MỞ ĐẦU
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây, . Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế, . Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng là lễ hội mang sắc thái tôn giáo kết hợp với văn hoá dân tộc, là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia, được tổ chức khá quy mô và thu hút đông đảo lượng tín đồ phật tử hành hương và du khách tới tham quan. Chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng qua bài viết này.
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát về lễ hội
II. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1. Khái quát về Quán Thế Âm bồ tát và Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1.1. Quán Thế Âm bồ tát
2.1.2. Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.2. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.2.1. Xuất xứ của lễ hội
2.2.2. Diễn biến lễ hội
2.2.3. Ý nghĩa của lễ hội Quán Thế Âm
2.2.4. Một vài nhận xét về lễ hội
III. Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng trong không gian lễ hội Phật giáo Việt Nam
KẾT LUẬN
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu đôi nét về lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t này.
NỘI DUNG
I. Khái quát về lễ hội
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: Thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc),... ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu,... và đặc biệt nhất là thi đánh đu. Đánh đu không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5/1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6/1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội “Cơm hòm” ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh,...
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm mới,... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng - thành phố xinh đẹp bên sông Hàn cũng là vùng đất có nhiều lễ hội được diễn ra hàng năm. Du khách đến đây rất thích tham gia các lễ hội truyền thống, và là dịp để mỗi người gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong ước người thân gặp nhiều may mắn.
Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộn ràng những khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết. Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải,... Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mục đồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn trâu, những đứa trẻ chân lấm đầu trần tinh nghịch. Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới dựa trên nền truyền thống là Lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh 2/9 hằng năm trên dòng sông Hàn với hàng chục đội đua của các địa phương trong và ngoài thành phố. Đó thật sự là những ngày hội của non sông và cũng là ngày hội của lòng người.
Lễ hội đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại từ bao đời nay, lễ hội đã ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng. Lễ hội ở Đà Nẵng có thể được phân chia theo các dạng thức sau: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tự nhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội, lễ hội tôn giáo và văn hóa. Đặc biệt, Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát với lễ hội Quán Thế Âm,... ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan,... những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc.
Hiện nay, các hoạt động trong quá trình diễn ra lễ hội ngày càng được tổ chức phong phú hơn, đối tượng tham dự rộng rãi hơn, không chỉ hạn hẹp trong phạm vi những người có đạo mà còn dành cho cả những người ngoại đạo, nhất là lễ hội mang tính quốc gia như Lễ hội Quán Thế Âm (được ghi vào danh mục những ngày lễ hội lớn của cả nước, gắn với khu di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng). Trong những năm gần đây, lễ hội Quán Thế Âm đã thu hút hàng vạn người từ các vùng miền về tham dự. Hội trong các lễ hội tôn giáo có các hình thức sinh hoạt cộng đồng sinh động như các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, tái hiện các sự tích - truyền thuyết tôn giáo, rước cộ, xe hoa, thuyền hoa, phóng sinh, hoa đăng, thả diều, triển lãm thư pháp, trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, cắm trại, ẩm thực dân gian,... Đặc biệt, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, các lễ hội tôn giáo khởi sắc hơn, phong phú đa dạng hơn, thu hút rất đông đảo du khách nội địa và nước ngoài.
II. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1. Khái quát về Quán Thế Âm bồ tát và Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1.1. Quán Thế Âm bồ tát
Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara. Đó là vị bồ tát trong Phật giáo Bắc tông, mang hạnh nguyện cao cả: Đại từ đại bi, linh cảm ứng, tầm thinh cứu khổ. Do đại nguyện lớn lao này mà khi phiên âm tên Ngài là Quán Thế Âm, hàm nghĩa “lắng nghe âm thanh kêu cứu khổ nạn mà giúp đỡ”. Ngài còn được gọi dưới danh hiệu bồ tát Quán tự tại. Thế nào là Quán tự tại? Là ở nơi không hai lập cái thế. Không hai, tức không có ta và vật, không đây và đó, không khoảng cách, không chướng ngại, hoàn toàn tự do nên không gì là không biết, không gì là không thấy, không đâu là không đến được, đó là tự tại. Sự hóa hiện mầu nhiệm cùng với những đức năng được nhiều bản kinh Bắc truyền mô tả, Ngài được biểu trưng bằng những hình ảnh khác nhau như: Cửu diện Quán Âm, Thập nhất diện Quán Âm, Tống tử Quán Âm, Quán Âm thiên thủ thiên nhãn, Nam Hải Quán Âm, Bạch y Quán Âm…
Ngày nay, Quán Thế Âm bồ tát được thờ phụng tại nhiều quốc gia dưới nhiều tên gọi khác nhau như Kannon, Kanzeon (Nhật Bản), Guan Yin, Guan Shiyin (Trung Quốc), Spyanrasgzigs (Tây Tạng), Nidubarusheckchi (Mông Cổ), Quan Âm (Việt Nam). Người Champa và Khmer gọi là Lokesvara. Quán Thế Âm bồ tát thể hiện tính “Bi” nên còn được gọi là Phật Quan Âm, là bậc Đại Bi, cùng với Bát Nhã là hai dạng của Phật tính. Quán Thế Âm bồ tát cũng thể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và với lòng từ bi vô lượng, thể hiện sức mạnh huyền diệu, cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến người khi gặp hiểm nguy.
Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng Quán Thế Âm phổ biến ở các nước theo Phật giáo Bắc tông. Người đầu tiên dịch kinh điển về tín ngưỡng Quán Thế Âm là Chi Cương Lương Tiếp đã dịch kinh Pháp Hoa tam muội (6 quyển) năm 255 tại Giao Châu (Bắc Việt Nam) cùng với nhà sư Thích Đạo Thanh. Ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch Quán Thế Âm Phổ môn trong kinh Chính Pháp Hoa năm 286. Ngài Đàm Vô Kiệt dịch kinh Quán Thế Âm bồ tát thọ ký. Ngoài ra, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Thập nhất diện Quán Thế Âm thần chú,… cũng đề cập đến Quán Thế Âm. Chính nhờ các bản kinh này đã làm cho tín ngưỡng Quán Thế Âm ngày càng phát triển rộng rãi.
