Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả cao thì cần phải kết hợp nhiều ban ngành trong đó cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, xây dựng phương hướng mục tiêu cụ thể cho từng ngành trong thời gian tới. Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và đạt kết quả cao em xin đưa ra một số kiến nghị sau :
- Đề nghị huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề kinh tế nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các công trình thủy lợi, đường giao thông, các cơ sở về giống cây trồng. Hỗ trợ người dân về vốn, dịch vụ, vật tư trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp
- Thực hiện chính sách ruộng đất cho từng hộ nông dân theo đúng luật định, ổn định lâu dài để người dân yên tâm vào sản xuất.
- Coi việc bảo vệ và cải thiên môi trường là giải pháp có ý nghĩa để pháp triển nền nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu, bố trí xây dựng các khu công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện để có nguồn nông sản ổn định
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u rừng bị tàn phá nghiêm trong gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
- Thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, sự quan tâm chú trọng của các cấp, các ngành chưa cao dẫn đến các khu rừng phát triển không có quy hoạch làm giảm năng suất của ngành lâm nghiệp
- Chưa có chính sách cụ thể và đồng bộ về xây dựng và bảo vệ rừng nên nhiều ban ngành còn lúng túng trong công tác quản lý và phát triển rừng
2.2.1.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản
Giá trị của ngành thủy sản trong những năm qua không đồng đều do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nếu năm 2004 đạt 15886 triệu đồng thì năm 2005 tăng lên nhanh chóng với 29406 triệu đổng ( tăng gần gấp đôi so với năm 2004) nhưng năm 2006 lại giảm xuống chút ít được là 28312 triệu đồng. Ngành thủy sản là ngành có đặc thù riêng so với các ngành khác vì các vật nuôi trong ngành này sống trong môi trường nước nên ta không thể trực tiếp nhìn thấy nó, không thể biết chúng đang có triệu chứng của bệnh gì để có biện pháp phòng chống ngày từ đầu mà chỉ đến khi cá chết vì bệnh đó thì chúng ta mới có thể phát hiện được. Lúc đó, công tác phòng chữa bệnh sẽ không đạt hiệu quả cao.
BIỂU 12 : CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢN
Đơn vị tính : %, triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr. đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng GT
15886
100,00
29406
100,00
28312
100,00
1. Cá chắm
3612
22,73
6734
22,90
6963
24,59
2. Cá trôi
2769
17,43
5796
19,71
5167
18,25
3. Cá chép
1597
10,05
5412
18,40
3974
14,03
4. Cá mè
2521
15,86
3251
11,05
3765
13,30
5. Loại khác
5387
33,93
8213
27,94
8443
29,83
Nguồn: Phòng KT huyện Lập Thạch
Trong cơ cấu của ngành thủy sản thi cá chắm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loài cá, giá trị kinh tế thu được từ cá chắm liên tục tăng lên qua các năm. Đạt 3612 triệu đồng năm 2004, tăng lên 6734 triệu đồng năm 2005, và tăng lên đạt 6963 triệu đồng năm 2006. Cơ cấu giá cũng tăng đều trong 3 năm 2004, 2005, 2006 là 22,73% , 22,90%, 24,59%. Cá chắm tăng nhanh theo các năm là do đặc tính của loài cá này là dễ nuôi, khả năng phát triển rất nhanh, có chất lượng ngon, nhu cầu về cá này tăng nhanh.
Với các loại cá khác, cá trôi và cá mè thì sản lượng các năm liên tục tăng lên theo các năm và mức tăng không có biến động nhiều lắm. Ví dụ với cá mè thì năm 2004 đạt 2521 triệu đồng chiếm 15,86%, năm 2005 tăng lên 3251 triệu đông chiếm 11,05% và năm 2006 tăng lên đạt 3765 triệu đồng chiếm 13,30%. Sự tăng lên này cũng ảnh hưởng đến giá trị ngành thủy sản nhưng mức tăng của các ngành này không đáng kể trong cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp.
Với cá chép thì giá trị sản xuất biến động thất thường, sự biến động này là do cá chép có chu kỳ sinh trưởng dài nên người nuôi cá thường nuôi với thời hạn dài hơn một năm nên khi thống kê sẽ có năm nhiều năm ít
** Những tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành thủy sản
- Việc nuôi thả vẫn thể hiện tính truyền thống với các loại cá có năng suất không cao, khả năng chống chịu dịch bệnh kém, nên dễ nhiễm bệnh làm giảm năng suất của ngành thủy sản
- Chưa biết kết hợp giữa nuôi cá + nuôi vịt, nuôi cá + trồng lúa, nuôi cá + chăn nuôi khác,…nên hiệu quả đem lại chưa cao, người dân chưa tìm được phương thức nuôi trồng sao cho có hiệu quả nhất trên một đơn vị diện tích
- Chưa có quy hoạch cụ thể các vùng nuôi trồng thuỷ sản, chưa tuyên truyền để người dân hiểu và chuyển đổi những diện tích gieo trồng trũng có năng suất không ổn định sang đào ao nuôi thả cá để có giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ
BIỂU 13: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO VÙNG
Đơn vị tính : Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số lượng
Cơ cấu
( % )
Số lượng
Cơ cấu
( % )
Số lượng
Cơ cấu
( % )
1. Vùng đồi núi
89150,0
100,0
102351,1
100,00
102467,9
100,00
- Trồng trọt
65134,2
73,06
72814,6
71,14
73645,8
71,87
- Chăn nuôi
20365,7
22,84
24062,9
23,51
24185,4
23,60
- Dịch vụ
3650,1
4,10
5473,6
5,35
4636,7
4,53
2. Vùng trũng
103594,7
100,00
119571,5
100,00
119651,3
100,00
- Trồng trọt
71154,6
68,69
79519,6
66,50
79089,5
66,10
- Chăn nuôi
24571,4
23,72
29401,8
24,58
29793,1
24,89
- Dịch vụ
7868,7
7,59
10650,1
8,92
10768,7
9.01
3. Vùng đất bằng
215734,1
100,00
223964,6
100,00
223166,7
100,00
- Trồng trọt
141090,1
65,40
143046,2
63,87
138184,8
61,91
- Chăn nuôi
56237,9
26,06
61231,9
27,34
63981,8
28,67
- Dịch vụ
18406,1
8,54
19686,5
8,79
21000,1
9,42
Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch
+Vùng đồi núi, trong cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch chậm giữa các ngành, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi đó ngành dịch vụ lại chưa phát triển, đây là hạn chế cần quan tâm và có biện pháp phát triển. Quá trình sản xuất hàng hóa tập trung chủ yếu ở các trang trại và một số nơi có lợi thế so sánh về sản phẩm ( các loại cây ăn quả, nuôi gà thả vườn,…). Hầu hết tất cả các gia đình vẫn giữ hình thức nuôi thả theo hình thức quảng canh, nên năng suất không cao lại mất một thời gian dài không thu hồi vốn ngay được. Một số hộ gia vây vốn để đầu tư nuôi trồng các vật nuôi có giá trị kinh tế cao như gia đình nhà anh Lê ở xã Ngọc Mỹ đầu tư nuôi Dê để bán ra thị trường, Gia đình nhà anh Quang ở xã Đôn Nhâm nuôi Nhím với vốn đầu tư ban đầu là 5 đôi, mỗi đôi là 16 triệu đồng. Mỗi năm một đôi nhím lại đẻ một lần và mỗi lần được 2 con. Đến nay gia đình nhà anh Quang đã thu về được vốn và bắt đầu có lãi.
