Bảo đảm mối quan hệ hợp lý về tiền tiền công giữa những người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Trình độ lành nghề bình quân của người lao động, điều kiện lao động ý nghĩa kinh tế, sự phân bố của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau. Điều đó ảnh hưởng tới tiền công bình quân của người lao động.
Tính chất phức tạp về kỷ thuật của các ngành trong nền kinh tế đòi hỏi trình độ lành nghề bình quân của những người lao động giữa các ngành cũng khác nhau. Tùy theo trình độ lành nghề của người lao động, mà trả lương cho họ một cách tương xứng, khuyến khích người công nhân nâng cao trình độ lành nghề của mình. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có.
Điều kiện lao động, ý nghĩa kinh tế xã hội. cũng khác nhau giữa các ngành. Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, phải tốn nhiều năng lượng, thì phải được trả công cao hơn những người làm việc trong điều kiện bình thường. Các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế, cần sự ưu tiên phát triển. Thì tiền công cũng phải đảm bảo cao hơn cho các ngành khác, có như vậy mới tạo sự công bằng, tạo sự phát triển cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân.
55 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền công - Thu nhập của người lao động ở doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến lương thực thực phẩm 9,3% và thấp nhất là ngành sành sứ thuỷ tinh chiếm 0,2% cơ cấu này đã khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn trong thời giờ làm viêcj và giảm bớt tính bình quân trong công việc tác trả công cho người lao động, tuy nhiên cơ cấu thu nhập này chưa phù hợp với thực tế, thực tế về tạo động lực cho người lao động. vì vậy chưa khai thác tối đa khả năng tiềm tàng của người lao động, năng suất hiệu quả công việc cao.
III- Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền công- thu nhập của người lao động ở DNTN Thanh Hoá.
1- Tiền công lao động và thời gian làm việc.
Mục tiêu của chủ DNTN nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung là tối đa hoá lợi nhuận - Khi đầu tư vốn tiến hành sản xuất kinh doanh, thuê nhân công, chủ doanh nghiệp đã phải tiến hành cân nhắc, xem xét có sự thoả thuận giữa đôi bên về số giờ làm thêm, không trả thêm lương mà chủ doanh nghiệp ấn định số giờ làm việc có thể xe dịch (thường là kéo dài thêm) đã làm cho nhân tố thời gian lao động ít ảnh hưởng tới tiền công, thu nhập của người lao động mà nhân tố ảnh hưởng ở đây chủ yếu là giá côn lao động.
Chúng ta có thể thấy giá cả sức lao động và thời gian làm việc ảnh hưởng tới tiền công qua khảo sát các DNTN ở Thanh Hoá
Bảng 7. Tiền cônglao động và thu nhập của người lao động
Trình độ người lao động
Tiền công LĐBQ/ngày
(ngàn đồng)
Tiền công LĐBQ /giờ
(ngàn đồng )
Tiền công
(ngàn đồng)
1-LĐ giản đơn trong DNDV(chạy bàn,bảo vệ)
2-LĐ giản đơn trong DNCN
3-LĐ có trình độ tay nghề TBình
4-LĐ có trình độ tay nghề cao
5-Các chuyên gia
13,571
14,423
30,673
44,230
61,538
1,3451
1,4717
3,5256
5,2035
7,6922
380
375
797,5
1150
1600
Chung
32,595
3,6217
860,5
Nguồn : tổng hợp từ kết quả khảo sát DNTN ở Thanh Hoá năm 2000
Nhìn qua bảng ta thấy mức giá cả sức lao động bình quân ngày của các loại lao động là 30,595 ngàn đồng và mức thu nhập bình quân tháng tương ứng là 860,5 ngàn đồng. Giá cả sức lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, ở mỗi trình độ khác nhau sẽ có mức giá cả khác nhau và thu nhập nhận được cũng sẽ khác nhau. Với những người lao động không có trình độ chuyên môn, họ chỉ là những lao động giản đơn thì giá cả sức lao động tương ứng này chỉ là 13,57- 14,47 ngàn đồng/ ngày và tiền công nhận được là 375-380 ngànđồng /tháng. ở những lao động có trình độ trung bình và lao động có trình độ cao thì mức tiền công ngày của họ nhận được là 30,673 và 44,23 ngàn đồng /ngày và thu nhập cả tháng là 797,5 và 1150 ngàn đồng/ tháng. Đối với các chuyên gia, trình độ chuyên môn kỹ thuật là rất cao, tiền công giá cả sức lao động của họ là cao nhất đạt 61,538 ngàn đồng/ ngày và 1600 ngàn đồng/tháng.
Qua đây tay thấy giá cả sưc lao động tác động rất lớn đến tiền công, thu nhập của người lao động.
Nếu như chúng ta chỉ xét đến giá cả ngày càng tăng như trên thì ta thấy tiền công của người lao động là khá cao so với khu vực nhà nước. Nhưng thực tế thì không hẳn thế khi ta xét chế độ làm việc, thời gian lao động của người lao động. Đây là nhân tố gần như cố định, chỉ giao động chút ít, doanh nghiệp đã ấn định như vậy và người lao động làm việc ở mức độ đó thì mới đạt tiền công như trên. Bình quân lao động ở DNTN làm việc 9 giờ mỗi ngày và 26,4 ngày mỗi tháng. như vậy, mức tiền công giờ ở đây chỉ đạt 3,621 ngàn đồng, nếu như người lao động chỉ làm việc 8 giờ mỗi ngày và 25 ngày mỗi tháng thì tiền công họ nhận đưọc là 724,2 ngàn đồng /tháng chứ không phải là 860,5 ngàn đồng. Như vậy thời gian lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Tóm lại trong các DNTN hiện nay, tiền công thu nhập của người lao động
Tóm lại trong các DNTN hiện nay, tiền công thu nhập của người lao động là thấp so với chế độ làm việc hiện tại. Để nâng cao thu nhập cho người lao động ở các doanh nghiệp này thìkhông thể tăngthời gian làmviệc hơn nữa bởi nó cũng khá cao so với quy định của nhà nước. ở đây chỉ có cách là tăng giá công lao động bằng cách nâng cao trình độ lao động. Dùng các chính sách như của nhà nước về áp dụng mức tiền lương tối thiểu , các chế độ trợ cấp, phụ cấp tiền thưởng. Khi người lao động làm thêm giờ ( Những giờ cao hơn qui định của nhà nước) thì phải trả công cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2- Giá trị sản lượng hay năng xuất lao động ảnh hưởng đến tiền công- thu nhập của người lao động
Giá trị sản lượng bình quân hay năng suất lao động của người lao động phản ánh chính xác giá trị sức lao động và ảnh hưởng tới tiền công- thu nhập của người lao động. Bởi vì giá trị sản lượng sản xuất ra hay năng suất lao động của người lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo của người lao động. Nên nó phản ánh giá trị thực của sức lao động. Trình độ càng cao thì mức năng xuấtlao động tạo ra công lớn và lúc đó tiền công -thu nhập càng nhiều. Doanh nghiệp sẽ không trả công cao hơn giá trị mức năng suất lao động của người lao động sau khi đã trừ đi chi phí cố định , nguyên vật liệu, nếu không Doanh nghiệp sẽ bị lỗ bị phá sản. đó cũng là nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền công bình quân.
