Đề tài Thực trạng và m ột số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty cổ phẩn may 19

- Phòng hành chính bảo vệ: Tham mưu cho ban điều hành về công tác hành chính đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống của công ty. Như sắp xếp nơi làm việc, hội họp và hoạt động nội và ngoại khoá của Công ty, công tác y tế sức khoẻ của CBCNV, tổ chức nhà ăn Bảo vệ: có chức năng tham mưu

doc42 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và m ột số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ở công ty cổ phẩn may 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Doanh thu: Bảng 1: Doanh thu của công ty cổ phần may 19 (Giá trị SXCN tính theo giá cố định năm 2004) Đơn vị: Triệu đồng Năm 2003 2004 Tăng trưởng 2005 Tăng trưởng 2006 Tăng trưởng 2007 Tăng trưởng Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ Gtrị SXCN 40508 49679 122.6% 60000 120.8% 101687 169.5% 135224 113.0% Tổng DT 52804 62010 117.4% 81207 131.0% 154990 190.9% 201724 130.2% DT CN 52539 0.995 61117 0.986 116.3% 80018 0.988 130.9% 154863 0.999 193.5% 201220 0.998 129.9% DT XK 50453 0.995 59140 0.954 117.2% 77829 0.961 131.6% 147900 0.954 190.0% 192770 0.956 130.3% DT Bán FOB 13743 0.26 26497 0.427 192.8% 35424 0.437 133.7% 115516 0.745 326.1% 140515 0.697 121.6% DT nội địa 2086 0.04 1977 0.032 94.8% 2189 0.027 110.7% 6963 0.045 318.1% 8392 0.042 120.5% (Nguồn: Báo cáo giá trị SXCN - Doanh thu -Sản phẩm 2003-2007) Vì công ty chủ yếu kinh doanh theo hình thức gia công xuất khẩu nên phải tính giá trị sản xuất công nghiệp để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Giá trịn này được tính theo giá cố định từ năm 2004 do nhà nước quy định. Tức là mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất trị giá bao nhiêu. Giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng khá đều qua các năm.Đặc biệt, trong 2 năm 2006 và 2007 giá trị này tăng cao. Giá trị sản xuất lên tới hơn 101 tỉ đồng vào năm 2006 tức là tăng 69,5% so với 2005. Còn năm 2007 đạt hơn 135 tỉ đồng, tăng 33% so với năm 2006 Để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh còn phải tính cả phân tích doanh thu và lợi nhuận. Tuỳ từng mục đích đánh giá mà phân chiâ doanh thu của công ty thành nhiều loại khác nhau. Doanh thu xuất khẩu của công ty may 19 giai đoạn 2003-2007 Doanh thu của công ty có 2 loại là doanh thu xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB và doanh thu công. Doanh thu gia công mặc dù nhỏ, chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh thu (khoảng3$/sản phẩm gia công) nhưng lợi nhuận của công ty thu được phần lớn từ nguồn này (do công ty không mất chi phí mua nguyên vật liệu mà do khách hàng cung cấp). Các năm trước thì tỉ lệ doanh thu FOB còn nhỏ, nhưng từ năm 2006, doanh thu này tăng cao, nhất là năm 2006 lên đến trên 300%. Nhưng tốc độ tăng doanh thu bán FOB không đều, cho thấy thị trường bán hàng FOB của công ty tăng nhanh nhưng không ổn định. Hoặc có thể đánh giá kết quả ở một góc độ khác thông qua tỉ lệ doanh thu xuất khẩu (DTXK) và doanh thu nội địa (DTNĐ). Tổng hai loại doanh thu này chính là doanh thu công nghiệp. DTXK của công ty chiếm tỉ trọng rất lớn (hơn 90%) và có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá đều đặn (khoảng 130%). Những năm gần đâu, DTNĐ dù chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng nhanh, cho thấy công ty đã bắt đầu chú trọng vào việc bán hàng trong nước. Nhìn chung các loại doanh thu tăng cả về tuyệt đối và tương đối, nhưng tăng đột biến vào năm 2006 (200% và 3000%). Đây là kết quả của việc đầu tư từ những năm trước, là cơ sở để công ty có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh. 2. Lợi nhuận Bảng 2: Lợi nhuận của công ty cổ phần may 19 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tăng Số tiền Tăng Số tiền Tăng LN gộp về bán hàng 13017 19638 150.86% 21435 109.15% 25622 119.53% Tổng LN trước thuế 340 392 115.29% 1115 284.44% 1504 134.89% LN thuần 231 337 145.89% 758 224.93% 1030 135.88% 3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Bảng 3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD của công ty cổ phần may 19 Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 LN trước thuế/Doanh thu 0.55% 0.48% 0.72% 0.75% LN sau thuế/ Doanh thu 0.37% 0.41% 0.49% 0.51% LN trước thuế/ tổng TS 0.41% 0.43% 0.98% 1.46% LN sau thuế/ tổng TS 0.28% 0.37% 0.66% 1.00% LN sau thuế/ Vốn CSH 3.37% 3.11% 7.85% 10.71% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007) Hiệu quả hoạt động của công ty còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu thanh toán, cho thấy khả năng tài chính của công ty. Đây không những là tiềm lực của công ty mà còn là yếu tố quan trọng tạo niềm tin trên thương trường. Dưới đây là một số chỉ tiêu thanh toán của công ty Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu thanh toán (Đơn vị: lần) Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Hệ số thanh toán hiện hành 1.14 1.16 1.14 1.16 Hệ số tài trợ 0.12 0.14 0.12 0.14 Tỉ số nợ 0.88 0.86 0.86 0.86 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0.929 0.651 0.651 0.787 Khả năng thanh toán nhanh 0.034 0.015 0.005 0.097 (nguồn: Báo cáo tài chính 2004-2007 (phòng tài vụ)) Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng TS/Tổng nợ Hệ số tài trợ = Vốn CSH/Tổng nhiệm vụ Tỉ số nợ = Tổng nợ/Tổng TS Khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ/Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Tiền/ Nợ ngắn hạn Ta thấy, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty là khá tốt đảm bảo khả năng tài chính, thanh toán tài chính khi công ty gặp khó khăn. Nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp. Tỷ lệ vốn sở hữu còn nhỏ so với tổng tài sản. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn tốt. 4. Nộp ngân sách nhà nước Là một doanh nghiệp nên công ty phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp là thúê VAT, thuế lợi tức, tiền thu trên vốn, các loại phí Doanh nghiệp là doanh nghiệp gia công xuất khẩu nên số thuế xuất nhập khẩu là rất ít (vì nhà nước hoàn thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu). Theo báo cáo của công ty, công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Trong tổng số thuế phải nộp thì số thuế thu lợi tức là lớn nhất, trung bình chiếm khoảng trên 50% nhất là năm 2007 phải nộp 335 triệu đồng chiếm tới 91,7% tổng thuế nộp ngân sách. Điều này cho thấy công ty làm ăn có lãi, góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. 