Lời nói đầu
1. Tính tất yếu của nội dung nghiên cứu
Vào những năm đầu những năm của thập kỷ 90 trở lại đây, việc mở rộng hội nhập và hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế. Những lợi ích kinh tế của việc hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho mỗi thành viên tham gia, những lợi ích kinh tế mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Việt Nam cũng vậy, để đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá và đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, lấy mục tiêu vì hoà bình và phát triển làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động đối ngoại. Đồng thời, trong bối cảnh phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác kinh tế quốc tế đã và đang trở thành cách tốt nhất để các quốc gia phát huy được tối đa lợi thế của mình, cũng như khai thác triệt để những lợi ích của các quốc gia khác để phục vụ cho nước mình.
Không nằm ngoài xu thế trên, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi, cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam - Nhật Bản còn có một số hạn chế cần được khắc phục, loại bỏ nhằm phát triển hơn nữa cho xứng với tiềm năng của hai nước, đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới. Việc nghiên cứu những thành tựu và những mặt tồn tại đó là rất cần thiết nên nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: :”Thực trạng và giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản và tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản để tìm ra những mặt hạn chế từ phía nước ta để đề ra giải pháp khắc phục và tận dụng những ưu đãi từ phía Nhật Bản mang lại từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương đẵ kí kết. Từ đó nâng quan hệ thương mại song phương hai nước lên một tầm cao mới phù hợp với tiềm năng cảu hai nước, đưa Nhật Bản trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Do thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài có hạn nên nhóm em chỉ tiến hành đề tài này bằng cách thu thập tài liệu thông quan mạng thứ cấp về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và các hiệp định thương mại đã được chính phủ hai nươc kí kết. Từ đó tìm kiếm giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để nâng cao quan hệ thương mại của hia nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin từ sách báo, thông tin từ các tổ chức và Bộ công thương, các tổ chức chính phủ khác thông qua mạng Internet . sau đó phân tích và so sánh số liệu đẵ thu thập được để tìm ra các thông tin phù hợp nhất với đề tài.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận gồm 3 chương:
- CHƯƠNG 1: Lược sử quan hệ Việt- Nhật (1973 – 1991
- CHƯƠNG 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay
- CHƯƠNG 3: Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
Lời nói đầu 3
CHƯƠNG 1: Lược sử quan hệ Việt- Nhật (1973 – 1991) 5
1.1. Giai đoạn 1973 – 1978 5
1.2. Giai đoạn 1979 – 1991 6
CHƯƠNG 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1992 đến nay. 8
2.1 Hiệp định thương mại Việt – Nhật 8
2.1.1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam ký kết với các nước 8
2.1.2 Sáng kiến Việt Nam- Nhật Bản 8
2.1.3 Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản 9
2.1.4 Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản (AJCEP) 10
2.1.5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) 13
2.1.6 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 13
Nội dung cơ bản của Hiệp định 14
Tác động Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 15
2.2 Phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật: 17
2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản 19
2.3.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản: 19
CHƯƠNG III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 30
3.1 Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 30
3.1.1 Một số khó khăn cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản 30
3.1.2 Một số thuận lợi khi gia nhập thị trường Nhật Bản hiện nay 32
3.2 Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 34
3.3 Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản 38
3.3.1 Giải pháp chung từ phía nhà nước 38
3.3.2 Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp 42
Kết luận 44
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lập mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện, chặt chẽ giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (EPA) song phương nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư.
Việc ký kết Hiệp định AJCEP sẽ diễn ra tại thủ đô của 10 nước ASEAN và Nhật Bản theo hình thức ký luân phiên. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008.
Nội dung
Theo hiệp định trên, Nhật Bản sẽ xoá bỏ ngay lập tức thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN.6 nước ASEAN, gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về cả giá trị và số mặt hàng trong vòng 10 năm tới.Tiến trình trên đối với 4 nước ASEAN còn lại gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ được thực hiện chậm hơn.
Tại cuộc gặp cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có hỗ trợ chống dịch cúm gia cầm.
Hiệp định mới giữa Nhật Bản với khối ASEAN phải tạo ra các giá trị gia tăng và bổ sung cho các hiệp định song phương. Hiệp định khu vực phải góp phần nâng cao giá trị của các hiệp định song phương và ngược lại, các hiệp định song phương đóng vai trò mở đường để tạo ra một mô hình hiệp định khu vực hiệu quả hơn.
Về khả năng ký kết hiệp định về đầu tư, bài toán tương tự cũng được đặt ra tại tiểu ban về đầu tư, với mục tiêu có thể đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào năm 2011. Cho đến nay, Nhật Bản đã có hiệp định đầu tư song phương với 9 nước thành viên ASEAN (trừ Mianma).
Ngoài ra, tại Hội nghị hai bên đã thảo luận về chương trình hợp tác trong khuôn khổ AJCEP. ASEAN dự định đưa ra một số đề xuất hợp tác trong quản lý rừng và xây dựng nhãn mác về môi trường trong các sản phẩm, hàng hóa, lĩnh vực mà Nhật Bản có ưu thế.
