Đề tài Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam

Phương thức phát hành cổ phiếu.liên hệ việt nam.doanh nghiệp việt nam chưa tận dụng được lợi ích của phát hành cổ phiếu?Mục lục. Chương I. Lý luận chung về phát hành cổ phiếu. I. Khái niệm và phương thức phát hành cổ phiếu. II. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. III. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO). IV. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,giao dịch trên sàn OTC. Chương II. Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam. I. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn TP. HỒ CHÍ MINH II. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn HÀ NỘI III. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM Chương III. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu. I. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. II. Việc huy động vốn kém và tính thanh khoản thấp của các cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. III. Đầu tư chứng khoán theo đám đông, đầu tư kiểu “lướt sóng” của các nhà đầu tư Việt Nam. IV. Sự tan vỡ của các doanh nghiệp cổ phần. Chương III: doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu. Chúng ta biết được các ích lợi của việc các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng như doanh nghiệp có thể tận dụng được một nguồn huy động vốn lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu sẽ có được uy tín, thương hiệu và có được sự tin tưởng hơn từ cả các nhà đầu tư lẫn ngân hàng cũng như của người tiêu dùng vì có chiến lược phát triển , cung cấp thông tin rõ ràng. Đặc biệt khi chúng ta phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp trở thành một tập thể hoạt động dựa trên lợi ích của nhiều người. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và chất lượng bằng cách thu hút được nhiều tài năng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được nhiều từ việc phát hành cổ phiếu. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đối với các nhà đầu tư nước ngoài , thị trường chứng khoán Việt Nam không đủ hấp dẫn để thu hút họ đầu tư khi quy mô còn quá nhỏ, chất lượng chứng khoán lại không đảm bảo. Thứ hai, đến từ chính phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam : đầu tư theo đám đông, mang tính ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Thứ ba đến từ sự yếu kém của chính các doanh nghiệp phát hành. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết tại sao các doanh nghiệp lại không tận dụng được những lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu. I. Quy mô của thị trường chứng khoán việt Nam Tính tới thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 40% GDP (khoảng 700.000 tỉ đồng). Từ 7 công ty chứng khoán năm 2000 và 1 công ty quản lý quỹ, đến thời điểm hiện tại trên cả hai sàn có tổng cộng 557 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khoán, 45 công ty quản lý quỹ. Toàn thị trường có 926 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư(NĐT) tổ chức và cá nhân, trong đó riêng NĐT nước ngoài có hơn 10.000 tài khoản với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỉ USD. Tính từ năm 2000 đến hết tháng 6.2010, TTCK trở thành kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ giao bảo lãnh phát hành. Trong 5 năm đầu giá trị giao dịch bình quân chỉ 55 tỉ đồng/phiên, trong 5 năm tiếp theo đạt 1.300 tỉ đồng/phiên, đặc biệt thời gian từ đầu năm 2009 giá trị giao dịch bình quân đã đạt trên 3.000 tỉ đồng/phiên. Từ hơn 450 doanh nghiệp trong năm 2009, số lượng này đã tăng nhanh lên khoảng 600 doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch TP. HCM và Hà Nội năm 2010, tăng hơn 30%. Báo cáo cuối năm của CTCK Âu Việt cũng cho thấy, giá trị huy động vốn qua TTCK trong năm 2010 đã tăng hơn 160% so với năm 2009.Mặc dù chỉ số chứng khoán không tăng mạnh và dòng tiền cũng không thật ấn tượng, nhưng xét ở mặt số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô huy động vốn qua kênh chứng khoán thì TTCK đạt được thành quả không nhỏ.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. Công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi. Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế. IV. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sàn OTC. Việc phát hành cổ phiếu ra thị trường chỉ được gọi là thành công khi cổ phiếu đó được giao dịch trên thị trường một cách suôn sẻ cũng giống như việc chúng ta tạo ra một sản phẩm mới trên thị trường chỉ được gọi là thành công khi nó bán được trên thị trường. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thị trường giao dịch chứng khoán. 1. Bốn thị trường giao dịch chứng khoán.   Khái niệm "thị trường" là để một không gian giao dịch hay một hệ thống giao dịch, theo đó nó làm "hạ tầng" cho việc mua bán CK diễn ra. Tuy vậy, việc mua bán trong TTCK chỉ là động tác thấy được kết thúc một hành vi. Tất cả giao dịch CK đều có sự tham gia của dân chúng, các công ty, tổ chức và Chính phủ, được diễn ra tại một trong bốn thị trường sau.   1.1. Thị trường sàn giao dịch.   Thị trường sàn giao dịch (exchange market) là một thị trường được tổ chức tập trung, có địa điểm giao dịch cố định. CK được mua bán là loại đã được niêm yết tại sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều (từ hai phía), giữa đại diện (môi giới) người mua và đại diện người bán. Cơ chế thị trường này được minh hoạ và chúng ta đã được biết đến khá nhiều khi tìm hiểu về các sở giao dịch, đặc biệt là NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York).   1.2. Thị trường phi tập trung.   Thị trường phi tập trung (over-the-counter - OTC market) là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị trường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng, giữa các công ty CK với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Tại Mỹ, thị trường OTC là định chế của một thị trường liên công ty CK (interdealer market), trong đó hệ thống máy tính và điện thoại kết nối khoảng 600 nhà kinh doanh CK toàn quốc với nhau, giúp họ dễ dàng làm ăn với nhau và cho khách hàng của họ (các nhà đầu tư). Có hơn 15.000 loại CK khác nhau được đăng ký giao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong khi đó cộng hết số lượng CK niêm yết tại 6 sở giao dịch của nước này thì cũng chỉ có trên dưới 4.500 loại CK.   1.3. Thị trường thứ ba.   