Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè, cao su của Việt Nam giai đoạn 2003-2010

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG I.Thị trường và thị trường nông sản 1.Nội dung của thị trường chung 2.Thị trường là sự phát triển tất yếu của sản xuất hàng hoá 3. phân loại thị trường II. Thị trường nông sản và đặc điểm của nó 1.đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2. đặc điểm của thị trường nông sản CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM I.Tình hình tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính 1.thị trường tiêu thụ gạo 2. thị trường tiêu thụ cao su 3.thị trường tiêu thụ chè 4.thị trường tiêu thụ cà phê II. thành tựu và khó khăn của thị trường nông sản 1.thành tựu đã đạt được của thị trường nông sản 2.những khó khăn thách thức CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2003-2010) I.Định hướng một số giải pháp 1.phát triển thị trường tạo động lực phát triển kinh tế 2.phát triên khoa học công nghệ làm cơ sở nâng cao khả năng canh tranh II. giải pháp điều tiết thị trường nông sản 1.Giải pháp ổn định cung 2. giải pháp kích cầu nông sản 3. giải pháp chính sách giá cả III.những giải pháp phát triển thị trường nông sản 1.chính sách thị trường tiêu thụ nông sản 2.chính sách mở rộng thị trường nông sản. LỜI NÓI ĐẦU. Thực tập là chiếc cầu nối đưa sinh viên từ lý luận đến thực tiễn. Đây là gia đoạn có ý nghĩa rất lớn giúp sinh viên bắt nhịp được với cuộc sống bằng cách nhìn nhận các vấn đề kinh tế xã hội thực tế diễn ra qua góc độ lí luận khoa học để được nghiên cứu học tập trên ghế nhà trường. Việt Nam đang là một trong những nước đang phát triển trong qúa trình vận động còn mang trong mình những tồn tại tất yếu của bn thân nó. Có rất nhiều vấn đề cần được gii quyết trong qúa trình đi lên của xã hội như kinh tế chính trị xã hội . Một trong ba lịnh vực đó kinh tế giữ vai trò vị trí chi phối chủ đạo tới sự phát triển , do tính chất lịch sử từ một nước nông nghiệp truyền thống cho nên kinh tế cũng mang nặng những khó khăn và yếu kém nhất định . Để phát triển kinh tế bền vững cần phi có sự phát triển đồng bộ mọi lĩnh vực: công nghiệp , nông nghiệp, thưng mại , dịch vụ . Để vưn tới một nước công nông nghiệp năm 2010 như kế hoạch để đặt ra từ một nước nông nghiệp truyền thống đang chiếm tỷ trọng lớn về lao động(78%). Để làm được điều đó chúng ta cần tận dụng ưu thế một nước đi sau tranh thủ tiến bộ khoa học công nghệ hợp tác nhập khẩu những máy móc thiết bị hiện đại tất c những ngoại tệ dùng để chi có một phần lớn của việc xuất khẩu nông sn hàng hoá . Vì vậy phát triển thị trường tiêu thụ nông sn là một vấn đề hết sức quan trọng . Gii quyết vấn đề trước mắt là tồn trữ nông sn góp phần tạo niềm tin cho nông dân tham gia sn xuất , mặc dù lưng thực là vấn đề thiết yếu, sn lượng sn xuất trong nước rất lớn song tỷ lệ nghèo đói của nước ta vẫn còn cao. Nhà nước phi có chính sách trợ giá trợ cấp cho người nghèo đm bo nhu cầu dinh dưỡng điều này có ý nghĩa rất lớn cho c kinh tế chính trị và xã hội. Để làm được điều này nhà nước cần phi có sự hỗ trợ của thị trường nhằm phân phối một cách có hiệu qu nhất điều này đòi hỏi phát triển thị trường trong nước. Mặt khác xu thế hiện nay cho thấy do những thuận lợi hiện có khối lượng nông sn nếu chỉ tiêu thụ ở trong nước thì vẫn còn một khối lượng lớn dư thừa , phát triển thị trường xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho nông dân và đưa lại khối lượng ngoại tệ lớn. Điều này rất có ý nghĩa rất lớn cho một quốc gia còn chậm phát triển cần thiết phi ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật từ nước ngoài. Vì vậy đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là Gạo, Cà Phê, Chè , Cao su của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 “ được đưa ra nhằm gii thích những xu thế thực tế và gii pháp khắc phục những tồn tại của thị trường nông sn hiện nay. Để hoàn thành được đề tài có sự giúp đỡ của thầy giáo TS Lê Huy Đức và cán bộ hưỡng dẫn Phan Sỹ Mẫn.

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè, cao su của Việt Nam giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán, giới thiệu sản phẩm và giao dịch thương mại tại các thị trường quan trọng như Ng , Trung đông, Cu Ba. phát triển dịch vụ thương mại. Tổ chức trung tâm nghiên cứu và dự báo thị trường nông sản, lâm sản. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ Trung ương đến địa phương với mọi phương tiện tuyên truyên thông tin đại chúng, Internet, kết hợp với hệ thống thông tin của các tờ tin, bản tin về sản xuất kinh doanh thị trường giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp. Phát triển các dịch vụ tiép thi quảng cáo, hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường … Mở rộng nhiều hình thức thanh toán trong nước và quốc tế với phương châm đơn giản, nhanh cóng thuận lợi, giảm thiểu rủi ro thị trường . Phát triển thương mại điện tử. 1.2.6 Đào tạo đội ngũ cán bộ. Nhà nước càn đầu tư xây dựng hệ thống trường , giáo trình và đội ngũ giáo viên để đào tạo quản lí doanh nghiệp phát triển thị trường với nhiều trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu kinh doanh và có kĩ năng hoạt động thương mại. Đội ngũ chuyên viên làm công tác thương mại nông lâm sản cho các doanh nghiệp để có kiến thức và kĩ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về pháp luật trong nước và quốc tế, hiểu biết thủ tục giao dịch thương mại quốc tế … Đội ngũ cán bộ chuyên ngành phục vụ công tác quản lí nhà nước về phát triển thị trường như: nghiên cứu thị trường, đàm phán thương mại. 1.2.7 Thúc đẩy xuất khẩu. Tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại song phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài . Thống nhất về thủ tục hải quan, vệ sinh dịch tế và các hình thức kiểm soát kĩ xuất khẩu thâm nhập thị trường mới có tiềm năng. Bên cạnh hệ thống thanh toán thương mại của Bộ thương mại, tại các nước và thị trường quan trọng nên đặt tham tán nông nghiệp để thường xuyên theo dõi thông tin, biến đổi trong chính sách thương mại, nông sản và thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại . Trợ giúp các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu và tiếp thị các sản phẩm hàng hoá nông lâm hải sản thong qua hội chợ triển lãm ,quảng cáo timg kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài. Thành lập bộ phận dịch vụ hỗ trợ hoặc tưvấn kĩ thuật phục vụ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia xuất khẩu . Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất khẩu , xây dựng uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới . 1.2.8 Khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện nhập khẩu: Để tăng sản lượng nông sản, một trong những yếu tố quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ các loại vật tư, giốn, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, máy móc giá rẻ để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước. Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lí có thời hạn đối với một số mặt hàng nông sản (bông thuốc lá , dầu ăn , sữa, thịt, đường ) vật tư nông nghiệp (phân NPK, phân lân, máy nông nghiệp ) có triển vọng phát triển để thay thế nhập khẩu. Mặt hàng nông lâm sản là hàng tiêu dùng giá trong nước không cao hơn giá quốc tế 30%, nguyên liẹu sản xuất không cao hơn 20%. 1.2.9 Bình ổn thị trường trong nước . Phân loại cấp độ đảm bảo ổn định giá trong nước. - Loại I: Bảo đảm cao: Nhà nước can thiệp để duy trì giá trong nước khá ổn định: Lúa gạo, phân Urê. - Loại II: Bảo đảm trung bình: nhà nước có biện pháp hỗ trợ nông dân giảm nhẹ tác động của thị trường: đường muối. - Loại III: Bảo đảm thấp: nhà nước hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của ông sản hàng hoá , phòng tránh khắc phục rủi ro của thị trường: rau quả, cà phê, chè, cao su, điều, bông, dầu ăn, thuốc lá,chè, lạc,đỗ tương, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi , thịt, trứng , sữa , lâm sản. 2/ Phát triển khoa học công nghệ làm cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh của nông nghiệp . -Nhiệm vụ chiến lược của toàn ngành từ nay đến 2010 là xây dựng ngành khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiến hiện đại đủ năng lực và trình độ để vừa tiếp thu làm chủ được KHCN hiện đại nước ngoài , vừa tạo ra ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật trong nước , đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. -Phát triển khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp các mục tiêu của ngành để đảm bảo an ninh lương thực , nâng cao khả năng cạnh tranh của nông lâm sản , tăng thu nhập cho nông dân , xoá đói , giảm nghèo , đảm bảo cân bằng sinh thái, đa dạng hoá sinh học và an toàn môi trường. II/ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN . 1/ Giải pháp ổn định cung . Suốt những năm qua hầu như năm nào vaog mùa thu hoạch lúa , người nông dân cũng phải khóc bên đồng lúa của mình . Niềm vui được mua không kéo dài bao lâu vì nối ám ảnh làm sao bán được lúa với giá có lời chút ít để bù đắp bao nỗi nhọc nhằn và rủi ro nghề nông . Tình trạng này đã khiến cho đa số nhà nông vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm . Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả ngày càng bộc lộ rõ náet . Một là sức mua của thị trường hàng hoá công nghiệp đã sút giảm nghiêm trọng do sức mua này tuỳ thuộc và nguồn thu nhập của 80% dân số là bà con nông dân . Từ đó nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh hàng hoá ế thừa , đình đốn sản xuất . Nền kinh tế bị lạm phát và có chiều hướng suy thoái đến mức các nhà điều hành quản lí kinh tế vĩ mô phải đưa ra nhiều biện pháp “Kích cầu ” . Nhưng “kích cầu ” chỉ tích cực trên cơ sở các nguồn thu nhập gia tăng và có tiết kiệm , tích luỹ cho công nghiệp hoá nề kinh tế . Hai là tình trạng di dân tập trung về các thành phố lơn ngày càng gia tăng , thực trạng ngày càng có nhiều nông dân đổ xô về các khu công nghiệp , các đô thị lớn để nuôi hy vọng tìm được mọt kế sinh nhai , để tìm kiếm những khả năng bù đắp cho khoản thu nhập bị sút giảm do giá nông sản cướp đi. Ba là hố cách biệt giàu nghèo trong xã hội ngày càng mở rộng . Những chương trình trợ vốn cho người nghèo để xoá đói , giảm nghèo trong xã hội ngày càng khó mở rộng cho đại trà . Những nông dân bị nghèo đi vì tai hoạ giá nông sản giảm mạnh vào vụ thu hoạch . Tuy rằng trong những năm qua chính phủ đã đưa ra một số mức giá thu mua nông sản để khống chế khủng khoảng thừa đồng thời đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo cho người nông dân có lãi thoả đáng . Nhưng thực tế giá công bố đó là con số chỉ có trong hiện thực khi giáp vụ . Khi mà người nông dân chẳng có lúa để bán . Đồng thời lúc này hiệu lực của những biện pháp chỉ đạo tổ chức thu mua rất kém hữu hiệu vì dường như chính những đơn vị quốc doanh kinh doanh chỉ biết chạy theo lợn nhuận , đơn thuần vì qua đó mới có lợi ích riêng nên đã không tích cực mua lúa củ nông dân . Thậm chí họ còn muốn mua chậm để dìm giá càng thấp càng tốt. Họ không muốn vay tiền để mua dữ trữ vì e ngại phải tăng chi phí , giảm lợi nhuận . Họ hành động vì mục tiêu kinh doanh thuần tuý như một doanh nhân tư nhân hơn là một công cụ cho kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lí , thoả đáng giúp 80% dân số là nông dân có được thu nhậo , có tích luỹ và tiêu dùng là một vấn đề cần có giải pháp cơ bản lâu dài , không chỉ là một vấn đề nóng sột chỉ vào vụ thu hoạch mà luôn tái diễn . Vì thế xin kiến nghị nhà nước sử dụng công cụ của mình là DNNN để thực hiện hai giải pháp sau taọ đầu ra ổn định và vững chắc cho nông dân yên tâm sản xuất . 1.1/ Tiến hành đầu cơ nông sản có khả năng tông trữ . Trước hết nói đến đầu cơ có phải là hành động của gian thương ? có đáng lên án không ? Thực ra đầu cơ chỉ là hoạt động mua bán kiếm lời từ sự chờ đợi tăng hay giảm giá trong ngắn hạn . Nếu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thật sự thì yếu tố đầu cơ luôn là người sớm phát hiện ra tình trạng mất cân đối cung cầu thường diễn ra , các cuộc khủng khoảnh thiếu và khủng khoảng thừa luôn tái diễn . Từ đó họ có thể hy vọng khai thác tình trạng mất cân đối để kiếm lợi nhuận . Tuy nhiên khi lực lượng đầu cơ hoạt động với vai trò một nguồn cung (bán ) hay một nguồn cầu (mua) thì lại góp phần điều tiết cung cầu .làm giảm dần biên độ biến động giá cả . Như vậy cũng có mặt tích cực chữ không hẳn là xấu . Chẳng hạn vào vụ thu hoạch cung lơn hơn cầu , tình trạng khủng hoảng thừa lương thực nổ ra khiến cho giá giảm mạnh . Thực tiễn cho thấy lúc đó có cácn công ty lương thực không mua giá lúa đã rơi từ 2000đ/kg xuống 1100đ/kg thậm chí còn 900đ/kg. Nếu có những người đầu cơ lúa , lúc đó họ sẽ mua vào và một khi có người mua vào thì giá lúa sẽ giảm chậm hoặc ngừng lại , thậm chí sẽ từ từ tăng lại. Đến khi giáp vụ cầu lớn hơn cung người mua nhiều hơn người bán giá lúa tăng mạnh lên . Nhưng lúc này người nông dân chẳng còn bao nhiêu lúa để bán được với giá cao . Trong khi đó hững người lao động hưởng lương cố định ở các khu đô thị lại pahỉ ăn gạo với giá cao , thu nhập thực tế của họ bị giảm sút nghiêm trọng . Khi đó có những người đầu cơ họ lại bán ra làm cho giá lúa tăng chậm lại hoặc ngừng tăng hay giảm trở lại. Chúng ta đừng nghic rằng người đầu cơ này sẽ giàu to , làm giàu trê nước mắt của người nông dân . Vì trong thị trường nếu có một số người đầu cơ lúa như vậy sẽ thu ngắn được biên độ giá lúa giữa hai thời điểm . Thu hoạch và giáp vụ chênh lệch giá sẽ không lớn thì lợi nhuận cũng không phải là siêu ngoại. Chúng ta cũng đừng nghĩ răng những người đầu cơ này sẽ làm giá khuynh đảo , lũng đoạn thị trường vì nếu có nhiều người đầu cơ độc lập với nhau thì không người này mua hay bán thì cũng có kẻ khác bán hay mua. Trong cơ chế thị trường tình trạng đầu cơ chỉ xấu trong hai trường hợp: Trường hợp đầu cơ đã trở nên quá đáng . Nhà nhà đầu cơ , người người đầu cơ . Chẳng hạn như người ta diễn ra tình trạng đầu cơ vàng – sso la vào những ngườiăm 1989-1991 và hiệntượngdc địa