Quan hệ giữa các giá trị sản lượng bình quân hay năng suất lao động (đã bỏ đi phần chi phí ) và thu nhập của người lao động trong bảng sau.
Bảng 8 . Tốc độ tăng nắng suất lao động và tốc độ tăng tiền công bình quân
Ngành
Giá trị sản lượng Năm /LĐ (Triệu đồng)
Thu nhập của người lao động
Tốc độ tăngGTSLBQ
Tốc độ tăng TCBQ
1999
2000
1999
2000
00/99%
00/99%
1.Cơ Khí
2-Chê biến lâm sản
3-Dệt- May
4-Chế biếnLTTP
5-Xây dựng cơ bản
6-Sành sứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
772,5
413,2
391,7
890,7
427,2
479,2
753,1
936,3
772,2
514,6
592,9
547,7
580,8
819,2
445,6
392,9
344,0
906,6
369,4
451,6
469,0
601,2
586,8
457,0
649,3
406,6
515,8
728,0
21,2
88,09
31,38
33,43
27,27
21,2
8,73
34,91
49,3533,11
39,41
40,0744,22
55,52
Chung
589,25
686,7
481,3
549,4
15,52
14,15
Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra của sở LĐTB -XH năm 2000.
Qua bảng cho thấ, trong hầu hết các ngành khi có tốc độ tăng NSLĐ càng lớn thì tốc độ tăng tiền công càng lớn. Chỉ trừ một số ngành như ngành cơ khí, dịch vụ, dệt may trong năm 2000 so với 1999 có tốc độ tăng tiền công bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động . Tốc độ tăng năng suất lao động chung cho tất cả các ngành là 15,52%. và tốc độ tăng cùng bình quân là 14,15%. Như vậy nếu chỉ nhìn vào đây ta thấy ở các DNTN giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tiền công bình quân là hợp lý đúng với nguyên tắc "Tốc độ tăng năng suất lao động, phải cao hơn tốc độ tăng tiền công bình quân" khi đi vào các ngành cụ thể ta lại thấy nhiều ngành có tốc độ tăng năng suất lao động quá lớn so vơói tốc độ tăng tiền công bình quân, thiệt thòi cho người lao động. có những ngành lại có tốc độ tăng tiền côngbình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này sẽ làm cho tiền công của người lao động không bền vững, thu nhập chênh lệch giữa các tầng lớp lao động.
Qua đây ta thấy năng suất lao động ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
3- Kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.
DNTN phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh thu và lợi nhuận không lớn. Những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa ổn định thì tiền công của người lao động được tính theo ngày và trả theo tháng. Tiền công thực lĩnh của người lao động trong những doanh nghiệp này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả thấp thì tiền công thấp. đây cũng là điểm khác so với lao động trong các DNNN. ở đó nhà nước trả lương cho công nhân viên chức theo bảng lương nên thu nhập của người lao động ở đó ít phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được thể hiện bằng doanh thu hoặc lợi nhuận .
Quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của DNTN với thu nhập của người lao động được biểu hiện bằng bảng.
Bảng 9: kết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao động trong các ngành .
Đơn vị tính: TN/DT = ngàn đồng /DN/tháng
Ngành
DT/DN
LN/DN
TN/DT
DT/DN
LN/DN
TN/DN
1- Cơ khí
2-Chế biến lâm sản
3-Dệt-May
4-Chế biếnLTTP
5-XD cơ bản
6-Sành sứ-thuỷ tinh
7-Dịch vụ khác
421,2
492,31
104,97
103,59
175,09
120,91
1504,38
15,56
3,96
4,53
-0,95
55,03
1,43
63,97
1,058
0,798
3,277
8,782
2,114
3,735
0,312
580,19
581,62
156,72
190,20
267,00
273,39
1596,04
24,74
25,50
5,68
2,67
72,71
5,31
14,65
1,036
1,008
3,038
2,888
1,523
1,887
0,541
Chung
417,48
20,52
1,143
519,88
21,26
1,010
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của số LĐTB-XH-2000
Qua bảng cho thấy thu nhập của người lao động phụ thuộc lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở các DNTN, hiệu quả SXKD của toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả của từng người lao dộng, ở đây nó được biểu hiện bàng chi phí mà doanh nghiệp bảo ra để thu được 1 triệu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chi phí này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả SXKD tốt hơn. Nhìn một cách tổng quát tất cả các ngành, năm 1999 chi phí lao động mỗi tháng bình quân là 1,143 ngàn đồng để thu được 1 triệu đồng doanh thu và đến năm 2000 mức chi phí này chỉ là 1,01 ngàn đồng. điều này cho thấy Hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, thu nhập của người lao động được nâng lên từ 477,2 ngàn đồng năm 1999 lên 525,1 ngàn đồng năm 2000. ở các ngành, chỉ có 2 ngành là dựa vào chế biến lâm sản là ngành có chi phí lao động năm 2000 là tăng lên nhưng thu nhập của người lao động vẫn tăng lên do 2 ngành mặc dù chi phí tăng lên, hiệu quả sử dụng lao động giảm nhưng lợi nhuận, doanh thu tăng lên hơn các ngành khác. Các ngành còn lại chi phí lao động để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận của năm 2000 điều giảm.
Qua đây ta thấy rằng cùng một mức đầu tư cho lđ sống nhưng ở các ngành khác nhau sẽ tạo ra hiệu quả SXKD khác nhau và thu nhập của những lđ cũng khác nhau.
4-Mức đầu tư vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công nghệ, máy móc, thiết bị, điều kiện làm việc ... tác động rất lớn đến năng suất lao động và do đó tác động gián tiếp đến thu nhập của người lao động.
Để có được các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại chủ doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải đầu tư tiền vốn để mua sắm, lắp đặt. Thực tế cho thấy mức đầu tư càng lớn thì năng suất lao động thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ngày công cao.
Bảng 10. Mức đầu tư vốn và thu nhập bình quân.
Ngành
Mức đầutư (triệu đồng /lao động/năm)
-<5
5-<10
10-<20
20->30
30-<50
>50
1-Cơ khí
2-Chế biến Lâm sản
3-Dệt-May
4-Chế biến LTTP
5-Xây Dựng cơ bản
6-Sành sứ -Thuỷ Tinh
7-Dịch vụ khác
450,00
327,60
266,70
467,30
336,60
341,00
697,90
485,50
373,30
578,00
431,10
386,80
471,30
463,00
389,80
352,90
450,50
664,50
445,60
772,40
622.00
250,00
791,60
742,90
664,80
391,20
603,40
951,80
341,10
607,40
622,50
728,00
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của cácDNTN ở Thành hoá năm 2000
Qua bảng cho thấy hầu hết khi các chủ DN đầu tư thêm vốn vào ở các mức đầu tư thì thu nhập của người LĐ ở các mức đầu tư đó cũng tăng lên. Nếu chỉ đầu tư dưới 5 triệu đồng /năm trong một năm thì thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp chỉ nhận được 308,0 ngàn đồng /tháng .Và các mức đầu tư tương xứng với phần thu nhập nhận được của người lao động là từ 5-<10 triệu đồng 447,5 ngàn đồng/ tháng, tư 10-20 triệu đồng năm 450,6 ngàn đồng /tháng: đầu tư từ 20-30 triệu đồng/năm 445,1 ngàn đồng/tháng: từ 30-50 triệu /năm 604,98 ngàn đồng /tháng , và lớn hơn 50 triệu đồng /năm đạt 652 ngàn đồng /tháng.
