Đề tài Thực trạng và một số nhận xét chung về tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì Chi nhánh A&C vẫn còn tồn tại một vài hạn chế: Thứ nhất, từ năm 2008 Chi nhánh bắt đầu thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mới do HLBi xây dựng, bởi vậy gây ra những khó khăn cho các KTV cũng như vẫn còn những hạn chế khi đưa vào thực tiễn Việt Nam. Do vậy cần có thời gian nhiều hơn để chương trình kiểm toán mới thực sự đi vào thực tiễn cũng như có những điều chỉnh để phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, thị trường nhân sự kiểm toán luôn biến đổi trong các công ty kiểm toán do đặc tính nghề nghiệp vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh phải cố những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nhân viên nhằm giữ gìn nhân lực như khen thưởng, ưu ái hơn trong việc sắp xếp phân công công tác đối với các KTV nữ đặc biệt là những người có gia đình, đang mang thai và có con nhỏ. Điều này sẽ giúp Chi nhánh ổn định được đội ngũ nhân viên cả về số lượng và chất lượng. Không những vậy, nguồn nhân lực kiểm toán thường còn rất trẻ vì vậy công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đối với mỗi nhân viên trong Chi nhánh cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những KTV có kinh nghiệm. Thứ ba, năm 2009 sẽ là một năm hết sức khó khăn cho tất cả các ngành trong nền kinh tế do cuộc khủng hoảng và kiểm toán cũng vậy, do vậy ngoài việc giữ uy tín đối với những khách hàng cũ Chi nhánh còn phải tăng cường hơn nữa việc quảng bá thượng hiệu để thu hút, tìm kiếm những khách hàng mới.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số nhận xét chung về tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin, và các hoạt động tư vấn khác theo yêu cầu của khách hàng như các vấn đề về pháp luật, đầu tư,… - Dịch vụ đào tạo: kinh tế càng ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi phải luôn luôn nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho nhân viên vì vậy A&C đã không ngừng quan tâm tới vấn đề đào tạo hơn nữa cho đội ngũ kiểm toán viên của mình. A&C đã kết hợp với các giáo viên, thạc sỹ, giáo sư, các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn cùng với ban lãnh đạo công ty tổ chức các khóa học, các chương trình huấn luyện nhằm đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên của mình cũng như các khóa học thep các yêu cầu khác. Hoạt động đào tạo của A&C bao gồm: đào tạo các lớp kế toán trưởng, đào tạo chuyên về đề về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kinh doanh chứng khoán, kiểm toán và kiểm toán nội bộ, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn,… - Dịch vụ kế toán: Với đội ngũ các nhân viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp khác nhau, A&C đã cung cấp một dịch vụ kế toán chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động kế toán mà công ty cung cấp bao gồm: ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách hàng; thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán; thiết kế triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ; tổ chức đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng… - Dịch vụ quản lý dự án: A&C đã rất quan tâm tới phát triển dịch vụ này, với lực lượng kỹ sư và thẩm định viên chuyên nghiệp về định giá công ty đã cung cấp dịch vụ này trong nhiều năm. Dịch vụ quản lý dự án của A&C bao gồm: quản lý chung dự án, tổ chức công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổ chức công tác đấu thầu,… Bảng 1.2. Tổng hợp doanh thu năm 2007, 2008 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chi nhánh Hà Nội Toàn công ty Chi nhánh Hà Nội Toàn công ty Kiểm toán BCTC 15,1 54,39 12,58 43,14 Kiểm toán XDCB xác định gtrị DN 2,49 14,24 1,71 8,74 Đào tạo tư vấn 0,17 5,46 0,17 3,14 Dịch vụ khác 0,09 4,27 0,058 2,19 Tổng 17,85 78,36 14,52 57,21 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Cùng với sự đa dạng hóa trong các dịch vụ cung cấp, A&C đã có một lượng khách hàng tương đối lớn quen thuộc trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, một dịch vụ chủ yếu của công ty thì mạng lưới của công ty đã mở rộng ra gần 2000 khách hàng trong 3 năm trở lại đây và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong những năm tới. Khách hàng của A&C bao gồm: các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, khách sạn ,ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí…Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các dự án trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện, cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. Hiện nay công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn đã có một trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh và một hệ thống 3 chi nhánh rải dọc theo chiều dài đất nước gồm: chi nhánh tại HàNội, chi nhánh tại Cần Thơ và chi nhánh tại Nha Trang- Khánh Hòa. Với thị trường rộng khắp như trên cũng như lượng khách hàng thường xuyên lớn như vậy thì A&C luôn coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên. Sau 16 năm hoạt động (1992 -2008), công ty A&C tự hào có một đội ngũ nhân viên được tuyển chọn và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống bao gồm 12 thạc sĩ kinh tế và có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế (ACCA), 53 kiểm toán viên cấp Nhà nước, 7 thẩm định viên được cấp chứng chỉ thẩm định viên, 57 cử nhân có 2 bằng Đại học, 45 cử nhân đại học Luật, 44 kĩ sư xây dựng, cao đẳng thẩm định giá. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên của A&C liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về pháp luật, kinh tế, thị trường… để có khả năng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, các kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp và đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại các nước Malayxia, Singapore, Philippines, Hongkong, Anh, Pháp,Bỉ,… 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TƯ VẤN, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN PHÒNG NGHIỆP VỤ 3 (KIỂM TOÁN XDCB) CÁC PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC (PHÒNG NGHIỆP VỤ 1, 2,4) BỘ PHẬN KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Quyền hạn và chức năng các bộ phận Giám đốc chi nhánh: trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động kinh doanh và là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh, là người có quyết định cao nhất về điều hành hoạt động của chi