2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra các giải pháp giúp cho tỉnh Trà Vinh có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ.
- Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tình hình XKLĐ của Việt Nam, kinh nghiệm XKLĐ của một số địa phương và các nước trong khu vực.
Đánh giá thực trạng XKLĐ của Trà Vinh trong thời gian qua.
Phân tích nhu cầu, nguyện vọng của những người lao động khi tham gia XKLĐ.
Đề ra các chiến lược, giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn giúp cho tỉnh Trà Vinh có những biện pháp, mục tiêu cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các niên giám thống kê, các thông tin trên Internet, sách báo cùng với các báo cáo về tình hình XKLĐ của Sở Lao Động Thương Binh & Xã Hội của tỉnh Trà Vinh.
- Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp 628 thanh niên trong độ tuổi lao động, trong đó có 350 thanh niên đến tuổi lao động đang cần việc làm, 278 thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ.
- Bên cạnh đó còn tiến hành thu thập ý kiến từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ của Tỉnh; cùng một số người lao động đã đi lao động ở nước ngoài trở về và những người có con em đi XKLĐ.
v Xử lý dữ liệu:
Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp xử lí số liệu:
- Phân tích tần suất
- Phân tích crosstab
- Cùng với các kiến thức thống kê và chuyên ngành có liên quan.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
XKLĐ là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về thực trạng XKLĐ của tỉnh Trà Vinh và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sách báo cáo về Ban chỉ đạo tổng hợp
(6) Thông báo cho công ty XKLĐ trực tiếp đến phỏng vấn và tuyển chọn
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị đào tạo: căn cứ vào nhu cầu tuyển lao động của các công ty XKLĐ phối hợp với UBND xã, phường thị trấn tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng và đào tạo nghề đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn lao động cung ứng và hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cần thiết cho người lao động.
5. Các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tỉnh có quỹ hỗ trợ tài chính đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia xuất khẩu lao động, trong đó đặc biệt ưu tiên đối người lao động thuộc diện hộ nghèo, diện chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer.
- Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % chi phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề ngắn hạn.
Mọi người lao động khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại với mức cho vay 80% tổng chi phí các dịch vụ.
- Riêng những người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và dân tộc Kh.mer khi được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ 100 % tổng chi phí dịch vụ việc làm, trong đó Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 80 %, Quỹ hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh cho vay 20 % (thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội).
6. Các kết quả đã đạt được
6.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Công tác thông tin tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng tác động đến người lao động, mục đích làm cho họ hiểu rõ đi XKLĐ là đi làm việc để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật quốc gia tiếp nhận lao động, bảo vệ uy tín cho lao động Trà Vinh nói riêng và cho lao động Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với hoạt động XKLĐ, Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng lao động đã có những hoạt động thiết thực nhằm cung cấp thông tin về XKLĐ đến người lao động.
- Năm 2005, Sở đã kí hợp đồng với Đài phát thanh và truyền hình phát sóng 45 lần thông tin quảng cáo về XKLĐ, phát gần 40.000 tờ rơi quảng cáo về tận khóm ấp, phát hành 3.600 tập san về thông tin lao động việc làm gửi đến các tổ chức hội đoàn thể 8 huyện thị và 102 xã, phường, thị trấn.
- Tại các địa phương, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với các đoàn thể thường xuyên tổ chức các cuộc họp mặt người lao động và gia đình họ để vận động, tư vấn về XKLĐ. Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng và XKLĐ phối hợp với phòng tổ chức lao động và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức nhiều cuộc họp mặt tư vấn trực tiếp cho người lao động.
Nhờ các biện pháp tích cực trên, công tác thông tin về XKLĐ đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua điều tra thực tế thì trong 628 người lao động (350 lao động phổ thông và 278 lao động đăng kí đi XKLĐ) trả lời về mức độ tiếp cận thông tin về XKLĐ thì có đến 52,5 % trả lời là nghe thường và 24,7 % trả lời là nghe rất thường. Đối với lao động đăng kí đi XKLĐ thì tỉ lệ nghe nói về XKLĐ ở mức độ thường và rất thường rất cao 96,4 %. Đối với lao động phổ thông thì chỉ có một số ít (8,2 %) là chưa nghe nói về XKLĐ. Như vậy có thể nhận thấy thông tin về XKLĐ đã đến với đại đa số người lao động. Từ đó có thể giúp họ hiểu nhiều và có cái nhìn đúng đắn về XKLĐ.
Bảng 7 : MỨC ĐỘ TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ XKLĐ
STT
Mức độ
LĐ phổ thông
LĐ đăng ký
Tổng
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
1
Chưa nghe nói đến
32
8,2
-
-
32
5,1
2
Thỉnh thoảng có nghe
101
28,1
10
3,7
111
17,7
3
Có nghe thường
125
11,5
205
73,6
330
52,5
4
Nghe rất thường
92
52,2
63
22,7
155
24,7
Tổng
350
100,0
278
100,0
628
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Hình 6: Biểu đồ các nguồn cung cấp thông tin về XKLĐ đến người lao động
Bảng 8: CÁC NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ XKLĐ
Nguồn thông tin
LĐ phổ thông
LĐ đăng ký
Tổng
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
Các phương tiện truyền thông
251
71,7
185
66,5
436
37,6
Trung tâm giới thiệu việc làm
97
27,7
278
100,0
372
32,1
Bạn bè
74
21,1
109
39,2
183
15,8
Người thân trong gia đình
36
10,3
65
23,4
101
8,7
Các hiệp hội địa phương
24
6,9
23
8,3
47
4,1
Nguồn khác
8
2,3
12
4,3
20
1,7
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Người lao động biết về XKLĐ thông qua các phương tiện truyền thông (tivi, báo chí, internet, báo chí, tờ rơi…), các công ty, trung tâm dịch vụ việc làm, bạn bè, người thân, các tổ chức đoàn thể ở địa phương… Kết quả điều tra thực tế cho thấy phần lớn người lao động biết đến XKLĐ nhờ các phương tiện truyền thông. Để đẩy mạnh công tác thông tin về XKLĐ thì Tỉnh nên chú trọng dựa vào các phương tiện truyền thông là chủ yếu vì đây là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, trung tâm, các công ty dịch vụ việc làm của Tỉnh cũng giữ một vai trò quan trọng trong tuyên truyền tư vấn về XKLĐ, đặc biệt đối với các lao động có nhu cầu việc làm, vì vậy cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì nguồn thông tin từ các hiệp hội, tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…) chiếm tỉ lệ rất thấp, 4,1 % trong số các ý kiến trả lời. Từ đó có thể nhận thấy là các hiệp hội, tổ chức đoàn thể ở địa phương vẫn chưa phát huy tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền về XKLĐ đến người lao động.
6.2. Công tác tuyển dụng, giáo dục định hướng, dạy nghề
Nhờ làm tốt công tác vận động và tư vấn cho người lao động, thời gian qua đã có một số lượng đáng kể người đăng kí tham gia XKLĐ. Năm 2003 là 919 người, năm 2004 là 959 người, năm 2005 là 947 người. Đặc biệt tại các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, mỗi năm đều có trên 100 lao động đăng kí.
