Ngoài việc đầu tư mở rộng hệ thống bệnh viện, mở rộng và xây dựng thêm các bệnh viện và tăng số giường bệnh phục vụ bệnh nhân. Các bệnh viện còn chú trọng nâng cao chất lượng buồng bệnh, giường bệnh. Trang thiết bị y tế đã và đang được đổi mới với nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy, từ các bệnh viện trung ương đến các bệnh viện tỉnh và huyện.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, huyết học. Phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số trang thiết bị cơ bản: máy X quang công suất lớn, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy gây mê, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân. . Tại 61 tỉnh thành trực thuộc trung ương đều được trang bị thiết bị có khả năng phát hiện virus HIV/AIDS đảm bảo an toàn cho công tác truyền máu.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về đầu tư cho ngành y tế Việt Nam thời kỳ 1991- 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn có những diễn biến phức tạp. Cần phải có những biện pháp đầu tư hiệu quả hơn nữa và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và các cấp chính quyền để thực hiện chương trình phòng chống bệnh sốt rét.
Bảng 19- Đầu tư ngân sách cho chương trình phòng chống bệnh
sốt rét, 1995- 2000
Năm
NSNN
(Triệu đồng)
Vay WB
(Trệu đồng)
Các nguồn viện trợ khác(1000USD)
Tính trên đầu dân(VNĐ)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
70000
60000
40000
45000
51501
50000
......
......
50000
50000
35000
40000
......
4000
300
......
......
......
981
1598
1276
1266
1133
1159
Tổng
316501
175000
4300
(Nguồn: Đánh giá thực trạng tác động của một số chương trình quốc gia)
Theo bảng 19, từ năm 1995 đến năm 2000, ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình phòng chống bệnh sốt rét là 316510 triệu đồng, vay WB là 157000 triệu đồng và từ các nguồn viện trợ khác là 4300 USD. Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả, xã hội hoá việc đầu tư nhằm đẩy lùi bệnh sốt rét.
c/ Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI)
Việt Nam bắt đầu tiến hành thí điểm chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1982 và trên phạm vi toàn quốc từ năm 1985. Từ năm 1983, một chiến dịch có tên là: “Ngày tiêm chủng quốc gia” đã được phát động và trên 99% trẻ em dưới 5 tuổi đã được uống hai liều OPV. Diện phủ của chương trình EPI đã tăng lên cực kỳ nhanh chóng từ năm 1985, theo ước tính, hiện nay trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ các loại vaccine phòng các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi và lao. Năm 1993, Việt Nam đã cam kết với Cộng đồng quốc tế sẽ thanh toán bại liệt, loại bỏ uốn ván sơ sinh và kiểm soát bệnh sởi, cho đến nay họ đã đạt được những cam kết này.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình tiêm chủng mở rộng được thể hiện trong bảng 20- đầu tư ngân sách cho chương trình tiêm chủng mở rộng 1995- 2000. Theo bảng 20, ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình tiêm chủng mở rộng tăng đều qua các năm, năm 1995 là 40000 triệu đồng, năm 1997 là 60000 triệu đồng, đến năm 2000 là 65000 triệu đồng. Tổng ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình này trong vòng 6 năm (1995- 2000) là 344200 triệu đồng, các nguồn viện trợ khác là 9500 USD.
Bảng 20- Đầu tư ngân sách cho chương trình tiêm chủng mở rộng, 1995- 2000
Năm
NSNN cấp
(Triệu đồng)
Các nguồn viện trợ khác
(1000 USD)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
40000
50000
60000
68000
61200
65000
2500
2500
1500
1500
1500
......
Tổng
344200
9500
(Nguồn: Đánh giá thực trạng tác động của một số chương trình quốc gia)
2. Cung cấp các dịch vụ y tế của khu vực tư nhân
Năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã chấm dứt sự độc quyền trong cung cung ứng dịch vụ y tế và bắt đầu cho phép y tế tư nhân hoạt động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân và đưa các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân theo đúng pháp luật, ngày 30/9/1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân. Chính phủ ra Nghị định số 06 /Chính phủ cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh. Ngày 5/4/1994 Bộ Y tế đã có văn bản 2933 /VP1 về kế hoạch thực hiện và thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh của quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và những quy định bổ sung đã cụ thể hoá các luật lệ và điều kiện liên quan đến dịch vụ y tế tư nhân. Ví dụ, Pháp lệnh này đưa ra danh mục các hoạt động y tư nhân được phép làm, quy định điều kiện và quy trình cấp giấy phép, nêu rõ những yêu cầu chuyên môn đối với người xin phép. Ngoài ra, Pháp lệnh này còn đề cập đến các yêu cầu về mặt đạo đức và đưa ra hướng dẫn cho cơ sở hành nghề y.
Qua 5 năm thực hiện đến 30/10/1998 cả nước có 41.667 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân cụ thể như sau:
- Hành nghề y tư nhân:19.836 cơ sở, chiếm 47,6% số cơ sở.
- Hành nghề dược tư nhân:14.182 cơ sở, chiếm 34% số cơ sở.
- Hành nghề y học cổ truyền tư nhân:7015 cơ sở, chiếm 16,84% số cơ sở.
- Các loại hình khác: 634 cơ sở, chiếm 1,53% số cơ sở.
Đến nay chưa có cơ quan nào đánh giá về mặt giá trị đầu tư của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, qua quan sát thực tế, một nhóm chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạm đánh giá về giá trị đầu tư của y tế tư nhân theo bảng 21.
Bảng 21- Đầu tư tư nhân trong lĩnh vực y tế
Loại hình hành nghề
Số cơ sở
Diện tích TB 1 cơ sở (m2)
Tổng diện
tích (m2)
Giá một m2(tr.đ)
Tổng
(tr.đ)
Y tư nhân
Dược tư nhân
Y học cổ truyền
Các loại hình khác
19836
14182
7015
634
50
20
25
20
991880
283640
175375
12680
2
2
2
2
198000
56756
35075
25360
Tổng cộng
41667
1463575
315191
(Nguồn: Đánh giá mục tiêu ưu tiên và xu hướng chi tiêu công cộng cho ngành y tế 91-2000- Nguyễn Trung Dũng và các cộng sự).
Qua số liệu bảng 21, ta thấy về mặt giá trị đầu tư của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân còn nhỏ bé nhưng nó cũng góp phần to lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân biểu hiện ở các mặt như sau: những người hành y, dược tư nhân đã góp phần tăng cường lực lượng y tế, vừa tham gia vận động và thực hiện tốt các chương trình y tế cơ sở, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cấp cứu ban đầu được kịp thời, đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân một số lượng khá lớn.
