Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh đồng thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi, phát đạt cũng như khi có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý vào thực tiễn để công tác kế toán phát huy hết vai trò trong quá trình quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty Dệt 19-5 Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ , em nhận thấy những mặt mạnh công ty cần phát huy đồng thời còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những điểm chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội.
103 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động tại phòng kế toán Công ty Dệt 19 - 5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứ vào các chứng từ như hoá đơn kiêm phiếuxuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cùng với đơn giá bình quân cuối kỳ để ghi vào phần xuất nội bộ (V).
- Lấy (III) - (IV) - (V) để ghi vào số tồn cuối tháng(VI).
Số liệu trên bảng kê số 9(biểu số 11) là căn cứ để ghi vào nhật ký chứng từ số 8 (cột có TK 155).
Biểu số 11: Bảng kê số 9
Bảng kê số 9
Tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá
Tháng 12 năm 2002 (trích phần thành phẩm)
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
TK 155 - thành phẩm (giá thực tế)
1
I. Số dư đầu tháng
3.148.261.462
2
II. Phát sinh trong tháng
154- CT Dệt may Hà Nội
632- Công ty giầy Hiệp Hưng
154- Xí nghiệp may
632- Giầy Thượng Đình
6.594.726.217
1.571.395.024
4.337.570.779
458.112.723
47.647.691
3
III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng
9.742.987.679
4
IV. Xuất bán
5.322.922.678
5
V. Xuất nội bộ
191.698.887
6
VI. Tồn cuối tháng
4.228.366.114
Kế toán ghi sổ
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Ta có thể thấy việc tính giá thực tế thành phẩm xuất kho không được tiến hành trên bảng kê số 9 mà thực chất bảng này chỉ là bảng tổng hợp.Việc tính giá thực tế xuất kho thành phẩm được thực hiện thông qua việc tổng cộng số liệu trên tất cả các bảng kê số 8.
Từ số liệu trên Sổ kho và bảng kê số 8 vào Sổ cái TK 155(biểu số 12)
Biểu số 12
Sổ cái TK 155
Năm 2002
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
4.372.688.679
Đơn vị: Đồng
Ghi có TK khác, ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
TK 154
3.900.706.267
6.547.078.526
5.153.431.819
TK 632
494.469.130
47.647.691
47.237.800
Cộng FS
Nợ
4.395.175.397
6.594.726.217
5.200.669.619
Có
5.268.658.423
5.514.621.565
4.406.645.406
SDCK
Nợ
3.148.261.462
4.228.336.114
5.022.390.327
Có
III. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt 19-5Hà nội
1. Đặc điểm về tiêu thụ thành phẩm
Công ty Dệt 19-5Hà Nội là đơn vị chuyên sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng về dệt sợi, vải bạt, sợi xe), hàng may mặc, mỗi mặt hàng này lại có nhiều loại, nhiều thứ thành phẩm. Với sự năng động trong nền kinh tế thị trường Công ty không những chỉ sản xuất hàng phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Do chất lượng sản phẩm xuất khẩu và bán trong nước như nhau cho nên nó được hạch toán như nhau và hạch toán chung vào cùng hệ thống sổ sách, chỉ khác phần hoá đơn thuế GTGT là hàng xuất bán trong nước với mức thuế suất là 10% và hàng xuất khẩu trực tiếp chịu mức thuế suất bằng 0%.
Việc tổ chức tiêu thụ được kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa phòng sản xuất kinh doanh, phòng tài chính kế toán và kho, đảm bảo thủ tục nhanh gọn cho khách hàng. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các tổ hợp sản xuất, Xí nghiệp quốc doanh, Bộ quốc phòng, các cá nhân buôn bán ở khắp mọi nơi thường xuyên đến lấy hàng của Công ty với khối lượng lớn.
Quá trình tiêu thụ thành phẩm của Công ty được thực hiện theo phương thức chủ yếu là bán trực tiếp cho khách hàng: bán theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết (theo khối lượng lớn) và bán trực tiếp cho khách hàng đến Công ty mua (bán lẻ).
Đối với hình thức tiêu thụ theo các hợp đồng kinh tế, hàng năm các đơn vị, cá nhân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ ký hợp đồng với Công ty. Thông thường số lượng hàng phản ánh trong hợp đồng là rất lớn do đó Công ty không tổ chức giao hàng ngay mà có kế hoạch giao theo thời gian và địa điểm yêu cầu của khách hàng. Với hình thức này, phương thức thanh toán có thể là thu tiền ngay, có thể là thanh toán sau.
Đối với hình thức tiêu thụ trực tiếp thì các đơn vị, cá nhân có yêu cầu mua hàng sẽ đến trực tiếp tại Công ty làm thủ tục mua trong mỗi lần mua. Với hình thức này một phần khách hàng phải ứng truớc tiền hàng để đảm bảo cho việc mua hàng. Hình thức thanh toán chủ yếu được áp dụng là thanh toán ngay.
Trong quá trình đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ Công ty đã chú ý đến việc quản lý công tác tiêu thụ qua các mặt như giá bán, chất lượng sản phẩm đem tiêu thụ, phương thức giao hàng. Việc xác định giá bán là một trong những yếu tố quan trọng. Công ty đã sử dụng giá bán động tức là giá bán được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất thực tế và sự biến động cung cầu trên thị trường. Tuỳ từng thời điểm khác nhau, tuỳ từng khách hàng mà Công ty sẽ đưa ra những giá bán khác nhau để tiêu thụ được sản phẩm.
Phương thức giao hàng của Công ty nhanh gọn, thuận tiện. Hầu hết các khách hàng đến mua đều lo khâu vận chuyển, tuy nhiên khách hàng có nhu cầu vận chuyển Công ty vẫn đáp ứng nhưng chi phí do khách hàng chịu.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng đã tiêu thụ kém phẩm chất, không đúng quy cách chủng loại... đã ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Công ty áp dụng các biện pháp khuyến khích việc tiêu thụ như giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng.
2. Kế toán quá trình tiêu thụ
2.1. Tài khoản sử dụng
- TK 511-Doanh thu bán hàng: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của Công ty trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu.
- TK 131-Phải thu của khách hàng: Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng về tiền bán thành phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
TK này mở chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Có hai TK cấp 2:
+ TK 1311-Phải thu của khách hàng
+ TK 1312-Khách hàng ứng trước tiền hàng.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác như TK 111, TK 112, TK 3331, TK 531, TK 532, TK 811.
2.2. Trình tự hạch toán
* Hạch toán doanh thu tiêu thụ:
- Khi xuất bán trực tiếp cho người mua (trong nuớc) căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán phản ánh:
Nợ TK 111, 112: Nếu khách hàng thanh toán ngay.
