Đề tài Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn

Đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quố gia, dân tộc. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, trên hành tinh chúng ta còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Và đây là một trong những trở ngại lớn nhất, một thách thức gay gắt đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Đối với nước ta xoá đói giảm nghèo để hướng tới một xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, là một vấn đề thời sự bức xúc hiện nay. Xoá đói giảm nghèo và đặc biệt là xoá đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn và miền núi đối với các hộ nông dân, các vùng và vệt nghèo là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định xã hội để đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện và phát triển sâu rộng rong phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

doc40 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hợp tác xã thu hồi bớt ruộng đất của người nghèo do họ không thể trả nợ sản phẩm do đó mà làm cho họ ngày càng nghèo hơn. Hậu quả do chiến tranh: người tàn tật, người thuộc diện chính sách tập trung quá đông ở một vùng. 3. Các nguyên nhân kết hợp. Hai nguyên nhân 1,2 nêu trên là những nguyênnhân có tính chất chủ quan và khách quan. Khi kết hợp tạo thành 3 dạng nguyên nhân nghèo đói sau: Vì mắc tệ nạn xã hội mà nghèo đói: nhất là đối với các tệ nạn: cờ bạc, nghiện hút, số đề... Do thiếu đất và do bị thu hồi bớt ruộng đất mà nghèo đói. Do không biết làm gì khác ngoài nghề ruộng mà đói nghèo. 4. Nguyên nhân do thiếu thị trường. Đối với người nghèo tất cả mọi biện pháp cứu trợ chỉ có giá trị nhất thời, không thể làm thay đổi hoàn cảnh đói nghèo kinh niên của người nghèo đói do đó cũng không thay đổi thân phận của người nghèo đói được. Điều quan trọng để tự mình vượt qua nghèo đói là đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập. Muốn vậy phải có thị trường cung cấp vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm theo giá thoả thuậ. Nguyên nhân thiếu thị trường lại có thể tìm ở các nguyên nhân khác: xa xôi hẻo lánh; thiếu đường giao thông, thiếu an toàn, thiếu các chính sách, biện pháp khuyến khích. 5. Những tình huống đột xuất. Những tình huống đột xuất như sự tàn phá của điều kiện tự nhiên làm mất cân bằng ổn định bình thường đã có mưa đá, gió bão, lũ lụt, hạn hán, trượt lở núi, sóng thần, động đất, sâu bện... gây ra đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp. Như mấy năm nay lũ lụt xảy ra liên tục ở diện rộng như miền Trung- Huế-Đồng bằng sông Cửu long lũ lụt xảy ra làm hàng triệu người mất nhà, của cải, lúa và hoa màu, có nhiều hộ phỉ sống trong tình trạng màn trời chiếu đất, không có lương thực để ăn rống khôngnhững vậy còn cướp đi nhiều sinh mạng. Như vậy, những tình huống đột xuất gây nên sự nghèo đói ở diện rộng hơn, là nguyên nhân gây ra nghèo đói một cách bất ngờ mà không ít người lường trước được. Để tìm độ xác thực của từng giả thiết trên, tác giả của cuốn sách này đã đưa ra bảng hỏi và thay đổi cách hỏi đối với đối tượng. Bảng hỏi được xây dựng thành một khung có 9 vấn đề và được hiểu là 9 tình huống, nguyênnhân và cho ta kết quả như sau: Số liệu (Sách tình hình xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. NXB Thống kê). Thiếu vốn 50-70% Thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh: 40-50% Thiếu ruộng, thiếu việc làm: 10-30% Đông con, thiếu lao động:10-25% Neo đơn thiếu lao động:5-10% Lười, lãng phí:5-6% Rủi ro, ốm đau:2-3% Tệ nạn xã hội:2-3% Thiếu thị trường:0 Từ đây ta có thể thấy: Do người nghèo làm không đủ ăn hầu như có ít, hoặc không có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác họ cũng chưa thật sự có hoạt động kinh tế, tư duy kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Đây chính là dấu vết của kinh tế tự nhiên thuần nông, tự túc, tự cấp. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn trong những năm qua: Theo số liệu của Bộ LĐ- TB- XH năm 1999, ta có từ năm 1994 đến năm 1999 tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi giảm đi một cách rõ rệt. Trong năm 1994 có 2.877.060 hộ nghèo, chiếm 26,38% đến năm 1999 có 1.837.700 hộ nghèo, như vậy trong 5 năm số hộ nghèo đã giảm 1.041.360 hộ, bình quân mỗi năm giảm 208.272 hộ nghèo. Như vậy, qua các chương trình và dự án xoá đói giảm nghèo chúng ta đã đạt được những kết quả tương đối tốt, tỷ lệ nghèo đói giảm đi rõ rệt. Theo thống kê của Bộ lao động thương binh, số liệu ta có kết quả xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn miền núi những năm qua và mục tiêu trong năm 2000 như sau: Bảng 2: (Đơn vị: hộ) Năm Số hộ nghèo Tỷ lệ Tỷ lệ giảm/năm 1994 2.877.060 26,38 - 1995 2.597.170 23,21 3,17 1996 2.519.080 22,05 1,16 1997 2.402.460 20,30 1,75 1998 2.159.340 17,95 2,35 1999 1.835.700 14,93 3,02 2000mt 1.400.000 11,13 3,780 Từ đó ta có thể đưa ra đồ thị biểu thị tỷ lệ đói nghèo của các năm từ 1994 đến 2000 như sau: Từ đồ thị cho ta thấy được độ dốc đoạn từ năm 1994 đến 1995 có độ dốc lớn do năm đó nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đời sống được nâng cao, người dân đã thích ứng và hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường mở. Đoạn từ năm 1995 đến 1998 độ dốc của đồ thị ít một phần do chúng ta tập trung vào phát triển kinh tế, ít quan tâm đến vấn đề xoá đói giảm nghèo. Đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, do vậy mà trong giai đoạn này tốc độ xoá đói giảm nghèo thấp, hay hiệu quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt tốc độ thấp. Nhưng đến 1998-1999 độ dốc của đồ thị lớn hơn hẳn, trong giai đoạn này nhà nước đã đặc biệt chú trọng đến công cuộc xóa đói giảm nghèo, đưa hàng loạt những chương trình vào thức hiện, như chương trình 133, 135, 327, 771... và cắt cử các bộ chuyên trách giám sát việc thực hiện các chương trình này. Do vậy đã đạt được kết quả tốt như một số những dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo năm 1999: Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo: nguồn vốn bố trí cho 1.000 xã là 410 tỷ đồng, các địa phương đã bố trí đầu tư cho 1.753 công trình. Trong đó, giao thông 547 công trình với kinh phí 138.903 triệu đồng, tức 36,44%, thuỷ lợi nhỏ 446 công trình với kinh phí 82.823,5 triệu đồng (21,72%), nước sinh hoạt 233 công trình với kinh phí 30.180,9 triệu đồng, tức 9,48%, điện sinh hoạt 88 công trình với kinh phí 17.057 triệu đồng, chiếm 4,47%, 18 trạm xá xã với kinh phí 2.764 triệu đồng, chiếm 0,73%. Về tiến độ thi công: hầu hết các công trình đã được khởi công và phấn đầu cơ bản hoàn thành các công trình trong năm 1999, hết tháng 11/1999 đã có 514 công trình đưa vào sử dụng. Tiến độ giải ngân: Bộ tài chính đã chuyển 100% theo kế hoạch về các kho bạc địa phương, những công trình do xã tự làm cơ bản đảm bảo đến hết tháng 1/1999 mới thực hiện giải ngân được 140 tỷ đồng, đến 31/12/1999 giải ngân được 250 tỷ đồng 961,27%), số còn lại sẽ được giải ngân hết vào tháng 4/2000. Nhiều tỉnh bước đầu đã huy động được công sức của dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng như: Hà Giang huy động trực tiếp được 1.762.796 công lao động và đóng góp bằng tiền 1.676 triệu đồng. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của ngân sách trung ương, các địa phương đã huy động thêm nguồn vốn trên địa bàn, lồng ghép vốn xây dựng cơ bản từ các chương trình dự án khác để đầu tư thêm cho 176 xã nghèo khác. Ngoài ra một số dự án của các tổ chức quốc tế như WB, UNDP,ADB... đã đầu tư hỗ trợ trạm y tế xã, trường học, thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt cho các xã nghèo ở hku vực miền núi phía bắc và khu vực miền trung. Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, vốn bố trí 27 tỷ đồng tập trung vào bổ trợ trực tiếp đời sống cho khoảng 10.000 hộ, hỗ trợ sản xuất thông qua cho vay không lãi 20.000 hộ, xây dựng mô hình để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ trực tiếp xây dựng thuỷ lợi nhỏ... thực hiện đạt 100% kế hoạch. Dự án định canh định cư, di dân kinh tế mới, vốn bố trí 252,2 tỷ đồng, thực hiện 511 dự án định canh định cư tập trung: bước đầu định canh định cư cho 47.120 hộ, đạt 68% kế hoạch, khoanh nuôi, bảo vệ rừng 242.456 ha, trồng rừng mới 2.300 ha, khai hoang mở rộng diện tích 1.387 ha, xây dựng 472 km đường giao thông nông thôn và 84 cầu cống qua đường, 73 công trình thuỷ lợi nhỏ tưới cho 746 ha, 8.799 m2 lớp học, 2 công trình nước sạch với tổng giá trị khối lượng ước 110 tỷ đồng. Kết quả di dân kinh tế mới: cả nước thực hiện đạt 18.327 hộ với 80.349 nhân khẩu, di dân nội tỉnh là 16.241 hộ với 72.941 nhân khẩu, đạt 90% kế hoạch. Di dân ngoại tỉnh 2.080 hộ với 7.408 nhân khẩu đạt 66% kế hoạch. Đã xây dựng 97,2 km kênh mương, đê bao với khối lượng đào đắp 729.238 m3, 18 công trình thuỷ lợi các loại, 61,1 km đường dân sinh, 22 cầu cống, 692 m2 lớp học, 471 giếng và 2 hệ thống nước sinh hoạt. Sắp xếp ổn định dân di cư tự phát: sắp xếp ổn định cho 6.565 hộ, xây dựng trên 322,9km đường giao thông nông thôn và 23 cống, 6.741 m2 lớp học và trạm y tế xã, 44 giếng và bể nước, 13 công trình thuỷ lợi... Dự án đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo, kinh phí bố trí 7,2 tỷ đồng. Đã biên soạn tài liệu huấn luyện cho 1.500 cán bộ xoá đói giảm nghèo làm công tác xóa đói giảm nghèo của các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cấp tỉnh và 91 huyện có 1.000 xã đặc biệt khó khăn. Các địa phương đã tổ chức được trên 230 lớp tập huấn công tác xoá đói giảm nghèo cho khoảng 15.580 cán bộ các cấp. Ngoài ra còn kết hợp các dự án tập huấn nghiệp vụ chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho nhiều cán bộ. Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông-lâm- ngư. Đã xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật với 10.000 hộ tham gia tổ chức 180 lớp khuyến nông với 18.000 lượt người, in 3 số báo chuyên đề , 142.000 tờ rơi... Các địa phương đã tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn cách làm ăn cho trên 854.000 lượt người nghèo. Dự án tín dụng cho người nghèo: Trong năm 1999 lãi suất cho vay vốn dành cho người nghèo giảm xuống còn 0,7%, hình thức cho vay được nâng lên 3 đến 5 triệu đồng/hộ/lượt vay. Thời hạn cho vay tối đa 5 năm đã giúp người nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất ổn định hơn. Nguồn vốn ngân hàng người nghèo thực hiện đạt 4.086 tỷ đồng, tăng 664 tỷ đồng so với cuối năm 1998 cho vay 2001 tỷ đồng với 1.011.000 lượt hộ nghèo được vay. Dư nợ đạt 3.897 tỷ đồng với 2.320.000 hộ ở 197.000 tổ vay vốn, dư nợ bình quân 1 hộ là 1.680 triệu đồng. Dư nợ quá hạn là 58 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,49%. Ngoài ra các tổ chức đoàn thể và một số dự án tín dụng hợp tác quốc tế đã huy động được 530 tỷ đồng cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo. Hỗ trợ người nghèo về y tế: Kinh phí cho dự án này được lấy từ nguồn chi đảm bảo xã hội của các địa phương. Ngành y tế đã bố trí trên 90 tỷ đồng lồng ghép các chương trình cho 1.000 xã nghèo. Thực hiện việc khám chữa bệnh cho dân, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo (826.016 thẻ) với kinh phí13.260 triệu đồng, cấp thẻ và giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí cho gần 1 triệu người, khám chữa bệnh miễn phí cho 994.000 lượt người với kinh phí 29.181 triệu đồng. Hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Nguồn vốn này không trực tiếp lấy từ chương trình nhưng ngành giáo dịch đã bố trí lồng ghép 50 tỷ đồng từ kinh phí hoạt động của ngành để hỗ trợ xây dựng trường học cho các xã nghèo. Trong năm 1999 các địa phương đã miễn giảm cho 746.205 học sinh nghèo tiền học phí với kinh phí miễn giảm khoảng 39.468 triệu đồng. Như vậy theo báo cáo của các địa phương, số hộ nghèo đói năm 1999 giảm so với năm 1998 ở khu vực nông thôn như sau: Tổng số hộ nghèo đói giảm 323.640 hộ. Số hộ tái nghèo đói do lũ lụt, thiên tai 75.000 hộ. Số hộ nghèo đói giảm đi khi đã trừ đi số hộ tái nghèo đói là 248.640 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo đói còn khoảng 13%. Hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo và các biện pháp cụ thể để hạn chế nó: Một số chính sách về xoá đói giảm nghèo: Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo (133) và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa (135) là 2 chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với những hộ đói nghèo nói chung và đối với những hộ đói nghèo nói chung và đối với những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị ảnh hưởng của thiên tai, vùng căn cứ cách mạng. Đồng thời đây cũng là hai chương trình có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế-chính trị-xã hội và an ninh quốc phòng, với tính nhân văn sâu sắc, đã phát huy được bản sắc tốt đẹp của dân