7. Danh sách đen (Warning Bulletin)
Là danh sách liệt kê những số thẻ không được cấp phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân, thẻ bị mất cắp, thất lạc, Danh sách được cập nhật liên lục và gửi đến tất cả các ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho các cơ sở chấp nhận thẻ.
8. Mã số PIN (Personal Identificate Number)
Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN chủ thẻ phải giử bí mật.
9. Mã số BIN (Banking Identificate Number)
Là mã số chỉ ngân hàng phát hành thẻ, trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có 1 mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.
10. Ngày hiệu lực
- Ngày sao kê (Statement Date): Là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.
- Ngày đáo hạn (Due Date): Là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hoặc một phần trên giá trị sao kê.
83 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành là:
· Củng cố mạng lưới ATM hiện có của NHCT VN: Phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm có thể bằng cách đưa ra yêu cầu đối với các chi nhánh là phải đảm bảo một tỷ lệ nhất định giữa máy ATM đặt tại DN và máy đặt tại nơi công cộng theo tỷ lệ tối thiểu là 30%/70% (trong đó 70% là số máy đặt tại nơi công cộng, có nhiều người qua lại). Rà soát và chấn chỉnh các chi nhánh thực hiện theo đúng mẫu mã quy định nhằm xây dựng hình ảnh thống nhất cho hệ thống ATM NHCT VN.
· Khảo sát các địa điểm xin lắp đặt máy ATM tại các chi nhánh. Khác với việc lắp đặt máy ATM chủ yếu phục vụ cho công tác chủ thẻ và công tác thanh toán lương qua tài khoản như trong giai đoạn vừa qua, việc triển khai lắp đặt máy ATM trong giai đoạn tới sẽ tập trung khai thác các điểm đặt máy tại các trung tâm du lịch, thương mại, vui chơi giải trí tập trung đông dân cư, khách du lịch, nhằm tăng nguồn thu phí từ dịch vụ rút tiền mặt của chủ thẻ Visa, MasterCard; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thẻ trong việc tiếp cận các máy ATM đồng thời khuếch trương hình ảnh ATM NHCT VN, đặc biệt tập trung phát triển tại địa bàn Hà Nội và TP HCM và các thành phố lớn. Tăng cường lượng máy lắp đặt tại các vị trí công cộng tại các địa bàn này nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
· Phân bổ máy ATM cho các chi nhánh theo đúng kế hoạch của NHCT VN về số lượng, mật độ máy ATM cũng như thoả mãn các yêu cầu về địa điểm đặt máy ATM của NHCT VN, đồng thời chuyển giao cho các chi nhánh lắp đặt và quản lý. Thay đổi cách thức phân bổ máy: giữ lại một số lượng máy ATM cố định khoảng 10% số lượng nhập máy để phục vụ cho các nhu cầu đột xuất về máy ATM của các chi nhánh.
· Rà soát lại toàn bộ hệ thống ATM, thực hiện việc chấn chỉnh và điều chuyển vị trí đặt máy đối với các máy có tần suất giao dịch thấp. Sau 06 tháng hoạt động, yêu cầu các máy ATM phải đáp ứng được các tiêu chí đặt ra về tần suất giao dich, phí thu được từ dịch vụ rút tiền mặt của chủ thẻ Visa/MasterCardNếu không sẽ yêu cầu chi nhánh điều chuyển vị trí lắp máy hoặc phải điều chuyển cho chi nhánh khác có vị trí lắp đặt hiệu quả hơn. Số lần tối đa cho phép máy ATM bị xảy ra tình trạng: hết tiền không tiếp quỹ, hết hóa đơn, nhật ký không thay trong thời gian từ 6h trở lên (đối với 1 máy ATM): 12 lần/máy/năm, mỗi lỗi trên được tính là 1 lần, 1 lỗi xảy ra vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được tính là 2 lần.
· Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát về việc chấp hành mẫu mã, biển hiệu lắp đặt ATM của chi nhánh, theo các bước:
- Thực hiện việc kiểm tra từ xa thông qua việc yêu cầu chi nhánh cung cấp ảnh chụp điểm đặt máy ATM.
- Thực hiện việc kiểm tra đột xuất một số điểm đặt máy của chi nhánh.
- Lắp đặt camera theo dõi tại các máy ATM để phục vụ công tác phòng chống ngăn ngừa rủi ro.
- Đưa tiêu chí chấp hành mẫu mã lắp đặt máy ATM vào chỉ tiêu thi đua hàng năm.
ü Củng cố hệ thống kỹ thuật hỗ trợ.
· Bên cạnh việc chú trọng đầu tư phát triển hệ thống kỹ thuật thì NHCT VN cần tích cực đầu tư hệ thống kỹ thuật hỗ trợ như hệ thống Toll free, Call centre, CMR để quản lý thông tin khách hàng, nâng cấp hệ thống giám sát hoạt động thé ATM, thẻ tín dụng, và phân quyền chủ động giám sát số dư ATM, nhật ký ATM cho các chi nhánh để các chi nhánh giải quyết được các lỗi kỹ thuật cơ bản. Bên cạnh đó phải tăng khả năng bảo mật cho các hệ thống bằng cách phòng chống virus, cài đặt firewall; đầu tư hệ thống camera giám sát hoạt động tại các ATM để giảm tình trạng gian lận, giả mạo thẻ hay phá hoại tài sản NHCT VN.
· Học hỏi kỹ thuật công nghệ cao từ các NH nước ngoài tham gia và thị trường thẻ.
ü Hoàn thiện mô hình tổ chức:
Do mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước nên mô hình hoạt động ngân hàng 2 cấp: trung ương và chi nhánh là mô hình phù hợp. Hoạt động thẻ cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình hoàn thiện trung tâm thẻ NHCT VN, mô hình 2 cấp vẫn là sự lựa chọn hợp lý. Hiện tại, Trung tâm thẻ bao gồm: Các phòng nghiệp vụ tại Trung tâm thẻ; Trung tâm hỗ trợ miền trung và miền nam; Đội ngũ bán hàng trực tiếp.
Trung tâm thẻ
Phòng nghiệp vụ tại Trung tâm thẻ
Trung tâm hỗ trợ
Đội ngũ bán hàng trực tiếp
Sơ đồ 2.5: Mô hình Trung tâm thẻ
² Các phòng nghiệp vụ tại trung tâm thẻ mới được hình thành năm 2008, vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện về mặt tổ chức nhân sự, bố trí cán bộ hợp lý, cũng như xây dựng quy trình nội bộ bài bản theo đúng chuẩn mực.
² Tại trung tâm hỗ trợ miền Trung và miền Nam, nhân sự còn mỏng, cán bộ ở xa Trung tâm thẻ nên thông tin không được thường xuyên cập nhật kịp thời. Cần hoàn thiện hơn nữa về mặt tổ chức cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng hỗ trợ.
² Từng bước hình thành các tổ thẻ chuyên trách và Phòng Thẻ tại các chi nhánh theo mô hình:
Sơ đồ 2.6: Mô hình Phòng thẻ tại chi nhánh.
Trưởng phòng
Cán bộ Marketing
Cán bộ nghiệp vụ
Cán bộ kỹ thuật
W6O3: Xây dựng cơ chế động lực cho chi nhánh, ĐVCNT và các cán bộ phát triển kênh phân phối.