Cơ cấu diện tích gieo trồng các lọai cây ngăn ngày ít có sự thay đổi, chủ yếu là trồng lạc, ngô và khoai lang. Tuy nhiên, gần đây cũng đã xuất hiện nhiều hướng sản xuất mới có năng suất cao hơn trên một đơn vị diện tích. Ví dụ như : Mô hình trồng cây dưa chuột, dưa hấu của gia đình ông Soạn ơ xã Tiên Lữ, mỗi sào cho năng suất từ 1- 1,5 tấn với dưa chuột, 2-3 tấn với dưa hấu. Diện tích cây có giá trị kinh tế cao cũng tăng lên đáng kể như trổng rau và trồng hoa
Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi có sự thay đổi trong thời gian gần đây. Một số mô hình chăn nuôi mới có giá trị kinh tế cao như: Mô hình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản như gia đình nhà ông Hùng xã Quang Yên bước đầu mang lại giá trị gấp nhiều lần so với trồng lúa. Nhiều mô hình đã nuôi gia cầm với quy mô lớn như gia đình nhà ông Thiện ở xã Đồng Ích với các loại Ngan, gà, vịt đẻ trứng,..kết hợp với nuôi cá và nuôi thủy cầm
Dịch vụ nông nghiệp còn phát triển chậm, mới chỉ tập trùng vào cáchoạt động dịch vụ giống và vật tư nông nghiệp, còn các dịch vụ khác ít phát triển. Hoạt động ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa theo một chương trình cụ thể, nhiều hộ còn lúng túng trước sự đổi mới của công nghệ trong nông nghiệp
+ Với vùng trũng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt của các xã còn rất chậm, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo trong hệ thống cây trồng. Các công thức luôn canh cây trồng bố trí trên nền sản xuất hai vụ nên hiệu quả chưa cao. với địa hình vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản, dó đó trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp: Mô hình vừa trồng lúa vừa nuôi cá của gia đình nhà ông Khương thôn Bắc Vọng, Ông Khương năm 2006 thu nhập đạt gấp 3,5 lần so với năm 2004. Mô hình chuyển từ trồng hai vụ lúa bấp bênh sang trồng lúa và nuôi vịt siêu trứng của gia đình ông Thảo thôn Xen Hồ, năm 2006 tăng gấp 5 lần so với năm 2003.
Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng tăng dần, đặc biệt là nuôi lợn thịt và nuôi gà, nuôi cá,.. trong vùng cũng có một số gia đình nuôi bò để bán đang ngày càng được nhân rộng.
Hoạt động dịch vụ trong vùng trũng này có phát triển hơn so với vùng đồi núi, nhưng mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng.
+ Vùng đất bằng có cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng khá tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi khá cao gần 30%, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu là tập trung ở các xã: Đức Bác, Như Thụy, Cao Phong,…còn các xã khác vẫn còn chậm
Ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng cây lương thực để chuyển sang các loại cây trồng khác có tỷ suất hàng hóa và giá trị kinh tế cao hơn như trồng cây họ đậu, trồng cây lạc,…
Ngành chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt và các loại gia cầm, thủy cầm,... Trong những năm gần đây đã phát triển các mô hình chăn nuôi lợn, gà, thủy cầm,… Với quy mô lớn và đầu tư nhiều về hạ tầng.
Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh để phục vụ cho việc giống cây trồng, giống vật nuôi, dịch vụ đầu ra,..
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng của huyện tuy đã có những kết quả khả quan theo chiều hướng tăng tỷ trong ngành chăn nuôi và dịch vụ. Các vùng luôn được chú trọng để phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Vùng đồi gò, núi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị trên thị trường, vùng trũng tập trung để nuôi trồng thủy sản và kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản với các loại hình chăn nuôi khác như: trồng lúa + nuôi cá, nuôi cá + thả các loại thủy cầm lấy trứng, thịt,…Vùng đất bằng phẳng thì triển tập trung chủ yếu là chăn nuôi và dịch vụ, ngành trồng trọt có xu hướng giảm để chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn như : trồng Dưa, trồng hoa, nuôi cá, nuôi vịt,…
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc chưa có định hướng qui hoạch vùng cụ thể dẫn đến người dân chuyển đổi lan tràn không kiểm soát được, do vậy những hậu quả để lại là rất khó khắc phục. Nhiều vùng người dân còn không làm theo quy hoạch của nhà nước dẫn đến khó khăn trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch gần 25 năm trở lại đây đã được xây dựng và chuyển dịch mạnh mẽ ở các thành phần kinh tế. Tất cả mọi thành phần kinh tế đều hoạt động bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong đề tài nghiên cứu của em em chia nền kinh tế thành 2 phần chính là kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh.
