Đề tài Tiếp tục đổi mới và phát triển nền kinh tế trang trại ở Tuyên Quang

đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả và số lượng và chất lượng thì sản phẩm của trang trại ở Tuyên Quang sẽ ngày càng vươn rộng không những ở thị trường trong nước mà còn xuất khâu trên thị trường quốc tế. Đời sống của nhân dân trong tỉnh sẽ được nâng lên, dân trí sẽ ngày được nâng cao có cuộc sống ấm no hạnh phúc . Phát biểu kinh tế trang trại sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tuyên Quang làm cho bộ mặt của nông thôn thay đổi và nó cũng góp một phần vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước .

doc26 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp tục đổi mới và phát triển nền kinh tế trang trại ở Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đường hình thành và từng bước phát triển của kinh tế trang trại về bản chất cũng không nằm ngoài quỹ đạo mà các nước trên thế giới đã trải qua hàng thế kỷ nay. Thậm chí sự phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta còn bức xúc hơn do những đòi hỏi khách quan, chủ quan của thời đại CNH, thời đại mở cửa và hội nhập toàn cầu, thời đại kinh tế thị trường. Không thể phát triển cây công nghiệp, thực hiện thành công sự nghiệp CNH nếu không có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển; đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu dồi dào,đồng thời là thị trường mở rộng cho công nghiệp. Không có nền công nghiệp và nông nghiệp hàng hoá phát triển thì không thể đẩy mạnh ngoại thương, trao đổi mua bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặt nền móng cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển lực lượng chủ yếu là kinh tế trang trại. Mặt khác, con đường phát triển tất yếu của con kinh tế trang trại còn là nhu cầu nội tại của chính các hộ nông dân, của bản thân nền nông nghiệp trước bước ngoặt lịch sử, chuyển sang cơ chế thị trường. 2.3. Xu hướng vận động của kinh tế trang trại. kinh tế trang trại được hình thành từ ba nguồn gốc: * Từ khi kinh tế hộ sản xuất tự cấp, tự túc đi dần vào kinh doanh sản xuất hàng hoá rồi trở thành hộ sản xuất giỏi rồi chuyển lên kinh tế trang trại gia đình. Loại hình trang trại này chiếm số đông, thông thường khoảng 60- 80% tổng số trang trại tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương . * Một số người trong các bộ phận dân cư có khả kinh tế bỏ vốn ra để mua đất hoặc thuê đất lập trang trại. Loại này gọi là trang trại tiểu chủ, này càng tăng thêm nhưng cũng vào khoảng 10%. * Loại thứ ba là những hộ nông dân khoán,trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ trong các nông lâm trường quốc doanh sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ba loại trang trại nói trên tuy khác nhau về trình độ kinh doanh hàng hoá,về hình thức sở hữu nhưng đều có một bản chất chung là kinh tế trang trại và trong quá trình vận động đi lên phải qua ba quá trình: + Về nội dung và trình độ kinh doanh quá trình vận động được khái quát trong công thức 3 giai đoạn phát triển; Trang trại Trang trại sản xuất Trang trại nông đất dạng chuyên canh công- thương nghiệp Từ giai thấp lên giai đoạn cao là một quá trình biến đổi về chất rất sâu sắc.Khi đạt trình độ nông -công- thương nghiệp có nghĩa là trang trại được CNH và thương nghiệp hoá. Sản xuất nông nghiệp đã đạt trình độ và tính chất công nghiệp - thương nghiệp. + Quy mô trang trại ở đây là quy mô đất đai lớn nhỏ phụ thuộc vào nhiều nhân tố: mức ruộng đất bình quân đầu người,cây trồng vật nuôi được kinh doanh và chuyên canh, độ thâm canh, trình độ cơ giới hoá và tự động hoá nông nghiệp mức thu hút lao động nông nghiệp từ các ngành kinh tế khác… nên quy mô rất khác nhau giữa các nước, các vùng. Những xu thế chung là quy mô trang trại được mở rộng dần với quá trình cơ giới hoá và tự động hoá trong nông nghiệp và quá trình CNH -HĐH đất nước. + Về hình thức tổ chức trang trại nó cũng chuyển từ trang trại độc lập, riêng lẻ đi dần vào liên kết vơíi nhau, liên kết giữa các hình thức kinh tế qua các hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp II- thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh tuyên quang 1) Đặc điểm tự nhiên -kinh tế -xã hội của Tuyên Quang 1.1. Đặc điểm tự nhiên. a) Vị trí địa lý Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc của tổ quốc, phía bắc giáp Hà Giang, phía nam giáp Phú Thọ, phía đông giáp Thái Nguyên, phía tây giáp Yên Bái . Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên , địa lý và kinh tế xã hội mà Tuyên Quang được chia làm ba vùng kinh tế : (Vùng cao núi đất ở phía Bắc , vùng cao núi đất ở phía Nam và vùng trung tâm ở phía Đông Bắc) b) Đất đai và khoáng sản Diện tích đất đai ở Tuyên Quang là 776458 ha , trong đó đất nông nghiệp là 10452 ha , đất lâm nghiệp 2695451 ha , đất chuyên dùng 4184 ha , đất ở 5973 ha , đất chưa sử dụng là392405 ha và diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 934 ha Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản) :là một tỉnh miền núi, do địa hình bị chia cắt nên tạo nhiều sông, suối nhỏ và dốc nên có điều kiện để phát triển thuỷ lợi nhỏ, tạo ra các hang động, địa danh phong cảnh sinh thái đẹp. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng… c) Khí hậu, thời tiết và thuỷ văn : Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 220C- 240C,độ ẩm trung bình từ 80-85%, lượng mưa trung bình : thấp nhất là ở Na Hang 143,4mm ,nơi cao nhất là ở Yên Sơn 5833,3mm. Số giờ nắng trong năm là 1182,4 giờ đến 1372,9 giờ. Nhìn chung thời tiết khí hậu ở Tuyên Quang thuận lợi cho phát triển nông nghiệp . 