ốc trong những ngườiăm gần đây. Trường hợp đầu cơ có tính chất độc quyền , lũng đoạn – lực lượng đầu cơ tập trung trong tay chỉ một người hay một nhóm ít người liêngười kết với nhau và có thế lực tài chính lớn. Ngườiếu họ không mua thì cũng không ai đủ sức mua , ngườiếu họ không bángười thì cũng không ai đủ sức bán . giá cả lúc này tuỳ thuộc vào ực lượng này. Vì vậy chúng ta không nên có thành kiến , ấn tượng xấu đối với đầu cơ. Điều quan trọng chính là vai trò quản lí của nhà nước phải luôn kiểm soát thị trường để có những biện pháp tránh 2 trường hợp đầu cơ này . Hiện nay tư nhân chưa đủ sức và nếu có sức cũng chưa thích đầu cơ nông sản . Họ vẫn còn bị hấp dẫn bởi 3 món hàng được xem là béo bở là vàng -đô la-địa ốc hơn là nông sản . trong những năm qua , nếu có tư nhân tham gia hoạt động đầu cơ và nguồn vốn ngân hàng cũng đều hướng vào nông sản như đã vào địa ốc thông qua các công ty . Minh Phụng EPCO .. thì đã giúp điều tiết cung – cầu , giảm nhẹ hoặc thậm chí có thể không gây ra cơn sốt giảm giá nông sản gây hại cho nông dân . 1.2/ Tiến hành thu mua các loại nông sản theo phương thức “mua bán lúa non” . thành kiến từ xưa đến nay vẫn xem đây là hình thức bóc lột nông dân. Thật ra mua bán lúa non chẳng qua chỉ là một trong những phương thức kinh doanh trong cơ chế thị trường . Khác với phương thức thanh toán giao hàng ngay , mua bán lúa non là phương thức thanh toán –giao hàng trong tương lai, diễn ra sau ngày giao dịch khá lâu (chẳng hạn 3 tháng sau) nhưng vẫn áp dụng theo giá đã chốt tại ngày giao dịch trước đó . Như vậy bản thân phương thức này không có gì tệ hại , trái lại nó mang lại hai mối lợi cho 2 bên mua bán -Bên mua và bên bán đều chắc chắn mua được và bán được vào thời điểm trong tương lai thoả thuận trước. -Cả ben mua và bên bán đều có thể tránh được rủi ro do biến động giá cả có thể xảy ra trong tương lai. Chính vì thế không riêng chỉ ở Việt Nam , phương thức mua bán lúa non đều có ở nhiều nơi trên thé giới . Đều có nhiều nông dân cần bán lúa non. Không chỉ vì tiền đặt cọc trước mà vì vào vụ thu hoạch khó tiêu thụ nông sản . Đồng thời lại bi rủi ro khi giá sụt giảm mạnh . Trong khi đó số thương lái có số vốn để mua lúa non lại ít , cung lại lớn hơn cầu nên tất nhiên người mua có quyền chèn ép người bán . Đó là hệ quả của sự đối chọi của cung và cầu trên thị trường và cũng diễn ra tương tự với cả phương thức thanh toán giao hàng ngay , không riêng gì với phương thức mua bán lúa non. Thế thì taọi sao các DNNN ngành kinh doanh nông sản lại không tham gia mua lúa non để gia tăng nguồn cầu giúp các nông dân cần bán lúa non không bị chèn ép ? với nguồn lực mạnh mẽ của khu vực nhà nước khi tham gia vào thị trường này tất sẽ lôi kéo các thương lái tư nhân cũng phải mua lúa non theo giá của nhà nước ta đưa ra . Đó cũng là vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước các thành phần kinh tế khác phải theo quỹ đạo của thế lực kinh tế - tài chính của người mua hay bán chứ không phải bằng quyền lực hành chính. Để mở ra hai loại hoạt động này nhằm điều tiết cung ở các DNNN nghành kinh doanh nông sản nhà nước cần có những biện pháp sau đây: *Phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ cho cục dư trữ và các tổng công ty tổ chức mua tồn trữ , chế biến , xuất khẩu các loại nông sản chủ yếu . tiến tới tài trợ cho các đơn vị này có v[nông sản và đầu tư ứng trước vụ mùa , giúp nông dân yên tâm sản xuất . *Vốn nhà nước cần ưu tiên , nhanh chóng , tập trung đầu tư cho các công trình tồn trữ sơ chế , tinh chế nông sản xuất khẩu . Nưng lự kho tàng tồn trữ và xử lí nông sản sau thu hoạch phải đủ sức cho công tác thu mua hết nông sản của nông dân (có cân đối với khả năng tồn trữ tại nhà của hộ nông dân ). *Công bố công khai giá mua nông sản của nhà nước với các mức hoa hồng , chiết khấu cho thương lái tư nhân tham gia thu mua cho nhà nước . Nhưng mức giá này đảm bảo cho nông dân có lãi thực sự không bị các doanh nghiệp và thương lái ép giá . Tuy nhiên cần xem đây là các mức giá tối thiểu mà các doanh nghiệp cạnh tranh mua với giá cao hơn , có lợi cho nông dân càng tốt không nên có ấn tượng “tranh mua ” là xấu , đó là một hiện tượng đúng theo cơ chế thị trường . *Với khả năng nắm giưc một lượng nông sản lớn , nhà nước có khả năng trở thành nhà phân phối lớn nhất điều tiết được cung – cầu ổn định giá cả nông sản từ đó nhà nước có thể tiến tới xoá bỏ chế độ hạn ngạch xuất khẩu nông sản , cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu nông sản để yạo môi trường cạnh tranh cao , giúp các doanh nghiệp có nguồn hàng vững chắc chỉ tập trung lo đầu ra và tập trung xuất khẩu . *Cần nghiên cứu biện pháp chính sách buộc DNNN tìm kiếm lợi nhuận từ giá xuất khẩu chứ không phải ép giá thu mua đối với nông dân . 2/ Giải pháp nhằm mục tiêu kích cầu nông sản . Những số liệu phân tích so sánh thị trường tổng thể cũng như thị trường khu vực giữa 2 loại thị trường nông thôn và đô thị qua các thông số : Vị thế , động thái và triển vọng thị trường ,sức ép cạnh tranh , phản ứng của người tiêu dùng đặc điểm các nhu cầu thoã mãn , điều kiện tiêu thụ các loại và nhãn hàng , đặc điểm các nhu cầu xã hội (dân số , thu nhâp, cơ cấu chi tiêu, thuế, chi phí đàu tư, và hiệu quả kỳ vọng…) cho thấy một thị trường trên 60 triệu dân , đóng góp 38,6% vào GDP , thu nhập bình quân đầu người vao khoảng ẳ-1/6 so với người ở đô thị , chi mua hàng hoá và dịch vụ khoảnh 56-63% thu nhập và có xu thế tăng liên tục trong gần 10 năm được mùa trở lại đây cung ứng 70-74% nhu cầu lương thực , thực phẩm rau quả cho các đô thị ; 41,5% nhu cầu chế biến công nghiệp thực phẩm rau xanh và 42% cho xuất khẩu nhưng chi tiêu mức lưu chuyển hàng hoá , dịch vụ xã hội tính bình quân đầu người bình quân chỉ bằng 18-20% so với dân đo thị là nột khu vực thị trường trường tiềm năng rất lớn , hấp dẫn mặc dù điều kiện thương mại chưa thuận lợi lắm nhưng rất phù hợp với trình độ sản xuất trong nước , sức ép cạnh tranh không lớn, dự trù tiền mặt, nhu cầu chưa thoã mãn còn rất lớn tuy vậy đây vẫn là khu vực thị trường còn ở trình độ khởi điểm hiện vâns là thị trường thiếu cầu, sức mua còn hạn chế, mất cân đối trong cung ứng. Vì vậy kích cầu để để ổn định thị trường là yếu tố quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, Để làm được điều này cần phải có hàng loạt giải pháp đồng bộ như nội dung kinh tế tâm lí văn hoá xã hội của cầu thị trường bao gôm: *Phát triển nhu cầu thị trường đảm bảo đời sống nông dân tạo môi trường điều kiện tăng trưởng thu nhập bằng tiền cho nông dân. Phát triển maketinh trình độ chất lượng và cơ cấu nhu cầu cho nông dân. Tăng cường chất lượng cuộc sống cho nông dân bằng các chính sách tài chính , tín dụng, xoá đói giảm nghèo . *Tăng cường sức mua của thị trường bằng cách tạo nghề phụ cho nông dân bán các sản phẩm nghề phụ có tiền tăng mức lương thực, thực phẩm. Tăng tỷ trọng thành phần dinh dưỡng tránh cuộc sống kham khổm tự cung tự cấp . *Phát triển mạnh sản xuất các hàng tiêu dùng thông thường thích hợp với nhu cầu và túi tiền của dân hiện nay, sau đó nâng dần lên , tránh quá chú trọng thị trường ngoại. Chú trọng chế biến giảm giá thành để phục vụ đại só đông dân cư còn nghèo. *Phát triển mạnh mạng lưới thương nghiệp hình thành các thị trường nông sản và các chợ thị trấn , xã, thôn. *Tăng phúc lợi xã hội như trợ cấp giá cho nông dân trợ cấp bằng tiền, trợ cấp bằng hiện vật, cho mua hàng háo trả nợ theo kì hạn. *Phát triển tiêu chuẩn thương mại , nâng cao tỷ suất hàng thương mại nông sản , ttỏ chức hợp lí kênh phân phối , lưu thông và mạng lưới tổ chức thương mại, dịch vụ sản xuất nông nghiệp ,tổ chức dịch vụ tư vấn thông tin thị trường , hoạt động tiếp thị thương mại trung ương. *Phát chính sách tự do háo thương mại và môi trường cạnh tranh , phát huy lợi thế so sánh về truyền thống , kinh nghiệm, vị trí địa lí tự nhiên và kinh tế. 3/ Giải pháp chính sách giá cả hàng hoá nông sản . 