BIỂU 14: CƠ CẤU GÍA TRỊ SX THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Đơn vị tính : %, triệu đồng
Thành phần KT
2004
2005
2006
Gía trị
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
Giá trị
(tr.đ)
Cơ cấu
(%)
Tổng GT SX
408478,8
100,00
435887,2
100,00
445285,9
100,00
1. Quốc doanh
114645,9
28,06
13945,4
23,85
13864,1
22,75
2. N. quốc doanh
293832,9
71,94
431941,8
76,25
431421,8
77,25
- Kinh tế hộ
154631,5
37,86
294971,7
40,14
295673,2
40,95
- Kinh tế trang trại
139201,4
34,08
136970,1
36,01
135748,6
36,30
Nguồn: Phòng TK huyện Lập Thạch
Theo biểu 14 ta thấy tổng giá trị sản xuất đều tăng so với năm 2004, Năm 2004 tổng giá trị sản xuất đạt 408478,8 triệu đồng thì năm 2005 tăng lên đáng kể là 435887,2 triệu đồng, và năm 2006 tăng lên 445285,9 triệu đồng.
Với chủ trương của huyện là cổ phần hóa các doanh nghiệp để hướng các doanh nghiệp tự sản xuất và tự chịu tránh nhiệm trước thị trường, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị tường là mục đích chính của các nhà nghiên cứu chính sách. Vì vậy, mà tỷ trọng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giảm, năm 2004 là 114645,9 triệu đồng chiếm 28,06% năm 2005 giảm xuống 103945,9 triệu đồng chiếm 23,85%, và năm 2006 tiếp tục giảm còn là 101302,5 triệu đồng chiếm 22,75%. Trong 2 năm cơ cấu giá trị sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống 5,31%. Đây là hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện vì có chuyển đổi được như vậy mới thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm tòi các biện pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Giá trị sản xuất kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng cả về giá trị lẫn cơ cấu trong giá trị sản xuất. Nếu năm 2004 giá trị chỉ đạt 293832,9 triệu đồng chiếm 71,94% thì đến năm 2005 đã tăng lên 331941,8 triệu đồng chiếm 76,15% và năm 2006 tiếp tục tăng lên 343983,4 triệu đồng chiếm 77,25% tổng giá trị sản xuẩt. Trong 2 năm giá trị tăng lên là 50150,5 triệu đồng tương ứng với nó thì cơ cấu tăng lên là 5,31%, đây là kết quả đáng khen ngợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch
- Với giá trị sản xuất của kinh tế hộ, đây là đơn vị kinh tế nhỏ nhất nhưng lại đóng góp nhiều nhất trong giá trị kinh tế ngoài quốc doanh ( trên 37%) trong tổng số 71,94%. Giá trị sản xuất kinh tế tăng liên tục trong 2 năm 2005, 2006. Nếu năm 2004 giá trị sản xuất chỉ đạt 154631,5 triệu đồng, chiếm 37,86%. Thì đến năm 2005 tăng lên 174974,7 triệu đổng chiếm 40,14 % và đến năm 2006 tiếp tục tăng lên 182344,8 triệu đồng chiếm 40,95%. Trong 2 năm 2005, 2006 giá trị kinh tế hộ tăng lên 27713,3 triệu đồng tương ứng với nó giá trị cơ cấu tăng lên là 3,09%. Đây là kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu với phương thức sản xuất truyền thống người dân thường chú trọng tới phương thức sản xuất tự cung tự cấp thì nay các hộ gia đinh và các trang trại đã chú trọng đến phương thức sản xuất mang tính hàng hóa cao sản xuất để bán ra thị trường thay vì thỏa mãn nhu cầu tự tiêu dùng của gia đình.
- Với giá trị sản xuất của kinh tế trang trại cũng đóng góp không nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất. Hiện nay huyện đã chủ trương khuyến khích hình thành các trang trại vừa và nhỏ để để sản xuất tập trung, vừa tạo điều kiện để nâng cao tỷ suất hàng hóa, vừa khuyến khích được người dân vay vốn làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Giá trị trong tổng gía trị sản xuất của kinh tế trang tại liên tục tăng, năm 2004 chỉ đạt 139201,4% chiếm 34,08% thì đến năm 2005 tăng lên156970,1 triệu đồng chiếm 36,01% và đến năm 2006 tiếp tục tăng lên 161638,6 triệu đồng chiếm 36,30%. Trong 2 năm 2005,2006 giá trị kinh tế tăng lên là 22437,2 triệu đồng cơ cấu giá trị sản xuất tăn lên 2,22%. Việc khuyến khích hình thành kinh tế trang trại vừa và nhở ở địa phương là chủ trương đúng đắn của đảng bộ huyện vì trên địa bàn có nhiều thuận lợi để phát triêm kinh tế trang trại
Theo thông kê năm 2005 toàn huyện có 67 trang trại tăng 19 trang trại so với năm 2003. Trong tổng số 67 trang trại thì được chia ra các loại trang trại như sau:
- 24 trang trại chăn nuôi lợn nạc với quy mô khoảng 1000 con trở lên
- 22 trang trại chăn nuôi gà lấy thị hoặc lấy trứng với quy mô mỗi đợt khoảng 5000 con
- 8 trang trại chăn nuôi bò với số đầu bò lên tới 200 con.
- 13 trang trại nuôi thủy sản với thu nhập 130 triệu mỗi năm
Với sự phát triển của kinh tế hộ và kinh tế trang trại đã giải quyết vấn đề thu nhập, công ăn việc làm cho nhiều người dân trong huyện, từng bước nâng cao đời sống tình thần vật chất cho nhân dân trong huyện
2.3. Đánh giá chung quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Giá trị sản xuât của ngành nông nghiệp tăng dần theo các năm, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng dần tỷ trong chăn nuôi nhưng vẫn bảo đảm được an ninh lương thực cho toàn huyện.
- Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan là chuyển đổi diện tích nông nghiệp sang các diện tích khác để tạo tiền đề năng suất cao hơn, đem lại thu nhập cho người nông dân trên mỗi đơn vị diện tích của mình.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng đáp ứng về số lượng và chất lượng, năng suất đất và các loại cây trồng ngày càng tăng lên tạo một số lượng sản phẩm ổn định cho huyện và toàn tỉnh
2.3.2. Những tồn tại yếu kém- nguyên nhân :
2.3.2.1. Những tồn tại yếu kém :
- Sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính quảng canh chưa xây dựng được các vùng chuyên môn hoá, chưa đầu tư đúng mức trên mỗi đơn vị diện tích nên năng suất không đạt cao, không bảo đảm được đời sống của người nông dân
- Diện tích mỗi thửa ruông vẫn còn nhỏ, manh mún, khả năng áp dụng máy móc để cày bừa sẽ không đạt được hiện quả như mong muốn
- Tốc độ chuyển dịch diễn ra chưa nhanh sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh lạc hậu, chăn nuôi chưa tương xứng với phát triên của nông nghiệp
2.3.2.2. Nguyên nhân :
- Là một huyện miền núi, địa bàn rộng, dân số đông, cơ sơ hạ tầng còn yếu, xa trung tâm nên tiêu thụ sản phẩm khó khăn, không hấp dẫn được người sản xuất
- Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất, một số trang trại muốn thâm canh nhưng thiếu vốn, thiếu thiết bị, thiếu giống...
- Thời tiết những năm gần đây diễn biến phúc tạp gây khó khăn cho việc bảo quản nông sản sau thu hoạch
- Lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thiếu kinh nghiệm, thiếu sức khoẻ, tập trung chủ yếu là phụ nữ. Đa số nam giới có sức khoẻ thì thường đi làm thuê ở bên ngoài
Chương 3 : Phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới 2008 - 2015
3.1. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch
3.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá
Cơ cấu kinh tế ở huyện Lập Thạch vẫn mang nặng tích tự cung tự cấp, tỷ suất hàng hoá thấp. Do vậy cần phải hướng sản xuất nông nghiệp đến sản xuất hàng hoá hợp lý nhất vì một mặt nó tận dụng được nguồn lực sẵn có của địa phương, mặt khác nó cho phép tạo ra nhiều hàng hoá, chuyên sâu, chất lượng tốt đủ khả năng đáp ứng thị trường. Trong giai đoạn tới huyện cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá và đáp ứng các tiêu trí sau:
- Bảo đảm an ninh lương thực
- Hình thành các vùng sản xuất tập trung
- Ứng dụng khoa học công nghệ vào xản xuất
- Đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường
3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch theo hướng khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động kỹ thuật nông nghiệp
Trong giai đoạn hiện nay trong nông nghiệp tiềm lực về lao động, điều kiện từ nhiên, nguồn vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật...còn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải phát huy hết nội lực, tạo điều kiện để các nguồn lực, điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế xã hội.
- Khai thác tốt các tiềm năng và nội lực về lao động, đất đai, vốn, khoa hoc công nghệ để phát triển công nghệ chế biến, Cơ khí hoá và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhằm thúc đẩy theo hướng CNH - HĐH
- Tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ ứng dụng nhanh vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề để tạo ra nhân tố tác động trực tiếp vào quá trình thu hút phân công lại lao động ở nông thôn.
Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải kết hợp chuyên môn hoá sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, theo hướng CNH - HĐH tăng cường thâm canh để tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển
3.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải theo xu hướng CNH-HĐH
Mục tiêu của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả và bền vững có năng xuất chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triể hiện đại.
Quan điểm CNH - HĐH trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển công nghiệp chế biến, thị tứ, thị trấn, các tụ điểm kinh tế. Quá trình này gắn liền với sự phát triển cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông, điện nước, thôn tin được coi là điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề đặt ra là phải định hướng để tạo ra chuyển dich an toàn, hiệu quả, ít rủi ro trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
3.1.1.4. Chuyển dich cơ cấu kinh tế phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế
Hiện nay mỗi thành phần kinh tế đều có vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng mà không có thành phần nào có thể thay thế được.
Thực tế trong những năm qua trên địa bàn Huyện Lập Thạch các thành phần kinh tế chưa phát huy được vai trò của mình trong tổng thể nền kinh tế. Để phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế thì trong thời gian tới huyện Lập Thạch cầnphải quan tâm một số vấn đề sau.
- Tiếp tục đổi mới nền kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp sao cho phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế này.
- Bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật.
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật.
3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải từng bước, tạo tiền đề vững chắc, lấy sản xuất nhất là sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế đầu tư để làm cơ sở so sánh, đánh giá kết quả phát triển. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển hơn nữa nhưng vẫn bảo đảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng ngành trồng lúa, tăng dần tỷ trong ngành trồng cây công nghiệp và các loại rau xanh. Trong nội bộ ngành chăn nuôi phát triển ngành chăn nuôi bò và phát triển chăn nuôi gia súc đây là thế mạnh của vùng trong tương lai.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Lập Thạch đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào chăn nuôi, thủy sản và sản xuất rau sạch. Theo nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ huyện Lập Thạch lần thứ 18 (năm 2006 – 2010 ) thì đến năm 2010 mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đặt ra là cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế theo thế mạnh của vùng.
BIỂU 15 : NHÓM CƠ CẤU NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN THEO GTSX HUYỆN
LẬP THẠCH
ĐVT : %
Ngành
2006
2010
2015
Tổng số
100,00
100,00
100,00
1. Nông nghiệp
91,33
88,41
85,21
2. Lâm nghiệp
2,32
3,54
5,34
3. Thuỷ sản
6,35
8,05
9,45
Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lần thứ 18
Với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong đó chủ yếu tăng lên về tỷ trọng của ngành thuỷ sản.
Tổng giá trị Nông- Lâm -Thuỷ sản ước tính đạt 836451 triệu đồng. Trong đó trên 80% là giá trị của xản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của hai ngành Lâm - Thuỷ sản đóng góp trên 10%.
