Đề tài Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây

Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống. Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ (công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thỏa thuận. Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường. *) Có nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động QLMT : Các chủ thể có thể bao gồm Nhà Nước, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi Chính phủ (NGO)

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung trên diện tích 15ha để có cơ sở đầy tư, cải tiến đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn hơn nữa với người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo ra một mô hình cảnh quan của một làng nghề, làng du lịch. Xét chung về làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh. Giá thành sản phẩm lụa dao động từ 50.000- 80.000đồng/mét; giá sản phẩm sa tanh từ 70.000 – 100.000đồng/mét tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm. 2.2.2.2. Tình hình công nghệ sản xuất và môi trường lao động: Trước đây, Vạn Phúc chỉ dệt bằng khung dệt thủ công với chưa đầy 100 khung dệt, nay đã tăng lên trên 1000 khung dệt và đã được cơ giới hoá 100. Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và tiến hành phỏng vấn 15 hộ dân cư không làm nghề hoặc làm ở mức độ rất nhỏ của làng nghề Dệt nhuộm Vạn Phúc cho thấy toàn bộ các xưởng dệt nhuộm xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ (trung bình khoảng 5 đến 6 máy dệt/ hộ gia đình), hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục suốt ngày đêm ( 10 giờ/ ngày) nên ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất về tiếng ồn trực tiếp đối với người lao động cũng như các thành viên hộ gia đình và dân cư xung quanh. Ngoài ra, trên địa bàn Phường Vạn Phúc còn có 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt nhuộm gồm nhà máy dệt Hà Đông, Công ty cổ phần len Hà Đông và Tổ hợp tác Tuấn Hải. Theo khảo sát không gian sản xuất của các hộ gia đình trong làng nghề là nhỏ so với yêu cầu sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng đất thổ cư của mình để xây dựng nhà xưởng. Nhà xưởng được xây dựng tạm bợ, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt. Đầu tư vốn cố định ban đầu cho nhà xưởng, máy móc và thiết bị trung bình khoảng 80 – 100 triệu đồng/hộ gia đình. Giá thành máy dệt cũng có sự giao động khá lớn từ 7 – 20 triệu đồng. Sản lượng các máy dệt cũng khác nhau. Máy dệt Việt Nam cho sản lượng khoảng 30m lụa/ tháng. Máy Hàn Quốc cho sản lượng 40m lụa/tháng. Khi đầu tư vào các máy dệt người dân chỉ căn cứ vào độ bền và sản lượng, chất lượng vải chứ không chú ý đến lượng thải mà các máy dệt thải ra. Hiện nay, khâu nhuộm vải vẫn còn thủ công hoàn toàn khi phải dùng bếp lò than công suất rất nhỏ. Đối với các nhà máy thì công nghệ sử dụng hiện đại hơn và trong quá trình đầu tư xây dựng cũng đã chú ý đến công tác vệ sinh môi trường như bước đầu đã có một số biện pháp làm giảm mức độ ô nhiễm của nước thải đầu nguồn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố, kết hợp lựa chọn sử dụng các loại hóa chất thuốc nhuộm không nguy hại đến môi trường, nâng cao chất lượng dầu đốt Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn còn sơ sài, mức độ ô nhiễm của nước thải vẫn còn cao. 2.2.2.3. Tình hình nguyên, vật liệu đầu vào: Nguyên liệu chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. Cụ thể, để dệt vải thô người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sợi pha PE/Co, dệt khăn mặt dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PE/Co có thành phần cotton cao hơn. Mỗi năm sản lượng sản xuất của địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại. Trong đó 1,5 triệu mét phải qua công nghệ tẩy nhuộm. Để có được 1m lụa cần qua hai giai đoạn là nấu tẩy và tẩy nhuộm. Trung bình 1m lụa phải dùng từ 8-10 lít nước. Số lít nước dùng cho việc tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn vì còn tuỳ thuộc vào việc nhuộm đậm hay nhạt. Người dân sử sụng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên thị trường. Quá trình dệt, nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như sút, Javen, H2O, CH3COOH, H2S, thuốc nhuộm axít, thuốc nhuộm lưu huỳnh (đá, Na2S), thuốc nhuộm trực tiếp... và rất nhiều nước trong các công đoạn sản xuất. Một tác nhân nữa góp phần gây ô nhiễm môi trường là thành phần trong tơ tằm, bởi qua khâu tẩy, thải ra 25% tạp chất. 1m lụa có trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài nước 20g tạp chất.... Người lao động tại làng nghề làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, đồng thời lại không có sự bảo hộ nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Qua khảo sát, tại các làng nghề dệt, nhuộm các bệnh thường gặp về đường hô hấp là 10- 20%, bệnh về mắt 10- 20%, bệnh phụ khoa 10- 30%, bệnh về đường tiêu hóa 10- 20%. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc cho biết: “Vài năm gần đây, người dân Vạn Phúc chủ yếu mắc bệnh về phế quản, tỉ lệ người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điếc ngày càng tăng. Số người chết do ung thư nhiều hơn trước, trung bình mỗi năm ở Vạn Phúc có 3 người chết vì ung thư – chiếm trên 60% số ca tử vong của làng”. 2.3 Thực trạng môi trường làng nghề Vạn Phúc 2.3.1 Công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường liên quan Tại Vạn Phúc công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, do đó sản phẩm dệt ra phải qua tẩy nhuộm màu với nhiều loại hoá chất hơn. Điều bày đồng nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng nhiều hơn nếu như không có các biện pháp nhằm xử lý chất thải. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dòng thải quá trình dệt nhuộm tại làng nghề Vạn Phúc Nguồn: Báo cáo ĐTM dự án cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm. Trong đó nước thải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Nước thải có chứa hóa chất sử dụng để tẩy trắng, nhuộm như Javen; Xút; CH3COOH và các tạp chất có chứa trong tơ tằm Phần lớn các chất này đều có những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, do quá trình giặt nhuộm người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công sử dụng nguyên liệu chính là than với hiệu suất không cao do đó lượng khí than và xỉ than thải ra khá lớn. Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị cũng là một vấn đề nan giải. Theo thống kê cho thấy thực trạng làng nghề Vạn Phúc đang ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động. 2.3.2 Thực trạng môi trường tại làng nghề Vạn Phúc 2.3.2.1 Về hiện trạng môi trường nước: Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt lụa, tẩy, nhuộm ở Vạn Phúc khá lớn. Trung bình một hộ làm nghề dệt dùng 2,84m3/ngày cho sản xuất, bao gồm nước thải dịch chuội 0,18m3, nước thải nhuộm 0,22m3, nước thải giặt một lần 0,4m3 và các nước thải khác 2,04m3. Bảng 2.3 Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra Các chỉ tiêu pH Rắn lơ lửng DO COD BOD Vạn Phúc 9,15 123 1,19 11421 5680 TCVN 5945-2005 5,5-9 100 - 80 50 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông Hàm lượng BOD và COD trong nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Lượng nước thải sau sản xuất cùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý chảy hòa chung vào mương thoát nước rồi chảy ra sông Nhuệ gây ô nhiễm lớn. Tổng lượng nước sau sản xuất và nước thải sinh hoạt ở Vạn Phúc từ 235,3 - 285,3 m3/ngày. Nước thải sau sản xuất chứa nhiều hóa chất chưa qua xử lý của các làng nghề dệt, nhuộm chảy trực tiếp ra các thủy vực đang gây ô nhiễm tầng nước mặt. Đặc biệt sự ô nhiễm đã đến mức báo động tại sông Nhuệ và sông Đáy. Do sự ô nhiễm nghiêm trọng của các nguồn nước mặt nên số hộ gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng đào vào mục đích ngày càng giảm. 2.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí: Bên cạnh sự ô nhiễm do nước thải gây nên, khí thải, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn dệt, nhuộm cũng đang tác động xấu tới môi trường. Khí thải được phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ dùng than để phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm Còn tiếng ồn sinh ra chủ yếu do vận hành máy dệt và quấn sợi, sự va chạm của thoi và khi guồng sợi vào các ống sợi. Bảng 2.4 Chất lượng môi trường không khí tại các hộ dệt nhuộm Các chỉ tiêu Tiếng ồn Bụi lơ lửng CO CO2 SO2 NO Vạn Phúc 98 3,56 30,42 1437,4 3,246 0,7342 TCVN 5937-2005 - 0,3 30 - 0,35 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông Kết quả quan trắc tiếng ồn đo được tại Vạn Phúc gần 100 dBA, đứng thứ 2/10 điểm đo trong tỉnh. 2.3.2.3 Hiện trạng môi trường đất: Do nước thải bị ô nhiễm ngấm xuống đất khiến cho đất bị thoái hóa, năng suất cây trồng vật nuôi giảm. Ở các khu vực canh tác lúa ở Vạn Phúc đã có hiện tượng lúa bị "lốp" nhiều lá, ít hạt. Trong trường hợp này sản xuất làng nghề không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm giảm lợi ích của các hộ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất trong điều kiện đất đai chật hẹp khiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm môi trường gây ra cho người dân làng nghề rất lớn. Nếu không có các giải pháp xử lý thì hậu quả sẽ rất nặng nề. 2.4 Thực trạng QLMT làng nghề Vạn Phúc 2.4.1 Thực trạng hoạt động QLMT làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông 2.4.1.1 Hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại thành phố Hà Đông Phòng Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố Hà Đông, có chức năng tham mưu cho UBND thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. Đối với vấn đề môi trường của làng nghề phòng tài nguyên môi trường thành phố Hà Đông có thẩm quyền hướng dẫn và kiểm tra hiện trạng môi trường tại khu vực làng nghề và xung quanh, thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục ô nhiễm; Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.; Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường; Quản lý danh sách cán bộ, công chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, phường; Tham gia đề xuất với UBND thành phố và Sở Tài nguyên và môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, phường; Thẩm định cam kết bảo vệ môi trường hoặc các đánh giá tác động môi trường của các cụm điểm công nghiệp làng nghề. Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề tại thành phố Hà Đông Các phòng có liên quan Phòng TNMT Hà Đông UBND Thành phố Hà Đông UBND xã/ phường HTX, làng nghề Cán bộ địa chính và môi trường Chú thích: Chỉ đạo: Phối hợp thực hiện: Hướng dẫn thực hiện: Trong việc QLMT làng nghề Phòng Tài nguyên môi trường phải phối hợp với các phòng chịu trách nhiệm quản lý làng nghề . Trong các phòng có liên quan phải kể đến phòng công nghiệp thành phố Hà Đông. Phòng Công nghiệp có chức năng quản lý việc quy hoạch, phát triển làng nghề. Phòng Công nghiệp và Phòng Tài nguyên môi trường cùng trực thuộc UBND thành phố Hà Đông và có chức năng tham vấn việc giải quyết các vấn đề môi trường làng nghề cho UBND thành phố nhằm mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của làng nghề. Nhưng Phòng Tài nguyên môi trường hướng đến mục tiêu môi trường nhiều hơn trong khi phòng Công nghiệp lại hướng đến mục tiêu về kinh tế. Mục tiêu phòng Công nghiệp là sự phát triển kinh tế của làng nghề, và tiêu chí được sử dụng đấy là sự gia tăng thu nhập của người dân, gia tăng nguồn ngân sách tại làng nghề. Điều này dẫn đến việc để đạt được những mục tiêu ấy, các quyết định của phòng Công nghiệp đưa ra có thể bỏ qua các tiêu chí về môi trường. Trong khi đó các quyết định của Phòng Môi trường lại dựa trên tiêu chí môi trường như hiện trạng môi trường tại các làng nghề. Chính vì mỗi cơ quan hướng tới một mục tiêu khác nhau nên các văn bản Pháp luật đưa ra còn chồng chéo, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của làng nghề. *) Công tác cán bộ về QLMT thành phố và cấp xã, phường: - Hiện nay, số lượng cán bộ phụ trách về môi trường của thành phố là 03 người . Trong đó, 02 người là cán bộ biên chế chính thức và 01 người là lao động hợp động. - Công tác QLMT của thành phố được phân cấp quản lý tới từng khu phố, thôn xóm. Tuy nhiên, tại cấp xã, phường của thành phố chưa có được các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này mà hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm thêm công tác môi trường. Riêng đối với vấn đề môi trường tại làng nghề công tác QLMT sẽ có sự đại diện của ban quản lý làng nghề trước các cơ quan chức năng. *) Nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường Nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của thành phố còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Nguồn kinh phí này có được từ nhiều nguồn thu khác nhau như từ nguồn Ngân sách, từ các tổ chức quốc tế, từ nguồn đóng góp của các