+ Đội ngũ cán bộ của công ty tuy đông nhưng chất lượng không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, trình độ chuyên môn về du lịch rất ít mà chủ yếu là tốt nghiệp trường ngoại ngữ, cán bộ quản lý nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình đổi mới, tổ chức những hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được phù hợp dẫn đến chi phí của các chương trình du lịch còn cao là nguyên nhân chính của việc lợi nhuận bị giảm.
2.3.2.Về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội .
Cùng với việc khai thác khách, công ty luôn chú trọng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội. Công ty đã nhìn nhận một cách chính xác và nhạy bén về thị trường du lịch, về điều kiện thuận lợi của Hà Nội nên hầu hết các mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đều ở Hà Nội nên trong mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch công ty có những ưu và nhược điểm sau.
75 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển bình quân về khách sạn đạt 117,3% về buồng khách sạn; về buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 120,55%. Hà Nội là thành phố có tỷ trọng vốn đầu tư và liên doanh xây dựng khách sạn lớn nhất nước chiếm khoảng 32% với tổng số vốn gần 1,2 tỷ USD. (PGS.TS. Nguyễn Văn Đính-Nguyễn Văn Mạnh-Bài ngành du lịch Hà Nội trong những năm đổi mới-Trang 30 số tháng 9 tạp chí du lịch Việt Nam)
Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, hàng loạt các khách sạn đã được cấp giấy phép xây dựng và đưa vào phục vụ khách nên từ chỗ cầu lớn hơn cung thì nay cung đã lớn hơn cầu dẫn đến cạnh tranh rất gay gắt, thiếu lành mạnh. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự cố gắng của ngành du lịch Hà Nội trong việc đầu tư nâng cấp, tự xây dựng hoặc liên doanh xây dựng mới các cơ sở lưu trú trong đó rất nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao. Sự phát triển tự phát không có quy hoạch dẫn đến hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn mini tư nhân ra đời. Các khách sạn này thường là các khách sạn cỡ nhỏ từ 10-19 phòng, ngoài việc phục vụ lưu trú ra hầu như không có dịch vụ gì khác.
Do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, trong quá trình hoạt động các khách sạn nhỏ không đủ điều kiện kinh doanh đã chuyển thể kinh doanh. Đa số những khách sạn này là những khách sạn ngoài quốc doanh.
Chất lượng các cơ sở lưu trú cả về trang trí nội thất và chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và các dịch vụ bổ trợ được nâng lên. Một số các khách sạn lớn đã được Tổng cục du lịch xếp hạng từ 1-5 sao, Tính đến cuối năm 2001trong toàn thành phố có khoảng 80 khách sạn được xếp hạng.
Số khách sạn ở Hà Nội được xếp hạng khoảng 20% tổng số khách sạn trong thành phố và gần 20% tổng số khách sạn được xếp hạng trong toàn quốc.
Quy mô các khách sạn ở Hà Nội nói chung còn nhỏ. Số khách sạn có quy mô trên 100 phòng còn rất ít. Đại đa số các khách sạn trên địa bàn có quy mô từ 20-100 phòng. Các cơ sở có dưới 20 phòng chủ yếu từ sở hữu tư nhân.
Cùng với sự gia tăng của các khách sạn, hệ thống các cơ sở ăn uống ở Hà Nội cũng phát triển rất nhanh. Hầu hết các khách sạn nhà nghỉ đều có phòng ăn, quầy bar...Du khách có thể thưởng thức các món ăn Âu, á...chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Một số khách sạn, nhà hàng, khách vừa ăn uống vừa thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Về mức giá trong các khách sạn cũng rất khác nhau. Các khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao có mức giá thấp nhất khoảng 20 USD đến mức giá cao nhất khoảng 550 USD/1 phòng/1 ngày đêm. Đây là mức giá công bố của các khách sạn, còn mức giá thực tế là tuỳ thuộc vào thời điểm và mối quan hệ với các khách sạn.
Đối với các khách sạn mini tư nhân thì mức giá thường là dưới 20 USD/ phòng/ngày đêm.
Mức giá khách sạn là thấp rất nhiều so với những năm trước đây và mức giá này còn có xu hướng giảm xuống do cung về khách sạn còn thừa rất nhiều. Có những khách sạn đã hạ giá đến hơn 50% để thu hút khách. Đây là một lợi thế rất lớn cho các công ty lữ hành.
Cũng như hàng loạt các công ty lữ hành khác trước đây VINATOUR gặp rất nhiều khó khăn trong việc quan hệ với các cơ sở lưu trú để có phòng phục vụ khách, do những năm đầu đổi mới lượng khách vào Hà Nội rất đông và cung khách sạn không đủ cầu.
Sau sự phát triển ồ ạt của các cơ sở lưu trú, nhà hàng thì mối quan hệ của các công ty lữ hành nói chung và của Vinatour nói riêng với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú ăn uống đã gặp rất nhiều thuận lợi. Nếu trước đây các công ty lữ hành đưa khách tơí thì phải chịu một mức giá cao, và hầu như không được hưởng một sự ưu đãi nào cả thì hiện tại tình hình đã thay đổi ngược lại. Do cung khách sạn là lớn hơn cầu do đó các khách sạn rất mong muốn các công ty lữ hành đưa khách tới khách sạn mình nên họ đã thi nhau hạ giá, nâng cao chất lượng và có nhiều sự ưu đãi với các công ty lữ hành.
Về phía công ty Vinatour do cơ cấu khách hầu hết là khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam. Lượng khách này thường có thu nhập cao chủ yếu là khách Pháp, Nhật, Mỹ...
Thông thường khách của công ty thừơng nghỉ tại Hà Nội ít nhất là một đêm do vậy công ty phải tổ chức cho khách nghỉ ngơi ăn uống tại các khách sạn và nhà hàng. Đại bộ phận các khách sạn trên địa bàn Hà Nội được xếp hạng sao từ 2-5 sao, công ty đều có quan hệ nhưng mối quan hệ thường xuyên chỉ có một số khách sạn sau:
Biểu 6: Danh sách khách sạn quan hệ mật thiết với công ty.
(Theo số liệu từ vina tour)
Thứ tự
Tên khách sạn
Thứ hạng
Hoa hồng cơ bản
Chế độ
1
Sofitel Metrpol HN
5 sao
10%
10R+1FOC
2
HN Horison
5 sao
12%
10R+1FOC
3
Melina Hà Nội
5 sao
12%
10R+1FOC
4
HN Deawoo
5 sao
10%
9R+1FOC
5
HN Hotel
3 sao
10%
8R+1FOC
6
Gouman Hotel
3 sao
15%
8R+1FOC
7
Sunway Hotel
3 sao
15%
10R+1FOC
8
Maritus Westlake
4 sao
10%
8R+1FOC
9
Green Park
3 sao
15%
8R+1FOC
10
Thiên Thai
3 sao
12%
9R+1FOC
11
Hoà Bình
3 sao
12%
10R+1FOC
12
Dân Chủ
2 sao
12%
8R+1FOC
13
Thuỷ Tiên
3 sao
15%
10R+1FOC
14
Thắng lợi
3 sao
15%
8R+1FOC
15
Galaxy Hotel
3 sao
10%
10R+1FOC
Các khách sạn này Vinatour thường xuyên đưa khách quốc tế đến và mối quan hệ của công ty với họ là rất tốt.
Giữa công ty và các khách sạn đã ký với nhau về các điều khoản trong một hợp đồng phục vụ khách, thông thường hợp đồng này có giá trị 1 năm.