ü Chi nhánh NHCT VN là một trong các nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh dịch vụ thẻ trên diện rộng. Với nguồn nhân lực, khách hàng, kinh nghiệm giao dịch khách hàng bán lẻ sẵn có, mỗi chi nhánh là một đại lý phát hành và thanh toán thẻ tiềm năng. Do đó để phát triển dịch vụ thẻ trên địa bàn mình quản lý thì Trung tâm thẻ phải xây dựng được các cơ chế động lực tài chính, thực hiện công khai, công bằng các chính sách khen thưởng và phê bình đối với các chi nhánh; cơ chế trích khấu hao máy móc hợp lý; cơ chế khuyến khích tài chính cho cán bộ nghiệp vụ thẻ tại chi nhánh.
ü Ngoài ra, phải tạo được các cơ chế động lực phi tài chính như khen thưởng thi đua cho các chi nhánh triển khai nghiệp vụ thẻ căn cứ vào các tiêu chí như số lượng phát hành, số ATM, số ĐVCNT lắp đặt, các chính sách chăm sóc khách hàng đã thực hiện, các hoạt động Marketing đã triển khaiĐây chính là động lực quan trọng để các chi nhánh thi đua với nhau, là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của các chi nhánh NHCT VN trong một thời gian nhất định.
ü Đồng thời đề ra các hình thức khen thưởng cụ thể như tặng bằng khen, trao thưởng cho các ĐVCNT đạt doanh số cao, tổ chức các chuyến tham quan, học tập tại nước ngoài cho các cán bộ thực hiện tốt việc phát triển kênh phân phối thẻ để khuyến khích các cá nhân nỗ lực rèn luyện chuyên môn và nghiệp vụ đóng góp chung vào sự phát triển của NHCT VN trên lĩnh vực thẻ.
ü Tổ chức thực hiện những chương trình khuyến mãi quy mô lớn như thưởng bằng tiền mặt, hiện vật cho các đơn vị tham gia mạng lưới ĐVCNT, các đại lý của NHCT VN, thưởng trên doanh số thanh toán cho các ĐVCNT, các đại lý hiện hành. Tuỳ theo chiến lược kinh doanh từng địa phương, có thể tổ chức một số chương trình khuyến mãi nhỏ nhằm đẩy mạnh phát triển thị phần tại các vùng trọng điểm.
Như vậy, mở rộng mạng lưới các chi nhánh cung ứng dịch vụ thẻ, đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ sẵn có, phát triển mạng lưới ATM và ĐVCNT, đồng thời xây dựng được cơ chế động lực cho chi nhánh, ĐVCNT và các cán bộ phát triển kênh phân phối là những hướng đi đúng đắn, thiết thực nhất đối với việc phát triển kinh doanh thẻ.
W5O1O2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing, xây dựng chất lượng Thương hiệu.
ü Xây dựng hình ảnh Sản phẩm-Dịch vụ thống nhất, thiết kế ấn tượng đặc trưng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu Thẻ của Vietinbank mọi lúc mọi nơi, qua đó hình ảnh của NH in sâu vào trí nhớ mỗi khi khách hàng lựa chọn sản phẩm cho mình.
ü Đưa ra những chiến lược nhằm tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc sử dụng thẻ của khách hàng tiềm năng như:
· Giảm giá trong từng thời kỳ hoặc giảm giá ưu đãi cho từng chủ thẻ.
· Tặng phiếu giảm giá cho khách hàng khi mở thẻ tại bất kỳ chi nhánh nào.
· Chiết khấu ưu đãi cho tập thể mở thẻ với số lượng lớn.
· Tham gia hội chợ triển lãm thương mại
· Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm tìm hiểu cặn kẽ hơn nhu cầu và tiếp thị thông tin phản hồi.
ü Đẩy mạnh quan hệ cộng đồng nhằm tăng nhu cầu của khách hàng: Tổ chức họp báo công bố sản phẩm mới ra thị trường; đóng góp cho các hoạt động từ thiện mang tên sản phẩm thẻ; quan hệ báo chí.
ü Các hình thức quảng cáo:
· Thực hiện theo định kỳ các chương trình quảng cáo, đưa tin, viết bài trên báo chí, trang Web về sản phẩm thẻ, thông tin khuyến mãi, thông tin hợp tác liên kết.
· Thực hiện quảng cáo và làm chương trình P.R một cách chuyên nghiệp trên các phương tiện truyền thông, làm các phóng sự truyền hình về thẻ.
ü Xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả:
· Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Hình thành văn hóa riêng của Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng.
· Đưa ra cam kết đối với khách hàng, quyền của khách hàng, các dịch vụ tư vấn miễn phí qua điện thoại. Định kỳ hàng tháng đo lường chất lượng dịch vụ thông qua các tiêu chí như: Khách hàng thường gặp những sự cố nào khi sử dụng thẻ của VietinBank? Khách hàng đã hài lòng khi sử dụng thẻ của VietinBank hay chưa? Vì sao? Khách hàng cảm thấy cần đưa thêm những dịch vụ nào vào sản phẩm thẻ? Khách hàng đã biết đến những dịch vụ nào của sản phẩm thẻ VietinBank?...Điều này giúp ngân hàng đánh giá lại hiệu quả hoạt động, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
· Củng cố dịch vụ trước bán hàng và sau bán hàng.
- Trước bán hàng:
+ Hình thành bộ phận tư vấn thẻ tư vấn và cung cấp thông tin trung thực, chính xác về sản phẩm và dịch vụ, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
+ Thực hiện tiếp nhận đơn phát hành ngoài giờ hành chính để tranh thủ tối đa nhu cầu của khách hàng.
+ Mỗi chi nhánh nên xây dựng một trang web riêng để tiếp nhận đơn đăng ký sử dụng dịch vụ qua mạng.
- Sau bán hàng:
+ Sẵn sàng giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng thẻ.
+ Giải quyết nhanh gọn tình trạng máy ATM nuốt thẻ
+ Thực hiện chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng VIP,khách hàng có số dư tiền gửi cao, doanh số thanh toán cao (như thư từ, quà tặng nhân ngày sinh nhật..)
W8O3: Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thẻ chất lượng cao.
Cán bộ làm nghiệp vụ thẻ là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh doanh thẻ. Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho các cán bộ thẻ, NHCT VN cần:
ü Tăng cường công tác đào tạo cho chi nhánh: có thể tiến hành đào tạo theo định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần ở cả miền Nam và miền Bắc theo các lớp cơ bản và nâng cao; phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kinh nghiệm về thẻ cho cán bộ thẻ.
ü Tổ chức Hội nghị chuyên đề về thẻ hàng năm để cập nhật kiến thức về thẻ và thay đổi quan điểm của các lãnh đạo chi nhánh về hoạt động phân phối thẻ (Một số lãnh đạo các chi nhánh hiện nay vẫn chưa chú trọng phát triển dịch vụ thẻ, quan niệm cho rằng kinh doanh dịch vụ thẻ là không có lãi, vất vả)
ü Xây dựng cẩm nang hướng dẫn làm tài liệu cho các chi nhánh và các ĐVCNT nhằm hướng dẫn các chi nhánh và các ĐVCNT những kiến thức cơ bản và thực hiện phòng ngừa rủi ro.
ü Bên cạnh đó, NHCT VN cũng không quên chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực bằng cách thường xuyên thăm dò mức độ hài lòng của nhân viên thẻ, độ thoả mãn của họ về lương, thưởng, định hướng phát triển của họ trong tương lai để có chính sách đãi ngộ phù hợp, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với NHCT VN.
ü Thu hút nhân tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua các chương trình như chương trình Sinh viên thực tập. Sau thời gian đào tạo, thử việc sẽ chọn ra một số sinh viên xuất sắc vào làm. Điều này vừa giảm chi phí tuyển dụng vừa tuyển chọn được nhân tài cho ngân hàng.