Việt Nam được hưởng lợi từ hiệp định
Việt Nam là một trong số các nước hưởng tương đối nhiều ưu đãi trong hiệp định này. Việt Nam có lộ trình cam kết dài hơn so với một số nước khác nhưng lại được hưởng ưu đãi như các nước ASEAN khác khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Tỷ lệ sử dụng các ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp Việt Nam trong AJCEP tương đối cao, chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đây có thể coi là một mô hình đàm phán thành công của Việt Nam bởi vì AJCEP thực sự mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước. Đối với các nước khác, việc thực hiện AJCEP tương đối thuận lợi. Trong giai đoạn từ 2010 đến khi kết thúc, ASEAN và Nhật Bản dự kiến sẽ đưa ra lộ trình toàn diện cho các cam kết cắt giảm thuế quan.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hàng hóa, ASEAN và Nhật Bản cùng trao đổi quan điểm về việc cải thiện các quy tắc về xuất xứ theo hướng dễ thực hiện hơn nhằm giúp các doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau. Nhật Bản và ASEAN đã nêu ra một số mặt hàng họ quan tâm, nhưng hai bên chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quan điểm của nhau và nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận trong thời gian tới.
Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này.
Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ 1/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1.5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008 và hiệp định này dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2008. Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm. Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm.
Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO từ 1/1/2007, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm. Đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1.6 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ( hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản.
Khái quát
Hai nước có ý định thành lập hiệp định này ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về Hiệp định này từ tháng 1 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25/ 12 /2008.
Nội dung cơ bản của Hiệp định
Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018.
Nhật Bản cam kết sẽ giảm thuế suất cho 95% tổng số dòng thuế, trong đó khoảng vài ngàn dòng thuế xuống 0%. Nếu Hiệp định được ký kết và có hiệu lực. Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN. Cụ thể
- Ít nhất sẽ có 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế.
- Các mặt hàng khoáng sản sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0% ngay lập tức kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
- Các mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1%-2% ngay lập tức, các mặt hàng chế biến từ tôm được giảm xuống còn 3,2%-5,3% ngay lập tức, mặt hàng mực đông lạnh được giảm xuống còn 3,5% trong vòng 5 năm.
Những mức này áp dụng trên cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN.
Việt Nam được hưởng 1638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật dành cho một số nước ASEAN. 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản...
Trong khi đó, thuế suất bình quân đánh vào hàng của Nhật Bản nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm dần xuống còn 7% vào năm 2018.
- Khoảng 88% tổng số dòng thuế nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ được được giảm trong vòng 10 năm và 93% tổng số dòng thuế sẽ được giảm trong vòng 16 năm.
- Các linh kiện sản xuất màn hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3% trong vòng 2 năm, máy ảnh kỹ thuật số sẽ được giảm xuống 10% trong vòng 4 năm, tivi màu sẽ được giảm xuống còn 40% trong vòng 8 năm.
- Thuế suất nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt nam đối với các linh kiện sản xuất ô tô như hộp số sẽ được giảm xuống còn 10%-20% trong vòng 10 năm, động cơ và các linh kiện sản xuất động cơ ô tô sẽ được giảm xuống còn 3%-12% và phanh xuống còn 10% trong vòng 10-15 năm, các loại ốc sẽ giảm xuống còn 5% trong vòng 2 năm. Các mặt hàng thép tấm cũng là đối tượng được giảm thuế suất nhập khẩu xuống còn 0%-15% trong vòng 15 năm.
Tuy nhiên, vì đây là một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, chứ không đơn thuần là một hiệp định thương mại tự do, nên ngoài hàng hóa, còn có dịch vụ cũng sẽ được tự do hóa. Đầu tư của nước này vào nước kia sẽ được bảo hộ. Và còn có nhiều nội dung hợp tác kinh tế khác.
Tác động Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454 tỷ USD và năm 2006 đạt 580 tỷ USD, năm 2007 đạt 621 tỷ USD (tăng 7,2% so với năm 2006), trong đó: nông thủy sản, thực phẩm là 51 tỷ USD (chiếm 8,3% tổng kim ngạch nhập khẩu), hải sản là 14,6 tỷ USD (chiếm 2,4%), may mặc là 30 tỷ USD (chiếm 4,9%)…
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản năm 2002 đạt 4,9 tỷ USD, tới năm 2007 tăng lên 12,2 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với 5 năm trước. Cán cân thương mại giữa hai nước tương đối cân bằng.Từ năm 2000-2004, Việt Nam nhập siêu khoảng trên 50 triệu USD/năm;Năm 2005-2006 Việt Nam xuất siêu trên 300 triệu USD/năm và đến năm 2007, nhập siêu khoảng 108 triệu USD (chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị gia tăng do có sự gia tăng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam). Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 6,069 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2006 và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Bước sang năm 2008, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều đã có tín hiệu tăng trưởng tốt. Tính đến hết tháng 7 năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, Việt Nam xuất siêu trên 180 triệu USD. Như vậy, có thể tin tưởng rằng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật bản của cả năm 2008 sẽ vượt xa con số 15 tỷ USD, hoàn thành trước hai năm mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD, những mặt hàng này là rất cần thiết cho quá trình công nghiêp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã hơn 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kế hoạch đặt ra cho năm 2011, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng 18% so với năm ngoái.
2.2 Phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật:
-Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt - Nhật ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, quan hệ Việt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến triển còn rất chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị khi đó thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc Mỹ để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hoà), còn Nam Việt Nam(Việt Nam cộng hoà) khi đó là liên minh của Mỹ-Nhật.
- Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hoá.
Phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật:
Hiện hàng hóa Việt Nam xuất sang Nhật chỉ chiếm 1,19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế ở Nhật Bản như giảm, miễn thuế, ưu đãi thuế quan; những thay đổi trong chính sách kinh tế thương mại của Nhật Bản đang có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam như tăng hoạt động xuất khẩu hàng hóa về hướng Đông (ký nhiều hiệp định thương mại song phương với ASEAN)...
Trước những tác động của tình hình kinh tế Nhật, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có nhiều mặt hàng chủ lực. Đối với mặt hàng dệt may, hiện nhiều doanh nghiệp đã nhận được những đơn hàng lớn cho cả năm. Nhưng theo khuyến cáo, các doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn hàng phù hợp với năng lực của mình, với mức giá tốt. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt lao động đang được xem là vấn đề nan giải và nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng lo bị phạt, mất hợp đồng vì giao hàng chậm nên đã không dám nhận thêm nhiều đơn hàng, không mở rộng được quy mô sản xuất.
Trong xuất khẩu thủy sản, tháng 10/2010, sau khi một số lô tôm từ Việt Nam vào Nhật Bản bị phát hiện nhiễm trifuralin vượt quá giới hạn, cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản đã quyết định áp chế độ kiểm tra 100% các lô tôm từ Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động xuất khẩu tôm. Do vậy, Tổng cục Thủy sản đang thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường triển khai các biện pháp cấm lưu thông và sử dụng trifluralin trong nuôi trồng thủy sản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Không chỉ áp dụng hạn ngạch, Nhật Bản còn đưa ra chế độ cấp phép nhập khẩu đối với sản phẩm từ thực vật, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao (vệ sinh an toàn thực phẩm, kháng sinh...) nhằm hạn chế trong nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia, thị trường Nhật luôn có những đặc thù riêng mà các doanh nghiệp cần chú ý như: thực phẩm phải mềm, không mùi gắt, không dùng các gia vị đậm; hàng gia dụng không quá to, không dùng màu sặc sỡ...
Ngoài ra, hệ thống phân phối ở Nhật cũng khá phức tạp, qua nhiều trung gian, vì thế doanh nghiệp không nên dựa theo giá tiêu thụ ở đầu cuối mà định giá thành khi chào hàng. Và để đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các điều kiện như sản phẩm, thông tin, đặt lịch hẹn, mời các hiệp hội Nhật Bản thăm quan, khảo sát điều kiện, quy mô sản xuất.
2.3 Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản
2.3.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản:
a. Cơ cấu:
Việt Nam đã xây dựng được thị trường xuất khẩu vững chắc ở Nhật Bản với nhiều loại mặt hàng:
Hàng dệt may
Thủy sản
Rau, củ quả
Than đá
Chất dẻo
Dây điện, dây cáp điện
Máy móc, thiết bị phụ tùng khác
Thủy sản
Máy vi tính và linh kiện
V.v…
5 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam sang Nhật Bản cao nhất theo thứ tự trong năm 2010 là:
Thứ nhất là hàng dệt may với 1,15 tỷ USD, chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch
Thứ hai là dây điện và dây cáp điện với 920 triệu USD, chiếm 11,91% trong tổng kim ngạch
Thứ ba là là máy móc, thiết bị phụ tùng khác với giá trị xuất khẩu là 903 triệu USD và chiếm khoảng 11,69% tổng kim ngạch
Thứ tư là thủy sản xếp với 894 triệu USD, chiếm 11,57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của Việt Nam
Thứ năm là máy vi tính và linh kiện chiếm 5,88% tổng kim ngạch với 454 triệu USD.
Trong nhóm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đã gần như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Mảng sản phẩm dệt may cao cấp cũng như trung bình vốn là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu.
Giá trị cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, tôm luôn là mặt hàng quan trọng, có giá trị lớn nhất. Trong năm 2010, tôm chiếm khoảng 65%, nhuyễn thể chiếm 12%, cá ngừ chiếm 3% trong khi các loại cá và thủy sản khác chiếm 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Trong nhóm hàng dây diện và dây cáp điện Việt Nam xuất sang Nhật Bản, dây và cáp điện dùng trong ô tô vẫn luôn là sản phẩm xuất khẩu chính. Ngoài ra, còn nhiều mặt hàng khác, như là cáp điện bọc nhựa, dây cáp máy tính và dây cáp điện dùng trong xe máy, dây điện bọc flubon, cáp điện có đầu nối, cáp quang, v.v…
b. Quy mô:
Năm 2010, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,73 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt trong các tháng cuối năm, diễn biến xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực như thủy sản, dệt may, máy tính và điện tử.