cơ sở, hộ gia đình Hiện nay việc thu gom xử lý rác được giao cho công ty môi trường đô thị Hà Đông. Ngân sách sự nghiệp môi trường cấp cho Công ty môi trường đô thị Hà Đông năm 2007 là: 26.935.591.027 đồng, tuy nhiên chưa có sự phân bổ riêng cho làng nghề. Ngoài ra, hiện nay các làng nghề trên địa bàn thành phố đã nhận được nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Như tổ chưc ICETT đã tài trợ 300 triệu cho chương trình “nâng cao năng lực quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Đông”, trong đó đầu tư 200triệu vào dự án “thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Vạn Phúc” 2.4.1.2 Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường *) Công tác đào tạo,tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường - Công tác đào tạo,tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường được tích cực triển khai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác môi trường của thành phố cũng như các xã, phường và nâng cao hiểu biết, giáo dục về môi trường cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố. Cụ thể là thành phố đã tích cực tham gia các buổi tập huấn môi trường do tỉnh tổ chức và đã tổ chức được các lớp tập huấn về Luật bảo vệ môi trường cho các ban ngành, đoàn thể của thành phố và lãnh đạo, cán bộ chuyên môn UBND các xã, phường. - Hàng năm, thành phố tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động về môi trường như tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường , ngày môi trường thế giới và các ngày lễ lớn về môi trường hàng năm bằng các hình thức mít tinh, phát thanh, cổ động, diễu hành, băng rôn, khẩu hiệu do UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và môi trường phát động. - Đối với làng nghề ngoài việc tham gia các hoạt động môi trường nói chung của thành phố, phòng Tài nguyên và môi trường còn phối hợp với chính quyền xã và hiệp hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ các làng nghề nhằm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động bảo vệ môi trường cho người dân. - Năm 2007 Sở Tài nguyên và Môi trường và Đài Phát thanh và truyền hình Hà Tây đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông thực hiện được 01 phóng sự về hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Hà Tây. Đồng thời trong năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông tham gia 02 dự án “Đói nghèo và làng nghề ” ở xã Kiến Hưng và Dự án “Môi trường các làng nghề” tại xã Dương Nội. Công tác đào tạo,tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường được tổ chức khá nhiều nhưng thường chỉ lớn về mặt hình thức, chưa đi sâu vào nội dung, chưa truyền tải đến cho người dân được hết ý nghĩa của công tác Bảo vệ môi trường. *) Công tác triển khai các văn bản Pháp luật và các quy định về bảo vệ môi trường tại địa phương - Sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông đã cử cán bộ tham gia 1 lớp tập huấn Luật Bảo vệ môi trường 2005, đồng thời Ký hợp đồng với Đài phát tranh thành phố về công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và Hợp đồng với Phòng giáo dục Hà Đông về tuyên truyền giáo dục Bảo vệ môi trường trong toàn ngành giáo dục. Phòng đã Tổ chức được 01 lớp tập huấn Luật Bảo vệ môi trường 2005 trên địa bàn toàn thành phố Hà Đông. - Căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp do Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993, Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và căn cứ vào nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 09/12/2005 của Hội đồng nhân dân thị xã Hà Đông khóa XVIII, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Quy chế bảo vệ môi trường thị xã Hà Đông theo Quyết định số 4683/QĐ-UB này 31/12/2005 của UBND thị xã Hà Đông. Hiện nay, quy chế này đang được sửa đổi nhằm phù hợp Luật bảo vệ môi trường 2005. - UBND tỉnh Hà Tây đã ra Quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 10/3/2005 về việc quy hoạch các cụm điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thị xã Hà Đông đến 2010. Trong đó dự kiến thành lập 6 điểm công nghiệp làng nghề. Bảng 2.5 Danh mục quy hoạch các điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thị xã Hà Đông đến 2010 STT Tên điểm công nghiệp làng nghề Địa điểm Quy mô dự kiến(ha) Ghi chú 1 Điểm công nghiệp Vạn Phúc Phường Vạn Phúc 13,9 Đã triển khai 2 Điểm công nghiệp Đa Sỹ Xã Kiến Hưng 13,2 Đã triển khai 3 Điểm công nghiệp Dương Nội Xã Dương Nội 10 4 Điểm công nghiệp La Phù 2 Xã Dương Nội 10 5 Điểm công nghiệp Biên Giang Xã Biên Giang 11,5 Đã triển khai 6 Điểm công nghiệp Phụng Châu Xã Phụng Châu 10 Đã triển khai Tổng diện tích các điểm công nghiệp 68,6 Việc xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề tạo sự đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sơ máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, các khu xử lý nước thải, khí thải tập trung). Điều này khiến cho việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải thuận tiện hơn. Và công tác QLMT trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Đông chưa có điểm công nghiệp làng nghề đi vào sản xuất nhưng thực tế cho thấy trên toàn địa bàn tỉnh Hà Tây vấn đề ô nhiễm tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đã ở mức báo động. Hà Tây hiện có 24 cụm công nghiệp (CN) và 56 điểm CN làng nghề, một số đã hoạt động còn một số khác đang xây dựng nhưng đã phát sinh tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do rác, nước và khí thải từ các cơ sở này xả ra. Đặc biệt, hiện nay các cụm, điểm CN làng nghề mới chỉ thu gom được trên 50% lượng rác, chất thải ứ đọng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh với mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận, do đó ý thức bảo vệ môi trường của họ còn kém. Trong khi đó việc tổ chức quản lý lại lỏng lẻo, không có sự giám sát thường xuyên và những chế tài xử phạt nghiêm khắc khi có vi phạm xảy ra, do đó các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có thể thoải mái thải chất ô nhiễm ra môi trường. Công nghệ sử dụng trong các cụm, điểm công nghiệp làng nghề thường lạc hậu và kém hiệu quả. Có những cụm, điểm công nghiệp còn không có khu vực quy hoạch cho việc xử lý chất thải. Để tránh tình trạng này, trước khi tiến hành xây dựng cần phải có bước lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường của các cụm điểm công nghiệp làng nghề một cách nghiêm túc. Đồng thời khi các cụm, điểm công nghiệp này đã đi vào hoạt động cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng về việc thực hiện cam kết của doanh nghiệp. - Hoạt động thẩm định, cấp Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các dự án thuộc diện phải lập cam kết và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được hướng dẫn theo văn bản Hướng dẫn sơ 1023/HD-UBND ngày 18/12/2006 về Trình tự, thủ tục Lập, đăng ký, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hà Đông. Đây thực sự là một công cụ kỹ thuật quan trọng trong hoạt động quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư nhằm kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong năm 2006 Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Đông đã ký hợp đồng lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tại hai cụm công nghiệp Yên Nghĩa và Vạn Phúc. - Công tác quan trắc, kiểm tra giám sát về môi trường. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì việc phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông tiến hành ra soát và phân loại đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó tiến hành phân loại và quyết định danh mục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường cần phải được xử lý. Thực hiện chức năng giám sát của HĐND được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND, Thường trực HĐND đã tổ chức các cuộc giám sát tại một số doanh nghiệp thuộc danh mục cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, cơ sở nằm trong danh sách đơn thư khiếu nại, tố cáo. Phòng Tài Nguyên Môi trường hằng năm phải thực hiện việc quan trắc chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường thành phố. Trong năm 2007, phòng đã tiến hành 02 đợt quan trắc về môi trường, đồng thời nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà Nước về môi trường Phòng đã dự định sẽ đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị (gồm: máy đo nhanh các khí độc, máy đo bụi, đo tiếng ồn, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu nước). Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Đông chưa có thuế đánh vào nước thải nguy hại. Đối với các doanh nghiệp hiện nay chỉ đánh thuế nước thải với mức phí bằng 1/3 mức phí nước cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng nước cấp của thành phố, đối với các hộ sản xuất kinh doanh làng nghề chưa thực hiện thu phí nước thải. Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp quy về quản lý môi trường nhưng hệ thống các văn bản này còn chưa đầy đủ, chồng chéo, gây ra nhiều khó khăn cho các đơn vị quản lý. *) Chương trình hợp tác với các tổ chức. Nhằm tranh thủ sự giúp đỡ từ các tổ chức trong và ngoài nước trong UBND thành phố đã tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tham gia vào hoạt động QLMT, nhất là đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO). Vấn đề môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố là điều được sự quan tâm biệt của các tổ chức này. Đã có nhiều dự án thăm dò, thực hiện thí điểm vào nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường làng nghề. Tuy nhiên, các dự án này đạt hiệu quả chưa cao. Một số hoạt động hợp tác với các tổ chức: - Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông đã tham gia hội thảo “Làng nghề Việt Nam vấn đề môi trường, đánh giá rủi ro và các giải pháp xử lý” do Bộ Tài nguyên và môi trường và CHLB Đức kết hợp tổ chức. Đoàn chuyên gia Đức cùng lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường, các ngành, trường Đại học Khoa học tự nhiên tham quan và làm việc với xã Dương Nội. Đoàn chuyên gia Đức đã lựa chọn Dương Nội để nghiên cứu và đầu tư kinh phí giúp đỡ xã giải quyết vấn đề môi trường. - Dự án nằm Chương trình hợp tác môi trường châu Á giữa ICETT (trung tâm chuyển giao công nghệ Nhật Bản) và thị xã Hà Đông nhằm mục tiêu là sự phát triển bền vững tại mỗi địa phương, quản lý hành chính về môi trường tại cấp chính quyền địa phương, tăng cường hiệu lực của luật và các quy đinh, phát triển công nghệ môi trường sử dụng nguồn lực địa phương, nâng cao nhận thức về môi trường tại các cấp cơ sở. 2.4.2 Thực trạng QLMT làng nghề Vạn Phúc Các vấn đề môi trường tại làng nghề Vạn Phúc đang là yêu cầu cấp bách hiện nay đối với thành phố Hà Đông và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. Hiện nay, thành phố Hà Đông đã có những bước đi nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho làng nghề Vạn Phúc. 2.4.2.1 Xây dựng làng nghề kết hợp sản xuất du lịch: Vào năm 2003, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt dự án quy hoạch làng nghề Vạn Phúc thành một điểm du lịch hấp dẫn với số vốn đầu tư là 56 tỷ đồng. Mặc dù Dự án này đã được thông báo cho các chủ cơ sở dệt lụa nhưng tất cả vẫn còn trên giấy tờ, và chưa thấy có tỉnh có động thái gì. Hiện nay việc phát triển du lịch tại làng nghề hoàn toàn mang tính tự phát chưa có sự liên kết cũng như định hướng của các cơ quan chức năng. Tại làng nghề cũng đã hình thành hiệp hội làng nghề nhưng hiện nay hiệp hội làng nghề vẫn chưa phát huy được hoàn toàn các chức năng của mình, vẫn chưa đem tiếng nói của người dân đến các cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc làng nghề phát triển theo hướng kết hợp sản xuất với du lịch cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Đồng thời để xây dựng hình ảnh đẹp của làng nghề trong mắt du khách nên vấn đề vệ sinh khu phố trên địa bàn Phường khá tốt. Trong tương lai hiệp hội làng nghề cần phát huy thêm vai trò của mình nhằm khuyến khích người dân chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường. 2.4.2.2 Xây dựng cụm công nghiệpVạn Phúc: UBND tỉnh Hà Tây đã ra quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 10/3/2005 về việc quy hoạch các cụm điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông. Trong đó đang dự kiến thực hiện triển khai dự án quy hoạch diện tích 13,9ha cho khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề Vạn Phúc bao gồm quy hoạch khu vực sản xuất và tiến hành tẩy, nhuộm tập trung để tiện xử lý nước thải. Dự án này đã được Phòng Tài nguyên môi trường thành phố lập và phê duyệt cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện nay, đề án đã triển khai đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hà Tây thì ô nhiễm tại các cụm điểm công nghiệp đang là thực trạng đáng báo động. Liệu cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc khi đi vào vận hành có giữ được những cam kết được đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các cơ quan chức năng có sự giám sát triệt để hay không. Trường hợp Nhà máy dệt Hà Đông là một ví dụ, mặc dù báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy đã được phê duyệt nhưng công tác giám sát quá sơ sài, chỉ khi có kiến nghị của người dân về tình trạng ô nhiễm do công ty gây ra mới có những giám sát chặt chẽ hơn và hình thức xử phạt chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo. 2.4.2.3 Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước: Hiện nay, đã có nhiều dự án, nghiên cứu nhằm cải thiện vấn đề môi trường làng nghề Vạn Phúc. Có thể kể đến là chương trình hợp tác giữa Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Hà Đông và Trung tâm chuyển giao công nghệ Nhật Bản (ICETT) trong khuôn khổ chương trình hợp tác môi trường của Châu Á vào năm 2004. Chương trình đã thông qua hoạt động: Xây dựng điểm phân loại rác tại nguồn tại Phường Vạn Phúc (do Công ty môi trường đô thị trực tiếp triển khai). Dự án được tiến hành trong hai năm: UBND Phường Vạn Phúc và Công ty Môi trường đô thị Hà Đông đã phát hành 3000 tờ rơi, lắp đặt 20 bảng hiệu kính tuyên truyền trong khu vực làng nghề. Trang bị 2625 kg túi nilon (màu xanh và màu đen) để đựng rác sau khi phân loại. Mỗi hộ gia đình được phát 0,3kg (bao gồm 2 loại) và đã phân cho 1567hộ và đặt 07 trạm trung chuyển tại 07 khu dân cư để thu gom rác. Sau khi triển khai dự án, chính quyền chủ động tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh của Phường, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra việc phân loại rác tại từng hộ gia đình. Địa phương lấy đội ngũ nòng cốt là Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, kết hợp ra quân cùng đội 3 của Công ty Môi trường – Đô thị, nhân dân phường tổng vệ sinh làm sạch đẹp môi trường và đồng thời mỗi người dân là những tuyên truyền viên tích cực cho phong trào “Toàn dân tích cực hưởng ứng và làm tốt việc phân loại rác thải tại gia đình”. Sau hai năm thực hiện dự án đã đạt được một số kết quả. Ý thức người dân trong khu vực triển khai dự án đã có chuyển biến, khối lượng rác được phân loại có thành phần 87,05% là rác chôn lấp; 12,05% là rác tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ tiến hành trong phạm vi vùng dự án và không tạo ra được ảnh hưởng đối với khu vực dân cư xung quanh. Khi được hỏi về dự án phân loại rác tại nguồn tại làng nghề Vạn Phúc ông Nguyễn Hữu Chỉnh -Chủ tịch hiệp hội làng nghề cho biết hoàn toàn không biết đến vấn đề này. Đồng thời việc thực hiện chỉ tiến hành trong thời gian dự án diễn ra (2 năm), sau đó mọi việc đâu lại vào đấy. Có thể nói việc thực hiện phân loại rác tại nguồn được thực hiện chỉ coi trọng về mặt hình thức mà chưa hướng đến mục tiêu lâu dài. Ngoài ra trong những năm gần đây làng nghề Vạn Phúc cũng đã nhận được sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) với chương trình nghiên cứu xử lý ô nhiễm làng nghề, bằng cách đặt thử nghiệm một số thiết bị xử lý nhỏ tại các gia đình để giảm ô nhiễm môi trường do sử dụng chất tẩy, nhuộm, nhưng hiệu quả không cao. Các cán bộ Khoa Hóa, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng tiến hành nghiên cứu, lắp đặt một thiết bị tương đối lớn để xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh vật, thử nghiệm trong hơn 8 tháng, cũng không cho kết quả khả quan vì nước thải chảy khắp cả làng. Đề tài nghiên cứu có hiệu quả (nước thải sau xử lý trong, sạch) nhưng hiệu suất không cao. Có thể nói nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức phi Chính phủ (NGOs)là điều thuận lợi trong công tác QLMT. Các tổ chức này hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Mục tiêu của NGOs là nâng cao chất lượng sống của con người. Vấn đề môi trường làng nghề vốn là một trong những mối quan tâm của NGOs, họ sẵn sàng đầu tư rất nhiều tiền vào nhằm cải thiện chất lượng môi trường làng nghề. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng đòi hỏi tính hiệu quả từ những đầu tư của họ. Trong khi đó, việc giải quyết vấn đề môi trường lại đang là một thách thức với chúng ta. Nhiều chương trình, dự án đã được đưa ra nhưng việc thực hiện lại không đạt hiệu quả hoặc chỉ mang tính hình thức. Điều này đã khiến nhiều cơ hội bị bỏ qua. Đối với khu vực Phường Vạn Phúc, nếu các hộ gia đình sản xuất tập trung, có khu nước thải tập trung có lẽ đã nhận được những hỗ trợ từ ICETT, JICA trong việc xây dựng các thiết bị nhằm xử lý nước thải của làng nghề, để cho nước thải do làng nghề Vạn Phúc thải ra không quá gây ô nhiễm cho môi trường. 2.4.2.4 Thành lập tổ thu gom rác tự quản: Trước khi ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị tại một số thôn tại Phường Vạn Phúc đã tự tổ chức tổ thu gom rác với mô hình đơn giản Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ thu gom rác tự quản tại Vạn Phúc Rác thải từ các hộ gia đình Thu gom vận chuyển bằng xe thô sơ Bãi rác quy định Mỗi thôn có một đội vệ sinh có từ 5 – 8 người. Việc lựa chọn các đội vệ sinh sẽ dựa vào hình thức đấu thầu, đội vệ sinh nào có mức giá phù hợp nhất sẽ được lựa chọn. Hợp tác xã và Trưởng thôn phối hợp làm công tác quản lý đội vệ sinh và thu phí vệ sinh của các hộ dân. Tiền thu phí được dùng vào việc mua sắm và sửa chữa các loại dụng cụ thu gom và chi trả cho nhân công làm nhiệm vụ thu gom rác. Tiền phí được tính dựa trên tổng mức đầu tư dụng cụ và trả tiền công cho từng đội thu gom chia đều cho các hộ gia đình trong thôn. Do đó mức thu phí có thể dao động từ 4.000 -5.000đồng/hộ/tháng. Việc thu gom của các tổ vệ sinh chịu sự giám sát của Hợp tác xã, Trưởng thôn và các tổ chức đoàn thể và người dân trong thôn. Cuối mỗi năm lại có các cuộc họp nhằm đánh giá hoạt động của tổ vệ sinh và xem xét việc có thuê tiếp tổ vệ sinh đó hay không. Rác sau khi thu gom được tập kết về đúng nơi quy định. Trước đây, khi lượng rác không lớn thường được xử bằng cách chôn lấp tại chỗ. Tuy nhiên, với sự phát triển của làng nghề khối lượng rác ngày càng lớn, các địa điểm tập kết rác ngày càng ô nhiễm. Các thôn đã thuê Công ty môi trường đô thị về thu gom lượng rác tồn này, dần dần việc thu gom được giao khoán hẳn cho công ty môi trường đô thị. Nhưng theo đánh giá của người dân thì việc tự tổ chức thành các đội thu gom hiệu quả hơn, đường làng ngõ phố sạch đẹp hơn. Vậy nên chăng việc tiếp tục xây dựng lại các tổ thu gom rác tự quản đồng thời phối hợp với công ty môi trường đô thị nhằm xử lý lượng rác sau khi đã thu gom. Ngoài ra, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thường tổ chức vận động các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống lành mạnh, tổ chức các buổi dọn vệ sinh khu vực lối xóm. Người dân có trách nhiệm phát hiện và tố giác các hành vi làm ảnh hưởng mỹ quan đường phố như đổ rác bừa bãi, đồng thời có thể báo cáo với các cơ quan chính quyền về các hành vi gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC QLMT TẠI LÀNG NGHỀ VẠN PHÚC- THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 3.1. Cơ sở các giải pháp và kiến nghị Căn cứ vào thực trạng QLMT tại làng nghề Vạn Phúc, những thuận lợi và khó khăn mà công tác QLMT làng nghề gặp phải. 