Theo kinh điển và truyền thuyết của Phật giáo Đại Thừa thì trong vô số các vị bồ tát được ngưỡng vọng và thờ tự phổ biến nhất có 4 vị là Văn Thù (Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Địa Tạng (Ksitigarbha) và Quan Âm (Avalokitesvara). Bốn vị này có liên hệ sâu xa với chúng sinh ở cõi Ta Bà và khi truyền vào Trung Quốc, bốn vị bồ tát này cư ngụ nơi bốn đại danh sơn là Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà và Cửu Hoa. Đạo trường của Văn Thù bồ tát là núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây; đạo trường của Phổ Hiền bồ tát là núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên; đạo trường của Địa Tạng Vương bồ tát là núi Cửu Hoa, thuộc tỉnh An Huy; còn đạo trường của Quan Thế Âm bồ tát là núi Nam Hải Phổ Đà của tỉnh Triết Giang. Quán Thế Âm có bản nguyện và năng lực là quan sát và lắng nghe những âm thanh kêu gọi cứu khổ của chúng sinh mà mở lòng cứu độ chúng sinh trong mọi hoàn cảnh, tình huống khổ đau, hoạn nạn, hiểm nguy,… và nhiều sự nhiệm mầu khác. Cũng vì đó mà hàng Phật tử tôn kính, thờ tự, ngưỡng nguyện Ngài mọi lúc, mọi nơi trong sự độ trì của Ngài.
Tiểu sử Quan Thế Âm bồ tát có nhiều, trong chính sử cũng có mà dã sử cũng có, tuy nhiên ở mỗi nơi một khác và được tạo dựng theo từng khung cảnh và tập quán của từng khu vực. Mỗi quốc gia lại có những truyền thuyết riêng, nhưng đều nhấn mạnh đến đức hy sinh và sự nhẫn nhục của Ngài trước khi thành đạo. Có chuyện cho rằng, bồ tát nguyên là con trưởng của một vị vua tại Ấn Độ, tên là Bất Tuân, cùng với cha và em theo Phật Thích Ca tu hành, sau được cải danh, vua cha thành Phật A Di Đà, còn hai người con là hai vị bồ tát, một người là Quán Thế Âm, một người là Đại Thế Chí, ba cha con gọi là Tây Phương Tam Thánh. Ở Ấn Độ, nơi xuất phát đạo Phật, Quán Thế Âm được biểu tượng qua hình ảnh một người nam. Về sau, khi du nhập vào Trung Quốc và một số quốc gia ở Đông Nam Á, Quán Thế Âm bồ tát lại mang hình tướng người nữ. Do đâu và vào thời kỳ nào mà Quán Thế Âm bồ tát từ hình tượng một người nam biến thành người nữ? Có nhiều ý kiến cho rằng, từ thế kỷ thứ V trở về trước, bồ tát được miêu tả như một người đàn ông với hình dáng rất thanh tú.
Nhưng từ thế kỷ thứ VIII trở đi thì Quan Thế Âm bồ tát được miêu tả như một người đàn bà. Theo nhà sử học Trung Hoa Lý Bách Dược chuyên nghiên cứu về thời kỳ nhà Đường, viết trong Bắc Tề thư thì vào thời Nam Bắc Triều, vua Tề Võ Thành bị bệnh, nằm mơ thấy Quán Thế Âm trong hình dáng một người đàn bà đẹp. Việc nhà vua nằm mơ đó không biết thực hư thế nào nhưng trước đời Đường, trong những bức họa của dân gian thì Quán Thế Âm bồ tát đã được vẽ thành hình một người đàn bà rồi. Từ giữa đến cuối thế kỷ thứ IX trở về sau, tại Trung Quốc, Quán Thế Âm bồ tát hoàn toàn được miêu tả dưới hình dáng một người phụ nữ cho tới ngày nay. Lý giải điều này, có người cho rằng, đạo Phật truyền vào Trung Quốc đã bị biến dạng, không còn như nguyên thủy, và ít nhiều pha trộn với những hình tượng tôn giáo bản xứ, trong đó lý thuyết âm dương được thêm vào, và bên cạnh chư Phật trong nam thân, có một vị Phật trong nữ thân đứng song song, nên Quán Thế Âm là nam nhân ở Ấn Độ khi truyền sang Trung Quốc đã thành nữ giới.
Ở Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc là những quốc gia lấy nông nghiệp làm trọng, vì vậy cư dân nông nghiệp lúa nước có khuynh hướng trọng yếu tố phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở, phát triển, và chỉ có người phụ nữ mới có khả năng làm được việc này. Vì vậy, xu hướng thờ thần nữ và trọng yếu tố âm đã trở nên phổ biến. Một nhà văn hóa học nổi tiếng đã cho rằng: Tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu.
Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh. Trong những khổ đau, hoạn nạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầu của Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát nhiều đời. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũng như cả cho người chết, nhưng trì niệm danh hiệu Ngài trong việc cầu an vẫn là phổ biến hơn cả.
Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngày vía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng, chứ không còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một đạo Phật ở Việt Nam nữa. Tính chất rộng mở của lễ hội cho thấy vị trí và tầm quan trọng của vị bồ tát này trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và của cả cộng đồng.
2.1.2. Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng, là nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Đặc biệt, nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiền cổ kính hoặc tân tạo. Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hoặc ẩn mình trong hang cốc hoặc cheo leo trên sườn vai của núi hoặc uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hót lừng vang. Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trải dài, phía Tây Trường Giang lượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả.
Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm mầu của Phật Pháp như vậy khiến lòng người phải ngưỡng mộ kính tin.
Chùa nằm nép mình dưới ngọn núi Kim Sơn, soi bóng bên dòng sông Cổ Cò, một nhánh của sông Trường giang. Kim Sơn có dáng hình quả chuông nên còn có tên dân dã là ngọn núi Chuông Úp. Vào năm 1956, cố hoà thượng Thích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra một hang động nằm sâu trong lòng núi hướng ra dòng sông. Đường vào động là những bậc đá tự nhiên. Động có chiều dài hơn năm chục mét, chiều ngang gần mười mét và trần động nhấp nhô cao thấp khoảng mười đến mười lăm mét, thuộc vào dạng hang động lớn của Ngũ Hành Sơn. Điều đặc biệt độc đáo trong hang động này là vô số các thạch nhũ đầy màu sắc, hình thể phong phú da dạng, trong đó có những tượng hình rất giống hình dáng thật, do thiên nhiên khắc hoạ với những hình khối đường nét rõ ràng sắc sảo, chẳng khác nào do những nghệ nhân tài hoa chạm trổ công phu. Bước vào động phía trước mặt ngước nhìn trên vách đá, nổi bật lên pho tượng Quan Thế Âm, là một vị Thánh trong Phật giáo. Pho tượng cao bằng hình người (1,75m), cân phân, thanh tú, một giải kim tuyến lấp lánh, rực sáng, bề ngang hơn gang tay phủ từ bờ vai chảy dài đến hết thân tượng, làm cho bức tượng hết sức sống động huyền ảo, bàn tay phải bưng bình nước cam lồ, chân tượng đứng trên lưng rồng đang cuộn mình giữa tầng sóng gợn. Phía sau, hình một đứa bé tượng trưng Thiện Tài đồng tử. Phía trên, bên trái, hình con chim khổng tước hai cánh toả rộng trần động, bên phải là khóm trúc, sau lưng là một dải mây đá ngũ sắc lung linh. Nhìn tổng thể, đây là một bức tượng phù điêu kết hợp hài hoà rất tài tình, gồm ba sự tích về Quán Thế Âm là Quan Âm Nam Hải tức Quan Âm ở biển phương Nam, Quan Âm Tống Tử là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm hàng phục độc long (tức con rồng dữ) gây sóng gió ngoài biển khơi trong kinh Pháp Hoa.
