thực tế.. đặc biệt là khuyến khích phong trào tự đào tạo của họ.thường thì việc đào tạo cho loại lao động này tốn kém hơn cả về tiền của và thời gian nhưng có thể đem lại hiệu quả cao và mang lại những kết quả mang tính đột phá (như việc thiết kế được mẫu mã mới hợp nhu cầu sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho toàn công ty).
Đặc biệt,cần nâng trình độ ngoại ngữ giao tiếp cho người lao động.Vì khi có trình độ ngoại ngữ,người lao động tiếp xúc và áp dụng các công nghệ máy móc mới tốt hơn.Nhất là các cán bộ xuất khẩu để làm công tác nghiên cứu thị trường,giao dich, đàm phán ký kết hợp đồng tốt hơn.Việc trình độ ngoại ngữ cho đội ngủ lao động nên bắt đầu ngay từ khâu tuyển dụng,sau đó trong quá trình hoạt động thì có gắn việc sử dụng tiếng anh bất cứ lúc nào nếu có thể như thiết lập hệ thống thông tin bằng tiếng anh,cung cấp các báo chí tiếng anh.Mặt khác,có thể cử người lao động đi học thêm tiếng anh.
Ngoài những biện pháp nói trên, để thực hiện mục tiêu cơ bản là đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp thì công ty cũng nên rà soát lại phòng kinh doanh nội địa,bộ phận thiết kế,sáng tạo mẫu để chủ động trong việc thiết kế mẩu phục vụ nhu cầu xuất khẩu trực tiếp.
2. Một số kiến nghị đối với nhà nước và hiệp hội các các doanh nghiệp may Việt Nam.
2.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước.
thứ nhất.Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.
Trước tiên,nhà nước cần hoàn thiện cơ chế,chính sách khuôn khổ luật pháp nói chung và trong lĩnh vực thương mại,xuât-nhập khẩu nói riêng theo hướng ổn định,rỏ ràng thông thoáng,phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,nhằm hổ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh xuất khẩu.
Tiếp đến,nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến qui trình,thủ tục hải quan, đơn giản hoá thủ tục thuế,hoàn thuế,kiểm tra hải quan tăng thêm mặt hàng xuất khẩu được miển kiểm tra rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo nguyên tắc,hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia,quốc tế.
Mặt khác nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các quan hệ thương mại với các nước khác trên thế giới để giành được các ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam,tăng lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quôc tế.Cụ thể,nhanh chóng đàm phán với các nước còn lại trong WTO nhằm đẩy nhanh quá trình ra nhâp WTO, đẩy mạnh các quan hệ thương mại đa phương (ASEAN-VIỆT NAM-EU) và song phương như,Việt Nam –Canadda, Việt Nam –Hoa Kỳ …những ưu đãi cụ thể mà các quan hệ thương mại đó mang lại thường là mức thuế thấp,bải bỏ hạn ngạch xuất khẩu,tăng cường đầu tư vào sản xuất may mặc tại Việt Nam.. Để đẩy nhanh tiến trình hội nhập WTO thì đồng thời với nổ lực đàm phán,tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với các nươc khác,Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa Công nghiệp hóa-Hiện đại hoá đất nước,xoá bỏ sự phân biệt đối xử,hạn chế số lượng và các hình thưc bảo hộ không phù hợp với thoả thuận chung của WTO.
Thứ hai.Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho hàng may mặc xuất khẩu.
Việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước cho hàng may mặc xuất khẩu không những tạo lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc trong việc đảm bảo nguồn hàng,giảm chi phí vận chuyển và nhập khẩu nguyên liệu từ đó giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm vì chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguyên phụ liệu ,mà còn giải quyết được việc làm cho người lao động trong nước,thu hút đầu tư nước ngoài,tăng cường ứng dụng khoa học kỷ thuật từ đó làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu hàng may mặc trên thị trường quốc tế.
