MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ở Việt Nam, các điều kiện khách quan và chủ quan gần như đã chín muồi cho việc triển khai mô hình tập đoàn báo chí. Sau 20 năm đổi mới, báo chí Việt Nam đã lớn mạnh về mọi mặt và đang có nhu cầu vươn cao, vươn xa hơn nữa.
Trên thế giới, từ hơn 100 năm nay, đã có việc các cơ quan báo chí sáp nhập thành tập đoàn, hướng đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế, mở ra một huớng làm kinh tế cho ngành công nghiệp báo chí – truyền thông, biến ngành này trở thành một ngành kinh doanh nhiều lợi nhuận. Xu hướng của các tập đoàn truyền thông hiện nay là vươn ra ngoài lãnh thổ, bởi sự phát triển của các tập đoàn trong nước đã đến hồi tới hạn. Trong khi đó, châu Á, trong đó có Việt Nam ta, lại là một thị trường giàu tiềm năng và mới bước đầu được khai phá. Cùng với đợt sóng này là đợt sóng toàn cầu hoá, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào WTO, như vậy, việc có một tập đoàn làm đối tác của các tập đoàn truyền thông khác, nắm giữ thế chủ động được xem như là một việc làm cần kíp.
Trên cơ sở nhận định tình hình trong và ngoài nước, nhà nước đã đưa ra chủ trương cho phép hình thành các tập đoàn báo chí, và trước mắt, tạo một số điều kiện nền tảng để báo chí gia tăng tiềm lực kinh tế.
Đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam” muốn dự phần vào công việc mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: “Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”[27].
2. Tình hình nghiên cứu:
Tập đoàn báo chí là một mô hình kinh tế báo chí đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, và chủ yếu được các nhà nghiên cứu báo chí – truyền thông trên thế giới tiếp cận dưới hai góc độ: lịch sử báo chí và xã hội học truyền thông. Do việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản phương Tây tuân theo quy luật phát triển kinh tế, các nghiên cứu phương Tây không nghiên cứu mô hình kinh tế, mà chủ yếu nghiên cứu về vai trò của các tập đoàn truyền thông trong đời sống xã hội và đặc biệt là về tác động của chúng đối với chất lượng báo chí.
Riêng đối với các quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, công tác nghiên cứu lại chú trọng đến mô hình kinh tế, bởi thị trường truyền thông ở các quốc gia này hoặc là chưa hình thành hoặc là đang cần tìm một hướng phát triển. Chính do động cơ “đi tắt đón đầu”, các quốc gia này đã thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết và triển khai ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí từ hơn chục năm trước đây. Ở Trung Quốc, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nhất, công tác nghiên cứu cũng đã được triển khai từ trước năm 1996 – năm mà tập đoàn báo chí đầu tiên (tập đoàn báo chí Quảng Châu) tuyên bố thành lập.
Tuy nhiên, do đặc thù về mặt chính trị, nhu cầu nghiên cứu về mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn báo chí mới chỉ trở nên bức thiết ở xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Có thể nói, Quyết định 219 của Chính phủ tháng 9/2005 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 đã chính thức khởi động cho các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này.
Kể từ sau khi có chủ trương thành lập tập đoàn, giới làm báo đã công khai bàn luận về vấn đề “tập đoàn báo chí”: làm thế nào? Như thế nào? Triển vọng ra sao? Một số báo cũng bày tỏ tham vọng vươn mình thành tập đoàn, như Tiền Phong, Viet Nam Net, Tuổi Trẻ, SGGP, Họ cũng tự mình tìm hiểu các mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới để áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm này chủ yếu mang tính nội bộ. Do vậy, công trình NCKH SV này là một đề tài hoàn toàn mới mẻ và mang tính thời sự ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Tuy đây mới chỉ là một nghiên cứu mang tính chất khởi đầu, mục đích của đề tài là hiểu rõ và gợi ý ứng dụng mô hình tập đoàn báo chí của các nước trên thế giới vào thực tế truyền thông Việt Nam.
Do vậy, đề tài có hai nhiệm vụ chính. Một là đem lại cái nhìn rộng rãi về các tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới, thông qua việc nghiên cứu mô hình kinh tế, vai trò xã hội, và tác động đối với đời sống truyền thông. Hai là nhìn nhận lại thực trạng truyền thông Việt Nam trong bối cảnh chuyển hướng sang hoạt động kinh tế báo chí, để từ đó đưa ra những gợi ý ứng dụng phù hợp. Nhiệm vụ nghiên cứu mô hình quản lý, do giới hạn về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị và trình độ nghiên cứu khoa học, xin được tạm gác lại.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, mô tả, phỏng vấn lấy ý kiến
5. Giới hạn của đề tài:
Đề tài “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” là một đề tài có trọng tâm nghiên cứu rõ ràng. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo và năng lực xử lý thông tin cũng như do giới hạn về các mối quan hệ giao tiếp trong giới báo chí, đề tài buộc phải giới hạn ở một phạm vi phù hợp.
Trong quá trình tiếp cận với rất nhiều tập đoàn báo chí trên thế giới, người viết chỉ chọn tìm hiểu và giới thiệu 2 tập đoàn báo chí tiêu biểu của Mĩ (News Corp và Gannett), 6 tập đoàn báo chí của Trung Quốc, và tập đoàn Singapore Press Holdings của Singapore.
Trong quá trình khảo sát bước chuẩn bị thành lập tập đoàn của các cơ quan báo chí, người viết chỉ chọn tìm hiểu và tiếp cận với 6 cơ quan báo chí (chủ yếu trong lĩnh vực báo in) là: Tiền Phong, VietNamNet, Thanh Niên, Sài gòn Giải Phóng, Saigon Times Group, và Tuổi Trẻ.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Trong thời gian qua, khái niệm “tập đoàn báo chí” trở thành môt đề tài bàn tán trong giới báo chí – truyền thông. Nói cách khác, chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm này ở Việt Nam. Ở mức độ nghiên cứu còn hạn chế, đề tài NCKH SV “Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” tạm thời đưa ra một định nghĩa. Ngoài ra, thông qua quá trình nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới, người thực hiện cũng tạm thời đưa ra một số yếu tố đem lại cái nhìn toàn diện về một tập đoàn báo chí. Đây chính là ý nghĩa lý luận của đề tài.
Về ý nghĩa thực tiễn, có thể thấy đề tài NCKH SV này là một tài liệu tham khảo có tính ứng dụng cho các các cơ quan báo chí trong quá trình chuẩn bị tiến tới thành tập đoàn báo chí theo đúng chiến lược của Bộ Văn hoá – Thông tin. Ngoài ra, đề tài cũng có giá trị tham khảo đối với SV chuyên ngành báo chí, đặc biệt là các SV muốn có một cái nhìn phổ quát về thực trạng truyền thông ở Việt Nam và thực trạng truyền thông thế giới.
7. Kết cấu:
Đề tài gồm có 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về báo chí Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005: tập trung khái quát thực trạng báo chí – truyền thông ở Việt Nam trong những năm gần đây, phân chia thành các mảng: báo in, báo nói – báo hình, báo trực tuyến, và những hiện tượng truyền thông khác. Dựa trên cơ sở thực tế, người viết cho thấy nhu cầu phát triển năng động hơn nữa của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam chính là tiền đề bảo đảm sự hình thành của các tập đoàn báo chí trong tương lai, theo đúng định hướng của Nhà nước.
Chương 2: Giới thiệu một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới: tìm hiểu sơ lược quá trình hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới, thử tiếp cận với khái niệm “tập đoàn báo chí” trên thế giới, giới thiệu đôi nét về một số tập đoàn báo chí của Mĩ, Trung Quốc, và Singapore.
Chương 3: Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam: tập trung tìm hiểu quá trình tư duy và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam của nhà nước, đồng thời khảo sát bước chuẩn bị của các cơ quan báo chí được đánh giá là có triển vọng thành lập tập đoàn.
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, đời sống báo chí Việt Nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thông về cơ bản đã hình thành. Từ chỗ chỉ là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng, báo chí từng bước bung ra làm kinh tế (cải tiến nội dung tăng doanh số phát hành, thu hút quảng cáo, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác). Từ thực tiễn báo chí làm ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng chính trị, những người lãnh đạo đã có sự đổi mới trong tư duy, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho báo chí tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là nguyên nhân dẫn đến chủ trương thành lập tập đoàn báo chí trước năm 2010, thực chất là sự hợp thức hoá hoạt động kinh doanh báo chí, tiến đến một nền kinh tế báo chí trong nay mai.
Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực tế còn cần một khâu chuẩn bị lâu dài, cả về tiềm lực của các cơ quan báo chí lẫn cơ chế, chính sách của nhà nước, nhất là trong hoàn cảnh nước ta chưa cho phép có báo chí tư nhân mà chỉ mới cho phép xã hội hoá một số lĩnh vực có liên quan đến báo chí - truyền thông (như xuất bản, phát hành).
Trong bước chuẩn bị về tiềm lực, một việc hết sức quan trọng là phải hiểu rõ về cái gọi là “tập đoàn báo chí”. Ở đầu chương 2, người thực hiện đề tài NCKH SV này tạm định nghĩa: “tập đoàn báo chí”là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.”[41]
Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của báo chí thế giới, ở Việt Nam, dù rất nhanh nhạy, tất cả các cơ quan báo chí chỉ mới ở bước “manh nha” làm kinh tế. Do đó, việc học tập kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí nước ngoài là một việc không thể thiếu.
