Đất nước ta ngày càng hoà nhập hơn vào xu thế tiến bộ đó của thế giới, với những bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trang bị cho cơ sở vật chất của chúng ta ngày càng tiên tiến hơn hiện đại hơn .Nhờ có chính sách đổi mới đúng đắn ấy của nhà nước về công nghệ thông tin và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam mà hiện nay chúng ta đã có một số thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều vào các ngành như : Phát thanh truyền hình, Bưu chính viễn thông, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn, các nhà máy xí nghiệp . Chúng ta đang thừa hưởng những công nghệ hiện đại vào cuộc sống và công việc hàng ngày thì cũng tồn tại song song với chính nó là các rủi ro có thể xảy ra đối với các công nghệ đó . Chẳng hạn nếu giả sử hệ thống bưu chính viễn thông sử dụng các thiết bị điện tử mà gặp sự cố như sét đánh hoặc điều khiển sai kĩ thuật thì thiệt hại rất là to lớn vì các thiết bị này có đặc điểm là phải nhập ngoại với giá trị rất cao so với thu nhập của chúng ta . Để khắc phục những rủi ro có thể xảy ra thì bảo hiểm thiết bị điện tử ra đời như một nhu cầu tất yêú giúp các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp . yên tâm, tin tưởng để sử dụng các thiết bị điện tử cho công việc của mình .
Ở Việt nam, có thể coi bảo hiểm thiết bị điện tử là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất và đây là một nghiệp vụ khá phức tạp đòi hỏi kĩ thuật cao trong các công đoạn và trong cách tính phí . Do vậy nghiên cứu nghiệp vụ này là rất cần thiết đối với những người làm công tác bảo hiểm. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó, nên trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện em đã chọn đề tài: “Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện”
Nội dung đề tài gồm một số phần chính như sau :
Phần I: Những vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử
Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện
Phần III: Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TBĐT 2
A> Khái niệm chung về bảo hiểm TBĐT 2
1. Sự cần thiết của bảo hiểm TBĐT 2
a. Khái niệm về TBĐT 2
b. Sự cần thiết của bảo hiểm TBĐT 3
c. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm thiết bị điện tử 5
2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm TBĐT 6
a. Khái quát về lịch sử bảo hiểm kỹ thuật 6
b. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm TBĐT 7
3.Một số điều kiện thuận lợi của Việt nam trong việc hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT 9
a.Điều kiện về kinh tế 9
b.Điều kiện về dân số 10
c.Điều kiện về pháp lí 11
B.Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT 12
I-Đối tượng và phạm vị bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT 12
1.Đối tượng bảo hiểm 12
2.Phạm vi bảo hiểm 13
II-Rủi ro bảo hiểm và những điểm loại trừ 14
1.Rủi ro bảo hiểm 14
2. Những điểm loại trừ 15
III-Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 18
1.Số tiền bảo hiểm 18
a.Đối với thiệt hại vật chất 19
b.Đối với thiệt hại về lưu trữ dữ liệu bên ngoài 19
c.Đối với chi phí gia tăng 19
2.Phương pháp tính phí và nguyên tắc tính phí 20
3.Điều chỉnh số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 25
4. Mức khấu trừ 26
5. Phí bảo hiểm tối thiểu cho mỗi đơn bảo hiểm 27
IV-Hợp đồng bảo hiểm TBĐT 27
1.Giấy yêu cầu bảo hiểm 27
2.Điều khoản của hợp đồng bảo hiểm 27
V-Tái bảo hiểm trong bảo hiểm TBĐT 32
PHẦN II- THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TBĐT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN(PTI) 33
I-Vài nét sơ lược về quá trình hình thànhvà phát triển công ty PTI 33
II-Kết quả kinh doanh của công ty PTI ở nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT 34
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY PTI 54
I/ Triển vọng về thị trường điện tử tin học và phương hướng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử của Công ty bảo hiểm bưu điện 54
II/ Kiến nghị 60
1. Về công tác khai thác 60
1.1. Vấn đề tuyên truyền quảng cáo 60
1.2. Mở rộng đối tượng tham gia 61
1.3. Khai thác theo phương thức "vết dầu loang" 62
1.4. Áp dụng hình thức khuyến mãi 63
1.5. Quản lý hợp đồng 63
2. Công tác giám định và bồi thường 63
2.1. Khâu giám định 63
2.2. Khâu bồi thường 64
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 65
4. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo 66
5. Công tác tài chính kế toán, tin học và quản trị 68
6. Phí bảo hiểm 68
7. Hoàn chỉnh môi trường pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm 71
KẾT LUẬN 73
PHỤ LỤC 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì chi phí đề phòng hạn chế tổn thất đóng một vai trò hết sức quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả kinh doanh hạn chế bồi thường giảm tổn thất cho người tham gia .
- Nhìn vào bảng 9: Chi dự trữ tổn thất lớn tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỉ lệ chi. Cụ thể là năm 1998 số tiền chi là 225,234 (triệu đồng) nhưng đến năm 1999 tăng lên là 285,692 (triệu đồng) và tỉ lệ chi giảm từ 13,33% xuống còn 11,94%. Lí do tỉ lệ chi này giảm xuống là do năm 1999 cơ cấu chi thay đổi đặc biệt là chi thuế có phần tăng lên do Bộ tài chính áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Chi tuyên truyền quảng cáo: Đối với nghiệp vụ thiết bị điện tử là nghiệp vụ mới nhưng có đặc điểm là ở những đơn vị có loại thiết bị này thường tập trung vào một số khách hàng lớn. Do vậy hình thức quảng cáo hiện nay ở công ty Bảo hiểm bưu điện là giới thiệu trực tiếp với khách hàng bằng việc phát hành tài liệu hướng dẫn đồng thời giải thích tỉ mỷ cho khách hàng về loại hình nghiệp vụ này. Do vậy chi phí quảng cáo so với tổng chi còn ở mức khiêm tốn. Cụ thể là qua bảng 12 ta thấy năm 1998 về số tuyệt đối chi quảng cáo là 36,666 triệu đồng. Nhưng đến năm 1999 thì lượng chi này đã tăng lên 46,508 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ chi lại có xu hướng giảm từ 2,17% xuống còn 1,95%. Điều này một phần là do ảnh hưởng của thuế VAT nhưng công ty PTI cũng cần xem xét lại để nâng tỷ lệ chi quảng cáo lên một tỷ lệ thích hợp nhằm tạo điều kiện cho việc giới thiệu rộng rãi sản phẩm của công ty cho khách hàng biết. Khi đã có số đông công chúng biết về vai trò và tác dụng của sản phẩm này thì đối tượng tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử chắc chắn sẽ tăng lên không chỉ ở trong cổ đông mà còn cả ngoài cổ đông nữa.
- Cũng qua bảng 9 ta thấy chi tái bảo hiểm tăng về số tuyệt đối từ 785,7(triệu đồng) năm 1998 lên đến 996,6(triệu đồng) năm 1999. Điều này chứng tỏ phí bảo hiểm thu được trên mỗi đơn của năm 1999 lớn hơn của năm 1998 nên phần chi phải tăng lên. Nhưng xét về tỉ lệ chi thì lại có phần giảm xuống, năm 1998 tỉ lệ chi là 46,51% đến năm 1999 giảm xuống còn 41,66%.
- Chi quản lí cũng tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Năm 1998 chi cho quản lí là 130,950(triệu đồng) sang đến năm 1999 chi quản lí là 166,1(triệu đồng) .Tỉ lệ chi giảm từ 7,75% xuống 6,94%.
- Cuối cùng là chi thuế. Khoản chi này tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỉ lệ chi và đặc biệt là tăng rất nhanh gấp hơn 3 lần năm trước. Cụ thể là ở năm 1998 chi về thuế là 104,76 (triệu đồng) nhưng đến năm 1999 con số này tăng lên 332,2 (triệu đồng). Về tỉ lệ chi cũng tăng từ 6,2% lên đến 13,89%. Nguyên nhân là do năm 1998 vẫn áp dụng thuế doanh thu nên mức thuế thấp (4% doanh thu phí) nhưng từ ngày 01/01 1999 Bộ tài chính đã ban hành luật thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế cao hơnlà 10% tính trên doanh thu phí điều này làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc chi phí hợp lí .
