Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai – Hà Tây

- Có phương án và xây dựng năng suất phát triển nuôi trồng thuỷ sản để sử dụng hết diện tích ao rất lớn trên điạ bàn xã Đề nghị giúp đỡ về vốn và khoa học công nghệ mới của các cấp, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, cộng với sự nỗ lực của nhân dân trong xã chắc chắn rằng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết trong những năm tới thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

doc78 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết – Quốc Oai – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ giai đoạn 2003 - 2005 tăng 17,7%/năm giai đoạn 2006 đến năm 2010 tăng bình quân là 14,57%/năm (xem bảng 13) . Phấn đấu tăng thu nhập ngân sách năm 2003 từ 17 - 18% chiếm 3,2% của GDP làm cho cân đối ngân sách thiếu hụt chỉ còn 2 -3% của GDP và đến 4.4.3 Giải pháp về thị trường Giải pháp thị trường được coi là một trong những giải pháp hàng đầu quan trọng cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn. Hướng tác động của giải pháp này phải bảo đảm giúp người nông dân yên tâm bỏ vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên từng lĩnh vực đã lựa chọn và theo mức độ, Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vùng, ngành cho phù hợp với tiềm năng thực tế gắn liền với hiệu quả đầu ra. Giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực này có các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, thương nghiệp… Tức là các trung gian kinh tế ở nông thôn phải thực sự là cầu nối giữa hộ nông dân với thị trường đầu vào và đầu ra, thị trường trong và ngoài nước. Nội dung cụ thể của giải pháp này là: - Sớm hình thành một hệ thống thị trường, bảo đảm tính ổn định của thị trường, tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho nông dân. - Hình thành các thị tứ ở nông thôn, biến những nơi này thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ nông thôn. Lợi dụng các tuyến đường giao thông láng Hoà Lạc để xây dựng và hình thành các tụ điểm giao lưu và trao đổi hàng hoá nhằm khơi dậy và tạo nên động lực khuyến khích các vùng nông thôn trong xã Liệp Tuyết khai thác tiềm năng tại chỗ để phát triển kinh tế hàng hoá. - Hình thành tổ chức và đầu tư cho công tác nghiên cứu dự báo thị trường về nông lâm thuỷ sản trong và ngoài nước. Tạo điều kiện tăng khả năng tiếp thị của các hộ kinh doanh, đảm bảo cho các hộ có cơ hội để lựa chọn mặt hàng hoặc dịch vụ thích hợp cung ứng cho thị trường trong xã và các xã bạn. - Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản hàng hoá, trên cơ sở tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực đặc biệt là Thái Lan, Trung Quốc. - Một yếu tố nữa làm tăng tiềm năng thị trường nội địa là nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng lên của nhân dân đã làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng, vừa làm tăng sức mua và vừa là động lực thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH. * Thị trường xuất khẩu: Hiện nay xã Liệp Tuyết đã và đang có quan hệ buôn bán các loại nông sản hàng hoá với các thị trường khác trên địa bàn huyện cung như toàn tỉnh. Tuy nhiên, về số lượng và chủng loại xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời và thị hiếu tiêu dùng của các thị trường này đòi hỏi. * Chiến lược thị trường Dự báo khối lượng sản phẩm hàng hoá của xã Liệp tuyết đến giai đoạn 2005 và 2010, ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ vùng và nhu cầu tiêu dùng của các vùng trong nước, sản phẩm hàng hoá giai đoạn 2005 – 2010 từ 5% – 99%, nhiều loại đạt trên 90% + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH phải được thực hiện trên cơ sở nắm bắt và khai thác được những nhu cầu, thị hiếu, sở thích và trào lưu của người tiêu dùng. Đây là điểm mấu chốt quyết định xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản phẩm hàng hoá trên cơ sở cùng một nguồn lực. Hiểu biết thị hiếu, sở thích và trào lưu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng là điều có ý nghĩa quyết định trong việc ra quyết định mở rộng sản xuất và các chính sách, cũng như hướng đầu tư. Điều đó phải thể hiện ngay trong từng lĩnh vực như: cách thức lai tạo giống, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ về giống, xây dựng và quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá và phát triển công nghệ chế biến... + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH theo cơ chế thị trường, ngoài việc hướng vào thị trường còn phải biết lựa chọn thị trường trọng điểm cùng với sự phát triển, thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng ở các thị xã, thị tứ lớn của các xã, cũng như của khách hàng trong nước đang có xu hướng thay đổi sâu sắc. Nhu cầu lương thực giảm, nhu cầu thực phẩm và các loại quả, rau sạch... tăng lên. Điều đó, đã mở ra cơ hội mới cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển mạnh theo hướng SXHH. + Phát triển sản xuất các ngành kinh tế theo hướng SXHH phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Để giải quyết vấn đề này cần chú ý tới các khía cạnh như: uy tín và hình dáng sản phẩm hàng hoá và chất lượng của nó tạo ra trên thị trường. Cạnh tranh về chi phí và giá nhằm tạo ra lợi thế về giá cả. Đối với xã Liệp Tuyết, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng mà tạo ra lợi thế về số lượng sản phẩm hàng hoá chủ yếu nhất, với quy mô lớn mà tạo ra lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng trong xã một cách có hiệu quả cao nhất. * Xuất phát từ đặc điểm cơ cấu sản xuất hàng hoá của xã chủ yếu được thực hiện ở các nông hộ với quy mô nhỏ, nhu cầu sản phẩm đa dạng lại tiếp xúc trực tiếp với ngay thị trường nên để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển theo hướng SXHH. Phương hướng tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong xã Liệp Tuyết là: Phải đa dạng hoá các “kênh” lưu thông và các “cấp độ” lưu thông hàng hoá, chú trọng các hình thức lưu thông vừa và nhỏ, tương ứng với quy mô cung cầu, khuyến khích các kênh lưu thông trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng với các cấp độ từ thấp đến cao, với các hình thức từ đại lý, uỷ thác đến trực tiếp xuất nhập khẩu. Hình thành các kênh lưu thông lớn nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán. Mô hình