Như vậy chỉ có mức đầu tư từ 10-20 triệu /năm thì thu nhập của người lao động lại có xu hướng giảm. ơ đây có thể là do số tiền đầu tư ở mức này chỉ mua được máy móc, công nghệ hiện đại nhưng đã qua sử dụng rồi chẳng hạn thi lúc đó năng suất lao động không tăng thậm chí còn giảm. Còn ở từng ngày ở nhiều mức đầu tư tăng lên nhưng thu nhập lại giảm, đó cũng là đặc điểm từng ngành mà số tiền đầu tư phải là nhiều hoặc ít hẳn và nếu ở mức trung bình thì không có khả năng đầu tư song sản phẩm hay giai đoạn công nghệ khác... lúc đó hiệu quả sản xuất của toàn doanh nghiệp sẽ giảm, kéo theo thu nhập của người lao động cũng giảm theo, vì vậy điều đặt ra là tuỳ theo khả năng hiện tại, đặc điẻm từng ngành, trình độ của người lao động và doanh nghiệp lựa chọn qui mô đầu tư cho hợp lý .
5-Các chính sách và chế độ trả công của doanh nghiệp .
Hiện nay, dù cho nhà nước không bắt buộc các DNTN không áp dụng hệ thống thang bảng tiền công, các chế độ trả công cho người lao động như các doanh nghiệp nhà nước, nhưng có rất nhiều DNTN làm ăn có hiệu quả đã ban hành một cơ chế quản lý lao động một cách đầy đủ từ tuyển dụng, dạy nghề, thưởng phạt, trả công ... Trông đó chi tiết hơn như sửa lại các chức danh nghề, mức tiền công tối thiếu quy định hệ số là 150 ngàn đồng/ tháng quy định tỷ lệ phụ cấp là 20%, quy định về cơ chế trả công sản phẩm, công thời gian, trả công làm đêm, thêm giờ, ngừng việc, thử việc... Nói chung đi đến một chế độ tiến bộ có lợi lắm cho người lao động, làm cho thu nhập của người lao động tăng lên rõ rệt. Như doanh nghiệp bitis ở thành phố Thanh Hoá, công ty vàng bạc đã Quí Kim Chung". Khi áp dụng chế độ này thì làm cho thu nhập của một người tăng 45 ngàn đồng /tháng.
Ngoài nhân tổ trên ở Thanh Hoá hiện nay tình trạng thất nghiệp quá nhiều và căng thẳng cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhớ đến tiền công của người lao động. Người lao động luôn ở thế yếu nay chỉ muốn kiếm được một công việc để tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Việc thoả thuận đôi bên trong các DNTN thật chưa tương xứng thiệt thòi cho người lao động. Khi ấy giá cả tiền công sức lao động dưới mức giá trị từ đó ảnh hưởng tới tiền công và thu nhập của người lao động.
IV- Những nguyên nhân tồn tại dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thanh Hoá.
Thứ 1: Mục tiêu của chủ doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận còn người lao động ở đây lại ít am hiểu về luật pháp lao động.
Các DNTN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.Họ tìm mọi cách và sẵn sàng miễn là: ít vi phạm pháp luật nhằm béo tiền công của người lao động xuống, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Còn người lao động trong các DNTN thì sao? Họ là người có trình độ, tay nghề, trình độ hiểu biết thấp, lao động phổ thông là phổ biến, ít am hiểu về luật pháp, đặc biệt là pháp luật lao động, cái mà luôn tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Mà có biết chăng nữa, nhưng vì lợi ích cá nhân mà họ sợ bị mất việc, hoặc bị trả thù nên không giám đòi hỏi hay phản ứng gì với chủ doanh nghiệp, an phận với số tiền nhận được, điều này càng làm cho chủ doanh nghiệp lấn tới lạm dụng người lao động. Họ bắt người lao động làm thêm giờ quá nhiều.. và tiến công người lao động, nhận được vẫn rất thấp
Thứ 2: Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp tiền lòng gắn bó chặt chẽ với hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nếu như năng suất lao động, hiệu quả SXKD cao thì tiền công trả cho người lao động cũng được ưu đãi hơn. Và điều đó phụ thuộc lớn vào trình độ của người lao động. Trình độ quản lý, tổ chức của chủ doanh nghiệp , vốn đầu tư, thị trường của doanh nghiệp .
Trình độ trong bị kỹ thuật của các cơ sở sản xuất tư nhân rất lạc hậu, nhiều loại có tuổi thọ trên 20 năm, ở nông thôn và miền núi nhiều cơ sở sản xuất sử dụng công cụ cầm tay là chủ yếu. Khoảng 50% số doanh nghiệp ở Nông thôn và miền núi sử dụng cầm tay 15,5% sử dụng công cụ nữa cơ giới hơn 35% sử dụng máy chạy điện; trên 2/3 có sở tư nhân sử dụng máy móc, thiết bị cũ do các cơ sở của quốc doanh thanh lý hoặc tự chế tạo. Chỉ có một số ít máy móc, thiết bị hiện đại, còn nói chung máy móc thiết bị thuộc các năm 60-70. Theo số liệu điều tra năm 1998 của sở lao động kết hợp với trung tâm cơ khí nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá thì chỉ có 25% số DNTN sử dụng công nghệ hiện đại:38,5% sử dụng công nghệ truyền thống và 36,5% kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại.
Lực lượng lao động trong các DNTN hầu hết là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, lao động ít được đào tạo qua trường lớp. Kết quả điều tra năm 1999 của sở LĐTB-XH. Lao động trong các DNTN chỉ có 2,25% có trình độ đại học, 6% có trình độ trung cấp 26% có trình độ sơ cấ. 66,7% là trình độ phổ thông. Con số này ở vùng nông thôn và miền núi còn thấp hơn nhiều. Với trình độ lao động như trên thì rất khó cho việc sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, và tiến công- thu nhập thấp là lẽ đương nhiên, điều này được thể hiện rất rõ ở giá công lao động. Thu nhập cả tháng cho người làm công việc giản đơn như chạy bàn xếp xe... là 380 ngàn đồng/tháng. Trong khi đó chế độ làm việc rất vất vả, người lao động phải làm việc khoảng 12-13 giờ mỗi ngày, và 28-29 ngày /tháng. Tính ra giá công chỉ đạt 1389 đồng/giờ.
Do vốn tự có là chủ yếu nên khả năng đầu tư của các DNTN rất bị hạn chế. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực ngành xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, các doanh nghiệp chưa có khả năng đáp ứng. năm 2000 vốn đầu tư của một doanh nghiệp tư nhân là 3658,9 triệu đồng và vốn đầu tư lao động là 28,8 triệu đồng. Cũng trong năm 2000 vốn đầu tư bình quân của một DNNN là 21491,71 triệu đồng cao gấp 5,87 lần DNTN và vốn đầu tư của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 8840027,2 USD gấp 28,99 lần của một DNTN và do đó cơ hội kinh doanh, khả năng nâng cao thu nhập cho ngườ lao động là rất khó thực hiện.
