Đề tài Tìm hiểu đặc điểm tình hình, thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

1. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động. Phòng có tất cả 9 người gồm: 1Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 1 Kế toán và rất nhiều đại lí. Phạm vi hoạt động: hoạt động độc lập dưới cơ chế giao khoán và hướng dẫn của công ty. Trong khâu khai thác, văn phòng triển khai tất cả các nghiệp vụ của công ty. Với những hợp đồng mà số tiền bảo hiểm quá lớn hoặc đối tượng được yêu cầu bảo hiểm khó đánh giá rủi ro thì văn phòng sẽ yêu cầu công ty giúp đỡ. Trong khâu giám định- bồi thường: Đơn vị khai thác thực hiện theo qui trình ISO về quản lí nghiệp vụ mà PJICO đã đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống. Theo qui trình này, việc giám định bồi thường được giải quyết rất nhanh chóng. Với bảo hiểm xe cơ giới khi đã có đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì khách hàng có thể lấy được tiền bồi thường ngay sau 1-2ngày. 2. Về các mối quan hệ - Quan hệ nội bộ của phòng rất tốt, mọi người luôn cố gắng để hoạt động kinh doanh của phòng đạt hiệu quả cao nhất. Mọi người đều được khuyến khích để phát huy hết tài năng của mình. - Quan hệ với khách hàng khá tốt: có rất nhiều khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm tại văn phòng. Các nhân viên trong phòng rất năng động, có quan hệ rộng với nhiều khách hàng. 3. Đánh giá về địa điểm kinh doanh của phòng và hệ thống cơ sở vật chất - Văn phòng nằm ở trên trục đường chính Nguyễn Trãi đi sang nhiều tuyến đường khác; trên địa bàn đông dân cư, nhiều doanh nghiệp họat động. Ngoài ra văn phòng đã làm một biển hiệu công ty rất to làm người đi đường rất dễ chú ý. Đây là một địa điểm thuận lợi vừa quảng bá được thương hiệu của công ty mà khách hàng cũng dễ để liên lạc với văn phòng. - Về cơ sở vật chất: phòng làm việc, rộng thoáng, sạch; mỗi nhân viên được trang bị một bàn làm việc và một máy vi tính. Hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ phục vụ công tác lưu trữ, lập bảng kê, bảng phát sinh, gửi nhận fax, liên lạc thường xuyên với Trụ sở chính. 4. Kết quả khai thác các nghiệp vụ Doanh thu của cả phòng đạt khoảng 7 tỷ/năm. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm 2/3 trong cơ cấu doanh thu, còn 1/3 là các nghiệp vụ khác. NSLĐ bình quân của phòng khá cao 0.78 tỷ đ/người/năm. 5. Hạn chế của phòng: chưa làm việc nhiều với các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng khách hàng là DN chưa nhiều.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu đặc điểm tình hình, thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Nội dung báo cáo: Tìm hiểu đặc điểm tình hình, thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex. A. THÔNG TIN CHUNG VỀ PJICO. Tên công ty: Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex. (Petrolimex Joint Stock Insurance Company). Tên thương mại: PJICO. Ngày thành lập: 15/6/1995. Trụ sở chính: 532 Đường Láng, quận Đống Đa, Hà nội. Điện thoại: (84.4)7760 867/7760 865. Fax: (84.4) 7760868/7763283. Website: www.pjico.com.vn E-mail: pjico@petrolmex.com.vn Số lượng nhân viên: >1000 Số lượng đại lí: >2300 Số lượng chi nhánh: 49 Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính. Tầm nhìn Trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam về 2010 chất lượng và hiệu quả. Sứ mệnh - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng. - Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minhbạch, và thân thiện để nhân viên phát huy tài năng của - Hợp tác, hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng. - Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hoá hoạt động bảo hiểm và đầu tư tài chính. Phương châm Chúng tôi chỉ cam kết những gì mình có thể thực hiện kinh doanh được và cố gắng thực hiện bằng được những gì mình đã cam kết. I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Các mốc thời gian quan trọng với công ty. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. 2. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ. PJICO có số Vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng với bảy cổ đông lớn đăng ký góp 80,5% tổng số vốn đầu tư. Sau khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành năm 2000, kèm theo đó là Nghị định 43/2001/NĐ-CP ra đời ngày 1/8/2001 quy định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam phải có số vốn pháp định tối thiểu là 70 tỷ đồng PJICO đã thực hiện phát hành thêm để nâng vốn điều lệ đủ vốn pháp định.Số vốn của PJICO sau đợt phát hành tăng lên 72.796,2 triệu đồng với tổng số cổ phần lưu hành là 6.929.925 cổ phần và 3.496.950.000 đồng thặng dư vốn. Năm 2006, để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, PJICO đã phát hành thêm 6.786.042 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 1:1; giá phát hành 10.000 đ/Cp. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành năm 2006 tăng lên 140.656.620.000 đồng với tổng số cổ phiếu lưu hành là 13.715.967 cổ phần và 3.496.950.0000 đồng thặng dư vốn . Vừa qua uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng số 258/UBCK- cấp ngày 25/12/2007 cho công ty PJICO nhằm để công ty tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng. Thời gian đăng kí mua cổ phiếu từ 7/1 - 31/1/2008. 3. Cổ đông sáng lập. PJICO là doanh nghiệp cổ phần đầu tiên được thành lập trong lĩnh vực bảo hiểm do các cổ đông lớn là các Tổng công ty lớn của nhà nước sáng lập, trong đó cổ đông sáng lập chi phối là Tổng công ty xăng dầu Việt nam. Danh sách các cổ đông sáng lập: Cổ đông Vốn góp theo giấy phép (Tr.đ) Tỷ trọng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 28.050 51% Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 5.500 10% Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 4.400 8% Tổng công ty Thép Việt Nam 3.300 6% Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ 1.650 3% Công ty Điện tử Hà Nội 1.100 2% Công ty TNHH Thiết bị toàn bộ 275 0.5% Cộng 44.275 80.5% 4. Cơ cấu tổ chức. Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11 PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC 49 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ BAN KIỂM SOÁT Hội đồng quản trị: do ông Bùi Ngọc Bảo làm Chủ tịch. Ban kiểm soát: do ông Phạm Công Trứ làm Trưởng ban. Ban giám đốc: ông Nguyễn Anh Dũng- Tổng giám đốc. 4. Ngành nghề kinh doanh chính. TT Ngành kinh doanh Số năm kinh nghiệm 1 Kinh doanh Bảo hiểm 12 năm 2 Kinh doanh Tái bảo hiểm 12 năm 3 Hoạt động liên quan đến bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lí giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thư 3. 12 năm 4 Hợp tác đầu tư, tín dụng liên doanh 12 năm Các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai: Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm con người Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm khác. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Tóm tắt quá trình 12 năm xây dựng và phát triển. Những ngày đầu thành lập. Với 8 cán bộ nhân viên ban đầu, PJICO đã phải đối mặt với khó khăn, thử thách về mọi mặt trong những ngày đầu hoạt động. Tuy nhiên ngay sau khi ra nhập thị trường, PJICO đã ngay lập tức tạo ra một luồng gió mới cho ngành bảo hiểm Việt nam bới tính năng động của mô hình cổ phần còn rất mới tại Việt nam và bới một tư duy thâm nhập thị trường hoàn toàn mới trước đó chưa từng có tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước. PJICO gây tiếng vang trên thị trường bảo hiểm học sinh ngay trong năm học 1995 khi mang lại cho học sinh – sinh viên và các bậc phụ huynh dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao hơn nhờ cạnh tranh lành mạnh và quyền được lựa chọn nhà bảo hiểm tốt hơn - một quyền mà trước đây không thể thực hiện do cơ chế chỉ có một người bán. Những thành quả của PJICO trong những năm đầu gia nhập thị trường chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để công ty tiếp tục phát triển mạnh trong các giai đoạn sau này. Giai đoạn tăng tốc. Giai đoạn 2003-2005, PJICO được đánh giá là Công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm. Từ thị phần khiêm tốn 5.7% vào năm 2002, tới 2005 thị phần của PJICO là 13% - đứng thứ ba trên thị trường và từ 2006 tới nay luôn giữ vị trí thứ tư trên thị trường. Đi liền với việc gia tăng mạnh doanh số, thị phần, thương hiệu PJICO đã được đầu tư phát triển lên một tầm cao mới. Với các phương thức làm thương hiệu sáng tạo, độc đáo, từ một thương hiệu nhỏ chưa được nhiều người biết tới, PJICO đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công nhất trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Từ thứ hạng rất khiêm tốn, PJICO đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm trọng yếu chỉ trong vòng 3 năm 2003-2005 như: ôtô, xe máy, hàng hải, xây dựng lắp đặt. Trong một thời gian ngắn, mạng lưới kinh doanh đại lí của PJICO đã phát triển về đến từng xã phường, quận huyện trong toàn quốc, đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời ở khắp mọi miền tổ quốc. Giai đoạn ổn định- an toàn- hiệu quả. Phát triển luôn được gắn liền với yêu cầu bền vững, nhận thức được điều này, từ cuối năm 2005 PJICO đã chuyển sang thực hiện chiến lược Ổn định- An toàn- Hiệu quả để đảm bảo phát triển bền vững hơn, chuyên nghiệp hơn. Định hướng này đã và đang được thực hiện với 3 kế hoạch lớn là: Xây dựng, triển khai hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000; Triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; Đầu tư chiều sâu phát triển nguồn nhân lực. 2. Kết quả kinh doanh năm 2007 của PJICO. 