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT tại làng nghề Vạn Phúc 3.1.1.1. Những thuận lợi - Thành phố Hà Đông có một vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Là một trung tâm kinh tế của Tỉnh Hà Tây nằm sát ngay địa bàn thành phố Hà Nội và môi trường làng nghề là một trong những vấn đề nổi bật của thành phố, đặc biệt vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ và sông Đáy là vấn đề cấp quốc gia nên có thể nói trong việc giải quyết những vấn đề môi trường làng nghề của thành phố không chỉ có sự quan tâm của các cơ quan chính quyền tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Đông mà còn có sự quan tâm đặc biệt của cấp Trung ương. Điều này cũng thu hút sự các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư kinh phí, công nghệ cho công tác QLMT làng nghề trên địa bàn thành phố. - Lụa Vạn Phúc là một thương hiệu đã có từ lâu đời, do đó việc đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề, tạo điều kiện phát triển cuộc sống cho người dân, nâng cao mức sống và trình độ dân trí từ đó sẽ thuận lợi hơn cho công tác bảo vệ môi trường. - Thành phố đã có những đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đã tổ chức các khóa tập huấn về Luật bảo vệ môi trường cho cán bộ, người dân trên địa bàn toàn thành phố. Có chú trọng vào công tác tập huấn, nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước về môi trường. Ban hành hệ thống văn bản Pháp luật tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - Đã có kế hoạch xây dựng cụm, điểm công nghiệp làng nghề cách xa khu dân cư và có kế hoạch quan trắc, lập Báo cáo hiện trạng môi trường, công tác lập và thẩm định cam kết bảo vệ môi trường. - Tại Phường Vạn Phúc đã có các tổ chức đại diện cho người dân như hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, hiệp hội làng nghề Thông qua những tổ chức này các chủ trương, quy định, luật pháp của Nhà Nước sẽ được đưa đến cho người dân, đồng thời đây cũng là những tổ chức có thể phản ánh chính xác nhất nguyện vọng của người dân. 3.1.1.2 Những khó khăn *) Tình trạng ô nhiễm tại làng nghề Vạn Phúc cũng như lưu vực sông Nhuêh và kênh La Khê do nước thải từ làng nghề đổ ra ngày càng gia tăng. *) Tổ chức và năng lực QLMT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. - Mặc dù thành phố đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao năng lực QLMT nhưng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong công tác QLMT đang thiếu trầm trọng. Hiện nay, tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông chỉ có 03 cán bộ, trong đó chỉ có 01 chuyên viên từng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành môi trường. Trong khi đó tại các xã, phường chưa có cán bộ chuyên trách riêng trong lĩnh vực môi trường. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong hệ thống tổ chức QLMT, tại cấp thành phố trực thuộc tỉnh phải có từ 4-5 cán bộ quản lý về môi trường và tại cấp xã, phường phải có từ 1- 2 cán bộ chuyên trách về QLMT. - Hệ thống văn bản Pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của địa phương, các quy định liên quan đến QLMT làng nghề chưa đầy đủ, chồng chéo, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý và việc triển khai đến người dân còn chưa triệt để. - Nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường còn hạn chế. Theo qui định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là 1% tổng thu Ngân sách. Nhưng theo Ths. Nguyễn Thị Kim Sơn – phó phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết nguồn kinh phí được cấp cho sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố hiện nay chỉ bằng 1/9 so với quy định. - Hiện nay chưa có mức phí riêng đối với chất thải do các hộ kinh doanh sản xuất làng nghề. Hiện nay mức phí thu gom vẫn được tính chung cho các hộ gia đình trên địa bàn toàn phường Vạn phúc là 3000 đồng/hộ gia đình/tháng. Điều này dẫn đến các hộ sản xuất gây ô nhiễm nhưng không phải chịu các chi phí đối với thiệt hại do mình gây ra. - Công tác Bảo vệ môi trường còn chưa có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các ban, ngành, việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. *) Mặc dù, người dân trên địa bàn Phường Vạn Phúc đã có ý thức về bảo vệ môi trường, tuy nhiên chỉ giới hạn trong phạm vi giữ gìn vệ sinh thôn xóm. Theo thống kê, thì ô nhiễm làng nghề phần lớn từ các hộ gia đình sản xuất kinh doanh làng nghề. Nhưng khi khi được hỏi hầu như các hộ gia đình cùng cho rằng lượng thải mình thải ra không gây ô nhiễm mấy so với các Doanh nghiệp. Vì sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, nước thải đổ vào nhiều nguồn khác nhau nên người dân không nhận thức được mức độ độc hại và ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề gây ra. Thêm nữa, ý thức tuân thủ quy đinh của các Doanh nghiệp cũng còn chưa cao gây ô nhiễm, khiến người dân không khỏi bức xức. Do hạn chế trong nhận thức về nhiệm vụ Bảo vệ môi trường của người dân và Doanh nghiệp nên gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như trong việc triển khai thực hiện mô hình cộng đồng tham gia Bảo vệ môi trường. *) Nhiều hoạt động môi trường chỉ mang nặng tính hình thức, chưa đi sâu vào tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng người dân cũng như đi sâu, đi sát tùy theo điều kiện địa phương để thực hiện. *) Nguồn thải từ các hộ gia đình đổ vào nhiều nguồn khác nhau gây khó khăn cho việc xử lý nước thải. Hiện nay, cũng chưa có công nghệ nào phù hợp nhằm giải quyết vấn đề nước thải từ làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc dù đã có nhiều dự án nghiên cứu đã được triển khai. *) Nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong ngoài nước đầu tư không đạt hiệu quả khiến nhiều cơ hội đã bị bỏ qua đối với làng nghề Vạn Phúc. 