Bảng 9: SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐĂNG KÍ ĐI XKLĐ, GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG VÀ DẠY NGHỀ NĂM 2003 - 2005
Đơn vị tính: người
STT
Năm
Huyện
2003
2004
2005
Đăng kí
Giáo dục
Đăng kí
Giáo dục
Đăng kí
Giáo dục
1
Cầu Ngang
273
78
157
111
263
263
2
Tiểu Cần
117
23
92
90
187
165
3
Châu Thành
181
56
145
118
165
160
4
Trà Cú
110
47
103
131
106
99
5
Càng Long
116
11
117
84
95
85
6
Cầu Kè
121
46
295
226
55
49
7
Duyên Hải
22
1
43
34
24
24
8
TX Trà Vinh
15
3
7
10
52
51
Tổng
919
265
959
804
947
896
Nguồn: Báo cáo XKLĐ năm 2003 – 2005 của Sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội Trà Vinh
Thời gian đầu tuy số lượng người đăng kí đi làm việc ở nước ngoài nhiều nhưng trình độ học vấn của đa số người lao động ở hầu hết các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài nên họ muốn đi mà không trúng tuyển. Cụ thể năm 2003, số lượng người trúng tuyển được giáo dục định hướng chỉ chiếm khoảng 28,8 % số đăng kí. Bên cạnh đó, trong số những người được tuyển này lại chỉ có 70,6 % là hoàn thành đến cuối khóa học. Nguyên nhân chủ yếu là do trong số lao động đăng kí phần lớn rơi vào những hộ nghèo khó không đủ khả năng về tài chính để tham gia hết khóa học giáo dục định hướng và dạy nghề. Thời gian gần đây, tỉ lệ người được tuyển dụng so với số lao động đăng kí đã tăng dần lên, năm 2004 là 83,6%, năm 2005 là 94,65%. Được như vậy cũng là nhờ vào công tác tư vấn, thông tin về XKLĐ ngày càng cụ thể, rõ ràng, đặc biệt là những thông tin về điều kiện, yêu cầu của các nhà tuyển dụng giúp cho người lao động hiểu về XKLĐ và tham gia đăng kí đi XKLĐ.
Kết quả điều tra phỏng vấn 278 người đăng kí đi XKLĐ, thì có 276 người trả lời; trong đó có 45,3 % trả lời rằng biết khá rõ về XKLĐ. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ những người này trả lời rằng không biết rõ lắm hoặc chỉ biết đôi chút về XKLĐ (44,2%). Điều này cho thấy công tác tư vấn, thông tin về XKLĐ tuy đã được quan tâm, đẩy mạnh nhưng vẫn chưa thực sự giúp người dân có một nhận thức rõ ràng về XKLĐ. Đây là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Tỉnh. Nếu người lao động không nhận thức đúng về XKLĐ thì có thể gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí có thể có những hành vi không đúng, làm thiệt hại cho chính bản thân mình, cho gia đình và làm ảnh hưởng đến uy tín của người lao động cả nước. Thời gian vừa qua tại Malaysia, đã xảy ra trường hợp vài người lao động Trà Vinh vi phạm nội quy hợp đồng, thậm chí vi phạm pháp luật nươc bạn, gây rối trật tự dẫn đến việc bị trả về nước. Để tránh tình trạng này công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển dụng, và đặc biệt là công tác giáo dục định hướng cần phải đi sâu, đi sát hơn nữa, giáo dục tư tưởng và hành vi đúng đắn cho người lao động .
Hình 7: Biểu đồ mức độ nhận thức về XKLĐ
6.3. Tình hình hỗ trợ tài chính cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trà Vinh là một tỉnh nghèo, có tới 35,84 % hộ gia đình là hộ nghèo (thống kê năm 2004). Để có thể tham gia XKLĐ, người lao động phải lo nhiều khoản chi phí. Chi phí bình quân trước khi đi ở các thị trường:
- Malaysia: khoảng 21 triệu đồng
- Đài Loan: khoảng 70 – 75 triệu đồng, riêng điều dưỡng khoảng 22 – 24 triệu đồng, nữ lắp ráp điện tử khoảng 60 triệu đồng.
- Hàn Quốc: từ 90 – 95 triệu đồng, trong đó thế chân chống trốn là 60 – 64 triệu đồng.
- Nhật Bản: 151 – 160 triệu đồng, gồm tiền đặt cọc khoảng 127 triệu đồng.
Tuy Nhà nước hỗ trợ một phần các khoản chi phí này. Lấy mức chi phí bình quân cho một lao động đi làm việc có thời hạn ở Malaysia làm ví dụ.
Bảng 10: CHI PHÍ BÌNH QUÂN KHI ĐI LÀM VIỆC TẠI MALAYSIA
Đơn vị tính: Ngàn đồng
STT
Các khoản chi phí
Tổng
Chia ra
NS tỉnh
hỗ trợ
Vay NH (80%)
Người LĐ tự lo
1
Vé máy bay
3.160
632
2.528
-
2
Môi giới phía Malaysia
7.110
1.422
5.688
-
3
Môi giới phía Việt Nam
6.550
1.310
5.240
-
4
Khám sức khỏe
500
-
-
500
5
Làm hộ chiếu
200
-
-
200
6
Lý lịch tư pháp
100
-
-
100
7
Làm visa
100
-
-
100
8
Giáo dục định hướng
400
400
-
-
9
Dạy nghề
450
450
-
-
10
Đưa tới sân bay
100
-
-
100
11
Ăn ở trong thời gian học
1.500
-
-
1.500
Cộng
20.170
4.214
13.456
2.500
Nguồn: Đề án XKLĐ giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh Trà Vinh
Người lao động được hỗ trợ các khoản phí (chi phí vé máy bay chuyến đi, chi phí môi giới phía Malaysia, chi phí môi giới phía Việt Nam, chi phí làm lý lịch tư pháp, chi phí làm visa và chi phí đưa từ Trà Vinh đến sân bay Tân sơn nhất) là 13.456.000 đồng. Còn các khoản như: chi phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu, làm lí lịch, visa, chi phí đi lại, ăn uống trong quá trình tham gia khóa học giáo dục định hướng… người lao động phải tự lo. Đối với nhiều lao động nghèo mà nói thì các khoản này cũng là một gánh nặng.
Theo tổng kết giai đoạn năm 2001 –2005, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội Trà Vinh đã cho 352 người lao động vay vốn, với tổng số tiền 5.047 triệu đồng (bình quân 14,33 triệu/người), đạt 60,89 % so với số người đã đi xuất khẩu lao động, trong đó nợ quá hạn 588,928 triệu đồng, chiếm 24 % tổng dư nợ. Hỗ trợ giáo dục định hướng cho người lao động là 700.000đ/người. Năm 2005 đã hỗ trợ học phí giáo dục định hướng và học nghề cho 743 người với tổng kinh phí khoảng 382,35 triệu đồng. Cho 515 người vay vốn với số tiền 9 tỷ 373 triệu đồng để đóng phí dịch vụ trong đó Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho vay 258 triệu đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 3 tỷ 635 triệu đồng, Cty SADACO cho vay 4 tỷ 480 triệu đồng.