Thị trường thứ ba (third market - OTC-listed) là thị trường giao dịch các CK đã niêm yết tại sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là "mua sỉ" CK niêm yết (exchange-listed), thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty CK là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn CK niêm yết. Thông thường thì tất cả các CK niêm yết đều có thể được mua bán theo phương thức này, nhưng luôn luôn bị ràng buộc phải thông tin công khai trên hệ thống thông tin chính thức trong thời gian rất ngắn, ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện.   1.4. Thị trường thứ tư.   Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán CK cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là "instinet" phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn CK giữa họ với nhau. Cả loại CK niêm yết trên sàn hoặc loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí, và nhiều tổ chức khác tuỳ theo quy định... vì họ liên hệ với nhau trực tiếp mua bán qua lại nên không cần đến các nhà môi giới. Tuy nhiên, bản thân hệ thống instinet sẽ đăng ký với UBCKNN để được đóng vai trò như một công ty môi giới và kinh doanh CK (Broker - Dealer). Các điều kiện về mua bán, xác nhận và thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi luật lệ CK và công ty CK đóng vai trò điều phối này. Việt nam một thị trường chứng khoán mới được hình thành việc chưa phát triển đầy đủ các thị trường giao dịch cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại, chúng ta mới đang manh nha phát triển 2 thị trường giao dịch chính là thị trường sàn giao dịch và thị trường phi tập trung. 2. Sàn giao dịch chứng khoán.. 2.1. niêm yết chứng khoán. Để một chứng khoán có thể được giao dịch trên sàn chứng khoán, nó phải được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đó. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó. mục tiêu của việc niêm yết: - Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khóan niêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ cua tổ chức phát hành trong việc bổ sung thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. - Nhằm mục định hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. - Cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về tổ chức phát hành. - giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá. 2.2. phân loại niêm yết chứng khoán. - niêm yết lần đầu: là việc cho phép chứng khoán của tổ chúc phát hành được đắng kỳ niêm yết giao dịch lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng(IPO) khi tổ chức đó đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết. - niêm yết bổ sung: là quá trình chấp thuận SGDCK cho một công ty niêm yết có niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục định tăng vay hoặc mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức………… - thay đổi niêm yết: phát sinh khi công ty niêm yết hay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hay tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của minh. - niêm yết lại: là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết lại chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng. - niêm yết cửa sau: là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thực sáp nhập liên kết hay tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. - niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần: + niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cố phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nước hay nước ngoài. + niêm yết tứng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại chưa hay không được niêm yết. 2.3. Quy trình niêm yết chứng khoán. Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK. Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ. Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK. Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết. Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết. Bước 6: Khai trương niêm yết. 2.4. đặc điểm giao dịch trên sàn. - Cơ chế giá cả: thị trường niêm yết hoạt động trên cơ sở đấu giá từ hai phía (double-auction). - Vai trò chủ đạo thị trường: đối với sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn, họ chịu trách nhiệm phải duy trì thị trường ổn định và phải liên tục chào giá các chứng khoán mà họ đảm nhận. - Giao dịch bên ngoài thị trường chính: theo quy luật, các nhà kinh doanh chứng khoán không được mua dự trữ riêng cho mình, hoặc kinh doanh như tư cách chủ nhân (principal) đối với các chứng khoán đã được niêm yết, ngoại trừ khi họ đã tham gia vào cơ chế giao dịch của thị trường thứ 3. 3. Thị trường phi tập trung OTC. 3.1. Khái niệm. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của TTCK. thị trường được mang tên OTC co nghĩa là thị trường qua quầy. điều này xuất phát từ đặc thù của thị trường là các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp tại các quầy của các ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung. Như vậy, có thể hiểu, thị truong OTC là TTCK không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh CK mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy(sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán. 3.2. Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC Hình thức tổ chức: về cơ bản thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán). Tuy nhiên, vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trên diện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường OTC có tính tập trung cao hơn. Chứng khoán giao dịch trên thị trường là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán, trong đó chủ yếu là của công ty nhỏ và vừa; chính vì thế, chứng khoán trên thị trường này có độ rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Tiêu chuẩn để chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC thấp hơn, linh hoạt hơn so với tiêu chuẩn niêm yết ở Sở Giao dịch Chứng khoán. Thị trường chứng khoán phi tập trung hiện đại là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giá giữa bên mua và bên bán. Hệ thống các nhà tạo lập thị trường: các nhà tạo giá (Market makers) là những người đưa ra giá rao mua và chào bán cho thị trường. Giá tốt nhất từ đó khách đầu tư có thể mua (best ask) và giá tốt nhất mà họ có thể bán (best bid) được chọn lọc tối ưu trong một tập hợp chào giá trên hệ thống chung, gọi là giá thị trường nội bộ (inside market). Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt, đa dạng hơn so với phương thức thanh toán bù trừ đa phương thống nhất ở Sở Giao dịch Chứng khoán. Quản lý thị trường OTC được thực hiện theo hai cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản. mua bán và phương thức tạo giá trên thị trường OTC. Mua bán trên thị trường OTC:Thị trường sàn giao dịch có thuận lợi cơ bản là thông tin về giá cả và CK đã có một nề nếp phổ biến trên nhiều phương tiện, tạo dễ dàng khi cần truy cập. Điều này lại chẳng dễ dàng chút nào đối với các giao dịch trên thị trường OTC.   Đây là vấn đề lớn và chỉ hoá giải được bằng chính khả năng tổ chức và quán xuyến, thậm chí bằng tất cả uy tín của tổ chức chủ quản điều hành (ở Mỹ là NASD). Kế đến phải cần sự trợ giúp hiệu quả của các thành tựu về thông tin với các phương tiện trang bị càng hiện đại càng tốt. Thị trường OTC, do vậy sẽ cho hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức và đóng góp của hệ thống thông tin. Đối với người đầu tư, việc giao dịch cũng gần giống như ở thị trường sàn giao dịch. phương thức tạo giá trên thị trường OTC: Nhà tạo giá, nói chung, là một công ty có hoạt động kinh doanh chứng khoán cho riêng mình (tự doanh) và được công nhận tư cách tạo giá đối với một số lượng chứng khoán nào đó. ở thị trường sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn (specialist) còn trên thị trường OTC, nhà tạo giá là các nhà buôn chứng khoán (dealers) tham gia cung cấp giá rao mua (bid) và chào bán (offer) liên tục cho một chứng khoán đặc thù nào đó. Việc này được gọi là tạo ra một giá thị trường (thuật ngữ: to make a market) cho chứng khoán. Khi đã chào giá như vậy, họ sẽ sẵn sàng thực hiện mua hoặc bán với số lượng được nêu bằng chính tài khoản của công ty họ.   Không giống như thị trường sàn giao dịch, nơi mà mỗi chứng khoán chỉ độc có một chuyên gia tạo giá, trong thị trường OTC số lượng nhà tạo giá cho một chứng khoán có thể không hạn chế và tối thiểu phải là hai. Chương II. Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam. I. Thực tiễn phát hành cổ phiếu trên sàn HOSE(SGDCK TP.HCM). 1. lịch sử SGDCK TP.Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết. Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương. SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP.HCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 62 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ chức. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các CTCK đã lên tới gần 298 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động niêm yết và hoạt động giao dịch trên sàn Hồ Chí Minh. Theo số liệu chính thức tính chung cả thị trường đến 31/12/2009 có 196 cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ, 61 trái phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên HOSE với tổng giá trị niêm yết đạt 120 ngàn tỷ đồng. Tình hình kinh tế năm 2010 nói chung chưa thật sự hồi phục mạnh mẽ song thị trường chứng khoán VN đã đạt được một số kết quả đáng kể, như đạt kỷ lục về cổ phiếu niêm yết mới, kỷ lục về số công ty phát hành thêm cổ phiếu... Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng số lượng, chất lượng của cổ phiếu niêm yết trên sàn chưa thật sự đồng đều vẫn là vấn đề nhà đầu tư quan ngại. Đến thời điểm cuối năm 2010, tuy có nhiều phiên khối lượng và giá trị giao dịch khổng lồ (giá trị giao dịch của 2 sàn lên 4.000 tỉ - 5.000 tỉ đồng) nhưng vẫn không ít cổ phiếu thường xuyên không có giao dịch hoặc giao dịch cầm chừng dù giá trị vốn hóa rất cao... Với một số quy định mới về niêm yết cổ phiếu có hiệu lực trong năm 2011, hy vọng thị trường sẽ có thêm nhiều cổ phiếu chất lượng hơn. Dù thị trường không mấy thuận lợi song năm 2010, trên cả hai sàn chứng khoán đã có khoảng 180 cổ phiếu niêm yết mới. Trong đó, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) có gần 80 doanh nghiệp (DN) niêm yết, vượt kỷ lục 74 DN niêm yết mới của năm 2006. Ngoài ra, hiện có khoảng 15 DN đã nộp hồ sơ xin niêm yết trên HoSE, trong đó có những đơn vị vốn khá lớn như Ngân hàng Quân đội, Công ty CP Ô tô Trường Hải... Tính đến thời điểm hiện tại(3/2011) thì sàn GDCK đã khoảng 283 DN niêm yết và từ 19/4/2010 đến nay đã có 20 công ty cổ phần nộp hồ sơ niêm yết, trong đó có 7 công ty được chấp nhận. Từ ngày 26/3/2010 đến ngày 26/3/2011 khối lượng cổ phiếu niêm yết mới là hơn 2 tỉ cổ phiếu. khối lượng cổ phiếu niêm yết mới trong các năm qua là: năm 2007(1.723.437,5 nghìn CK), năm 2008(1.723.437,5 nghìn CK), năm 2009(3.523.292,81 nghìn CK) và số lượng hủy niêm yết qua các là tương đối nhỏ so với niêm yết mới. từ đó ta thấy qui mô cổ phiết niêm yết trên thị trường Việt Nam ngày càng phát triển không ngừng. Và qua bảng trên ta thấy qui mô niêm yết cổ phiếu chiếm tỉ trọng rất lớn trên thị trường hiện nay, cụ thể: số công ty cổ phần niêm yết chiếm 83,98%, khối lượng niêm yết chiếm 97,18%, giá trị niêm yết chiếm 90,7%. chỉ số VN-Index, và qui mô vốn trên sàn HOSE. A, chỉ số VNIndex. Biểu dồ trên biểu diễn những biến động của chỉ số VNIndex từ năm 10/2009- 24/3/2011. Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được chỉ số VNIndex dao động rất mạnh và biên độ dao động giảm dần, và chỉ số cũng giảm so với trước. Cuối năm 2006, đầu 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa. Vn-Index tăng liên tục, liên tục như diều gặp gió, đạt 1.170 điểm (ngày 12/3/2007). SGDCK TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tính đến ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó chúng ta gặp vô vàn khó khăn trước sự biến động của thị trường, chỉ số Vnindex giảm điểm liên tục trong năm 2008 và 2009 và chạm đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009. Sau khi chạm đáy, Vn index tăng trở lại và đạt mức đỉnh 624,10 điểm vào ngày 22/10/2009, rồi điều chỉnh mạnh trở về mức 434,87 điểm trước khi kết thúc năm ở mức 494,77 điểm(tăng 56,76% so với cuối năm 2008). 