Nhật Bản là thị trường lớn cho nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được thể hiện chi tiết với từng loại hàng cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1:
Xếp hạng thị trường Nhật năm 2010 đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (chỉ xét Nhật trong top 10 thị trường lớn)
Thứ hạng thị trường Nhật Bản
Nhóm hàng
Số 1
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Dây điện và dây cáp điện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
Sản phẩm hóa chất và hóa chất
Giấy và các sản phẩm về giấy
Gốm sứ
Sản phẩm từ cao su, sản phầm từ chất dẻo
Số 2
Hàng dệt may
Thủy sản
Rau quả
Gỗ và sản phẩm gỗ
Sản phẩm mây tre cói thảm
Sản phẩm từ sắt thép
Than đá
Chất dẻo
Thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh
Túi xách, ví, vali, ô dù
Số 3
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
Máy tính và linh kiện
Quặng sắt và các khoảng sản khác
Số 4
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
Số 6
Cà phê
Sắn và các sản phẩm từ sắn
Số 7
Dầu thô
Cao su
Số 10
Giầy dép các loại
Một số mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tiếp tục tặng vào năm 2010. Dưới đây là bảng ghi chi tiết 10 chủng loại mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010 so với năm 2009:
Bảng 2:
10 chủng loại mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010 so với năm 2009 (đơn vị tiền: USD)
Xếp hạng
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu năm 2009
% so sánh
Tổng kim ngạch
7.727.659.550
6.291.809.820
+22,82
Hàng dệt may
1.154.491.648
954.075.543
+21,01
Dây điện và dây cáp điện
920.053.298
639.502.471
+43,87
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác
903.337.993
599.945.096
+50,57
Thủy sản
894.055.279
760.725.464
+17,53
Gỗ và sản phẩm gỗ
454.575.880
355.366.244
+27,92
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
410.800.833
380.970.568
+7,83
Phương tiện vận tải và phụ tùng
381.447.306
238.328.522
+60,05
Sản phẩm từ chất dẻo
255.579.955
193.284.113
+32,23
Than đá
233.824.541
145.558.775
+60,64
Dầu thô
214.114.871
480.116.943
-55,40
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 2009 sang năm 2010 có một sự tăng vọt. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật của Việt Nam là 995 triệu USD, sang đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu này đã tăng trưởng 21,01% và đạt 1,2 tỷ USD. So với năm 1997, kim ngạch xuất khẩu hàng
Biểu đồ 1
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 1997- 2010(đơn vị: triệu USD)
Tính chung năm 2010, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản là 894 triệu USD, tăng 17,53% so với cùng kỳ. Tôm hiện là mặt hàng chủ lực với khối lượng xuất khẩu kỷ lục là 55.600 tấn, trị giá 504 triệu USD, tăng 12,8% về khối lượng và 18,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới lên 1,68 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm (chỉ tiêu 1,4 tỷ USD).
Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng dây và dây cáp điện tăng trở lại trong năm 2010 do ngành sản xuất và xuất khẩu ôtô của Nhật Bản và Mỹ tăng trưởng trở lại kéo theo nhu cầu nhập khẩu dây và cáp điện dùng trong ôtô tăng. Năm 2010, mặt hàng này đứng thứ hai trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, với 920 triệu USD, tăng 74,6% so với cùng kỳ.
V.v…
Tuy nhiên, có nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị giảm giá trị trong năm 2010, đặc biệt là nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao:
Mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử trong 11 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 321 triệu USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2009 là 8%.
Xuất khẩu dầu thô trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 239.500 tấn với kim ngạch 145,9 triệu USD, giảm 71,7% về lượng và giảm 61,4% về trị giá so với cùng kỳ ở năm 2009.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, cà phê giảm 16,2% về trị giá, đạt 61,8 triệu USD so với cùng kỳ năm 2009
Sản phẩm gốm sứ: giảm 1,70% đạt 19,3 triệu USD so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2009
Tính đến tháng 08/2010, đá quý và kim loại quý giảm 34,8% đạt 19,3 triệu USD so với cùng kỳ năm 2009
Xăng dầu các loại giảm 39,28% về lượng và giảm 63,29% về trị giá đạt 23,3 nghìn tấn và 13,8 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2010 so với năm 2009
V.v…
Hơn nữa, năm 2010, giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật chỉ chiếm 1,19% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu của Nhật và 10% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2.1.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản sang Việt Nam:
a. Cơ cấu
Bên cạnh việc xuất khẩu nhiều nhóm hàng sang thị trường Nhật Bản, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Nhật Bản:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
Sắt thép các loại
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Sản phẩm từ chất dẻo
Linh kiện, phụ tùng ô tô
Sản phẩm hóa chất
V.v…
5 mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loạil sản phẩm từ chất dẻo; linh kiện, phụ tùng ô tô. Trong đó, năm 2010:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ Nhật ở Việt Nam cao nhất với 2,5 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng kim ngạch
Sắt thép các loại là mặt hàng có giá trị nhập khẩu đứng thứ hai với 1,2 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng kim ngạch
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ ba với 1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch
Sản phẩm chất dẻo đứng thứ tư với 403 triệu USD, chiếm 4,55% tổng kim ngạch
Linh kiện, phụ tùng ô tô đứng thứ năm với 400 triệu USD, chiếm 4,51% tổng kim ngạch
b. Quy mô:
Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản ở Việt Nam là trên 9 tỷ USD, tăng 20,73% so với năm 2009. Trong đó, hầu như các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật của Việt Nam đều tăng trưởng về kim ngạch, như:
Thiết bị, dụng cụ phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu là 2,5 tỷ USD, tăng 11,42% so với năm 2009.
