Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Long Mã

- Sản phẩm tiêu thụ: nếu như năng lực tài chính là yếu tố đầu tiên để dẫn đến việc tham gia hoạt động xuất khẩu thành công thì sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và cung cấp lại là yếu tố quan trọng nhất. Bởi mặt hàng sản phẩm là đối tượng kinh doanh chính của doanh nghiệp thương mại. Việc nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu nhưng lại rất khó khăn và tốn kém, doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường và người tiêu dùng cần những gì ? doanh nghiệp sẽ phải sản xuất loại mặt hàng gì để cung ứng ? và có khả năng để đảm nhiệm sản xuất loại mặt hàng đó không? Khi bán được hàng hoá tức là sản phẩm đã được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận thì khi đó mới được ghi nhận là doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi đã xác định đạt được mục tiêu cần phải lưu ý tới yếu tố xây dựng thương hiệu cho chính sản phẩm đó và của doanh nghiệp, bởi thương hiệu chính là sự phân biệt dễ nhất đối với người tiêu dùng khi phải cạnh tranh với hàng loạt các sản phẩm có thương hiệu khác.

doc38 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Long Mã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần tính đến tỷ giá hối đoái, bởi khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu và ngược lại. Còn đối với thuế thì ở mỗi quốc gia nó là một công cụ điều tiết thị trường thậm chí là nó là rào cản lớn của hoạt động xuất khẩu, nếu hàng hoá bị đánh thuế cao sẽ làm cho giá cả của mặt hàng đó tăng cao và dĩ nhiên sức cạnh tranh sẽ giảm đi. - Môi trường pháp luật: Hiện nay ở mỗi quốc gia có những quy định pháp luật riêng để phù hợp với tình hình đặc thù ở mỗi quốc gia đó, tuy nhiên đối với các hoạt động kinh tế liên quan đến thương mại quốc tê thì hệ thống pháp luật ở những quốc gia khác nhau cũng có những điểm tương đồng như hệ thống luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật thuế, luật phá sản, luật hải quanhoặc một số hệ thống luật quy định đến việc xuất nhập cảnhcác hệ thống này có sự tác động, chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Luật pháp càng nghiêm minh, chặt chẽ và rõ ràng càng làm cho doanh nghiệp có sự tuân thủ nhất định điều đó sẽ kéo theo giảm đi mức độ rủi ro khách quan của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực thi, chấp hành nghiêm chỉnh đồng thời giảm thiểu sự chồng chéo, máy móc mà doanh nghiệp rất mắc phải. Ngoài ra còn các nhân tố khách quan khác có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như nhân tố về công nghệ, nhân tố về con người hay còn gọi là nguồn nhân lực 1.4.1.2. Môi trường kinh doanh trong nước: Đối với môi trường kinh doanh trong nước thì doanh nghiệp luôn phải xác định đây là nhân tố luôn luôn ảnh hưởng, tác động đến doang nghiệp ngay cả khi không tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế nữa. Môi trường kinh doanh trong nước cũng có những yếu tố tương đồng môi trường kinh doanh quốc tế nhưng ở phạm vi nhỏ hơn. Sự phát triển của doanh nghiệp chịu sự chi phối của môi trường kinh doanh trong nước rất lớn ngoài những việc chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước doanh nghiệp phải phụ thuộc khá nhiều vào mức độ kinh tế và xã hội. Vì vậy đòi hỏi sự minh bạch rõ ràng, cơ chế thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo được quản lý chặt chẽ của hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp là rất lớn. Hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, quy trình quản lý thuế, hải quan nếu quá phức tạp, rắc rối sẽ tạo ra sự chồng chéo, rườm rà làm cản trở hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp từ đó bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cũng đồng thời làm giảm mức độ uy tín với các bạn hàng quốc tế. Ngoài ra các yếu tố về cơ sở hạ tầng xã hội như điện, giao thông, thông tin, hệ thống ngân hàng cũng làm ảnh hưởng nhất định đến quá trình hoạt động thương mại quốc tế. 1.4.2. Nhân tố chủ quan: Đây là nhân tố có từ chính doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh, khắc phục nếu nhận biết và tìm ra được nguyên nhân của những mặt hạn chế. Có thể kể đến các nhân tố hàng đầu như: năng lực tài chính, sản phẩm tiêu thụ chính, hoạt động marketing, nhân lực - Năng lực tài chính: Khi bắt tham gia hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế yếu tố đầu tiên để bạn hàng xem xét ký hợp đồng là năng lực tài chính của doang nghiệp, nếu doanh nghiệp đảm bảo được nguồn tài chính có khả năng thanh toán huy động vốn, thanh toán các khoản nợ trong và ngoài doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ ngân sáchsẽ tạo cho đối tác sự yên tâm nhất định. - Sản phẩm tiêu thụ: nếu như năng lực tài chính là yếu tố đầu tiên để dẫn đến việc tham gia hoạt động xuất khẩu thành công thì sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và cung cấp lại là yếu tố quan trọng nhất. Bởi mặt hàng sản phẩm là đối tượng kinh doanh chính của doanh nghiệp thương mại. Việc nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu nhưng lại rất khó khăn và tốn kém, doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường và người tiêu dùng cần những gì ? doanh nghiệp sẽ phải sản xuất loại mặt hàng gì để cung ứng ? và có khả năng để đảm nhiệm sản xuất loại mặt hàng đó không? Khi bán được hàng hoá tức là sản phẩm đã được thị trường và người tiêu dùng chấp nhận thì khi đó mới được ghi nhận là doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì khi đã xác định đạt được mục tiêu cần phải lưu ý tới yếu tố xây dựng thương hiệu cho chính sản phẩm đó và của doanh nghiệp, bởi thương hiệu chính là sự phân biệt dễ nhất đối với người tiêu dùng khi phải cạnh tranh với hàng loạt các sản phẩm có thương hiệu khác. - Về giá cả hàng hoá và mẫu mã sản phẩm: Đây là yếu tố khẳng định sự tồn tại của mỗi sản phẩm. Đương nhiên giá cả có ảnh hưởng đến sự kích thích hoặc hạn chế sức tiêu thụ của sản phẩm, nó là vũ khí trong cạnh tranh vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng mức giá sản phẩm có tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh tế, đảm bảo chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Việc bán hàng giảm giá chỉ để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh chưa chắc đã đảm bảo được sự tồn tại của sản phẩm. Vì vậy ngoài việc giảm thiểu chi phí để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi phương thức kinh doanh bằng cách làm mới sản phẩm như cải tiễn mẫu mã, tìm tòi ở mọi điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm đây cũng là biện pháp làm tăng sức hút tới người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, thị trường và sản phẩm của sản phẩm sẽ phong phú, đa dạng hơn tạo cho người tiêu dùng cảm thấy thoả mãn với nhu cầu tiêu dùng của họ. - Hoạt động Marketing: hay còn được gọi là xúc tiến thương mại, bản chất của hoạt động này là truyền tin, quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng để thuyết phục họ mua hàng, đây cũng là hoạt động rất hiệu quả nếu doanh nghiệp biết khai thác thị trường và có một hệ thống marketing bài bản. - Nguồn nhân lực: gồm rất nhiều yếu tố bao gồm như năng lực quản lý của bộ máy, trình độ tay nghề, số lượng công nhân, bồi dưỡng đào tạoĐối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thì việc có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều, họ có thể phân tích những mặt hạn chế, tồn tại, tìm ra những nguyên nhân để tham mưu cho doanh nghiệp khắc phục, cải thiện. Ngoài ra họ còn là bộ máy đắc lực trong việc quản lý, điều hành quy trình sản xuất, quy trình hoạt động khác trong doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân lành nghề, số lượng công nhân lao động có trình độ tay nghề cao sẽ làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã luôn được cải tiến, tăng năng suất lao động, vận hành máy móc thiết bịđảm bảo cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động, tăng sức cạnh tranh, phân phối sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như có uy tín với thị trường quốc tế. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà Công ty cổ phần Long Mã là một doanh nghiệp mới thành lập, là một đơn vị còn non trẻ trong ngành xuất khẩu. Thành lập năm 2002 do các cổ đông đóng góp, được Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Hà Tây (nay là Tp. Hà Nội) cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 9/12/2002 Tên công ty: Công ty cổ phần Long Mã Tên giao dịch quốc tế: Long Ma Joint – Conmpany Trụ sở chính: Điểm công nghiệp Bích Hoà - huyện Thanh Oai – Tp. Hà Nội. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Long Mã Công ty CP Long Mã được thành lập tháng 12/2002 trên diện tích 2hécta tại điểm công nghiệp Bích Hoà - huyện Thanh Oai – Tp. Hà Nội, tuy nhiên do vướng mắc thủ tục với các cơ quan chức năng của địa phương như đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng cơ sở của công ty, cũng như việc lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nên phải đến năm 2004 công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ngày đầu đi vào hoạt động, công ty đã gặp không ít những khó khăn song nhờ sự điều hành, tìm phương hướng khắc phục khó khăn của Ban lãnh đạo công ty, cùng với đó là sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành của địa phương, công ty đã tháo gỡ những khó khăn, dần ổn định đi vào hoạt động. Tuy mới chỉ đi vào hoạt động kinh doanh trong ít năm, tuổi đời của doanh nghiệp còn non trẻ song với những nỗ lực phấn đấu công ty đã dần khẳng định được vị thế của mình, không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa những sản phẩm chất lượng, công ty cũng đã mạnh dạn tìm bạn hàng nước ngoài để ký kết các hợp đồng xuất khẩu không chỉ nhằm tăng lợi nhuận của công ty mà còn có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương cũng như đóng góp cho nguồn ngân sách của nhà nước. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Long Mã - Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Tiến hành kinh doanh sản phẩm trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Trực tiếp đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn công ty. - Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương và cả nước - Bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả vốn được giao (Bao gồm tài sản, vật tư hàng hoá, vốn tự bổ sung và các nguồn vốn khác) làm cho vốn sinh lợi. Được quyền thay đổi cơ cấu vốn tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Trường hợp sử dụng các nguồn vốn, quỹ đó phải thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả. - Ký kết các hợp đồng lao động, thực hiện chính sách cán bộ lao động và tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên của công ty theo quy định của nhà nước. Phải xây dựng định mức lao động cho cá nhân, bộ phận và định mức tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy của công ty cổ phần Long Mã Sơ đồ 01: cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP Long Mã BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Xưởng sản xuất số 1 Phòng QL chất lượng Phòng XNK Phòng Kế hoạch Phòng Hành chính Phòng Kỹ thuật Chuyền 10 Chuyền 5 Chuyền 4 Chuyền 3 Chuyền 2 Chuyền 1 Chuyền 6 Chuyền 9 Chuyền 8 Chuyền 11 Chuyền 12 Chuyền 7 Tổ cắt Tổ hoàn thiện (Nguồn: Phòng kế hoạch) - Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bầu và miễn nhiệm, là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và đại hội cổ đông. - Phòng Kế toán: - Giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán, tài chính, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, các chính sách, chế độ tài chính trong công ty. Huy động và quản lý vốn. Lập kế hoạch thu, chi tài chính, thực hiện chế độ chi tiêu và hạch toán kinh tế. - Ghi chép và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trong công ty. - Tổ chức hướng dẫn và tổng hợp thực hiện chế độ ghi chép ban đầu từ công nhân, tổ sản xuất đến phân xưởng, các bộ phận nghiệp vụ trong toàn công ty. Lập sổ sách, biểu mẫu theo dõi việc sử dụng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác kiểm kê định kỳ, báo cáo hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, thanh quyết toán với cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác. - Thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản chi tiền mặt khác theo chế độ chính sách chỉ đạo việc thực hiện tốt thống kê, các biểu mẫu để báo cáo cấp trên theo định kỳ cũng như đột xuất. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo kế toán thống kê, phân tích hoạt động SXKD để thực hiện cho việc kiểm tra thực hiện của công ty. - Phòng Hành chính: - Phụ trách công tác quản lý lao động, điều hoà bố trí tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, bảo vệ, y tế, bảo hiển xã hội cho công ty. Giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Tổ chức nghỉ mát, nghỉ phép, truyền đạt các thông tin trong nội bộ của công ty tới mọi cá nhân một cách đầy đủ, kịp thời. - Phòng kế hoạch: a. Chức năng: - Phòng Kế hoạch có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh tế, tài chính trong công ty thông qua đó để công ty phát hiện, khai thác mọi khả năng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. b. Nhiệm vụ - Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất của công ty, tiến hành xây dựng kế hoạch dài, ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng giá thành, còn các kế hoạch khác thì phải phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ để xây dựng. - Cung cấp kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và điều kiện thực tế của công ty. Tiến hành giao kế hoạch từng quý – tháng cho các phân xưởng – xây dựng tiến độ sản xuất, đề ra các yêu cầu cụ thể để thực hiện tiến độ. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối trong toàn công ty. - Tổ chức và quản lý kho, bãi thành phẩm phải đảm bảo cho dây chuyền sản xuất và dự trữ đầy đủ cung cấp cho khâu lắp ráp sản phẩm và thành phẩm. - Xây dựng giá thành, gia công thu mua và các đơn giá khác. - Lập kế hoạch tiêu hao vật tư, bán thành phẩm cho các phân xưởng, các đơn vị ngoài gia công cho công ty. - Tổng hợp và xác định lượng vật tư cần sử dụng trong tháng – quý – năm. - Phòng Kỹ thuật: a. Chức năng: - Giúp giám đốc nghiên cứu thực hiện chủ trương và biện pháp kỹ thuật dài, ngắn hạn. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thiết kế, chế tạo sản phẩm và áp dụng công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất. b. Nhiệm vụ: - Thiết kế, theo dõi và chế thử sản phẩm mới. - xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết sản phẩm. - Bố trí kỹ thuật viên tại phân xưởng để quản lý và hướng dẫn công nghệ sản xuất. - Thiết kế, chế tạo mẫu, gá lắp dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm. - Quản lý kho dụng cụ - phục vụ sản xuất. - Nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn của nhà nước, địa phương và tiêu chuẩn của công ty. - Tìm hiểu nhu cầu thị trường. - Thiết lập quan hệ với khách hàng, đối tác cung cấp vật tư. - Lập kế hoạch sản xuất ( mẫu mã, chất liệu) từ đó lập kế hoạch mua bán nguyên vật liệu. - Mua nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất. - Phòng Xuất nhập khẩu: a. Chức năng - Giúp giám đốc cập nhật được những thông tin chính xác chính xác trên thị trường và quốc tế cũng như tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng của từng khu vực nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới nhất. - Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong các công tác, thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. b. Nhiệm vụ - Xử lý và làm thủ tục hải quan, khai thuế cho các đơn hàng. - Thu thập ý kiến khách hàng về chất liệu, mỹ thuật sản phẩm của công ty bán ra thị trường. - Thống kê cập nhật số liệu xuất nhập khẩu, lập báo cáo theo yêu cầu của Ban giám đốc. - Tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng. - Tổ chức triển lãm (nếu có) - Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu và quảng bá sản phẩm. - Tổ chức tốt dịch vụ sau bán hàng (chăm sóc khách hàng). - Phòng quản lý chất lượng: a. Chức năng: - Có chức năng xây dựng và sửa đổi hệ thống quản lý có chất lượng, theo dõi việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong công ty. Giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất. b. Nhiệm vụ - Kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng. - Duyệt mẫu sản phẩm trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. - Xác định mức hao phí nguyên vật liệu. - Hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng, đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng nguyên phụ liệu sản xuất từ kho cho đến các phân xưởng. 2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Công ty cổ phần Long Mã S¶n phÈm chñ yÕu cña c«ng ty lµ ¸o Áo Jacket, quần âu, quần áo thể thao, đồng phục học sinhhµng n¨m c«ng ty s¶n xuÊt c¸c chñng lo¹i mÆt hµng theo nhãm c¸c s¶n phÈm vµ sè l­îng nh­ sau B¶ng 1: KÕt qu¶ tiªu thô hµng ho¸ s¶n phÈm 02 n¨m 2005 - 2006 §¬n vÞ tÝnh: s¶n phÈm TT Tªn s¶n phÈm N¨m 2005 N¨m 2006 Tæng SP tiªu thô 150.368 233.776 1 Jacket c¸c lo¹i 56.236 101.695 2 QuÇn ©u 23.890 42.890 3 QuÇn TE 8.908 11.234 4 QuÇn ¸o thÓ thao 7.707 8.767 5 Áo Jilª 6.550 9.804 6 QuÇn soãc c¸c lo¹i 2.348 8.796 7 §ång phôc häc sinh 8.940 4.870 8 QuÇn ¸o c¸c lo¹i 35.789 45.720 ( Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty CP Long Mã) Sản phẩm của công ty mang tính chất sử dụng nhiều lần, thị trường hàng may mặc ngày nay không còn mang tính chất “ăn đủ no, mặc đủ ấm” nữa mà thay vào đó là nhu cầu làm đẹp, mang tính thời trang nhiều hơn vì thế đòi hỏi sản phẩm được tung ra thị trường phải đảm bảo phong phú đa dạng, mẫu mã sản phẩm luôn được cải tiến, nhiều kích cỡ, độ dày mỏng thay đổi theo từng mùa, theo thời trang nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Do nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu thì việc tiêu thụ được sản phẩm của khách hàng nước ngoài với nhu cầu khắt khe là rất khó khăn, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên công ty đã không ngừng cải tiến, thiết kế ra những mẫu mã sản phẩm mới, qua những con số tại bảng số 1 trên có thể thấy, hiện nay mặt hàng sản phẩm của công ty đã đa dạng và phong phú hơn rất nhiều với thế mạnh là áo Jarket và các loại quần. 2.1.4.2. Phương thức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Mã Mặc dù là một đơn vị mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm cũng như bề dày về hoạt động kinh doanh còn non trẻ nhưng trong thời gian qua công ty đã luôn đạt được những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng tương đương với quy mô của công ty, để có được những kết quả đó công ty đã nhận biết và có những phương thức sản xuất cũng như điều hành hết sức hiệu quả nổi bật ở chỗ: Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty là hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, với hình thức này công ty có khả năng trực tiếp tiếp xúc với các bạn hàng nước ngoài, khi có những thoả thuận trao đổi đi đến thống nhất về mẫu mã số lượng sản phẩm hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng. Những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Chỉ một vài sản phẩm sản xuất theo thiết kế phục vụ trong nước như mặt hàng đồng phục cho học sinh, sinh viên, quần soócHoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu được thông qua các trung gian thương nghiệp như trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các nhà phân phối bán lẻtừ đó sản phẩm được tiêu thụ tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra công ty cũng nhận sợi, hoá chất, thuốc nhuộm của các khách hàng để tiến hành sản xuất sản phẩm qua các hợp đồng gia công. 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Long Mã những năm gần đây Bảng 02: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2005 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng TT ChØ tiªu 2005 2006 2007 Tû lÖ 2006/2005 Tû lÖ 2007/2006 CL TL(%) CL TL(% Tæng Doanh thu 6.278,47 10.865,61 15.535,98 4.587 73 4.670 43 1 Doanh thu xuÊt khÈu 5.905,19 10.639,26 15.441,69 4.734 80 4.802 45 Doanh thu H§TC 2,61 30,74 10,03 28 1.076 -21 -67 2 Chi phÝ SXKD 5784,32 9.767,27 12.643,83 3.983 69 2.877 29 Gi¸ vèn hµng b¸n 5041,5 8.178,79 10.610,98 3.138 62 2.432 30 Chi phÝ b¸n hµng 50,97 152,57 381,98 102 199 229 150 Chi phÝ QLDN 692,19 1.435,92 1.650,87 744 107 215 15 Chi phÝ TC 46,34 275,01 833,28 229 494 558 203 3 Lîi nhuËn thuÇn 450,43 854,07 2068,90 404 90 1.215 142 4 Lîi nhuËn kh¸c -10,13 4,33 -10 14 -143 5 Thu nhËp kh¸c 3,96 4,55 4 1 15 6 Chi phÝ kh¸c 3,23 14,10 0,22 11 337 -14 -98 7 Tæng LN tr­íc thuÕ 450,43 843,94 2.073,23 394 87 1.229 146 (nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP Long Mã) Qua bảng trên dễ dàng nhận thấy đơn vị làm ăn có lãi, hoạt động có hiệu quả. Tổng lợi nhuận trước thuế liên tục tăng và có chiều hướng tăng mạnh qua ba năm đầu đi vào hoạt động. Năm 2006 tăng so với 2005 394 triệu đồng đạt 87%, và đặc biệt năm 2007/2006 đạt tỷ lệ 146% tương đương 1.229 triệu đồng. Việc đạt được những kết quả trên ngoài những yếu tố khách quan, thì việc chủ động trong công tác điều hành bộ máy hoạt động bài bản, cùng với đó là các yếu tố giảm thiểu tối đa các khoản chi phí, tăng số lượng chất lượng sản phẩm sản xuất để đạt được doanh thu mức tối đa nhất. Có hai yếu tố chính để đạt được những kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua: 2.1.5.1 Yếu tố Doanh thu Qua số liệu tính toán ở bảng 03, dễ dàng nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm. Tổng doanh thu 2006/2005 tăng 73% và 2007/2006 là 43%,. So sánh với bảng 02 có thể thấy mức tăng giảm là tương đương với sản lượng hàng hoá tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu doanh thu của công ty gồm Doanh thu xuất khẩu, doanh thu bán hàng nội địa, qua bảng tỷ lệ sau ta thấy rõ: Bảng 03: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY Đơn vị tính: Triệu đồng TT ChØ tiªu Doanh thu b¸n hµng So s¸nh 2005 2006 2007 2007/2006 (%) 2006/2005(%) Tæng Doanh thu 6.278,47 10.865,61 15.535,98 73,06 42,98 1 Doanh thu xuÊt khÈu 5.905,19 10.639,26 15.441,69 80,17 45,14 2 Doanh thu néi ®Þa 373,28 226,35 94,28 -39,36 -58,35 3 Doanh thu néi ®Þa /Tæng DT 5,95% 2,08 0,61% -64,96% -70,87 4 Doanh thu XK/Tæng DT 94,05% 97,92 99,39 4,11 1,51 (Nguồn: Phòng kế toán) Doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất cao so với Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ. thường xuyên chiếm trên 90%, đặc biệt 2007 là 99,4% số liệu trên càng làm rõ việc bán hàng của công ty chủ yếu là hàng xuất khẩu hoặc nhận gia công xuất khẩu và gia công giá FOB, việc doanh thu xuất khẩu nội địa là mặt hàng đồng phục học sinh chủ yếu nhưng đây chỉ là việc làm duy trì sức lao động và tạo thu nhập ổn định của công nhân viên công ty phòng khi thiếu việc. Doanh thu xuất khẩu năm sau luôn tăng so với năm trước. Nếu như năm 2005, doanh thu xuất khẩu chỉ đạt 5.905,15 USD thì đến năm 2006 là 10.639,26 USD tỷ lệ tăng đạt trên 80%. Đến năm 2007, tỷ lệ này tiếp tục tăng với doanh thu xuất khẩu đạt 15.441,69 USD. Trong khi đó, doanh thu bán hàng nội địa có phần giảm sút đáng kể khi các con số thống kê cho thấy tỷ lệ doanh thu nội địa năm 2005/2006 giảm 39,36%, tiếp tục giảm mạnh khi tỷ lệ của năm tiếp sau giảm đến 58,35%. Điều này cho thấy đơn vị quá chú trọng đến hàng bán tại các nước bạn. Đây cũng là một điều mà ban lãnh đạo công ty còn chưa quan tâm triệt để, bởi hàng hoá bán trong nước nếu chiếm lĩnh được thị trường sẽ tạo được thế mạnh nhất định trong khâu sản xuất kinh doanh. 2.1.5.2 Yếu tố chi phí Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị các nguồn lực mà doanh nghiệp đã tiêu hao trong một thời kỳ nhất định cho các hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Dựa vào Bảng 04 “ Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005 đến 2007 có thể thấy Chi phí sản xuất kinh doanh kỳ sau luôn tăng so với kỳ trước. Điều này đồng nghĩa với việc cùng với gia tăng, mở rộng quy mô sản xuất trong doanh nghiệp thì các khoản chi phí cũng tăng theo. Năm 2005, Chi phí sản xuất kinh doanh là 5.784.320.000 đồng tương ứng với tổng doanh thu tạo ra là 6.278.470.000 đồng, tỷ lệ Chi phí SXKD trên tổng doanh thu chiếm 92%; đến 2006 tỷ lệ này là 89,9% với Chi phí SXKD trong kỳ: 9.767.270.000 đồng và tổng doanh thu là 10.865.610.000 đồng; năm 2007, Chi phí SXKD là 81,4 % tương ứng với tỷ lệ chi phí SXKD trong kỳ: 12.643.830.000 đồng trên tổng doanh thu:15.535.980.000 đồng. Kết quả phân tích trên đã chỉ ra rõ các khoản chi phí SXKD trong kỳ đã được giảm thiểu rõ rệt nhằm hạ giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và lợi nhuận của công ty. Việc sử dụng các khoản chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm triệt để và luôn được coi là yếu tố quan trọng trong việc cạnh tranh cũng như mức độ ổn định trong doanh nghiệp vì vậy các hoạt động kinh tế liên quan đến các khoản chi phí đều được quán triệt và cố gắng tiết kiệm nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu các hoạt động thủ công, thiếu tính hiệu quả; chi phí nguyên liệu, vật liệu đầu vào được tính toán cụ thể trong từng thời điểm ký kết hợp động bởi trong điều kiện nền kinh tế chung không ổn định và vì vậy giá cả của các loại nguyên liệu, vật liệu đầu vào cũng thay đổi theo từng thời điểm. Bộ phận kỹ thuật và phòng kế hoạch chịu trách nhiệm chủ yếu trong khâu thiết kế nhằm đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu hợp lý nhất. Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nhằm tránh các rủi ro như may hỏng, không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của bạn hàng đồng thời tăng năng suất lao động trong khâu sản xuấtVà kết quả thu được qua 3 năm trong việc tiết kiệm, giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là rất đáng khen, nếu như tỷ lệ chi phí năm 2006 so với năm 2005 là 69% thì đến năm 2007/2006 tỷ lệ này là 29% tương đương với 2.877.000.000 đồng. Qua phân tích trên có thể thấy rõ, dù là đơn vị mới thành lập trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng suy thoái, nhưng công ty vẫn có những bước tiến vững vàng, kết quả hoạt động SXKD vẫn đảm bảo có lãi. Tổng lợi nhuận 2005 đạt 450.430.000 đồng thì đến năm 2006 là 843.940.000 đồng, tăng 394.000.000 tương đương 87%, và năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế là 2.073.230.000 đồng tăng 1.229.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng với 146%. 2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Long Mã Do mới thành lập nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế, thị trường nội địa chủ yếu khu vực Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc, đối với thị trường xuất khẩu thì gồm có Nga, Mỹ, khối EU và một số thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á, công ty luôn nỗ lực không chỉ để giữ lại bạn hàng quen thuộc mà còn khai thác thêm thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế ở một số các quốc gia giàu tiềm năng về mức độ tiêu thụ sản phẩm dệt may như Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc . 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà 2.2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua Đối với Công ty CP Long Mã, hoạt động xuất khẩu là hoạt động mang tính chủ yếu trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 95% tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty. Nhằm thấy rõ tình hình xuất khẩu của công ty chúng ta phải đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua thep các tiêu thức sau: 2.2.1.1. Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu Mọi hoạt động thương mại đều cần đến thị trường, hoạt động xuất khẩu cũng không phải là ngoại lệ. Thị trường ảnh hưởng đến sự sống còn của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở mỗi công ty, vì vậy việc nhận biết, lựa chọn, đánh giá và phân tích những thị trường có triển vọng nhất cũng là một chiến lược mà công ty cần phải xây dựng để khai thác. BẢNG 04: DOANH THU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG ĐVT: Triệu đồng TTXK NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 G.trị % G.trị % G.trị % NGA 2.182,8 37 3.862,66 36 7028,3 46 MỸ 1.468,9 25 2.987,9 28 4088,8 26 EU 2.253,49 38 3.788,7 36 4324,59 28 TỔNG DTXK 5.905,19 100 10.639,26 100 15.441,69 100 (Nguồn: Phòng kê toán) - Thị trường Nga: qua bảng trên có thể thấy đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và chiều hướng gia tăng rõ rệt nhất. Nga là một thị trường có tính truyền thống đối với ngành dệt may Việt Nam, công ty đã có những bạn hàng quen thuộc phân phối sản phẩm tại thị trường này và hiện nay vẫn giữ được mối quan hệ đối tác đó. Giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2005 và 2006 ở mức ổn định và có sự sụt giảm nhẹ ở năm 2006 nhưng vẫn tăng so với năm trước đó, đến 2007 thì sản phẩm tiêu thụ tại thị trường này tăng vọt so với số lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường khác với 46%, có thể thấy công ty đã có những tác động cụ thể nhằm mở rộng hoạt động thương mại xuất khẩu ở quốc gia này. Tổng doanh thu xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước và việc xác định tiêu thụ sản phẩm ở quốc gia có nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm hàng may mặc cũng là một hướng đi đúng đắn và kết quả thu được là rất khả quan. Tuy nhiên có một vấn đề nan giải mà công ty cần sớm đưa ra biện pháp khắc phục để hàng hoá sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn đó là các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc đang chiếm lĩnh không nhỏ, giá thành thấp, mẫu mã, chủng loại, kích thước đa dạng và phong phú là những ưu điểm trong việc cạnh tranh với các sản phẩm của công ty nói riêng và ngành hàng may mặc Việt Nam nói chung. - Thị trường Mỹ: Thị truờng Mỹ đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn nhất nhưng cũng là thị trường rất khó tính, luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá và đôi khi có những điều kiện rất oái oăm đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đối với các sản phẩm may mặc nói riêng, gây khó dễ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay, Mỹ đang là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó Việt Nam đã gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Mỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng Đối với các sản phẩm may mặc của công ty Long Mã, đã được thị trường Mỹ chấp nhận với doanh thu xuất khẩu năm 2005 đạt 1.468,9 triệu đồng chiếm 25% trên tổng doanh thu xuất khẩu, đến năm 2007 đạt 4.088,8 triệu đồng đạt 26%, đối với thị trường này, tỷ lệ doanh thu so với tổng doanh thu xuất khẩu luôn đạt ở mức ổn định, biến động nhỏ điều đó chứng tỏ công ty đã có những kế hoạch, những sự chuẩn bị rất tốt để giữ vững được mức tiêu thụ sản phẩm của thị trường này, đây là một kết quả đáng khích lệ, song các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần Long Mã nói riêng sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ do tính phức tạp trong hệ thống luật pháp của Mỹ. - Thị trường EU: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU đang ngày càng phát triển và có triển vọng tốt đẹp. Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam, mối quan hệ này đã có từ những năm 1980, khi Việt Nam xuất khẩu một số loại mặt hàng dệt may sang các nước thành viên EU như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha Đối với Công ty CP Long Mã, trong những năm qua cũng đã có những hoạt động thương mại với thị trường này nhưng có chiều hướng giảm so với các thị trường Nga, Mỹ. Nếu như doanh thu xuất khẩu tại quốc gia này năm 2005 là 2.253,49 triệu đồng trên tổng doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 38%, thì đến năm 2008 tỷ lệ doanh thu này giảm xuống còn 28%, giảm so với các thị trường khác. Mặt hàng chủ yếu công ty xuất khẩu sang nước này là quần âu, quần áo thể thaođây có lẽ là một trong những thị trường mà công ty cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa hạn ngạch xuất khẩu, nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa nắm bắt được nhiều về thị trường này, thông tin công ty có được chủ yếu qua ấn phẩm tạp chí Bộ Thương Mại và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tuy nhiên với hai thị trường có nhu cầu thị hiếu của người dân đòi hỏi khá khắt khe như Nga và Mỹ đều đã chấp nhận sản phẩm của công ty thì vấn đề chủ yếu được đặt ra là công ty tìm hiểu và tìm phương hướng hiệu quả nhất để khai thác thị trường EU, một thị trường tiềm ẩn nhiều triển vọng trong lĩnh vực may mặc. 2.2.1.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng BẢNG 05: Kết quả tiêu thụ hàng hoá §¬n vÞ tÝnh: s¶n phÈm TT Tªn s¶n phÈm 2005 2006 2007 Tû lÖ 2006/2005 Tû lÖ 2007/2006 CL TL (%) CL TL (%) Tæng SP tiªu thô 150.368 233.776 326.259 83.408 55 92.483 40 1 Jacket c¸c lo¹i 56.236 101.695 157.909 45.459 81 56.214 55 2 QuÇn ©u 23.890 42.890 56.098 19.000 80 13.208 31 3 QuÇn TE 8.908 11.234 17.657 2.326 26 6.423 57 4 QuÇn ¸o thÓ thao 7.707 8.767 10.897 1.060 14 2.130 24 5 ¸o Jilª 6.550 9.804 11.234 3.254 50 1.430 15 6 QuÇn soãc c¸c lo¹i 2.348 8.796 9.796 6.448 275 1.000 11 7 §ång phôc häc sinh 8.940 4.870 1.980 -4.070 -46 -2.890 -59 8 QuÇn ¸o c¸c lo¹i 35.789 45.720 60.688 9.931 28 14.968 33 ( Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty CP Long Mã) Sản lượng tiêu thụ hàng hoá luôn là mối quan tâm hàng đầu mang nặng tính sống còn đối với các doanh nghiệp bởi nó không chỉ mang lại về mặt doanh thu bán hàng, mà còn là một chỉ tiêu để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có hiệu quả hay không, và công ty CP Long Mã cũng luôn chú trọng đến vấn đề này. Qua biểu trên có thể dễ dàng nhận thấy sản lượng hàng hoá tiêu thụ qua 3 năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, nhìn vào tỷ lệ tổng số lượng sản phẩm dễ dàng nhận thấy, công ty đã giải quyết rất tốt vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Năm 2006 tỷ lệ tăng 55% so với 2005 tương ứng với số lượng sản phẩm tăng là 83.408 sản phẩm. Trong số này, loại hàng có sức tiêu thụ tăng mạnh nhất là quần Soóc với 275% tương ứng với 6.448 sản phẩm, tiếp đến là các sản phẩm áo Jakets 81%, quần âu tăng 80%. Năm 2007 so với năm 2006 tỷ lệ tăng tổng sản phẩm tiêu thụ tuy có giảm nhưng vẫn rất ấn tượng là 40%, vì thời điểm 2007 nền kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái cùng với đó là giá cả thị trường leo thang, lạm phát tăng nhanh nhưng công ty vẫn ký kết và tiêu thụ được sản phẩm của mình. Và mặt hàng tiêu thụ mạnh vẫn là áo Jakets và quần âu, trong khi mặt hàng quần soóc đã sụt giảm đáng kể khi chỉ còn tăng 11% so với cùng kỳ. - Áo Jakets: Qua đây có thể nhận thấy việc sản xuất áo Jakets và quần âu là thế mạnh của công ty, bởi là sản phẩm dễ làm nhưng sức tiêu thụ lớn và quan trọng là tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao so với các mặt hàng khác và yếu tố thị trường chính là các nước phát triển như Mỹ, Nga, EU làm nền tảng cho thế mạnh đó, vì vậy việc công ty luôn chú trọng đầu tư, đổi mới thiết bị, ý tưởng sáng tạo trong thiết kế cũng như chất lượng sản phẩm để sản xuất loại sản phẩm này. - Quần âu: Đây là sản phẩm cùng với áo Jakets luôn được tiêu thụ mạnh trong nhóm sản phẩm do công ty sản xuất, Bảng số 02 đã chỉ rõ cho chúng ta thấy sụ tăng trưởng tương đối mạnh của mặt hàng này, năm 2006 cao hơn 2005 với tỷ lệ là 80%, 2007 so với 2006 là 31%. Do đặc thù nguyên liệu để sản xuất loại sản phẩm này được nhập từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc nên chi phí thu mua cao vì thế tác động đến giá thành sản phẩm, nếu để cạnh tranh thì công ty sẽ chỉ được hưởng lợi nhuận không cao như áo Jakets vì thế mặt hàng này đã được công ty đánh giá và nhận thức rõ ràng trong việc giảm dần tỷ trọng của mặt hàng này. - Quần áo thể thao: Đây là mặt hàng mà công ty đã có sự đầu tư khá chu đáo trong việc sản xuất bởi theo công ty đây luôn là mặt hàng được ưa chuộng tại các nước Châu Âu. Và tỷ lệ tăng trưởng năm 2006 so với 2005 chỉ đạt con số 14% nhưng đã nhảy vọt lên 24% vào năm 2007 khi so với cùng kỳ năm trước (2006). Thậm chí năm 2007, công ty đã nhận được các hợp đồng ký kết với các đối tác rất có tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất quần áo thể thao như Texttyle, Targetvà đó được công ty coi như một bước chạy đà hướng tới tạo cho mình riêng một thương hiệu uy tín cả trong và ngoài nước. - Quần soóc các loại: Mặt hàng này, sau một năm hoạt động đã tăng đột biến từ 2.348 sản phẩm vào năm 2005 lên 8.796 sản phẩm vào năm 2006, mức tăng đạt 275%. Tuy nhiên mức tăng này đã chững lại khi năm 2007 mức tăng chỉ đạt 11%, tương ứng tăng 1000 sản phẩm. Tuy giảm sút nhưng được công ty đánh giá là một mặt hàng tung ra nhằm tăng thêm loại hình sản phẩm, đồng thời là mặt hàng chủ đạo vào mùa nóng trong những năm sắp tới - Đồng phục học sinh: Có lẽ nhìn vào số liệu của Bảng kết quả trên rất dể bất ngờ bởi đây là mặt hàng duy nhất có sự tụt giảm về số lượng tiêu thụ, không những vậy số lượng tiêu thụ sụt giảm mạnh như tỷ lệ 2006/2005 là 46%, thậm chí là 59% năm 2007/2006. Do việc sản xuất đồng phục học sinh tại khu vực Hà Nội và một số tỉnh thành khu vực miền bắc thương hiệu của công ty chưa gây dựng được uy tín. Cùng với việc sản xuất các mặt hàng trên, hiện công ty vẫn chú trọng sản xuất các mặt hàng khác như quần áo trẻ em, áo Jilê, quần áo khác, cùng với đó là việc quan tâm đến khâu đổi mới, chọn lựa và phân loại sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. 2.2.1.3. Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu Công ty CP Long Mã tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài với hai phương thức: - Xuất khẩu trực tiếp cho các công ty thương mại tại Nga, Mỹ, EU. - Xuất khẩu gián tiếp qua các trung gian nhận đại lý phân phối sản phẩm trong và ngoài nước. Hình thức xuất khẩu trực tiếp được công ty áp dụng chủ yếu cho thị trường Nga, Mỹ, EU, phương thức cụ thể được thông qua bộ phận kế hoạch. Do mới thành lập nên công ty vẫn chưa có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các quốc gia này để làm công tác tham dò, tìm hiểu thị trường chính vì vậy công ty chỉ sản xuất thụ động, phụ thuộc phần lớn vào đơn đặt hàng của các bạn hàng nước ngoài. Trong những năm qua, tình hình xuất khẩu của đơn vị với hình thức xuất khẩu trực tiếp luôn chiếm tỷ trong cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị, mà cụ thể là: BẢNG 06: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu ĐVT: triệu đồng HÌNH THỨC XK NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % XK TRỰC TIẾP 5.026 85 9.862,8 93 14.768,52 96 XK GIÁN TIẾP 879,19 15 776,46 7 673,17 4 TỔNG KIM NGẠCH 5.905,19 100 10.639,26 100 15.441,69 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Qua bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy phương thức xuất khẩu trực tiếp đang dần chiếm lĩnh tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 2005 kim ngạch xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp đem lại 85% tỷ trong xuất khẩu của doanh nghiệp thì đến các năm tiếp sau, tỷ trọng này tăng lên rõ rệt, 93% năm 2006 và 96% năm 2007 điều này minh chứng hoạt động xuất khẩu thông qua hình thức trực tiếp đang là thế mạnh và là sự lựa chọn của công ty. với hình thức xuất khẩu này, công ty có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong quan hệ thương mại, mọi hoạt động liên quan dễ dàng chủ động trong khâu sản xuất, thanh toán và điều quan trọng là lợi nhuận cao hơn, sản phẩm tung ra thị trường không qua mối quan hệ trung gian, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài và bền vững hơn. Đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp thì đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm dành cho các quốc gia có số lượng tiêu thụ ít, tiêu chuẩn mặt hàng không quá khắt khe. Trái ngược với hình thức xuất khẩu trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tỷ lệ nghịch với hình thức trực tiếp. Qua hai hình thức xuất khẩu trên có thể thấy công ty đang có chỗ đứng nhất định trên thị trường các nước xuất khẩu bằng phương thức trực tiếp, không chỉ giữ được khách hàng mà công ty còn đang dần khai thác, quảng bá sản phẩm rỗng rãi hơn với các khách hàng mới. 2.2.1.4 Phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm BẢNG 07: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm ĐVT: triệu đồng NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 KIM NGẠCH XK 5.905,19 10.639,26 15.441,69 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Số liệu thống kê cho thấy, hoạt động xuất khẩu của công ty có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, năm 2005 đạt 5.905,19 triệu đồng thì đến năm 2007 đạt 15.441,69 triệu đồng, mức độ tăng rất đáng kể và đồng đều, chứng tỏ sản phẩm của công ty đang được khách hàng đón nhận theo hướng tích cực, có được thành quả trên, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp, nhận định đúng đắn về thị trường và có những bước đi táo bạo. Trong thời buổi nhu cầu cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn của sản phẩm đối với các khách hàng nước ngoài rất khắt khe, cùng với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia có bề dầy về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia nhưng công ty vẫn có được sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Bên cạnh đó phải kể đến việc đầu tư máy móc kỹ thuật, bố trí lao động hợp lý để làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động đến mức tối đa đã giúp công ty có được những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lượng đảm bảo đủ tiêu chuẩn khách hàng đề ra, mẫu mã sản phẩm luôn được cải tiến theo hướng đa dạng, phong phú nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác. 2.2.2. Chính sách giá xuất khẩu của công ty Giá có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường xuất khẩu của công ty. Hiện nay chính sách giá xuất khẩu mà công ty Long Mã đang áp dụng là chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường. Mặt khác công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB, chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất nên công ty phải quyết định áp dụng theo chính sách giá này và với chính sách giá như vậy, công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần điều đó làm giảm thiểu về mặt chi phí cũng như thời gian. Tuy nhiên điểm yếu của chính sách này là giá cả của sản phẩm xuất khẩu trở lên kém linh hoạt hơn so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự do cạnh tranh như hiện nay thì vấn đề thị trường là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì thế việc áp dụng chính sách giá này trở nên không thích hợp với các điều kiện thị trường do đó phần nào sẽ làm cản trở hoạt động xuất khẩu và không tối đa hoá được lợi nhuận cho công ty. Hiện nay mức giá xuất khẩu mà công ty đang áp dụng có phần cao hơn giá bán trên thị trường nội địa, hơn nữa mặt hàng quần áo may mặc rất khó xác định được khối lượng sản phẩm sẽ bán ra đạt bao nhiêu vì vậy dẫn đến việc không xác định được lợi nhuận, khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác cũng giảm đi. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua Là một đơn vị còn non trẻ trong hoạt động thương mại quốc tế do mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, song những thành tựu mà công ty đã giành được trong thời gian qua rất đáng ghi nhận để công ty tiếp tục phát huy, cải thiện để nhằm đạt được những mục đích mà phương hướng đã đề ra, đạt được các thành tựu trên, có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đó là: - Chất lượng sản phẩm tiêu thụ đã được khách hàng thừa nhận là sản phẩm có chất lượng tốt, bằng chứng là việc doanh thu xuất khẩu liên tục tăng mạnh, sản phẩm tồn kho được hạn chế rất nhiều, đây rõ ràng là một lợi thế không nhỏ trong việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị trường xuất khẩu. Với mục tiêu chữ tín đi cùng chất lượng sản phẩm là khẩu hiểu hàng đầu, từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại các thị trường khó tính nhất thế giới cả về chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm và giá thành. Quy trình hoạt động có bài bản, giao hàng và cam kết chất lượng hàng hoá đảm bảo đúng thời gian, tiến độ cũng như tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng đã đề ra trong quy định hợp đồng ký kết, điều đó tạo niềm tin đáng tin cậy với bạn hàng nước ngoài tạo ra tác dụng không nhỏ trong việc vận động cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nỗ lực, phấn đấu hết mình, tinh thần đoàn kết và có trách nhiệm với nhiệm vụ chung của công ty. - Nguồn nguyên nhiên vật liệu dối dào và ổn định cũng là một thế mạnh không nhỏ trong việc cạnh tranh về mặt giá thành sản phẩm cũng như tiết kiệm, giảm thiểu chi phí khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và yêu cầu của khách hàng, công ty Long Mã trong những năm qua luôn phải nhập khẩu các nguồn nguyên liệu như vải, sợi, chỉtừ các quốc gia chuyên năng như Hàn Quốc, Đài Loan,xác định rõ việc nhập khẩu luôn tồn tại song song với hoạt động sản xuất sản phẩm nên công ty đã có những mối quan hệ thân thiện với các bạn hàng cung cấp nguồn nguyên liệu, đồng thời tận dụng khả năng giúp đỡ của các bạn hàng nhằm khai thác thị trường tại chính đất nước của họ để mở rộng quy mô phân phối sản phẩm, và đây cũng là một thuận lợi nữa để công ty chủ động trong việc sản xuất kinh doanh của mình. 2.3.2. Khó khăn tồn tại Song song với những thành tựu đạt được như trên, những mặt hạn chế còn tồn tại của công ty cũng là một vấn đề mà công ty cần làm rõ để khắc phục, cải thiện nhằm đưa công ty đạt được những mục tiêu phương hướng trong những năm tới, mà cụ thể chúng ta cần đi sâu phân tích ở những nội dung sau: 2.3.2.1. Công tác Marketing Đây là vấn đề không chỉ tồn tại riêng ở công ty Long Mã, mà nó còn là những tồn tại ở không ít những doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu có bề dày lịch sử ở Việt Nam vẫn chưa làm được theo hướng bài bản, chuyên nghiệp thay vào đó chỉ ở tình trạng chung chung, hoạt động ở mức đơn giản thậm chí chỉ là hình thức. Những cuộc điều tra, nghiên cứu tham dò thị trường của công ty chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua việc nghiên cứu các tài liệu ấn phẩm do các cơ quan chuyên ngành trong nước phát hành hoặc tìm hiểu qua hệ thống thông tin liên lạc như internet, truyền hình hoặc qua giới thiệu của các bạn hàng trung gianHoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại chỉ đứng ở vị trí thứ yếu, công ty chưa hề tung ra các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng hoặc quảng cáo qua phương tiện đại chúng, tham gia các gian hàng triển lãm nhưng không mang tính chất rộng rãi, thời gian ngắn hạn, chưa đủ sức ấn tượng cũng như độ tin cậy để đi vào lòng người dân, cũng dễ hiều điều này vì kinh phí của công ty không đủ để thực hiện một hoạt động quảng bá rộng rãi, gây hiệu ứng lớn cả ở trong và ngoài nước. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc thu thập thông tin về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. 2.3.2.2. Việc sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ chưa đạt hiệu quả cao Từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn đầu tư trang bị vào hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối cơ bản, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất các sản phẩm may mặc công nghiệp nên công ty đã trang bị hệ thống tài sản cố định là máy móc kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ tương đối hiện đại và đồng bộ từ đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm bớt lao động thủ công, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất hoạt động đáng kể, tuy nhiện việc sử dụng, vận hành máy móc thiết bị đó vẫn còn nhiều hạn chế, do trình độ tay nghề của công nhân còn chưa đảm bảo được việc vận hành máy móc đó đạt được công suất tối đa, thậm chí có gây ra những tác dụng phụ như máy móc hư hỏng phải sửa chữa, sản phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu kỹ thuật của bạn hàng từ đó gây ra lãng phí, khấu hao của tài sản không tương xứng với năng suất của nó. Hiện nay, công ty cổ phần Long Mã có một xưởng sản xuất với 12 chuyền công nghệ để hoạt động sản xuất, sắp tới công ty xây dựng khu xưởng số 2 đưa vào 16 dây chuyền công nghệ mới nhằm tăng sức sản xuất của công ty để đáp ứng nhu cầu hơn nữa của bạn hàng quốc tế. 2.3.2.3. Đội ngũ cán bộ nhân viên thiếu kinh nghiệm chuyên môn Đặc thù đội ngũ công nhân của ngành may mặc chủ yếu là công nhân nữ vì thế cũng có không ít những khó khăn gặp phải như nghỉ chế độ thai sản, ốm đauvới những công nhân nữ phụ trách những công việc của thợ bậc cao thì khi nghỉ theo chế độ là một thiệt thòi lớn của công ty, ngoài ra lực lượng lao động chủ yếu của công ty là những lao động phổ thông, hiện công ty có khoảng trên 500 công nhân nhưng số công nhân có trình độ tay nghề trong số đó chiếm tỷ lệ ít vì thế khi cho ra đời những sản phẩm chất lượng đòi hỏi công nhân có trình độ, vì thế đây cũng là một hạn chế mà công ty cần phải quan tâm để khắc phục bằng cách đào tạo, bồi dưỡng hơn nữa. Hiện nay tình trạng công nhân bỏ việc cũng đang là một vấn đề nhức nhối với các công ty may xuất khẩu vì thế việc xây dựng chế độ quan tâm hơn nữa đến công nhân lao động cũng là một mục tiêu mà công ty cần phải củng cố. 2.3.2.4. Giá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh Mặc dù công ty đã có rất nhiều cố gắng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, trang bị máy móc kỹ thuật, tăng năng suất và cải thiện trình độ tay nghề cho công nhân song với việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài làm cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến việc xác định giá thành sản phẩm cũng cao hơn do đó giá bán của sản phẩm cũng cao hơn. Cùng với đó là sự cạnh trạnh khốc liệt về mặt giá cả của các sản phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Ấn Độlàm cho các sản phẩm của công ty có phần tiêu thụ khó khăn hơn, các khách hàng thường đưa ra mức gia xuất khẩu bằng với mức giá Trung Quốc chào bán để ép giá bán của công ty hạ xuống làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty. Như vậy tìm được biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào cũng là một vấn đề công ty cần có hướng giải quyết kịp thời. 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại trên. Với các tồn tại trên mà công ty đang gặp phải thì có thể nhận thấy nguyên nhân đang gặp phải khó khăn như sau: Công ty chưa chú trọng đầu tư vào công tác Marketing, không trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường, sở thích của người tiêu dùng mà chỉ thông qua các thông tin gián tiếp như sách báo, ấn phẩm, thông tin đại chúng, khách hàng trung giannên thiếu thông tin hoặc cập nhật không chính xác, chưa xây dựng được bộ phận nghiên cứu chuyên môn Công nghệ đầu tư hiện đại nhưng việc thiếu trình độ để vận hành, điều chỉnh máy móc kỹ thuật làm cho năng suất thực tế không thể khai thác hết tối đa, mức độ khấu hao nhanh làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân viên chưa thực sự đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho công nhân cũng như việc đãi ngộ cho công nhân tay nghề cao còn chưa xứng đáng. Nếu công ty giải quyết tốt những nguyên nhân còn tồn tại trên chắc chắn công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển và bền vững như mục tiêu phương hướng đã đề ra. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2008 - 2012 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG Mà TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2008 - 2012 3.1.1. Đánh giá và nhận định tình hình xuất khẩu thị trường quốc tế 3.1.2. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Long Mã trong thời gian tới 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN LONG Mà 3.2.1. Đối với doanh nghiệp 3.2.1.1. Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường 3.2.1.2. Mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới 3.2.1.3. Củng cố vững chắc thị trường nội địa 3.2.1.4. Nâng cao chất lượng hàng hoá 3.2.1.5. Nâng cao trình độ chuyên môn người lao động: 3.2.1.6 Tăng tỷ trọng hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB: 3.2.1.7. Các giải pháp khác 3.2.2. Một số kiến nghị 3.2.2.1. Kiến nghị với nhà nước 3.2.2.. Kiến nghị đối với hiệp hội dệt may Việt Nam KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7347.doc
Tài liệu liên quan