(4).Xét về tỉ lệ tổng chi/ doanh thu:
Năm 1998 tỉ lệ tổng chi /doanh thu ở mức 64,49% sang đến năm 1999 tỉ lệ này tăng lên 72%. Điều này là do áp dụng luật thuế mới, đồng thời là chi bồi thường cũng tăng cao hơn năm 1998.
(5).Kết quả kinh doanh :
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là tốt, nhìn vào bảng chỉ tiêu doanh thu tăng dần năm 1998 là 2619(triệu đồng), năm 1999 là 3322(triệu đồng).
Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận năm 1999 tăng không lớn so với năm 1998 cụ thể là năm 1998 là 929,775 (triệu đồng) đến năm 1999 là 930,160 (triệu đồng). Điều này có nguyên nhân trực tiếp từ việc chi thuế năm 1999 lớn hơn nhiều so với chi thuế năm 1998 ( gấp 3,17 lần ).
(6).Hiệu quả kinh doanh :
Nhìn vào chỉ tiêu 6 ở bảng 9 ta thấy hiệu quả kinh doanh không được tốt lắm và có xu hướng giảm.
Năm 1998: Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 1,55đ doanh thu
Năm 1999: Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 1,388đ doanh thu
Về lợi nhuận:
Năm 1998: Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 0,55đ lợi nhuận
Năm 1999: Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu được 0,388đ lợi nhuận
* Để hiểu được sâu sắc hơn do đâu mà công ty có được kết quả tốt cũng như những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của mình ở nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT ta đi tìm nguyên nhân của nó :
Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên :
Chúng ta phải khẳng định rằng khai thác là khâu quan trọng hàng đầu trong mọi loại hình bảo hiểm nói chung và bảo hiểm TBĐT nói riêng .Doanh thu muốn đạt được ở mức cao tất yếu khai thác phải được nhiều bởi thế ta đi tìm nguyên nhân cho doanh thu cao cũng chính là tìm nguyên nhân từ khâu khai thác :
+Bảo hiểm TBĐT là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và đầy triển vọng trong tương lai nên các cán bộ nhân viên trong công ty tin tưởng vào sự phát triển của lĩnh vực này từ đó tạo nên cho họ một động lực thúc đẩy họ hăng say làm việc, nỗ lực phấn đấu vươn lên .Họ đã làm việc không kể ngày đêm ,đi khai thác vào mọi thời điểm ... các cán bộ nhân viên công ty luôn cố gắng tìm ra những phương pháp tiếp cận, khai thác mới nhất để tăng thêm số khách hàng cho mình.
+Công ty PTI nghiên cứu sản phẩm bảo hiểm TBĐT một cách kĩ lưỡng có cơ sở khoa học đồng thời tiến hành đánh giá thị trường bảo hiểm TBĐT theo tổng thể theo từng thành phố, tỉnh và khu vực từ đó nắm lấy thị trường,ở chỗ nào có nhu cầu lớn nhất hiện tại, hoặc có tiềm năng lớn trong tương lai. Đồng thời chủ động sáng tạo áp dụng nhiều phương pháp khác nhau và kịp thời đúc kết kinh nghiệm để tìm ra phương pháp khai thác hợp lí nhất ,điều này được thể hiện: Hàng tuần công ty luôn họp giao ban vào sáng thứ 2 để thảo luận kiến nghị đưa ra những cách thức,phương pháp khai thác, tiếp cận khách hàng phù hợp nhất.
+Công ty PTI đã tuyển chọn và đào tạo đượcmột đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực hầu hết đã có kinh nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó họ rất sáng tạo trong công việc và luôn luôn có ý chí vươn lên khắc phục mọi khó khăn, vì vậy họ đã tìm ra nhiều phương pháp khai thác tốt đối với từng đối tượng khách hàng .
+Một điểm rất quan trọng tác động đến kết quả khai thác ở nghiệp vụ này là ưu thế của công ty kinh doanh trong ngành Bưu điện nên phần lớn các thiết bị điện tử đều tập chung vào phạm vi khai thác của công ty. Hơn nữa các cổ đông như Tổng công ty xây dựng, Tổng công ty xuất nhập khẩu, Công ty tái bảo hiểm Việt nam ... có mối quan hệ rộng rãi tạo tiền đề vững chắc cho những mối quan hệ làm ăn lâu dài của công ty .
+Nguyên nhân cuối cùng là có sự chỉ đạo kịp thời của công ty, sự quyết tâm của ban giám đốc và sự nỗ lực của phòng bảo hiểm Tài sản -Kĩ thuật .
*Những khó khăn đang tồn tại :
+Đối tượng khách hàng tương đối hạn chế trong giai đoạn đầu triển khai nghiệp vụ (chỉ một số đơn vị có khối lượng tài sản TBĐT cao như Đài phát thanh và truyền hình ,Bưu điện ,bệnh viện ...) Các văn phòng làm việc, các cá nhân có sử dụng một số TBĐT (như máy vi tính , điện thoại ,các thiết bị văn phòng khác ...) hầu như chưa có nhu cầu bảo hiểm cho thiết bị của họ hoặc họ chỉ bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cháy.
+Loại hình bảo hiểm này còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp và thậm chí đây là loại bảo hiểm còn mới mẻ ngay cả với các cán bộ khai thác ở các địa phương ở vùng sâu vùng xa ... Hơn nữa loại hình bảo hiểm này tương đối phức tạp, phạm vi bảo hiểm rất rộng, các cán bộ địa phương cần có thời gian nghiên cứu kĩ các tài liệu hướng dẫn của công ty. Vì thế họ ít nhiều có tâm lí ngại khai thác loại hình bảo hiểm này, mà chỉ thích khai thác các nghiệp vụ đã quen thuộc như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu... Một lí do khác nữa là, việc điều tra rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm và điều tra đánh giá tổn thất khi có khiếu nại theo đơn bảo hiểm TBĐT phức tạp hơn rất nhiều so với đơn bảo hiểm cháy vì thế bản thân công ty PTI cũng rất thận trọng khi cho phép các địa phương cấp đơn bảo hiểm này .
+Vì đơn bảo hiểm này bảo hiểm rất nhiều rủi ro nên đương nhiên phí bảo hiểm phải cao hơn đơn bảo hiểm cháy .Ví dụ cùng một đối tượng rủi ro thì đơn bảo hiểm cháy có thể từ 0.2% đến 0,3% nhưng theo đơn bảo hiểm TBĐT có thể lên đến 0,4%đến 0,6% hoặc có thể cao hơn .Từ đó mà một số cơ quan, doanh nghiệp chưa nhận thức được chính xác những rủi ro điển hình đối với bảo hiểm TBĐT của họ cộng với những nhận thức về bảo hiểm còn hạn chế khiến họ quyết định mua những loại bảo hiểm khác với số phí ít hơn nhằm "tiết kiệm" được chi phí .
+ Phần lớn các đơn vị có khối lượng tài sản lớn đều là đơn vị nhà nước, một số các đơn vị liên quan đến chuyển tải thông tin vẫn còn chế độ bao cấp của nhà nước ,khi thiết bị mà hỏng hóc thì được trang bị ngay cái khác (vì việc duy trì mạng thông tin liên lạc liên quan đến an ninh quốc gia). Vì vậy ý thức mua bảo hiểm để tự bảo vệ mình của những đơn vị này rất kém .