Hiện nay nhiều chủ DNTN có trình độ thấp về kinh doanh, quản trị kinh doanh, về tổ chức, về thị trường... Một số chủ doanh nghiệp còn thiếu cả đạo đức trong sản xuất kinh doanh (làm hàng giả, mặt bằng kinh doanh không có đăng ký, gian lận trong tín dụng...) Nhiều chủ doanh nghiệp hiểu biết rất ít về điều chỉnh doanh nghiệp hành vi của mình trong quản lý, điều hành SXKD.Ngày cả luật thuết liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp , vì thế đã có nhiều chủ doanh nghiệp có những hành vi không đúng trong SXKD nhất là thuê , về xu thế đối với lao động, tiếp t hị. Tình trạng này đã làm cho việc làm và thu nhập của người lao động rất bấp bênh và thông bền vững.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chủ doanh nghiệp được đào tạo cơ bản về nghề nghiệp, có quá trình tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp, luôn tự học hỏi những kiến thức vê quản trị kinh doanh. Những doanh nghiệp như thế, về trình độ, quản lý, hiệu quả SXKD, còn cao hơn DNNN. ở đó, việc làm thu nhập ổn định bền vững.
Do tất cả những lý do trên, cộng thêm với sự cạnh tranh gay gắt trong sự mở rộng và thích ứng với cơ chế thị trường mà cacs DNTN hiện nay chưa đủ chiếm lĩnh,chẳng qua cũng thể là một ngành, một lĩnh vực nhỏ. Và do đó kết quả sản xuất kinh doanh của các DNTN bị hạn chế.
Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp tư nhân năm 1996 là 6135,6 triệu đồng, lợi nhuận bình quân là 274,18 triệu đồng/một doanh nghiệp so với lợi nhuận và doanh thu bình quân của các DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà thì quá bé. Cũng năm 2000, doanh thu của một doanh nghiệp nhà nước là 70835,6 triệu đồng gấp 11,35 lần doanh thu bình quân của một doanh nghiệp tư nhân, lợi nhuận bình quân là 2383,4 triệu đồng gấp 8,69 gấp 6,42 lần DNTN, lợi nhuận bình quân một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1787,5 triệu đồng gấp 10,17 lần DNTN, hiệu quả sản xuất kinh doanh này kéo theo thu nhập của người lao động bị lung lay bất thường.
Thứ 3: Hầu hết cácDNTN chưa vận dụng hệ thống thang bảng tiền công của nhà nước.
Hệ thống thang bảng tiền công do nhà nước ban hành và áp dụng bắt buộc đối với các DNNN và khuyến khích của DNTN áp dụng nó. Trong tất cả các yếu tố của thang bảng tiền công của nhà nước ban hành nó được nhà nước xem xét , cân nhắc phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, bảo đảm mức sống tối thiểu của người dân trong thực tế. Trong khi đó, các DNTN hiện nay, hầu hết là không áp dụng hệ thống này. Chỉ có một số ít DNTN lớn, làm ăn hiệu quả, họ đã xây dựng cho mình một chế độ trả công cho người lao động tuỳ theo khả năng của mình. Vì vậy, thu nhập thực tế của người lao động không cao so với chế độ làm việc và trong từng ngành, vùng, giữa các vùng có sự khác nhau khá lớn về thu nhập, kể cả lao động gióng nhau, khi làm việc, các doanh nghiệp đã vi phạm chế độ về thời gian làm nghỉ ngơi. Họ luôn tăng giờ làm, tăng thời gian thử việc đê trả công thấp cho người lao động.
Thứ 4: Nhà nước chưa có biện pháp kiểm tra chặt chẽ việc ban hành các qui định của nhà nươc , đặc biệt trong vấn đề trả công cho người lao động, chế độ làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân ở Thanh Hoá.
Đây là một điểm yếu trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước cũng như của tỉnh Thanh Hoá hiện nay. Thanh Hoá đang tổ chức chấn chỉnh việc kê khai đăng ký lại để nắm chặt chẽ hơn các DNTN. Vì sự kiểm soát của nhà nước và tỉnh đang còn rất yếu thể hiện rõ ở phần nhiều doanh nghiệp không nộp thuế, đóng thuế cho nhà nước,đăng ký một đằng kinh doanh một nẻo. Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiệm chỉnh pháp luật về lao động. Rất ít các DNTN ký kết hợp đồng lao động < trong đó có nội dung quan trọng về tiền công và số thời gian làm việc tương ứng). Một số doanh nghiệp cố tình kéo dài thời gian học việc, thử tay nghề, sử dụng tay nghề thời vụ để trả côngthấp cho người lao động và từ chối việc đóng bảo hiểm cho người lao động. Gần đây trước tình trạng ngày càng nhiều lao động nông thôn nhập cư vào thành phố để kiếm việc làm, một số doanh nghiệp đã lợi dụng để trả công rẻ mạt thường dưới mức tối thiểu mà tỉnh và nhà nước chưa thống kê được. Không ít các doanh nghiệp đã không trả công cho những lao động trong những ngày lễ, ngày tết , ngày nghỉ hàng năm, thậm chí còn chiếm dụng công của người lao động 4-5 tháng liền. Và vì vậy. Sau các mức tiền công gọi là cao ấy nhưng thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần đều rất cao so với quy định của nhà nước.
Nhà nước đã ban hành các chính sách về lao động xã hội như : các DNTN phải tuyển dụng trả công theo đúng hợp đồng lao động, phải ký kết thoả ước lao động tập thể có chế độ tiền thưởng trích 10% từ lợi nhuận, chấp hành thời gian làm việc nghỉ ngơi (làm không quá 8h mỗi ngày hoặc không quá 48 tiếng trong một tuần hoặc có thể thoả thuận thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày hoặc không quá 200h trong một năm ). Nhà nước đã ban hành các chính sách về tiền công, an toàn, vệ sinh sao động, bảo hiểm xã hội... Nhưng do công tác chỉ đạo thực hiện, phối hợp hỗ trợ không tốt mà không mấy các doanh nghiệp tư nhân thực hiện tốt. Điều đó cho thấy sự kiểm tra kiểm soát loại bỏ của nhà nước đối với việc thực hiện các chính sách của nhà nước cũng như của tỉnh đề ra.
Thứ 5: Tổ chức côngđoàn chưa được thànhlập và hoạt động ở hầu hết các DNTN ở Thanh Hoá.
Luật pháp nhà nước chỉ có tính chất điều tiết ở tầm vĩ mô, không thể đến tận nơi người lao động để điều tiết hành đông của chủ doanh nghiệp được. Hơn nữa cần phải bảo đảm nguyên tắc tự chủ của doanh nghiệp . Công đoàn mới là những người gần gửi nơi người lao động. Công đoàn xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của tập thể lao động thương lượng, đề nghị với chủ doanh nghiệp về những đòi hỏi của người lao động với côngviệc, tiền công, điều kiện làm việc hoặc những gì bất hợp lý trong việc thực hiện của chủ doanh nghiệp đối với quyền lợi của người lao động.,
Nhà nước quy định người thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp . Nhưng DNTN hiện nay phần lớn chưa có tổ chức công đoàn. Chủ doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động đây là một thiệt hại so với người lao độg sẽ khó được giải quyết khi có bất đồng sảy ra. Trong các doanh nghiệp tư nhân như đã nêu, người lao động ít có ý thức tập thể, họ sợ mang ấn tượng xấu với chủ doanh nghiệp, bị sa thải mà không giám đấu tranh khi bị xâm phạm về lợi ích. Những doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, thì hoạt động của nó vẫn chưa đáp ứng vai trò, chức năng vốn có, những người làm công tác trong tổchức này ít năng động, thiếu kiến thức tổ chức, quỹ dành cho hoạt động không có làm cho tổ chức này nhiều khi bất lợi cho người lao động.
Tóm lại, tất cả các lý do trên là những nguyên nhân cơ bản đang tồn tại dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao động thấp, không ổn định, chênh lệch thu nhập lớn... trong các DNTN hiện nay ở Thanh Hoá.
Phần III
Các giải pháp cơ bản nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động trong DOANH NGHIệP TƯ NHÂN ở TỉNH Thanh Hoá hiện nay.
1- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền công lao động.
a-Thực hiện tốt những quy định pháp luật hiện đã hợp lý.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận là chính. Khi hoạt động, để tồn tại và phát triển ngoài việc phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hoà nhập vào thị trường , các doanh nghiệp còn phải tuân thủ môi trường pháp luật, doanh nghiệp sẽ không được tồn tại nếu làm trai pháp luật hiện hành.
Khi đưa ra các qui định, các chính sách nhà nước ta xem xét, khảo sát thí nghiệm thực tế rất cẩn thận sao cho các quy định đưa ra phù hợp nhất. Như ta đã biết, các hiện tượng xã hội thường luôn biến đổi và đi trước, còn pháp luật là cái thường đi sau. Do vậy các quy định chưa phù hợp với thực tế, cho nên Nhà nước cũng như Thanh Hoá, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các quy định hiện hành. Trên thực tế việc thực hiện pháp luật ở cácDTTN còn chưa được tốt như đã nêu, nó phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm tra, kiểm soát phổ biến cách thức thực hiện của tổ chức, các cơ quan nhà nước đối với DNTN. ở đây vai trò cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt.
Chủ doanh nghiệp phải bắt buộc tuân theo quy định pháp luật lao động về mức tiền công tối thiểu trả công trong các thời gian nghỉ lễ, nghề hàng năm, nghỉ về việc riêng, nghỉ về ngừng việc do lỗi của chủ doanh nghiệp , nghỉ theo chế độ đối với lao động nữ, trả công trong trường hợp làm thêm giờ, làm đêm, hoạt động công đoàn bán chuyên, tham gia thành viên hội nghị hoà giải lao động cơ sở, tham gia các hoạt động theo luật định của nhà nước cũng như của thanh hoá như sơ cứu, cấp cứu và điều trị do bị tia nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, trích lợi hàng năm để thưởng cho người lao động... tất cả các quy định đó là chủ doanh nghiệp phải tuân theo và nó cũng rất có lợi cho chủ DNTN.
Việc phổ biến quán triệt trước hết là đối với tất cả chủ doanh nghiệp và cán bộ công đoàn đồng thời có nhiều hình thức thích hợp để phổ biến đến từng người lao động. Trong quá trình phổ biến, quán triệt, phải coi trọng việc truyền đạt đầy đủ nội dung các chế định và lắng nghe những vướng mắc, những gì còn chưa hiểu để kịp thời giải đáp và cần giải thiết làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, thì có những vướng mắc xảy ra. đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến của người lao động và chủ doanh nghiệp để có thể tháo gỡ, gìm ra những gì hợp lý, chưa hợp lý của chính sách, hoặc phản ánh với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b- Xây dựng hệ thống về mức tiền công cơ bản tối thiểu theo từng ngành, vùng phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường Thanh Hoá .
Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân ở Thanh Hoá tham gia vào hầu hết các ngành nghề, loại công việc rất đa dạng, mỗi ngành nghề đòi hỏi một trình độ. Chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ khác nhau bởi yếu tố kỹ thuật, công nghệ, mức độ độc hại, nguy hiểm của ngành, công việc khác nhau đòi hỏi hao phí sức lao động của người lao động là khác nhau. Để bù đắp lại hao phí lao động của người lao động là khác nhau. để bù đắp lại hao phí lao động đó thì phải có mức tiêu dùng, năng lượng tương xứng. Vì vậy mức tiền công tối thiểu phải được xây dựng phù hợp với từng ngành nghề, vùng trong địa bàn. Mặt khác mỗi ngành nghề lại có lợi thế khác nhau, kết quả sản xuất kinh doanh là khác nhau. Tiền công của người lao động được trả công không giống nhau trong điều kiện từng doanh nghiệp , công việc tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng các mức tiền công tối thiểu cho từng ngành là rất cần thiết.
Tiền công tối thiểu theo ngành là số tiền mà người lao động nhận được khi họ thực hiện công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường của ngành, bảo đảm bù đắp được sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức tiền công cho các loại lao động khác nhau ở từng doanh nghiệp trong tỉnh.
Tiền công tối thiểu trong ngành đã được Bộ LĐTB-XH đề cập đến ở điều 56 "Chính phủ quy định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu gồm, mức lương tối thiểu ngnàh theo từng thời kỳ ..".Tuy nhiên tới nay ở Thanh Hoá vẫn chưa côngbố mức tiền côngtối thiếu ngành đối với các DNTN, mặc dù nó rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc trong các ngành khác nhau. Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ làm quen với khái niệm mức tiền công thấp nhất của ngành thông qua mức tiền công bậc một trong hệ thống thang bảng lương nhà nước ban hành đối với DNNN. Mức tiền công bậc một cũng như hệ thống thang bảng tiền công được xác định trên cơ sở yếu tố về độ phức tạp của lao động và tiêu hao lao động của ngành. Tiền công tối thiểu theo ngành nhằm phân biệt đãi ngộ lao động giữa các ngành trong nền kinh tế của tỉnh. Tiền công tối thiểu ngành là cơ sở để phân biệt mức độ trả công lao động khác nhau giữa các ngành trên cơ sở các đặc điểm, tính chất và nội dung lao động khác nhau. Do đó việc xác định tiền công tối thiểu ngành phải dựa vào các yếu tố đặc thù có tác động đến chi phí sức lao động của người lao động phải bỏ ra theo yêu cầu của ngành. Mặt khác nó còn chịu chi phối bởi các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước và tỉnh Thanh Hoá, của ngành, cũng như khả năng chi trả của các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy nghiên cứu những đặc trưng của ngành để phân biệt tiền công tối thiểu của các ngành được thông qua nhóm yếu tố sau:
Nhóm yếu tố về chất lượng lao động của ngành như trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu khác nhau và mức độ trách nhiệm trong công việc. Trong đó trình độ lành nghề và chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố cơ bản quyết định đến sự chênh lêchj về tiền công tối thiểu giữa các ngành khác nhau.
Nhóm yếu tố điều kiện lao động của ngành như điều kiện, môi trường lao động nặng nhọc khác nhau.
Nhóm yếu tố về chính sách kinh tế xã hội tuỳ theo từng thời kỳ phát triển kinh tế mà tỉnh và nhà nước có chính sách khuyến khích ưu tiên, bảo trợ cho ngành này hay ngành khác để tạo ra cơ cấu phát triển kinh tế xã hội hợp lý.
c- Thi hành các chế định pháp luật, đặc biệt là chế định về sử dụng thời gian lao động.
Trong các chế định pháp luật, có những chế định đòi hỏi cần thiết có nghiệp vụ để thực hiện, cần được hướng dẫn cho người quản lý, ít nhất là cho người thừa hành, giúp việc chủ doanh nghiệp . Những nghiệp vụ mà thường được thực hiện theo cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, khó hình dung có hại đến quyền lợi của người lao động và do đó không hẳn có lợi cho chủ doanh nghiệp. Trước hết là nghiệp vụ xây dựng định mức lao động và đơn giá trả công, tính toán tiền công, tiền lương. Nghiệp vụ này làm chu đáo thì tránh được những thắc mắc của người lao động, nâng cao tính chủ động sáng tạo và sự yên tâm của người lao động, tất yếu sẽ có lợi cho chủ doanh nghiệp về nhiều mặt: Có năng xuất, chất lượng và hiệu quả mong muốn, người lao động gắn bó và tồn tại với mình.
Chế định về sử dụng thời gian lao động là một vấn đề nhà nước doanh nghiệp cần phải quan tâm xem xét đến. Hiện nay lao động ở hầu hết các DNTN làm việc với số giờ lao động rất cao trong một ngày, số ngày làm việc gần như cả tháng đặc biệt là đối với lao động giản đơn, lao động có trình độ thấp trong khi đó tiền công nhận được rất sẽ mạt. Vì thế vấn đề tăng giờ công để tăng thu nhập là rất khó thực hiện. Pháp luật qui định thời gian làm việc không được quá 8 h trong một ngày hoặc 48h trong một tuần, người lao động hoặc chủ doanh nghiệp có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không vượt quá 4 giờ trong một ngày. hoặc không quá 200 giờ trong một năm và trả công tương ứng với thời gian làm thêm theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động được quyền chọn chế độ thời gian làm việc 8h mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần. Người lao động cũng mới có thói quen đấu tranh khi phải làm quá 8 h mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần, đòi trả công làm thêm giờ so với số giờ nói trên. Gân đây ở tỉnh Thanh Hoá có xu hướng làm việc dưới 8 h mỗi ngày, và cũng dưới 48 giờ mỗi tuần và đã được.
áp dụng ở các DNNN và chủ yếu là khu vực hành chính sự nghiệp. Đây là xu hướng hợp quy luật, hợp pháp luật. Làm việc 45 giờ hoặc 40 giờ mỗi tuần, người lao động được cộng thêm giờ để khôi phục sức khoẻ, học tập, giải trí them, chăm sóc thêm gia đình, kể cả làm thêm việc khác ngoài công việc ở doanh nghiệp. Từ chỗ đang làm 48 giờ mỗi tuần, rút xuống còn 45 giờ hoặc 40 giờ mỗi tuần cũng có tác dụng lớn tăng cường nhận thức của người lao động đấu tranh thêm có hiệu quả với nạn nhiều DNTN đang ép phải làm quá giờ, thêm giờ quá nhiều.
Chúng ta còn có lợi thế là nhà nước và Thanh hoá cũng như các DNTN đang ấn định mức tiền công tháng, chưa có lệ ấn định mức tiền công gìơ như ở các thành phố lớn và trên thế giới. Khi cần tính tiền công giờ, ngày đầu tính từ tiền công tháng mà ra. Làm việc 45 giờ hoặc 45 giờ mỗi tuần chẳng hạn thì doanh nghiệp vẫn có lợi thế người lao động biết được sự tích tụ sức khoẻ và tình thần từ những giờ rỗi rãi như trên vào trong lao động có hiệu suất cao hơn mà người lao động còn đang được thêm một lợi thế nữa là được mặc nhiên tăng công ít nhất từ 7 đến 14% trở lên so với ngày làm 8 giờ hoặc tuần làm 8 giờ.
Việc quy định lại thời gian làm việc 8 giờ mỗi ngày và 44 giờ mỗi tuần mới chỉ được tiến hành ở một số DNNN. Còn ở các khu vực kinh tế tư nhân thì chưa được áp dụng. Trước mắt chúng ta cần phải thực hiện tốt chế độ làm việc 8 h mỗi ngày và 48 h mỗi tuần. Số giờ làm thêm phải được trả công đúng với quy định và thoả thuận của hai bên cũng như của pháp luật. Nhà nước và Thanh Hoá quản lý chế độ làm việc pr khu vực kinh tế từ nhân là rất khó khăn vì thế phải đưa vào tổ chức công đoàn cơ sở, thanh tra lao động để nắm bắt tình hình, buộc Doanh nghiệp phải thi hành chế độ thời giờ làm việc hiện tại.
d) Thi hành ký kết thoả ước lao động tập thể và tuyển dụng trả công theo hợp đồng lao động.
Xuất phát từ nguồn tài chính để trả công trong các DNTN là hoàn toàn do chủ Doanh nghiệp tự lo. Tiền công là một bộ phận của chi phí sản xuất, chủ DNTN tiến hành sản xuất kinh doanh là nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp trả công không thoả đáng thì rất khó thu hút lao động. Kinh nghiệm thực tế những năm qua cho thấy, chưa có chủ Doanh nghiệp tư nhân nào trả công cho người lao động thấp hơn mức tiền công tối thiểu do nhà nước quy định cho công chức nhà nước mà còn có phần cao hơn mức tiền lương mà Doanh nghiệp nhà nước trả cho công nhân. xuất phát từ tiền công giá cả sức lao động. Cần kiên trì nguyên tắc trả công trong mỗi Doanh nghiệp để theo thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động bằng hợp đồng lao động gắn với năng xuất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc trên cơ ở chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về tiền công pháp luật lao động.
Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý trong đó có qui định các yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của hai bên. trong khi giao hết hợp đồng với chủ Doanh nghiệp người lao động phải yêu cầu chủ doanh nghiệp ký kết hợp đồng bằng văn bản, cụ thể chi tiết từng điều khoản trong đó quan trọng hơn cả là các điều khoản như công việc địa điểm, thời gian làm việc, thời gian thử việc, học việc, mức tiền công và thực hiện đúng như nội dung hợp đồng đã ký kết, nếu sai hợp đồng thì yêu cầu công đoàn giải quyết.
Trong tập thể lao động, ngoài ký kết hợp đồng lao động riêng cho từng cá nhân người lao động, thì phải yêu cầu chủ doanh nghiệp ký kết, thoả ước lao động tập thể. Đây cũng có thể coi như văn bản có tính pháp lý bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng với nội dung đã ký kết. Như việc ddoois xử đối với người lao động, như thế nào thì bị sa thải, như thế nào thì chủ doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại ở đây dựa vào tổ chức công đoàn để tiến hành. Có như vậy mới tránh được tình trạng lợi dụng bất đồng lẻ tẻ trong tập thể lao động, mà chủ doanh nghiệp làm những điều bất lợi cho người lao động như hiện nay.