3.1/ Những đánhgiá chủ yếu về chính sách giá cả nông sản Việt Nam. Chính sách giá nông sản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập ngọai tệ cho nhà xuất khẩu , bảo đảm ợi ích cho nhà sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thương mại quốc gia cũng như hiệu quả xuất khẩu . Nếu giá hàng xuất khẩu thì hầu như các khoản lợi ích của các chủ thể liên quan đến xuất khẩu đều thấp . Tỷ suất ngoại tệ thu được từ xuất khẩu nông sản vẫn còn thấp. Vì vậy cần phải có chính sách giá thích hợpvừa đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá nông sản xuất khẩu , vừa bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia xuất khẩu nông sản . Việt nam chưa có một chính sách giá tổng quan cho mặt hàng nông sản xuất khẩu trong quá trình trong quá trình hội nhập quốc tế trên thực tế giá hàng hoá nông sản xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu tự định giá theo quá trình đàm phán giữa các đối tác trên thị trường thế giới . *Việc thực hiện chính sách giá hàng nông sản chưa gắn với quá trình cạnh tranh về giá so với các nước . Giá hàng hoá nông sản của Việt Nam thấp do không phải Việt Nam thực hiện chiến lược xuất khẩu giá thấp để cạnh tranh với các đối thủ mà chủ yếu do bị đối tác giao dich ép giá hoặc do chất lượng hàng hoá nông sản thấp và không ổn định , uy tín chưa cao cho nên khó đàm phán để nâng giá. *Chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp với chính phủ một cách thích hợp trong quá trình xuất khẩu nông dân . Xuất hiện tình trạng thả lỏng về giá nông sản của chính phủ đối với doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu chính phủ chưa có biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp thực thi chính sách giá nông sản để đạt tới lợi ích cao nhất . *Phản ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam với sự thay đổi trong chính sách giá xuất khẩu hàng hoá nông sản của cả nước còn kém hiệu quả đặc biệt là phản ứng với việc bán sản phẩm với giá thấp hoặc với việc bán hàng với giá cao của các nước trong khu vực. Điều này có nghĩa việc sử dụng chính sách giá đối giá chưa thật hiệu quả . Hởu quả của chính sách này là khối lượng xuất khẩu có tăng lên song kim nghạch xuất khẩu không tăng hoặc tăng rất ít . từ tình trạng giá xuất khẩu nông sản thấp đã buộc những nhà kinh doanh nông sản chèn ép các nhà sản xuất nông sản chủ yếu là nông dân . Cuộc sống của người nông dân chưa thể cải thiện với chính sách giá tiêu thụ quá thấp như hiện nay. *chính sách giá chưa gắn với việc cải thiện điều kiện thương mại mặc dù Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn (đứng thứ 2 thế giới về gạo, thứ 3 về cà phê ) nhưng việc khai thác các ưu thế của một nước lớn trong xuất khẩu nông sản còn kém hiệu quả . Nhìn chung chính sách giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí xuất khẩu của 1 hàng hoá nông sản của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay. 3.2/ Giải pháp hoàn thiện chính sách hàng nông sản xuất khẩu . chính sách giá phải tạo được khả năng cạnh tranh về giá so với mặt hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực . Đồng thời chính sách này phải triệt để khai thác những hạn chế của các quy định về thương mại quốc tế về thương mại hàng nông sản có lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam . chính sách giá xuất khẩu phải thành cơ sở và phương tiện để khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong phân công lao động quốc tế . *Duy trì chính sách giá thấp để chiếm lĩnh thị trường thế giới do những ưu thế về khối lượng hàng hoá nông sản tạo ra lớn . chính sách giá thấp sẽ khai thác đượ hai lợi thế chủ yếu. Thứ nhất là lợi thế đạt được do mở rộng quy mô xuất khẩu nông sản đây là điều kiện để tăng thị phần xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh . Nếu có những cải tiến đáng kể về chất lượng và ổn định chất lượng chính sách giá cả này có thể chi phối rất lớn đến các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới. Do đó chính sách giá nông sản xuất khẩu cần đặt trong chiến lược cạnh tranh hữu hiệu . Nếu kiên trì áp dụng một chính sách giá cạnh tranh như vậy trong một thời gian dài , sẽ có không ít đối thủ cạnh tranh bị loại khỏi thị trường xuất khẩu nông sản . *Cần có sự phối hợp giữa chính sách giá, chính sách thuế xuất khẩu vá các công cụ hỗ trợ khác để điều tiết về giá hàng nông sản xuất khẩu , điều này thể hiện việc phát huy vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích nhà xuất khẩu nông sản mà thực chất là việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Đối với những mặt hàng nông sản Việt Nam có khối lượng xuất khẩu lớn , chính phủ cần sử dụng công cụ thuế xuất khẩu để chi phối lượng cung cấp này trên thị trường thế giới . Các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản cũng cần hiểu rằng chính phủ áp dụng mức thuế như vậy cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, thu lợi nhuận siêu nghạch trong điều kiện và những lợi thế cho phép chứ không phải là để hạn chế khả năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Điều này đòi hỏi cần có 1 cơ chế phối hợp nhịp nhàng và hữu hiệu giữa doanh nghiệp và chính phủ . *Trợ giá xuất khẩu nông sản theo từng mặt hàng và thị trường nhằm bảo đảmlợi ích cho nhà sản xuất trong điều kiện hàng nông sản chưa được đưa vào danh mục đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu trong AFTA . *chính sách giá hàng nông sản phải gắn với chính sách thị trường và nghiên cứu tình hình thị trường , xác định khối lượng khách hàng nhu cầu sở thích và mức thu nhập của họ. Trước mắt cần xách định khối lượng khách hàng ưa thích và những mặt hàng nông sản giá xuất khẩu thấp để tạo điều kiện xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản của Việt Nam . Đây chính là yếu tố để khai thác lợi thế của chính sách giá thấp trong xuất khẩu nông sản voà thị trường phù hợp . Như vậy công tác nghiên cứu thị trường , công tác quảng cáo , công tác chào hàng phải được đặcbiệt chú trọng. *Từng bước tiến hành chiến lược giá cả xuất khẩu nông sản tích hợp trong từng giai đoạn trước mắt đối với giai đoạn 