+Cuối cùng là cơ sở hạ tầng của Việt nam còn quá kém ,khối lượng các thiết bị có thể bảo hiểm theo đơn bảo hiểm TBĐT là rất ít .Thậm chí có những đơn vị nghe tên tưởng khối lượng TBĐT của họ phải rất lớn nhưng thực tế chỉ có khoảng vài tỉ đồng (ví dụ như đàI phát thanh và truyền hình các huyện )
Phần III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY PTI
I. TRIỂN VỌNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN
Trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ở thế kỉ tới, khoa học thông tin tiếp tục phát triển mau lẹ và được ứng dụng rộng rãi . Các nhà khoa học cho rằng sự phát triển mau chóng của máy tính điện tử, của thông tin liên lạc sẽ nối liền các nước trên thế giới, sẽ trở thành mạng tài nguyên thông tin phủ khắp tòan cầu . Theo dự báo của các nhà khoa học đến năm 2005 số hộ dùng hòm thư điện tử sẽ đạt tới trên 800 triệu hộ . Mặt khác vô tuyến truyền hình đã được phát qua vệ tinh làm cho người xem cảm thấy rõ nét và trung thực mặc dù đó là những thông tin ở cách xa hàng vạn km . Mạng điện thoại di động và điện thoại hiện hình, hệ thống thông tin công cộng, hệ thống đường dây nóng phục vụ thương nghiệp nối liền làm thành một “không gian vũ trụ hoàn toàn mới".
Ngày nay hoạt động kinh tế trở nên vô cùng phức tạp, không chỉ có trao đổi hàng hoá thông thườngmà kinh tế ngày nay phụ thuộc vào sự trao đổi thông tin . Thật vậy, sự ra đời và lớn mạnh của không gian điện tử làm người ta có thể thông qua những cuộc “hội thảo điện tử “ để tham gia các hội nghị về nghiệp vụ . Các bưu kiện điện tử thay thế mau chóng bưu kiện truyền thống . Trên màn hình của máy tính tính tại nhà có thể nhận được các tiết mục vui chơi, các cuộc đấu bóng, các tiết mục giải trí để chọn xem . Thông qua mạng viễn thông có thể tiếp thu những bài giảng của các giáo sư ưu tú, sự chẩn đoán và điều trị của các chuyên gia hàng đầu, thoả mãn về hướng dẫn mua bán và sắm sửa các dụng cụ gia đình, y hệt như đến văn phòng giao dịch, đến nhà hát, đến bệnh viện và cửa hàng mua bán . Theo dự tính đến năm 2015, Ti vi màn hình rộng và mỏng có độ nét cao sẽ được chế nghiệm thành công, có thể treo lên tường giống như một bức tranh . Thực tế công ty Motorolla (Mỹ) đã phóng 66 hệ thống vệ tinh và các hệ thống vệ tinh này đảm bảo các cá nhân có thể nói chuyện thuận lợi với bất cứ ai ở trên trái đất, chuyện “mất liên lạc”sẽ trở thành chuyện lịch sử .
Trên đây là một vài minh hoạ cho tiềm năng và vai trò của thông tin liên lạc trong thời gian tới. Qua đó ta có thể thấy rằng trong thời gian tới chắc chắn bảo hiểm thiết bị điện tử ở Việt nam rất có triển vọng. Vì vậy ta phải đánh giá được tiềm năng thị trường và dự báo được tương lai phát triển của thị trường ta mới có thể có được những lựa chọn và áp dụng đúng được các phương án maketing và bán sản phẩm thích hợp từ đó mới đạt được mục đích cuối cùng là phát triển sản phẩm cả về số lượng và chất lượng . Để đạt được mục đích đó trước hết ta phải có đủ các dữ kiện thích hợp để tính toán được tiềm năng thị trường và dự báo phát triển trong tương lai. Những dữ kiện đó là: dữ kiện về thị trường bảo hiểm thiết bị điện tử, thị trường bảo hiểm để từ đó xác định được phí thu tiềm năng đối với các sản phẩm bảo hiểm thiết bị điện tử .
Để tính được phí thu tiềm năng có thể dựa vào công thức sau :
Phí thu tiềm năng = Tổng giá trị thiết bị điện tử đã lắp đặt * Tỉ lệ phí
Mục đích nghiên cứu thị trường thiết bị điện tử là lấy số liệu với các tham số tuổi thọ trung bình của các thiết bị ta sẽ suy ra được tổng khối lưoựng thiết bị điện tử đã lắp đặt từ đây với các dữ kiện đã biết về thị trường bảo hiểm Việt nam có thể suy ra được tỉ lệ các thiết bị điện tử có thể tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử, với tỉ lệ phí trung bình, ta dễ dàng tính toán được tiềm năng thị trường về mặt lí thuyết (phí tiềm năng).
Theo tạp chí Tin học cho biết :
Nhiều gia đình ở Việt nam hiện nay có nhu cầu mua máy tính cá nhân để làm việc và học tập. Đồng thời do việc phát triển công nghệ mạng diện rộng, mạng internet và intranet đã làm cho văn phòng làm việc có thể cơ động được, số người hoà mạng ngày càng tăng .Khi các cơ quan, công ty đã triển khai dự án lớn về công nghệ thông tin thì công việc của họ ngày càng gắn bó với kho thông tin. Do đó tình hình hiện nay tiếp tục đẩy cầu công nghệ thông tin lên cao nữa.
Bảng 10 : Số máy tính hiện có ở Việt nam từ năm 1993 đến 1998
Năm
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Máy tính (chiếc)
22500
38000
60000
93000
139500
299000
Từ bảng trên ta thấy số máy tính được sử dụng ngày càng nhiều . Hơn nữa không chỉ có lĩnh vực máy tính, mà trong những năm vừa qua ngành Bưu chính Viễn thông đã có kết quả phát triển mạng lưới rất khả quan : tính đến cuối năm 1997 mật độ điện thoại trên 100 dân tăng 9,5 lần, số máy điện thoại tăng 6 lần, sản lượng điện thoại đường dài trong nước tăng 45, lần sản lượng điện thoại quốc tế tăng 16 lần so với năm 1991 và đã góp phần tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông khá toàn diện với công nghệ mới theo hướng số hoá, tự động hoá ngang tầm với các nước trong khu vực:
Bảng 11: Bảng tổng hợp về kết quả phát triển mạng lưới
Các chỉ tiêu
ĐVT
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1. Mật độ điện thoại
máy/ 100 dân
0,21
0,26
0,39
0,64
0,64
1,56
2,0
2. Máy điện thoại
máy
139.000
181.000
273.000
472.000
774.910
1077820
1493820
3. Sản lượng điện thoại đường dài trong nước
triệu phút
32,2
119,3
234,6
449,0
760
860
1442
4. Sản lượng điện thoại quốc tế
triệu phút
8,1
14,3
19,9
32,8
44,5
51,7
52,6
5. Số kênh đi quốc tế
kênh
409
659
950
1647
2972
4171
5000
6. Số huyện có tổng đài điện tử
huyệnh
92
200
381
495
100%
100%
7. Số tỉnh có tổng đài điện tử số
tỉnh
7/53
27/53
53/53
53/53
53/53
63/63
63/63
8.Tổng số xã có máy điện thoại
xã
780
1018
1603
3914
5115
6000
6600
Nguồn: Tạp chí Bưu chính viễn thông năm 1997
Bảng 12: Các hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm xây dựng và khai thác mạng điện thoại cố định tại Việt Nam
Tên nhà đầu tư nước ngoài
Nhà khai thác Việt Nam
Ngày ký cam kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
Số đường
Khu vực
Số vốn phía nước ngoài góp (triệu USD)
Korea Telecom Hàn quốc
VNPT
1994 được chấp thuận 1996
40.000
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương
40
France Telecom Pháp
VNPT
1997
540.000
TP HCM
467
Telstra Úc
VNPT
1998
Hơn 35.000 đường nội hạt đường dài và quốc tế
TP HCM, Hà Nội
>150
NTTI Nhật
VNPT
1997
240.000
Hà Nội
194,4
Cable & Wireless Anh
VNPT
Hè 1998
250.000
Hà Nội
204
Nguồn: BWCS - Tạp chí Bưu chính viễn thông 2/1999
Ngoài lĩnh vực về máy tính và bưu chính viễn thông thì các lĩnh vực khác như thiết bị y tế, thiết bị thông tin liên lạc và rada, thiết bị tự động sẽ ngày một phát triển hơn.
