Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Công ty Phần mềm FPT

Lợi mở đầu CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM I. Nhu cầu thị trường phần mềm thế giới 1. Khái quát chung về thị trường phần mềm 2. Thực trạng một số thị trường chính II. Hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam 1. Sự cần thiết và những lợi ích của ngành công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam 2. Tình hình xuất khẩu phần mềm của Việt Nam những năm qua 3. Nhận xét về hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam III. Khái quát về Công ty FPT 1. Một số mốc phát triển 2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 3. Tôn chỉ và chính sách của Công Ty 4. Những lĩnh vực Kinh Doanh chính 5. Những thành tựu và danh hiệu đạt được CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT I. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở Cty 1. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực 2. Thị trường và kim ngạch 3. Phát triển 4. Công nghệ và hoạt động R&D II. Đánh giá hoạt động xuất khẩu phần mềm của Cty 1. Thành tựu đạt được 2. Nhựng tồn tại 3. Nguyên nhân những tồn tại CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA CTY CỔ PHẦN PHẦN MỀM FPT I. Định hướng phát triển II. Giải pháp ngắn hạn 1. áp dụng các tiểu chuẩn chất lượng trong sản xuất 2. Thay đổi phương thức tiếp thị truyền thống để khuyếch trương năng lực sản xuất và sản phẩn của Công ty 2.1. Kết hợp các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài 2.2. Chiến lược hợp tác kinh doanh hai bên cũng có lợi 3. Đầu tư hỗ chợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên 3.1. Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn 3.2. Đào tạo nâng cao trình độ anh ngữ cho nhân viên 3.3. Đào tạo văn hóa đất nước khách hàng 4. Đẩy mạnh tiếp thị qua Internet III. Giải pháp giài hạn 1. Chuẩn bị nguồn nhân lực 2. Tập chung đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp phần nềm 3. Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm 4. Đa dạng hóa sản phẩm IV. Kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Công ty Phần mềm FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa vụ tài chính với APTECH. FIS (FPT Information System) : Trung tâm hệ thống thông tin phục vụ các dự án tin học hoá lớn của khách hàng bao gồm tư vấn giải pháp, thiết kế hệ thống, chọn thiết bị,máy tính, lắp đặt và lập trình phần mềm đi kèm. Khách hàng chính là Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và đầu tư...FIS là “quả đấm thép” của FPT với hiệu quả kinh doanh hàng năm lớn nhất FPT FOX (FPT Online Exchange) : Trung tâm Dịch vụ trực tuyến FPT, khởi đầu là mạng TTVN rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam khi chưa có Internet, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ Internet như web, mail, hosting...FOX đồng thời còn cho ra đời tờ báo điện tử VnExpress với rất nhiều chuyên mục như đời sống, kinh tế, chính trị, thể thao, văn hoá...nơi thông tin được cập nhật hàng ngày và hoàn toàn miến phí. FOX hiên chiếm 32% thị trường Internet Việt Nam. FOX là bộ phận phát triển nhanh nhất FPT. FSS (FPT Software Solution) : Trung tâm giải pháp phần mềm – cũng chuyên lập trình ra các loại phần mềm như Fsoft nhưng để phục vụ cho thị trường Việt Nam. FSS đã làm ra rất nhiều phần mềm phục vụ các ngân hàng trong đề án tự động hoá ngân hàng của nhà nước cũng như cho quản lý doanh nghiệp như quản lý nhân viên, quản lý hàng bán, hàng tồn, quản lý tài chính, kế toán. FPS (FPT Project Supplier) : Trung tâm hỗ trợ dự án FPT, thành lập đầu năm 2000 có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp IT khác xây dựng giải pháp cho khách hàng, đánh dấu một cố gắng của FPT thể hiện vai trò đầu đàn của mình trong nghành công nghệ thông tin Việt Nam. FDR ( FPT Dealer) : Trung tâm bán buôn máy tính và thiết bị máy tính, máy văn phòng như máy in, máy fax, máy quét, máy photocopy... Đây là đơn vị có doanh số lớn nhất FPT, đưa FPT trở thành nhà phân phối thiết bị công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam (Doanh số năm 2002 là 69,2 triệu USD, bỏ xa tất cả các đối thủ thứ 2 , thứ 3 trong thị trường phân phối) FMB (FPT Mobile) : Trung tâm bán buôn, bán lẻ điện thoại di động đồng thời là nhà phân phối và bảo hành sản phẩm cho các hãng điện thoại nổi tiếng trên thế giới như Motorola, Ericsson... FMB cúng đảm nhiệm dịch vụ hoà mạng ăn hoa hồng của VMS. Đây là một trong các đơn vị có doanh số cao nhất FPT. FTT ( Phi Tin) : Công ty trực thuộc FPT kinh doanh tất cả những gì không liên quan đến tin học. Những ngày mới thành lập bộ phận này buôn bán kinh doanh đủ thứ từ làm du lịch, buôn bán quần áo,sắt thép đén bán vé máy bay, buôn ô tô... Ngày nay, các mặt hàng chủ yếu là các máy móc, thiết bị công nghiệp như máy lạnh, máy bơm... FSM (FPT Service Maintenance) : Trung tâm bảo hành sản phẩm của FPT chuyên sửa chữa cácm sản phẩm của công ty, đồng thời là trung tâm bảo hành uỷ quyền của các háng sản xuất máy tính lơn trên thế giới thư IBM, COMPAQ, HP...Trung tâm không chỉ bảo hành ở Hà Nội mà còn có đội bảo hành ở các tỉnh xa. FAD (FPT Administration) : Phòng hành chính quản trị, chịu trách nhiệm điều hành một số công việc hành chính hàng ngày và các công việc liên quan đến tiếp khách, chuẩn bị mặt bằng cho các bộ phận, quản lý bảo vệ, lái xe, lao công... FHR (FPT Human Resource) : Phòng nhân sự chịu trách nhiệm về các hoạt động trong lĩnh vực nhân sự như lập kế hoạch về nhân sự, quản lý nhân viên, tuyển dụng, cung cấp các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên của công ty, tổ chức các kỳ thi cho nhân viên công ty... FQA (FPT Quality Assurance) : Phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ đề ra hệ thống quản lý chất lượng trong toàn công ty, góp phần đưa công ty giành chứng chỉ ISO 9001: 2000 dành cho tất cả các quá trình kinh doanh bao gồm : Sản xuất phần mềm máy tính; Thiết kế cung cấp lắp đặt và tích hợp các hệ thống công nghệ; Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm công nghệ thông tin; Cung cấp dịch vụ Internet; Đào tạo lập trình viên. Việc được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 đã khẳng định uy tín và chất lượng các sản phẩm mà FPT cung cấp cho khách hàng, không chỉ ở thị trường Việt Nam mà trên cả thị trường thế giới. FBP (FPT Business Plan) : Phòng kế hoạch kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu tư vấn cho ban lánh đạo các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của toàn công ty trước ban lãnh đạo, ngoài ra còn trực tiếp tham mưu giúp các bộ phận trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. FAF (FPT Account and Finance) : Phòng tài vụ đáp ứng và phục vụ yêu cầu kinh doanh của các bộ phận. Mọi công việc như in hoá đơn bán hàng, chuyển kho hang, nhập xuất đổi cấu hình, tăng giảm tài sản cố định, kiểm tra đối chiếu tình hình thanh toán công nợ, nộp thuế, thu tiền bán hàng, chi tiền thanh toán các khoản chi phí mua sắm, đầu tư đều được bộ phận này thực hiện. Ngoài ra, FAF còn lo các thủ tục để có thể vay được tiền một cách nhanh nhất với mức lãi suất ít nhất, các thủ tục bảo lãnh, mua ngoại tệ thanh toán cho khách hàng nước ngoài. FAF đã áp dụng phần mềm quản lý tài chính tiên tiến Solomon từ năm 2001, góp phần nâng cao uy tín của FPT trong giao dịch với các đối tác nước ngoài. 