Về mức giá hầu hết các khách sạn này thường áp dụng mức giá hợp đồng thấp hơn mức giá công bố từ 40-60 %.
Về mức hoả hồng: Thông thường các khách sạn thường áp dụng chế độ miễn phí phòng cho lái xe và hướng dẫn viên nếu có, ngoài ra mức hoả hồng( phổ biến cơ bản) được các khách sạn trả cho công ty từ 10-15 % trên giá hợp đồng, các chế độ thường là sự miễn phí thêm cho một phòng ví dụ như khách sạn Thắng Lợi áp dụng chế độ là 8 phòng miễn phí cho một phòng.
Thông thường giá của một khách sạn thường có một bữa ăn chính và một bữa ăn phụ. Các khách sạn thường có buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống dân tộc miễn phí trong bữa ăn nếu đoàn khách khoảng trên 30 khách. Đây là một khoản lợi lớn cho công ty.
Ngoài ra, khi công ty đăng ký đặt phòng thường được các khách sạn ưu tiên phòng tốt theo đúng yêu cầu. Một thuận lợi không kém phần quan trọng trong kinh doanh của các công ty là do uy tín của công ty nên nếu có gặp trục trặc về khách khi họ đến muộn thì tiền phòng đặt trước ở khách sạn không bị mất, mức phạt của khách sạn là rất nhỏ và hầu như là với số khách sạn kể trên thì công ty không bị phạt, chỉ trừ các khách sạn liên doanh là có sự phạt tượng trưng rất nhỏ nếu thời gian huỷ là quá ngắn. Về các bữa ăn, công ty cũng được các khách sạn tạo điều kiện thuận lợi nếu công ty báo huỷ trước khi khách sạn chế biến thì thường không bị phạt, còn nếu sau khi đã chế biến thì tuỳ thuộc vào món ăn mà khách sạn sẽ có mức phạt khác nhau nhưng thường các khách sạn chỉ phạt trên các món ăn không được sử dụng sau khi đã chế biến.
Với điều kiện thuận lợi như vậy, công ty Viantour luôn luôn chủ động trong việc đăng ký phòng cho khách ở các khách sạn với một mức giá hợp đồng tương đôí rẻ so với mức giá công bố, ngoài ra công ty còn được trả một mức hoả hồng rất cao từ 10-15% trên giá hợp đồng, thậm chí có thời điểm mức hỏa hồng này lên tới 20%. Khi có khách của công ty gửi tới, các khách sạn này luôn luôn phục vụ với một chất lượng tốt, các thủ tục rất nhanh chóng, nếu có trục trặc gì về khách công ty được các khách sạn đáp ứng kịp thời nên đã tạo điều kiện rất tốt cho công ty trong việc nâng cao uy tín với khách.
Ngoài các cơ sở lưu trú ra thì các nhà hàng cũng luôn sẵn sàng phục vụ khách của công ty, với các chuyến tham quan thành phố Hà Nội thì chủ yếu các bữa ăn trưa của khách được đặt ở các nhà hàng. Với hệ thống các nhà hàng rất phong phú và đa dạng hiện nay thì công ty đều có quan hệ nhưng công ty chỉ có quan hệ với khoảng 20 nhà hàng trên địa bàn Hà Nội điển hình là các nhà hàng sau:
Biểu 7: Danh sách các nhà hàng mà công ty quan hệ.
(Theo số liệu từ vina tour)
Thứ tự
Tên nhà hàng
Mức giá/người
Tiền hoả hồng
1
Nổi Hồ Tây
60.000VNĐ
8%
2
Chả cá Lã Vọng
5 USD
5%
3
Piano Bar
7 USD
5%
4
Sea food
10 USD
8%
5
Thuỷ Tạ
7 USD
5%
6
MOMIJI
12 USD
7%
7
Gustave
16 USD
8%
8
Quế Lâm
60.000 VNĐ
5%
9
Fist
10 USD
5%
10
Vạn Xuân
10 USD
8%
Các nhà hàng luôn sẵn sàng phục vụ khách của công ty, khi công ty đặt trước, khác với các khách sạn, các nhà hàng thường áp dụng mức tiền hoả hồng cở bản trên mức giá bán thông thường mức hoả hồng là từ 5-8%. Mức giá bán của các nhà hàng thường là do thoả thuận của công ty với khách du lịch, để công ty đặt giá cho các bữa ăn. Do quan hệ mật thiết nên các nhà hàng luôn phục vụ các món ăn đúng với số lượng và chất lượng theo yêu cầu của công ty nên khách du lịch rất hài lòng.
Trong những năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế tại chỗ và khách du lịch nội địa mà công ty phục vụ đã tăng lên nhưng lượng khách này chủ yếu là ở Hà Nội đi du lịch một phần nhỏ lượng khách này từ các tỉnh phía Nam qua chi nhánh của công ty ở Thành Phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội cũng được công ty phục vụ rất tốt. Các cơ sở lưu trú mà khách du lịch ở thường từ 1-2 sao, cũng như các cơ sở lưu trú khác các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú này cũng tạo điều kiện rất thuận lợi cho công ty, các chế độ và mức tiền hoả hồng là tương đối cao. Nhưng do số lượng đối tượng khách này đến Hà Nội rất nhỏ do đó doanh thu từ các mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ cơ sở lưu trú này chiếm tỷ trọng không lớn .
Trên đây là những thuận lợi về cơ sở lưu trú và ăn uống mà công ty có được qua mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ này. Nhưng trong mối quan hệ này cũng có một số khó khăn sau:
+ Số phòng của một số khách sạn còn nhỏ thường là dưới 100 phòng do đó nhiều khi công ty không thể đáp ứng được nhu cầu đặt phòng của khách mà phải đổi loại phòng hoặc đổi khách sạn.
+ Thời gian lưu trú của khách ở Hà Nội không liền nhau do đó việc đặt phòng cho khách gặp không ít khó khăn.
+ Đối với các khách sạn liên doanh thì các công ty lữ hành nói chung và công ty Vinatour nói riêng chưa được ưu đãi về giá và mức hoả hồng như các công ty lữ hành liên doanh do vậy công ty gặp rất nhiều khó khẳn trong việc hạ thấp giá các chương trình du lịch của mình, làm giảm sự cạnh tranh với các công ty lữ hành liên doanh.
Như vậy về các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn và nhà hàng ở Hà Nội thừa rất nhiều, công suất sử dụng của khách sạn mới đạt khoảng 50% nên giá các khách sạn đã giảm rất nhiều, đây là một thuận lợi rất lớn cho các công ty lữ hành. Về phía công ty Vinatour do uy tín của mình, công ty vẫn luôn trung thành với một số nhà cung cấp dịch vụ khách sạn và nhà hàng kể trên. Khác với một số công ty lữ hành khách, công ty Vinatour vẫn luôn tôn trọng các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn và nhà hàng, không có hiện tượng ép giá, khi họ gặp phải khó khăn do đó công ty luôn được phục vụ với chất lượng cao nhất, được tạo điều kiện thuận lợi về giá cả và phòng khi vào thời điểm mùa vụ hoặc có các hội nghị, hội thảo diễn ra tại Hà Nội. Do đó lượng khách của công ty luôn được ở trong các khách sạn thoả mãn các nhu cầu của họ trong mọi thời điểm. Đây là những thuận lợi góp phần vào việc nâng cao chất lượng các chương trình du lịch của công ty, ngoài ra với mối quan hệ này công ty thu được một khoản tiền hoả hồng là rất lớn góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu của công ty.