Như vậy rõ ràng là tiềm năng của thị trường thiết bị điện tử là rất to lớn. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta có thể tham khảo nghiên cứu tài liệu của Bảo việt về ước tính tổng giá trị lắp đặt từ những năm 1993 - 1997 như sau:
Bảng 13: Tổng giá trị lắp đặt từ năm 1993-1997
Đơn vị tính: 1000USD
Chủng loại thiết bị điện tử
Năm
Tổng cộng
1993
1994
1995
1996
1997
EDP
72.9000
81.000
90.000
100.000
343.900
TB văn phòng
16.200
18.000
20.000
54.200
TB tự động
6.561
7.290
8.100
9.000
10.000
40.951
TB y tế
13.122
14.580
16.200
18.000
20.000
81.902
TB TTLL, ra đa
19.683
21.870
24.300
27.000
30.000
122.853
TB viễn thông
26.244
29.160
32.400
36.000
40.000
163.804
Tổng
807.610
Nguồn: Số liệu Bảo việt Hà Nội
Hiện nay tổng số lắp đặt các thiết bị mà có thể bảo hiểm theo đơn bảo hiểm thiết bị điện tử chiếm 15%. Đồng thời áp dụng tỉ lệ phí theo thị trường đối với các thiết bị trên ta có:
- Phí đối với EDP : 0,35%
- Phí thiết bị văn phòng : 0,7%
- Phí viễn thông : 0,40%
- Phí thiết bị thông tin liên lạc : 0,6%
- Phí thiết bị y tế : 0,75%
- Phí thiết bị tự động : 0,45%
Từ đây ta có thể tính được tổng số phí tiềm năng thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử ở Việt Nam là:
Phí tiềm năng = Tổng giá trị lắp đặt x 15% x tỷ lệ phí = 566.090USD
(tương đương với 6793.000.000VNĐ)
Đến tháng 5/1998 riêng Bảo việt Hà Nội mới khai thác được 578.051.000 VNĐ tức là mới khai thác được 8,5% thị trường (578.051.000/6.793.000.000).
Điều này chứng tỏ thị trường bảo hiểm thiết bị điện tử còn bỏ ngỏ do đó công ty PTI cần đưa ra phương án thiết thực để khai thác tối đa tiềm năng thị trường.
Phương hướng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử thời gian tới của Công ty PTI:
Công ty bảo hiểm PTI đã và sẽ triển khai các sản phẩm sau: máy móc văn phòng, thiết bị xử lý dữ liệu điện tử, các thiết bị truyền thanh truyền hình, các thiết bị viễn thông, các thiết bị kiểm tra đo đạc và tự động, các thiết bị điện tử sử dụng trong y tế, các thiết bị điện tử trong các ngành công nghiệp khác.
Sau đây là những phương hướng triển khai của công ty PTI đối với từng loại hình thiết bị này trong tương lai.
* Bảo hiểm cho các thiết bị máy tính
Theo kinh nghiệm từ nước ngoài về bảo hiểm thiết bị điện tử, việc phát triển sản phẩm qua hệ thống đại lý là các hãng sản xuất và cung cấp thiết bị điện tử là rất quan trọng, ở Việt Nam hiện nay có các đại lý như: FPT, ACER, IBM, Lạc việt...
Tất cả các đại lý máy tính trên có thể làm trung gian cho công ty bảo hiểm thu phí và khi có sự có tổn thất xảy ra đối với các thiết bị thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người tham gia thông qua các đại lý này. Nếu làm đựoc điều này thì công ty bảo hiểm PTI sẽ rất nhàn vì mọi công việc liên quan đến người tham gia các đại lý được các đại lý xử lý rồi, đồng thời người được bảo hiểm cũng rất tiện lợi vì chỉ liên hệ với 1 người khi có tổn thất.
Hiện nay mặc dù công ty PTI chưa áp dụng được ngay nhưng cần có ý tưởng qua kinh nghiệm từ nước ngoài để phát triển sản phẩm này.
* Bảo hiểm các thiết bị văn phòng khác:
Có thể ta cũng sẽ khai thác nghiệp vụ thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm. Hoặc là sẽ khai thác trực tiếp tại các văn phòng làm việc nước ngoài và các bên liên doanh, nơi có khối lượng thiết bị văn phòng mang giá trị lớn và ý thức bảo hiểm cao.
* Các đài truyền hình trung ương và địa phương:
Những cơ quan này có khối lượng tài sản thiết bị điện tử lớn, hiện tại công ty PTI mới khai thác đuợc một phần nhỏ. Vì vậy trong thời gian tới cần khai thác tối đa mảng này. Nếu họ đã tham gia theo đơn bảo hiểm cháy thì công ty cần thuyết phục để chuyển dần sang bảo hiểm theo đơn bảo hiểm thiết bị điện tử vì phạm vi bảo hiểm rộng hơn, khách hàng được bảo vệ tốt hơn, về phía công ty cũng tăng doanh thu phí hơn.
* Bảo hiểm thiết bị viễn thông, thông tin liên lạc:
Hiện nay thiết bị viễn thông và thông tin được đầu tư tăng đáng kể. Vì vậy khai thác được những thiết bị này sẽ là điều kiện tiên quyết cho công ty tăng được thị phần của mình ở nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử. Một trong những thiết bị viễn thông quan trọng nhất ở Việt Nam hiện giờ là hệ thống vệ tinh, do đó công ty PTI cũng đã phối hợp với công ty bảo hiểm Groupama-GAN của Pháp tổ chức hội thảo để triển khai nghiệp vụ này. Ngày 12/5/1999 công ty PTI và đại diện của tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT), VINASAT, Bộ Tài chính và Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) đã tới dự hội thảo để trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật của nước ngoài trong việc thực hiện bảo hiểm vệ tinh của công ty PTI.
II. KIẾN NGHỊ:
Nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử là nghiệp vụ hoàn toàn mới mẻ không chỉ đối với người tham gia bảo hiểm mà còn cả đối với cán bộ của công ty PTI. Do đó bước đầu triển khai hoạt động tất nhiên là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Công ty mới hoạt động được hơn 8 tháng, ở nghiệp vụ này công ty khai thác khá thành công so với toàn bộ các sản phẩm khác của công ty, đem lại được kết quả đáng chú ý, song bên cạnh những thành quả đó vẫn đang tồn tại một số vấn đề, chính nó là những vướng mắc có thể là nguyên nhân cản trở sự phát triển của công ty. Khắc phục những khó khăn ấy có thể giúp công ty phát triển nghiệp vụ này trên thị trường Việt nam một cách mạnh mẽ .Là một sinh viên thực tập tại công ty PTI, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử để hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn, em xin đưa ra một số kiến nghị sau :
1-Về công tác khai thác :
Để khai thác có hiệu quả công ty nên chú ý vào những vấn đề như :
1.1.Vấn đề tuyên truyền quảng cáo :
Tuyên truyền quảng cáo là bộ phận quan trọng của marketing bảo hiểm nhằm giới thiệu rộng rãi hoạt động của các nghiệp vụ bảo hiểm cho khách hàng biết đồng thời làm cho họ thấy lợi ích của việc tham gia các nghiệp vụ bảo hiểm này để từ chỗ bàng quan, do dự chuyển sang quyết định tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm mới của công ty như nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử.
Để tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cao cần tiến hành có tổ chức, chỉ huy thống nhất, để tránh những thiếu sót, lãng phí có thể xảy ra. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử thì phương tiện quảng cáo có thể là các tờ rơi, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử, kèm theo Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm... Những tài liệu này nên đưa đến tận tay khách hàng để họ tìm hiểu được những ích lợi của việc tham gia.
Ngoài việc tuyên truyền quảng cáo và nâng cao uy tín của công ty, bằng mọi cách công ty phải luôn giữ được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng truyền thống của công ty như: Bưu điện, Đài truyền hình... và với các chính quyền địa phương để có biện pháp kiên quyết hơn trong việc đôn đốc các đơn vị tham gia bảo hiểm .
Một yếu tố nữa tưởng là đơn giản nhưng mang một yếu tố quyết định đến thành công của khâu khai thác là :cán bộ nhân viên đi khai thác không những phải thông thạo về nghiệp vụ mà còn phải có dáng vẻ bề ngoài cân đối, ưa nhìn, nói năng hoạt bát nhanh nhẹn tạo cho khách hàng có cảm tình và cảm giác thoải mái.