Báo chí Mĩ được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất trên thế giới. Các tập đoàn truyền thông của Mĩ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế báo chí của Mĩ đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi, trong đó có cả Trung Quốc. Điều cần phải cân nhắc trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm của báo chí Mĩ chính là điều kiện kinh tế - chính trị của Mĩ khác với Việt Nam. Nước Mĩ chủ trương tự do hoá tối đa lĩnh vực kinh tế báo chí. Chính phủ Mĩ từng đặt ra các luật lệ giới hạn sở hữu truyền thông (tức là giới hạn kinh doanh truyền thông), song cũng chính cơ quan làm luật của nước này lại đấu tranh để tháo dỡ từng điều luật một. Điều đó tạo nên đặc điểm phức tạp, chồng chéo của nền kinh tế báo chí Mĩ. Các nhà xã hội học truyền thông cho rằng đó là mầm mống của chủ nghĩa độc quyền truyền thông, là nguy cơ đe doạ tính dân chủ, tính minh bạch trong hoạt động báo chí, làm suy giảm chất lượng của báo chí. Do vậy, khi học tập mô hình tập đoàn truyền thông Mĩ, cần chú trong đến tính chuyên nghiệp trong điều hành kinh tế báo chí và rút kinh nghiệm về mặt hoạch định chính sách.
Xét về thực lực, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc không mạnh bằng các tập đoàn báo chí Mĩ, và thực chất họ cũng chỉ là “học trò” của các tập đoàn truyền thông Mĩ. Điều đáng học ở Trung Quốc chính là mô hình quản lý tương đối phù hợp với điều kiện chính trị của một quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã hội như Việt Nam. Mặt khác, cần học Trung Quốc ở cách ứng xử và “chia sẻ kinh nghiệm” với các đối tác truyền thông lớn trên thế giới.
Nền báo chí Singapore tạm được coi là mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Lợi thế của các tập đoàn báo chí ở Singapore là sự hậu thuẫn tuyệt đối của Chính phủ thông qua cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, mô hình quản lý của Singapore chỉ phát huy tác dụng đối với các quốc gia không đông dân, bộ máy công quyền linh hoạt, gọn nhẹ. Mô hình này có thể ứng dụng ở Việt Nam, nhưng không phải là trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ nên thí điểm ở một vài thành phố năng động, tự chủ. Điều đáng học nhất ở Singapore chính là cách triển khai bài bản những gì đã học được từ các tập đoàn trên thế giới, là tham vọng đưa truyền thông vươn ra ngoài lãnh thổ, đặc biệt là ở chiến lược “lên ngôi” trong thị trường truyền thông khu vực – nơi mà tiềm năng của thị trường truyền thông còn dồi dào.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả của các tập đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được tập đoàn báo chí hay không còn phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.
Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này. Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm qua, có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc gia không phải là quá khó thực hiện.
________________________________________
[1] ngay cả những số liệu được đang tải trên các phương tiện truyền thông cũng không hề trích dẫn nguồn, người viết phải gặp nhiều vất vả khi muốn truy lại nguyên gốc của các số liệu
[2] Lấy nguồn từ bài phỏng vấn đồng chí Nguyễn Khoa Điềm – Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương đăng trên Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, 6/2005 và đăng lại trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài viết “Báo chí với sự nghiệp đổi mới đất nước” đăng trên Tạp chí Người làm báo số tháng 8/2005, tác giả Hà Quốc Tri
[3] Tạp chí Người làm báo, tháng 02/2006, trang 22 – 23
[4] Tác giả Văn Hùng đã phân chia mảng tạp chí thành 4 loại, theo cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, vì đối tượng của đề tài NCKH này, người viết đã nhóm 3 loại đầu lại thành một nhóm. Sau đây là nguyên văn cách chia của tác giả Văn Hùng:
“Một là, tạp chí khoa học.
Hai là, tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ Dạng này hiện có khoảng gần hai trăm đầu tạp chí. Hầu hết các tạp chí này được xếp vào đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế tự trang trải.
Ba là, tạp chí thuộc các bộ, ngành, Tổng công ty thường gọi là tạp chí chuyên ngành. Đương nhiên, trong số này có thể bao hàm cả nội dung khoa học.”
[5] Theo giáo trình của GV Bùi Huy Lan
[6] “media – truyền thông: hiểu một cách đầy đủ bao gồm cả lĩnh vực sách, quảng cáo và điện ảnh
[7] Media economics (kinh tế báo chí, kinh tế truyền thông) bao hàm các vấn đề kinh tế cả về lí thuyết lẫn thực hành riêng cho các lĩnh vực truyền thông. Mối quan tâm đặc biệt của kinh tế báo chí là các chính sách kinh tế, hoạt động của các công ty truyền thông, trên các lĩnh vực như báo in (journalism) và ngành công nghiệp tin tức (news industry), sản xuất phim ảnh (film production), các chương trình giải trí (entertainment programs), in ấn (print), phát hình – phát thanh (broadcast), quảng cáo (advertising) và giao tế cộng đồng (public relations). Sự bãi bỏ các quy định trong lĩnh vực truyền thông, sở hữu truyền thông và sự tập trung, thị phần, các chiến lược kinh tế cạnh tranh, “thuế truyền thông” (media tax) là đặc điểm kinh tế báo chí Mĩ. Kinh tế báo chí liên quan đến cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội .
[8] Theo giáo trình chép tay môn “Lịch sử báo chí thế giới” của GV Đào Ngọc Chương
[9] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[10] Tên gọi của một bộ phim phỏng theo hình mẫu của các ông chủ báo giàu sụ
[11] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[12] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[13] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[14] Theo trang web Who Owns What | Columbia Journalism Review, phần Who Owns What
[15] (Việt NamE, ấn bản điện tử tiếng Anh của tờ Thanh Niên, và một số trang web khác)
[16] Trang web WAN-IFRA - Welcome to WAN-IFRA, 02/2006
[17] Nguyên văn: A media conglomerate describes companies that own large numbers of companies in various mass media such as television, radio, publishing, movies, and the Internet. A conglomerate is a large company that consists of divisions of seemingly unrelated businesses.
[18] Nguyên văn: It is questionable whether media companies are unrelated, as of 2006
[19] Nguyên văn: A few global corporations are horizontally integrated; that is, they control a significant slice of specific media sectors, like book publishing, which has undergone extensive consolidation in the late nineties. "We have never seen this kind of concentration before," says an attorney who specializes in publishing deals. But even more striking has been the rapid vertical integration of the global media market, with the same firms gaining ownership of content and the means to distribute it. What distinguishes the dominant firms is their ability to exploit the "synergy" among the companies they own.
[20] Trang 28: concentration may occur vertially, i.e. integrating formerly independent economic entities of different production levels into one company, or horizontally, i.e. merging company of the same production level.
[21] Robert W. McChesney, The New Global Media: It’s a Small World of Big Conglomerates, 1999, đoạn “Indeed, the genius of the commercial-media system is the general lack of overt censorship. As George Orwell noted in his unpublished introduction to Animal Farm, censorship in free societies is infinitely more sophisticated and thorough than in dictatorships, because “unpopular ideas can be silenced, and inconvenient facts kept dark, without any need for an official ban.”
[22] Nghiên cứu này bao quát sự phát triển của nền báo chí TRUNG QUốC tính từ năm 1949 đến nay, khảo sát 5 khu vực chính: Guangzhou, Beijing, Shanghai, Chengdu and Xi’an, tập trung chú ý vào sự trỗi dậy của các “news companies” lớn (các cơ quan báo chí hoạt động như các doanh nghiệp) và sự hình thành của các “press groups” (tập đoàn báo chí).
[23] As China transformed from a planned to a market economy, the newspaper industry gradually developed as well, moving towards market competition. A publisher’s survival now depends more on its own business operations than on governmental support. Dominant positions of government subscriptions have been taken over by individual subscriptions. Competition among publishers has become more intense as they seek to attract readers.
Due to strong competition among newspaper companies and the liberalization of China’s publishing industry, in line with WTO commitments, more news companies are consolidated into press groups.
[24] Ở TPHCM, nhà báo Linh Hà (Võ Như Lanh) của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn là người đặc biệt tâm huyết với vấn đề báo chí phải tham gia hoạt động kinh tế của nước nhà như một doanh nghiệp. Ông là tác giả đầu tiên viết về mô hình tập đoàn báo chí Trung Quốc, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 17/12/1998. Trong bài ký sự của mình, tác giả đề cập đến đến 2 tập đoàn: tập đoàn báo chí Thâm Quyến và tập đoàn báo chí Phương Nam. Riêng đối với tập đoàn báo chí Thâm Quyến, vào thời điểm năm 1998, dù là một trong bốn tập đoàn báo chí mạnh nhất về kinh tế ở Trung Quốc, nhưng vẫn chưa chính thức trở thành tập đoàn. Đến năm 1998, TRUNG QUốC chỉ mới cấp phép cho 6 tập đoàn báo chí: 2 ở Bắc Kinh, 1 ở Thượng Hải, và 3 ở Quảng Châu. Lưu ý ở thời điểm này, quy mô của các tập đoàn báo chí khá nhỏ. Ngoài ra, tuy đây là tài liệu cũ nhưng lại rất có ích cho nền báo chí Việt Nam cũng chỉ mới đi những bước đầu tiên trong việc hình thành tập đoàn báo chí.