Người lao động được hỗ trợ phần nhiều thông qua Ngân hàng Chính Sách và Xã Hội của Tỉnh tuy nhiên lại được cấp chỉ tiêu từ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Trung Ương đưa xuống nên ngân sách cho vay rất hạn hẹp. Trong khi Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thì điều kiện cho vay phải có thế chấp. Hiện nay nợ quá hạn vốn vay xuất khẩu lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn là 486 triệu (chiếm 53% dư nợ) số lao động nợ quá hạn chủ yếu thuộc Cty IMEX Trà Vinh. Nguyên nhân là nhiều người vay vốn đi XKLĐ không chịu trả nợ dẫn đến tồn đọng nợ quá hạn (số nợ phải trả theo từng quý) quá cao. Từ đó ảnh hưởng đến lòng tin đối với các ngân hàng, không xét hoặc chậm cho lao động vay vốn, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ XKLĐ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm lí của người lao động. Nhiều người thời gian chờ đợi hoàn tất các thủ tục, hồ sơ vay vốn quá lâu, cho đến khi hoàn tất thì họ đã tìm được công việc khác, không còn có ý định đi XKLĐ nữa. Hiện nay các ngành chức năng của Tỉnh, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở địa phương và các công ty XKLĐ chưa tích cực hỗ trợ các ngân hàng thu hồi vốn cho vay đi XKLĐ.
6.4. Tình hình đưa lao động đi làm việc có ở nước ngoài
Theo tổng kết thì trong 5 năm (2001 – 2005), toàn tỉnh đã đưa được 1.045 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể năm 2003: 96 người, năm 2004: 307 người, năm 2005: 623 người.
Hình 8: Biểu đồ số lượng người đi XKLĐ năm 2003 – 2005
Bảng 11: SỐ LƯỢNG ĐI XKLĐ PHÂN THEO HUYỆN NĂM 2003 – 2005
Đơn vị tính: người
STT
Năm
Huyện
2003
2004
2005
1
Cầu Ngang
25
58
193
2
Tiểu Cần
8
43
143
3
Châu Thành
20
57
96
4
Trà Cú
4
43
58
5
Càng Long
4
21
50
6
TX Trà Vinh
1
6
41
7
Cầu Kè
13
80
23
8
Duyên Hải
0
2
19
Tổng
96(3)
307
623
(3) Bao gồm 21 người được đưa đi thông qua các công ty XKLĐ tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Tổng hợp báo cáo XKLĐ năm 2003 – 2005 của Sở LĐ – TB & XH tỉnh Trà Vinh
Như vậy số lượng người đi làm việc ở nước ngoài hằng năm đều tăng nhanh qua các năm, trong đó các huyện Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành năm 2005 là các huyện có số người đi XKLĐ cao.
Hình 9: Biểu đồ số lượng người đi XKLĐ theo thị trường năm 2003 - 2005
Bảng 12: SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐI XKLĐ PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG
Năm
Thị trường
2003
2004
2005
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
Số người
Tỉ lệ
(%)
Malaysia
77
80,2
270
87,9
592
95,0
Đài Loan
13
13,5
31
10,1
25
4,0
Nhật Bản
4
4,2
3
1,0
6
1,0
Hàn Quốc
2
2,1
3
1,0
-
-
Tổng
96
100,0
307
100,0
623
100,0
Nguồn: Tổng hợp báo cáo XKLĐ năm 2003 – 2005 của Sở LĐ – TB & XH tỉnh Trà Vinh
Như vậy, các thị trường XKLĐ của Tỉnh là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó thị trường tiếp nhận lao động của Tỉnh chủ yếu là Malaysia, kế đến là thị trường Đài Loan.
Số lượng người đi làm việc ở Malaysia có xu hướng gia tăng qua các năm. Nguyên nhân là do Malaysia là một thị trường nhập khẩu lao động lớn, dễ tính, không đòi hỏi chuyên môn, chi phí đi thấp và thủ tục đi dễ dàng trong khi đó phần lớn người lao động đăng kí đi là lao động phổ thông (chiếm trên 80%) chưa qua đào tạo nghề, lại bị hạn chế về vấn đề tài chính.
Riêng về thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc tuy các công ty XKLĐ có nhu cầu nhưng do các thị trường này tiêu chuẩn đòi hỏi khắt khe. Bên cạnh đó, người lao động khi đến làm việc ở thị trường này phải đóng một khoản tiền đặt cọc lớn. Chính vì vậy, tuy nhiều người mong muốn đến làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng vì những hạn chế này mà họ không thể thực hiện được. Qua số liệu thực tế cũng có thể thấy được số người đến làm việc ở hai thị trường này rất ít, qua 3 năm 2003 – 2005 mà con số đưa đi mỗi năm không quá 10 người.
6.5. Tình hình đời sống, thu nhập của người lao động
Lao động của ta được nhiều chủ sử dụng lao động đánh giá là cần cù, nhiệt tình, ham học hỏi. Tuy nhiên do lao động của ta chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp nên không được trả lương cao như lao động ở các nước Indonesia, Philippin vì họ có tay nghề cao. Nhưng nhìn chung, thu nhập của đa số lao động Trà Vinh làm việc rất ổn định. Ơ Malaysia, mức lương bình quân từ 700 – 900 RM (tương đương khoảng 2,9 triệu – 3,9 triệu đồng/tháng). Nếu sống tiết kiệm thì hàng tháng có thể gửi về nước 1,5 – 2,5 triệu đồng phụ giúp gia đình.
Theo ý kiến của vài thanh niên đi làm việc vừa trở về từ Malaysia và một vài phụ huynh có con em hiện đang làm việc tại Malaysia thì đời sống và điều kiện làm việc ở Malaysia là ổn định và rất tốt chiếm đa số.
Người lao động đến Malaysia làm việc trong các ngành: may công nghiệp, lắp ráp điện tử, mộc, đóng gói bao bì, cơ khí…, làm việc trong các phân xưởng, chỗ ở được chủ trang bị các phương tiện đầy đủ, tiện nghi. Còn vấn đề ăn lao động tự túc: có thể tự nấu ăn hoặc ăn chung trong tập thể.
Các vấn đề khó khăn mà người lao động gặp phải khi đến làm việc ở nước ngoài chủ yếu là: lần đầu xa quê hương nên có tâm lí bỡ ngỡ, nhớ nhà, nhớ người thân, chưa thích nghi được với điều kiện sống và làm việc mới, lại bị bất đồng về ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, đại đa số lao động đăng kí đi làm việc ở nước ngoài có trình độ ngoại ngữ không cao, chỉ được đào tạo anh văn từ 2 – 2,5 tháng trong khi họ phải đến làm việc và sống trong một môi trường mà có nhiều người đến từ nhiều quốc gia với ngôn ngữ khác nhau. Yếu ngoại ngữ là một bất lợi, người lao động không thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Điều đó có thể dẫn đến nhiều thiệt thòi. Ngoài ra, có một số trường hợp người lao động gặp phải như tăng ca nhiều: ngày làm việc từ 12 – 13 tiếng nhưng chủ lại trả lương không thỏa đáng; còn có trường hợp người lao động phải sống trong môi trường lộn xộn, an ninh không đảm bảo: có những tay nhập cư lậu thường hay quấy rối. Vấn đề này các nhà nhà chức năng vẫn chưa giải quyết nỗi. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho người lao động; vì vậy, vấn đề này cần được chú ý, quan tâm khắc phục, tránh gây hoang mang cho người lao động.