Nên chăng công ty PTI có những tài trợ cho các sự kiện văn hoá thể thaovà đóng góp xã hội .
Những hoạt động này nhằm mục đích không chỉ tạo sự nhân thức về công ty mà còn làm tăng thêm mối thiện cảm của công chúng đối với các sản phẩm của công ty. Thông qua các hoạt động tài trợ, công ty PTI tạo ra mối quan hệ tương hỗ cho môi trường kinh doanh được thuận tiện hơn .
Hoạt động tài trợ của công ty nên nhằm vào những chương trình lớn gây tiếng vang tốt, các hoạt động văn hoá thanh niên được quan tâm nhiều hơn vì đây là thế hệ tương lai có nhận thức nhanh chóng . Đồng thời cũng nên tài trợ cho các hoạt động ca nhạc và văn hoá, các sự kiện thể thao và các hoạt động xã hội khác như quĩ học bổng cho học sinh, sinh viên tại cac trường đại học, đóng góp các hoạt động gây quĩ hỗ trợ tài năng trẻ .
Hoạt động tài trợ nếu được thực hiện tốt thì chắc chắn nó sẽ là một phần làm cho tên tuổi của công ty PTI được nhiều người biết đến . Đó là phần thưởng từ phía công chúng dành cho công ty PTI mà không phải công ty nào cũng có được.
1.2. Mở rộng đối tượng tham gia
Công ty PTI nên có chính sách để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử vì hiện nay số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm hầu hết là nằm trong cổ đông, mà chủ yếu là thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam . Chúng ta có thể đồng ý là do mới thành lập nên việc xâm nhập thị trường là điều rất khó khăn, hơn nữa bước đầu chúng ta cần khai thác hết đối tượng tham gia trong cổ đông cũng là một cố gắng lớn rồi. Thực tế là theo như số liệu về đối tượng tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử của công ty PTI thì tất cả đều thuộc phạm vi trong cổ đông. Đây là điều dễ hiểu, bởi công ty PTI khi chào hàng các sản phẩm của mình thì ban đầu do công chúng còn chưa hiểu hết tường tận về công ty, nên đối tượng tham gia đa số chỉ thuộc các lĩnh vực mà nằm trong cổ đông như: bảo hiểm thiết bị điện tử thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam, bảo hiểm xây dựng lắp đặt thuộc VINACONEX và công ty xây dựng Hà Nội.
Tuy nhiên về lâu dài để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao và doanh thu lớn thì công ty PTI cần có một chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Thật vậy, khi đã có kinh nghiệm và mối quan hệ rộng rãi với khách hàng thì công ty PTI một mặt phải giữ được lượng khách hàng truyền thống đồng thời phải mạnh dạn tấn công vào thị trường tiềm năng nằm ngoài cổ đông của công ty. Muốn làm được điều này thì trước hết công ty PTI phải đủ mạnh về tài chính, uy tín với khách hàng và có đội ngũ nhân viên giỏi, sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo khi đó chắc chắn là việc giành được khách hàng từ đối thủ cạnh tranh sẽ không còn khó khăn như hiện nay nữa. Kết quả là thị phần của công ty trên thị trường sẽ được tăng lên và do đó vị thế của công ty ngày càng lớn mạnh đủ tiềm lực để tồn tại và phát triển trong một môi trường mở và cạnh tranh quyết liệt của thị trường bảo hiểm Việt nam.
1.3. Khai thác theo phương thức "vết dầu loang"
Trong khâu khai thác, đối với các tổ chức, cơ quan, công ty... thì nên khai thác theo "vết dầu loang". Điều này có nghĩa là khi quan hệ với các tổ chức, cơ quan, công ty... nhân viên khai thác nên tiếp xúc trực tiếp bằng mọi cách khơi dậy nhu cầu mua bảo hiểm ngay từ lãnh đạo tổ chức đó. Và kết quả là khi lãnh đạo đã quyết định mua thì hầu như các tổ chức, cơ quan cấp dưới cũng sẽ mua theo. Công ty PTI cần chú ý đến việc nhắc nhở các nhân viên đi khai thác để không bao giờ được làm phật ý các cán bộ lãnh đạo của các tổ chức cơ quan đó bởi vì khi xảy ra điều này cũng có nghĩa là ta đã bị mất một khách hàng và khó có thể khơi dậy họ tiếp tục tham gia trong tương lai.
1.4. Áp dụng hình thức khuyến mãi:
Nên chăng công ty có thể thêm các hình thức khuyến mãi thích hợp đối với các tổ chức, cơ quan có giá trị bảo hiểm lớn đồng thời công ty nên có khoản hoa hồng hợp lí hấp dẫn cho khách hàng,người giới thiệu môi giới dịch vụ để giành khách hàng và giữ mối quan hệ lâu dài .Với các hình thức như vậy có thể khuyến khích người tham gia nhiều hơn tạo cho công ty có được nhiều khách hàng hơn với số tiền bảo hiểm lớn hơn .
1.5. Quản lí hợp đồng
Với số lượng hợp đồng ngày một nhiều nhưng ngược lại số lượng cán bộ quản lí hợp đồng như hiện nay chưa tăng thêm nên có những vất vả đối với số cán bộ này. Do đó việc quản lí nhiều lúc chưa khoa học, còn lộn xộn gây ra trở ngại khi truy tìm hợp đồng cần thiết .
Các đối tượng tham gia ở các tỉnh xa chưa kịp thời gửi hồ sơ về công ty để đưa vào lưu trữ nhằm tránh tình trạng thất lạc mất mát .Thực tế đã có trường hợp công ty gửi công văn giấy tờ đến các đối tượng tham gia bảo hiểm ở các tỉnh xa thì bị thất lạc do đó gây khó khăn cho cả hai bên trong việc truy cập tài liệu khi cần thiết .
Để công tác quản lí hợp đồng được hoàn thiện hơn, đảm đương đúng ý nghĩa của việc quản lí đó thì nhất thiết công ty phải quán triệt được vấn đề này.
Có thể nói rằng trong khâu khai thác có nhiều vấn đề cần phải giải quyết và giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau, điều cơ bản là chúng ta phải biết lựa chọn biện pháp nào thích hợp nhất, phù hợp với tình hình thực tế của công ty đang trong thời kỳ khởi dựng, tránh tình trạng áp dụng nhiều biện pháp phi thực tế đưa đến cho công ty những sai lầm nghiêm trọng mà khó có thể khắc phục được . Trên đây là một số biện pháp trong khâu khai thác với hy vọng có thể đưa đến một tình huống tốt hơn cho công ty nhằm gây uy tín, chiếm lĩnh phần thị trường .
2-Công tác giám định và bồi thường
2.1.Khâu giám định :
Thời gian hoạt động của công ty cũng như ở nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử chưa lâu, các tổn thất xảy ra rất ít do đó công việc giám định chưa thực sự trở thành kinh nghiệm, chưa có một phòng riêng biệt để quản lí vấn đề này. Song trong quá trình hoạt động lâu dài, số hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử tăng lên mà nhất là trong các mùa mưa bão sắp tới thì các rủi ro xảy ra chắc chắn ngày càng nhiều lên và lúc này nảy sinh những tiêu cực từ phía người tham gia nhằm trút hết mọi rủi ro sang cho bảo hiểm thiết bị điện tử. Nếu như công ty không có đội ngũ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm nhằm tìm ra sự thật thì công ty không thể tránh khỏi những khoản chi trả, bồi thường phi lí. Bởi thế khi xét về khía cạnh này công ty nên xây dựng một đội ngũ giám định liêm khiết, làm việc đầy năng lực có thể phát hiện ra được mọi âm mưu, thủ đoạn của người tham gia để tìm ra sự thật, đem lại quyền lợi cho người tham gia và đảm bảo tình hình kinh doanh cho công ty .