Sắt thép các loại có giá trị nhập khẩu 1,2 tỷ USD và khối lượng là 1,7 triệu tấn, tăng 19,38% về lượng và tăng 47,85% về trị giá so với năm trước.
Mặt hàng giấy các loại tuy không phải là mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này, nhưng lại tăng trưởng cao nhất trong nhóm mặt hàng - 86,42% so với năm 2009, với trị giá 62,2 triệu USD
V.v…
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số mặt hàng giảm kim ngạch nhập khẩu nhưng số mặt hàng đó chỉ chiếm khoảng 20,5% trong tổng số chủng loại mặt hàng
Để biết được cụ thể hơn tình hình tăng giảm từng mặt hàng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Việt Nam, ta sẽ theo dõi bảng sau:
Bảng 3: Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản ở Việt Nam năm 2010 so với năm 2009 (đơn vị: USD)
Xếp hạng
Mặt hàng
Kim ngạch nhập khẩu năm 2010
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009
% so sánh
Tổng kim ngạch
9.016.084.835
7.468.091.543
+20,73
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
2.550.872.313
2.289.461.371
+11,42
Sắt thép các loại
1.241.046.244
839.368.216
+47,85
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.026.682.638
839.376.209
+22,31
Sản phẩm từ chất dẻo
402.735.641
339.338.607
+18,68
Linh kiện, phụ tùng ô tô
399.825.014
394.754.084
+1,28
Vải các loại
358.705.602
333.711.425
+7,49
Sản phẩm từ sắt thép
354.022.355
255.030.614
+38,82
Chất dẻo nguyên liệu
308.327.110
222.248.168
+38,73
Sản phẩm hóa chất
230.213.399
155.511.321
+48,04
Kim loại thường khác
210.167.347
117.535.427
+78,81
Hóa chất
175.810.817
124.718.751
+40,97
Ô tô nguyên chiếc các loại
168.437.500
176.049.488
-4,32
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
134.026.522
118.233.494
+13,36
Dây điện và dây cáp điện
105.488.341
88.702.034
+18,92
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
103.620.708
113.624.907
-8,80
Linh kiện phụ tùng xe máy
91.000.193
71.978.719
+26,43
Sản phẩm từ cao su
76.107.807
57.418.121
+32,55
Cao su
70.947.595
39.712.218
+78,65
Sản phẩm từ giấy
70.204.405
55.053.899
+27,52
Sản phẩm từ kim loại thường khác
62.832.220
37.418.354
+67,92
Giấy các loại
62.229.486
33.380.773
+86,42
Xăng dầu các loại
42.398.695
Sản phẩm khác từ dầu mỏ
34.629.177
25.387.889
+36,40
Nguyên phụ liệu thuốc lá
34.366.479
35.808.601
-4,03
Phân bón các loại
32.671.325
25.746.189
+26,90
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
26.177.937
42.241.412
-38,03
Hàng thủy sản
25.284.869
24.575.118
+2,89
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
23.254.300
22.376.411
+3,92
Xơ, sợi dệt các loại
21.176.870
14.185.028
+49,29
Dược phẩm
16.273.295
11.381.510
+42,98
Gỗ và sản phẩm gỗ
5.083.870
4.834.331
+5,16
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
4.446.261
5.098.119
-12,79
Xe máy nguyên chiếc
943.230
4.297.121
-78,05
Nguyên phụ liệu dược phẩm
694.251
864.610
-19,70
CHƯƠNG III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
3.1 Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là một thị trường lớn với dân số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay.
3.1.1 Một số khó khăn cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản
Trước hết đó là vấn đề nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật Bản. Các DN Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong quan hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi đã ký hợp đồng. Họ thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn. Trong khi đó, nhiều DN Việt Nam đặc biệt là các DN nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các DN Nhật Bản. Một số DN chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, một số DN Việt Nam, mặc dù đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.
Một khó khăn nữa cần được lưu ý đó là rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, nhất là đối với thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép xuất khẩu quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…
Bên cạnh đó là những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn của Nhật Bản) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của Việt Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm dịch vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch, v.v… những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoànthiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.
Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những DN vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)…
3.1.2 Một số thuận lợi khi gia nhập thị trường Nhật Bản hiện nay
Hiện tại theo nhiều đánh giá thì Nhật Bản là thị trường khó tính nhưng thuận lợi và nhiều tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Năm 2011, Việt Nam xuất sang Nhật chỉ chiếm 1,19% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Trong khi đó, DN Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế ở Nhật. Vì thế, DN nên nắm bắt xu hướng và lợi thế để tận dụng và khai thác lợi thế này.