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLMT tại làng nghề Vạn Phúc 3.2.1. Mục tiêu phát triển của làng nghề Dựa trên quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hà Đông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, UBND phường Vạn Phúc xây dựng định hướng phát triển làng nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. *) Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội: Phát triển các sản phẩm truyền thống của làng nghề, nhất là các mặt hàng xuất khẩu, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch (dệt lụa tơ tằm, dệt the, dệt len). Hỗ trợ khuyến khích các sản phẩm có chất lượng cao, tăng thu nhập, mức sống cho người dân. *) Mục tiêu về môi trường: Nâng cao tỷ lệ thu gom rác, tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp trên địa bàn Phường. Xây dựng hệ thống cống rãnh nhằm thu nước thải từ các hộ gia đình về một khu vực tập trung nhằm tạo điều kiện cho việc xử lý, giảm mức ô nhiễm trước khi nước thải được đổ ra sông Nhuệ. Tiếp tục xây dựng phát triển điểm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc, khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia vào điểm công nghiệp làng nghề. 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực QLMT Tăng cường năng lực quản lý Nhà Nước về môi trường, đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực QLMT môi trường làng nghề. Đẩy mạnh công tác quan trắc, điều tra hiện trạng môi trường tại khu vực làng nghề và lưu vực sông Nhuệ nhằm nắm bắt tình trạng ô nhiễm môi trường và kịp thời phát hiện các sự cố, từ đó để có các giải pháp thích hợp. Thiết lập cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch, quy hoạch. Cụ thể hóa các văn bản Pháp luật bằng các chỉ thị, Quyết định để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ Bảo vệ môi trường. Xây dựng và củng cố mạng lưới hoạt động môi trường cấp tỉnh, thành phố tới xã phường, thôn xóm. Đặc biệt tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và hiệp hội làng nghề trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác truyền thông và xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hợp tác với các đơn vị, các tổ chức nhằm trong và ngoài thành phố để trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Hướng dẫn các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Phường chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Đồng thời có sự theo dõi, giám sát thường xuyên. Cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm. Đồng thời có hình thức khen thưởng, khuyến khích đối với các các nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường. 3.2.3 Giải pháp phát triển làng nghề thành làng du lịch Hiện nay, đã có quyết định xây dựng Vạn Phúc trở thành làng du lịch. Đây là một hướng đi rất phù hợp với một làng nghề lâu đời như Vạn Phúc. Mặc dù đã có các văn bản hướng dẫn nhưng hiện nay việc phát triển du lịch trong địa bàn Phường vẫn là tự phát. Trong tương lai tỉnh nên có những hành động thiết thực hơn nhằm xây dựng một làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể xây dựng phòng truyền thống với những hình ảnh sản xuất của làng nghề cùng với một số nghệ nhân thực hiện quy trình dệt lụa theo phương pháp thủ công nhằm thu hút khách du kịch. Bên cạnh đó vẫn phải có những thay đổi cho phù hợp với thị hiếu như đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm những thiết kế độc đáo mang tinh thần dân tộc. Đồng thời với việc phát triển du lịch cần chỉ cho người dân thấy rõ môi trường cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Điều này khuyến khích tính tự giác của người dân trong công tác Bảo vệ môi trường. 3.2.4 Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề Hiện nay, tỉnh Hà Tây đã có quyết định xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Vạn Phúc. Và dự án này đã được triển khai. Tuy nhiên Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới hơn, trong khi đó làng nghề Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống lâu đời, các máy móc trang thiết bị nhà xưởng đã được trang bị đầy đủ tại mỗi hộ gia đình. Vì vậy rất khó khăn để tập trung các hộ sản xuất vào khu vực quy hoạch. Và sẽ phải làm gì đối với các hộ sản xuất không nằm trong khu vực quy hoạch. Và liệu khi các hộ sản xuất vào một khu vực tập trung có làm mất đi nét đặc trưng văn hóa làng nghề khiến sức thu hút của làng nghề đối với khách du lịch bị giảm sút. Với kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh có thể tìm ra hướng giải quyết các vấn đề trên. Theo quan điểm của tỉnh Bắc Ninh, việc hình thành các khu, cụm công nghiệp làng nghề và tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất ra khỏi khu dân cư,cần phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh có chủ trương chỉ thực hiện việc di rời đối với những khâu sản xuất đồng bộ, những công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Đối với làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc thì điều này đồng nghĩa với việc tập trung vào quy hoạch di dời từ công đoạn chuội tơ đến công đoạn nhuộm. Đây là quy trinh chủ yếu tạo ra lượng nước thải chưa hóa chất gây ô nhiễm. Đối với hoạt động sản xuất những chi tiết nhỏ lẻ, không ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng thì vẫn được sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán lao động của người dân trong làng nghề. Trường hợp này có thể áp dụng đối với các hộ gia đình sản xuất dệt. Đồng thời với giải pháp này cũng nhằm giữ nét văn hóa đặc trưng của làng nghề Vạn Phúc, vì đối với khách du lịch công đoạn sản xuất thu hút khách tham quan nhất vẫn là công đoạn dệt vải. 3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường cân tăng cường thực hiện tuyên truyền giáo dục người dân. Tuy nhiên, việc tuyên truyền phải đi sâu vào nội dung chứ không chỉ chú trọng về hình thức. Cần có những biện pháp tuyên truyền đơn giản, dễ đi vào lòng dân nhưng lại có thể truyền tải hết nội dung. Nội dung tuyên truyền tập trung vào sức khỏe, ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường làng nghề và các hoạt động bảo vệ môi trường mà người dân có thể tham gia. Ðội ngũ tuyên truyền chủ yếu ở cấp xã, thôn, các cấp chính quyền xã, thôn cần ủng hộ tích cực, hội phụ nữ và đoàn thanh niên là hai lực  lượng nòng cốt trong công tác truyền thông môi trường.  