Trước mỗi đơn bảo hiểm thiết bị điện tử có giá trị lớn công ty cần phải cử cán bộ đi tới đó để làm công tác đánh giá rủi ro từ đó mới biết được các nguy cơ, sự an toàn và trách nhiệm với môi trường và sự đảm bảo. Điều này không những giúp công ty PTI nhận bảo hiểm an toàn, hiệu quả mà thông qua bản báo cáo giám định do các nhân viên điều tra rủi ro soạn thảo, họ có thể nắm vững các hiểm hoạ nội tại của dơn vị rủi ro cũng như những nguy cơ đạo đức có liên quan đến đơn vị rủi ro đó .
2.2.Khâu bồi thường:
Công ty phải luôn quan tâm tới khách hàng và thật chu đáo khi giải quyết bồi thường thì mới duy trì được uy tín lâu dài của mình. Làm tốt công tác bồi thường là một biện pháp tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty. Để làm tốt công tác này yêu cầu phải nhanh chóng trả tiền bồi thường khi tổn thất xảy ra nhằm khắc phục rủi ro cho người tham gia bảo hiểm. Cuối cùng cần giảm bớt các thủ tục giấy tờ, hồ sơ để chống các hiện tượng gây khó khăn cho khách hàng.
Nói đến vấn đề này thực ra đã tồn tại ở một số công ty do một số nhân viên đi bán bảo hiểm, khi thu phí bảo hiểm thì cực kỳ chu đáo, niềm nở song đến khi khách hàng vì một lí do nào đó về tài chính mà người ta không thể tham gia được nữa hoặc giải quyết bồi thường cho họ tỏ ra những thái độ không nhiệt tình, chu đáo khiến cho khách hàng có ấn tượng không tốt từ đó uy tín của công ty đối với họ hoàn toàn không còn nữa và sẽ kéo theo rất nhiều khách hàng trước đây rất muốn tham gia bảo hiểm ở công ty PTI thấy được điều đó cũng chán nản, điều này ảnh hưởng tới việc mở rộng đối tượng tham gia trong tương lai. Đặc biệt trong vấn đề này ta nên chú trọng hơn nữa về việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tránh gây khó dễ cho người ta, mà phải làm sao cho việc giải quyết quyền lợi giống như khi ta thu phí khai thác phải chu đáo niềm nở mới có cơ hội tốt cho công ty trong tương lai.
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của công ty PTI. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và do đó giảm được số tiền chi trả bồi thường cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử, công ty PTI đã thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất ngay từ khi mới triển khai nghiệp vụ. Tuy nhiên do mới triển khai nên còn có nhiều vấn đề chưa làm được đầy đủ và triệt để. Vì vậy theo kinh nghiệm của nước ngoài có một số biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất tốt hơn là:
- Phải thông báo và hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm về các điều kiện an toàn như thiết bị chống sét, chống cháy và điều kiện môi trường xung quanh nơi đặt các thiết bị điện tử.
- Khi có sự cố xảy ra cần có cách sơ cứu kịp thời sau mỗi loại tổn thất :
* Đối với thiệt hại do cháy cần phải :
- Giảm độ ẩm trong phòng xuống dưới 40%
- Di chuyển phần ẩm ướt bên trông và mang chúng ra khỏi phòng
- Di chuyển thiết bị điện tử ra khỏi môi trường cháy tới một phòng chứa thích hợp.
- Không được khởi động lại thiết bị .
- Không được bật bất cứ máy điều hoà hoặc quạt ở vùng vừa cháy .
* Đối với thiệt hại do nước cần phải :
- Ngay lập tức tắt thiết bị điện tử (nguồn cung cấp ,ắc qui)
- Mang thiết bị tới vùng khô
- Giảm độ ẩm xuống dưới 40% hoặc dùng máy hút ẩm .
- Làm khô thiết bị với nhiệt độ tối đa là 500C
-Không được khởi động lại thiết bị điện tử chờ đến khi có chuyên gia đã kiểm tra .
* Đối với thiệt hại do bụi công nghiệp :
- Ngay lập tức tắt thiết bị nhạy cảm về bụi
- Tránh xa hoạt động thiết bị với bụi
- Loại bỏ nguồn bụi
- Thay đổi máy lọc không khí .
Tóm lại, dù thực hiện việc đề phòng và hạn chế tổn thất theo phương pháp nào đi chăng nữa thì hàng năm công ty cần phải chi ra một khoản tiền thích hợp trong tổng số phí bảo hiểm thu được. Các biện pháp này sẽ hạn chế mức độ của tổn thất và giảm bớt thời gian ngừng việc .
4-Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo
Hiện nay trình độ của cán bộ cần được nâng cao bởi vì trước tình hình thị trường bảo hiểm Việt nam ngày càng phát triển việc bổ xung thêm cán bộ ,đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn là điều hết sức cần thiết như vậy mới hy vọng chống chọi đối với đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa đối với nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử là một loại hình bảo hiểm kĩ thuật nên ngoài kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, cán bộ nhân viên phụ trách nghiệp vụ này còn phải hiểu biết rõ về thiết bị điện tử nếu không muốn nói là chủ yếu am hiểu về các biện pháo sơ cứu sau khi hoả hoạn, lũ lụt... Nếu như cán bộ giỏi về nghiệp vụ thì chẳng những thực hiện một cách nhanh chóng, trôi chảy mà còn khi khách hàng thắc mắc, yêu cầu giải thích cán bộ có thể giải đáp một cách rõ ràng dễ hiểu tạo niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, có nghiệp vụ giỏi, có trình độ ngoại ngữ thông thạo thì công ty mới dễ dàng thâm nhập thị trường nhanh chóng, trực tiếp đỡ tốn kém, không phải thông qua con đường môi giới.
Mặt khác, như đã trình bày ở phần trên công ty bảo hiểm Bưu Điện là một công ty mới triển khai hoạt động, do vậy để phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài và tạo thêm lợi thế cạnh tranh, công ty bảo hiểm Bưu Điện cần phải quan tâm đến vấn đề đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân viên.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi đặc trưng của lao động, mỗi một nhân viên, cán bộ cần phải được cập nhật thêm thông tin mới nhất để làm chủ được tình hình, luôn sáng suốt trong kinh doanh và nhìn nhận được mục tiêu của công ty ở hiện tại cũng như trong tương lai. Khi công ty nguồn nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, linh hoạt trong kinh doanh luôn tạo được niềm tin cho khách hàng thì nhất định yếu tố vô hình này sẽ làm nên được lợi thế cạnh tranh vững chắc cho công ty .
Tuy nhiên, không phải cứ đưa ra nội dung của việc đào tạo, tuyển dụng mà công ty sẽ có được những cánh tay đắc lực cho mình, mà công ty bảo hiểm Bưu Điện cần phải xây dựng một chính sách tuyển dụng mới ngay từ đầu, thu hút những cán bộ trẻ đã được đào tạo ở các trường đại học có chất lượng tốt, mặt khác, phải khuyến khích học tập để giúp đỡ những cán bộ quản lí có năng lực thường xuyên được bổ xung thêm kiến thức lí luận kết hợp với thực tiễn thông qua các buổi hội thảo giữa công ty và các đối tác nước ngoài để học hỏi thêm được những kinh nghiệm kinh doanh của họ. Đồng thời các nhân viên trong công ty cũng cần phải cử đi học các khoá học ngắn hạn ở các trường đại học trong và ngoài nước. Đối với cán bộ giám định ở nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử, đây là nghiệp vụ còn mới mẻ, bởi vậy công ty có thể tuyển dụng cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo chuyên ngành hoặc là trước mắt để giảm bớt chi phí quản lí chúng ta có thể thuê giám định từ bên ngoài cho đỡ tốn kém. Nhưng về lâu dài để cho khách hàng tin tưởng vào sự vững mạnh của công ty và chất lượng sản phẩm được nâng cao công ty bảo hiểm Bưu Điện nên có một đội ngũ giám định trung thực và giỏi về chuyên môn.
Đối với việc sắp xếp cán bộ, công ty bảo hiểm Bưu Điện cần chú ý tới đội ngũ trẻ có năng lực, mạnh dạn sắp xếp họ vào các vị trí quản lí. Về tuyển dụng nhân viên mới, công ty bảo hiểm Bưu Điện kiên quyết phải thông qua thi tuyển. Đồng thời, công ty PTI cũng chú ý tới việc thu hút nhân tài từ công ty bảo hiểm khác vì một lí do nào đó muốn chuyển về công ty bảo hiểm Bưu Điện.