Về lâm nghiệp: Là huyện có diện tích rừng không lớn, nên đóng góp trong tổng giá trị sản xuất không nhiều ( dưới 5%). Theo quy hoạch của ngành Lâm nghiệp đến năm 2010 thì diện tích rừng được bố trí như sau : Trong tổng số 5167,61 (ha) thì đất phòng hộ là 3047,14 (ha), trồng lại rừng là 872,52 (ha), trồng cải tạo và bổ sung 972,4 (ha), còn 275,03 (ha) dành cho các cây có chu kỳ ngắn phục vụ cho công nghiệp. Đến giai đoạn 2015 tăng cường cải tạo chăm sóc rừng trên toàn huyện theo hướng phục vụ cho công nghiệp chế biến và đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Tỷ trọng ngành Lâm nghiệp tăng lên từ 2,32% năm 2006 lên 3,5-4% năm 2010 và đạt 5 - 6% năm 2015. Xu hướng tăng của Lâm nghiệp ngày càng giảm vì diện tích của rừng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân.
Về nuôi trồng thuỷ sản : Huyện có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nhưng trong những năm qua khai thác chưa hiệu quả, diện tích chưa được khai thác còn nhiều. Tỷ trọng ngành thuỷ sản trong tổng số giá trị Nông - Lâm - Thuỷ sản chưa đạt 7%. Trong giai đoạn tới tận dụng lợi thế tiềm năng phát triển của ngành, diện tích thị trường tiêu thụ, nâng dần tỷ trọng của ngành trong tổng số giá trị sản xuất nhóm ngành Nông - Lâm - Nghiệp lên 8-9% năm 2010 và phấn đấu lên 9-10% năm 2015. Tăng cương công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ theo hai mô hình : Ruộng lúa + Cá + Vịt hoặc Cá + Vịt đưa năng suất đạt 53-58 tạ/ha
+ Về cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp)
BIỂU 16 : CƠ CẤU NỘI BỘ NGÀNH NN THEO GTSX HUYÊN LẬP THẠCH
ĐVT: %
Ngành
2006
2010
2015
Nông nghiệp
100,00
100,00
100,00
1. Trồng trọt
80,79
75,50
72,40
2. Chăn nuôi
15,05
19,93
22,50
3. GTdịch vụ
4,16
4,57
5,10
Nguồn : Nghị QĐHĐBĐB huyện Lập Thạch lân thứ 18
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng cơ cấu trồng trọt giảm xuống, cơ cấu ngành chăn nuôi tăng dần. Năm 2010 tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp giảm xuống vào khoảng 75-76%, và năm 2015 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống khoảng 72-73%.
Với ngành chăn nuôi, để có thể khẳng định được vị trí của ngành và nâng cao tỷ trọng của ngành trong nông nghiệp cần phải phát triển các đàn gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao như : Trâu, bò, thuỷ cầm,...Do điều kiện chăn nuôi có thể phát triển hơn nữa nên trong năm 2010 và tăng lên vào năm 2015. Năm 2006 tổng số đàn trầu, bò khoảng 137871con. Phấn đấu đến năm 2010 tăng lên 167941 con và năm 2015 tăng 185735 con
Bên cạnh chăn nuôi trâu, bò còn chú trọng chăn nuôi phát triển các loại gia súc, gia cầm các loại như: Lợn, gà, vịt, ngan,...Cần khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại, tập trung nhiều vốn để đầu tư và thu được lợi nhuận cao
GT dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng chậm vì ngành này phụ thuộc vào 2 ngành còn lại, nên mức độ tăng của ngành này trong cơ cấu hầu như không đáng kể nhưng nó lại quan trọng trong cơ cấu vì nó liên kết giữa người sản xuất và tiêu dùng lại với nhau
3.2. Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch trong thơi gian tới 2008 – 2015
3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hóa
Trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã bố tri quy hoạch theo hướng tích cực hơn. Ở các xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như: Liên hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, Đức Bác, Cao Phong. Đây là các xã có 2 con sông chảy qua và có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vùng lúa có giá trị kinh tế cao, mục tiêu là phụ vụ tiêu dùng trong huyện, phấn đấu năng suất đạt từ 53-58 tạ/ha
- Cần tạo điều kiện để các vùng phát triển thủy sản như: Tam Sơn, Vân Trục, ngọc Mỹ, Hải Lựu, Hợp lý,... vì các vùng này có địa hình đồi núi xen lẫn với nhau nên cần tạo điều kiện để người dân có thể ngăn nuôi theo hình thức 1 vụ lúa một năm còn lại các vụ khác là thả cá. Theo hình thức nuôi 1 vụ lúa + nuôi cá, 1 vụ lúa + nuôi các loại thuỷ cẩm, hoặc nuôi cá + chăn nuôi trâu, bò, gà …Vì vào mùa mưa thì các vùng này chủ yếu là ngập trong nước. Khuyến khích người dân vay vốn để đắp đập, vừa nuôi cá, vừa có nước để chủ động phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp và thủy sản cùng phát triển.
- Xây dựng các vùng trồng rau sạch ở các xã như: Sơn Đông, Cao Phong, Yên Tử, Phương Khoan…so với các vùng khác thì vùng này có nguồn nước ổn định, có địa hình bằng phẳng, kết cấu của đất nhẹ nên trồng rau có năng suất cao. Diện tích trồng rau của các khu vực này khoảng1200ha phấn đấu đến năm 2015 thì diện tích này tăng lên là 2500 ha. Việc xây dựng các vùng trồng rau sẽ tạo ra giá trị kinh tế lớn hơn trồng lúa hoặc cây trồng khác vì cây rau có chu kỳ sinh trưởng gắn, có khả năng trồng rất nhiều vụ trong 1 năm.
- Các xã gần trung tâm huyện như: Tủ Du, Tiên Lữ, Văn Quán, Tân Lập,…sẽ hướng phát triển theo hướng chăn nuôi gia súc, gia cầm,… vì các xã này do địa bàn là gần trung tâm nên nhu cầu về thực phẩm là rất lớn, bên cạnh đó không mất chi phi cho vận chuyển, nên chăn nuôi sẽ tạo ra thu nhập cao cho người dân.