Thứ nhất, hiện quan hệ thương mại - kinh tế Việt - Nhật đang trên đà phát triển mạnh. Năm 2008 kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 16 tỷ USD, năm 2009 trong khó khăn vẫn đạt gần 11 tỷUSD và năm 2010 tiếp tục đạt 16,9 tỷ USD (tăng gần 23% so 2009). Trong mối quan hệ này, cán cân thương mại của cả hai bên luôn ở mức tương đối cân bằng. Việt Nam xuất sang Nhật hàng chủ lực có thế mạnh như nông hải sản, hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, linh kiện - máy móc… và nhập từ Nhật thiết bị, công nghệ, tiếp nhận vốn đầu tư… Khách du lịch Nhật đến Việt Nam cũng đứng trong top 2 với khoảng 400 ngàn lượt khách đến hàng năm. Nhật cũng là nơi đang tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam…
Thứ hai, hiệp định Đối tác toàn diện Việt - Nhật được ký kết vào tháng 12/2008 là khung pháp lý quan trọng tạo điều kiện rất thuận lợi cho DN hai nước mở rộng các mối quan hệ trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ - đầu tư – lao động… Sau hơn 1 năm triển khai hiệp định, đã có hơn 1/3 hàng hoá Việt Nam sang Nhật hưởng các lợi ích từ hiệp định, nhất là trong lĩnh vực thuế quan. Hiệp định vẫn còn đến 95% sản phẩm công nghiệp từ Việt Nam sang Nhật sẽ có thuế suất 0% (giảm theo lộ trình), nhiều mặt hàng khác như da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm hoá chất, hàng nông sản… cũng đang và sẽ tiếp tục được giảm thuế suất. Với trình độ của nền kinh tế hai nước, sản phẩm của hai nền kinh tế đang bổ sung và không cạnh tranh nhau, vì mức độ, phẩm cấp hàng hoá khác nhau.
Thứ ba, do tình hình kinh tế thế giới thay đổi đang tạo nhiều thị trường ngách cho các DN VN có cơ hội thâm nhập vào Nhật Bản. Đầu năm 2011, hai nước cũng đang đàm phán thoả thuận tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực y tế với số lượng khoảng 400 ngàn người. Bên cạnh đó, Nhật đang có nhu cầu nhập nhiều sản phẩm cơ khí mức độ công nghệ thấp. Trước đây 50% các chủng loại sản phẩm này Nhật nhập từ Trung Quốc, nhưng do ngày nay Trung Quốc không muốn hợp tác với Nhật sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ thấp, cộng với chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang cao và nhất là không muốn lệ thuộc vào một thị trường, nên Nhật có nhu cầu nhập các loại hàng này từ các nước khác, trong đó có Việt Nam với các sản phẩm như khung nhà xưởng, các loại xe đẩy, băng chuyền… Đây được xem là thị trường ngách mà DN trong nước nên tận dụng, vì các sản phẩm này đòi hỏi công nghệ không cao và giá thành ở Việt Nam rất cạnh tranh. Trước Nhật cũng nhập nhiều phần mềm từ Ấn Độ, Trung Quốc, nhưng nay cũng tập trung vào Việt Nam, vì giá nhân công thấp và phí đầu tư không cao. Các sản phẩm nông sản khác như thực phẩm chế biến, trước Nhật cũng nhập từ Trung Quốc, nay bị áp lực về giá nên đang quay sang Việt Nam. Mới đây, Nhật đã đầu tư tại Việt Nam thiết bị xử lý ruồi đục quả trên thanh long và cho nhập loại trái cây này từ Việt Nam. Hiện giới trẻ Nhật đã Âu hoá nhiều, phụ nữ Nhật phải tăng tham gia làm việc giúp đỡ gia đình nên nhu cầu sử dụng thực phẩm làm sẵn, thức ăn nhanh cũng tăng theo. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho DN chế biến thức ăn Việt Nam.
Thứ tư, một thuận lợi nữa cho DN Việt Nam tại Nhật là Nhật Bản đang thay đổi chính sách kinh tế - thương mại. Trước Nhật chú tâm vào nội địa, nay mở rộng kết nối với thế giới, trong đó có việc tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá về hướng Đông, vì thế đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương với ASEAN (7 hiệp định, trong đó có Việt Nam) và một hiệp định chung với khối ASEAN, đồng thời dành ưu đãi thuế quan GSP cho một số quốc gia khác. Theo ông Võ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Đông Bắc Á - Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương, sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Nhật cũng bị ảnh hưởng nên tác động đến tâm lý tiêu dùng, vì vậy thị trường hàng giá rẻ được ưa chuộng và ngày càng xuất hiện nhiều ở hệ thống các siêu thị, hệ thống phân phối Nhật.
3.2 Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Thực tế cho thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây đã được phát triển lên tầm cao mới. Kết quả của các chuyến thăm và làm việc giữa các Nguyên thủ Quốc gia hai nước kể từ năm 2002 đến nay đã khẳng định thêm cho tầm cao mới của mối quan hệ đó. Đặc biệt là với hàng loạt các hoạt động thiết thực kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản trong năm 2008 vừa qua là những minh chứng cho sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Việt Nam-Nhật Bản cùng là thành viên trong nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)…, mở rộng và tích cực hợp tác trong khuôn khổ ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3, hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện Asean – Nhật Bản (1/12/2008) và các dự án hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong, ….