2.3. Cơ cấu nhân sự FPT hiện có hơn 3000 nhân viên, trong số đó 25.95% là nữ giới và 74.05% là nam giới. Nhân viên FPT có trình độ kiến thức rất cao, rất nhiều người có trình độ tiến sĩ, giáo sư, thạc sĩ và cử nhân trong các lĩnh vực tin học, khoa học cơ bản, viễn thông và các nghành kinh tế. Nhiều người trong số họ tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng của Pháp, Nhật Bản, Australia, Nga, Đức và Mỹ. FPT được đánh giá là một trong các công ty lớn các tuổi trung bình của nhân viên trẻ nhất Việt Nam (27.3 vào năm 2000). Biểu đồ tăng trưởng nhân sự và trình độ ngoại ngữ Nguồn FPT OverView Tôn chỉ của công ty và chính sách "FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới phát triển hùng mạnh, bằng nỗ lực sáng tạo trong Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, góp phần hưng thịnh Quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần". "FPT nỗ lực làm cho khách hàng hài lòng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tuỵ và năng lực không ngừng được nâng cao". Tháng 01/2000 FPT đã được hãng BVQI (Anh quốc) cấp chứng chỉ chất lượng ISO-9001 cho tất cả các hoạt động của FPT bao gồm: Thiết kế, phát triển các sản phẩm phần mềm Cung cấp, thiết kế, lắp đặt hệ thống Công nghệ (bao gồm cả hệ thống Tin học) Phân phối các sản phẩm Tin học Cung cấp dịch vụ Internet Các lĩnh vực kinh doanh chính 4.1. Phát triển phần mềm máy tính Chuyên về dịch vụ phát triển phần mềm Số lượng lập trình viên: hơn 1000 (cuối năm 2005) Chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng ISO9001, CMM-5 Vị thế ở thị trường trong nước: Công ty Tin Học lớn nhất Công ty Tin Học đầu tiên được nhận chứng chỉ ISO 9001 bởi tập đoàn Veritas Quality International và chứng chỉ CMM 4 4.2. Dịch vụ đào tạo chuyên gia phần mềm FPT là nhà cung cấp dịch vụ đào tạo chuyên gia phần mềm lớn nhất Việt nam. 2 trung tâm đào tạo FPT–APTECH tại Hà Nội và TP. HCM với 1200 sinh viên. 4.3. Nhà cung cấp dịch vụ Internet Exchange, Internet Service and Interne Contents (IXP, ISP & ICP) Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 Nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ 2 tại Việt nam với 30% thị phần. Là Nhà cung cấp dịch vụ Internet duy nhất có chứng chỉ ISO 9001 4.4. Nhà phân phối phần cứng và phần mềm máy tính FPT là nhà phân phối lớn nhất của IBM và Compaq tại Việt Nam, chiếm tương ứng với 60% và 50% doanh số của IBM và Compaq ở Việt Nam FPT là nhà cung cấp phần mềm lớn nhất của các hãng Microsoft, Oracle, Olivetti và HP tại Việt Nam 4.5. Tích hợp hệ thống FPT là công ty tích hợp hệ thống lớn nhất tại Việt Nam với 50% các dự án lớn (Trên 1 triệu US$) tại Việt Nam. Chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng ISO9001 4.6. Tư vấn CNTT Thiết lập dự án CNTT lớn cho các khách hàng: Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Quỹ hỗ trợ phát triển. Tư vấn dự án: Điều tra, phân tích , thiết kế xây dựng và giám sát dự án. Những khách hàng lớn: Cảng Hải Phòng, Tổng công ty thép, Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Hợp tác với các công ty Tư vấn nước ngoài trong các dự án Tư vấn lớn: PwC, KPMG Những thành tựu và danh hiệu đạt được Từ khi thành lập năm 1988 với số vốn gần như không có gì, hoạt động kinh doanh chủ yếu là đổi máy tính lấy các thiết bị vật tư của Liên Xô ăn chênh lệch và buôn bán một số thứ hàng hoá khác để tạo vốn ban đầu, đến nay công ty đã phát tiển mạnh mẽ thành một công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xác định tin học là hướng kinh doanh chính và lâu dài. Doanh số hàng năm tăng trung bình 40-50%, cá biệt có năm tăng gần gấp đôi. Năm 2001 công ty có mức doanh số kỷ lục, bỏ xa các công ty tin học khác, đạt gần 100 triệu USD. Cho đến nay, Cty FPT vẫn giữ vững vị trí tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Biểu đồ phát triển doanh số qua các năm Nguồn : FPT Overview Danh hiệu "Công ty Tin học tên tuổi nhất" do tạp chí PC World bầu chọn năm 2002 Danh hiệu "Công ty Tin học có doanh số lơn nhất" do tạp chí PC World bầu chọn năm 2002 Danh hiệu "Công ty phân phối thiết bị CNTT hàng đầu" do PC World bầu chọn năm 2001-2002 Danh hiệu "Công ty Dịch vụ Phần mềm hàng đầu" do PC World bầu chọn năm 2001-2002 Danh hiệu "Công ty Xuất khẩu Phần mềm hàng đầu" do PC World bầu chọn năm 2001-2002 Danh hiệu “Công ty Tin Học uy tín nhất" trong 4 năm liền từ 1998 đến 2001 do tạp chí PC World bình chọn. Huy chương vàng tại hội chợ Tin Học Expo’ 98 cho sản phẩm SmartBank, phần mềm sử dụng cho các Ngân Hàng Thương Mại “Nhà cung cấp dịch vụ Internet tin cậy nhất” do PC WORLD bình chọn trong 3 năm liên tiếp từ 1999 đến 2001 Huy chương vàng cho thành tích “Công ty có doanh số phần mềm vượt quá 1.5 tỷ VND”, tại hội chợ Expo’99. Huy chương vàng cho thành tích “Sản phẩm phần mềm có doanh số vượt quá 500 triệu VND”, T4 –hệ thống thanh toán tập trung tại Expo’99. Hai huy chương vàng cho thành tích “phần mềm được sử dụng nhiều nhất” CD ROM “From Saigon to Ho Chi Minh City” và mạng “Trí tuệ Việt Nam”, tại hội chợ Expo’99. Được công nhận bởi bộ Thương Mại vì thành tích xuất khẩu phần mềm. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở CTY Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực Cơ sở vật chất Để đạt chuẩn mực quốc tế, tháng 12 năm 1998 công ty FPT quyết định thuê cho Fsoft địa điểm riêng 23 Láng Hạ, nơi có các công ty phần mềm nước ngoài đóng (như Pacific Rim, Dynamic Solution...), trang trí nội thất như được thấy ở Ấn Độ và khẩn trương xây dựng quy trình sản xuất phần mềm. Sau hơn một năm phát triển và số nhân viên tăng một cách nhanh chóng, chỗ làm việc cũ không đáp ứng được các nhu cầu mới, FSOFT đã chuyển vể toà nhà HITC, bắt đầu một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của phần mềm FPT. Nơi đây có cơ sở vật chất đáp ứng cơ bản cho việc sản xuất phần mềm xuất khẩu. Điện thoại được nối với 3 tổng đài cửa ngõ với trên 2000 kênh liên lạc trực tiếp với hơn 30 nước và gián tiếp với trên 200 nước trên thế giới. Hệ thống Internet được nối qua trục cáp quang biển Thái lan-Việt Nam-Hồng Kông với dung lượng cỡ 30.000 kênh. Tốc độ đường truyền lên tới 1M (trong khi các dịch vụ Internet bình thường tốc độ tối đa là 56K) là một tốc độ đảm bảo cơ bản cho việc truyền sản phẩm phần mềm qua mạng một cách nhanh chóng. Ngoài trung tâm tại HITC, Hà Nội, FSOFT cũng có một trung tâm phát triển phần mềm xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh được đặt trong công viên phần mềm Quang Trung cũng có các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho phát triẻn phần mềm. Phát triển nguồn nhân lực Các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam cho rằng nguồn nhân lực là khâu then chốt trong quá trình chuần bị thâm nhập thị trường phần mềm thế giới. Ban lãnh đạo công ty FPT cũng cho rằng nhân lực là quan trọng, nếu không chuẩn bị về mặt con người thì khi có thị trường sẽ không trở tay kịp. Xuất phát từ nhân định đó, công ty FPT quyết tâm phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu phần mềm. Cuối năm 1998, lực lượng làm phần mềm của FPT chỉ khoảng 70 người, trong đó số đang phụ trách thường xuyên các phần mềm nội địa khoang 40 người. Doanh số đầu người của Infosys - hãng sản xuất phần mềm số 1 ấn Độ - là 40.000 USD/năm, nếu FPT cố gắng đạt một nửa con số của Infosys là 20.000 USD/năm thì để đạt được doanh số xuất khẩu phần mềm đề ra cho năm 2005 là 10 triệu USD (đã được điều chỉnh cho phù hợp, kế hoạch ban đầu là 50 triệu USD) FPT cần 500 lập trình viên chuyên nghiệp cho phần mềm xuất khẩu, không kể số lập trình viên đang sản xuất phần mềm cho thị trường trong nước. Tuy số lượng sinh viên các khoa công nghệ thông tin tốt nghiệp hàng năm là khá lớn, khoang 5000 người, nhưng theo thực tế đòi hỏi tiêu chuẩn các lập trình viên tối thiểu phải biết C++, Java, DBMS..., ngoại ngữ Toefl 500 thì hầu hết các ứng viên không đáp ứng được. Mặc dù các sinh viên này rất thông minh, biết nhiều, có trình độ lý thuyết khá tốt nhưng nhìn chung “ cái cần thì không biết”. Đa số sinh viên bị hạn chế về ký năng thực hành và không có hiểu biết tốt về các công nghệ lập trình hiện đại vốn thay đổi từng ngày từng giờ mà giáo trình đại học vẫn mang tính bảo thủ, không cải tiến nhiều. Vì vậy, FPT cần có một tổ chức đào tạo chuyên nghiệp quốc tế mới có thể có các lập trình viên đáp ứng các tiêu chuẩn của nghành công nghiệp phần mềm. FPT đã quyết định học tập kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc đào tạo lập trình viên và đã chọn APTECH – một công ty hàng đầu Ấn Độ về đào tạo, có hơn 1000 trung tâm đào tạo trong nước và hơn 500 cơ sở đào tạo ở hơn 50 nước trên thế giới với gần 2.500.000 học viên theo học. Điểm khác biệt lớn nhất của APTECH so với các khoa công nghệ thông tin Việt Nam là chương trình đào tạo và công nghệ đào tạo đều xuất phát từ yêu cầu thực tế của nghành công nghiệp phần mềm. Đặc biệt, mục tiêu của APTECH rất rõ ràng: đào tạo lập trình viên chuyên nghiệp. Bắt đầu từ năm 2002, mỗi năm 2 trung tâm FPT-APTECH tại Hà Nội và TP HCM sẽ cung cấp cho công ty 300 lập trình viên chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực vững chắc và có tính lâu dài cho sự nghiệp xuất khẩu phần mềm của công ty. Song song với phát triển số lượng lập trình viên, việc nâng cao chất lượng của các nhân viên lập trình cũng được công ty FPT quan tâm một cách sâu sắc. Một loạt các công tác huấn luyện, đào tạo được tiến hành, trọng tâm là nâng cao ngoại ngữ và chuyên môn. Là đối tác phần mềm của nhiều tập đoàn công nghệ thông tin khổng lồ trên thế giới, FSOFT rất khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các nhân viên của mình học và thi các chứng chỉ quốc tế của Microsoft, Oracle, Cisco, IBM, HP, Compaq, 3-Com and Novell. Đến nay, 30% lập trình viên của FSOFT đã giành được các chứng chỉ MCSD, MCSE, OCP, CCNA và/hoặc CCNP... (là các chứng chỉ đánh giá trình độ của kỹ sư tin học, do các công ty Microsoft, Oracle, Cisco... tổ chức thi và cấp bằng). Tất cả những cố gắng phát triển cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực của FSOFT đã thành công, mang lại sự chuẩn bị sẵn sàng cho mọi yêu cầu đòi hỏi cảu các dự án phần mềm trong hiện tại và tương lai. Thị trường và kim ngạch Vào những ngày đầu tiên bắt tay vào xuất khẩu phần mềm (giữa năm 1999), công ty Havey Nash (Anh Quốc) và một công ty nhỏ khác ở Canada là hai khách hàng duy nhất nuôi sống công ty trong thời kì “trứng nước”. Nhưng chỉ sau hai năm công ty đã nhanh chóng trưởng thành và vươn rộng ra khắp thế giới. Với khẩu hiểu “Đoàn kết lại, chúng ta là toàn cầu”, ngày nay công ty có khách hàng ở khắp năm châu. Trong số các thị trường của công ty thì Nhật bản chiếm thị phần lớn nhất (chiếm hơn 50%), và cũng có mức tăng trưởng ổn định, sấp sỉ 100% năm. Tuy nhiên EU lại là thì trường tiềm năng, có khả năng bùng nổ trong thời gian tới do EU mới chỉ thực sự “nhập cuộc” trong một vài năm gần đây sau khi nhận thấy sự thành công của Mỹ. Thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ do người Mỹ vẫn dữ “thói quen” gia công sang Ân Độ. Revenue by Services Revenue by Industry Revenue by Market Phát triển Ngay từ những ngày đầu thành lập, FPT đã đặt mục tiêu trở thành những người khai phá cho CNPM Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, công ty đã không ngừng học hỏi và đón nhận những chuyên gia hàng đầu về phần mềm của Việt Nam. Công ty nhận thấy phần mềm sẽ là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng trong tương lai và đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này. Trong hoàn cảnh Việt Nam mới “bước chân” vào cơ chế thị trường, việc thương mại hoá một sản phẩm phần mềm là hết sức khó khăn. Thứ nhất là do cơ chế chính sánh của nhà nước chưa ăn nhập với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Thứ hai là trình độ, kinh nghiệm của những người khai phá ngành CNPM còn yếu, không dám mạo hiểm đột phá. Đã có nhiều sản phẩm phần mềm có giá trị của FPT không được đem vào thực tiễn. Các sản phẩm như “Ngân hàng Client/Server”, “Buồng lái TU 134”, “Typo 4” là những công trình ứng dụng mang đầy tính sáng tạo cũng không tồn tại nổi. Trên chặng đường phát triển phần mềm công ty đã cho ra đời những sản phẩm nổi tiếng có giá trị cao như phần mềm kế toán doanh nghiệp Balance. Đây là phần mềm đóng gói đầu tiên của FPT thu hút được nhiều khách hàng trong nước: Super Lâm Thao, Than Quảng Ninh, Apatit Lao Cai, Kim khí Hà Nội... Phần mềm là một loại hàng hoá và cũng có chu kỳ sống. Chu kỳ sống dài hay ngắn phụ thuộc vào thị trường nơi nó tồn tại. Muốn kéo dài giai đoạn có tỷ suất lợi nhuận cao và rút ngắn giai đoạn thua lỗ thì đòi hỏi các sản phẩm phải có sự thay đổi, cải tiến thường xuyên cho thích ứng với thị trường. Sản phẩm Balance vì không được cập nhật đều đặn nên đã