Nợ TK 1311: Nếu khách hàng mua chịu.
Có TK 5112: Giá chưa thuế.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
- Đối với thành phẩm đem xuất khẩu, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 111,112: Nếu thanh toán ngay bằng tiền.
Nợ TK 1311: Nếu khách hàng mua chịu.
Có TK 5112: Giá bán.
Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 000837 kế toán định khoản:
Nợ TK 1311: 229.239.831
Có TK 51122: 208.399.847
Có TK 3331: 20.839.985
-Đối với những khách hàng ứng trước tiền hàng, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111,112
Có TK 1312
-Khi khách hàng đến nhận hàng:
Nợ TK 111,112: Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền .
Nợ TK 1312: Phần ứng trước và số còn nợ(nếu có).
Có TK 511
Có TK 3331
Hoặc: Nợ TK 1312
Nợ TK 111,112
Có TK 511
Song song với việc theo dõi doanh thu bán hàng kế toán còn theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
* Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Giảm giá hàng bán:
Việc thực hiện giảm giá hàng bán phải có công văn của bên mua gửi đến và phải được sự đồng ý của giám đốc công ty, sau đó phòng kế toán sẽ tính toán dựa trên công văn, hoá đơn GTGT và thực hiện cho khách hàng đó. Nếu khách hàng khi mua hàng chưa thanh toán cho Công ty thì được trừ vào khoản phải thu của khách hàng còn trường hợp khách hàng mua đã thanh toán rồi thì Công ty trả cho khách hàng bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.Trình tự hạch toán như sau:
Nợ TK 532: Tính trên tổng giá thanh toán.
Có TK 131: Nếu khách hàng chưa thanh toán.
Có TK 111,112: Nếu khách hàng đã thanh toán.
- Hàng bán bị trả lại:
Tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội hình thức tiêu thụ rất đa dạng.Thành phẩm của Công ty khi nhập kho được phòng QLCL kiểm tra chất lượng do đó thành phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng.Tuy nhiên, do dây chuyền sản xuất quá cũ kỹ (nhiều máy móc từ những năm Pháp thuộc vẫn còn sử dụng) do đó không tránh khỏi trường hợp khách hàng trả lại thành phẩm do hỏng hóc hoặc có lỗi. Để giữ uy tín với khách hàng công ty thường cho khách hàng của mình nhập lại kho sản phẩm nếu xét thấy lý do khách hàng đưa ra là hợp lý.
Hàng bán bị trả lại mang đến Công ty phải có hoá đơn GTGT và được sự đồng ý của giám đốc, phòng sản xuất kinh doanh, thủ kho cho tiến hành nhập kho. Căn cứ vào số thực nhập thủ kho lập phiếu nhập kho. Khi nhận được phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT của hàng bán bị trả lại, kế toán định khoản:
Nợ TK 531: Giá không thuế của hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 3331: Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Có TK 111, 112, 131 : Tổng giá có thuế của hàng bán bị trả lại.
Cuối tháng kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định kết quả:
Nợ TK 511
Có TK 531, 532
Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2002 tại Công ty không có nghiệp vụ giảm giá xảy ra mà chỉ có nghiệp vụ khách hàng trả lại thành phẩm đã tiêu thụ, kế toán định khoản:
Nợ TK 531: 57.647.691
Nợ TK 3331: 5.764.769
Có TK 1311: 63.412.460
* Hạch toán giá vốn hàng bán:
- Khi thành phẩm xuất kho đem tiêu thụ, căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền cuối tháng và căn cứ vào lượng xuất kế toán tính ra trị giá vốn hàng xuất và định khoản: (Bảng kê số 8)
Nợ TK 632
Có TK 155
- Khi có nghiệp vụ hàng bán bị trả lại kế toán ghi đồng thời với việc giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 155: 47.647.691
Có TK 632: 47.647.691
* Hạch toán chiết khấu bán hàng:
- Tương tự như khoản giảm giá,bớt giá, việc thực hiện chiết khấu bán hàng cũng phải có công văn bên mua gửi đến và được sự đồng ý của giám đốc Công ty. Khi nghiệp vụ chiết khấu xảy ra kế toán ghi:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, 131
* Để phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ Công ty Dệt 19-5 Hà nội đã mở các sổ sau:
- Sổ chi tiết bán hàng.
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua.
- Sổ tiêu thụ.
- Bảng kê số 8, 9,11.
- Nhật ký - Chứng từ số 8.
- Sổ cái các TK liên quan: TK 155, TK 511, TK 632, TK 911...
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ bán hàng (Hoá đơn GTGT) kế toán ghi vào "Sổ chi tiết bán hàng". Sổ chi tiết bán hàng được mở riêng cho từng thứ thành phẩm, từng loại thành phẩm. Chẳng hạn căn cứ vào hoá đơn GTGT ngày 03/11/2000 số 000837 và hoá đơn ngày 05/11/2000 số 000838 kế toán vào Sổ chi tiết bán hàng đối với thành phẩm vảỉ 0289K90 (biểu số 13).
Để theo dõi công nợ và tình hình thanh toán công nợ của từng khách hàng, kế toán mở "Sổ chi tiết thanh toán với người mua" (biểu số 14). Với mỗi khách hàng kế toán mở riêng một sổ chi tiết thanh toán với người mua.
Doanh thu đã thu tiền trong tháng phải được đối chiếu với quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và được theo dõi ở bảng kê số 1, bảng kê số 2. Doanh thu bán chịu trong tháng được theo dõi trên Sổ chi tiết thanh toán với người mua. Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết thanh toán với người mua để ghi vào "Bảng kê số 11". Đối với những khách hàng mua chịu được ghi vào bảng kê số 11-TK 1311; còn đối với những khách hàng mua hàng ứng trước tiền hàng được ghi vào bảng kê số 11-TK 1312. Như vậy, ở Công ty có hai loại bảng kê số 11:
-Bảng kê số 11: Phải thu của khách hàng - TK 1311 (biểu số 15).
-Bảng kê số 11: Khách hàng ứng trước tiền hàng - TK 1312 (biếu số 16).
Bảng kê số 11 thực chất được mở để theo dõi khoản công nợ và tình hình thanh toán giữa Công ty với khách hàng. Bảng kê được mở hàng tháng theo dõi cho hai loại khách hàng, mỗi khách hàng được ghi vào một dòng của bảng kê.
* Cơ sở để lập bảng kê số 11:
- Căn cứ vào số dư cuối tháng trước trên bảng kê số 11 để ghi vào số dư đầu tháng này.