2.1 Kết quả kinh doanh chung của Công ty. Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu TH 2006 tỷ.đ KH 2007 tỷ.đ TH 2007 tỷ.đ TH 2007/TH 2006 (%) TH 2007/KH 2007(%) 1.Tổng thu kinh doanh Trong đó Phí bảo hiểm gốc 831.37 950 1.040 125 110 670 800 880 131 110 2.Tổng chi kinh doanh Trong đó Bồi thường gốc 800.47 910 113 323.6 352 109 3.Lợi nhuận trước thuế 30.9 45 50 162 111 4.Thu nhập bình quân người lao động (triệu.đ/tháng) 3.6 5.0 5.Tổng dự phòng nghiệp vụ 353 450 2.2 Cơ cấu doanh thu các nhóm nghiệp vụ của PJICO năm 2007. STT Nghiệp vụ Giá trị (tỷ.đ) % Kinh doanh bảo hiểm gốc 880 100 1 Bảo hiểm xe cơ giới 463.13 52 2 Bảo hiểm con người 80 9 3 Bảo hiểm hàng hóa 90 10 4 Bảo hiểm tàu thủy, P and I 101 12 5 Bảo hiểm tài sản, kĩ thuật và bảo hiểm khác 146 17 2.3 Kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ chính. Bảo hiểm xe cơ giới Tổng doanh thu toàn Công ty đạt: 463 tỷ đồng , tăng trưởng 66% so với năm 2006, cao hơn tỉ lệ tăng trưởng chung bảo hiểm xe cơ giới của thị trường năm 2007 (38%). PJICO vẫn giữ vị trí thứ 3 trên thị trường, với thị phần khoảng 18% (sau Bảo Việt 32.7%, Bảo Minh 19.9%) và khoảng cách với vị trí thứ 2 Bảo Minh đã được thu hẹp đáng kể. Cụ thể: doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm ô tô là 230 tỷ/tăng trưởng 14%, doanh thu Bảo hiểm xe máy là 233 tỷ/tăng trưởng 206% so với năm 2006. Bảo hiểm xe cơ giới luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty. Tỉ lệ bồi thường (TLBT) 41.4%, thấp hơn nhiều so với TLBT 71.2% năm 2006. Bảo hiểm con người Doanh thu là 80 tỷ, tăng trưởng 20% so với năm 2006. Trong đó: Bảo hiểm học sinh: 39 tỷ đồng (tăng trưởng 22%) Bảo hiểm con người khác: 41 tỷ đồng Bồi thường 57 tỷ chiếm 71% doanh thu nghiệp vụ. - Nghiệp vụ bảo hiểm con người được coi là một trong những nghiệp vụ trọng yếu trong sự phát triển của PJICO, tuy nhiên sự tăng trưởng chưa được như kì vọng. Năm 2007, Công ty đã tập trung mạnh vào bảo hiểm sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo viên (là đối tượng bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường tương đối thấp). - Công ty đã xây dựng và bắt đầu đưa ra thị trường một số sản phẩm bảo hiểm mới trong đó có sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượng cao, bảo hiểm tai nạn cho người vay tín dụng...thiết kế để bổ sung nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cho các sản phẩm bảo hiểm con người như cứu trợ SOS, tư vấn y tế, cấp cứu 115... tuy nhiên các nghiệp vụ mới chưa mang lại tăng trưởng đột biến về doanh thu cho công ty. - Công ty đã triển khai áp dụng toàn diện Bộ tiêu chuẩn ISO về bảo hiểm con người tại các chi nhánh trên toàn quốc do đó công tác quản lí nghiệp vụ đã đi dần vào nề nếp. - Trong quá trình khai thác PJICO đã rất thận trọng với những trường hợp nhà môi giới chào mời tham gia bảo hiểm cho khách hàng truyền thống của họ với những điều khoản mở rộng bất hợp lí, vì vậy doanh thu môi giới chưa cao. Bảo hiểm hàng hóa - Doanh thu đạt 90 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2006, thị phần 14% đứng thứ 3 trên thị trường (sau Bảo Việt, Bảo Minh). TLBT 16.7%, giảm so với TLBT 18.2% năm 2006. - Trong cơ cấu doanh thu này gồm ba nghiệp vụ chính: Hàng nhập, Hàng xuất, Vận chuyển nội địa thì nghiệp vụ Hàng nhập chiếm đến 93% doanh thu. PJICO vẫn dẫn đầu trong bảo hiểm các mặt hàng xăng dầu, thép do tận dụng được lợi thế của các cổ đông, đã kí tái tục hợp đồng bảo hiểm được với các đơn vị lớn như: Tổng công ty xăng dầu, Thép Miền Nam, POMINA, Xăng dầu Quân Đội, Thép Hòa Phát, Thép Phú Mĩ, Tổng công ty Lương thực I... - Bảo hiểm hàng hóa tăng trưởng thấp hơn thị trường do Công ty chủ động bỏ không khai thác bảo hiểm hàng xá do luôn bị lỗ ở mảng thị trường này – đây là mặt hàng trọng điểm có doanh thu cao, các khách hàng của PJICO đã chuyển sang tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt, PVI... Bắt đầu từ quí III năm 2007, do công tác kiểm soát, quản lí rủi ro chung đối với mặt hàng này của toàn thị trường được cải thiện đáng kể, PJICO đã quay lại khai thác mặt hàng này và hi vọng sẽ có sự tăng trưởng tốt trong năm 2008. Bảo hiểm tàu thủy, P and I - Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Tất cả các loại tàu : Tàu biển; tàu sông; tàu pha sông biển và tàu cá đều được PJICO bảo hiểm.. Nhiều khách hàng có đội tàu với số tấn trọng tải lớn đang tham gia bảo hiểm tại PJICO như Vipco , Vitaco, Vosco, Vinalines, Vinashin, ….. dự kiến doanh thu nghiệp vụ này của PJICO sẽ luôn duy trì tỷ trọng đóng góp cao trong tổng doanh thu của PJICO. - Toàn thị trường năm 2007 đạt 828 tỷ, tăng trưởng 33% so với năm 2006.