[25] Vào khoảng cuối tháng 3-2005, báo SGGP đã có chuyến tham quan và làm việc với một số tờ báo ở Trung Quốc. Tháng 5/2005, báo SGGP cho đăng 3 kì “Trung Hoa báo nghiệp ký sự” liên tiếp, mô tả và rút tỉa kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí Trung Quốc. Phần này được viết chủ yếu dựa theo kì 1 “Từ Nhân Dân nhật báo đến Bắc Kinh tập đoàn báo nghiệp” – kì này ghi nhận hiện tượng báo Đảng làm kinh tế và sự khang trang của một trong những cơ quan báo chí hàng đầu Trung Quốc: Beijing Daily Group (tập đoàn báo chí Bắc Kinh nhật báo). Không biết vì lí do gì, tác giả Nguyễn Đức cho rằng Nhân Dân nhật báo không phải là một tập đoàn. Tôn trọng ý kiến của tác giả, người viết tạm thời không giới thiệu lại Nhân Dân nhật báo dưới cái nhìn như một tập đoàn, mà chỉ giới thiệu tập đoàn Bắc Kinh nhật báo.
[26] Bắc Kinh nhật báo có số phát hành 400.000 số/kì, cao hơn tờ nhật báo Tuổi Trẻ của Việt Nam (xấp xỉ 370.000 số/kì)
[27] Phần giới thiệu này dựa trên kì 2 “Văn Hối Tân Dân báo: Mô hình tập đoàn kinh tế truyền thông” (báo SGGP). Kì này tập trung mô tả tỉ mỉ mô hình tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo (Wenhui-Xinmin United Press Group” ở Thượng Hải.
[28] Phần giới thiệu này dựa trên kì 3 “Quảng Châu nhật báo – người khổng lồ tỉnh lẻ” (báo SGGP), tập trung mô tả về tập đoàn báo chí đầu tiên của TRUNG QUốC.
[29] Thông qua website .: (bản tiếng Anh)
[30] Phần viết này chủ yếu được thực hiện trên cơ sở tham khảo các bài nhận định đăng trên tạp chí Nghề Báo.
[31] Người thực hiện đề tài NCKH đã đổi tên mục 3.4. Xây dựng mạng lưới hệ thống kỹ thuật mới lại như trên cho dễ hiểu.
[32] Theo Brochure của SPH, phần Giao tiếp cộng đồng
[33] Theo brochure In Touch
[34] At SPH, human resources and talent are our most cherished
[35] Đề án “Thí điểm cải cách thể chế ngành văn hoá” (7-2003) của Trung Quốc đánh dấu mốc mới trong cải cách công nghiệp truyền thông của Trung Quốc. Đề án này có những điểm nổi trội như sau: ngành truyền thông được chia thành hai khu vực: công ích phi lợi nhuận và thương mại; các cơ quan báo chí của Trung Quốc tăng cường tính độc lập về tài chính, cắt bỏ bao cấp; một số tập đoàn báo chí cổ phần hoá và niêm yết trên thị trường chứng khoán; khối tư nhân được phép đầu tư vào một số kênh truyền hình hoặc phụ trương các tờ báo; nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư trong khâu phát hành hoặc bán báo ra nước ngoài . Mặt khác, để thực hiện mục tiêu tạo ra “những thương hiệu báo chí đạt tầm cỡ thế giới”, chính phủ trung ương Trung Quốc đã chọn ra tám tờ báo toàn quốc và chuyển đổi những tờ này thành các công ty cổ phần với đa số cổ phần do nhà nước nắm giữ, đồng thời Trung Quốc cho phép các tập đoàn báo chí nước ngoài giới thiệu nguồn vốn, kĩ năng quản lí, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và điều hành cho Trung Quốc. Đây là một bước đi khôn ngoan, ở việc Trung Quốc không dựa hoàn toàn vào nguồn đầu tư nước ngoài mà biết huy động sức dân (cổ phần hoá), ở lập luận “Trung Quốc cần vốn để mở rộng, còn các đối tác nước ngoài muốn khai thác “mỏ vàng” trong khu vực báo chí của Trung Quốc”, và cả ở thái độ từng bước tự do hoá thị trường báo chí và xuất bản Trung Quốc nhằm “mài sắc” sức cạnh tranh của mình [36], [10].
[36] Dựa trên hai bài viết đăng trên tạp chí Nghề Báo của PV Nhị Hà: “Điều quan trọng nhất của Nghề Báo là phải tôn trọng sự thật!” (Nghề Báo số 21, tháng 7/2004), “Để nên danh phận phải hội đủ thế và lực!” (Nghề Báo số 38, tháng 12/2005)
[37] Ông Dương Xuân Nam có ý cho rằng tổng biên tập nên đồng thời là chủ báo, và như vậy, người làm tổng biên tập cần phải là người thực sự có năng lực, kinh nghiệm, điều kiện, dám nghĩ dám làm, bảo đảm hoạt động hiệu quả của cơ quan báo chí.
[38] Phần viết này được xây dựng dựa trên các bài phỏng vấn “Ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VIETNAMNET: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí” Tạp chí Nghề Báo 37 – 11/2005; “Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cách nói, cách nhìn của chúng ta cũng cần phải khác”, Tạp chí Người làm báo, tháng 1/2006, trang 19 – 20
[39] Phần viết dựa vào bài phỏng vấn Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên của nhà báo Ngô Thị Kim Cúc
[40] Xin xem thêm phụ lục
[41] Xin đọc lại Chương 2.2, phần tìm hiểu về khái niệm “tập đoàn báo chí”
Luận văn chia làm 3 chương, dài 79 trang
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú trọng
khai thác tối đa lợi nhuận trong mọi lĩnh vực truyền thông và có liên quan đến truyền
thông. Do sớm hình thành, các tập đoàn này tận dụng được ưu thế về tài chính, kinh
nghiệm quản lý, … để vươn ra “thống trị” thị trường truyền thông toàn cầu.
Ở những bước đi đầu tiên, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc vừa hồ hởi
lại vừa hết sức thận trọng cân nhắc giữa mục tiêu báo chí và mục tiêu kinh tế. Đặc điểm
của các tập đoàn báo chí Trung Quốc là tham gia năng động vào các hoạt động kinh doanh
ngoài báo chí mà chưa chú trọng khai thác hết mọi tiềm năng của thị trường truyền thông.
Ra đời muộn, song các tập đoàn báo chí Trung Quốc cũng có tham vọng toàn cầu và xây
dựng tham vọng đó bằng cách mở rộng hợp tác với các tập đoàn truyền thông nước ngoài.
Với thị trường truyền thông trong nước nhỏ hẹp, lại được sự hậu thuẫn về
chính sách mạnh mẽ của Chính phủ Singapore, tập đoàn SPH nhanh chóng chiếm lĩnh vị
trí chủ chốt. Ưu điểm của tập đoàn SPH là lối kinh doanh bài bản (học tập từ các quốc gia
tiên tiến), thường xuyên cập nhật công nghệ, biết tận dụng lợi thế, khả năng thâm nhập vào
tất cả mọi lĩnh vực truyền thông và liên quan đến truyền thông, khát vọng vươn ra chiếm
lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Mô hình SPH phù hợp với các thành phố trẻ, phát triển
chủ động và năng động.
54
55
Chương 3
CHỦ TRƯƠNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1. Chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam:
Vấn đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ
khoảng giữa năm 2004. Công cụ tìm kiếm trên mạng Google cho thấy, tại cuộc Hội thảo về
Tình hình phát triển, quản lý thông tin đại chúng và xuất bản trên địa bàn TPHCM vào
ngày 24/6/2004, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Thành Uỷ, đã gợi
ý về định hướng phát triển sự nghiệp báo chí: cần có những tập đoàn báo chí mạnh; một số
việc có thể thuê kênh tư nhân làm, Nhà nước quản lý nội dung. Ông Trần Thế Tuyển, cục
phó Cục Quản lý báo chí, đề nghị TP.HCM nên có chuyên đề về quy hoạch, sắp xếp để
hình thành các tập đoàn báo chí, vì ông cho rằng: “Nước ta chưa có nhưng trên thực tế đã
có cơ quan báo chí thấp thoáng hình thành mô hình này.”[6]
Trước đó, nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6/2004, trong bài trả lời phỏng
vấn của báo Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn cho biết thực tế
đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động như một tập đoàn kinh tế”,
mặc dù Luật báo chí qui định “Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo
chí”. Thứ trưởng chỉ ra một số trường hợp: báo Nhân Dân hiện có báo ngày, báo tuần, báo
tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim,
công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ … Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông
Đỗ Quý Doãn đã đề cập đến chuyện “vấn đề kinh tế báo chí cần được xem xét đầy đủ và
hoàn thiện về mặt luật pháp”[40]. Ông Đỗ Quý Doãn dự báo khi đã có những tổ hợp báo
chí hùng mạnh thì những tờ báo èo uột, không tự sống được sẽ tự đào thải.
Sau đó, báo chí chú ý khai thác những thông tin liên quan đến mô hình tập
đoàn báo chí ở Trung Quốc và các nước phương Tây. Đáng chú ý là những tin, bài được
đăng tải trong tháng 8/2004 trên báo Tuổi Trẻ về những động thái “cởi mở” của báo chí
Trung Quốc[35].
Bước sang đầu năm 2005, Bộ Văn hoá – Thông tin đệ trình chính phủ Chiến
lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có đoạn: “Thử nghiệm xây dựng tổ hợp
xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định
của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí.”
56
Cách đây 6 – 8 năm, vấn đề kinh tế báo chí là một vấn đề khá nhạy cảm,
người ta rất ngại nói đến vấn đề này [8]. Đến nay, những e ngại khi đề cập đến các vấn đề
mới mẻ như kinh tế báo chí và tập đoàn báo chí vẫn còn tồn tại ở một số nơi chậm đổi mới
tư duy, mặc dù Thông báo số 162-TB/TW ra ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị Trung ương
Đảng đã phê bình về việc chậm tổng kết, rút ra những kết luận cần thiết về kinh tế báo chí.
