Theo hệ thống CMKT Việt Nam, Chuẩn mực số 200: “Mục tiêu của KTBCTC là giúp cho KTV và CT KT đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, mục tiêu KTBCTC còn giúp cho đơn vị được KT thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
Theo thông lệ quốc tế thì chức năng xác minh của KT được cụ thể hoá thành các mục tiêu, trong quá trình KTBCTC các mục tiêu này phụ thuộc vào từng loại hình Kiểm toán cụ thể. Gắn liền với hai chức năng của KT Tài chính đó là: Xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bản khai tài chính thì mục tiêu của KT Tài chính bao gồm Mục tiêu KT chung (mục tiêu KT tổng quát) và mục tiêu KT đặc thù.
109 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán bctc do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GĐ
Kính gửi: CT KT và dịch vụ tin học AISC
Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của CT dịch vụ và tin học tại CT AC về BCTC năm 2003.
Chúng tôi chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực và hợp lý các BCTC của CT chúng tôi.
Trong giới hạn của mình chúng tôi xin được trình bày giải trình của mình như sau:
- Chúng tôi Ban GĐ của CT khẳng định BCTC của CT bao gồm:
.Bảng cân đối Kế toán 31/ 12/ 2003.
. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
. Thuyết minh các BCTC.
Được lập một cách trung thực và hợp lý theo đúng quy định trong CMKT Việt Nam quy định.
- Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, sổ sách mà AISC đã yêu cầu.
- Tại thời điểm 04/ 09/ 2003 bên Việt Nam và bên liên doanh chưa thống nhất về giá cả của một lô hàng.
- Sau ngày kết thúc niên độ Kế toán CT chúng tôi có những sự kiện phát sinh như sau:
. Ngày 21/ 02 CT chuyển khoản vay từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam về Ngân hàng UOB trị giá: 10. 222. 637. USB.
. Ngày 22/ 02 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chiết khấu cho CT một khoản tiền 344. 535 USD từ chi phí lãi vay phải trả. Và khoản tiền này được phản ánh chi phí vay của năm 2003 với lý do khoản chiết khẩu này được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đề cập vào ngày 27/10 năm 2003.
CT AC.
GĐ
(Ký tên, đóng dấu).
3.4. Tổng hợp và đánh giá kết quả KT.
Việc tổng hợp và đánh gía kết quả KT là một công việc thực hiện dựa trên tính cẩn trọng nghề nghiệp.
Khi tổng hợp đánh giá kết quả KT công việc đầu tiên mà đoàn Kiểm toán AISC phải làm đó là kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ làm việc của các KTV. Kiểm tra giấy tờ làm việc của KTV AISC thường do trưởng đoàn Kiểm toán tiến hành nhằm đảm bảo:
. Các KTV, các trợ lý KTV hiểu đúng về tình hình kinh doanh của khách hàng.
. Quá trình Kiểm toán được thực hiện theo đúng chương trình Kiểm toán mà AISC đã lập, tuân thủ đúng các CMKT được thừa nhận.
. Cuộc KT đạt được mục tiêu Kiểm toán.
. Giấy tờ làm việc của các kỉêm toán viên lưu lại đầy đủ và nhất quán bằng chứng Kiểm toán.
. Những vấn đề nảy sinh quá trình Kiểm toán được các KTV và những người chịu trách nhiệm phía khách hàng được giải quyết thoả đáng có sự thống nhất của hai bên.
Sau khi soát xét lại giấy làm việc, KTV AISC thực hiện đánh giá bằng chứng Kiểm toán từ tất cả các nguồn và xem xét xem liệu bằng chứng Kiểm toán có đầy đủ và chính xác hay không để đưa ra ý kiến cuối cùng. Trong trường hợp bằng chứng Kiểm toán không đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến thì KTV thực hiện thêm các Thủ tục KT bổ sung hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến từ chối.
Còn trong trường hợp đánh giá bằng chứng Kiểm toán là đầy đủ và thích hợp, KTV AISC sẽ tiến hành Đánh giá BCTC để xem liệu có tồn tại sai sót trọng yếu hoặc tổng hợp các chênh lệch Kiểm toán có thể tạo ra sai sót trọng yếu trong BCTC hay không. Việc đánh giá này đề cập tới: bối cảnh bên ngoài và khía cạnh định tính của những chênh lệch Kiểm toán không được điều chỉnh, liệu có những chênh lệch Kiểm toán không điều chỉnh trong năm trước hay không và nếu có thì xử lý như thế nào, tính chất nghiêm trọng của nó. Nếu đánh giá BCTC hoàn toàn không có sai sót thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Ngược lại, nếu đánh giá rằng tổng hợp các chênh lệch không được điều chỉnh cho thấy có sai sót trọng yếu thì sẽ đưa ra ý kiến chấp nhậ từng phần hoặc ý kiến trái ngược.
Ngoài ra, bên cạnh việc đánh giá bằng chứng Kiểm toán, về sai sót trong BCTC, KTV AISC còn xem xét BCTC sau khi đã điều chỉnh để đánh giá việc trình bày và thuyết minh trong đó.
Xem xét xem BCTC năm nay có hợp lý so với BCTC năm trước và trên góc độ của người sử dụng thì BCTC có ý nghĩa gi?
Tóm lại: Vào bước cuối cùng sau khi đánh giá kết quả KT, trưởng nhóm Kiểm toán sẽ cùng với các KTV tổng hợp thống nhất và lập bảng tổng hợp kết quả KT.
Minh hoạ bằng ví dụ sau:
CT ABC – Tổng hợp các bút toán điều chỉnh.
STT
Nội dung
TK nợ
TK có
Số tiền (đồng)
1
Điều chỉnh số dư tài khoản tiền gửi 31/12/2002 của Ngân hàng Công thương
1122
3368
30..988.249
2
Điều chỉnh VAT khấu trừ tháng 5
133
3331
(12.890.876)
3
Điều chỉnh thuế nhập khẩu thiếu của dây cáp
152
3333
20.743.324
4
Điều chỉnh thuế nhập khẩu được thanh toán
33312
133
129.849.095
5
Kết chuyển thuế môn bài
642
333
58..245.789
6
Phân loại tăng TSCĐ
211
152
148.971.364
7
Phân loại lại số TS không đủ điều kiện trở thành TSCĐ
142
211
8..300.048
8
Điều chỉnh lương ban GĐ thiếu
642
334
157.489.970
9
Xử lý lương do không phải trả
334
711
32.366.779
10
Bổ sung giá trị vật liệu thừa trong kiểm kê
152
711
8.956.908
11
Giá vốn hàng bán bị trả lại, CT chưa hạch toán
155
632
89.454.935
3.5. Lập và phát hành BCKT chính thức.
Đây là bước công việc cuối cùng trong quá trình Kiểm toán của AISC, sau khi tiến hành thu thập thư giải trình của Ban GĐ khách hàng và lập Bảng tổng hợp kết quả KT, KTV AISC xem xét và đánh giá các kết luận được rút ra từ những bằng chứng Kiểm toán thu thập được như là căn cứ để diễn giải ý kiến về các BCTC trên cơ sở đó lập BCKT dự thảo chuyển cho trưởng phòng Kiểm toán và ban lãnh đạo AISC xem xét và phê duyệt. Trước khi hoàn thành hồ sơ Kiểm toán và phát hành BCKT chính thức, hồ sơ Kiểm toán phải trải qua quá trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ:
- Soát xét của một KTV cao cấp hoặc trưởng phòng Kiểm toán đối với giấy tờ làm việc của nhóm Kiểm toán.