không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, không thu hút được nhiều khách hàng nữa. Những thất bại ban đầu đã giúp công ty nhận ra rằng để một sản phẩm làm ra được ứng dụng rộng rãi thì sản phẩm đó phải có khả năng áp dụng vào cuộc sống. “ Cuộc sống mới là thước đo cao nhất đánh giá các phần mềm máy tính “. Thị trường của FPT trong thời gian này chủ yếu là thị trường nội địa. Mảng phần mềm nội địa công ty chủ yếu tập trung vào là các sản phẩm phục vụ hệ thống ngân hàng, tài chính, kế toán vì đây là thế mạnh của đội ngũ lập trình viên trong công ty. Năm 1992, FPT cho ra đời sản phẩm phần mềm kế toán SIBA. Đây là phần mềm rất thành công của FPT đã bán được cho nhiều ngân hàng trong và ngoài nước như VID –Public, Chinfon Bank, May Bank, Campu Bank, Lao Bank. Tiếp đó, một loạt các phần mềm khác được ra đời vào những năm tiếp theo đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng làm phần mềm của công ty: Hệ thống quản lý thu thuế cấp cục DINATAX Quản lý đặt chỗ và bán vé máy bay Việt Nam Air line Quản lý tiền gửi tiết kiệm Quản lý khách sạn... Cùng với sự lớn mạnh của công ty, nhu cầu thị trường phần mềm ngày một tăng, Trung tâm giải pháp phần mềm (FSS) đã ra đời năm 1995. Lượng khách hàng dùng sản phẩm phần mềm do công ty sản xuất ngày một tăng. Đặc biệt, năm 1998, công ty đã xuất khẩu phần mềm Smart Bank (sản phẩm nâng cấp từ phần mềm SIBA) sang một số nước trong khu vực, đạt doanh thu cao. Đó là các nước Lào, Campuchia, Malaysia, Miến Điện và Srilanka. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những phần mềm công ty xuất khẩu chỉ là những phần mềm chuyên ngành hẹp, tuy đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng chất lượng vẫn chưa đạt tới chuẩn quốc tế, doanh thu từ XKPM hàng năm còn thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, lực lượng làm phần mềm tăng chậm qua các năm. Tính đến trước năm 1996 công ty có 47 lập trình viên, cuối năm 1998 con số này tăng lên 80 người. Qua những kết quả hoạt động sản xuất phần mềm của công ty giai đoạn này, ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Công ty đã đạt được những thành tích lớn về sản xuất phần mềm với nhiều chương trình mang tính thực tiễn cao. Nhiều chương trình phần mềm của FPT đã được các Bộ, Ngành, Cục sử dụng cho việc điều hành các hoạt động mang tính quan trọng. Công ty đã hình thành nên đội ngũ lập trình viên số 1 Việt Nam về số lượng cũng như chất lượng. Chính đội ngũ này đã góp một phần không nhỏ vào việc mở đường cho phần mềm Việt Nam. Có nhiều công ty phần mềm nổi tiếng trên thế giới trở thành đối tác của FPT như Microsoft, Oracle... Trải qua thời gian và kinh nghiệm, công ty đã tạo cho mình một quy trình sản xuất phần mềm có tác dụng quản lý, phân chia công việc lập trình một cách hiệu quả hơn, đúng thời hạn hơn. Đó chính là tiền đề của quy trình phần mềm được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001 sau này. Đội ngũ phần mềm đã tạo được nền móng để vươn ra thị trường thế giới với kinh nghiệm làm việc và trình độ đủ để đáp ứng các nhu cầu của thị trường phần mềm thế giới. Công nghệ và hoạt động R&D Để tạo ra một sản phẩm phần mềm, đầu tư về thiết bị nhà xưởng không phải là yếu tố then chốt. Đối với các công ty làm phần mềm, nguồn kinh phí quan trọng nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm luôn tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong hoạt động lập trình phần mềm gia công xuất khẩu, hiểu biết nhiều về công nghệ mới và đón đầu công nghệ mới là yếu tố hết sức cần thiết. Điều này sẽ đáp ứng ngay được các yêu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh của công ty. ý thức được điều đó, hàng năm FPT liên tục tổ chức các hoạt động R&D như cử nhân viên đi học công nghệ mới ở nước ngoài, mời các chuyên gia nước ngoài giảng dạy, theo học các khoá đào tạo cao cấp của Oracle, Microsoft, IBM...và đào tạo tại chỗ. Hiện nay, FPT đang tập trung chủ yếu vào tuyển nhân lực làm phần mềm và đào tạo quản trị dự án vì đang còn thiếu nhiều nhân viên lập trình và cán bộ quản trị. Trong thời gian tới, khi các hoạt động đi vào nền nếp thì hoạt động R&D sẽ là chủ yếu. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA C.TY 1. Thành tựu đạt được Sau một thời gian hoạt động, công ty FPT đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong hoạt động XKPM: Thiết lập được chi nhánh tại ấn Độ, văn phòng thương mại Việt Nam tại Mỹ và các văn phòng này đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình. Kết hợp với công ty Aptech ấn Độ mở trung tâm đào tạo lập trình viên Quốc tế tại Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nằng, Cần Thơ, Huế... thu hút được đông đảo học viên tham gia. Thành lập các khu công nghệ phần mềm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo môi trường làm việc tốt cho các lập trình viên với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Đạt chứng chỉ ISO 9001 cũng như áp dụng thành công hệ thống chất lượng CMM4 cho quy trình sản xuất phần mềm. Đã XKPM vào thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, úc...., thiết lập được nhiều mối quan hệ với những bạn hàng lớn, có triển vọng. Công ty đã dần tạo được cho mình một uy tín tốt trên thị trường Thế giới. Nhiều hãng lớn đã biết đến FPT như một công ty tin học hàng đầu Việt Nam và đã đặt quan hệ hợp tác lâu dài với công ty. Để có được điều đó, công ty đã phải cố gắng hết sức mình, từng bước giành lấy niềm tin của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm mọi cách để đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng để từ đó nâng cao vị thế và chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ nhưng cán bộ công nhân viên công ty luôn đoàn kết một lòng phấn đấu nỗ lực, quyết tâm cao, vì vậy đã hoàn thành những nhiệm vụ bước đầu. 2. Những tồn tại chủ yếu Bên cạnh những thành tích cơ bản FPT đã đạt được, vẫn còn một số những hạn chế: Trên thực tế, trong những năm qua, hoạt động XKPM của FPT cũng như hầu hết các doanh nghiệp tin học Việt Nam khác mới chỉ dừng lại ở gia công phần mềm xuất khẩu. Khách hàng của FPT phần lớn là các khách hàng trung gian tức là FPT chưa có khách hàng cuối cùng - người tiêu dùng sản phẩm. Khách hàng trung gian thường là những công ty tin học nước ngoài đứng ra thuê FPT gia công phần mềm và họ bán lại cho khách hàng cuối cùng. Những công việc FPT thường nhận gia công là công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nhưng giá thành thì lại rẻ, trong khi đó phần quan trọng là giải pháp phần mềm (bao gồm việc: phân tích, thiết kế hệ thống) là phần thu được nhiều lợi nhuận hơn cả thì các khách hàng nước ngoài đã làm hết, sau đó họ cung cấp cho FPT và FPT chỉ việc thể hiện ý tưởng của họ bằng các chương