Khoảng thời gian chuẩn bị cho Đại hội Hội nhà báo Việt Nam (08/2005),
báo chí liên tục đăng tải những suy nghĩ nghiêm túc của báo giới và các cơ quan quản lý về
vấn đề tập đoàn báo chí.
Vấn đề kinh tế báo chí một lần nữa được đặt ra. Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng
biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa
ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập
đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”[28].
Bài viết đáng tham khảo thứ hai là bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ của
Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị [41]. Khi ấy, mô hình tập đoàn báo
chí đã được Nhà nước “bật đèn xanh”, song vẫn chưa có tờ báo nào trình đề án “tập đoàn
báo chí”, Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn cần có người đi đầu. Bộ Văn hoá – Thông tin tiếp
tục phát triển nhận định hồi năm 2004: thực tế đã có một số cơ quan báo chí hoạt động như
là tập đoàn, chỉ có điều chưa tổ chức lại, chưa xưng danh “tập đoàn báo chí”. Ông Phạm
Quang Nghị tiếp tục dẫn chứng: Đài truyền hình Việt Nam đã có các “công ty con” như
hãng phim, trung tâm dịch vụ quảng cáo, tạp chí truyền hình …; các báo Tuổi Trẻ, Tiền
Phong đã có nhiều ấn phẩm, có cả hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực quảng cáo, phát
hành sách báo, cho thuê văn phòng như các “tổng công ty”. Ông Phạm Quang Nghị cho
rằng Bộ Văn hoá – Thông tin đã tổng kết từ thực tiễn và đề xuất Chính phủ mở ra cơ chế
tập đoàn báo chí và “phần việc còn lại là của các cơ quan báo chí”. Về vấn đề tập đoàn báo
chí có được phép hoạt động như một doanh nghiệp hay không, ông Phạm Quang Nghị thừa
nhận cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng trong việc định hình các tờ báo tự chủ về tài chính
và có những bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông, do đặc
thù của hoạt động báo chí, ngành này không nên chỉ tuân theo Luật doanh nghiệp, mà
trước hết phải tuân thủ Luật báo chí, tốt nhất là nên tách bạch các bộ phận hoạt động như
doanh nghiệp.
Cũng trong một cuộc làm việc với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng
ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm nêu rõ: “Việc xây dựng các tập
57
đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa
trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên
báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng
phải hướng theo mục tiêu phấn đấu đó.” [8]
Đến tháng 9/2005, câu hỏi “Bao giờ có tập đoàn báo chí?” được đặt ra, kèm
theo đó là hàng loạt vấn đề như mô hình, quy mô, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý nội
dung báo chí, cơ chế quản lý tài chính báo chí … của các tập đoàn báo chí. Vào thời điểm
này, có thông tin cho rằng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội và
báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM đang được lãnh đạo 2
thành phố cho phép lập dự án xây dựng Tập đoàn báo chí [8]. Thậm chí, ngày 22 – 9 –
2005, tại cuộc họp mặt với Tổng Biên tập một số báo Đảng khu vực phía Nam, Ủy viên
Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới Nguyễn Xuân
Trình đã phác họa đôi nét chân dung về một tập đoàn báo chí của nhật báo Hà Nội Mới
trong tương lai không xa.
Tất cả những động thái “cởi mở” nói trên được xem là sự chuẩn bị cho sự
kiện ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành
Quyết định 219, phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc
đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam [4]. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM
đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời
điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu
như chưa có.
Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên
tờ Việt NamExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí [1].
Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là
xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm
hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha
hình thành các tập đoàn báo chí.
Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010,
sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo
58
phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền
hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động
bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác
thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập
đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này,
ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu
thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định
nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa
thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn”
mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội,
dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm
Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao
giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác
nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo, …
Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo
chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn
cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh
mới nên thành lập tập đoàn.
Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo
chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một
trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động
báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo
(điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình
hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và đội ngũ quản lý báo
chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm).
Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí”
lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải
đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước .
2. Bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng thành lập tập đoàn báo chí:
Kể từ khi có quyết định 219 về chủ trương hình thành tập đoàn báo chí, theo
nhận xét của thạc sĩ Nguyễn Lê Hoàn (Viet Nam Net), có hai động thái từ phía báo giới:
59
“Ngoài Bắc bàn tán rầm rộ, trong Nam âm thầm làm”. Khi mọi thứ còn mơ hồ, không ai
dám mạnh dạn tuyên bố, khẳng định tương lai của mình.
Trong phần viết dưới đây, người thực hiện đề tài NCKH “Tìm hiểu một số
tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam” giới
thiệu một số ý kiến của những người đại diện các cơ quan báo chí, các nhà báo, và một số
cá nhân khác.
2.1. Tiền Phong[36]:
Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất với
6 đầu báo (Tiền Phong ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Tiền Phong
giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ) và có website
www.tienphongonline.com. Ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt
được tỉ lệ phát hành khá cao.
Từ 5 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành một
tập đoàn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với tiêu chí của tờ
báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề Báo (số 21, tháng 7/2004), tổng biên tập Dương
Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu của sự phát triển là hiện đại hoá báo chí: “Có
nghĩa, phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống
bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo.”[13] Theo chiến lược này, song song với việc
gia tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên lo công
tác quảng cáo – phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt động kinh tế và báo chí
hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng. Công ty Tiền Phong không những là chỗ dựa kinh
tế tài chính cho Tiền Phong, mà còn giúp cho việc phân tách rạch ròi giữa khâu nội dung
và khâu “chạy quảng cáo” của phóng viên, hạn chế khuynh hướng “lá cải”, “bán báo”. Tờ
báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào tạo tại chỗ và
gửi phóng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ làm báo, thực hiện cơ chế thu nhập
và thưởng phạt nghiêm minh …
Bên cạnh đó, Tiền Phong còn tổ chức những hoạt động xã hội mang tầm
quốc gia như các cuộc thi Hoa hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia …, nhằm mục đích quảng
bá thương hiệu tờ báo.
Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các tập
đoàn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực hiện đúng các bước
60
đi để trở thành tập đoàn báo chí. Có điều, phạm vi hoạt động kinh tế và doanh thu của tờ
báo còn hạn chế nên chưa thể gọi Tiền Phong là một tập đoàn báo chí, dẫu chỉ là ở quy mô
nhỏ như tập đoàn báo chí Thẩm Quyến của Trung Quốc 8 năm trước đây (1998).
Khi có quyết định 219, Tiền Phong lại dành cho Tạp chí Nghề Báo một
cuộc đàm luận về “danh phận” tập đoàn báo chí. Tổng biên tập Dương Xuân Nam cho rằng
“Để nên danh phận, phải hội đủ thế và lực!” Để chuẩn bị cho sự ra đời của tập đoàn báo
chí, ông cho rằng cần chuẩn bị 3 thực tiễn sau đây:
(1) Về phía Nhà nước: cần có cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cụ thể trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam.
Cụ thể hơn, cần có cơ chế để các tờ báo mạnh thâu nạp các tờ báo không làm ăn
được, “nuôi họ và làm hay lên” [12]. Điều đó có nghĩa là Nhà nước phải tiến tới không bao
cấp báo chí, cho ra đời quy chế sáp nhập các tờ báo. Bên cạnh việc sáng lập, việc sáp nhập
và thậm chí mua lại các tờ báo là những bước đi tất yếu để hình thành các tập đoàn báo chí
trên thế giới. Mặt khác, cũng cần có cơ chế quản lý thông thoáng tương đối, nên giao
quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những người đứng đầu cơ quan
báo chí[37].
Đối với vấn đề hỗ trợ, cần hỗ trợ thông qua việc trợ giá giấy in báo, và việc miễn,
giảm thuế, bởi hiện thời, các tờ báo có quy mô hoạt động rộng như Tiền Phong phải gánh
4- 5 loại thuế, từ thuế doanh nghiệp, thuế vốn, thuế đầu tư cho đến thuế thu nhập … Theo
Tổng biên tập báo Tiền Phong, đặt vấn đề hỗ trợ không mâu thuẫn với yêu cầu “tự thân
vận động”, bởi đó là hỗ trợ cần thiết trong 10 – 20 năm đầu hình thành tập đoàn.
(2) Về vị thế của tờ báo: để trở thành tập đoàn, tờ báo phải có uy tín chính trị, đặt
ra được những vấn đề lớn của xã hội và thời đại.
(3) Về lực của tờ báo: tờ báo phải có số phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm (6 – 7 ấn
phẩm trở lên), đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, có công ty, xí nghiệp riêng, có trụ sở …
Tính đến cuối năm 2005, công tác chuẩn bị về thế và lực của Tiền Phong
đã tiến thêm một bước. Về thế, tờ báo chú trọng đầu tư cải tiến hình thức và nội dung
nhằm mở rộng đối tượng độc giả; mở mang các hoạt động xã hội bằng cách thành lập thêm
các quỹ từ thiện. Về lực, ngoài Công ty Tiền Phong, Tiền Phong tăng cường hội nhập
thương trường, chủ động phát triển kinh tế báo chí bằng cách mở thêm một số văn phòng
61
giới thiệu việc làm, du học, các nhà sách … Dự định trong năm 2006, tức sau khi có chủ
trương hình thành tập đoàn báo chí của chính phủ, của báo Tiền Phong là đầu tư về trụ sở
tờ báo, về đào tạo phóng viên, mở rộng các điểm in mới, xây dựng nhà sách quy mô lớn
nhất miền Bắc, …
Phát biểu của người đứng đầu báo Tiền Phong và những động thái của tờ
báo này tỏ rõ quyết tâm và sự tự tin trong ý định vươn lên thành lập tập đoàn báo chí. Vấn
đề của Tiền Phong là ở sự cho phép của Nhà nước, không chỉ cho phép về danh nghĩa mà
còn cho phép thông qua việc định ra các cơ chế, chính sách phù hợp.