2.2.3. Mối quan hệ của công ty Vinatuor với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ở Hà Nội.
Hiện nay Hà Nội đang chuyển mình cùng cả nước, hàng loạt phố mới với những đại lộ, đường cao tốc ra đời, nhiều khu nhà cao tầng hiện đại đan xen với khu phố cổ tạo nên một dáng vẻ mới cho thành phố 1000 năm. Hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội phát triển rất nhanh, cụ thể là:
+ Về vận chuyển đường không: Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 35 km đã được nâng cấp và xây mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, các dịch vụ bổ sung được nâng cấp phục vụ khách rất tốt trong thời gian qua.
+ Về vận chuyển đường sắt: Từ ga Hà Nội toả đi các nhánh đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Trung Quốc.
+ Về vận chuyển đường bộ: Từ các bến xe phía Nam, Kim Mã, Gia Lâm toả đi khắp các nơi trên toàn quốc. Bằng tuyến quốc lộ 1A xuyên Bắc, Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La ,Lai Châu; quốc lộ 32 đi Sơn Tây.
+ Vận chuyển đường thuỷ: từ bến phà đen có tàu thuỷ đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì, Hải Phòng, bến phà Hàm Tử Quan có tàu thuỷ đi Phả Lại - Quảng Ninh.
Như vậy, Hà Nội là đầu mối giao thông lớn của miền Bắc và cả nước, là nơi hội tụ 6 tuyến đường sắt và 8 tuyến đường bộ có cảng hàng không quốc tế và nội địa, là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Bắc với nhau. Chính nhờ lợi thế của các trục giao thông lớn mà Hà Nội vừa là thị trường nhận khách vừa là thị trường gửi khách trực tiếp và trung gian đi các nơi. Đây sẽ là những cơ hội thuận lợi để phát triển hệ thống các cơ sở kinh doanh vận chuyển và là điều kiện rất tốt để kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch.
2.2.3.1. Thực trạng của các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ở Hà Nội
Nhận thấy lợi thế trong việc phát triển các loại hình vận chuyển trong kinh doanh du lịch ở Hà Nội nên các nhà cung cấp các phương tiện vần chuyển đã tăng rất nhanh trong thời gian qua.
+ Về vận chuyển đường không: Cùng với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã từ lâu xác định và thực thi công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của riêng ngành, trong đó nhiệm vụ cơ bản là nhanh chóng phát triển ngành theo kịp trình độ phát triển của ngành hàng không dân dụng thế giới. Nhờ xác định đúng đắn mục tiêu này, trong những năm qua ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tính đến nay mạng lưới đường bay của Việt Nam airlines gồm 41 đường bay (55 chặng) với 20 đường bay nội địa (25 chặng) tới 15 thành phố trong nước tạo thành một mạng lưới bao phủ ở hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc và 21 đường bay quốc tế (30 chặng) tới 23 thành phố trên thế giới. Từ sân bay Nội Bài các đường bay đã trở nên dày đặc đến các vùng trong nước và nhiều thành phố trên thế giới bằng các đường bay thường lệ và không thường lệ, có tần suất và vận tải cung ứng ngày càng tăng bằng các loại máy bay hiện đại có tuổi đời trẻ nhất trong khu vực, cùng chất lượng dịch vụ ngày càng cao, nhờ đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động của Việt Nam airlines. Ngoài sự cố gắng phát triển đường bay theo chiều rộng trên thị trường quốc tế vươn tới các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, và theo chiều sâu trong thị trường nội địa nối kết các vùng sâu, vùng xa với các thành phố trong cả nước. Việt Nam airlines còn tìm cho mình một con đường tiếp cận với thị thường hàng không mở. Cụ thể là Việt Nam airlines đã gia nhập Hiệp hội hàng không thế giới(IATA), hiệp hội hàng không Châu á Thái Bình Dương (AAPA), ký kết hợp đồng liên doanh với hãng hàng không Cathap Pacific, Malaysia airlines(MH). Hợp đồng trao đổi chỗ với Japan airlines (JL), China airlines (CL), Philippine airlines, Lao Aviation, Korea airlines (KE) hay đặt mua chỗ với air France (AF), Swiss air (SR), Landa air (NG), ..
Sau đây là giá vé của một số giá vé của các hàng hàng không:
Theo thông tin từ vietnam airlines giá vé trên đường bay nội địa như sau
(áp dung từ ngày01-01 2002) Đơi vị VND
STT
hành trình
Hạngđặc Biệt
hạng thường
1
hà nội-đà nẵng
900.000
600.000
2
hà nội-điện biên
Không có
330.000
3
hà nội-huế
800.000
600.000
4
hà nội-nha trang
Không có
970.000
5
hà nội- sài gòn
1.700.000
1.200.000
6
hà nội- sơn la
Không có
150.000
7
hà nội-quy nhơn
sài gòn
Không có
1.300.000
Giá vé trong nước và quốc tế được áp dụng như sau
Theo thông tin từ công ty cổ phần hàng không việt nam(facific airlines)
( áp dụng từ ngày16-06-2002)
STT
đường bay
Giá vé
1
hà nội-tp.hồ chí minh
1.225.000VND
2
hànội-kaohsiung
330USD
3
hà nội -taipei
330USD
Giá vé quốc tế của hãng hàng không quốc gia việt nam(vietnam airlines)
Cho các hành trình xuất phát từ Hà Nội
STT
điểm đến
Trung chuyển
Loại vé
Loại giá
Giá bán
usd
1
Bangkok
1 Lượt
Y
170
Khứ Hồi
Y
330
2
Bom bay
Bkk
1 Lượt
Y
490
bkk
Khứ Hồi
Y
880
3
Dli(ấn độ)
Bkk
1 Lượt
Y
450
bkk
Khứ Hồi
Y
880
4
Jkt(idoneisa)
sinh
1 Lượt
Y
370
Sinh
Khứ Hồi
Y
600
5
kulalumper
Hkg
1 Lượt
Y
400
hkg
Khứ Hồi
Yap1
430
6
sinh
Hkg
1 Lượt
Y
400
Hkg
Khứ Hồi
Y
540
7
osaka
Hkg
1 Lượt
Y
500
hkg
Khứ Hồi
Y
950
8
tokyo
hkg
1 Lượt
Y
500
hkg
Khứ Hồi
Y
950
9
moscow
Sel
1 Lượt
Y
650
sel
Khứ Hồi
Y
1150
10
seoul
1 Lượt
Y
350
Khứ Hồi
Y
680
11
taipei
1 Lượt
Y
330
Khứ Hồi
Y
375
12
Can(tq)
1 Lượt
Y
150
Khứ Hồi
Y
280
13
hongkong
1 Lượt
Y
272
14
losangeles
Par
1 Lượt
C
1500
Par
Khứ Hồi
C
4000
15
Sanfransico
seoul
1 Lượt
Y
650
Khứ Hồi
Y
1150
* Giá vé của hãng hàng không china airlines
(Theo thông tin từ hãng hàng không china airlines)
(đơn vị tính USD)
STT
đường bay
Giá vé
1
hà nội- bắc kinh- hà nội
496
2
hà nội-nam ninh
69
3
hà nội-nam ninh- hà nội
127
4
hà nội-nam ninh - quảng châu
139
5
hà nội- nam ninh- côn minh
129
6
hà nội- bắc kinh- quảng châu
387
7
hà nội- bắc kinh- hồng kông
466
8
hà nội- hà nội-bắc kinh
268
Như vậy hình thức tiếp cận này kết hợp với đường bay hiện có của Việt Nam airline đã mở rộng khả năng phục vụ mọi nhu cầu của khách đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với năng lực và tầm hoạt động khắp thế giới, Việt Nam airline sẽ là nền tảng vững chắc và đầy tiềm năng tạo điều kiện cho ngành du lịch mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường quốc tế.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới đường bay trong thời gian qua hàng không dân dụng Việt Nam đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các đại lý bán vé máy bay của mình, hàng không dân dụng Việt Nam cho phép bất kỳ các cá nhân hay tổ chức nào đều được phép làm đại lý bán vé của mình. Với mức giá thống nhất trên toàn quốc và mức hoả hồng tương đối cao mà hàng không dành cho các đại lý nên ngày càng có nhiều đại lý được đưa vào kinh doanh tạo ra một mạng lưới phân phối vé dày đặc trên thị trường đã giúp cho hàng không Việt Nam rất nhiều trong việc thu hút khách. Mặt khác hầu hết các công ty du lịch đều làm đại lý bán vé máy bay cho hàng không dân dụng Việt Nam nên các công ty đã chủ động được trong việc đặt vé và ký kết hợp đồng với hàng không. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các công ty lữ hành khi quan hệ với các nhà cung cấp vé máy bay và với hàng không dân dụng Việt Nam.