trình phần mềm. Nói một cách đơn giản nếu coi sản phẩm phần mềm là một sản phẩm thời trang thì giải pháp phần mềm chính là khâu thiết kế. Bộ quần áo có đẹp, có hợp thời trang hay không phụ thuộc phần lớn vào tài năng của người thiết kế. Người thiết kế là người tạo ra ý tưởng về sản phẩm cũng như các công dụng của nó còn người thợ may chỉ là người thực hiện các ý tưởng đó. Trong trường hợp này thì công việc của FPT đang làm chỉ như công việc của một người thợ may đơn thuần. Một sản phẩm phần mềm chất lượng cao là sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, giải pháp phần mềm do đó là một khâu hết sức quan trọng, nhưng khâu này thì FPT vẫn chưa làm được. Nguyên nhân một phần là do trình độ của các lập trình viên chưa cao, chưa đạt tới trình độ quốc tế. Công việc giải pháp phần mềm đòi hỏi phải có những chuyên gia giỏi về chuyên môn, giầu về kinh nghiệm. Trong khi đó các chuyên gia của FPT chưa đáp ứng được những chương trình có độ phức tạp cao của khách hàng. Tuy nhiên, cũng không thể nói FPT không có khả năng làm công việc này mà còn do các nguyên nhân khách quan khác. FPT mới bước chân vào làng CNTT thế giới, chưa có tên tuổi nên cũng chưa có cơ hội tiếp cận được với những khách hàng cuối cùng mà chỉ thông qua các khách hàng trung gian. Do đó, FPT chưa có điều kiện tiếp xúc khách hàng để làm những dự án lớn, đầu tư từ đầu đến cuối. Và bởi luôn phải qua các khách hàng trung gian, công ty luôn bị họ áp đặt về mặt công nghệ dẫn đến bị động và lúng túng khi phải tự mình làm các chương trình lớn. Thị trường trọng điểm của FPT hiện nay là thị trường Bắc Mỹ và trong thời gian vừa qua, FPT đã ký được một số hợp đồng với Mỹ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sau sự kiện ngày 11 tháng 9, FPT đã bị tổn thất lớn với thiệt hại khoảng 1 triệu USD. Đây quả là một thiệt hại nặng nề đối với một doanh nghiệp nhỏ, mới chân ướt chân ráo thâm nhập vào thị trường Mỹ. Trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã có hướng tập trung vào thị trường Nhật Bản bởi gần đây, các khách hàng Nhật đã tìm đến với FPT do công ty phần nào cũng đã có danh tiếng trên thị trường và giá thành sản xuất lại khá rẻ. Tuy nhiên, công ty lại chưa có đủ các lập trình viên tiếng Nhật do đó trước mắt chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của các đối tác Nhật Bản. Ngoài ra, FPT cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự như các doanh nghiệp phần mềm khác của Việt Nam: Trình độ tiếng Anh của nhân viên hầu như đều chưa đạt trình độ quốc tế yêu cầu. Chưa đón đầu được công nghệ mới, vì vậy mất nhiều thời gian để làm quen với những công nghệ đó khi khách hàng yêu cầu. Đội ngũ chuyên viên phân tích hệ thống còn thấp cả về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế, do đó bỏ lỡ một số hợp đồng vì không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Trong ký kết hợp đồng vẫn còn thiếu kinh nghiệm, có trường hợp một số dự án khi đã được tổ chức sắp xếp lực lượng, lên kế hoạch, bắt tay vào làm thì phía đối tác huỷ hợp đồng mà công ty vẫn phải chấp nhận do trong quá trình ký kết không có các điều kiện ràng buộc, yêu cầu về nghĩa vụ các bên một cách rõ ràng... 3. Nguyên nhân của những tồn tại Qua phân tích tình hình thực tế, ta có thể thấy những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: Công ty FPT là công ty đầu tiên của Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực XKPM, trong khi ngành CNPM vẫn còn là ngành công nghiệp khá mới mẻ với Việt Nam và vẫn còn thiếu các chính sách và biện pháp đồng bộ để khuyến khích xây dựng và phát triển CNPM. Hoạt động XKPM của công ty mới thực sự diễn ra trong một thời gian ngắn nên kinh nghiệm còn hạn chế. Hạ tầng cơ sở cho CNPM vẫn còn thiếu thốn. Đội ngũ lập trình viên chưa có kinh nghiệm quốc tế, chưa bắt kịp phong cách làm việc chuyên nghiệp. Nguồn thông tin thị trường còn hạn chế cả về số lượng cũng như chất lượng do công ty chưa thiết lập được kênh cung cấp thông tin và đội ngũ nhân viên có năng lực, giàu kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, hiện nay FPT vẫn còn thiếu nhân lực làm phần mềm. Người có kỹ năng làm việc giỏi chưa đủ mà đòi hỏi phải có cả hiểu biết sâu sắc về xã hội, bởi khi sản xuất phần mềm cho một quốc gia nào đó thì rất cần phải có hiểu biết sâu về pháp luật, tập quán truyền thống của quốc gia đó thì mới hy vọng đạt hiệu quả cao. Tóm lại, công ty FPT đã hoạt động khá tích cực và hiệu quả trong thời gian qua, đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy ngành CNTT nói chung và lĩnh vực XKPM nói riêng của Việt Nam. Để tiếp tục phát triển, công ty cần có những định hướng và giải pháp cụ thể dựa trên điều kiện cơ sở thực tế của công ty để từng bước tháo gỡ những khó khăn, tìm ra những lợi thế để thực hiện một cách hiệu quả nhất chiến lược XKPM. Tuy nhiên, tình hình thị trường phần mềm thế giới biến động không ngừng đòi hỏi công ty phải luôn nắm bắt được thị trường, phải nhậy bén với mọi sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ . Chương 3 của luận văn sẽ đi sâu vào phân tích các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần biến ước mơ đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin trong thế kỷ 21. CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA CTY CỔ PHẦN PHẦN MỀM FPT I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ Mặc dù là công ty số một tại Việt Nam, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vẫn là một yêu cầu sống còn đối với công ty. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì chất lượng của công ty mới chỉ xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam á, còn kém hơn rất nhiều so với các nước đi đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm. Vì vậy để duy trì tốc độ phát triển cao như hiện nay, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là đính hướng quan trọng nhất. 2. Phát triển nguồn nhân lực Cũng như mọi doanh nghiệp hiện nay, con người luôn là nguồn lực quan trọng. Với đặc thù của một công ty như FPT với việc kinh doanh dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thì yếu tố con người trở thành yếu tố mang tính chất quyết định. 3. Phát triển các thị trường tiềm năng. Hiện nay, công ty chủ yếu làm việc với các đối tác Nhật Bản, (chiếm hơn 60% doanh thu). Thị trượng này tuy ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần. Các thị trường khác như Mỹ, Châu âu, Đông Nam á hiện nay tuy chiếm phần nhỏ trong doanh thu của công ty song đây lại là những thị trường lớn đầy tiềm năng. Công ty cần phải có định hướng phát triển hơn nứa các thị trường này 4. Hướng tới tự sản xuất và xuất khẩu Theo các số liệu do công ty cung cấp thi hiện nay hầu hết các các dự án, hợp