nhánh, quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung. Phó Giám Đốc chi nhánh: là người giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc. Phòng Quản trị tổng hợp: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hành chính, lưu trữ hồ sơ nhân viên, theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội quy của chi nhánh. Ngoài ra còn quản lý điều hành bộ phận lễ tân, tổ bảo vệ, đội xe, bộ phận tạp vụ. Bộ phận Kế toán: Bộ máy Kế toán của Chi nhánh được tổ chức theo mô hình tập trung, theo đó toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Chi nhánh. Định kỳ phòng Kế toán tại các Chi nhánh tính toán kết quả kinh doanh, lập Báo cáo rồi gửi về trụ sở chính của Công ty. Tại các Chi nhánh, bộ phận kế toán hạch toán riêng nhưng thực hiện theo chế độ hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nên bộ máy kế toán của Chi nhánh A&C tại Hà Nội rất gọn nhẹ, chỉ gồm ba nhân viên được phân công như sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Chi nhánh Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp 1 Kế toán tổng hợp 2 Trong đó: - Kế toán trưởng: giúp giám đốc công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công việc kế toán, tài chính thông tin kinh tế trong toàn Chi nhánh theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán hiện hành và trực tiếp chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính của Chi nhánh trước Giám Đốc. - Kế toán tổng hợp: Hai nhân viên kế toán tổng hợp theo sự phân công của kế toán trưởng thực hiện các công tác hạch toán và ghi sổ cũng như chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng. Hai nhân viên kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán vào sổ, thực hiện các quyết toán cuối kì của Chi nhánh. Ngoài ra kế toán tổng hợp cũng là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ. Do bộ máy kế toán của công ty còn nhỏ chỉ có ba người nên các kế toán tổng hợp cũng kiêm nhiệm chức năng của các nhân viên kế toán như kế toán tiền mặt, tiền gửi, TSCĐ hay kế toán thanh toán...kể cả thủ quỹ. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/10/N và kết thúc vào ngày 30/09/N+1. Đây là điểm khác biệt rất lớn với các doanh nghiệp khác, điều này rất phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực hoạt động của A&C và góp phần to lớn vào sự thành công của Công ty A&C nói chung cũng như của Chi nhánh A&C tại Hà Nội nói riêng. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty ghi sổ theo hình thức Nhật Ký Chung trên máy vi tính theo phần mềm AC Soft. Đây là một phần mềm kế toán do chính Công ty A&C tự thiết kế nên rất phù hợp với đặc thù hoạt động của Chi nhánh. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán tại Chi nhánh là Việt Nam Đồng (VNĐ) và hạch toán Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các phòng nghiệp vụ kiểm toán Báo cáo tài chính: Các phòng này thực hiện các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cho khách hàng. Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý về tất cả các hoạt động của các nhân viên trong phòng nghiệp vụ đó. Chi nhánh A&C tại Hà Nội có 3 phòng nghiệp vụ kiểm toán Báo cáo tài chính. Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB: Phòng này thực hiện các cuộc Kiểm toán báo cáo quyết toán XDCB, thẩm định đầu tư…Chi nhánh A&C tại Hà Nội chỉ có một phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB. Bộ phận tư vấn và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: chức năng chính của bộ phận này là thực hiện kiểm tra, soát xét các tài liệu kiểm toán đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán để phục vụ cho việc phát hành Báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, bộ phận này cũng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng. PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội Kiểm toán là một loại hình dịch vụ đặc biệt, đòi hỏi các KTV phải luôn tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp bao gồm chuẩn mực kế toán- kiểm toán hiện hành. Đây cũng chính là thước đo chất lượng của các cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C- chi nhánh Hà Nội cũng luôn không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để tạo uy tín hơn nữa đối với khách hàng và những công ty kiểm toán khác. Để đạt được chất lượng kiểm toán cao đồng nghĩa với việc giảm thiểu tối đa các rủi ro có khả năng xảy ra thì A&C chi nhánh Hà Nội đã xây dựng riêng cho mình một quy trình kiểm toán phù hợp với các đặc điểm hiện có của công ty. Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại Chi nhánh A&C Hà Nội Khảo sát và chấp nhận khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán Chứng kiến kiểm kê (nếu có) Thực hiện kiểm toán tại khách hàng Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán Bước 1: Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng Đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Giai đoạn này giúp kiểm toán viên thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, nắm bắt được những thông tin sơ bộ về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách thể kiểm toán. Trên cơ sở đó, các kiểm toán viên phần nào cũng đã xác định được những rủi ro tiềm tàng ẩn chứa trong hoạt động của khách hàng. Sau khi đánh giá các rủi ro kiểm toán mà công ty có thể gặp phải, Ban giám đốc sẽ quyết định có ký Hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho các khách hàng truyền thống hay không? Hiện nay mục tiêu hàng đầu của công ty là đạt được chất lượng kiểm toán cao nhất nên Ban giám đốc đã quyết định sẽ không ký các Hợp đồng kiểm toán có độ rủi ro quá cao. Trong Hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản chính sau: Điều 1: nội dung dịch vụ; Điều 2: luật định và chuẩn mực; Điều 3: trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên; Điều 4: báo cáo kiểm toán; Điều 5: phí dịch vụ và phương thức thanh toán; Điều 6: cam kết thực và thời hạn hoàn thành; Điều 7: hiệu lực và thời hạn hợp đồng; Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, Ban giám đốc sẽ phân công công việc cho từng phòng nghiệp vụ và trưởng phòng chịu trách nhiệm phân công các KTV thực hiện bao gồm phân công KTV làm trưởng nhóm và các trợ lý kiểm toán. Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán Các kiểm toán viên sau khi được phân công sẽ liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sau đó sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Đây được coi là bước công việc quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán. Nó là định hướng, kim chỉ nam hướng dẫn KTV những việc phải làm, tạo nên sự phối hợp tổng thể giữa KTV và trợ lý kiểm toán, giúp các KTV và các bộ phận có liên quan phối hợp hiệu quả với nhau, từ đó sẽ tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý. Kế hoạch kiểm toán cũng là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng với khách hàng. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện. Kế hoạch kiểm toán phải được phổ biến cho toàn bộ nhóm kiểm toán trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu và có thể được điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập ngay sau khi Chi nhánh A&C tại Hà Nội tổ chức cuộc họp ký kết hợp đồng với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán bao gồm các vấn đề sau: - Nhóm kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán; - Thời gian thực hiện cuộc kiểm toán: bao gồm thời gian kiểm toán tại khách hàng, thời gian tổng hợp và thời gian phát hành báo cáo chính thức; - Chi phí kiểm toán và phương tiện làm việc: là những nhận định ban đầu về chi phí kiểm toán và phương tiện làm việc cần có; - Thu thập thông tin cơ sở liên quan đến khách hàng; - Thực hiện thủ tục phân tích; - Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán; - Xem xét sự giúp đỡ của các chuyên gia (trong trường hợp lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đòi hỏi phải có đánh giá, nhận định của chuyên gia). - Xem xét tính liên tục hoạt động của khách hàng; - Lập chương trình kiểm toán. Trong đó chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành được công ty xây dựng gồm bốn bước: - Kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với các khoản mục đang kiểm toán. Trong nội dung này Công ty thường xem xét việc thực hiện các chính sách, các quy chế quản lý với các khoản mục, ghi chép kế toán có tuân thủ các chế độ kế toán và các quy định của Nhà nước hay không? - Phân tích soát xét: Kiểm toán viên thực hiện so sánh số dư của các khoản mục trong các năm tài chính khác nhau. Thực hiện việc tính toán và so sánh các tỷ suất tài chính giữa các năm và so sánh với số liệu chung của ngành, bước đầu đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng. - Kiểm tra chi tiết: Trong giai đoạn này kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết với từng khoản mục cụ thể và soát xét phạm vi sai phạm. Đây là công việc chủ yếu trong một cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các số liệu trên các sổ sách kế toán của khách hàng với nhau để kiểm tra hoạch kiểm toán viên cũng có thể thực hiện chọn mẫu để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và tính hợp lý của việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết kiểm toán viên thường yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho công việc của mình. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, mọi phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép đầy đủ trên giấy tờ làm việc. - Kết luận: Trên cơ sở các thủ tục đã tiến hành, kiểm toán viên đưa ra các kết luận của mình về phần hành mà mình đã kiểm toán: trung thực và hợp lý, còn sai sót, về hạch toán có tuân thủ chế độ của Nhà nước và các chính sách của Công ty hay không? Tuy chương trình kiểm toán được xây dựng chung cho tất cả các khách hàng nhưng tùy thựôc vào thực tế tại từng doanh nghiệp mà kiểm toán viên sẽ lựa chọn phần hành trọng yếu khác nhau vì vậy cách thức tiến hành kiểm toán cũng khác nhau. Kế hoạch kiểm toán đã được thực hiện xong thì KTV sẽ liên hệ với khách hàng về thời gian kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán đồng thời cũng phải gửi thư trước cho khách hàng danh sách các tài liệu cần cung cấp để khách hàng chuẩn bị trước nhằm giảm thiểu thời gian và công sức cho các kiểm toán viên thực hiện cũng từ đó giảm thiểu chi phí kiểm toán. Bước 3: Chứng kiến kiểm kê (nếu có) Trước khi chính thức kiểm toán hoặc trong khi tiến hành kiểm toán nếu thấy cần thiết KTV có thể yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm kê đối với một số phần hành cụ thể nhằm bổ sung cho bằng chứng kiểm toán. Quá trình chứng kiến kiểm kê được thực hiện thông qua 3 bước cơ bản nhằm đảm bảo tính tin cậy và khách quan của kết quả kiểm kê. - Chuẩn bị kiểm kê: KTV phải thu thập đươc kế hoạch kiểm kê, phương thức kiểm kê của khách hàng và yêu cầu khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết như danh mục hàng hóa, danh mục tài sản cố định,… - Chứng kiến kiểm kê: KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê mà chỉ đóng vai trò là người quan sát còn nhân viên của công ty khách hàng mới chính là người kiểm kê trực tiếp. KTV sẽ xem xét quá trình kiểm kê có chính xác không? đặc biệt là đối với kiểm kê tiền mặt, còn đối với kiểm kê hàng tồn kho thì KTV có thể chọn mẫu để khách hàng kiểm kê. - Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê: Sau khi chứng kiến kiểm kê, KTV sẽ lập báo cáo kiểm kê, nêu ý kiến về cuộc kiểm kê xem kết quả kiểm kê có đáng tin cậy hay không? và thu thập tài liệu liên quan để lưu hồ sơ kiểm toán. Trên biên bản kiểm kê phải ghi rõ thời điểm kiểm kê và những người tham gia kiểm kê, lấy xác nhận của những người tham gia vào biên bản để làm căn cứ chính xác cho các KTV xác định giá trị tài sản. Bước 4: Thực hiện kiểm toán tại khách hàng Trước khi thực hiện kiểm toán, nhóm kiểm toán và Ban giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng tiến hành họp thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận. Sau đó nhóm kiểm toán sẽ bắt đầu thực hiện kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của Bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiển toán đầy đủ và tin cậy. Tất cả các phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép chi tiết và đầy đủ trên giấy tờ làm việc, đó sẽ là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về phần hành mà mình đảm nhiệm. Trước tiên, trưởng nhóm sẽ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán. Việc kiểm toán ở A&C được chia theo từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Mỗi KTV theo sự phân công sẽ thực hiện kiểm toán các khoản mục mà mình chịu trách nhiệm bên cạnh đó cũng phải liên hệ với các thành viên khác để cùng đối chiếu, kiểm tra các khoản mục khác có liên quan. Các KTV tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Trên cơ sở đó, xác định số lượng các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát cần thiết để đảm