tổ chức thị trường ở nông thôn xã Xã liệp Tuyết phải bảo đảm yêu cầu: nông dân bán sản phẩm, mua vật tư, hàng hoá tiêu dùng thuận tiện. Để đáp ứng yêu cầu này cần có các trung tâm, tụ điểm giao kết, các thương trường cạnh tranh phải được để nông dân tính toán so sánh, lựa chọn hình thức và đối tượng mua, bán. Trung tâm của các mô hình này là các cụm kinh tế thương mại - dịch vụ thuộc nhiều chủ thể khác nhau gắn với các chợ nông thôn đặt ở các trung tâm xã , thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. * Đối với thị trường quốc tế: Chiến lược sản phẩm đối với thị trường này cần chú ý các vấn đề: + Tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hoá nói chung, sản phẩm hàng hoá nói riêng bằng cách: giảm giá thành, cải thiện chất lượng và mẫu mã đa dạng mặt hàng mây tre đan. + Có chính sách khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế hoặc trợ giá sản phẩm đối với những sản phẩm có nhạy cảm lớn. + Xây dựng chiến lược thị trường phù hợp với từng thị trường cụ thể, theo cơ chế thị trường với từng bước đi cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH một cách có hiệu quả. * Đối với thị trường trong nước: - Sớm hình thành và phát triển một thị trường với nhiều chủ thể, nhiều quy mô, loại hình được tự do và tự chủ sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác, giao lưu với cùng một “luật chơi”. Xoá bỏ và loại trừ những ách tắc trong lưu thông nông sản hàng hoá . - Bên cạnh việc kích cầu về tiêu dùng nông sản nội địa, cần chú trọng giáo dục tâm lý cho khách hàng dùng nông sản hàng hoá thay cho tâm lý dùng nông sản nhập khẩu. - Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trong nước ngay trên thị trường nội địa trong xã bằng cách: giảm giá thành, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm hàng hoá hàng hoá có chất lượng cao. ổn định giá cả, đảm bảo cho người sản xuất hàng hoá có lãi. - Tổ chức tốt hệ thống kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động và mở rộng các ngành nghề chế biến, dịch vụ hỗ trợ SXHH. Từng bước hoà nhập với thị trường nông sản trong nước, quốc tế và khu vực góp phần phát huy lợi thế so sánh về: đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, ... để tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm cà phê, lạc, sa nhân vào các thị trường truyền thống và mở ra những thị trường mới. Qua nghiên cứu tại các bản và địa phương xã Liệp Tuyết nên tổ chức hệ thống dịch vụ thuỷ nông (sơ đồ 2). * Tổ chức tốt công tác khuyến nông, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh cho sản xuất nông nghiệp ở xã Liệp Tuyết Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cho người lao động, kiến thức quản lý kinh doanh cho các nhà quản lý nông nghiệp, thực hiện phân bổ lao động hợp lý trong xã , giữa các lĩnh vực kinh doanh là điều tối cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả vốn và các điều kiện vật chất khác nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH. Hiện nay, trừ một số ít nông dân, còn đại đa số nông dân ở xã Liệp Tuyết ngay cả khi có vốn và các điều kiện khác khá thuận lợi, song không đủ trình độ và nhận thức áp dụng những giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, cần đào tạo và thông qua trình diễn kỹ thuật ngay trên đồng ruộng để nông dân học tập. Tăng cường vai trò hướng dẫn chỉ đạo tổ chức sản xuất và kinh doanh của các cơ quan chuyên môn của các ban ngành trong xã đến các hộ, các chủ thể kinh doanh, các cơ sở sản xuất. Hình thành các tổ chức khuyến nông đủ mạnh, để một mặt vừa tăng cường hoạt động tuyên truyền, báo cáo chuyên đề xuống các địa phương, mặt khác đủ sức để thực hiện việc chuyển giao công nghệ sản xuất và kinh doanh đến tận người lao động. Đồng thời các chương trình khuyến nông phải được quản lý nghiêm ngặt. Khuyến nông còn cần phải hướng dẫn nông dân, giúp họ có những hiểu biết nhất định về thị trường và chiến lược sản phẩm (biết cách sản xuất cây, con gì để có thể bán được? Sản xuất thế nào để có lãi? Cách tiếp cận, mở rộng thị trường...). Nếu không làm được điều này thì nhiều nông dân sẽ gặp khó khăn khi sản xuất ra sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được và đôi khi năng suất cây trồng thấp, chi phí sản xuất cao, sản xuất hàng hoá không có lãi. Phát triển hệ thống tổ chức khuyến nông, thông tin tuyên truyền kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở nông thôn bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Đa dạng hoá các kênh, các loại hình đào tạo kinh doanh sản xuất hàng hoá. Kết hợp một cách đồng bộ về tri thức kỹ thuật tiến bộ và kinh doanh, tập huấn về sản xuất hàng hoá ở tất cả các cấp học có liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH ở thôn trong xã . Hướng dẫn tổ chức thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật sản xuất hàng hoá như: quy trình sản xuất cây lúa nước, cà chua, bắp cải, ngô, đậu... theo quy định của các cơ quan nghiên cứu khoa học nhà nước đã ban hành theo điều kiện cụ thể ở từng bản, từng vùng của xã . 3) Tăng cường áp dụng công nghệ chế biến trong sản xuất Công nghệ chế biến, bảo quản là một trong những khâu quan trọng của quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng SXHH. Để đảm bảo cho sản xuất các cây trồng có hiệu quả, ngoài việc huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực vào sản xuất thì việc áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ là yếu tố then chốt tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp của nông hộ. Ngoài ra còn có một số xí nghiệp chế biến nhỏ, xưởng chế biến thủ công các mặt hàng sắn, ngô hạt ở các địa phương trong xã . Cần thực hiện tốt công nghệ bảo quản thủ công cổ truyền của nhân dân, đồng thời ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại để bảo đảm có sản phẩm tươi sống dùng lâu dài thường xuyên cho đời sống hàng ngày của nông dân. b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống nhằm đạt được mục tiêu và hiệu quả kinh tế của ngành, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết việc làm đang dư thừa ở nông thôn. Để phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả cần đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu hút lao động vào sản xuất trong ngành. Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, tìm đối tác đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thường xuyên mở rộng các lớp đào tạo ngắn hạn, tại chỗ để nâng cao tay nghề cho người lao động, nhất là những người làm công tác thiết kế mẫu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng mẫu mã của các đối tượng khách hàng. Đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá từng khâu sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và xúc tiến bán hàng, tăng cường công tác marketing cho mọi đối tượng cán bộ và công nhân viên cũng như công nhân trực tiếp sản xuất hiểu rõ và cùng tham gia vào nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Triển khai mạng lưới điện về bản làng - Huy động vốn Nhà nước và nhân dân cùng làm với tỷ trọng vốn của Nhà nước là 70% còn lạicủa dân. - Thúc đẩy nhanh chóng nhà máy chế biến cà phê tại xã Liệp Tuyết, nhăm giải quyết lao động và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. - Xây dựng nhà máy chế biến kẹo, chế biến chuối xuất khẩu Xây dựng xã có khu công nghiệp chế biến để tiêu thụ nông sản phẩm của nông dân và tạo đà tăng giá trị sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu. c. Đối với ngành dịch vụ Các ngành dịch vụ: thông tin, ngân hàng, thương mại, xây dựng, giao thông… trong toàn xã cần đầu tư, nâng cấp đóng mới các trang thiết bị và các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hoá đầy đủ kịp thời, đúng kênh đúng luồng hàng và thời gian quy định. Không ngừng nâng cao chất lượng đường xá, nâng cao trình độ kinh doanh thương mại dịch vụ ở tất cả các ngành cho người quản lý và làm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần của nhân dân.. Tiếp tục tu sửa tuyến đường đê bao ngoài đoạn đường từ đường cao tốc Láng Hoà Lạc bằng cách huy động vốn nhà nước và nhân dân cùng làm dài 3,4 km đường nhựa. - Huy động vốn để mở tuyến đường mới qua thị trấn Quốc Oai đến các xã lân cận với vốn ngân sách và vốn góp của dân. Ngành Thương mại và du lịch cần kiểm tra lại đăng ký buôn bán của các hộ và cấp giấy phép buôn bán theo đúng nguyên tắc, đúng luật pháp. tìm kiếm nguồn hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để mở rộng sản xuất. Thúc đẩy những địa điểm có thể xây dựng khu du lịch sinh thái tự nhiên và du lịch dân tộc. Ngành ngân hàng tìm nguồn vốn từ thu nhập từ 17 -20% GDP.Năm 2003 phấn đấu thu được hơn 2 tỷ kíp. Phải thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, phấn đấu cân đối thu chi trong các ngành trong xã . Không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ tài chính, ngân hàng để thực hiện đúng nguyên tắc tài chính bảo tồn được vốn nhằm cung cấp vốn cho nhân dân vay đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả. 4.4.4 Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ, sử dụng cán bộ với nhiều hình thức để họ đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới. Tuyển đi học đại học giai đoạn năm 2005 đến 2010 từ 2 - 5 người; cao đẳng 1- 3 người; trung cấp 4 - 5 người. Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo cán bộ quản lý kinh tế và cán bộ khoa học kỹ thuật. Chú trọng bồi dưỡng cán bộ ở thôn nhất là trưởng thôn, thống kê, kế hoạch và tài chính thôn để đáp ứng yêu cầu của thôn là đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thúc đẩy quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Đầu tư phát triển giáo dục có chất lượng, đáp ứng số lượng và chất lượng giáo viên để nâng cao trình độ và năng lực của họ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh. Xoá nạn mù chữ hiện có đạt 50% đến năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010. Phấn đấu vận động mọi người đến tuổi đi học phải đến trường học tập, tránh nạn tái mù chữ như hiện nay. Có chính sách khuyến khích học tập cho những học sinh giỏi ở mọi cấp, thành lập hội phụ huynh để mọi người có trách nhiệm cùng nâng cao chất lượng nguồn lực. Tuyên truyền mọi người dân gìn dữ sức khỏe, gìn dữ vệ sinh hạn chế bệnh sốt rét, thành lập những nhà thuốc nam để giải quyết tức thời khi bệnh viện chưa đáp ứng được. Tăng cường dự án nước sạch, vệ sinh môi trường và xây dựng gia đình văn hoá mới ở các thôn. Thông tin văn hoá cần phát triển tốt, nâng cấp truyền tin hàng ngày cho nhân dân nhằm góp phần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn đã đặt ra. 4.4.5 Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá - Chính sách ruộng đất Thực hiện chính sách này xã Liệp Tuyết cần nhanh chóng hoàn chỉnh việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho hộ nông dân tạo điều kiện cho các hộ gia đình yên tâm sản xuất và đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng tài nguyên đất đối với việc sản xuất kinh doanh hàng hoá. Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các hướng dẫn cụ thể để thể chế hoá trong thực tiễn các quyền của người được giao ruộng đất như luật đất đai nhà nước đã ban hành, nhằm khuyến khích các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn để họ sản xuất và thành lập trang trại. Mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo hướng sản xuất tập trung theo vùng sản xuất và chuyên môn hoá sản xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình được giao đất nhưng không trực tiếp sản xuất mà làm các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn để họ chuyển nhượng cho các hộ có nhu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Thực hiện khoán hoặc đấu thầu những phần đất còn có khả năng khai thác đưa vào sản xuất hiện do chính quyền địa phương quản lý cho các hộ gia đình có nhu cầu sản xuất. - Chính sách về giá cả Giá cả là một vấn đề kinh tế quan trọng thể hiện quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, Nhà nước và nông dân, thành thị và nông thôn. Vì vậy Chính phủ thực hiện sự can thiệp của mình đối với các sản phẩm nông nghiệp thông qua chính sách giá như: xác định giá trần hoặc giá sàn, thực hiện quỹ bình ổn giá để ổn định giá cả trong nông nghiệp. Chính phủ thực hiện chính sách này đối với sản phẩm hàng hoá thông qua trợ giá đầu vào cho sản xuất và trợ giá đầu ra (nông sản xuất khẩu) nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu sản phẩm hàng hoá. - Chính sách Marketing: Thông qua hệ thống tiêu thụ nông sản, Nhà nước cần xây dựng một chính sách marketing phù hợp. ổn định giá cổng trại và làm tăng giá cổng trại, giảm chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở xã Liệp Tuyết chính sách marketing trong nông nghiệp nói chung nên áp dụng là: Thành lập các tổ chức marketing của Chính phủ để thực hiện các công việc marketing cho các sản phẩm chủ yếu như trợ giá đầu vào hay cung cấp tín dụng, khuyến nông và phát triển cơ sở hạ tầng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền trên thị trường. Hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác đặc biệt quan trọng cho nông dân, những người có lượng hàng hoá nhỏ đưa ra thị trường sẽ giúp cho họ có sức mạnh để thương lượng và mặc cả khi bán sản phẩm của mình. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho marketing như: giao thông, thông tin... Xoá bỏ các hàng rào thuế quan trong nước để hàng hoá được vận chuyển một cách dễ dàng và có hiệu quả từ nơi thừa đến nơi thiếu. - Thành lập các trung tâm thị trường và các trạm thị trường ở xã hay tại chợ nông thôn để giúp cho nông dân ra quyết định và lựa chọn khối lượng hàng hoá phân phối cho thị trường. Nhà nước thực hiện điều hoà cung - cầu, trực tiếp can thiệp vào các kênh thị trường bằng các biện pháp: + Hình thành các kho dự trữ sản phẩm điều hoà cung - cầu, bán ra (để tăng cung) và mua vào (để tăng cầu) theo định hướng giá nông sản của Nhà nước quy định. Quy định có thời hạn (giá trần và giá sàn) giá tối đa hay giá tối thiểu từng loại sản phẩm chủ yếu để điều tiết giá cả thị trường. + Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển lưu thông nông sản phẩm như xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trước hết là trạm bưu điện theo bản, theo xã và giao thông nông thôn... + Điều hành tỷ giá hợp lý để xuất khẩu sản phẩm hàng hoá. + Hình thành một số tổ chức như: tổ chức dự báo thị trường, điều tra, khảo sát sự biến động của thị trường trong nước và ngoài nước, hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường và tìm kiếm thị trường. Xây dựng thuế xuất nhập khẩu hợp lý, coi đó là công cụ chủ yếu để điều tiết sản xuất và giá cả trong nước. Các chính sách về thị trường và giá cả đối với từng hàng hoá phải linh hoạt theo tình hình cụ thể ở từng địa phương, từng công ty, nhà máy. * Chính sách về vốn đầu tư cho sản xuất - Chính sách về vốn đầu tư đối với phát triển sản xuất để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng SXHH ở xã Liệp Tuyết cần được tiếp tục cải tiến theo hướng chủ yếu là phát triển rộng rãi các hình thức tín dụng ngoài hệ thống tín dụng Nhà nước; tổ chức rộng rãi trong khuôn khổ pháp luật các tổ chức tài chính - tiền tệ phi chính thức. Trước mắt, cần có chính sách khuyến khích đa dạng hoá các hoạt động tiền tệ - tín dụng ở nông thôn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá như ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Thương mại, HTX tín dụng, quỹ tín dụng, tổ hợp tác tương trợ… Để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất hàng hoá theo hướng SXHH của xã Liệp Tuyết trong những năm tới cần phải có chính sách tài chính phù hợp nhằm thu hút được các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất. Theo chúng tôi, chính sách này cần được hướng vào việc huy động vốn từ các nguồn: Tạo vốn và thu hút vốn đầu tư trong nước trên cơ sở khuyến khích sự đầu tư vốn tự có của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn tự có của các hộ gia đình và các nguồn vốn từ các chương trình đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đầu tư cho sản xuất, chế biến, bảo quản...ở những vùng trồng quy mô lớn sản xuất hàng hoá. Vay vốn tín dụng của Nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng. Huy động và thu hút vốn từ nước ngoài thông qua việc kêu gọi đầu tư, tham gia hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết sản xuất kinh doanh với các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và cá nhân về hàng hoá. Thông qua đầu tư, dự án, hợp tác với nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi không những sẽ giải quyết được nhu cầu về vốn cho sản xuất mà còn có thể tranh thủ củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm hàng hoá như: thông qua đầu tư xây dựng vùng sản xuất, cơ sở chế biến, bảo quản, nghiên cứu lai tạo giống... gắn với bao tiêu sản phẩm, cho sử dụng các kênh phân phối, sử dụng nhãn hiệu của các nhà đầu tư... sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng SXHH có hiệu quả hơn. * Giải quyết tốt vấn đề xã hội và hoàn thiện môi trường pháp lý Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi giải quyết triệt để các vấn đề xã hội như: đoàn kết dân tộc, chống các hủ tục lạc hậu, phản khoa học, mê tín dị đoan, xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ mù chữ, trẻ em suy dinh dưỡng và bảo vệ môi trường nhưng đồng thời phải tôn trọng các phong tục tập quán của từng dân tộc, từng dòng họ, từng bản làng. Trong những năm vừa qua việc chuyển đổi nền kinh tế của xã theo cơ chế thị trường đã bước đầu tạo được nhiều yếu tố cần thiết của môi trường pháp lý. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cần: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số bộ luật và những văn bản dưới luật. Tổ chức thi hành pháp luật thực sự là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và gian nan.Trong nhiều trường hợp, nó giữ vai trò quyết định tới sự thành bại của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc xây dựng các văn bản luật sát hợp với điều kiện thực tế đã khó nhưng việc thực hiện nghiêm túc còn khó hơn nhiều. Do đó, phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, phổ cập luật pháp, nâng cao trình độ tư duy pháp luật trong dân chúng. Việc tổ chức thi hành pháp luật phải đi đôi với việc giám sát, kiểm tra chấp hành. Đồng thời, phải qua hoạt động triển khai chấp hành luật mà tiến hành sơ kết, tổng kết nhằm bổ sung hoàn thiện quy trình làm luật cũng như công tác tổ chức thi hành luật nhằm đảm bảo cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra an toàn, đúng hướng. Phần V Kết luận và kiến nghị 5.1 Kết luận * Cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận của kinh tế nông thôn trong phạm vi không gian và thời gian nhất định, nó phản ánh mối quan hệ giữa các ngành, vùng và thành phần kinh tế trong nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Lợi dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, các