3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường
Cần phải coi trọng đầu tư vào công nghệ sau thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm để duy trì nguồn thực phẩm ổn định tránh được sự tăng, giảm giá do tính thời vụ.
- Cùng với chế biến thành phẩm là công nghệ chế biến bán thành phẩm như: Muốn rau ( dưa chuột, ớt, củ cải, cà, dưa xu hào,…) sấy rau ( hành, tỏi, nấm, bí, rau gia vị,..) sấy quả ( quả nhãn, chuối, ngô,..). Ngoài ra còn chế biến các thực phẩm để làm đầu vào cho công nghiệp, cho gia súc, gia cầm,…
- Xây dựng các công nghệ chế biến để đáp ứng tiêu dùng của con người như : các loại bánh, keo, các loại hạt ngâm, tẩm, các loại để làm gia vị cho bữa cơm hàng ngày
3.2.3. Giải pháp về thị trường
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất, phát triển loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chủng loại như thế nào không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực sẵn có của tự nhiên của người sản xuất mà còn phụ thuộc lớn vào khả năng tiêu thụ của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông có thành công hay không, tốc độ tăng nhanh hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một cơ cấu kinh tế hoàn hảo đến bao nhiêu nhưng không đáp ứng nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng là vô nghĩa. Bởi muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì phải căn cứ vào thị trường, lấy thị trường làm nền tảng
- Đào tạo cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho nông sản, đa dạng hóa sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp các thông tin về thị trường để người sản xuất có thể hướng sản xuất của mình theo xu hướng thị trường. Việc cung cấp thông tin tạo điều kiện cho người sản xuất có thể biết được thị trường đang cần gì, đang thừa gì, đang ở mức giá như thề nào? để người sản xuất tính toán chi phí.
Ở địa bàn huyện cần phải thường xuyên mở các hội trợ, các cuộc triển lãm về các mặt hàng nông sản các giống cây lai tạo mới như: măng gọt, vải thiều, dứa có năng suất cao, .. để người sản xuất biết và áp dụng các giống cây có giá trị cao đó trong sản xuất của mình
- Khuyến khích các trung gian thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, bảo đảm khâu tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, hình thành cơ chế gắn bó giữa người sản xuất - người trung chuyển - người tiêu thụ. Ở huyện khi mà thị trường không hấp dẫn lắm thì cần phải phát huy đội ngũ những người trung chuyển này để mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng hơn. Ví dụ như trên địa bàn huyện có quốc lộ 2C đi qua, đây là con đường liên nhiều tỉnh huyện nên cho xây dựng nhiều trung tâm đại lý về các loại hoa quả, mặt hàng nông sản, …Để quảng bá các mặt hàng nông sản, các loại quả mà huyện trồng được và dần dần hình thành đai lý lớn cung cấp nguồn nông sản ổn định, tạo niềm tin và thương hiệu cho hàng nông sản của huyện
- Tăng cường công tác tiếp thị, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho các nông sản trên địa bàn huyện. Để nông sản sản xuất ra có thể tiêu thụ được nhiều và thị trường tiêu thụ ổn định thì cần phải phát huy tốt vai trò của công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Huyện cần chủ động giới thiệu sản phẩm thông qua việc mang sản phẩm của mình tới các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài tỉnh, Vừa biết được nhu cầu thị hiếu của thị trường vừa chủ đông tiêu thụ sản phẩm thồng qua việc ký kết được nhiều hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm.
- Thúc đẩy quá trình hình thành thị trấn, thị tứ, xây dựng cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống kênh phâm phối..
3.2.4. Giải pháp về vốn
Bất kỳ một sự thay đổi nào về quy mô hay quá trình sản xuất cũng phải có vốn đầu tư, nguồn vốn vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở cho quá trình chuyển dịch thành công. Hơn thế nữa nó còn là nhân tố nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của các mục tiêu trong nông nghiệp nông thôn. Vốn đầu tư bao gồm : Vốn vay, vốn ngân hàng, vốn ngân sách, vốn tự có của nhân dân.
Với địa bàn của huyện cần khuyến khích người dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại vay vốn thông qua việc " cho ân hạn" đối với những vốn vay lớn, những vốn vay để phát triển theo hướng hàng hóa. Vừa khuyến khích được người dân vay vốn để làm giàu trên chính mảnh đất của mình vừa tạo động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện
Để có được vốn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế của huyện cần có các biện pháp sau:
- Ưu tiên vốn vay cho các trang trại trong địa bàn huyện
- Xác nhận các tín chấp và quy định thủ tục đơn giản tạo điều kiện cho
Nông dân vay vốn.
- Phát triển mạnh mẽ các tổ chức tín dụng, xây dựng các thủ tục về đối tượng được vay, thời hạn được vay, số lượng được vay, đưa ra tỷ lệ lãi suất cụ thể
- Miễn giảm thuế một vài năm đầu cho các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ nông sản
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở địa phương, tạo điều kiện để mở rộng giaolưu giữa nhiều khu vực
- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua múc lãi suất gửi tiền hấp dẫn
-Sử dụng hợp lý các nguồn vốn đầu tư chi cho phát triển kinh tế.
3.2.5 Giải pháp về ruộng đất
Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để bảo đảm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt được kết quả như mong muốn thì ruộng đất cần phải đổi mới sao cho phù hợp với nền sản xuất hàng hóa. Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt kết quả cao thì huyện cần phải làm tốt các công việc sau đây
- Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đặc biệt là các ruộng đất úng trũng chuyển đổi phương hướng sản xuất sang nuôi trồng thủy sản hoặc vừa kết hợp nuôi trồng thủy sản với chăn nuôi các loại thủy câm khác,..