4.1. Tình hình nộp ngân sách của công ty vài năm gần đây. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số nộp ngân sách 720 440 178 718 365 1. Thuế VAT, thuế khác 106 120 542 30 2. Thu trên vốn 200 160 18 3. Thu lợi tức 414 160 160 176 335 ( Nguồn: Báo cáo GTSXCN - Doanh thu - sản phẩm 2003-2007, phòng thị trường) Để đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả xuất khẩu thì công ty còn căn cứ vào các chỉ tiêu như lợi nhuận xuất khẩu. Cụ thể ở công ty lợi nhuận xuất khẩu chiếm hơn 90% tổng lợi nhuận của công ty . Căn cứ vào số liệu lợi nhuận của công ty ở trên ta thấy công ty xuất khẩu có lãi và tăng trưởng đều qua các năm. Mặt khác, có căn cứ vào chỉ tiêu xuất nhập khẩu trực tiếp (so sánh doanh thu xuất khẩu với chi phí nội địa tính ra ngoại tệ cho một đơn vị sản phẩm), hoặc tỉ số lợi nhuận/ doanh thu xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu/ vốn kinh doanh. 4.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 2004-2007 Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 LN thuần/DT XK 0.391% 0.433% 0.513% 0.534% DT XK/Vốn KD 0.708 0.863 1.297 1.874 Căn cứ vào bảng trên, ta thấy tỉ số LN thuần/DTXK ngày càng tăng, cho thấy hiệu quả của hoạt động xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Mặt khác, việc sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả. Với một đồng vốn, công ty đã thu được hơn một đồng doanh thu xuất khẩu trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 còn được gần 2 đồng doanh thu. Như vậy, qua kết quả và các chỉ tiêu trên ta thấy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 nhìn chung là có hiệu quả. Chương II: Tình hình thực trạng xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 I. Thực trạng xuất khẩu của công ty 1. hình thức xuất khẩu chính của công ty cổ phần may 19 Hình thức xuất khẩu chính của công ty là nhận xuất khẩu, uỷ thác và xuất khẩu gia công uỷ thác. Các mặt hàng của công ty đều được xuất khẩu dưới hình thức này. Xuất khẩu uỷ thác và gia công uỷ thác có uy điểm là hình thức xuất khẩu đơn giản vì có khả năng xuất khẩu được nguyên phụ liệu trong nước nếu phù hợp với yêu cầu sản phẩm, tận dụng được công suất máy móc, trang thiết bị của cơ sở sản xuất trong nước không phải bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất mà vẫn tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, thị trường đầu tư vào của sản xuất đã được phía đối tác đảm nhận, không phải thiết kế sản phẩm và số sản phẩm làm ra được xuất hiện ngay, không có lượng hàng tồn. Nhận được sự ưu đãi lớn của nhà nước thể hiện ở các chế độ chính sách của nhà nước về ưu điểm sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, vẫn có những nhược điểm: Thiếu tính chủ động trong kinh doanh, đây là nhược điểm lớn của gia công hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy, với việc hàng hoá phải qua trung gian mới tới tay được khách hàng, người sản xuất chỉ được phần lợi nhuận trong khâu sản xuất, còn phần lợi nhuận trong thương mại thì không được hưởng. Phần kinh doanh chỉ là thù lao gia công trong quá trình sản xuất, hiệu quả sản xuất không cao. 2. Kim ngạch xuất khẩu của công ty cổ phần may 19. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu hướng sang các thị trường EU, Nhật Bản, Nga, Hoa kỳ, Châu Âu và Châu á theo hình thức nghị định thư. Trong các thị trường đó thì thị trường EU là thị trường xuất khẩu truyền thống nhưng cũng là một thị trường khó khăn và phức tạp. Bảng 5: kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Đơn vị tính: USD Thị trường 2004 2005 2006 2007 mỹ 6403316 3752174 3827224 2554157 Tây Ban Nha 957335 684429 778675 141841 Đức 699342 1163223 80568 532474 Nhật Bản 2291585 1659690 3487352 1525376 Nga 306215 468833 665483 307273 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu- phòng xuất nhập khẩu 2004-2007) 3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và tỷ trọng tăng trưởng hàng hoá Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty giai đoạn 2003-2007. Trong tổng số doanh thu bán hàng thò doanh thu tứ xuất khẩu chiếm tới 90%. Như vậy, hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng tới sự thành bại của công ty. Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu của công ty tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Công ty chú ý đến các sản phẩm cao cấp và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nên giá bán bình quân cũng được tăng vọt. Tình hình xuất khẩu về số lượng xuất khẩu của công ty cổ phần May 19 Bảng 6: Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 Tên sản phẩm 2003 2004 Tăng (%) 2005 2006 2007 Số lượng Tăng (%) Số lượng Tăng (%) Số lượng Tăng (%) Quần áo hè 1978.591 1888.892 95,5 1494358 79,1 1190969 79,7 1062950 89,3 Sản phẩm khác 10455 64192 614,0 112796 175,7 148434 131,6 511548 344,6 Quần âu 49543 120265 242,7 213119 177,2 558541 262,1 438146 78,4 Quần áo thu đông 267447 2524844 944,1 1864763 73,9 886283 47,5 193373 21,8 áo sơ mi 123883 1000 0,8 53844 53,8 220224 408,7 112599 51,1 áo Jacket 588472 641472 109,0 1009405 157,4 797025 79,8 1165631 146,2 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ 2003-2007 - Phòng XNK Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì áo Jacket là sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm (thường chiếm hơn 90% sản phẩm xuất khẩu). Ngoài ra, thì các mặt hàng quần áo hè cũng có sự tăng đáng kể. Các loại áo sơ mi, quần âu cũng tăng nhanh về số lượng góp phần đa dạng về mặt hàng xuất khẩu. Riêng quần áo thu thì giảm cả về số lượng và giá trị, số lượng áo sơ mi và quần âu tăng vọt. Năm 2007 hầu hết các sản phẩm đều giảm về số lượng nhưng tổng sản phẩm xuất khẩu vẫn tăng so với năm 2006 do tăng mạnh mặt hàng áo jacket. Bảng 7: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Công ty may 19 Đơn vị: triệu đồng Năm Sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1. áo Jacket 36644 69,2 41324 71,8 53721 71,0 106397 73,4 157360 73,8 2. Măng tô 1986 3,7 600 0,3 3. Sơ mi 3238 6,1 55 0,1 3112 4,1 5318 3,6 2815 1,3 4. Quần áo thu 182 0,3 1666 2,9 1277 1,7 700 0,5 155 0,1 5. Quần âu 1673 3,2 3155 5,5 4876 4,6 17756 12,2 14250 6,0 6. Sản phẩm khác 226 0,4 2332 3,9 5978 7,9 9338 6,4 32739 15,4 7. Quần áo hè 9042 17,1 9123 15,8 6710 8,9 5740 3,9 5315 2,5 Tổng cộng 52991 57555 