- Căn cứ vào cột tổng cộng trên Sổ chi tiết thanh toán với người mua để ghi vào cột ghi có TK 5112, TK 3331, nợ TK 131.
- Căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng cùng với số tổng cộng trên sổ chi tiết bán hàng để ghi vào cột nợ TK 111, TK 112, có TK 131.
- Căn cứ vào chứng từ có liên quan đến việc bán hàng bị trả lại, giảm giá bớt giá cho khách hàng để ghi vào cột nợ TK 531,TK 532, TK 3331, có TK 131.
- Lấy số dư đầu tháng cộng phát sinh nợ trong tháng đối với TK 1311 (phát sinh có trong tháng đối với TK 1312) trừ phát sinh có trong tháng đối với TK 1311 (Phát sinh nợ đối với TK 1312) để ghi vào cột số dư cuối tháng.
Doanh thu bán hàng được phân biệt cho từng loại thành phẩm, từng thứ thành phẩm chi tiết trên Sổ chi tiết bán hàng, chỉ đến cuối tháng mới tập hợp toàn bộ doanh thu trên sổ chi tiết bán hàng để ghi vào Sổ tiêu thụ (biểu số 17) cột doanh thu. Đối với cột thuế GTGT trên Sổ tiêu thụ được tính trực tiếp trên hoá đơn GTGT. Cuối tháng kế toán phản ánh doanh thu tiêu thụ trên sổ cái TK 511 (biểu số 1)
IV. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt 19-5 Hà nội
Bên cạnh việc xác định doanh thu thuần, giá vốn hàng bán kế toán cần phải xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) thực tế phát sinh và phân bổ hợp lý cho hàng tiêu thụ trong kỳ. Tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội, để hạch toán kết quả tiêu thụ Công ty sử dụng một số TK sau:
- TK 641-Chi phí bán hàng
- TK 642- Chi phí QLDN
- TK 911-Xác định kết quả kinh doanh
- TK 421- Lãi, lỗ chưa phân phối
Biểu số1 : Sổ cái TK 511
Năm 2002
Số dư đầu kỳ
Nợ
Có
Đơn vị : Đồng
Ghi có TK khác
ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
TK 911
4.833.191.448
5.946.233.911
5.166.440.894
TK 531
494.469.130
57.647.691
47.237.800
TK 532
9.850.350
Cộng FS
Nợ
5.337.510.928
6.003.881.682
5.213.687.694
Có
5.337.510.928
6.003.881.682
5.213.687.694
SDCK
Nợ
Có
1. Hạch toán chi phí bán hàng.
ở Công ty Dệt 19-5 Hà Nội, chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ như chi phí giao hàng, chi phí vận chuyển. Khoản chi phí này ở Công ty phát sinh ít do đó chi phí bán hàng được kết chuyển cho toàn bộ lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí bán hàng không được theo dõi riêng trên một sổ chi tiết mà được theo dõi trên cùng sổ chi tiết chi phí bán hàng,chi phí QLDN do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành lập.
Nội dung chi phí bán hàng ở Công ty bao gồm các khoản chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu, bao bì.
- Chi phí vận chuyển cho khách hàng.
- Chi phí khác bằng tiền liên quan đến quá trình tiêu thụ.
Các khoản chi phí này được tập hợp từ bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, nhật ký chứng từ (NKCT) số 1, NKCT số 2 và một số NKCT khác. Căn cứ vào đó cán bộ kế toán phụ trách tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vào sổ chi tiết TK 641, TK 642 theo định khoản:
Nợ TK 641: 88.331.988
Có TK 111: 47.436.963
Có TK 1527: 500.000
Có TK 1532: 34.365.706
Có TK 155: 6.029.319
Cuối tháng cán bộ kế toán phụ trách tập hợp chi phí và tính giá thành sẽ tập hợp chi phí bán hàng từ Sổ chi tiết TK 641, TK 642 (biểu số 19) vào Bảng kê số 5 (biểu số 20) và chuyển cho kế toán tiêu thụ. Kế toán tiêu thụ căn cứ vào bảng kê số 5 dòng tổng phát sinh chi phí bán hàng để ghi vào cột có TK 641,nợ TK 911 trên NKCT số 8.
Đối với chi phí bán hàng, các khoản chi phí liên quan đến loại thành phẩm nào được trực tiếp tập hợp vào chi phí bán hàng của loại thành phẩm đó nên không cần có tiêu thức phân bổ.
2. Hạch toán chi phí QLDN
Trong quá trình sản xuất kinh doanh ở Công ty đã phát sinh các khoản chi phí gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung chi phí QLDN của Công ty bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý - TK 6421
- Chi phí vật liệu quản lý - TK 6422
- Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6423
- Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình - TK 6424
- Thuế, phí, lệ phí(thuế môn bài, thuế đất, thu trên vốn, thuế khác) - TK 6425
- Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6427
- Chi phí khác bằng tiền - TK 6428
Chi phí QLDN được tập hợp từ bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, NKCT số 1, NKCT số 2 và các NKCT khác có liên quan sau đó vào sổ chi tiết TK 641, TK 642 theo định khoản:
- Chi phí nhân viên quản lý tập hợp từ bảng phân bổ tiền lương:
Nợ TK 6421: 276.598.957
Có TK 334: 265.879.462
Có TK 338: 10.719.495
- Chi phí vật liệu quản lý tập hợp từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Nợ TK 6422: 5.811.053
Có TK 1522: 235.403
Có TK 1523: 5.394.870
Có TK 1524: 180.780
- Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Nợ TK 6423: 4.704.103
Có TK 1531: 4.704.103
- Chi phí khấu hao TSCĐ tập hợp từ bảng phân bổ khấu hao:
Nợ TK 6424: 10.095.000
Có TK 2141: 10.095.000
- Thuế, phí, lệ phí tập hợp từ nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2:
Nợ TK 6425: 7.699.889
Có TK 111: 3.492.533
Có TK 112: 4.207.356
- Chi phí dịch vụ mua ngoài tập hợp từ nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2:
Nợ TK 6427: 9.811.590
Có TK 111: 1.795.345
Có TK 112: 8.015.145
- Đối với nghiệp vụ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc văn phòng công ty kế toán định khoản:
Nợ TK 6427: 8.424.000
Có TK 335 : 8.424.000
- Chi phí khác bằng tiền tập hợp từ NKCT số 1, NKCT số 2 ,bảng thanh toán tạm ứng ...