tộc góp phần phát triển đất nước một cách bền vững, được các cấp uỷ đảng, chính quyền coi làm nhiệm vụ chính trị-xã hội trọng tâm trong chương trình hành động của mình, và đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Qua một năm thực hiện chương trình 133 và 135 đã dấy lên thành cuộc vận động sâu rộng tron cả nước, nó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội và sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế. Do đó mà nguồn vón đầu tư đã huy động được tăng gấp hai lần so với kinh phí mà chính phủ đầu tư và đã thu được kết quả đáng khích lệ như: - Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế số hộ nghèo giảm từ 15,7% (2.387.050 hộ nghèo) năm 1998 xuống còn 13% (2.056.700 hộ nghèo) năm 1990. Vượt chỉ tiê giảm do quốc hội thông qua được 40.000 hộ, đời sống nhân dân ở nhiều nới được cải thiện rõ rệt. - Trong năm 1999 đã hoàn thành trên 2000 công trình hạ tầng và đưa vào sử dụng, hầu hết các công trình được đưa vào sử dụng đều đảm bảo tốt: đúng mục tiêu, đối tượng, không thất thoát và có hiệu quả, làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, làm tăng thêm lòng tin của dân đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước. - Qua thực hiện đã xuất hiện nhiều sáng tạo, nhiều mô hình tốt về xoá đói giảm nghèo về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn cần được đúc kết để nhân rộng ra các địa phương khác. Đồng thời cho chúng ta một số bài học quan trọng về sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo giám sát thực hiện chương trình; về sự lồng ghép các chương trình, dự án khác với hai trương trình này để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, về việc đưa cán bộ về giúp vùng nghèo về sự tham gia của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương dân chủ, công khai để dân biết, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi ích. Ngoài hai chương trình 133 và 135, Nhà nước còn đưa ra một số chương trình và dự án khác như: Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327), chương trình khai thác sử dụng bãi bồi mặt nước ven sông, biển (773), chương trình trồng cây thay thế cây thuốc phiện... 2. Một số một số hạn chế trong quá trình thực hiện các chương trình trên: - Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ các ngành còn chậm, thiếu cụ thể. - Triển khai xây dựng các công trình còn chậm ở nhiều khâu, từ việc xây dựng, phê duyệt dự án cho đến chỉ đạo thi công. Một số chương trình quy mô chưa phù hợp, chất lượng chưa đảm bảo, còn kéo dài thời gian xây dựng. ở một số địa phương còn tình trạng khi xã xây dựng công trình dân chưa được tham gia xây dựng để giải quyết thêm công ăn việc làm. - ở một số địa phương còn lúng túng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển nông thôn, quy hoạch khu dân cư, sản xuất hàng hoá. Nhiều hộ gia đình chưa biết lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, chưa biết cách làm ăn, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa. Việc sản xuất quy hoạch lại khu dân cư chưa được quan tâm đúng mức do vậy ở nhiều nơi khó có điều kiện xây dựng nông thôn mới. 3. Mục tiêu và các biện pháp cụ thể để hạn chế những thiếu sót vào năm 2000 và những năm tiếp theo. 3.1 Muc tiêu: Trong những năm tới phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo từ 13% xuống còn 11%, đặc biệt là phấn đấu xóa các hộ đói, giảm các hộ nghèo vượt chỉ tiêu của chính phủ. Tiếp tục phấn đấu phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu: mở rộng diện xã có điện, đường giao thông trạm y tế, trường học cấp cơ sở, chợ và nước sạch. Chuẩn bị cho kế hoạch cho 2 chương trình những năm tiếp theo. 3.2. Các biện pháp cụ thể: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên thì Đảng và nhà nước ta phải chỉ đạo khẩn trương khắc phục những tồn tại, đồng thời thực hiện giải pháp đồng bộ, toàn diện, tập trung nguồn lực và có cách làm sáng tạo để thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững thì chúgn ta cần phải chú trọng tới những biện pháp sau đây: Trước hết chúng ta phải động viên người nghèo, vùng nghèo phát huy nguồn lực của mình. Cùng với vỗn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước năm 2000 đã được bố trí, vốn lồng ghép từ nhiều chương trình, dự án khác. Tiếp tục huy động sự giúp đỡ của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể sự giúp đỡ của từng cộng đồng. Và mỗi người hảo tâm trên mọi miền đất nước, sự giúp đỡ thiết thực của quốc tế, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Phát động toàn dân mỗi năm có một ngày dành cho người nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng biên giới. Đề nghị các tổ chức kết hợp đẩy mạnh cuộc vận động này để thực hiện nhanh hơn phong trào xoá đói giảm nghèo. Về vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ năm 1999 của chương trình 135 xây dựng trung tâm cụm xã, xây dựng cơ sở hạ tầng các xã biên giới và đường ra biên giới nhưng chưa giải ngân kịp ở các địa phương được kéo dài hết tháng 6/2000 và quyết toán vào ngân sách năm 1999. Nếu đến thời điểm này các công trình chưa hoàn thành thì được chuyển sang kế hoạch năm 2000 và quyết toán vào ngân sách năm 2000. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới gắn với quy hoạch sắp xếp lại khu dân cư để dân ở tập trung đưa dân trở lại sinh sống ổn định ở biên giới, nơi có điều kiện thì nhận thêm dân đảm bảo cho việc đầu tư phát triển lâu dài. Quá trình phát triển nông thôn phải gắn với quy hoạch lại đất đai, tổ chức và cung cấp đầy đủ, thuận tiện với giá rẻ các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra để giúp dân phát triển sản xuất, nhất là phát triển sản xuất hàng hoá để vừa góp phần giải quyết lương thực tại chỗ, vừa nâng cao thu nhập cho nông dân. Đồng thời với quá trình xây dựng nông thôn cần gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với hạ tầng xã hội để phát giáo dục, nâng cao dân trí, làm tốt việc phòng và khám chữa bệnh cho nhân dân. Chú ý đào tạo cán bộ kiên trì nhiều năm, cả đào tạo tại chỗ và đưa cán bộ từ trên xuống giúp dân. Các địa phương phải xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp các hộ nghèo vùng nghèo nhằm sau kế hoạch 5 năm 2001- 2005 thoát khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu. Cần ưu tiên các xã biên giới, chọn những nơi khó khăn làm trước, tập trung xây dựng và hoàn thành dứt điểm các công trình thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, chợ... sớm đưa các công trình vào sử dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. Bộ quốc phòng giúp đỡ các xã ở vùng có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng, địa bàn hoạt động trọng yếu, dọc biên giới, sắp xếp ổn định lực lượng về biên phòng ở biên giới để thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế- xã hội. Đảng và nhà nước cần khuyến khích các tổ chức đoàn thể tổ chức mạng lưới và vận động hội viên tích cực tham gia các chương trình và dự án của nhà nước (133,135,327,771...) Về Trung ương đoàn thanh niên cần tổ chức tốt việc đưa trí thức trẻ tình nguyện đi giúp đỡ các xã khó khăn, các xã nghèo, lựa chọn thanh niên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ có lòng quyết tâm đưa về xã và coi đây là môi trường để thanh niên vừa giúp dân, vừa rèn luyện phấn đáu trưởng thành và phát triển. Phát huy phong trào thi đua giữa 49 tỉnh có các huyện nghèo, xã nghèo và phong trào thi đua giữa các huyện nghèo và xã nghèo, đúc kết nhân rộng cách làm hay, mô hình tốt về xoá đói giảm nghèo, về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở các địa phương. (Số liệu tham khảo: sách kỷ yếu hội nghị sơ kết tình hình thực hiện năm 1999 và triển khai kế hoạch năm 2000 chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, và vùng sâu vùng xa –xuất bản 4/2000.) Chương III: Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hộ và xoá đói giảm nghèo Phương hướng Về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thờ kỳ 2001 – 2005 Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đới sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để dến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Phương hướng tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 Tăng trưởng kinh tế nhanh và bề vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cáy kinh tế, cơ cấu lao động nhằm tăng năng suất lao động xã hội. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tực tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Các nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho 5 năm tiếp theo Tiếp tục chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế so sánh, nhất là trong sản xuất nông, lâmn ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng như cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước trên cơ sở bảo đảm chất lượng và tính cạnh tranh cao. Tăng nhanh và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Huy động tối đa mọ nguồn lực trong nước để tăng đầu tư phát triển, nhất là tăng nguồn vốn từ khu vực dân cư. Khuyến khích đầu tư của dân cư, kích thích tiêu dùng hợp lý, huy dộng tới mức cao nhất nguồn tiết kiệm nội địa cho đầu tư phát triển. Tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển đồng bộ và bền vững mạng lưới giao thông quốc gia, tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đúng cấp, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiệ đại hoá đất nước và quá trình hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm, hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn khó khăn. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường mới. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho hàng hoá nông sản và sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh; đẩy mạnh tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu mới; nâng cao chất lượng và uy tín hàng xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thồng tài chính, tiền tệ Tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia. Thực hành tiết kiệm, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triền, mở rộng thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triền kinh tế – xã hội. Tiếp tục cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, cải cách hệ thống ngân hàng thương mại; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhfa nước để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Thực hiện đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao chất lược nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý, triển khai thực hiện chương trình phổ cẩp trung học cơ sở; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến , hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức, giảm ô nhiếm, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn; có chính sách đồng bộ, có hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng vùng để bảo đảm cơ bản xoá hộ đói, gảm nhanh hộ nghèo, giải quyết các tệ nạn xã hội, bảo đảm phát triển bền vững. Phát triển mạnh văn hoá, thông tin, y tế, giáo dục và thể dục thể thao; nâng cao mức sống vạt chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng một phần như cầu thuốc chữa bệnh, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nâng tỷ lệ cung cấp nước sạch cho dân cư nông thô. Giảm các tệ nạn xã hội như HIV / AIDS, ma tuý, tai nạn giao thông. Tăng cường bình đẳng giới, lồng ghép cac vấn đề về giới vào các chính sách, chương trình và dự án phát triển. Đảm bảo nguồn lực cần thiết để các Bộ ngành và tỉnh thành xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình đáp ứng yêu cầu về bình đẳng giới. Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trên 4 lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công nhằm tăng cường hiệu quả, sự minh bạch của chính sách nhà nước và công cụ cung cấp dụch vụ; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để cải thiện dịch vụ, đảm bảo mối quan hệ cới mở, minh bạch và ổn định giứa nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Giảm thiểu quan liêu, đẩy lùi tham những, và thực hiện quản lý nhà nước dân chủ, có người dân tham gia ở toàn bộ các cấp hành chính, nhất là ở cấp cơ sở. Bảo đảm chật tự kỷ cương trong mọi hợt động kinh tế – xã hội và thực hiện dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự giám sát của người dân đối với các dịch vụ công và các hoạt động công vụ, các nguồn tài chính cộng Các giải pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn: Một nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho một hộ làm nghề nông nói riêng và nền kinh tế nông nghiệp nói chung. Với nước ta là một nước nông nghiệp, với điều kiện canh tác lạc hậu, ruộng đất bình quân đàu người thấp (0,1ha/người), lại bị lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nhiều vùng liên tiếp bị lũ lụt như các tỉnh miềng trung và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long vừa qua và hiện vẫn đang gánh chịu, có tỉnh nhiều năm bị thiên tai và mất mùa đói kém liên tiếp. Như vậy nếu chỉ sản xuất thuần nông thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro và khó tránh khỏi tình trạng nghèo đói. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn là một biện pháp quan trọng hàng đầu vừa có tính cấp bách để xoá đói giảm nghèo và mang chiến lược cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển nền kinh tế thuần nông tự túc tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, góp phần thức hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chúng ta cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Thực hiện kiên quyết việc chuyển đổi nền kinh tế nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết chúng ta giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù hợp, đồng thời mở rộng phát triển các loại cây tròng khác như cây ăn quả, và cây công nghiệp thích ứng với thời tiết, khí hậu đất đai và thị trường. Như vậy chúng ta tránh được rủi ro mất mùa hàng loạt. Chúng ta đặc biệt lưu ý đến phát triển mô hình VAC hoặc mô hình trang trại nhỏ, đây là 2 mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn miền núi và trung du hiện nay., kết hợp với việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân: thiếu vốn, thiếu kiến thức, mất trật tự an ninh trong địa bàn sinh sống và cư trú. Phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với 3 mô hình: Những hộ có điều kiện chuyển hoàn toàn thành gia đình làm nghề tiểu thủ công nghiệp. Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết thời vụ. Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ gắn với đô thị hóa nông thôn: Nước ta hiện nay nhiều sản phẩm, tiêu dùng hoặc xuất khẩu chưa được chế biến hoặc chỉ dừng lại ở sơ chế. Nhưng để có thể đứa các loại nông sản vào chế biến thì trước hết chúng ta phải tìm được nguồn đầu tư vào việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Như vậy thì khá tốn kém và phức tạp. Trong nền kinh tế hàng hóa chất lượng hàng tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, như vậy chúng ta phải tổ chức và đầu tư kết hợp các loại quy mô nhỏ và vừa, công nghệ phù hợp với tập quán truyền thống. ở nước ta có các loại nông sản có thể đưa vào chế biến như lương thực, rau quả, gia cầm, gia súc đảm bảo nhu cầu trong nước có chất lượng, đặc biệt khi trái vụ. Mở rộng các dịch vụ cung ứng vật tư về kỹ thuật sản xuất, chế biến và tiêu thụ sẩn phẩm, đây là vấn đề thiết thực cho phát triển kinh tế nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo. Trước hết chúng ta phải quy hoạch và sử dụng đất có hiệu quả, thu hồi những đất trên địa bàn đông cũng là giải pháp rất quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. ở những nơi do điều kiện thiếu đất sản xuất, lại chưa có điều kiện để phát triển ngành nghề thì chúng ta tổ chức khai hoang, lấn biển, để đầu tư kết cấu hạ tầng động viên những hộ nghèo đến sản xuất và sinh sống ở vùng đất mới. Những vùng không có khả năng tạo được quỹ đất thì chúng ta tạo điều kiện cho hộ nghèo về tư liệu sản xuất như thuyền bè, lưới đánh cá và các công cụ lao động phù hợp để cho họ có thể hành nghề và mở rộng sản xuất một cách chính đáng. Dự án tín dụng đối với người nghèo Cùng với đất đai và tư liệu sản xuất thì vốn cũng có vai trò quan trọng đối với người nghèo nói riêng và hộ nông dân nói chung. Trên thực tế từ những năm 90 chúng ta đã có những hoạt động tự nguyện và phong trào tổ chức huy động vốn, tiết kiệm ở một số địa phương, tạo điều kiện cho người nghèo vay để sản xuất và làm dịch vụ. Theo thống kê của ngành ngân hàng chỉ tính riêng đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từ năm 1991 đến 1995 trong 5 năm cho vay với doanh số 37.736 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 7.000 tỷ đồng. Đến năm 1996 cho 1,5 triệu hộ nghèo vay với số nguồn vốn khoảng 1.700 tỷ đồng, cho vay khắc phục hậu quả lũ lụt là 1.000 tỷ đồng (Thực tiễn kinh nghiệm số 11 tháng 6/1998). Trong năm 1999 chúng ta đã thực hiện được chỉ tiêu giảm 300.000 hộ nghèo. Chúng ta đã phải huy động tổng nguồn vốn khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 936 tỷ đồng, vốn tín dụng của ngân hàng phát triển nông thôn 4.000 tỷ đồng, trong đó vốn cấp bù lãi suất là 55 tỷ đồng năm 1999. Một số vốn lồng ghép từ các chương trình khác khoảng 250 rỷ đồng, vốn huy động từ các địa phương là 200 tỷ đồng, từ việc hợp tác với các tổ chức quốc tế khoảng 1.000 tỷ đồng (Số liệu lao dộng- xã hội 5/2000). Như vậy, phương pháp đầu tư bằng chính sách tín dụng cho người nghèo là một phương pháp có hiệu quả nhất. Khi chúng ta thực hiện chính sách trợ vốn cho người nghèo cần bám sát theo định hướng sau: 3.1. Về đối tượng vay: trước tiên ta phải ưu tiên cho các hộ chính sách năm trong hộ nghèo đói cho vay trước, sau đó đến các hộ đói nghèo có sức lao động và sau cùng đến các hộ nghèo xã hội. Đối với các hộ nghèo không có sức lao động thì việc cho vay vốn đê sản xuất không mang lại được kết quả gì. 3.2. Về nguồn vốn: trước hết chúng ta nên coi trọng và huy động nguồn vốn tại chỗ ở mỗi địa phương với các hình thức cho vay mượn với mức lãi suất phù hợp. Cụ thể như: Trích từ ngân sách: của xã, huyện, tỉnh và trung ương khoảng 2% hàng năm. Từ các ngân hàng: ngân hàng nhà nước, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, đặc biệt là ngân hàng phục vụ người nghèo và cả ngân hàng cổ phần, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... Nguồn vốn từ các đoàn thể xã hội khác, hội nghề nghiệp. ở nước ta hiện nay thì nguồn vốn từ các đoàn thể xã hội và hội nghề nghiệp là một đặc trưng và một thế mạnh của chúng ta. Các hội có trách nhiệm đối với các thành viên của mình, chăm lo cho đời sống kinh tế và việc huy động vốn từ chính hội viên của mình, kể cả những hội viên còn nghèo để cho hội viên nghèo vay. Sự hợp tác quốc tế: thông qua các dự án vừa và nhỏ của các tổ chức đa chính phủ, song phương, phi chính phủ... Song đây không phải là nguồn vốn chính, nhưng nó rất cần thiết và có thể tranh thủ để tạo nguồn vốn hỗ trợ thêm cho người nghèo. 