Vì vậy nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hịên chiến lược và chính sách tập trung phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để tăng khả năng cung ứng nguyên vật liệu,bán thành phẩm,phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ hổ trợ liên ngành,tăng sự chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài,giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Đồng thời trong điều kiện nguyên phụ liệu trong nước sản xuất chưa nhiều thì phải tạo điều kiện đễ các nhà cung ứng hàng nước ngoài mang hàng vào Việt Nam,giao dịch tại trung tâm tập trung.Nhà nước nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo nguyên tắc,hạn chế nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia quốc tế.
Muốn vậy, nhà nước cần có đầu tư lớn cho hàng may mặc và tổ chức thực hiện chiến lược, đầu tư cho công nghệ sản xuất may mặc tiên tiến, đầu tư cho các vùng kinh tế phát triển công nghiệp may mặc.
Thứ ba. Nhà nước cần có chính sách hổ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc.
Nhà nước có thể có các chính sách ưu đãi đầu tư, điều chỉnh chế độ thuế VAT đối với việc mua bán nguyên vật liệu,xúc tiến tiếp thị,xây dựng các chương trình thúc đẩy bán hàng,xây dựng cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp có điều kiện trong việc giảm giá thành trong sản xuất kinh doanh,giảm giá cước vận chuyển hàng hoá,thông tin, điện nước,xử lý môi trường.
Mặt khác nhà nước cần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO vào đầu quí 3 năm 2006 khiViệt Nam chưa trỏ thành thành viên của WTO thì cần tiếp tục và khẩn trương thương lượng với các nước để mở cửa thị trường giúp hàng dệt may Việt Nam được đối xử bình đẳng như hàng dệt may của các nước khác.
Thứ tư.Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học kỷ thuật,công nghệ thông tin trong ngành sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc.
Hiện nay công nghệ sản xuất hàng may mặc trên thế giới ngày càng hiện đại.phát triển nhanh chóng kể cả các công nghệ sản xuất nguyên liệu nhân tạo,tạo các mặt hàng may mặc độc đáo.Nếu chúng ta không liên tục cập nhật và ứng dụng khoa học thì sẽ bị tụt hậu,và sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.Nhà nước không những tạo điều kiện thuận lợi, đễ nhập khẩu các công nghệ đó,mà còn nên có các viện nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ đó hoặc tìm các công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Mặt khác nhà nước tạo điều kiên cho công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý xuất khẩu,hải quan.
2.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam.
Một là.Hiệp hội cần đẩy mạnh xúc tiến thành lập các trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu may mặc,tổ chức các hội trợ cho ngành may mặc đễ các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội tìm kiếm đối tác kinh doanh,tìm được các nguồn hàng lớn giá rẻ. ổn định, đồng thời mở rộng mở quan hệ với các nước xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực và các nước ASEAN đễ trong tương lai các nước ASEAN có thể hình thành một khối sản xuất hàng dệt may.
Hai là. Hiệp hội cần xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và kịp thời cho các doanh nghiệp.
Thông tin cần được đề cập đầy đủ,nhanh chóng trên các phương tiện khác nhau và được xử lý kịp thời chính xác.Cần thiết lập mạng lưới thông tin giữa các cơ quan nhà nước về kinh tế,nhất là các cơ quan liên quan trực tiếp đến các hoạt động xuất khẩu như bộ thương mại,bộ ngoại giao,tổng cục hải quan,ngân hàng ngoại thương..giưã các cơ quan trung ương và địa phương.thành lập các trung tâm thông tin may mặc,trung tâm thông tin thị trường,.Trong trung tâm thông tin may mặc các doanh nghiệp được hổ trợ thông tin về mẩu mốt,thời trang,về xu hướng may mặc mới,về chất liệu và công nghệ kỷ thuật mới.Còn trung tâm thông tin thị trường hổ trợ các doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp may mặc trong và ngoài nước,các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc như tình hình chính trị,khủng hoảng kinh tế,tỷ giá hối đoái.Từ đó,các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời các cơ hội và tránh được các nguy cơ về thị trường,không những vậy doanh nghiệp có thể giảm được chi phí nghiên cứu thị trường và khắc phục rủi do.
Ba là. Cục xúc tiến thương mại và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam cần đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến thương mại trong ngành dệt may cho các doanh nghiệp,xây dựng hình ảnh ngành Dệt May Việt Nam với những đặc trưng riêng để khi khách hàng nước ngoài đến với Việt Nam thì không chỉ đến với một,hai doanh nghiệp mà đến với ngành Dệt May Việt Nam.