Nợ TK 6428: 81.068.591
Có TK 111: 20.889.557
Có TK 112: 58.142.100
Có TK 141: 1.886.934
Có TK 331: 150.000
- Đối với nghiệp vụ xuất thành phẩm trực tiếp từ phân xưởng sản xuất phục vụ cho hội nghị tiếp khách kế toán định khoản:
Nợ TK 6428: 7.540.950
Có TK 154: 7.540.950
Cuối tháng từ sổ chi tiết TK 641, TK 642, kế toán tập hợp chi phí QLDN vào bảng kê số 5, kế toán tiêu thụ căn cứ vào dòng tổng phát sinh chi phí QLDN và căn cứ vào cách phân bổ chi phí QLDN cho hàng tiêu thụ trong kỳ để ghi vào cột ghi có TK 642, nợ TK 911 trên NKCT số 8.
Trong tổng số 411.753.033 đồng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ có một khoản tiền điện doanh nghiệp nhận lại từ Nhà máy điện Thanh trì kế toán ghi giảm chi phí QLDN như sau:
Nợ TK 111: 5.564.411
Có TK 6428: 5.564.411
Trước kia do chưa cập nhật chế độ kế toán nên nghiệp vụ lãi tiền vay kế toán định khoản:
Nợ TK 642
Có TK 111, 112
Nay, khi chế độ kế toán cập nhật, kế toán ghi bút toán đảo để giảm chi phí QLDN và đảm bảo đúng chế độ:
Nợ TK 811: 254.678.830
Có TK 6421: 153.633.700
Có TK 6427: 18.000.000
Có TK 6428: 83.045.130
Vì chi phí QLDN của Công ty phát sinh nhiều nên Công ty tiến hành phân bổ một phần vào chi phí QLDN cho hàng tiêu thụ trong kỳ và phần còn lại kết chuyển vào TK 1422-Chi phí chờ kết chuyển. Việc phân bổ chi phí QLDN vào TK 1422 là tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của kế toán. Trong tháng 11/2002 kế toán tiến hành phân bổ vào TK 1422: 100.000.000 đồng còn lại 51.509.792 đồng được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ (trong đó có cả hàng hoá)
Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ.
Để phản ánh toàn bộ quá trình nhập, xuất, tồn thành phẩm, quá trình bán hàng, phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản chi phí liên quan trên cơ sở đó tính ra kết quả tiêu thụ kế toán lập NKCT số 8 (biểu số 21).
NKCT số 8 được mở hàng tháng phản ánh số phát sinh bên có của các TK 155, TK156,TK 1527,TK 131(1311,1312),TK 511(5112,5113),TK 531,TK 532,TK 632, TK 641,TK 642,TK 711,TK 721,TK 811,TK 821,TK 911,TK 4212.
* Cơ sở để lập NKCT số 8:
- Căn cứ vào bảng kê số 9 để vào bên có TK 155, nợ TK 632 (phần xuất bán).
- Căn cứ vào sổ tính giá thành (sản phẩm may) để ghi vào bên nợ TK 621,TK 627 có TK 155.
- Căn cứ vào bảng kê số 5 kế toán ghi có TK 155, nợ TK 641,TK 642.
- Căn cứ vào bảng kê số 11 dòng tổng cộng kế toán ghi có TK 1311,TK 1312, ghi nợ TK 111,TK 112,TK 531,TK 3331.
- Căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng để ghi có TK 5112, TK 5113, nợ TK 131,TK 111, TK112.
Phần còn lại trên NKCT số 8 phản ánh các bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN và kết chuyển lỗ, lãi.
Từ NKCT số 8 và các sổ chi tiết, các bảng kê kế toán mở sổ cái để hạch toán tổng hợp cho tất cả các TK theo phát sinh bên nợ, mỗi TK được theo dõi riêng trên một sổ cái. Sổ cái TK 911(biểu số 22), Sổ cái TK 4212 (biểu số 23).
Lợi = Tổng doanh _ Các khoản giảm _ Giá vốn _ Chi phí bán hàng và
tức thu trừ doanh thu hàng bán chi phí QLDN
và như vậy kết quả tiêu thụ của công ty sẽ là:
= 6.000.154.490 - 57.647.691 - 5.276.752.124 - 88.331.988 - 50.391.792
= 207.135.270
Tuy nhật ký chứng từ số 8(biểu số 21) phản ánh kết quả của tất cả các hoạt động nhưng trong giới hạn bài viết này em chỉ xem xét tới kết quả của hoạt động tiêu thụ.Với những số liệu ở trên, có thể tính được kết quả hoạt động tiêu thụ theo công thức:
Phần III
Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt19-5 Hà Nội
I. nhận xét đánh giá chung
1. Ưu điểm:
Công ty Dệt 19-5 Hà Nội là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống hơn 43 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may Việt Nam. Qua chặng đường dài vừa xây dựng, vừa phát triển , Công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để có được thành quả như hôm nay Công ty đã trải qua một thời kỳ dài đánh dấu chặng đường đầy khó khăn gian khổ trong quá trình xây dựng, trưởng thành, phát triển và tự khẳng định mình trong ngày dệt may Việt Nam và trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự lớn mạnh của Công ty công tác quản lý nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý và hạch toán. Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý rất gọn nhẹ với những cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó bộ máy kế toán khoa học hợp lý với những nhân viên có trình độ đại học, nhiệt tình, trung thực, sáng tạo trong nghề, lại được phân công, phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý kinh tế của Công ty. Do có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác kế toán nên đã tạo ra sự chuyên môn hoá, vì vậy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đơn giản như phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày đến việc lập báo cáo quyết toán đều được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty, ở các Xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu gửi về phòng kế toán tài chính. Do đó công tác tài chính kế toán của Công ty đã phản ánh và cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình biến động doanh thu, chi phí của từng hoạt động kinh doanh, của từng Xí nghiệp thành viên, giúp cho lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Là doanh nghiệp có quy mô vừa, chủng loại sản phẩm đa dạng, các nghiệp vụ phát sinh nhiều đòi hỏi yêu cầu và trình độ quản lý của nhân viên kế toán cao nên Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ. Hình thức này phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, nó kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, hơn nữa nó kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và cùng một quá trình ghi chép. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng hệ thống TK theo quyết định 1141 ngày 1/11/1995, phân chia các TK cấp 2,3 để quản lý và theo dõi chi tiết, tổng hợp từng hoạt động kinh doanh cho từng Xí nghiệp nói riêng và Công ty nói chung. Hệ thống chứng từ của Công ty được lập rất đầy đủ, thông tin phù hợp với chế độ kế toán đã ban hành và các thông tin này phục vụ thiết thực cho công tác kiểm tra và ghi số kế toán.
Trong một chừng mực nhất định, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là công cụ sắc bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Kế toán đã phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty đặt ra.