775674 145798 213224 Biểu đồ 1: Tỷ trọng xuất khẩu của Công ty cổ phần may 19 năm 2006 Biểu đồ 2: Tỷ trọng xuất khẩu của Công ty cổ phần may 19 năm 2007 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phòng XNK Nhìn vào bảng tỷ trọng giá trị hàng hoá xuất khẩu qua một số năm của công ty, ta thấy mặt hàng áo jacket có tỉ trọng lớn nhất và khá ổn định, trung bình khoảng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp đến là sản phẩm quần các loại, nhưng cũng chỉ chiếm có hơn 10%. Cần chú ý là khăn tay trẻ em xuất với số lượng khá lớn, nhưng vì giá trị một sản phẩm nhỏ nên tổng giá trị xuất của mặt hàng này lại chiếm một tỉ lệ nhỏ. Còn mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ là áo váy. Như vậy, từ cơ cấu hàng hoá của công ty, ta thấy công ty dù đã đa dạng hoá được nhiều mặt hàng, nhưng vẫn tập trung nhiều vào mặt hàng áo jacket. Nếu xem xét tỉ lệ cơ cấu qua các năm thì thấy cơ cấu các mặt hàng của công ty chưa đều, trừ mặt hàng áo jacket. điều này có thể giải thích qua phương thức gia công xuất khẩu của công ty, sản phẩm xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào sản phẩm đặt hàng của khách hàng. II. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 19 và nguyên nhân. 1. Những thành tựu đã đạt được Xem xét các kết quả xuất khẩu trên, ta thấy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu sau: Thứ nhất: Công ty đã có nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu thông tin, nghiên cứu thị trường để tìm các bước đi thích hợp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Nhờ vậy, công ty đã có những bước đi mới như đổi mới phương thức kinh doanh (từ gia công xuất khẩu trực tiếp) thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang các mặt hàng cao cấp. Việc thu thập thông tin ngày càng được nâng cao và chính xác bằng cách sử dụng các phương tiện hiện đại và thu từ nhiều nguồn khác nhau. Thứ hai: công tác chuẩn bị hàng cho xuất khẩu đã ổn định, nhất là tiến độ sản xuất kịp thời, việc sử dụng nguyên liệu tiết kiệm và hợp lý, chất lượng các mặt hàng ổn định và ngày càng được nâng cao. Điều này đóng góp một phần không nhỏ vào việc đảm bảo nguồn hàng theo đúng hợp đồng, nâng cao uy tín của công ty. Thứ ba: Việc giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng đã có nhiều cải tiến. Công tác đàm phán và ký kết của công ty thường nhanh chóng đi đến thoả thuận cho công ty thường có các khách hàng truyền thống và đã tạo được uy tín đối với họ. Mặt khác, các thủ tục xuất khẩu cũng được thực hiện nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian, đảm bảo thực hiện hợp đồng đúng thời gian và có thể nhanh chóng nắm bắt các cơ hội làm ăn hấp dẫn. Điều này nâng cao uy tín của công ty và giúp công ty có thêm nhiều bạn hàng mới. Thứ tư: Qui mô thị trường đã được mở rộng công ty có thêm nhiều bạn hàng kinh doanh hơn. Trước năm 1992 thị trường của công ty chủ yếu là các nước XHCN. Nhưng sau đó thị trường được mở rộng sang các nước Tây Âu. Hiện nay, thị trường của công ty ngày càng được mở rộng sang các nước EU, Mỹ, các nước Châu á Năm 2003 EU đã mở rộng thêm 10 nước thành viên làm thị trường của công ty được mở rộng. Đồng thời, công ty đã xâm nhập thị trường Mỹ, là thị trường rất lớn. Thứ năm: Công ty đang đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Trước đây, công ty chỉ xuất khẩu các mặt hàng phục vụ trẻ em và lực lượng vũ trang sang các nước XHCN. Nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, công ty đã mạnh dạn tìm nhiều hướng đi mới, mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hoá các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu may mặc đa dạng của khách hàng. Thứ sáu: Công ty đã đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị tiên tiến, đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc trong nước. Công ty đã nhập các công nghệ cắt, công nghệ thêu, công nghệ in. từ Nhật Bản, Hàn Quốc.... máy móc thiết bị hiện đại không những đảm bảo chất lượng hàng hoá, nâng cao năng suất lao động mà còn đòi hỏi sự vươn lên học hỏi, rèn luyện kiến thức về khoa học kỹ thuật của cán bộ công nhân viên, từ đây nâng cao trình độ của đội ngũ lao động. Thứ bảy: Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tiêu biểu của Việt Nam. Điều này cũng là nhờ việc áp dụng hệ thống ISO 9000, đảm bảo uy tín của công ty trên thương trường. 2. Những tồn tại cần khắc phục Tuy có những thành tựu đáng khích lệ như trên, nhưng trong quá trình hoạt động công ty còn có những tồn tại cần phải khắc phục như sau: Một là: Phương thức kinh doanh còn giản đơn Công ty kinh doanh xuất khẩu theo hai phương thức là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB. Phương thức gia công là phương thức chủ đạo và truyền thống của công ty (hơn 90%). Nhưng lại là phương thức không đem lại nhiều lợi thế cho công ty. Kinh doanh theo phương thức này, công ty phải phụ thuộc rất nhiều vào bạn hàng: từ nguồn nguyên liệu, mẫu mã định mức sản xuất. Phương thức theo giá FOB thì độ rủi ro trong kinh doanh lớn hơn nhưng lợi nhuận và khả năng phát triển thị trường sẽ lớn hơn. Mặt khác, công ty có thể kinh doanh theo nhiều hình thức khác như xuất khẩu uỷ thác hoặc tăng cường bán lẻ vào các thị trường. Hai là: Công tác tạo nguồn hàng bị động phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do phương thức gia công là chủ yếu, công ty chỉ việc nhận nguyên liệu từ banh hàng giao. Như vậy, việc sản xuất và chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bạn hàng, công ty không chủ động được trong kinh doanh. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu điều này làm giá thành sản phẩm cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên thế giới giảm khả năng cạnh tranh. Ba là: Công tác nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại còn yếu. Công ty có bộ phận riêng về nghiên cứu thị trường và xúc tiến, nhưng bộ phận này hoạt động hiệu quả. Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu sử dụng các phương pháp gián tiếp để thu thập thông tin, nên độ chính xác chưa cao. Đồng thời, công tác xử lý thông tin còn kém. Việc ký hợp đồng xuất khẩu có được do các khách hàng truyền thống. Hiệu quả của hoạt động marketing trong việc xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu là chưa cao. Vì vậy, thương hiệu của công ty của công ty chưa thực sự là thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Bốn là: Cơ cấu và chất lượng hàng hoá còn nhiều hạn chế: dù đã đa dạng hoá, nhưng sản phẩm của công ty thuộc loại hàng cấp thấp và cấp trung bình. Trong khi nhu cầu may mặc trên thế giới đang hướng tới các loại hàng cao cấp. Sản phẩm của công ty hiện nay phục vụ cho các khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, như vậy thường mang lại ít lợi nhuận, hơn nữa lại mất đi một thị trường đầy tiềm năng. Nhóm khách hàng có thu nhập cao thường ăn mặc sang trọng, họ sẵn sàng trả giá cao miễn là sản phẩm may mặc phù hợp với sở thích của họ. Vì vậy, công ty phải nhạy bén, mạnh dạn đầu tư vào các mặt hàng cao cấp, thâm nhập thị trường hàng cao cấp. Năm là: Uy tín và thương hiệu của công ty chưa mạnh Công ty vẫn chưa có một số chiến lược xây dựng thương hiệu. Chính vì vậy, dù đã có uy tín trên thương trường nhưng công ty vẫn phải bán sản phẩm của mình với giá rẻ hơn giá trị. Ngay cả trong nước, khách hàng Việt Nam cũng ít biết đến thương hiệu của công ty. Trong tương lai, công ty cần phải có chiến lược xây dựng thương hiệu của mình, kể cả việc xây dựng một nhãn hiệu sinh thái cho sản phẩm. 3. Một số nguyên nhân Những tồn tại trên có thể đánh giá là do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: 3.1. Nguyên nhân khách quan Một là: Các rào cản thương mại hàng may mặc của các nước nhập khẩu Bằng các rào cản khác nhau, các nước nhập khẩu đã ngăn bớt sự nhập hàng may mặc từ các nước khác. Công ty may 19 cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc này, làm giảm khối lượng xuất khẩu công ty. Cũng như các công ty xuất khẩu may mặc khác của Việt Nam các thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước qui định hạn ngạch xuất khẩu, vì vậy công ty không được xuất nhiều sang các nước đó. hoặc đối với các thị trường khó tính như EU và Mỹ thì sản phẩm của công ty may 19 vẫn bị các điều kiện về SA8000 gây khó khăn. Hai là: Chính sách về ưu đãi thương mại của các nước nhập khẩu hàng may mặc đối với các nước xuất khẩu chưa công bằng. Điều này dẫn tới việc tăng giảm lợi thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu. Công ty may 19 cũng bị giảm khả năng cạnh tranh do Việt Nam chưa được nhiều ưu đãi thương thương mại, chưa làm thành viên của WTO. Công ty phải chịu thuế cao hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của các nước thành viên WTO như Trung Quốc, làm giá thành sản phẩm cao hơn, giảm khả năng cạnh tranh. Mặt khác, các thủ tục kiểm tra hải quan cũng phải khắt khe và chậm chễ hơn gây mất nhiều thời gian. Ba là: Chính sách quản lý hàng may mặc xuất khẩu ở nước ta còn nhiều hạn chế và thiếu hợp lý. Các thủ tục hành chính trong xuất khẩu còn rườm rà, khiến công ty mất nhiều thời gian làm thủ tục xuất khẩu, nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Việc quản lý, phân bổ hạn ngạch còn nhiều thiếu sót dẫn đến tiêu cực và không tận dụng được hết tiềm năng của các công ty. Các chính sách về xuất khẩu vẫn còn thiếu sót và chồng chéo giữa các cấp quản lý. Bốn là: Hệ thống thông tin về thị trường của Việt Nam còn thiếu sót và yếu. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới việc nghiên cứu thị trường của công ty, cũng như việc tìm đối tác kinh doanh. Hệ thống liên lạc thông tin của nước ta còn thiếu giá cước liên lạc rất đắt (điện thoại), việc thống kê số liệu còn chậm, chưa chính xác và đầy đủ. Điều này. Năm là: Nước ta còn thiếu quy hoạch và chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu cho hàng may mặc. Việc thiếu nguyên liệu,dẫn đế việc phải nhập khẩu nguyên liệu ở nước ngoài, tốn kém chi phí giao dịch, vận chuyển và làm tăng giá thành. Công ty không chủ độgn được nguồn nguyên liệu cũng là do điều này. Trong khi đó, nước ta có đầy đủ điều kiện: về tự nhiên (đất đai, khí hậu), về lao độngđể phát triển ngành nguyên liệu cho hàng may mặc như bông, sợi, dệt len...Nhưng vấn đề chỉ là thiếu một chiến lược đầu tư và phát triển ngành này. 3.2. Một số nguyên nhân chủ quan Trên đây là một số nguyên nhân khách quan, nó ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam. Nhưng nguyên nhân chính của những tồn tại là từ phía công ty, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau: Một là: Công ty chưa mạnh dạn đầu tư và đổi mới phương thức kinh doanh. Suốt thời gian dài, công ty vẫn giữ phương thức kinh doanh cũ là gia công. Phương thức kinh doanh theo giá FOB có nhiều lợi nhuận hơn nhưng mức độ rủi ro cũng cao hơn. Nhưng để phát triển hơn nữa trong tình hình mới, công ty cần mạnh dạn đầu tư vào phương thức này. Hai là: Công ty còn thiếu một chiến lược Marketing, chiến lược quảng bá thương hiệu. Đây là do năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là của phòng tiếp thị. Ba là: Cơ chế quản lý cũ của công ty (là doanh nghiệp Nhà nước 100%) chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự thích hợp và năng động kinh tế thị trường, nhất là trên thị trường quốc tế. Bốn là: Khả năng huy động và sử dụng vốn còn chưa cao Vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp. Công ty chưa huy động và sử dựng hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài, Điều này là rất quan trọng. Vì khi biết huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thì mới có thể đầu tư vào các cơ hội kinh doanh khác như thay đổi phương thức kinh doanh, đào tạo đội ngũ lao động, tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và khoa học kỹ thuật.. Năm là: Trình độ văn hoá và tay nghề của đội ngũ lao động của công ty còn chưa cao. Trình độ cán bộ quản lý ảnh hướng đến bước đi lâu dài, chiến lược của công ty, Công ty vẫn chưa có các chiến lược về sản phẩm, về thương hiệu về marketing là do đội ngũ cán bộ chưa có tầm nhìn rộng, tay nghề của công nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, công nhân lành nghề sẽ tạo sản phẩm có chất lượng tốt, ít tiêu hao nguyên liệu. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 I. Một số giải pháp của công ty trong thời gian tới: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được phát triển . Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Đây là những thuận lợi và cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công, hợp tác quốc tế. Cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trải qua nhiều khó khăn và cũng thu được những thành công đáng kể. Trong những năm qua công ty cổ phẩn May 19 đã không ngừng hoàn thiện mình và phát triển, đó chính là nhờ sự lỗ lực vượt bậc của toàn thể công nhân viên của công ty để hoàn thành tốt các chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra. Trong năm 2007 và những năm tiếp theo, để có thể giữ vững những thành quả đạt được và phát triển hơn nữa, công ty đã căn cứ vào tình hình khách quan bên ngoài và tình hình cụ thể của mình đã đề ra một số phương hướng và mục tiêu sau: - Về thu nhập của công nhân viên: Ngoài phần lương hàng tháng mà công ty trả theo quy định của Nhà Nước, công ty sẽ có những khoản thù lao khác để tăng thu nhập của công nhân viên, giúp họ có thể yên tâm cống hiến cho công ty. - Về nhân sự: Công ty sẽ tuyển thêm nhân viên mới có năng lực thực sự đào tạo và đào tạo lại các nhân viên cũ của công ty để giúp họ tăng khả năng chuyên môn của mình phục vụ công ty được tốt hơn. - Về nguồn vốn: Ngoài việc đảm bảo nguồn vốn sẵn có, công ty tìm mọi cách để tăng nguồn vốn kinh doanh để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cơ cấu nguồn vốn sẽ hợp lý hơn. - Về thị trường: Ngoài việc giữ vững thị trường cũ, công ty sẽ tăng cường các hoạt động để tìm kiếm các thị trường mới. - Về mặt hàng: Công ty sẽ đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng hợp lý cho phù hợp với từng thị trường. Nâng cao chất lượng hàng hoá không chỉ ở khâu tiêu thụ mà trong cả việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất cũng cần được quản lý tốt hơn. Để đạt được những mục tiêu đó, công ty cổ phần có những giải pháp đó là: 1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu: Hiện nay, vấn đề cốt lõi để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần may 19 nói riêng và của Việt Nam nói chung là phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu do công ty đặt mua nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Vấn đề cải tiến và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu là một quá trình khép kín từ khâu sản xuất - chế biến- bảo quản - tiêu thụ. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm phải bắt đầu từ khâu nguyên phụ liệu sản xuất để tạo sản phẩm xuất khẩu. Hơn nữa, việc tạo ra một sản phẩm mới lâu nay là qúa ít. Có sản phẩm mới thì mới có khả năng đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, tổ chức nghiên cứu và đầu tư thích ứng cho việc phát triển mặt hàng mới. Cải tiến mẫu mã các mặt hàng xuất khẩu: Các mặt hàng xuất khẩu là những sản phẩm tiêu thụ cao cấp. Do vậy, cần phải cải tiến mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm may mặc làm nổi bật đặc tính sản phẩm xuất khẩu của công ty, đưa lại một hình ảnh đẹp trong trí nhớ người tiêu dùng. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì thị trường các nước yêu cầu rất nghiêm ngặt về quy cách sản phẩm. Muốn nâng cao giá trị sản phẩm, thâm nhập vào thị trường xuất khẩu thế giới thì đây là giải pháp không thể thiếu, trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Từ khi hoàn thành xong chương trình CEPT, và trở thành thành viên của WTO, về lý thuyết Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng lớn, nhưng trên thực tế điều đó không dễ xảy ra khi chất lượng hàng Việt Nam không cạnh tranh được với chất lượng hàn của các nước thành viên và trên thế giới. Do đó, muốn nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, cách tốt nhất là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như công nghệ lạc hậu, chưa đồng bộ, trình độ quản lý chất lượng. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư sức lực, thời gian, tiền bạc và quyết tâm của toàn bộ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, để chiếm lĩnh thị trường Mỹ, Nhật, Đức và EU thì giá thành sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ cũng áp dụng chính sách chống bán giá đối với hàng nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp bên cạnh việc tận dụng tốt nguồn lao động dồi dào trong nước thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất mặt hàng có đơn giá cao để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình tại các thị trường này. Để thực hiện được điều đó, công ty cần liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong nước, tăng cường quan hệ và uy tín kinh doanh của công ty với các bạn hàng. Đồng thời, công ty cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, các cán bộ đã hoàn thành kế hoạch trước thời hạn, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. 2. Giải pháp về khách hàng, thị trường 2.1 Duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng và thị trường cũ: Hầu hết các doanh nghiệp đều mua bán hàng hoá và dịch vụ không chỉ với một khách hàng, một thị trường mà là với nhiều khách hàng và nhiều thị trường khác nhau. Đối với mỗi loại sản phẩm, công ty bán cho nhiều khách hàng có hoạt động kinh doanh khác nhau, có nhu cầu khác nhau. Do việc lựa chọn những khách hàng mục tiêu trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, với thực lực hiện nay của mình, công ty nên thực hiện theo phương châm: "Bán cho những khách hàng thuận lợi nhất có thể". Mỹ, Nhật, Đức và EU là những thị trường rộng lớn và có nhu cầu cao về hàng may mặc, công ty đã có quan hệ lâu năm, là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty trong những năm qua. Do đó, công ty nên duy trì mối quan hệ tốt với những bạn hàng ở thị trường này trên cơ sở để phát triển các thị trường khác trên thế giới. 2.2. Tích cực khai thác thông tin về thị trường nước ngoài. Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là đi tìm thị trường mà là chạy đi tìm thị trường. Những khoản chi phí lớn để có được thông tin tuy làm giảm thu nhập trứơc mắt nhưng sẽ đem lại nguồn lợi không tính bằng tiền trong tương lai. Cần phải biết sử dụng thông tin cho dù là rất khái quát từ các thương vụ, từ các bạn hàng trong nước. Từ đó tiến hành phân tích, xem xét cụ thể. Phải giành thời gian nghiên cứu đặc điểm của từng thị trường trong những năm qua, sau đó dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trong những năm tới. Từ đó, đưa ra những chiến lược sản xuất hàng hoá sao cho thoả mãn được nhu cầu đa dạng, phong phú của từng thị trường. 