bảo rủi ro phát hiện ở mức độ hợp lý. Các kỹ thuật mà KTV chủ yếu sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán là phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu, kiểm kê. Mỗi thành viên của nhóm kiểm toán khi thực hiện xong khoản mục của mình đều phải chuyển lại cho trưởng nhóm kiểm tra, soát xét và nếu cần sẽ phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung theo yêu cầu của nhóm trưởng. Cuối mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán và cả kiểm toán viên điều hành sẽ họp để trao đổi những thông tin cần thiết về kết quả cuộc kiểm toán. Cuộc họp phải có mặt Ban giám đốc, bộ phận kế toán và đại diện các phòng ban của khách hàng. Cuộc họp nhằm trao đổi những vấn đề tồn tại chính, các đề xuất sử lý, các điều chỉnh cũng như các biện pháp nhằm cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ…của khách hàng. Kiểm toán viên phải thống nhất với khách hàng về các bút toán điều chỉnh và sau đó nếu còn những vấn đề khác thì KTV sẽ phát hành báo cáo kiểm toán bằng văn bản sau này. Bước 5: Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán Bước cuối cùng này sẽ được hoàn thành tại văn phòng công ty kiểm toán. Trên cơ sở kết quả đã kiểm toán, các bằng chứng kiếm toán đã thu thập được, kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về phần hành hay khoản mục. Và kết hợp từ các phần hành đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính của khách hàng thông qua Báo cáo kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán sau khi lập sẽ được kiểm toán viên điều hành soát xét lại. Nếu phát hiện thấy vấn đề còn tồn tại, kiểm toán viên điều hành sẽ chuyển trả lại cho nhóm trưởng nhóm kiểm toán để trả lời và hoàn thiện, nếu không thì chuyển sang cho bộ phận kiểm soát chất lượng. Nếu Bộ phận kiểm soát chất lượng xét thấy báo cáo chưa hoàn thiện, còn vấn đề tồn tại thì tiếp tục gửi trả lại cho trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện, nếu không tiếp tục gửi lên Ban giám đốc xét duyệt lần cuối trước khi gửi cho khách hàng. Sau khi đã nhận được sự đồng ý của Ban giám đốc, nhóm trưởng sẽ lập phiếu lấy ý kiến khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo báo cáo đã phê duyệt. Nếu khách hàng có ý kiến về việc sửa đổi Báo cáo kiểm toán nhóm trưởng sẽ phải đệ trình lên kiểm toán viên điều hành và Ban giám đốc xem xét và cho ý kiến. Còn trường hợp khách hàng đồng ý với báo cáo kiểm toán thì nhóm trưởng sẽ phải lập Phiếu yêu cầu phát hành trình giám đốc ký duyệt và sau đó chuyển sang cho Phòng quản trị tổng hợp để phát hành báo cáo. 2.2. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội. 2.2.1. Kiểm soát chung một cuộc kiểm toán Nhóm trưởng (kiểm toán viên phụ trách) Kiểm toán viên điều hành (Trưởng, phó phòng) Bộ phận kiểm soát chất lượng Partner ( Phó giám đốc, Giám đốc) Với mục tiêu nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán, Công ty A&C tại Hà Nội đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm soát chất lượng từ lúc lập kế hoạch kiểm toán. Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán Tại Chi nhánh A&C Hà Nội, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ngày càng được củng cố và tăng cường. Chi nhánh đã có bộ phận kiểm soát chất lượng riêng biệt tuy nhiên trong các cuộc kiểm toán cụ thể thì các công việc kiểm soát cũng được thực hiện trực tiếp do chính nhóm trưởng và kiểm toán viên điều hành thực hiện. Quá trình kiểm soát của bộ phận kiểm soát chất lượng và các cấp cao hơn như Phó giám đốc và Giám đốc được thực hiện gián tiếp qua việc soát xét lại các giấy tờ làm việc, soát xét lại hồ sơ kiểm toán khi các KTV đã tập hợp và lưu lại để lập báo cáo kiểm toán. Nếu bộ phận kiểm soát chất lượng và các cán bộ ở các cấp cao hơn thấy có vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng hoặc có những khoản mục cần phải thu thập thêm các bằng chứng thì khi đấy các KTV sẽ phải thu thập thêm các bằng chứng đáng tin cậy từ công ty khách hàng nhằm đảm bảo ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán là trung thực, khách quan và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nhóm trưởng và các kiểm toán viên điều hành sẽ kiểm soát trực tiếp công việc của các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Điều này sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong quá trình kiểm soát chất lượng ở từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. 2.2.2. Kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán: Việc kiểm soát chất lượng tại Chi nhánh A&C Hà Nội còn được thực hiện trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Trong giai đoạn này, KTV thông báo lịch kiểm toán, danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại các khách hàng cụ thể. Trong khi thực hiện, trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng. Bên cạnh đó, các giấy tờ làm việc của KTV cũng sẽ được nhóm trưởng kiểm tra, soát xét một cách chặt chẽ để nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu thập được là đầy đủ, chính xác, các công việc được tiến hành đúng chuẩn mực, đúng tiến độ, đúng quy trình kiểm toán. Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong quá trình thực hiện kiểm toán, căn cứ vào kế hoạch, chương trình kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cụ thể cho từng KTV. Nhóm trưởng phổ biến cho từng KTV nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán phải thực hiện nhằm giúp KTV hiểu được nhiệm vụ của mình, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ý trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng mang tính quyết định tới sự thành công đối với một cuộc kiểm toán.. Thực hiện kiểm toán chính là việc cụ thể hóa chương trình kiểm toán. Do đó trong giai đoạn này trưởng nhóm luôn phải giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán mà các KTV áp dụng cũng như phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV…Trong quá trình làm việc, các KTV phải giám sát chặt chẽ công việc của các trợ lý kiểm toán. Bản thân các KTV tự kiểm soát chất lượng công việc của mình. Đồng thời trong quá trình làm việc các KTV còn tiến hành kiểm tra chéo công việc của nhau. Điều đó tăng tính độc lập và độ tin cậy cho các báo cáo kiểm toán được lập. Trong một số trường hợp, trưởng nhóm cũng có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng các bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới các quyết định chính xác. Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp xem xét tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán, đồng thời cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất các kết quả đó. Không những vậy, các giấy tờ làm việc của KTV còn được soát xét lại một lần nữa bởi lãnh đạo phòng trước khi trình Ban Giám Đốc. Ban Giám Đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán và Công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán đã và đang được Công ty A&C chi nhánh tại Hà Nội coi trọng đặt lên hàng đầu. Do đó, đặt ra yêu cầu các thủ tục kiếm soát và chương trình kiểm toán phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. 2.3. Tổ chức hồ sơ kiểm toán Cũng như tất cả các công ty kiểm toán khác, Công ty A&C tại Hà Nội lưu trữ hồ sơ kiểm toán trên 2 File: hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Việc lập, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kiểm toán tuân thủ theo những quy định về tổ chức hồ sơ trong công ty. 2.3.1. Hồ sơ kiểm toán chung Hồ sơ kiểm toán là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng và liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung giúp KTV có cái nhìn xuyên suốt về khách hàng kể từ khi bắt đầu cung cấp dịch vụ đến năm kiểm toán hiện thời. Hồ sơ kiểm toán chung cho một khách hàng được sắp xếp theo trình tự sau: Trang tổng hợp; Các thông tin chung; Các tài liệu về pháp luật; Các tài liệu về thuế; Các tài liệu nhân sự; Các tài liệu kế toán; Các tài liệu về hợp đồng và Các thủ tục. Trang tổng hợp: Nêu danh mục các nội dung trong Hồ sơ kiểm toán chung. Các thông tin chung: bao gồm các thông tin cơ bản về khách hàng như đặc điểm hoạt động của công ty; sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: KTV sẽ lưu sơ đồ tổ chức do khách hàng cung cấp hoặc do KTV vẽ lại theo sự mô tả của khách hàng kèm theo văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận; thu thập và cập nhật thông tin về các nhân sự trong Ban lãnh đạo khách hàng và các quyết định bổ nhiệm; thu thập thông tin về các giai đoạn phát triển quan trọng hay các mốc đáng nhớ đánh dấu sự phát triển của công ty khách hàng và các tài liệu tham khảo để có thông tin này (Báo cáo phát triển của doanh nghiệp, các bài báo, tin từ tạp chí, internet, niên giám thống kê…). Bên cạnh đó, KTV còn phải thu thập thông tin về các đối tác thường xuyên, các đối tác có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng…và tóm tắt thông tin về các khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết. Các tài liệu pháp luật: bao gồm bản sao Điều lệ công ty và tóm tắt các nội dung quan trọng trong Điều lệ ; bản sao giấy phép đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và các lần điều chỉnh (nếu có); bản sao các hợp đồng liên doanh nếu là doanh nghiệp liên doanh; bản sao các Biên bản họp, bản tóm tắt với biên bản họp quan trọng (mức độ quan trọng theo đánh giá của KTV); tổng hợp thông tin và cập nhật các thay đổi từ các bản đăng ký kinh doanh; theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh thông qua các giấy phép đăng kí kinh doanh. Các tài liệu về thuế: bao gồm Quyết toán thuế hàng năm: KTV tiến hành thu thập hàng năm từ năm trước bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển sang lưu file riêng); biên bản kiểm tra thuế; các văn bản liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của DN trong tính thuế. Các tài liệu nhân sự: bao gồm bản sao thoả ước lao động tập thể và các bản sửa đổi (nếu có), bản sao hợp đồng lao động có tính chất đại diện và/hoặc bản tóm tắt nội dung quan trọng của hợp đồng; lưu văn bản về quy trình quản lý quỹ và sử dụng lương, vẽ sơ đồ mô tả; tóm tắt các quy định trong điều lệ, biên bản đại hội CNVC, HĐQT liên quan đến nhân sự; biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong DN: Các tài liệu kế toán: bao gồm các thông tin về chế độ, chính sách kế toán áp dụng trong DN; báo cáo kiểm toán, BCTC đã được kiểm toán các năm; thư quản lý, bản nhận xét sau kiểm toán; tổng hợp kết quả kiểm toán và những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau(thu thập hàng năm từ năm liền trước năm bắt đầu kiểm toán đến năm kiểm toán hiện thời (chỉ lưu 3 năm liền trước năm được kiểm toán, những tài liệu quá 3 năm chuyển lưu file riêng). Copy từ Hồ sơ năm.) Các tài liệu về hợp đồng: Có thể sử dụng bản tóm tắt thông tin và không cần copy đối với một số hợp đồng ký với nhiều đối tượng (đại lý…). Đối với những hợp đồng quan trọng cần copy và tóm tắt nội dung hợp đồng. Ngoài ra, KTV còn phải thu thập các hợp đồng kiểm toán; hợp đồng thuê mướn dịch vụ; hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan đến niên độ kế toán tiếp theo. Đối với những hợp đồng ký với nhiều đối tượng có nội dung giống nhau, chỉ cần photo một bản làm ví dụ và có bản tóm tắt thông tin về loại đối tượng ký hợp đồng đó. Các thủ tục: KTV sử dụng sơ đồ mô tả, kèm theo các văn bản quy định của khách hàng (nếu có) hoặc ghi chép lại các thủ tục mà khách hàng áp dụng, cập nhật các thay đổi qua các năm (nếu có). Hồ sơ kiểm toán nói chung và Hồ sơ kiểm toán BCTC nói riêng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tất cả các tài liệu trong file kiểm toán phải được đục lỗ và cho vào trong file. - Các tài liệu trong file cần được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn theo một trật tự đã được qui định. - Nhóm kiểm toán cần phải lập hồ sơ kiểm toán để đảm bảo cung cấp đầy đủ cơ sở cho KTV đưa ra ý kiến nhận xét của mình, đảm bảo cho KTV không tham gia kiểm toán và người soát xét hiểu được công việc kiểm toán và có cơ sở đưa ra ý kiến của mình. 2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán của một năm tài chính. Nó bao gồm các dữ liệu áp dụng cho năm kiểm toán như là: Các thông tin về người lập, người kiểm tra và người soát xét hồ sơ kiểm toán…Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế…của cơ quan Nhà nước liên quan đến năm tài chính đó; Báo cáo Kiểm toán, Thư quản lý; Hợp đồng kiểm toán; Thư hẹn kiểm toán; Phụ lục hợp đồng…; Những đánh giá của Kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác…; Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ… Thông tin chung về cuộc kiểm toán: Nêu các thông tin tổng quát nhất về khách hàng: Tên Công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, niên độ kế toán; nhân sự tham gia cuộc kiểm toán bao gồm: Giám đốc/Phó Giám đốc, Trưởng phòng/Phó Trưởng phòng, KTV và các trợ lý kiểm toán; tổng số file giấy, tổng số file trên máy tính, số