Để hạch toán trung thực tình hình nhập, xuất, tình hình tiêu thụ thành phẩm kế toán đã sử dụng đầy đủ các chứng từ liên quan đến nhập, xuất thành phẩm , bán hàng, thanh toán với khách hàng. Những hoá đơn chứng từ này đều phù hợp với biểu mẫu do bộ tài chính quy định. Đồng thời để phản ánh quá trình tiêu thụ thành phẩm kế toán đã mở sổ và ghi chép trên các sổ phù hợp và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh. Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm đã góp phần bảo đảm, quản lý chặt chẽ tài sản của Công ty trong lĩnh vực lưu thông và đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
2. Những tồn tại.
* Về cách tính giá thành phẩm:
Về nguyên tắc, thành phẩm phải được theo dõi phản ánh một cách thường xuyên sự biến động cả về số lượng và giá trị. Tại công ty Dệt 19 -5 Hà Nội, thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành công xưởng thực tế, thành phẩm xuất kho được đánh giá theo giá đơn vị bình quân gia quyền. Song giá thành công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân chỉ được xác định vào cuối tháng trong khi đó các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn diễn ra hằng ngày đòi hỏi kế toán phải ghi chép theo dõi thường xuyên. Vì vậy sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm chỉ theo dõi được về mặt lượng còn không phản ánh được trị giá thành phẩm nhập kho, xuất kho và tồn kho.
* Về hạch toán chi tiết thành phẩm:
Công ty Dệt 19-5 Hà Nội sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết thành phẩm. Vì vậy nó có sự trùng lặp giữa kho và phòng kế toán theo chỉ tiêu số lượng làm tăng khối lượng ghi chép của kế toán.
* Về việc xác định doanh thu bán hàng:
Do đơn vị sử dụng giá bán động nên trong thực tế có những trường hợp Công ty thay đổi giá bán vào thời điểm cuối tháng, ghi theo giá tạm tính nhưng khách hàng chưa chấp nhận và không phản hồi ngay trong tháng nên Công ty đã hạch toán vào doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng. Việc giải quyết phần chênh lệch giá là rất khó khăn không thể huỷ hoá đơn bán hàng vì đã kê khai thuế, đồng thời cũng không hạch toán vào khoản giảm giá được vì không phải do chất lượng. Thường Công ty hạch toán vào hàng bán bị trả lại. Do vậy TK 531- hàng bán bị trả lại sử dụng ở Công ty không phản ánh đúng thực chất nội dung của nó.
* Về việc hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm:
Để hạch toán tổng hợp thành phẩm cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm (bảng kê số 8). Phần xuất thành phẩm, ngoài việc xuất để bán, kế toán hạch toán một số trường hợp xuất khác (xuất giới thiệu sản phẩm, xuất phục vụ cho hội nghị tiếp khách).
-Khi xuất kho thành phẩm đi giới thiệu sản phẩm kế toán ghi
Nợ TK 641
Có TK 155
-Và khi xuất thành phẩm trực tiếp từ phân xưởng phục vụ hội nghị tiếp khách kế toán ghi:
Nợ TK 6428
Có TK 154
Theo cách hạch toán này chứng tỏ công ty không xác định đây là trường hợp xuất có doanh thu và không tính thuế GTGT. Việc hạch toán như vậy là không chính xác.
* Về việc sử dụng tài khoản kế toán:
Do ở Công ty không sử dụng TK 157 nên trong thực tế khi Công ty xuất hàng vận chuyển đến địa điểm yêu cầu của khách hàng thì Công ty đã xác định ngay là tiêu thụ và ghi nhận giá vốn theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 155
Theo em hạch toán như vậy là không thoả đáng vì trong những trường hợp giao hàng tại địa điểm rất xa hàng không thể giao được ngay cho khách hàng trong những trường hợp như vậy Công ty nên hạch toán vào TK 157. Hơn nữa Công ty chỉ mở chi tiết TK 5112 cho từng loại thành phẩm và TK131 cho từng loại khách hàng còn TK 155 và TK 632 không được chi tiết cho từng loại thành phẩm vải mành, vải bạt, sản phẩm may. Vì vậy rất khó cho việc đối chiếu chi tiết và tổng hợp.
* Về việc trích lập dự phòng:
Tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội có một khoản "Phải thu khách hàng" rất lớn. Trong tháng 11 số nợ phải thu khách hàng của Công ty là 23.353.089.257 đồng trong đó có đến 4.759.903.297 đồng khách hàng nợ quá hạn. Theo chế độ quy định, để dự báo những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong tương lai các doanh nghiệp được phép lập dự phòng. Trong thực tế Công ty không trích lập dự phòng, do vậy khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán thì Công ty không có khoản dự phòng để bù đắp những rủi ro.
* Về phương pháp hạch toán .
Công ty Dệt 19-5 Hà Nội sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nhưng khi áp dụng Công ty vẫn chưa cập nhật được số liệu trong ngày. Một số TK chỉ được ghi vào cuối kỳ như TK 155, TK 632...sau khi đã tính ra được đơn giá bình quân gia quyền.
Về việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp :
Chi phí quản lý của doanh nghiệp thường phát sinh nhiều do đó trong kỳ hạch toán, kế toán kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 1422- chi phí chờ kết chuyển, phần còn lại được phân bổ cho lượng hàng tiêu thụ trong kỳ. Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 1422 tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của kế toán, còn việc phân bổ chi phí cho hàng tiêu thụ trong kỳ không theo một tiêu thức đồng nhất. Vì vậy nó sẽ không phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ.
* Về công tác tăng cường tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù Công ty có sử dụng TK 811, 532 nhưng thực tế Công ty ít có biện
pháp khuyến khích việc mua hàng với số lượng lớn và mua hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. Vì vậy không tạo nên động cơ khuyến khích khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm.
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện.
Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất đồng thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi, phát đạt cũng như khi có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Muốn đạt được điều đó thì đỏi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải ngày được củng cố, hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, ở Công ty Dệt 19-5 Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán bên cạnh những ưu điểm còn có những hạn chế nhất định. Yêu cầu của công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng phải phản ánh chính xác, phù hợp các thông tin kinh tế tài chính, cung cấp số liệu cho lãnh đạo Công ty, Nhà nước và các bên liên quan những thông tin hữu ích. Trước kia trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung công ty được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra đều được Nhà nước đảm nhận, Công ty chỉ lo tổ chức sản xuất để hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, Công ty có quyền chủ động trong kinh doanh theo phương thức thanh toán độc lập, lấy thu bù chi, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về mọi mặt hoạt động của mình. Công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý sẽ không có được thông tin chính xác để giúp họ ra quyết định đúng đắn, Nhà nước sẽ không nắm bắt được tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, các doanh nghiệp khác có mối quan hệ với Công ty sẽ không biết được khả năng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng để đưa ra quyết định cho vay, đầu tư... nếu như không có một hệ thống kế toán hoàn thiện phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội.