CHIẾN LƯỢC ST: “Chiến lược kinh doanh sử dụng ưu điểm của mình làm giảm bớt khó khăn từ môi trường bên ngoài”.
S1T9: Tăng uy tín hình ảnh của NHCT VN trên thị trường.
ü Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các NHTM thì việc củng cố hình ảnh làm tăng uy tín của Vietinbank trên thị trường là điều vô cùng cần thiết. Trên nền tảng là một NH tiên phong trong lĩnh vực thẻ, NHCT VN càng phải biết tận dụng lợi thế đó của mình, không ngừng nâng cao tiện ích cho chủ thẻ. Việc phát triển các loại sản phẩm mới, hiện đại giúp dân chúng nhận định NHCT VN thực sự là một ngân hàng hiện đại và có quy mô lớn. Xây dựng văn hóa giao dịch, văn hóa riêng của ngân hàng.
S5T4: Hoàn thiện, nâng cao việc kết nối liên kết các lien minh thẻ.
ü Kết nối các hệ thống thẻ, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các NHTM VN theo hướng thành lập một liên minh thẻ thống nhất.
ü Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động thẻ tại Việt Nam. Giải pháp liên kết bằng việc thành lập các liên minh thẻ trong nước là xu thế tất yếu của việc phát triển thị trường thẻ VN. Việc hình thành liên minh này tạo điều kiện để thẻ của NH này có thể chấp nhận tại các NH khác, từ đó giảm thiểu chi phí đầu tư, trang thiết bị của các NH, tăng tốc độ thanh toán và tối ưu hóa lợi ích của người sử dụng.
ü Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng thẻ ATM của NH nào chỉ sử dụng được tại hệ thống ATM của NH đó hoặc thẻ ATM của liên minh nào chỉ sử dụng trong liên minh đó là cản trở lớn nhất tới sự phát triển dịch vụ thẻ ở VN. Do vậy nếu không có sự hợp tác và liên kết với quy mô rộng lớn, mỗi NH trong đó có NHCT VN sẽ khó tích lũy được thế mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, khi các áp lực cạnh tranh đang ngày càng lớn.
ü Nội dung liên kết hội nhập thể hiện ở việc tăng cường hợp tác với các NH nước ngoài, các tổ chức thẻ quốc tế trong việc cập nhật thông tin, các phương pháp, quản lý rủi roĐiều này có thể thực hiện bằng việc hợp tác về đào tạo, huấn luyện cán bộ, hoặc phát triển các chương trình sản phẩm thẻ.
S3T2: Duy trì và tăng cường sự đơn giản hóa trong công tác phát hành thẻ.
ü Một sự hạn chế trong công tác phát hành thẻ TDQT tại VN hiện nay đó là khách hàng phải có tài sản thế chấp bảo đảm. Với thủ tục phức tạp như vậy khiến lượng khách hàng dòng sản phẩm thẻ TDQT ở VN không cao.
ü Hiểu được điều đó, NHCT VN đã đơn giản hóa thủ tục phát hành thẻ TDQT.Theo đó Khách hàng dễ dàng sở hữu thẻ TDQT mà không cần tài sản đảm bảo. Chỉ cần với thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng trở lên với các khách hàng là cá nhân công tác tại các đơn vị ngoài quốc doanh và 2,5 triệu đồng trở lên đặc biệt khi bạn là khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ do VietinBank phát hành. Đây là môt sự khác biệt đáng có nhằm thu hút khách hàng đến với Vietinbank nhiều hơn vì vậy cần duy trì và phát huy.
CHIẾN LƯỢC WT: “Chiến lược phòng ngừa, ngăn chặn các mối đe dọa từ yếu tố bên ngoài”.
W4T3: Phát triển mạng lưới ĐVCNT.
Số lượng ĐVCNT là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng sự thuận tiện cho việc sử dụng thẻ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống kênh phân phối. Số lượng ĐVCNT càng nhiều thì việc thanh toán càng dễ dàng và khách hàng sẽ ưa thích dùng thẻ hơn. Do đó NHCT VN cần có biện pháp để tăng nhanh số lượng ĐVCNT.
ü Cơ cấu phát triển mạng lưới ĐVCNT.
· Cơ cấu theo vùng: Tập trung đẩy mạnh phát triển tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành tập trung đông khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài như Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Khánh Hoà, Bình Thuận, Lâm Đồng.
· Cơ cấu theo ngành: Tập trung phát triển các ĐVCNT thuộc lĩnh vực du lịch và giải trí, và các ĐVCNT là các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại
· Cơ cấu theo đối tượng thực hiện: Chi nhánh/Đại lý=50/50.
ü Chủ động tiếp cận với các ĐVCNT.
Vì hiện nay thẻ còn được sử dụng không nhiều ở Việt Nam, đặc biệt còn quá ít trong lĩnh vực thanh toán (chủ yếu là dùng để rút tiền mặt) nên các ĐVCNT hoàn toàn chưa thấy được những lợi ích mà họ có thể nhận được từ thanh toán thẻ. Tình hình trên cho thấy một thực tế là ngân hàng hiện nay cần tiếp cận các ĐVCNT nhiều hơn là thụ động chờ các ĐVCNT tìm đến. Có thể tiếp cận các ĐVCNT thông qua:
- Mạng lưới các chi nhánh của NHCT VN: các chi nhánh NHCT VN tận dụng mạng lưới hiện có, gồm cả quỹ tiết kiệm, quầy giao dịch đồng thời chủ động tìm kiếm khách hàng để phát triển mạng lưới ĐVCNT.
- Internet: sử dụng dịch vụ web làm công cụ hiệu quả để phát triển kinh doanh. Khách hàng được cung cấp các thông tin về dịch vụ thẻ NHCT VN, download đơn hoặc đăng ký làm ĐVCNT trực tuyến thông qua trang web: của NHCT VN
- Mailing: sử dụng dịch vụ Data Post gửi đến giám đốc, phụ trách cửa hàng là ĐVCNT tiềm năng giới thiệu sản phẩm và đơn đăng ký làm ĐVCNT, danh sách các chi nhánh, để họ điền vào và gửi tới chi nhánh gần nhất.
- Tele-Marketing: Gọi điện thoại tới các ĐVCNT tiềm năng để mời tham gia dịch vụ.
ü Tăng cường hơn nữa các tiện ích cho các đơn vị làm ĐVCNT.
· Nhanh chóng làm việc với các đối tác để thực hiện thanh toán thẻ Amex, JCB và Diner Club.
· Xây dựng trung tâm cấp phép khu vực miền Trung và miền Nam, do đó các ĐVCNT sẽ kết nối xin cấp phép theo vùng, thay vì tập trung hết tại trung tâm thẻ như hiện nay.
· Thực hiện chính sách giá phù hợp đối với các đơn vị: Mức phí thu từ ĐVCNT hiện nay do hiệp hội thẻ Việt Nam quy định, tối thiểu là 2,75% doanh thu thanh toán (đã bao gồm VAT). Đây là một khoản tiền không nhỏ bé chút nào so với lợi nhuận thu được của các ĐVCNT. Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một số các ngân hàng đã hạ mức phí thu từ các ĐVCNT chỉ còn 2% đến 2,5% tổng doanh thu. Việc giảm chi phí đối với các ĐVCNT tạo ra sự kích thích đối với các điểm bán hàng tham gia vào mạng lưới ĐVCNT của các ngân hàng này.