2.3 Thâm nhập thị trường mới: Bên cạnh việc duy trì quan hệ với các thị trường bạn hàng truyền thống là việc tìm kiếm những thị trường mới. Ngày nay, thị trường này là mới với công ty nhưng ngày mai nó có thể là thị trường truyền thống đầy tiềm năng. Phương châm đa phương hoá thị trường xuất khẩu cũng đang là vấn đề chiến lược ban giám đốc công ty đặc biệt quan tâm. Việc thâm nhập thị trường mới không thể không quan tâm đến một số vấn đề thường trở thành rào chắn đối với doanh nghiệp như sau: - Tính kinh tế nhờ qui mô - Tính dị biệt của sản phẩm Đối với những mặt hàng có tính dị biệt của sản phẩm và tính kinh tế nhờ qui mô tạo nên những rào chắn rất lớn. Những đòi hỏi về vốn: Sự cần thiết phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn để cạnh tranh cũng tạo nên một barrie nhập cuộc, đặc biệt trong những trường hợp vốn đó giành cho sự mạo hiểm hay cho những chi phí như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tạo sản phẩm mới Khả năng tiếp cận với các kênh phân phối: Đôi khi rào cản này là rất lớn. Nếu khả năng tài chính cho phép, công ty buộc phải xây dựng kênh phân phối hoàn toàn mới cho mình. chính sách của Chính phủ: Với sự thay đổi chính sách liên tục như ở nước ta đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những kế hoạch lâu dài của các doanh nghiệp. Đây cũng là một khó khăn lớn cho doanh nghiệp Việt Nam . Tóm lại, khả năng thâm nhập vào thị trường mới tuỳ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn thể công ty. Sau đây là một số thị trường quan trọng mà công ty cần có chiến lược thâm nhập: - Thị trường ASEAN:Trên 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là vào khu vực này. Đây chủ yếu là thị trường trung gian. Điểm hạn chế cơ bản trong quan hệ thương mại với thị trường này là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá giống nhau. - Thị trường Mỹ, Nhật, Đức và EU là thị trường tiêu thụ rất lớn nhưng cũng rất khó tính. Yêu cầu của thị trường là hàng hoá may mặc không chỉ tốt mà còn đẹp và đa dạng về hình thức mẫu mã sản phẩm. 3. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, đổi mới phương thức quản lý. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Việc đổi mới phương thức quản lý kinh doanh hiện nay đối với công ty cũng đặc biệt quan trọng. Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và kế hoạch đề ra, tập thể cán bộ công nhân viên phải có sự thống nhất về nhận thức, đổi mới tư duy phù hợp với sự chuyển đổi của cơ cấu và sự thay đổi của môi trường. Trong quá trình này cần quán triệt hai quan điểm: Quan điểm lấy hiệu quả làm mục tiêu cao nhất là quan điểm củng cố chế độ quản lý kinh doanh. Đây là hai mặt của sự thống nhất về nhận thức. Bởi lẽ không lấy hiệu quả kimh doanh làm mục tiêu cao nhất thì công ty sẽ không tồn tại và phát triển được. Mặt khác nếu không củng cố và hoàn thiện chế độ quản lý thì kinh doanh sẽ không bền vững. Chính vì vậy, công ty cần phải giao trách nhiệm rõ ràng đến từng người để qua đó họ nhận thức được nhiệm vụ của mình và thực hiện với chiệu quả cao nhất. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty cần phải có một đội ngũ nhân viên tác nghiệp có đầy đủ năng lực để tìm hiều một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời nhu cầu thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng những nhu cầu đó của công ty. Muốn vậy, trước hết công ty cần thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của mình, thực hiện trang bị thông tin liên lạc hiện đại trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để kịp thời nắm bắt được những nhu cầu về sự biến động của thị trường thông qua mạng Internet và các mạng thông tin khác ở Việt Nam. Hơn nữa, công ty cần có đội ngũ nhân viên kế toán giỏi để tìm ra các phương án kinh doanh có hiệu quả nhất với mức chi phí phù hợp với khả năng của công ty. Thêm vào đó, sự phát triển của công ty đòi hỏi phải có khả năng tiếp thị tốt hơn hẳn các doanh nghiệp khác kinh doanh trong nước vì thị trường mà công ty tiếp cận là thị trường Quốc tế, nơi mà những yêu cầu và tiêu chuẩn sản phẩm thường cao hơn hẳn thị trường trong nước. Khả năng tiếp thị được thể hiện thông qua: + Xác định được thị trường mục tiêu cho công ty. + Xác định được các mặt hàng chiến lược + Có khả năng chiếm lĩnh và sử dụng thị trường. + Biết củng cố các thị trường cũ và mở rộng thị trường mới + Có khả năng lựa chọn các phương tiện và qui mô tiếp thị phù hợp + Có khả năng nhận biết các khoảng trống của thị trường để tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Khi đã tìm được các phần thị trường có những khoảng trống và cơ hội kinh doanh, công ty cần tiếp tục "tấn công" vào các thị trường khác để xây dựng nền móng vững chắc cho công ty, có thể phát triển phạm vị thâm nhập thị trường của mình ra các thị trường lớn hơn hoặc tìm cách tăng lợi nhuận kinh doanh trong tương lai. Để đáp ứng được yêu cầu trên, công ty cần có chế độ khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện cho công nhân viên tự bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính bằng cách theo học các lớp tại chức hay các khoá đào tạo ngắn hạn. III. Những kiến nghị đối với nhà nước 1. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu" 1.1. Bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế: Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay, chúng ta đã mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ thương mại ngày càng được củng cố. Cụ thể, chúng ta đã tham gia vào các tổ chức như: ASEAN, ASEM, IMF, APEC và gần đây nhất là tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng nghĩa với nó là chúng ta đã xây dựng một hệ thống luật pháp bao gồm các tiêu chuẩn về các mặt hàng xuất khẩu như: Gạo, tiêu, điều, dệt may, thực phẩm đông lạnh, điện tử Tuy nhiên, để khẳng định được vị thế xuất khẩu của mình trên thế giới, Nhà nước ta cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, như chính sách thuế đưa ra phải đơn giản dễ hiểu để thực hiện khuyến khích xuất khẩu và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Bên cạnh đó nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu hơn nữa thì quốc hội cần xem xét và điều chỉnh việc giảm, miễn thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước đã coi ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước thì nên áp dụng thuế xuất là 0% đối với nguyên vật liệu chính phải nhập khẩu như bông, vải sợi và áp dụng thuế ưu đãi cho các nguyên phụ liệu. Để chủ động sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời đảm bảo sản xuất nguyên liệu trong nước. Đối với luật thuế VAT, cần xem xét lại mức thuế suất, thuế doanh thu đối với doanh nghiệp may mặc là 10% như hiện nay là quá cao với thuế suất doanh thu trước đây là 