địa phương, các đơn vị sản xuất trong xã. Hướng cho các chủ thể sản xuất đi vào sản xuất kinh doanh hàng hoá có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và xã hội. Nó thay đổi cách suy nghĩ và cách làm của người dân nông thôn đối với các ngành sản xuất. Tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở nguồn lực sẵn có để tăng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông thôn của xã Liệp Tuyết. Nó làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra hợp lý hơn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều nhân tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của nó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế trong nông thôn. * Thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới nền kinh tế nông thôn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế mọi người dân và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm qua những thành tựu đạt được trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của nước kinh tế nông nghiệp từ chỗ chiếm 61,2% trong cơ cấu GDP vào năm 1990 đến năm 2002 nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 50,6%, công nghiệp chiếm 24,5%, dịch vụ chiếm 24,9%; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, hạ tầng cơ sở được chú trọng đầu tư đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng trong nông thôn . * Hoà nhập với khí thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của cả nước, xã Liệp Tuyết cũng đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của mình và bước đầu thu được thắng lợi đáng kể đời sống nhân dân nông thôn được cải thiện lương thực bình quân đầu người đạt 250 kg/năm đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm xuống đến nay chỉ còn 12,5%. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ không ngừng ngày một tăng lên. Kết quả kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết có những chuyển đổi tích cực. Kinh tế nông thôn giai đoạn 2000 - 2002 có mức tăng trưởng khá ở tất cả các ngành, năm 2002 mức tăng trưởng GDP của nông nghiệp tăng 13,88%, công nghiệp tăng 34,93%, dịch vụ tăng 7,53%, với mức tăng như vậy đã làm cho tốc độ tăng bình quân 3 năm 2000 - 2002 của nông nghiệp là 6,71%, công nghiệp: 16,16%, dịch vụ: 3,69%. Trong nông nghiệp thì GDP của ngành trồng trọt và chăn nuôi giảm từ 49,77% xuống còn 42,34%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 5,25% đến 6,52%; xây dựng cơ bản tăng từ 5,32% lên 5,62% và dịch vụ tăng từ 11,81% lên 13,2%. Đây là kết quả đáng khích lệ nó góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân nông thôn. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trong nội bộ từ ngành cũng có chiều hướng tích cực: trong nông nghiệp ngành trồng trọt đang có xu hướng giảm xuống nhường chỗ cho ngành chăn nuôi phát triển. Năm 2002 so với năm 2000 trồng trọt giảm xuống 3,41% và cơ cấu của nó giảm xuống từ 74,8% giảm chỉ còn 70,6% vào năm 2002. Chăn nuôi tăng lên từ 25,2% năm 2000 lên tới 29,4% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Xét trong nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ thì tốc độ tăng của ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rất đáng khích lệ, đặc biệt là ngành điện tăng 110,36%, sản xuất nước đá tăng 93%, xay xát gạo và cà phê tăng 23,23%, dệt bằng tay tăng 50,93% vào năm 2002 so với năm 2000. Ngành dịch vụ đang có chiều hướng phát triển mạnh cơ cấu giá trị GDP chiếm trong tổng GDP của các ngành kinh tế ở nông thôn ở mức 16,28% vào năm 2002. Trong nội bộ ngành dịch vụ thì ngành thương mại chiếm 57,7%, ngân hàng 29%, xây dựng cơ bản 9,77%, vận tải chiếm 1,1%, thông tin viễn thông: 1,12%, dịch vụ đời sống 1,1%. Trong thời gian 3 năm tuy ngắn ngủi nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của thành phần kinh tế quốc doanh có mức tăng trưởng khá từ 13,6% tăng lên 14,8% vào năm 2002, nó đã và đang khẳng định vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết. * Kết quả đạt được của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trên đây chỉ là bước đầu đáng khích lệ, tuy vậy trong quá trình chuyển đổi còn nhiều điều đáng lưu tâm nghiên cứu giải quyết đó là: Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu ngành còn mất cân đối, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 77,51%; trong nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao 70,6%. Do tốc độ cơ cấu chuyển đổ chậm nên kéo theo sự phân bổ nguồn lực cũng diễn ra chậm chạp và sử dụng hiệu quả thấp, năng suất lao động chưa cao. Lao động vẫn tập trung trong nông nghiệp năm 2002 còn 80,24%, nhưng chỉ tạo ra 77,51% GDP, trong khi đó công nghiệp chiếm 7,21% tạo ra 6,22%, dịch vụ là 12,3% tạo ra 16,28% GDP. Năng suất lao động còn thấp, một lao động nông nghiệp tạo ra GO là 3,963 triệu đồng/ năm và 2,499 triệu kíp GDP. Năng suất lao động của ngành công nghiệp là 4,159 triệu đồng/năm về giá trị sản xuất và 2,158 triệu đồng GDP. Năng suất lao động ngành dịch vụ tạo ra giá trị sản xuất là 7,8 triệu đồng và 3,423 triệu đồng/năm về GDP. * Mục tiêu phấn đấu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá của xã Liệp Tuyết trong những năm tiếp theo giai đoạn 2005 - 2010 có những bước phát triển đột phá trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng như dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2005 và 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân phải đạt 7,2,5% và 12,5% tương ứng là 136.086 triệu đồng và 218.209 triệu đồng về giá trị sản xuất và 60.257 triệu đồng và 73.665 triệu đồng về giá trị gia tăng. Nền kinh tế của xã có cơ cấu GDP vào năm 2005 là: Nông nghiệp: 71,4%; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 7,8%; dịch vụ: 20,8%. Năm 2010 là: Nông nghiệp: 59,33%; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 10,85%; dịch vụ: 29,83%. Lương thực năm 2010 đạt 24.468 tấn qui thóc, bình quân đầu người năm 2005 đạt 333 kg, năm 2010 đạt 383 kg. giá trị sản xuất/người đạt năm 2005 - 2010 đạt 2,267 - 3,457 triệu kíp; GDP/người đạt 1,406 - 1,946 triệu kíp. Tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2005 còn 6,5% và phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói nghèo. Để đạt được các chỉ tiêu đặt ra, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất và kỹ thuật. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ các ngành các cấp, nhất là được sự phối hợp giúp đỡ của Nhà nước và sự hợp tác giúp đỡ của quốc tế. Những giải pháp chủ yếu cần thực hiện đó là: - Giải pháp về thị trường: cần có chiến lược phát triển thị trường và hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và ổn định. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước và khu vực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giải pháp về quy vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá cao, có một cơ cấu hợp lý chọn những cây trồng vật nuôi phát triển nhiều sản xuất hàng hoá và kinh doanh có hiệu quả cao - Tăng cường đầu tư và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Trong nông nghiệp chú trọng công tác giống cây trồng vật nuôi, cung ứng đầy đủ vật tư phân bón có chất lượng và kịp thời vụ, giải quyết đủ nước tưới tiêu khoa học đồng thời tổ chức tốt công tác khuyến nông. Thực hiện thâm canh liên tục và thâm canh ngay từ đầu trong nông nghiệp nhất là cây dài ngày và phát triển chăn nuôi đại gia súc. - Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để có trình độ tiếp thu khoa học quản lý kỹ thuật và thị trường - Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là đầu tư vốn và sử dụng hợp lý cho các ngành kinh tế trong quá trình chuyển đổi. - Thực hiện tốt các chính sách kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn xã và mọi vùng nông thôn xa xôi hẻo lãnh, phấn đấu phát triển kinh tế trong mọi vùng ở xã có cuộc sống ấm no đầy đủ và hùng cường, gia đình, thôn xóm kiểu mới và gia đình văn hoá mới. Tất cả các biện pháp chủ yếu trên đây được thực hiện thì quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ đạt được hiệu quả cao. Năng suất lao động đến năm 2005 - 2010 một lao động làm ra được 4,5 - 6,7 triệu đồng/năm về giá trị sản xuất và GDP tính cho một lao động là 2,7 - 3,8 triệu đồng/năm. Hiệu quả sử dụng vốn đạt được ngày càng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. 5.2 Kiến nghị - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xã Liệp Tuyết trong những năm tới có nhiều lợi thế so sánh để phát triển song cũng không ít những khó khăn. với sự phát huy nội lực của cán bộ nhân dân trong xã cũng cần sự giúp đỡ của các cấp các ngành, nhất là cấp tỉnh và Nhà nước cùng với sự tác động giúp đỡ của bên ngoài từ các nước trong khu vực và quốc tế. - Phát triển nhanh đàn bò để trở thành hàng hoá xuất bán cho các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. - Có phương án và xây dựng năng suất phát triển nuôi trồng thuỷ sản để sử dụng hết diện tích ao rất lớn trên điạ bàn xã Đề nghị giúp đỡ về vốn và khoa học công nghệ mới của các cấp, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, cộng với sự nỗ lực của nhân dân trong xã chắc chắn rằng quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết trong những năm tới thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao. Danh mục những chữ viết tắt PCLB Phòng chống lụt bão QLĐĐ Quản lý đê điều FCR Hệ số chuyển hoá XDCB Xây dựng cơ bản BQL Ban quản lý GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NPV Giá trị hiện tại ròng của dự án IRR Hệ số nội hoàn của dự án LĐ Lao động NK Nhân khẩu VN Việt Nam UBND Uỷ ban nhân dân TƯ Trung ương KHCN KHoa học công nghệ DT Doanh thu SX Sản xuất Mục Lục Phần I : Mở Đầu…………………………………….. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………… 1.2 Mục đích nghiên cứu …………………………………………… 1.2.1 Mục đích chung…………………………………………………. 1.2.2 Mục đích cụ thể…………………………………………………. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………… Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… Phạm vi nghiên cứu………………………………………………… Phần II: Tổng quan Tài liệu……………………… 2.1 Một số khái niệm chủ yếu liên quan đến đề tài……………… 2.1.1 Cơ cấu kinh tế ………………………………………………… 2.1.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn ………………………………………… 2.1.3 Hàng hoá và sản xuất hàng hoá………………………………… 2.1.4 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá…………………………………………………………………………… 2.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn……………………… 2.2.1 Cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự tác động của các yếu tố khách quan…………………………………………………………………………… 2.2.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính lịch sử, xã hội nhất định… 2.2.3 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn không ngừng vận động, biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hợp lý và có hiệu quả… 2.2.4 Chuyển đổi CCKTNT là một quá trình luôn phù hợp với quy luật thực tế khách quan…………………………………………………… 2.2.5 Chuyển đổi CCKTNT vận động, phát triển trên một địa bàn rộng lớn phức tạp…………………………………………………………… 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu KTNT….. 2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên ……………………… 2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế – Xã Hội………………………… 2.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức – kỹ thuật………………… 2.4 Những kinh nghiệm chủ yếu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của một số nước trong khu vực ………………………………. 2.4.1 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp ………… 2.4.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp nông thôn với nhiều hình thức đa dạng ………………………… 2.4.3 Chuyển đổi từ nền sản xuất tự nhiên tự cấp tự túc sang ngành nông nghiệp đa canh………………………………………………………… 2.4.4 Kinh nghiệm của Việt nam………………………… Phần III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ………………… 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………… 3.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên ……………………………………… 3.1.2 Vàu nét về đặc điểm kinh tế – xã hội của xã Liệp Tuyết………… 3.1.3 Những tiềm năng thách thức và khó khăn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết ……………………………………… 3.1.3.1 Những lợi thế tiềm năng của xã Liệp Tuyết ……………… 3.1.3.2 Những trở ngại và thách thức ………………………………… 3.