Chủ trương của NHCT VN là sử dụng chính sách phí một cách linh hoạt như một công cụ kinh doanh hiệu quả để phát triển khách hàng. Cụ thể như sau:
· Không sử dụng chiến lược giá thấp để cạnh tranh, tuy nhiên sẽ áp dụng nhiều hơn các chương trình khuyến mãi để kích thích tiêu dùng của khách hàng.
· Đối với một số đối tác lớn, áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt như phát hành thẻ miễn phí cho nhân viên ĐVCNT, thưởng theo doanh số thanh toán hàng tháng, ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác của NHCT VN.
ü Tăng cường hoạt động tiếp thị đối với ĐVCNT.
· Cũng có thể khi phát hành thẻ cho chủ thẻ, NHCT VN thực hiện luôn việc quảng cáo cho ĐVCNT. Việc này không những NHCT VN đã tạo cho các ĐVCNT mở rộng được một thị trường khách hàng đa dạng, mà một khi họ được NHCT VN - Một trong những ngân hàng tầm cỡ đứng ra quảng cáo thì tên tuổi của doanh nghiệp và vị thế của những đơn vị này được nâng thêm giá trị thêm lên trên thương trường. Khi đó, rất nhiều các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, bán hàng đều muốn tham gia vào mạng lưới ĐVCNT của NHCT VN. Nên tạo ra ĐVCNT tại trung tâm hội chợ thương mại quốc tế, vừa là khuyến khích tăng doanh thu thanh toán vừa là hình thức quảng cáo hoạt động kinh doanh thẻ này.
· Đối với một số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tập trung nhiều tạo ra nhu cầu chi tiêu lớn, NHCT VN nên chú trọng mở rộng mạng lưới ĐVCNT ở đây tạo ra sự thuận tiện thoải mái cho khách hàng đến bất cứ đâu cũng có thể dùng thẻ để thanh toán được mà không sợ mất tiền.
ü Rà soát và chấm dứt hợp đồng đối với các ĐVCNT không phát sinh giao dịch.
Đối với các ĐVCNT trong 06 tháng liên tục không phát sinh doanh số thanh toán thẻ với NHCT VN sẽ được xử lý theo các tình huống sau:
· Nếu ĐVCNT không có nhu cầu thanh toán qua thẻ: sẽ chấm dứt hợp đồng.
· Nếu ĐVCNT có nhu cầu thanh toán qua thẻ nhưng đồng thời ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng khác: sẽ có văn bản yêu cầu chi nhánh phải có biện pháp đẩy mạnh doanh số thanh toán thẻ với NHCT VN. Nếu 6 tháng liên tục sau đó vẫn không phát sinh doanh số thanh toán sẽ chấm dứt hợp đồng
W9T5T6: Xây dựng các cơ chế quản trị và phòng ngừa rủi ro.
ü Nghiệp vụ thẻ nói chung và phân phối thẻ nói riêng thường phải đứng trước nhiều rủi ro. Do đó đòi hỏi NHCT VN phải xây dựng được các cơ chế quản trị và phòng ngừa rủi ro cụ thể đối với từng bộ phận, cụ thể:
· Xây dựng quy trình quản trị và phòng ngừa rủi ro cho bộ phận quản lý và phát triển kênh phân phối tại Trung tâm thẻ cũng như cho từng chi nhánh.
· Hướng dẫn về quy trình thẩm định các ĐVCNT cho các chi nhánh, đồng thời xây dựng quy trình hướng dẫn các ĐVCNT trong việc nhận biết và phòng tránh các giao dịch rủi ro.
· Bảo mật từ xa cho máy ATM: trang bị hệ thống camera, máy chiếu
· Tăng cường phòng chống tội phạm thẻ: khi phát hiện các hành vi gian lận, NHCT VN cần phối hợp hiệu quả với các cơ quan an ninh địa phương để xử lý và công bố rộng rãi tình hình gian lận thẻ hiện nay.
· Nâng cao kiến thức và cập nhật thường xuyên các thông tin về sử dụng, bảo quản thẻ, các thông tin liên quan đến giả mạo thẻ cho tất cả các chủ thể tham gia nghiệp vụ phân phối thẻ như chủ thẻ, ĐVCNT, đại lý phân phối thẻ, các cán bộ thẻ tại trung ương cũng như chi nhánh.
W3T7: Phát triển đối tượng sử dụng thẻ.
ü Tỷ lệ thanh toán không dùng tiến mặt ở nước ta vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng thẻ của NHCT VN chủ yếu là người lao động có thu nhập cao, cán bộ đi công tác nước ngoài, công chức nhà nước, nhân viên các khu công nghiệp chế xuất, sinh viên, du học sinh đi nước ngoài Trong khi đó Việt Nam còn hàng triệu người có thu nhập trung bình, sinh sống và làm việc tại các nông trang, điền trang, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, lẻ thì hoàn toàn chưa được đề cập đến trong số lượng khách hàng sử dụng thẻ.
ü Nhiều khách hàng vẫn nghĩ thẻ TDQT chỉ dành cho giới thượng lưu và những người thường xuyên đi công tác, du lịch ở nước ngoài, hoặc thu nhập không cao thì không có cơ hội tiếp cận TTD quốc tế. Trong khi đó, TTD là sản phẩm dành cho tất cả mọi người. Khách hàng có thể sở hữu thẻ và được sử dụng một số tiền trong tài khoản mà không cần thế chấp.
ü Nguyên nhân thứ nhất là do tâm lý ưa chuộng tiền mặt hay như một thói quen sử dụng trong thanh toán của người dân. Thứ hai là họ không có thông tin về sản phẩm và cũng không có cơ hội để sử dụng thẻ trên địa phương mình.
ü Do đó, ngay từ bây giờ NHCT VN cần phải kịp thời đổi mới công nghệ, tích hợp các hệ thống thẻ, phát triển thêm các tính năng trên phần mềm sẵn cóđưa ra công tác tuyên truyền lợi ích cũng như những ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ Vietinbank. Từ đó thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân và tạo thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho mình.. Có như thế, NHCT VN mới không bị mất dần khách hàng, nghiệp vụ thẻ mới có cơ hội phát triển được
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN:
Trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM VN nói chung và NHCT VN nói riêng rất cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan ban ngành từ việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc tạo một môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch thẻ.
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
v Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định.
Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ nói chung và kênh phân phối thẻ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật Từ một đất nước nghèo lạc hậu chúng ta đã phát triển thành một đất nước "rồng nhỏ" như chính lời nhận xét của các quan chức Chính phủ Mỹ khi Thủ tướng Phan văn Khải đến thăm nước Mỹ vào tháng 6/2005. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển bền vững gắn liền với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, khi đó đời sống dân chúng được cải thiện, mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng, trong đó có dịch vụ thẻ. Kinh tế xã hội có phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng đối tượng phục vụ của mình, nhờ thế kinh doanh thẻ mới có thời cơ để phát triển.
v Ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ.