Cần có những xử phạt đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường, bắt đầu từ những hành động cụ thể như xử lý vi phạm đổ rác bừa bãi đến những vi phạm như thải nước thải sản xuất gây ô nhiễm ra môi trường. Bên cạnh đó, cần khen thưởng cho những cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm trên địa bàn Phường cần quản lý chặt chẽ, xử phạt các vi phạm theo đúng quy định nhằm răn đe, đồng thời làm gương cho người dân. 3.2.5 Giải pháp về vốn và công nghệ Hiện nay, công nghệ được sử dụng tại làng nghề Vạn Phúc rất lạc hậu và gây ô nhiễm cho môi trường. Máy móc sử dụng trong công đoạn dệt gây tiếng ồn lớn trong khi đó các công đoạn chuội tơ, giặt, nhuộm sử dụng hoàn toàn thủ công. Nước thải có chứa hóa chất được thải ra chủ yếu từ các công đoạn này. Với công nghệ như vậy không những gây lãng phí nguồn hóa chất, gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người trực tiếp tham gia vào công đoạn chuội tơ, giặt, nhuộm. Với điều kiện thể tập trung nước thải từ làng nghề để xử lý, các cơ quan quản lý nên định hướng vào việc áp dụng các công nghệ sạch từ lựa chọn nguyên liệu tơ đầu vào ít tạp chất, lựa chọn hóa chất ít độc hại đến việc cải tiến công nghệ, sử dụng các công nghệ hiện đại hiệu suất cao, ít chất thải vào quy trình sản xuất. Ngoài ra, cần có các giải pháp, công nghệ xử lý nước thải theo qui mô hộ gia đình hoặc theo quy mô các cụm sản xuất nhỏ. Điều này đòi hỏi sự tham gia của các nhà nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phù hợp, ngoài ra nó còn đòi hỏi việc huy động nguồn vốn. Việc huy động các nguồn vốn không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà Nước mà còn phải huy động từ người dân,từ các doanh nghiệp, từ các tổ chức trong và ngoài nước. Nhà Nước có thể hỗ trợ thông qua việc cho vay vốn ưu đãi thông qua các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguồn vốn hỗ trợ này giúp người dân nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển làng nghề. Ngoài ra, nhằm tăng thêm nguồn thu cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nên đánh thuế vào các doanh nghiệp, hộ sản xuất gây ô nhiễm. Để thực hiện công tác này cần có sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật nhằm xác định lượng phát thải cũng như mức độ độc hại của chất thải mà các doanh nghiệp, các hộ gia đình thải ra từ đó có định hướng thu mức phí phù hợp theo Quy định của Pháp luật. Thành phố cần có các chính sách phù hợp nhằm thu hút sự đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. 3.4 Kiến nghị Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm của làng nghề Vạn Phúc tạo sự phát triển bền vững cho làng nghề tôi xin đề xuất một số ý kiến. Thứ nhất, để nâng cao năng lực quản lý Nhà Nước về môi trường của thành phố Hà Đông, Tỉnh ủy - HĐND - UBND có cơ chế đặc biệt bổ sung thêm biên chế cho các ngành của thành phố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể: - Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông: tử 02 đến 03 biên chế; - Mỗi một phường, xã có 01 biên chế chuyên trách về công tác quản lý bảo vệ môi trường; Ngoài ra, tỉnh cần tăng cường kinh phí cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, quan trắc và phân tích môi trường của thành phố. Huy động tối đa sự tham gia của người dân, của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Thứ hai, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng quản lý môi trường làng nghề. UBND tỉnh cần đưa ra các chính sách, chương trình cụ thể đối với làng nghề. Từ đó có những hướng dẫn cho UBND các phường, xã triển khai phù hợp với điều kiện địa phương mình. Thứ ba, cần tăng cường thực hiện tuyên truyền giáo dục. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về công tác môi trường nói riêng và các cán bộ xã, phường, thôn, xóm. Đây sẽ là những cầu nối mang chủ trương của Nhà Nước tới người dân một cách nhanh nhất. Đối với các hoạt động tuyên truyền cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thứ tư, thành phố cần triển khai việc thu phí nước thải độc hại đối với doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất làng nghề trên địa bàn thành phố. Thứ năm, Tỉnh cần có các hành động cụ thể nhằm triển khai công tác quy hoạch các cum điểm công nghiệp làng nghề và công tác quy hoạch phát triển làng nghề Vạn Phúc thành làng du lịch. KẾT LUẬN Sự phát triển của làng nghề Vạn Phúc đã mang lại những nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn phường và đóng góp đáng kể vào Ngân sách của địa phương. Nhưng bên cạnh sự phát triển đáng vui mừng đó là sự ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng. Tỉnh và thành phố đã rất quan tâm tới sự phát triển bền vững của làng nghề. Trong những năm qua công tác QLMT tại làng nghề đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu đối với ô nhiễm tại làng nghề Vạn Phúc, đặc biệt là đối với vấn đề nước thải. Nước thải tại làng nghề Vạn Phúc nói riêng và tại các làng nghề nằm cạnh sông Nhuệ, sông Đáy là nguyên nhân chính khiến hai dòng sông này sắp trở thành những dòng sông chết. Đây không còn là vấn đề của riêng thành phố Hà Đông mà là còn là vấn đề cấp quốc gia. Trong thời gian tới các cấp từ Trung ương đến địa phương cần có sự quan tâm và sự phối hợp hơn nữa. Cần có những biện pháp phù hợp trong QLMT làng nghề để hoạt động QLMT thực sự đạt hiệu quả, tạo sự phát triển bền vững cho làng nghề. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TSKH Đặng Như Toàn (2001), “Cơ sở lý luận của quản lý môi trường ” Giáo trình quản lý môi trường, tr. 23- 38 2. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003),”Quản lý môi trường”, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, tr. 338- 456 3. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2005), Quy hoạch môi trường đến 2010 và định hướng phát triển đến 2020. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2007), Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Đông. 5. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông (2006), Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Vạn Phúc 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Đông(2005), Quy chế bảo vệ môi trường thị xã Hà Đông 7. Phòng công nghiệp thành phố Hà Đông (2004), Quy định về chức năng và quyền hạn của phòng công nghiệp. 8.Trang web “Lá xanh.com”, Việt Nam môi trường và cuộc sống 9. Tài liệu tìm kiếm trên trang Google.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7536.doc
Tài liệu liên quan