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 3.2.1 Xác định địa bàn nghiên cứu………………… 3.2.2 Thu thập tài liệu 3.2.2.1 Thu thập tài liệu đã công bố ………………………………… 3.2.2.2 Thu thập số liệu mới………………………………………… 3.2.3 Công cụ sử lý số liệu và phương pháp phân tích số liệu ……… 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu dùng phân tích …………………. PHần IV Kết quả nghiên cứu ……………………… 4.1 Khái quát thực trạng và xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xã Liệp Tuyết – Quốc Oai- Hà tây…………………… 4.1.1 Kết quả phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế xã Liệp Tuyết …… 4.1.1.1 Cơ cấu sản xuất của các ngành kinh tế ……………………… 4.1.1.2 Cơ cấu thu nhập………………………………………………. 4.1.1.3 Cơ cấu lao động………………………………………………. 4.1.2 Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ……… 4.2 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết … Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết Cơ cấu kinh tế nông thôn phân theo nội bộ ngành của xã Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp …………………. 4.2.2.2 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ………………………………………………………………………. 4.3 Đánh giá chung sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của xã Liệp Tuyết trong những năm qua……………………………… Những thành tựu đạt được………………………………………… Ngành nông nghiệp ………………………………………… Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…………… Văn hoá xã hội……………………………………………… Những tồn tại cần khắc phục………………………………… 4.3 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ câú kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã Liệp Tuyết............................ 4.3.1 Quan điểm chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở xã Liệp Tuyết………………………………………………………………… 4.3.2 Định hướng và chỉ tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn … 4.3.3 Giải pháp về thị trường …………………………………………… 4.3.4 Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực…………………………… 4.3.5 Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá…. Phần V Kết luận và kiến nghị……………………… 5.1 Kết luận ………………………………………………………..... 5.2 Kiến nghị ………………………………………………………… Sơ đồ 2 : Sơ đồ tóm tắt bố trí ao nuôi Mương cấp nước Sân phơi bùn Máy đảo nước Ao chứa nước Ao nuôi tôm Chất cặn bã Cống xi phông chất cặn bã Mương thoát nước Sơ đồ 1: Biểu diễn sản lượng thuỷ sản xuất khẩu qua các năm Bảng 1: Diễn biến khí hậu thời tiết qua các năm ở xã Liệp Tuyết Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.Nhiệt độ (oC) 22,6 23,6 23,1 24,5 23,8 23,7 24,4 24.6 2.Lượng mưa (mm) 1466 2478 1708 1755 2179 23.63 2125 2075 3. Độ ẩm (%) 74 75 73 71 75 73 75 73 4. Tốc độ gió (m/s) 60 20 30 27 20 25 27 25 Nguồn: Trạm khí tượng & Thuỷ văn xã Liệp Tuyết Bảng 2: Tình hình khí hậu thời tiết qua các tháng trong năm 2003 của xã Liệp Tuyết Tháng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.Nhiệt độ (oC) 21,1 23,5 26,5 27,1 26,9 26,1 25,5 24,8 24,5 24,4 23,3 23,1 2.Lượng mưa (mm) - - 25 213 191 262 577 487 333 152 6 22 3. Độ ẩm (%) 67 60 63 68 74 79 83 83 83 78 79 73 4. Tốc độ gió (m/s) 0,8 0,9 12 20 25 17 17 12 07 09 13 09 Nguồn: Trạm khí tượng & Thuỷ văn xã Lliệp Tuyết Biểu 3: Tình hình đất đai của xã Liệp Tuyết Huyện Quốc Oai qua 3 năm 2001 - 2003 ĐVT : ha Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh % SL CC % SL CC % SL CC % 02/01 03/02 03/01 Tổng diện tích 363,9 100 363,9 100 363,9 100 100 100 100 I - Đất nông nghiệp 265,9 0.7307 264,7 0.727 260,8 0.717 99.5 98.53 98.08 Đất ruộng hoa màu 165.9 0.6239 164.7 0.622 160.3 0.617 99.3 97.63 96.93 Đất vườn 80 0.482 80 0.486 80 0.498 101 100 100 Đất mặt nước(thuỷ lợi) 20 0.25 20 0.25 20 0.25 100 100 100 II - Đất chuyên dùng 18 0.9 20 1 25 1.25 111.1 125 138.9 Đất xây dựng 11 0.61 13.7 0.685 14.7 0.588 124.5 107.3 133.6 Đất giao thông 5 0.45 6.3 0.46 8 0.544 126 127 160 Đất thuỷ lợi 2 0.4 2 0.317 2.3 0.288 100 115 115 Đất chuyên dùng khác 0 0 0 0 1 0.435 - - - III - Đất ở 90 - 91 - 96 - 101.1 105.5 106.7 Đất đô thị 80 0.889 81 0.89 83 0.805 101.3 102.5 103.8 Đất nông thôn 10 0.125 10 0.123 13 0.157 100 130 130 IV - Đất chưa sử dụng 72 7.2 69 6.9 59 4.538 95.83 85.51 81.94 Biểu 4: Tình hình dân số và lao động của xã liệp tuyết Huyện Quốc Oai qua 3 năm 2001 - 2003 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 So sánh % SL CC % SL CC % SL CC % 01/00 02/01 BQ 1 - Tổng số dân Người 4749 100 4752 100 4774 100 1 1 4758 Số Nữ Người 2374 49.98 2381 50.00 2387 50 1.003 1.003 2381 2 - Tổng số hộ hộ 691 29.107 695 29.19 697 29.2 1.006 1.003 694.3 Hộ nông nghiệp hộ 363 52.53 363 52.23 360 51.65 1 0.992 362 Hộ phi nông nghiệp hộ 328 90.35 332 91.46 337 93.61 1.012 1.015 332.3 3 - Tổng lao động lđ 2789 850.3 2799 843.1 2810 804.2 1.004 0.968 2766 Lao động nông nghiệp lđ 1384 49.62 1376 49.16 1366 50.41 0.994 0.993 1375 Lao động phi nông nghiệp lđ 1405 101.51 1423 103.4 1444 105.7 1.013 1.015 1424 4 - Một số chỉ tiêu bình quân - 0 - 0 - 0 - - 0 Nhân khẩu/hộ Người 4.45 0 4.39 - 4.32 0.987 0.984 4.387 Lao động/hộ lđ 2.02 45.16 2.07 47.15 2.14 49.54 1.03 1.034 2.073 Lao động NN/hộ NN lđ 4.47 222.38 4.65 224.6 4.29 200.5 1.04 0.923 4.47 Nguồn số liệu : Niên giám thống kê xã liệp tuyết Huyện Quốc Oai Bảng 5 : Lao động phân bổ theo ngành của xẫ Liệp Tuyết Huyện Quốc Oai năm 2001- 2003 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Số lượng So sánh % 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 2003/2001 BQ Tổng số lao động 2789 2799 2810 1.0004 1.004 1.008 2799 1 - Lao động trồng trọt 1023 864 752 0.827 0.889 0.735 837.7 2 - Lao động chăn nuôi 987 512 614 0.479 1.199 0.622 704.3 3 - Lao động DV, lao động khác 789 1723 1444 1.804 1.025 1.83 1219 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp của xã liệp tuyết Huyện Quốc Oai năm 2001 - 2003 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Chung toàn ngành Theo ngành Chung toàn ngành Theo ngành Chung toàn ngành Theo ngành Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ I - Theo tỉ trọng 1 - Lao động % 100 70,25 23,50 6,70 100 64,81 27,35 7,84 100 60,28 31,63 8,09 2 - GO % 100 65,39 26,06 8,54 100 62,92 30,,11 6,96 100 58,77 34,94 6,27 3 - GDP % 100 66,32 26,89 6,79 100 61,47 32,12 6,41 100 57,44 35,07 7,49 II - Theo GT sáng tạo 1 - Giá trị GO tr đồng 8,82 7,52 9,12 9,82 8,44 7,88 9,22 8,22 8,74 9,16 10,54 6,52 2 - Giá trị GDP tr đồng 5,37 4,95 6,11 5,07 5,50 5,06 6,47 4,98 7,00 6,88 8,14 5,98 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Bảng 7 : Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu của xã Liệp Tuyết 2001 - 2003 Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 So sánh 01/00 02/01 BQ 1 - Sản lượng