- Soát xét của ban GĐ AISC đối với Hồ sơ Kiểm toán trước khi phát hành BCKT chính thức.
Sau khi đã thực hiện công việc soát xét cần thiết Ban GĐ AISC sẽ quyết định loại BCKT thích hợp phát hành cho khách hàng.
Một Bộ BCKT bao gồm có: Báo cáo của ban GĐ, BCKT, bảng cân đối Kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Thư quản lý.
Trong thư quản lý, KTV thường đề cập đến những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ và những đề xuất của KTV nhằm khắc phục những tồn tại đó, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Thư quản lý do AISC lập không có tính bắt buộc và nhằm mục đích giúp khách hàng điều hành công việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Để làm rõ vấn đề này, em sẽ trình bày ví dụ minh hoạ bộ BCKT về BCTC của CT ABB Thuộc Tổng CT than Việt Nam (Trích Phụ Lục).
Phụ lục số 01: Thư quản lý.
Phụ lục số 02: Báo cáo của Ban GĐ.
Phụ lục số 03: BCKT.
Toàn bộ nội dung chương II của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này đã trình bày những nét khái quát nhất, cụ thể nhất về toàn bộ quy trình kiểm toán của AISC, miêu tả chi tiết về trình tự các bước công việc, các Thủ tục KT mà AISC thực hiện trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi KT một khoản mục trong BCTC, căn cứ vào kết quả của cuộc KT đã hoàn tất, KTV AISC sẽ lập BBKT thay vì phát hành BCKT để trình bày kết quả KT và ý kiến của mình về khoản mục đã được kiểm toán (Trích phụ lục số 04: Biên bản kiểm toán CT ABBC).
Chương III
Một ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện
công tác tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán
BCTC do AISC thực hiện.
1. Nhận xét chung về công tác tổ chức giai đoạn kết thúc KTBCTC do CT AISC thực hiện.
1.1. Đánh giá chung.
Trong quá trình thực tập tại AISC được tiếp xúc với ban lãnh đạo và nhân viên của CT em nhận thấy Ban lãnh đạo CT là những người rất năng động, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, và cũng đã từng làm việc trong các CT KT có uy tín lớn trên thị trường dịch vụ Kiểm toán của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của CT rất trẻ, giàu lòng nhiệt tình ham học hỏi lại rất yêu nghề chính vì vậy đã tạo cho CT một không khí làm việc khẩn trương, chất lượng công việc nâng cao, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh, khẳng định được vị trí của CT trong lĩnh vực kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Và CT đã tạo được một mối quan hệ hợp tác với rất nhiều CT KT lớn trong và ngoài nước cũng như đã tạo ra cho mình một lượng khách hàng truyền thống khá lớn hầu như có mặt ở mọi nơi trong nước.
Nhìn chung, qua quá trình phân tích lý luận ở Chương I và tình hình thực tế ở Chương II em nhận thấy Ban lãnh đạo AISC đã lập ra một quy trình Kiểm toán chung tương đối chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả. Trên cơ sở quy trình Kiểm toán chung được lập, AISC đã tiến hành các cuộc KT theo yêu cầu của khách hàng Kiểm toán. Thông qua quy trình Kiểm toán chung này, để tiến hành một cuộc KT đạt chất lượng cao thì KTV phải lập kế hoạch chi tiết cho từng bước công việc thực hiện trong quá trình KT. Mỗi cuộc KT thực hiện là sự vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực tiễn tại CT AISC trên cơ sở các CMKT, CMKT và các chế độ pháp lý có liên quan. Việc nghiên cứu các CMKT Việt Nam và quốc tế để áp dụng trong từng cuộc KT luôn luôn là vấn đề mà AISC quan tâm.
Trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC, CT AISC đã thực hiện các bước công việc tuần tự từ việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán đến việc lập và công bố BCKT.
Trình tự tiến hành các bước công việc trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán của CT AISC nhìn chung đã tuân thủ các CMKT Việt Nam và các Chuẩn mực khác có liên quan. AISC đã vận dụng các CMKT Việt Nam có liên quan: Chuẩn mực số 560 “các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán”, Chuẩn mực số 570 “hoạt động liên tục”, Chuẩn mực số 580 “giải trình của ban GĐ” và Chuẩn mực số 700 “BCKT về BCTC”. Và một số CMKT quốc tế: Chuẩn mực ISA 560 - “Các sự kiện phát sinh sau ngày quyết toán”, Chuẩn mực ISA 570 - “Tính liên tục của hoạt động kinh doanh”, Chuẩn mực ISA 580 - “Giải trình của Ban GĐ”,
CT đã vận dụng sáng tạo các Chuẩn mực có liên quan trong từng bước công việc cụ thể của giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên, trong từng bước công việc cụ thể do AISC thực hiện trong giai đoạn này cũng có những hạn chế nhất định. Giai đoạn kết thúc KT do CT AISC thực hiện bao gồm năm các bước cơ bản:
- Bước 1: Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán.
Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Kế toán ở đơn vị khách hàng được KTV xem xét dưới 2 góc độ: sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC cần phải điều chỉnh và các sự kiện không bắt buộc phải điều chỉnh nhưng cần được thuyết minh trên BCTC.
Tuy nhiên, các Thủ tục KT được KTV AISC thiết lập chỉ để soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Kế toán chỉ áp dụng cho những sự kiện trước ngày kí BCKT. Ban quản lý DN chịu trách nhiệm thông báo cho KTV về những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng tới BCTC mà những sự kiện này xảy ra sau ngày phát hành BCKT.
Trong qúa trình thực hiện các Thủ tục KT, KTV có thể phát hiện ra những sai phạm trọng yếu có thể ảnh hưởng tới BCTC khi đó KTV sẽ đưa ra ý kiến cho Ban GĐ đơn vị khách hàng, căn cứ vào ý kiến phản hồi của Ban GĐ đơn vị khách hàng, nếu Ban GĐ đồng ý với ý kiến của KTV thì sẽ thống nhất điều chỉnh các sai phạm phát hiện được, còn trong trường hợp mà Ban GĐ không đồng ý thì KTV sẽ cân nhắc việc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận trên BCKT.
- Bước 2: Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng.
Trong giai đoạn này giả định hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng được KTV đánh giá chủ yếu thông qua ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán và các căn cứ về kết quả hoạt động kinh doanh dự đoán trong các giai đoạn trước. Để kết luận liệu DN có khả năng hoạt động liên tục hay không, ngoài việc xác định các dấu hiệu vi phạm KTV còn chú trọng các yếu tố giảm nhẹ.
- Bước 3: Thu thập thư giải trình của ban GĐ đơn vị khách hàng.