5. Công tác tài chính, kế toán, tin học và quản trị :
Công ty PTI mới thành lập do đó có những khoản chi tiêu có phần chưa hợp lí do vậy công ty cần kịp thời điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế.Công ty tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá chi phí ,công tác kiểm toán nội bộ nâng cao hiệu quả kinh doanh, định kỳ hàng tuần kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, hàng tháng kiểm tra kế hoạch thu phí của cán bộ khai thác. Bên cạnh đó thì cán bộ tin học đang thiếu người, thực tế là các cán bộ nhân viên trong công ty kiêm luôn cả chức năng về tin học trong công việc của mình, điều này tiết kiệm được chi phí tuy nhiên đôi lúc cũng rất cần những nhân viên có trình độ chuyên môn về tin học giỏi để giải quyết những việc phức tạp mà công việc trong công ty đòi hỏi. Trước ttình hình mới này thì công tác tài chính kế toán, tin học và quản trị cũng cần được hoàn thiện, đổi mới và nâng cấp hơn nữa thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể là công ty cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các phòng ban, đại lý về việc thực hiện chi tiêu, các chế độ chi hoa hồng đối với các đại lý, lập kế hoạch và làm báo cáo quyết toán.
Đồng thời công ty cũng nên tăng cường thêm cán bộ tin học có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty.
6. Phí bảo hiểm
Trong bảo hiểm, phí bảo hiểm luôn là vấn đề nhạy cảm đối với cơ chế thị trường, một tỉ lệ phí bảo hiểm thích hợp vừa bảo đảm quyền lợi cho công ty bảo hiểm vừa có thể thu hút được sự tham gia đông đảo của khách hàng.
Phí bảo hiểm do người được bảo hiểm đóng chính là sự đóng góp của người được bảo hiểm vào quỹ chung để chia xẻ rủi ro. Sự đóng góp này cần phải công bằng và phải phản ánh được mức độ nguy cơ rủi ro mà người được bảo hiểm mang đến cho quỹ chung. Nói cách khác, phí bảo hiểm phải đủ để:
* Bồi thường các khiếu nại dự tính trong suốt thời gian bảo hiểm
Công ty PTI cần có nhiệm vụ ước tính mức độ bồi thường có thể phát sinh. Không thể đưa ra con số chính xác về số tiền sẽ thanh toán cho các khiếu nại nhưng nhờ những số liệu liên quan, công ty bảo hiểm PTI có thể đánh giá tương đối chính xác chi phí bồi thường.
* Ước tính về khiếu nại chưa giải quyết
Không phải là mọi khiếu nại đều được giải quyết trong năm thanh toán phí bảo hiểm. Vì vậy, phí bảo hiểm cũng cần tính đến những khiếu nại sẽ được giải quyết vào cuối năm do đó Công ty PTI cần lưu ý đến điều này khi tính phí.
* Cung cấp một khoản dự phòng
Công ty PTI cũng phải tính đến trường hợp ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát và có liên quan đến trách nhiệm của công ty đối với việc đáp ứng các khiếu nại ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Để giải quyết vấn đề này, công ty PTI phải trích nộp những khoản dự phòng.
* Bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh
Công ty PTI phải chi một số tiền nhất định cho các hoạt động kinh doanh, bao gồm:
- Lương của nhân viên
- Chi phí văn phòng dưới mọi hình thức
- Chi phí quảng cáo
- Chi hoa hồng
Phí bảo hiểm thu được từ mỗi hợp đồng bảo hiểm phải đủ để đáp ứng cho các chi phí hoạt động này.
* Đem lại lợi nhuận
Công ty PTI cũng phải bảo đảm rằng phí bảo hiểm phải đem lại một khoản lợi nhuận hợp lý. Ngoài ra công ty còn phải chịu trách nhiệm giữa các cổ đông và phải tạo ra một khoản lợi nhuận hợp lý cho việc đầu tư của các cổ đông vào công ty.
Tuy nhiên, để có được mức phí bảo hiểm đưa ra cho khách hàng, không chỉ đơn thuần là việc tính phí bảo hiểm chính xác bằng một công thức toán học, mà còn phải cân nhắc tới cả những yếu tố thương mại. Bao gồm:
* Lạm phát:
Công ty PTI cần nhận thức rõ ràng, giá trị của đồng tiền luôn thay đổi, phí bảo hiểm thu ngày hôm nay sẽ được sử dụng để bồi thường khiếu nại xảy ra trong tương lai. Điều này có nghĩa là chi phí giải quyết khiếu nại có thể tăng không phải do sự gia tăng khiếu naị mà đơn giản chỉ là do giá trị đồng tiền giảm xuống, do vậy công ty PTI cũng không thể bỏ qua yếu tố này khi tính phí bảo hiểm.
* Lãi suất:
Công ty PTI là người đầu tư quỹ. Những quỹ này cũng tạo ra thu nhập đầu tư đáng kể nuôi sống công ty. Sự thay đổi trong lãi suất cũng cần được chú ý khi tính phí bảo hiểm.
* Cạnh tranh:
Yếu tố thương mại cuối cùng là cạnh tranh. Không phải trên thị trường chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm, do đó cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Việc tính phí bảo hiểm quá cao có thể dẫn đến mất dịch vụ nhưng nếu tính phí bảo hiểm quá thấp sẽ dẫn đến thua lỗ.
Nên chăng công ty cần tiết kiệm các chi phí trong cơ cấu chi. Đặc biệt là chi bồi thường, nếu công ty luôn có ý thức xây dựng tốt các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho khách hàng đồng thời khi tổn thất xảy ra cần có biện pháp sơ cứu kịp thời nhằm giảm bớt thiệt hại tối đa thì chắc chắn rằng tổng chi sẽ giảm xuống và do đó công ty đã thu hút thêm một lượng khách hàng đáng kể từ phía đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng nhờ việc chào phí với một mức phí mềm hơn so với các công ty khác hoạt động trên lĩnh vực này.
7. Hoàn chỉnh môi trường pháp lí trong lĩnh vực bảo hiểm
Sắp tới chúng ta sẽ phải mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác hoá. Việc phát triển một thị trường mở trong lĩnh vực bảo hiểm là rất cần thiết vì nó làm lợi cho người tiêu dùng và đạt được tính cạnh tranh trong cuộc ganh đua toàn cầu.
Thật vậy, một trong những điều lo ngại lớn nhất của thị trường trong nước là sự mở cửa biên giới cho các công ty nước ngoài. Thậm chí nếu các công ty đó phải chịu cùng một luật lệ pháp lí, các nhà bảo hiểm trong nước thường thấy đó là không công bằng khi sự bước vào của các công ty nước ngoài làm tổn hại những lợi ích của nhiều năm lao động cần cù, cần có để phát triển thị trường bảo hiểm trong nước, sự cạnh tranh ngoài nước đến từ Nhật bản hay Mỹ hoặc các nước phát triển khác làm kinh hãi thị trường trong nước. Sự cạnh tranh đó thể hiện trên các mặt :
-Về định phí : phí thực thu có xu hướng thấp .
-Về sản phẩm : nhiều sản phẩm mới ra đời đáp ứng được nhu cầu mới nhất của người tiêu dùng .
-Về sự phục vụ: càng ngày các công ty bảo hiểm càng nhấn mạnh và quan tâm đến sự phục vụ đối với khách hàng. Các công ty bảo hiểm trong tương lai để cạnh tranh được sẽ cực kỳ gần gũi với khách hàngvà sự phục vụ sẽ là hàng đầu.
- Về độ an toàn: sức mạnh tài chính của một công ty bảo hiểm cùng với sự bảo hộ của tái bảo hiểm sẽ làm cho các công ty đủ khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, trong lĩnh vực bảo hiểm ngoài sự ra đời một số công ty bảo hiểm mới như: PVIC, PJCO, BAOMINH, BAOLONG... còn có gần 40 văn phòng đại diện thuộc nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật bản, Đức...