Điều đáng kinh ngạc và thán phục là chỉ với sự xâm thực nước gió cộng với thời tiết thiên nhiên đã tạo thành một tác phẩm phù điêu hoàn hảo, tuyệt mỹ đến từng chi tiết như đã mô tả. Đó là cái kỳ diệu vô giá của hang động Quan Âm. Ở giữa tiếng như chuông ngân, đây là cái chuông đá lớn hiếm có và duy nhất tại di tích này, các chỗ trong hang động động từ trên vòm động, một khối thạch nhũ bằng cây cột lớn, dài hơn năm mét thòng xuống sát đất, gõ vào phát ra còn có trống, mõ, khánh âm thanh khá chuẩn, tạo thành một bộ nhạc khí trong nghi lễ của chùa Phật giáo, tất cả cũng chỉ từ đá sinh ra.
Ở gần cuối hang động, là một hang động nhỏ, hơi cúi thấp người để đi qua một đường hang hơi hẹp sẽ gặp một hồ nước mát, trong vắt quanh năm gọi là nước Cam lồ. Hồ nước này có một khoảng không gian riêng, như một cái động nhỏ kế tiếp hang động chính vậy.
Một điều khác nữa của hang động này, là không khí hang động vừa linh thiêng vừa huyền bí vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, vừa như cái bên ngoài đời và cái bên trong cõi lòng. Một không khí của đạo, của đời hoà lẫn trong hơi thở, trong cảm xúc sống của con người. Là nhân tố hình thành nên ngôi chùa Quán Thế Âm và một Lễ hội văn hoá.
Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Huệ Vinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá,... thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40 vị, có các đạo tràng tu học - tương tế - từ thiện - văn nghệ, thư họa,... Ngôi chùa hiền hoà cổ kính, hang động thâm sâu huyền bí, là sự hổ tương cộng hưởng, tạo cho Ngũ Hành Sơn một sắc thái thiêng liêng sâu lắng, thanh thoát cao thượng cho tâm hồn, đó cũng là một bản sắc văn hoá đặc trưng. Sự thẩm thấu toả rộng theo dòng thời gian và hội tụ lòng ngưỡng mộ của con người trong tinh thần cộng đồng truyền thống dân tộc, từ đó hình thành nên một lễ hội văn hóa kết hợp giữa đời và đạo, là nhịp cầu giao hoà cảm thông giữa con người và thiên nhiên một quan hệ mật thiết muôn thuở.
2.2. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.2.1. Xuất xứ của lễ hội
Chùa Quán Thế Âm có một phúc duyên lành lớn, diệu kỳ, đó là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đã thị hiện tôn tượng của Ngài một cách rất thiêng liêng mầu nhiệm tại thạch động chùa Quán Thế Âm, tượng hoàn toàn do thiên tạo ứng linh, vì lẽ đó, người có tín tâm thường đến nơi đây để cầu nguyện, nhất là ngày Đản sanh của Ngài 19/2 âm lịch hằng năm có đến hàng ngàn thập phương - thiện tín về đây chiêm bái, nguyện cầu. Chư tôn túc trong thành phố và chùa Quán Thế Âm đã tổ chức thành ngày Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 hàng năm nhằm mục đích làm cho sự sinh họat này có ý nghĩa và thăng hoa hơn, để hoằng dương Phật Pháp. Đây thật sự là lễ hội mang tính đặc thù của Phật giáo - dân tộc, tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể hiện văn hóa Phật giáo hòa quyện với văn hóa dân tộc tự nghìn xưa văn hiến, làm cho tính cách hữu ích thiện lợi của Phật giáo được thể hiện rõ nét trong xã hội, trong lòng người. Lễ hội này còn là dịp để thiện tín tỏ lòng kính ngưỡng tri ân Đức Từ Bi cứu độ vô lượng của Ngài đối với chúng sanh, với tất cả chúng ta, học theo hạnh nguyện của Ngài làm những việc từ thiện, công đức.
Lễ hội Quán Thế Âm trải qua nhiều giai đoạn, hoàn cảnh thăng trầm của đất nước, cũng như hội tụ đầy đủ những nhân tố phù hợp và có ý nghĩa về văn hoá lễ hội. Tại ngọn núi Thuỷ Sơn, có ngôi chùa Tam Thai - Linh ứng, nơi động Hoa Nghiêm vào năm 1957, tôn trí pho tượng bồ tát Quán Thế Âm bằng vật liệu xi măng. Năm 1960, nơi đây được giáo hội tổ chức lễ hội Quan Âm với nghi lễ thuần tuý tôn giáo và chỉ tổ chức một lần đó mà thôi.
Lễ hội Quán Thế Âm đã đi vào lòng người, sự ngưỡng mộ của phật tử, người dân đối với đức Quán Thế Âm rất sâu rộng. Vào thập kỷ 90, cố Thượng toạ Thích Huệ Hướng, vị kế tục ngôi chùa Quán Thế Âm có ý nguyện khôi phục lại lễ hội. Vào thời điểm mà Unesco phát động thập kỷ văn hoá về nguồn, khuyến khích các dân tộc trên thế giới bảo vệ và phát huy gia tài văn hoá cổ truyền, để khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá sẽ không mai một hay mất đi cái giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Cùng lúc trong nước các lễ hội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ rộng khắp.
Vào năm 1991, chùa Quán Thế Âm quyết định phục hồi và tổ chức lễ hội tại địa điểm ngọn núi Kim Sơn của danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Một lễ hội thể hiện đúng tiêu chuẩn của lễ hội văn hoá, đó là phần Lễ và phần Hội. Đến năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm là một trong 15 Lễ hội của chương trình “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia”. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Lễ hội ngày càng đông đảo Thập phương thiện tín về hành hương tham dự và tương xứng với tầm vóc của một Lễ hội tầm cỡ Quốc gia, chùa Quán Thế Âm phát nguyện kiến tạo xây dựng công trình công viên thánh tích Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng. Đặc biệt, sẽ kiến tạo một tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên được thực hiện theo công nghệ bằng chất liệu pha lê có chiều cao từ 12m đến 25m.
2.2.2. Diễn biến lễ hội
Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội gồm có hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc.
a. Phần lễ
Trong các ngày lễ hội, phần nghi lễ tín ngưỡng được chư tăng, phật tử, tổ chức những khoá lễ nguyện cầu cho sự an lành đến với mọi người, nghi lễ thuần tuý trong sáng về tâm linh, hài hoà với phần văn hoá hội, thể hiện sự kết hợp nhịp nhàng giữa Lễ và Hội, một nét đẹp văn hoá đặc trưng của lễ hội Quán Thế Âm.
Ngày 19/2 âm lịch, là ngày lễ chính thức Lễ Hội Quán Thế Âm, Từ sáng tinh mơ từng đoàn người từ khắp ngả đường đổ dồn về Ngũ Hành Sơn, mọi người hân hoan, náo nức về dự hội. Suốt một năm đợi chờ, vào mùa xuân lễ hội, là dịp về tham quan danh lam thắng cảnh, chiêm bái thánh tích, ngưỡng mộ Bồ Tát Quán Thế Âm, một không khí rộn rã nhộn nhịp, dâng tràn niềm tin và sâu lắng thiêng liêng, ngày hội Quán Thế Âm có một sức thu hút kỳ lạ, một nhu cầu tinh thần cần thiết đối với bà con Đà Nẵng cũng như có tín ngưỡng hướng về Đức Từ Bi Quán Thế Âm, một tình cảm như bà mẹ hiền bảo hộ chúng sanh.
Trước lễ đài cờ hoa rực rỡ, tràn ngập người về dự lễ hội, nghiêm trang tề chỉnh, thành kính hướng về lễ đài, nơi tôn trí tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Chư vị giáo phẩm Phật giáo, trong lễ phục màu vàng trang nghiêm, cùng quý vị đại biểu quan khách, theo sau đội lễ nhạc rước kiệu tiến lên lễ đài để trang trọng cử hành trọng thể nghi lễ chính thức lễ hội, tiếng kinh cầu nguyện của hàng vạn người, tưởng niệm ân đức của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, nguyện cầu quốc thái dân an, chúng sanh an lạc. Tiếng kinh cầu trầm bổng hoà âm vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của sông núi, một nguồn cảm xúc vô biên tạo nên một giai điệu cộng hưởng của hàng vạn tâm hồn cùng nhau chan hoà vào không gian ngày hội và như thấm vào các ngọn núi của chất vị thiêng liêng, những ngọn núi này có chùa, có phật và có cả hồn thiêng sông núi.
Chương trình được tiếp nối với hoá trang Phúc Lộc Thọ hát chúc mừng lễ hội, chúc mừng chư vị Tăng Ni, quan khách, đồng bào, bà con phật tử về dự hội. Từng đoàn hoá trang các chủ đề văn hoá của các đoàn thể, đơn vị diễn qua lễ đài trong điệu nhạc và bài hát của lễ hội ca. Rồi từng đoàn người lần lượt lên lễ đài chiêm bái hình ảnh đức Quán Thế Âm, một điều mong ước tốt đẹp, hạnh phúc cho mình, trong giờ khắc linh thiêng nhiệm màu của không khí ngày lễ hội.
Nhìn chung, phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung cụ thể như sau:
- Lễ Khai kinh, Thượng kỳ, Thượng phan: Tổ chức vào sáng ngày 17/2 âm lịch, do chùa Quán Thế Âm và trại sinh trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thực hiện.
- Lễ tế xuân, cúng Sơn thần, Thổ thần: Lễ này cầu cho quốc thái dân an, được tổ chức vào lúc 17h30 ngày 17/2 âm lịch, do Hội Người cao tuổi phường Hòa Hải thực hiện. Trong ngày lễ, các bô lão khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo. Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện, một nhánh của sông Cổ Cò, để mở hội Hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố, qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài, với lộ trình dài hơn 2km.
- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18/2 âm lịch. Ánh sáng tượng trưng cho trí tuệ. Theo đạo phật, từ bi tức là tình thương, từ bi mà không được trí tuệ soi sáng thì từ bi sẽ lầm lạc, mê mờ. Vì thế, lễ hội Quán Thế Âm có chương trình rước ánh sáng: Từng đoàn, từng đơn vị rước kiệu, trống chiêng, múa lân. Ánh đuốc bập bùng diễn hành qua các con đường hướng về ngọn núi Thuỷ Sơn, hàng hàng lớp lớp người hoà nhập cùng đoàn rước kiệu, ánh đuốc lung linh, tiếng trông rền vang như làm chuyển động cảnh vật núi non ý nghĩa đem rước ánh sáng hết sức tuyệt vời.
Sau phần nghi lễ là các hoạt động: Rước đuốc, rước kiệu, múa lân - sư - rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
- Lễ trai đàn chẩn tế: Được tổ chức vào sáng ngày 19/2 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
- Lễ thuyết giảng về Đức bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: Lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19/2, nhằm ngợi ca lòng từ bi bác ái của bồ tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.
- Lễ rước Tôn tượng bồ tát Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/2 Âm lịch. Sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu, trên có tượng Phật Bà, đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau. Kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên sông Cầu Biện, sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh làm nghề đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.
- Lễ vía Đức bồ tát Quán Thế Âm: Đây là lễ chính của lễ hội. Lễ vía được tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch do Ban tổ chức lễ hội, Ban Trị sự Phật giáo thành phố Đà Nẵng và Ban đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn tổ chức.
Hình ảnh phần lễ
Quang cảnh lễ cầu nguyện thế giới hòa bình tại Lễ hội Quán Thế Âm
Hoa tương và kiệu rước rất long trọng
Lễ cầu quốc thái dân an
Đức pháp vương thuyết giảng
Hoá trang Quán Thế Âm
Lễ rước Quán Thế Âm
b. Phần hội
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: Thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả đèn trên sông Cổ Cò (hoa đăng), đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước,… kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò.
Đối với hoạt động du lịch, lễ hội Quán Thế Âm nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch. Lễ hội đã được Bộ Văn - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch) đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước là cơ hội để quảng bá về khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Ngũ hành Sơn nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng đông hơn.
- Lễ Khai Hội: Tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa báo hiệu cho mọi người biết ngày hội lại về. Hàng đoàn người nhộn nhịp, các đơn vị, đoàn thể rước kiệu về dự lễ khai hội. Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn” cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia. Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền, trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội. Hát mừng khai hội, đoàn tuồng văn nghệ với những tiết mục vũ điệu được dàn dựng công phu thể hiện nghệ thuật dân tộc sâu đậm, chào mừng ngày hội lại về trong mùa xuân.