Trong những năm gần đây, số lượng người đến khám chữa bệnh ở khu vực tư nhân ngày càng nhiều. Người dân tin tưởng vào hệ thống khám chữa bệnh tư nhân là do khu vực kinh tế tư nhân đã bắt đầu quan đầu tư nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế, cạnh tranh lành mạnh với các cơ sở y tế Nhà nước.
Bảng 22- Số lượt người đến khám chữa bệnh tại khu vực tư nhân và Nhà nước năm 1998
Địa phương
Tổng số
(Người)
Trong đó
Lượt KCB TN/ tổng(%)
Cơ sở NN
Cơ sở TN
Tp Hà Nội
Tp HCM
Tp Hải Phòng
4830664
263830002658556
2197236
17923000
1673836
2633428
8460000
984720
54,51
32,0
37,0
(Nguồn: Đánh giá mục tiêu ưu tiên và xu hướng chi tiêu công cộng cho ngành y tế 91-2000- Nguyễn Trung Dũng và các cộng sự)
Theo số liệu của bảng 22, năm 1999 tại một số địa phương như Thành phố Hà nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh số người đến khám chữa bệnh ở các cơ sở tư nhân khá cao, gần bằng các cơ sở Nhà nước. Có nhiều cơ sở gần dân nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được phát hiện sớm bệnh tật và được chữa trị kịp thời, thường xuyên, giảm dần sự quá tải trong các cơ sở Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế. Chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như chất lượng tay nghề chuyên môn ở các cơ sở y tế tư nhân đang ngày càng được nâng cao.
Chính sự phát triển của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đã tác động mạnh đến các cơ sở y tế Nhà nước tạo nên sự cạnh tranh, làm cho các cơ sở y tế Nhà nước có sự chuyển biến về chất lượng dịch vụ, nâng cao y đức, nâng cấp thiết bị kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tập trung những kỹ thuật khó, chuyên sâu cho cơ sở y tế Nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của y tế Nhà nước.
Cùng với hệ thống doanh nghiệp dược Nhà nước đã hình thành mạng lưới tư nhân kinh doanh thuốc rộng khắp, tạo điều kiện cho nhân dân mua thuốc dễ dàng, giá cả ổn định, có những cơ sở hoạt động tốt, có hiệu quả, tuân thủ theo các quy chế chuyên môn, là nơi tuyên truyền về y tế thường thức cho nhân dân, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh với hệ thống phân phối thuốc Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Quy mô của tư nhân trên thị trường cung ứng dịch vụ y tế và sự tăng trưởng của nó trong 10 năm qua vẫn còn ít được biết đến. Năm 1996, Bộ Y tế ước tính số người được cấp giấy phép hành nghề y tư nhân trong cả nước là 25.698 người, chỉ chiếm một phần mười trong số 213.099 cán bộ y tế Nhà nước. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người hành nghề y tế tư nhân là những người hành nghề độc lập, bởi vì phân nửa trong số họ đang là cán bộ Nhà nước làm việc trong các cơ sở tư nhân vào buổi tối và ngày nghỉ.
Bảng 23 cho thấy số người hành nghề y tế tư nhân theo các nhóm: bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), tiếp theo là dược sỹ hoặc người bán thuốc (24%) và lương y (13%).
Bảng 23- Số người được cấp giấy phép hành nghề y tế tư nhân theo nhóm (10/1996)
Phân loại
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Phân loại
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Bác sĩ
Dược sĩ, người bán thuốc
Y sĩ
Dược sĩ trung học
Y tá trung học
25698
9399
6146
1562
2182
214
100,00
36,37
23,92
6,08
8,49
0,83
Hộ sinh trung học
Kỹ thuật viên
y tế trung cấp
Y tá sơ cấp
Dược tá
Lương y
303
186
839
2540
3327
1,18
0,72
3,26
9,88
12,95
(Nguồn: Tổng quan y tế Việt Nam)
Tóm tại khu vực y tế tư nhân đang ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng, giữ vai trò khá quan trọng trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế của Việt Nam. Ngày càng có nhiều người tìm đến các dịch vụ y tế tư nhân vì lý do thời gian và thái độ phục vụ. Tuy nhiên các cơ sở y tế của ta nhìn chung vẫn còn nhỏ, manh mún, không có những trang thiết bị phức tạp và chưa được quản lý chặt chẽ. Vấn đề y đức vẫn đang là một vấn đề lớn đối với khu vực này. Trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hơn nữa khu vực này phát triển cùng với việc tăng cường quản lý nó nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tạo tâm lý an tâm cho người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
3. Đầu tư cho nguồn nhân lực ngành y
Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế hướng về cộng đồng, vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà phục vụ là một phương hướng chiến lược của ngành y tế đã và đang được thực hiện trong nhiều năm qua. Từ đầu thập kỷ 60, khi mới chỉ có bác sĩ công tác ở tuyến tỉnh, Bộ Y tế có chủ trương đào tạo cán bộ y tế đa khoa tuyến huyện, các trường đại học y, dược đã tập trung nỗ lực thực hiện, đến thập kỷ 80, 100% huyện trong cả nước đã có bác sĩ làm việc, chất lượng phòng bệnh, chữa bệnh tăng lên rõ rệt. Đến thập kỷ 90, khi có quyết định 88 /TTG và 131 /TTG của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở và đặc biệt sau khi Chính phủ đã xác định một số chỉ tiêu về y tế, trong nghị quyết 37 /Chính phủ ngày 20/6/1996 nhiệm vụ đào tạo bác sĩ đa khoa cho tuyến xã được đẩy mạnh, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 có 40% số xã, phường trong cả nước có bác sĩ. Theo số liệu bảng 24- cán bộ y tế qua các năm, số cán bộ y tế qua các năm đều tăng lên, đến năm 1999, cả nước đã có 39.294 bác sĩ, 50657 y sĩ và 25.894 y tá trung học.
Bảng 24- Cán bộ y tế qua các năm, 1997- 1999
Phân loại
1997
1998
1999
98/97
99/97
Tổng
1.Bác sĩ (cả TS, PTS, Th.s)
2.Dược sĩ (cả TS, PTS, Th.s)
3.Y sĩ
4.Y tá đại học
5.Kỹ thuật viên Y
6.Dược sĩ trung học
7.Kỹ thuật viên dược.
8.Y tá trung học
9.Nữ hộ sinh ĐH & TH
10.Y tá SH
11.Nữ hộ sinh SH.