2-4%. Với thuế VAT 10% doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhiều hơn trước 45-70%, điều đó không phù hợp với một ngành đang rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của nước ta. Phát triển ngành sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc vừa tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo việc làm ổn định và nâng cao khả năng tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc cần được hưởng các ưu đãi đặc biệt so với các mặt hàng khác. 1.2. Quy định các đầu mối xuất khẩu: Hiện nay ở nước ta còn có nhiều mặt hàng có nhiều đầu mối xuất khẩu. Do đó, thường xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Do vậy, việc lựa chọn doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu góp phần ổn định được thị trường trong nước. Giá cả hàng xuất khẩu biến động phức tạp, có thể gây rủi ro lớn cho các doanh nghiệp chuyên doanh. Do vậy, nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp để tìm hiểu, nắm bắt nhận định đúng đắn về giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tóm lại, để mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả của mặt hàng xuất khẩu ở công ty không phải là công việc chỉ riêng công ty là có thể thực hiện được mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Có như vậy, công ty mới nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước. 1.3 Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu: Thủ tục hành chính, cách thức nghiệp vụ quản lý hoạt động xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu hàng hoá. Hàng xuất khẩu hiện nay đòi hỏi thời hạn giao hàng phải đúng với hợp đồng. Với cơ chế mới của ngành hải quan, doanh nghiệp được tự khai báo và tính thuế trước khi đến làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan sẽ ra thông báo thuế ngay trên cơ sở tính toán của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp không phải đợi cán bộ hải quan tính thuế, hàng hoá được giải phóng nhanh hơn trước. Vấn đề thuế đối với hoạt động xuất khẩu không lớn vì đến nay hầu như thuế xuất các mặt hàng xuất khẩu đều rất thấp, từ 0-25%. Còn đối với mặt hàng có thuế xuất thuế xuất khẩu thì việc đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu vẫn là cần thiết. Và việc miễn thuế cho hàng nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ triển lãm nên được hải quan thực hiện ngay trên tờ khai. Làm như vậy thủ tục đơn giản mà vẫn đảm bảo nhanh chóng, thông thoáng và chặt chẽ. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu thị trường một cách thuận lợi dù ở trong hay ngoài nước. Thêm vào đó, Nhà nước cần phải hiện đại hoá ngành hải quan, hàng năm tổ chức các khoá huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan như: Luật vận tải Quốc tế, luật thuế, ngoại ngữ cho cán bộ ngành hải quan. Làm như vậy sẽ tránh gây thiệt hại cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và cho nền kinh tế quốc dân. 2. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu: 2.1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu cần được hỗ trợ về vốn: Những năm qua, nhờ sản lượng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu của nước ta tăng nhanh chóng nên đã làm tăng vị thế của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên bất kỳ mặt hàng nào của Việt Nam cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động giá cả thị trường Quốc tế. Do những hạn chế về nguồn vốn, về quản lý điều hành nên xuất khẩu của Việt Nam đã không ít lần phải chịu thua thiệt. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được những cơ hội khi giá các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng cao. Để có thể theo dõi sát sao diễn biến các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, để có thể cùng hành động với các bạn hàng xuất khẩu lớn, Việt Nam cần tham gia các hiệp hội, các tổ chức kinh tế chính trị, hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước, để có được những thông tin chính xác, nhanh chóng và có những quyết định về sản xuất đúng đắn, kịp thời, bảo vệ nguồn lợi cho quốc gia. Hàng năm Chính phủ nên giành cho một phần ODA cho công ty cổ phần may 19 với lãi suất ưu đãi để mua nguyên liệu (vải) dự trữ, đầu tư các dự án. Đồng thời phân bố vốn đầu tư sao cho có hiệu quả. Các công trình đòi hỏi vốn như ở các khâu quan trọng thì nên hướng vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các công trình đòi hỏi vốn nhỏ, công đoạn ngắn, kỹ thuật không phức tạp thì nên sử dụng vốn đầu tư trong nước. Ngoài ra, chính sách đầu tư vốn của Nhà nước với ngành Dệt may cần phải chú ý các vấn đề sau: + Nhà nước cấp đủ vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp dệt may bằng cách dùng vốn ngân sách để bổ sung cho vốn lưu động. + Cho phép công ty giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư phát triển. Đồng thời ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay và hạ lãi suất hợp đồng vay phù hợp. + Đầu tư phải phù hợp cân đối, khi xét duyệt dự án và cấp vốn đầu tư thì cần đầu tư cho ngành may mặc để giải quyết nguyên liệu may. 2.2. Hướng dẫn thực thi cam kết, tham gia các tổ chức trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện lịch trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan ngắn với phương án chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế của các ngành để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất cho việc hội nhập của Việt Nam. Nhà nước đã tiến hành rà soát, hệ thống hoá các văn bản đã ban hành, loại bỏ những quyết định chưa hợp lý không còn hiệu lực hoặc bất cập với thực tiễn, đơn giản hoá các thủ tục, giấy tờ, quy trình thẩm định nhằm đảm bảo tính minh bạch nhất quán của cơ chế chính sách, hoàn thiện dấu hệ thống chính sách phi thuế quan trên cơ sở điều chỉnh các biện pháp đã cho phù hợp với thông lệ Quốc tế, và nhanh chóng xây dựng thêm một số biện pháp được quốc tế thừa nhận. Cho tới nay, dòng thuế mà Việt Nam đưa vào bốn danh mục sản phẩm tham gia CEPT là: 3015 dòng. Danh mục cắt giảm ngay 17. Danh mục các mặt hàng loại trừ hoàn toàn là 127 Chính phủ cũng cần công bố rộng rãi lịch trình tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế và dự báo giá cả mà doanh nghiệp có khả năng bán được hàng của mình. Thủ tướng giao cho các cán bộ, cơ quan trung ương, UB các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai đến từng doanh nghiệp và có kế hoạch để thích nghi với điều kiện giảm thuế nhập khẩu và giá thị trường theo lộ trình AFTA và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Những cam kết về đầu tư trong khuôn khổ hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (hiệp định AIA), WTO và APEC có phạm vi và mức độ khác nhau nhưng không ảnh hưởng vào mục tiêu chung và tự do hoá đầu tư Quốc tế trên cơ sở thực hiện chế độ đối xử quốc gia và mở cửa các lĩnh vực kinh tế cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quy định của hiệp định AIA, ngoài các biện pháp và lĩnh vực được chủ định liệt kê bằng các danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm của mình, các nước thành viên ASEAN sẽ giành đối xử quốc gia và mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASEAN ngay sau ký hiệp định có hiệu lực. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là một hiệp định quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn đối với cả phía Mỹ. Hiệp định này được phía Mỹ dự thảo trên cơ sở những nguyên tắc và tiêu chuẩn của WTO, NAFTA và hiệp định đầu tư đa biên (MAI) được đàm phán giữa các nước OECD. Do vậy, tuy là một hiệp định song phương nhưng nó bao hàm hầu hết các cam kết mà Việt Nam đang và sẽ phải thực hiện trên khuôn khổ WTO, APEC. Những điều khoản và hiệp định này, đặc biệt các điều khoản liên quan đến thương mại có phạm vi, đối tượng, mức độ cam kết toàn diện và cao hơn so với WTO và APEC. Việc thực thi tất cả các cam kết đề cậpn trên đây hoàn toàn không đơn giản với một quốc gia đang phát triển, còn những ngành công nghiệp non trẻ cần được bảo hộ như Việt Nam. Nhưng chỉ có thực thi các cam kết thì nền ngoại tệ Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất khẩu nói riêng mới có điều kiện phát triển mạnh mẽ. 2.3. Tổ chức các kênh phân phối ở nước ngoài: Chỉ có cách này mới giúp được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít vốn hoặc các doanh nghiệp lớn nhiều vốn nhưng gặp khó khăn trong phân phối hàng hoá ra nước ngoài. 2.4. Hỗ trợ tìm hiểu thị trường nước ngoài Hiện nay có nhiều doanh nghiệp khai thác thông tin về thị trường quốc tế qua Internet, nhưng chi phí còn cao. Do đó nhà nước cần hỗ trợ để đưa các thông tin tới doanh nghiệp trên Internet với chi phí thấp. Và quan trọng hơn là nâng cao chất lượng thông tin từ các nhà thương vụ. Ngoài những thông tin duy nhất cần chú ý đến các yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Muốn vậy cần có nhiều ưu đãi hơn cho các nhân viên tại các thương vụ, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Đảm bảo ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Có thể nói sự ổn định chính trị kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây, cùng với ổn định chính trị và cố gắng đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế như: Khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống còn mức thấp nhất Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc đảm bảo ổn định chính trị, chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của nước ta nói riêng. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp dệt may. Đây là một trong những giải pháp hết sức căn bản, nhưng lại mang tính tổng h[j cao bởi nó cần phối hợp của chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá Về mặt cơ sở pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tuỳ tiện được tối thiểu hoá, hệ thống thuế đơn giản, không tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải công bằng và hiệu quả. Kết luận Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung, xuất khẩu nói riêng là một cơ hội, cũng là thách thức lớn đối với công ty cổ phần may 19. Những kết quả trong thời gian qua dù chưa đạt được hoàn toàn các mục tiêu đề ra nhưng điều đó đã thể hiện sự nỗ lực của tập thể, ban lãnh đạo nhân viên trong công ty. Điều kiện kinh doanh trên thế giới và ngay cả trong nước cũng luôn biến đổi, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thật tỉnh táo, có những quyết định đúng đắn để bắt kịp những thay đổi trên thị trường, hướng doanh nghiệp theo đúng con đường lựa chọn, vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp vừa xây dựng đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đem lại nhiều triệu Đô la cho nhà nước. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu Cafộ cũng phải được Nhà nước quan tâm đúng mức. Mỗi chính sách, biện pháp thường chỉ phù hợp với từng thời gian nhất định, từng đối tượng nhất định nên việc dự báo tình hình bắt kịp với thực tế để có những thay đổi thích hợp luôn đòi hỏi những người làm chính sách phải có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén, và sáng suốt. Tuy hạn hẹp về nguồn tài liệu, thời gian cũng như kinh phí thực tế, nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ nhiều phía, bài chuyên đề này tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần may 19 liên hệ thực trạng xuất khẩu của Việt Nam nói chung, và kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước, từ đó đưa ra những giải pháp với mong muốn phần nào góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may 19 2. Giáo trình thương mại quốc tế (chủ biên: PGS.TS Nguyễn Duy Bột) 3. Giáo trình kinh tế ngoại thương: Bùi Xuân Lưu - NXB giáo dục 4. Luật thương mại 5. Đổi mới và hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại - NXB Chính trị quốc gia 6. chính sách thương mại đầu tư và phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực ở việt nam :chủ biên Võ Đại Lược - NXB khoa học xã hội 7. Đổi mới chính sách ngoại thương Việt Nam và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nguyễn Xuân Nữ - Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế - Đại học ngoại thương, 1998 8. Luật khuyên khích đầu tư trong nước và văn bản hướng dẫn thi hành - Chính trị quốc gia 9. Báo, tạp chí thương mại 10. thời báo tài chính Việt Nam Nhận xét của công ty cổ phần may 19 Trong thời gian thực tập tại công ty từ ngày 14 tháng 09 năm 2008 đến ngày 14 tháng 11 năm 2007, sinh viên Lê Thị Thu Hiền đã chấp hành mọi nội quy của công ty đề ra một cách nghiêm túc. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, cần cù chịu khó và ham học hỏi. Ngoài ra em đã có một số đóng góp rất quý báu trong việc phát triển thương hiệu công ty cổ phần may 19 ngày một hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Công ty cổ phần may 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7344.doc
Tài liệu liên quan