Nhưng vấn đề còn tồn tại và còn nhiều yếu kém trong thời gian qua được khách hàng và dư luận liên tục phản ảnh đó là tình trạng chậm chuyến và huỷ các chuyến bay. Trong năm 2001 có trên 1000 chuyến bay bị huỷ và hơn 3000 chuyến bay bị chậm vì nhiều lý do khác nhau trong tổng số gần 30000 chuyến bay quốc tế và nội địa theo kế hoạch, làm cho hệ số bay toàn mạng giảm rất nhiều. Một trong các nguyên nhân gây chậm chuyến, phản ánh dây chuyền hay hiệu ứng Domino qua việc một chuyến trước chậm làm chậm 5, 6 chuyến sau, nguyên nhân chính chiếm tới 45% do tổng công ty không có máy bay dự bị.
Do là một ngành độc quyền tại Việt Nam nên tất cả các chuyến bay nội địa đều do Việt Nam airlines thực hiện, một số chuyến bay vào giờ không thích hợp thì Pacific airlines được phép bay (đây là công ty liên doanh mà hơn 50% vốn là của hàng không dân dụng Việt Nam) do đó giá của các chuyến bay nội địa và một số chuyến bay quốc tế của Việt Nam airlines là cao so với khu vực và trên thế giới. Đây là những bất lợi cho các công ty lữ hành, mặt khác Việt Nam airlines còn áp dụng chế độ 2 giá với người nước ngoài nên giá vé máy bay nội địa là quá cao ảnh hưởng rất lớn đến mức giá của toàn bộ chương trình du lịch mà các công ty lữ hành xây dựng.
+ Về vận chuyển đường sắt: Cũng giống như hàng không, đường sắt Việt Nam vẫn là ngành độc quyền. Hiện nay ngành đường sắt không cho bất kỳ một công ty du lịch lữ hành nào làm đại lý bán vé của mình.
Hiện nay vận tải đường sắt có 4 chuyến tàu S1, S3, S5, S7,S9,S11,S13,S15,S17 hàng ngày đi từ Hà Nội đến các tỉnh phía Nam dừng ở 18 ga,hà nộI,Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Tam Kì, Quảng Ngãi, Diền Trì, Tuy Hoà, Nha Trang Tháp Chàm M. Mán, Thành Phố Hồ Chí Minh . Ngoài ra còn có các chuyến tàu đi Hải Phòng, Lào Cai, Thái Nguyên...
Theo thông tin từ tổng cục đường sắt giá vé từ Hà Nội đi các tỉnh như sau
(áp dụng từ 0 giờ ngày 01-09-2001) Tầu S1
(Đơn vị tính 1000VND)
tên ga
xe B
xe B
Đ.hoà
BnT1
Bnt2
Bnt3
vinh
76
84
92
123
112
95
đồng hới
135
149
162
219
199
169
huế
170
189
206
277
252
214
đà nẵng
198
220
239
322
294
249
tam kỳ
231
257
279
376
343
291
quảng ngãi
253
281
306
411
375
319
diên trì
271
300
327
440
401
340
tuy hoà
326
362
394
350
483
410
nha trang
372
413
449
604
551
468
tháp chàm
385
428
465
626
571
485
sài gòn
409
454
494
665
606
515
Đặc biệt để tạo điều kiện thu hút khách du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đồng thời nâng cao hiệu suất sử dụng các toa xe khách tàu liên vận quốc tế Hà Nội các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, đường sắt hai nước Việt Trung đã thống nhất cùng áp dụng một giá vé tuyến đường sắt Hà Nội các tỉnh thành phố Trung Quốc. Giá vé điều chỉnh giảm bình quân khoảng 50% so với giá vé hiện hành.
Cùng với sự phát triển của đất nước ngành đường sắt Việt Nam cũng đang đổi mới cụ thể là: chất lượng phục vụ của nhân viên tốt hơn, các chuyến tàu đã giảm được thời gian chạy rất nhiều, tăng thêm tần suất các chuyến bay địa phương. Mạng lưới phân phối vé đã được mở rộng, điều đặc biệt là đến ngày 1/6/2001 đường sắt Việt Nam sẽ đưa vào mạng lưới bán vé tự động tại một số điểm ở các thành phố lớn điều này sẽ tạo thuận lợi cho các công ty lữ hành. Nhưng hạn chế của ngành đường sắt là giá vẫn cao, đặc biệt là giá với người nước ngoài thường cao hơn 2 lần so với người Việt Nam. Tuy số chuyến bị hoãn, huỷ rất ít so với hàng không, nhưng thời gian đi và đến của các chuyến tàu chưa chính xác đặc biệt đối với các chuyến tàu địa phương. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chương trình du lịch của công ty lữ hành.
+ Về vận chuyển đường thuỷ: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội chỉ có một số chuyến tàu thuỷ phục vụ khách du lịch mang tính chất thử nghiệm là chính nên các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển này chưa phát triển.
+ Về vận chuyển là phương tiện ô tô: Đây là loại hình vận chuyển chủ yếu được các công ty lữ hành ở Hà Nội sử dụng khi phục vụ đưa đón khách quốc tế và nội địa tham quan Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Hiện nay các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển này phát triển rất nhanh đến năm 2000 trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 20 công ty vận chuyển khách du lịch với gần 1000 đầu xe, ngoài ra còn một số lượng lớn các điểm cho thuê ô tô tư nhân, nên các phương tiện là ô tô tương đối phát triển luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách của bất kỳ công ty du lịch nào. Các công ty vận chuyển khách du lịch lớn có uy tín trên địa bàn Hà Nội là công ty vận chuyển khách du lịch, công ty vận chuyển khách dịch vụ du lịch 12, công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội ...
Về mức giá, hiện nay các nhà cung cấp phương tiện vận chuyển ô tô đã giảm giá rất nhiều so với thời kỳ trước đây, thông thường mức giá được tính trên km đường đi và tuỳ thuộc vào chủng loại xe mà mức giá quy định khác nhau, thông thường mức giá từ 4000-7000 đồng/km cho các phương tiện vận chuyển từ 12 chỗ trở lên.