12.XNV
13.Lương y
14.Dược tá
15.Đại học khác
16.Trung học khác
17.Cán bộ khác
213099
34001
5406
48495
-
6221
6485
1655
22672
8563
20768
4479
1760
415
8067
4224
6038
33886
230029
37458
5611
50201
326
6880
7255
1655
23997
9553
19399
4173
2278
423
8096
4444
6780
41500
227539
39294
5849
50657
496
6072
7793
1554
25894
10418
18556
3731
2971
377
8467
4796
6806
33807
1,08
1,10
1,04
1,04
1,11
1,12
1,00
1,06
1,12
0,93
0,93
1,29
1,02
1,00
1,05
1,12
1,22
1,07
1,16
1,08
1,04
0,98
1,20
0,94
1,14
1,22
0,89
0,83
1,69
0,81
1,00
1,13
1,13
1,00
(Nguồn: Niên giám thống kê 1999)
Theo bảng 24, nhìn chung số cán bộ y tế tăng qua các năm. Số bác sĩ năm 1998 tăng 8% so với năm 1997, năm 1999 tăng 7% so với năm 1997. Số lượng dược sĩ, y sĩ, y tá đại học và trung học, nữ hộ sinh đại học và trung học đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, một số cán bộ như: kỹ thuật viên y, y tá sơ học, nữ hộ sinh sơ học, lương y, năm 1999 có xu hướng giảm.
So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số bác sĩ trên 100.000 dân khá cao, thậm chí cao hơn một số nước có thu nhập cao hơn Việt Nam như Malaysia, Thái Lan và Philipines. Tuy nhiên, số lương y tá lại được đánh gía ngược lại, 58 y tá trên 100000 dân, Việt Nam có tỷ lệ y tá so với số dân ít hơn Malaysia (160), Thái Lan(99) và Trung Quốc(88). Vì số lượng bác sĩ khá lớn và số lượng y tá khá nhỏ nên số y tá trên bác sĩ thấp. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ y tá / bác sĩ thấp nhất trong khu vực. Điều này được thể hiện trong bảng 25.
Bảng 25- Số lượng bác sĩ, y tá trên 100.000 dân ở một số nước châu á
Nước
Bác sĩ
Y tá
Nước
Bác sĩ
Y tá
1.Singapore
2.Hàn Quốc
3.Trung quốc
4.Campuchia
5.Pakistan
6.ấn Độ
7.Việt Nam
135
127
115
58
52
48
44
416
232
88
136
32
-
58
8.Malaysia
9.Myanmar
10.Thái Lan
11.Sri Lanka
12.Banglades
13.Inđônêsia
14.Philipines
15.Nepal
43
28
24
23
18
12
11
5
160
43
99
112
5
67
43
5
(Nguồn: Tổng quan y tế Việt Nam, 1999)
Vấn đề đào tạo. Năm 1999, ngân sách Nhà nước chi 84,07 tỷ đồng cho công tác đào tạo cán bộ y tế, chiếm 1,77% ngân sách đầu tư cho ngành y tế (Ngân sách y tế phân theo lĩnh vực năm 1999- Niên giám thống kê). Hầu hết các chương trình đào tạo cán bộ y tế đều tập trung vào đào tạo bác sĩ (do 8 trường đại học y đảm nhận), dược sỹ (do các trường đại học dược) và y sỹ, y tá, nữ hộ sinh do 3 trường trung học y tế quốc gia và 50 trường trung học y tế của tỉnh. Các trường đại học và trung học này hàng năm đã cho ra trường một khối lượng nhất định các cán bộ y tế nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành về cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt các sinh viên học tại các trường đại học, khi ra trường không muốn công tác tại vùng sâu, vùng xa tạo nên cơ cấu nhân lực mất cân đối trầm trọng trong ngành. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều sinh viên trường Y khi ra trường thất nghiệp hoặc sẵn sàng làm không công cho một số bệnh viện để lấy kinh nghiệm sau đó mở phòng khám tư chứ không chịu về các tỉnh miền núi hoặc vùng sâu,vùng xa. Trong khi đó thì một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La, bác sĩ lại rất khan hiếm. Ngoài ra, trong cơ cấu đào tạo cán bộ y tế của ta còn có sự mất cân đối giữa số bác sĩ và số y tá. Hiện nay, Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ y tá/bác sĩ thấp nhất khu vực.
Theo PGS.PTS Lê Ngọc Trọng thứ trưởng Bộ Y tế, công tác đào tạo cán bộ y tế của Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thử thách sau:
“- Trình độ y học của Việt Nam ở một số chuyên ngành đang có sự tụt hậu lớn so với thế giới.
- Đội ngũ giáo viên đang hẫng hụt so với nhu cầu đào tạo.
- Trang thiết bị dạy và học trong các trường đại học còn thiếu và lạc hậu.
- Cơ sở trường lớp và nơi sinh hoạt của sinh viên chưa đáp ứng nhu cầu.
- Chưa có chính sách và quy định nghĩa vụ đồng bộ để khuyến khích cán bộ tốt nghiệp đại học về nông thôn và miền núi phục vụ.
-Nhu cầu đào tạo sau đại học rất lớn, đặc biệt ở địa bàn miền núi, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn khoa cấp I và II mà các trường đại học y, dược chưa đáp ứng được.
-Về hợp tác quốc tế, việc trao đổi sinh viên và cán bộ giảng dạy giữa các nước trong khu vực còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở thực hành giữa bệnh viện và y tế cơ sở chưa được chuẩn hoá, hạn chế khả năng thực hành của sinh viên.
- Kinh phí đầu tư cho các trường đại học còn quá thấp so với yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học.”
(Nguồn: Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới)
4. Đầu tư cho trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế bao gồm các công cụ như máy móc, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển... phục vụ cho các hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng cao, trang thiết bị y tế trở thành một yếu tố quan trọng hỗ trợ người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đó. Nhận biết được tầm quan trọng của trang thiết bị trong công tác y tế, đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực này cũng đã tăng nhanh cả về số lượng và hiệu quả sử dụng.
Với vai trò là nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành y tế, lĩnh vực trang thiết bị và xây dựng cơ bản đã và đang tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển của ngành. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Y tế, trong những năm qua, ngành y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế tại các cơ sở phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, khoa học công nghệ, đào tạo. Đặc biệt hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân như: thiết bị chẩn đoán bằng phương pháp cộng hưởng từ, máy chụp mạch máu một và hai bình điện, máy cắt lớp điện toán, máy siêu âm, thiết bị y học hạt nhân, máy phá sỏi ngoài cơ thể.. .
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, huyết học. Phòng mổ, hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản: máy X quang có công suất lớn, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân.. .
Các trung tâm y tế huyện bước đầu đã được trang bị máy X quang có công suất phù hợp. Ngoài ra các huyện còn đầu tư mua sắm máy siêu âm chẩn đoán. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị cần thiết để phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và KHHGĐ. Đặc biệt tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều được trang bị thiết bị có khả năng phát hiện bệnh HIV/AIDS, đảm bảo an toàn cho công tác truyền máu.
