Đề tài Tìm hiểu thực tế giáo dục của THPT Lương Văn Can

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Bước đầu tìm hiểu trường THPT Lương Văn Can 3 I. Mục đích tìm hiểu: 3 II. Phương pháp tìm hiểu: 3 1) Phương pháp lí luận: 3 2) Phương pháp thực tiễn: 3 Kết quả tìm hiểu 4 I. Tình hình giáo dục của quận 8: 4 1) Đặc điểm địa lí, dân cư: 4 2) Đặc điểm giáo dục: 5 II. Tình hình giáo dục trường THPT Lương Văn Can: 9 1) Đôi nét về cụ Lương Văn Can: 9 2) Quá trình thành lập và phát triển trường THPT Lương Văn Can: 3) Tình hình hoạt động của nhà trường: 10 4) Tình hình học sinh: 16 5) Tình hình hội phụ huynh học sinh: 19 6) Phương hướng nhiệm vụ năm học 2007_2008: 20 7) Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên 21 8) Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm , học lực của học sinh: 22 9) Các loại hồ sơ học sinh 30 III. Những bài học sư phạm 30 KẾT LUẬN 31 Bước đầu tìm hiểu trường THPT Lương Văn Can I. Mục đích tìm hiểu:  Tìm hiểu thực tế giáo dục tại quận 8.  Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THPT Lương Văn Can.  Tìm hiểu về chức năng_nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm; cách đánh giá cho điểm và cách thức phân loại học lực và hạnh kiểm của học sinh. II. Phương pháp tìm hiểu: 1) Phương pháp lí luận: Khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp các báo cáo về tình hình giáo dục của quận 8, của trường THPT Lương Văn Can, các loại hồ sơ có liên quan: sổ học bạ, sổ chủ nhiệm 2) Phương pháp thực tiễn: Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của trường trung học phổ thông Lương Văn Can từ khi thành lập cho đến nay. Nghiên cứu một hồ sơ học sinh như: sổ gọi tên, ghi điểm lớp học, sơ yếu lí lịch của học sinh. Thăm dò gia đình phụ huynh học sinh. thông qua hội phụ huynh họcsinh Nghe báo cáo về tình hình giáo dục của quận và của trường Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn với các thầy cô công nhân viên thuộc tất cả các ban ngành của trường

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực tế giáo dục của THPT Lương Văn Can, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIO DỤC CHÍNH TRỊ ›¬š Bài thu hoạch Tìm hiểu thực tế giáo dục Giáo viên hướng dẫn: Cô Ngô Thị Thu Oanh Sinh viên thực tập: Đoàn Nguyễn Thanh Phương Trường thực tập: Trường THPT Lương Văn Can Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 2 năm 2008 MỤC LỤC Bước đầu tìm hiểu trường THPT Lương Văn Can I. Mục đích tìm hiểu: Tìm hiểu thực tế giáo dục tại quận 8. Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường THPT Lương Văn Can. Tìm hiểu về chức năng_nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm; cách đánh giá cho điểm và cách thức phân loại học lực và hạnh kiểm của học sinh. II. Phương pháp tìm hiểu: Phương pháp lí luận: Khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp các báo cáo về tình hình giáo dục của quận 8, của trường THPT Lương Văn Can, các loại hồ sơ có liên quan: sổ học bạ, sổ chủ nhiệm… Phương pháp thực tiễn: Nghe thầy hiệu trưởng báo cáo về quá trình hình thành và phát triển của trường trung học phổ thông Lương Văn Can từ khi thành lập cho đến nay. Nghiên cứu một hồ sơ học sinh như: sổ gọi tên, ghi điểm lớp học, sơ yếu lí lịch của học sinh. Thăm dò gia đình phụ huynh học sinh. thông qua hội phụ huynh họcsinh Nghe báo cáo về tình hình giáo dục của quận và của trường Điều tra thực tế giáo dục thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn với các thầy cô công nhân viên thuộc tất cả các ban ngành của trường, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô Ngô Thị Thu Oanh _giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục cũng như các thầy cô sau: Thầy Nguyễn Phát Tài (Hiệu trưởng-Bí Thư Chi Bộ nhà trường). Cô Trương Thị Thanh Thủy (Phó Hiệu Trưởng nhà trường). Thầy Trịnh Văn Tưa (Giám thị khối sáng). Cô Nguyễn Thị Kim Trang (Chủ tịch Công Đoàn) Thầy Vương Tấn Đức (Văn thư nhà trường). Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Phòng Giáo Vụ) Em Nguyễn Thị Quỳnh Như (Bí Thư Đoàn trường). Cô Nguyễn Thị My (Nhân viên y tế) Bác Nguyễn Văn Đông (Nhân viên Bảo vệ) Tìm kiếm thông tin thông qua các trang web của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phòng giáo dục quận 8, trường THPT Lương Văn Can. Kết quả tìm hiểu I. Tình hình giáo dỤc cỦa quẬn 8: Đặc điểm địa lí, dân cư: Đặc điểm địa lí: Địa danh quận 8 mới chỉ xuất hiện cách đây nửa thế kỉ nhưng địa bàn quận 8 ngày nay đã có cách nay 300 năm cùng với vùng đất Gia Định lúc bấy giờ. Vị trí địa lí: quận 8 nằm về phía Nam của nội thành thành phố Hồ chí Minh. _ Phía Đông giáp quận 4 và quận 7 và ( có Rạch ông làm ranh giới). _Phía Tây giáp quận Bình Tân. _ Phía Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đâyy là vùng đất trũng và nhiều đồng ruộng. _Phía Bắc giáp quận 5 và quận 6 (có kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa làm ranh). Diện tích: _Theo quy mô đất quy hoạch của quận được điều chỉnh mới là hơn 1917,75 ha trong đó có 268 ha thuộc ranh khu đô thị Nam thành phố. _Với chu vi gần 32 km, quận 8 rộng gấp 4 lần các quận 3, quận 4, quận 5, tương đương với quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiện của quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch. _Quận có 16 phường. * Sông ngòi: Các sông ở quận 8 bị nhiễm phèn nặng do chế độ bán nhật triều,ảnh hưởng từ gió mùa Tây Nam thổi từ biển Đông, nhất là tại phường 11,12,13,14,15,16. * Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp. Đặc điểm dân cư: _Quận 8 có số dân hiện trạng hơn 366000 người. Theo nghiên cứu, dân số dự kiến năm 2010 là 425000 người; năm 2015 là 500000 người; năm 2020 là 480000 người. Quận 8 là quận nội thị, còn gặp nhiều khó khăn, đa số là nhân dân lao động nghèo. Đặc điểm giáo dục: Quận đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học, đang tiến hành phổ cập bậc trung học, dự kiến sẽ hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2008.Hiện nay, 11 phường của quận đã được công nhận là hoàn thành phổ cập bậc trung học. Năm nay, quận có khoảng 4363 học sinh vào tiểu học. Hệ thống trường lớp trong quận: TRƯỜNG Công lập Tư thục Bán công Tổng Mẫu giáo 3 0 0 3 Mầm non 13 1 0 14 Tiểu học 20 0 0 20 Trung học cơ sở 10 0 0 10 Trung học phổ thông 3 0 0 3 THCS cấp 1,2 1 0 0 1 THPT cấp 2,3 1 1 0 2 Tổng 51 2 0 53 Trường mầm non: Trường MN Tuổi Ngọc 1495 Phạm Thế Hiển, P.6 9816639 Trường MN 19/5 197/1 Bùi Minh Trực, P.5 8504685 Trường MN Việt Nhi 137/26 Âu Dương Lân, P.2 8516687 Trường MN Bình Minh 328 Phạm Thế Hiển, P.3 8569167 Trường MN Tuổi Hoa 73-75 đường 12, P.4 8568536 Trường MN Vàng Anh 733-735 Hưng Phú, P.9 8595148 Trường MN Chim Non 600 Nguyễn Duy, P.10 8595118 Trường MN Sơn Ca 165 Bến Bình Đông, P.11 9500995 Trường MN Họa Mi 20/3 Phong Phú, P.12 8554113 Trường MN Kim Đồng 60 Trần Nguyên Hãn, P.13 8567055 Trường MN Bông Hồng 54 Hoàng Sĩ Khải, P.14 9503296 Trường MN Bé Ngoan 18 Bến Bình Đông, P.15 9500448 Trường Creativekids Vietnam 340 Chánh Hưng, P.15 internationalkindergarten Trường mẫu giáo: Trường mẫu giáo Thỏ Ngọc 2843 Phạm Thế Hiển, P.7 8864253 Trường mẫu giáo Mầm Non 95C Hưng Phú, P.8 8597401 Trường mẫu giáo Tuổi Thơ 1218 Phạm Thế Hiển, P.5 8506051 Trường tiểu học: Trường TH Rạch Ông Trường TH Nguyễn Trực Trường TH Vàm Cỏ Đông Trường TH Thái Hưng Trường TH Bông Sao Trường TH Pahn Đăng Lưu Trường TH Phạm Thế Hiển Trường TH An Phong Trường TH Hưng Phú Trường TH Đinh Công Tráng Trường TH Lý Thái Tổ Trường TH Tuy Lý Vương Trường TH Trần Nguyên Hãn Trường TH Hồng Đức Trường TH Nguyễn Nhược Nhị Trường TH Vạn Nguyên Trường TH Au Dương Lân Trường TH Trần Danh Lâm Trường TH Nguyễn Trung Ngạn Trường TH Nguyễn Công Trứ Trường Trung Học Cơ Sở: Trường THCS Khánh Bình Trường THCS Dương Bá Trạc Trường THCS Chánh Hưng Trường THCS Bông Sao A Trường THCS Phan Đăng Lưu Trường THCS Tùng Thiện Vương Trường THCS Bình An Trường THCS Bình Đông Trường THCS Trần Danh Ninh Trường THCS Hưng Phú A Trường THCS Lê Lai Trường Trung Học Phổ Thông: Trường THPT Ngô Gia Tự 360E Bình Đông, p.15 9802141 Trường THPT Lương Văn Can 173 Chánh Hưng, p.4 8504640 Trường THPT Tạ Quang Bửu 909 Tạ Quang Bửu 9816186 Trường THPT NK TDTT Đường 14, phường 16 4320744 Nguyễn Thị Định Bên cạnh đó quận còn có các trường đặc thù sau: Trung tâm giáo dục thường xuyên Khuyết tật Hy Vọng Trung tâm bồi dưỡng giáo dục Trường Trung học kĩ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn Đội ngũ giáo viên trong quận: Cán bộ giáo viên mầm non: 419 giáo viên, trong đó 116 CBGV có CCA. Cán bộ giáo viên tiểu học: 766 giáo viên, trong đó có 169 CBGV đạt chuẩn và 367 CBGV có CCA. Cán bộ giáo viên THCS: 737 giáo viên, trong đó có 156 CBGV đạt chuẩn và 152 CBGV có CCA. Cán bộ giáo viên TTKTTHHN: 9 giáo viên, trong đó có 4 CBGV có CCA. Cán bộ giáo viên TTGDTX: 14 giáo viên, trong đó có 4 CBGV có CCA. Số lượng học sinh các lớp: Lớp Học theo chương trình sở Học theo chương trình tự chọn Tổng Lớp 1 4561 Lớp 2 188 1175 4542 Lớp 3 176 984 4091 Lớp 4 129 861 3648 Lớp 5 128 911 4249 Lớp 6 2912 1163 4073 Lớp 7 2757 1082 3850 Lớp 8 2072 142 3317 Lớp 9 962 189 3142 Số lượng học sinh theo năm sinh: NS 2001 2000 1999 1998 997 1996 1995 1994 1993 1992 1991 1990 989 1988 Tổng P. 1 69  109  77  53  80  61  67  63  78  175  133  99  9  1  1074  P. 2 96  140  103  88  100  115  146  112  150  214  193  158  10  0  1625  P. 3 65  86  81  50  62  82  139  106  100  198  153  160  11  3  1296  P. 4 112  126  117  71  99  90  121  96  101  298  261  263  25  6  1786  P. 5 68  105  91  58  63  73  104  80  67  378  294  246  17  3  1647  P. 6 65  86  75  59  85  40  47  54  69  256  254  216  23  2  1331  P. 7 22  31  16  14  15  22  19  24  20  180  165  176  23  4  731  P. 8 61  54  30  38  57  39  33  44  51  92  93  74  6  1  673  P. 9 61  84  68  50  73  45  70  56  54  213  192  143  16  3  1128  P. 10 63  48  48  41  45  46  30  48  56  183  162  125  11  4  910  P. 11 37  43  41  40  38  26  35  40  48  84  88  68  15  2  605  P. 12 43  47  65  43  44  34  45  67  54  164  127  143  16  1  893  P. 13 19  33  16  16  20  23  21  31  33  97  77  82  9  2  479  P. 14 54  65  41  30  46  29  34  30  43  158  148  136  21  2  837  P. 15 35  37  40  23  37  23  40  16  29  251  234  241  43  6  1055  P. 16 31  29  16  19  40  12  36  33  48  117  104  109  19  0  613  Tổng 901  1124  925  694  904  761  988  900  1001  3058  2678  2440  274  40  16688  II. Tình hình giáo dục trường THPT Lương Văn Can: 1) Đôi nét về cụ Lương Văn Can: Lương Văn Can là một nhà nho yêu nước, là một nhà giáo dục nổi tiếng về tài đức. Cụ đã gắn liền cuộc đời mình với vận mệnh của dân tộc và sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” vang dội của các chí sĩ Duy Tân_Đông Du đầu thế kỉ 20. Cụ sinh hạ tại làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Năm 1874, cụ đậu cử nhân nhưng sau đó từ chối chức quan của Nam triều, tự lập trường tư ở số 4 Hàng Đào_Hà Nội. Năm 1905: đi đầu hưởng ứng cuộc vận động Đông Du của Phan Bội Châu, cho hai con là Lương Ngọc Quyến, Lương Ngọc Nhiễm và một số học trò sang Nhật. Từ 5/1907 đến tháng 1/1908: điều hành hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục, biên soạn bài giảng, điều hòa hai phái ôn hòa và bạo động trong nội bộ trường. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một ngôi trường dạy học sinh nghèo hiếu học, không nhận thù lao nhằm mục đích hun đúc tinh thần yêu nước trong quan hệ thanh niên. Trong vòng 6 tháng, Đông Kinh Nghĩa Thục đã có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thanh niên nên thực dân Pháp đã đàn áp, đóng cửa trường, bắt cụ đi đày. Tháng 3/1927: cụ được Đảng Việt Nam Độc lập đề cử tham gia “Ủy ban triệt hồi” để nghiên cứu các điều kiện triệt hồi một cách hòa bình sự hiện diện về quân sự, hành chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương và hoạch định mối quan hệ Việt_Pháp trong tương lai.Tháng 6/1927: cụ từ trần tại số 4 Hàng Đào, đám tang của cụ bị thực dân Pháp phong tỏa. Như vậy, cuộc đời của cụ Lương Văn Can được chia làm 4 chặng đường rõ rệt, phản ánh trung thành những chặng đường bi tráng mà dân tộc Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình chống Pháp trước năm 1930. Quá trình thành lập và phát triển trường THPT Lương Văn Can: _Trường được thành lập từ tháng 1966 với tên gọi là trường Trung học Cộng Đồng quận 8. Năm 1974-1975 trường đổi tên là trường THPT Lương Văn Can. Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày hội truyền thống của trường. Là một trong 4 trường ở quận 8 đào tạo học sinh trung học phổ thông. Năm 2007, trường là trường tiên tiến cấp thành phố, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh, đoàn thanh niên vững mạnh xuất sắc. Tình hình hoạt động của nhà trường: Tình hình hoạt động giảng dạy_giáo dục: Trường hoạt động theo điều lệ trường Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ giáo dục đã kí, hoạt động theo chế độ Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng. Trường là trường hạng nhất, thuộc loại trường từ 40 lớp trở lên. Giáo dục của nhà trường tồn tại dưới nhiều hình thức như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm…Hàng tháng, trường có đề ra các chủ đề để học sinh và cán bộ, công nhân viên nhà trường thực hiện. Trong năm học này, chủ đề xuyên suốt của nhà trường được đề ra là: “Sống có trách nhiệm”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các hoạt động cụ thể: Công tác giáo dục tư tưởng chính trị: _Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề “Sống có trách nhiệm” là phương châm hoạt động của thầy và trò xuyên suốt năm học. _Thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động 5 không do Sở phát động “Không dạy thêm học thêm tràn lan; không chạy trường tiêu cực; không lạm thu; không bệnh thành tích và không gian lận trong thi cử”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” _Thực hiện chương trình hành động “Về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục_đào tạo trên địa bàn thành phố đến năm 2010”. _Đảm bảo phát huy vai trò, hạt nhân của hệ thống chính trị trong nhà trường từ chi bộ đến công đoàn, đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh. _Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc rèn luyện đạo đức cho học sinh. Nề nếp dạy học ngày càng được củng cố, trật tự kỷ luật học sinh được quan tâm đúng mức có bước chuyển biến khá tốt góp phần tích cực cho công tác dạy và học. Công tác dạy và học: _ Phối hợp với quận trong công tác phổ cập bậc trung học: mở hai lớp bổ túc 11 và 12. _Giảng dạy đúng phân phối chương trình, không cắt xén chương trình. _Các giờ tăng tiết chỉ thực hiện ở một số môn khối 12, sử dụng hợp lí các tiết tăng, chủ yếu là ôn luyện, không có hiện tượng dùng giờ tăng tiết để kéo dãn giờ chinhd khóa. _Hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện đúng kế hoạch và đúng chất lượng. _Công tác kiểm tra việc cho điểm giữa điểm kiểm tra miệng, điểm 15 phút và 2 tiết chênh lệch không nhiều. Nhìn chung điểm số đánh giá đúng chất lượng, không có hiện tượng nâng điểm, sửa điểm cho học sinh. _Công tác dự giờ trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong tổ, với các trường bạn trong cụm 2 được duy trì thường xuyên trong suốt năm học. - Đa số giáo viên các tổ đều tích cực trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng. Việc sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng các phòng thí nghiệm theo đúng phân phối chương trình. _Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tính chủ động của học sinh còn hạn chế. Cơ cấu tổ chức: Ban giám hiệu nhà trường: Nhiệm vụ chung: quản lý, tổ chức, kiểm tra các hoạt động của giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học. Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Phát Tài chiu trách nhiệm chung về các hoạt động cũng như tổ chức các công tác dạy và học trong nhà trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Phó hiệu trưởng: Cô Trương Thị Thanh Thủy chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn và học tập của học sinh. Đảng bộ: Nhiệm vụ chung: chịu trách nhiệm nhận chỉ thị, chính sách đường lối của cấp trên để triển khai kế hoạch thực hiện giáo dục trong nhà trường theo đường lối định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Số lượng Đảng viên : 13 người. Bí thư chi bộ: Thầy Nguyễn Phát Tài. Phó Bí thư chi bộ:Cô Trương Thị Thanh Thủy. Đoàn trường: Nhiệm vụ chung: tập hợp thanh niên, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh về lý tưởng của Đảng Cộng Sản, hướng thanh niên vào những hoạt động tình nguyện giáo dục ý thức về cộng đồng. Số lượng đoàn viên: 1111đoàn viên Có 51 chi đoàn: khối 10: 19 chi đoàn khối 11: 17 chi đoàn khối 12: 15 chi đoàn _Ban chấp hành Đoàn trường: Bí thư đoàn trường: đ/c Nguyễn Thị Quỳnh Như_ chi đoàn 11A4 Phó bí thư thường trực:đ/c Trần Nguyễn Ngọc Phượng, Nguyễn Hiếu Hoài Hân. 5 ủy viên Công đoàn nhà trường: Nhiệm vụ chung: chăm lo đời sống giáo viên, công nhân viên về mặt tinh thần lẫn vật chất. _ Cơ cấu tổ chức công đoàn: 5 người + Chủ tịch: Cô Nguyễn Thị Kim Trang + Phó chủ tịch: Thầy Trần Kế Văn + 3 ủy viên Tổ chuyên môn: Số lượng Giáo viên và công nhân viên nhà trường:Bao gồm 101 người (biên chế: 80 người, hợp đồng trường: 21 người). Giáo viên: 79 giáo viên 75 biên chế 04 hợp đồng CNV : 22 người 05 biên chế 17 hợp đồng Giám thị: 2 người 0 biên chế 02 hợp đồng +Hầu hết giáo viên đều được chuẩn hoá: 3/79 cán bộ quản lý và giáo viên cấp 3 có bằng thạc sĩ, số còn lại là đại học. +Chất lượng giảng dạy khá đồng đều, hạn chế là do có quá nhiều giờ dạy nên không có thời gian gắn bó với trường. * Được chia làm 11 tổ gồm các tổ: Tổ Anh Văn: gồm có 9 giáo viên tổ trưởng: cô Võ Tuyết Dung Tổ Văn: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Ngọc Kim Lệ Tổ Toán: gồm có 16 giáo viên to trưởng: thầy Trần Tỷ Tổ Lý: gồm có 10 giáo viên tổ trưởng: thầy Trần Văn Long Tổ Hóa: gồm có 6 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Văn Giàu Tổ Sinh: gồm có 5 giáo viên tổ trưởng: cô Đồng Thị Ngọc Lan Tổ Địa: gồm có 5 giáo viên tổ trưởng: cô Trịnh Thị Uyên Tổ Sử: gồm có 4 giáo viên tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Kim Trang Tổ Kỹ Thuật: gồm có 8 giáo viên tổ trưởng: thầy Uông Văn Ái Đức TổThể Dục _ Công Dân gồm có 7 giáo viên tổ trưởng: thầy Đặng Quý Hùng Tổ Dân Phòng: gồm 20 công nhân viên tổ trưởng: thầy Nguyễn Văn Đông Thư Viện: Nhiệm vụ chung: trang bị các tài liệu nghiên cứu và học tập cho giáo viên và học sinh của trường. Người quản lý: thầy Vương Tấn Đức, thầy Vũ Trọng Thuyết. _Hoạt động của thư viện: Mở cửa giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần. Có phòng đọc sách báo rộng rãi thoáng mát. Y tế: _Nhiệm vụ chung: chăm sóc sức khỏe cho học sinh, giáo viên,cán bộ công nhân viên nhà trường; kiểm tra nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái sạch sẽ. _Người quản lí: cô Nguyễn Thị My. Bảo Vệ: Nhiệm vụ chung: Đảm bảo vấn đề an ninh cho trường cả ngày và đêm. Phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn tài sản. Hỗ trợ giám thị trong những giờ cao điểm, ra vào cổng. Thành phần: gồm 3 người, tổ trưởng: Nguyễn Văn Đông Tổ chức lớp học: _ Học sinh được tổ chức theo lớp học ,mỗi lớp trung bình có khoảng 40 học sinh. _ Cơ cấu tổ chức lớp học: Ban cán sự lớp: 1 lớp trưởng 2 lớp phó: lớp phó học tập, lớp phó kỷ luật Ban chấp hành chi đoàn: 1 bí thư 1 phó bí thư 1 ủy viên Cơ sở vật chất_tài vụ: Trang thiết bị trong những năm qua: 32 phòng học: 3 dãy gồm 2 lầu,1 trệt. 1 phòng hiệu trưởng 3 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh. 1 phòng phó hiệu trưởng . 2 phòng vi tính. 1 thư viện. 2 phòng giám thị. 1 phòng giáo viên. 1 phòng y tế. 1 phòng truyền thống. 1 phòng dinh dưỡng. 1 phòng giáo vụ. 1 phòng nghề điện 1 phòng tài vụ. 1 phòng nghe nhìn. 1 phòng lab. 1 hội trường. 1 phòng đoàn thể. 2 sân tập thể dục 1 phòng tập thể dục Tài vụ: Học phí: Công lập: 30.000 đồng / tháng Bán công: 110.000 đồng / tháng Thù lao giáo viên: _ Thù lao giáo viên được tính bằng 30% học phí công lập và 65% học phí bán công. _ Hiện nay lương của giáo viên trung bình từ 15000 đến 16000 đ/ tiết. _ Nếu tăng tiết thì lương là 40000đ/ tiết. Tình hình học sinh: . Tuyển sinh: hàng năm trường tổ chức tuyển sinh vào lớp 10. Đối tượng tuyển sinh: do điều kiện tự nhiên và xã hội của quận 8 nên đối tượng truyển sinh chủ yếu là học sinh có điều kiện học tập khó khăn. Trong nhiều năm gần nay, không chỉ có học sinh ở quận 8 mà còn có học sinh từ các quận khác vào học. Trong nhiều năm gần nay, trường THPT Lương Văn Can là một trong 25 trường có điểm chuẩn cao nhất thành phố khi thi vào lớp 10. Điểm chuẩn năm 2007 của trường là 48,25, trong đó thí sinh sẽ phải dự thi 6 môn, điểm của môn Toán và môn Văn nhân hệ số 2. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp trong hai năm gần đây: Năm 2006 là 658/694 học sinh, chiếm tỷ lệ 94,81%. Năm 2007 :trường đạt tỉ lệ tốt nghiệp lần 1 là 95,2%; lần 2 là 77,7%; cả 2 lần: 99,9 %; có 6 lớp đạt tỉ lệ 100% (trong đó có 1 lớp bán công). / Số lượng học sinh: Toàn trường có 2199 học sinh chia làm 51 lớp chính khóa và 2 lớp phổ cập: Khối 10 11 12 Tổng Số lớp 19 17 15 51 Số học sinh 876 708 615 2199 _ Học sinh được phân làm ba ban: Ban tự nhiên: nâng cao 3 môn Toán, Lý, Hóa. Ban khoa học xã hội và nhân văn: nâng cao 3 môn Văn, Sử, Địa. Ban cơ bản: học sách giáo khoa bình thường, có thêm một số chuyên đề để học sinh luyện tập, gồm các ban: Ban cơ bản A: hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện thêm 3 môn Toán, Lý, Hóa. Ban cơ bản B: hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện thêm 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Ban cơ bản C: hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện thêm 3 môn Văn, Sử, Địa. Ban cơ bản D: hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện thêm 3 môn Toán, Văn, Anh. Kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh: Kết quả xếp loại văn hoá học kỳ I năm học 2007 – 2008: Khối Hệ Ban Sĩ Số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 10 A TN 96 0 0.0 30 31.3 54 56.3 12 12.5 0 0.0 10 A XH 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 A CB 742 4 0.5 84 11.3 375 50.5 264 35.6 15 2.0 Khối 10 - Hệ A 838 4 0.5 114 13.6 429 51.2 276 32.9 15 1.8 10 B TN 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 B XH 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 B CB 38 0 0.0 0 0.0 1 2.6 17 44.7 20 52.6 Khối 10_ Hệ B 38 0 0.0 0 0.0 1 2.6 17 44.7 20 52.6 Khối 10 876 4 0.5 114 13.0 430 49.1 293 33.4 35 4.0 11 A TN 89 9 10.1 31 34.8 36 40.4 13 14.6 0 0.0 11 A XH 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 A CB 459 1 0.2 72 15.7 247 53.8 131 28.5 8 1.7 Khối 11- Hệ A 548 10 1.8 103 18.8 283 51.6 144 26.3 35 4.0 11 B TN 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 B XH 0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 B CB 160 0 0.0 7 4.4 65 40.6 82 51.3 6 3.8 Khối 11_ Hệ B 160 0 0.0 7 4.4 65 40.6 82 51.3 6 3.8 Khối 11 708 10 1.4 110 15.5 348 49.2 226 31.9 14 2.0 12 A 512 9 1.8 102 19.9 317 61.9 82 16.0 2 0.4 12 B 103 0 0.0 7 6.8 50 48.5 45 43.7 1 1.0 Khối 12 615 9 1.5 109 17.7 367 59.7 127 20.7 3 0.5 Hệ A 1898 23 1.2 319 16.8 2029 54.2 502 26.4 25 1.3 Hệ B 301 0 0.0 14 4.7 116 38.5 144 47.8 27 9.0 Toàn trường 2199 23 1.0 333 15.1 1145 52.1 646 29.4 52 2.4 Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I năm học 2006 – 2007: Khối Hệ Ban Tốt Khá TB Yếu SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 10 A TN 51 53.1 40 41.7 4 4.2 1 1.0 10 A XH 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 A CB 364 49.1 254 34.2 107 14.4 18 2.4 Khối 10 - Hệ A 415 49.5 294 35.1 111 13.2 19 2.3 10 B TN 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 B XH 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 B CB 1 2.6 13 34.2 18 47.4 6 15.8 Khối 10– Hệ B 1 2.6 13 34.2 18 47.4 6 15.8 Khối 10 416 47.5 307 35.0 129 14.7 25 2.9 11 A TN 50 56.2 26 29.2 12 13.5 1 1.1 11 A XH 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 A CB 209 45.5 183 39.9 56 12.2 11 2.4 Khối 11- Hệ A 259 47.3 209 38.1 68 12.4 12 2.2 11 B TN 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 B XH 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 B CB 40 25.0 75 46.9 27 16.9 18 11.3 Khối 11– Hệ B 40 25.0 75 46.9 27 16.9 18 11.3 Khối 11 299 42.2 284 40.1 95 13.4 30 4.2 12 A 261 51.0 203 39.6 46 9.0 3 0.6 12 B 34 33.0 37 35.9 28 27.2 4 3.9 Khối 12 295 48.0 240 39.0 74 12.0 7 1.1 Hệ A 935 49.3 706 37.2 225 11.9 34 1.8 Hệ B 75 24.9 125 41.5 73 24.3 28 9.3 Toàn trường 1010 45.9 831 37.8 298 13.6 62 2.8 Tình hình hội phụ huynh học sinh: Tại trường THPT Lương Văn Can, hội phụ huynh học sinh được đổi tên thành Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong các cuộc họp hội phụ huynh học sinh đầu năm, phụ huynh học sinh sẽ bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp sẽ bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Hiện nay, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường bao gồm 7 thành viên: 1 trưởng ban, 1 phó ban, 5 ủy viên. Hoạt động: Là một tổ chức hoạt động riêng mang tính chất xã hội, hoạt động độc lập, không lệ thuộc vào nhà trường, mang tính chất tự nguyện . Mục đích: Hỗ trợ hoạt động dạy học, khen thưởng, chăm sóc thầy cô, lo việc hiếu hỉ, hỗ trợ các mặt hoạt động cho nhà trường, bao gồm thao giảng, chăm sóc trong các ngày lễ Tết. Khen thưởng học sinh, bao gồm: Học sinh giỏi, tiên tiến, vượt khó. Hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học bằng các suất học bổng (trên 100000đ) để hạn chế nguy cơ bỏ học, chăm sóc học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ các hoạt động cho học sinh, các phong trào Văn_ thể_mỹ. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2007_2008: Các nhiệm vụ trọng tâm: _Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức của nhà giáo, tiếp tục thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo dục _Đào tạo và của ngành. Giáo dục học sinh tính trung thực, tạo điều kiện cho các em “Nói điều hay làm việc tốt”, tiếp tục xây dựng tốt các mối quan hệ giữa học sinh với thầy cô giáo, công nhân viên nhà trường, giữa học sinh với học sinh, hình thành nếp sống văn minh, sống có trách nhiệm, tự tin năng động, biết tự học, sống vì cộng đồng. _Triển khai tốt chương trình đại trà ở khối 11 ở các mặt: Tập huấn, trang thiết bị, sách giáo khoa, sách tham khảo. Chú trọng các môn mới đưa vào trong chương trình hướng nghiệp, học nghề. _Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy. _Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh. _Đảm bảo tổ chức giảng dạy đầy đủ các môn học, giảng dạy có chất lượng, đúng nội dung chương trình, chú ý đến yêu cầu “Dạy chữ – Dạy người”. _Làm tốt công tác thanh kiểm tra trong nhà trường. Đảm bảo nghiêm túc quy chế chuyên môn: Thi, kiểm tra, đánh giá học sinh, xét duyệt học sinh lên lớp, lưu ban, thi lại, khen thưởng, kỉ luật học sinh. _Chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng học sinh yếu kém lên trung bình, đảm bảo tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT bằng tỷ lệ thành phố. b) Biện pháp cụ thể: + Thực hiện tốt các công tác sau: _Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và xây dựng môi trường sư phạm. _Công tác dạy và học. _Hoạt động ngọai khóa. _Công tác phổ cập giáo dục. _Công tác tài chính. c) Chỉ tiêu phấn đấu: _Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT: Bằng tỷ lệ Thành phố. _Tỷ lệ học sinh khá giỏi: 30%. _Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố. _Chi bộ trong sạch vững mạnh. _Công đoàn vững mạnh. _Đoàn thanh niên vững mạnh xuất sắc. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên Chức năng của giáo viên chủ nhiệm: + Chức năng: - Giảng dạy: Giáo viên chủ nhiệm là cô dạy bộ môn văn hóa ở lớp. - Giáo dục : cùng giáo viên bộ môn và các cán bộ công nhân viên trong trường, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách của học sinh trong lớp. - Tổ chức quản lí, điều phối các hoạt động giáo dục trong lớp - Cố vấn cho tập thể lớp, cho đoàn, đội trong lớp. + Nhiệm vụ : - Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giờ của học sinh. -- Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục, lao động, hướng nghiệp cùa nhà trường để thực hiện trong lớp học. - Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội chủ nhgiã. - Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể XHCN mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh. - Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là với những học sinh đặc biệt. - Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục. - Nhận định, đánh giá chính xá học sinh. - Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm nhà trường. Chức năng nhiệm vụ của giáo viên bộ môn : + chức năng - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh. - Giảng dạy, giảng lí thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiể tra đánh giá chất lượng học sinh. - Giáo dục lao động cho học sinh, cùng học sinh tham gia sản xuất, soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng học tập… + nhiệm vụ - Đánh giá xếp loại học sinh (làm sổ điểm, phê học bạ…) - Sinh hoạt chuyên môn: họp tổ chuyên môn, họp hội đồng giáo dục… - Tham gia cá lớp bồi dưỡng tâp trung… - Tham gia các công tác xã hội khác… Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm , học lực của học sinh: Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh được căn cứ theo quyết định 40, thông tư 29 về đánh giá xếp loại học sinh do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. . Đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm: Về mặt hạnh kiểm học sinh được đánh giá và xếp thành 5 loại: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể từng loại như sau: Loại tốt: Được xếp loại tốt về hạnh kiểm là những học sinh có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh; có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể…, có tiến bộ không ngừng, đạt kết quả cao về tất cả các mặt. Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là: Xác định được mục đích học tập, chuyên cần, ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn khiêm tốn và sẵn sáng giúp bạn cùng học tập tiến bộ mạnh dạn đấu tranh chống thói lười biếng ỷ lại, thiếu trung thực trong học tập. Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học nghề. Có ý thức thực hành tiết kiệm. Quý trọng và bảo vệ tài sản trung của nhà trường, của lớp học. Sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dưng địa phương do nhà trường tổ chức. Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyện tập quân sự. Luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp. Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hoá, có kỷ luật. Trung thực, đúng mức trong các quan hệ giao tiếp với các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, với gia đình va những người xung quanh. Có ý thức thực hiện tốt pháp luật và cả các chính sách có liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng cái tốt, không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong trường và ngoài xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường tổt chức sẵn sàng giúp bạn, các em nhỏ, những người già, những người tàn tật khi gặp khó khăn. Có ý thức đoàn kết quốc tế, vì hoà bình và hữu nghị giữa cá dân tộc, lịch sự và không có hành động, thái độ thiếu văn hoá với người nước ngoài. Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt: rèn luyện đạo đức, học tập, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội,… hoặc trong các mặt trên có cac mặt đạt loại tốt nhưng cũng có mặt khác chỉ đạt tới mức trung bình đều được xếp hạnh kiểm loại khá. Những học sinh này có thể còn mắc những khuyết điểm nhỏ, được góp ý kiên thì sửa chữa tương đối nhanh và không tái phạm. Loại trung bình: Được xếp loại về trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm, không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức chung bình. Còn mắc một số khuyết điểm song ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được góp ý kiến biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm. Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là: Thực hiện những quy định tối thiểu về nề nếp, kỷ luật học tập như: đi học tương đối đều, có học và làm bài nghỉ học có xin phép, ra vào lớp theo đúng quy định…; đôi khi còn bị nhắc nhở về học bài, làm bài, đôi khi còn quay cóp hoặc bàn bạc trao đổi với bạn khi làm bài kiểm tra, còn nói chuyện riêng hoặc làm việc khác trong giờ học… Tham gia tương đối đủ các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học nghề do nhà trường tổ chức. Hoàn thành những phần việc được giao, chấp hành sự phân công trong hoạt động, song chưa rõ sự cố gắng hoặc còn nhiều thiếu sót về thái độ và kỷ luật trong khi lao động và học nghề. Có cố gắng nhất định về rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, và văn hoá văn nghệ… của lớp, của trường, nhưng nói chung ở mức bình thường. Không mắc những khuyết điểm nghiêm trọng trong các quan hệ với thầy, với bạn, chưa chủ động, tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hoá, trong cư xử còn có lúc chưa đúng mức. Chưa vững vàng trước sự phân định giữa tốt và xấu, đúng và sai do vậy không thể hiện thái độ ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái xấu, cái sai, có lúc còn bị lôi cuốn về theo những việc làm chưa tốt. Có tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, tuân theo pháp luật, chính sách liên quan đến bản thân. Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm yếu những học sinh: Không đạt đến mức trung bình theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những điểm đã quy định cho loại trung bình. Những biểu hiện chính của loại yếu về hạnh kiểm này là: Có hành động vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của thầy giáo, cô giáo ở trong hay ngoài nhà trường. Qua lười học, được nhắc nhở nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần quay cóp hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết, nhiều buổi. Lấy cắp ở trong lớp, trong trường, hoặc tham gia vào lấy cắp tài sản XHCN, tài sản của công dân Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối nghiêm trọng. Có hành động xấu, thiếu văn hoá đối với phụ nữ, người già, người tàn tật, các em nhỏ và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng sự tiếp thu và sự sửa chữa rất chậm. Những học sinh bị kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học một tuần ở học kỳ nào thì sẽ bị xếp hạnh kiểm loại yếu ở học kỳ ấy. Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi học một năm đều hạnh kiểm loại kém. Cách đánh giá, xếp loại về học lực: Việc đánh giá xếp loại về hoạc lực của học sinh được thực hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học. Số lần kiểm tra và cách cho điểm: Số lần kiểm tra định kì: được quy định trong phân phối chương trình của từng môn học. Số lần kiểm tra thường xuyên (KTtx): Trong một học kì, mỗi học sinh phải có số lần KTtx đối với mỗi môn học như sau: _Các môn học có từ 1 tiết/1 tuần trở xuống: ít nhất 2 lần. _Các môn học có từ trên 1 tiết đến 3 tiết/1 tuần: ít nhất 3 lần. _Các môn học có từ 3 tiết/1 tuần trở lên: ít nhất 4 lần. Số lần kiểm tra các môn chuyên: ngoài số lần kiểm tra quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên (hoặc khối trưởng khối chuyên, sau đây gọi chung là trường THPT chuyên) có thể quy định thêm một số bài kiểm tra cho môn chuyên theo đề nghị của giáo viên dạy môn đó. Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên; điểm KTtx theo hình thức trắc nghiệm và điểm KTđk được lấy số lẻ đến một chữ số rhập phân sau khi đã làm tròn số. Những học sinh không có đủ số bài KTđk theo quy định sẽ được kiểm tra bù như sau: Thiếu bài KTđk: _Thiếu bài KTđk ở học kì nào phải kiểm tra ở học kì đó và thực hiện trước khi kiểm tra học kì. _Bài KTđk được bù bằng bài kiểm tra viết 1 tiết. Thiếu bài kiểm tra học kì: _Được bố trí kiểm tra bù ngay sau khi kiểm tra học kì chung toàn trường. _Yêu cầu của đề bài kiểm tra bù và thời lượng làm bài phải tương đương với kiểm tra học kì. Trường hợp học sinh không dự kiểm tra bài KTđk hoặc kiểm tra học kì thì bị điểm 0. Các loại điểm kiểm tra: Số lần kiểm tra quy định cho từng môn như trên bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình), kiểm tra cuối học kì. _Nếu học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, phải được thay bằng điểm kiểm tra viết 15 phút. Nếu thiếu điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình) phải được kiểm tra bù. _Ở những môn trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, phải thay thế bằng kiểm tra viết 15 phút, cho đủ số lần kiểm tra đã quy định. _Các loại điểm kiểm ra theo quy định trên sẽ thực hiện theo hướng cụ thể thêm của từng bộ môn. Hệ số các loại điểm kiểm tra: _Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Hệ số 1. _Kiểm tra từ 1 tiết trở lên: Hệ số 2. _Điểm kiểm tra hoc kì không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình môn theo hướng dẫn phần dưới. Hệ số các môn học: Các môn Văn – Tiếng Việt và Toán của cấp II và PTTH không chuyên ban được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung bình học kì hoặc cả năm. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực: Cách tính điểm: Điểm trung bình môn học: Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk): Là trung bình cộng của điểm các bài KTtx, điểm các bài KTđk và điểm kiểm tra học kỳ (ĐKThk) sau khi đã tính hệ số mỗi loại: Điểm trung bình cả năm (ĐTBmcn): là trung bình cộng của điểm trung bình học kỳ I với 2 lần điểm trung bình môn học kỳ II tính theo hệ số 2: ĐTBmHKI + ( ĐTBmHKII x 2 ) ĐTBmcn = 3 Điểm trung bình các môn học kì, cả năm: Điểm trung bình các môn của học kì (ĐTBhk): là trung bình môn học kì tất cả các môn học sau khi đã tính hệ số môn học: Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn): là trung bình cả năm của các môn học sau khi đã tính theo hệ số điểm môn học: Tiêu chuẩn xếp loại về học lực: Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại học lực được quy thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể như sau: Loại giỏi: là những học sinh có đủ 2 tiêu chuẩn dưới đây: ĐTB các môn (hoặc cả năm học) từ 8,0 trở lên; trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 6,5. Loại khá: ĐTB các môn từ 6,5 trở lên đến 7,9; trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 5,0. Loại trung bình: ĐTB các môn từ 5,0 trở kên đến 6,4;trong đó phải có ít nhất 1 trong 2 môn Toán, Ngữ Văn và không có ĐTB môn nào bị dưới 3,5. Loại yếu: ĐTB các môn từ 3,5 trở lên đến 4,9 không có ĐTB môn nào bị dưới 2,0. Loại kém: Những trường hợp còn lại. Điều chỉnh xếp loại học lực: Nếu do điểm trung bình của 1 môn quá kém làm cho học sinh bị xếp loại học lực xuống 2 bậc trở lên thì học sinh được chiếu cố chỉ hạ xuống một bậc Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại: Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại để xét cho học sinh lên lớp: Cho lên thẳng những học sinh có đủ các điều kiện sau : Nghỉ học không quá 45 ngày trong 1 năm học Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên Cho ở lại lớp : Cho ở lại lớp hẳn những học sinh phạm vào 1 trong những điều kiện sau : Nghỉ học quá 45 ngày trong 1 năm học Có học lực cả năm xếp loại kém. Có hạnh kiểm và học lực cả năm xếp loại yếu. Thi lại các môn học và rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm: Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường xét cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm Thi lại các môn học: Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn đề thi lại các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5.0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện lên lớp. Điểm bài thi lại của môn nào được dùng để thay thế cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn cả năm. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt từ 5,0 trở lên sẽ được lên lớp. Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức thi lại. Rèn luyện về hạnh kiểm: Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biệm pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện những nội dung đó của học sinh. Sau hè, căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh Hội đồng giáo dục xét và xếp loại hạnh kiểm cho những học sinh này. Nếu được xếp loại trung bình sẽ được lên lớp. Kết quả đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực cả năm ở lớp cuối cấp được dùng làm điều kiện để xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp PTCS, PTTH. Ngoài việc đánh giá xếp loại các môn đã nêu trên, tuỳ theo yêu cầu và điều kiện để đẩy mạnh và khuyến khích việc học tập, Bộ sẽ qui định việc thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ này sẽ được xem xét để đánh giá xếp loại, hoặc hướng ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt nghiệp. .Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại để khen thưởng: a)Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp loại từ khá trở lên về cả hai mặt: hạnh kiểm và học lực. b) Tặng danh hiệu học sinh giỏi cho những học sinh được xếp loại giỏi về học lực và xếp loại khá trở lên về hạnh kiểm. Các loại hồ sơ học sinh - Sơ yếu lí lịch học sinh - Sổ ghi đầu bài - Học bạ học sinh - Hồ sơ tuyển sinh vào đầu cấp III hằng năm - Hồ sơ học sinh chuyển trường - Hồ sơ học sinh lên và ở lại lớp hằng năm III. Những bài học sư phạm - Cần tiếp xúc nhiều hơn nữa với học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh sống và phương pháp học tập của các em. Từ đó có thể có kế hoạch giúp đỡ, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập cũng như hoạt động của trường, lớp. - Cần nhanh nhẹn, nắm bắt thông tin về trường lớp,… KẾT LUẬN Tóm lại, qua hơn 30 trang của bài tìm hiểu, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Thu Oanh và tập thể cán bộ công nhân viên của trường, chúng ta đã phần nào biết được thực tế giáo dục tại địa phương và của nhà trường, chức năng của giáo viên chủ nhiệm và cách đánh giá xếp loại học sinh. Tuy các vấn đề đưa ra còn chưa đầy đủ, còn chung chung nhưng qua bài tìm hiểu này, em đã tích luỹ được những kinh nghiệm bước đầu về cách quản lý học sinh, công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy. Đó là hành trang quý báu cho chúng em sau này trên con đường giáo dục và giảng dạy thế hệ trẻ. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo viên và cán bộ công nhân viên trường THPT Lương Văn Can, đặc biệt là cô Ngô Thị Thu Oanh đã giúp em hoàn thành bài tìm hiểu này. Chúc các thầy cô và gia đình luôn vui vẻ và dồi dào sức khỏe ! Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn TP.HCM, ngày 29/2/2008 Sinh viên thực hiện Cô Ngô Thị Thu Oanh Đoàn Nguyễn Thanh Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaithuhoach_tim_hieu_thuc_te_giao_duc_quan_8_2008_luong_van_can_3164.doc
Tài liệu liên quan