Về mức tiền hoả hồng các nhà cung cấp này thường áp dụng mức hoả hồng cơ bản 3-5% trên giá hợp đồng, và nhiều chế độ ưu đãi khác cho các công ty lữ hành khi họ thuê một số lượng lớn các phương tiện.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ô tô ở Hà Nội đều có đội ngũ lái xe có kinh nghiệm lâu năm trong phục vụ khách đặc biệt là khách du lịch nên họ rất thông thạo đường đi, mối quan hệ của lái xe với khách du lịch và hướng dẫn viên đã trở nên thân thiện. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các công ty lữ hành khi ký kết thuê xe của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ở Hà Nội.
Hiện nay ở Hà Nội còn có các hãng taxi luôn luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra còn phải kể đến các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp, xe máy... với giá cả và thời gian cho thuê xe linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch trẻ tuổi có thu nhập thấp. Bên cạnh đó là đội xe xích lô du lịch của các khách sạn cũng luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách, với loại phương tiện vận chuyển này khách du lịch vừa thoả mái vừa quan sát được cảnh đẹp của phố phường Hà Nội.
Trên đây là thực trạng của các loại phương tiện vận chuyển trên điạ bàn Hà Nội, các phương tiện này đều có ưu điểm và nhược điểm đối với việc phục vụ khách của các công ty lữ hành. Để đi sâu hơn nữa ta sẽ đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển này.
2.2.3.2.Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển ở Hà Nội.
Cũng giống như các cơ sở lưu trú ở Hà Nội, các phương tiện vận chuyển ở Hà Nội được công ty sử dụng hầu hết các chương trình du lịch trọn gói của mình.
+ Về vận chuyển đường không: Công ty đã có văn phòng đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không quốc gia và là đại lý của một số hãng hàng không lớn như Việt Nam airlines, Pacific airlines, hàng không Thái Lan, hàng không Pháp...đã đem lại thế chủ động cho công ty trong việc sắp xếp chỗ các chuyến bay trong và ngoài nước phục vụ khách du lịch một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo về chất lượng phục vụ cao nhất, đem lại cho khách du lịch cảm giác yên tâm hài lòng khi sử dụng các dịch vụ này.
Ngoài ra, công ty Vinatour đã ký thẳng hợp đồng với hàng không dân dụng Việt Nam trong một năm để có kế hoạch phục vụ khách. Cơ cấu khách của Vinatour thường xuyên phải sử dụng các phương tiện vận chuyển là máy bay, lượng khách quốc tế vào Việt Nam là chủ yếu nên hàng năm các công ty gửi khách quốc tế đều căn cứ vào lượng khách năm trước để gửi bản kế hoạch phục vụ khách cho công ty. Căn cứ vào kế hoạch đó Vinatour đã ký kết hợp đồng với hàng không Việt Nam về kế hoạch phục vụ khách trong năm. Khi các chương trình được thực hiện thì căn cứ vào kế hoạch đã ký kết, hàng không và công ty đều chủ động trong việc sắp xếp chỗ trong các chuyến bay nội địa.
Mặt khác do có kế hoạch trước nên công ty được hàng không Việt Nam ưu đãi một mức giá rẻ hơn so với giá công bố góp phần vào việc hạ giá các chương trình du lịch trọn gói của mình. Với mức hoả hồng cơ bản là 5% trên mức giá bán mà công ty được hưởng đã đem lại doanh thu rất lớn cho công ty trong quá trình kinh doanh.
Chỉ tính riêng tiền hoả hồng mà đại lý bán vé máy bay đem lại trong các năm qua cho chúng ta thấy doanh thu từ hoạt động này là rất lớn.
Biểu 9: Doanh thu từ tiền hoả hồng của đại lý bán vé máy bay giai đoạn 1997-2001.(Theo thông tin từ Vina tour)
Đơn vị tính:1000 đồng
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
494.205
675.000
709.000
720.000
830.000
Qua biểu trên ta thấy doanh thu tiền hoả hồng của đại lý bán vé máy bay đã tăng lên rất nhiều chiếm khoảng 2-3% tổng số doanh thu của công ty. Số tiền hoả hồng này còn lớn hơn nhiều nếu ta tính cả doanh thu của công ty từ hoạt động ký kết trực tiếp với hãng hàng không Việt Nam.
Trên đây là những thuận lợi mà công ty Vinatour có được khi quan hệ với hàng không, nhưng trong mối quan hệ này hiện nay công ty còn gặp rất nhiều khó khăn:
- Các chuyến bay nội địa do Việt Nam airlines độc quyền nên giá cả rất cao, mức giá với người nước ngoài cao hơn rất nhiều so với người Việt Nam. Khách của công ty sử dụng phương tiện vận chuyển này chủ yếu là khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài.
- Đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì vé đi từ nước họ đến Việt Nam và ngược lại là do công ty gửi khách đảm nhận, mức giá này rất rẻ so với Việt Nam. Do tâm lý và đặc điểm tiêu dùng họ thường xuyên sử dụng máy bay của các hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới có đường bay đến Việt Nam và chủ yếu là chính hãng hàng không của quốc gia họ. Đây là một điểm bất lợi cho công ty vì hàng không Việt Nam chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế trong các dịch vụ mặt đất và các chuyến bay nội địa ở Việt Nam với một mức giá rẻ hơn khi họ sử dụng máy bay từ nước họ tới Việt Nam bằng máy bay của Việt Nam airlines.
- Đối với khách Việt Nam ra nước ngoài thì thông thường chặng bay đầu tiên từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh và một số nước xung quanh như: Thái Lan, Xingapo, Trung Quốc ... là do Việt Nam airlines thực hiện nên mức giá rất cao chiếm tới trên 50% trong giá vé máy bay của cả chương trình du lịch .
Như vậy hai đối tượng khách chủ yếu của công ty phục vụ có sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng máy bay thì đều phải trả một mức giá rất đắt trong tổng số tiền của toàn bộ chương trình du lịch. Đây là một điểm rất bất lợi trong việc xác định giá các chương trình du lịch mà công ty xây dựng.
- Mặt khác khi xây dựng một chương trình du lịch trọn gói của khách du lịch cái mà công ty chú ý tới là tốc độ thực hiện chương trình phải diễn ra theo đúng nội dung, lịch trình mà công ty đã xây dựng. Cũng giống như các công ty khác công ty Vinatour gặp rất nhiều khó khăn do hàng không Việt Nam huỷ chuyến và chậm chuyến, điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng chương trình mà còn rất ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Điều quan trọng hơn là do bị huỷ và chậm các chuyến bay nên công ty gặp khó khăn trong việc báo hoãn các hợp đồng phục vụ khách như vận chuyển, lưu trú, ăn uống tham quan giải trí ... Đây là bất lợi lớn cho công ty cả về mặt uy tín và tài chính của công ty trong quá trình kinh doanh hiện nay.
Một ví dụ điển hình là sự cố sương mù tại Nội Bài trong năm 2001 đã dẫn đến việc đóng cửa sân bay trong nhiều ngày là một ảnh hưởng rất lớn đến các chương trình du lịch của công ty. Nhiều chương trình của công ty bị tắc nghẽn tại sân bay, đoàn khách đi thăm Huế thì không thể thực hiện được, đoàn quay về Pháp phải ở lại Việt Nam thêm 2 ngày trong khi chương trình đã thực hiện xong, dẫn đến rất nhiều khó khăn và phiền hà cho công ty. Tuy đây là nỗi bất khả kháng nhưng công ty Vinatour vẫn bị chịu phạt của các hãng gửi khách.