lương thực quy thóc tấn 54708 50479 53206 92,27 105,40 98,84 2 - Tổng giá trị sản xuất tr đồng 241885 256865 287696 106,19 112,00 109,10 3 - Tổng giá trị gia tăng tr đồng 157068 168990 221304 107,59 130,96 119,27 4 - Giá trị hàng hoá tr đồng 54026 58168 83751 - - - 5 - Cơ cấu kinh tế % 66,3 38 33 57,32 86,84 72,08 6 - Giá trị GDP/ 1 lao động NN tr đồng 5,37 5,5 7 102,42 127,27 114,85 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Bảng 8: Kết quả sản xuất của xã Liệp Tuyết qua 3 năm 2001 - 2003 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh % GO CC % GO CC % GO CC % 01/00 02/01 BQ I - Tổng giá trị sản xuất 63055 100 77352 100 100543 100 122,67 129,98 126,33 1 - Gia súc 43787 69,44 54753 70,78 71576 71,19 125,04 130,73 127,88 Lợn 43370 99,05 54318 99,21 71562 99,98 125,24 131,75 128,49 Trâu 108 0,25 299 0,55 0 0,00 276,85 0,00 138,43 Bò 309 0,71 136 0,25 14 0,02 44,01 10,29 27,15 2 - Gia cầm 13696 21,72 16721 21,62 21614 21,50 122,09 129,26 125,67 Gà 12416 90,65 14899 89,10 19091 88,33 120,00 128,14 124,07 Vịt 858 6,26 1330 7,95 1164 5,39 155,01 87,52 121,27 Ngan 422 3,08 492 2,94 1359 6,29 116,59 276,22 196,40 3 - Chăn nuôi khác 170 0,27 320 0,41 382 0,38 188,24 119,38 153,81 4 - Chăn nuôi giết thịt 360 0,57 498 0,64 581 0,58 138,33 116,67 127,50 5 - SP phụ chăn nuôi 5042 8,00 5060 6,54 6390 6,36 100,36 126,28 113,32 II - Giá trị hàng hoá 31527 100,00 36834 100,00 45701 100,00 116,83 124,07 120,45 1 - Gia súc 21198 67,24 25091 68,12 32319 70,72 118,36 128,81 123,59 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Bảng 9 : Quy mô đàn gia súc, gia cầm của huyện Mỹ Hào qua 3 năm 2001 - 2003 ĐVT : con Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tốc độ phát triển % 02/01 03/02 BQ I - Đàn gia súc 38651 38801 41301 100,39 106,44 103,42 1 - Đàn trâu 1403 1558 1350 111,05 86,65 98,85 Trâu cày kéo 1333 1402 1159 105,18 82,67 93,92 2 - Đàn bò 1205 1150 1044 95,44 90,78 93,11 Bò cày kéo 910 885 865 97,25 97,74 97,50 3 - Đàn lợn 36043 36093 38907 100,14 107,80 103,97 Lợn thịt 32843 32655 35380 99,43 108,34 103,89 II - Đàn gia cầm 487050 539285 577626 110,72 107,11 108,92 Gà 416150 439003 468500 105,49 106,72 106,11 Vịt, ngan 22180 23094 33572 104,12 145,37 124,75 Ngỗng 6090 6513 6425 106,95 98,65 102,80 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Biểu 10: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của huyện Mỹ Hào qua 3 năm 2001 - 2003 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tốc độ phát triển % GT CC % GT CC % GT CC % 02/01 03/02 BQ I - Tổng giá trị sản xuất 158172 100 161631 100 169098 100 102,19 104,62 103,40 1 - Cây lương thực 121971 77,11 128503 79,50 136146 80,51 105,36 105,95 105,65 2 - Cây thực phẩm 22380 14,15 19453 12,04 16373 9,68 86,92 84,17 85,54 3 - Cây CN hàng năm 850 0,54 888 0,55 369 0,22 104,47 41,55 73,01 4 - Cây hàng năm khác 33 0,02 41 0,03 96 0,06 124,24 234,15 179,19 5 - Cây lâu năm 5473 3,46 5786 3,58 8693 5,14 105,72 150,24 127,98 6 - Sản phẩm phụ 7466 4,72 6960 4,31 7421 4,39 93,22 106,62 99,92 II - Giá trị hàng hoá 12167 100,00 11545 100,00 28183 100,00 94,89 244,11 169,50 1 - Cây lương thực 4414 36,28 4265 36,94 10486 37,21 96,62 245,86 171,24 2 - Cây thực phẩm 4273 35,12 4368 37,83 11112 39,43 102,22 254,40 178,31 3 - Cây CN hàng năm 161 1,32 198 1,72 434 1,54 122,98 219,19 171,09 4 - Cây hàng năm khác 102 0,84 375 3,25 614 2,18 367,65 163,73 265,69 5 - Cây lâu năm 525 4,31 536 4,64 1194 4,24 102,10 222,76 162,43 6 - Sản phẩm phụ 2690 22,11 1768 15,31 4340 15,40 65,72 245,48 155,60 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết Bảng 11: Nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của các ngành kinh tế của xã Liệp Tuyết Chỉ tiêu BQ 01-03 2005 2010 So sánh (%) 05/03 10/05 Tổng số vốn 485.8 528.6 586.6 108.8102 110.97238 1. Nông - Lâm nghiệp 293.9 370 409.8 125.8932 110.756757 Nông nghiệp 211.6 228.7 246.3 108.0813 107.695671 Lâm nghiệp 99.7 18.5 38.1 18.55567 205.945946 2. Công nghiệp&TTCN  0 187.8 558.4 0 297.337593 3. Dịch vụ và XDCB 359.6 53.3 98.5 14.82202 184.803002 Dịch vụ 1640.9 175.1 188.7 10.67097 107.76699 Xây dựng cơ bản 93.9 103.1 118.4 109.7977 114.839961 71.9 77.2 82.9 107.3713 107.38342 Nguồn : Phòng thống kê xã Liệp Tuyết Bảng 12: Dự kiến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã Liệp Tuyết giai đoạn 2005- 2010 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2010 So sánh% 05/03 10/05 BQ 1. Dân số Người 4752 5431 6382 114.29 117.5 5522 2. Tỷ lệ tăng dân số % 2.85 2.81 1.79 98.596 63.7 2.483 3. Diện tích canh tác ha 11036 1203 1402 10.901 116.5 4547 4. Diện tích gieo trồng ha 1813 2112 2693 116.49 127.5 2206 5. Hệ số sử dụng RĐ lần 1.64 1.76 1.93 107.32 109.7 1.777 6. Số lượng lương thực quy thóc Tấn 1359 1807 2446 132.97 135.4 1871 7. Sản lượng thịt hơi XC kg 1230 13781 17571 1120.4 127.5 10861 8. Lương thực bình quân/ người tấn 250 333 383 133.2 115 322 9. Sản lượng thịt hơi/ người kg 22.7 23 27.5 101.32 119.6 24.4 10. GO bình quân / người tr đ 2.182 2.267 3.43 103.9 151.3 2.626 11. GDP bình quân / người tr.đ 1.269 1.406 1.98 110.8 140.8 1.552 12. Giá trị sản xuất (GO) tr.đ 1185.6 1360.4 2183 114.74 160.5 1576 13. Giá trị gia tăng ( GDP) tr.đ 6891.9 8439.3 1241.7 122.45 14.71 5524 Bảng 13 : Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của xã Liệp Tuyết giai đoạn 2003-2005 ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tốc độ phát triển % GT CC % GT CC % GT CC % 04/03 05/04 BQ I - Tổng giá trị sản xuất 67153 100 72189 100 78646 100 107,50 108,94 108,22 1 - Gia súc 46814 69,71 49662 68,79 54883 69,78 106,08 110,51 108,30 Trâu, bò 430 0,92 440 0,89 460 0,84 102,33 104,55 103,44 Lợn 46384 99,08 49222 99,11 54423 99,16 106,12 110,57 108,34 2 - Gia cầm 14408 21,46 16310 22,59 17614 22,40 113,20 108,00 110,60 3 - Chăn nuôi khác 182 0,27 196 0,27 216 0,27 107,69 110,20 108,95 4 - Chăn nuôi k giết thịt 385 0,57 405 0,56 440 0,56 105,19 108,64 106,92 5 - SP phụ chăn nuôi 5364 7,99 5616 7,78 5493 6,98 104,70 97,81 101,25 II - Giá trị hàng hoá 34627 - 38351 - 42816 - 110,75 111,64 111,20 III - Giá trị gia tăng 36424 - 41615 - 46501 - 114,25 111,74 113,00 Nguồn số liệu: Niên giám thống kê của xã Liệp Tuyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0011.doc
Tài liệu liên quan