Ngoài ra, hai quốc gia còn kí kết nhiều hiệp định song phương như :
Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992)
Hiệp định Hàng không (5/1994)
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995)
Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004)
Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006)
Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) (25/12/2008)
Và một số thoả thuận khác:
Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996).
Sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003), giai đoạn hai (7/2006), giai đoạn 3 (6/2008).
Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững” 7/2004.
Tuyên bố chung về hợp tác công nghệ thông tin Việt Nam-Nhật Bản (6/2004).
Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005).
Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản 4/2005.
Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” 10/2006.
Bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản (5/2007).
Tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược được ký nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2007).
Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản (METI) (12/2008) .
Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro "Về quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á" (4/2009)...
Đây là nền tảng cơ bản để phát triển những mối quan hệ hợp tác, đặc biệt là trao đổi thương mại hai chiều giữa hai quốc gia.
Với sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong 15 năm qua, Nhật Bản luôn đứng đầu về ODA với trên 13 tỉ USD, trong đó trên 1 tỉ không hoàn lại, chiếm hơn 30% tổng viện trợ của quốc tế cho Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều đạt 12,2 tỉ USD vào năm 2007. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD, những mặt hàng này là rất cần thiết cho quá trình công nghiêp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã hơn 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kế hoạch đặt ra cho năm 2011, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng 18% so với năm ngoái.
Với tỷ trọng lớn này, có cơ quan truyền thông e sợ rằng, hàng Việt sẽ "lung lay" theo trận sóng thần lịch sử mới xảy ra hồi đầu tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản. Nhưng thực tế, tình hình lại không xấu như vậy vì đến nay chưa có đối tác Nhật Bản nào hủy đơn hàng. Ngay sau khi thảm hỏa Nhật Bản xảy ra, Bộ Công Thương đã khẩn trương làm việc với các cơ quan liên quan, thu thập tình hình, đặc biệt là liên hệ thường xuyên với thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản.
Quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. Trong tương lai gần cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia không có nhiều thay đổi mà chỉ có tăng về qui mô thương mại quốc tế.
3.3 Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Trong thời gian tới, Việt Nam-Nhật Bản cần tiếp tục cụ thể hoá “quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản” thông qua việc tăng cường giao lưu cấp cao, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương, coi trọng giao lưu nhân dân và trí thức. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên cần kết hợp tiềm năng lớn của Việt Nam về con người, tài nguyên với ưu thế vượt trội của Nhật Bản về vốn, thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp tác, nhất là về công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Hai bên cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tận dụng điều kiện thuận lợi là Nhật Bản có trình độ giáo dục cao, môi trường học tập nghiên cứu ưu việt và Việt Nam có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu đào tạo tay nghề cao và sau đại học rất lớn. Trong quan hệ giữa hai nước cũng có một số vụ việc gây ảnh hưởng xấu, nhưng trên nền tảng hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, hai bên đã cùng nhau giải quyết ổn thỏa những vấn đề nảy sinh. Sau đây là một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nhật từ phía nhà nước Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.3.1 Giải pháp chung từ phía nhà nước
a, Nước ta cần chủ động xây dựng chiến lược hợp tác phát triển toàn diện dài hạn với Nhật Bản từ nay đến năm 2020, trong đó đặc biệt coi trọng đến các quan hệ hợp tác phát triển kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh và yêu cầu phát triển thực tiễn của mỗi nước. Nhật Bản là một trong số không nhiều những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu mà hiện nay chúng ta đang có quan hệ hợp tác phát triển cũng như trao đổi thương mại quốc tế. Vì vậy, nhất thiết chúng ta phải có chiến lược thúc đẩy hợp tác dài hạn với quốc gia này để phát huy có hiệu quả cao nhất việc khai thác các lợi thế so sánh trong quan hệ trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước. Từ đó chúng ta mới có thể chủ động và kịp thời có các giải pháp hiệu quả cao trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nhật Bản.
b, Tăng cường hơn nữa hợp tác song phương ở nhiều cấp độ giữa các nguyên thủ quốc gia, các bộ ngành liên quan với nhau, hoặc giữa chính phủ với hiệp hội các doanh nghiệp, tổ chức và ngay cả ở cấp độ doanh nghiệp. Việt Nam cần tích cực tổ chức các sự kiện giao lưu, hay các chương trình hành động cụ thể để chào đón và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, địa phương của Nhật Bản sang tìm hiểu cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt nên thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là loại hình doanh nghiệp có số lượng lớn ở cả hai quốc gia mà chưa được khai thác hết tiềm năng.
c, Cần chú ý nâng cao tính hiệu quả hơn nữa việc thu hút và sử dụng FDI cũng như sử dụng ODA của Nhật Bản bằng việc đưa ra các chính sách thuế tốt để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện Luật thuế tốt hơn nữa và cũng nhằm tránh gian lận thuế của các doanh nghiệp giữa hai nước và nâng cao đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư này. Điều này vừa thể hiện sự mong muốn hợp tác cửa Việt Nam với Nhật Bản, tạo tiền đề cho quan hệ thương mại quốc tế, hơn nữa còn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cũng như là gia tăng giá trị cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nói riêng, thị trường thế giới nói chung.