Ở thị trường Đài Loan, trước đây lao động Trà Vinh làm việc ở thị trường này chủ yếu là giúp việc nhà, chăm sóc người bệnh, người già, các ngành dệt, điện tử, chăn nuôi… với mức lương phổ biến từ 15.000 – 15.500 đài tệ (tương đương 6 triệu – 6,5 triệu đồng), ngoài ra đối với lao động giúp việc còn có tiền thưởng của chủ nếu làm việc tốt, ăn ở miễn phí. Sau 3 năm làm việc nếu tiết kiệm có thể mang về 150 triệu – 160 triệu đồng. Hiện nay, Đài Loan đã ngừng tiếp nhận lao động giúp việc nhà mà chỉ tiếp nhận lao động ở dạng điều dưỡng với mức lương từ 15.840 đài tệ/ tháng (tương đương khoảng 7 triệu đồng/ tháng).
III. NHU CẦU VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG XKLĐ
Nguồn lực con người là một nhân tố quan trọng. Đối tượng của XKLĐ là sức lao động của con người lao động; đồng thời mục đích của hoạt động XKLĐ chính là nhằm phục vụ cho lợi ích của con người. Vì vậy quá trình tìm hiểu về thực trạng XKLĐ phải gắn với việc phân tích nhu cầu và nguyện vọng của người lao động tham gia thị trường XKLĐ.
Mức độ quan tâm của người lao động đối với XKLĐ
Xét về mức độ quan tâm của người lao động về XKLĐ, theo kết quả điều tra, phần lớn mọi người đều có sự quan tâm đến hoạt động XKLĐ, chỉ có một số ít là chưa từng quan tâm đến hoạt động này.
Hình 10: Biểu đồ mức độ quan tâm của người lao động đối với XKLĐ
Bảng 13: MÚC ĐỘ QUAN TÂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI XKLĐ
Mức độ
LĐ phổ thông
LĐ đăng ký
Tổng
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
Chưa từng quan tâm
90
27,4
-
-
90
14,3
Thỉnh thoảng có quan tâm
132
37,7
131
47,2
263
41,9
Quan tâm nhiều
82
23,4
108
38,8
190
30,3
Quan tâm rất nhiều
46
13,1
39
14,0
85
13,5
Tổng
350
100,0
278
100,0
628
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Xét riêng về những người lao động phổ thông, có đến 36,5 % có mức độ quan tâm nhiều đến XKLĐ. Đây là một tín hiệu đáng mừng, họ có thể là một nguồn lao động tiềm năng cho hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên nếu xét riêng lao động đã đăng kí đi XKLĐ, tỉ lệ quan tâm tìm hiểu nhiều về XKLĐ chỉ chiếm hơn 50 %. Thiết nghĩ, người lao động khi có ý định tham gia XKLĐ thì việc tìm hiểu về XKLĐ, những thông tin về thị trường, tiêu chuẩn, yêu cầu tuyển dụng và nhiều vấn đề liên quan khác là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế thì một bộ phận lớn trong số những lao động này lại ít quan tâm tìm hiểu những thông tin về XKLĐ.
Lí do người lao động tham gia thị trường XKLĐ
Bảng 14: LÍ DO NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA XKLĐ
STT
Lí do
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1
Nhằm tìm việc làm có thu nhập cao
219
47,1
2
Ở địa phương không có việc làm phù hợp
90
19,4
3
Muốn đi nước ngoài, mở mang kiến thức
89
19,1
4
Muốn học nghề, nâng cao trình độ kiến thức
45
9,7
5
Lí do khác
22
4,7
Tổng
465
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Kết quả điều tra phỏng vấn 278 người thu được 465 ý kiến trả lời về lí do mà họ đăng kí đi XKLĐ. Các nguyên nhân chủ yếu là nhằm tìm việc làm có thu nhập cao nhưng ở địa phương lại không có việc làm phù hợp, hay họ muốn đi làm việc ở nước ngoài nhằm mở mang kiến thức, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề… Trong đó đi XKLĐ nhằm tìm việc làm có thu nhập cao là cao nhất, 47,1 % trên 465 ý kiến trả lời vì nguyên nhân này. Còn nếu xét riêng từng lí do ảnh hưởng đến quyết định đăng kí đi XKLĐ thì trong 278 người, có 78,8 % người trả lời vì lí do muốn tìm việc làm có thu nhập cao, tích luỹ vốn.
Hình 11: Biểu đồ lí do người lao động tham gia XKLĐ
Có thể thấy là phần lớn những người đăng kí đi XKLĐ hiện tại chưa có thu nhập hoặc thu nhập của họ rất thấp (xem số liệu bên dưới). Họ gặp nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy mong muốn của họ là tìm được một công việc với thu nhập cao nhằm cải thiện cuộc sống của mình. XKLĐ là sự lựa chọn của họ. Ngoài ra còn có một số lý do khác như: người thân của người lao động đã đi XKLĐ nên họ muốn đi theo, bạn bè rủ đi cùng, được tư vấn tại địa phương nên thích và tham gia…
Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH HÀNG THÁNG CỦA LAO ĐỘNG ĐĂNG KÍ ĐI XKLĐ
STT
Thu nhập trung bình/tháng (đồng)
Số người
Tỉ lệ (%)
1
Chưa có thu nhập
130
46,8
2
Dưới 700 ngàn
80
28,7
3
Từ 700 - 900 ngàn
33
11,9
4
Trên 900 ngàn
35
12,6
Tổng
278
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Mức độ cần thiết khi tham gia thị trường XKLĐ
Bảng 16: NHU CẦU ĐI XKLĐ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
STT
Nhu cầu đi XKLĐ
LĐ phổ thông
LĐ đăng ký
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
1
Chưa thực sự cần
189
54,2
4
1,4
2
Hơi cần
63
18,1
52
18,8
3
Cần thiết
51
14,6
86
30,9
4
Rất cần thiết
46
13,2
136
48,9
Tổng
350
100.0
278
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Như vậy, từ điều tra thực tế có thể thấy rằng phần lớn những lao động đăng kí đi làm việc ở nước ngoài đều mong muốn mình sẽ được sớm hoàn thành các thủ tục để có thể đi làm việc ngay, nhu cầu đi XKLĐ hiện giờ đối với họ là thực sự rất cần thiết. Điều này xuất phát từ khó khăn của cuộc sống do đó họ mong muốn mau chóng tìm được đi làm, có thu nhập để phụ giúp gia đình…
Các thị trường mà người lao động lựa chọn
Hiện nay nhiều thị trường có nhu cầu về lao động Việt Nam. Tuy nhiên mỗi thị trường có những đặc điểm, những yêu cầu về trình độ, nghề nghiệp, vấn đề tiền công, điều kiện sống và làm việc khác nhau… Do đó, tùy theo mong muốn và khả năng của mình có đáp ứng được các yêu cầu đó không mà người lao động quyết định nơi mà mình sẽ đến làm việc.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 84,5 % người đăng kí đi XKLĐ tại Malaysia. Tuy Malaysia không phải là thị trường mà người lao động đến làm việc có thể hưởng thu nhập cao, chỉ có 19,6 % lao động cho rằng làm việc ở Malaysia sẽ có thu nhập cao (xem phần phụ lục) nhưng thị trường này chi phí trước khi đi thấp (67,2 %) phù hợp với tình hình tài chính của đại bộ phận người dân. Bên cạnh đó, thị trường này lại không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn của người lao động, trong khi đại bộ phận lao động của Tỉnh là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc có qua đào tạo nhưng thời gian đào tạo ngắn.