2.2. VietNamNet[38]:
Xuất thân là một website dịch vụ cung cấp tin tức tiếng Việt (12.1997 –
www.Việt Namn.Việt Nam), tờ báo điện tử VietNamNet (1.2003 – www.vietnamnet.Việt
Nam) được xem là “hiện tượng báo chí” trong vài năm gần đây.
Tuy không có “thế” về chính trị, song VietNamNet lại có thế “sinh ra” từ
một công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn
thông, đơn vị thành viên tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền
thông VASC), nghĩa là có khả năng gắn kết các hoạt động truyền thông và viễn thông. Đây
cũng là một hướng phát triển lên tập đoàn từng có tiền lệ trên thế giới (tập đoàn Shin
Corporation của Thái Lan cũng phát triển từ ngành viễn thông sang). Chính vì thấy được
thế mạnh của mình, thay vì đề cập trực tiếp đến việc trở thành một tập đoàn báo chí (truyền
thông), ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VietNamNet chỉ đưa ra định
hướng: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình
báo chí.” Thực chất, nếu làm được điều này, tức là mặc nhiên đã trở thành một tập đoàn
truyền thông. Là một người hiểu rõ thế nào là một tập đoàn truyền thông, ông Nguyễn Anh
Tuấn nói: “Hai từ “tập đoàn” nghe có vẻ to tát, nhưng nếu hiểu là “doanh nghiệp truyền
thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào
bao cấp của nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn”.
Về lực, VietNamNet có báo điện tử VietNamNet tiếng Việt, VietNamNet
tiếng Anh, VietNamNet T.V, Người Viễn Xứ, Netmode, Giai Điệu Xanh, E-Chip và một
công ty mạnh về tài chính là VASC. (Cách đây vài năm, VietNamNet có ý định ra tờ nhật
báo VietNamNet nhưng chưa đủ nguồn lực, không hẳn là vì thiếu hụt tài chính). Hiện nay,
62
tuy hệ thống báo điện tử của VietNamNet Group vẫn chưa sinh lợi trực tiếp và mỗi năm
VASC vẫn phải bù lỗ vài tỷ, nhưng tương lai hứa hẹn của báo điện tử đang đến rất gần.
Ngoài ra, VietNamNet cũng có một số hoạt động xã hội gây tiếng vang trong và ngoài
nước, nổi bật là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực
ASEAN.
Như vậy, đứng trước Quyết định 219, về lý thuyết, tờ báo điện tử này được
xem là có khả năng chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông.
Theo Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, hiện tại, tờ báo này đang “chuẩn bị
con người, cập nhật thông tin về thị trường truyền thông, nghiên cứu, tìm hiểu mô hình của
các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh
nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.” [30] Mục tiêu mà VietNamNet hướng
đến trước mắt là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, trên cơ sở ứng dụng
những công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới nhằm đa dạng hoá các sản
phẩm, cung cấp cho bạn đọc ngày càng nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Hướng đi của
VietNamNet là một hướng đi thận trọng, khôn ngoan trong bối cảnh báo chí – truyền thông
Việt Nam đang có nhiều biến động, cũng là một hướng đi bài bản học tập từ các tập đoàn
truyền thông nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay từ trong cách phát ngôn của Tổng biên tập
Nguyễn Anh Tuấn trước báo chí: “Tôi có 2 khát vọng lớn: xây dựng VietNamNet thành
công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí có uy tín trong nước và quốc tế,
được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước trân trọng. Khát vọng thứ hai là thấy mọi
cán bộ, nhân viên VietNamNet hạnh phúc, thành đạt.”
Góp ý quan trọng của VietNamNet trong vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí
ở Việt Nam chính là: ngoài thế và lực (điều kiện cần), tập thể cơ quan báo chí còn phải có
ý muốn, khát vọng thành lập tập đoàn (điều kiện đủ). Ứng dụng vào thực tế hiện nay, có
thể thấy yêu cầu này rất có giá trị. Ngoài ra, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn
mạnh đến vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí: phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu
biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối quan hệ với các tập đoàn báo chí trên thế
giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường
trong nước cũng như quốc tế.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng lược phát triển thông tin đến năm 2010 rất phù
hợp với xu hướng phát triển của truyền thông. Cũng như Tiền Phong, để bảo đảm lộ trình
63
hình thành một tập đoàn báo chí, VietNamNet đưa ra một số đề xuất đối với phía Nhà
nước:
(1) Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn
thông, và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý
(2) Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế [31],
cơ quan báo chí là một doanh nghiệp [30], và như vậy, đã là cơ quan báo chí thì được phát
triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế
xin – cho.
2.3. Thanh Niên[39]:
Thanh Niên là tờ báo thuộc về Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nên
cũng được xem là một tờ báo có “thế” lên tập đoàn báo chí. Trong bài viết “Tờ báo là diễn
đàn tin cậy của tuổi trẻ, là vũ khí tư tưởng tin cậy của đoàn” đăng trên báo Thanh Niên,
ông Đào Ngọc Dung, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đánh giá: “Điều kiện
cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của báo ngày càng hiện đại hơn, có thể đáp ứng
cho quá trình cải tiến nâng cao chất lượng về nội dung và kỹ thuật trình bày, phù hợp với
tiến trình đổi mới và phát triển của làng báo nước ta. Báo Thanh Niên cũng đang mạnh dạn
từng bước tiến tới xây dựng một tập đoàn báo chí mạnh.”
Về lực, hiện tại Thanh Niên có các ấn phẩm: Thanh Niên ngày, Thanh Niên
Chủ nhật, Thanh Niên điện tử (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt), Thanh Niên Tuần san.
Thanh Niên là một tờ báo có lượng độc giả đông đảo, số phát hành tương đối cao. Theo
tổng kết của Thanh Niên, báo có vài triệu bản in mỗi tuần, có 1 triệu rưỡi người truy cập
trang Thanh Niên điện tử tiếng Việt, 30.000 người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng
Anh hàng ngày. Đây cũng là một trong số những tờ báo tự chủ về tài chính sớm nhất, biết
cách thu hút quảng cáo. Các hoạt động xã hội của tờ báo gây được tiếng vang trong và
ngoài nước, nổi bật là chương trình Duyên Dáng Việt Nam (đã tổ chức được 15 lần) và giải
U.21 báo Thanh Niên.
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm (3/1/1986 – 3/1/2006), Tổng biên tập báo Thanh
Niên phát biểu: “Thanh Niên phải có hàng triệu bản in trong nay mai, và theo chủ trương
của Đảng và Nhà Nước, Thanh Niên phải trở thành tập đoàn báo chí mạnh trong khu vực,
với xưởng phim, công ty cổ phần kinh tế, với nhiều sản phẩm báo chí, cùng những phát
triển trong lĩnh vực in ấn và truyền hình. Chương trình Duyên Dáng Việt Nam phải tạo ảnh
64
hưởng với quốc tế và sẽ trở thành thương hiệu lớn hơn nữa trong lĩnh vực này. U.21 tiếp
tục là sân chơi lớn, góp phần đào tạo nhiều tuyển thủ trẻ hơn, và với chất lượng cao hơn,
để bóng đá Việt Nam có vị trí xứng đáng hơn trong khu vực và thế giới.”[5]
Tính đến thời điểm hiện tại, báo Thanh Niên có thế, có khát vọng, song tiềm
lực tài chính còn quá mỏng để trở thành một tập đoàn báo chí. Chính vì vậy, khâu chuẩn bị
của tờ báo này phải mất rất nhiều thời gian.
Báo Thanh Niên không phúc đáp thư mời phỏng vấn của người thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học[40], liên quan đến kế hoạch cụ thể của tờ báo trong việc trở thành
một tập đoàn báo chí như đã tuyên bố .
2.4. Sài Gòn Giải Phóng:
Báo Sài Gòn Giải Phóng không phúc đáp chính thức thư mời phỏng vấn của
người thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu các diễn biến
đăng tải trên báo Sài Gòn Giải Phóng và trao đổi với ông Nguyễn Đức Quang, Trưởng ban
Chính trị, nguyên Tổng thư ký toà soạn báo Sài Gòn Giải Phóng, người viết đã khái quát
được một số vấn đề.
Trước khi có quyết định 219, Sài Gòn Giải Phóng đã quan tâm tìm hiểu mô
hình tập đoàn báo chí ở Trung Quốc và đã có 3 kỳ báo đề cập đến mô hình này. Đây là
cách tờ báo thể hiện rõ ý chí muốn trở thành một tập đoàn báo chí của mình.
Về thế, tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản TP.HCM.
Từ đầu năm 2005, Bí thư Thành Uỷ Nguyễn Minh Triết đã nhiều lần đến thăm và đốc thúc
Sài Gòn Giải Phóng trình phương án thành lập tập đoàn. Trong chuyến thăm vào dịp Tết
Bính Tuất, đề cập đến chiến lược phát triển tờ báo Đảng thành tập đoàn báo chí, đồng chí
Bí thư Thành Uỷ Nguyễn Minh Triết đã “đề nghị các sở ban ngành của TP cần hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện để Báo SGGP triển khai thực hiện các dự án phát triển - trước mắt là trụ sở
báo, nhà in và một số ấn bản báo đang xúc tiến xuất bản mới.”[24] Ông Nguyễn Minh
Triết chỉ đưa ra một yêu cầu duy nhất vào thời điểm tháng 5/2005, đó là báo Sài Gòn Giải
Phóng phải giữ vững tính định hướng và tính truyền thống, tính nghiêm túc, tính đúng đắn,
tính chiến đấu và chất lượng thông tin [7].