đĩa mềm liên quan đến cuộc kiểm toán. Các vấn đề kiểm toán: bao gồm Báo cáo kiểm toán, thư quản lý; tổng hợp kết quả kiểm toán: được lập lần đầu cho toàn bộ các nội dung và các lần tiếp theo đối với các nội dung có sự thay đổi so với lần soát xét trước; soát xét báo cáo trước khi phát hành; dự thảo thư quản lý: lưu từ dự thảo lần đầu và tất cả các thay đổi tiếp theo (nếu có); tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh; nhận xét sau kiểm toán và các sự kiện phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán năm trước; những vấn đề chưa rõ cần được giải quyết (được ghi trong Bảng tổng hợp các vấn đề); những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau; các bản giải trình của doanh nghiệp: là các thư giải trình gửi cho KTV; kế hoạch kiểm toán; các biên bản họp với khách hàng; và các tài liệu khác. Các phần hành: bao gồm Báo cáo tài chính của khách hàng; tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: gồm câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, giấy làm việc thử nghiệm kiểm soát, mô tả thủ tục kiểm soát; các giấy tờ liên quan đến việc kiểm toán từng tài khoản mà đơn vị được kiểm toán sử dụng được sắp xếp theo thứ tự sau: trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán, chương trình kiểm toán, giấy làm việc. Thứ nhất, trang tổng hợp: Số trước kiểm toán được tham chiếu đến trang KTV thu thập số liệu của khách hàng. Các bút toán điều chỉnh được tham chiếu đến bảng Tổng hợp các sai sót đề nghị điều chỉnh lần cuối cùng. Thứ hai, trang kết luận kiểm toán: Các sai sót đề nghị điều chỉnh và các vấn đề cần đưa vào thư quản lý được tham chiếu lên bản Tổng hợp kết quả kiểm toán, Tổng hợp sai sót đề nghị điều chỉnh và tham chiếu xuống các trang giấy làm việc đã ghi lại các phát hiện này. Thứ ba, chương trình kiểm toán: được tham chiếu lên Trang kết luận kiểm toán và từng thủ tục trong chương trình được tham chiếu xuống các trang giấy làm việc thực hiện thủ tục đó. Lưu ý: Các ký hiệu trang và tham chiếu được ghi bằng mực màu đỏ Thời hạn lưu giữ các báo cáo trong Hồ sơ chung là 3 năm. Lưu kho Hồ sơ năm được thực hiện sau 2 năm. Ví dụ Hồ sơ kiểm toán BCTC năm 2005 sẽ được lưu kho hồ sơ trong năm 2007. Tại mỗi phòng nghiệp vụ đều có hai giá đựng File. Những hồ sơ kiểm toán do nhân viên trong phòng thực hiện đều được lưu trữ tại đây. 2.3.3. Cách thức tham chiếu Công ty A&C chi nhánh Hà Nội lưu trữ hồ sơ kiểm toán dưới hai dạng là hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm, chi nhánh cũng dựa vào đó để xây dựng hệ thống tham chiếu, đây là những kí hiệu mặc định của công ty để giúp việc lưu tài liệu vào hồ sơ dễ dàng, gọn nhẹ hơn và có sự thống nhất trong toàn công ty. Hệ thống tham chiếu không những giúp lưu trữ hồ sơ một cách khoa học mà còn giúp những người không trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán như những các nhà quản lý cấp cao, ban kiểm soát chất lượng,…có thể hiểu được các qui trình, các công việc mà các kiểm toán viên đã thực hiện để có thể thực hiện soát xét công việc một cách chính xác. Bảng số 3: Hệ thống tham chiếu trong Hồ sơ kiểm toán chung Tham chiếu Nội dung PF1 Thông tin chung PF1.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của DN PF1.2 Biên bản họp Đại hội cổ đông PF1.3 Biên bản họp HĐQT/ HĐ thành viên PF1.4 Biên bản họp Ban giám đốc PF1.4 Các thông tin khác PF2 Thông tin về luật pháp PF2.1 Điều lệ hoạt động của DN PF2.2 Quyết định thành lập của DN PF 2.3 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh PF2.4 Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư PF2.5 Các thông tin về luật pháp khác PF3 Thông tin về kế toán PF3.1 Công văn chấp thuận của BTC về chế độ kế toán sử dụng PF3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng PF3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán PF3.4 Ghi chú về các chính sách kế toán và hạch toán kế toán đặc thù PF3.5 Báo cáo kiểm toán nội bộ PF3.6 Các thông tin về kế toán PF4 Thông tin về thuế PF4.1 Giấy chứng nhận ĐK thuế PF4.2 Công văn chấp thuận sử dụng hoá đơn đặc thù PF4.3 Các văn bản chính sách thuế có liên quan đến hoạt động của DN PF4.4 Các biên bản kiểm tra quyết toán thuế 3 năm gần nhất PF4.4 Các thông tin về thuế khác PF5 Thông tin về nhân sự PF5.1 Thoả ước lao động tập thể PF5.2 Biên bản kiểm tra về lao động PF5.3 Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu nhập nhân viên PF5.4 Các thông tin về nhân sự khác PF6 Thông tin về hợp đồng PF6.1 Hợp đồng tín dụng PF6.2 Hợp đồng cho thuê ( bao gồm cả hợp đồng cho thuê tài chính) PF6.3 Hợp đồng đi thuê (bao gồm cả thuê tài chính) PF6.4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh PF6.5 Hợp đồng liên doanh PF6.6 Hợp đồng thuê đất PF6.7 Các hợp đồng về bảo lãnh PF6.8 Các hợp đồng dài hạn khác PF7 Thông tin về kiểm toán PF7.1 Câu hỏi liên quan đến việc chấp nhận khách hàng PF7.2 Bản photo báo cáo tài chính đã kiểm toán (lưu 3 năm gần nhất) PF7.3 Bản photo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán (lưu 3 năm gần nhất PF7.4 Bản photo thư quản lý (lưu 3 năm gần nhất) PF8 Thông tin về tập đoàn PF8.1 Tóm tắt về quá trình phát triển của tập đoàn PF8.2 Cấu trúc của tập đoàn( bao gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết) PF8.3 Chi tiết về các kiểm toán viên của tập đoàn PF8.4 Các điều chỉnh hợp nhất vĩnh viễn PF8.5 Các yêu cầu về kế toán/ kiểm toán của tập đoàn Bảng số 4: Hệ thống tham chiếu trong Hồ sơ kiểm toán năm STT Khoản mục Tham chiếu 1 Tiền và các khoản tương đương tiền BA 2 Phải thu khách hàng (ngắn và dài hạn) BB 3 Các khoản phải thu và phải trả nội bộ (ngắn và dài hạn) BC 4 Các khoản phải thu khác (ngắn và dài hạn) BD 5 Dự phòng khoản phải thu khó đòi BE 6 Hàng tồn kho BF 7 Chi phí trả trước(ngắn và dài hạn) BG 8 TSCĐ và CF XDCB dở dang BH 9 Bất động sản đầu tư BI 10 Các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn BJ 11 Thuế thu nhập hoãn lại BK 12 Vay và nợ ngắn-dài hạn BL 13 PTNB(ngắn và dài hạn) BM 14 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước BN 15 Phải trả CNV,KPCĐ,BHXH,BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm BO 16 Chi phí phải trả BP 17 Các khoản phải trả,phải nộp khác(ngắn hạn và dài hạn) BQ 18 Dự phòng phải trả BR 19 Vốn đầu tư của CSH BS 20 Chênh lệch đánh giá lại tài sản BT 21 Chênh lệch tỷ giá hối đoái BU 22 Các quỹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối BV 23 Nguồn vốn khác BW 24 Các chỉ tiêu khác ngoài bảng cân đối kế toán BX 25 