Để đảm bảo từng bước hiện đại hoá y tế, hàng năm Bộ Y tế đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng mua sắm trang thiết bị. Bảng 26- Số liệu đầu tư vào trang thiết bị- cho thấy nguồn vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế hàng năm đều tăng so với năm 1994. Năm 1995 và năm 1998, Bộ Y tế đầu tư 100 tỷ đồng tăng 42,8%, năm 1997 là 56% và năm 1999 là 24%.
Bảng 26 - Đầu tư vào trang thiết bị của Bộ Y tế (1994- 1999)
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng VĐT
(Tỷ đồng)
70
100
103
110
100
87
Tăng so với năm 1994(%)
-
42,8
47
56
42,8
24
(Nguồn: Luận văn K 38 - Đặng Việt Phương)
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, trang thiết bị y tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Các trang thiết bị y tế phân bố chưa thực sự phù hợp, nơi thì hiện đại, nơi thì quá cũ kỹ, nơi thì quá tải, nơi lại chưa sử dụng hết công suất gây sự mất cân đối trong cung cấp các dịch vụ y tế.
- Nhìn chung trình độ kỹ thuật còn thấp hơn các nước trung bình trong khu vực. Đặc biệt tại một số cơ sở y tế, trang thiết bị quá nghèo nàn, lạc hậu không đảm bảo chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
- Một số cơ sở không có vốn đầu tư để mua sắm, đổi mới trang thiết bị.
- Một số cơ sở mua sắm thiết bị không phù hợp, sử dụng không hết công suất, gây lãng phí vốn đầu tư.
Phần thứ ba
Một số giải pháp về đầu tư cho ngành y tế
Nhìn lại thực trạng đầu tư trong ngành y tế 10 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là việc xây dựng một mạng lưới y tế rộng khắp, về cơ bản đã xoá được xã trắng về y tế. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đang dần được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, đặc biệt là hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm qua đã được đầu tư khoảng 400 tỷ đồng nhằm cải thiện trang thiết bị cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn.
Vốn đầu tư cho ngành y tế đã được cải thiện cả về quy mô lẫn nguồn vốn. Bên cạnh vốn đầu tư ngân sách vẫn được duy trì ổn định, việc huy động và sử dụng nguồn viện phí và viện trợ và đặc biệt là bảo hiểm y tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế và giảm bớt gánh nặng về phía nhà nước.
Nguồn nhân lực y tế đã và đang từng bước được cải thiện. Số cán bộ y tế các năm đều tăng lên. Hiện nay cả nước có 10 trường đại học y dược, 3 trường trung học y tế quốc gia và 50 trường trung học y tế của tỉnh hàng năm cho ra đời khoảng 4000-5000 cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Ngoài ra Việt Nam còn là một trong những nước làm tốt các chương trình y tế quốc gia. Trong những năm gần đây, số các vụ dịch và số người mắc, chết do các bệnh lây truyền giảm đáng kể. Nhờ vậy mà Việt Nam có các chỉ số sức khoẻ như tuổi thọ, tỷ lệ chết bà mẹ, trẻ em... được đánh gía cao trong khu vực và trên thế giới.
Y tế tư nhân trong những năm trở lại đây cũng có sự phát triển vượt bậc. Số các cơ sở y tế tư nhân tăng nhanh, số người dân sử dụng các dịch vụ y tế tư nhân cũng tăng. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng được nâng cao về chất lượng phục vụ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, ngành y tế Việt nam vẫn bộc lộ một số hạn chế. Trình độ y tế nói chung còn thấp với các nước trong khu vực, nhiều cơ sở y tế còn đang ở trong tình trạng lạc hậu chưa tiếp cần được với kỹ thuật hiện đại. Cơ cấu cán bộ còn nhiều bất cập.Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư chưa thật hiệu quả.
I> một số thách thức lớn đối với nền y tế Việt Nam
+Về vấn đề cung cấp tài chính cho y tế
Chi phí cho y tế cao, đặc biệt là các dịch vụ nội trú đối với người nghèo. Mặc dù giá thuốc thực tế có giảm trong những năm gần đây, chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt ở các bệnh viện công có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người nghèo. Ví dụ, một lần đến bệnh viện công chiếm mất 22% chi phí ăn uống trong một năm của một người thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất. Như vậy, chỉ cần một lần ốm nặng phải nằm viện dài ngày có thể ngốn hết số tiền giành dụm trong nhiều năm của một người nghèo. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của họ đối với những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Phần lớn ngân sách Nhà nước chi cho y tế dùng để chi tiêu cho bệnh viện, đặc biệt ở tuyến tỉnh. Trong khi bệnh viện ngốn một phần lớn ngân sách của nhà nước bao cấp cho y tế ở các nước đang phát triển, số liệu về chi tiêu công cộng ở Việt Nam cho thấy phân bổ cho bệnh viện công chiếm một phần khá lớn trong tổng ngân sách y tế hiện nay (khoảng 80%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chính quyền địa phương (cấp tỉnh) phải chi tiêu nhiều cho bệnh viện công.
Độ bao phủ của báo hiểm y tế vẫn còn hạn chế. Tuy chương trình bảo hiểm y tế ở Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 5 năm đầu, bắt đầu từ con số không, độ bao phủ của bảo hiểm y tế đã chững lại trong hai năm vừa rồi, ở mức 13% tổng dân số. Hơn nữa, độ bao phủ lại lớn hơn đối với nhóm người khá giả, bởi vì nó được thực hiện bắt buộc đối với công chức Nhà nước và nhân viên ở khu vực có tổ chức, mà hầu hết những người nay thuộc nhóm có thu nhập cao hơn. Điều này có nghĩa là ở Việt Nam những người thuộc tầng lớp khá giả tham gia bảo hiểm nhiều hơn.
Chi tiêu y tế công cộng không đồng đều giữa các tỉnh. Chi tiêu y tế công cộng cho y tế được phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh giàu có có mức chi tiêu y tế công cộng / đầu người cao hơn nhiều so với các tỉnh nghèo. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là chi tiêu cho y tế ở tuyến tỉnh do chính quyền tỉnh cấp từ nguồn thu riêng của họ, các nguồn thu này có quan hệ chặt chẽ với thu nhập của tỉnh. Hơn nữa, phần ngân sách quốc gia do tỉnh quản lý được trung ương phân bổ theo tiêu chuẩn và theo dân số của tỉnh, cách phân chia này không giúp được mấy để giảm bớt sự bất bình đẳng về vốn chi tiêu y tế trên đâù người giữa các tỉnh.
Lương của nhân viên y tế thấp. Nhân viên y tế là một trong những đầu vào quan trọng nhất của hệ thống y tế. Vì thế, chất lượng dịch vụ y tế thường đồng nghĩa với vấn đề đạo đức và động cơ của nhân viên y tế. ở Việt Nam, mức lương tháng trung bình của nhân viên y tế không mấy thay đổi (theo giá trị thực tế) từ năm 1994. Năm 1998, mức lương tháng trung bình của nhân viên y tế Nhà nước chỉ bằng 29 USD. Vì thế, các nhân viên y tế nhà nước đôi khi phải tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm. Điều này làm giảm bớt thời gian, sự chú ý và sự tận tâm của họ đối với công việc.
