Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 0 Chương I: 9 CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9 1. Cơ sở lý luận 9 1.1. Lý thuyết ỏp dụng 9 1.1.1. Lý thuyết xung đột 9 1.1.2. Lý thuyết vai trũ 10 1.2. Các khái niệm công cụ 11 2. Cơ sở thực tiễn 14 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14 2.2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 16 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 16 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế 17 2.2.3. Văn hóa, xó hội, giỏo dục 18 Chương II: 19 THỰC TRẠNG MÂU THUẪN VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐèNH 19 Ở XÃ LỘC HềA, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – NAM ĐỊNH HIỆN NAY 19 1. Nhận thức của các cặp vợ chồng ở đây về mâu thuẫn 19 2. Thực trạng mõu thuẫn của cỏc cặp vợ chồng ở xó Lộc Hũa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay 20 2.1. Mức độ xảy ra mâu thuẫn 20 2.2. Mức độ nghiêm trọng của các mâu thuẫn 27 2.3. Hỡnh thức mõu thuẫn 29 2.4. Cách thức giải quyết mâu thuẫn 31 3. Ảnh hưởng của mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của những cặp vợ chồng tại địa phương 32 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 36 1. Kết luận 36 2. Khuyến nghị 37

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở nông thôn hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng (Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong gia đình, chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với vị thế xã hội, vai trò xã hội, những kỳ vọng vai trò của xã hội đối với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau. 1.2. Các khái niệm công cụ *Khái niệm về gia đình Theo Từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB thế giới, Hà Nội, 1994: Gia đình được xem như một nhóm người gắn bó với nhau bằng sợi dây liên hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi. Ở đây có sự tác động qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với họ hàng xã hơn. Đặc trưng của gia đình: - Gia đình là một nhóm xã hội: nghĩa là phải có ít nhất từ hai thành viên trở lên. - Các mối quan hệ trong gia đình được xác lập dựa trên: hôn nhân, huyết thống, nhận con nuôi. - Các chức năng của gia đình: sinh đẻ, kinh tế, tình cảm, giáo dục, chăm sóc người già và trẻ em… Trong nghiên cứu này, điều chúng tôi đặc biệt quan tâm ở đây là gia đình với tư cách là một nhóm xã hội, với các mối quan hệ bên trong của nó, sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thoả mãn những nhu cầu riêng tư của họ. *Khái niệm hôn nhân Gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thổng nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó. Khái niệm hôn nhân hẹp hơn khái niệm gia đình, nó chỉ sự kết hợp giữa người đàn ông và người đàn bà, là quan hệ tính giao tình cảm giữa nam và nữ, được xã hội phê chuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau.Theo quan điểm hiện đại, hôn nhân là sự kết hợp tự nguyện, bình đẳng tự do trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhận. *Khái niệm quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng được tạo lập bởi hai cá nhân khác giới, hai chủ thể riêng biệt với những vai trò và trách nhiệm riêng của từng cá nhân. Quan hệ vợ chồng được thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa hai thành viên và sẽ tan vỡ khi nào sự tác động qua lại đó chấm dứt. Việc xem xét mối quan hệ giữa vợ và chồng sẽ làm sáng tỏ được những nguyên nhân mâu thuẫn nội tại trong gia đình. *Khái niệm mâu thuẫn Theo G.Simen: “Mâu thuẫn là vốn có trong đời sống xã hội và có tác dụng tăng cường sự cố kết xã hội, hội nhập và sự thay đổi có trật tự” Mâu thuẫn là sự đối lập giữa hai cá nhân trong tâm thế và hành vi xảy ra khi “một người muốn làm cái này còn người kia thì phản đối” (Hay, 1984, trang 2). Theo tác giả Lloyd Saxton: “The individual, Marriage, and the Family”, California, Wadsworth Publishing Company, 1980, trang 342, có hai loại mâu thuẫn cơ bản: - Mâu thuẫn bên trong: dạng mâu thuẫn xảy ra khi một người có nhiều nhu cầu và những nhu cầu này không thể thoả mãn đồng thời. Mâu thuẫn bên trong lại chia ra làm 3 dạng: + Mâu thuẫn xảy ra khi một người muốn có hai điều nhưng không thể thoả mãn được cả hai. + Mâu thuẫn xảy ra khi một người phải lựa chọn giữa hai cái đều không đáng mong muốn. + Mâu thuẫn xảy ra khi một người vừa muốn vừa không muốn một cái gì đó. - Mâu thuẫn bên ngoài: dạng mâu thuẫn xảy ra khi những nhu cầu của người này mâu thuẫn với những nhu cầu của người khác, do đó, sự điều chỉnh cho nhu cầu của người này có nghĩa là tước đoạt nhu cầu của người khác. Nói cách khác, mâu thuẫn bên ngoài xảy ra khi hai người có nhu cầu không trùng nhau Theo Teri Kwal gamble and Michael Gamble: “Communication Works”, NcGraw- Hill Publishing Company, 1990: Mâu thuẫn phát triển vì rất nhiều nguyên nhân và mang nhiều dạng khác nhau. Nó có thể xuất hiện từ những nhu cầu, tâm thế và niềm tin khác nhau của mỗi cá nhân.” *Mâu thuẫn trong hôn nhân “Mâu thuẫn trong hôn nhân đơn giản là sự biểu hiện của sự bất đồng về tình cảm, một hậu quả chắc chắn xảy ra do sự khác nhau. Sự khác nhau không thể tránh được giữa hai người sống liên tục với nhau trong sự thân mật. Vì sẽ là không hợp lý nếu cho rằng hai con người khác nhau sẽ luôn luôn muốn làm cùng một việc, theo cùng một cách và trong cùng một thời gian” (David Mace, 1968) Theo tác giả Vũ Tuấn Huy- Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng – NXB Khoa học xã hội- Hà Nôi—2003: Mâu thuẫn và sự căng thẳng trong quan hệ vợ và chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình xảy ra do sự không phù hợp giữa kỳ vọng và sự thực hiện các vai trò. Mặc dù có nhiều hành vi do những mâu thuẫn bên trong, ở đề tài này chúng ta chủ yếu xem xét những mâu thuẫn bên ngoài liên quan đến vấn đề hôn nhân. Mâu thuẫn thường là nhiều chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân nếu người này không chú ý đến nhu cầu của người kia, mâu thuẫn không được giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ làm cho hôn nhân trở nên xấu đi. *Khái niệm xung đột Thuật ngữ xung đột ( từ gốc la tinh- conflictus) được hiểu như là sự va chạm, sự xung đột, sự xô xát, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của một cá nhân riêng biệt, trong sự tác động liên nhân cách của cá thể hay của các nhóm người, gắn liền với những thể nghiệm xúc cảm tiêu cực, gay gắt. Trong bài viết “Bất bình đẳng giới- nguồn gốc của sự xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng của tác giả Cao Huyền Nga in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 1/2000 đã định nghĩa: Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng là sự biểu hiện tột cùng các mâu thuẫn gay gắt, do sự khác biệt các giá trị tinh thần và vật chất, sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen, tình cảm, hành vi ứng xử... giữa vợ và chồng trong gia đình dẫn đến người này thiếu tôn trọng, không chấp nhận nhân cách người kia, họ áp chế và phủ định lẫn nhau, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong quan hệ vợ chồng. Hậu quả của nó có thể là tình trạng căng thẳng, nặng nề kéo dài, sự ly thân, li hôn thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng xô xát, bạo lực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Qua phân tích ở trên cho thấy, nguyên nhân sâu xa, khởi nguồn của những xung đột trong hôn nhân xuất phát từ những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng . 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Gia đình luôn là đề tài vừa đa dạng, phong phú, vừa gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều điều mới lạ. Trên nhiều khía cạnh, mâu thuẫn vợ chồng còn tồn tại nhiều vần đề nan giải cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến đời sống và sự phát triển của nhân loại. Trong cuốn “Điều tra tâm lý xã hội học về vai trò vợ chồng và cơ cấu gia đình” do Hubert Touzard thực hiện là cuốn sách giới thiệu trọn vẹn một công trình nghiên cứu xã hội học về gia đình Pháp (Đặng Thanh Trúc,1989). Tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề mâu thuẫn trong nhóm vợ chồng. Ông chỉ ra rằng, có hai loại mâu thuẫn về vai trò: giữa các cá nhân và trong từng cá nhân. Mâu thuẫn trong một cá nhân sinh ra khi người chồng (vợ) phải thực hiện cùng một lúc những vai trò khác nhau, còn mâu thuẫn giữa các cá nhân nảy sinh khi người vợ hoặc người chồng thấy thất vọng trong sự chờ đợi vào việc thực hiện những vai trò không được lựa chọn của người kia. Xung khắc xuất hiện thì hoà giải cũng được đặt ra và chính sự bổ sung của vai trò hoà giải là biện pháp làm cân bằng tạm thời mâu thuẫn. Những mâu thuẫn về văn hóa cũng được Touzard bàn đến, chủ yếu là xung khắc trong văn hoá gia đình được biểu hiện ra trong các bữa ăn, cách cho con ngủ, những đêm dạ hội, ngày tết gia đình và trong những thói quen, trong cách sống chung, cách cảm thụ những giá trị. Trong luận án thạc sĩ khoa học: “Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lan Hương- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1995, cũng đã đề cập đến các dạng mâu thuẫn dẫn đến ly hôn như mâu thuẫn do không có con trai, do không chung thuỷ, do kinh tế, do quan điểm sống không hợp, do sức khỏe, do vô sinh... Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra những hậu quả của sự ly hôn ảnh hưởng đến bản thân họ và con cái của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa đưa ra được những giải pháp, những khuyến nghị để giảm thiểu các mâu thuẫn đó. Trong cuốn “Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng” –TS.Vũ Tuấn Huy- NXB Khoa học xã hội- Hà Nội- 2003, tác giả đã phân tích dựa trên số liệu trong các nghiên cứu định tính và định lượng về gia đình trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tác giả đã nêu được mức độ mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến mâu thuẫn. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến mức độ ảnh hưởng của những mâu thuẫn đó và cách thức giải quyết mâu thuẫn đó. Hơn nữa, đề tài dựa trên các kết quả của nhiều nghiên cứu, ở nhiều địa phương khác nhau nên các hình thức mâu thuẫn không mang tính đặc trưng cho từng vùng miền, mà chỉ mang tính khái quát. Trong luận văn tốt nghiệp “Thực trạng ly hôn ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới”- Vũ Thị Ngọc Liên- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn- Hà Nội- 1998, tác giả chỉ ra rằng, mâu thuẫn gia đình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Trong bài viết: “Mâu thuẫn gia đình và tự tử trong thanh thiếu niên nông thôn- Nghiên cứu trường hợp tại huyện Xuân Trường- Nam Định” của tác giả Hoàng Gia Trang, in trên báo Khoa học về phụ nữ- Số 3/2002, cũng cho thấy, nguyên nhân tự tử chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình. Trong đó bao gồm các loại mâu thuẫn: mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ-chồng, mâu thuẫn cha- con, mâu thuẫn mẹ- con, mâu thuẫn cha mẹ- con cái và mâu thuẫn con dâu- mẹ chồng. Trong cuốn: “Xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng”- Cao Huyền Nga- Hà Nội, 2000, tác giả cho rằng: trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại (bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới) thì bất bình đẳng giới chính là nguồn gốc đích thực (về mặt lịch sử xã hội) của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng trong hôn nhân dần dần trở thành xung đột, kéo theo những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội. Trên cơ sở những kết quả của các nghiên cứu trước đây, đề tài “ Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình nông thôn hiện nay- Qua nghiên cứu trường hợp tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) sẽ mô tả một cái nhìn chân thực, cụ thể về thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa mạnh như hiện nay.Phân tích mức độ mâu thuẫn vợ chồng đặt trong quan hệ với những đặc điểm về năm kết hôn, số con, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp. Những yếu tố này quyết định mô hình phân công vai trò giới giữa người vợ và người chồng trong gia đình, phản ánh những bất bình đẳng giới, cơ sở nảy sinh mâu thuẫn giữa vợ và chồng. Khác với các đề tài trước, bằng kết quả thực nghiệm, thực tế đo được, đề tài cũng cho thấy sự ảnh hưởng của những mâu thuẫn vợ chồng đến con cái của họ và đời sống hôn nhân sau này của họ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra: không phải mâu thuẫn nào cũng tiêu cực, làm đổ vỡ hôn nhân, mà vẫn có những mâu thuẫn làm cho hôn nhân thêm bền vững. Và qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu. 2.2. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư Xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nằm ở cửa ngõ của thành phố, cách trung tâm thành phố 3 km. Phía Bắc của xã giáp với xã Mỹ Phúc- huyện Mỹ Lộc. Phía Tây của xã giáp với hai xã: xã Mỹ Hưng, xã Mỹ Thành- huyện Mỹ Lộc. Phía Nam giáp với xã Mỹ xá thuộc thành phố. Phía Đông giáp với hai phường: phường Cửa Bắc và phường Lộc Vượng của thành phố. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 693 ha, trong đó đất nông nghiệp là 360 ha, đất công nghiệp là 50 ha, còn lại 283 ha là đất ở đô thị và đất ở nông thôn. Dân số gồm 8257 người. Tổng số hộ là 2216 hộ. Xã gồm có 3 thôn với 13 xóm. Trong đó, thôn Tân An có 3 xóm, thôn Phú Ốc có 5 xóm và thôn Lương xá có 5 xóm. Xã Lộc Hòa đang nằm trong khu quy hoạch đô thị mới của thành phố. Chạy dọc xã là tuyến đường quốc lộ 21A, tuyến đường sắt Bắc Nam, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của thành phố. Đặc biệt việc mở mới tuyến đường quốc lộ 10 có những tác động không nhỏ tới đời sống của người dân nơi đây. Sự phát triển của những tuyến đường giao thông chính đã góp phần tạo nên sự phân tầng xã hội của xã. Tuy nhiên, xã Tân Dương vẫn là một xã có đại bộ phận dân cư sinh sống bằng nông nghiệp. 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế Lộc Hoà trước đây vốn là một xã thuần nông và đang chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên cơ cấu ngành nghề đang có nhiều sự chuyển dịch. Với lợi thế tự nhiên và được sự đầu tư mạnh của thành phố, nhiều nhà máy công nghiệp được xây dựng mới, hiện đại như khu công nghiệp Hòa Xá, khu đô thị mới Hòa Vượng, công ty chế biến lâm sản... thu hút nhiều lực lượng lao động trong và ngoài xã, đặc biệt là các lực lượng lao động trẻ. - Sản xuất nông nghiệp: Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2006 của xã Lộc Hòa, thành phố Nam Đinh, tỉnh Nam Định, tổng diện tích gieo cấy cả năm là 324 ha. Năng suất lúa đạt 40.8 tạ/ha. Tổng sản lượng thóc thu được là 1280 tấn. - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển có mức tăng trưởng cao tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng phong phú. Nhiều nhà nghỉ, nhà hàng, các quán Karaoke, internet có quy mô được xây mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. 2.2.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục Chất lượng các cấp học được nâng lên, tỷ lệ tốt nghiệp chuyển cấp, chuyển lớp đạt hiệu quả cao hơn so với năm trước. Ở cả 3 trường: trung học cơ sở , trường tiểu học, trường mầm non đều đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao phát triển mạnh. Đội văn nghệ xung kích của xã, đoàn thanh niên thu hút nhều thành viên trong xã tham gia. Xã cũng thường xuyên tổ chức văn nghệ, mời những đoàn biểu diễn về phục vụ nhân dân. Nhiều sân chơi cho thanh thiếu niên và học sinh đã đáp ứng phần nào nhu cầu hoạt động thể thao, giải trí của lớp trẻ, thu hút đông đảo lớp trẻ tham gia, góp phần tạo không khí sôi động, lành mạnh, giảm thiểu những tiêu cực, tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng làng văn hóa cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.Các hủ tục ma chay, cưới xin được bãi bỏ, đời sống vật chất tình thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Chương II: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ LỘC HÒA, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH – NAM ĐỊNH HIỆN NAY 1. Nhận thức của các cặp vợ chồng ở đây về mâu thuẫn Sự nhận thức về mâu thuẫn hôn nhân phụ thuộc vào tâm thế cũng như kiến thức của vợ và chồng về các lĩnh vực khác nhau của đời sống gia đình. Khi tâm thế định hướng đến các mâu thuẫn trong hôn nhân là tiêu cực, con người có xu hướng muốn che giấu mâu thuẫn đó, không thừa nhận sự tồn tại của mâu thuẫn đó. Hoặc khi thiếu kiến thức về những vấn đề nào đó trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng dẫn đến không nhận thức được mâu thuẫn hôn nhân. Trong quá trình điều tra xã hội học, chúng tôi nhận thấy, khi hỏi về những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng cũng như những lĩnh vực nhạy cảm khác trong đời sống gia đình, người trả lời luôn có xu hướng tìm cách né tránh. Khi được hỏi: Vợ chồng ông (bà) có xảy ra mâu thuẫn không? Một số người trả lời rằng vợ chồng họ không bao giờ mâu thuẫn. Nhưng khi hỏi: Vợ chồng ông(bà) có khi nào tranh luận hoặc xích mích với nhau về một vấn đề gì đó như chuyện con cái, chuyện quan hệ ứng xử, chuyện công việc... trong gia đình không? Họ lại trả lời là: đôi lúc họ cũng không hài lòng với chồng trong cách dạy con hay cách chồng đối xử với gia đình nhà vợ, nhưng cho đó không phải là những mâu thuẫn, mà coi điều đó là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Và chính nhận thức khác nhau về mâu thuẫn này dẫn đến mỗi cá nhân sẽ có những nhận định, đánh giá khác nhau về mức độ cũng như tính chất của mâu thuẫn. Ngoài ra, do ảnh hưởng của quan niệm truyền thống “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” hoặc “ xấu chàng hổ ai” mà nhiều người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn rất ít khi nói về những mâu thuẫn của gia đình mình. Dù có vừa bị chồng đánh, nhưng khi ai đó hỏi, người vợ vẫn bảo không có gì. Những phụ nữ ở đây cho rằng, đã là vợ thì phải biết chấp nhận điều đó, phải biết chịu đựng, dù nó không tốt đẹp. Có mâu thuẫn gay gắt đến mấy cũng chỉ “hai vợ chồng đóng cửa bảo nhau”, kể ra cho làng xóm biết cũng chẳng hay ho gì. Vì thế mà không ít gia đình tưởng chừng rất hòa thuận, không bao giờ có mâu thuẫn, to tiếng với nhau, nhưng lại nhanh chóng chia tay.Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức đúng về mâu thuẫn. Không phải mâu thuẫn nào cũng xấu, có những mâu thuẫn mà nhờ đó, vợ chồng hiểu nhau hơn. Qua các phân tích ở trên cho thấy, nhận thức về mâu thuẫn của các đôi vợ chồng ở đây còn nhiều hạn chế. Trong suy nghĩ của họ, đó là vấn đề tiêu cực và có xu hướng không thừa nhận sự tồn tại của nó. Chính quan niệm đó đã ảnh hưởng đến những đánh giá của người trả lời về mức độ thường xuyên và tính chất nghiêm trọng của mâu thuẫn. 2. Thực trạng mâu thuẫn của các cặp vợ chồng ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay 2.1. Mức độ xảy ra mâu thuẫn Mâu thuẫn là điều không tránh khỏi và có cả hậu quả tiêu cực lẫn tích cực trong quan hệ vợ chồng, tuỳ thuộc vào nhận thức và cách giải quyết những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, mức độ và tính nghiêm trọng của mâu thuẫn hôn nhân giữa các gia đình cũng khác nhau. Mức độ mâu thuẫn trong hôn nhân phụ thuộc vào nhận thức của vợ chồng về những vấn đề đặt ra trong đời sống hôn nhân và gia đình, đặc điểm cấu trúc và chu kỳ sống của gia đình. Khi mâu thuẫn trong hôn nhân nảy sinh tức là khi quan hệ hôn nhân có vấn đề đòi hỏi sự điều chỉnh của người vợ và người chồng. Qua điều tra xã hội học về mức độ xảy ra mâu thuẫn của các gia đình ở đây qua 120 bảng hỏi, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: có 112 cặp vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn chiếm 93.3 % và 8 cặp vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn chiếm 6.7%. Điều đó cho thấy, mâu thuẫn ở đây rất phổ biến, xảy ra với đa số các gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, không có gia đình nào là không có mâu thuẫn. Cuộc sống vợ chồng được xây dựng trên những điều không hoàn hảo và sự khác biệt. Khi hai người xa lạ gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng, rồi cùng ăn, cùng ở, sinh con và rất nhiều mối quan hệ mới hình thành…Cùng với nó là rất nhiều những vấn đề nảy sinh mà trước đây không ai trong họ nghĩ tới. Những sự khác biệt trong tính cách, trong nhu cầu, trong quan điểm đến những khó khăn trong cuộc sống là sự thử thách đối với mỗi vợ chồng. Tính phổ biến của mâu thuẫn vợ chồng không chỉ xảy ra với nhiều gia đình, mà còn ở nhiều vấn đề trong đời sống, từ những vấn đề kinh tế, vấn đề phân công công việc, nuôi dạy con cái…đến những quan hệ ứng xử giữa vợ, chồng và mọi người xung quanh. Những cặp vợ chồng không xảy ra mâu thuẫn chiếm tỷ lệ thấp: 6.7%. Trong số đó, phần lớn là những vợ chồng mới cưới, sống xa nhau. Họ cho rằng, vì hoàn cảnh bắt buộc mà phải xa nhau vì thế mà thương nhau nhiều hơn. Do đó họ không có mâu thuẫn. Nhưng cũng phải kể đến, một số ít trong đó, do nhận thức còn hạn chế và do còn ảnh hưởng nặng nề của quan điểm truyền thống, mà họ quyết tâm cho rằng mâu thuẫn là không có. Trường hợp này xảy ra chủ yếu ở những người có trình độ học vấn thấp, đi giáo. Bảng 1: Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong các vấn đề được nêu. Các vấn đề Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tổng Kinh tế 25 22.3 54 48.2 22 19.6 11 9.8 112 100 Phân công công việc 3 2.7 50 44.6 40 35.7 19 17.0 112 100 Nuôi dạy con cái 5 4.5 29 25.9 36 32.1 42 37.5 112 100 Quan hệ ứng xử 8 7.1 34 30.4 42 37.5 28 25.0 112 100 Sinh hoạt tình dục 0 0 3 2.7 2 1.8 107 95.5 112 100 Quyền ra quyết định 0 0 8 7.1 30 26.8 74 66.1 112 100 Khác 2 1.8 3 2.7 0 0 107 95.5 112 100 Qua bảng trên cho thấy, kinh tế là lĩnh vực thường xảy ra mâu thuẫn trong các gia đình ở đây. Mâu thuẫn do kinh tế xảy ra ở mức độ thường xuyên chiếm 22.3%, thỉnh thoảng chiếm 48.2%. Trong kinh tế, mâu thuẫn chủ yếu ở các vấn đề sau: quản lý chi tiêu và người tạo thu nhập chính cho gia đình. * Mâu thuẫn trong kinh tế. + Mâu thuẫn trong chi tiêu. Trong cuộc sống gia đình, có rất nhiều thứ cần phải chi tiêu như chi tiêu trong lĩnh vực sản xuất, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, chi tiêu cho học hành của con cái, chi tiêu cho việc cưới hỏi, đình đám….Trong khi đó, với mức sống của các gia đình ở đây để chi trả cho các nhu cầu trên không phải là dễ. Qua điều tra cho thấy, toàn xã chỉ có 1.7% gia đình giàu có, 22.5% gia đình khá giả, 60.8% gia đình đủ ăn, 12.5% gia đình khó khăn và 2.5% gia đình nghèo đói. Tỷ lệ phần trăm gia đình giàu có rất ít, phần lớn ở diện đủ ăn. Với mức sống trung bình như ở đây, làm thế nào để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày luôn là sức ép dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, mâu thuẫn vợ chồng trong vấn đề chi tiêu xảy ra khi người này kiểm soát người kia trong chi tiêu, làm cho người vợ hoặc chồng cảm thấy mình bị mất quyền, thậm chí còn cảm thấy không được tôn trọng, thiếu sự tin tưởng vào nhau. Đặc biệt, trong phần lớn các gia đình ở đây, người quản lý ngân sách là chồng (chiếm 57.5%), trong khi đó vợ (chiếm 26.7%), cả hai (chiếm 15.0%) và người khác là 0.8%. Nhưng người vợ mới là người thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày. Ngoài các khoản chi tiêu lớn, còn có rất nhiều những khoản chi phí không tên mà người chồng không thể kiểm soát được. Và khi người chồng quá quan tâm đến những việc chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày của vợ, thường xuyên tra khảo, làm cho mâu thuẫn vợ chồng sẽ tăng lên. Tần suất xuất hiện mâu thuẫn cũng thường xuyên hơn. Và mâu thuẫn trong chi tiêu còn xảy ra khi những gia đình có mức sống thấp kết hợp với việc chi tiêu không hợp lý của người chồng hoặc vợ. Khi người chồng quá phóng khoáng, hoang phí trong khi đó người vợ quá tiết kiệm cũng dẫn đến mâu thuẫn. Và đặc biệt, mâu thuẫn thường xuyên xảy ra đối với người vợ hoặc chồng có các khoản chi tiêu cho thú vui riêng của mình như cờ bạc, rượu chè, ăn chơi, chạy theo mốt… Đối với gia đình mà cả hai cùng quản lý ngân sách, cùng có quyền quyết định hoặc có mức sống cao thì mâu thuẫn về kinh tế ít xảy ra hơn. Các gia đình có mức sống thấp hoặc những gia đình có chồng quản lý và kiểm soát về chi tiêu thì thường xảy ra mâu thuẫn. + Mâu thuẫn trong thu nhập Bảng 2: Người tạo thu nhập chính trong gia đình (%) Người tạo thu nhập chính trong gia đình Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chồng 13 10.8 Vợ 40 33.3 Cả hai 65 54.2 Người khác 2 1.7 Tổng 120 100 Qua bảng trên cho thấy, người tạo thu nhập chính trong gia đình là cả vợ và chồng chiếm 54.2%. Trong các gia đình mà cả vợ và chồng là người tạo thu nhập chính thì mâu thuẫn ít xảy ra hơn so với các gia đình chỉ có vợ hoặc chồng. Đặc biệt, do phần lớn người dân ở đây làm nghề nông nghiệp (chiếm 49.2%), nên cả nam giới và nữ giới đều có thể thực hiện làm và đều có đóng góp về kinh tế như nhau. Tuy nhiên, so sánh mức độ đóng góp giữa vợ và chồng trong bảng trên, chúng ta có thể thấy, người vợ đóng góp thu nhập vẫn nhiều hơn nam giới. Người vợ tạo thu nhập chính chiếm 33.3%, trong khi đó chồng là 10.8%. Nhờ sự phát triển của nhiều khu công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến… đã tạo việc làm cho rất nhiều người dân ở đây, đặc biệt là phụ nữ. Những công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, mà ít người đàn ông làm được. Chính vì thế, ngoài việc đồng áng, người phụ nữ còn có các thu nhập khác nhờ việc làm thêm này. Và sự đóng góp chênh lệch trong kinh tế này là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Hơn nữa, do quan niệm truyền thống, người chồng bao giờ cũng phải làm chủ gia đình, là trụ cột về kinh tế, lo chuyện đại sự, còn người vợ chỉ phải lo những chuyện bếp núc trong nhà. Khi vai trò bị thay đổi, người đàn ông cảm thấy mình bị tước đoạt quyền làm chủ, cảm thấy mình kém cỏi, không bằng vợ. Chính những sự khác biệt về vai trò đó, khiến cho mâu thuẫn vợ chồng gia tăng. Qua bảng 1, chúng ta còn nhận thấy, mâu thuẫn không chỉ xảy ra trong vấn đề kinh tế, mà còn thỉnh thoảng xảy ra ở vấn đề phân công công việc và quan hệ ứng xử. *Mâu thuẫn trong việc phân công công việc Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong việc phân công công việc ở mức thường xuyên chiếm 2.7% và ở mức thỉnh thoảng chiếm 44.6%.Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu trong việc làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Bảng 3: Người thực hiện chính các công việc (%) Công việc Người thực hiện chính Chồng Vợ Cả hai Người khác Không trả lời Tổng Làm kinh tế 27 22.5 13 10.8 79 65.8 1 0.8 0 0 120 100 Nội trợ 4 3.3 108 90.0 6 5.0 2 1.7 0 0 120 100 Chăm sóc con cái 5 4.2 85 70.8 19 15.8 0 0 11 9.2 120 100 Dạy dỗ con cái 11 9.2 40 33.3 58 48.3 0 0 11 9.2 120 100 Chăm sóc bố mẹ chồng 0 0 15 12.5 43 35.8 52 43.3 10 8.3 120 100 Chăm sóc bố mẹ vợ 2 1.7 12 10.0 29 24.2 73 60.8 4 3.3 120 100 Sửa chữa đồ trong nhà 105 87.5 2 1.7 6 5.0 7 5.8 0 0 120 100 Tham gia dòng họ, làng xã 90 75.0 6 5.0 22 18.3 2 1.7 0 0 120 100 Mâu thuẫn vợ chồng về công việc nội trợ nảy sinh khi người chồng và kể cả người vợ vẫn quan niệm rằng công việc nội trợ là của phụ nữ. Lĩnh vực hoạt động của người chồng là bên ngoài gia đình, là làm kinh tế, ngoại giao, còn người vợ chủ yếu lo việc bên trong gia đình. Chính những đặc điểm này đã hạ thấp địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Qua bảng 3 cho thấy, người vợ làm công việc nội trợ chiếm 90%, chăm sóc con cái 70.8%. Tỷ lệ người chồng đảm nhiệm chính các công việc nội trợ là 3.3% và chăm sóc con cái là 4.2%.Trong khi đó người chồng chủ yếu thực hiện các công việc như làm kinh tế chiếm 22.5%, sửa chữa đồ dùng trong nhà chiếm 87.5% và đại diện gia đình tham gia dòng họ, làng xã chiếm 75%. Chính những đặc điểm này đã cho thấy sự bất hợp lý trong phân chia công việc gia đình, đồng thời hạ thấp địa vị của người phụ nữ so với nam giới. Ngoài ra, phụ nữ ở đây cũng là người đóng góp kinh tế chính. Họ cũng tham gia vào lao động sản xuất, làm kinh tế cùng với chồng. Ban ngày họ tham gia các công việc đồng áng, tối về lại lo công việc bếp núc, chăm sóc chồng con. Trong khi, những người chồng của họ đang ung dung đọc báo, xem ti vi. Gánh nặng ba vai đã tạo sức ép lớn, đè nặng lên họ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng nhưng lại có vị thế rất thấp. Chính sự bất bình đẳng trong phân công công việc đã khiến những người phụ nữ ở đây ít có cơ hội để khẳng định mình, bị hạn chế trong tiếp cận các nguồn vốn xã hội. Phụ nữ nông thôn không chỉ là người đảm nhiệm chính các công việc sản xuất nông nghiệp, mà cón là những người làm chính trong hầu hết các công việc tái sản xuất. Trong lao động gia đình, tính chất của phân công lao động truyền thống theo giới còn được thể hiện khá đậm nét. Mối quan hệ giới trong gia đình được thể hiện trong đề tài này vẫn còn không ít dáng dấp của chế độ phụ quyền. Nó được biểu hiện ở vị thế yếu kém của phụ nữ, họ chưa được bình đẳng so với nam giới trong nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Sức ép của công việc quá lớn, mà sức người lại có hạn, người phụ nữ cần đến sự sẻ chia của chồng nhưng lại bị khước từ.Và mâu thuẫn trong gia đình là điều không tránh khỏi. *Mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử Giao tiếp hay ứng xử là một trong những yếu tố quyết định đến việc duy trì quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình. Thông qua giao tiếp, vợ chồng có thể hiểu nhau hơn, hiểu được bản thân mình và nhu cầu của người khác. Cách ứng xử giữa vợ và chồng có thể làm cho quan hệ hôn nhân phát triển và trở nên bền vững, nhưng cũng có thể làm cho nó xấu đi, nếu không có ứng xử phù hợp. Đặc biệt trong hôn nhân, giữa vợ và chồng đòi hỏi phải có sự ứng xử tinh tế hơn các quan hệ khác. Điều đó được thể hiện qua mức độ quan tâm, chăm sóc, biểu lộ tình cảm, sự chung thuỷ, qua cách ứng xử của chồng hoặc vợ với bố mẹ hai bên, với bạn bè…Trong cuộc sống, không phải những điều đó lúc nào cũng trọn vẹn. Chỉ một sự thờ ơ, thiếu quan tâm hay việc đối xử không công bằng cũng làm cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng, mâu thuẫn phát triển. Bảng 1 chỉ ra rằng, mâu thuẫn trong quan hệ ứng xử ở mức thường xuyên chiếm 7.1% và ở mức thỉnh thoảng là 30.4%. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu ở ứng xử giữa chồng và vợ, ứng xử giữa chồng hoặc vợ với gia đình hai bên. Mâu thuẫn trong ứng xử giữa vợ và chồng xảy ra khi một trong hai người thiếu sự quan tâm đến nhau. Mức độ quan tâm ở thời kỳ trước và sau khi kết hôn là khác nhau. Trước khi kết hôn, mức độ quan tâm gần như mọi thứ, họ chỉ chia sẻ sự quan tâm đó cho một người. Sau khi kết hôn, sự xuất hiện của thành viên mới làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của họ. Sự quan tâm bị chia sẻ. Các cặp vợ chồng dành hết tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc cho đứa con của mình mà ít quan tâm đến nhau. Chính sự thay đổi đó khiến cho họ cảm thấy mất mát và gây ra mâu thuẫn. Ngoài ra, mâu thuẫn còn do người chồng hoặc vợ thiếu tế nhị trong cách cư xử, có những lời nói thiếu tôn trọng nhau. Nó không làm họ đau đớn về thể xác nhưng lại bị khủng bố về tinh thần và để lại vết thương lòng sâu sắc. Quan hệ hôn nhân trở nên căng thẳng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của họ. Đặc biệt, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, mâu thuẫn xảy ra do cách ứng xử giữa vợ hoặc chồng với gia đình bố mẹ hai bên ở đây rất phổ biến. Trong quan niệm của mọi người, con gái đã xuất giá theo chồng thì phải phục dưỡng gia đình nhà chồng. Nhưng người phụ nữ lại mong muốn chồng mình đối xử với bố mẹ vợ như bố mẹ chồng, không “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Chính quan điểm đối lập trong cách ứng xử đó khiến cho nhiều vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra, mâu thuẫn còn xảy ra trong cách ứng xử giữa nàng dâu- mẹ chồng. Do hai thế hệ sống ở hai thời kỳ khác nhau nên thường bất đồng trong quan điểm, trong lối sống. Thế hệ những người trước đây thường nặng về lễ nghĩa phong kiến, rất coi trọng thuần phong mỹ tục và những chuẩn mực cũ. Trong khi những thế hệ trẻ, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của sự du nhập văn hóa mở nên cách nghĩ, cách làm nhiều khi không theo các nguyên tắc cũ. Sự khác biệt đó, khiến cho mâu thuẫn dễ nảy sinh. Qua phân tích ở trên cho thấy, mâu thuẫn của các gia đình ở đây chủ yếu xảy ra ở các vấn đề kinh tế, phân công công việc và quan hệ ứng xử. Trong đó, thường xuyên mâu thuẫn ở vấn đề kinh tế, thỉnh thoảng ở vấn đề phân công công việc và quan hệ ứng xử. Các mâu thuẫn về sinh hoạt tình dục, quyền ra quyết định ít xảy ra. 2.2. Mức độ nghiêm trọng của các mâu thuẫn Mâu thuẫn là một quá trình có tính khách quan trong sự phát triển của quan hệ vợ chồng. Do ảnh hưởng của những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đã dẫn đến phá vỡ sự cân bằng của nhóm và làm thay đổi cấu trúc gia đình. Mâu thuẫn trong gia đình giống như một nút thắt mà vợ chồng cần tìm cách tháo gỡ. Nếu tháo gỡ tốt, quan hệ vợ chồng càng thêm gắn bó. Nếu càng làm cho nó rối lên, quan hệ vợ chồng sẽ bị khủng hoảng và làm cho quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Bảng 4: Mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn (%). Các vấn đề Mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn (%) Rất ng.trọng Nghiêm trọng Ít ngh.trọng Hoàn toàn ko ng.trọng Tổng Kinh tế 8 7.1 18 16.1 74 66.1 12 10.7 112 100 Phân công công việc 1 0.9 5 4.5 86 76.8 20 17.9 112 100 Nuôi dạy con cái 12 10.7 6 5.4 51 45.5 43 38.4 112 100 Quan hệ ứng xử 11 9.8 12 10.7 58 51.8 31 27.7 112 100 Sinh hoạt tình dục 1 0.9 1 0.9 4 3.6 106 94.6 112 100 Quyền ra quyết định 1 0.9 6 5.4 29 25.9 76 67.9 112 100 Khác 0 0 2 1.8 1 0.9 109 97.3 112 100 Qua bảng trên cho thấy, vợ chồng ở đây mâu thuẫn đặc biệt nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con cái (10.7%), quan hệ ứng xử (9.8%). Tuy nhiên, xem xét ở tính chất nghiêm trọng của mâu thuẫn thì mâu thuẫn do kinh tế chiếm tỷ lệ cao nhất 23.2%, tiếp đến là quan hệ ứng xử 20.5% và nuôi dạy con cái 16.1%. Mâu thuẫn có tính chất ít nghiêm trọng xảy ra ở các vấn đề sinh hoạt tình dục 98.2%, phân công công việc 94.7%, quyền ra quyết định 93.8%. Điều này phản ánh đúng thực tế địa bàn. Sản xuất chủ yếu ở đây là nông nghiệp, thu nhập của người dân thấp, chủ yếu trông chờ vào cây lúa, trong khi nhu cầu của cuộc sống cần rất nhiều thứ. Nhu cầu không được đáp ứng làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Khi những kỳ vọng của người vợ hoặc chồng không đúng với vai trò thực hiện, khiến cho quan hệ trở nên căng thẳng. Ngoài ra, những ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và quan điểm nho giáo, những quan điểm về nếp nghĩ, cách cư xử …trong quan hệ vợ chồng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Người phụ nữ ở đây sống cam chịu, trong khi đó người chồng thiếu sự cảm thông, chia sẻ, thiếu tôn trọng vợ. Sự áp đặt của người chồng lên vợ, sự kiểm soát kinh tế chặt chẽ khiến cho tình cảm vợ chồng bị rạn nứt, đẩy mức nghiêm trọng của mâu thuẫn lên cao.Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, đúng lúc, sẽ làm cho cuộc sống gia đình bị khủng hoảng trầm trọng. Nguy cơ tan rã rất cao. Tuy nhiên, trong các cặp vợ chồng ở nông thôn, mâu thuẫn xảy ra thường dễ giải quyết, chóng làm lành, thường ít nghiêm trọng, chủ yếu về kinh tế và quan hệ ứng xử. Phải chăng do bản chất của người nông dân vốn hiền lành, chất phát, người phụ nữ nông thôn sống an phận và sự xung đột về lợi ích không quá gay gắt. 2.3. Hình thức mâu thuẫn Mâu thuẫn vợ chồng trong hôn nhân xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau và hình thức mâu thuẫn cũng khác nhau. Khi sự khác biệt giữa vợ chồng quá lớn, khi sự kỳ vọng vai trò và sự thực hiện vai trò không tương hợp, khi sự bất bình đẳng trong nhu cầu và lợi ích xảy ra là lúc những bất đồng xuất hiện và được thể hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bảng 5: Các hình thức mâu thuẫn thường xảy ra (%) (Tổng số người điều trả lời là 112) Các hình thức Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tranh luận to tiếng 85 75.9 Mắng chửi 73 65.2 Im lặng, chiến tranh lạnh 58 51.8 Đánh đập, dùng vũ lực 12 10.7 Cấm đoán làm việc gì đó 1 0.9 Khác 0 0 Qua bảng trên cho thấy, hình thức mâu thuẫn phổ biến nhất là tranh luận to tiếng (75.9%), mắng chửi (65.2%), chiến tranh lạnh (51.8%). Hình thức đánh đập, dùng vũ lực hoặc cấm đoán làm một việc gì đó khi mâu thuẫn ít xảy ra. Qua đó cho thấy, mức độ mâu thuẫn ở đây không quá nghiêm trọng, vợ chồng vẫn có thể giải quyết được. Mâu thuẫn chưa dẫn đến hậu quả xấu là ly hôn. Tranh luận to tiếng, mắng chửi, chiến tranh lạnh không gây ảnh hưởng về mặt thể chất nhưng có ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh thần. Những lúc nóng giận là lúc con người thiếu bình tĩnh nhất, không kiểm soát được lời nói của mình nhất. Nhiều ngôn từ không lấy gì làm hay, thường ngày hiếm khi dùng nhưng khi tranh luận to tiếng hoặc mắng chửi, chúng lần lượt được nhắc tên. Có thể trong ý thức của họ, họ không muốn như vậy. Nhưng khi tranh luận to tiếng, họ dùng nó như một vũ khí lợi hại để thoả mãn tính hiếu thắng của mình. Hậu quả của những lời nói không cân nhắc đó để lại rất âm ỉ và lâu lành. Đặc biệt, một điều chúng tôi nhận thấy ở đây là, khi mâu thuẫn với nhau, người chồng thường đem chuyện của gia đình bố mẹ anh chị em vợ ra nói. Đây là điều mà những người vợ rất không thích. Vợ chồng có mâu thuẫn đến mấy, người vợ cũng không thích chồng nói xấu về gia đình bố mẹ đẻ của vợ. Nhưng với người đàn ông thì lại khác, khi tranh luận lên đến cao trào, người chồng sẽ tung ra món đòn cuối cùng là đánh trúng vào chỗ điểm yếu của vợ. Mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn, làm cho sợi dây tình cảm ngày càng mỏng manh, dễ đứt. Những tình cảm, sự tôn trọng mà người vợ dành cho chồng vì thế không còn thắm thiết như trước. Báo hiệu cần có một sự điều chỉnh mới. Tuy nhiên, hình thức này chủ yếu xảy ra ở những người chồng có học vấn và địa vị thấp. Ngoài ra, hình thức chiến tranh lạnh cũng thường xảy ra khi có mâu thuẫn. Vợ chồng khi không hài lòng về nhau, hình thức chiến tranh lạnh phổ biến là không ai nói với ai câu gì, không quan tâm đến người kia nghĩ gì, làm gì. Vợ chồng trở thành những người xa lạ. Hình thức mâu thuẫn này khiến cho người ngoài khó phát hiện, nhưng kéo dài sẽ làm cho cuộc sống gia đình trở nên nặng nề. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như bị bóng mây che phủ, ảm đạm và thiếu sự sống, khiến cho người vợ hoặc chồng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, mất cân bằng tâm lý. Qua các số liệu thu được và qua phân tích ở trên cho thấy: đa số các gia đình ở đây đều có mâu thuẫn. Mâu thuẫn xảy ra ở mức thỉnh thoảng, chủ yếu ở các vấn đề về kinh tế, phân công công việc, quan hệ ứng xử. Mức độ của các mâu thuẫn ít nghiêm trọng, chủ yếu xảy ra ở trong quan hệ ứng xử, kinh tế. Hình thức mâu thuẫn phổ biến là tranh luận to tiếng, mắng chửi và chiến tranh lạnh. 2.4. Cách thức giải quyết mâu thuẫn Trong tác phẩm: “Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học” của tác giả Nguyễn Thị Oanh- Phong nghiên cứu công tác xã hội- 1995 đã khẳng định: “Một gia đình vững mạnh không phải là một gia đình không có mâu thuẫn, mà là một gia đình dám nhìn nhận và xử lý mâu thuẫn”. Điều đó tuỳ thuộc vào cách thức giải quyết mâu thuẫn của mỗi người. Mâu thuẫn vợ chồng giống như một thứ gia vị trong nhiều thứ gia vị khác, làm cho cuộc sống đậm đà, hấp dẫn, bớt đơn điệu tẻ nhạt. Nhưng vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng, điều tiết chất phụ gia ấy sao cho vừa đủ quả không dễ dàng. Có những cặp vợ chồng đã từng cho hơi quá tay chút gia vị giận hờn mà “cơm không lành, canh chẳng ngọt”, nửa đường đứt gánh…Trong những cách giải quyết mâu thuẫn có sẵn, chỉ có sự thảo luận giữa vợ và chồng là có thể phá vỡ sự thụ động và giải quyết mâu thuẫn.Do đó, bất kỳ mâu thuẫn gì có thể giải quyết ở mức độ nào phụ thuộc vào sự tỉnh táo lựa chọn cách giải quyết phù hợp. Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là một trong những trục quan hệ chính của cấu trúc gia đình và vì vậy giao tiếp, ứng xử giữa vợ và chồng là một yếu tố quan trọng để duy trì bầu không khí ấm cúng, sự cố kết của gia đình. Không ở đâu như trong gia đình, yếu tố tình cảm và cảm xúc chi phối rất nhiều các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khi vợ chồng có mâu thuẫn, bất đồng về vấn đề nào đó thì trước hết tình cảm của hai người bị tổn thương. Khi một trong hai người chú ý đến nhu cầu tình cảm thì dẫn đến giảm mâu thuẫn trong ứng xử giữa vợ và chồng. Ngoài ra mỗi vợ chồng cần biết quản lý mâu thuẫn, bình tĩnh bày tỏ quan điểm, cân nhắc cả hai bên và tìm cách dung hoà. Đối diện với mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hợp lý, tháo gỡ ngòi nổ xung đột, sẽ dẫn đến quan hệ vợ chồng sâu sắc và bền vững hơn. Mâu thuẫn vợ chồng trong hôn nhân xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc giải quyết này tuỳ thuộc vào nhận thức, vào kiến thức cũng như khả năng và thiện chí của vợ chồng. 3. Ảnh hưởng của mâu thuẫn đến con cái và cuộc sống hôn nhân của những cặp vợ chồng tại địa phương Cần thừa nhận hiện tượng mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng như một sự kiện khách quan tồn tại trong cuộc sống các nhóm nhỏ xã hội, trong đó tính hai mặt của nó - vừa tích cực, vừa tiêu cực. Nó tựa như một con dao hai lưỡi mà tác dụng hay hậu quả tuỳ thuộc vào người sử dụng. Thái quá hay bất cập đều không có lợi. Tuy nhiên, nếu cuộc sống gia đình luôn bình lặng, êm ả, không hề có xích mích, cãi cọ, sóng gió, những cơn thăng trầm… hẳn là “rất có vấn đề”, rất đáng lo ngại. Bởi sự sống được tạo nên bởi những điều đối lập, loại trừ nhau nhưng lại bổ sung cho nhau, tạo động lực cho sự phát triển. *Ảnh hưởng của mâu thuẫn vợ chồng đến con cái. Có mâu thuẫn là có ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đó phụ thuộc vào tính chất và mức độ nhiều hay ít của mâu thuẫn. Có những mâu thuẫn giúp củng cố các quan hệ, tạo sự thay đổi về chất, nhưng cũng có những mâu thuẫn làm cho vợ chồng phải chia ly, con cái phải chịu thiệt thòi. Khi được hỏi: Những mâu thuẫn giữa vợ chồng ông (bà) có ảnh hưởng đến con cái không? Kết quả thu được như sau: có 66 người trả lời có ảnh hưởng chiếm 58.9% và 46 người trả lời không ảnh hưởng chiếm 41.1%. Trong số những người trả lời cho rằng mâu thuẫn của vợ chồng họ không ảnh hưởng đến con cái là do những mâu thuận này không nghiêm trọng, thường trong những vấn đề rất nhỏ nhặt. Họ thường thể hiện mâu thuẫn ra khi không có con cái ở nhà hoặc con cái ở xa. Một số cho rằng, con cái họ còn bé nên chưa hiểu biết, do đó không ảnh hưởng. Trong số 58.9% người trả lời mâu thuẫn giữa vợ chồng họ có ảnh hưởng đến con cái, chúng tôi đã đo được những lĩnh vực mà con cái bị ảnh hưởng nhất do những mâu thuẫn của bố mẹ gây ra. Bảng 6: Mức độ ảnh hưởng của mâu thuẫn đến con cái (%) Các vấn đề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Kết quả học tập 10 15.2 Tâm lý 60 90.9 Việc hình thành nhân cách của con 16 24.2 Việc làm gương cho con cái 13 19.7 Gián tiếp đưa con cái sa vào các tệ nạn xã hội 2 3.0 Khác 1 1.5 Qua bảng trên cho thấy, mâu thuẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con cái chiếm 90.9%, tiếp đó là ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con cái chiếm 24.2% và một vấn đề cũng khá bị ảnh hưởng là việc làm gương về hình ảnh người cha người mẹ đối với con cái chiếm 19.7%. Những ảnh hưởng này phần lớn là không tốt. Khi cha mẹ mâu thuẫn với nhau, nhất là mâu thuẫn thường xuyên xảy ra và kéo dài, điều đầu tiên dễ nhận thấy là đứa con của họ sẽ cảm thấy rất buồn chán. Không khí gia đình trở nên ảm đạm. Những đứa con không còn hứng thú với việc ở nhà. Nếu điều đó xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và tính cách đứa con. Đặc biệt, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình thường xuyên đánh cãi chửi nhau thường bị ảnh hưởng hơn những gia đình ít có mâu thuẫn. Việc chứng kiến những cuộc cãi vã to tiếng của bố mẹ hình thành nên ở đứa trẻ tính cách thích dùng bạo lực, nóng giận, ích kỷ, ít quan tâm đến người khác. Hình ảnh về người bố người mẹ lý tưởng không còn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của đứa con. Trong một số trường hợp, những mâu thuẫn nghiêm trọng của vợ chồng còn gián tiếp đưa con cái của họ sa vào các tệ nạn xã hội. Sự buồn chán, không được quan tâm, luôn phải chịu đựng cảnh gia đình không hoà thuận là nguyên nhân chính dẫn đến con cái tìm đến các niềm vui khác trong cuộc sống. *Ảnh hưởng của mâu thuẫn vợ chồng đến cuộc sống hôn nhân sau này của họ. Bảng 7: Mức độ ảnh hưởng của mâu thuẫn đến cuộc sống hôn nhân.(%) Các vấn đề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn 80 71.4 Tăng độ bền vững của hôn nhân 11 9.8 Làm rạn nứt tình cảm vợ chồng 7 6.3 Quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. 20 17.9 Ly thân 5 4.5 Gia đình tan vỡ 3 2.7 Không ảnh hưởng 11 9.8 Khác 2 1.8 Những mâu thuẫn ở đây có ảnh hưởng tích cực đến quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Nó làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn chiếm 71.4%. Như đã phân tích ở trên, những mâu thuẫn ở đây thường ở mức thỉnh thoảng, ít nghiêm trọng. Đó là những mâu thuẫn về các vấn đề xảy ra với đa số nhà. Người xưa đã có câu “bát đĩa còn có khi xô” huống hồ là cuộc sống con người với rất nhiều những quan hệ phức tạp. Mâu thuẫn là sự thử thách của hôn nhân. Mâu thuẫn là sự điều chỉnh, làm thay đổi cấu trúc gia đình. Những gia đình ở đây cho rằng, vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn với nhau thì vẫn còn yêu nhau. Nhờ có mâu thuẫn mà hiểu nhau hơn, thấy được những khó khăn mà họ đã vượt qua. Tuy nhiên, mâu thuẫn chỉ có ảnh hưởng tích cực đối với vợ chồng khi mâu thuẫn đó ở dạng nhẹ, không thường xuyên, vợ chồng có thể giải tự giải quyết. Đối với những mâu thuẫn có sự khác biệt quá lớn về nhu cầu và lợi ích của nhau, khi một người chỉ cho còn một người chỉ nhận, ảnh hưởng của nó đến hôn nhân sau này của vợ chồng khá nghiêm trọng. Mâu thuẫn làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn nhưng cũng có mâu thuẫn làm cho quan hệ trở nên căng thẳng. Với mâu thuẫn làm cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng chiếm 20% cho thấy không phải mâu thuẫn nào cũng tốt. Mâu thuẫn là không tránh khỏi nhưng cần nhận thức mâu thuẫn một cách đúng đắn, cần tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn hợp lý để cho quan hệ vợ chồng trở nên bền vững. Trong quan hệ vợ chồng, nếu mâu thuẫn được nhận thức mà không được điều chỉnh, hoặc điều chỉnh không thích hợp thì mâu thuẫn không những có thể trầm trọng hơn, mà còn từ mâu thuẫn này đẻ ra mâu thuẫn khác. Mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng phụ thuộc vào khả năng của người chồng và người vợ thực hiện những mâu thuẫn này. Qua phân tích ở trên cho thấy, những mâu thuẫn ít hoặc không nghiêm trọng, có thể giải quyết được thường giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng, tăng độ bền vững của hôn nhân, giúp vợ chồng hiểu nhau hơn Trong quan hệ vợ chồng, nếu mâu thuẫn được nhận thức mà không được điều chỉnh, hoặc điều chỉnh không thích hợp thì mâu thuẫn không những có thể trầm trọng hơn, mà còn từ mâu thuẫn này đẻ ra mâu thuẫn khác. Mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng phụ thuộc vào khả năng của người chồng và người vợ thực hiện những mâu thuẫn này. Qua phân tích ở trên cho thấy, những mâu thuẫn ít hoặc không nghiêm trọng, có thể giải quyết được thường giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng, tăng độ bền vững của hôn nhân. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Gia đình và quan hệ vợ chồng là sản vật của một chế độ xã hội nhất định, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó. Vấn đề mâu thuẫn gia đình tất nhiên không nằm ngoài phạm vi ấy. Mâu thuẫn vợ chồng bao giờ cũng tồn tại và đã có từ lâu. Khi loài người có hôn nhân thì cũng xuất hiện mâu thuẫn. Mâu thuẫn vợ chồng có nhiều dạng khác nhau và mức độ ảnh hưởng của nó tới gia đình cũng khác nhau. Mỗi con người đều muốn giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của mình. Sự giải quyết này có thể làm cho người ta gần nhau hơn hoặc làm cho người ta xa nhau. Nhưng sự trăn trở tìm ra một cách giải quyết thì ai cũng giống nhau. Qua nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình ở xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định hiện nay, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Nhận thức về vấn đề mâu thuẫn của các đôi vợ chồng ở đây còn nhiều hạn chế và bị ảnh hưởng nặng nề của quan niệm truyền thống. Trong suy nghĩ của họ, đó là vấn đề tiêu cực và có xu hướng không thừa nhận sự tồn tại của nó. Chính quan niệm đó đã ảnh hưởng đến những đánh giá của người trả lời về mức độ thường xuyên và tính chất nghiêm trọng của mâu thuẫn. Mâu thuẫn vợ chồng xảy ra phổ biến trong các gia đình ở đây, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, phân công công việc và quan hệ ứng xử. Trong đó, thường xuyên mâu thuẫn ở vấn đề kinh tế, thỉnh thoảng ở vấn đề phân công công việc và quan hệ ứng xử. Các mâu thuẫn về sinh hoạt tình dục, quyền ra quyết định ít xảy ra. Vẫn có sự bất bình đẳng trong phân công công việc giữa vợ và chồng. Người vợ vừa là người tạo thu nhập chính, đồng thời cũng là người đảm nhận chính các công việc nội trợ trong gia đình. Vị thế của người phụ nữ ở đây vẫn còn ở mức thấp. Đa số các mâu thuẫn xảy ra giữa các gia đình ở đây thường dễ giải quyết, chóng làm lành, thường ít nghiêm trọng, chủ yếu về kinh tế và quan hệ ứng xử. Hình thức mâu thuẫn phổ biến là tranh luận to tiếng, mắng chửi, chiến tranh lạnh. Hình thức đánh đập, dùng vũ lực hoặc cấm đoán làm một việc gì đó khi mâu thuẫn ít xảy ra. Đa số các cặp vợ chồng ở đây lựa chọn cách thức giải quyết trong nội bộ gia đình trước khi nhờ sự hỗ trợ từ phía cộng đồng. Vợ chồng tự giải quyết với nhau bằng biện pháp tình cảm hoặc lờ nó đi để gia đình được hòa thuận. Các mâu thuẫn ở đây ít dẫn đến ly hôn nhưng có ảnh hưởng đến tâm lý con cái. Những mâu thuẫn ít hoặc không nghiêm trọng, có thể giải quyết được thường giúp củng cố mối quan hệ vợ chồng, tăng độ bền vững của hôn nhân, làm cho vợ chồng hiểu nhau hơn. 2. Khuyến nghị Chất lượng hôn nhân và sự ổn định có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, hôn nhân có thể tan vỡ hoặc kéo dài mặc dù có nhiều mâu thuẫn. Chừng nào những vấn đề xảy ra không đến mức nghiêm trọng, hôn nhân được xem là tương đối thành công. Nhưng đôi khi, vợ chồng rơi vào hoàn cảnh khó khăn không thể thực hiện được một nhu cầu hoặc kỳ vọng quan trọng, đó là khi hôn nhân bắt đầu có vấn đề và cần phải có những cố gắng nào đó để giải quyết sự khác nhau giữa vợ và chồng. Sự ổn định và phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào việc giải quyết những mâu thuẫn này. Mâu thuẫn xuất hiện và kéo dài do nhu cầu không được đáp ứng, hoặc sự thoả mãn nhu cầu của người này là sự tước đoạt của người khác sẽ dẫn đến cuộc đấu tranh quyền lực giữa vợ và chồng và các hình thức bạo lực khác nhau trong gia đình. Qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều vấn đề mâu thuẫn vợ chồng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày với nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp giải quyết mâu thuẫn là cần thiết. Trên cơ sở các phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: *Đối với cộng đồng Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế đối với các gia đình có thu nhập thấp, chú ý quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của người dân. Những quan niệm cũ, lạc hậu không phù hợp với thời đại mới nên loại bỏ. Xã hội cần có cái nhìn công bằng hơn đối với phụ nữ, tạo điều kiện để họ được phát triển một cách toàn diện hơn về mọi mặt. Nhà nước cần có chính sách, pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tiến tới xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử với phụ nữ. Thành lập các ban hòa giải hoạt động một cách quy củ, tổ chức các lớp tập huấn cho các nhóm công tác hoà giải, bồi dưỡng tri thức và những hiểu biết về vấn đề mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.Có chiến lược đào tạo những nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp trong việc giải quyết những xung đột trong gia đình Phát động phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa lành mạnh, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, gia đình hòa thụân. *Về phía gia đình Các thành viên trong gia đình cần quan tâm đến nhu cầu của nhau, thể hiện tình cảm yêu thương, tôn trọng nhau. Thường xuyên trao đổi, góp ý kiến một cách chân thành, cởi mở về những vấn đề trong cuộc sống. Vợ chồng cần tạo cho mình những không gian riêng, những chuyến thăm hỏi họ hàng, du lịch... để tăng độ bền vững của hôn nhân, giúp vợ chồng giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi hàng ngày, thêm hiểu nhau hơn. Người chồng cần biết quan tâm, chia sẻ công việc gia đình đối với phụ nữ một cách tích cực hơn, khuyến khích người vợ trong vấn đề nâng cao trình độ và công tác xã hội. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2366.doc
Tài liệu liên quan