Bảng 17: CÁC THỊ TRƯỜNG NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐĂNG KÍ ĐI XKLĐ
STT
Thị trường
Số người
Tỉ lệ (%)
1
Malaysia
235
84,5
2
Hàn Quốc
18
6,5
3
Nhật Bản
9
3,2
4
Dubai
7
2,5
5
Đài Loan
5
1,8
6
Nước khác
4
1,4
Tổng
278
100,0
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế
Các vấn đề người lao động lo ngại khi tham gia XKLĐ
Đặc điểm của XKLĐ là người lao động phải rời xa quê hương, đến làm việc ở nước ngoài, một môi trường hoàn toàn mới với điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc, phong tục, tập quán, pháp luật khác… Điều này tất yếu sẽ mang đến cho người lao động nhiều lo lắng. Theo ý kiến người lao động, vấn đề lo ngại chính là các vấn đề không biết thu nhập và quyền lợi ra sao, công việc không phù hợp với chuyên môn, điều kiện sống và làm việc không phù hợp, có ít thông tin về nước định đến, xa người thân (xem bảng số liệu).
Bảng 18: VẤN ĐỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LO NGẠI KHI THAM GIA XKLĐ
STT
Các vấn đề lo ngại
Điểm trung bình Điểm từ 1 đến 6 với 1 là vấn đề lo ngại nhất, 6 là vấn đề ít lo ngại nhất
1
Không biết thu nhập và quyền lợi ra sao
2,7
2
Công việc không phù hợp với chuyên môn
2,8
3
Điều kiện sống và làm việc không phù hợp
3,1
4
Có ít thông tin về nước định đến
3,7
5
Chi phí cao, không đủ khả năng đi
3,8
6
Xa người thân
4,6
Nguồn: Điều tra thực tế
Từ bảng trên có thể nhận thấy các vấn đề lo ngại nhất của đa số người lao động là không biết thu nhập và quyền lợi ra sao, kế đến là lo lắng công việc không phù hợp với chuyên môn. Phần lớn các vấn đề đều xuất phát từ vấn đề về thông tin. Một lần nữa chúng ta nhận vai trò của công tác thông tin. Để hạn chế những lo lắng của họ, các đơn vị, ban ngành chức năng cần làm tốt công tác của mình, đặc biệt là cung cấp đầy đủ, cụ thể cho người lao động thông tin về thị trường, công việc, quyền lợi, thu nhập…, tạo điều kiện cho họ trang bị đầy đủ những kiến thức và có tâm lí vững vàng khi tham gia thị trường XKLĐ nước ngoài.
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH
I. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ CÁC CƠ HỘI, ĐE DỌA TÁC ĐỘNG ĐẾN XKLĐ TỈNH
Điểm mạnh
Trà Vinh có một nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 64 % dân số toàn tỉnh. Với dân số như hiện nay và quy chuẩn 2 lao động trên tuổi, 3 lao động dưới tuổi đều được tính bằng 1 lao động thì hàng năm có thêm trên 15 ngàn lao động bổ sung vào nguồn lao động của Tỉnh. Với một lực lượng lao động đông, đây là một nguồn cung cấp lao động xuất khẩu .
Tuy lao động của tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông nhưng lại được nhiều chủ sử dụng lao động nước ngoài có thiện cảm, đánh giá là nhiệt tình, cần cù, ham học hỏi…
Các ngành chức năng của tỉnh, cấp ủy-chính quyền, đoàn thể các huyện-thị, xã-phường-thị trấn luôn quan tâm chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Các ngành chức năng (Lao động Thương binh & Xã hội, Công an, Y tế…) tích cực hỗ trợ các đơn vị cung ứng lao động cũng như các đơn vị xuất khẩu lao động trong việc giải quyết hồ sơ, khám sức khỏe và tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho đơn vị và người lao động.
Cấp ủy, Ủy ban nhân dân một số xã thị trấn đã xác định được lợi ích của công tác xuất khẩu lao động và tích cực hỗ trợ cho các đơn vị xuất khẩu lao động trong việc vận động tuyên truyền, giải quyết hồ sơ cho người lao động. Qua hệ thống thông tin đại chúng từ Tỉnh đến cơ sở đã tạo sự hiểu biết nhất định về hiệu quả kinh tế của công tác XKLĐ đối với một bộ phận lớn trong nhân dân,
Các đơn vị cung ứng lao động của tỉnh bước đầu có kinh nghiệm và phát huy được tính năng động sáng tạo trong việc tư vấn tuyển dụng lao động. Các đơn vị cung ứng lao động và các đơn vị xuất khẩu lao động đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, Ủy ban nhân dân, các ngành chức năng của huyện và cấp ủy, Ủy ban nhân dân các xã-phường-thị trấn tổ chức tư vấn tuyển dụng lao động.
Điểm yếu
Chất lượng lao động của Tỉnh còn thấp: đại bộ phận lao động Trà Vinh có trình độ thấp, chủ yếu làm nghề nông, trình độ chuyên môn kĩ thuật, trình độ ngoại ngữ còn thấp khi tham gia XKLĐ phải đào tạo lại tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó là vấn đề sức khỏe, đã có vài trường hợp lao động bị trả về nước do sức khoẻ không đảm bảo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Trà Vinh là một tỉnh nghèo, nhiều người có nhu cầu nhưng không đủ khả năng tham gia đi XKLĐ. Bên cạnh đó ngân sách hỗ trợ cho XKLĐ còn hạn hẹp. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động của tỉnh chưa đủ để ký quỹ bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (thay cho tài sản thế chấp của người lao động) và cho vay thêm đối với người lao động đi làm việc ở các nước có mức chi phí cao. Nhiều người lao động và gia đình không thực hiện đúng cam kết trả nợ định kỳ nhưng các ngành chức năng và chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý để thu hồi nợ.
Công tác vận động, tuyên truyền về XKLĐ đến người lao động còn yếu, chưa tạo được sự quan tâm của người lao động, chưa tận dụng được thế mạnh của các tổ chức đoàn thể (Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên)… Hệ quả là nhận thức của người lao động về XKLĐ vẫn chưa cao.