Bốn là.Cục xúc tién thương mại và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực khác nhau.Cán bộ quản lý,cán bộ thông tin,cán bộ thiết kế thời trang,cán bộ kỷ thụât tiếp thu công nghệ mới.
Hiện nay nhiều công ty đã tổ chức đào tạo các cán bộ quản lý kinh doanh,quản trị kinh doanh chuyên ngành nhưng vẩn chưa đáp ứng nhu cầu trước cơ chế thị trường. Điều này có thể cho thấy công tác đào tạo,qui chế thưởng phạt đối với cán bộ vẩn chưa đủ mạnh,cơ chế sử dụng lao động trong trong doanh nghiệp nhà nước còn mang nặng tính tập thể mà không dựa vào năng lực cá nhân,làm cán bộ không có điều kiện phát triển.Cơ chế quản lý chưa khuyến khích được trách nhiệm và năng lực cá nhân.
KẾT LUẬN
Nhìn lại hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May Chiến Thắng trong thời gian qua có thể thấy những bước tiến đáng kể,mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẩn có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xuất khẩu may mặc của công ty hơn nữa.
Trong thời gian tới,nếu toàn bộ cán bộ ,công nhân viên của công ty có sự nổ lực và cùng với sự hổ trợ của nhà nước,của Hiệp Hội Dệt May Việt Nam,cùng đồng tâm trong việc khắc phục những tồn tại và phát huy các mặt mạnh của hoạt động xuất khẩu thì khả năng công ty trở thành một doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam và của thế gới là hoàn toàn có thể đạt được.Từ đó góp phần vào tăng khả năng xuất khẩu của ngành dệt may, ổn định và phát triển kinh tế đất nước.tuy nhiên điều này không phải dễ dàng thực hiện mà cần có sự đồng tâm của toàn bộ công ty và các cơ quan nhà nước.
Trong chuyên đề này em đã trình bày một cách khái quát về các vấn đề cơ bản của hàng dệt may Việt Nam,phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cụ thể của một doanh nghiệp cụ thể đó là công ty Cổ Phần May Chiến Thắng,phân tích và đánh giá khách quan nguyên nhân của những tồn tại và thành tựu.Từ cơ sở đó em đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của công ty và phát huy những thành tựu mà công ty đạt được trong những năm gần đây với hy vọng sẽ hữu ích đối với công ty Cổ Phần May Chiến Thắng nói riêng và với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung.
Một lần nữa,em xin chân thành cảm ơn sự tân tình giúp đỡ của cô giáo Trần Thị Thạch Liên,các cô, chú,anh chị trong công ty Cổ Phần May Chiến Thắng để em hoàn thành bản chuyên đề này.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô,các cô,chú trong phòng ban và các bạn sinh viên đễ bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội tháng 4/2006
Sinh Viên
Phạm Khắc Hiếu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu của công ty cổ phần may Chiến thắng
-Ba mươi năm thành lập và hoạt động của công ty cổ phần may Chiến Thắng.
-Báo cáo tài chính 2002-2005
-Báo cáo hoạt động sản xuất công nghiệp,doanh thu -sản phẩm,2002-2005
-Báo cáo xuất nhập khẩu
-Tài liệu của phòng tổ chức lao động về lao động và cơ cấu tổ chức
Giáo trình.
Quản Trị Chức Năng Thương Mại Của Doanh Nghiệp Công Nghiệp-GS.TS Nguyễn Kế Tuấn-NXB Thống Kê.
Kỷ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương-Vũ Hữu Tửu-NXB .Giáo Dục
Kinh Doanh thương Mại Quốc Tế-PTS.Trần Chí Thành.NXB Thống Kê
Kinh Tế Thương Mại -GS.TS.Hoàng Đức Thân
-GS.TS Đặng Đình Đào
NXB Thống Kê
Các địa chỉ Website.
-www.chigamex.com
-www.mot.gov.vn
-www.neu.edu.com
-www.24h.com.vn
-www.vnexpress.net
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36321.doc