+Về vấn đề năng lực y tế.
Số lượng bệnh viện lớn. Như đã trình bày ở trên, Việt Nam có số giường bệnh so với dân số cao hơn nhiều nước khác, kể cả những nước có thu nhập / đầu người cao hơn rất nhiều. Các bệnh viện huyện phụ thuộc rất nhiều vào quy mô kinh tế của đại phương, nghĩa là có quá nhiều bệnh viện trong cả nước và một số thì quá nhỏ để cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Trong tình hình này có thể sát nhập và củng cố các bệnh viện huyện cỡ nhỏ để mang lại hiệu quả cao hơn, đặc biệt là khi sát nhập không làm giảm khả năng tiếp cận về mặt địa lý tới cơ sở đó.
Cơ cấu y tế hỗn hợp. Trong 20 năm qua, số lượng bác sĩ tăng nhanh hơn so với y sĩ và dược sĩ, trong khi đó số lượng y tá và nữ hộ sinh / đầu dân lại có xu hướng giảm. Điều này là cho Việt Nam có tỷ lệ bác sĩ / y tá rất cao. Vì đào tạo bác sĩ tốn kém hơn rất nhiều so với y tá, cho nên cần phải xem xét lại cơ cấu nhân viên y tế hỗn hợp có cân nhắc tới vấn đề chi phí so với hiệu quả. Một điều quan trọng hơn là cơ cấu nhân viên y tế hỗn hợp có thể làm giảm khả năng tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ y tế, vì nhiều bác sĩ được đào tạo chính quy không muốn chuyển về nông thôn làm việc. Điều này có nghĩa là các xã nghèo nhất trong cả nước không chỉ không có bác sĩ mà còn cả y tá, nữ hộ sinh và dược sĩ- những người có thể đã được đào tạo bằng những nguồn lực hạn hẹp hiện nay phân bổ cho công tác đaò tạo nhân viên y tế.
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về mặt địa lý thấp ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Trong khi khả năng tiếp cận (về mặt địa lý) tới các dịch vụ y tế của người dân Việt Nam nói chung là tốt thì việc tiếp cận về mặt địa lý ở một số vùng vẫn còn bị hạn chế. Những vùng này chủ yếu thuộc Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nơi có 55 dân tộc thiểu số đang sinh sống. Trên những vùng này, mật độ dân số thấp và địa hình khó khăn cho nên thời gian để đi đến một cơ sở y tế địa phương thường rất dài. Hơn nữa vì nghèo cho nên các vùng này khó có thể thu hút được y tế tư nhân, và vì thế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế là rất thấp.
Đào tạo nhân viên y tế. Mặc dù Việt Nam đã cung cấp số nhân viên y tế so với dân số khá cao nhưng vẫn cần phải cải thiện nhiều cho công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trong cả nước. Các chương trình đào tạo ban đầu trong lĩnh vực y tế đôi khi chỉ hoàn toàn mang tính lý thuyết, có rất ít tác động qua lại và kích thích sinh viên tìm cách ứng dụng các kiến thức được học. Phương tiện và giáo viên thực hành còn rất hạn chế, không có một viện trường chính thức nào, hầu hết những người tốt nghiệp bắt đầu ra làm có quá ít kinh nghiệm thực hành. Ngoài ra các nguồn lực phân bổ cho đào tạo lại quá ít cho nên cơ hội cho các nhân viên y tế được cập nhật với sự phát triển mới trong lĩnh vực của mình là rất hạn chế.
Quy chế đối với những người cung cấp dịch vụ. Tuy đã có nhiều nghị định và quy chế quy định các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và các quy trình kỹ thuật đối với các nhà cung cấp dịch vụ, việc thực hiện các luật lệ này thông qua công tác thanh tra thường xuyên đối với các cơ sở y tế vẫn chưa đạt yêu cầu. Một phần là do sự tăng nhanh số lượng các cơ sở y tế, nhất là các nhà cung ứng và quầy thuốc tư nhân, trong mấy năm gần đây. Sở Y tế, người có trách nhiệm tiến hành thanh tra thường xuyên đối với tất cả các cơ sở y tế tư nhân, lại không có đủ nhân lực cũng như ngân sách để tiến hành các hoạt động này.
Điều phối các nhà quản lý viện trợ. Viện trợ nước ngoài cho ngành y tế Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (theo giá trị tuyệt đối) từ rất thấp. Đến cuối năm 1998 có 179 dự án ODA đang được thực hiện trong lĩnh vực y tế. Quy mô viện trợ lớn đã làm tăng lên gánh nặng quản lý đối với Bộ Y tế.
II> Một số giải pháp về đầu tư trong ngành y tế
Để cải thiện tình hình trên, Nhà nước cần có một số biện pháp tích cực, hiệu quả theo các nhóm giải pháp sau:
1. Nhóm các giải pháp về đầu tư phát triển nhân lực y tế.
2. Nhóm các giải pháp về kinh tế y tế.
3. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật y tế.
4. Nhóm giải pháp đầu tư nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế quản lý và chính sách y tế.
1. Nhóm các giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực y tế
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong ngành y tế, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngành. Xây dựng một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp cận với kỹ thuật y tế hiện đại là một trong những mục tiêu phát triển của ngành y tế hiện nay. Ngoài ra cán bộ quản lý trong ngành y tế cũng cần được đào tạo lại để nâng cao trình độ quản lý trong thời kỳ mới.
Như đã đề cập ở phần trên, hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư gần một trăm tỷ đồng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế. Con số này tuy chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành song đã là sự cố gắng lớn của nhà nước. Trong thời gian tới, một mặt chúng ta phải tận dụng kinh phí và các nguồn khác, đặc biệt là nguồn viện trợ cho công tác đào tạo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nâng cao được chất lượng trình độ của cán bộ y tế.
Mặc dù số bác sĩ trung bình trên 100000 dân của nước ta ở vị trí khá cao trong khu vực song hiện nay chỉ có 30% số xã trong cả nước có bác sĩ thấp hơn mục tiêu đề ra cho năm 2000 là 40%. Sở dĩ mục tiêu trên không đạt được là có 2 lý do. Thứ nhất, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.Thứ hai là sự mất cân đối trong phân phối các cán bộ y tế khi ra trường.Vì vậy trong thời gian tới các trường đại học và trung học y dược cần tiếp tục tuyển sinh nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cán bộ y tế làm việc tại các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.