3.3. Mức vay: Để xác định mức vay, ta dựa vào yêu cầu về sản xuất, dịch vụ mà cho các hộ vay với mức nhiều ít khác nhau. Song mức trung bình là 1,5 đến 3 triệu đồng cho một bộ phận sản xuất với các dự án nhỏ, tạo việc làm tại chỗ. Nếu các hộ nghèo góp vốn hình thành tổ hợp sản xuất, như đánh bắt thủy hải sản thì chúng ta có thể cho họ vay với mức lớn hơn. Thời gian vay theo chu kỳ sản xuất song phải không dưới 3 năm. 3.4. Về lãi suất: đây là một yếu tố mang nội dung kinh tế và tâm lý đối với người nghèo. Cần phải tạo ra những nấc thang cho người nghèo tham gia vay vốn. Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, do vậy mà chúng ta không phải là cho không mà ngay từ đầu phải ý thức cho người nghèo là có vay có trả cả gốc và lãi. để người nghèo tự tính toán sản xuất, dịch vụ gì là có hiệu quả và nên vay bao nhiêu, khiến họ phải tính toán cân nhắc trước khi vay. Năm 1999 nhà nước ta đã hạ mức lãi suất cho vay ưu đãi người nghèo giảm xuống còn 0,7% đây là một chính sách khuyến khích người nghèo vay vốn và tự sản xuất. Chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ: Nội dung đào tạo: trước hết là ta tổ chức rộng rãi việc dạy nghề cho thanh niên thuộc độ tuổi lao động, chủ yếu là các nghề sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh cây, con với những tiến bộ mới về công nghệ sinh học, canh tác... về khuyến nông, lâm ngư. Kết hợp với đào tạo cho lực lượng lao động trẻ các nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống va những nghề mới phục vụ cho công nghiệp nông thôn, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong khu vực. Cách tổ chức dạy nghề và chuyển giao công nghệ: Khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề chuyển giao kiến thức về công nghệ phù hợp tại các trung tâm giao dịch đào tạo nghề ở địa phương cơ sở, đặc biệt là mở các lớp cơ động tại xã. Mở các lớp học của các hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp. Chú ý đến việc phát triển hơn nữa hình thức học nghề từ xa (thông qua hệ thống thông tin đại chúng). Khuyến khích các hộ gia định trong làng xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi biết cách làm giàu từ sản xuất, dịch vụ nhận đỡ đầu hướng dẫn cho người nghèo. Đây là hình thức không tốn kém, đem lại hiệu quả do vậy mà động viên được những người giàu hướng dẫn cách làm ăn cho các hộ nghèo. Đối với một số vùng còn quá lạc hậu, vùng sâu vùng xa thì cần có một lực lượng tình nguyện, nhất là sinh viên , học sinh, cán bộ có kinh nghiệm giúp đỡ địa phương vận động xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp có những dự án về đào tạo tạo việc làm cho người nghèo. Về chính sách: Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn đào tạo hoặc trích từ quỹ xoá đói giảm nghèo ở địa phương, từ các dự án hợp tác quốc tế. Nhà nước có thể cấp học phí cho người nghèo học giảm 50%. Tại văn kiện đại hội VIII đã ghi rõ; “các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí cho con em các hộ nghèo đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo vào làm việc.” Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã nghèo: Trước hết cần tập trung đầu tư cho 1715 xã đặc biệt khó khăn. Đó là xã yếu kém nhất hoặc chưa có cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông điên, thủy lợi, nước sinh hoạt và trạm y tế xã. Đến hết năm 1999 nhà nước đã đầu tư xây dựng trên 2.000 công trình cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư bình quân gần 800 triệu đồng/ xã (Lao động –xã hội 5/2000). Việc đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã nghèo là điều kiện quyết định trước tiên cho việc xoá đói giảm nghèo. Nếu chúng ta kéo dài thời gian đầu tư thì trên thực tế người nghèo sẽ chậm tiếp cận được các điều kiện khác và do đó không thể xoá đói giảm nghèo được. Về cơ chế để tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: Nhà nước và hợp tác quốc tế khoảng 50%. Nhân dân góp khoảng 25%, chủ yếu là sức lao động, vật liệu tại chỗ. Vốn vay từ các chương trình quốc gia khác 25%. Ngoài ra nhà nước còn phát động và khuyến khích các doanh nghiệp và những người có điều kiện nhận đỡ đầu, hoàn lại hoặc thu hồi dần các công trình hạ tầng trên những nơi có điều kiện. Nhà nước chỉ đầu tư vào các xã mà không thể thu hồi được vốn vì dân quá nghèo, quá xa. Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Hiện nay nước ta có hơn 2 triệu học sinh con em hộ nghèo. Nhưng nhà nước mới thực hiện miễn giảm cho con em gia đình chính sách và dân tộc tít người. Như vậy để khuyến khích con em hộ nghèo đi học thì nhà nước cần phải có văn bản quy định cho con em hộ nghèo được miễn giảm học phí, kể cả cấp phổ thông trung học, đại học. Cho mượn sách giáo khoa và cấp vở học cho con em hộ nghèo. Chính sách hỗ trợ về y tế: Hiện nay nhà nước có chính sách giảm một phần viện phí cho người nghèo, nhất là việc khám chữa bệnh của họ. Trong 3 năm 1998-2000 áp dụng chính sách miễn giảm viện phí bằng cách mua thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh, tổ chức các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh nhân đạo cho người nghèo nhu cầu về vốn cho dự án này cần 900 tỷ đồng. Một số chính sách khác nhằm khuyến khích người nghèo sản xuất: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện thị trường vật tư. Đây là một biện pháp rất cần thiết dành cho người lao động đặc biệt là cho những hộ nông dân làm nghề phi nông nghiệp có sản phẩm là hàng hóa. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm cần được mở rộng thị trường tiêu thu nội địa bằng cách khuyến khích mở mang thị trấn, thị tứ ở chợ nông thôn. Khuyến khích hình thức liên doanh liên kết. Phát triển các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo giá cả thoả thuận giữa nhà nước với đơn vị kinh tế, tuỳ nhóm hoặc tuỳ hộ. Nhà nước giúp hộ nông dân mở rộng thị trường ngoài nước, nhằm tận dụng khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ để tạo việc làm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tăng thêm thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tổ chức hệ thống thông tin nhanh, chính xác đến tận hộ nông dân giúp họ tiếp cận với thị trường có thông tin dể họ tự quyết định số lượng, chất lượng, mẫu mã và loại sản phẩm làm ra. Đối với thị trường vật tư, cần tổ chức lại hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp quốc doanh, giám sát chặt chẽ chất lượng vật tư trên thị trường nhằm thoả mãn kịp thời về nhu cầu, số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư cần cung cấp cho nông dân. 8.2. Các hộ nghèo cần được xét miễn thuế nông nghiệp và dịch vụ hàng năm. Giảm đóng góp có thời hạn về các phí ở địa