- Hướng dẫn, tổ chức cho các hộ nông dân, sử dụng tốt 5 quyền sử dụng đât
- Tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho các xã, trên cơ sở đó để người dân yên tâm đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, thực hiện dồi điền đổi thửa
- Cần sớm có cơ chế chính sách cụ thể cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất có hiệu quả kinh tế thấp như trông lúa có năng suất thấp, bị hạn chế hoặc úng, đất màu, đất đồi gò, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: trồng hoa, trồng rau sạch, trồng cây ăn quả, nuôi thả cá để khai thác tốt hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích
3.2.6. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và làm cho năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên, làm cho chất lượng sản phẩm và cơ cấu cây trồng vật nuôi thay đổi theo hướng tiến bộ.
-Tập trung ưu tiên ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ lai tạo, tuyển chọn giống cây, con mới chất lượng cao và có giá trị kinh tế nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong nông nghiệp
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơi sấy, bảo quản và chế biến nông sản cần áp dụng công nghệ bảo quản san thu hoạch như: bảo quản các loại rau quả tươi…bảo quản các hạt khô như là thóc, gạo, ngô, lạc đậu tương,…Bảo quản lạnh đông như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm, cá,… để làm hàng hoá cung cấp cho thị trường
- Tích cực tìm tòi và áp dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống
- Cùng với chế biến thành phẩm là ứng dụng công nghệ sơ chế bán thành phẩm như: sấy rau (hành, tỏi, của cải, rau gia vị,…), sấy quả như ( nhãn, chuối, vải,..), các loại chiên hành, nghiền tỏi bột, ớt bột và chế biến thức ăn cho công nghiệp chăn nuôi
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho địa phương, đào tạo cho nông dân để nâng cao hiểu biết, nắm bắt, áp dụng thành công các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
3.2.7. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa và làm cơ sở để thúc đẩy các giải pháp khác như: Giải pháp về công nghệ, thị trường,…
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ như: Giao thông, thủy lợi, điên,…
- Về giao thông : Phát hệ thống giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa. Cần thường xuyên nâng cấp, duy trì các tuyến đường chính, các tuyến đường vận chuyển nông sản đi tiêu thụ, … Huyện nhận thức được tầm quan trọng của giao thông liên lạc huyện đã huy động các nguồn vốn tự có và các nguồn vốn vay từ bên ngoài để mở rộng, nâng cấp và làm mới nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên xa, liên thôn để thúc đẩy giao thông liên lạc thuận tiện, đến năm 2010 huyện sẽ đầu tư nâng cấp từ 50 – 80 km
- Về thủy lợi : Của huyện đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây, hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố hóa, tận dụng các dòng sông để chủ động nguồn nước tưới tiêu cho các vùng nông nghiệp, các vùng nuôi trồng thủy sản,…Một số xã ở xa nguồn nước như: Tử Du, Đông Nhân, Ngọc Mỹ,… huyện đã chủ động đầu tư về kinh phí để kiên cố hoá kênh muơng vừa tạo điền kiện cho sản xuât nông nghiệp phát triển vừa hạn chế thất thoát nước ra bên ngoài. Đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống bơm điện, cống đầu mối, xây dựng hệ thống tưới cho vùng cao khô hạn khó tưới.. Chủ trương của huyện là đến năm 2010 sẽ cung cấp chủ động nước cho 90% diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
- Về điện : Xây dựng thêm các trạm điện hoặc nâng cấp các trạm điện để bảo đảm nguồn điện ổn điện tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế.
3.2.8. Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư đối với đồng bào các dân tộc
Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng vì vậy ổn định đời sống tạo sự đoàn kết chung giữa các đồng bào là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã có những chính sách để xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trong địa bàn huyện. Tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng để rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc đồng thời tạo điều kiện để các dân tộc phát huy được thế mạnh của vùng. Cần tuyên truyền để các dân tộc hiểu và ổn định canh tác trên chính mảnh đất của mình. Với các dân tộc ở xa trung tâm cần khuyến khích các dân tộc vay vốn làm giàu trên chính mảnh đất của mình, với các dân tộc khó khăn cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng để rút gắn khoảng cách giữa các dân tộc.
3.2.9. Đẩy mạnh công tác khuyến nông
Chính sách khuyến nông của huyện là hỗ trợ giá giống cây trồng vật, hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn cho nông dân, tổ chức hội nghị, hỗ trợ kỹ thuật để tập huấn cho nông dân, xây dựng mô hình trình diễn cho nông dân để nông dân hiểu rõ thêm. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần tập trung làm tốt các vấn đề sau đây. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông đặc biệt là cán bộ tuyến cơ sở ở cấp xã, bảo đảm ở mỗi xã có ít nhất một cán bộ khuyến nông.
- Cần hỗ trợ để thực hiện các công trình khuyến nông do các hộ nông dân yều cầu. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước làm tốt công tác chuyển giao dịch vụ kỹ thuật cho nông dân
- Trong quá trình thực hiện công tác khuyến nông cần có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, phải lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở từng khu vực. Nhanh chóng đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra diện rộng để phát triển sản xuât.
3.2.10. Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa
Các chính sách đều có mục đích nhất định, các mục đích đó đều hướng nền kinh tế vận động theo mục đích của người xây dựng chính sách. Trong khi áp dụng cụ thể từng chính sách vào môi trường hợp cần vận dụng linh hoạt, không nên cứng nhắc quá. Để khuyến khích và động viên để làm cho các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển trang trại,… Để làm được vấn đề đó cần phải chú ý đến những nội dung sau:
- Hỗ trợ và khuyến khích các hộ nông dân sử dụng giống mới tham gia vào các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗn trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giaoa công nghệ.
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khuyến khích các hộ gia đình hỗ trợ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp hoặc phương thức công nghiệp sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Đầu tư hỗ trợ sản, trợ giá để tạo vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm hàng hóa để phục vụ cho các nhà máy chế biến, nhằm tăng sản phẩm hàng hóa cho huyện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ Kết luận:
Thật đúng như vây, nền kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Trình độ sản xuất được nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng cây trồng tạo ra nhiều sản phẩm trái vụ và hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hàng hóa ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu dùng của người tiêu dùng.