Để đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh, cần phải có những văn bản pháp qui, nhưng hiện nay VIệt nam vẫn chưa ban hành luật về bảo hiểm .
Vì vậy nhà nước sớm ban hành đạo luật về bảo hiểm sẽ làm nền tảng cho các quan hệ pháp lí trong lĩnh vực bảo hiểm để các công ty bảo hiểm trong nước đi vào hoạt động đúng hướng và tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển chung và còn là cơ sở pháp lí ổn định để các đối tác nước ngoài tích cực triển khai hoạt động ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Bởi thế bước đầu hoạt động công ty không thể không tránh khổi những khó khăn về nhiều mặt .Trong quá trình triển khai với một khoảng thời gian quá ngắn chưa đủ cho các cán bộ hân viên của công ty có được bề dầy kinh nghiệp nhưng thành quả mà công ty đã đạt được trong ngần ấy thời gian đã chứng minh cho ta thấy lòng nhiệt tình và đầy sáng tạo của mỗi thành viên trong công ty ,sự cần thiết và chấp nhận của thị trường đối với nghiệp vụ này .
Qua thời gian tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT cùng với những kiến thức đã học, đến nay em đã hoàn thành chuyên đề này .Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TÔ THIÊN HƯƠNG giáo viên bộ môn kinh tế bảo hiểm -trường đạI học kinh tế quốc dân và các thầy cô giáo trong bộ môn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này .
Và lời cuối cùng em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty PTI và các anh chị ở phòng bảo hiểm Tài Sản -Kĩ thuật ,đặc biệt là anh Nguyễn Quang Phi -Trưởng phòng bảo hiểm Tài sản kĩ -thuật đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập, thu thập số liệu để hoàn thành chuyên đề này .
Hà nội ,ngày 4 tháng 6 năm 1999
Giấy yêu cầu bảo hiểm thiết bị điện tử có mẫu như sau :
Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu
bảo hiểm thiết bị điện tử Số:
Tên và địa chỉ của
Người yêu cầu bảo hiểm
Ngành nghề kinh doanh
Địa điểm đặt các thiết bị
được bảo hiểm
Loại cấu trúc nhà
_______________________________________________
_______________________________________________
_______________________________________________
khung thép gạnh bê tông gỗ
2. Có thiết bị nào trước đây đã
từng được một công ty bảo hiểm khác bảo hiểm không ?
Đề nghị thời hạn bảo hiểm
bắt đầu từ
có không nếu có đề nghị kê khai rõ những hạng mục
đó trong bản danh mục thiết bị được bảo
hiểm và tên công ty bảo hiểm đó
_________________________________________________
Ngày Giờ: Hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào
đúng thời điểm này vào năm tiếp theo
3. Có phải các thiết bị bảo hiểm đều là thiết bị mới không?
Có thể tìm được giá xuất xưởng của những thiết bị cũ nào
có không nếu không đề nghị kê khai rõ hạng
mục nào trong bản danh mục thiết
bị được bảo hiểm là cũ.
_________________________________________________
Kê khai rõ hạng mục đó trong bản danh mục thiết bị được bảo hiểm:
4 Điều kiện hoạt động của thiết bị
Thiết bị có được bảo dưỡng theo hướng dẫn của công ty chế tạo thiết bị không? có không
5. Chất lượng nhân viên
Nhân viên sử dụng thiết bị có được công ty chế tạo thiết bị đào tạo không? có không
6. Có khả năng xảy ra lũ lụt không?
có không Nếu có, do dòng nước nước mưa
nước tràn từ hệ thống cống rãnh nguyên nhân khác
7. Có sử dụng nguyên vật liệu
nguy hiểm ở vùng lân cận không
có không Nếu có, kê khai rõ axit giấy ảnh
dung dịch kiềm thuốc thử thuốc rưả ảnh chất nổ
chất đồng vị các chất khác
Chúng tôi cam kết rằng những lời kê khai trong Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm này là đầy đủ và trung thực. Chúng tôi cũng đồng ý rằng, bản kê khai này là cơ sở, đồng thời là bộ phận không tách rời của đơn bảo hiểm được cấp liên quan đến rủi ro trên. Chúng tôi hiểu và thoả thuận rằng
PTI chỉ chịu tránh nhiệm theo đúng những điều kiện và điều khoản của đơn bảo hiểm và chúng
tôi -Người được bảo hiểm (NĐBH), dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào khác không thuộc phạm vi của đơn bảo hiểm, PTI cam kết tuyệt đối giữ bí mật các thông tin mà NĐBH đã khai trong Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm này.
Khai tại .................................................ngày.............tháng..........năm 1998
Người khai (ký tên, đóng dấu )
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế bảo hiểm -Trường đại học Kinh tế Quốc dân (PGS-PTS Hồ Sĩ Sà)
Giáo trình thống kê bảo hiểm - Trường đại học kinh tế quốc dân-khoa thống kê (PGS-PTS Bùi Huy Thảo )
Tạp chí bảo hiểm các năm 1997,1998,1999.
Tạp chí hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT(công ty PTI).
Giới thiệu về bảo hiểm TBĐT(Munich Re).
Tạp chí PC-World 1998,1999.
Tạp chí Hội Tin học Việt nam.
Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (Hiệp hội Bảo hiểm Hoàng gia Anh)
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TBĐT
2
A> Khái niệm chung về bảo hiểm TBĐT
2
1. Sự cần thiết của bảo hiểm TBĐT
2
a. Khái niệm về TBĐT
2
b. Sự cần thiết của bảo hiểm TBĐT
3
c. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm thiết bị điện tử
5
2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm TBĐT
6
a. Khái quát về lịch sử bảo hiểm kỹ thuật
6
b. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm TBĐT
7
3.Một số điều kiện thuận lợi của Việt nam trong việc hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT
9
a.Điều kiện về kinh tế
9
b.Điều kiện về dân số
10
c.Điều kiện về pháp lí
11
B.Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT
12
I-Đối tượng và phạm vị bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT
12
1.Đối tượng bảo hiểm
12
2.Phạm vi bảo hiểm
13
II-Rủi ro bảo hiểm và những điểm loại trừ
14
1.Rủi ro bảo hiểm
14
2. Những điểm loại trừ
15
III-Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
18
1.Số tiền bảo hiểm
18
a.Đối với thiệt hại vật chất
19
b.Đối với thiệt hại về lưu trữ dữ liệu bên ngoài
19
c.Đối với chi phí gia tăng
19
2.Phương pháp tính phí và nguyên tắc tính phí
20
3.Điều chỉnh số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
25
4. Mức khấu trừ
26
5. Phí bảo hiểm tối thiểu cho mỗi đơn bảo hiểm
27
IV-Hợp đồng bảo hiểm TBĐT
27
1.Giấy yêu cầu bảo hiểm
27
2.Điều khoản của hợp đồng bảo hiểm
27
V-Tái bảo hiểm trong bảo hiểm TBĐT
32
PHẦN II- THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TBĐT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN(PTI)
33
I-Vài nét sơ lược về quá trình hình thànhvà phát triển công ty PTI
33
II-Kết quả kinh doanh của công ty PTI ở nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT
34
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Ở CÔNG TY PTI
54
I/ Triển vọng về thị trường điện tử tin học và phương hướng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử của Công ty bảo hiểm bưu điện
54
II/ Kiến nghị
60
1. Về công tác khai thác
60
1.1. Vấn đề tuyên truyền quảng cáo
60
1.2. Mở rộng đối tượng tham gia
61
1.3. Khai thác theo phương thức "vết dầu loang"
62
1.4. Áp dụng hình thức khuyến mãi
63
1.5. Quản lý hợp đồng
63
2. Công tác giám định và bồi thường
63
2.1. Khâu giám định
63
2.2. Khâu bồi thường
64
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
65
4. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo
66
5. Công tác tài chính kế toán, tin học và quản trị
68
6. Phí bảo hiểm
68
7. Hoàn chỉnh môi trường pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm
71
KẾT LUẬN
73
PHỤ LỤC
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th7921c t7871 tri7875n khai nghi7879p v7909 b7843o hi7875m thi7871t bamp7.doc