phương. Trên cơ sở luật hóa các loại lệ phí, tránh tình trạng đặt ra lệ phí tràn lan. Di dân xây dựng các vùng kinh tế mới kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Di dân và vấn đề định canh định cư: Di dân từ các vùng nông thôn, thành thị đất chật người đông đi khai phá các vùng đất mới rộng rãi, thưa dân. Để khai thác và phát triển kinh tế xã hội và đưa đời sống vật chất tinh thần của dân cư các vùng đó tiếp cận trình độ chung của cả nước. Việc di dân chủ yếu xảy ra đối với những hộ nghèo thiếu đất canh tác, thiếu việc làm thu nhập thấp và bấp bênh họ di cư đến vùng kinh tế mới nhằm tìm kiếm cho mình một cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình. Về vấn đề định canh định cư: trong cả nước có khoảng 3,1 triệu người, 504 ngìn hộ ở rải rác 1.913 xã, 206 huyện, 36 tỉnh trung du miền núi cho đến nay đã tuyên truyền vận động được 1.9 triệu người định canh định cư vững chắc, 0,6 triệu người ở 3.378 thôn, bản, 1,3 triệu người đang được đầu tư theo dự án cần phải tiếp tục thực hiện với tổng nhu cầu về nguồn vốn khoảng 1.200 tỷ đồng. Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc: Nhà nước có chủ trương trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và nó đã trở thành chủ trương của quốc gia. Rừng hiện nay đã có chủ chăm sóc bảo vệ và được trồng mới. Đó là các hộ ở từng địa phương, trong đó có cả hộ giàu và hộ nghèo, vì vậy mà đã tạo ra được việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. ở nước ta hiện lượng đất trống đồi núi trọc còn rất nhiều, không có người đứng ra sử dụng và canh tác. Như vậy trong một vài năm tới, việc di dân đi xây dựng nền kinh tế mới kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc phải tiếp tục được coi trọng và xem nó như một giải pháp “cả gói” xoá đói giảm nghèo với các hình thức đa dạng sau: Người giàu kèm cặp người nghèo hoặc các hộ nghèo hợp tác với nhau cùng các địa phương tiến hành khai khẩn đất đai, cùng kết hợp thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển sản xuất kinh doanh và mở mang các ngành nghề mới. Nhà nước sử dụng dòng di dân có tổ chức để định hướng cho dòng di dân tự do có xu hướng ngày càng gia tăng, điều tiết luồng di dân để kết hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội vùng, địa phương xa xôi với mục tiêu kinh tế và nguyện vọng của người di dân. Đối với người di dân và dân địa phương khai phá đất kết hợp với thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, đưa đất hoang vào sản xuất kinh doanh... cần được giao quyền sử dụng đất với số lượng lớn hơn, lâu dài hơn , chắc chắn hơn để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp xã hội khác: Dân số và kế hoạch hóa gia đình: Để nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng dân số phải vận động và đầu tư bổ trợ cho hộ nghèo các biện pháp y tế và đảm bảo sức khoẻ trong sinh đẻ. Phải làm cho người nghèo nhận thức được hậu quả của việc sinh đẻ nhiều, cam kết mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1 đến 2 con. Đặc biệt là có các giải pháp y tế cho việc tránh nạo phá thai. Đồng thời sớm có quy định về bảo hiểm cho người nông dân và người lao động tự do để hạn chế đẻ nhiều con để nương nhờ tuổi già, đảm bảo công bằng xã hội. Bài trừ một số tệ nạn xã hội: Vấn đề bài trừ một số tệ nạn xã hội thì Đảng và nhà nước ta đã có các chỉ thị và nghị quyết về bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Đây là cuộc vận động lớn, tác động đến từng gia đình và toàn xã hội nhằm đẩy lùi và hạn chế tối đa nạn đánh bạc, số đề nghiện hút ma tuý. Chính tệ nạn này đã làm cho nhiều gia định rơi vào cảnh bần cùng nghèo đói và tái nghèo đói. Để thực hiện tốt cuộc vận động trên, trước hết phải làm cho mọi người hiểu tác hại của tệ nạn này ảnh hưởng đến lối sống, nhân cách và đặc biệt là về sự phá hoại kinh tế. Để có kết quả tốt thì trước hết phải xóa bỏ các loại chủ chứa cờ bạc, tiêm chích ma tuý, số đề. Đồng thời phát động phong trào đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, xã không có tệ nạn xã hội. Đối với những người đã sa vào tệ nạn xã hội thì chúng ta phải có hình thức bắt buộc chữa bệnh, cai nghiện, lao động phục hồi nhân phẩm cho họ. Phát huy sức mạnh của Đảng và nhà nước và các đoàn thể: Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp: Xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, đặc biệt là của chính quyền các cấp, Với vai trò pháp luật, chính sách hóa về các giải pháp về tổ chức toàn xã hội và chính người nghèo thực hiện xoá đói giảm nghèo. Để biến chủ trương của đảng, nguyện vọng của người dân thành chương trình hành động và thực hiện trong cuộc sống, trước hết phải làm cho mỗi cán bộ, mọi người dân có nhận tức đúng về chủ trương xoá đói giảm nghèo, không đơn thuần cho rằng đói nghèo nguyên nhân chỉ do người nghèo. Phải giác ngộ cho người nghèo về lối sống lao động, tiết kiệm và tránh tự ti bi quan cho rằng nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của từng cấp chính quyền. Mỗi cán bộ phải gần gũi với dân, thông cảm với người nghèo, phát huy mọi sáng kiến, tìm tòi mọi nguồn lực chi tiêu ngân sách để hỗ trợ cho người nghèo. Phải giáo dịch và kiên quyết xử lý số cán bộ thiếu trách nhiệm với dân, gây phiền hà và tham nhũng. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các đoàn thể về xoá đói giảm nghèo: Vận động thuyết phục các hội viên tự nguyện tham gia các phong trào bằng các hành động cụ thể, thích hợp với tính chất của hội. Động viên hội viên có kinh nghiệm hướng dẫn cách làm ăn chuyển giao công nghệ đối với hộ nghèo. Vận động mọi người tham gia đóng góp nguồn lực. Tham gia tích cực trong Ban xoá đói giảm nghèo. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ở địa phương, cơ sở. 11.3. Để đảm bảo thành công sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, các cấp uỷ đảng phải có chủ trương nghị quyết chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm tạo phong trào rộng khắp và mạnh mẽ về xoá đói giảm nghèo. Đối với các xã đặc biệt khó khăn Đối với các xã đặc biệt khó khăn, công cuộc xoá đói giảm nghèo cần phải có những giải pháp đặc biệt, cụ thể gắn với tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Mỗi địa phương có một khó khăn thiếu thốn riêng, nhưng xét cho cùng để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo tốt các làng xã này cần, chúng ta cần chú ý các điểm sau: Có hướng đi tầm chiến lược đồng thời vạch rõ lộ trình cụ thể, phù hợp với từng năm: Đối với các tỉnh vùng cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, yên Bái... do điều kiện kinh tế và vị trí địa lý mà một số xã ở vùng này nằm trong các xã đặc biệt khó khăn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Việc nghiên cứu các giải pháp tổng thể đưa nền kinh tế của các tỉnh này đi lên theo lộ trình cụ thể đã được phác họa là một điều rất cần thiết và bức bách. Phải tìm mọi cách đưa sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa, trước mắt là 4 điểm: chè, bò, đường đi, thuỷ lợi, và nhằm bớt đói khổ cho dân. Chính phủ phải có kế hoạch xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhỏ, sửa chữa và đào đắp đường xã, trợ cước vận tải đối với một số vật tư hàng hóa, nước sạch sinh hoạt, các dự án trồng chè, nuôi bò... Các tỉnh phải biết chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế phù hợp với thuỷ, thổ, khí hậu của tỉnh, phải đảm bảo an ninh lương thực phải cởi mở hơn nữa về cơ chế phát triển các thành phần kinh tế thu hút đầu tư từ miền xuôi và quốc tế. Tập trung vào khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết sách của chính phủ, đây là khâu yếu nhất hiện nay đối với nhiều ngành nhiều cấp. Để khắc phục chính phủ đã đưa ra chính sách tập trung mọi nguồn lực do trung ương hỗ trợ và của bản thân địa phương vào các xã khó khăn nhất đã được chính phủ phê duyệt. Cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ban ngành ở trung ương, các tổng công ty 90,91. Từng tỉnh phải phân công cụ thể, các sở ban ngành trực tiếp giúp đỡ một số xã khó khăn giao nhiệm vụ thời hạn hoàn thành. Về cán bộ cơ sở: Thực hiện quyết định của chính phủ về việc hỗ trợ cán bộ về các xã khó khăn ngoài việc giải quyết chính sách và chế độ khuyến khích bản thân từng địa phương còn phải năng động sáng tạo thì thực hiện mới có hiệu quả. Đối với các huyện, xã vùng cao vùng đồng bào dân tộc, vấn đề ngôn ngữ, phong tục tập quán, am hiểu dân và dịa bàn cần phải được đặc biệt chú ý. Vì vậy, hướng cơ bản là phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc tại chỗ và kết hợp với bộ đội biên phòng, học sinh là con em dân tộc đang học phổ thông, cao đẳng, đại học... Phải có quy hoạch dài hạn về vấn đề này, đảm bảo vững chắc kết quả xoá đói giảm nghèo. Tương tự như vậy, cần có quy hoạch về nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo – một nhiệm vụ cực kỳ to lớn và lâu dài. Kết luận Đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quố gia, dân tộc. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20, trên hành tinh chúng ta còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói. Và đây là một trong những trở ngại lớn nhất, một thách thức gay gắt đối với sự phát triển của thế giới hiện đại. Đối với nước ta xoá đói giảm nghèo để hướng tới một xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, là một vấn đề thời sự bức xúc hiện nay. Xoá đói giảm nghèo và đặc biệt là xoá đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn và miền núi đối với các hộ nông dân, các vùng và vệt nghèo là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định xã hội để đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện và phát triển sâu rộng rong phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh tự nó sẽ nói lên tính tất yếu của xoá đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng dồng dân cư ở nước ta. Để thực hiện được mục tiêu đó, đảng và nhà nước ta đã ra nhiều chính sách về xoá đói giảm nghèo như: 133, 135, 327, 771... các chương trình này đều đạt được những thành quả tốt đẹp. Đói nghèo là vấn đề có tính xã hội do nó bao gồm mọi nỗ lực đầu tư của nhà nước lấy từ kinh phí và ngân sách quốc gia dù tăng tiến đến đâu cũng không thể đáp ứng hết dược yêu cầu to lớn của xoá đói giảm nghèo trên quy mô toàn xã hội. Do vậy cần huy động vào phong trào quần chúng có tính xã hội sâu rộng này sự tham gia đóng góp hỗ trợ của mọi lực lượng, tổ chức, mọi địa phương mọi người, mọi nhà về vật chất và cả tinh thần. Cũng rất cần có sự hỗ trợ giúp đỡ và hợp tác của cộng dồng quốc tế và khu vực . Chỉ có như vậy các chương trình và dự án xoá đói giảm nghèo mới có thể thực hiện được đúng mục tiêu và thắng lợi được. Trong giai đoạn 2001-2005 việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ có tác dụng và ảnh hưởng lớn, sâu sắc đối với sự phát triển có tính chất bước ngoặt của đất nước. Mục lục Mở đầu 1 Chương I: Khái niệm chuẩn mực nghèo đói Sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo II. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của thế giới: III. Khái niệm và chỉ tiêu đánh giá nghèo đói của Việt Nam 1 1 4 6 Chương II: thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn nước ta, Thực trạng nghèo đói ở nước ta hiện nay: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo hiện nay Kết quả xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn trong những năm qua Hệ thống chính sách về xóa đói giảm nghèo và các biện pháp cụ thể để hạn chế nó; 10 10 14 16 20 Chương III: Các giải pháp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo Các giải pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Đối với các xã đặc biệt khó khăn 25 25 27 36 Kết luận Mục lục Tài liệu tham khảo 38 Tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế phát triển trường ĐHKTQD Giáo trình Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội trường ĐHKTQD Giáo trình Dân số trường ĐHKTQD Đại cương về đo lường và phân tích nghèo đói – ngân hàng thế giới ( HN 10 – 21/6/2002 Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ( HN tháng 5/2002 ) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8,9 Tạp chí lao động xã hội Số 3/1997 Số 7/1998 Số 5/1999 Số 6/1999 Số 8/1999 Số 5/2000 Số 10/2000, 11/2000 Tạp chí thông tin thực tiễn: 6/1998 Tạp chí ngân hàng 6/2000 Tạp chí cộng sản: 4/1999 Sách: kinh tế các nước đang phát triển Sách: tình hình xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn Sách: Giáo trình dân số phát triển : Trường ĐHKT QD Sách: Kinh tế các nước đang phát triển Sách: tình hình xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn NXB Thống kê năm 1995. Sách Kỷ yếu hội nghị sơ kết tình hình thực hiện năm 1999 triển khai kế hoạch năm 2000, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa. XB tháng 4 năm 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0244.doc
Tài liệu liên quan