AISC không sử dụng thư giải trình như một bằng chứng Kiểm toán mà chỉ để chứng minh rằng ban GĐ đã được hỏi một số vấn đề và họ nhận thức được trách nhiệm của mình về việc hỗ trợ cho KTV trong quá trình Kiểm toán.
- Bước 4: Tổng hợp và đánh giá kết quả KT.
Trong bước công việc này, KTV AISC đã thiết lập một trình tự khoa học, chặt chẽ từ việc soát xét các giấy tờ làm việc, đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng Kiểm toán đến việc đưa ra kết luận về BCTC của đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, KTV cần chú trọng hơn đối với việc xem xét các thông tin khác đính kèm với BCTC đã được Kiểm toán.
- Bước 5: Lập BCKT.
Việc lập BCKT cho đơn vị khách hàng ở AISC luôn được thực hiện đúng theo quy định về thời gian và đảm bảo về chất lượng. Để lập BCKT, AISC cũng tuân thủ theo đúng trình tự từ lập bản thảo Báo cáo đến việc thảo luận sửa đổi và phát hành BCKT chính thức.
1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do CT AISC thực hiện.
Đánh giá về hoạt động Kiểm toán ở nước ta trước kia và hiện nay. Trước đây, trong nền cơ chế tập trung, bao cấp thì khái niệm Kiểm toán đang còn rất mơ hồ với rất nhiều người ngay cả các cán bộ quản lý kinh tế. Ngày nay, nền kinh tế đã có nhiều biến chuyển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh, hoạt động Kiểm toán đã trở thành đối tượng quan tâm của rất nhiều người, Kiểm toán đã và đang trở thành một vấn đề “nóng” trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Các cơ quan kiểm toán nhà nước, các CT KT độc lập hay những CT KT của nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả góp phần đáng kể vào công tác quản lý kinh tế tại nhiều DN. Chính vì vậy hoạt động kiểm toán cần phải được cải tiến và nâng cao chất lượng hơn nữa, có rất nhiều vấn đề cần phải được bàn tới, cần phải được trao đổi như: xây dựng hệ thống các quy định, Chuẩn mực nghề nghiệp, đảm bảo sự thống nhất trong kết quả KT đối với các DN, tổ chức kinh tế và trách nhiệm của KTV và CT kiểm toán về BCKT mà họ phát hành.
Hiện nay, Bộ tài chính vẫn đang trong quá trình xây dựng một hệ thống các quy định, Chuẩn mực làm nền tảng pháp lý cho việc thực hiện KT cũng như việc kiểm tra đánh giá chất lượng của hoạt động này. Hiện nay Bộ tài chính mới chỉ ban hành được 33 CMKT. Các Chuẩn mực này chủ yếu dựa trên hệ thống CMKT quốc tế và quá trình tổng kết thực tiễn hoạt động của các CT KT lớn tại Việt Nam. Kết quả KT chưa thực sự được đánh giá cao và phổ biến tại nước ta, sự thống nhất trong kết quả KT chưa được chú ý và tôn trọng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý kinh tế ở nước ta chưa ổn định, thiếu tính đồng bộ và nhất quán. Hơn nữa trong thực tiễn đã xuất hiện trường hợp kết quả KT không thống nhất với kết quả kiểm tra của cơ quan thuế. Sự thiếu thống nhất đã gây không ít khó khăn cho DN.
Việc tổng hợp kết quả và lập BCKT là nhiệm vụ chính của giai đoạn kết thúc Kiểm toán, do vậy để đảm bảo sự thống nhất về kết quả KT đối với các DN và các tổ chức kinh tế cũng như để nâng cao chất lượng của BCKT, ngoài việc hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế đối với các loại hình DN còn phải nhanh chóng bồi dưỡng và đào tạo các KTV chuyên nghiệp, bồi dưỡng cho các KTV nước ngoài hoạt động tại Việt Nam về kiến thức pháp luật Việt Nam. Thực tiễn luôn đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống Chuẩn mực đối với quy trình Kiểm toán trong hoạt động Kiểm toán BCTC. Quy trình Kiểm toán nói chung cũng như giai đoạn kết thúc Kiểm toán nói riêng một khi đã được xây dựng một cách khoa học có chất lượng cao và được quy định thành văn bản luật riêng sẽ trở thành cơ sở pháp lý trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm toán cũng như chất lượng của BCKT, ngoài ra đó cũng là cơ sở quan trọng đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của KTV trong mỗi cuộc KT.
Các công việc kết thúc KT tại CT AISC đã được trình bày trong nội dung của phần 2. KTV Việt Nam nói chung và KTV AISC nói riêng thiết lập và thực hiện các thủ tục kết thúc KT chủ yếu từ kinh nghiệm của bản thân và vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm Kiểm toán trên thế giới, các CMKT quốc tế trên cơ sở phù hợp với hệ thống pháp luật, môi trường Kiểm toán và hiện trạng công tác quản lý kinh tế tài chính của nước ta.
Muốn hoàn thiện quy trình Kiểm toán BCTC thì phải hoàn thiện trong từng giai đoạn một. Giai đoạn kết thúc Kiểm toán là một khâu vô cùng quan trọng trong cả quy trình, nó có vai trò và ảnh hưởng lớn đến kết quả của toàn bộ cuộc KT cũng như chất lượng của BCKT. Chính vì vậy, hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc KT là một vấn đề rất quan trọng đối với AISC cũng như với bất kỳ CT KT nào.
2. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do CT AISC thực hiện.
Qua thực tế công tác tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán cũng như đối với công tác tổ chức Kiểm toán chung tại CT AISC, nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác Kiểm toán tại CT em xin đề xuất một số ý kiến đóng góp của mình, hy vọng những ý kiến này sẽ giúp ích cho CT AISC trong việc xây dựng quy trình Kiểm toán hiệu quả hơn.
2.1. Một số ý kiến đề xuất đối với các bước công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán.
Công việc tổ chức giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC là một công việc rất quan trọng. Hiện nay, tại AISC công việc này được thực hiện chủ yếu nhờ vào khả năng xét đoán, kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp của ban lãnh đạo và những KTV có trình độ chuyên môn vững. Mặc dù CT cũng đã đưa ra những chỉ dẫn cho các KTV thực hiện, nhưng theo em để thiết lập một quy trình chuẩn chi tiết, cụ thể và hiệu quả hơn thì cần bổ xung thêm một số điểm như sau:
2.1.1. Việc thẩm tra các khoản công nợ ngoài dự kiến.
Cơ sở đưa ra ý kiến:
Nợ ngoài dự kiến là một khoản công nợ hay thiệt hại mà chỉ có thể khẳng định được kết quả cuối cùng khi xảy ra một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Do quy mô số tiền của khoản tiền tiềm ẩn trong tương lai có thể ảnh hưởng đến nội dung của BCTC nên trong quy trình Kiểm toán nước ngoài người ta thường thực hiện một bước công việc độc lập để thẩm tra các khoản nợ này. Trong thực tế có những khoản nợ ngoài dự kiến có quy mô số tiền có thể ước tính là rất lớn, nếu không được xem xét sẽ dẫn đến sự sai sót nghiêm trọng trong BCTC. Do vậy việc xem xét và khảo sát các khoản công nợ ngoài dự kiến là rất cần thiết. Tại AISC thông thường KTV không thực hiện Thủ tục KT cần thiết để xem xét và đánh giá các khoản nợ ngoài ý muốn trong giai đoạn kết thúc Kiểm toán.