2000-2005 Việt Nam có thể chấp nhận xuất khẩu nông sản với giá thấp để cạnh tranh trên thị trường và cố gắng khai thác những lợi thế của chính sách giá thấp để mở rộng thị trường . Mục tiêu cụthể của chính sách giá nông sản xuất khẩu trong giai đoạn này là tìm được vị trí thích hợp ổn định vững chác của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản . Trong giai đoạn tioếp theo từ 2006-2010 Việt Nam cần thựchiện chiến lược giá cao để tăng lợi nhuận từ việc xuất khẩu nông sản . Tóm lại : chính sách giá xuất khẩu nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện điều kiện thương mại của quốc gia , bảo vệ lợi ích nhà sản xuất lợi ích của đất nước trong phân công lao động quốc tế. Chính sách giá nông sản xuất khẩu hợp lí sẽ góp phần giảm bớt chênh lệch về giá quá lớn giữa các mặt hàng nông sản với các mặt hàng công nghiệp. Để thực hiện thành công chính sách giá nông sản xuất khẩu , tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo ra cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoạt động có hiệu quả . III/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM (2003-2010) 1/ chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản . Nếu trong cơ chế kế hoạch tập rung hoá trước đây , nhà nước bao tiêu các sản phẩm do các fợp tác xã sản xuất theo kế hoạch của nhà nước giao , thì trong thời gian qua tình hình dường như diễn biến theo thái cực ngược lại : thị trường nông sản gần như bị thả nổi người dân phải lo việc tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra . Nhà nước chưa có chính sách thị trường có luận cứ khoa học đầy đủ và nhất quán . Điều này toạ nên những bất lợi cho cả người nông dân và cho cả nhà nước : Người nông dân chịu sự điều tiết tự phát của thị trường và chịu thiệt thòi trong trao đổi hàng hoá . Trong chính sách thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản , ngoài những định hướng chung , cần phải có định hướng thị trường cho từng loại nông sản với từng vùng . Định hướng phát triển nhưngc cây con không phải chỉ xuất phát từ khả năng và lợi thế về tài nguyên sinh học, mà nhất thiết phải có những phân tích dự báo thị trường và có những giải pháp thị trường cụ thể . 1.1/ chính sách thị trường nông sản nội địa. Trên thị trường nội địa có hai lọi khách hàng lớn tiêu thụ nông sản hàng hoá : dân cư và doanh nghiệp công nghiệp chế biến . Về mặt chiến lược cũng như trước mắt để mở rộng kinh tế nông thôn cần phải hết sức chú trọng thị trường nội địa này . Với mỗi loại đối tượng tiêu dùng hàng hoá cúa kinh tế nông thôn , việc tăng sức mua phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau. 1.1.1/ Khách hàng là dân cư bao gồm hai loại : Dân cư nông nghiệp và dân cư công nghiệp , với số dân gần 80 triệu có thể khẳng định thị trường nông sản hàng hoá có dung lượng lớn nhu cầu của 2 đối tượng này chủ yếu là lương thực thực phẩm đó là nhu cầu cơ bản , thiết yếu không thể loại hàng hoá nào có thể thay thế được . Khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ chủ yếu có liên quan đến nông sản thực phẩm . Sản phẩm chăn nuôi(Cá , thịt, trứng, sữa...) một số loại rau quả (rau vụ đông , cam, quýt, vải thiều ...) chưa phải đạt đến mực sản lượng cao mà đã có sự ứ đọng trên thị trường gây thiệt hại không ít cho người sản xuất Đây không phải là tình trạng dư thừa hàng hoá của 1 nền kinh tế phát triển . Nguyên nhân của tình trnạg này nằm ở phía người sản xuất và phía khách hàng . Về phía người sản xuất đó là : Việc sản xuất xuất phát chủ yếu từ khả năng ; tình trạng chất lượng không phù hợp với yêu cầu khách hàng ... Về phía khách hàng đó là : tình trạng tự cung tự cấp nông sản thực phẩm còn phổ biến ở nông thôn sức mua của đại bộ phận dân cư còn thấp kém. */Giải pháp. Đáp ứng nhu cầu của dân cư có liên quan đến chính sách an toàn lương thực(bao gồm cả thực phẩm ) theo nghĩa rộng . Nghĩa là khong chỉ đảm bảo đủ lương thực,thực phẩm thiết yếu cho dân cư , mà còn phải tính đến giá trị dinh dưỡng và đảm bảo cho tất cả mọi người đều có khả năng có được lương thực ,thực phẩm theo nhu cầu của mình. Theo đó việc bảo đảm an toàn lương thực có liên quan thị trường trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của dân cư . Việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng đó cần được coi là 1 trong những nội dung bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội. Chế độ dinh dưỡng cho dân cư cần được xác định phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trên các phương diện thành phần dinh dưỡng , điều kiện cụ thể của nhóm dân cư , phong tục tập quán của từng dân tộc , từng vùng . Đến lượt mình , việc bảo đảm dinh dưỡng cho dân cư trở thành 1 nhân tố quan trọng trong việc xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp .Đó là 1 trong những đòi hỏi của kinh tế thị trường : người sản xuất phải đưa ra thị trường cái mà thị trường cần chứ không thể ép buộc thị trường cái mà mình có sẵn . Rõ ràng là chính sách thị trường cần phát triển kinh tế nông thôn không chỉ hiểu một cách đơn giản là những nội dung liên quan đến trao đổi , mua bán hàng hoá , mà còn là chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường . */Nâng cao mức sống dân cư . Để lamg tăng sức mua hàng hoá , trong đó có hàng hoá nông sản lương thực ,thực phẩm cần tăng mức sống của dân cư nhất là dân cư nông thôn . Song quan hệ giữa mức tăng và mức sống và tăng sức mua hàng lương thực chỉ là quan hệ tỷ lệ thuận trong giới hạn thời gian nhất định . Trong dài hạn tốc độ tăng sức mua hàng hoá này chậm hơn tốc độ cải thiện đời sống điều này có nghĩa là mức sống càng cao nhu cầu về lương thực chưa hắn đã tăng với tốc độ như nhau : nhu cầu lương thực trong bữa ăn sẽ giảm xuống một cách tương đối ,nhu cầu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao sẽ vừa tăng lên tuyệt đối vừa tăng lên tương đối . Điều đó liên quan trực tiếp đến tập quán tiêu dùng hàng hoá nông sản của dân cư ở thành thị và nông thôn . Việc bố trí cơ cấu cây trồng và vật nuôi của sản xuất nông nghiệp xét trong dài hạn cũng cần có những thay đổi thích ứng. */Mở rộng thị trường nông sản trong nước . Ngay từ bây giờ phải chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch > Sự lạm dụng thuốc trừ sâu , phân hoá học và các chất kích thích tăng trưởng làm cho năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên nhanh chóng nhưng lại có thể gây nên những tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Hiện nay khi mà nhu cầu thị trường nội địachưa cao , người tiêu dung đã có những dấu hiệu e dè khi chọn mua và sử dụng hàng nông sản thực phẩm . Đó chính là yếu tố hạn chế khả năng mở rộng thị trường nông sản . Cuối cùng , trong giai đoạnhiẹnnay việc tăng sức mua của dân cư , nhất là dân cư nông thôn , với hàng hoá nông sản lương thực , thực phẩm có liên quan hữu cơ với việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo , và phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nâng cao mức sống của dân cư . 