Trước khi đi vào hoạt động các doanh nghiệp cần phải ký kết thoả ước lao động tập thể, có sự chứng kiến của đại diện tổ chức công đoàn và căn cứ vào đó để thực hiện. Các cơ quan chức năng không nên cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động khi chưa có bản thoả ước lao động tập thể này.
e) Quán triệt công tác lập số hoạch toán thống kê về tiền công ở doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp căn cứ vào quy định của pháp luật, lập số tiền công của doanh nghiệp và của cá nhân người lao động, lập số hoạch toán kế toán thống kê về tiền lương và báo cáo theo quy định. Làm tốt công tác này sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công của tỉnh biết được thu nhập của người lao động về việc thực hiện các quy định khác về tiền công của doanh nghiệp. Từ đó có cách chính sách phù hợp.
f) Yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân khác phải thành lập các tổ chức công đoàn và tạo điều kiện cho tổ chứcnày hoạt động .
Nhà nước cũng như tỉnh Thanh Hoá quy định tất cả các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chưa có tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn có thể coi là một vũ khí, là cánh tay phải của người lao động đối với những quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Vì vậy người lao động cần phải yêu cầu chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn cho mình, các cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu chư doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn, nếu doanh nghiệp nào chưa có tổ chức công đoàn thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp đó ngừng hoạt động, đóng cửa sản xuất và khi nào có tổ chức công đoàn thì mới cho tiếp tục hoạt đông.
Sau khi thành lập tổ chức công đoàn, cần tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động tích cực. Trước tiên, sở lao động và liên đoàn lao động tỉnh, thành phố với tư cách là công đoàn cấp trên của các tổ chức công đoàn cơ sở phải phát huy thực sự trong việc vận động, tuyên truyền tới tổ chức công đoàn cơ sở người lao động để họ thấy rõ được lợi ích của việc thành lập và hoạt động của công đoàn. cần có các quyết định bảo vệ cán bộ làm công tác công đoàn, có thể trích 6-7% tiền công tháng của người lao động làm quỹ cho tổ chức công đoàn hoạt động. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức thêm cho các lãnh đạo công đoàn cơ sở tạo ra những người làm công tác công đoàn thực sự năng đông, có ích cho người lao động.
2) Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng các thang bảng về tiền công và các hình thức trả công phù hợp với mình.
Để ổn định và không bị thiệt thòi về thu nhập, nhà nước ta đã khuyến khích các Doanh nghiệp tư nhân áp dụng hình thức trả công cho người lao động như việc nhà nước trả lương cho người lao động. Lúc đó thu nhập của người lao động sẽ trở nên ổn định và ít có sự chênh lệch giữa các ngành, các vùng. Nhưng do điều kiện nền kinh tế chưa thể làm được như vậy. Và nhà nước đã khuyến khích các Doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở thang bảng lương của nhà nước xây dựng lại cho mình một hệ thống mới có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm ngành, nghề, khả năng hiện tại của doanh nghiệp mình. Khi xây dựng lại, các doanh nghiệp nên xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể từng nội dung một. Có thể đưa ra một số ví dụ về cách xây dựng của một số Doanh nghiệp tư nhân làm ăn tốt như sau:
- Sửa lại chức danh nghề, các chức vụ trong doanh nghiệp (có dự kiến phát triển) tương ứng là các bảng tiền công, bảng tiền công quy định theo hệ số so với mức tiên công tối thiểu của doanh nghiệp.
- Quy định cơ chế xếp tiền công gồm: Chuyển từ mức tiền công cũ sang mức tiền công mới, kghi được tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật Quy định về nâng bậc của tiền công hàng năm.
- Quy định hệ số phụ cấp cho hợp lý về loại và tỷ lệ (khoảng 20%) tập trung vào phụ cấp độc hại, chức vụ, trách nhiệm
- Quy định cơ chế trả công theo sản phẩm, thời gian, trả công làm đêm, thêm giờ, ngừng việc, thử việc, học nghề
- Quy định hệ thống ưu đãi thêm của doanh nghiệp như khuyến khích tay nghề cao, bằng cấp,
- Quy định hệ thống trợ cấp thêm của doanh nghiệp như: trợ cấp khó khăn, đi lại.
- Điều chỉnh tiền công sẽ thực hiện bầng cách nâng tiền công tối thiểu của doanh nghiệp.
Đó là một số yếu tố cần thiết để những Doanh nghiệp tư nhân có khả năng tham khảo, còn nếu không đủ khả năng thì chủ doanh nghiệp phải trả công cho người lao động theo đúng hợp đồng lao động như đã thoả thuận.
Do đó, trên cơ sở thoả ước lao động tập thể đã ký kết, căn cứ vào đặc diểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp theo quyền hạn của mình mà xây dựng các thang, bảng về tiền công và các hình thức trả công phù hợp, các hình thức tiền thưởng cần thiết, nhưng phải phản ánh những quy tắc nội hệ đó vào quy chế trả công, quy chế tiền công của doanh nghiệp, thông báo rõ những nội dung cơ bản của những quy chế này cho người lao động là xin việc, xuất trình các quy chế này theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
3) Chủ doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nâng cao trình độ cho mình.
Các doanh nghiệp sử dụng lao động, người lao động trực tiếp sản xuất và tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì thế một yếu tố quan trọng là cần bảo đảm quyền lợi cho người lao động, khi đó sẽ khuyến khích tinh thần lao động, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phù hợp với pháp luật lao động hiện hành.
Người đại diện cho quyền lợi người lao động là công đoàn, thành lập công đoàn tại mỗi doanh nghiệp là quy định của nhà nước cũng như tỉnh Thanh Hoá. Chủ doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn thành lập và hoạt động, chịu sự tham gia, kiểm tra, giám sát của công đoàn về việc chấp hành các quy địng của pháp luật về tiền công, tiền thưởng khi tổ chức công đoàn yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước lao động tập thể thì không được phép từ chối, và nếu ký kết được thoả ước thì phải đăng ký với sở lao động sở tại.
Đây là một nội dung quan trọng bậc nhấy trong công việc trả công cho người lao động ở Doanh nghiệp tư nhân. tuỳ thuộc ở trình đọ, tự nâng cao vị thế của bản thân, những người lao động phối hợp có hiệu quả với sự điều tiết ở tầng vĩ mô và sự kiểm tra, kiểm soát của tỉnh. Khi tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động cũng rất có lợi cho chủ doanh nghiệp khi thực hiện đúng, đầy đủ nội dung của thoả ước liên doanh tập thể, lúc đó sẽ biết rõ được tình hình tâm lý, ý kiến từ phía người lao động và các biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Trong thực tế các Doanh nghiệp tư nhân hiện nay ngoài việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở nguyên tắc về mặt pháp lý các doanh nghiệp cũng nên phải tạo sự dân chủ hơn nữa cho người lao động trên mặt tình cảm của con người. Để thực hiện điều này cần có một số biện pháp sau:
Trong điều kiện khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, việc thu hút người lao động vào quá trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh là một xu hướng khách quan. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá việc áp dụng công nghệ hiện đại trong các doanh nghiệp đòi hỏi kết quả lao động tuỳ thuộc vào cả một tập thể sản xuất chứ không phải vào năng suất cá biệt. Do vậy, những hình thức tổ chức và động viên tập thể người lao động cần được hêt sức quan tâm. Trong các Doanh nghiệp tư nhân công tác này chưa được thực hiện tốt. Vì vậy cần thu hút người lao động vào qúa trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh dưới hình thức đại hội công nhân viên, hộp thư góp ý của người lao động trong doanh nghiệp. Đa dạng các hình thức thông tin, bảo đảm thông tin kịp thời và chính xác giữa giám đốc và người lao động, giữa giám đốc và các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp.