Tuy nhiêu huyện Lập Thạch vẫn còn có nhiều tiềm năng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Đất đai chưa được sử dụng nhiều, lao động còn dư thừa và chất lượng thấp, thị trường trong và ngoài huyện là những vấn đề nan giải. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch trong những năm qua chuyển dịch từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, ngành chăn nuôi tăng dần cả về số lượng và chất lượng.
Nhưng bên cạnh đó nhiều tài nguyên vẫn chưa được sử dụng hợp lý như : Nguồn lao động, nguồn nước, đất đai,…Nền nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, sản phẩm không đa dạng, chất lượng vẫn chưa cao, giá cả không cạnh tranh,…nên chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài địa bàn huyện. Giá trị nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, ngành chăn nuôi có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Vì vậy, hoàn thiện và từng bước đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình CNH-HĐH đất nước là vấn đề rất cần thiết. Trong các giải pháp cần chú trọng đến các giải pháp về thị trường, vốn, khoa học công nghệ vì đây là những điều kiện tiên đề cho quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Để từ đó đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện.
II/ Kiến nghị
Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đạt hiệu quả cao thì cần phải kết hợp nhiều ban ngành trong đó cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, xây dựng phương hướng mục tiêu cụ thể cho từng ngành trong thời gian tới. Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng và đạt kết quả cao em xin đưa ra một số kiến nghị sau :
- Đề nghị huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề kinh tế nông thôn. Xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các công trình thủy lợi, đường giao thông, các cơ sở về giống cây trồng. Hỗ trợ người dân về vốn, dịch vụ, vật tư trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp
- Thực hiện chính sách ruộng đất cho từng hộ nông dân theo đúng luật định, ổn định lâu dài để người dân yên tâm vào sản xuất.
- Coi việc bảo vệ và cải thiên môi trường là giải pháp có ý nghĩa để pháp triển nền nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu, bố trí xây dựng các khu công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện để có nguồn nông sản ổn định
Tài liệu tham khảo
1. GT kinh tế nông thôn - Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK
2. GT kinh tế nông nghiệp - Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK
3. GT lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn
Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản TK
4. Văn kiện đại hội đảng IX
5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc
6. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc
7. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc
( năm 2003 - 2004 - 2005)
8. Niên giám thống kê phòng thống kê huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
MỤC LỤC
Trang
Lời Mở Đầu...……………………………………..…1
1.Tính cần thiết của đề tài………………………...…....1
2. Mục tiêu của đề tài……………….………………….2
3. Phương pháp nghiên cứu….………………...…...….3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài………… ... …….….3
Chương 1 : Cơ sơ lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp………………………………………………….……...4
1.1.Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp………4
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp……….……….4
1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế……………………………………….….4
1.1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp………… … ……………...5
1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………………..7
1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử nhất định…… ………………….7
1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được ……..7
1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế luôn vận động………………...……………………8
1.1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình……..….9
1.1.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………………………….…..9
1.1.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành………………………………..……9
1.1.3.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ……………………………………..……….10
1.1.3.3 Cơ cấu thành phần kinh tế……………………………………….…11
1.1.4. Ý nghĩa cơ cấu kinh tế hợp lý ……………………… …… …………...11
1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp………………………………....12
1.1.5.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………….12
1.1.5.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………...…13
1.1.5.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………… .13
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....14
1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên…………………………………………………….14
1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội………………….………...15
1.2.3 Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật………………….…….….16
1.3 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước…………………………………..…..17
1.3.1 Kinh nghiệm trong nước………………………………..……………..…..17
1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài……………………………………………….….18
Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc …………………….….…...20
2.1 Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………… .……....…20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………….……….20
2.1.1.1 Vị trí địa lý của huyện…………………………………………….…20
2.1.1.2 Địa hình và đất đai thổ nhưỡng………………………………………21
2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết………………………………………………..….23
2.1.1.4 Nguồn nước…………………………………………………………..25
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội……………………………………………….…26
2.1.2.1 Dân số và lao động tầng………………………………….………..…28
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng…………………………………………………………29
2.1.2.3 Văn hoá xã hội……………………………………………………..…30
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch…...33
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành ….....33
2.2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành nông, lâm, thuỷ sản …………..33
2.2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành……………..….35
2.2.1.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp…………………....36
2.2.1.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành lâm nghiệp……….46
2.2.1.2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành thuỷ sản………….48
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ....50
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế……..…54
2.3 Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện
Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………….......…57
2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………………..……….57
2.3.2 Những tồn tại yếu kém – nguyên nhân…………………………….……...58
2.3.2.1 Những tồn tại yếu kém…………………………… ……….........…58
2.3.2.2 Nguyên nhân…………………………………………………….….58
Chương 3 : Phương hướng và những giải pháp nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới…………………………..……..60
3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lập Thạch....60
3.1.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyên Lập ....…60
3.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá…………...60
3.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lập Thạch theo
hướng khai thác triệt để tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,
lao động kỹ thuật nông nghiệp…………………………………...…..61
3.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá………………………..…………….…61
3.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi
thành phần kinh tế…………………………………………………..….62
3.1.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới…..62
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát………………………………………………….….62
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………..63
3.2 Những giải pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện Lập Thạch trong thời gian tới 2010-2015…………………….....65
3.2.1 Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập
trung chuyên môn hoá………………………………………………….…...67
3.2.2 Xây dựng và phát triển cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của thị trường……………………………....67
3.2.3 Giải pháp về thị trường………………………………………….……..….68
3.2.4 Giải pháp về vốn…………………………………………………… …....68
3.2.5 Giải pháp về ruộng đất……………………………………………… . .…69
3.2.6 Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất……………… …..70
3.2.7 Giải pháp đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ
sản xuất nông nghiệp…… ………………………………………..…....71
3.2.8 Giải pháp ổn định đời sống và chính sách định canh định cư với
đồng bào dân tộc………………………………………………………..…72
3.2.9 Đẩy mạnh khuyến nông……………………………………………………73
3.2.10 Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm giúp các hộ nông dân
phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá………………………….74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………..75
Kết luận……………………………………….…………..… .75
Kiến nghị …………………………………….……………….76
Tài liệu tham khảo……………………………………….…...77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12054.doc