Công tác đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi đối với lao động còn nhiều bất cập. Đây là thực trạng chung, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chú trọng đến đào tạo ngoại ngữ. Coi nhẹ việc giáo dục định hướng về ý thức tôn trọng phong tục tập quán, thủ tục lễ nghi, luật pháp nước sở tại dẫn đến lao động chưa hiểu hết ý nghĩa và mục đích của XKLĐ, chậm hoà đồng với đời sống xã hội, tác phong làm việc công nghiệp. Một bộ phận không nhỏ người lao động nghĩ rằng đi XKLĐ chỉ là để kiếm tiền. Điều này có thể dẫn đến vấn đề người lao động dễ bị tác động do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hành vi lao động bỏ trốn. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến uy tín XKLĐ của Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Cơ hội
Nhu cầu của thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam nói chung đang mở rộng. Các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vốn có nhu cầu sử dụng lao động lớn. Ngoài ra còn các thị trường mới như: Mỹ, Úc, các quốc gia Trung Đông… Đây cũng là cơ hội cho Trà Vinh.
Công tác XKLĐ luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, cụ thể là Bộ lao động thương binh & xã hội, Cục quản lí lao động ngoài nước, tại cơ sở thì có Sở lao động thương binh & xã hội Tỉnh cùng các ban ngành có liên quan trong các hoạt động như: tìm kiếm thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết kịp thời nhiều vấn đề nảy sinh của hoạt động XKLĐ…
Cơ chế chính sách về XKLĐ ngày càng thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động XKLĐ. Người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ vốn đi XKLĐ, được hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng… Theo kế hoạch, Dự luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được trình Quốc Hội xem xét trong năm nay. Nếu luật này được thông qua sẽ tạo tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi và cơ hội cho XKLĐ.
Đối tác lớn của Trà Vinh trong việc đưa người lao động Tỉnh đi làm việc ở nước ngoài là công ty SADACO. Hiện công ty đã có văn phòng đại diện ở Malaysia. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lí, đồng thời có thể kịp thời quan tâm, giúp đỡ người lao động khi họ có những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng như trong công việc…
Trà Vinh hiện đang có 3 dự án đào tạo nghề miễn phí cho người lao động: dạy nghề cho người lao động ở nông thôn, dạy nghề cho người dân tộc và dự án nâng cao đời sống. Các lớp này mở tại xã, phường, thị trấn hoặc các chi nhánh dạy nghề của Tỉnh ở các huyện. Các dự án này đã góp phần đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tìm được việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động nghèo bên cạnh đó cũng góp phần chuẩn bị nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề cho XKLĐ.
Các đe dọa
Lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, tay nghề cao trong khi lao động của Tỉnh lại chủ yếu là lao động phổ thông tay nghề thấp.
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua các công ty môi giới. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ người lao động không được bố trí việc làm, tiền lương… đúng như hợp đồng đã kí kết dẫn đến tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp XKLĐ trong nước.
Có một số ít trường hợp người lao động khi đến làm việc tại nước ngoài sống trường môi trường an ninh không được đảm bảo.
So với lao động nước ngoài, Việt Nam có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao. Điều này có thể gây mất lòng tin của đối tác nước ngoài dẫn đến việc họ ngừng tiếp nhận lao động nước ta.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XKLĐ
Mục tiêu của Tỉnh là trong 5 năm (2006 – 2010) phấn đấu đưa 5.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn) sang thị trường lao động các nước Châu Á trong đó tập trung cho thị trường Malaysia. Bình quân mỗi năm xuất khẩu 1.000 lao động (có chính sách để tạo điều kiện người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và đồng bào dân tộc Kh.mer tham gia đi làm việc ở nước ngoài).
Căn cứ vào thực trạng XKLĐ của Tỉnh trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ có thể tác động đến hoạt động có thể thiết lập được ma trận SWOT như sau:
1. Ma trận SWOT đối với hoạt động XKLĐ của Trà Vinh
Cơ hội (O)
Đe doạ (T)
Thị trường nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động lớn
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước
Chính sách hỗ trợ vốn XKLĐ
Chính sách đào tạo nghề miễn phí
Có văn phòng đại diện ở Malaysia
Uy tín người lao động bị giảm
Lao động nước ngoài có trình độ cao
Đưa người lao động ra nước ngoài qua nhiều môi giới
Môi trường sống và làm việc ở nước ngoài lộn xộn, không ổn định
Điểm mạnh (S)
S + O
S + T
Một bộ phận người dân có sự quan tâm và có nhu cầu đi XKLĐ
Lao động cần cù, nhiệt tình, ham học hỏi
Được sự quan tâm của các ban ngành chức năng của Tỉnh
S1, S2, S3 + O1, O2, O3, O4
® Mở rộng thị trường XKLĐ
S1, S2, S3 + T1,T2
® Chú trọng công tác tuyển chọn lao động
Điểm yếu (W)
W + O
W + T
Chất lượng lao động thấp còn thấp
Nhận thức của người dân về XKLĐ chưa cao.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ XKLĐ còn hạn hẹp
Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng
Giáo dục định hướng, dạy ngoại ngữ cho người lao động còn nhiều bất cập
W1, W3 + O1, O2, O3, O5
® Giữ vững các thị trường truyền thống
W1, W2, W5 + O1, O2, O4
® Đầu tư vào công tác đào tạo
W1, W3, W4 , W5 + T3,T4
® Liên kết với các công ty XKLĐ có năng lực
W2, W4 + T1
® Liên kết đẩy mạnh thông tin tuyên truyền
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, đòi hỏi Tỉnh phải thực hiện những biện pháp sau nhằm khắc phục các khó khăn hoàn thành mục tiêu đã đề ra:
2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ tỉnh Trà Vinh
Giữ vững thị trường XKLĐ truyền thống
Chính sách của Tỉnh về XKLĐ là nhằm giải quyết việc làm cho những lao động chưa có hoặc thiếu việc làm chủ yếu ở khu vực nông thôn (ưu tiên cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách và gia đình Khơme). Nhưng nhìn chung, những lao động này phần lớn có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, hoặc có chuyên môn nhưng trình độ không cao. Bên cạnh đó vì nguồn ngân sách cho vay đi XKLĐ của Tỉnh còn hạn hẹp. Do đó, Tỉnh nên ưu tiên lựa chọn những thị trường với mức chi phí bỏ ra thấp có nhu cầu về lao động phù hợp với những lao động này.
Thị trường với chi phí
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
Trình độ lao động
Hình 12: Lưới trình độ người lao động/thị trường XKLĐ
Hiện nay, thị trường XKLĐ chủ yếu là Malaysia. Thị trường này có nhu sử dụng lao động lớn trong nhiều lĩnh vực có yêu cầu trình độ phù hợp và chi phí thấp. Đây là cơ hội tốt cho một bộ phận lớn người lao động nghèo tại địa bàn nông thôn đến làm việc tại Malaysia, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Malaysia hiện tại và trong tương lai còn rất lớn. Do đó cần phải giữ vững thị trường này. Bên cạnh đó là thị trường như Đài Loan cũng có nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vức phù hợp với trình độ của người lao động Tỉnh như cơ khí, may mặc, điều dưỡng... với chi phí bỏ ra ở mức trung bình.