· Chính phủ sớm ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh thẻ, các ĐVCNT và các chủ thẻ. Mặt khác làm căn cứ cho các cơ quan hành pháp bảo vệ pháp luật, luận tội và xử phạt các tổ chức tội phạm giả mạo thẻ cũng như các cá nhân có hành vi lừa đảo thông qua thẻ để chiếm đoạt tài sản. Thực tế loại tội phạm về thẻ rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng cấu kết với cán bộ ngân hàng và các tội phạm máy tính để tấn công kho dữ liệu khách hàng thẻ nhằm ăn cắp thông tin về khách hàng, tạo các thẻ giả mạo lấy tiền của khách hàng. Nhiều khi phạm vi hoạt động của chúng không chỉ dừng lại trong nội bộ một quốc gia mà ở phạm vi xuyên quốc gia, gây ra thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
· Do đó Việt Nam nên đưa ra các chế tài xử phạt hành chính và hình sự nghiêm khắc cho tội phạm thẻ để hạn chế tối đa các loại hình tội phạm này. Mặt khác nhanh chóng như xây dựng và đưa vào thực thi Luật tội phạm máy tính, Luật tội phạm thẻ, Luật tội phạm thương mại điện tử, Luật chữ ký điện tử, vvCác cơ quan chức năng có liên quan như Bộ công an, cảnh sát kinh tế, cảnh sát quốc tế cũng cần có những biện pháp phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý tội phạm trong lĩnh vực này.
v Chỉ đạo phối hợp, giảm thuế GTGT và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
· Thẻ là một phương tiện thanh toán cần được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam hiện nay nhằm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Đây là một dịch vụ mới, chi phí dịch vụ tốn kém, với mức thuế GTGT 10% như hiện nay mà Nhà nước quy định là cao, khó khuyến khích loại hình dịch vụ này tiếp tục phát triển. Vì thế, Nhà nước nên có chính sách giảm thuế, điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm giá dịch vụ thẻ, đẩy nhanh tốc độ phát triển của cả kênh phân phối và dịch vụ thẻ.
· Đồng thời, nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu thiết bị nguyên vật liệu cho hoạt động Thẻ mà trong nước chưa sản xuất được.
· Bên cạnh đó, Nhà nước nên chú trọng ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng, tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích họ sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng.
v Chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan cung ứng dịch vụ như: Bưu chính viễn thông, Điện lực, Bảo hiểm xã hội tích cực phối hợp với ngành NH để đẩy mạnh việc chấp nhận Thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN.
v Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ.
· Hiện nay các ngân hàng trước khi thực hiện nghiệp vụ thẻ đều phải xin ý kiến từ NHNN. NHNN phải là khâu đầu tiên đánh giá nghiêm túc, cho nhận xét và gợi mở về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ cũng như mô hình tổ chức của NHTM. Tuy nhiên, đến giờ NHNN cũng chỉ có duy nhất một cơ chế phát hành và thanh toán thẻ (Quyết định số 371 của Thống đốc NHNN). Trong đó quy định rất chung chung, không nêu rõ chế tài khen thưởng, xử phạt cũng như các nghiệp vụ thẻ cơ bản. Thực tế hiện nay mỗi NH xây dựng một quy trình nghiệp vụ thẻ riêng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, cạnh tranh không lành mạnh về giá, địa điểm lắp đặt ATM cũng như mở rộng mạng lưới thanh toán. Do đó trong thời gian tới, để chấn chỉnh và hỗ trợ tích cực các NHTM nói chung và NHCT VN nói riêng theo kịp nghiệp vụ thẻ các nước trong khu vực và thế giới, NHNN phải cập nhật và hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, tạo ra nguyên tắc chung và chuẩn mực thống nhất trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.
· Ban hành khung pháp lý tạo điều kiện cho các công ty cung ứng dịch vụ chuyển mạch và hỗ trợ hoạt động thẻ hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.
v Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan :
- Phối hợp Bộ Công thương để khuyến khích các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ chấp nhận và không thu phụ phí khi thanh toán thẻ và có chế tài cụ thể đi kèm.
- Phối hợp với bộ Tài chính đề xuất với chính phủ đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc. Chỉ thị số 20/2007/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản ATM ; đồng thời ban hành chính sách đãi ngộ về thuế để khuyến khích thực hiện giảm giá hàng hoá dịch vụ cho các đối tượng thanh toán qua thẻ hoặc làm ĐVCNT cho các NHTM.
v Nhanh chóng xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ra Quyết định số 3113 phê duyệt đề án “Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất của Việt Nam”, trong đó lấy Banknetvn làm hạt nhân để phát triển đề án. Đề án sẽ được triển khai theo hướng củng cố năng lực công ty cả về cơ cấu, tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn, nhằm thực hiện việc kết nối rộng khắp mạng lưới thẻ Việt Nam, tạo bước hội nhập nhanh.
· Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, thanh toán tra soát giao dịch thẻ của các NHTM Việt Nam, đảm bảo các loại thẻ do các NHTM khác nhau phát hành. Điều này sẽ làm giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán, giải quyết được các vấn đề chênh lệch tỷ giá, tiết kiệm khoản chi phí phải thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tế và thống nhất chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng VND
· Đồng thời qua trung tâm, các thành viên sẽ có mối liên hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực: cập nhật nhanh nhất các thông tin về thẻ giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên, kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành, thống nhất về đồng tiền thanh toán v.v,qua đó tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân.
v Có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh thẻ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
NHNN cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.
NHNN cần cho phép các NHTM thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN.
NHNN cần tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng quốc doanh nói riêng trong đó cần xây dựng các khung pháp lý và các chế tài quy định và xử lý các vi phạm của các ngân hàng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi và làm thương tổn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác.
3.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội thẻ Việt Nam.
Trong thời gian qua, Hiệp hội thẻ đã phần nào làm tốt vai trò của mình là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng kinh doanh thẻ, thống nhất mức phí, quy định mức phí tối thiểu và tối đa, áp dụng chính sách chung nhằm đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng. Hội cũng nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi của các ngân hàng trong hiệp hội để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng về thẻ tại Việt Nam.
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Hiệp hội thẻ nên:
- Phát huy vai trò liên kết hợp tác giữa các NH thành viên để cùng phát triển, thường xuyên thu thập thông tin và đánh giá về quy mô, chất lượng thị trường thẻ nhằm cập nhật và định hướng cho các thành viên, xây dựng các cơ chế tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để xử phạt, khuyến khích các ngân hàng kinh doanh thẻ.
- Phối hợp với các NH thành viên giải quyết tình trạng thu phụ phí tại các ĐVCNT, quản lý rủi ro và ngăn chặn tội phạm thẻ, thống nhất các nguyên tắc xây dựng chính sách phí của các thành viên nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH. Có như vậy mới mở ra các cơ hội phát triển cho nghiệp vụ thẻ của các thành viên, trong đó có NHCT VN.
- Ngoài ra, Hiệp hội thẻ phải thường xuyên làm việc với NHNN và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nghiệp vụ thẻ ở Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.
Trong chương 3 đã tập trung phân tích kết hợp SWOT để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ thẻ tại NHCT VN; đồng thời đưa ra kiến nghị với một số cơ quan chức năng như chính phủ, ngân hàng nhà nước, hiệp hội thẻ VN một số vấn đề cần sớm được giải quyết để từng bước phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tại NHCT VN, góp phần tạo dựng vững chắc thương hiệu thẻ NHCT VN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những giải pháp đưa ra và những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Hy vọng rằng trong tương lai NHCT VN sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng như phi vật chất nhằm mang lại hiệu quả cao. Hướng tới mục tiêu đưa NHCT VN thành một tập đòan tài chính đa năng trong thời gian tới. Mặt khác góp phần phát triển hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại và an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN CHUNG.
* * *
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ đã mang lại cho nghiệp vụ thẻ của NHCT VN không chỉ những cơ hội to lớn mà cả những thách thức không nhỏ. Trên nền tảng phát triển thẻ sẵn có, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, chớp lấy cơ hội, vượt qua thách thức, đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, NHCT VN cần duy trì định hướng phát triển sản phẩm thẻ , thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam, chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự nỗ lực từ phía NHCT VN và quan trọng hơn cả là kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, chúng ta có quyền hi vọng và tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, NHCT VN sẽ có thể đạt được những kết quả ngày càng to lớn hơn và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt Nam.
Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nên đã đạt được những kết quả nêu trên. Tuy nhiên, việc phát triển nghiệp vụ thẻ của NHCT VN là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nên bản luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để luận văn nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
***
Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
Ngân hàng Công Thương Viêt Nam(2008), chính sách tín dụng đối với thẻ quốc tế Visa, masterCard trong hệ thống NHCT VN.
Ngân hàng Công Thương Viêt Nam: www.vietinbank.vn.
Tạp chí NH các số tháng 6-12 năm 2009, NH nhà nước VN, TPHCM
Như Lan, “Ứng dụng công nghệ thẻ thanh toán”,: www.toquoc.gov.vn, 12/1/2010.
Ngân hàng Vietcombank: www.vietcombank.com.vn
Ngân hàng Techcombank: www.techcombank.com.vn
Minh Bằng, “Liên minh thẻ ATM”, trang web: www.sggp.gov.vn, 10/8/2007
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
Văn Trọng, “Thẻ Tín Dụng”, trang web: http:/tintuconline.com.vn, 05/08/2009
Vinacomm: www.vinacomm.com.vn
Tổng cục thuế : www.gdt.gov.vn
Minh Nhiên, “Đôi điều chia sẻ về thẻ thanh toán”, trang web: www.saga.vn, 20/05/2010
Bạch Huệ, “Thanh toán điện tử”, trang web: www.vietnamtoday.vn, 07/04/2009
Hiệp hội NH Việt Nam: www.vnba.org.vn
Văn Quỳnh, “Phân loại thẻ thanh toán”, trang web: www.picoplaza.com.vn, 07/07/2008
Công ty CP chuyển mạch tài chính quốc gia VIệt Nam: www.banknetvn.com.vn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn
Minh T, “Thêm lựa chọn tài chính cho khách hàng”, trang web: www.vneconomy.vn, 12/02/2010
A.Vũ, “Về thẻ thanh toán quốc tế”, trang web: www. vn.answers.yahoo.com, 16/05/2010.
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ THIẾT BỊ ỨNG DỤNG TRONG THANH TOÁN THẺ
1. Máy chà hóa đơn:
Máy chà hóa đơn được cấu tạo gọn, nhẹ, hình chữ nhật, kích thước khoảng 30cm x 20cm x 4cm, gồm 1 mặt phẳng nằm ngang, trên có những khắc qui định vị trí đặt thẻ và hóa đơn. Dọc hai bên cạnh là 2 rảnh nhỏ, trên có 1 tay cầm có thể trượt qua lại theo rảnh này. Máy chà hóa đơn là một thiết bị dùng để in lại những thông tin cần thiết được dập nổi trên thẻ lên hóa đơn như: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, Vì vậy hoá đơn được xem như bằng chứng xác nhận việc tiêu dùng của chủ thẻ, đồng thời là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng có liên quan.
2. Máy cấp phép tự động
Máy cấp phép tự động được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc giải phân từ trên thẻ. Việc đọc này giúp kiểm tra tính thật giả của thẻ. Đây cũng là thiết bị điện tử được trang bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ để trực tiếp xin cấp phép từ các trung tâm cấp phép của các loại thẻ khác nhau trên thế giới. Máy hoạt động trong suốt 24 giờ và chỉ mất khoảng 30 giây là nhận được tín hiệu trả lời của ngân hàng phát hành.
3. Máy rút tiền tự động (ATM)
Máy rút tiền tự động (ATM) gồm một số bộ phận cơ bản như: Màn hình, bàn phím để nhập số pin, lựa chọn giao dịch và rút tiền, khe để đưa thẻ vào máy, khe nhận tiền do máy đưa ra. Muốn rút tiền chủ thẻ phải đưa thẻ vào và nhập đúng số Pin.m Máy sẽ không hiện số pin lên màn hình để đảm bảo tính bí mật và an toàn. Nếu chủ thẻ nhập số pin sai, máy sẽ báo lỗi trên màn hình và không thực hiện được lệnh rút tiền. Nếu nhập số pin 3 lần liên tục đều bị sai thì máy sẽ nuốt thẻ, đề phòng việc sử dụng thẻ bị mất cắp. Máy hoạt động 24 giờ trong ngày.
4. Điện thoại – Telex
Dùng để điện thoại hoặc telex các thông tin như mã số thẻ, thời gian thực hiện, tổng số tiền xin cấp phép đến ngân hàng để việc xin cấp phép được thực hiện nhanh chóng, thường chỉ tốn vài giây. Máy telex trong ngân hàng thường được nối trực tiếp với trung tâm điện báo địa phương và từ đó nối ra toàn thế giới. Hình thức này phù hợp với những cơ sở chấp nhận thẻ hoạt động theo giờ hành chánh và với điều kiện còn khó khăn về mặt kinh phí.
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ
1. Tài khoản thẻ (Card account)
Là tài khoản của chủ thẻ, do ngân hàng lập ra và quản lý các giao dịch, phí, lãi và các phát sinh có liên quan đến việc sử dụng thẻ. Tài khoản thẻ được mở riêng cho việc sử dụng và thanh toán thẻ của chủ thẻ.
2. Chủ thẻ chính (Principle Cardholder)
Là người đứng tên cấp thẻ cho mình và cho các chủ thẻ phụ nếu có. Chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng phát hành.
3. Số dư nợ (Debit blance)
Số dư nợ tài khoản thẻ của chủ thẻ bao gồm giá trị các giao dịch, phí, lãi liên quan đến việc sử dụng thẻ được sao kê trong bảng thông báo giao dịch hàng tháng.
4. Hạn mức tín dụng ( Credit line)
Là giá trị tối đa mà chủ thẻ được ngân hàng phát hành cho phép sử dụng trong thời gian thẻ còn hiệu lực.
5. Mức trần hay trị số tối đa thanh toán (Floor limit)
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán và nếu có xảy ra thì tổn thất cũng sẽ nhỏ. Hiệp hội thẻ quốc tế đã qui định mức giới hạn cho mỗi giao dịch được thực hiện mà không cần sự cấp phép của ngân hàng phát hành. Khi vượt mức qui định thì cơ sở chấp nhận thẻ phải xin cấp phép của giao dịch đó (áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ cà hóa đơn).
6. Qui trình cấp phép (Athorization)
Là quá trình cơ sở chấp nhận thẻ xin ý kiến của ngân hàng phát hành cho thực hiện giao dịch lớn hơn mức trần và được ngân hàng thanh toán trả lời chấp nhận hoặc từ chối giao dịch đó.
7. Danh sách đen (Warning Bulletin)
Là danh sách liệt kê những số thẻ không được cấp phép thanh toán hay không được phép mua hàng hóa, dịch vụ. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ mật mã cá nhân, thẻ bị mất cắp, thất lạc, Danh sách được cập nhật liên lục và gửi đến tất cả các ngân hàng thanh toán để thông báo kịp thời cho các cơ sở chấp nhận thẻ.
8. Mã số PIN (Personal Identificate Number)
Là mã số cá nhân riêng của chủ thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền tại các máy rút tiền tự động. Mã số này do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN chủ thẻ phải giử bí mật.
9. Mã số BIN (Banking Identificate Number)
Là mã số chỉ ngân hàng phát hành thẻ, trong hiệp hội thẻ có nhiều ngân hàng thành viên, mỗi ngân hàng thành viên có 1 mã số riêng giúp thuận lợi trong thanh toán và truy xuất.