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ IA 26 Giá vốn hàng bán IB 27 Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính IC 28 Chi phí bàn hàng và quản lý doanh nghiệp ID 29 Thu nhập khác và chi phí khác IE 30 Lãi trên cổ phiếu IF 31 Tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết khác OA 32 Giao dịch với các bên liên quan OB 33 Thông tin về bộ phận OC 34 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ OD 35 Báo cáo tài chính hợp nhất OE 2.4. Vấn đề kiểm tra chi tiết các khoản mục chi phí được thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)- Chi nhánh Hà Nội. Khoản mục chi phí là một trong những khoản mục quan trọng trong họat động của mỗi doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, vì vậy trong cuộc kiểm toán thì kiểm toán khoản mục chi phí cũng là một phần hành cơ bản. Khi bắt đầu kiểm toán khoản mục chi phí thì kiểm toán viên sẽ xem xét trên báo cáo tài chính xem có sự biến động lớn hay không? Sau đó sẽ xem xét đến các sổ tổng hợp rúi đến các sổ chi tiết. Trên các sổ chi tiết, KTV sẽ tiến hành chọn ra một số mẫu (chọn một số nghiệp vụ) để thực hiện việc kiểm tra chi tiết. Quá trình chọn mẫu này dựa trên sự xem xét giữa tính chất bất thường và độ lớn về giá trị của nghiệp vụ đó. Sau khi chọn được một số mẫu nghiệp vụ, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết. Quá trình kiểm tra chi tiết được thực hiện bằng thủ công, tức là KTV sẽ tìm các chứng từ theo số liệu ghi trên sổ chi tiết, sau đó sẽ xem xét các chứng từ đó có hợp lí, hợp lệ hay không? số tiền có khớp với trên sổ kế toán không? Các chứng từ kèm theo có đầy đủ hay không? Ví dụ như đó là một khoản chi bằng tiền mặt thì ngoài hóa đơn GTGT còn phải có Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán,…Tất cả những phát hiện, những xem xét của KTV sẽ được mô tả chi tiết trên tờ giấy A3. Cuối cùng, KTV sẽ đưa ra nhận xét của mình về cách kê toán hạch toán và lưu trữ các chứng từ. Sau đó KTV sẽ tiến hành kiểm tra Cut-off các khoản chi phí, đây là một bước công việc nhằm loại trừ đi những khoản chi phí phát sinh vào năm tài chính được kiểm toán nhưng lại được hạch toán vào chi phí của năm sau do quá trình chi trả được thực hiện vào năm sau. Công việc này cũng được thực hiện tương tự như trên nhưng KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết luôn vì thường ít những khoản chi phí có tính chất như vậy. Quá trình thực hiện kiểm tra, KTV cũng ghi chép chi tiết tren giấy tờ làm việc của mình để làm bằng chứng sau này, cụ thể KTV sẽ viết trên tờ giấy A3. Bước công việc này sẽ giúp KTV có thể tính đúng được chi phí phát sinh vào năm tài chính được kiểm toán. Tuy nhiên cũng có một số khoản chi phí có tính chất gối đầu, ví dụ như đầu năm 2007 thì vẫn có một phần chi phí điện trong tháng 12 năm 2006 được hạch toán vào chi phí năm 2007, như vậy một phần chi phí điện thàng 12 năm 2007 cũng sẽ được hạch toán vào năm 2008, với những khoản chi phí này thì KTV có thể chấp nhận cách hạch toán như vậy. Sau khi tiến hành các bước công việc trên KTV sẽ tổng hợp những phát hiện của mình và đưa ra nhận xét về khoản mục chi phí của doanh nghiệp được kiểm toán. PHẦN III MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Những ưu điểm trong công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) – Chi nhánh Hà Nội 3.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty A&C chi nhánh tại Hà Nội hiện nay có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ phù hợp với hình thức là một chi nhánh của Công ty TNHH, nhưng không vì lí do đó mà làm giảm đi hiệu quả tổ chức hoạt động của chi nhánh, không những vậy càng tạo cho chi nhánh có sự linh hoạt, nhạy bén trong các biến đổi về nhu cầu của thị trường. Bộ máy tổ chức của chi nhánh đã có cách quản lý điều hành đạt hiệu quả cao nhằm giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân cận. Không những vậy ban lãnh đạo của chi nhánh là những người giàu kinh nghiệm trong nghề và trong công tác quản lý điều này không những tạo được niềm tin cho đội ngũ nhân viên trong công ty mà còn chiếm được lòng tin từ phía khách hàng. Ban lãnh đạo của công ty đều là những người được cấp chứng chỉ Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Kiểm toán, tài chính, kế toán. Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa học và hiệu quả. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chuyên môn hóa trong công việc đem lại hiệu quả cao trong công việc.Trong mọi cuộc kiểm toán thì ban lãnh đạo luôn giám sát chặt chẽ công việc kiểm toán và thường là những người trực tiếp tham gia vào các giai đoạn chính của cuộc kiểm toán. Trong điều kiện cạnh tranh ngay càng gay gắt như hiện nay thì để tồn tại và phát triển, Chi nhánh A&C tại Hà Nội luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Vì vậy, mọi công việc đều được lập kế hoạch chu đáo cùng với sự phân công rành mạch và kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống dưới. Không những vậy, các chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân viên cũng như điều kiện làm việc của nhân viên luôn được Chi nhánh cố gắng tạo điều kiện tốt nhất trong phạm vi có thể. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng rất quan tâm tới đời sống tinh thần của các nhân viên, Chi nhánh thường tổ chức các hội chơi thể thao, giao lưu với các chi nhánh khác tạo mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thống các chi nhánh của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C). 3.1.2. Về tổ chức công tác kiểm toán Quy trình kiểm toán được áp dụng tại chi nhánh Hà Nội gồm 5 bước (đã trình bày ở phần 2.1).Về cơ bản 5 bước này đã đáp ứng được yêu cầu về quy trình kiểm toán chung và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bao gồm các bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo. Hơn nữa, A&C đã thiết kế được một chương trình kiểm toán chuẩn, dựa vào vào đó các KTV có thể thực hiện các bước công việc vì các giai đoạn kiểm toán đã được xây dựng và thực hiện theo một trình tự logic, khoa học phù hợp với hoạt động của các kiểm toán viên khi tác nghiệp, không gây ra sự khó khăn,phiền toái đối với khách hàng. Không những vậy, vào năm 2008, công ty chính thức áp dụng chương trình kiểm toán mới được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán của tập đoàn HLBi. Chương trình kiểm toán này có vừa tính chuyên môn hoá, có tính chi tiết cao đồng thời nó mang tính chuẩn mực quốc tế cao hơn chương trình kiểm toán