1.1.2/ Doanh nghiệp chế biến nông sản . Đây là khách hàng lớn nhất tiêu thụ nông sản khae năng mở rộng phạm vi thị trường này phụ thuộc trực tiếp vào quy mô trình độ và cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp chế bién nông sản . Bởi vậy để tạo thị trường ngày càng rộng và ổn định cho sản xuất nông nghiệp , cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp này cùng với việc tháo gơc những khó khăn mà chúng đang gặp phải . Giải quyết điều này lại liên quan đến chủ trương và chính sách phát triển công nghiệp chế bién nông sản . Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng chuyên canh nâng cao tỷ suất nông sản hàng hoá . Giữa phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp tồn tại mối ràng buộc sau. *Mọt mặt công nghiệp chế bién nông sản phải được phát triển trên cơ sở gắn với sản xuất nông nghiệp của từng vùng . Điều dó có nghĩa là cơ cấu sản xuất nông nghiệp chi phối trực tiếp cơ cấu sản xuất của công nghiệp sản phẩm của công nghiệp chế biến không thể thoát li chủng loại nguyên liậu do nông nghiệp bảo đảm . *Mặt khác sự phát triển sản xuất công nghiệp đặt ra những đòi hỏi nông nghiệp phải có sự thay đổi làm cho sản xuất của mình tương thích với nhu cầu của công nghiệp chế biến . Nhu cầu của thị trường với sản phẩm của công nghiệp chế biến và công nghiệp chế biến yêu cầu sự phù hợp của nông sản đưa vào chế biến (về chủng loại , về chất lượng...) . như vậy việc tạott rộng và ổn định cho sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự thay đổi của cả sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp chế biến . Chứ không thể chỉ nóimột chièu đến sản xuất công nghiệp chế biến như lâu nay. 2.1/chính sách mở rộng thị trường quốc tế. Với điều kiện của 1 nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên sinh học đa dạng . Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường quốc tế chủng loại hàng hoá nông sản đa dạng , từ lương thực,thực phẩm đến các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến . Đồng thời việc hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới . Việc phát triển xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp trở thành yêu cầu tất yếu . Trong những năm qua , việc xuất khẩu các loại hàng hoá này có những kết quả tích cực trên cae phương diện chủng loại hàng hoá khối lượng và phạm vi thị trường . Nhiều sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường có đòi hỏi khắt khe về chất lượng như thị trường EU , Nhật Bản , tuy vậy việc mở rộng thị trường quốc tế cho phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến vấn đang là vấn đề nan giải. Để mở rộng thị trường quốc tế , tăng khă năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường quốc tế . Trước mắt cũng như lâu dài , cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài , ưu đai các dự án nông nghiệp và công nghiệp chế biến xuất khẩu ,tăng cường công tác tiếp thị quốc tế , đánh giá lại thực chấtt lợi thế phát triển nông nghiệp để có định hướng thị trường và sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế . Đây là 1 yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt độnh thương mại quốc tế hàng nông sản . Tài nguyên sinh học đa dạng và nhâncông dồi dào , với giá rẻ không phải là là lợi thế riêng có ở nước ta mà còn của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa nhiều nước lại có điều kiện hơn nước ta trong việc khai thác lợi thế đó (trình độ công nghệ cao hờn, vốn liếng dồi dào hơn, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế hơn) . Để tham gia có hiêuh quả và các quan hệ thương mại quốc tế đòi hỏi chi phí sản xuất hàng hoá nông sản trong nước phải thấp hơn, hoắc ngang bằng với những nước có điều kiện tương tự. Để đạt yêu cầu này đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất lao động nông nghiệp , năng suất ruộng đất và vật nuôi . Đồng thời phải xác định rõ hơn cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và spr có nguồn gốc nông nghiệp xuất khẩu phù hợp với yêu cầu thị trường trong từng giai đoạn phát triển , trong đó xác định rõ các sản phẩm chủ lực xuất khẩu . Phải phấn đấu làm cho các sản phẩm xuất khẩu có khả năng đáp ứng toàn diện nhucầu của thị trường , trong đó chú ý đến những thị trường có đòi hỏi đặc biệtkhắt khe như Nhật bản , Tây âu , Bắc Mỹ . Chỉ có lấy những yêu cầu của những thị trường đó làm đích mới có quyết tâm chiến lược với những bước di thích hợp tạo cho hàng nông sản nước ta có thế cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới . Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp , không thể dừng lại ở trình độ xuất khẩu thô như hiện nay . Bởi vậy việc mở rộng thị trường quốc tế là gắn bó với việc phát triển công nghiệp chế biến cả về quy mô lẫn trình độ kĩ thuật . Như vậy 1 lần nữa có thể thấy việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp là bài toán mang tính tổng hợp . 2/ Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản . 2.1/ Giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hường sản xuất hàng hoá với thế mạnh từng vùng . Trước hết , nhà nước , bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn , bộ công nghiệp , bộ thương mại các bộ và địa phương căn ứ vào nhu cầu thị trường trong và ngoài nước thế mạnh từng vungf và địa phương để tạo môi trường và hành lang pháp lí cho những nơi này phát triển sản xuất hàng hoá một cách ổn định lâu dài . Từng doanh nghiệp căn cứ vào các vùng sản xuất hàng hoá để tổ chức sản xuất theo lợi thế so sánh cụ thể của cơ sở mình . Đầu tư tập trung vào từng địa phương , từng sản phẩm trong từng khoảng thời gian cụ thể nhằm đạt được mục tiêu xác định tránh chung chung , dàn trải, phân tán , áp dụng phương thức điều hành theo dự án triển khai các hạt động nói trên, đó là dự án phát triển thị trường với từng loại sản phẩm cụ thể , gắn chặt và khép kín từ khâu thị trường đến sản xuất , chế biến và tiêu thụ sản phẩm . Từ thị trường , dự án tính toán các vấn đề công nghệ và kĩ thuật (trong sản xuất và sau thu hoạch) tới vấn đề vốn và kênh phân phối, tiêu thu sản phẩm này . 2.2/ Xác định cây trồng vật nuôi và ngành nghề. Từng hộ nông dân , từng doanh nghiệp khi định hướng vùng sản xuất hàng phải căn cứ vào các mặt sau đây: *Xác định nhu cầu và xu hướng phát triển nhu cầu của thị trường . Người nông dân phải hiểu được tính quy luật của phát triển nhu cầu để lựa chọn , bố trí cây trồng vật nuôi và ngành nghề cho phù hợp. *Điều kiện kinh tế của địa phương , của doanh nghiệp cần xem xét , phân tích các điều kiện đất đai khí hậu lao động tiền vốn , kinh nghiệm , tập quán của điạ phương để chọn phương án kinh doanh cho phù hợp. *Tình hình cạnh tranh trên thị trường . Cần xem trên thị trường có nhiều hay ít người cùng sản xuất 1 loại sản phẩm và khả năng chiếm lĩnh thị trường như thế nào ? Ví dụ : ở địa phương ai trồng mận trồng táo, hay trồng nhãn nhưng liệu sản xuất mẫn nhãn có bán được không? Bán ở đâu? chế biến như thế nào ? đối thủ cạnh tranh về sản phẩm đó? *Các chính sách của nhà nước . Người nông dân cần phải nhanh nhạy nắm bắt các chính sách ( Như chính sách thuế , đất đai, tài chính, tín dụng...) để chớp thời cơ sản xuất - tiệu thu . *Tính toán kĩ hiệu quả . Người nông dân cần so sánh xem cây, con nào có thu nhập lãi cao hơn tính trên 1 đơn vị đất , lao động , vốn , qua đó chọn phương hướng kinh doanh có lợi nhất . 