31/12/2009 phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, giới đầu tư đã rất lạc quan tin tưởng màu xanh sẽ ở lại với VN-Index. Hầu hết thời gian của phiên giao dịch ngày 31/12, chỉ số trên cả hai sàn Nam-Bắc đều mang sắc xanh.Tuy nhiên, về cuối phiên, sức mua dần suy giảm khiến cho chỉ số VN-Index đã trở lại với sắc đỏ khi mất 0,59 điểm và xuống 494,77 điểm. TTCK đầu năm 2010 không có sự bứt phá nào đáng chú ý. Xu hướng chủ đạo vẫn là đi ngang và giảm điểm. Mở màn phiên giao dịch đầu năm chỉ số VN-Index đã tiếp đà đi lên của cuối năm 2009. Tuy nhiên chỉ số VN-Index chỉ đạt đỉnh vào ngày 7-1-2010 với 540 điểm là đuối sức, kết phiên VN-Index đóng cửa ở mức 533,34 điểm, giảm 1,12 điểm. Những ngày sau đó, chỉ số VN-Index liên tục tụt dốc thậm chí xuống dưới mức 480 điểm và giao dịch quanh biên độ 480 - 500 điểm trong vòng 3 tháng liên tiếp. Ngày 3-4-2010, chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 510 điểm và đi lên chạm ngưỡng kháng cự 538 điểm, sau đó tiếp tục tụt dốc và đi ngang ở ngưỡng 510 - 520 điểm. Đỉnh cao của chỉ số VN-Index đạt 550 điểm vào ngày 6-5-2010 sau đó quay đầu giảm điểm xuống 421,3 điểm vào ngày 25-8-2010. Trong tháng 9/2010, tình hình giao dịch trên thị trường có vẻ khả quan hơn và chỉ số VN-Index đã tăng trước sự ngỡ ngàng của các NĐT khi từ 421,3 điểm vượt lên 470 điểm trong vòng 7 ngày giao dịch. Tuy nhiên đà tăng đã bị hãm lại những phiên sau đó, chỉ số VN-Index giao dịch quanh mốc 450 điểm. Kết thúc phiên giao dịch tháng 9-2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc 454,52 điểm, tăng 0,34%, khối lượng giao dịch (KLGD) đạt 40,6 điểm ứng với giá trị giao dịch đạt 1.208 tỷ đồng. Như vậy so với phiên giao dịch đầu năm 2010, chỉ số VN-Index giảm 63 điểm, ứng với 12%. Tiếp đó vào đầu năm 2011 chỉ số VNIndex tăng nhẹ và đạt đỉnh tại 9/2/2011 với 522,59 điểm, rồi lại giảm nhẹ đến ngày 25/3/2011 xuống còn 457,74 điểm. Qua bảng ở dưới đây ta thấy chỉ số VNIndex thay đổi như thế nào từ ngày 25/2-25/3/2011. Qua số liệu gần đây ta có biểu đồ % thay đổi VNIndex và giá cổ phiếu: Qui mô giao dịch cổ phiếu gần đây: Từ bảng trên và biểu đồ trên ta thấy qui mô giao dịch từ tháng 4/2010 đến nay giảm rõ dệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân về mức giao dịch trong 8 năm đầu của HOSE là 2,34 lần. Thanh khoản sàn TP HCM cải thiện qua các năm và giai đoạn sôi động của thị trường chứng khoán vừa qua khiến khối lượng chuyển nhượng gia tăng mạnh, hiện đã vượt hơn 70% cả năm ngoái.7/2009. Giá trị vốn hóa đạt hơn 350 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 30% GDP năm 2008. Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán 10-12/2010, Vn-Index tăng 12,61 điểm, dễ dàng vọt qua 470 điểm khi đạt 473,06 điểm (tăng tương đương 2,74%) cùng 233 mã chứng khoán tăng giá, 14 mã đứng giá và 29 mã giảm giá. Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn HOSE đạt 94.106.570 đơn vị chứng khoán, tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt trên 3.369,470 tỷ đồng, là mức thanh khoản toàn cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại của sàn HOSE. Nhưng sang đầu năm 2011 thì các phiên giao dịch chứng khoán giảm hơn rất nhiều thông qua bảng trên ta thấy rất rõ. 3. hoạt động của thành viên. Hiện nay trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có 102 công ty chứng khoán thành viên. Trong đó thị phần giá trị giao dịch mô giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được xếp hạng của các thành viên được xếp hạng như sau. thị phần giá trị giao dịch mô giới trái phiếu được xếp hạng như sau: II. Thực tiễn phát hành cổ phiếu tại Sở GDCK Hà Nội. Lịch sử phát triển. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.     TTGDCK Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau 4 năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tư. TTGDCK Hà Nội đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của thị trường chứng khoán. giá trị niêm yết và giá trị giao dịch. Tính tơi 25/3 trên sàn HNX đã có 379 công ty cổ phần niêm yết. số lượng CK niêm yết trên sàn tăng rất nhanh qua các năm, giêng từ đầu năm đến giờ đã có 12 CK niêm yết mới,năm 2010 có khoảng 113CK niêm yết mới… qui mô niêm yết tại sàn HNX rất phát triển. Từ bảng trên ta thấy quy mô niêm yết trên thị trường hiện nay ở sàn HNX với số CK là 379 cổ phiếu tương ứng với tổng khối lượng niêm yết là 6,840,711,080, tổng giá trị niêm yêt là 68,407,110,800,000. so với 26/9/2010 đã tăng 42 cổ phiếu tương ứng tăng 12,46%; tổng khối lượng niêm yết tăng 913,548,982 cổ phiếu(tăng 13,35%); tổng giá trị niêm yết tăng 9,135,489,802,000 đồng(tăng 15,4%). Cũng từ bảng trên ta thấy tỉ trọng cổ phiếu chiếm tỉ trọng không cao trong tổng số chứng khoán ở sàn Hnx, cụ thể: số cổ phiếu niêm yết chiếm 37,56%; tổng khối lượng niêm yết chiếm 68,78%, tổng giá trị niêm yết chiếm 27,18%. Đây là tỷ lệ tương đối nhỏ về quy mô giá trị của cổ phiếu so với trái phiếu trên sở GDCK Hà Nội. về quy mô giao dịch và chỉ số HNX Index. Dưới đây là biểu đồ số liệu từ 21/01/2011 đến 05/04/2011. trong đó chỉ số HNX Index cao nhất là 108, 39 điểm vào ngày 09/02/2011 và thấp nhất là 88,45 điểm vào ngày 09/03/2011, hiện tại đang là 90,56 điểm. Như vây hiện tại chỉ số giá HNX Index đã giảm với chỉ số lúc ban đầu năm 2005 khi mở cửa thị trường lần đầu tiên. Tính về mặt giá trị trên mặt bằng chung các nhà đầu tư đang thua lỗ tức là nếu nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng vào năm 2005 thì hiện tại họ chỉ nhận được 90,56 đồng( chưa tính đến lạm phát và giá trị quy đổi dòng tiền theo thời gian). Rõ ràng đây là một khoản đầu tư không hấp dẫn chút nào đối với tất cả nhà đầu tư. . Tính về khối lượng quy mô giao dịch trên ngày, thấp nhất là 15190 đơn vị và cao nhất là 63358 đơn vị là rất nhỏ so với sàn HCM. Tính trên khối lượng giao dịch tháng ta có quy mô giao dịch trong 12 tháng gần đây nhất như sau: Hiện tại ở SGDCK Hà Nội có 102 công ty chứng khoán thành viên nhưng chưa có thống kê chi tiết về vốn điều lệ và thị phần môi giới của từng công ty chứng khoán thành viên. III. Phát hành,giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM. Sự ra đời của sàn UPCOM, mối quan hệ với sàn OTC. Vào ngày 24/06/2009, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa thị trường giao dịch các công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường UPCoM) vào hoạt động. Cùng với thị trường UPCoM, HNX đưa ra chỉ số thị trường có tên gọi UPCoM - Index. Như vậy, bên cạnh chỉ số VN-Index của Sở GDCK Hồ Chí Minh và HNX index của Sở GDCK Hà Nội , thị trường chứng khoán Việt nam sẽ có thêm 1 chỉ số mới dành riêng cho thị trường UPCoM. Thực chất UpCoM là sơ khai của thị trường OTC đúng nghĩa. Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các CTCK và sau đó chuyển về một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy, vai trò của các CTCK rất quan trọng trong việc hướng tới là những nhà tạo lập thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường cổ phiếu chưa niêm yết rất tiềm năng, chỉ cần khoảng 50 doanh nghiệp có thanh khoản tốt lên UpCoM sẽ tạo cơ hội rất lớn cho CTCK. Hiện tại, sàn OTC có 1750 công ty đăng ký cổ phiếu giao dịch trên sàn, trong khi sàn UpCoM có 77 công ty đăng ký cổ phiếu. Sự khác biệt giữa sàn UpCoM và sàn OTC là UpCoM là thị trường có sự giám sát, quản lý rõ ràng, còn OTC thì không. Sàn UPCoM đi vào hoạt động sẽ phần nào gỡ rối cho thị trường OTC hiện nay, góp phần hạn chế rủi ro, thông tin minh bạch và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Về lâu dài, thị trường UPCoM sẽ đi vào ổn định và hoàn thiện hơn, đưa các hoạt động mua bán cổ phiếu chưa niêm yết đi vào quy củ, xây dựng một thị trường OTC hiện đại và đa dạng hơn. Tuy nhiên đối với nhà mô giới và các công ty chứng khoán, sàn OTC có nhiều ưu điểm. Điểm hấp dẫn nhất của thị trường OTC là giao dịch không có biên độ, tiền - chứng khoán có thể thanh toán trao tay và có thể mua bán một loại cổ phiếu trong cùng một phiên. Trong khi sàn UPCoM phải chờ thời gian thanh toán T+3 mới có thể bán. UPCoM: một sàn giao dich giảm điểm mạnh mẽ. Sự ra đời của thị trường UPCoM được kỳ vọng sẽ đem lại một sự phát triển mạnh mẽ cho những cổ phiếu không niêm yết trên sàn. Nhưng trên thực tế sau gần 2 năm hoạt động sàn UPCoM là một sự thất vọng lớn với nhà đâu tư. Việc chỉ số UPCoM Index giảm điểm liên tục được thể hiện dưới bảng sau. Số liệu được lấy từ 21/01/2011 đến 05/04/2011. Sự mất điểm liên tục của UPCoM Index đã xuống mức báo động 37 điểm. như vậy tại thời thời điểm gốc ngày 24/06/2009 nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng để đầu tư thì hiện tại họ chỉ còn giữ được 37 đồng , một con số rất tệ đối với các nhà đầu tư. Nếu đà sụt giảm này tiếp tục, trong tương lai gần việc thị trường UPCoM phải đóng cửa là một điều có thể dự đoán được. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn dưới các khía cạnh sau: Về khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: Sau khi tiến hành khảo sát 77 cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM (gọi là nhóm cổ phiếu UPCOM), thu được kết quả về khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (KLCPLH) như sau: Trong nhóm cổ phiếu UPCOM: cổ phiếu có KLCPLH cao nhất là NT2 với 256 triệu CP, cổ phiếu có KLCPLH thấp nhất là VNX với 1.05 triệu CP. Bảng phân loại số lượng cổ phiếu đang lưu hành: KLCPLH( triệu) Số lượng Tỷ lệ <3 35 45.45% 3-5 11 14.29% 5-8 13 16.88% 8-11 9 11.69% 11-20 3 3.90% >=20 6 7.79% Tổng 77 100% Từ bảng trên ta thấy, nhóm cổ phiếu cổ phiếu có KLCPLH nhỏ hơn 3 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (45.45%) trong nhóm cổ phiếu UPCOM. Số lượng cổ phiếu lưu hành trung bình của nhóm cổ phiếu UPCOM là 10.07 Giá trị vốn hoá thị trường Cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất vẫn là NT2 với 3,276.8 tỷ đồng, và DXL là cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ nhất với 13.45 tỷ đồng. Bảng phân loại giá trị vốn hoá thị trường: Giá trị vốn hoá (tỷ đồng) số lượng CP tỷ lệ <40 26 33.77% 40-60 13 16.88% 60-100 9 11.69% 100-200 13 16.88% 200-400 8 10.39% >=400 8 10.39% tổng 77 100% Nguồn : HBSE research Giá trị vốn hóa trung bình của nhóm cổ phiếu UPCOM là 194 tỷ đồng (bằng 1/7 giá trị vốn hóa trung bình của thị trường niêm yết). Tỷ lệ tăng vốn Bảng phân loại tỷ lệ tăng vốn: tỷ lệ tăng vốn số lượng tỷ lệ 0% 66 85.71% 0-50% 6 7.79 50-100% 3 3.90% >=100% 2 2.60% tổng 77 100% Chỉ có 11 cổ phiếu trong nhóm UPCOM (chiếm 14%) tiến hành tăng vốn điều lệ trong năm 2010. Trong đó, API có tỷ lệ tăng vốn cao nhất là 355%, tiếp theo là CT3 (106%), KMT đứng thứ ba với 63%. Trong số cổ phiếu không tăng vốn thì NT2 có vốn điều lệ hiện tại là 2,560 tỷ đồng (cao nhất trong nhóm cổ phiếu UPCOM). Chương III: doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của việc phát hành cổ phiếu. Chúng ta biết được các ích lợi của việc các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng như doanh nghiệp có thể tận dụng được một nguồn huy động vốn lớn, tập trung cho dài hạn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược của công ty. Doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu sẽ có được uy tín, thương hiệu và có được sự tin tưởng hơn từ cả các nhà đầu tư lẫn ngân hàng cũng như của người tiêu dùng vì có chiến lược phát triển , cung cấp thông tin rõ ràng. Đặc biệt khi chúng ta phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp trở thành một tập thể hoạt động dựa trên lợi ích của nhiều người. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả và chất lượng bằng cách thu hút được nhiều tài năng đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã không tận dụng được nhiều từ việc phát hành cổ phiếu. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đối với các nhà đầu tư nước ngoài , thị trường chứng khoán Việt Nam không đủ hấp dẫn để thu hút họ đầu tư khi quy mô còn quá nhỏ, chất lượng chứng khoán lại không đảm bảo. Thứ hai, đến từ chính phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam : đầu tư theo đám đông, mang tính ngắn hạn, tính thanh khoản thấp. Thứ ba đến từ sự yếu kém của chính các doanh nghiệp phát hành. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết tại sao các doanh nghiệp lại không tận dụng được những lợi ích từ việc phát hành cổ phiếu. I. Quy mô của thị trường chứng khoán việt Nam Tính tới thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 40% GDP (khoảng 700.000 tỉ đồng). Từ 7 công ty chứng khoán năm 2000 và 1 công ty quản lý quỹ, đến thời điểm hiện tại trên cả hai sàn có tổng cộng 557 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khoán, 45 công ty quản lý quỹ. Toàn thị trường có 926 nghìn tài khoản của các nhà đầu tư(NĐT) tổ chức và cá nhân, trong đó riêng NĐT nước ngoài có hơn 10.000 tài khoản với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỉ USD. Tính từ năm 2000 đến hết tháng 6.2010, TTCK trở thành kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ giao bảo lãnh phát hành. Trong 5 năm đầu giá trị giao dịch bình quân chỉ 55 tỉ đồng/phiên,  trong 5 năm tiếp theo đạt 1.300 tỉ đồng/phiên, đặc biệt thời gian từ đầu năm 2009 giá trị giao dịch bình quân đã đạt trên 3.000 tỉ đồng/phiên. Từ hơn 450 doanh nghiệp trong năm 2009, số lượng này đã tăng nhanh lên khoảng 600 doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch TP. HCM và Hà Nội năm 2010, tăng hơn 30%. Báo cáo cuối năm của CTCK Âu Việt cũng cho thấy, giá trị huy động vốn qua TTCK trong năm 2010 đã tăng hơn 160% so với năm 2009.Mặc dù chỉ số chứng khoán không tăng mạnh và dòng tiền cũng không thật ấn tượng, nhưng xét ở mặt số lượng doanh nghiệp niêm yết và quy mô huy động vốn qua kênh chứng khoán thì TTCK đạt được thành quả không nhỏ. Điều này cho thấy quy mô của TTCK Việt Nam vẫn mở rộng, bất chấp dòng vốn quốc tế ít ưu ái hơn những thị trường khác trong khu vực như Philippines, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan (đều phải quan tâm đến việc kiểm soát sự gia tăng quá nhanh của dòng tiền nóng) và mức tăng của chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng không thể ấn tượng được như Philippines hay Thái Lan. Xét ở khía cạnh thanh khoản của TTCK, so sánh chỉ số quay vòng cổ phiếu (turnover ratio), được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu được mua bán chia cho mức vốn hóa trung bình của thị trường trong một giai đoạn của Việt Nam so với các nước Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore thì trong giai đoạn 2005 - 2009, chỉ số vòng quay cổ phiếu của TTCK Việt Nam có thể so sánh được với Malaysia và Philippines. Trong thời điểm hoàng kim của năm 2007 thì chỉ thua có Singapore, một TTCK có trình độ phát triển vượt trội hẳn so với các nước còn lại trong khu vực. Trong năm 2010, do những hạn chế về dòng vốn trong và ngoài nước và những biến động chính sách, thanh khoản của thị trường sụt giảm. Những dấu hiệu quay lại của dòng vốn trong và ngoài nước vào cuối năm và sự cải thiện tính thanh khoản của những tuần cuối năm 2010, nhiều hy vọng tính thanh khoản năm 2011 của Việt Nam có thể quay lại bắt kịp mức độ của Malaysia và Philippines. Tuy nhiên, khoảng cách về tính thanh khoản giữa Việt Nam so với Thái Lan, Indonesia và Singapore vẫn là quá lớn. Như vậy,sau 10 năm thị trường đã phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt vốn hóa thị trường ban đầu dự tính chiếm 20% GDP vào năm 2020, đến nay mới 10 năm đã đạt gấp đôi. TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng và là hàn thử biểu đo sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nhận định, quy mô của thị trường phát triển quá nhanh nên chất lượng chưa theo kịp số lượng, các định chế tài chính trung gian quá nhiều và gần 1 triệu NĐT tham gia thị trường, nhưng sự am hiểu về thị trường, tính chuyên nghiệp trong đầu tư chưa cao. Ngoài ra, sắp tới UBCK cần tập trung hoàn thiện khung pháp lý, cần tạo sự công khai minh bạch, thông suốt thông tin cho các NĐT tham gia thị trường. Đây là những gì mà những nhà lãnh đạo Việt Nam đang nói còn chúng ta hãy xem ông Hiramoto Hiroshi, Tổng Giám đốc CTCK Nhật Bản nói gì. Hiện tại, mối quan tâm lớn nhất của nhiều NĐT Nhật Bản là các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước như Tổng công ty Thép Việt Nam, MobiFone... diễn ra trong thời gian tới. Vừa qua, một số CTCK đến từ Nhập Bản đã mua cổ phần của các CTCK Việt Nam như: CTCK Nikko Cordial mua cổ phần của CTCK Dầu khí, SBI Securities mua cổ phần của CTCK FPT. Thưa ông, đây có phải là một xu hướng khi chỉ còn vài tháng nữa, theo cam kết WTO, Việt Nam phải mở cửa cho CTCK 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam? Tại Nhật Bản, những CTCK vừa mua cổ phần của các CTCK Việt Nam là những công ty có quy mô nhỏ. Với TTCK Việt Nam có quy mô còn nhỏ như hiện nay thì mới mang lại cơ hội đầu tư cho các CTCK nhỏ của Nhật bản, chứ chưa tạo ra cơ hội rõ nét cho ác CTCK lớn, các NĐT lớn. Bởi vậy, chưa có cơ sở đủ thuyết phục cho thấy sẽ xuất hiện làn sóng NĐT CTCK Nhật Bản, đặc biệt là các công ty lớn đổ xô mua cổ phần CTCK Việt Nam từ nay đến trước ngày 1/1/2012, thời điểm Việt Nam phải mở cửa cho CTCK 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, mặc dù có khá thiều CTCK nhỏ của Nhật Bản tiếp tục mua cổ phần CTCK Việt Nam. Ông cũng nói rõ thêm vì sao Việt Nam chưa mang lại cơ hội rõ nét cho các CTCK lớn của Nhật Bản. Tuy đã có bước phát triển đáng kể sau hơn 10 năm, nhưng so với quy mô của các TTCK mới nổi tại các nền kinh tế có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam thì TTCK Việt Nam có quy mô nhỏ, nó quá “chật chội” cho các NĐT lớn tham gia. Với quy mô của TTCK Việt Nam hiện tại, các NĐT lớn nước ngoài còn khá dè chừng khi đưa ra quyết định đầu tư, bởi chỉ cần một vài “ông lớn” giao dịch là có thể đẩy TTCK vào tình trạng “bong bóng”. Có lẽ quy mô của TTCK Việt Nam phải phát triển gấp 15 - 20 lần so với hiện nay thì mới tạo ra sức hút đủ mạnh để hấp dẫn các NĐT lớn của nước ngoài, trong đó có Nhật Bản tham gia. II. Việc huy động vốn kém và tính thanh khoản thấp của cổ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam Thị trường chứng khoán sau một thời gian phát triển mạnh ở Việt nam ngày nay đang có dấu hiệu chững lại. Các mã cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt nam bắt đầu có những dấu hiệu đi xuống về khả năng huy động vốn và tính thanh khoản trên thị trường Chứng khoán. Theo lí thuyết khả năng huy động vốn của 1 cổ phiếu quyết định chủ yếu trên thị trường sơ cấp còn tính thanh khoản của cổ phiếu lại là trên thị trường thư cấp. Nhưng trên thực tế hai đặc tính này có quan hệ khá mật thiết với nhau. Khả năng huy động vốn của cổ phiếu các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp Thứ nhất, trên thị trường sơ cấp, việc đất nước chúng ta chưa có được những doanh nghiệp có khả năng và tạo đột biến cùng những ý tưởng đột phá để phát triển công ty từ đó thu hút các nhà đầu tư. Thêm vào đó, các tổ chức phát hành chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu để có được một đợt phát hành hoàn hảo khi ở nước ta các ngân hàng thương mại vẫn đang chịu trách nhiệm về việc bảo lãnh thay vì các ngân hàng đầu tư. Một điều nữa là các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm của chúng ta là rất ít và thiếu tiềm lực để có thể cung cấp vốn cho các công ty phát hành trên thị trường sơ cấp. Điều này làm cho việc huy động vốn trên thị trường sơ cấp là rất khó khăn, và việc huy động vốn thấp là điều tất yếu. Thứ hai, số lượng nguồn vốn huy động được trên thị trường sơ cấp đã thấp nhưng chất lượng sử dụng các nguồn vốn này còn kém làm cho việc huy động vốn thấp cả về lượng lẫn về chất. Cụ thể,Các doanh nghiệp sau khi thu được khoản tiền từ TTCK lẽ ra phải dùng vốn