d, Bên cạnh những dự án lớn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế đã nhận được sự đầu tư từ phía Nhật như đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các dự án Việt Nam mong muốn và mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào như dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác… Chúng ta cần có những chương trình cụ thể về phát triển các ngành mũi nhọn, ngành xuất khẩu và ngành công nghiệp phụ trợ. Vấn đề phát triển công nghiệp phụ trợ là bắt buộc nếu Việt Nam muốn nâng cao giá trị gia tăng trên những mặt hàng xuất khẩu. Chúng ta cơ bản có lợi thế so sánh về tài nguyên và nguồn nhân công rẻ, cái chúng ta còn thiếu là vốn, công nghệ, và mô hình tổ chức quản lý. Mà Nhật Bản lại là một quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp tổ chức quản lý hiệu quả. Hơn nữa, Việt Nam đã có nền tảng hợp tác kinh tế lâu dài, đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác chung với Nhật Bản.Vì vậy, Việt Nam nên hướng việc thu hút FDI từ Nhật Bản vào phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa .
e, Muốn đạt được những mục tiêu trên thì tất yếu Việt Nam cần tiếp tục cải cách quản lý hành chính, hoàn thiện hơn nữa đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, xúc tiến nhanh việc tham gia của Việt Nam vào các “sân chơi” theo định chế kinh tế khu vực và quốc tế, trước mắt cần tiến tới việc sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản. Tại cuộc họp giữa các Bộ trưởng Tài chính APEC diễn ra đầu tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ chi 25 triệu USD thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ các nước ASEAN hiện đại hóa hải quan và cải thiện môi trường thương mại giữa các nước. Hải quan Nhật Bản mong muốn sẽ có những hành động cụ thể nhằm hiện thực hoá tuyên bố đó, nâng cao mối quan hệ hợp tác đã có từ lâu giữa Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản đang áp dụng chương trình điện tử hóa quy trình thông quan với nhiều ưu điểm. Trên cơ sở chương trình này, Hải quan Nhật Bản sẽ chia sẻ và xây dựng phiên bản tiếng Việt dành cho Hải quan Việt Nam, và mong muốn có sự tham gia của cán bộ hải quan hai nước không chỉ trong quá trình xây dựng mà trong quá trình vận hành, bảo hành.
f, Tích cực triển khai và đa dạng hóa cả về hình thức lẫn nội dung của các chính sách hỗ trợ - xúc tiến thương mại quốc tế Việt – Nhật. Bộ công thương, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETADE) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cần tích cực và chủ động hợp tác với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) trong việc cung cấp thông tin thị trường hai nước, là cầu nối cho các doanh nghiệp của hai nước thông qua các hình thức như công bố thông tin trên website, phát hành ấn phẩm số liệu hàng năm, chỉ dẫn luật pháp, hỗ trơ nghiên cứu thị trường. Đặc biệt rất nên tổ chức các hội thảo, diễn đàn kinh tế song phương, hội chợ triển lãm thương mại (như EXPO)… tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá được hàng hóa của mình, gặp gỡ nhiều đối tác tiềm năng mới và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
3.3.2 Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp
a, Xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thương Việt Nam theo hướng năng động phù hợp với thông lệ quốc tế, thị trường Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.
b, Sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng. Càng ngày các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thương mại tinh vi, phổ biến nhất là các rào cản kỹ thuật. Trước tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất lượng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có thể nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản . Như thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Việt – Nhật.
c, Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là tất cả các hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Bao gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH), phát triển sản phẩm và đưa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu và cuối cùng là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường đó thông qua các kênh phân phối, quảng cáo, tiếp thị. Tìm hiểu về đối phương là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động và các xu hướng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trường Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát thị trường định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo sát diễn biến sư kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, tận dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lượng tốt sang Nhật Bản.
d, Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế giới đã phát triển hơn rất nhiều , yếu tố con người ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con người mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao nên khi hợp tác với người Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong mắt đối tác. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và có tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trường hợp tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Kết luận
Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến nay, mặc dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hệ giữa hai nước hiện nay đăc đạt được những thành tựu đáng kể và tương lai mối quan hệ này có nhiều điều kiện phát triển hơn nữa. Có thể thấy rằng từ khi Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến nay, quan hệ Việt – Nhật liên tục phát triển.
Đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản để rồi từ đó đi đến những hiệp định cụ thể của hai nước đã kí kết, thấy được thực tế hoạt động thương mại thông qua một số số liệu cụ thể trong những năm gần đây. Bao gồm: Hiệp định thương mại Việt – Nhật, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam ký kết với các nước, Sáng kiến Việt Nhật, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, cả sự phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật và Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản. Và cuối cùng như mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra đánh giá cả về mặt thuận lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và đặc biệt là giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.
Chúng ta hy vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế Nhật Bản và khu vực, cùng với quá trình đổi mới của Việt Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hệ hai nước trong thiên niên kỷ mới này, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_he_viet_nam_nhat_ban_6745.doc