đồng đều là gia công phần mêm. Việc gia công phần mềm đơn giản và dễ thực hiện đối với trình độ và năng lực của nhân viên công ty. Tuy nhiên lợi nhuận cũng như doanh thu sẽ không bằng so với tự sản xuất và xuất khẩu. Đây cũng là một định hướng mà ban l•nh đạo rất quan tâm và cố gắng thực hiện khi năng lực của công ty đủ tầm. Trên đây là một số định hướng cơ bản nhất đối với sự phát triển của công ty. Dựa trên các định hương này, sau khi nguyên cứu và trao đổi với một số vị l•nh đạo của công ty, tôi xinh đề xuất một số giải pháp mang ngắn hạn và một số giải pháp chiến lược lâu dài cho sự phát triển của công ty. II. GIẢI PHÁP NGẮN HẠN Ap dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất phần mềm Tuy lựa chọn con đường phù hợp là gia công xuất khẩu phần mềm, các công ty Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản xuất phần mềm. Một khó khăn lớn chung cho phần mềm Việt Nam không phụ thuộc vào sự lựa chọn thị trường là việc tạo ra một sự khác biệt về sản phẩm / dịch vụ để dựa vào đó giữ được thế mạnh cạnh tranh trong một thời gian dài. Theo truyền thống, các thế mạnh cạnh tranh có thể được tạm chia thành 3 loại: Sự quen biết, thân thiết với khách hàng Sở hữu bí quyết công nghệ (know-how) Điều hành sản xuất tốt Nếu công ty FPT có được cả ba thế mạnh trên thì sức cạnh tranh trên thị trường sẽ rất cao và đảm bảo được một lợi nhuận lớn. Tuy nhiên do chậm tiếp cận với thị trường thế giới, nhìn chung, công ty FPT khó có thể dựa trên sự quen biết với khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp thị (các công ty ấn Độ đang rất mạnh trong lĩnh vực này). Việc phổ biến Internet tương đối chậm cùng các cơ sở nghiên cứu còn khá khiêm tốn tại Việt Nam cũng không cho phép công ty FPT đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay Việt Nam chưa phải là điểm đến của các đối tác tìm mua bí quyết công nghệ (các nước Đông Âu, Nga, Israel, Ailen... đang sử dụng rất tốt thế mạnh này). Như vậy cơ hội còn lại duy nhất của một công ty phần mềm Việt Nam là dựa trên việc xây dựng năng lực quản lý sản xuất và giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp với ấn độ, Trung quốc, Philippines. Lương lập trình viên của Việt Nam dao động trong khoảng 200-500 USD so với khoảng lương trung bình 1500 USD của một lập trình viên ấn độ, nước đang có thị phần lớn tại thị trường này. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng thế giới về phần mềm như ISO 9001, CMM, TQM... là điều kiện sống còn. Sau khi đạt được tiêu chuẩn phần mềm cao cấp CMM cấp độ 4 vào tháng 3 năm 2002, công ty FPT cần ổn định hệ thống quản lý chất lượng CMM 4 này và tiếp tục cải tiến quy trình quản lý sản xuất phần mềm để có thể đạt được mức cao nhất, CMM cấp độ 5 trong năm 2003 hoặc 2004. Đây sẽ là giấy thông hành hạng nhất để công ty FPT thực sự bước vào thị trường lớn của xuất khẩu phần mềm trên thế giới. 2. Thay đổi phương thức tiếp thị truyền thống để khuyếch trương năng lực sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp Trên thực tế, công ty FPT khi bắt đầu chuẩn bị cho việc xuất khẩu phần mềm đã tiến hành hai cách tiếp thị khác với các cách tiếp thị truyền thống. Hai phương pháp này hiện đang thực hiện đạt hiệu quả khả quan và có nhiều triển vọng: Kết hợp với các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài. Theo kinh nghiệm của Công ty FPT sau hai năm đã mở hai văn phòng tại ấn Độ và Mỹ thì kết quả tiếp thị thu được rất nhỏ bé. Thực tế cho thấy tiếp cận thị trường phần mềm thế giới là một việc đầy khó khăn khi thế giới chưa hề biết chúng ta là ai, càng không biết Việt Nam có thể làm phần mềm. Vì thế, công ty FPT đã thay đổi cách tiếp thị trong xuất khẩu phần mềm. Không phải là vấn đề chúng ta có mặt ở nhiều nơi trên thế giới mà muốn thành công, chúng ta phải biết kết hợp với các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài. Và thực tế, Công ty FPT cũng đã đạt được những thành tích khả quan trong cách tiếp thị mới này bằng cách thuê chuyên gia tiếp thị nước ngoài (Mỹ) bán hàng bằng các kênh bán hàng được thiết lập tại Mỹ. So với các phương thức tiếp thị trước đây thì phương thức này này hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Từ bài học thành công này, công ty FPT nên áp dụng đối với các thị trường khác như Tây Âu, Nhật bản... Chiến lược hợp tác kinh doanh hai bên cùng có lợi. Một phương pháp nhằm tiếp cận thị trường thế giới có thể được thực hiện là thông qua dịch vụ môi giới của các công ty phần mềm tại thị trường mục tiêu. Phương pháp này cho phép công ty FPT lợi dụng được các thế mạnh cạnh tranh của đối tác như sự quen biết khách hàng cũng như các bí quyết công nghệ. Việc hợp tác cũng giúp cho các công ty đối tác giảm giá thành sản phẩm đầu ra, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ của họ trên thị trường. Như vậy mô hình này có lợi cho cả hai bên và có thể duy trì được. Về lâu, về dài, thông qua mô hình hợp tác này công ty FPT có thể xây dựng được thêm các thế mạnh cạnh tranh khác cho sản phẩm phần mềm của mình giúp công ty có thể tiếp cận những mảng thị trường có lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Kinh nghiêm tiếp thị của Israel cho thấy: Đất nước này phát triển phần mềm cách đây 10 năm và có năng suất lao động cao nhất thế giới (13.000 chuyên gia phần mềm tạo ra một ngành công nghiệp trị giá 3 tỷ USD mỗi năm). Mặc dù thành công như vậy nhưng Israel cũng không bán được sản phẩm trực tiếp cho thế giới mà phải bán thông qua các đối tác trung gian là các công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ. Chính vì vậy, FPT cũng nên sử dụng phương pháp tiếp thị này nhiều hơn tại các thị trường mục tiêu. 3. Đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên 3.1. Đào tạo nâng cao kiến thức công nghệ Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn công nghệ. Các chuyên gia về công nghệ thông tin đánh giá rằng 3 năm phát triển của công nghệ thông tin có thể đạt được những thành quả bằng 10 năm phát triển của các nghành công nghiệp thông thường. Vì vậy mà nhân lực tham gia trong ngành này cần phải được đào tạo thường xuyên và cung cấp các thông tin, các kiến thức thường xuyên để theo kịp tốc độ phát triển của ngành, tránh tụt hậu về công nghệ trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay. Hơn nữa, đối với công ty GCXK phần mềm, khách hàng nước ngoài rất quan tâm đến việc công ty nhận gia công có hiểu biết và có kinh nghiệm về các công nghệ mới hay công nghệ có tính đặc thù không, với những công ty này việc đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý cũng như nhân viên là hết sức quan trọng và các công ty GCXK phần mềm phải thường xuyên cập nhật những kiến thức về công nghệ hiện đại nhất thì họ mới đưa ra được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, công ty FPT cần đầu tư kinh phí để đặt mua các sách chuyên ngành và tài liệu kỹ thuật từ nước ngoài, hỗ trợ kinh phí để cho nhân viên của mình được đào tạo ở trong nước và nước ngoài trong một thời gian ngắn hàng năm cũng như hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới như Microsoft, IBM, Oracle... Đây cũng chính là yêu cầu chung của các công ty thuê gia công phần mềm. Đào tạo nâng cao trình độ Anh ngữ của nhân viên Một trong những hạn chế của kỹ sư phần mềm Việt Nam nói chung và của công ty FPT nói riêng là khả năng Anh ngữ chưa thành thạo. Trong khi chúng ta đang chờ Chính phủ có một sự cải tiến về chương trình đào tạo ngoại ngữ ở các trường phổ thông và đại học thì các doanh nghiệp vẫn cần phải đầu tư cải thiện trình độ tiếng Anh cho nhân viên của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển công việc. Công ty FPT cần coi chương trình đào tạo ngoại ngữ như một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hoặc quý co các kỳ thi kiểm tra, kết quả được tính như một nhân tố trong việc xét thành tích của công việc để tính lương, tiền thưởng. Nếu cần, công ty FPT nên hỗ trợ một phần chi phí cho các nhân viên học các ngoại ngữ không phải tiếng Anh như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Pháp... Đào tạo về văn hoá đất nước khách hàng Ở các bước khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty Việt Nam và khách hàng hoặc bước khởi đầu của một dự án có thể sẽ có sự mâu thuẫn do không tương đồng về văn hoá, nên nhận thức về vấn đề này và có chương trình bồi dưỡng kiến thức cho các nhà quản lý và nhân viên tham gia dự án cũng rất cần thiết đối với một tổ chức GCXK phần mềm. Kinh nghiệm của ấn Độ cho thấy các công ty ấn Độ nổi tiếng trong việc tổ chức các chương trình đào tạo về văn hoá cho các nhà quản lý dự án của họ nên các nhà quản lý trong các công ty gia công phần mềm của ấn Độ rất thành công trong việc làm cho khách hàng cảm thấy thoải trong quan hệ và công việc cho dù có sự rất khác nhau giữa văn hoá ấn Độ với văn hoá các nước Phương Tây và Mỹ. Công ty FPT cũng cần có các chương trình đào tạo về văn hoá Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và ấn Độ cho các nhân viên của mình trong các dự án hợp tác với các nước này nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết giữa hai bên để công việc đạt hiệu quả cao. 4. Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị qua Internet Internet được coi là một mạng thương mại và thông tin toàn cầu nên việc tham gia quảng cáo các thông tin về doanh nghiệp mình trên Internet sẽ hết sức hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm. Công ty FPT từ lâu đã tiến hành việc quảng cáo tên doanh nghiệp và các sản phẩm phần mềm trên Internet nhưng thực tế, các trang web của công ty vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu thiết kế để có thể đạt được hiệu quả cao. Cụ thể là: Các trang web cần có mặt trên các thị trường lớn ví dụ như đặt trang chủ tại Mỹ hay Châu Âu để có thể tiếp cận tới cộng đồng khách hàng nói tiếng Anh cũng như tiếng Pháp. Trang web chủ phải tạo được dòng khách truy cập vào địa chỉ công ty, muốn vậy, công ty FPT cần phải đăng ký vào các danh bạ điện tử đồng thời tạo liên kết với các trang chủ liên quan đến phần mềm nhằm mục đích trao đổi khách đến thăm để tăng lượng truy cập. Việc đăng ký vào các danh bạ điện tử có uy tín cũng là một biện pháp quảng cáo hữu hiệu cho công ty. Nội dung các trang web phải có chiều sâu, không rườm rà thể hiện được trình độ chuyên môn cũng như sự hiểu biết về các lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh những thông tin về sản phẩm, dịch vụ nên có những mục phụ mang những thông tin có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty nhất là những thông tin mang tính thời sự. Những thông tin này cần được liên hệ với những trang web khác sẽ nâng cao được tính hấp dẫn cũng như uy tín của công ty. III. GIẢI PHÁP DÀI HẠN 1. Chuẩn bị nguồn nhân lực Trong khi nhu cầu về lập trình viên đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam thì theo đánh giá của các chuyên gia trong nghành đào tạo công nghệ thông tin việc đào tạo lập trình viên lại có quá nhiều bất cập. Điều này do công nghệ thông tin có tốc độ phát triển quá nhanh nên các chương trình giáo dục truyền thống chưa đáp ứng được. Nhiều giáo viên còn chưa có kinh nghiệm thực tế làm phần mềm. Chính vì vậy, sinh viên đào tạo hoàn toàn rất bài bản nhưng lại không đạt được các yêu cầu của thị trường do họ thiếu hẳn các kỹ năng. Chất lượng đào tạo thấp do dạy chủ yếu là lý thuyết, thiếu thực hành và truy cập Internet còn nhiều hạn chế. Theo giáo sư Quách Tuấn Ngọc, Việt Nam đang thừa thầy nhưng thiếu thợ trong tin học. Trước tình hình đó, công ty FPT cần đi trước một bước trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho mình trong tương lai khi muốn phát triển hơn việc xuất khẩu phần mềm. FPT đã cho triển khai hệ thống đào tạo FPT-APTECH trong cả nước. Chương trình giảng dạy ở APTECH được thiết kế bám sát nhu cầu thực tế của thị trường, với các công nghệ đào tạo đa kỹ năng hiện đại nên sinh viên ra trường là có thể làm việc ngay. Thực tế đã chứng minh các sinh viên APTECH ra trường đều xin được việc làm ở các công ty tin học chuyên nghiệp, trong đó có một số làm việc ở nước ngoài. Công ty cần chuẩn bị việc dạy ngoại ngữ song song với dạy lập trình trong các trung tâm APTECH trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công ty FPT nên kết hợp với các trường đại học đào tạo các sinh viên tin học theo mô hình Công ty-viện nghiên cứu-trường đại học. Như vậy các học viên này sẽ có khả năng thực tế rất cao vì được tiếp cận với các công nghệ hiện đại cũng như được thử sức mình ngay chính trong một môi trường sản xuất phần mềm thực sự của FPT. Đây sẽ là một cách làm khôn ngoan để tạo nguồn nhân lực về phần mềm, phục vụ cho chiến lược xuất khẩu phân mềm vể lâu về dài của công ty. 2. Tập trung đầu tư sản xuất tại các khu công nghệ phần mềm Nhà nước đã xây dựng khu công viên phần mềm Quang Trung (tại TP Hồ Chí Minh) là khu công nghiệp phần mềm lớn nhất nước ta hiện nay. Tại Hà nội cũng đã có quyết định xây dựng công viên phần mềm tại 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng (với diện tích 15.000 m2 và chi phí khoảng 70 tỷ đồng). Ngoài ra Nhà nước đang tiếp tục hoàn thành bước một khu Công nghệ cao quốc gia tại Hoà Lạc. Một số khu công nghiệp phần mềm tại các tỉnh thành khác cũng đang được nghiên cứu xây dựng. Triển khai hoạt động trong các khu công nghiệp phần mềm với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm có nhiều thuận lợi hơn. Một điểm đáng nói là tất cả các ưu đãi trên không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp trong nước mà cho cả các doanh nghiệp nước ngoài khi sử dụng dịch vụ tại đây nên khả năng hợp tác quốc tế của các công ty Việt Nam tại Khu công nghiệp phần mềm sẽ cao hơn. Chính vì vậy tập trung sản xuất phần mềm trong các khu công nghiệp phần mềm sẽ thuận lợi hơn và khả năng xuất khẩu được phần mềm ra thị trường thế giới chắc chắn sẽ cao hơn. Trong tương lai, công ty FPT nên chuyển các bộ phận liên quan đến sản xuất phần mềm xuất khẩu vào các công viên phần mềm này để tận dụng các lợi thế trên, tránh đầu tư cơ bản ban đầu quá lớn. 3. Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm Để xác định rõ chính xác công nghệ sản xuất phần mềm cần phân biệt rõ giữa công nghệ sản xuất và công nghệ gia công. Các doanh nghiệp sản xuất phần mềm Việt Nam hiện nay bao gồm cả công ty FPT thông thường đi theo hướng sử dụng môi trường hệ thống và các công cụ phát triển sẵn có trên thị trường. Những công việc như vậy có thể gọi là đi theo hướng gia công và mọi sản phẩm phần mềm đều là gia công lại. Đối với người sử dụng thì điều đó không quan trọng lắm nhưng trong thời gian tới, khi luật bản quyền đi vào nề nếp thì các công ty phân mềm Việt Nam sẽ phải trả một khoản không nhỏ cho các môi trường đi kèm. Đối với các dự án gia công phân mềm, một công ty phân mềm chỉ cần khả năng dùng các công cụ phát triển nổi tiếng trên thế giới là được. Tuy nhiên giá thành cho những sản phẩm như vậy sẽ tăng lên đáng kể và hơn 2/3 giá trị trong đó thuộc về bản quyền của nước ngoài. Và điều quan trọng hơn là sau này mỗi khi cần nâng cấp hay phát triển đều phải phụ thuộc vào chính giải pháp đó. Chính vì điều này mà trong tương lai dài công ty FPT nên phối hợp với các công ty phần mềm trong nước khác đầu tư cho nghiên cứu phát triển hệ điều hành cũng như các công cụ phát triển cho riêng Việt Nam để giá trị xuất khẩu trong mỗi sản phẩm phần mềm sẽ cao hơn và tránh lệ thuộc vào môi trường phát triển của nước ngoài. 4. Đa dạng hoá kiểu phần mềm Trong giải pháp ứng dụng thì các phần mềm lại được chia thành 3 nhóm nhỏ là phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục , phần mềm ứng dụng và phần mềm kinh doanh. Theo cách chia này thì các công ty phần mềm Việt Nam chủ yếu mới xuất khẩu phần mềm kinh doanh mà chủ yếu lại phục vụ cho các khách hàng cụ thể theo kiểu đơn đặt hàng. Công ty FPT trong tương lai cần tập trung vào sản xuất các phần mềm trọn gói vì kiểu phần mềm này cho phép bán sản phẩm với giá hạ hơn rất nhiều so với khi bán phần mềm đơn lẻ do chi phí được san sẻ cho nhiều khách hàng. Hơn nữa sự đa dạng người dùng sẽ giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm được tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng cần phải tính toán kỹ lưỡng vì phần mềm trọn gói phải có tính năng rộng và tính hoàn chỉnh cao, đặc biệt là chi phí bán hàng trực tiếp và tiếp thị thường chiếm tới 50% tổng chi phí bán hàng là gánh nặng và tăng mức độ rủi ro cho công ty với số vốn còn hạn chế. Ngoài ra việc đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm thuộc các lĩnh vực giải trí , giáo dục... trong thời gian tới cũng rất quan trọng nếu công ty FPT muốn đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng sản lượng phần mềm xuất khẩu của mình. Trên đây là một số kiến nghị để công ty FPT có thể thúc đẩy xuất khẩu phần mềm cả về chất và lượng trước mắt cũng như lâu dài. Hy vọng các giải pháp này sẽ đóng góp được một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty FPT trong lĩnh vực phần mềm, góp phần vào sự phát triển nghành công nghiệp phần mềm chung của cả nước, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công. KẾT LUẬN Đối với nước ta, ngành CNPM là ngành đem lại hiệu quả kinh tế, đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. CNPM đang phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới với tốc độ như vũ bão, hứa hẹn những đột phá mới trong kỷ nguyên CNTT. Hoà chung với không khí đó, công ty FPT đang bước những bước đầu tiên trong khai phá ngành công nghiệp XKPM. Với phương châm đẩy mạnh XKPM, bước đầu công ty chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Đồng thời mở rộng thị trường trong nước, tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực hùng hậu làm tiền đề để dần dần tién tới XKPM đóng gói, đưa ngành CNPM của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới. Trải qua các bước phát triển đầy thăng trầm, cùng với những kết quả đạt được trong sự nỗ lực không biết mệt mỏi, FPT thực sự xứng đáng với vị trí công ty tin học số một Việt Nam và là lá cờ đầu của ngành CNPM nước nhà. Mong rằng với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, táo bạo và quyết đoán của Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, nhân viên, công ty FPT sẽ sớm thực hiện thành công chiến lược XKPM của mình, đồng thời giúp ngành CNPM Việt Nam trở thành “điểm đến” trong thế kỷ 21 Mục Lục Lợi mở đầu CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM Nhu cầu thị trường phần mềm thế giới Khái quát chung về thị trường phần mềm Thực trạng một số thị trường chính Hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam Sự cần thiết và những lợi ích của ngành công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam Tình hình xuất khẩu phần mềm của Việt Nam những năm qua Nhận xét về hoạt động xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam Khái quát về Công ty FPT Một số mốc phát triển Cơ cấu tổ chức và nhân sự Tôn chỉ và chính sách của Công Ty Những lĩnh vực Kinh Doanh chính Những thành tựu và danh hiệu đạt được CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở Cty Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực Thị trường và kim ngạch Phát triển Công nghệ và hoạt động R&D Đánh giá hoạt động xuất khẩu phần mềm của Cty Thành tựu đạt được Nhựng tồn tại Nguyên nhân những tồn tại CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA CTY CỔ PHẦN PHẦN MỀM FPT Định hướng phát triển Giải pháp ngắn hạn áp dụng các tiểu chuẩn chất lượng trong sản xuất Thay đổi phương thức tiếp thị truyền thống để khuyếch trương năng lực sản xuất và sản phẩn của Công ty Kết hợp các nguồn lực chuyên nghiệp bên ngoài Chiến lược hợp tác kinh doanh hai bên cũng có lợi Đầu tư hỗ chợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn Đào tạo nâng cao trình độ anh ngữ cho nhân viên Đào tạo văn hóa đất nước khách hàng Đẩy mạnh tiếp thị qua Internet Giải pháp giài hạn Chuẩn bị nguồn nhân lực Tập chung đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp phần nềm Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm Đa dạng hóa sản phẩm Kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1959.doc