Có năm trong buổi lễ khai hội, hoá trang diễn lại sự tích vua Minh Mạng 3 lần ngự đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, và thuyền vua cập bến tại bến Ngự ở phía trước chùa Quán Thế âm, Minh Mạng là vị vua triều Nguyễn có công lớn bảo vệ và tôn tạo thắng cảnh này. Lễ hoá trang rước vua với phong cách nghệ thuật cổ xưa, ôn diễn lại một khoảnh khắc của lịch sử. Lễ khai hội biểu hiện một tinh thần văn hoá đậm đà truyền thống dân tộc, nối kết quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
- Sinh hoạt trại: Lễ hội Quán Thế Âm có những đặc điểm là có chương trình cắm trại suốt 3 ngày lễ. Rất nhiều trại của các vị đạo hữu, phật tử trong các chúng nhóm, đạo tràng tu học của chùa Quán Thế Âm, trong các chúng này phần nhiều là các vị trung niên và lớn tuổi. Mỗi trại đều được trang trí rất đẹp và có cổng chào, có chương trình sinh hoạt và giao lưu với nhau, tạo nên một nét đẹp dặc trưng, điểm xuyết tuyệt vời trong các ngày lễ hội.
Ngoài ra còn có khu vực trại khá quy mô đa dạng phong phú của gia đình phật tử, một tổ chức thành đoàn thể thuộc lứa tuổi thanh thiếu nhi phật giáo. Hàng ngàn trại sinh trên 50 đơn vị của tổ chức gia đình phật tử tại thành phố Đà Nẵng với đồng phục màu lam, hàng năm về cắm trại để tham gia lễ hội và đã trở thành một sinh hoạt truyền thống của gia đình phật tử với nhiều tiết mục và bộ môn nghệ thuật của tuổi trẻ, góp phần vào ngày hội hết sức sinh động tươi vui.
- Các sinh hoạt văn hóa: Triển lãm phòng tranh thư pháp, cắm hoa, thuyết trình các đề tài văn hoá liên quan về lễ hội, thi nấu cơm chay. Trò chơi kéo co, nhảy lò cò. đẩy cây của các đoàn thể thanh niên tại địa phương quận Ngũ Hành Sơn, các trò chơi lớn của gia đình phật tử, được diễn ra tại các ngọn núi. Các trò chơi sáng tạo là niềm vui của tuổi trẻ và những kinh nghiệm học hỏi, mỗi khi có dịp về dự hội tại thắng cảnh thiên nhiên và di tích văn hoá.
- Đua ghe: Nơi đây có dòng sông ở phía trước chùa và khu vực lễ hội, nên mỗi mùa lễ hội đều có tổ chức đua ghe là một sinh hoạt văn hoá thể thao rất hào hứng, đông đảo đồng bào hưởng ứng cổ vũ. Đua ghe là một bộ môn nghệ thuật rất được người Việt nam ưa thích, vì thế đua ghe là một bộ phận gắn bó với lễ hội.
- Văn nghệ: Văn nghệ lửa trại của các gia đình đơn vị gia đình phật tử, ánh lửa bập bùng nối vòng tay lớn, làm ấm áp không gian sông núi, rộn ràng niềm vui tuổi trẻ. Các đoàn tuồng văn nghệ diễn các sự tích liên quan đến Bồ tát Quán Thế Âm, hát mừng lễ hội.
- Hoa đăng: Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội thấm đượm chất triết lý và nhân sinh, hài hoà vào cảnh vật thiên nhiên, hội tụ những nhân tố thuận lợi thể hiện những màu sắc văn hoá nghệ thuật. Những ngọn đèn hình hoa sen được thả xuống dòng sông, ánh sáng hoa đăng huyền ảo bập bềnh trôi theo dòng nước rực rỡ sắc màu, thắp sáng dòng đời trong màn đêm u tối, ánh sáng kỳ ảo sẽ là ước vọng tươi sáng của cuộc đời.
Lễ hội ở mỗi năm có những nét mới, đặc trưng riêng, năm sau có nhiều nét độc đáo hơn năm trước. Có thể lấy ví dụ từ năm 2007 đến nay như:
Năm 2007, đưa ra quyển tranh về bồ tát quán thế âm lớn nhất Việt Nam, bức phướn nhà phật dài nhất Việt Nam và bức thư pháp cầu quốc thái dân an lớn nhất Việt Nam. Quyển tranh mô tả hình tướng của đức Bồ tát Quán Thế Âm hoá thân, có kích thước cao 2,551m (gợi ý Phật lịch 2551) và chiều ngang 2,07m (gợi ý dương lịch 2007). Quyển tranh gồm 19 trang với 84 hình vẽ về các hiện thân đức Bồ tát Quán Thế Âm và ý nghĩa của các hình tướng ngài hóa thân. Quyển tranh có diện tích 100m2 in trên nhựa hiflex dầy, dựng bằng khung sắt, có chiều dài khoảng 40m.
Từ năm 1992 trở lại đây, chùa Quán Thế Âm cứ 5 năm một lần trong dịp lễ đức Bồ tát Quán Thế Âm lại tổ chức viết một bức phướn dài 100m thả từ đỉnh Kim Sơn (Ngũ Hành Sơn) xuống đến chân núi. Những dòng chữ Hán trên bức phướn do Sư cụ Thích Định Quang (năm nay 86 tuổi - tu tại chùa Pháp Lâm - Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng) khai bút. Có trên 300 chữ Hán viết trên giấy ngũ sắc dán lên trên bức phướn, có nội dung phụng thỉnh chư Phật, Bồ tát, thần thánh, thập loại cô hồn chúng sinh về dự lễ hội Quán Thế Âm. Bức phướn được xem như một loại giấy mời dự hội của nhà Phật.
Bức thư pháp bằng vải màu vàng đất dài 38m, rộng 1,8m (diện tích 68,4m2), trên có 14 đại tự (mỗi đại tự có kích thước 1,6m x 1,4m) viết theo kiểu thư pháp mực tàu màu đen, đóng dấu triện đỏ (dòng chữ “Lễ hội Quán Thế Âm 2007”). Mười bốn đại tự có nội dung: “Nguyện cầu quốc thái dân an - thế giới hòa bình - chúng sanh an lạc”. Bức thư pháp được thể hiện bởi 14 nhà thư pháp, như: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Nguyệt Đình (Huế), Hồ Công Khanh, Ái Diệp, Phước Quang, Ngọc Thạch, Hoàng Phú, Thế Mẫn (Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Sơn, Đào Diễm, Tuấn Hải, Thiện Dũng, Bùi Hiến, Phạm Tiến (thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi viết xong và đóng triện đỏ, bức thư pháp được thả bay lên trời ở độ cao 50m nhờ một hệ thống 6 đến 8 quả khinh khí cầu (có đường kính 2,8m) có tên gọi “Cam Lồ Pháp Vũ”.