ý kiến đề xuất:
KTV có thể kết hợp công việc xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến trong khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán cũng như đánh giá về giả định hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng. Công việc này nhất thiết phải được tổ chức thực hiện. Khi xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, KTV cần xem xét trên các khía cạnh: xem xét liệu những khoản công nợ ngoài dự kiến có được xác định đầy đủ hay không, xem xét tới rủi ro có thể phát sinh những khoản công nợ này, xem xét tới quy mô số tiền của khoản công nợ này, xem xét liệu các khoản công nợ ngoài dự kiến có được hạch toán và thuyết minh hợp lý hay không.
2.1.2. Việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán.
Cơ sở ý kiến:
Theo CMKT Việt Nam số 560 có những sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKT nếu không được KTV phát hiện và xem xét mà sự kiện này có ảnh hưởng trọng yếu đến các thông tin trong BCTC đã KT thì việc thiếu các sự kiện này có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho người sử dụng BCTC.
Thực tế tại AISC cũng như một số CT KT khác thì công việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Kế toán không chú trọng tới việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kí BCKT.
ý kiến đề xuất:
KTV cần thực hiện các Thủ tục KT cần thiết trong việc xem xét phát hiện các sự kiện xảy ra sau ngày kí BCKT. Việc xem xét các sự kiện này sẽ đảm bảo BCKT phát hành có độ tin cậy là cao nhất.
2.1.3. Phân tích tổng hợp các thông tin trong quá trình tổng hợp đánh giá kết quả KT.
Cơ sở ý kiến:
Trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích tại giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC, KTV AISC sử dụng phương pháp phân tích soát xét để đánh giá lại BCTC của DN và tổng hợp các thông tin tài chính. Việc phân tích tổng hợp các thông tin ít chú trọng tới các thông tin phi tài chính. Những thông tin chủ yếu được dính kèm với BCTC được Kiểm toán, đó có thể là các Báo cáo của nhà quản lý DN, của các GĐ điều hành, của các nhân vật chủ chốt.
BCKT muốn có độ tin cậy cao phải nhất quán với các thông tin khác đính kèm. Vì vậy việc xem xét các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính đính kèm với BCTC là công việc cần thiết.
ý kiến đề xuất:
KTV trong quá trình đánh giá tổng thể kết quả KT cần xem xét kết hợp kết quả đánh giá về các thông tin tài chính cùng các thông tin phi tài chính trên BCTC với các thông tin khác đính kèm. Việc đọc và kết hợp các thông tin này giúp KTV xác định các sự kiện sai lệch để có điều chỉnh phù hợp.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, thương mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỉ trọng khá lớn trong giao dịch thương mại toàn cầu. Mở cửa dịch vụ tài chính Kế toán và Kiểm toán vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm nhất. Hoạt động kiểm tóan đã trở thành nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, Kiểm toán đang trở thành một hoạt động mang tính chất toàn cầu.
AISC là một tổ chức Kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính Kế toán và Kiểm toán, đáp ứng nhu cầu nóng bỏng của nền kinh tế mở hiện nay. Cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế, AISC đã không ngừng phát triển trở thành một trong những CT hàng đầu của ngành Kiểm toán ở Việt Nam, AISC luôn khẳng định vị thế của mình là một trong những tổ chức lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên ngành về kiểm tóan, Kế toán và dịch vụ tin học.
Trong thời gian thực tập tại AISC, được tiếp xúc với thực tế công tác Kiểm toán do các KTV AISC thực hiện em đã tìm hiểu được nhiều vấn đề bổ ích về hoạt động Kiểm toán BCTC và đặc biệt tìm hiểu về Giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình Kiểm toán BCTC và là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả mỗi cuộc KT.
Trong thời gian thực vừa qua, nhờ có sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các anh chị KTV CT AISC em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Qua đây em chân thành gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo CT và các anh chị KTV của CT AISC, và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn - TS Chu Thành đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình với đề tài: “Tìm hiểu giai đoạn kết thúc Kiểm toán BCTC do CT KT và dịch vụ tin học AISC thực hiện”.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kiểm toán - Alvin A.Arens James K.loebbecke - Nhà xuất bản Thống kê.
Kiểm toán tài chính - GT. TS Nguyễn Quang Quynh - Nhà xuất bản Tài chính tháng 7/2001.
Lý thuyết kiểm toán - GS.TS Nguyễn Quang Quynh - Nhà xuất bản Tài chính tháng 1/2003.
Kiểm toán - PTS. Vương Đình Huệ - PTS. Đoàn Xuân Tiên
Thực hành kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp - PGS - TS Vương Đình Huệ, TS - Đoàn Xuân Tiến. Nhà xuất bản Tài chính - 1997.
Hệ thống các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam.
Một số tạp chí kế toán, kiểm toán, tài chính
Thông tư 105/TTBTC ngày 4/11/2003 của Bộ tài chính.
Hồ sơ kiểm toán của Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC).
Chương trình kiểm toán và tài liệu đào tạo kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC).
Luận văn tốt nghiệp khoá: 41 - 42
mục lục
Phụ lục
Số 01: Thư quản lý.
Thư quản lý
(Kèm theo Báo cáo kiểm toán số /BCKT/AISHN)
Kính gửi: Ông GĐ .CT ABB
Chúng tôi, CT Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC) - Chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành công việc Kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2003 của CT ABB (sau đây được viết tắt là "CT"). Trong quá trình Kiểm toán, chúng tôi đã xem xét một số mặt của hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu thích hợp những bằng chứng là căn cứ cho việc đưa ra ý kiến của chúng tôi về các số liệu và chi tiết trong BCTC của CT.
Những vấn đề trong thư quản lý này, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét về những điểm còn hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của CT. Chúng tôi hy vọng rằng những ý kiến gửi kèm dưới đây sẽ giúp Ông GĐ CT có thêm cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chúng tôi cũng xin lưu ý, những vấn đề đưa ra dưới đây được phát hiện qua việc thực hiện các bước Kiểm toán cơ bản nên chưa thể bao gồm tất cả các vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ của CT cần cải tiến.
Nhân dịp này, chúng tôi chân thành cảm ơn đối với Ban GĐ, phòng kế toán, các phòng, ban của CT về sự hợp tác, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện cuộc Kiểm toán.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2004
GĐ
Chi nhánh Hà Nội
Đào Tiến Đạt
CT Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) - Chi nhánh Hà Nội
Thư quản lý
Kèm theo BCKT số 25-CBKDT/BCKT-AISHN.
Tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán 6 tháng đầu năm 2003.
Phát hiện:
. Về sổ kế toán giai đoạn này CT có lập một số sổ, nhật ký, bảng kê nhưng chưa đầy đủ theo quy định, các nhật ký, bảng kê giai đoạn này một số chưa phù hợp với sổ cái, hạch toán đối ứng tài khoản trên nhật ký, bảng kê không đúng, các sổ kế toán được sửa không theo đúng quy định.