10. Ngày hiệu lực
- Ngày sao kê (Statement Date): Là ngày ngân hàng phát hành thẻ lập các sao kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng.
- Ngày đáo hạn (Due Date): Là ngày mà ngân hàng phát hành qui định cho chủ thẻ thanh toán toàn bộ hoặc một phần trên giá trị sao kê.
11. Skimming:
Là sao lại trái phép thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng bằng một dụng cụ đọc và sao lại dữ kiện từ thẻ gốc.
12. Phishing:
Là việc gửi rất nhiều thư giả tạo đến người tiêu thụ, giả vờ như các thư nhắn đó là từ ngân hàng của người nhận, nhằm dụ nạn nhân tiết lộ chi tiết cá nhân, như số tài khoản ngân hàng.
PHỤ LỤC 3
PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ
MÃ
PHÍ
DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ
MỨC PHÍ ÁP DỤNG
(Chưa bao gồm VAT)
Mức phí đã bao gồm VAT
Mức phí
Số tiền tối thiểu
I. THẺ E-PARTNER
1. Số dư duy trì tối thiểu trên tài khoản thẻ Không yêu cầu KH nộp ngay khi mở TK nhưng khi phát sinh số dư lần đầu phải để lại số tiền làm số dư tối thiểu theo quy định
C001
1.1
S – Card, C – Card, 12 Con giáp
50.000
C002
1.2
G - Card
500.000
C003
1.3
Pink-Card
200.000
2. Phí phát hành
2.1. Phát hành và chuyển đổi hạng thẻ thông thường
C004
2.1.1
S - Card
45.454 đ
50.000 đ
C005
2.1.2
C - Card
45.454 đ
50.000 đ
C006
2.1.3
G – Card, Pink-Card
181.818 đ
200.000 đ
C007
2.1.4
12 con giáp
109.090 đ
120.000 đ
C008
2.1.5
Diamond
227.272 đ
250.000 đ
C009
2.1.6
PinkCard (Phí duy trì tài khoản năm thứ 2, thứ 3)
45.455 đ
50.000 đ
C010
2.1.7. Thẻ phụ
18.181 đ
20.000 đ
2.2 Phát hành nhanh
C011
2.2.1
S - Card
50.000 đ
55.000 đ
C012
2.2.2
C - Card
50.000 đ
55.000 đ
C013
2.2.3
G – Card
200.000 đ
220.000 đ
C014
2.2.4
PinkCard
200.000 đ
220.000 đ
3. Phí quản lý tài khoản theo tháng
C019
3.1.Thẻ G-card, Pinkcard, Diamond
10.000 đ/tháng
11.000 đ
C020
3.2.Thẻ C-card và S-card, 12 con giáp
2.000 đ/tháng
2.200 đ
4. Phí cấp lại thẻ
C021
S – Card, 12 con giáp
40.000 đ
44.000 đ
C022
C - Card
40.000 đ
44.000 đ
C023
G – Card, Diamond
100.000 đ
110.000 đ
C024
Pink-Card
100.000 đ
110.000 đ
C025
Thẻ phụ
10.000 đ
11.000 đ
6. Phí tất toán tài khoản
C026
Thẻ chính G-Card, PinkCard, Diamond và 12 con giáp
0,1% trên số dư trong thẻ
50.000 đ
55.000 đ
C027
Thẻ chính C-Card và S-card
20.000 đ
22.000 đ
7. Phí đổi PIN
C028
7.1. Tại quầy (do chủ thẻ quên PIN)
10.000 đ
11.000 đ
C029
7.2. Tại ATM
Miễn phí
0
8. Phí vấn tin và in sao kê giao dịch thẻ
C030
8.1. Tại quầy ( in sao kê )
Áp dụng theo mức phí A509 và A510
C031
8.2. Tại ATM (vấn tin kèm in sao kê )
1.000đ
1.100 đ
C032
8.3. Tại POS (vấn tin)
Miễn phí
0
9. Nộp tiền vào thẻ
9.1. Bằng tiền mặt
C033
- Chủ thẻ
Miễn phí
0
- Không phải là chủ thẻ
C034
Nộp tại CN quản lý TK thẻ
0.01%/số tiền nộp
1.000 đ
0.011%/số tiền chuyển
C035
Nộp tại CN khác CN quản lý TK nhưng cùng tỉnh, Thành phố
0.02%/số tiền nộp
2.000 đ
0.022%/số tiền chuyển
C036
Nộp tại CN khác CN quản lý TK khác tỉnh, Thành phố
0.05%/số tiền nộp
5.000 đ
0.055%/số tiền chuyển
9.2. Bằng chuyển khoản
- Từ tài khoản tiền gửi cá nhân (CA)
C037
Tại chi nhánh mở tài khoản CA và tối đa 04 món/ngày
Miễn phí
0
C038
Khác quy định ở trên (tại chi nhánh khác chi nhánh mở tài khoản CA, chuyển hơn 04 món/ngày)
4.000 đ/món
4.400 đ/món
C039
- Từ tài khoản tiền gửi doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp đã thu từ các thoả thuận khác) để trả lương và thu nhập khác vào TK