2.3/ Tổ chức sản xuất . Đẩy mạnh kinh tế hộ . Phải tạo mọi điều kiện để kinh tế hộ phát triển thành kinh tế hàng hoá ( thực hiện phân công lại lao động, ai giỏi nghề gì thì làm nghề đó , thực hiện tích tụ ruộng đất) tiến tới các nông trại gia đình sản xuất hàng hoá và liên kết các hộ thành vùng sản xuất hàng hoá mạnh . ở nông thôn Việt Nam hiện nay do tình trạng đất ít người đông , thiếu việc làm nên mọi người bán ruộng đất sản xuất để duy trì đời sống . Tình trạng đó dẫn đến năng suất cây trồng thấp , chất lượng sản phẩm kém khó nâng cao thu nhập và khó tiêu thụ sản phẩm , nền sản xuất manh mún , đòng ruộng có qua nhiều người trồng (mỗi cây mỗi ít ) trong vườn sản xuất theo kiểu vườn tạp khó tập trung thâm canh , hiệu quả thấp và khó tiêu thụ sản phẩm .Do đó các hộ các trang trại trên cơ sở tích tụ ruộng đất phải liên kết với nhau thành vùng sản xuất hàng hoá lớn để sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả hơn . Ngòai việc liên kết các vùng sản xuất , người nông dân phải liên kết để tăng sức cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm (tăng sức cạnh tranh về vốn để dữ trữ , chế biến mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước) các hình thức liên kết hợp tác thì có thể đa dạng : nhóm , tổ hợp tác , hợp tác xã , nông trường, các công ty, các hiệp hội sản xuất (hiệp hội nuôi ong, hiệp hội mía đường...) Tuỳ điều kiện cụ thể từng nơi mà nông dân chọn hình thức hợp tác thích hợp ở miền núi có thể liên kết các tổ , nhóm hợp tác. Nhưng khi trình đọ sản xuất đã khá lên nhất là vùng đồng bằng ,đô thị thì hình thức hợp tác chủ yếu là hình thức hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới . Trong tình hình hợp tác mới từng hộ nông dân vẫn tự chủ hơp tác sản xuất nông nghiệp trên đất đai của mình nhưng hợp tác xã sẽ giúp các hộ những việc không tự làm được hoặc làm kém hiệu quả . Thương mại sẽ là hình thưc mềm dẻo để kết dính giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân . 2.4/ Đa dạng hoá về chất lượng sản phẩm . Nhu cầu thị trường ngày càng tăng về số lượng , chất lượng cơ cấu và tính kịp thời. Sở dĩ các nông sản của ta khó cạnh tranh được với các loại sản phẩm cùng loại của nước ngoài là do chất lượng của chúng ta chưa cao mặc dầu giá thành không thua kém vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh thì phải đầu tư nâng cao chất lượng cây con , cây kĩ thuật canh tác , gieo trồng chăn nuôi . Đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ để áp dụng các biện pháp cấy ghép làm cho sản lượng tăng . Nông dân kết hợp các biện pháp xen canh , gối vụ để vụ mùa thu hoạch có hiệu quả năng suất cao .Đồng thời nhà nước cần phải tổ chức các dây chuyền chế biến sản phẩm chất lượng cao , đáp ứng được các thị trường khắt khé của thế giới. 2.5/ Tổ chức các hoạt động thông tin thị trường . Nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin thị trường và giá cả , những định hướng sản xuất cơ bản cho từng vùng sản xuất thị trường . Nông dân cần tiếp thu thông tin một cách nhanh nhạy kịp thời chủ động sản xuất cái mà thị trường cần chứ không bán cho thị trường cái mà mình có như hiện nay .Sự ra đời của hệ thống dự báo thị trường tư vấn cho nông dân là rất cần thiết , các tổ chức này sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu phân tích và dự báo tình hình biến động , dịch chuyển của thị trường cúng như tư vấn cho người nông dân về công nghệ và phương thức sản xuất thích hợp . Vai trò của tổ chức này là rất quan trọng nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành , Cơ quan chức năng và địa phương việc cung cấp các thông tin thị trường phải thường xuyên , chính xác và thuận lợi . có tính chất nông dân kịp thời tham khảo , chọn lọc trước khi đưa ra quyết định sản xuất . Đây là nhu cấu bức xúc của hàng triệu hộ nông dân và cũng là điều kiện quan trọng giúp nông dân chủ động kinh doanh theo cơ chế thị trường . 2.6 Chính sách đầu tư xây dựng cơ cấo hạ tầng. Chính sách này nhằm phục vụ cho người sản xuất và cơ sở chế biến hàng Nông sản. xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, thuỷ lợi, kho tàng, bến bãi, cơ sở, thu mua hàng hoá xuất khẩu thuận tiện để người sản xuất có nơi tiêu thụ nông sản. Tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu cả ở quy mô lớn, vừa và nhỏ.Các cơ sở lớn cần được xây dựng ở các thành phố, đô thị lớn , đảm nhận vai trò chế biến sâu, chế biến tinh. Các cơ sở vừa và nhỏ được xây dựng. Gắn với vùng sản xuất nguyên liệu ở nông thôn vùng sâu, vùng xa,đảm nhận vai trò sơ chế, sau đó chuyển về cơ sở lớn ở thành phố. Nhà nước nên khuyến khích và tạo điều kiện phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì loại này cơ động, dễ chuyển hướng kinh doanh khi nhu cầu thị trường thay đổi. Các doanh nghiệp lớn cần được đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ sản xuất mới để sản xuất những sản phẩm cao cấp, làm tăng giá trị sản phẩm cải thiện cơ cấu xuất khẩu nông sản. 2.7 Chính sách tín dụng cuả Nhà nước. Cần phải thực hiện chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi để nông dân được vay vốn rộng rãi. Mức độ ưu đãi và thời hạn ưu đãi cần áp dụng khác nhauđối với từng loại nông sản xuất khầu. Có thể vay không lấy lãi đối với những hộ sản xuất trên đất trống, đồi trọc, điều kiện canh tác khó khăn để có sản phẩm nông sản xuất khẩu. Những hộ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao được ưu tiên vay để mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu. Mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với những cơ sở và cá nhân sản xuất nông sản có chu kỳ dài. 2.8 Chính sách khoa học công nghệ. Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống trạm, trại thực nghiệm, xây dựng hệ thống truyền thông phổ biến kỹ thuật canh tác, sơ chế sản phẩm, cung cấp thông tin và hướng dẫn công nghệ sản xuất tới các hộ nông dân. Huớng dẫn tiếp thị quaviệc cung cấp thông tin về thị trường nông sản qua giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm thị hiếu người tiêu dùng cũng như khả năng biến động trên từng khu vực, khả năng hợp tác liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để nông dân chủ động quyết định lựa chọn phương án sản xuất. 2.9 Chính sáchbảo trợ sản xuất hàng xuất khẩu nông sản. Đây là chính sách khuyến khích xuất khẩu qua việc trợ giá chi phí sản xuất như điện nước, phân bón, thuốc trừ sâu… Việc trợ giá phân bón và thuố trừ sâu chỉ nên thực hiện ở giai đoạn đầu, ở những khu vực chọn lọc, nhằm khuyến khích sử dụng giống mới cần cho xuất khẩu, không nên trợ giá tràn lan, không tính toán đến hiệu quả kinh tế và để lại hậu quả xấu đối với hệ sinh thái. Ngoài ra Nhà nước cần tổ chức thu mua sản phẩm vào lúc thời vụ hay thị trường thế giới