Số dư tại đầu kỳ ngày 01/01/2003 của một số tài khoản chưa phù hợp với BCTC kết thúc ngày 31/12/2002, tuy nhiên chỉ là chênh lệch nhỏ.
. Công tác kế toán ghi nhận nhập kho than thu mua của dân từ tháng 1 đến tháng 4 không được thực hiện vào thời điểm nhập kho, mà được nhập vào cuối tháng căn cứ theo bảng kê thu mua của tháng.
. Tháng 01 việc lập phiếu nhập kho hàng hoá cho cửa hàng vật tư không theo thứ tự thời gian, cụ thể:
Số
Ngày
Số tiền (đồng)
01
02/01/03
19070 800
02
23/01/03
6 900 000
03
23/01/03
7 564 800
08
22/01/03
13 798 000
11
17/01/03
12 638 938
12
07/01/03
154 638 500
13
09/01/03
143 537 500
14
23/01/03
87 912 500
. Số lượng và giá trị nhập kho hàng hoá trên sổ chi tiết tại cửa hàng vật tư tháng 1 và tháng 3 chưa phù hợp với phiếu nhập: tháng 1 giá trị nhập kho trên sổ chi tiết nhỏ hơn giá trị trên các phiếu nhập là 16.180.000 đồng; tháng 3 giá trị trên sổ chi tiết lớn hơn trên phiếu nhập là 16.534.900 đồng.
.Chi mua than theo phiếu chi số 85 ngày 31/3/2003 là 160.638.805 đồng chưa đầy đủ chứng từ.
. Việc đầu tư và quyết toán tăng tài sản tháng 5/ 2003 của Cảng Đông Sơn chưa đầy đủ thủ tục như: không có Quyết định đầu tư, không có thiết kế, bản vẽ, phê duyệt dự toán, hồ sơ hoàn công, theo quy chế quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước cũng như của TVN.
. Chi phí bán hàng được ghi nhận bao gồm cả chi phí quản lý DN.
ảnh hưởng:
. Do công tác kế toán tài chính của CT trong 6 tháng đầu năm 2003 chưa phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp hạch toán kế toán hiện hành cũng như của ngành than và công tác lập chứng từ ban đầu chưa kịp thời cho thấy CT chưa quản lý theo dõi được hàng hoá vật tư một cách thường xuyên, điều này khiến số lượng và giá trị tài sản của CT phản ánh trên Báo cáo có thể chưa chính xác.
. Những hạn chế về công tác kế toán nêu trên tuy hầu hết đã được khắc phục trong 6 tháng cuối năm, nhưng các số liệu của giai đoạn 6 tháng đầu năm đã tổng hợp trong BCTC năm của CT. Do đó BCTC 2003 của CT có thể có những ảnh hưởng do thiếu sót trong công tác kế toán giai đoạn 6 tháng đầu năm.
Kiến nghị:
CT cần điều tra xem xét cụ thể các chênh lệch giữa số liệu của các sổ và chứng từ kế toán có hướng xử lý dứt điểm những tồn tại, bổ sung đầy đủ các hồ sơ đầu tư và thực hiện quyết toán công trình XDCB hoàn thành theo đúng thủ tục quy định tại Quy chế qỷan lý đầu tư XDCB.
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và kiến nghị của KTV
Cần lập và lưu trữ phiếu xuất kho hàng hoá theo đúng quy định.
Phát hiện:
Trong quá trình Kiểm toán chúng tôi nhận thấy một số phiếu xuất kho chưa được lập và quản lý theo đúng quy định như: không ghi số thứ tự, không lưu gốc, không có chữ ký người nhận, không lập theo đúng thời điểm và thời gian thực xuất (hoá đơn GTGT và phiếu xuất không cùng thời gian).
ảnh hưởng:
Chứng từ gốc không được đánh số và lập đúng thời gian phát sinh là chưa phù hợp với các quy định về lập và lưu trữ chứng từ kế toán. Điều này có thể ảnh hưởng tới công tác quản lý hàng hoá của CT, vì nó tạo kẽ hở rất khó kiểm soát. Điều này cũng thể hiện hệ thống kiểm soát nộ bộ cần tiếp tục hoàn thiện
Kiến nghị:
CT cần thực hiện lập phiếu xuất kho đúng thời gian phát sinh, các phiếu xuất cần được lập riêng cho từng khách hàng để thuận tiện trong công tác quản lý, kiểm tra, đối chiếu; các phiếu xuất kho cần được đánh số trước một cách liên tục và phải được lưu tại gốc 1 liên theo đúng quy định về lưu trữ chứng từ.
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV
3. Cần theo dõi và phản ánh các hoạt động kinh doanh của cửa hàng bách hoá trong BCTC của CT.
Phát hiện:
Trong quá trình Kiểm toán chúng tôi nhận thấy CT có một cửa hàng bách hoá hiện tại đang hoạt động theo cơ chế khoán thu nhập; CT không quản lý, kiểm tra, theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng này; hệ thống sổ kế toán của CT cũng không thể hiện hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
ảnh hưởng:
Cửa hàng bách hoá là đơn vị trực thuộc CT, do đó việc không theo dõi và ghi nhận hoạt động kinh doanh của cửa hàng cho thấy CT chưa theo dõi và ghi nhận đầy đủ các hoạt động kinh doanh của mình. BCTC của CT chưa phản ánh và thể hiện đầy đủ tình hình tài chính, công nợ, doanh thu, chi phí,... của CT.
CT có thể bị liên đới trách nhiện trong các hoạt động kinh doanh của cửa hàng bách hoá.
Kiến nghị:
CT cần tổ chức theo dõi hoạt động kinh doanh của cửa hàng bách hoá, các số liệu về kinh doanh của cửa hàng này cần được theo dõi và phản ánh trên BCTC của CT.
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV.
4. Cần hoàn thiện công tác lập và trình bày BCTC.
Phát hiện:
. Lập Bảng cân đối kế toán chưa phù hợp với quy định như: không ghi nhận số dư nợ chi tiết của tài khoản 3388 vào chỉ tiêu phải thu khác; bù trừ số dư chi tiết nợ và số dư chi tiết có của tài khoản 336 để phản ánh trên chỉ tiêu phải trả nội bộ.
. CT chưa tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2003 theo quy định về việc lập BCTC của TVN.
ảnh hưởng:
BCTC chưa thể hiện đầy đủ các khoản phải thu, phải trả của CT.
Chưa lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là chưa đảm bảo đầy đủ về BCTC theo quy định của TVN cũng như của Chế độ kế toán hiện hành.
Kiến nghị:
CT cần điều chỉnh lại BCTC theo đúng hướng dẫn về lập BCTC của TVN cũng như của Chế độ kế toán hiện hành
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV
5. Cần ghi nhận, hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, giá vốn hàng bán theo đúng tính chất và nội dung của các nghiệp vụ phát sinh.