- Dân chủ hoá quá trình phân chia lợi nhuận cho người lao động. Ngoài tiền công được xác định theo hợp đồng đã được ký kết, người lao động được hưởng một phần lợi nhuận khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, ở các nước phát triển, vấn đề này được gọi là “Hệ thống tham dự vào lợi nhuận của người lao động”. Đây là xu hướng khách quan nhằm duy trì “bầu không khí xã hội hoà dịu” trong doanh nghiệp và nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài ra các doanh nghiệp nên tổ chức thăm hỏi từng cá nhân người lao động khi họ ốm đau, tai nạn nhằm “góp nhỏ thành lớn” vào không khí lao động hoà dịu.
Như đã trình bày ở phần trên, hiện nay người lao động và chủ Doanh nghiệp tư nhân có trình độ còn thấp. Những kiến thức về thị trường, luật pháp còn sơ sài, chưa hiểu được một cách sâu rộng, đặc biệt là người lao động. Để bảo đảm đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp cần phải luôn nâng cao trình độ cho bản thân mình, nên tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từ đó vận dụng vào thực tế doanh nghiệp mình. ở đây vừa bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa có tác dụng nâng cao ổn định thu nhập cho người lao động.
Ngoài ra còn có quan hệ hợp tác rộng rãi, đây là một yếu tố thuộc về lĩnh vực kinh doanh. Quan hệ tốt, rộng rãi rất có lợi cho chủ doanh nghiệp.
4) Nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ hiểu biết pháp luật cho người lao động.
Trình độ tay nghề của người lao động gắn chặt với kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động theo đúng giá cả sức lao động. Tiền công nhận được trong, sau khi ký kết hợp đồng lao động phụ thuộc lớn vào trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động ngoài việc phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động.
Chủ Doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn ra và sẵn sàng trả công cho người lao động cao hơn, cho những lao động có trình độ tay nghề cao và ngược lại họ không muốn nhận hoặc trả công thấp như lao động phổ, lao động đơn giản không qua đào tạo. Bởi hoạt động ở đây là hoạt động mang tính “hiệu quả” là chính. Lao động trong các Doanh nghiệp tư nhân ở Thanh Hoá hiện nay có trình độ tay nghề rất thấp và đó cũng là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu dẫn tới tiền công, thu nhập. Để khắc phục điều này trước tiên ngoài sự đào tạo, giúp đỡ của nhà nước, tỉnh, của doanh nghiệp thì bản thân người lao động phải chu động nâng cao trình độ cho mình, thường xuyên học hỏi những người đồng nghiệp có tay nghề cao hơn, nâng cao tay nghề trước khi đi làm việc ở doanh nghiệp hoặc trong thời gian làm việc vừa làm việc trong doanh nghiệp vừa nâng cao tay nghề của mình bằng kiến thức trong doanh nghiệp, ở các trường lớp dạy nghề bên ngoài tổ chức thành các nhóm, tổ, trong đó có những người có tay nghề cao hơn để dạy bảo thêm.
Hiện nay, trình độ, khả năng cũng như sự quan tâm của người lao động về pháp luật lao động hầu như chưa có hoặc có thì cũng ở mức sơ sài. Trong khi đó pháp luật lao động là cái thường xuyên gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, có lợi cho người lao động là phần nhiều. Thế nhưng người lao động đã không để ý tới và các doanh nghiệp tư nhân đã lạm dụng, làm không đúng và ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Họ đã lợi dụng để khai thác triệt để sức lực của người lao động như làm tăng giờ, thêm giờ, trả công thấp Để khắc phục điều này, không còn cách nào khác hơn là người lao động phải tự bản thân vận động tìm hiểu về pháp luật lao động trong sách báo, văn bản và sự tin tưởng vào chỗ dựa vững chắc của tổ chức công đoàn sau khi xem xét, đối chiếu giữa chế độ của doanh nghiệp với pháp luật hiện hành, tháy sai thì có thể thương lượng vơí chủ doanh nghiệp, thông qua tổ chức công đoàn hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động khi có tranh chấp về tiền công với chủ doanh nghiệp.
Trong trường hợp cần thiết có quyền đình công trong khuôn khổ quy định của pháp luật để đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải thoả mãn những yêu cầu chính đáng về tiền công, tiền thưởng cũng như mọi điều kiện khác.
5) Xây đựng và thực hiện các chính sách một cách đồng bộ giữa các ngành, các cấp quản lý nhà nước.
Tiền công là nguồn thu nhập chủ yếu, là nguồn sống chủ yếu của người lao động làm công. Nhưng để đó được tiền công thì có rất nhiều yếu tố liên quan, ảnh hưởng chi phối đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các yếu tố liên quan ảnh hưởng và chi phối đó, từ đó cũng đòi hỏi sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý nhà nước. Những yếu tố liên quan ảnh hưởng và chi phối ngoài lao động không phải là ít, có thể kể đến từ việc đăng ký, cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho thuê đất, mở rộng địa bàn doanh nghiệp, cho vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, bảo hộ mậu dịch. Những yếu tố liên quan và ảnh hưởng, chi phối trong lao động có rất nhiều như yêu cầu về bảo đảm việc làm thường xuyên, ổn định bảo đảm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, cung cách đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động. Những yếu tố liên quan, ảnh hưởng và chi phối này như những véc tơ cùng chiều hướng tới đích cuối cùng làm hài hoà mục tiêu của chủ doanh nghiệp là lợi nhuận hợp pháp mục tiêu của người lao động là sử dụng được sức lao động theo thang giá trị và nhu cầu chính đáng. Mục tiêu của nhà nước và xã hội là sản xuất, phát triển kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. suy cho cùng là mục tiêu tổng quát dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh mà Đảng và nhà nước cũng như của tỉnh Thanh Hoá đề ra và hướng tới.
Kết luận
Tiền công là một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động thì nó là nguồn thu nhập quan trọng giúp họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Đối với mỗi doanh nghiệp tiền công là một bộ phận không nhỏ của chi phí sản xuất mà nhất lại là ở Doanh nghiệp tư nhân, tiền công là yêu cầu cần thiết khách quan luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết nền kinh tế trong việc điều hành tiền công, nhà nước cần phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích của người lao động, lợi ích của chủ doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển, thu nhập của người lao động mới được nâng cao, đời sống nâng cao và từ đó mặt bằng kinh tế chung của toàn tỉnh mới phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3583.doc