Có thể nói, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội đã đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác kế toán vẫn còn một số điểm hạn chế. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nói chung, kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả nói riêng.
Trên cơ sở thực trạng của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả và trước yêu cầu của việc hoàn thiện công tác này ở Công ty Dệt 19-5 Hà Nội em mạnh dạn xin đề xuất một số biện pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Công ty.
1. Về cách tính giá thành phẩm.
Tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội, thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành công xưởng thực tế, thành phẩm xuất kho được đánh giá theo giá đơn vị bình quân song giá thành công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân chỉ được xác định vào cuối tháng. Để đáp ứng được yêu cầu theo dõi sự biến động một cách thường xuyên của nghiệp vụ nhập - xuất - tồn thành phẩm kế toán có thể sử dụng một loại giá thống nhất ổn định để ghi chép - đó là giá hạch toán.
Công ty nên tổ chức đánh giá thành phẩm theo hai loại giá là giá hạch toán và giá thực tế trong đó chọn giá đầu kỳ làm giá hạch toán. Cuối tháng căn cứ vào bảng tính giá thực tế do bộ phận giá thành chuyển sang kế toán tính ra hệ số giá.
Hệ số giá
=
Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán TP tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán Tp nhập trong kỳ
Từ đó tính ra:
x
=
Trị giá thực tế thành phẩm hệ số Trị giá hạch toán TP
xuất trong kỳ giá xuất trong kỳ
Như vậy trong hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ áp dụng tại Công ty, việc ghi chép nhập - xuất thành phẩm được thực hiện trên bảng kê số 8 theo số lượng, giá hạch toán và giá thực tế(biểu số 2)
Biểu số 2: Bảng kê số 8
Số dư đầu tháng
TT
Chứng từ
Diễn
giải
Ghi nợ TK 155, Có TK
Ghi có TK 155, Nợ TK
TK 154
TàI KHOảN 632
TK 632
SH
NT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
SL
HT
TT
Số dư cuối tháng
Về nhập kho thành phẩm: Hàng ngày khi nhận được phiếu nhập kho do thủ kho gửi lên kế toán ghi vào dòng tương ứng cột số lượng đã nhập và ghi theo giá hạch toán phần ghi nợ TK 155, có TK liên quan.
Về xuất kho thành phẩm: Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi vào cột số lượng xuất và ghi trị giá theo giá hạch toán của thành phẩm phần có TK 155, nợ TK liên quan.
Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá để tính giá thực tế xuất kho thành phẩm cho từng hoá đơn, chứng từ.
Để có hệ số giá thành phẩm làm căn cứ tính chuyển như trên cần phải tiến hành lập bảng tính giá thực tế thành phẩm. Tuy Công ty có mở "Bảng kê số 9" nhưng đó chỉ là sổ tổng hợp cho tất cả các thành phẩm. Vì vậy theo em khi sử dụng giá hạch toán, bảng kê số 9 nên sửa lại mở cho mỗi thành phẩm một cột với 2 loại giá là giá hạch toán và giá thực tế (biểu số 25).
Biểu số 2: Bảng kê số 9
Tính giá thực tế thành phẩm
Tháng...năm...
TT
Chỉ tiêu
TK155 - thành phẩm
Vải 0289K20
Vải bạt 3x4
...
...
Giá HT
Giá TT
Giá HT
Giá TT
Giá HT
Giá TT
I. Số dư đầu tháng
II. Số dư phát sinh trong tháng
...
III. Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng
IV. Hệ số giá
V. Xuất trong tháng
VI. Số dư cuối tháng
2. Về việc sử dụng TK kế toán và ghi nhận doanh thu bán hàng.
Theo trình bày ở trên mọi trường hợp xuất kho có hoá đơn GTGT đều được coi là tiêu thụ, khi đó kế toán ghi luôn bút toán ghi nhận doanh thu. Theo em như vậy là chưa thật phù hợp. Nếu trong trường hợp hàng giao nhận tại kho Công ty cho người đại diện của khách hàng và Công ty thực hiện việc vận chuyển đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu, trong trường hợp này có thể coi như hàng đã tiêu thụ và có thể ghi các bút toán ghi nhận doanh thu vì lúc này Công ty chỉ thực hiện vận chuyển hộ khách hàng. Còn trong trường hợp thành phẩm không được giao nhận tại kho của Công ty mà được vận chuyển đến địa điểm giao nhận rồi mới giao cho đại diện của bên đặt hàng lúc này khi hàng xuất ra khỏi kho của Công ty nhưng chưa giao cho khách hàng nên chưa được coi là tiêu thụ. Điều này hoàn toàn hợp lý vì thứ nhất hàng thực chất chưa giao, thứ hai vận chuyển đến địa điểm giao nhận phải mất nhiều ngày, mức độ rủi ro cao. Theo em trong trường hợp giao hàng tại các địa điểm xa chưa nên coi như hàng đã tiêu thụ ngay sau khi xuất kho Công ty, để đề phòng rủi ro, khi hàng xuất kho nên viết "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" đồng thời phải sử dụng TK 157 - "Hàng gửi bán" để theo dõi số hàng này. Khi đó bút toán ghi nhận hàng xuất kho:
Nợ TK 157
Có TK 155
Chỉ khi nào khách hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì viết hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu. Có như vậy mới phản ánh chính xác doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ, việc hạch toán hàng bán bị trả lại cũng như giảm giá hàng bán được chính xác, phản ánh đúng chất lượng sản phẩm của Công ty.
-Đối với TK 155 và TK 632 Công ty nên mở chi tiết cho 2 TK này như sau:
TK 155 - Thành phẩm
TK 1551: Vải màu
TK 1552: Vải0289K20
TK 1553: Sản phẩm may
Tk 632 - giá vốn hàng bán
TK 6321: Vải màu
TK 6322: Vải bạt
TK 6323: Sản phẩm may
3. Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Để đề phòng những rủi ro tổn thất có thể xảy ra Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Có như vậy Công ty mới có thể chủ động khi có rủi ro xảy ra.
+ Phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi:
Căn cứ thực tế khả năng trả nợ được xác định bằng một trong các cách sau để tính dự phòng nợ phải thu khó đòi lập cho niên độ sau:
C1: Có thể ước tính một tỷ lệ phải thu khó đòi trên tổng số bán chịu:
Số dự phòng phải thu cần lập cho niên độ tới
=
Doanh số bán chịu
x
Tỉ lệ phải thu khó đòi ước tính
C2: Dựa trên sổ chi tiết thanh toán với người mua của từng khách hàng phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ, doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng trên và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng kể cả bằng phương pháp xác minh, xác định số dự phòng cần lập theo % số khó thu.
Số dự phòng cần lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ
=
Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ
x
Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng đáng ngờ
+ TK hạch toán:
Công ty sử dụng TK 139 để theo dõi khoản dự phòng phải thu khó đòi.
+Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi(Sơ đồ18 )
Sơ đồ số 118: Hạch toán thành phẩm phải thu khó đòi
TK131 TK 139 TK 642 (6)
Số thiệt hại do nợ khó đòi Trích lập dự phòng phải thu
không đòi được đã xử lý xoá sổ khó đòi vào cuối niên độ kế toán
TK 721
Hoàn nhập dự phòng phải Số nợ khó đòi đã xoá
Thu khó đòi (cuối niên độ) Số lớn hơn dự phòng đã lập
Theo em công ty nên lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo cách 2, như vậy đối với khoản nợ phải thu khó đòi của công ty giầy Hiệp Hưng là 139.890.202, dự đoán khả năng thanh toán là 80% kế toán sẽ tính ra số dự phòng như sau:
Số dự phòng cần lập cho niên độ tới = 139.890.202 x 20% = 27.996.040 và định khoản:
Nợ TK 6426:27.996.040
Có TK 139: 27.996.040
4. Về công tác tăng cường tiêu thụ sản phẩm.
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp . Muốn sản phẩm sản xuất ra tạo được thế cạnh tranh thì Công ty trước hết phải phân tích, nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm do mình sản xuất, có được những chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn, phù hợp với diễn biến của thị trường. Bên cạnh đó Công ty phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo đảm giữ uy tín của Công ty đối với khách hàng, tạo nên hàng rào bảo hộ mậu dịch của sản phẩm.
Hiện nay mặc dù sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng khắp trong cả nước, tuy nhiên các khách hàng thường lấy trực tiếp từ Công ty hoặc Công ty mang đến giao trực tiếp cho khách hàng, Công ty không mở các đại lý bán hàng rộng khắp ,do vậy Công ty không chủ động được trong việc giao hàng kịp thời cho khách, nhất là các khách hàng ở xa. Vì vậy Công ty nên mở các đại lý và có mức hoa hồng thoả đáng để khuyến khích bán được nhiều sản phẩm.
Mặt khác để có thể cạnh tranh trên thị trường, Công ty phải duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng thông qua các đợt tiếp xúc trực tiếp được tổ chức một cách thường xuyên, có hệ thống với các khách hàng khác nhau để nâng cao uy tín và thanh thế của Công ty trên thị trường. Ngoài ra Công ty còn phải có biện pháp khuyến khích thoả đáng nhiều hơn nữa đối với những khách hàng mua hàng của Công ty với số lượng lớn hoặc đối với những khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn quy định. Cụ thể đối với những khách hàng mua với số lượng lớn Công ty nên giảm giá cho họ, còn với những khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời gian quy định cho họ hưởng khoản chiết khấu.
.5. Về công tác thu hồi nợ.
Công ty có rất nhiều khách hàng, ngoài những khách hàng đến mua hàng và thanh toán ngay thì Công ty còn có hàng loạt khách hàng thường xuyên đến nhận hàng trước và thanh toán sau. Số khách hàng này chiếm phần lớn số lượng khách của Công ty. Vì vậy số dư "nợ phải thu khách hàng" của Công ty hiện nay rất lớn, lớn hơn nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Điều này đặt ra cho kế toán Công ty trách nhiệm nặng nề, phải thường xuyên theo dõi kiểm tra một lượng tài sản khá lớn của Công ty đang bị chiếm dụng. Do vậy Công ty phải tăng cường công tác đòi nợ, tìm và hoàn thiện các biện pháp thích hợp từ mềm dẻo đến cứng rắn để thu hồi nợ với điều kiện các biện pháp đó phải bảo đảm không ảnh hưởng đến lợi ích Công ty mà vẫn giữ được bạn hàng. Theo em một biện pháp hữu hiệu cho vấn đề này là thực hiện tính lãi nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng đã thoả thuận đối với những khách hàng nợ quá hạn.
6. Vể việc mở sổ chi tiết.
ở Công ty có mở sổ chi tiết tiêu thụ nhưng chỉ có chỉ tiêu doanh thu, thuế GTGT, tổng cộng khối lượng mà không có chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản giảm trừ doanh thu, do đó kế toán không nắm được một cách chi tiết các khoản chi phí và các khoản giảm trừ phát sinh liên quan và không xác định được kết quả lỗ, lãi của từng loại thành phẩm, thứ thành phẩm trên sổ chi tiết tiêu thụ. Vì vậy theo em kế toán nên mở sổ chi tiết tiêu thụ theo (biểu số 3).
Biểu số 3: Sổ chi tiết tiêu thụ
Mặt hàng
Số lượng
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
CP bán hàng
CPQL doanh nghiệp
Lãi (lỗ)
531
532
- Vải các loại
- Vải màu
- Vải fin
- Vải bạt
7. Về việc hạch toán tổng hợp thành phẩm
Theo em mọi trường hợp xuất dùng (trừ xuất tái chế) đều phải hạch toán giá vốn hàng bán và doanh thu riêng. ở công ty khi xuất kho thành phẩm đi giới thiệu sản phẩm và xuất trực tiếp từ phân xưởng sản xuất phục vụ cho hội nghị tiếp khách kế toán đã định khoản sai.Vì vậy hai trường hợp trên định khoản như sau:
- Trường hợp xuất kho thành phẩm đi giới thiệu :
BT 1: Nợ TK 632 : 6.029.309
Có TK 155: 6.029.309
BT 2: Nợ TK 641: 6.029.309
Có TK 512 : 6.029.309
- Trường hợp xuất thành phẩm trực tiếp từ phân xưởng sản xuất phục vụ cho hội nghị tiếp khách :
BT 1: Nợ TK 632 : 7.540.950
Có TK 154: 7.540.950
BT 2: Nợ TK 642 :7.540.950
Có TK 512:7.540.950
9. Về việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
Một điều có thể thấy rất rõ ở Công ty là kế toán chủ yếu làm thủ công. Cả phòng chỉ có 3 chiếc máy vi tính thường xuyên bận. Đây là một hạn chế rất lớn mà Công ty cần quan tâm và có biện pháp tốt để khắc phục vì Công ty Dệt 19 -5 Hà Nội là một Công ty lớn, các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên với giá trị không nhỏ, do đó việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán là vô cùng cần thiết.