4.000đ/lần/ TK ATM
4.400 đ/ lần/TK ATM
10. Rút tiền mặt
C040
10.1. Phí rút tiền tại máy ATM
Miễn phí
0
C041
10.2. Phí rút tiền tại quầy (áp dụng với chi nhánh có máy trạm), tại máy EDC
0.055%/ tổng số tiền rút
10.000 đ
0.06%/ tổng số tiền rút
10.3. Rút tại quầy do hỏng thẻ, hết hiệu lực có nhu cầu rút tiền trước khi làm lại thẻ.
C042
- Trong hạn mức của thẻ
Miễn phí
0
C043
- Vượt hạn mức của thẻ
0.05%/ số tiền rút vượt hạn mức
0.055% số tiền rút vượt hạn mức
11. Chuyển khoản trong hệ thống NHCT tại máy ATM
C044
11.1. Chuyển khoản trong hạn mức của thẻ
Miễn phí
C045
11.2. Chuyển khoản trên hạn mức của thẻ
0.055%/số tiền chuyển khoản vượt hạn mức
10.000 đ
0.06%/số tiền chuyển khoản vượt hạn mức
C046
12. Chuyển khoản tại quầy
Áp dụng như phí chuyển khoản tại quầy của CA (Từ A101 đến A108)
C047
13. Rút tiền tại quầy để gửi tiết kiệm hoặc chuyển vào TK CA cùng CN
Miễn phí
0
C048
14. Tra soát, khiếu nại
Phí yêu cầu tra soát, khiếu nại (bao gồm cả yêu cầu bồi hoàn) chỉ thu khi chủ thẻ khiếu nại sai
80.000 đ
88.000 đ
15. Sử dụng dịch vụ thanh toán hoá đơn và mua sắm sản phẩm qua ATM
C049
- Với chủ thẻ
Miễn phí
0
C050
- Với nhà cung cấp dịch vụ
Theo thoả thuận
16. Phí sử dụng dich vụ nhờ thu từ tài khoản thẻ
C051
- Với chủ thẻ
Miễn phí
0
C052
- Với đơn vị nhờ thu
2.000 đ/TK
2.200 đ/TK
C053
17. Sử dụng dịch vụ thông báo biến động số dư qua hệ thống tin nhắn
4.545 đ/tháng
5.000 đ/tháng
C054
- Phạm vi toàn quốc
Theo thoả thuận
30.000.000 đ/ tháng
C055
- Phạm vi tỉnh/ thành phố
Theo thoả thuận
5.000.000 đ/ tháng
C056
Phí mở khóa thẻ theo yêu cầu (áp dụng nếu chủ thẻ bị nuốt thẻ tại máy ATM do nhập mã pin sai, bị khóa thẻ quên thẻ tạiATM)
30.000 đ/lần
33.000 đ
C057
20. Phí chuyển khoản bằng tin nhắn từ tài khoản ATM đến tài khoản ATM
Phí chuyển khoản
3.000đ/lần
3.300đ/lần
Phí dịch vụ tin nhắn
909đ/lần
1.000đ/lần
B. Nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ĐVCNT
C101
1. Đối với chủ thẻ ghi nợ của Vietinbank
Miễn phí
C102
2. Phí thu tại đơn vị chấp nhận thẻ (áp dụng cho thẻ ghi nợ của Vietibank và các thẻ trong liên minh Banknetvn và Smartlink)
1%/số tiền giao dịch
1.1%/số tiền giao dịch
C. Giao dịch tại hệ thống Banknet vn và Smartlink
1. Giao dịch tại ATM
C201
1.1. Giao dịch rút tiền
5.000 đ
5.500 đ
C202
1.2. Giao dịch vấn tin, in sao kê, chuyển khoản nội bộ
1.500 đ
1.650 đ
2. Giao dịch tại EDC
C203
2.1. Giao dịch vấn tin
1.500 đ
1.650 đ
C206
2.4 Phí cung cấp thông tin
(Cung cấp các chứng từ liên quan đến tra soát, khiếu nại của chủ thẻ từ Ngân hàng thanh toán)
27.273 đ
30.000 đ
II. THẺ QUỐC TẾ
A. Nghiệp vụ phát hành Thẻ tín dụng quốc tế
1. Phí phát hành thẻ (áp dụng cho cả thời hạn 1 năm và 2 năm)
1.1.Thẻ chuẩn
C301
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C302
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
1.2.Thẻ vàng
C303
Thẻ chính
90.909 đ
100.000 đ
C304
Thẻ phụ
45.455 đ
50.000 đ
1.3 Thẻ xanh (hạn mức tín dụng dưới 10 triệu)
C305
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C306
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
1.4. Thẻ VIP(chỉ áp dụng khi NHCT chính thức ban hành sản phẩm này)
C307
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C308
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
2. Phí thường niên(thu hàng năm và chỉ áp dụng với thẻ 2 năm)
2.1.Thẻ chuẩn
C309
Thẻ chính
68.182 đ
75.000 đ
C310
Thẻ phụ
36.364 đ
40.000 đ
2.2.Thẻ vàng
C311
Thẻ chính
136.364 đ
150.000 đ
C312
Thẻ phụ
68.182 đ
75.000 đ
2.3 Thẻ xanh
C313
Thẻ chính
68.182 đ
75.000 đ
C314
Thẻ phụ
36.364 đ
40.000 đ
2.4. Thẻ VIP
C315
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C316
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
3. Phí gia hạn thẻ (áp dụng cho cả thời hạn 1 năm và 2 năm)
3.1.Thẻ chuẩn
C317
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C318
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
3.2.Thẻ vàng
C319
Thẻ chính
90.909 đ
100.000 đ
C320
Thẻ phụ
45.455 đ
50.000 đ
3.3 Thẻ xanh
C321
Thẻ chính
45.455 đ
50.000 đ
C322
Thẻ phụ
22.727 đ
25.000 đ
3.4. Thẻ VIP
C323
Thẻ chính
181.818 đ
200.000 đ
C324
Thẻ phụ
90.909 đ
100.000 đ
C325
4. Phí rút tiền mặt (ngoại tệ hoặc VND)
3.64%/số tiền giao dịch
50.000 đ
4%/số tiền giao dịch
C326
5. Phí thay thế thẻ, phát hành lại thẻ (do thẻ hỏng, mất cắp, thất lạc, trừ trường hợp thay đổi hạng thẻ)
45.455 đ
50.000 đ
C327
6. Phí xác nhận hạn mức tín dụng
90.909 đ
100.000 đ
C328
7. Phí chậm thanh toán
3.63% /số tiền thanh toán tối thiểu
50.000 đ
4%/số tiền thanh toán tối thiểu
8. Lãi sử dụng Thẻ
C329
8.1 Tính trên tổng dư nợ
Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT
C330
8.2 Tính trên tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt (kể từ ngày thực hiện giao dịch đến ngày thanh toán)
Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT
C331
9. Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc
181.818 đ
200.000 đ
C332
10. Phí thay đổi hạn mức tín dụng, không thay đổi hạng thẻ
45.455 đ
50.000 đ
11. Phí chuyển đổi hạng thẻ
Đối với thẻ có thời hạn 1 năm
C333
11.1 Từ thẻ khác sang thẻ Vàng
90.909 đ
100.000 đ
C334
11.2 Từ thẻ khác sang thẻ Chuẩn
45.455 đ
50.000 đ
C335
11.3 Từ thẻ khác sang thẻ Xanh
45.455 đ
50.000 đ
Đối với thẻ có thời hạn 2 năm
C336
11.1 Từ thẻ khác sang thẻ Vàng
90.909 đ
100.000 đ
C337
11.2 Từ hạng thẻ khác sang thẻ Chuẩn
45.455 đ
50.000 đ
C338
11.3 Từ hạng thẻ khác sang thẻ xanh
45.455 đ
50.000 đ
C339
11.4. Từ hạng thẻ khác sang thẻ VIP
181.818 đ
200.000 đ
C340
12. Phí khiếu nại
- Yêu cầu khiếu nại
- Thu thêm khi kết luận khiếu nại sai
90.909 đ
181.818 đ
100.000 đ
200.000 đ
C341
13. Phí cấp lại bản Sao kê hàng tháng
27.272 đ
30.000 đ
C342
14. Phí cấp lại PIN
27.272 đ
30.000 đ
15. Phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch
C343
15.1 Đối với ĐVCNT là đại lý của NHCT
18.182 đ
20.000 đ
C344
15.2 Đối với ĐVCNT không là đại lý của NHCT
181.818 đ
200.000 đ
16. Phí chuyển đổi tiền tệ
C345
16.1 Thẻ Visa
Theo quy định của tổ chức Visa/Master từng thời kỳ
+ 1.82%/giá trị giao dịch
Theo quy định của tổ chức Visa/Master từng thời kỳ
+ 2%/giá trị giao dịch
C346
16.2 Thẻ MasterCard
C347
17. Phí sử dụng thẻ đặt hàng, dịch vụ qua thư, điện thoại, Internet (tính cho 01 giao dịch)
18.182 đ
20.000 đ
C348
18. Phí chuyển đổi hình thức tài sản đảm bảo phát hành thẻ
45.455 đ
50.000 đ
C349
19. Phí ngừng sử dụng thẻ
90.909 đ
100.000 đ
C350
20.1 Phí đăng ký dịch vụ
Miễn phí
0
C351
20.2 Phí sử dụng dịch vụ
909,09 đ/tin
1.000 đ
C352
20.3 Phí hủy đăng ký dịch vụ
Miễn phí
0
21. Phí sử dụng dịch vụ Visa toàn cầu
C353
21.1 Phí ứng tiền mặt khẩn cấp
454.545đ/ lần
500.000 đ
C354
21.2 Phí thay thế thẻ khẩn cấp
454.545đ/ lần
500.000 đ
B. Phí áp dụng cho nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế
C401
22. Phí rút tiền mặt tại ATM của NHCT VN
18.182 đ / giao dịch
20.000 đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN_ pham nguyen thien an 106401001.doc