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Theo số liệu thống kê năm 2002 thì dân số ở Tuyên Quang là 602924 người , với mật độ là 0,076 người / km2 đây là con số thấp với diện tích là 776458 km2 thì diện tích bình quân đầu người ở đây là cao. Tuy Tuyên Quang có diện tích đất tự nhiên lớn, dân số ít mật độ thưa nhưng do địa hình bị chia cắt bởi núi cao và sông suối nhỏ nên diện tích đất nông nghiệp ở Tuyên Quang rất hạn chế và hàng năm lại ít được mở rộng, bình quân khoảng 2,25 lao động/ ha. Khoảng 0,4 ha/lao động nông nghiệp, vậy là quá thấp so với cả nước. Bù lại tỉnh lại có diện tích trồng rừng rất lớn, rất thuận lợi cho việc tập trung đất đai để lập trang trại Về hạ tầng cơ sở ( điện, đường, trường, trạm … ) : Nhìn cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng do là tỉnh miền núi địa hình hiểm trở nên còn gặp nhiều khó khăn : + Mạng lưới điện quốc gia cũng được đầu tư và phát triển khá. Đến nay 10 trung tâm huyện thị xã đều có điện lưới quốc gia, 35% đã được sử dụng điện, đã xây dựng được hàng trục km đường điện chiếu sáng ở thị xã, thị trấn , huyện lỵ . + Mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp. Đã xây dựng được hàng nghìn km đường giao thông : quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn, bản Hoàn thành mới đường đến 40 xã, đưa 100% số xã có đường đến trung tâm , nhiều tuyến đường ô tô cũng đã được nâng cấp + Tình hình văn hoá, giáo dục ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Do cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục còn yếu nên dẫn đến trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chăm sóc sức khoẻ còn chưa được đảm bảo đúng mức . Nhìn chung tình hình phát triển nông nghiệp của Tuyên Quang tăng với tốc độ ổn định, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp bình quân năm khoảng 4%, giá trị sản xuất năm 2002 là 535810 triệu đồng tăng 13,25% so với năm trước. Do xuất phát của tỉnh thấp mà trong những năm qua nền kinh tế còn tăng trưởng chậm, nhưng nó tăng trưởng đều và vững chắc, nhịp độ tăng trưởng GDP năm 1992; là 5% đến 1999 đạt 10,38%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp -xây dựng và dịch vụ. Có thể khẳng định rằng Tuyên Quang có tiềm năng đa dạng và điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng, tiềm năng của tỉnh còn rất lớn nhưng dân chưa giàu, tỉnh chưa mạnh. Để khai thác tiềm năng, phát huy nội lực, xây dựng nông thôn mớitỉnh cần lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế trang trại. 2) Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang. 2.1. Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang. Toàn tỉnh có hai nông trường và năm lâm trường quốc doanh đó những đơn vị sản xuất hàng hoá. Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mô hình kinh tế trang trại được khởi nguồn ,hình thành và phát triển ở Tuyên Quang từ những năm 80, khi có chỉ thị 29-CT/TW về giao đất rừng đến hộ, chỉ thị 35 - CT/TW về phát triển kinh tế gia đình của ban bí thư TW Đảng, NQ 11của bộ chính trị (khoá VI tháng 4/1988), NQ TW 5 khoáVII, luật đất đai 1993… đường lối đổi mới của đảng cùng với hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước là tiêu đề và là điều kiện thuận lợi cho việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ,nông thôn trên phạm vi quy hoạch tổng thể từ tỉnh đến các vùng, huyện để phát triển kinh tế. Ngành ngân hàng ngoài việc cho các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã nay đã cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, các ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ cũng chuyển hướng chuyển giao trực tiếp kỹ thuật canh tác đến các hộ … đó là những điều kiện để chuyển nền kinh tế tự cung ,tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, nhiều nông dân từ sản xuất kinh tế hộ lên sản xuất kinh tế trang trại với mục đich sản xuất hàng hoá và thu lợi nhuận nhiều hơn. Có thể nói kinh tế trang trại ở Tuyên Quang được hình thành chính thức từ năm 1991. Sau khi chia tách tỉnh Hà Tuyên 2.2. Thực trạng về kinh tế trang trại mấy năm gần đây . 2.2.1. Hiện trạng về số lượng và các loại hình sản xuất trang trại của tỉnh. Tuyên Quang có 2150 hộ gia đình sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại (theo số liệu UBND tỉnh đến tháng 4/2002). Trong đó có huyện Hàm Yên có 526 hộ, huyện Chiêm Hoá có 200 hộ, huyện Na Hang, thị xã Tuyên Quang có 35 hộ, huyện Yên Sơn có 24 hộ, huyện Sơn Dương có 28 hộ, kinh tế trang trại đạt tới trình độ cao vậy mô hình kinh tế trang trại gia đình rất phù hợp với điều kiện kinh tế ở miền núi . Thực tế điều tra cho thâý, các trang trại trồng cây ăn quả chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao như: Hàm Yên, Na Hang, Chiêm Hoá, các trang trại chè lại ở huyện vùng thấp như: Yên Sơn, Sơn Dương ngày càng xuất hiện nhiều trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi với quy mô sản xuất hàng hoá vừa và nhỏ cũng được phát triển ở các huyện vùng cao. Với đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu ở Tuyên Quang tạo nên những đặc thù của các trang trại Tuyên Quang thành trang trại trồng rừng ,trang trại trồng cây ăn quả ,trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại trồng cây công nghiệp và trang trại sản xuất tổng hợp. Sự phát triển của các loại hình trang trại qua các năm thể hiện : Số lượng và loại hình trang trại của tỉnh qua các năm : Loại hình trang trại 2000 số lượng Tỷ lệ 2001 số lượng Tỷlệ % cái 2002 Số lượng Tỷ lệ % cái Trang trại trồng rừng 19 4,6 24 5,4 28 5,9 Trang trại trồng cây ăn quả 257 62,8 279 62,7 300 62,8 Trang trại chăn nuôi 3 0,7 4 0,9 5 1,0 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 9 2,2 10 2,0 10 2,0 Trang trại trồng cây công nghiệp 57 13,9 60 13,5 61 12,8 Trang trại sản xuất tổng hợp 64 15,8 68 15,5 74 15,5 Tổng số 409 100 445 100 478 100 Nguồn : Số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng ngoài một số cây ăn quả có giá trị được cấc trang trại đưa vào làm cây trồng chính thì việc sản xuất tổng hợp cũng đem lại kết quả kinh tế vì với cơ cấu sản xuất tổng hợp. Như vậy thì các trang trại sẽ tập trung được nhiều điều kiện thuận lợi của tự nhiên, cho phép lấy ngắn nuôi dài trong giai đoạn đầu , đi từ ít vốn đến nhiều vốn, từ sản xuất tổng hợp đến chuyên canh cây trồng vật nuôi có giá trị mà thị trường đang có nhu cầu. Việc phát triển mạnh các trang trại cây ăn quả với một tỷ trọng lớn trong các loại hình trang trại sẽ làm bỏ ngỏ các loại hình sản xuất khác cũng rất phù hợp với điều kiện ở Tuyên Quang, đó là các: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng rừng; những trang trại này còn ít và chưa được các chủ trang trại quan tâm phát triển. Nhưng nếu xét theo xu hướng chung của nhà nước và của thị trường thì trong những năm tới các trang trại loại này sẽ được khuyến khích và ưu tiên phát triển . 2.2.2. Thực trạng về chủ trang trại a ) Đặc điểm xuất thân của chủ trang trại Nếu theo nghề nghiệp cũ thì chủ trang trại ở Tuyên Quang chủ yếu xuất thân từ nông, dân chiếm tới 56% tổng số chủ trang trại. Chứng tỏ kinh nghiệm sản xuất đã giúp cho lao động trong nông nghiệp thực hiện sản xuất một cách dễ dàng lựa chọn cây trồng, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiênthị trường và dễ dàng chăm sóc…Trong 268 trang trại của nông dân thì có tới 173 trang trại đi vào chuyên canh trồng cây ăn quả, chiếm 64,5%.Ngoài kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất trồng trọt, người nông dân còn rất hạn chế việc nắm bắt kinh nghiệm kinh tế tiến bộ . Tiếp đến là các phần chủ trang trại có xuất thân từ các nguồn khác, có 110 người, chiếm 23%, họ chủ yếu phát triển cây công nghiệp và sản xuất tổng hợp. có một số cán bộ công nhân viên chức sau khi đã nghỉ chế độ về nông thôn và phát triển kinh tế theo mô hình trang trại,có 42 người chiếm 8,7%, ngoài ở Tuyên Quang hiện nay có tới 12,13% tuy thấp so với các thành kinh tế khác nhưng nó cũng là nhiều. Trong những năm tới cần có hướng giải quyết sao cho Đảng viên vẫn được làm chủ trang trại theo đúng nghĩa của nó mà vẫn không đi ngược các quy định và điều lệ của Đảng . Với dân số nhiều thành phần dân tộc như ở Tuyên Quang thì trong phát triển kinh tế trang trại người Tày có 220 trang trại chiếm 43,7%, người Kinh có khoảng 167 trang trại chiếm 34,9%, một số dân tộc ít người khác như: Dao, Mông, Nùng có từ 12 đến 33 trang trại chiếm 2,5 đến 6,9%, còn các dân tộc khác có không đáng kể. Vào độ tuổi từ 30 đến 50 là độ tuổi đã chín muồi của các chủ trang trại ,họ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm về sản xuất và thị trường. Phần lớn các chủ trang trại ở trong độ tuổi này. Từ 40 độ tuổi có 280 người chiếm 58,5%, từ 30 đến 40 tuổi có 103 người chiếm 21,5%, ở dười độ tuổi 50 có từ 33 đến 62% chiếm 6,97 đến13% . b) Trình độ văn hoá và chuyên môn hoá của trang trại ở Tuyên Quang vẫn còn thấp: trình độ văn hoá cấp 1 và hết cấp 1 của chủ trang trại chiếm rất đông với 215 người chiếm 45%: trình độ cấp 2 và hết cấp 2 là 131 người chiếm 31,6%; cấp 3 có 96 người chiếm 20%. Hầu hết các chủ trang trại theo xu hướng chung là đi vào phát triển cây ăn quả là chủ yếu . 2.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại a) Quy mô và điện tích của trang trại Quy mô diện tích được sử dụng để nhận định và đánh giá một trang trại , căn cứ vào đó để xác định vốn đầu tư cho sản xuất của trang trại. Những trang trại có quy mô 10 - 20ha chiếm chủ yếu, có 234 cái tương đương 48,9%, các trang trại có qui mô diện tích từ 5 - 10 ha và 2 - 5ha, có 122 - 155 cái chiếm 15,5% - 32,4%. Đó là tình hình qui mô diện tích của trang trại phân theo nhóm diện tích. Mặt khác, nếu xét theo loại hình sản xuất thì qui mô diện tích của trang trại thể hiện ở bảng số liệu sau: Quy mô diện tích đất của trang trại phân theo loại hình sản xuất Loại hình trang trại Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số trang trại (cái ) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) Số trang trại (cái) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) Số trang trại (cái) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) TT trồng rừng 19 296,40 15,60 24 396,60 15,40 28 420,19 15,00 TT trồng cây ăn quả 257 2487,76 9,68 279 2762,10 9,90 300 3060,93 10,20 TT chăn nuôi 3 7,80 2,60 4 11,20 2,80 5 14,25 2,85 TT nuôi trồng thuỷ sản 9 52,20 5,80 10 60,00 6,00 10 62,45 6,20 TT trồng cây công nghiệp 57 302,10 5,30 60 336,00 5,60 61 350,64 5,70 TT sản xuất tổng hợp 64 960,00 15,00 68 1060,80 15,60 74 1161,70 15,70 Tổng cộng 409 4106,26 10,04 445 4581,22 10.33 478 5070,16 10,60 Nguồn : số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ. Quy mô diện tích trang trại ở Tuyên Quang qua các năm tăng lên rõ rệt , từ quy mô tổng diện tích 4106,26 ha năm 200 tăng lên 5070,16ha năm 2002 Năm 2002 bình quân diện tích một trang trại là 10,60 ha qua các năm diện tích bình quân của các trang trại tăng lên không nhiều mặc dù tổng diện tích có tăng, trong đó sự tăng lên của số lượng các trang trại thì quy mô diện tích của trang trại trồng cây ăn quả cũng tăng lên tương ứng. Chỉ riêng có trang trại trồng rừng và trang trại sản xuất tổng hợp là có sự giảm về quy mô diện tích. b) Nguồn gốc đất đai của trang trại : Với tinh thần '' mỗi ha đều có chủ sử dụng cụ thể '' từ năm 1993 trở lại đây Tuyên Quang thường xuyên liên tục chỉ đạo việc giao đất, giao rừng cho dân, các trang trại bắt đầu phát triển từ thời kì này. Nguồn đất đai của các trang trại được thể hiện qua bảng thống kê sau: Loại hình TT Tổng số Do Nhà nước cấp Đất sang nhượng Đất tự khai phá Đất nhận thầu Đất thừa kế Trực tiếp Qua các nông -lâm trường Tổng cộng 5070,16 1539,70 598,76 598,76 963,30 456,30 1166,20 TT trồng rừng 420,19 127,49 49,60 49,60 79,60 37,50 96,40 TT trồng cây ăn quả 3060,93 928,40 361,03 361,03 582,30 275,14 699,29 TT chăn nuôi 14,25 4,35 1,70 1,70 2,70 1,40 3,10 TT nuôi trồng thuỷ sản 62,45 19,00 7,45 7,45 11,40 5,60 14,60 TT trồng cây công nghiệp 350,64 106,54 41,40 41,40 66,80 31,00 80,20 TT sản xuất tổng hợp 1161,70 347,40 135,40 135,10 220,50 104,90 272,70 Nguồn : Số liệu điều tra của Ban kinh tế tỉnh uỷ. Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy đẩt đai của trang trại chủ yếu là do Nhà nước cấp thường trực qua các nông - lâm trường đóng trên địa bàn. Nói chung thì nguồn nông nghiệp chiếm gần một nửa quỹ đất của trang trại ( khoảng 43%) trong đó là do Nhà nước cấp trực tiếp 72%, còn 28% là thông qua các nông - lâm trường. 2.2.4. Lao động của trang trại . Để phát triển kinh tế trang trại trong kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá lớn thì chỉ sử dụng nguyên lao động trong gia đình và họ hàng là chưa đủ. Ngoài ra do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ nên lao động phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại ngoài lao động của gia đình thì cần có thêm lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ . Thực tế tình hình lao động trong các trang trại ở Tuyên Quang như sau : Lao động trong các trang trại ở Tuyên Quang . Loại hình trang trại Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 lao động của gđ lao động thuê theo thợi vụ lao động thuê thường xuyên lao động của gđ lao động thuê theo thợi vụ lao động thuê thường xuyên lao động của gđ lao động thuê theo thợi vụ lao động thuê thường xuyên TT trồng rừng 57 80 24 78 93 28 84 106 30 TT trồng cây ăn quả 809 1199 324 920 1319 448 962 1421 478 TT chăn nuôi 8 - 1 12 - 2 14 - - TT nuôi trồng thuỷ sản 16 1 - 18 1 - 29 1 11 TT trồng cây CN 179 206 82 190 234 90 196 268 109 TT sản xuất tổng hợp 198 211 72 242 235 81 244 259 89 Tổng cộng 1267 1697 503 1460 1882 649 1529 2055 717 Nguồn : Số liệu của ban kinh tế tỉnh uỷ. Ta thấy thực tế năm 2002 bình quân một trang trại có 3 lao động gia đình, 4,3 lao động thuê thời vụ và 1,5 lao động thuê thường xuyên. Trong đó trang trại trồng cây ăn quả có lao động gia đình bình quân 3,2 lao động, thường xuyên 1,6 lao động, lao động thời vụ 4,7 lao động. Trang trại trồng cây công nghiệp và trang trại sản xuất tổng hợp có lao động gia đình từ 3,2 - 3,3 lao động, thuê thường xuyên là 1,2 - 1,8 lao động, lao động thuê theo thời vụ 3,5 - 4,4 lao động, thấp nhất là trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản . 2.2.5. Vốn và các tư liệu khác của trang trại . Tình hình chung hiện nay của Tuyên Quang về vấn đề vốn ở trang trại là rất bức thiết. Các chủ trang trại tự tích luỹ được vốn là rất ít, chủ yếu là đi vay để đầu tư phát triển sản xuất , bên cạnh đó có các nguồn vốn khác được nghành cho phát triển sản xuất nhưng không lớn lắm . Trong điều kiện kinh tế thị trường việc sản xuất đúng thời điểm , nếu không có đủ vốn để tiến hành sản xuất đúng thời điểm thì khi nhu cầu của thị trường đã bao hoà và đi qua thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế và thậm chí còn cản trở nên vô ích. Hiện nay chính quyền của tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến các trang trại. Bảng thống kê sau sẽ cho thấy cụ thể hơn về cơ cấu các nguồn vốn của trang trại: Cơ cấu nguồn vốn của các loại hình trang trại : Đơn vị: tr.đồng Loại hình trang trại Tổng nguồn vốn của trang trại Vốn BQ/1 trang trại Trong đó Vốn tự có Vốn vay Vốn khác Ngân hàng HTX tín dụng Dự án Từ nguồn khác Trang trại trồng rừng 1410,64 50,38 437,10 182,46 194,1 151,21 79,56 366,21 trang trại trồng cây ăn quả 30675,00 102,25 9494,69 3932,51 4232,42 3283,15 1724,66 796333 trang trại chăn nuôi 773,80 154,76 239,66 99,20 106,72 83,00 43,46 201,76 trang trại nuôi trồng thuỷ sản 961,90 96,19 298,23 132,82 103,00 103,87 73,16 250,82 trang trại trồngcây công nghiệp 5316,76 64,78 1648,72 685,21 731,26 571,12 298,33 1382,12 trang trại sản xuất tổnghợp 4793,72 87,16 1468,50 618,40 659,84 516,49 256,99 1246,50 Tổng cộng 43886,82 91,81 13640,90 5650,60 6027,34 4708,84 2484,57 11410,57 Nguồn : Số liệu điều tra của ban kinh tế tỉnh uỷ Ta thấy vốn sản xuất trong các trang trại chủ yếu là vốn vay vốn tự có từ tích luỹ, thừa kế chiếm không lớn, đó là do thời gian tích luỹ vốn của trang trại chưa đủ lớn và hiệu quả sản xuất từ các năm trước thấp. Trước đây do làm ăn không có hiệu quả mà các hợp tác xã tín dụng ở Tuyên Quang không hoạt động được vì bị giải thể, vốn vay cho các sản xuất ở các trang trại từ nguồn này không nhiều, từ năm 2002 do cơ chế vay được thay đổi đã đẩy mạnh việc cho vay đến các hộ nên vốn vay từ hợp tác xã đã tăng lên đáng kể. Ngoài ra còn có nhiều nguồn vốn khác: vay từ ngân hàng, các dự án đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp. Đáng lưu ý là hiện nay việc trang trại bị phương tiện sản xuất ở các trang trại hầu như ít, do một số ở vùng sâu, vùng xa điều kiện giao thông không thuận tiện và thời gian phát triển của các trang trại chưa đủ dài để các trang trại tích lũy trang bị cho mình. Hầu hết các trang trại chủ yếu thuê lao động địa phương với sản xuất thô sơ, công việc đơn giản và cũng do trình độ dân trí của người dân nói chung và người lao động trong trang trại nói riêng còn thấp. Vì thế điều này cũng là hợp với quy luật '' quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất '' 2.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại ở Tuyên Quang Hiện nay Tuyên Quang các trang trại mới được hình thành từ vài năm trở lại đây nên việc đi vào khai thác chưa thực sự ổn định . Một số trang trại trồng rừng phải cần có thời gian dài nên sản xuất của các loại hình này chỉ dừng lại ở một số sản phẩm phụ hoặc tỉa thưa, chưa có nhiền sản phẩm chỉ có trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi, vấn đề ở đây là sản phẩm làm ra của các trang trại phải có thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở Tuyên Quang có một thực trạng là sản phẩm của các trang trại làm ra chưa được tiêu thụ hết còn tồn tại nhiều ở trong trang trại, thể hiện qua bảng số liệu sau Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại ở Tuyên Quang năm 2002 như sau: Đơn vị:% Loại hình sản xuất Tiêu thụ nội tỉnh Tiêu thụ ngoại tỉnh Xuất khẩu Tồn chưa tiêu thụ Trang trại trồng rừng 30 60 _ 10 Trang trại trồng cây ăn quả 30 65 _ 5 Trang trại chăn nuôi 45 35 _ 20 Trang trại nuôi trồng thủy sản 80 _ _ 20 Trang trại trồng cây công nghiệp 75 _ _ 25 Trang trại sản xuất tổng hợp 70 _ _ 30 Nguồn : số liệu của ban kinh tế Tỉnh uỷ Qua bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm của các trang trại chủ yếu tiêu thụ trong nội tỉnh và tồn chưa tiêu thụ chỉ có trang trại trồng rừng, trang trại chăn nuôi, và trang trại trồng cây ăn quả là sản được phẩm tiêu thụ ở ngoại tỉnh. Đặc biệt sản phẩm của các trang trại chưa đem ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. 3) Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại ở Tuyên Quang . 3.1. Những kết quả sản xuất đã đạt được . Trong những năm qua , kinh tế trang trại gia đình ở Tuyên Quang , đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành mô hình kinh tế có hiệu quả . Sự xuất hiện tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần làm chuyển biến nến kinh tế nông nghiệp, bộ mặt của nông thôn đang dần dần được đổi mới và đời sống của một bộ phận của nông dân không ngừng được tăng lên. Có thể khái quát các tác động tích cực của kinh tế trang trại, xã hội ở Tuyên Quang qua những năm qua như sau: + Một là, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình đã phương hướngá vỡ nền sản xuất tự cung , tự cấp , góp phần tích cực vào sự phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá . + Hai là, kinh tế trang trại đã góp phần khai thác tiềm năng trong nông nghiệp , nông thôn , góp phần tăng trưởng kinh tế , từng bước xây dựng nông thôn mới ở tỉnh. Nó là giải pháp có hiệu quả để tiếp tục giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn + Ba là, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn tạo tiêu đề để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn . + Bốn là, kinh tế trang trại gia đình đã góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái mới , bảo vệ môi trường, phát triển một nền công nghiệp bền vững . + Năm là, kinh tế trang trại là điều kiện khách quan để hình thành hình thức kinh tế kiểu mới . Có thể tóm tắt kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Tuyên Quang thông qua bảng số liệu sau : Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại năm 2002 : Chỉ tiêu Trang trại trồng rừng Trang trại trồng cây ăn quả Trang trại chăn nuôi trang trại nuôi trồng thuỷ sản Trang trại trồng cây công nghiệp Trang trại sản xuất tổng hợp Giá trị sản xuất (tr đ) 2657,80 63673,19 2450,10 1985,47 8294,15 7500,59 Giá trị sản xuất hàng hoá (tr. đ ) 2434,98 53898,94 1837,57 1727,36 7050,03 5700,45 Giá trị sản xuất hàng hoá - đơn vị doanh thu (tr đ/ ha ) 5,797 17,60 - 27,65 20,11 4,90 Giá trị sản xuất hàng hoá/đơn vị lao động 21,36 37,19 114,85 59,56 23,11 16,67 Tỷ suất hàng hoá % 91 80 78 87 85 76 Thu nhập của người lao động nghìn đồng/ng 300-500 500-700 400-650 300-450 450-600 200-500 Tổng lợi nhuận (tr. đ) 1252,56 31738,82 1625,3 1022,57 2920,17 2675,72 Có thể thấy , trang trại nuôi trồng thuỷ sản sử dụng đất có hiệu quả hơn cả những giá trị sản xuất tính trên đơn vị lao động lại không được lớn , còn trang trại chăn nuôi lại có giá trị tính trên đơn vị lao động lớn nhất , tuy nhiên để tiến hành sản xuất và làm ra sản phẩm không phải là việc dễ dàng . Trang trại nuôi trồng thuỷ sản với diện tích bình quân ít nhất nhưng giá trị sản phẩm tạo ra trên đơn vị lao động lại lớn hơn so với các trang trại khác . Tuy nhiên việc phát triển loại hình trang trại này lại bị hạn chế bởi điều kiện địa hình từng vùng . Trang trại trồng cây ăn quả phát triển mạnh nhất nhưng giá trị hàng hoá hoá tính trên đơn vị diên tích và giá trị trên đơn vị lại không lớn lắm , còn đối với trang trại trồng rừng thì cần có thời gian dài để cây rừng phát triển nên hiện nay chưa được khai thác nhiều vì thế giá trị hàng hoá sản xuất tính trên đơn vị lao động và trên đơn vị diện tích còn nhỏ chứ không phải loại hình sản xuất này không mang lại hiệu quả . Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất hàng hoá của từng loại hình trang trại , cũng như hiệu quả sản xuất mang lại có thể thấy rằng mô hình kinh tế trang trại này càng phát triển ở Tuyên Quang nó đang và sẽ là mô hình kinh tế có hiệu quả góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như ở Tuyên Quang và những thực trạng về kinh tế trang trại có thể dự kiến được số trang trại của tỉnh sẽ phát triển từ nay đến 2010 như sau : Đơn vị: cái Loại hình trang trại Tốc độ phát triển Số lượng dự kiến Trang trại trồng rừng 1,348 124 Trang trại trồng cây ăn quả 1,054 390 Trang trại chăn nuôi 1,270 16 Trang trại trồng cây công nghiệp 1,100 98 Trang trại sản xuất tổng hợp 1,067 102 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 1,410 19 Tổng cộng - 749 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 3.2.1. Những mặt hạn chế còn tồn tại : - Kinh tế trang trại còn mang nặng tính tự phát chưa có chính sách cụ thể , chưa có định hướng rõ ràng ,cụ thể cho từng vùng ,từng địa phương . - Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển không đồng đều , thường tập trung ở những vùng thấp và có điều kiện .Vùng cao , vùng sâu tiềm năng đất đai ,lao động để phát triển kinh tế trang trại lại chưa được phát huy, chỉ tập trung vào một số ngành sản xuất trồng trọt còn ngành chăn nuôi và các ngành khác chưa được chú trọng phát triển . - Từ thực tế về điều kiện tự nhiên và trình độ dân trí thấp nên kinh tế trang trại phát triển trên địa bàn tỉnh không đều, các huyện vùng cao, các xã vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế trang trại còn chậm, hiệu quả chưa cao. - Về các chủ trang trại :công tác quản lý và kinh doanh còn bị hạn chế thiếu kiến thức về kinh tế và khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế của một số trang trại chưa cao. - Sản phẩm của các trang trại đa phần không qua chế biến, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh, thưòng bị chèn ép giá khi chưa đến thời vụ vì chưa có nhiều đơn vị thu mua nên tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. - Do chưa xác định được giá trị thực tế của các trang trại để làm thế chấp vay vốn nên việc vay vốn còn gặp nhiều khó khăn ( vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai chỉ thế chấp vay vốn ở mức độ có hạn ,thời hạn vay ngắn không phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh ) nhưng nhu cầu vay lại lớn và cần vay trong dài hạn. 3.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế : - Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất ,kinh doanh mới xuất hiện ở Tuyên Quang, nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa đẩy đủ về kinh tế trang trại, còn quan niệm nhầm lẫn giữa kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông nên chưa chú ý phát triển kinh tế trang trại, một mặt do trình độ dân trí còn, không đồng đều, mặt khác trình độ tiếp cận nền sản xuất hàng hoá kém. - Thực tế điều kiện tự nhiên ở một số vùng về đất để lập kinh tế trang trại còn gặp khó khăn do có nhiều đồi núi nên địa hình bị chia cắt . - Người dân đã có ý chí làm giàu, nhưng việu nắm bắt khoa học để đưa vào áp dụng trong sản xuất còn nhiều hạn chế do đó dẫn đến nhiều người không dám làm kinh tế trang trại. - Sản phẩm của trang trại mới chỉ đạt ở số lượng, còn chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. - Nhiều gia đình có điều kiện ( như : đất đai, lao động ) để lập trang trại nhưng lại thiếu vốn đầu tư … - Cơ sở hạ tầng ở một số vùng chưa đáp ứng nhu cầu để tạo lập trang trại như : giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến… - Các cấp ,các ngành ,nhất là ngành nông nghiệp ít quan tâm dến tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý, thăm quan các trang trại làm ăn có hiệu quả để đúc rút kinh nghiệm tiến hành xây dựng một mô hình trang trại có hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. III - Phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 1) Phương hướng phát triển kinh tế trang trại của Tuyên Quang . 1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại . Ngày 10/11/1998 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII có nghị quyết 6 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta trong thời gian tới . Nghị quyết khẳng định: " Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình . Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân , các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh … " + Thống nhất về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Chủ yếu dựa vào hộ gia đình tiến hành mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản , trồng rừng gắn với sản xuất và tiêu thụ nông - lâm thuỷ sản . + Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai , vốn kĩ thuật, kinh nhgiệm quản lý góp phần phát triển một nền nông nhgiệp bền vững : tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp - nông thôn. + Phát triển đất đai dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng . Hiện nay , trang trại nước ta cần mang đặc tính tự phát thiếu sự hướng dẫn giúp đỡ của Nhà nước cũng như các cấp, các ngành. Vì thế thông qua hệ thống luật pháp Nhà nước cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại ngày càng phát triển. 1.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang. Phương hướng của Tuyên Quang là khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo vùng sản xuất hàng hoá kinh doanh tổng hợp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế , mọi người dân ở tỉnh phải đầu tư vốn để khai thác và sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp với những hình thức như : vườn đồi, vườn rừng, VAC… Thực hiện theo quy hoạch và phân vùng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng định hướng phát triển kinh tế trang trại gia đình cho từng vùng cụ thể để xác định đối tượng sản xuất kinh doanh là : cây trồng gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Phát triển kinh tế trang trại gia đình trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm lực và tiềm năng sẵn có ( đất đai, lao động ) của từng vùng, từng huyện. Đối với vùng 1: nên phát triển trang trại gia đình theo hướng chăn nuôi là chính : chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê. Hướng vào trồng cây công nghiệp nhằm tạo môi trường sinh thái, tạo nguồn thuỷ sinh, trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi trồng cây dược liệu ( đỗ trộng, tam thất, ấu tẩu ) vì nó phù hợp với điều kiện ít núi đất, nhiều núi đá . Đối với vùng 2 : Tập trung trang trại trồng rừng (cây thông, xã mộc..) cây công nghiệp : chè, cây ăn quả : đào, mận, lê … chăn nuôi : bò , trâu dê .Trồng cây dược liệu như : thảo quả, tam thất, ấu tẩu … vì thực tế điều kiện khí hậu đất đai cho phép sản xuất những cây con nên từ xưa đến nay sản phẩm hàng hoá từ những cây con nên luôn khan hiếm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đối với vùng 3: Tập trung cây trồng giống múi (cam, quýt), cây công nghiệp :chè, quế, trồng rừng cung cấp nguyên liệu và gỗ xây dựng cơ bản, chăn nuôi trâu, bò, dê, thuỷ sản. 2) Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang. 2.1. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của trang trại ở tỉnh Tuyên Quang rất khó khăn Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn vùng núi phức tạp, giao thông chưa mở mang, sản phẩm làm ra của các trang trại chưa cao, sức cạnh tranh thấp …Vấn đề đặt ra là phải tốt công tác tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng các hợp tác xã trang trại; thực hiện liên kết các hợp tác xã trang trại, doanh nghiệp nhà nước , tư nhân hộ gia đình để phát triển sản xuất, chế biến nông lâm sản và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại giao lưu trong và ngoài nước. Tỉnh cần tập trung chỉ đạo các ngành kinh tế, chính quyền các cấp định hướng và hướng dẫn cho các chủ trang trại sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần , chứ không phải mặt hàng mà ta có, phải coi trọng chất lượng sản phẩm. Cơ chế chính sách thông thoáng cho việc giao lưu hàng hoá, hết sức tránh việc ngăn sông, cấm chợ, dựng lệ làng để đối xử với những đối tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nói chung và sản phẩm của trang trại nói riêng. Có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Phương tiện giao thông đến các vùng, để sản xuất được tập trung để tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Tiến tới nghiên cứu xây dựng một số cơ sở chế biến nông lâm sản đối với vùng có đủ điều kiện về sản lượng hàng hoá với mục tiêu nâng cao giá trị của sản phẩm khi đã qua quá trình chế biến. Mặt khác, hướng dẫn các chủ trang trại sơ chế bảo quản theo các phương pháp đơn giản mà điều kiện các chủ trang trại có thể làm được để tránh bị ép giá khi đến thời vụ, không gây thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ trang trại. Các ngành chức năng ở tỉnh nghiên cứu , dự báo thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt thị yếu của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và các nước có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ trang trại có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp, tổ chức mua gom và đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại và hộ nông dân. 2.2. Giải pháp về vốn đầu tư cho trang trại . Để phát triển kinh tế trang trại ngoài các yếu tố ( như quy mô, đất đai, lao động ) cần có vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Vì cần giải quyết một số vấn đề như : - Khuyến khích nhân dân tự huy động vốn để phát huy nội lực vốn tự có trong dân với phát triển sản xuất . - Chỉ đạo nồng ghép các trương trình dự án quốc gia về phát triển kinh tế như : trương trình GB1CP ( vốn phát triển rừng) , vốn 120 CP (giải quyết việc làm , vốn trương trình HPM , trương trình đầu tư các dân tộc miền núi, định canh định cư xoá đói giảm nghèo … - Ngân hàng cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thuộc diện chính sách ,hộ nông dân, hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người có ý trí làm giàu từ kinh tế trang trại được vay vốn với lãi xuất ưu đãi và hướng dẫn họ sử dụng vốn có hiệu quả, nghiên cứu tạo cơ chế có điều kiện vay vốn bằng hiện vật để họ sử dụng đúng mục đích. 2.3. Giải pháp về đất đai . Để giải quyết những tồn tại chưa được khắc phục về vấn đề đất đai của trang trại, một số biện pháp có thể đưa ra là: - Đẩy mạnh tiến độ giao đất, giao rừng đến tận tay người lao động và hộ sử dụng đất trên cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dùng đất với đầy đủ quyền để nhân dân hộ gia đình( trang trại ) và người lao động yên tâm sản xuất, canh tác lâu dài trên đất đai được giao, có phương án chuyển từ giấy lâm bạ trước đây với rừng và đất vườn rừng sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( sổ bìa đỏ) . - Trong quá trình giao đất cần rà soát, kiểm tra những đất đã được giao trước đây cho đảm bảo đúng đối tượng, đặc biệt chú ý đến hộ nghèo đói ; không để hộ nghèo đói mất đất sản xuất . - Căn cứ vào quỹ đất thực tế của tỉnh, của các huyện để giao đất cho phù hợp. Giao đất phải đúng hạn, điều Nhà nước quy dịnh. Nên có những quy định riêng trong việc giao đất để làm trang trại để các ngành có chức năng căn cứ vào đó mà thực hiện quy định :"đất giao để làm trang trại không quá 10 ha đối với trang trại trồng cây công nghiệp và cây ăn quả và không quá 50 ha với trang trại trồng cây lâm nghiệp " Để khuyến khích được việc khai hoá đất hoang, đất trống đồi trọc có cơ chế: nếu chủ trang trại có nhu cầu vượt quá quy định trên thì được đất làm trang trại và phải nộp thuế đất hàng năm ; khi Nhà nước có nhu cầu lấy lại đất thì các chủ trang trại phải trả lại đất cho Nhà nước trên cơ sở giá trị của trang trại phải có chế độ đền bù không gây thiệt hại cho chủ trang trại. Tất cả diện tích rừng tự nhiên hiện có được giao đất để làm kinh tế trang trại, chỉ giao khoán bảo vệ, khoán nuôi theo các trương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. 2.4. Về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cần đầu tư phát triển kinh tế trang trại . Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, điện, chợ nông thôn nó gắn liền với sản phẩm đầu vào và đầu ra của trang trại. Hiện nay ở Tuyên Quang giao thông tuy được mở mang, đường ô tô đã đến 183/191 xã, nhưng đường giao thông đến các thôn, vùng phát triển kinh tế còn ít và chủ yếu là đường đất, mùa mưa đi lại khó khăn. Vì thế, Nhà nước cần phải đầu tư để mở mang đường ô tô, đường dân sinh đến các vùng , địa bàn phát triển kinh tế theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm ". Mức đầu tư cơ sở vật chất , hạ tầng chế biến, tỉnh nên nghiên cứu đầu tư cho từng vùng phát triển kinh tế hàng hoá tập chung chủ yếu từ kinh tế trang trại với mức trên 50% tổng kinh phí, còn lại 30% vận đọng sức dân trong vùng đóng góp 20% vì những cơ sở vật chất này không chỉ phục vụ cho kinh tế trang trại, mà còn phục vụ cho kinh tế hộ gia đình và phục vụ đời sống nhân dân trong vùng. 2.5. Giải pháp trong công tác khuyến nông - lâm và chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân. Chất lượng sản phẩm là một vấn đề cần quan tâm, từ thực tế sản phẩm của trang trại hiện nay mới chỉ có số lượng còn chất lượng chưa thực sự chiếm được thị yếu của thị trường. Để hàng hoá của trang trại có được chất lượng tốt, cần phải đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm để các chủ trang trại có được kiến thức cơ bản về kĩ thuật canh tác nuôi trồng cây, con cho thích hợp để tạo ra các sản phẩm có hình thức đẹp chất lượng cao. Cần tập huấn chương trình khuyến nông cho các chủ trang trại theo từng chuyên đề sản xuất cây, con phù hợp, hướng dẫn chuyển giao công nghệ chế biến sản phẩm để các chủ trang trại áp dụng trong sản xuất . Ngành nông - lâm ấn hành các loại sách hướng dẫn kĩ thuật sản xuất ; canh tác chăn nuôi với từng loại cây trồng , vật nuôi để người dân có đủ điều kiện tiếp thu những kĩ thuật cơ bản để áp dụng vào sản xuất. Hàng năm tỉnh, huyện, xã cần đánh giá, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại, tìm ra các mô hình trang trại điển hình , làm ăn có hiệu quả tiến hành tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Đẩy mạnh việc bảo vệ các nguồn gen ( cây trồng, vật nuôi ) có năng suất cao , có chất lượng tốt hiện nay đưa vào sản xuất ở địa phương. Đồng thời tuyển chọn những loàicó ưu thế về chất lượng sản phẩm mà thị trường ưa thích để đưa vào sản xuất . Loại bỏ những loại sản phẩm không được thị trường ưa thích, các trung tâm giống cây trồng của tỉnh tiến hành khảo nghiệm những cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng để các chủ trang trại đưa vào sản xuất. 2.6. Giải pháp về vấn đề lao động của trang trại . Đối với lao động quản lý , thực tế cho thấy một trang trại có đạt dược hiệu quả hay không là dochủ trang trại quyết định. Nhưng thực trạng ở địa phương chủ trang trại đất đai số là những "lão nông tri điều ", điều kiện tiếp xúc với khoa học kĩ thuật còn hạn chế trình độ học vấn thấp, quản lí sản xuất, hoạch toán kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do đó, muốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao cần có kế hoạch mở những lớp đào tạo ngắn ngày, thường xuyên về kiến thức quản trị kinh doanh, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn họ thu thập thông tin và dự báo thị trường để họ có đươc kiến thức sơ đẳng trong việc điều hành quản lý. Hàng năm tổ chức giao lưu các chủ trang trại để họ tiếp thu phương thức sản xuất mới, các cách thức tổ chức và quản lý có hiệu quả để áp dụng vào trang trại của mình. Bên cạnh đó cần có những chính sách thông thoáng để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia làm kinh tế trang trại. Ngoài ra tỉnh cần chỉ đạo các ngành, các cấp hướng dẫn các chủ trang trại phối hợp với nhau trong kinh doanh, thực hiện liên kết, liên doanh giữa các chủ trang trại thiết lập các hình thức hợp tác mới trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.7.Giải pháp trong việc hoàn thiện các chính sách tác động. - Các chính sách ở tầm vĩ mô cũng như vi mô có ảnh hưởng rất lớn phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Riêng đối với ngành công nghiệp thì có thể nói chính sách thuế và chính sách về vốn là những nhân tố góp phần không nhỏ trong việc thúc dẩy sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đối với chính sách tín dụng Nhà nước cần tạo điều kiện cho chủ trang trại được vay vốn đầu tư phát triển của Nhà nước để sử dụng trong việc đầu tư trồng rừng, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc … ngoài vốn vay không phải thế chấp theo QĐ 1999/QĐUB của UBND tỉnh Tuyên Quang thực thực hiện theo QĐ ngày 30/2/1999 của Chính phủ, trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay theo nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ . - Đối với chính sách thuế trong nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng được quy định hợp ý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghịêp phát triển và kích thích các trang trại phát triển nền sản xuất hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường đảm bảo đúng định hướng và đạt hiệu quả cao . 