Phát hiện:
Trong quá trình Kiểm toán chúng tôi nhận thấy giá nhập kho than tận thu trong dân của CT chưa thể hiện đầy đủ một số chi phí liên quan đến thu mua, lệ phí và thuế nộp cho các hoạt động thu mua than lẻ của dân (1.288.482.594 đồng); giá vốn hàng bán chưa thể hiện các chi phí sàng tuyển than (488.614.243 đồng) và nhiều chi phí đánh bóng sàng tuyển than khác thuê ngoài được gộp trong giá vận chuyển than xuống tàu để tiêu thụ. Qua trao đổi với CT chúng tôi được biết CT đã xác định giá vốn hàng bán theo cách xác định giá vốn tại kế hoạch năm 2003 là chỉ ghi nhận giá mua than mà không bao gồm các chi phí khác liên quan đến việc thu mua than, do đó CT đã không tính chi phí thu mua vào giá nhập kho hàng hoá.
Toàn bộ giá vốn của dịch vụ kinh doanh cảng, bến bãi và bốc xúc than được ghi nhận là chi phí bán hàng.
ảnh hưởng:
Việc xác định không đầy đủ các chi phí vào giá nhập kho và xuất kho có ảnh hưởng đến việc xác định chi phí tiền lương và các khoản phải nộp TVN của CT do không xác định chính xác chi phí sản xuất (doanh thu - giá vốn hàng bán) cho từng loại dịch vụ.
Kiến nghị:
Trong quá trình Kiểm toán đoàn kiển toán đã được giải trình của CT về việc xác định các khoản chi phí phải nộp này chỉ dựa trên giá trị sản xuất (doanh thu – giá mua). Đoàn Kiểm toán chưa được cung cấp đủ các bằng chứng về phương pháp xác định giá trị sản xuất của CT nên chưa có cơ sở để điều chỉnh các chi phí liên quan đến việc tính toán các chi phí dựa trên giá trị sản xuất.
CT cần thống nhất với TVN trong việc xác định phương thức tính toán cụ thể các chỉ tiêu về quỹ lương và các khoản phải nộp TVN.
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV
6. Cần xử lý khoản thu hồi theo kết luận của cơ quan Công an liên quan đến việc kinh doanh của Cửa hàng vật tư từ năm 2000 đến năm 2002 do Ông Nguyễn Văn Hợp làm cửa hàng trưởng.
Phát hiện:
Chúng tôi nhận thấy BCTC của CT hiện đang thể hiện khoản phải thu chờ xử lý là 102.173.000 đồng. Đây thực chất là số tiền thu được từ việc kinh doanh bằng chứng từ khống của cửa hàng vật tư thuộc CT kinh doanh hàng xuất nhập khẩu (tên của CT trước khi có quyết định là thành viên của TVN) từ năm 2000 đến năm 2002 do Ông Nguyễn Văn Hợp làm cửa hàng trưởng và đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo Quyết định của cơ quan điều tra.
ảnh hưởng:
Việc chưa xử lý khoản thu hồi phần thu nhập bị truy thu do kinh doanh trái pháp luật làm cho BCTC chưa phản ánh chính xác các khoản phải thu và lợi nhuận của CT.
Kiến nghị:
Theo chúng tôi CT cần đề nghị TVN sớm có ý kiến xử lý khoản phải thu này.
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV
7. Cần xử lý khoản phải trả cơ quan bảo hiểm xã hội do trích thừa từ các năm trước vào thu nhập và kết chuyển khoản thưởng của cơ quan bảo hiểm xã hội vào quỹ khen thưởng.
Phát hiện:
Trong quá trình Kiểm toán chúng tôi nhận thấy trong BCTC của CT đang thể hiện khoản bảo hiểm xã hội kết dư từ những năm trước chuyển sang 2003 là 36.282.106 đồng. Đây thực chất là chi phí BHXH trích thừa vào chi phí từ những năm trước.
Trong năm CT đã được cơ quan BHXH thưởng 500.000 đồng do có thành tích trong việc thu nộp BHXH, BHYT hiện đang được thể hiện trên chỉ tiêu phải trả khác.
ảnh hưởng:
Theo quy định hiện hành những khoản phải trả không có người đòi hoặc những chi phí trích thừa từ các năm trước cần được kết chuyển vào thu nhập khác năm nay. Do đó việc CT chưa kết chuyển số BHXH kết dư không phải trả là chưa phù hợp và chưa phản ánh đầy đủ thu nhập của CT.
Kiến nghị:
CT cần kết chuyển khoản BHXH trích thừa từ các năm trước vào thu nhập bất thường. Đối với khoản tiền thưởng của cơ quan BHXH CT cần kết chuyển vào quỹ khen thưởng của CT.
Bút toán đề nghị điều chỉnh:
1. Nợ tài khoản 3388 36.282.106 đồng
Có tài khoản 711 (421) 36.282.106 đồng
2. Nợ tài khoản 3388 500.000 đồng
Có tài khoản 431 500.000 đồng
ý kiến của CT:
Đồng ý với nhận xét và ý kiến của KTV.
Số 02: Báo cáo của Ban giám đôc.
Tổng CT Than Việt Nam
CT ABB
Địa chỉ: 170 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Điện Thoại: xxx
Fax: xxxx
Báo cáo của Ban Giám Đốc
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2004
Ban GĐ CT ABB (sau đây được gọi tắt là “CT”) trình bày Báo cáo của mình kèm theo BCTC đã được KT cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 như sau:
1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004
Số liệu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004 của CT được thể hiện cụ thể tại Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh Báoc cáo tài chính.
2. Những hoạt động sản xuất kinh doanh than.
Chế biến, kinh doanh than
Quản lý, khai thác, kinh doanh cảng, bến, bãi
Kinh doanh vật tư, thiết bị mỏ
Kinh doanh hàng bách hoá tổng hợp
3. Cam kết của Ban GĐ
Ban GĐ cam kết rằng BCTC năm 2004 đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 và kết quả kinh doanh năm 2004 của CT. BCTC được lập và trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán và chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Vào ngày lập Báo cáo này không có một khoản nợ bất ngờ hay khoản mục bất thường mang tính trọng yếu nào phát sinh kể từ khi kết thúc năm tài chính 2004 mà chưa được nêu trong BCTC kèm theo.
Ban GĐ CT đã cung cấp đầy đủ các BCTC, sổ kế toán, các chứng từ và tài liệu có liên quan cho các KTV.
Ngày 20 tháng 3 năm 2005
TM Ban GĐ
GĐ
Số 03: Báo cáo kiểm toán
Số: 15 /BCKT-AISHN Hà Nội, ngày 22 thỏng 3 năm 2005
BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Kớnh gửi: Giỏm đốc Cụng ty ABB.
Chỳng tụi, Cụng ty Kiểm toỏn & Dịch vụ tin học (AISC) - Chi nhỏnh Hà Nội đó thực hiện kiểm toỏn Bỏo cỏo tài chớnh cho năm tài chớnh kết thỳc tại ngày 31 thỏng 12 năm 2004 của Cụng ty ABB, bao gồm: Bảng Cõn đối kế toỏn tại ngày 31/12/2004, Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh, Bỏo cỏo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Bỏo cỏo tài chớnh cho năm tài chớnh kết thỳc tại ngày 31 thỏng 12 năm 2004.
Việc lập và trỡnh bày cỏc Bỏo cỏo tài chớnh thuộc trỏch nhiệm của Ban giỏm đốc Cụng ty. Trỏch nhiệm của chỳng tụi là đưa ra ý kiến nhận xột căn cứ vào kết quả kiểm toỏn.