Năm 2008, đã giới thiệu với du khách hai tác phẩm đó là Bức tranh Ngũ Cốc có kích thước 14x2,8m thực hiện bằng 200kg ngũ cốc các loại với ý nguyện cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đất nước phồn vinh và tấm thiệp chúc mừng Tết Mậu Tý 2008, hai mặt lớn nhất từ trước đến nay (8mx5m).
Năm 2009, lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như triễn lãm bức tranh kỷ lục Việt Nam làm bằng vỏ lon bia về đề tài Đà Nẵng - thành phố môi trường và triển lãm Tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điểm nhấn mới lạ và hấp dẫn nhất trong lễ hội là Triển lãm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng ngọc bích trong suốt, có tên gọi “Phật Ngọc cho hòa bình thế giới”, tính cả tháp tòa và đài sen cao gần 4m, nặng 4.650kg. Bức tượng do ông IaGreen, Giám đốc Công trình tòa bảo tháp Australia chế tác và đã được triển lãm tại các thành phố của châu Á, châu Úc,…
Ngoài ra, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm đá của các nghệ nhân làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước chế tác và chứng kiến cuộc so tài viết thư pháp. Bên cạnh đó, Hội thi cờ tướng (cờ người) cũng được tổ chức cùng với Hội thi hát hò khoan đối đáp trên sông Cổ Cò, Hội hoa đăng với quy mô lớn. Năm nay (2010), ngoài các chương trình truyền thống lễ hội có sự xuất hiện của Đức Pháp vương Gylwang Drukpa đời thứ XII (người đứng đầu, đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa ở Ấn Độ và nhiều quốc gia khác) cùng tăng đoàn về thuyết pháp, cầu nguyện quốc thái dân an.
Khách thập phương còn được dịp chiêm ngưỡng ba báu vật của lễ hội: Hồng danh bảo tượng “Ngọc Quan Âm cho tình thương nhân loại” (được tạc bằng chính khối ngọc thiêng liêng Polar Pride, một phần của khối ngọc tạo nên “Ngọc Phật cho hòa bình thế giới”); bức tranh “Thiên Long Việt đồ” do nghệ nhân Ngọc Minh (Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) chế tác từ ý tưởng 999 con rồng mạ vàng, ghép thành bản đồ Việt Nam; bức tranh chùa Một Cột - bức tranh kỷ lục bằng bột đá ngọc này là phiên bản tái hiện bức tranh “Chùa Một Cột” bằng lối ghép theo bộ kinh Kim Cang hơn 7.000 chữ, được xây dựng theo thần mộng của vua Lý Thái Tổ. Cũng tại đây, sáng ngày 3/4 đã diễn ra lễ động thổ xây dựng chùa Quán Thế Âm bằng đá ngọc với diện tích 4.200m2. Chùa được xây dựng theo lối cấu trúc tòa sen năm cánh tượng trưng cho ngũ trí - ngũ nhãn của Phật và Bồ tát, tượng trưng cho thuyết Ngũ Hành của dịch lý Đông phương ứng với danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Hình ảnh phần hội
Thả hoa đăng
Hội đua thuyền trên sông Cổ Cò
Múa thiên thủ thiên nhãn
Đánh trống khai hội
Hòa thượng cho chữ Thư Pháp
2.2.3. Ý nghĩa của lễ hội Quán Thế Âm
Lễ hội Quán Thế Âm là sự kết hợp gắn bó mật thiết giữa đời và đạo, văn hoá phật giáo và văn hoá dân gian, là phương châm đạo pháp - dân tộc từ ngàn xưa mà lịch sử của đạo phật đã hiện diện gần 2000 năm trên đất nước này.
Lễ hội Quán Thế Âm luôn luôn thực hiện đúng đắn theo tinh thần thuần tuý đạo Phật và sự trong sáng về văn hoá, tôn trọng và gìn giữ những giá trị chuẩn mực của ý nghĩa lễ hội văn hoá tại nơi di tích văn hoá và cũng là thánh tích Phật giáo. Lễ hội ngày càng rất được quần chúng, bà con phật tử hưởng ứng tham gia, và cũng là một phần của đời sống tinh thần của bà con Đà Nẵng. Bởi sự thành công của lễ hội rất nhân văn trên lĩnh vực đặc sắc về văn hoá và xã hội. Cũng vì thế mà vào năm 2000, lễ hội đã được Tổng cục Du Lịch chọn một trong 15 Lễ Hội Quốc Gia tiêu biểu để, tổ chức chào đón thiên niên kỷ mới. Điều đó đã minh chứng rằng lễ hội Quán Thế Âm có được giá trị của sự thành tựu về văn hoá và nhân văn cùng nền tảng vững chắc cho sự phát triển để phục vụ đời sống tinh thần cho người dân và góp phần tô bồi gia tài văn hoá quê hương.
Lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào đời sống tình cảm của mọi người dân. Từ những chức năng cứu khổ, ban vui trong hạnh nguyện của bồ tát đã góp phần nêu lên những khát vọng của dân tộc Việt Nam, luôn yêu chuộng hòa bình, vì trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng quá nhiều những cuộc chiến tranh xâm lược, đã nếm trải quá nhiều những cảnh đau thương chết chóc, những nỗi khổ, niềm đau ấy đã trở thành một động lực để người dân đến với lễ hội Quán Thế Âm.
Lễ hội Quán Thế Âm là sự kết hợp giữa thế giới tâm linh và cuộc sống thực tại của con người. Mọi người về đây dự hội không chỉ đến để cầu xin Bồ tát Quán Thế Âm ban phúc mà chúng ta phải tiếp nhận được lòng từ bi của Ngài, nghĩ đến lòng từ mẫn và sự yêu thương của Bồ tát Quán Thế Âm để phát triển lòng từ bi, gắn kết sự yêu thương của chúng ta với cộng đồng. Thực hành được như vậy, chúng ta trở thành hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm trong cuộc sống này, vừa làm an lạc cho chính mình và mọi người chung quanh. Đây mới thực sự là ý nghĩa vô cùng quan trọng của Lễ hội Quán Thế Âm.
Như vậy chúng ta thấy rằng, Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng là lễ hội văn hóa tâm linh, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thiết thực, nhằm đánh thức và làm sáng tỏ thêm về lịch sử, văn hóa vùng đất Ngũ Hành Sơn, tôn vinh và ghi ơn các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sỹ vì nước quên thân, gắn Đạo Pháp với dân tộc, khơi dậy truyền thống cội nguồn dân tộc, lòng từ bi, hướng thiện. Lễ hội là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận, là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn.