Để khắc phục sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa bác sĩ và y tá, trong những năm tiếp theo các trường đại học và trung học cần khuyến khích tuyển sinh y tá không chỉ ở trình độ trung cấp mà còn ở cả trình độ đại học. cán bộ y tá khi ra trường được khuyến khích làm việc tại các vùng khó khăn bằng chế độ lương thưởng phụ cấp thoả đáng. Ngay cả tại các thành phố lớn, các cán bộ y tá cũng phải được đãi ngộ hợp lý, tránh có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập giữa bác sĩ và y tá.
Riêng đối với công tác đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:
- Sắp xếp mạng lưới các trường khoa: xây dựng trường cấp 3 tại trường Đại học y Hà Nội, trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học y Huế, xúc tiến nhanh việc thành lập trường Đại học y học cổ truyền và Đại học răng hàm mặt; đổi tên trường Quản lý y tế thành trường y tế công cộng, xác định quy mô đào tạo, phân vùng đào tạo của các trường đại học y tế.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy: ban giám hiệu các trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy. Bộ y tế có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ này, đặc biệt đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bằng nguồn kinh phí trong nước.
- Có những quy định phù hợp để tổ chức thực hiện sự ưu tiên đầu tư đại học và sau đại học cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Phát huy hệ thống bệnh viện sẵn có, tăng cường đầu tư và chuẩn hoá đội ngũ các bệnh viện được chọn là bệnh viện thực hành của các trường đại học, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy và trò giảng dạy, học tập.
- Đầu tư điều chỉnh lại chương trình giảng dạy cho phù hợp. Đảm bảo cân đối mục tiêu đào tạo về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng và các môn học khác.
Quan tâm đầu tư các phương tiện dạy và học như các labo, thư viện, đặc biệt chú ý đến các phương tiện lâm sàng của sinh viên y.
- Đầu tư kinh phí tăng cường công tác nghiên cứu khoa học: các trường đại học y, dược kết hợp với các viện nghiên cứu để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực giảng dạy và học tập, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Các trường đại học y dược là một trong những đầu mối quan trọng trong chuyển giao khoa học công nghệ của ngành, thiết thực góp phần hiện đại hoá ngành y.
- Chăm lo đời sống thầy và trò về điều kiện vật chất, tinh thần để thầy trò yên tâm tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
2. Nhóm giải pháp về kinh tế y tế
Nếu như trong thời kỳ trước đây, mọi hoạt động y tế đều được bao cấp bởi ngân sách Nhà nước thì hiện nay, trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực tài chính cho y tế bao gồm: ngân sách Nhà nước, bảo hiểm y tế, viện phí và viện trợ. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đây là nguồn lực mang tính ổn định nhất để thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, kinh tế có phát triển nhưng còn chậm, cần phải biết tận dụng các nguồn vốn và sử chúng có hiệu quả. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo phát triển bền vững theo xu hướng hiện đại hoá của ngành y tế.
Như đã nói ở trên, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm trên 50% tổng kinh phí đầu tư cho ngành y tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào sự nghiệp y tế nhằm đảm bảo định hướng công bằng, hiệu quả và nhân đạo trong công tác y tế.
Nguồn thu viện phí cũng là một nguồn thu khá quan trọng, đặc biệt là với hoạt động của các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng thu từ nguồn này thì đây sẽ là gánh nặng cho người bệnh, đặc biệt là đối với người nghèo. Hiện tại, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta phải duy trì nguồn thu này, song phải giảm bớt gánh nặng cho người nghèo và các đối tượng xã hội khác. Trong thực tế hiện nay có một tình trạng là phần lớn người được miễn giảm viện phí trong bệnh việc lại thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội do vị trí xã hội của họ hoặc do các mối quan hệ họ hàng, quen biết. Trong khi đó thì viện phí lại trở thành gánh nặng của người dân, làm cho họ ngại hoặc sợ phải đến bệnh viện. Vì vậy cần phải cân đối, thu đúng, thu đủ nguồn viện phí đảm bảo tính nhân đạo và công bằng. Trong các bệnh viện có thể mở thêm phòng khám tư nhân hoặc bán công với chất lượng phục vụ tốt hơn giành cho người có thu nhập cao, nhằm sử dụng nguồn thu này bao cấp chéo cho người nghèo. Khi thực hiện phương thức này cần phải thận trọng tránh sử dụng mọi nguồn lực, phương tiện tốt nhất cho khu vực tư nhân, làm giảm tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế.
Bảo hiểm y tế là nguồn thu được đánh giá là quan trọng và có triển vọng. Hiện nay, mặc dù độ phủ của bảo hiểm (tức là số người tham gia bảo hiểm trên số đối tượng bảo hiểm) còn rất nhỏ song nguồn thu này chiếm khoảng 16% tổng kinh phí cho ngành y tế. Đây là nguồn thu khá ổn định, có ý nghĩa cơ bản và lâu dài. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm ở cả phương thức bắt buộc và tự nguyện. Đối với phương thức bắt buộc, cần duy trì chế độ mua bảo hiểm của công nhân viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Quản lý, giám sát và kiên quyết buộc các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua bảo hiểm cho người lao động. Đối với phương thức tự nguyện, cần khuyến khích mọi đối tượng trong xã hội, từ nông thôn đến thành thị, tham gia bảo hiểm y tế. Điều quan trọng là phải làm cho họ hiểu được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế từ đó khuyến khích họ tham gia. ở đây có thể sử dụng các phương tiện phát thanh truyền hình hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để tuyên truyền.Việc làm này không những làm tăng nguồn thu cho ngân sách y tế mà còn là giảm gánh nặng cho người dân khi họ sử dụng các dịch vụ y tế. Riêng đối với người thực sự lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoặc với những đối tượng chính sách, Nhà nước nên có những chính sách thích hợp như cấp sổ khám, chữa bệnh hoặc mua bảo hiểm y tế cho họ.
Đối với nguồn viện trợ ODA, một mặt cần duy trì các đối tác cũ, tìm kiếm những đối tác mới nhằm tận dụng nguồn vốn ODA. Mặt khác, cần nâng cao trình độ của cán bộ quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA không những có tác dụng thúc đẩy phát triển nền y tế nước nhà phát triển mà còn tạo niềm tin đối với các đối tác nước ngoài để huy động ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nguồn vốn này.Viện trợ là nguồn vốn không ổn định nhưng khá quan trọng, giúp nền y tế Việt nam tiếp cận với kỹ thuật và phương thức quản lý hiện đại của các nước trên thế giới. Vì vậy cần tận dụng nguồn vốn này, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nhằm rút ngắn khoảng cách giữa y tế Việt nam và thế giới.