Về lực, tờ báo có số phát hành khá với 5 ấn phẩm: SGGP hàng ngày, SGGP
Thứ Bảy, SGGP Thể thao, SGGP Điện tử, SGGP Hoa Văn, đầu tư mạnh vào chất lượng
65
đội ngũ (viết báo, quảng cáo, phát hành), cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thông tin.
Đây cũng là một trong số những tờ báo của cả nước tự hạch toán kinh doanh và kinh doanh
có hiệu quả (dù thực lãi chưa nhiều). Cũng như nhiều tờ báo, Sài Gòn Giải Phóng có nhiều
hoạt động xã hội có ý nghĩa, được dư luận quan tâm, nổi bật với các hoạt động từ thiện và
giáo dục [7].
Như vậy, đối với báo Sài Gòn Giải Phóng, thế đã có nhưng lực thì còn yếu.
Chính vì lực yếu mà lại có tham vọng “vươn mình lên ngang tầm các tờ báo trong khu vực
và quốc tế về nghiệp vụ và kỹ thuật, có thể vững vàng vào thế kỷ 21 với tư cách là một tập
đoàn báo Đảng vững mạnh trong tương lai”, khâu chuẩn bị của báo SGGP lại càng khẩn
trương. Báo SGGP hướng tới mở rộng hoạt động bằng cách “đồng loạt triển khai hàng
chục dự án, với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng” [7] Trong nửa sau năm 2005, Sài Gòn Giải
Phóng xúc tiến đề án xin tăng thêm các ấn phẩm và đến đầu năm 2006, tờ báo đã nắm
trong tay quyết định ra thêm hai ấn phẩm mới. Ngoài ra, tờ báo cũng lập đề án mở rộng
sang các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác (trung tâm chế tác điện ảnh, trung tâm sách,
trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ).
Cũng như Tiền Phong và VietNamNet, SGGP đề xuất đối sự hỗ trợ của nhà
nước trên hai phương diện:
(1) Cần sự lãnh đạo chặt chẽ của Thành ủy TP Hồ Chí Minh, của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước.
(2) Cần được sự tháo gỡ cơ chế của các Sở, Ban, Ngành.
So với các tờ báo khác, SGGP bắt đầu chuẩn bị công khai cho Quyết Định
219 sớm nhất (trước 1 năm). Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi trên tư cách cá nhân, ông
Nguyễn Đức Quang, Trưởng ban Chính Trị Báo SGGP, người đã có quá trình theo dõi
công việc chuẩn bị thành lập tập đoàn báo chí, cho biết báo SGGP vẫn còn nhiều lúng
túng, chưa định ra được mô hình tập đoàn báo chí cụ thể. Ông Quang nhấn mạnh: “Về ý
chí, ý muốn thì có”. Ông Quang đưa ra 2 góp ý:
(1) Tờ báo phải tự chủ được về kinh tế mới nên nhắm đến mục tiêu thành lập tập
đoàn. Vì nói đến tập đoàn là nói đến kinh tế, nên phải dùng lực kinh tế phù hợp với nhu
cầu nội tại chứ không nên dùng quyết định duy ý chí.
66
(2) Việt Nam không nên chọn theo một mô hình tập đoàn báo chí nào, mà tốt nhất
là tự mình xây dựng nên một mô hình phù hợp. Báo SGGP không có ý định học theo mô
hình tập đoàn báo chí của Trung Quốc, dù đã từng sang Trung Quốc tham quan mô hình
này. Trước mắt, SGGP nhắm tới việc làm thế nào để các ấn phẩm sinh lợi ở mức cao nhất.
2.5. Saigon Times Group:
Bộ Văn hoá – Thông tin đánh giá Saigon Times Group là một trong những
cơ quan báo chí “đã manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn”[1], và lấy cơ quan này
làm một trong những căn cứ thực tế khi soạn thảo chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010 [41].
Saigon Times Group là tên gọi chung của 1 nhóm gồm 2 tờ báo tiếng Việt
(Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Thời báo Vi tính Sài Gòn); 2 tờ báo tiếng Anh (Saigon Times
Weekly; Saigon Times Daily); 2 tờ phụ trương Địa ốc và Chào; 2 tổ chức phi lợi nhuận là
Saigon Times Club và Saigon Times Foundation.
Vì danh xưng “group”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn gặp nhiều “trắc trở”. Từ
đó, có thể thấy Saigon Times Group không mạnh về “thế”, dù Thời báo Kinh tế Sài Gòn
(ấn phẩm chính) ra đời theo chủ trương của các vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh [20].
Về lực, Saigon Times Group sớm tự chủ về tài chính, thông qua doanh số
phát hành và quảng cáo. Ngoài ra, tờ báo có thêm nguồn thu từ nhà hàng Blue Ginger, tủ
sách “Kinh tế và Phát triển”, ... Số lượng ấn phẩm của Saigon Times Group tuy nhiều
nhưng số phát hành chỉ ở mức tương đối, thậm chí Saigon Times Group vẫn phải bù lỗ cho
tờ Saigon Times Daily. Các hoạt động xã hội của Saigon Times Group nhắm đến mục tiêu
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.
Thế và lực của Saigon Times Group đều không bằng một số cơ quan báo
chí khác. Cái quý giá mà Saigon Times Group có chính là kinh nghiệm tổ chức, quản lý bài
bản.
Trao đổi với người thực hiện đề tài, ông Tổng Biên Tập Võ Như Lanh,
người đã sớm tìm hiểu về các tập đoàn báo chí trên thế giới, cho biết Saigon Times Group
“bất ngờ” khi được trở thành “dẫn chứng”. Ông cho biết Saigon Times Group hoàn toàn
67
không có ý định tiến lên thành lập một tập đoàn báo chí, nhất là khi ở Việt Nam chưa có
định nghĩa cụ thể thế nào là một tập đoàn báo chí, lại chưa có cơ chế phù hợp. Saigon
Times Group muốn phát triển theo hướng tự thân vận động. Đối với Saigon Times Group,
ý nghĩa thực sự của chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam nằm ở chỗ: tạo
điều kiện thông thoáng hơn cho báo chí làm kinh tế. Danh nghĩa “tập đoàn báo chí” sẽ là
cái đến sau, một khi các cơ quan báo chí đã phát triển toàn diện ở một mức độ nào đó.
Nhìn vào quá trình hình thành và phát triển của Saigon Times Group, có thể
thấy họ rất thận trọng trong từng bước đi, và luôn tuân thủ theo chiến lược đề ra ngay từ
buổi đầu (15 năm trước): hướng đến việc báo chí làm kinh tế. Sớm tìm hiểu về thế giới, so
sánh thế và lực hiện tại của bản thân, Saigon Times Group biết rõ vị trí của mình, không
vội vươn lên “tập đoàn báo chí” theo kiểu “dục tốc bất đạt”.
Đối với chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam, cũng như các
cơ quan báo chí khác, Saigon Times Group đưa ra đề xuất về vai trò của nhà nước: phải
đưa ra được định nghĩa về tập đoàn báo chí, phải tạo ra cơ chế để cơ quan báo chí được đối
xử đúng nghĩa như một doanh nghiệp.
2.6. Tuổi Trẻ:
Tuổi Trẻ là cơ quan khá “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề thành lập tập đoàn
báo chí, kể cả trước và sau khi có Quyết Định 219. Mặc dù vậy, đây là một trong số những
cơ quan báo chí có thế và lực mạnh nhất nước.
Về thế, Tuổi Trẻ ngang với Tiền Phong.
Về lực, Tuổi Trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế sớm nhất (từ năm 1980) và
hoạt động có hiệu quả nhất (riêng hoạt động quảng cáo đã thu về 270 tỉ đồng mỗi năm
[21]). Hiện tại, Tuổi trẻ có 4 ấn phẩm (nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ
cười, Tuổi Trẻ Online), với con số phát hành ấn phẩm chính (nhật báo Tuổi Trẻ) gần
400.000 ấn bản/kì, là tờ báo có uy tín rộng rãi trong nhân dân. Cơ sở vật chất của báo Tuổi
Trẻ vào hàng hiện đại nhất nước. Hoạt động phát hành và quảng cáo trên thực tế độc lập
với hoạt động báo chí. Đội ngũ làm báo năng động, trình độ cao. Tờ báo có mối quan hệ
hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Bên cạnh đó, Tuổi Trẻ còn thành lập Công
ty Thế kỉ 21 để kinh doanh địa ốc, và đang bước đầu kinh doanh xuất bản sách, du lịch.
68
Về ý chí, vào tháng 7/2005, báo Tuổi Trẻ đã đặt mục tiêu “đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng, phát hành hàng triệu bản/ngày, phấn đấu để trở thành một tập đoàn báo chí
hùng mạnh.”[21]
Như vậy, về lý thuyết, Tuổi Trẻ hội đủ các yêu cầu để tuyên bố thành lập
tập đoàn báo chí hiểu theo kiểu Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Vướng mắc duy nhất
của cơ quan này là cơ chế, chính sách từ phía nhà nước.