đó để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển doanh nghiệp. Nhưng không, chỉ một phần số vốn đó được đầu tư trở lại, phần còn lại chuyển hướng kinh doanh mà những doanh nghiệp lớn thường nhắm tới là ngân hàng. Thực tế trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp lớn đang tích cực chuyển sang kinh doanh tiền tệ như LILAMA, FPT, VNPT, VINASYL... Các ngân hàng lại phát hành cổ phiếu ra TTCK tạo thành làn sóng hút vốn bằng tiền vào. Cũng theo cơ chế được phép, ngân hàng cho vay 3% (trước đây lớn hơn nhiều) vốn để giao dịch trên TTCK. Vòng xoáy này ngày càng lớn và thu hút nhiều tiền vào ngân hàng hơn nữa. Qua điều tra mới đây, nguồn gốc lượng vốn đổ vào TTCK rất đa dạng: 41,05% từ tiết kiệm; 13,78% tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh; 10,28% từ lợi nhuận kinh doanh chứng khoán; 14,92% từ vay ngân hàng; 8,39% chuyển từ lĩnh vực đầu tư khác sang và 11,58% từ các nguồn khác. Rõ ràng qua TTCK các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ đã hút cạn lượng tiền trong dân, làm mất Cân đối tiền hàng và giảm sức mua trên thị trường. Nguyên nhân trên sẽ dẫn tới hậu quả là nền kinh tế trì trệ, khả năng thanh toán thấp, thị trường hàng hoá, nhất là bất động sản ảm đạm báo hiệu sớm nguy cơ khủng hoảng thị trường tài chính. Khi đó, sẽ gây tác hại to lớn khó lường cho TTCK. Với những vấn đề còn tồn đọng trên, niềm tin của nhà đầu tư vào các mã cổ phiếu đã giảm đi , các doanh nghiệp – bằng việc lấn sân sang các lĩnh vực “trái tay” không quan tâm vào việc sản suất kinh doanh vô hình chung tác động đến nền kinh tế và TTCK. Và do đó tính huy động vốn của các cổ phiếu không thể duy trì ở mức khá được. Tính thanh khoản của cổ phiếu các doanh nghiệp còn thấp. Thứ nhất, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. Với việc đầu tư dàn trải vào các lĩnh vực trái ngành nghề của các công ty niêm yết mà không tập trung vào lĩnh vực sản xuất chính của mình như đã đề cập ở trên, rủi ro đối với công việc kinh doanh của CTNY luôn ở mức lớn đặc biệt là trong giai đoạn thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Trên thực tế là đã có nhiều công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến cổ phiếu của họ giảm mức thanh khoản trên thị trường. Thứ hai, tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Trên thị trường Chứng khoán Việt Nam điều đó đang diễn ra khó kiểm soát, nguyên nhân là do kiến thức về thị trường của các nhà đầu tư còn chưa cao, phong trào đầu tư theo tâm lí số đông, đầu tư lướt sóng làm cung cầu thị trường trở nên thất thường. Bên cạnh đó, việc phát hành thêm cổ phiếu, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu hay các hoạt động chia tách cổ phiếu được thực hiện mà ko tính toán cẩn thận dẫn đến hiện tượng lạm phát trong thị trường chứng khoán, nguồn cung vượt nguồn cầu, nhiều mã cổ phiếu sụt giá mạnh và mất tính thanh khoản. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếu trong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi. Ở Việt Nam những năm gần đây với sự suất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài, với khà năng tài chính hùng mạnh. Những lần giao dịch với giá trị rất lớn làm thay đổi cả thị trường. Bên cạnh đó là sự tồn tại của các nhà đầu cơ chứng khoán trong nước, những tay “cò” chứng khoán làm cho nhà đầu tư càng hoang mang trước những sự biến đổi của giá chứng khoán. Thứ ba, các nguyên nhân khác như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, những bất ổn về chính trị trong thời gian gần đây cũng làm giảm tính thanh khoản của các nhà đầu tư. Ở Việt Nam 2 năm gần đây trước sự tăng kỉ lục của chỉ số tiêu dùng CPI, sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu làm cho niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường giảm mạnh. Các sàn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giảm điểm nhiều phiên liên tục gây tâm lí chán nản cho nhà đầu tư. Nhất là trong khi thị trường ở nhiều nước khác đã bắt đầu phục hồi. III. Đầu tư chứng khoán theo đám đông, đầu tư kiểu “lướt sóng” của các nhà đầu tư Việt Nam. Rất nhiều trong số các nhà đầu tư ở đất nước Việt Nam này là những người đầu tư ngắn hạn chỉ có tầm nhìn ngắn hạn mà không có một cái nhìn dài hạn, chỉ biết nhìn từ nhà mình sang nhà hàng xóm mà không biết nhìn lên bầu trời. Họ chỉ chăm chăm lấy cái lợi trước mắt. Việc chúng ta đầu tư ngắn hạn là một điều tốt nếu nó mang lại lợi ích cho mình và cho xã hội nhưng sẽ thật là xấu xa khi sự sung sướng của người này là sự khổ đau của ngườ kia(đây là kết quả của một thị trường chứng khoán được giao dịch dựa chủ yếu trên các nhà đầu tư ngắn hạn). Một thị trường tốt đẹp là thị trường có những nhà đầu tư ngắn hạn dựa trên phần chủ yếu là các nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên trong đầu tư ngắn hạn cũng có đầu tư theo đám đông và đầu tư kiểu “lướt sóng”. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại đầu tư này. “Lướt sóng”- là một khái niệm mới và khá dân dã trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thế giới, những nhà đầu tư ngắn hạn được gọi là các “day trader” hoặc “week trader”. Họ là những người mua bán cổ phiếu với chu kỳ rất ngắn, tính theo ngày, tuần, thậm chí ngắn hơn. Bản chất công việc của những nhà đầu tư ngắn hạn (lướt song) là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động (dù là nhỏ nhất) của giá chứng khoán trên thị trường. Đầu tư lướt sóng khác với đầu tư theo phong trào: Những người mua bán ngắn hạn có kiến thức cao, biết phân tích, xử lý thông tin và ra quyết định mua bán một cách chủ động, khác hẳn với những người đầu tư theo phong trào hành xử một cách thụ động, làm theo sự xúi giục hay hành vi của đối tượng khác. Có nhiều nhà đầu tư theo phong trào cũng xác định sẽ mua bán ngắn hạn, nhưng lại không biết các yếu tố cần có để trở thành đối tượng này cũng như cách thức hành xử trên thị trường. Bản chất công việc của những nhà đầu tư ngắn hạn là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động (dù là nhỏ nhất) của giá chứng khoán trên thị trường. Trong khi những người đầu tư theo phong trào thường chỉ mua chứng khoán với hy vọng giá cả tăng 5% hay 10%/ngày để kiếm chênh lệch lớn trong thời gian ngắn. Về tâm lý, những nhà đầu tư ngắn hạn thường có tâm lý vững vàng, trong khi những nhà đầu tư theo phong trào thì dễ dao động, khiến hy vọng lắm nhưng thất vọng cũng nhiều. Do tìm