Để giữ vững thị trường thì một vấn đề quan trọng phải thực hiện đó là giữ vững uy tín lao động. Lao động Trà vinh được nhiều chủ sử dụng có thiện cảm và đánh giá tốt. Tuy nhiên vừa qua đã xảy ra một số sự việc đáng tiếc tại Malaysia (lao động vi phạm hợp đồng, quấy rối trật tự…). Để tránh những trường hợp như vậy cũng như tạo uy tín cho lao động Trà Vinh cần phải chú trọng từ công tác thông tin tuyên truyền, tuyển chọn lao động, giáo dục định hướng cũng như việc quản lí người lao động ở nước ngoài. Để thực hiện cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo XKLĐ Tỉnh, địa phương và các đơn vị XKLĐ. Hiện nay, chúng ta đã có văn phòng đại diện tại Malaysia, đây là một điều kiện thuận lợi giúp khai thác, nắm thông tin thị trường, đồng thời chăm lo đời sống, tinh thần cho người lao động và kịp thời xử lí những vấn đề phát sinh trong tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn cho người lao động
Cần quán triệt thông suốt tư tưởng trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã-phường-thị trấn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo đồng thời xây dựng được lực lượng lao động có kỷ luật, có kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong tương lai.
Mục đích của công tác thông tin tuyên truyền: thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như:
Vai trò, ý nghĩa của của XKLĐ,
Thị trường XKLĐ,
Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động,
Các chính sách của Nhà nước về XKLĐ…
Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: các phương tiện truyền thông (tivi, radio, báo, đài…). Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động, và các khoản phí phải nộp, các khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước đối với người lao động, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục đưa lao động đi làm việc trong nước và nước ngoài để ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, các hành vi lừa đảo gây thiệt hại cho người lao động. Thực hiện các phóng sự về XKLĐ, nêu những tấm gương về XKLĐ, phê phán những hành vi sai trái, vi phạm…
Chú trọng công tác tuyển chọn lao động
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn xuất phát từ phẩm chất đạo đức, nhận thức của người lao động, chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà không lường được hậu quả sau này. Do đó, để có thể ngăn ngừa và chặn đứng những hành vi tiêu cực, vi phạm hợp đồng lao động… cần phải cẩn trọng trong công tác tuyển chọn lao động, chỉ chấp nhận những người đầy đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt tham gia đi XKLĐ. Điều này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty XKLĐ, các đơn vị cung ứng lao động với chính quyền địa phương. Thực hiện tốt mô hình liên kết XKLĐ trong tuyển chọn lao động. Công tác tuyển chọn được tiến hành UBND xã, phường, thị trấn dưới sự phối hợp giữa các đơn vị XKLĐ và chính quyền địa phương. Sau khi người lao động đến đăng kí phải được xét chọn, phỏng vấn tuyển dụng kĩ. Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội cần nêu cao trách nhiệm của mình, sẽ xét chọn, giới thiệu những người lao động có tinh thần trách nhiệm, có ý thức kỉ luật tốt, không có tiền án tiền sự và thực sự có mong muốn đi XKLĐ.
Liên kết với các đơn vị XKLĐ có năng lực
Mời các công ty thực sự có uy tín, có năng lực tham gia thực hiện công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh. Các công ty XKLĐ phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động; phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, các đơn vị XKLĐ, chính quyền địa phương, cung cấp đầy đủ, chi tiết những thông tin về thị trường, yêu cầu của nhà tuyển dụng tạo điều kiện cho người lao động biết rõ những thông tin về XKLĐ. Đồng thời để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh hiện tượng người lao động phải qua nhiều trung gian, môi giới tốn nhiều chi phí cũng như đảm bảo cuộc sống của người lao động ở nước ngoài cần phải đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, thận trọng trong việc chọn đối tác nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị, công ty xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm đàm phán với bên sử dụng lao động để giải quyết mọi tranh chấp trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, luật pháp Việt Nam và bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam. Ban chỉ đạo công tác XKLĐ giám sát chặt chẽ công ty XKLĐ, chủ sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động tại nước ngoài, giải quyết kịp thời những tranh chấp hợp đồng lao động khi phát sinh trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng-hợp pháp của người lao động.
Đầu tư vào công tác đào tạo, giáo dục định hướng
Bên cạnh việc dạy ngoại ngữ và đào tạo nghề phù hợp cho người lao động tham gia XKLĐ cần chú trọng giáo dục định hướng trước khi đi cho người tham gia XKLĐ nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ. Một trong những nguyên nhân dẫn dến những hành vi sai trái của lao động ở nước ngoài xuất phát từ công tác giáo dục định hướng không được chú trọng, người lao động không nhận thức rõ bản chất của XKLĐ, họ không lường được những hậu quả mà họ có thể gây nên. Công tác giáo dục định hướng rất quan trọng do đó cần được chú ý đầu tư, nhằm giúp cho người lao động có một nhận thức đúng đắn về XKLĐ.
Về việc dạy ngoại ngữ cho người lao động, vì đa số người đăng kí đi XKLĐ có trình độ học vấn thấp, trình độ ngoại ngữ không cao. Trước khi đi, họ chỉ được dạy ngoại ngữ trong một khoảng thời gian ngắn (2- 3 tháng) do đó cần phải tập trung giảng dạy giúp người lao động có khả năng giao tiếp thông thường trong sinh hoạt và công việc, hạn chế sự bất động về ngôn ngữ giúp họ dễ hoà nhập vào cuộc sống ở một môi trường mới.
Song song với việc mở các lớp giáo dục định hướng và đào tạo nghề cho người lao động đã qua sơ tuyển theo từng hợp đồng cung ứng lao động cụ thể cần tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ, nâng cao năng lực quản lý và đào tạo nghề cho các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn lao động đủ tiêu chuẩn đi làm việc ở nước ngoài trong tương lai.
Lao động của tỉnh phần lớn là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp trong khi nhu cầu của nhiều thị trường nước ngoài lại đòi hỏi lao động có kĩ thuật cao. Để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ thì công tác đào tạo, giáo dục, dạy nghề cho người lao động cần được đặc biệt chú trọng nhằm tạo nguồn cho XKLĐ.
Mở rộng thị trường XKLĐ
Nhiều nước hiện đang có nhu cầu sử dụng lao động lớn. Do đó có thể từng bước mở rộng thị trường XKLĐ, đưa người lao động đến làm việc tại các thị trường mới có nhu cầu phù hợp. Chính sách XKLĐ ngày càng thông thoáng, sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh hoạt động XKLĐ thì đòi hỏi tất yếu là phải nâng cao chất lượng lao động của Tỉnh, tạo một thương hiệu uy tín cho lao động Trà Vinh.
Thị trường với chi phí
Cao
Trung bình
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp
Trình độ lao động
Hình 13: Lưới định hướng trình độ người lao động/thị trường XKLĐ
Hướng đến các thị trường mới với chi phí bỏ ra tương đối thấp, tìm kiếm các nguồn lao động có trình độ tay nghề, có chuyên môn. Trong công tác đào tạo, tích cực khảo sát thị trường, dự báo các ngành nghề để đào tạo tạo nguồn lao động phục vụ cho XKLĐ.