Công ty nên áp dụng máy vi tính nhiều hơn nữa vào công tác kế toán để giảm bớt công việc cho các nhân viên kế toán mà thông tin lại chính xác, kịp thời hơn, số lượng thông tin lưu trữ được nhiều lại gọn nhẹ và tiện lợi, đặc biệt là bộ phận kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm nên được trang bị riêng một máy vì công việc của bộ phận này quá nhiều.
Kết luận
Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh đồng thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi, phát đạt cũng như khi có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý vào thực tiễn để công tác kế toán phát huy hết vai trò trong quá trình quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty Dệt 19-5 Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ , em nhận thấy những mặt mạnh công ty cần phát huy đồng thời còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những điểm chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt 19-5 Hà Nội.
Do thời gian thực tập ngắn và hiểu biết về thực tế còn hạn chế nên các vấn đề đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện thêm.
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của thầy giáo Trần Đức Vinh và sự giúp đỡ của cô, chú trong phòng kế toán tài chính của công ty. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 1 năm 2003
Sinh viên
Vũ văn hải
Biểu số 02: thành phẩm
(Trích tháng 11 năm 2002)
Loại TP
Thứ thành phẩm
Loại TP
Thứ thành phẩm
Vải bt
Vải 195
Vải 3725
Vải 34318
Vải 3x3
Vải 3436
Vải 20170
Vải 3x4
Vải 20232
Vải 34205
Vải 34230
Vải 39392
Vải 1780
...
Sợi NC
Sợi xe
Sợi xe 34/12 cotton
Sợi xe 34/12 PE
Sợi xe 14/3 cotton
Sợi xe 14/7 cotton
Sợi xe 34/72
Sợi xe 34/9 PE
Sợi xe 34/6 PE
Sợi xe 20/9 PE
...
Biểu số 03: Giá thành đơn vị sản phẩm tháng 11/2002.
Thứ TP
Giá thành đơn vị
Thứ thành phẩm
Giá thành đơn vị
Vải 195
Vải 3725
Vải 34318
Vải 3x3
Vải 3436
Vải 20170
Vải 3x4
Vải 20232
Vải 34205
...
19.327,03
4.615
9.407,03
6.812,52
6.799,61
13.102,35
10.231,82
9.375,28
8.724,99
...
Vải 2188
Vải 3243
Vải bạt chất lượng
Vải mành PA
Vải mành cotton
Sợi xe 20/9 PE
Sợi xe 34/6 PE
...
16.373,17
16.466,56
56.940,62
42.902,23
34.377,28
22.970,41
24.811,9
Biểu số 04: Phiếu nhập kho.
Đơn vị: Cty Dệt 19-5 Hà Nội Phiếu nhập kho Mẫu số 01-VT
Địa chỉ: 93-Lĩnh nam- HBT- HN ngày 25/ 11/2000 QĐ số 1141 TC /CĐKT
Ngày 1/11/1995 của bộ TC
Số: 13
Nợ:
Có:
Họ tên người giao hàng: Chị Phương xí nghiệp Giày Thuỵ Khuê.
Theo.... số.... ngày... tháng... năm... của...
Nhập tại kho: TP II.
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Vải 9925 mộc
K 117
Kg
32.035,2
31.852,2
....
....
Cộng
32.035,2
31.852,2
Nhập ngày 2 tháng 0001 năm 2002
Viết bằng chữ:....................................................................................................
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 5:Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho Mẫu số 01-VT
Ngày 22/ 11/2000 QĐ số1141 TC /CĐKT
Ngày 1/11/1995 của bộ TC
Số: 79
Nợ:
Có:
Họ tên người nhận hàng: Chị Nhâm .
Lí do xuất: Xuất bán.
Xuất tại kho: thành phẩm I.
Stt
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá
Mã số
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
B
C
D
2
3
4
1
Vải mầu 2188
K 85
M
285,5
285,5
Cộng
285,5
285,5
Xuất ngày 22 tháng 12 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 07: Hoá đơn GTGT
Hateco hoá đơn GTGT Mẫu số 02
Ha Noi may19 Liên 3- dùng để thanh toán Phát hành theo công văn
Textile company Ngày 3/11/2000 7599/TCT/AC
ngày 30/12/1999 của BTC
KH: 000837
Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt 19-5 Hà Nội
Địa chỉ: 9203 ng Huy Tưởng- Thanh Xuân - Hà nội
TK:i
Điện thoại:
Tên người mua hàng: Anh Thọ
Đơn vị: Công ty cao su sao vànhững
Địa chỉ: 231- Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà nội MST: 01.001.00625-1
Phương thức thanh toán: Thanh toán sau.
Stt
Tên hàng hoá
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 2x1
Fin màu
M
4313
48319
208.399.847
Cộng tiền hàng: 208.399.847
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 20.839.985
Tổng cộng tiền thanh toán: 229.239.831
Số tiền bằng chữ: Hai trăm hai chín triệu hai trăm ba chín nghìn tám trăm ba mốt ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
TP kinh doanh
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
Ký, họ tên)
Biểu số 4 Sổ cái TK 911
Năm 2000
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị : Đồng
Ghi có TK đối ứng
ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
TK 632
...
4.648.553.286
5.276.752.124
4.159.588.172
TK 641
...
74.235.662
88.331.988
103.697.319
TK 6421
109.346.019
22.965.257
38.710.173
TK 6422
9.540.744
5.811.053
4.205.117
TK 6423
5.683.564
4.704.103
16.656.837
TK 6424
20.095.000
10.095.000
1.235.015
TK 6425
7.374.099
7.699.889
7.580.805
TK 6427
20.584.074
234.490
14.522.861
TK 6428
92.272.179
478.247
TK 4212
209.744.343
524.956.025
TK 1422
20.000.000
TK 821
15.655.962
TK 811
194.180.497
432.872.333
412.341.378
Cộng FS
Nợ
5.217.521.086
6.059.210.580
5.284.061.949
Có
5.217.521.086
6.059.210.580
5.284.061.949
SDCK
Nợ
Có
Biểu số 5 Sổ cái TK 4212
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị : Đồng
Ghi có TK đối ứng ghi nợ TK này
Tháng 1
...
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
TK 911
348.706.262
Cộng FS
Nợ
348.706.262
Có
209.744.343
524.956.025
SDCK
Nợ
709.696.913
499.952.570
Có
25.003.455
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- X0162.doc