Cơ sở ý kiến:
Chỳng tụi đó thực hiện cụng việc kiểm toỏn theo cỏc chuẩn mực kiểm toỏn Việt Nam. Cỏc chuẩn mực này yờu cầu cụng việc kiểm toỏn phải được lập kế hoạch và thực hiện để cú sự đảm bảo hợp lý rằng Bỏo cỏo tài chớnh khụng cũn chứa đựng cỏc sai sút trọng yếu. Chỳng tụi đó thực hiện kiểm toỏn theo phương phỏp chọn mẫu và ỏp dụng cỏc thử nghiệm cần thiết, thu thập cỏc bằng chứng xỏc minh cho những thụng tin trong Bỏo cỏo tài chớnh; đỏnh giỏ việc tuõn thủ cỏc chuẩn mực và chế độ kế toỏn hiện hành, cỏc nguyờn tắc và phương phỏp kế toỏn được ỏp dụng, cỏc ước tớnh và xột đoỏn quan trọng của Ban giỏm đốc cũng như cỏch trỡnh bày tổng quỏt Bỏo cỏo tài chớnh. Chỳng tụi cho rằng cụng việc kiểm toỏn của chỳng tụi đó đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chỳng tụi.
í kiến của Kiểm toỏn viờn
Chỳng tụi chưa cú điều kiện tham gia kiểm kờ tài sản cố định, hàng tồn kho của Cụng ty tại thời điểm 31/12/2004, với những tài liệu được Cụng ty cung cấp chỳng tụi khụng thể khẳng định chắc chắn được số lượng tài sản cố định và hàng tồn kho bằng cỏc thủ tục kiểm toỏn khỏc.
Theo ý kiến chỳng tụi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu cú) đến Bỏo cỏo tài chớnh vỡ lý do nờu trờn, xột trờn cỏc khớa cạnh trong yếu, Bỏo cỏo tài chớnh đó phản ỏnh trung thực và hợp lý tỡnh hỡnh tài chớnh tại ngày 31/12/2004 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chớnh kết thỳc cựng ngày, và được lập phự hợp với chế độ kế toỏn Việt Nam hiện hành và cỏc quy định phỏp lý cú liờn quan.
Chỳng tụi xin lưu ý:
Bỏo cỏo tài chớnh của Cụng ty chưa thể hiện cỏc số liệu về hoạt động kinh doanh cũng như tỡnh hỡnh tài chớnh tại cửa hàng bỏch hoỏ của Cụng ty.
Kểm toán viên
GĐ
Hồ Trung Trực
Chứng chỉ số: 0310/KTV
Đào Tiến Đạt
Chứng chỉ số: Đ0078/KTV
Số 04: Biên bản kiểm toán.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Biên bản kiểm toán
Thực hiện hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2004 giữa TVN (TVN) và CT Kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC).
Hôm nay, ngày 18 tháng 03 năm 2005 tại văn phòng CT ABBC, chúng tôi gồm có:
Đại diện CT ABBC
Ông: GĐ
Bà: Kế toán trưởng CT
Đại diện CT Kiểm toán và Dịch vụ tin học (AISC)
Ông Hồ Trung Trực Trưởng đoàn kiểm toán
Bà Lê Thị Hoan Thành viên
Ông Dương Tiến Dũng Thành viên
Bà Vũ Thị Thu Trang Thành viên
Cùng nhau thống nhất các vấn đề liên quan tới kết quả kiểm toán BCTC năm tài chính kết thúc tại 31/12/2004 của CT ABBC.
Các KTV AISC đã thực hiện công việc kiểm toán theo đúng các chuẩn mực kiểm toán, kế toán hiện hành và yêu cầu của TVN.
Khái quát về CT abBc
CT ABBc ("CT") là DN thành viên, hạch toán phụ thuộc TVN, được thành lập theo Quyết định số / 2002 /QĐ - TTg Ngày / 02 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển CT về làm thành viên của và Quyết định số /QĐ - HĐQT ngày 15/ 11/ 2002 của Chủ tịch HĐQT Tổng CT than Việt Nam về việc đổi tên CT thành CT ABBC.
Trụ sở chính của CT đóng tại Thị xã Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Ngành nghề kinh doanh của CT bao gồm:
Chế biến, kinh doanh than
Quản lý, khai thác, kinh doanh cảng, bến, bãi
Dịch vụ bốc xúc, vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ
Kinh doanh vật tư, thiết bị mỏ
Kinh doanh hàng bách hoá tổng hợp
CT thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 1195/ QĐ - HĐQT ngày 25/ 10/ 2001 của TVN đã được Bộ Tài chính chấp thuận theo công văn số 9441 TC/ CĐKT ngày 02/10/2001.
Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: thực tế đích danh.
II. Kết quả kiểm toán
1. Nhận xét chung
Các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết của CT được lập và trình bày tương đối đầy đủ rõ ràng theo đúng các hướng dẫn của TVN.
BCTC của CT được lập đầy đủ theo đúng hướng dẫn về lập BCTC của TVN.
Công tác đối chiếu công nợ phải thu, phải trả của CT được thực hiện tương đối đầy đủ.
Hạn chế của công tác kiểm toán
Đoàn kiểm toán chưa có điều kiện tham gia kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho của CT vào thời điểm kết thúc năm tài chính, do đặc điểm ngành than, với các tài liệu được CT cung cấp, chúng tôi không thể xác định được số lượng tài sản cố định và hàng tồn kho bằng các thủ tục kiểm toán khác tại thời điểm này.
Một số vấn đề còn tồn tại cần điều chỉnh và khắc phục
Trong quá trình kiểm toán chúng tôi đã tiến hành kiểm tra công tác hạch toán kế toán, các chứng từ tài liệu liên quan đến BCTC của CT, cũng như kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của CT.
Chúng tôi cũng xin lưu ý các hạn chế được nêu ra dưới đây được phát hiện qua việc thực hiện các bước kiểm toán cơ bản, do đó chưa thể bao gồm toàn bộ các vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ và BCTC của CT cần điều chỉnh và cải tiến.
3.1. Cần mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý theo khoản mục chi phí.
Quy định
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán thống kê ban hành kèm theo Lệnh số 06/LTC-HĐNN ngày 20/5/1988 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Căn cứ chế độ kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/ QĐ - HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN.
Căn cứ vào quyết định số 522//QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Phát hiện
CT chưa mở sổ hạch toán chi tiết đến tài khoản cấp 2 đối với các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
ảnh hưởng
Việc chưa mở sổ hạch toán chi tiết đến tài khoản cấp 2 đối với các tài khoản chi phí dẫn đến khó khăn cho CT trong công tác tổng hợp, kiểm soát các khoản chi phí theo khoản mục chi.
Kiến nghị của KTV
CT cần mở sổ hạch toán chi tiết đến tài khoản cấp 2 đối với các tài khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
3.2. Cần tăng cường công tác quản lý kiểm soát hàng tồn kho tại các đơn vị trực thuộc.
Quy định
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán thống kê ban hành kèm theo Lệnh số 06/LTC-HĐNN ngày 20/5/1988 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ chế độ kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN;
Căn cứ vào quyết định số 522//QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QDD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
Phát hiện:
Chúng tôi nhận thấy CT không theo dõi than tận thu tại các Cảng trong quá trình tận thu mà chỉ ghi nhận theo dõi khối lượng bán. CT cũng chưa xây dựng được định mức cho hoạt động này.