`PJICO đạt doanh thu 101 tỷ, tăng trưởng 19%, thị phần 12%. Bảo hiểm kĩ thuật (xây dựng lắp đặt, máy móc thiết bị...) Doanh thu đạt 74 tỷ, không tăng trưởng so với năm 2006, trong khi thị trường tăng trưởng 18.5%. Nguyên nhân là do: - Nhiều chi nhánh tập trung chủ yếu vào khai thác bảo hiểm xe cơ giới và đặc biệt là xe máy vì vậy doanh thu bảo hiểm kĩ thuật tại các chi nhánh hầu hết giảm so với năm 2006. - Mặt khác, trong năm 2007 PJICO đã mất nhiều khách hàng lớn về bảo hiểm dự án. Khách hàng EVN, tỷ lệ tham gia của PJICO chỉ còn khoảng 15% đến 20% so với tỉ lệ 25- 30% trong năm 2005, 2006 do sư ra đời của GIC (công ty mà EVN góp 30% vốn). - Một số dự án giao thông và các dự án khác bị loại hồ sơ do không đủ điều kiện vốn điều lệ 300 tỉ đồng. - Hầu hết các dự án mà PJICO tham gia bảo hiểm năm 2007 đều là đồng bảo hiểm với vai trò là công ty đồng bảo hiểm với tỉ lệ thấp hoặc đồng bảo hiểm sau vì chúng ta không đủ điều kiện mà chủ yếu dựa vào quan hệ. Đây là dấu hiệu PJICO đang ngày mất dần vai trò đối thủ cạnh tranh ở tốp đầu trên thị trường trong mảng nghiệp vụ này. - Trình độ cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh năm 2007 chưa có cải thiện gì nhiều so với năm 2006. - Năm 2007 Công ty đã ban hành ISO đối với nghiệp vụ kĩ thuật, tuy nhiên trên thực tế hầu như rất ít đơn vị tuân thủ áp dụng triệt để quy trình này. - Về mặt nội dung nghiệp vụ, vẫn còn tồn tại khá nhiều những sai sót trong quá trình cấp đơn bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm khác. Doanh thu năm 2007 đạt 72 tỷ đ, tăng trưởng 5% so với năm 2006. Doanh thu bảo hiểm không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như mong muốn do: - Chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Chính phủ, tuy nhiên trên thực tế chế độ bắt buộc năm 2007 tác động không lớn. - Sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty bảo hiểm khác. - Doanh thu của các khu vực trọng điểm chưa được cải thiện như thị trường TP.Hồ Chí Minh có doanh thu phí bảo hiểm tài sản trên 400 tỷ đ chiếm 44% doanh thu toàn thị trường nhưng 3 đơn vị PJICO ở TP. Hồ Chí Minh có doanh thu 6.2 tỷ đồng. - Sự chỉ đạo chưa sát sao, quyết liệt từ phía công ty. - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ PJICO còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc khai thác nghiệp vụ này. - Doanh thu phí bảo hiểm từ các khách hàng có yếu tố nước ngoài thấp vì các dịch vụ đều khai thác qua các công ty môi giới bảo hiểm nhưng uy tín của PJICO với các Công ty môi giới bảo hiểm chưa được khẳng định nên các Công ty môi giới ít giới thiệu dịch vụ cho PJICO. Bảo hiểm trách nhiệm và tài sản khác tăng trưởng tốt: tăng trưởng 200% so với năm 2006. Xu thế chung xã hội càng phát triển thì bảo hiểm trách nhiệm càng phát triển vì vậy PJICO có định hướng đưa bảo hiểm trách nhiệm thành nghiệp vụ chiếm tỉ trọng doanh thu cao trong cơ cấu doanh thu của PJICO. 2.3 Công tác tái bảo hiểm. Việc tuân thủ quy trình tái bảo hiểm của PJICO đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, các đơn vị đã thực hiện đúng các quy định về thông báo tái bảo hiểm. Công ty đã thực hiện thành công chương trình TBH công ty 2008 cho 04 nhóm nghiệp vụ chính: hàng hải, hỏa hoạn, kĩ thuật và hỗn hợp. Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là : Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện. Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; Bảo Minh; PVI; PTI Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ... Số liệu về hoạt động nhận, nhượng TBH năm 2007 cụ thể như sau: a/ Hoạt động nhượng tái bảo hiểm năm 2007: - Trả phí nhượng TBH: 212 tỷ đồng - Tỉ lệ phí nhượng/phí gốc: 24.1% - Thu hoa hồng TBH: 50 tỷ đồng - Thu bồi thường TBH: 50.2 tỷ đồng b/ Hoạt động nhận TBH năm 2007: - Thu phí nhận TBH: 51.7 tỷ đồng - Trả hoa hồng, bồi thường nhận TBH: 49.5 tỷ đồng Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm Hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Hàng năm hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của PJICO. 2.4 Công tác đầu tư. Năm 2007 là một năm thành công với hoạt động đầu tư của PJICO. Doanh thu đầu tư đạt 60 tỷ đ, bằng 150% kế hoạch và tiếp tục là nguồn cấu thành chủ yếu lợi nhuận của toàn công ty. - Công ty tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư: tiền gửi, kinh doanh chứng khoán, lãi cho vay cầm cố, cho doanh nghiệp vay, góp vốn liên doanh... trong đó đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận đầu tư là mảng kinh doanh chứng khoán. - Năm 2007, Công ty cũng thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, phương án khuyến khích cán bộ công nhân viên qua việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên. Việc tăng vốn điều lệ theo quyết định của HĐQT và ĐHCĐ đến nay đã cơ bản hoàn thành. - Hệ thống cơ sở vật chất của toàn công ty tiếp tục được hoàn thiện bằng việc khởi công và đưa vào sử dụng một số trụ sở mới của các chi nhánh đã góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu PJICO trên địa bàn. 2.5 Đánh giá chung về các mặt hoạt động của công ty năm 2007. a/Về kết quả kinh doanh Năm 2007 công ty có được kết quả kinh doanh rất tốt ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, cổ tức tăng, thu nhập cán bộ nhân viên tăng. - Đối với với hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, PJICO thành công lớn ở nghiệp vụ xe máy. Thành công này có những ý nghĩa quan trọng, ngoài việc mang lại tăng trưởng doanh thu của công ty còn làm tăng thu nhập của người lao động, đại lí, góp phần ổn định tư tưởng người lao động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về thị trường lao động hiện nay. - Các nghiệp vụ bảo hiểm gốc khác duy trì mức tăng trưởng bình quân của thị trường; ngoại trừ nghiệp vụ hàng hóa và tài sản kĩ thuật tăng không đáng kể hoặc giảm do các nguyên nhân đã phân tích ở trên. Năm 2008 công ty sẽ có chiến lược cụ thể để phát triển mạnh hơn 2 nhóm nghiệp vụ này. - Hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty, đây cũng là một xu hướng chung của thị trường bảo hiểm thế giới và Việt Nam. b/Về quản trị doanh nghiệp - Cơ chế giao khoán mạnh, có trọng điểm đối với từng nhóm nghiệp vụ, từng khu vực thị trường có tác dụng rất tốt, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Công tác điều hành kinh doanh đã được thực hiện một cách sát sao, quyết liệt; lãnh đạo công ty, các phòng ban quản lí trên công ty đã liên tục đi công tác, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị. - Thực hiện liên tục các chương trình thi đua (đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe máy), tăng mức chế độ khen thưởng và kỉ luật cán bộ sai phạm được thực hiện nghiêm minh, tạo niềm tin và động lực cho người lao động. 3. Về đội ngũ cán bộ Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2006 Loại lao động Số lượng (người) Tỷ lệ % Phân theo trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung cấp 4. Lao động phổ thông 25 738 168 0 2,69 79,27 18,04 0 Tổng số 931 100 Bộ Tài Chính đánh giá PJICO đang có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động thích nghi tốt với điều kiện mới để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây chính là một lợi thế của PJICO để cạnh tranh với các công ty bảo hiểm trên thị trường. 4. Chất lượng dịch vụ khách hàng. - Trong công tác dịch vụ khách hàng, khâu được quan tâm nhất và chú trọng làm tốt nhất là khâu Giám định-Bồi thường. Và công ty được Bộ Tài Chính đánh giá là một trong những công ty có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay. - Hiện nay trang thiết bị của công ty đã được hiện đại hóa và góp phần rất lớn vào việc đẩy nhanh quá trình xử lí thông tin của doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho quản lí và công tác dịch vụ khách hàng. 5.Thị phần và khả năng cạnh tranh Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 22 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Lĩnh vực này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng mạnh, đạt 32% so với năm 2006 với tổng doanh thu phí trên 8.482 tỉ đồng. Dẫn đầu thị trường và nắm giữ đến hơn 80% thị phần vẫn là 4 Công ty bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO. Tỷ trọng phần còn lại là của các công ty cổ phần khác và các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài. Bảng : Thị phần phí bảo hiểm gốc năm 2007 STT Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc (Tỷ đồng) So với 2006 Thị phần 1 Bảo Việt 2.580 116% 30.4% 2 PVI 1.735 149% 20.4% 3 Bảo Minh 1.706 123% 20.1% 4 PJICO 880 131% 10.4% 5 DNBH khác 1.581 171% 18.7% Tổng cộng 8.482 132% 100% (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Ghi chú: PJICO hạch toán doanh thu thực thu, nếu hạch toán doanh thu phát sinh như các công ty khác, doanh thu khi đó sẽ khoàng 1.030 tỷđ, tăng trưởng 53%, chiếm thị phần khoàng 12%. 6. Vị thế của công ty trong ngành. Công ty đứng thứ tư trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành bao gồm Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và một số đơn vị khác. Lợi thế cạnh tranh của Công ty tập trung ở một số lĩnh vực bán lẻ như bảo hiểm ôtô, xe máy chiếm gần 50% tổng doanh số kinh doanh bảo hiểm hàng năm và một số lĩnh vực bảo hiểm khác như bảo hiểm con người, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Với các lĩnh vực bán lẻ, thương hiệu và uy tín của PJICO ngày càng cao, sau khi điểu chỉnh chiến lược kinh doanh, việc phục vụ khách hàng của PJICO ngày càng tốt hơn, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. PJICO đang ngày một khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Với những thành tích và uy tín đã đạt được, PJICO vinh dự được trao tặng: Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng sao vàng đất Việt, thương hiệu mạnh năm 2004, thương hiệu nổi tiếng tại Việt nam năm 2006. Hiện tại công ty đã được Chính phủ đáng giá là một trong những công ty cổ phần thành đạt của Việt nam và có đủ điều kiện tiêu chuẩn tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Về phần mình Công ty cũng đang tích cực thực hiện các bước chuẩn bị để đăng kí niêm yết trên thị trường chứng khoán với mục tiêu trở thành một công ty đại chúng có uy tín, quy mô và hiệu quả ngày càng tăng trên thị trường. 7. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế. Có được sự phát triển trên là do nhiều yếu tố mang lại. Nhưng trong đó yếu tố quan trọng nhất và cũng là phương châm hoạt động số 1 của PJICO đó là việc giải quyết bồi thường nhanh chóng thoả đáng cho khách hàng. Công ty luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, coi đây không chỉ thuần tuý là vấn đề đền bù tài chính mà còn phải quan tâm động viên chia sẻ tình cảnh khó khăn với khách hàng mỗi khi không may gặp tai nạn rủi ro. Do quá trình quản trị doanh nghiệp, quá trình quản lí rủi ro và bảo tòan vốn hiệu quả; sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty. Một nguyên nhân khác là do trong thời gian qua PJICO đã ưu tiên tập trung và thực hiện kiên quyết việc cải tổ chất lượng 2 hệ thống xương sống: hệ thống dich vụ giám định bồi thường và hệ thống Marketing với yêu cầu thường trực đặt ra đối với từng bộ phận, cá nhân phải phấn đấu để chất lượng 2 hệ thống này phải cao nhất trên thị trường và thực tế PJICO đã và đang làm được điều này. Bên cạnh đó là hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ quản lí hiện đại được thiết lập nhanh chóng cũng là yếu tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của PJICO. Hệ thống này không chỉ là việc đầu tư vào cơ sở vật chất cho mạng thông tin mà còn là việc đào tạo và tổ chức ứng dụng cho 1.000 người sử dụng thành thạo, thường xuyên. Đồng thời qua hệ thống này toàn bộ quy trình quản lí được tái cấu trúc hợp lí để việc trao đổi thông tin thực sự hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu điều hành chung. Hệ thống thiết lập mục tiêu cá nhân và đánh giá hiệu quả công việc theo mô hình quản lí hiện đại đã đảm bảo từng thành viên công ty có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng cùng với các cơ chế, môi trường làm việc thuận lợi với sự hỗ trợ thực sự từ lãnh đạo đã làm cho năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân tăng lên nhiều so với trước đây. Chất lượng nhân viên luôn được công ty xác định là chất lượng dịch vụ và là yếu tố quyết định sự phát triển. Công ty đã tập trung “định hướng khách hàng” cho toàn bộ cán bộ nhân viên nhằm nâng cao ‘giá trị gia tăng” khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nguyên nhân của những hạn chế của công ty (đã phân tích cụ thể ở các nghiệp vụ) III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHUNG VÀ NĂM 2008. 1. Định hướng và mục tiêu phát triển. Định hướng Định hướng về sản phẩm: PJICO sẽ tiếp tục tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm chủ lực: (i) Bảo hiểm tàu thuyền; (ii) Bảo hiểm vận chuyển (iii) Bảo hiểm cháy và tài sản; (iv) Bảo hiểm xây dựng lắp đặt; (v) Bảo hiểm con người; (vi) Bảo hiểm xe cơ giới. Định hướng về cơ cấu sản phẩm: PJICO dự kiến duy trì tỷ trọng khoảng 60% trên tổng thu phí bảo hiểm gốc hàng năm đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, là những sản phẩm bảo hiểm không đòi hỏi phải nhượng tái nhằm nâng cao tỷ trọng phí giữ lại trong tổng phí bảo hiểm gốc. Đối với nhóm sản phẩm bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, mặc dù giá trị hợp đồng bảo hiểm lớn nhưng lại đòi hỏi doanh nghiệp phải nhượng tái bảo hiểm lớn để phân tán rủi ro sẽ duy trì tỷ trọng khoảng 40% trên tổng phí thu bảo hiểm gốc hàng năm. Mục tiêu tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO dự kiến ít nhất bằng mức tăng trưởng chung của thị trường trong giai đoạn 5 năm tới và duy trì củng cố vị trí thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Mục tiêu phát triển. Mục tiêu của Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX : Trở thành một TCTy tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt nam về chất lượng và hiệu quả , khẳng định thương hiệu “PJICO – Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp 2. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của PJICO trong giai đoạn 2008-2009 Bảng: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2008-2009 Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2008 % tăng so với 2007 Năm 2009 % tăng so với 2008 Doanh thu kinh doanh 1.092.000 15 1.256.000 15 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 923.000 16,5 1.086.000 16,5 Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 655.000 15,3 771.000 17,7 Lợi nhuận sau thuế 45.000 39 51.700 15 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (%) 6,78 6,71 Vốn chủ sở hữu (trđ) 402.300 3,2 409.000 1,67 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%) 11,10 12,64 Tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ (%) 12 12 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX) 3. Đánh giá tình hình thị trường năm 2008. 3.1 Những yếu tố thuận lợi. - Năm 2008 được coi là năm bản lề của kế họach 5 năm 2006 – 2010, Chính phủ đặt ra những mục tiêu rất cao: hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế-xã hội toàn giai đoạn, đưa Việt nam ra khỏi nước có thu nhập thấp với GDP bình quân đầu người khoảng 960 USD. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của năm 2008 là: tăng trưởng GDP từ 8,5%- 9%; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 20- 22%; đầu tư từ nước ngoài, nguồn đầu tư phát triển trong nước tiếp tục tăng, thuận lợi cho phát triển bảo hiểm tài sản, kĩ thuật, hàng hóa. - Đã có đủ các cơ sở pháp lí việc thực hiện quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Nghị định 130/2006/NĐ-CP; Thông tư 41/2007/TT-BTC-BCA...), điều này có thể giúp các công ty bảo hiểm có thể đẩy mạnh khai thác bảo hiểm cháy nổ trong năm 2008. - Mức sống và ý thức tham gia bảo hiểm của người dân tiếp tục được cải thiện, thuận lợi cho các loại hình bảo hiểm bán lẻ (ô tô, xe máy, con người...). - Môi trường đầu tư tài chính ngày càng phát triển, tạo thêm các cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp bảo hiểm. 3.2 Những khó khăn, thách thức. - Xuất hiện thêm sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới thành lập năm 2007 (Bảo hiểm quân đội, Bảo nông...) và những doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục được thành lập trong năm 2008. - Năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong tốp đầu sau khi cổ phần hóa như Bảo Việt và đặc biệt là PVI được nâng cao. - Những công ty mới ra đời, những công ty đang trong quá trình mở rộng mạng lưới có nhiều hình thức và biện pháp về mặt tài chính thu hút người lao động (bán ưu đãi cổ phiếu, trả lương cao...) dẫn tới việc các công ty đang trong quá trình phát triển ổn định trong đó có PJICO muốn có lao động giỏi phải có cơ chế đãi ngộ thích ứng. - Bắt đầu từ ngày 01/1/2008, không còn hạn chế với các công ty Bảo hiểm nước ngoài tham gia thị trường các loại hình bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm các công trình, dự án có nguồn vốn ngân sách khiến thị trường bảo hiểm này sẽ phải chụi sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài có ưu thế về vốn, kinh nghiệm... 3. Những định hướng và mục tiêu kinh doanh của năm 2008. 3.1 Những định hướng chung và các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản. 3.1.1 Định hướng chung. - Tăng vốn từ 336 tỷ lên 500 tỉ đồng, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình tổng công ty; - Tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng 20%; - Lợi nhuận phấn đấu tăng trưởng 100% (ứng với mức vốn 500 tỷ đ). - Có chương trình đầu tư lớn phát triển thương hiệu. 3.1.2 Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản. Tổng thu kinh doanh: 1.250 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc: 1020 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: 100 tỷ đồng. 3.2 Những chỉ tiêu cụ thể đối với các mặt hoạt động. 3.2.1 Đối với kinh doanh bảo hiểm gốc. STT Nghiệp vụ Mục tiêu doanh thu (tỷ đồng) Tăng trưởng so với 2007 (%) 1 Bảo hiểm xe cơ giới 477 30 2 Bảo hiểm con người 100 25 3 Bảo hiểm hàng hóa 108 20 4 Bảo hiểm tàu thủy 130 28 5 Bảo hiểm tài sản, kĩ thuật, trách nhiệm, bảo hiểm khác 205 38 3.2.2 Đối với hoạt động đầu tư. - Nghiên cứu thành lập Công ty chứng khoán cùng với GP Bank; - Tiếp tục đầu tư trên thị trường chứng khoán niêm yết và đăng kí; - Khởi công tòa nhà 186 Điện Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh; - Xây dựng trụ sở cho một số chi nhánh (Thái Bình, Lào Cai...); - Xúc tiến việc tìm địa điểm và xây dựng trụ sở chính tại Hà Nội; - Chuẩn bị các bước để tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷđ trong năm 2008. 