2.2.4. Một vài nhận xét về lễ hội
May mắn thay, lễ hội diễn ra vào khoảng thời gian không lâu sau khi nhận đề tài nên nhóm đã dành thời gian đi thực tế. Qua quá trình quan sát trực tiếp, kết hợp với các nguồn tài liệu bổ sung, nhóm xin được đưa ra những nhận xét, đánh giá về lễ hội như sau:
a. Những mặt đạt được
Với quy mô và hình thức tổ chức, lễ hội Quán Thế Âm Non Nước - Ngũ Hành Sơn rõ ràng là một lễ hội dân gian có những sắc thái riêng, kết hợp hài hòa văn hóa Phật giáo với văn hóa dân tộc, tạo nên một sự hấp dẫn thu hút nhiều thiện nam tín nữ và nhân dân trong thành phố và các du khách trong và ngoài nước.
Mỗi mùa lễ hội, UBND thành phố Đà Nẵng đều thành lập ban tổ chức lễ hội với sự phối kết hợp chặt chẽ của nhiều ban, ngành và đại diện của chùa Quán Thế Âm. Có 3 tiểu ban được thành lập và phân công từng nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tiểu ban lễ tân, hậu cần; Tiểu ban văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại; Tiểu ban an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và y tế. Đây là các tiểu ban đảm bảo túc trực, xử lý và giải quyết các vấn đề có khả năng phát sinh khi lượng người đổ về quá đông như buôn bán hàng rong, nạn trộm cắp, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, hành nghề mê tín dị đoan, việc nâng giá phòng, dịch vụ,... trước và trong lễ hội. Do đó, mặc dù lượng khách đổ về lễ hội khá đông, khoảng 100.000 lượt khách mỗi năm nhưng lễ hội vẫn giữ được an ninh trật tự.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền cũng rất được chú trọng. Chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với trụ trì, tăng ni trong chùa để cùng tổ chức tốt lễ hội. Bên cạnh đó, chùa cũng phối hợp tuyên truyền cho các phật tử, du khách hạn chế đốt vàng mã, đốt hương nhiều trong chánh điện, danh thắng. Trong những kỳ lễ hội gần đây, nạn đốt vàng mã đã không còn. Mọi người đến lễ chùa cũng không quá nặng nề chuyện mang lễ vật linh đình, đốt hương nghi ngút mà ý thức được đến lễ hội để cầu an, lên chùa thắp hương, niệm kinh, cầu ước nguyện bằng chính thực tâm của mình.
b. Những mặt tồn tại
Bên cạnh những mặt đạt được, việc còn tồn tại những mặt thiếu sót là điều không tránh khỏi đối với các lễ hội. Là một trong những lễ hội lớn của quốc gia, lễ hội Quán Thế Âm cũng vậy, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng những tồn tại trong khi lễ hội diễn ra vẫn còn.
Quán Thế Âm là một lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng. Thế nhưng, từ sân bay Đà Nẵng đến Non Nước - Ngũ Hành Sơn, một đoạn đường dài hơn 12km, và kể cả các cửa ngõ ra vào thành phố Đà Nẵng, không hề thấy một tín hiệu nào về sự quảng bá của một lễ hội này. Quảng bá chỉ trên trục đường Ngô Quyền dẫn đến chùa là quá khiêm tốn.
Thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là vùng đất “địa linh”, có nhiều danh lam thắng tích nổi tiếng mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong xu thế hội nhập, việc quảng bá du lịch là điều hết sức cần thiết. Lễ hội Quán Thế Âm là một lễ hội cấp quốc gia và là một lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng với hàng ngàn lượt người về trẩy hội. Do đó, việc quảng bá và tuyên truyền về tính chất của lễ hội trong quần chúng nhân dân nói chung là điều đáng quan tâm. Nhưng việc quảng bá về lễ hội lại chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định, nếu không nói là “bó hẹp”. Nói một cách khác hơn, nếu là một du khách phương xa, thì khi đến Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn mới biết có Lễ hội Quán Thế Âm đang diễn ra.
Vẫn còn tồn tại tình trạng một số hộ dân kinh doanh xung quanh chùa lợi dụng lễ hội để tăng giá và chặt chém du khách. Nhóm thực hiện đề tài đã gửi xe máy với giá cắt cổ: 10000đ/chiếc. Các mặt hàng khác cũng đồng loạt tăng lên như mũ che nắng, quạt giấy, đá lưu niệm, tượng phật…
Tình trạng nhiều đối tượng xấu lợi dụng nơi tập trung đông người trộm cắp tài sản của du khách hành hương vẫn diễn ra trong lễ hội. Bên cạnh đó, sau lễ hội thì vấn đề xử lý rác thải cũng rất bất cập do du khách tới tham quan và ăn uống xả rác rất nhiều gây mất vệ sinh, làm giảm tính linh thiêng của lễ hội.
Trên đây là một số điểm còn tồn tại của lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng, để lễ hội những năm sau tốt hơn, ban quản lý lễ hội, chính quyền địa phương cần có những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những mặt còn tồn tại này. Khắc phục tốt được những nhược điểm trên sẽ tạo cho lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng ngày càng ấn tượng hơn trong mỗi du khách, xứng đáng là lễ hội cấp quốc gia, mang tính tôn giáo kết hợp với văn hoá dân tộc sâu sắc.
III. Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng trong không gian lễ hội Phật giáo Việt Nam
Hàng ngàn năm qua, từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo gắn bó với tín ngưỡng, tùy thuận theo vùng đất và con người Việt Nam mà tồn tại, phát triển. Từ đó, những lễ hội lớn phản ánh tín ngưỡng, đời sống tinh thần của cư dân cũng gắn bó, hòa quyện với lễ hội Phật giáo. Những ngày đại lễ của Phật giáo như lễ Phật Đản, Vu Lan cũng trở thành lễ hội có sự tham gia của không chỉ là tín đồ theo đạo. Đặc biệt, sự kiện đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã để lại dấu ấn cho cả người tham dự cũng như không tham dự, trong và ngoài nước về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, biết trọng tinh thần từ bi, đức tính vị tha có trong Phật giáo.
Trung tâm đầu tiên đón nhận Phật ngọc, đại biểu cho hòa bình thế giới được cung nghinh về chùa Quán Thế Âm ở Đà Nẵng vào năm 2009. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây có được những điều tốt lành đó. Từ vị thế địa - lịch sử và địa - văn hóa vừa nêu trên, đã cho thấy một trung tâm tín ngưỡng - tôn giáo hội tụ đầy đủ những yếu tố làm nên tính cách đặc thù đó. “Chúng tôi chọn Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trong hành trình vòng quanh thế giới của tượng Phật ngọc bởi lẽ biết được lễ hội Quán Thế Âm hằng năm ở quê hương các bạn rất trang nghiêm, thích hợp với sự có mặt của Phật tượng”, ông Ian Green, Giám đốc dự án công trình Phật ngọc đã phát biểu như vậy.