Tuy báo Tuổi Trẻ cũng không phúc đáp thư mời phỏng vấn, người thực hiện
đề tài NCKH đã có một cuộc tiếp xúc với ông Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng Biên Tập
báo Tuổi Trẻ. Ông Vĩnh cho rằng Tuổi Trẻ chỉ mới ở giai đoạn “manh nha”, chỉ mới đi
“những bước đi đầu tiên” tiến tới thành lập tập đoàn báo chí. Và như vậy, Tuổi Trẻ đang có
những dự định mới nhằm gia tăng nội lực của mình: ra thêm nhiều ấn phẩm nhắm đến từng
đối tượng cụ thể, thuê kênh truyền hình cáp, …
Cũng như Saigon Times Group, Tuổi Trẻ tin rằng mình phát triển đúng
hướng và không quá quan trọng về danh nghĩa “tập đoàn báo chí”. Điều báo Tuổi Trẻ quan
tâm nhân chủ trương hình thành tập đoàn báo chí là Nhà nước tháo gỡ những ràng buộc bất
hợp lý (nhất là trong hoạt động quảng cáo), định ra cơ chế quản lý các cơ quan báo chí
(theo luật doanh nghiệp), cần có những quy định cụ thể trong luật báo chí phù hợp với tình
hình mới.
Tiểu kết
Trong khi giới báo chí ngoài Bắc bàn tán sôi nổi xung quanh chủ trương
hình thành tập đoàn báo chí của Nhà nước, giới báo chí trong Nam chỉ âm thầm chuẩn bị.
Trong khi Nhà nước phân trách nhiệm cho các báo, các báo lại đặt vấn đề về chính sách
đối với nhà nước. Về vấn đề này, có lẽ trách nhiệm đang đặt năng lên Nhà nước, bởi các
báo đã có chiến lược phát triển hoạt động kinh tế báo chí lâu rồi. Trong khi chờ thời gian
để các báo tích luỹ nội lực, kiến nghị Nhà nước cần sớm hoàn thiện khâu hoạch định cơ
chế, chính sách pháp luật.
69
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, đời sống báo chí Việt Nam có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ. Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thông về cơ bản đã hình thành. Từ
chỗ chỉ là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng, báo chí từng bước bung ra làm kinh tế
(cải tiến nội dung tăng doanh số phát hành, thu hút quảng cáo, tham gia vào các hoạt động
kinh tế khác). Từ thực tiễn báo chí làm ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng
chính trị, những người lãnh đạo đã có sự đổi mới trong tư duy, tạo điều kiện thông thoáng
hơn cho báo chí tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là nguyên nhân dẫn đến chủ trương
thành lập tập đoàn báo chí trước năm 2010, thực chất là sự hợp thức hoá hoạt động kinh
doanh báo chí, tiến đến một nền kinh tế báo chí trong nay mai.
Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực tế còn cần một khâu chuẩn bị lâu dài, cả
về tiềm lực của các cơ quan báo chí lẫn cơ chế, chính sách của nhà nước, nhất là trong
hoàn cảnh nước ta chưa cho phép có báo chí tư nhân mà chỉ mới cho phép xã hội hoá một
số lĩnh vực có liên quan đến báo chí - truyền thông (như xuất bản, phát hành).
Trong bước chuẩn bị về tiềm lực, một việc hết sức quan trọng là phải hiểu
rõ về cái gọi là “tập đoàn báo chí”. Ở đầu chương 2, người thực hiện đề tài NCKH SV này
tạm định nghĩa: “tập đoàn báo chí”là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh
vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình
báo chí nào khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền
thông.”[41]
Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của báo chí thế giới, ở Việt Nam, dù rất
nhanh nhạy, tất cả các cơ quan báo chí chỉ mới ở bước “manh nha” làm kinh tế. Do đó,
việc học tập kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí nước ngoài là một việc không thể thiếu.
Báo chí Mĩ được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất trên
thế giới. Các tập đoàn truyền thông của Mĩ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu.
Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế báo chí của Mĩ đã và
đang được nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi, trong đó có cả Trung Quốc. Điều cần phải
cân nhắc trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm của báo chí Mĩ chính là điều kiện kinh tế -
chính trị của Mĩ khác với Việt Nam. Nước Mĩ chủ trương tự do hoá tối đa lĩnh vực kinh tế
báo chí. Chính phủ Mĩ từng đặt ra các luật lệ giới hạn sở hữu truyền thông (tức là giới hạn
kinh doanh truyền thông), song cũng chính cơ quan làm luật của nước này lại đấu tranh để
70
tháo dỡ từng điều luật một. Điều đó tạo nên đặc điểm phức tạp, chồng chéo của nền kinh tế
báo chí Mĩ. Các nhà xã hội học truyền thông cho rằng đó là mầm mống của chủ nghĩa độc
quyền truyền thông, là nguy cơ đe doạ tính dân chủ, tính minh bạch trong hoạt động báo
chí, làm suy giảm chất lượng của báo chí. Do vậy, khi học tập mô hình tập đoàn truyền
thông Mĩ, cần chú trong đến tính chuyên nghiệp trong điều hành kinh tế báo chí và rút kinh
nghiệm về mặt hoạch định chính sách.
Xét về thực lực, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc không mạnh bằng các
tập đoàn báo chí Mĩ, và thực chất họ cũng chỉ là “học trò” của các tập đoàn truyền thông
Mĩ. Điều đáng học ở Trung Quốc chính là mô hình quản lý tương đối phù hợp với điều
kiện chính trị của một quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã hội như Việt Nam. Mặt khác, cần
học Trung Quốc ở cách ứng xử và “chia sẻ kinh nghiệm” với các đối tác truyền thông lớn
trên thế giới.
Nền báo chí Singapore tạm được coi là mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Lợi thế của các tập đoàn báo chí ở Singapore là sự hậu thuẫn tuyệt đối của Chính phủ
thông qua cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, mô hình quản lý của Singapore chỉ phát huy tác
dụng đối với các quốc gia không đông dân, bộ máy công quyền linh hoạt, gọn nhẹ. Mô
hình này có thể ứng dụng ở Việt Nam, nhưng không phải là trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ
nên thí điểm ở một vài thành phố năng động, tự chủ. Điều đáng học nhất ở Singapore chính
là cách triển khai bài bản những gì đã học được từ các tập đoàn trên thế giới, là tham vọng
đưa truyền thông vươn ra ngoài lãnh thổ, đặc biệt là ở chiến lược “lên ngôi” trong thị
trường truyền thông khu vực – nơi mà tiềm năng của thị trường truyền thông còn dồi dào.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến
khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả của các tập
đoàn báo chí chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ về thế và lực, không
nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được tập đoàn báo chí hay không còn
phụ thuộc vào khả năng đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.
Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn
báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này. Tuy nhiên,
nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm qua,
có lẽ mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc gia không phải là quá khó thực
hiện.
71
[1] ngay cả những số liệu được đang tải trên các phương tiện truyền thông cũng
không hề trích dẫn nguồn, người viết phải gặp nhiều vất vả khi muốn truy lại nguyên gốc
của các số liệu
[2] Lấy nguồn từ bài phỏng vấn đồng chí Nguyễn Khoa Điềm – Trưởng ban Tư
tưởng – Văn hoá Trung ương đăng trên Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, 6/2005 và đăng lại
trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài viết “Báo chí với sự nghiệp đổi mới đất
nước” đăng trên Tạp chí Người làm báo số tháng 8/2005, tác giả Hà Quốc Tri
[3] Tạp chí Người làm báo, tháng 02/2006, trang 22 – 23
[4] Tác giả Văn Hùng đã phân chia mảng tạp chí thành 4 loại, theo cơ quan chủ
quản. Tuy nhiên, vì đối tượng của đề tài NCKH này, người viết đã nhóm 3 loại đầu lại
thành một nhóm. Sau đây là nguyên văn cách chia của tác giả Văn Hùng:
“Một là, tạp chí khoa học.
Hai là, tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề
nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ … Dạng này hiện có khoảng gần
hai trăm đầu tạp chí. Hầu hết các tạp chí này được xếp vào đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt
động theo cơ chế tự trang trải.
Ba là, tạp chí thuộc các bộ, ngành, Tổng công ty thường gọi là tạp chí chuyên
ngành. Đương nhiên, trong số này có thể bao hàm cả nội dung khoa học.”
[5] Theo giáo trình của GV Bùi Huy Lan
[6] “media – truyền thông: hiểu một cách đầy đủ bao gồm cả lĩnh vực sách, quảng
cáo và điện ảnh
72
[7] Media economics (kinh tế báo chí, kinh tế truyền thông) bao hàm các vấn đề
kinh tế cả về lí thuyết lẫn thực hành riêng cho các lĩnh vực truyền thông. Mối quan tâm đặc
biệt của kinh tế báo chí là các chính sách kinh tế, hoạt động của các công ty truyền thông,
trên các lĩnh vực như báo in (journalism) và ngành công nghiệp tin tức (news industry), sản
xuất phim ảnh (film production), các chương trình giải trí (entertainment programs), in ấn
(print), phát hình – phát thanh (broadcast), quảng cáo (advertising) và giao tế cộng đồng
(public relations). Sự bãi bỏ các quy định trong lĩnh vực truyền thông, sở hữu truyền thông
và sự tập trung, thị phần, các chiến lược kinh tế cạnh tranh, “thuế truyền thông” (media
tax) là đặc điểm kinh tế báo chí Mĩ. Kinh tế báo chí liên quan đến cả hai lĩnh vực kinh tế
và xã hội .