kiếm lợi nhuận từ những dao động nhỏ của thị trường, nên nhà đầu tư ngắn hạn sẵn sàng bán ra khi có lãi, do vậy giúp cho giá chứng khoán ổn định và sự luân chuyển vốn của thị trường lớn. Nhà đầu tư theo phong trào với hy vọng giá tăng mạnh và mang lại lợi nhuận lớn, do vậy khi giá tăng mạnh, nhưng chưa đến mức kỳ vọng thì họ không bán và “chờ” lên tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến khi thị trường tăng thì tranh mua ít bán, khi xuống thì tranh nhau bán, ít người mua và thị trường nóng lạnh bất thường và không ổn định. Những diễn biến trần - sàn ồ ạt thời gian qua phần nào cho thấy, một bộ phận rất lớn nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán là đầu tư theo phong trào. Yếu tố tâm lý đám đông phổ biến, nên có những biểu hiện của một số đối tượng tác động vào các nhà đầu tư này để thực hiện hành vi lũng đoạn thị trường. Trái lại, nhà đầu tư ngắn hạn chuyên nghiệp luôn chủ động trước các diễn biến thị trường, nhờ các phẩm chất: Kiến thức tài chính tốt, thần kinh “thép”, khả năng phán đoán tâm lý đám đông... IV. Sự tan vỡ của các doanh nghiệp cổ phần. Việc các doanh nghiệp cổ phần chưa phát huy mạnh mẽ tác dụng của mình trên thị trường chứng khoán cũng như thị trường OTC là do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân căn bản là sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa các cổ đông với nhau vì một mục tiêu chung, sự thiếu hợp tác giữa các cổ đông và những nhà quản lý vì mục tiêu phát triển của công ty, do đó nhiều doanh nghiệp cổ phần Việt Nam có thể bị tan vỡ ở hiện tại và tương lai gần là một điều có thể dự đoán được. Theo tiến sỹ Lê Đăng Doanh:” tỷ lệ doanh nghiệp cổ phần tan vỡ, chia tay nhau nhiều lắm. Từ đây có thể rút ra rằng người Việt Nam mình dễ dàng hợp tác nhau khi khó khăn nhưng khi thuận lợi thì lại khó chia sẻ lợi ích với nhau một cách bình đẳng.” Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao các công ty cổ phần ở Việt Nam có thể tan vỡ bất kỳ lúc nào. Ngoài những rủi ro chung mà bất kỳ công ty cổ phần nào trên thế giới cũng có thể gặp phải, chúng ta sẽ tìm hiểu về những rủi ro mang tính đặc trưng của các công ty cổ phần Việt Nam. 1) Mối quan hệ giữa các cổ đông và công ty không mang tính phát triển dài hạn mà mang tính kiếm lời ngắn hạn. 2) Hệ thống kiểm toán độc lập chưa phát triển để có thể kiểm tra tính đúng đắn của các báo cáo tài chính mà không bị làm đẹp. 3) Sự thiếu hiểu biết của công ty và các nhà đầu tư về ý nghĩa thực sự của việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng khoán quy định quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty trong một mối quan hệ dài hạn không phải là một mối quan hệ ngắn hạn, qua đêm như những gì đang diễn ra trên đất nước này. Khi người ta chỉ làm ăn trong ngắn hạn để kiếm được những lợi ích nhỏ nhặt trước mắt mà quên đi các quan hệ hợp tác lâu dài để tạo được sự phát triển bền vững trong tương lai, mối quan hệ đó được xây dựng trên nền tảng của sự nghi ngờ không phải niềm tin của sự phát triển. Mối quan hệ này thích hợp khi thị trường đi lên, doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn, lợi nhuận nhiều, giá cổ phiếu tăng, tất cả mọi người cùng cười hả hê và sẽ thật là thê thảm khi thị trường đi xuống, không một ai quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của công ty, họ bán tháo cổ phiếu trên thị trường làm giá cổ phiếu tụt dốc không phanh và công ty rơi vào khủng hoảng thực sự. Trong mối quan hệ này các công ty khó có thể tập trung nguồn lực vào đào tạo con người, phát triển khoa học công nghệ để phát triển sản xuất khi đằng sau họ không có niềm tin về một sự hỗ trợ bền vững và lâu dài từ các nhà đầu tư. Sự kỳ vọng các nhà đầu tư đủ kiến thức và kinh nghiệm để đầu tư vào các công ty tiềm năng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai là một điều bất khả thi khi họ không có được đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định đầu tư và đặc biệt nhiều khi thông tin đưa ra, tính chính xác của các thông tin là rất ít và đã được làm giả, làm đẹp báo cáo tài chính. Vấn đề của các công ty cổ phần hiện nay chính là cần phải có các bản báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng, không gian lận. Việc chỉ hy vọng vào các công ty cổ phần thông báo các bản báo cáo tài chính một cách rõ ràng chính xác là chưa đủ, chúng ta cần một hệ thống kiểm toán độc lập để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, khi các thông tin đưa ra trong bản báo cáo tài chính là chính xác và không có bất kỳ sự gian lận nào. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, sự hiểu biết của các công ty và các nhà đầu tư về ý nghĩa thực sự của việc phát hành cổ phiếu là chưa đầy đủ. Trong tâm lý của rất nhiều công ty nghĩ rằng việc phát hành cổ phiếu trên thị trường sẽ giúp họ giàu lên một cách nhanh chóng. Vì vậy, các công ty này cố gắng tìm mọi cách để phát hành cổ phiếu, giống như việc họ đang theo đuổi một mốt thời thượng, mà không phát hành nghĩa là công ty đó là một công ty kém cỏi. Công ty chỉ phát hành cổ phiếu khi nó có một chiến lược thực sự để phát triển công ty về chiều rộng và chiều sâu. Khi đó , việc phát hành cổ phiếu là một công việc có ý nghĩa khi nó tạo ra cho doanh nghiệp một nguồn vốn đủ lớn để công ty có thể theo đuổi và hoàn thành những mục tiêu chiến lược mà công ty không thể theo đuổi khi đang ở quy mô nhỏ, thiếu các nguồn lực hỗ trợ. Sẽ thật là lãng phí khi các nguồn lực xã hội được đầu tư vào những doanh nghiệp không có những mục tiêu chiến lược rõ ràng. Mục tiêu của các nhà đầu tư là giành thời gian công sức để phân tích những công ty tiềm năng, có khả năng phát triển tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Nhưng những nhà đầu tư “lướt sóng” không quan tâm nhiều đến những gì đã nói ở trên, điều duy nhất họ quan tâm là khoản đầu tư của họ trong hôm nay có thể vào bất kỳ đâu, nhưng ngày mai họ phải có được lợi nhuận từ các khoản chênh lệch giá cổ phiếu. Điều này đang diễn ra một cách phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tất cả nhứng điều đang xảy ra trên thị trường Việt Nam, chúng ta thật khó có thể tin tưởng vào một sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam và thật khó có thể tin được các công ty cổ phần của chúng ta đang tận dụng tốt những ưu điểm mà việc phát hành cổ phiếu đem lại cho công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan