Đề tài Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội

Đặc điểm phạm vi kinh doanh của Công ty chủ yếu là kinh doanh ăn uống, dịch vụ khách sạn và kinh doanh các mặt hàng: Bia, rượu cho nhu cầu của các tổ chức đơn vị ở các thành phần kinh tế và dân sự. Địa bàn hoạt động của Công ty chủ yếu nằm trong thành phố Hà Nội, với địa điểm chính của Công ty là nhà hàng Thiên Thai – Văn Cao – Liễu Giai – Hà Nội, xác định mũi nhọn trung tâm là kinh doanh ăn uống dịch vụ nhà hàng. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ chế biến, buồng bàn, quầy bar. Đa dạng hóa sản phẩm ăn uống giải khát với thị hiếu khách hàng, thời vụ thích hợp. Duy trì ở các đại lý, cửa hàng, phát triển ăn uống dịch vụ phục vụ tại cơ quan và gia đình, dự tiệc, đám cưới.đồng thời tổ chức các món ăn dân tộc hàng năm của Công ty, đảm bảo chất lượng, uy tín, nâng cao năng xuất lao động, thu nhập cho nhân viên. Tuy nhiên mạng lưới sản xuất kinh doanh của Công ty bị thu hẹp do quy hoạch đô thị.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra công ty còn có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: +Báo cáo tài chính năm: -Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN) -Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN) -Thuyết minh báo cáo tài chính(mẫu B09-DN) -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN) +Báo cáo tài chính giữa niên độ: -Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: .Bảng CĐKT giữa niên độ dạng đầy đủ (mẫu B01a-DN) .Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng đầy đủ (B02a-DN) .Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ (mẫu B03a-DN) .Bảng thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc dạng đầy đủ-B09a -Báo cáo tài chính dạng tóm lược gồm: .Bảng CĐKT giữa niên độ dạng tóm lược (mẫu B01b-DN) .Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng tóm lược (mẫu B02b-DN) .Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng tóm lược (B03b-DN) .Bảng thuyết minh BCTC dạng tóm lược-B09b Ngoài ra còn có những báo cáo khác như báo cáo thuế ( tờ khai thuế GTGT) *Đặc điểm của báo cáo quản trị: Từ những bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty có báo cáo quản trị như sau: Báo cáo về vốn bằng tiền: Tiền mặt là quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từ loại tiền. Báo cáo công nợ: Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất: Báo cáo chi phí theo nội dung kinh tế từng bộ phận sản xuất của Công ty, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành và theo từng khoản mục, yếu tố. Báo cáo doanh thu, chi phí kết quả theo từng bộ phận. Mục đích của tất cả các loại báo cáo là cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.6. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: Đạt được thành tựu đáng kể như đã trình bày ở Chương 1 khó song cái khó hơn là làm sao duy trì, nâng cao kết quả này. Thế kỷ 21 chứng kiến mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Quan hệ hợp tác quốc tế mở rộng đem lại cả những cơ hội và những thách thức muốn củng cố được vị trí của mình Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội phải liên tục đưa ra các biện pháp là phải phát huy nội lực mà cụ thể là tăng cường chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về tài lẫn đức. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội phấn đấu xây dựng được các kế hoạch hiệu quả, khả thi để tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tự mình đứng vững mà không chờ sự giúp đỡ tài chính của Nhà nước. Mục tiêu lâu dài của Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội là mở rộng thị trường trên khắp đất nước. Mở rộng quan hệ hợp tác liên doanh liên kết sẽ tạo nhiều điều kiện cho Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội tiếp cận dễ dàng với khách hàng , góp phần đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Chặng đường phát triển còn nhiều khó khăn, thử thách, song với quyết tâm và nỗ lực của tập thể công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, không có trở ngại nào không thể vượt qua và những thành quả rực rỡ nhất vẫn đang chờ phía trước. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty: Đặc điểm chi phí sản xuất: Do tính đặc thù của công ty là sản xuất chế biến các món ăn nên chi phí cấu thành chủ yếu là nguyên vật liệu chính định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm là khoảng 80% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn lại là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty đã không ngừng cải tiến quy trình cộng nghệ, chất lượng, hình thức sản phẩm để tăng vị thế của công ty, giảm chi phí một cách hợp lí để hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ để chế biến món ăn là mỳ chính, dầu, bột nêm... Do đặc điểm trên, mỗi sản phẩm của công ty khi hoàn thành sẽ quyết định được sự thành công của công ty. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Để phục vụ công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội phân loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức: * Phân loại theo yếu tố chi phí: Theo cách phân loại này căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí phát sinh Công ty chia chi phí thành các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: + Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: toàn bộ nguyên vật liệu chính như: các loại thịt, các loại rau, cá, bơ, sữa, chất tạo béo..., vật liệu phụ như: các loại gia vị (bột ngọt, bột nêm, bột canh, tiêu, tương,..), hộp, giấy ăn..., phụ tùng thay thế mà Công ty đã sử dụng trong kỳ. + Chi phí nhiên liệu đông lực bao gồm toàn bộ chi phí về than, điện, ga... phục vụ quá trình sản xuất. - Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,KPCĐ). - Chi phí khấu hao tài sản cố định bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng của Công ty. - Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm toàn bộ số tiền mà Công ty đã trả, phải trả cho các nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. - Chi phí khác bằng tiền bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên. Việc theo dõi các yếu tố chi phí được thực hiện trên phần II của Nhật ký chứng từ số 7 . Phần này có tác dụng để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp cho bộ phận kế hoạch, phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật làm tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất cũng như kế hoạch cung cấp vật tư. * Phân loại theo khoản mục chi phí: Theo tiêu thức này chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành năm khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. 2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và trình độ yêu cầu của công tác quản lý. Tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau nhưng tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm tuỳ theo yêu cầu của sản xuất, yêu cầu của người tiêu dùng trực tiếp. Quy trình sản xuất các món ăn phục vụ khách hàng tại địa điểm phân phối sản phẩm của mình là một quy trình ngắn, liên tục, khép kín, kết thúc một ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Trước đặc điểm của việc tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ như trên và địa điểm phát sinh chi phí là tại các bộ phận, cơ sở nên kế toán Công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là dựa trên các loại nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất phát sinh trong một quá trình cụ thể. Đối tượng ttạp hợp chi phí sản xuất của công ty chủ yếu là các món ăn được chính các bộ phận trong công ty chế biến ra để phục nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. * Hệ thống sổ sách và trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty: Để phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã sử dụng những loại sổ sau: - Sổ chi phí nguyên vật liệu. - Sổ chi tiết xuất vật liệu. - Sổ chi tiết Nợ TK627. - Sổ tổng hợp Nợ TK627. - Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng tổng hợp phát sinh TK152, 153. - Bảng kê số 4, 5, 6. - Nhật ký chứng từ số 7: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. - Sổ Cái các TK621, 622, 627, 154. - Bảng tính giá thành sản phẩm. - Các Nhật ký chứng từ liên quan khác. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng các tài khoản: TK621, 622, 627, 154. TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết thành TK6211- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm chính và TK6212- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm phụ. Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Bên Có: + Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. + Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK622 được chi tiết cho sản phẩm chính TK6221, và sản phẩm phụ TK6222, sau đó cũng được chi tiết cho từng xí nghiệp và chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể tương tự TK621. Kết cấu của TK: Bên Nợ: +Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, +Thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào tài khoản tính giá thành. TK 622 cuối kỳ không có số dư. TK627 được mở chi tiết cho từng bộ phận Kết cấu TK: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Bên Có: +Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, +Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 627 cuối kỳ không có số dư. TK 627 được chi tiết thành 6 tiểu khoản: +TK 6271 (Chi phí nhân viên phân xưởng). +TK 6272 (Chi phí vật liệu), +TK 6273 (Chi phí dụng cụ sản xuất), +TK 6274 (Chi phí khấu hao TSCĐ), +TK 6277 (Chi phí dịch vụ mua ngoài), +TK 6278 (Chi phí khác bằng tiền). Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kế toán sử dụng TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nội dung, kết cấu tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh, kinh doanh dở dang. Bên nợ : - Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ. - Chi phí sản xuất chung - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (áp dụng cho đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên). Bên có: - Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho, và các khoản giảm giá thành. - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm chuyển đi bán, và chi phí thực tế của đối tượng công tác lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh đầu kỳ dở dang - Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đặc điểm NVL của cụng ty: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi về vật liệu thực tế phát sinh tại nơi sản xuất dùng trực tiếp cho việc chế biến sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sản xuất có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất nên nhu cầu về NVL cũng khác nhau. Trong nghành sản xuất món ăn phục vụ người tiêu dùng do có nhiều chủng loại món ăn khác nhau nên NVL cũng rất đa dạng. NVL chủ yếu chiếm 87% trong tổng giá thành sản phẩm đó là một tỷ lệ lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời chi phí vật liệu có tầm quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và yêu cầu của từng loại sản phẩm bộ phận vật tư sẽ đặt mua các loại vật tư khác nhau. Các loại vật tư chủ yếu mà bộ phận vật tư thường đặt hàng là: Các loại thịt, cá, xương, các loại rau, bột, tương tất cả NVL này đều được bộ phận kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng về độ sạch và an toàn rồi mới lập biên bản đồng ý cho thủ kho nhập hàng. Trình tự hạch toán Hàng ngày căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật đưa ra thủ kho tiến hành xuất vật tư rồi lập thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Định kỳ kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo các lệnh sản xuất (lệnh sản xuất được đánh chi tiết cho từng loại sản phẩm - Biểu hình 2.1 ) Biểu hình 2.1 Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho nội bộ Lệnh sản xuất 183 ngày 3/2008 TT Nguyªn liÖu TA-N1003 TA-N3005 §§-N9999 Tæng 1mÎ 8=5600 1mÎ 5=4500 1mÎ 4=1400 17=11502 1 Rau sóp l¬ 420 3360 0 1790 0 0 5150 2 Ng« mµu 8 64 25 0 7 28 92 3 T­¬ng 0 0 0 125 0 125 4 Bét thÞt 20 160 170 0 29 116 276 5 S¾n 70 560 180 850 0 0 1410 6 G¹o CL 50 400 80 900 0 0 1300 7 Kh« ®Ëu CL 88 704 0 400 240 960 2064 8 Bét c¸ 10 80 0 0 30 120 200 9 Bét huyÕt 0 0 24,4 0 7 28 28 10 X­¬ng 10 0 24,6 121,5 0 0 201,5 11 Bét 0 0 3.6 123 0 0 123 12 Muèi 0 0 0 18 6 24 42 13 Mix PP4 0 0 30 0 10 40 40 14 Mix 405 0 0 0 150 150 15 Mix BS 01 0 0 0 0 10 40 40 16 Mix BS.111 20 160 0 0 0 0 160 17 Mix BS.221 0 0 0 0 0 0 0 18 Có 04 0 0 0 0 0,7 2,8 2,8 19 Men TN 0 0 0 0 3 12 12 20 Mì 3 24 3 15 8 32 71 21 MËt ong 1 8 1,5 7,5 0 0 15,5 Tæng céng 700 5600 900 4500 350,7 1402,8 11502,8 Tr­ëng ca Thñ kho Kü thuËt KÕ to¸n Để theo dõi chi phí NVLTT phát sinh trong quá trình sản xuất kế toán sử dụng TK 621( chi phí NVLTT) tài khoản này được mở chi tiết thành 2 Tài khoản cấp 2 + TK 621.1 chi phí NVLTT-bán thành phẩm. TK 621.2 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành phẩm -Công tác hạch toán chi tiết Khi mua NVL về nhập kho. Thủ kho dùng “ thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng vật tư hàng hoá. Khi nhận chứng từ nhập nhập vật tư hàng hoá, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của từng chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhận vào chứng từ thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn kho trên thẻ kho. Do nguyên vật liệu của ngành chế biến món ăn nên một số NVL là các loại nông phẩm như: rau, tương, mua trực tiếp từ người nông dân nên không có hoá đơn giá trị gia tăng vì vậy phòng vật tư đã lập bảng kê thu mua như sau: Bảng kê thu mua Loại NVL: rau Tháng 3/2008 Người bán Số lượng Đvt Đơn giá Thành tiền Chữ ký Xác nhận của kỹ thuật Ô. Nguyễn Văn Tiến 30.600 kg 2.900 88.740.000 Bà Nguyễn thị Thanh 80.000 kg 2.800 224.000.000 Bà Lương Thị Hương 45.000 kg 2.850 128.250.000 . . . . .. Tổng cộng 440.990.000 Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác mua của các công ty cung cấp nguyên liệu về đồ đông lạnh. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất có đặt hàng mua Hoá đơn giá trị gia tăng Tháng 3/2008 Liên 2: Giao cho khách hàng Người bán: Công ty chế biến XNK Địa chỉ: số 6 Nguyên Công Trứ Hà Nội Họ tên người mua hàng: Lê Điệp Tên đơn vị: công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội Hình thức thanh toán: chuyển khoản Stt Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Quả kg 30.000 2028,5714 60.857.143 thịt gram 4.000 6666.6667 26.666.667 Tổng tiền hàng 87.523.810 Thuế suất GTGT: 05% Tiền thuế GTGT: 4.376.190 Tổng tiền thanh toán: 91.900.000 Số tiền bằng chữ: Hµng ngµy c¨n cø vµo nhu cÇu cña thÞ truêng vµ ®¬n ®Æt hµng cña ®¹i lý kü thuËt ®­a ra c¸c lÖnh s¶n xuÊt kiªm phiÕu xuÊt kho néi bé:(xem b¶ng trang sau) LÖnh s¶n xuÊt kiªm phiÕu xuÊt kho TT Nguyên liệu TA-F22 1mẻ 7=6300 1 Rau súp lơ 381 2667 2 Ngô hạt 0 0 3 Sắn 80 560 4 Mỳ 50 350 5 Cám mỳ 50 350 6 Cám gạo 100 700 7 Khô đậu CL 160 1120 8 Xương mảnh 0 0 9 Bột thịt 10 70 10 Bột huyết 10 70 11 Bột cá nhạt 15 105 12 Cá con 0 0 13 Bột 5 35 14 Muối 4 28 15 Mix PP4 0 0 16 Mix 404 30 210 17 Mix BS 113 0 0 18 Mix BS.01 0 0 19 Mix BS.03 0 0 20 CuS04 0 0 21 Salino.f 0,6 4,2 22 Men TN 0 0 23 Mỡ 3 21 24 Rỉ mật 1,5 10,5 Tổng cộng 900,1 6300,7 Lệnh sản xuất được lập thành 3 liên: 01 liên giao cho thủ kho 01 liên giao cho truởng ca sản xuất 01 liên lưu ở phòng kỹ thuật Căn cứ vào lệnh sản xuất trưỏng ca sản xuất cử công nhân đến các kho để lĩnh vật tư, thủ kho cấp các NVL theo lệnh sản xuất. Cuối mỗi ngày thủ kho chuyển lệnh sản xuất lên phòng kế toán, kế toán vật tư vào sổ kế toán. Cuối tháng kế toán tiến hành tâp hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào lệnh sản xuất kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm Mẫu biểu bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu - sản phẩm F22 - Tháng 3/2008 Stt M· vËt t­ Tªn vËt t­ §vt Sè l­îng Gi¸ trÞ 1 HO25 Hép C¸i 1 116 2 949 738 2 BOCA C¸ kg 465 5 047 566 3 BODA Bét kg 120 21 997 4 BOTHUYET Bét huyÕt kg 359 2 941 122 5 BOTTHIT Bét thit kg 430 1 928 677 6 CAMMY C¸m mú kg 1 795 4 769 709 7 CAMVIEN C¸m mú viªn kg 1 200 2 800 001 8 GAO G¹o kg 700 1 426 993 9 KHODAUCL Kh« ®Ëu CL kg 5 030 20 321 464 10 MATCUC MËt côc kg 21 151 244 11 MIX404 Mix 404 kg 916 10 463 469 12 MO Mì §V kg 118.5 703 782 13 MUOI Muèi kg 121.2 133 199 14 NGOHAT01 Ng« h¹t kg 14 006 41 227 757 15 NILON Nilon C¸i 1 116 552 340 16 RIMAT RØ mËt kg 40.5 74 415 17 SALINOMYCIN Salinomycin kg 18.6 885 714 18 SAN002 S¾n nghiÒn kg 2 580 5 516 446 Tæng céng 30 152.8 101 915 633 Căn cứ vào dòng tổng cộng tại các bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tiêu hao chi phí nguyên vật liệu tổng hợp cho tất cả các loại thành phẩm và bán thành phẩm của Xí nghiệp. Bảng tổng hợp tiêu hao nguyên vật liệu Tháng 3/2008 Stt M· vËt t­ VËt t­ Sè l­îng Chi phÝ 1 F22 HHF22 27 750 101 915 633 2 F28 HHF28 23 525 72 206 209 3 F30 HHF30 23 525 68 963 366 4 N001 DDN001 4 596 21 869 759 5 N002 DDN002 12 477 69 242 624 6 N0151 DDN151 1 057 4 694 450 7 N1001 HHN1001 11 200 44 661 023 8 N1002 HHN1002 1 380 5 396 785 9 N1003 HHN1003 74 550 248 722 159 10 N102 DDN102 1 409 7 176 181 11 N113 DDN113 4 911 26 534 649 12 N120 DDN120 1 067 4 647 680 13 N151S DDN151S 2 820 19 151 958 14 N2001 HHN2001 6 950 25 176 947 15 N2002 HHN2002 5 475 18 838 625 16 N2003 HHN2003 32 525 103 664 791 17 N2004 HHN2004 3 700 11 154 896 18 N3001 HHN3001 16 325 79 532 675 19 N3004 HHN3004 14 375 42 082 040 20 N3005 HHN3005 39 075 110 206 718 21 N34 HHN34 2 247 8 086 877 22 N35 HHN35 756 2 508 971 23 N555 DD N555 2 820 16 762 520 . .. .. Tæng céng 332 084 1.455.734.767 Giá thành vật liệu xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền Biểu 2.2. Sổ cái TK 621 Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội 85 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội SỔ CÁI Tháng 3 năm 2008 Tên TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp NT ghi sæ CTGS DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK§¦ Sè tiÒn Ghi chó Sæ NT Nî 31/03 31/03 XuÊt dïng nguyªn vËt liÖu cho s¶n xuÊt 152 3.457.789.500 31/03 31/03 KÕt chuyÓn chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp vµo gi¸ thµnh s¶n phÈm 154 3.457.789.500 Céng 3.457.789.500 3.457.789.500 Ngµy .... th¸ng 03 n¨m 2008 Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) 2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Khoản mục chi phíu này có liên quan trực tiếp đến người lao động, đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm, do đó đặt ra vấn đề là doanh nghiệp cần sử dụng sao cho có hiệu vừa tiết kiệm chi phí giảm giá thành vừa có thể sử dụng nó như một công cụ để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Để trả lương cho công nhân trực tiếp công ty giao khoán cho công nhân theo khối lượng sản phẩm hoàn thành. Mỗi loại sản phẩm có những đơn giá khoán khác nhau. Tuy nhiên để tránh phức tạp khi hạch toán kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo bảng thanh toán lương bộ phận chế biến (Biểu hình 2.2) BiÓu h×nh 2.3 B¶ng thanh to¸n l­¬ng bé phËn chÕ biÕn mãn ¨n Th¸ng 3 n¨m 2008 STT Lo¹i mãn ¨n vµ c«ng viÖc §VT C¬ së Thanh B×nh ViÖt Hope RinCo Hïng C­êng H­ng Long ViÔn D­¬g Tæng sè §¬n gi¸ Thµnh tiÒn 1 C¸ qu¶ hÊp ®/suÊt 48,767 104,3 14,572 167,639 45.500 7.627.575 2 C¬m rang ®/suÊt 4,383 4,383 45.500 199.427 3 §Ëu r¸n ®/suÊt 16,373 16,373 28.600 468.268 5 Rau muèng xµo ®/suÊt 16,373 7,944 19,383 4,225 4,9 52,727 29.900 1.576.537 12 C«ng thay khu«n ®/c«ng 21 30.000 630.000 13 C«ng söa m¸y ®/c«ng 20 30.000 600.000 14 C«ng vÖ sinh ®/c«ng 13 25.000 325.000 15 C«ng chÕ biÕn 24 30.000 720.000 Th¾ng D ®/c«ng 8 30.000 240.000 Thä ®/c«ng 8 30.000 240.000 N¨ng ®/c«ng 8 30.000 240.000 16 Phô cÊp ®éc h¹i ®/c«ng 11 2.000 22.000 Tæng céng 25.136.147 Bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất được lập trên cơ sở bảng tổng hợp món ăn sản xuất tại bộ phận. (Mẫu bảng tổng hợp món ăn chế biến - Biểu hình 2.3). Biểu hình 2.4 Bảng tổng hợp món ăn chế biến tháng 3 năm 2008 STT Tªn lo¹i thµnh phÈm §VT Tæng khèi l­îng 1 C¸ qu¶ hÊp SuÊt 1.563 2 Rau muèng sµo SuÊt 982 3 C¶i xµo bß SuÊt 834 4 C¬m rang SuÊt 500 5 Khoai t©y chiªn SuÊt 342 6 ThÞt kho tÇu SuÊt 145 7 C¸ kho SuÊt 120 8 Canh c¸ SuÊt 65 9 Gµ r¸n SuÊt 225 ... Tæng céng 6.989 Sau đó căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng loại sản phầm (căn cứ vào bảng tổng hợp phiếu nghiệm thu thành phẩm). Bảng Tổng hợp Phiếu nghiệm thu thành phẩm Từ ngày: 01/03/2008 đến ngày: 31/03/2008 STT M· vËt t­ Tªn vËt t­ §vt Sè l­îng 1 BONG Báng ng« kg 700 2 CACO C¸ con kg 608 3 F22 HHF22 kg 750 4 F28 HHF28 kg 525 5 F30 HHF30 kg 525 6 MENXN Phô gia kg 600 7 MIXBS01 Mix BS01 kg 1 860 8 MIXBSO2 Mix BS02 kg 180 . 38 SAN002 Khoai t©y kg 600 Tæng sè kg 37.165 Bảng này được lập trên cơ sở từng phiếu nghiệm thu kiêm phiếu nhập kho nội bộ), kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo phương pháp phân bổ theo sản lượng. Phiếu nghiệm thu kiêm phiếu nhập kho TT Tªn s¶n phÈm LÖnh s¶n xuÊt sè §Þnh møc Thùc hiÖn Ghi chó 1 N300 C 189 3600 3900 2 F28 190 5700 5700 3 F22 190 6300 6275 4 F30 192 9000 5650 Khi hạch toán tiền lương kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 622, ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 - Tiền lương phải trả Nợ TK 622 Có TK 3383 - BHXH phải trả. Biểu 2.5. Sổ cái Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội 85 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội SỔ CÁI Tháng 03 Năm 2008 Tên TK 622 : chi phí nhân công trực tiếp NT ghi sæ CTGS DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK§¦ Sè tiÒn Ghi chó Sæ NT Nî 31/03 31/03 Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp ph¶i tr¶ 622 936.788.064 KÕt chuyÓn chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp vµo gi¸ thµnh s¶n phÈm 154 936.788.064 Céng 936.788.064 936.788.064 Ngµy .... th¸ng 03 n¨m 2008 Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) Kế toán chi phí sản xuất chung: Để hoàn thành được công việc sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp còn khoản chi phí gián tiếp phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất của công ty. Tại công ty chi phí sản xuất chung được theo dõi trên tài khoản 627. Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng tài khoản cấp II sau: - 6271: Chi phí tiền lương, phụ cấp, tiền ăn ca, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận kỹ thuật, bộ phận vật tư. Khoản chi phí này được tính theo lương thời gian. kế toán căn cứ vào bảng chấm công và lương cấp bậc của từng người để thanh toán (biểu mẫu bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương - Biểu hình 2.4). - Tk 6272: Chi phí vật liệu, nhiên liệu: Chi phí dầu mỡ, dây buộc cám, than đốt nồi hơi - Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất: Chi phí dụng cụ sản xuất khi mua về phân bổ ngay vào chi phí sản xuất 50% giá trị. Số còn lại được phân bổ khi nào công cụ dụng cụ đó báo hỏng - Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định ( bảng tính khấu hao tài sản cố định theo bộ phận ) BiÓu h×nh 2.6 B¶ng thanh to¸n tiÒn l­¬ng bé phËn qu¶n lý, kü thuËt Th¸ng 3/2008 TT Hä & tªn BËc l­¬ng L­¬ng s¶n phÈm L­¬ng th¬i gian nghØ viÖc ngõng viÖc h­ëng 100% LÔ, phÐp B¬m n­íc cénggi¸m s¸t c©n Phô cÊp thuéc quü l­¬ng Phô cÊp kh¸c ¨n ca Tæng sè C¸c kho¶n ph¶i khÊu trõ 6% BH Kú 2 ®­îc lÜnh Sè SP Sè tiÒn Sè c«ng Sè tiÒn Sè c«ng Sè tiÒn Sè tiÒn Ký nhËn Kinh doanh-VËt t­ 9.264.500 14 485.337 112 8.684.641 7 467.727 0 70.000 70.000 488.000 10.265.678 292.110 9.973.568 1 §Æng TiÕn ThÞnh 1.470.000 0 15 1.002.273 7 467.727 70.000 60.000 1.600.000 1.600.000 2 Lª Hoµng HiÖp 1.253.000 0 22 1.253.000 0 88.000 1.341.000 75.180 1.265.820 3 Ph¹m §×nh HiÖu 1.578.500 0 1.578.000 0 0 1.578.500 1.578.500 4 NguyÔn ThÞ B×nh 1.347.500 0 1.347.500 0 0 1.347.500 1.347.500 5 NguyÔn ThÞ Hoa 1.361.500 2 123.773 22 1.361.500 0 70.000 88.000 1.643.273 81.690 1.561.583 6 NguyÔn ThÞ Hµ 891.000 2 74.455 22 819.000 0 88.000 918.455 49.140 932.315 7 §ç M¹nh L©n 822.500 0 19 710.341 0 76.000 786.341 49.350 136.991 8 §Æng Ninh HiÓn 621.500 10,3 287.109 22 612.500 0 88.000 987.609 36.750 950.859 X­ëng s¶n xuÊt 1.631.000 0 0 22 1.631.000 0 0 0 200.000 0 88.000 1.919.000 97.860 1.821.140 9 NguyÕn ThÕ Huy 1.361.500 10 250.000 250.000 0 250.000 BiÓu h×nh 2.7 B¶ng tÝnh khÊu hao TSC§ theo bé phËn Th¸ng 3/2008 Stt Tªn tµi s¶n Sè thÎ Ngµy tÝnh KH Sè kúKH Nguyªn gi¸ Gi¸ trÞ KH trong kú Gi¸ trÞ KH luü kÕ Gi¸ trÞ cßn l¹i Bé phËn chÕ biÕn mãn ¨n 10 381 828175 62 081 686 3 772 869 086 6 608 959 089 Nhµ cöa vËt kiÕn tróc 3 374 782 578 11 249 275 935 442 593 2 439 339 985 1 §­êng hÌ 01/09/2005 300 288 045 000 960 150 28 797 169 259 247 831 2 §­êng vµo 2 kho 1010/2003 300 154 098 872 513 663 19 262234 134 836 638 3 Hµng rµo c«ng ty 01/09/2005 300 92 513 000 308 377 9 248 552 83 264 448 4 Kho chøa NL SX 03 01/09/2005 300 28 972 000 96 573 965 731 28 006 269 5 Kho chøa NL SX 01 01/01/2002 300 476 826 690 1 589 422 47 682 696 429 143 994 6 Kho chøa NL SX 02 01/01/2002 300 786 333 808 2 621 113 80 359 734 705 974 047 7 Nhµ kho tiÖp 01/01/2001 300 294 552 000 981 840 51 546 520 243 005 480 M¸y mãc thiÕt bÞ 7 007 045 597 50 832 411 2 837 426 493 4 169 619 104 16 C©n cÇu Ba lan 01/01/1991 120 15 000 000 15 000 000 17 §­êng d©y 0.4 01/01/2002 120 96 544 651 804 539 36 622 495 59 922 156 .. - Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, điện thoại - Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền ngoài những chi phí trên: Chi phí sủa chữa thường xuyên tài sản cố định. * Trình tự hạch toán: Toàn bộ chi phí khi phát sinh kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp tiền lương, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, Bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận ghi định khoản vào sổ chi tiết tài khoản 627: Nợ tài khoản 627 ( Chi tiết tài khoản liên quan): Có tài khoản liên quan Biểu 2.8. Sổ cái Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội 85 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội SỔ CÁI Tháng 03 Năm 2008 Tên TK 627 : chi phí SXC NT ghi sæ CTGS DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK§¦ Sè tiÒn Ghi chó Sæ NT Nî 31/03 31/03 Chi phÝ SXC 346.138.068 KÕt chuyÓn chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp vµo gi¸ thµnh s¶n phÈm 154 346.138.068 Céng 346.138.068 346.138.068 Ngµy .... th¸ng 03 n¨m 2008 Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) 2.2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đành giá sản phẩm dở dang. Tại công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang, nếu có thì cũng không dáng kể. Nên toàn bộ chi phí sản xuất khi phát sinh được tính hết cho sản phẩm sản xuất trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 154. Căn cứ vào các bảng tiêu hao nguyên vật, sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, sổ chi tiết tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm sản xuất ra , kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Tổng hợp chi phí sản xuất cuối tháng tại công ty: Việc tổng hợp chi phí sản xuất được căn cứ vào các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Mỗi đối tượng hạch toán chi phí được mở sổ chi tiết theo dõi riêng từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành các món ăn được chế biến ra. Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất. Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cuối tháng được kết chuyển vào bên nợ TK 154. Từ các sổ chi tiết chi phí phục vụ chế biến các món ăn kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng (xin xem biểu 2.6). Đồng thời cũng từ các sổ chi tiết chi phí phục vụ chế biến các món ăn kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng để ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất từng tháng của các thành phẩm. Trên đây là một số số liệu liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, sau đây em xin đưa ra số liệu tổng hợp chi phí của công ty trong tháng 3/2008: * Tổng hợp chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp bên Nợ TK 154 theo từng tháng. Cụ thể: Khi kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cuối tháng 3/2008, kế toán ghi: Nợ TK 154: 3.457.789.500 Có TK 621: 3.457.789.500 * Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào bên nợ TK 154 theo từng tháng: Khi kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cuối tháng 3/2008, kế toán ghi: Nợ TK 154: 936.788.064 Có TK 622: 936.788.064 * Kết chuyển chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được kết chuyển vào bên Nợ TK 154 vào cuối tháng 3/2008 theo định khoản: Nợ TK 154: 346.138.068 Có TK 627: 346.138.068 Biểu 2.9 Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành Tháng 3 năm 2008 Tên món ăn TK 621 TK 622 TK 627 Tổng cộng ... Cá quả hấp 69.782.300 18.579.302 7.684.017 96.045.619 Cá chép om dưa 466.419.579 82.892.657 36.239.000 585.551.236 78.658.906 1.852.000 11.962.826 92.473/732 1.800.000 2.021.068 3.821.068 Thịt bò sốt vang 510.720.000 90.400.00 45.660.00 646.780.00 ... Tổng cộng 3.457.789.500 936.788.064 346.138.068 4.740.715.632 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại công ty: 2.3.1. Đối tượng tính giá thành: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại Công ty là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên trong cùng một thời điểm, quy trình sản xuất ngắn liên tục. Mặt khác Công ty không có sản phẩm làm dở dang do đặc tính của câc loại món ăn rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên, thời tiết, khí hậu, nếu kết thúc một công đoạn mà để dở dang không mà không sử dụng ngay vào chế biến các món ăn khác thì sản phẩm sẽ bị kém chất lượng. Vì vậy công ty rất chú trọng đến vấn đề này. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành: Do sản phẩm được sản xuất theo từng ca khép kín, không có sản phẩm dở dang nên kế toán đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho các loại món ăn (mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành). Công thức tính giá thành: Z = C = chi phí NVL trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí SXC Các khoản mục đã được thể hiện cụ thể ở các mục ở trên Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm. C: Tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Công thức trên được tính cho cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Tính giá thành sản phẩm. Kỳ tính tính giá sản phẩm là một tháng và Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm. Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Biểu 2.10 Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành Tháng 3 năm 2008 Tên món ăn TK 621 TK 622 TK 627 Tổng cộng ... Cá quả hấp 69.782.300 18.579.302 7.684.017 96.045.619 Cá chép om dưa 466.419.579 82.892.657 36.239.000 585.551.236 78.658.906 1.852.000 11.962.826 92.473/732 1.800.000 2.021.068 3.821.068 Thịt bò sốt vang 510.720.000 90.400.00 45.660.00 646.780.00 ... Tổng cộng 3.457.789.500 936.788.064 346.138.068 4.740.715.632 BiÓu sè 2.11. Sæ c¸i TK 154 C«ng ty cæ phÇn vµ ph¸t triÓn c«ng nghÖ Hµ Néi 85 Kh­¬ng §×nh – Thanh Xu©n – Hµ Néi Sæ c¸i Th¸ng 3 N¨m 2008 Tªn TK 154: S¶n phÈm dë dang cuèi kú §¬n vÞ: §ång NT ghi sæ CTGS DiÔn gi¶i Sè hiÖu TK§¦ Sè tiÒn Ghi chó Sæ NT Nî A B C D E 1 2 G 31/03 31/03 Chi phÝ nguyªn vËt liÖu trùc tiÕp kÕt chuyÓn 621 3.457.789.500 31/03 31/03 Chi phÝ nh©n c«ng trùc tiÕp kÕt chuyÓn 622 936.788.064 31/03 31/03 Chi phÝ s¶n xuÊt chung kÕt chuyÓn 627 346.138.068 KÕt chuyÓn gi¸ thµnh s¶n xuÊt 632 4.740.715.632 Céng 4.740.715.632 4.740.715.632 Ngµy .... th¸ng 03 n¨m 2008 Ng­êi ghi sæ KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội: 3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chung ở Công ty: * Ưu điểm của hệ thống kế toán: Là một công ty lớn địa điểm phân phối sản phẩm nên việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện tại của công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Mỗi phần hành kế toán do một kế toán viên đảm nhiệm. Đội ngũ kế toán viên đều có trình độ cao, nhiệt tình và sáng tạo. Trong quá trình hạch toán đã có sự vận dụng và lập các chứng từ một cách linh hoạt. Việc bảo quản và lưu trữ chứng từ của công ty theo đúng chế độ. Cụ thể trong năm tài chính chứng từ được bảo quản tại các phần hành, khi báo cáo quyết toán năm được duyệt các chứng từ sẽ được chuyển và lưu trữ tại kho. Và khi muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị (trong trường hợp đối tượng bên ngoài công ty). Sự vận dụng hệ thống tài khoản đối với các tài khoản chi tiết cũng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cụ thể có những tài khoản chi tiết đến từng sản phẩm. Việc quản lý các khách hàng, vật tư theo mã cũng đã làm giảm sự chi tiết hoá các tài khoản. Do số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất nhiều, chủng loại sản phẩm của công ty rất đa dạng, phong phú (hơn 100 loại sản phẩm) nên để đơn giản hoá và hiệu quả hệ thống kế toán công ty đã trang bị cho phòng kế toán một hệ thống máy tính hiện đại đi kèm theo các chương trình xử lý thông tin kế toán trên máy tính (chương trình được lập trên Foxpro). Các phần hành kế toán nhờ sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy được thực hiện một cách hệ thống và khoa học. Hệ thống kế toán máy đã giúp cho các phần hành kế toán được thực hiện một cách nhanh chóng, đưa ra những thông tin một cách chính xác, kịp thời và hữu ích cho công tác kiểm tra tài chính và công tác quản trị nội bộ. Nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống kế toán máy, nên sự kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết ở hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ được phát huy đến mức cao. Sự chính xác của hệ thống kế toán máy làm cho nhân viên không mất thì giờ đối chiếu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp mà hệ thống sổ sách vẫn được kiểm soát chặt chẽ, hơn nữa khi lấy tổng hợp chi tiết để hạch toán tổng hợp đã làm giảm nhiều công sức hạch toán, giúp ích nhiều trong việc cung cấp các bảng biểu phục vụ quản trị nội bộ. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được kiểm soát chặt chẽ được thể hiện ở chỗ có hai sổ quỹ cùng song song tồn tại. Một sổ quỹ do thủ quỹ lập, một sổ quỹ do kế toán tiền mặt lập và đều dựa trên các chứng từ hợp lý. Và hàng ngày được đối chiếu với nhau dưới sự kiểm soát của kế toán trưởng. Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết đến từng loại, theo từng đơn vị, từng sản phẩm và được so sánh chặt chẽ với định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Sở dĩ là như vậy bởi vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm (trung bình là hơn 80%). Mỗi cơ sở lại sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm lại dùng nhiều loại nguyên vật liệu có định mức tiêu hao khác nhau, nên việc hạch toán nguyên vật liệu dựa trên định mức đã góp phần tích cực trong việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hơn nữa việc xây dựng các định mức khoán về lương cho từng công đoạn sản phẩm đã giúp công ty quản lý và phân phối quỹ lương rất hiệu quả. Sử dụng định mức khoán công bằng, một phần nào đó đã kích thích công nhân có năng suất lao động cao hơn. Về báo cáo tài chính thì việc lập ba loại báo cáo theo quy định của nhà nước là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính vào cuỗi mỗi quý đã đáp ứng được yêu cầu quản lý công ty. Các báo cáo đều được lập theo đúng chế độ quy định. Một số báo cáo quản trị như báo cáo doanh thu bán hàng được lập từng ngày cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm xuất bán, người mua, doanh thu, từng sản phẩm, từng khách hàng đáp ứng nhu cầu kiểm soát tình hình doanh thu thực hiện của phòng kế toán, tình hình tiêu thụ sản phẩm của phòng kinh doanh. * Nhược điểm của hệ thống kế toán: Mặc dù hệ thống kế toán đã được trang bị bằng hệ thống máy tính khá đầy đủ (mỗi nhân viên một máy) song phần mềm kế toán vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cập nhật số liệu và cung cấp thông tin một cách đầy đủ. Đối với vật tư kỹ thuật có nhiều loại nên không thể dùng mã để quản lý trên máy tính được cho nên kế toán vẫn phải sử dụng thủ công ghi chép trên một cuốn sổ có tên là sổ vật tư kỹ thuật. Việc ghi sổ quỹ và các sổ cái được tiến hành thủ công, kế toán chi phí và giá thành vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất chung và việc thanh toán quyết toán tình hình thực hiện chi phí khoán của các cơ sở với Công ty bằng thủ công. 3.1.2. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: * Ưu điểm: - Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản xuất cũng như yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là hợp lý, đảm bảo ý nghĩa của việc tập hợp chi phí cũng như chỉ tiêu giá thành. - Về phương pháp tập hợp chi phí kế toán Công ty lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là thích hợp do là một Công ty có quy mô sản xuất lớn, việc nhập xuất các loại nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi việc thu thập, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phải cập nhật theo sát thực tế. - Về một số khoản mục chi phí và phương pháp tính giá thành + Đối với chi phí nguyên vật liệu: Do giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ là rất lớn nên việc xây dựng định mức nguyên liệu cho sản phẩm là rất tốt, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ vật liệu xuất dùng và công việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp trở nên đơn giản hơn, theo dõi được chi tiết chi phí nguyên vật liệu đến từng sản phẩm. Và nhờ việc xây dựng định mức đã khuyến khích các cơ sở thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao hiệu quả sản xuất. + Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Kế toán hạch toán tiền lương nhân công theo chi phí lương khoán. Trong chi phí lương khoán bao gồm đơn giá lương cho công nhân viên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất sản phẩm gồm công nhân chính, công nhân phụ, gián tiếp, vệ sinh cuối tuần, trực sớm, dự phòng. Điều này cũng làm cho việc hạch toán được đơn giản. Tuy việc tập hợp lương cho các đối tượng như phục vụ gián tiếp, trực sớm.. là không đúng với bản chất của chi phí nhân công trực tiếp, nhưng xét theo cách quản lý cũng như hạch toán tại công ty là phù hợp. + Phương pháp tính giá thành: Công ty lựa chọn phương pháp giản đơn, tổng cộng chi phí trực tiếp là rất phù hợp. * Nhược điểm: - Về chi phí nguyên vật liệu: Công ty quản lý toàn bộ việc tổng hợp xuất dùng NVL, kế toán không sử dụng bảng phân bổ số 2. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà phản ánh vào bên Có của bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152. - Về chi phí sản xuất chung: Chi phí công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào tài khoản 621 - 6212). Khoản chi phí này tuy nhỏ song vẫn là điều không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Chi phí khấu hao TSCĐ: Mặc dù máy tính hỗ trợ trong việc thống kê TSCĐ nhưng nhân viên kế toán TSCĐ vẫn chưa tách biệt TSCĐ của từng cơ sở một nên khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở phân chia TSCĐ sử dụng cho sản xuất thành hai nhóm (nhóm 1 cho cơ sở Phụ trợ và nhóm 2 cho các cơ sở còn lại). Sau đó chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng sản phẩm. Điều này mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng cơ sở. Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp (bao gồm cả chi phí sản xuất chung của cơ sở Phụ trợ phân bổ sang) sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng. Việc phân bổ này sẽ làm cho giá thành từng loại sản phẩm thiếu đi sự chính xác vì sư tiêu hao các yếu tố chi phí sản xuất chung của các sản phẩm là khác nhau phụ thuộc vào quy trình công nghệ, tính chất mới cũ của máy móc thiết bị. 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, nên giá thành sản phẩm là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải cung cấp thông tin cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Phân tích chi phí giá thành để đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà công việc kinh doanh sẽ hiệu quả cao hơn và lợi nhuận thu được cũng sẽ cao hơn. Nếu không làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh và gây khó khăn cho người quản lý trong việc ra quyết định. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội nói riêng muốn đứng vững trên thị trường, kinh doanh có lãi thì phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.2.2. Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội phải nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản đó là: - Phải nắm vững nội dung và bản chất kinh tế của chi phí. - Phải phân loại chi phí sản xuất hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán. - Phải phân định chi phí với giá thành sản phẩm và nắm rõ mối quan hệ giữa chúng. - Phải nắm được các cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán. - Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phù hợp. - Xác định trình tự hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất thích ứng. 3.3. Một số ý kiến đề xuất: * ý kiến 1: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Mặc dù việc xây dựng định mức nguyên vật liệu xuất dùng đã làm gọn nhẹ quá trình hạch toán và khuyến khích người lao động tiết kiệm vật tư, song công việc này làm vào cuối tháng sau khi nhận được báo cáo vật tư do các bộ phận gửi lên, điều này là không phù hợp với thực tế, hàng ngày Công ty đều có vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm nhưng không ghi ngay vào chi phí cho khoản nguyên vật liệu đó. Vì vậy để duy trì việc xây dựng định mức mà vẫn đảm bảo được khoản chi phí này vẫn phản ánh đúng thực chất chi phí bỏ ra thì kế toán tiến hành như sau: - Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kế toán tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng. - Vào cuối tháng, sau khi đối chiếu với các báo cáo vật tư của các bộ phận kế toán sẽ tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng. Trong bảng tổng hợp phát sinh TK152, bảng tổng hợp phát sinh TK153 đang dùng hiện nay của công ty bên Có của bảng tổng hợp này dùng để theo dõi tổng hợp việc xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, dòng TK621 chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm, dòng TK627 cũng không được chi tiết cho từng cơ sở về chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ đã dùng nên những bảng này không được dùng để vào sổ tổng hợp Nợ TK627 theo từng cơ sở. Vậy nên Công ty nên mở bảng phân bổ số 2- Bảng phân bổ NVL, CCDC (Biểu 2.8). Điều này vừa phù hợp với chế độ vừa cung cấp đầy đủ thông tin tiện lợi cho việc ghi sổ. Biểu 2.12 Mẫu bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng........ năm ...... TT Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK) 152 153 1 2 3 4 1 TK 621- Chi phí NVL trực tiếp Sản phẩm a Sản phẩm b ... 2 TK 627 - Chi phí sản xuất chung Cơ sở 1 Cơ sở 2 .... 3 TK 641 - Chi phí bán hàng 4 TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp ... Cộng Hơn nữa để quản lý nguyên vật liệu tốt hơn Công ty nên sử dụng sổ điểm danh nguyên vật liệu theo mẫu sau: Biểu 2.13 Sổ điểm danh vật liệu Mã số Tên vật liệu ĐV Đơn giá Ghi chú Đ Thịt lợn kg G Rau muống kg F303 Dầu ăn lít F7 Bột kg ..... * ý kiến 2: Về chi phí sản xuất chung Về phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ của các cơ sở (gồm cả chi phí khấu hao của cơ sở Phụ trợ phân bổ sang) theo tiêu thức sản lượng là điều chưa hợp lý vì TSCĐ của mỗi cơ sở là không giống nhau nên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất lớn, giá trị TSCĐ rất lớn cho nên khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nếu không phân bổ chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành. Công ty nên thực hiện một số công việc sau về khoản mục chi phí khấu hao: - Xác định rõ TSCĐ được dùng ở cơ sở nào, điều này có thể làm được vì TSCĐ của từng cơ sở được sử dụng riêng rẽ. - Kế toán nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy. Chỉ tiêu giá thành sẽ chính xác hơn nếu chi phí khấu hao được tính toán và phân bổ đúng đắn. Về phân bổ của cơ sở Phụ trợ: Toàn bộ chi phí phát sinh ở sở Phụ trợ đều hạch toán vào TK627 - cơ sở Phụ trợ sau đó phân bổ cho các bộ phận khác theo tiêu thức sản lượng là chưa hợp lý lắm như đã nhận xét ở phần nhược điểm. Vậy nên kế toán nên có sự theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở cơ sở Phụ trợ theo từng hoạt động trong tháng phục vụ trực tiếp, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. * ý kiến 3: Về chi phí sản xuất sản phẩm phụ Về chi phí sản xuất để sản xuất sản phẩm phụ hiện nay Công ty bao gồm 2 khoản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà không có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm phụ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của cơ sở Phụ trợ. Điều này sẽ làm cho việc tính giá thành sản phẩm phụ chưa chính xác lắm. Vậy nên Công ty nên hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ theo sơ đồ dưới đây để việc tính giá thành sản phẩm phụ được chính xác hơn. NhËp kho KÕt chuyÓn CPNVLTT Chi phÝ NVLTT 152 621 154 152 CP NCTT K/c CPNCTT XuÊt b¸n 334,338 622 632 K/c CP SXC CP SXC 111,112 627 Sản phẩm phụ hiện nay của Công ty chỉ để sử dụng nội bộ không bán ra ngoài. Vậy nên trong thời gian tới công ty có thể xem xét việc xuất bán sản phẩm này cho bên ngoài nếu thị trường có nhu cầu. Để từ đó tăng thêm thu nhập và tạo thêm việc làm cho công nhân. * ý kiến 4: Hoàn thiện sổ chi tiết TK627 Sổ chi tiết mà TK 627 mà Công ty đang sử dụng chưa chi tiết cho loại chi phí về nhiên liệu động lực (điện, nước, dầu...) mà khoản này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất chung. Mặt khác sổ chi tiết TK 627 chỉ theo dõi bên Nợ của TK này. Do đó chỉ theo dõi được những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh tăng trong kỳ mà không theo dõi được những khoản ghi giảm chi phí. Do đó công việc kế toán sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì vậy để công việc kế toán chi phí sản xuất chung được tiện lợi hơn Công ty nên sử dụng Sổ chi tiết TK 627 theo mẫu sau (biểu 2.10): Biểu 2.14 Sổ chi tiết TK627 Mã đơn vị Tên đơn vị Nội dung nghiệp vụ TKĐƯ Số tiền N C . .... KÕt luËn Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Vì vậy mà mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì một trong những biện pháp là phải thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm song chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo. Và Công ty cổ phần và phát triển công nghệ ngày nay trở thành một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có uy tín trên thị trường, sản phẩm của Công ty được tín nhiệm của khách hàng trên thị trường một phần lớn là do Công ty đã không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do thời gian thực tập không nhiều và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã cố gắng hết sức song chuyên đề thực tập của em không tránh được những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS.Phạm Thị Bích Chi và các cán bộ phòng kế toán, phòng Kinh doanh và các phòng ban khác của Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO Kế toán tài chính – PGS.TS Ngô Thế Chi và TS Nguyễn Đình Đỗ – Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (1999). 400 sơ đồ kế toán tài chính – PGS. TS. Nguyễn Văn Công - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (2000). Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS. TS Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (2003). Luận văn, chuyên đề của các anh chị khoá trước. Một số tài liệu tham khảo khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6327.doc
Tài liệu liên quan