+ Về vận chuyển đường sắt: Do ngành đường sắt không cho các công ty lữ hành làm đại lý bán vé, nên khi có chương trình tham quan phải vận chuyển bằng đường sắt thì công ty liên hệ trực tiếp với phòng bán vé của đường sắt Việt Nam để đặt chỗ. Tuy nhiên hầu hết các chương trình du lịch của công ty đều xuất phát từ Hà Nội mà phương tiện vận chuyển chủ yếu để đưa khách đi các tỉnh khác công ty sử dụng là ô tô và máy bay nên việc quan hệ với đường sắt Việt Nam chưa được chú trọng nhiều.
Hiện nay do lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam và người Việt Nam sang Trung Quốc du lịch đang tăng lên rất nhanh, đường sắt hai nước đã có biện pháp tích cực kích thích lượng khách này tham gia vào dịch vụ vận chuyển bằng đường sắt do đó giá vé đã giảm rất nhiều. Đây là một thuận lợi rất lớn cho công ty Vinatour do lượng khách kể trên của công ty đang có xu hướng tăng lên rất nhanh. Mức giá mà ngành đường sắt áp dụng chung cho cả toa xe Trung Quốc vào Việt Nam, từ các ga Hà Nội, Lào Cai đi các ga liên vận của đường sắt Trung Quốc thực hiện từ ngày 05/05/2000 như sau:
Giá vé đi Trung Quốc của đường sắt Việt Nam .
(Theo thhông tin từ đường sắt việt nam)
Đơn vị tính: France Thuỵ Sỹ.
Ga đi
Ga đến
Giá vé
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Bằng Tường
Nam Ninh
Quế Lâm
Hoành Dương
Trường Sa
Hán Khẩu
Trịnh Châu
Bắc Kinh
25,34
47,70
74,25
92,86
102,08
108,00
130,81
147,26
Mức vé này được giảm 25% nếu công ty tổ chức đưa hoặc đón được 10 kháh trở lên đi cùng một ga.
Trẻ em từ 4-12 tuổi được giảm 50% giá vé ngồi.
Với lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam và người Việt Nam đi du lịch sang Trung Quốc mà công ty đã thực hiện được thì mức giá vé và các chế độ mà công ty được hưởng sẽ là tác nhân kích rất lớn cho công ty.
Nhưng cũng giống như hàng không, mối quan hệ của công ty Vinatuor với đường sắt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đường sắt vẫn đang độc quyền nên mức giá còn cao, chất lượng phục vụ chưa tốt. Mức giá với người nước ngoài là quá cao, nếu như giá vé hạng nhất của người Việt Nam đi từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn trên tàu S1 là 744.000 đồng thì với khách nước ngoài là 1.851.000 đồng, mức giá này gấp gần 2,5 lần giá cho người Việt Nam. Đây là một mức giá quá cao mà thời gian vận chuyển là tương đối dài (32 giờ) do đó hầu hết các chương trình du lịch xuyên Việt của công ty đều sử dụng phương tiện vận chuyển là máy bay. Tuy nhiên cũng có những đoàn khách yêu cầu vận chuyển bằng đường sắt nên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn không những về giá cả mà còn về chất lượng do ngành đường sắt trong cung cách phục vụ vẫn chưa tốt, dừng đón khách ở ga quá lâu nên khách du lịch thường bị quấy nhiễu bởi những người bán hàng ở các ga, ăn xin, móc túi... làm phiền hà khách rất nhiều đặc biệt là những người nước ngoài. Tại các ga việc tranh giành khách của taxi, xe ôm diễn ra thường xuyên gây trở ngại cho hướng dẫn viên và lái xe của công ty khi đi đón khách.
Không giống như hàng không, lượng khách của Vinatour rất ít sử dụng các dịch vụ vận chuyển là đường sắt đo đó mối quan hệ của công ty với ngành đường sắt trong những năm qua chưa được chú trọng do đó khi có yêu cầu về đặt chỗ của công ty, ngành đường sắt chưa có những ưu tiên nhiều như hàng không đối với công ty. Do đó mức hoả hồng thu được từ mối quan hệ tương đối nhỏ so với tổng doanh thu của công ty. Mặt khác một số chuyến tàu địa phương đi Hải Phòng, Lào Cai...thường xuyên bị chậm chuyến nên ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ thực hiện chương trình của công ty trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến uy tín và tài chính của công ty trong quá trình kinh doanh.
+ Về phương tiện vận chuyển ô tô: Công ty có một đội xe du lịch gồm 14 chiếc. Trên thực tế chỉ một số công ty lữ hành ở Hà Nội có đội xe tương đối lớn cả về số lượng và chất lượng như Vianatour. Đây là điểm mạnh của công ty so với các công ty khác, nhưng để đáp ứng các hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã thiết lập mối quan hệ với các công ty vận chuyển trong và ngoài ngành. Bởi vì đội ngũ xe của công ty chỉ đáp ứng được một phần trong công việc phục vụ khách du lịch với các chương trình du lịch trọn gói.
Trong số các công ty vận chuyển ở Hà Nội, công ty có quan hệ mật thiết với hầu hết các cơ sở đó nhưng mối quan hệ mật thiết và lâu dài với công ty chủ yếu là công ty vận chuyển hành khách du lịch, đội xe của công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội và một số tư nhân cho thuê xe tại Hà Nội.
Do số lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch ở Hà Nội trong những năm qua tương đối phát triển nên có rất nhiều tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê xe ô tô du lịch do đó mức giá đã giảm rất nhiều so với trước.
Thông thường với hai công ty kể trên và một số hãng vận chuyển tư nhân, công ty Vinatour có ký hợp đồng với họ trong việc phục vụ khách. Nội dung của hợp đồng thường quy định về chủng loại xe, mức giá, hoả hồng... Hợp đồng này thường là trong một năm do đó khi thiếu xe công ty luôn luôn chủ động về xe để phục vụ khách.
Thường công ty có quan hệ mật thiết hơn với các nhà cung cấp tư nhân do mức giá rẻ hơn so với các công ty vận chuyển và mức hoả hồng công ty được hưởng có tỷ lệ phần trăm cao hơn, thường là 5%. Nhưng một khó khăn khi quan hệ với các nhà cung cấp tư nhân là kinh nghiệm phục vụ khách của họ chưa nhiều. Họ chủ yếu là những lái xe khách thông thường.
Đối với các công ty vận chuyển khách du lịch thì mức giá thường cao, mức hoả hồng thấp ( khoảng 3%) do các công ty này cũng là đối thủ cạnh tranh của công ty. Mặt khác khi quan hệ với công ty này nhiều khi Vinatour cũng không hợp đồng được xe theo mong muốn, nhưng thuận lợi nhất là đội ngũ lái xe của hai công ty có kinh nghiệm phục vụ khách du lịch đã lâu do đó chất lượng phục vụ khách của họ là rất tốt góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng trong các chương trình du lịch của công ty.
Tóm lại, mối quan hệ của công ty Vinatour với các phương tiện vận chuyển trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều khó khăn chỉ có phương tiện ô tô là công ty thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ và có mức hoả hồng ổn định, còn hàng không và đường sắt vẫn độc quyền nên công ty phụ thuộc hoàn toàn vào hai ngành này cả về giá cả và mức hoả hồng...Vận chuyển đường thuỷ chưa phát triển ở Hà Nội nên các chương tình du lịch bằng đường thuỷ từ Hà Nội công ty chưa thực hiện do đó công ty chưa có quan hệ với nhà cung cấp này.
2.2.4. Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ khác trên ở Hà Nội .