[8] Theo giáo trình chép tay môn “Lịch sử báo chí thế giới” của GV Đào Ngọc
Chương
[9] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[10] Tên gọi của một bộ phim phỏng theo hình mẫu của các ông chủ báo giàu sụ
[11] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[12] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[13] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương
[14] Theo trang web phần Who Owns What
[15] (Việt NamE, ấn bản điện tử tiếng Anh của tờ Thanh Niên, và một số trang web
khác)
[16] Trang web 02/2006
[17] Nguyên văn: A media conglomerate describes companies that own large
numbers of companies in various mass media such as television, radio, publishing, movies,
and the Internet. A conglomerate is a large company that consists of divisions of seemingly
unrelated businesses.
[18] Nguyên văn: It is questionable whether media companies are unrelated, as of
2006
73
[19] Nguyên văn: A few global corporations are horizontally integrated; that is,
they control a significant slice of specific media sectors, like book publishing, which has
undergone extensive consolidation in the late nineties. "We have never seen this kind of
concentration before," says an attorney who specializes in publishing deals. But even more
striking has been the rapid vertical integration of the global media market, with the same
firms gaining ownership of content and the means to distribute it. What distinguishes the
dominant firms is their ability to exploit the "synergy" among the companies they own.
[20] Trang 28: concentration may occur vertially, i.e. integrating formerly
independent economic entities of different production levels into one company, or
horizontally, i.e. merging company of the same production level.
[21] Robert W. McChesney, The New Global Media: It’s a Small World of Big
Conglomerates, 1999, đoạn “Indeed, the genius of the commercial-media system is the
general lack of overt censorship. As George Orwell noted in his unpublished introduction
to Animal Farm, censorship in free societies is infinitely more sophisticated and thorough
than in dictatorships, because “unpopular ideas can be silenced, and inconvenient facts
kept dark, without any need for an official ban.”
[22] Nghiên cứu này bao quát sự phát triển của nền báo chí TRUNG QUốC tính từ
năm 1949 đến nay, khảo sát 5 khu vực chính: Guangzhou, Beijing, Shanghai, Chengdu and
Xi’an, tập trung chú ý vào sự trỗi dậy của các “news companies” lớn (các cơ quan báo chí
hoạt động như các doanh nghiệp) và sự hình thành của các “press groups” (tập đoàn báo
chí).
[23] As China transformed from a planned to a market economy, the newspaper
industry gradually developed as well, moving towards market competition. A publisher’s
survival now depends more on its own business operations than on governmental support.
Dominant positions of government subscriptions have been taken over by individual
subscriptions. Competition among publishers has become more intense as they seek to
attract readers.
Due to strong competition among newspaper companies and the liberalization of
China’s publishing industry, in line with WTO commitments, more news companies are
consolidated into press groups.
74
[24] Ở TPHCM, nhà báo Linh Hà (Võ Như Lanh) của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn
là người đặc biệt tâm huyết với vấn đề báo chí phải tham gia hoạt động kinh tế của nước
nhà như một doanh nghiệp. Ông là tác giả đầu tiên viết về mô hình tập đoàn báo chí Trung
Quốc, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 17/12/1998. Trong bài ký sự của mình, tác
giả đề cập đến đến 2 tập đoàn: tập đoàn báo chí Thâm Quyến và tập đoàn báo chí Phương
Nam. Riêng đối với tập đoàn báo chí Thâm Quyến, vào thời điểm năm 1998, dù là một
trong bốn tập đoàn báo chí mạnh nhất về kinh tế ở Trung Quốc, nhưng vẫn chưa chính
thức trở thành tập đoàn. Đến năm 1998, TRUNG QUốC chỉ mới cấp phép cho 6 tập đoàn
báo chí: 2 ở Bắc Kinh, 1 ở Thượng Hải, và 3 ở Quảng Châu. Lưu ý ở thời điểm này, quy
mô của các tập đoàn báo chí khá nhỏ. Ngoài ra, tuy đây là tài liệu cũ nhưng lại rất có ích
cho nền báo chí Việt Nam cũng chỉ mới đi những bước đầu tiên trong việc hình thành tập
đoàn báo chí.
[25] Vào khoảng cuối tháng 3-2005, báo SGGP đã có chuyến tham quan và làm
việc với một số tờ báo ở Trung Quốc. Tháng 5/2005, báo SGGP cho đăng 3 kì “Trung Hoa
báo nghiệp ký sự” liên tiếp, mô tả và rút tỉa kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí Trung
Quốc. Phần này được viết chủ yếu dựa theo kì 1 “Từ Nhân Dân nhật báo đến Bắc Kinh tập
đoàn báo nghiệp” – kì này ghi nhận hiện tượng báo Đảng làm kinh tế và sự khang trang
của một trong những cơ quan báo chí hàng đầu Trung Quốc: Beijing Daily Group (tập
đoàn báo chí Bắc Kinh nhật báo). Không biết vì lí do gì, tác giả Nguyễn Đức cho rằng
Nhân Dân nhật báo không phải là một tập đoàn. Tôn trọng ý kiến của tác giả, người viết
tạm thời không giới thiệu lại Nhân Dân nhật báo dưới cái nhìn như một tập đoàn, mà chỉ
giới thiệu tập đoàn Bắc Kinh nhật báo.
[26] Bắc Kinh nhật báo có số phát hành 400.000 số/kì, cao hơn tờ nhật báo Tuổi
Trẻ của Việt Nam (xấp xỉ 370.000 số/kì)
[27] Phần giới thiệu này dựa trên kì 2 “Văn Hối Tân Dân báo: Mô hình tập đoàn
kinh tế truyền thông” (báo SGGP). Kì này tập trung mô tả tỉ mỉ mô hình tập đoàn báo chí
Văn Hối Tân Dân báo (Wenhui-Xinmin United Press Group” ở Thượng Hải.
[28] Phần giới thiệu này dựa trên kì 3 “Quảng Châu nhật báo – người khổng lồ tỉnh
lẻ” (báo SGGP), tập trung mô tả về tập đoàn báo chí đầu tiên của TRUNG QUốC.
[29] Thông qua website www.smeg.com.cn (bản tiếng Anh)
75
[30] Phần viết này chủ yếu được thực hiện trên cơ sở tham khảo các bài nhận định
đăng trên tạp chí Nghề Báo.
[31] Người thực hiện đề tài NCKH đã đổi tên mục 3.4. Xây dựng mạng lưới hệ
thống kỹ thuật mới lại như trên cho dễ hiểu.
[32] Theo Brochure của SPH, phần Giao tiếp cộng đồng
[33] Theo brochure In Touch
[34] At SPH, human resources and talent are our most cherished
[35] Đề án “Thí điểm cải cách thể chế ngành văn hoá” (7-2003) của Trung Quốc
đánh dấu mốc mới trong cải cách công nghiệp truyền thông của Trung Quốc. Đề án này có
những điểm nổi trội như sau: ngành truyền thông được chia thành hai khu vực: công ích
phi lợi nhuận và thương mại; các cơ quan báo chí của Trung Quốc tăng cường tính độc lập
về tài chính, cắt bỏ bao cấp; một số tập đoàn báo chí cổ phần hoá và niêm yết trên thị
trường chứng khoán; khối tư nhân được phép đầu tư vào một số kênh truyền hình hoặc phụ
trương các tờ báo; nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia đầu tư trong khâu phát hành
hoặc bán báo ra nước ngoài . Mặt khác, để thực hiện mục tiêu tạo ra “những thương hiệu
báo chí đạt tầm cỡ thế giới”, chính phủ trung ương Trung Quốc đã chọn ra tám tờ báo toàn
quốc và chuyển đổi những tờ này thành các công ty cổ phần với đa số cổ phần do nhà nước
nắm giữ, đồng thời Trung Quốc cho phép các tập đoàn báo chí nước ngoài giới thiệu nguồn
vốn, kĩ năng quản lí, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và điều hành cho Trung Quốc.
Đây là một bước đi khôn ngoan, ở việc Trung Quốc không dựa hoàn toàn vào nguồn đầu tư
nước ngoài mà biết huy động sức dân (cổ phần hoá), ở lập luận “Trung Quốc cần vốn để
mở rộng, còn các đối tác nước ngoài muốn khai thác “mỏ vàng” trong khu vực báo chí của
Trung Quốc”, và cả ở thái độ từng bước tự do hoá thị trường báo chí và xuất bản Trung
Quốc nhằm “mài sắc” sức cạnh tranh của mình [36], [10].
[36] Dựa trên hai bài viết đăng trên tạp chí Nghề Báo của PV Nhị Hà: “Điều quan
trọng nhất của Nghề Báo là phải tôn trọng sự thật!” (Nghề Báo số 21, tháng 7/2004), “Để
nên danh phận phải hội đủ thế và lực!” (Nghề Báo số 38, tháng 12/2005)
[37] Ông Dương Xuân Nam có ý cho rằng tổng biên tập nên đồng thời là chủ báo,
và như vậy, người làm tổng biên tập cần phải là người thực sự có năng lực, kinh nghiệm,
điều kiện, dám nghĩ dám làm, bảo đảm hoạt động hiệu quả của cơ quan báo chí.
76
[38] Phần viết này được xây dựng dựa trên các bài phỏng vấn “Ông Nguyễn Anh
Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VIETNAMNET: “Xây dựng VietnamNet thành công ty
truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí” Tạp chí Nghề Báo 37 – 11/2005; “Nhà
báo Nguyễn Anh Tuấn: Cách nói, cách nhìn của chúng ta cũng cần phải khác”, Tạp chí
Người làm báo, tháng 1/2006, trang 19 – 20
[39] Phần viết dựa vào bài phỏng vấn Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên của nhà báo
Ngô Thị Kim Cúc
[40] Xin xem thêm phụ lục
[41] Xin đọc lại Chương 2.2, phần tìm hiểu về khái niệm “tập đoàn báo chí”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1.PDF