Quán Thế Âm, vị bồ tát với hạnh nguyện cao cả, với tấm lòng vị tha, sẵn sàng bao dung, tha thứ, che chở, hỗ trợ cho con người, được con người tin tưởng, nương tựa, thành kính tín ngưỡng. Từ đây, tín ngưỡng này đi dần theo cư dân vào vùng đất mới. Trên bước đường di dân, để lại nơi chôn nhau cắt rốn mồ mã của tổ tiên, hơn ai hết cư dân Nam bộ khi vào vùng đất mới càng có nhu cầu cầu an khi đau ốm, bệnh tật và cần cầu siêu khi có thân nhân qua đời. Khát vọng đó, ngày càng được thể hiện qua khá nhiều hình tượng Quán Thế Âm được dựng lên, để tôn vinh và ngưỡng vọng Ngài. Vì vậy, tận gần cuối cùng của lãnh thổ đất nước về phương Nam, Quán Âm Phật Đài, một điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo tọa lạc bên bờ biển Bạc Liêu đã được hình thành. Từ các nơi, du khách về chiêm bái thời gian gần đây lên đến gần hai trăm ngàn lượt người. Tượng bồ tát Quán Thế Âm đã được xây dựng từ năm 1973, do chủ trương của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Bạc Liêu (nay là Ban Trị sự Phật giáo tỉnh). Với kích thước hơn 11m, tượng được dựng lên bên bờ biển Đông, thuộc khu vực ấp Nhà Mát, xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu), mặt hướng ra biển.
Vào lễ vía Quán Thế Âm, ngày 19/2, 19/6 và 19/9 âm lịch và ba ngày vía Thiên Hậu Thánh Mẫu từ ngày 22 đến ngày 24/3 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo người dân đến tham dự, không chỉ là cư dân ở địa phương, mà còn từ các tỉnh thành khác ở khu vực đồng bằng sông cửu Long, mà có cả du khách và Phật tử từ miền Trung, miền Bắc cũng về dự.
Như vậy, từ trung tâm thờ tự Quán Thế Âm ở Đà Nẵng, có thể so sánh với tín ngưỡng này ở phía Bắc và vùng Nam Bộ. Từ phong cách thờ tự đến vị trí đặt để tượng thờ hoàn toàn khác biệt nhau khi đi dần vào phương Nam. Nếu như ở miền Bắc, Quán Thế Âm được đặt thờ với nhiều phong cách và loại hình khác biệt, có tượng Quan Âm tống tử, Quan Âm tọa sơn, Thiên Thủ Thiên Nhãn,… được đặt thờ tại chính điện, thì khi đi vào miền Trung và Nam Bộ, pho tượng Quan Âm Nam Hải lại được thờ tự phổ biến hơn, có kích thước lớn, được đặt trong một không gian khác trước, thường ở vườn chùa. Thậm chí pho tượng Quan Âm Thị Kính, ít thấy phổ biến ở phía Bắc, cũng được thờ tự tại các ngôi chùa miền Nam, trước cửa vào chính điện, như trường hợp tại chùa Tây An (núi Sam Châu Đốc). Sự thay đổi về hình thức thờ tự các loại hình Quán Thế Âm khác nhau cho thấy dấu ấn của vùng sông nước Nam Bộ. Quan Âm Nam Hải và Thiên Hậu Thánh Mẫu đã trở thành những vị bồ tát cứu độ người đi lại trên vùng sông nước, biển cả. Vì vậy, có thể giải thích vì sao tại tỉnh Bạc Liêu, vào những ngày vía của Quán Thế Âm và Thiên Hậu Thánh mẫu, khách thập phương từ các nơi về tham dự đông đảo.
Vào giai đoạn đầu đi vào vùng đất mới, những lưu dân đã dựng lên những ngôi chùa, dù là những ngôi chùa nhỏ chủ yếu bằng tranh, tre, nứa, lá, họ chưa đủ tài và lực để tôn tạo một chính điện hoàn chỉnh, nhưng hình tượng Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương bồ tát vẫn luôn là hai pho tượng phổ biến được đặt thờ phối tự với tượng Thích Ca Mâu Ni ở vị trí trung tâm. Điều đó cho thấy, đối với cư dân trên vùng đất mới, cầu an và cầu siêu là hai nhu cầu chủ yếu nhất trong đời sống tâm linh của họ. Mãi cho đến sau năm 1975, cùng với việc giao lưu văn hóa được đẩy mạnh ở cả ba vùng, mới thấy xuất hiện một số ít hình tượng Quan Âm Nam Hải tại các ngôi chùa ở phía Bắc.
Như vậy, chùa Quán Thế Âm ở khu di tích - danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng và lễ hội Quán Thế Âm tại đây đã trở thành một lễ hội Phật giáo tiêu biểu, mang tính dân tộc và đạo pháp sâu sắc. Từ những chức năng cứu khổ, ban vui trong hạnh nguyện của vị bồ tát này đã góp phần nêu lên những khát vọng của dân tộc Việt Nam, luôn yêu chuộng hòa bình, vì trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng quá nhiều những cuộc chiến tranh xâm lược, đã nếm trải quá nhiều những cảnh đau thương chết chóc, những nỗi khổ, niềm đau ấy đã trở thành một “lực đẩy” người dân đến với lễ hội Quán Thế Âm. Hình tượng Quán Thế Âm muôn đời vẫn còn thu hút mãi mãi người dân cả nước đến với lễ hội. Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng đã trở thành một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam .
KẾT LUẬN
Có thể nói, lễ hội Quán Thế Âm là sự kết hợp giữa lễ và hội, giữa văn hoá dân tộc và văn hoá tôn giáo, giữa truyền thống và hiện đại. Lễ hội hấp dẫn, thu hút cả lớp người cao tuổi với thế hệ trẻ, xâu chuỗi cả một chiều dài lịch sử đầy khí phách và lòng tự hào dân tộc, tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước Việt Nam mến yêu. Bao nhiêu năm qua, lễ hội Quán Thế Âm đã trở thành điểm hẹn của khách tứ phương đến chiêm bái dù người đó có theo đạo Phật hay không. Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ dừng lại ở một lễ hội tôn giáo bình thường mà nó đã trở thành một lễ hội dân gian, gần gũi với mọi người dân trong khắp cả nước.
Từ lâu lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng đã trở thành một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Lễ hội ngày càng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với thành phố thơ mộng bên sông Hàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_hoi_quan_the_am_da_n_ng__7474.doc