Như chúng ta đã biết sản phẩm du lịch chủ yếu là các dịch vụ nên ngoài những nhà cung cấp chính kể trên, công ty Vinatour còn tìm hiểu thông tin và thiết lập mối quan hệ với một số nhà cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung khác ở Hà Nội để hoàn thiện các chương trình du lịch của mình như: thuê xích lô, xe đạp, xe máy, lều trại cho khách và đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên du lịch, đăng ký mua vé xem các buổi biểu diễn lớn tại Hà Nội cho khách nước ngoài, các cuộc hội thảo, hội nghị về thương mại cũng được công ty rất chú trọng trong thời gian qua.
Đây là một số dịch vụ nhỏ mà công ty thường xuyên có mối quan hệ để làm hoàn thiện chương trình du lịch trọn gói cuả mình, nhưng chủ yếu với các nhà cung cấp dịch vụ này công ty làm trung gian để liên hệ cho khách nhằm thu tiền hoả hồng.
Đối với đội ngũ cộng tác viên hướng dẫn, công ty có mối quan hệ chặt chẽ với từng cá nhân và cơ quan chủ quản của họ nên việc thuê hướng dẫn viên cho công ty trong thời gian qua đã trở nên dễ dàng hơn.
Các cơ quan mà công ty có quan hệ thuờng xuyên trong việc thuê hướng dẫn viên là Đài tiếng nói Việt Nam, các hội hữu nghị Việt- Nhật, Việt - Pháp...
Cùng với đội ngũ hướng dẫn viên của mình và các cộng tác viên tiếng Anh, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...đã làm cho đội ngũ hướng dẫn viên của công ty Vinatuor luôn được đảm bảo trong các chương trình đây là một nhân tố quan trọng góp phần chính vào sự thành công của công ty trong thời gian qua.
2.2.5. Mối quan hệ với các cơ quan chức năng ở Hà Nội .
Tuy các cơ quan chức năng ở Hà Nội không phải là những nhà cung cấp sản phẩm đầu vào của công ty trong quá trình kinh doanh nhưng họ lại là những người quyết định trong việc xuất nhập cảnh, cấp giấy phép, gia hạn Visa cho khách.
Lượng khách của công ty Vinatour chủ yếu là khách quốc tế nên các thủ tục xuất nhập cảnh, làm Visa được công ty rất chú ý quan tâm. Do là công ty có uy tín lâu năm và đã từng trực thuộc Bộ công an do đó mối quan hệ của công ty cới cục quản lý xuất nhập cảnh A18, các cục A35, A37, A24, C26 của Bộ công an là rất thuận lợi. Khi có danh sách đoàn, các hãng gửi khách gửi tới, công ty tiến hành làm thủ tục xin cấp Visa rất nhanh và thuận lợi với mức chi phí đúng theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên thủ tục hải quan ở các sân bay Việt Nam còn rất chậm, thông tin ở cửa nhập cảnh không khoa học (chữ bé, sai tiếng anh, gây lộn xộn khi xếp hàng nhập cảnh vào Việt Nam).
Nhân viên hải quan, công an biết ngoại ngữ còn kém, thể hiện trong giao tiếp bị khách cho là cục cằn đẫn đến sự khám xét mất tự nhiên cho khách, không an tâm cho khách tại các cửa khẩu.
Việc đóng dấu xuất nhập cảnh do công an cửa khẩu làm sai (bằng tiếng việt) khi khách xuất bị phạt tiền đẫn đến tranh cãi. Công an cửa khẩu hai nơi đổ lỗi cho nhau đã xảy ra ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất làm suy giảm uy tín của công ty. Hướng dẫn viên khó có thể kiểm tra nhất là các đoàn khách đông, việc thắc mắc rất khó được giải quyết nếu có giải quyết thì cũng rất chậm gây khó khăn cho hướng dẫn viên và khách. Đây là những lỗi do ngành công an gây ra nhưng họ lại phạt khách mặc dù khách vẫn thực hiện đúng các thủ tục và thời hạn như sứ quán Việt Nam cho họ nhập cảnh.
Việc cấp Visa cho người Việt Nam đi du lịch nước ngoài nhiều khi rất chậm, khách và công ty phải chờ trước khi ra sân bay để có visa đã xảy ra nhiều lần đối với công ty gây tâm lý sợ sệt cho khách. Các chương trình đi du lịch ra Châu Âu, Mỹ... là rất rườm rà về mặt thủ tục, khoản tiền đặt cọc và khoản tiền chứng minh tài chính của khách du lịch là quá lớn, Visa đến nước ngoài là quá ngắn (dưới 15 ngày), phải đi theo đoàn nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Nhiều chương trình công ty đã ký kết với khách không thể thực hiện được vì chưa lấy được Visa...
Tóm lại trong quan hệ với các cơ quan chức năng công ty đã được tạo điều kiện rất thuận lợi trong các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế, nhưng về các thủ tục cho người Việt Nam ra nước ngoài còn nhiều bất cập chi phí làm visa còn lớn. Tại các cửa khẩu các cơ quan chức năng đôi khi còn sai sót gây khó khăn và phiền hà cho khách.
Trong quan hệ với các nhà cung cấp trên thì ngoại trừ các cơ quan chức năng, các phòng ban cấp phép nhập cảnh là công ty phải thanh toán tiền trực tiếp khi làm Visa. Còn đối với các nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội thì công ty đều áp dụng hình thức thanh toán giống nhau đó là hình thức công ty trả tiền cho các nhà cung cấp vào cuối của mỗi tháng tài chính sau khi đã nhận được hoá đơn thanh toán tổng hợp tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp gửi cho công ty vàp ngày 25 hàng tháng. Việc thanh toán thông thường được trả qua tài khoản ở ngân hàng của công ty cũng như của các nhà cung cấp. Mức tiền hoả hồng công ty được hưởng sẽ được các nhà cung cấp hoàn trả ngay sau khi công ty thanh toán.
2.3. nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh và yếu của công ty trong thời gian qua.
2.3.1.Về kinh doanh.
Công ty lấy kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế làm trọng tâm của mọi hoạt động và không ngừng nâng cao mở rộng các hoạt động kinh doanh khách du lịch nội địa... do đó trong thời gian qua công ty đã đạt được một số kết quả sau:
*Về ưu điểm:
- Công ty vẫn duy trì với bạn hàng cũ và có chính sách ưu tiên đặc biệt hơn, với chất lượng phục vụ tốt hơn. Những thị trường truyền thống, những hãng đã có quan hệ đưa khách cho công ty vẫn được duy trì nên trong 3 năm gần đây lượng khách du lịch quốc tế công ty phục vụ tuy có tăng, giảm không đáng kể, vẫn giữ được mức ổn định.
- Đã quan tâm tới các hình thức, biện pháp quảng bá tiếp thị du lịch quốc tế và trong nước. Tăng cường các cuộc tiếp xúc quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm. Vì vậy bước đầu một số hãng mới đã có giao dịch, ký kết với công ty và đã gửi được những đoàn khách đầu tiên cho công ty trong năm qua như hãng Monts Jura Tuorism (Pháp).
- Vào đầu năm 2000 đã xem xét và dừng hoạt động của đại lý du lịch III. Công việc kinh doanh của chi nhánh Móng Cái, kinh doanh vận chuyển đã được công ty xem xét và cân nhắc kỹ với các biện pháp tích cực nên hai đơn vị này đã vượt qua khó khăn và đang vươn lên trong kinh doanh.
- Đã tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước, tổ chức cho một đoàn cán bộ của công ty đi khảo sát xuyên Việt. Mở tuyến và hoàn thiện chương trình Việt- Lào- Thái bằng đường bộ, khảo sát tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh.