Bên cạnh việc huy động các nguồn lực cho sự nghiệp y tế, cần quan tâm đến việc sử dụng hợp lý các nguồn lực đó. Phương hướng lâu dài phải nghĩ đến việc hạch toán trong ngành y tế. Nhưng trong những năm trước mắt chưa thể tiến hành ngay được, một mặt vì điều kiện kinh tế xã hội cũng như cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta chưa cho phép, mặt khác trình độ quản lý kinh tế trong y tế chưa cao. Nhân lực y tế hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, thừa về số lượng một số cán bộ nhưng lại thiếu cán bộ giỏi chuyên môn, nhất là cán bộ giỏi về quản lý kinh tế trong y tế nhiều cán bộ lãnh đạo các cơ quan y tế vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước.
Để xây dựng một nền kinh tế y tế phát triển và bền vững cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trên cơ sở các chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước cần khuyến khích việc xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh cũng như đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong y tế như cổ phần hoá, liên doanh, bán công, 100% vốn nước ngoài, bệnh viện tư, thuê mua tài chính.. . để thu hút các nguồn vốn cho sự phát triển y tế.
Thứ hai là tìm cách phân bổ nguồn lực tài chính sao cho đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn, có nên duy trì việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho các tỉnh một cách đồng đều dựa trên việc tính theo đầu người (mặc dù đã có hệ số điều chỉnh cho các tỉnh miền núi) hay là cần tính ra tổng chi tiêu y tế của từng tỉnh dựa trên cơ sở nhu cầu, rồi từ đó ưu tiên cho các tỉnh nghèo và tỉnh miền núi bằng cách cung cấp một phần lớn tổng chi tiêu y tế (70-80%) từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trái lại, với những tỉnh không nghèo (có một lượng tài chính khá lớn từ bảo hiểm y tế và viện phí) Nhà nước chỉ nên cung cấp khoảng 40-50% tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra, Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý và điều phối nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay, dùng nguồn này để cung cấp cho các tỉnh nghèo với một tỷ lệ cao hơn trong tổng chi tiêu y tế so với các tỉnh khác.
Thứ ba là phải quy hoạch lại mạng lưới khám chữa bệnh, đưa dịch vụ y tế về gần dân nghèo hơn để đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ sở y tế. Có chính sách khuyến khích thoả đáng để cán bộ y tế có điều kiện về phục vụ nhân dân ở xa các đô thị lớn.
Thứ tư là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tận dụng tối đa các trang thiết bị, tăng cường tiết kiệm, tránh lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc trong khá chữa bệnh.
Cùng với việc thực hiện bốn điều trên, đồng thời phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế và đào tạo cán bộ quản lý kinh tế y tế từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho công tác kinh tế y tế được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý. Với tinh thần dù còn nghèo nhưng một đồng tiền dù là nguồn ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn viện trợ hay vốn vay đều phải được sử dụng với hiệu quả cao nhất trong phòng và chữa bệnh mà không được lãng phí hoặc rơi vào túi bọn tham nhũng. Có như vậy mới đảm bảo kinh tế y tế vừa là động lực thúc đẩy ngành y tế đi lên, vừa tạo điều kiện để thực hiện tính nhân văn của nền y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật y tế
Khoa học công nghệ và kỹ thuật là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành y tế của các nước nói chung, ngành y tế Việt Nam nói riêng. Khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước tiến mới trong việc chẩn đoán và điều trị. ở Việt Nam, khoa học kỹ thuật đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số bệnh lây truyền, giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong của sốt rét, tiêu chảy, nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp ở trẻ em, khống chế không để xảy ra các nạn dịch lớn.
Chúng ta đã nghiên cứu, mua sắm, ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, thiết thực nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh đã được áp dụng tại hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần phát hiện chính xác một số căn bệnh mà trước đây chưa chẩn đoán được. Các kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tuỷ, hồi sức cấp cứu.. . đã cứu chữa được nhiều người bệnh mà trước kia điều trị kết quả thấp hoặc không chữa được.
Mặc dù đã có sự tiến bộ song Việt Nam vẫn là một trong những nước có kỹ thuật y tế thấp nhất trong khu vực. Các cơ sở y tế không có vốn đầu tư để hiện đại hoá trang thiết bị. Cơ sở khoa học công nghệ còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vốn. Trong thời gian tới, mục tiêu đề ra là: một mặt phải từng bước đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị của tất cả các trang thiết bị trên toàn quốc, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; mặt khác phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao vào hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiếp cận với những kỹ thuật hiện đại trên thế giơí. Việc mua sắm các trang thiết bị này phải được tính toán phù hợp, không để mua phải những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng không mua thiết bị quá hiện đại, công suất quá lớn hoặc quá đắt tiền vừa gây lãng phí về vốn đầu tư vừa không có ngay cán bộ có thể sử dụng thiết bị gây lãng phí về nguồn lực.
Mục tiêu cụ thể do Bộ Y tế đề ra cho những năm tới là:
- Đầu tư nghiêm cứu, khống chế và thanh toán một số bệnh dịch, bệnh xã hội có tính cấp bách, ngăn chặn nhiễm HIV/AIDS. Ngăn ngừa các bệnh xuất hiện trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển xã hội như: bệnh tim mạch, ung thư, bệnh nghề nghiệp.. . Quan tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và người có tuổi.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của các hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp, công nghiệp tới con người, bảo vệ môi sinh và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
- Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất vaccine, các chế phẩm và phương pháp chẩn đoán bệnh đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư xây dựng cơ sở khoa học công nghệ có nền móng khoa học cơ bản và y tế cơ sở để đón nhận khoa học công nghệ tiên tiến vào đầu thế kỷ 21. Ví dụ: y sinh học phân tử, tin học trong y học, miễn dịch học, di truyền học...
- áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng của y học cổ truyền.
- ứng dụng công nghệ tiên tiến về sinh học, tin học... trong sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, tiếp tục đầu tư cho hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh với kỹ thuật cao, hiện đại và cập nhật.
Để thực hiện được những mục tiêu quan trọng về phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y dược nêu trên, cần có những giải pháp chiến lược như sau:
*) Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ hiện đại hoá ngành y dược. Tăng cường năng lực đào tạo trong nước, ở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo cán bộ ở các nước có nền y học tiên tiến, kỹ thuật cao nhằm cập nhật kiến thức và trình độ kỹ thuật của thế giới.
*) Sắp xếp mạng lưới hệ thống bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đào tạo, cơ sở sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả để phát huy được mọi tiềm năng sẵn có về sức người, sức của trong phát triển khoa học kỹ thuật y tế.
*) Tăng cường đầu tư trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ và đảm bảo nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy và đồng bộ, lựa chọn ưu tiên phù hợp. Đầu tư trang thiết bị song song với đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ, ưu tiên chẩn đoán hình ảnh, sinh hoá, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh, nội soi, các kỹ thuật hồi sức cấp cứu.. .
*) Xây dựng một hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ y tế.