Bên cạnh các biện pháp trên, Tỉnh cần phải giải quyết tốt vấn đề sau đây:
Giải quyết vấn đề tài chính, hỗ trợ người lao động
Đây là vấn đề còn tồn tại đối với hoạt động XKLĐ của Trà Vinh. Để có thể đẩy mạnh XKLĐ thì cần phải giải quyết tốt vấn đề này. Lập quỹ hỗ trợ tài chính cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hàng năm trích một phần ngân sách tỉnh lập quỹ hỗ trợ học phí giáo dục định hướng và đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người lao động có nguyện vọng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động nước ngoài đều có thể tham gia xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: Hỗ trợ 100 % học phí giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, học nghề; cho vay vốn tín chấp 100 % chi phí môi giới.
Các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm xem xét giải quyết cho vay vốn xuất khẩu lao động theo quyết định số 440/2001 ngày 17 tháng 04 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay vốn đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh cần tranh thủ sự giúp đỡ Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung Ương xin đủ vốn cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, diện chính sách, đồng bào dân tộc Khmer vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Bên cạnh đó cần phải thực hiên sự cam kết chặt chẽ giữa người lao động, gia đình, công ty XKLĐ với các ngân hàng nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thu hồi nợ, tránh tình trạng người lao động kéo dài không trả nợ đúng quy định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
«
I. KẾT LUẬN
Trà Vinh là một tỉnh nghèo, với dân số trên 1 triệu người, trong đó dân tộc Kh.mer chiếm đến 30 %, tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm cao (hơn 11% ở vùng nông thôn). Từ lâu Tỉnh đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trong việc xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân, đồng thời cũng góp phần đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trở về xây dựng Tỉnh nhà. Từ đó đã có sự quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian qua, công tác XKLĐ của Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thực trạng XKLĐ của Trà Vinh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trước hết, lao động của Trà Vinh tuy dồi dào nhưng chủ yếu lại là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách Tỉnh lại có giới hạn không đủ hỗ trợ cho nguời lao động tham gia đi XKLĐ. Chính vì thế mà có thể nhận thấy là công tác XKLĐ của Tỉnh vẫn chưa phát triển mạnh. Thị trường XKLĐ chủ yếu là Malaysia, một thị trường không đòi hỏi cao về trình độ, chi phí ban đầu thấp.
Hoạt động XKLĐ là một lĩnh vực nhạy cảm và vô cùng khó khăn vì nó liên quan đến yếu tố con người. Đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng phải đảm bảo đời sống và điều kiện làm việc của họ ở nước ngoài. Thực tế cho thấy đã có nhiều vấn đề nảy sinh trong hoạt động XKLĐ. Nếu không nhanh chóng tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết thì về lâu dài hoạt động XKLĐ của Tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với các đơn vị, ban ngành của Tỉnh
Cần có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, giải quyết tốt vấn đề tài chính hỗ trợ người lao động:
Chính quyền địa phương, ban ngành, các tổ chức đoàn thể cần tăng cường vai trò của mình trong công tác tuyên truyền thông tin về XKLĐ đến người lao động.
Đầu tư vào hệ thống trường đào tạo, dạy nghề chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực có đầy đủ phẩm chất có thể tham gia thị trường XKLĐ.
Vận động các nguồn vốn trong nhân dân lập quỹ hỗ trợ tài chính cho những người tham gia XKLĐ. Ngoài những hỗ trợ hiện có, có thể hỗ trợ thêm cho người lao động các khoản liên quan như: phí khám sức khoẻ, làm hộ chiếu… vì đối với nhiều người mà nói thì các khoản này cũng là quá lớn.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, giảm các khoản chi phí đến mức thấp nhất. Huy động các ngân hàng cho người lao động vay vốn đi XKLĐ.
Mời các công ty XKLĐ thực sự có uy tín, có năng lực, có trách nhiệm về địa phương tham gia thực hiện đưa người lao động của Tỉnh đi làm việc ở nước ngoài.
Mời các công ty XKLĐ về tận địa phương mở lớp học, toàn bộ nội dung chương trình học tập do doanh nghiệp chịu trách nhiệm, xã tạo điều kiện về cơ sở vật chất như bàn ghế, điện nước… Điều này sẽ giảm bớt chi phí cho người lao động.
2. Đối với các doanh nghiệp XKLĐ
Nâng cao chất lượng giáo dục định hướng, dạy nghề, nâng cao nhận thức đúng đắn cho người lao động, chống bỏ trốn. Tập trung phân tích cho người lao động hiểu được bản chất của sự việc trong đó có sử dụng các tư liệu thực tế như báo chí, băng hình tuyên truyền để tác động đến tâm lí, tư tưởng và giáo dục người lao động.
Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác tuyên truyền và tuyển dụng, chỉ tuyển dụng những người có phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ năng lực.
3. Đối với bản thân người lao động và gia đình
Bản thân người lao động tham gia thị trường XKLĐ và gia đình phải hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của XKLĐ đối với bản thân, gia đình và quê hương đất nước.
Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải trang bị cho mình đầy đủ kĩ năng và kiến thức về xã hội, văn hoá, luật pháp và phong tục tập quán nước mà mình sẽ đến làm việc để khỏi phải bỡ ngỡ khi đến một đất nước xa lạ; đồng thời tuân thủ pháp luật nước sở tại và những điều đã cam kết, vững vàng về tư tưởng, tránh bị tác động bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hành động bỏ trốn, vi phạm pháp luật, hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và uy tín của lao động Việt Nam.
Gia đình có người đi XKLĐ có trách nhiệm giáo dục, động viên con em mình chấp hành và thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ, pháp luật, các thoả thuận đã kí kết trong hợp đồng XKLĐ và những cam kết vay vốn với ngân hàng.
Như đã nói ở trên, hoạt động XKLĐ là một hoạt động vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Do đó để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ cần có sự nỗ lực chung của bản thân người lao động, gia đình, các doanh nghiệp XKLĐ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó còn cần có sự quan tâm hỗ trợ rất lớn của Nhà nước về các chính sách XKLĐ tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động XKLĐ tỉnh Trà Vinh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Vinh Quang, Bùi Thị Xuyến. Giúp bạn lựa chọn tham gia lao động xuất khẩu. NXB Thanh Niên, 2001
Sở Lao Động TB & XH tỉnh Trà Vinh. Báo cáo lao động việc làm qua các năm 2004 – 2005
Sở Lao Động TB & XH tỉnh Trà Vinh. Báo cáo kết quả XKLĐ qua các năm 2003 -2005
UBND tỉnh Trà Vinh. Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010
Bộ LĐ – TB & XH, trang thông tin XKLĐ.
Webssite: www. molisa. gov.vn
Cục quản lí lao động với nước ngoài, trang tình hình XKLĐ. Webssite: www.dafel.gov.vn
Website của Tỉnh Trà Vinh: www. travinh.gov.vn
Thời báo kinh tế Việt Nam. Webssite: www.vneconomy.com.vn
Báo lao động & Xã hội
Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanlinh5.doc