2.8. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại. Nhà nước cần sớm ban hành chính thức các tiêu chí nhận dạng trang trại các ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn , Tổng cục Thống kê …sớm có chế độ báo cáo phù hợp để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại . Hoàn thiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể về phát triển kinh tế xã hội cho các vùng . Ban hành hoặc bổ sung thêm các chính sách để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của trang trại. ở phạm vi địa phương, các cấp chính quyền, các ngành chức năng căn cứ vào nhiệm vụ của mình tăng cường công tác quản lý đối với kinh tế trang trại, giúp đỡ các chủ trang trại thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật canh tác, bảo vệ môi trường đất, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại và các lợi ích khác theo phương hướngáp luật, bảo vệ chính đáng các quyền lợi của người lao động. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm từ những mô hình trang trại tiên tiến để tuyên truyền, phổ biến, tham quan, học tập … khen thưởng kịp thời những trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tạo được nhiều việc làm, hỗ trợ nhiều hộ đói nghèo phát triển, sản xuất ổn định cuộc sống . IV- KếT LUậN Có thể nói quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta những năm qua là quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường , theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Kinh tế trang trại đã phát huy được một cách tích cực trong việc khai thác các nguồn lực sản xuất (vốn , đất đai , lao động, kinh nghiệm sản xuất …) một cách hợp lý và có hiệu quả . Nó đã góp phần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp , nông thôn .Khắc phục tình trạng tự cấp , tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá . Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn . Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang cũng nằm trong quy luật tất yếu của khách quan đó . Với điều kiện tự nhiên (đất đai ,khí hậu, khí hậu , thuỷ văn …) như ở Tuyên Quang rất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp . Chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp , nông thôn theo mô hình kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn nó sễ phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh và khai thác một cách có hiwuj quả các nguồn lực sẵn có như: đất lao động … Trong tương lai nếu nâng cao hiệu quả hoạt động các trang trại , nâng cao năng suất , chất lượng nông - lâm ,thuỷ sản …đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả và số lượng và chất lượng thì sản phẩm của trang trại ở Tuyên Quang sẽ ngày càng vươn rộng không những ở thị trường trong nước mà còn xuất khâu trên thị trường quốc tế. Đời sống của nhân dân trong tỉnh sẽ được nâng lên, dân trí sẽ ngày được nâng cao có cuộc sống ấm no hạnh phúc . Phát biểu kinh tế trang trại sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn Tuyên Quang làm cho bộ mặt của nông thôn thay đổi và nó cũng góp một phần vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . TàI LIệU THAM KHảO - Tạp chí kinh tế nông nghiệp các số ra năm 2000, 2001. - Tạp chí KTDB , QLNN , LĐXH, TTLC, GDLL, TTKHXH, NNCNTP. - Báo nhân dân ra các tháng 4,5/2002 . Nguyễn Đức Thịnh : kinh tế trang trại các tỉnh trng du miền núi phía Bắc KHXH 2001 . - Văn kiện đại hội Đảng khoá VII, VIII, IX . - Luật đất đai 1993 . - Nghị quyết 10 của bộ chính trị (khoá VI) năm 1998 về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp nông thôn . - Chỉ thị 35/CT- TW về giao đất , giao rừng đến hộ . - Báo cáo kinh tế trang trại ở một số tỉnh thành phố của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2001. - Nhgị quyết 03/NQ- CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại . - Báo cáo tình phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang - UBND tỉnh Tuyên Quang - 2002 . Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2002 của tỉnh Tuyên Quang . Giáo trình QTKD Doanh nghiệp nông nghiệp - Trường ĐH KTQD Hà Nội . Giáo trình kinh tế nông nghiệp - Trường ĐHKTQD Hà Nội Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung chính 3 I. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trang trại 3 1. Khái niệm, vai trò và những đăc trưng của kinh tế trang trại 3 1.1 Khái niệm kinh tế trang trại 3 1.2 Vai trò của kinh tế trang trại 4 1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại 4 2. Những tiêu chí để nhận dạng trang trại và xu hướng vận động của kinh tế trang trạiq 5 2.1 Những tiêu chí để xác định trang trại 5 2.2 Sự phát triển tất yếu của kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá 5 2.3 Xu hướng vận động của kinh tế trang trại 6 II. thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 7 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Tuyên Quang 7 1.1 Đặc điểm tự nhiên 7 1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 7 2. Thực trạng về kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 8 2.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 8 2.2 Thực trạng về kinh tế trang trại mấy năm gần đây 8 3. Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của trang trại ở Tuyên Quang 15 3.1 Những kết quả sản xuất đã đạt được 15 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 17 III. Phương hướng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 18 1. phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 18 1.1 Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại 18 1.2 phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 19 2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang 19 2.1 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 19 2.1 Giải pháp về vốn đầu tư cho trang trại 20 2.3 Giải pháp về đất đai 20 2.4 Về cơ sở vật chẩt, cơ sở hạ tầng cần đầu tư phát triển kinh tế trang trại 21 2.5 Giải pháp trong công tác khuyến nông -lâm và chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân 21 2.6 Giải pháp về vấn đề lao động của trang trại 22 2.7 Giải pháp trong việc hoàn thiện các chính sách tác động 22 2.8 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với kinh tế trang trại 22 IV. Kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0085.doc