*) Các chuyên khoa sâu phải xác định được cụ thể hoá kế hoạch phát triển khoa học công nghệ để đầu tư có hiệu quả thiết thực.
*) Tăng cường vai trò tư vấn về khoa học công nghệ của hội đồng khoa học kỹ thuật các cấp trong phát triển khoa học công nghệ.
*) Tăng cường vai trò quản lý khoa học công nghệ các cấp theo các chương trình nghiên cứu và triển khai các cấp: quốc gia, bộ, cơ sở.
*) Mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở trao đổi và hợp tác nhằm tiếp thu và cập nhật được trình độ khoa học công nghệ thế giới về y tế và y học, chủ động đầu tư gửi cán bộ đi học nước ngoài theo hướng phát triển khoa học công nghệ.
*) Chăm lo tốt đời sống cán bộ khoa học.
4. Nhóm giải pháp đầu tư nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế quản lý và các chính sách y tế
Cơ chế quản lý cũng như các chính sách y tế là một điều kiện quan trọng thúc đẩy ngành y tế phát triển. Cải tiến chính sách y tế, thay đổi cơ chế quản lý nhằm phát huy cao độ trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng, mỗi cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Phải gắn thu nhập của nhân viên y tế với thành quả lao động của chính họ. Đây là động lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để ngành y tế vươn lên đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của nhân dân theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ.
Những vấn đề chính sách cần được nghiên cứu, xây dựng, ban hành trong thời gian tới là:
+) Chính sách về viện phí: hiện nay Chính phủ Việt Nam đang chủ trương chuyển chế độ thu một phần viện phí thành chế độ thu viện phí, trên cơ sở tính đủ, tính đúng. Hoàn thiện và phát triển bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
+) Ban hành chế độ gắn thu nhập của nhân viên y tế với kết quả làm việc của họ, nâng cao y đức của người thầy thuốc.
+) Cải tiến chế độ quản lý bệnh viện để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có.
+) Phát triển y tế tư nhân: Chính phủ Việt Nam chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. khuyến khích phát triển các loại hình: bệnh viện bán công, bệnh viện liên doanh, bệnh viện tư nhân (kể cả 100% vốn nước ngoài). Vai trò của Nhà nước cần tập trung vào khâu phòng bệnh và y tế công cộng.
+) Về quản lý thuốc: vấn đề bức sức nhất đối với Việt Nam hiện nay là làm sao có thể kiểm soát được hiệu quả việc sử dụng thuốc có mặt tại khắp nơi trên toàn quốc, bất kể từ nguồn nào. Yêu cầu đặt ra là: người dùng thuốc được bảo đảm an toàn, hiệu quả và giá thành hợp lý, không lạm dụng. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có cơ chế chính sách hợp lý. Nhà nước đã và đang có chính sách để khuyến khích, phát triển sản xuất thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.
+) Tổ chức hệ thống thông tin Y tế cấp Quốc gia. Thông tin là công cụ quan trọng để quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân. hiện nay, thông tin y tế ở Việt Nam rất yếu kém: thiếu nhiều số liệu, số liệu mâu thuẫn, không kịp thời, không phản ánh được thực trạng bệnh tật và sức khoẻ nhân dân, không có số liệu y tế tư nhân. Đó là chưa kể các biểu mẫu, các chỉ tiêu cần phải có tính Quốc gia và Quốc tế để “hoà nhập” với các tổ chức ngành dọc và khu vực, quốc tế. Tổ chức lại hệ thống thông tin y tế cấp quốc gia là yêu cầu phải được quan tâm giải quyết sớm nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động y tế.
Hiện nay, hàng năm Chính phủ chỉ có thể giành một khoảng ngân sách có hạn (khoảng 5% tổng ngân sách chi của Nhà nước) cho ngành y tế. Ngành y tế sử dụng sao cho có hiệu quả nhất? Chi bao nhiêu cho phòng bệnh? cho chữa bệnh? Làm sao có thể bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khoẻ? Tất cả tình trạng nói trên đang đòi hỏi chúng ta phải cải tiến chính sách, hoàn thiện cơ chế quản lý mới hy vọng thay đổi được tình hình.
Kết luận
Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người, vì vậy cần phải tăng cường đầu tư cho y tế và nâng cao hiệu quả đầu tư cho y tế nhằm thúc đẩy yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song y tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều tồn tại vần khắc phục. Đối mặt với những thách thức, khó khăn, yếu kém trong lĩnh vực y tế hiện nay, một trong những vũ khí hữu hiệu nhất đó là đổi mới cơ chế, chính sách, phát huy nội lực, vận dụng tốt các quy luật của cơ chế thị trường để sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp để can thiệp đúng đối tượng, đúng trọng tâm nhằm dần từng bước thoát ra khỏi tình trạng hiện nay.
Một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất là cần phải xác định lại vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này, đó là: thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước thông qua việc xây dựng và ban hành các quy hoạch mạng lưới của ngành (quy hoạch bệnh viện, quy hoạch ngành dược...); hoạch định các chính sách (cả chính sách xã hội, cả chính sách kinh tế) trong lĩnh vực phát triển y tế; các quy định quả lý về chuyên môn kỹ thuật; đảm bảo cung cấp một số các dịch vụ y tế dự phòng và một số dịch vụ mang tính kỹ thuật cao và tính xã hội cao mà không một thành phần kinh tế nào có khả năng bảo đảm tốt hơn là y tế công. Huy động các thành phần kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế xã hội và cả cộng đồng tham gia vào công cuộc chăm sóc sức khoẻ cho mọi người.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.PTS Nguyễn Ngọc Mai, nhà xuất bản giáo dục, 1998.
2. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, trường Đại học Kinh tế quốc dân, TS Nguyễn Bạch Nguyệt, nhà xuất bản Thống kê, 2000.
3.Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, Bộ Y tế, nhà xuất bản Y học, 1999.
4. Đánh giá mục tiêu ưu tiên và xu hướng chi tiêu công cộng cho ngành y tế thời kỳ 1991-2000, Nguyễn Trung Dũng và các cộng sự, 1999.
5. Đánh giá thực trạng tác động của một số chương trình quốc gia 1991- 2000, Bộ Y tế.
6. Tổng quan y tế Việt Nam, 1999.
7. Niên giám thống kê y tế 1997, 1998, 1999, Bộ Y tế.
8. Tóm tắt số liệu thống kê y tế 1945- 1996, 1997, 1998, Bộ Y tế.
9. Báo cáo thực trạng và triển vọng dịch vụ y tế tuyến tỉnh, Bộ Y tế, 1999.
10. Thực trạng, xu hướng biến động về sức khoẻ và sử dụng dịch vụ y tế của các cộng đồng dân cư Việt Nam, Bộ Y tế, 1999.
Và một số sách, báo, tạp chí khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0014.doc