3.2.3 Đối với hoạt động tái bảo hiểm. - Tăng cường hoạt động nhận TBH từ các công ty bảo hiểm trong nước khác, góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước trong việc hạn chế chuyển phí TBH nhiều ra thị trường nước ngoài; - Tăng thêm mức trách nhiệm giữ lại (do đã tăng vốn lên 336 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục tăng lên 500 tỉ đồng); - Tìm kiếm thêm các thị trường TBH phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh của công ty. 3.2.4 Đối với công tác quản lí, phát triển hệ thống. - Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội sở Hà Nội; Tập trung theo dõi giám sát và tiếp tục hoàn thiện tổ chức khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. - Cấu trúc lại bộ máy tổ chức tại Văn phòng công ty: thay đổi chức năng nhiệm vụ, thay đổi phân cấp, thành lập mới 1 số phòng ban, sắp xếp bố trí lại theo đúng yêu cầu công việc và năng lực chuyên môn của từngngười... - Giao quyền chủ động trong kinh doanh và tổ chức công việc cho các đơn vị trên cơ sở quản lí, kiểm soát được hoạt động của từng đơn vị; - Rà soát, xây dựng, ban hành đồng bộ hệ thống văn bản, quy chế về công tác tổ chức, triển khai hiệu quả chương trình quản lí nhân sự toàn hệ thống... - Về chính sách tiền lương, tiền thưởng: tiếp tục thực thi chính sách giao quỹ tiền lương cho các đơn vị theo doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay đặc biệt là việc gia tăng hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia..., Công ty sẽ đề xuất Hội đồng quản trị phương án theo hướng tăng giao khoán tiền lương theo doanh thu, tiền lương bình quân cán bộ tăng 16- 20% so với 2007. - Tiếp tục tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán; kiên quyết trong xử lí các vi phạm. - Tiếp tục tăng cường hoạt động đào tạo cán bộ và đại lí, thực hiện được chương trình cán bộ bảo hiểm cơ sở PJICO cho tất cả các cán bộ mới được tuyển dụng, đào tạo và cấp chứng chỉ cho 100% đại lí. - Hoàn thành mục tiêu xây dựng hệ thống ISO:9000 và triển khai áp dụng trên toàn quốc. - Tiến hành lựa chọn nhà thầu tư vấn chương trình công nghệ thông tin tổng thể quản lí nghiệp vụ. - Thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu phù hợp, cân đối giữa các chương trình phát triển thương hiệu chung của toàn Công ty và các chương trình tuyên truyền, quảng cáo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm ô tô. B. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN. Đơn vị thực tập: Văn phòng bảo hiểm khu vực 7 của PJICO tại Hà Nội Địa chỉ: 475 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội 1. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động. Phòng có tất cả 9 người gồm: 1Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 1 Kế toán và rất nhiều đại lí. Phạm vi hoạt động: hoạt động độc lập dưới cơ chế giao khoán và hướng dẫn của công ty. Trong khâu khai thác, văn phòng triển khai tất cả các nghiệp vụ của công ty. Với những hợp đồng mà số tiền bảo hiểm quá lớn hoặc đối tượng được yêu cầu bảo hiểm khó đánh giá rủi ro thì văn phòng sẽ yêu cầu công ty giúp đỡ. Trong khâu giám định- bồi thường: Đơn vị khai thác thực hiện theo qui trình ISO về quản lí nghiệp vụ mà PJICO đã đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống. Theo qui trình này, việc giám định bồi thường được giải quyết rất nhanh chóng. Với bảo hiểm xe cơ giới khi đã có đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì khách hàng có thể lấy được tiền bồi thường ngay sau 1-2ngày. 2. Về các mối quan hệ - Quan hệ nội bộ của phòng rất tốt, mọi người luôn cố gắng để hoạt động kinh doanh của phòng đạt hiệu quả cao nhất. Mọi người đều được khuyến khích để phát huy hết tài năng của mình. - Quan hệ với khách hàng khá tốt: có rất nhiều khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm tại văn phòng. Các nhân viên trong phòng rất năng động, có quan hệ rộng với nhiều khách hàng. 3. Đánh giá về địa điểm kinh doanh của phòng và hệ thống cơ sở vật chất - Văn phòng nằm ở trên trục đường chính Nguyễn Trãi đi sang nhiều tuyến đường khác; trên địa bàn đông dân cư, nhiều doanh nghiệp họat động. Ngoài ra văn phòng đã làm một biển hiệu công ty rất to làm người đi đường rất dễ chú ý. Đây là một địa điểm thuận lợi vừa quảng bá được thương hiệu của công ty mà khách hàng cũng dễ để liên lạc với văn phòng. - Về cơ sở vật chất: phòng làm việc, rộng thoáng, sạch; mỗi nhân viên được trang bị một bàn làm việc và một máy vi tính. Hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ phục vụ công tác lưu trữ, lập bảng kê, bảng phát sinh, gửi nhận fax, liên lạc thường xuyên với Trụ sở chính. 4. Kết quả khai thác các nghiệp vụ Doanh thu của cả phòng đạt khoảng 7 tỷ/năm. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm 2/3 trong cơ cấu doanh thu, còn 1/3 là các nghiệp vụ khác. NSLĐ bình quân của phòng khá cao 0.78 tỷ đ/người/năm. 5. Hạn chế của phòng: chưa làm việc nhiều với các khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng khách hàng là DN chưa nhiều. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11632.doc
Tài liệu liên quan