có biến động, gía nông sản hạ tránh gây thiệt hại cho người sản xuất. Nhà nước cần nghiên cứu mức trợ giá phù hợp, có thể giảm thuế nông nghiệp, miễn thuế xuất khẩu khi giá thị trường thế giới hạ. 2.10 Đổi mới hoàn thiện chinh sách xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nứa việc khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản. Nhà nước cần dùng các biện pháp kinh tế, pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đương hoạt động đúng luật và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các Công ty lớn trên cơ sở liên kết tự nguyện của họ, hoặc tổ chức các hiệp hội xuất khẩu theo ngành hàng, trong đó các doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Cần giải tán các công ty xuất khẩu của Nhà nước kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Nên huỷ bỏ việc thực hiện hạn ngạch đối với hàng nông sản xuất khẩu mà thay thế bằng chế độ thuế thích hợp. Trừ những mặt hàng liên quan đến việc bảo vệ môi trường( Gỗ tròn) hay liên quan đến nhu cầu thiết yếu trong nước cần phải đánh thuế cao khi cần hạn chế xuất khẩu, còn những mặt hàng nông sản khác nên giảm đến mức tối thiểu. Cần nghiên cứu và thực hiện chính sách giảm miễn thuế đối với hàng nông sản xuất khẩu đạt kinh tế cao. Mức độ hiệu quả do Nhà nước ấn định, việc đánh thuế xuất khẩu cần nhằm mục tiêu khuyên khích xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến. Nhà nước có thể giảm thuế nhập khẩu hoăh hoàn thuế nhập khẩu nhưngx vật tư máy móc, công nghệ phụcvụ sản xuất nông nghiệp và chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Mức độ ưu đãi cũng được ápdụng khác nhau đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nhau. Cần áp dụng tỷ giá hối đoái thích hợp đủ để khuyến khích hoạt động xuất khầu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng tăng cường hoạt động của Nhà nước nhằm tạo điều kiện ổn định thị trường tham gia các hiệp định quốc tế về hàng hoá khác. 2.11 Tổ chức công tác nghiên cứu Marketing. Nghiên cứu thị trường giá cả hàng nông sản thế giới: bao gồm nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường, khu vực thị trường về từng loại mặt hàng nông sản; dung lượng tưng thị trương đối với mỗi loại hàng hoá đó; những đối thủ cạnh tranh với ta( về sản xuất, khả năng xuất khẩu của các nước có cùng cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản như ta) các điều kiện cụ thể của các thị trương(Điều kiện cơ sở hạ tâng hoạt động dịch vụ vận tải, thanh toán…) luật lệ, pháp luật của từng nước, phong tục tập quán, thị hiếu sử dụng các loại hàng nông sản; đưa ra các dự đoán về xu hướng phát triển thị trường hàng nông sản thế giới. Nghiên cứu thiết kế bao bi, nhãn hiệu hàng hoá. Tăng cường hoạt động quảng cáo cho hàng nông sản bằng nhiều hình thức phương tiện. Tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước về hàng nông sản, qua đó giơí thiệu, chào bán hàng nông sản Việt Nam. Để làm tốt công tác này, Nhà nước cần thành lập cơ quan chuyên trách về Marketing ở cấp quốc gia. Ơ các Bộ, các doanh nghiệp cũng nên có cơ quan bộ phận làm công tác này đồng thời xúc tiến thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu. Các tổ chức này ngoài việc hỗ trợ cho các công ty thương mại về mặt tài chình còn làm chức năng tư vấn mô giới thu thập thông tin và phân phối thông tin với doanh nghiệp giúp cho việc tiếp thị xuất khẩu tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu. Nhà nước cũng cần thiết lập một hệ thống thông tin thương mại quốc gia có thể hoà nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới, giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin về thị trường, giá cả hàng nông sản trên thế giới để khỏi bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. III/ KẾT LUẬN Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng : “Nền nông nghiệp phải được nuôi dưỡng có hiệu quả nhằm làm cho các bộ phận còn lại của qúa trình phát triển kinh tế bám rễ nhanh hơn. Các nước có nền nông nghiệp lành mạnh tăng trưởng nhanh hơn các nước phân biệt đối xử nặng nề với nông nghiệp “ theo quan điểm kinh tế của mác xít lao động trong nông nghiệp là lao động tất yếu. Đây là điều kiện để có lao động thặng dư , lao động thặng dư là cơ sở để thực hiện qúa trình tái sản xuất mở rộng. Vì vậy phát triển được thị trường nông sản là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho qúa trình phát triển nông nghiệp để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa các cấp các nghành và phải có hàng loạt các giải pháp đồng bộ . Hoàn thiện được sự phát triển của thị trường nông sản sẽ giúp cho qúa trình phát triển kinh tế trong nước một cách vững vàng thời gian hội nhập kinh tế thế giới cho Việt Nam cũng sắp tới, gần nhất là qúa trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 2006. Việt Nam vừa kí hiệp định thương mại Việt –Mỹ và đến năm 2020 diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ hoàn thành qúa trình tự do hoá thương mại đồng thời Việt Nam đang trong qúa trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) đây là qúa trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới . Trong qúa trình hội nhập Việt Nam cũng giống như các nước trong khu vực có đặc điểm tương đồng rất lớn vêg điều kiện phát triển những mặt hàng nông sản , cơ cấu kinh tế còn lạc hậu để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu , cạnh tranh trong thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài... tính chất tương đồng giữa các nền kinh tế nói chung và mặt hàng xuất khẩu nói riêng sẽ làm tăng mức độ gay gắt của tình trạng xuất khẩu nông sản giữa các nước hội nhập quốc tê diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hoá. Xu hướng tự do hoá thương mại được đề cao và cạnh ranh quốc tế càng găy gắt tuy nhiên mặt hàng nông sản chưa phải là mặt hàng đưa vào danh mực đàm phán để cắt giảm thuế quan trong qúa trình hội nhập và đây được coi là mặt hàng nhạy cảm trong danh mục các mặt hàng giảm thuế (AFTA) do đó vẫn còn tình trạng trả đũa lẫn nhau trong thương mại quốc tế về mặt hàng này vì vậy phát triển thị trường tiêu thụ vững chắc nhằm khai thác những điểm chưa hoàn chỉnh trong các cam kết quốc tế để tạo ra kợi ích cho quốc gia và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh tới qúa trình phân công lao động quốc tế. Điều này làm tăng giá trị trong chế biến hàng hoá nông sản xuất khẩu và làm tăng tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông sản xuất khẩu , khả năng cạnh tranh phần tỷ lệ gia tăng sản phẩm chế biến sẽ quyết định vị thế của các quốc gia xuất khẩu nông sản . Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều triết lí kinh doanh mới , những phương thức điều hành mới của nền kinh tế và của doanh nghiệp . Vì vậy Việt Nam cần phải vận dụng nó và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh để tạo ra khả năng cạnh tranh tổng hợp tìm vị trí thích hợp trên thị trường nông sản xuất khẩu thế giới .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1165.doc
Tài liệu liên quan