ảnh hưởng:
Việc kế toán không theo dõi khối lượng than tận thu trong quá trình sản xuất sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác CT lại chưa có định mức tận thu có thể gây khó khăn cho công tác kiểm soát bảo vệ sản phẩm hàng hóa.
Kiến nghị của KTV
CT cần theo dõi chặt chẽ khối lượng than tận thu được từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Mặt khác cần xây dựng định mức than tận thu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
3.3. Cần tổ chức hạch toán và xác định giá nhập kho than chế biến.
Quy định
Căn cứ vào Quy chế tài chính trong Tổng CT than Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-HĐQT ngày 26/7/2002 của HĐQT TVN.
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN.
Căn cứ vào Quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tôi nhận thấy trong năm tài chính CT có hoạt động chế biến than. Tuy nhiên CT đã chưa tổ chức hạch toán và tính giá thành cho các sản phẩm này.
ảnh hưởng
Việc CT chưa hạch toán giá thành than chế biến là chưa phù hợp với hướng dẫn về hạch toán kế toán; gây khó khăn cho việc xác định hiệu quả của hoạt động chế biến than. Giá trị sản phẩm than chế biến không phản ánh đầy đủ chi phí. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của CT khi giá trị và số lượng than chế biến tồn kho lớn.
Kiến nghị của KTV
CT cần tiến hành xây dựng định mức chi phí chế biến than, hạch toán tính giá thành than chế biến.
Do số lượng than chế biến tồn kho tại thời điểm 31/12/2004 không lớn nên chúng tôi không đề nghị điều chỉnh.
3.4. Xác định chỉ tiêu các khoản phải trả phù hợp với quy định.
Quy định
Căn cứ chế độ kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN.
Căn cứ vào Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QDD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tôi cũng nhận thấy việc xác định chỉ tiêu các khoản phải trả trên BCTC của CT là chưa phù hợp. Số dư tài khoản Phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kế toán bao gồm cả công nợ phải trả cho các cá nhân cán bộ đơn vị trực thuộc.
ảnh hưởng
Việc chưa phân loại chính xác đối tượng phải trả sẽ dẫn đến thông tin trên BCTC chưa chính xác và chưa phù hợp với hướng dẫn chế độ kế toán của TVN.
Kiến nghị của KTV
CT cần tiến hành phân loại lại các khoản công nợ phải trả phù hợp với quy định hiện hành. Tăng số dư khoản mục phải trả khác, đồng thời giảm số dư tài khoản phải trả người bán số tiền là 1.862.332.644 đồng (xem bút toán điều chỉnh đính kèm biên bản này).
Cần ghi nhận đầy đủ giá trị TSCĐ theo quy định và thực hiện chi Quỹ phúc lợi phù hợp với nguồn.
Quy định
Căn cứ vào thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN;
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN;
Căn cứ vào Quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Chúng tôi nhận thấy trong năm tài chính 2004 CT đã mua sắm một số tài sản cố định từ Quỹ phúc lợi. Tuy nhiên CT chưa hạch toán ghi nhận tăng giá trị tài sản các tài sản này. Các tài sản này cũng không được phản ánh trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
Trong năm CT đã đầu tư kinh doanh trái phiếu dài hạn từ Quỹ phúc lợi số tiền 23.000.000 đồng. Tuy nhiên CT chưa hạch toán giảm nguồn vốn quỹ số tiền này.
CT đã chi quỹ phúc lợi vượt quá số được chi theo quy định. Cụ thể số dư tài khoản Quỹ phúc lợi tại 31/12/2004 trên Bảng cân đối kế toán của CT là - 894.830 đồng. Số dư thực tế sau khi ghi giảm nguồn vốn quỹ số tiền 23.000.000 đồng đã đề cập ở trên là -23.894.830 đồng.
ảnh hưởng
Việc chưa ghi nhận giá trị TSCĐ là chưa phù hợp với hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý TSCĐ. Mặt khác, trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định cũng không phản ánh giá trị các TSCĐ này chứng tỏ công tác kiểm kê TSCĐ chưa thật sự hiệu quả.
Việc CT chưa ghi nhận giảm nguồn quỹ phúc lợi khi thực hiện đầu tư kinh doanh trái phiếu gây khó khăn cho công tác quản lý chi tiêu từ nguồn quỹ phúc lợi. Việc CT chi từ nguồn quỹ phúc lợi vượt số đã trích là chưa phù hợp với quy định.
Kiến nghị của KTV
Cần tăng cường công tác kiểm kê quản lý TSCĐ. Tăng cường công tác kiểm tra hạch toán TSCĐ, đảm bảo TSCĐ được ghi nhận theo đúng quy định hiện hành.
Tăng cường công tác kiểm tra hạch toán nguồn vốn, quỹ. Tránh tình trạng chi quỹ vượt giá trị được chi trong năm.
Điều chỉnh các bút toán theo chi tiết đính kèm biên bản này.
3.6. Một số khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ.
Quy định
Căn cứ vào thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN;
Căn cứ chế kế toán áp dụng trong TVN ban hành theo quyết định số 1195/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của HĐQT TVN;
Căn cứ vào quyết định số 522/2003/QĐ-HĐQT ngày 08/4/2003 của HĐQT TVN về việc phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán áp dụng trong TVN.
Căn cứ vào Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về việc hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QDD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào công văn số 4421/CV-KTT ngày 14/12/2004 của Tổng GĐ TVN về việc hướng dẫn lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2004.
Phát hiện
Trong quá trình kiểm toán chúng tôi nhận thấy một số khoản chi phí chưa đầy đủ chứng từ hợp lệ
ảnh hưởng
Các khoản chi không có chứng từ hợp lý, hợp lệ có thể không được cơ quan thuế, tài chính chấp thuận là chi phí hợp lý hợp lệ.
Kiến nghị của KTV
CT cần ghi nhận chi phí kinh doanh trên cơ sở chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán và quyết toán thuế.
Một số ý kiến khác:
Chi trợ cấp thôi việc 12.385.600 sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa phù hợp với quy định.
Điều chỉnh thuế theo quyết toán thuế:
Nợ TK 811: 1.339.562
Có TK 133: 1.339.562
Trong năm tài chính 2004 CT vẫn chưa thực hiện quản lý, theo dõi tình hình kinh doanh, tài sản, vật tư tại cửa hàng bách hoá mà thực hiện theo phương thức khoán kinh doanh hàng tháng, do đó BCTC của CT chưa thể hiện chi phí, doanh thu, các khoản thu nộp thuế, giá trị tài sản, vật tư của cửa hàng kinh doanh.
ý kiến về lương
II. ý kiến của CT ABBC
Đồng ý với nhận xét và kiến nghị của đoàn kiểm toán
đại diện
Công ty ABBC
đại diện
công ty kiểm toán dịch vụ và tin học - AISC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3164.doc