cũ do công ty tự xây dựng. Điều này có thể tạo ra một hi vọng rằng sẽ nâng cao được chất lượng các cuộc kiểm toán trong năm tới. Tuy nhiên, do mới được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vì vậy mà có thể chương trình kiểm toán này sẽ còn một số nhược điểm chưa thực sự được sửa đổi để phù hợp với điều kiện thực tế các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng là một sự khó khăn đối với các kiểm toán viên trong khi thực hành kiểm toán vì không phải trong mọi trường hợp kiểm toán viên đều có thể thực hiện được tất cả các bước theo quy định của chương trình. Song ban lãnh đạo A&C đã có một quyết định nhằm giúp các KTV giải quyết vấn đề trên là cho phép các KTV có thể dựa trên chương trinh kiểm toán mới của HLBi để xây dựng chương trình kiểm toán cho từng doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể tại mỗi khách hàng, điều này sẽ giúp cho các cuộc kiểm toán đạt được chất lượng tốt nhất và KTV cũng dễ dàng hơn khi thực hiện cuộc kiểm toán. Một điều mà không thể không nhắc tới đó là trong công tác tổ chức Hồ sơ kiểm toán tại Chi nhánh đã có những qui định phù hợp với hoạt động với hệ thống tham chiếu được xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể, khoa học giúp cho việc lưu trữ, soát xét hồ sơ được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng…nhưng cũng hết sức gọn nhẹ, dễ hiểu. 3.1.3. Tổ chức nhân sự kiểm toán Nhân tố con người có vai trò rất quan trọng đối với bất cứ công việc hay lĩnh vực hoạt động nào, đối với nghề kiểm toán cũng vậy. Nhận thức rõ được điều này, A&C đã rất chú trọng tới việc tuyển chọn và đào tạo những kiểm toán viên, tuy nhiên bên cạnh những KTV có kinh nghiệm, lâu năm, quen thuộc với khách hàng, Chi nhánh còn tạo điều kiện cho những KTV trẻ được thực tế nhiều hơn nhằm nâng cao kinh nghiệm tuy nhiên những kiểm toán viên trẻ phải luôn được các KTV lâu năm giám sát. Không những vậy còn có sự kiểm soát chéo giữa các KTV, điều này một mặt nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, một mặt còn tạo ra sự phối hợp công việc nhịp nhàng, khoa học giúp công việc diễn ra trôi chảy, thuận lợi hơn. 3.1.4. Giám sát chất lượng kiểm toán Chi nhánh A&C tại Hà Nội đã không ngừng quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán, ngay trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh đã có hẳn một phòng làm nhiệm vụ kiểm soát chất lượng, điều này cho thấy sự chuyên môn hóa trong hoạt động của Chi nhánh. Trưởng phòng kiểm soát chất lượng là một KTV có nhiều kinh nghiệm và có trình độ nghiệp vụ, tuy nhiên công việc kiểm soát chất lượng không chỉ được thực hiện bởi phòng kiểm soát chất lượng mà được thực hiện ở tất cả các khâu từ khi lập kế hoạch cho tới khi kết thúc cuộc kiểm toán. Sau khi các nhóm kiểm toán hoàn thiện Hồ sơ kiểm toán cho một khách hàng thì sẽ chuyển lên Phòng kiểm soát chất lượng để soát xét lại một lần nũa trước khi chuyển lên cho Giám Đốc soát xét lần cuối cùng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng. Tại Chi nhánh, công việc kiểm soát chất lượng đã được thực hiện một chách khoa học qua nhiều khâu nhằm đảm bảo chất lượng cho các cuộc kiểm toán từ đó tạo được niềm tin hơn nữa từ khách hàng. 3.2. Những hạn chế còn tồn tại và một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì Chi nhánh A&C vẫn còn tồn tại một vài hạn chế: Thứ nhất, từ năm 2008 Chi nhánh bắt đầu thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mới do HLBi xây dựng, bởi vậy gây ra những khó khăn cho các KTV cũng như vẫn còn những hạn chế khi đưa vào thực tiễn Việt Nam. Do vậy cần có thời gian nhiều hơn để chương trình kiểm toán mới thực sự đi vào thực tiễn cũng như có những điều chỉnh để phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, thị trường nhân sự kiểm toán luôn biến đổi trong các công ty kiểm toán do đặc tính nghề nghiệp vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh phải cố những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho nhân viên nhằm giữ gìn nhân lực như khen thưởng, ưu ái hơn trong việc sắp xếp phân công công tác đối với các KTV nữ đặc biệt là những người có gia đình, đang mang thai và có con nhỏ. Điều này sẽ giúp Chi nhánh ổn định được đội ngũ nhân viên cả về số lượng và chất lượng. Không những vậy, nguồn nhân lực kiểm toán thường còn rất trẻ vì vậy công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đối với mỗi nhân viên trong Chi nhánh cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những KTV có kinh nghiệm. Thứ ba, năm 2009 sẽ là một năm hết sức khó khăn cho tất cả các ngành trong nền kinh tế do cuộc khủng hoảng và kiểm toán cũng vậy, do vậy ngoài việc giữ uy tín đối với những khách hàng cũ Chi nhánh còn phải tăng cường hơn nữa việc quảng bá thượng hiệu để thu hút, tìm kiếm những khách hàng mới. KẾT LUẬN Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thê giới, kiểm toán đã và đang khẳng định được vai trò to lớn của mình. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) cũng như Chi nhánh tại Hà Nội đang nỗ lực hết mình hòa cùng nhịp chảy của nền kinh tế đất nước, khẳng định vị thế của công ty hơn nữa trên thị trường kế toán – kiểm toán Việt Nam. Qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)- chi nhánh Hà Nội, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn. Đồng thời nắm vững thêm lý luận về kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Không những vậy, được trực tiếp tiếp cận với quá trình làm việc, được tham gia trong những cuộc kiểm toán em nhận thấy có khoảng cách khá lớn giữa những kiến thức được học trên sách vở với thực tiễn công việc. Vì vậy, những sinh viên như em cần phải không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi kỹ năng làm việc để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn giáo viên hướng dẫn ThS. Đinh Thế Hùng và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)- chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt báo cáo tổng hợp này. Sinh viên Hoàng Thị Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Lý Thuyết Kiểm Toán - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh Nhà Xuất Bản Tài Chính năm 2005 2.Giáo trình Kiểm Toán Tài Chính- GS.TS. Nguyễn Quang Quynh PGS.TS Ngô Trí Tuệ Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân năm 2006 3. Tài liệu do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn – Chi nhánh Hà Nội cung cấp 4. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22593.doc
Tài liệu liên quan