Với các hoạt động trên công ty tạo ra rất nhiều lợi thế và uy tín trong kinh doanh hiện nay. Nguyên nhân của những thành tựu trên là do công ty có một số điểm mạnh sau:
+ Sản phẩm của công ty có chất lượng cao.
+ Công ty đã tạo uy tín với khách du lịch quốc tế.
+ Đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm.
+ Có quan hệ chặt chẽ với nhiều hãng du lịch quốc tế.
+ Có quan hệ tốt với cơ quan có liên quan.
+ Công ty đã nối mạng Internet và một số mạng phổ biến ở Việt Nam để chào bán các chương trình.
* Nhược điểm của công ty :
Tuy là một công ty lữ hành lớn nhưng công ty Vinatour vẫn tồn tại một số điểm yếu trong kinh doanh:
Trong những năm qua lượng khách du lịch quốc tế của công ty khá ổn định nhưng về lượng khách nội địa vẫsn còn ít, chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với thị trường nội địa thì khách du lịch chưa thực sự biết đến hình ảnh của công ty.
+ Tuy doanh thu du lịch của công ty có xu hướng tăng nhưng về lợi nhuận lại giảm xuống.
+ Đội xe du lịch của công ty đã quá cũ nên với các đoàn khách quốc tế công ty phải thường xuyên thuê ở bên ngoài.
+ Đội ngũ cán bộ của công ty tuy đông nhưng chất lượng không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, trình độ chuyên môn về du lịch rất ít mà chủ yếu là tốt nghiệp trường ngoại ngữ, cán bộ quản lý nhìn chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình đổi mới, tổ chức những hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được phù hợp dẫn đến chi phí của các chương trình du lịch còn cao là nguyên nhân chính của việc lợi nhuận bị giảm.
2.3.2.Về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội .
Cùng với việc khai thác khách, công ty luôn chú trọng đến mối quan hệ với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội. Công ty đã nhìn nhận một cách chính xác và nhạy bén về thị trường du lịch, về điều kiện thuận lợi của Hà Nội nên hầu hết các mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đều ở Hà Nội nên trong mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch công ty có những ưu và nhược điểm sau.
* Về ưu điểm
Là đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế lâu năm nên công ty đã tạo được uy tín, sự tin tưởng của các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào ở Hà Nội nên chất lượng của chương trình du lịch của công ty ngày được nâng cao.
Mối quan hệ mật thiết và tốt nhất của công ty là với các cơ sở lưu trú, ăn uống và các nhà cung cấp các phương tiện vận chuyển là ô tô. ở đây mối quan hệ này không chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp luôn sẵn sàng phục vụ khách của công ty mà còn được trả một khoản tiền hoả hồng cơ bản là rất lớn và với nhiều chính sách ưu đãi của các nhà cung cấp cho công ty. Thông thường công ty đã ký hợp đồng hàng năm với các cơ sở này.
* Nhược điểm:
Trong các nhà cung cấp sản phẩm du lịch ở Hà Nội cho công ty hiện nay thì bất lợi lớn nhất là mối quan hệ với hàng không và đường sắt. Đây là hai ngành độc quyền ở Việt Nam nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phục vụ khách bằng hai loại phương tiện vận chuyển này.
Đối với các cơ quan chức năng công an, hải quan ... mối quan hệ của công ty đã được thiết lập chặt chẽ tuy nhiên có thời điểm khách của công ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục làm Visa, xuất nhập cảnh.
Các điểm tham quan giải trí ở Hà Nội thì chưa có sự ưu đãi nào đối với công ty khi công ty đưa đoàn đến tham quan về giá vé và còn nhiều điểm bất cập.
Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của công ty nói chung và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp nói riêng. Việc phân tích thường gặp nhiều khó khăn, thiếu tính chủ quan vì nhiều lý do khác nhau. Để có thể khai thác tốt những thời cơ và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, các nhà quản lý thường phải vận dụng tối đa sức mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty. Công ty Vinatour cũng không được nằm ngoài quỹ đạo trên để có những phương hướng phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong quá trình kinh doanh của mình hiện nay và trong tương lai.
Kết luận
Ngày nay với sự bùng nổ của các công ty lữ hành và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch trên thị trường thì việc thiết lập mối quan hệ giữa hai tác nhân này cũng đã dễ dàng hơn. Đặc biệt ở Hà Nội với sự phát triển du lịch trong những năm đang tăng rất cao, cạnh tranh trên thị trường du lịch diễn ra rất gay gắt và khốc liệt. Câu hỏi đặt ra cho các công ty lữ hành ở đây không chỉ là việc thu hút khách mà phải lựa chọn và thiết lập mối quan hệ ngày càng tốt hơn với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào để xây dựng cho mình các chương trình du lịch trọn gói với chất luợng cao nhất và mức giá hợp lý phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Công ty Điều Hành Hưóng Dẫn Du Lịch Vinatour là một trong những công ty lữ hành đã thành công trên thị trường du lịch Việt Nam. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, mặc dù có nhiều thay đổi trong nội tại nguồn khách của công ty nhưng công ty đã có những thay đổi thích hợp trong việc quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch ở Hà Nội để có các chương trình du lịch thích hợp do đó công ty vẫn luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất. Qua thời gian thực tập ngắn ở công ty từ những kiến thức đã được học và thực tế nghiên cứu em xin đưa ra một số suy nghĩ về việc nâng cao mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch đầu vào ở Hà Nội nhằm góp phần áp dụng lý thuyết được trang bị vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty với mong muốn công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong kinh doanh, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành du lịch Việt Nam.
Luận văn với kết cấu chặt chẽ và logic gồm 3 chương.
Chương 1: Đã khái quát được những lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp và vai trò của những nhà cung cấp sản phẩm du lịch cũng như cơ sở và hình thức của mối quan hệ giữa các công ty lữ hành và các nhà cung cấp.
Chương 2:
- Đã giới thiệu được đặc điểm tình hình của công ty Vinatour.
Nêu được thực trạng của những nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội cũng như mối quan hệ của họ với công ty Vinatour.
Đã đánh giá và nhận xét được về tình hình kinh doanh của công ty Vinatour.
Chương 3: Đã đưa ra được một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc kinh doanh của công ty cũng như hoàn thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp sản phẩm ở Hà Nội trong thời gian tới.
Tuy vậy do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế luận văn vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề thực tế trong kinh doanh lữ hành hiện nay của công ty Vinatour mà chỉ dừng lại ở vấn đề lý thuyết nhiều hơn. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các cô chú trong công ty Vinatour. Em xin chân thành cảm ơn.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1.TS Đinh Trung Kiên-Nghiệp Vu Hướng Dẫn Du lịch. NXB Đại học quốc gia 2000
2. TS Trịnh Xuân Dũng -Quản trị kinh doanh khách sạn. NXB Đại học quốc gia 2000.
3.PGS.PTS Nguyễn Văn Đính, Thạc sỹ Phạm Hồng Chương -Giáo trình: Quản trị kinh doanh lữ hành -NXB Thống Kê Hà Nội 11/1998
4.PGS.PTS Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Văn Mạnh- Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch- NXB Thống Kê Hà Nội 1996.
5. Tạp chí du lịch các số năm 1998, 1999, 2000, 2001.
6. Tạp chí giao thông vận tải các số năm 1998, 1999, 2000, 2001.
7. Báo cáo tổng kết công tác của công ty Vinatour năm 1998, 1999,2000.2001
8. Báo cáo tóm tắt của công ty Vinatour.
9. Niên giám thống kê Hà Nội năm 1998, 1999, 2000,2001.
10.Một số tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2982.doc