Thị trường Đông Bắc Á là thị trường mà ta dã có hoạt động XKLĐ từ lâu, tuy nhiên tiềm năng của thị trường này thì vẫn còn mở rộng cho Việt Nam. Để tiếp tục duy trì và khai thác thêm nhiều thị trường mới ở đây có rất nhiều các biện pháp được đưa ra, song cần tập trung vào hai vấn đề chính. Thứ nhất, phải triệt để ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng trước thời hạn gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý các nhà tuyển dụng ngoài nước cũng như làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam. Thứ hai, cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thị trường mới, đặc biệt là các doanh nghiệp mạnh, thực hiện đồng thời là việc tăng cường công tác giáo dục đào tạo nghề cho người lao động và các hiểu biết về văn hoá, tôn giáo của nước sở tại.
Thị trường khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương cũng là thị trường mà ta đã có hoạt động khai thác ở đó nhưng quy mô thị trường vẫn còn rất nhiều, đặc biệt phải kể tới là thị trường Malaisia. Đối với các thị trường trong khu vực này, một mặt ta vẫn phải triệt để ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn (ở Malaisia), mặt khác phải tăng cường năng lực hoạt động cho Ban Quản lý lao động của ta ở đây, thêm vào đó chúng ta phải dần chuyển hướng sang xuất khẩu chuyên gia sang thị trường này, đặc biệt tại các nước đang rất cần đội ngũ chuyên gia trong công cuộc phát triển của mình (như Lào).
Thị trường khu vực Vùng Vịnh, đây là thị trường mà ta còn khá mới mẻ mặc dù cũng đã có một số hoạt động XKLĐ quy mô nhỏ ở một số ít nước. Theo nhận định của các nhà quản lý, đây chính là thị trường nhiều tiềm năng cần hướng tới nhất của Việt Nam trong hoạt động XKLĐ, nhất là trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thế giới cứ ngày một leo thang mà đây lại là vựa dầu của toàn thế giới. Do đó các giải pháp tiếp cận phải có tính lâu dài và khoa học, trước hết chúng ta sẽ đưa lao động sang đây làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ, vận hành máy móc và trong lĩnh vực xây dựng vì nhu cầu về cơ sở hạ tầng của các quốc gia này là rất cao, sau đó chúng ta sẽ đưa lao động dịch vụ đây trên cơ sở đã tổ chức đào tạo tốt nguồn nhân lực.
Các thị trường rất nhiều tiềm năng khác mà Việt Nam phải nhanh chóng tiếp cận, đó là các quốc gia thuộc khối UE và Hoa Kỳ. Tuy vậy đây đều là các thị trường hoàn toàn mới mẻ, do đó chúng ta cần sự đầu tư thích đáng và mạnh dạn, đặc biệt đây đều là các nước có quy chế tuyển chọn lao động nghiêm ngặt và thường là trình độ cao, hơn nữa pháp luật của họ lại rất chặt chẽ đặc biệt trong vấn đề xuất nhập cảnh. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề cao, có trình độ tiếng Anh khá thì việc tham gia của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan là hết sức cần thiết, đặc biệt là Bộ LĐTB&XH và Bộ Ngoại giao.
Các thị trường hướng tới của chúng ta không chỉ theo lãnh thổ mà cần phải tiếp cận theo cả ngành nghề, trong đó phải kể tới như nghề đi biển hay lao động nông nghiệp. Hiện nhu cầu về lao động của các ngành nghề này rất lớn trên thế giới.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng so với Việt nam vẫn hơn rất nhiều, hơn nữa lại có thể giải quyết sâu sắc bài toàn giải quyết việc làm cho lao động của chúng ta (xét về số lượng).
Những thị trường thuộc khu vực này có một số thuận lợi cơ bản đối với ta như sau: (1) nhu cầu về lao động của khu vực này thường tập trung vào 2 lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều điều kiện đáp ứng là xây dựng, công nghiệp đối với lao động nam và điện tử, dệt, may đối với lao động nữ; (2) thời tiết và khí hậu của khu vực này không có sự khác biệt nhiều so với Việt Nam, đây là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tích cực tới sức khoẻ và đời sống của người lao động khi làm việc tại đây; (3) vị trí địa lý của các quốc gia trong khu vực Đông Nam á rất gần với ta.
Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định đối với ta khi tiếp cận các thị trường này như: (1) thu nhập và điều kiện làm việc của lao động tại các nước trong khu vực Đông Nam á thường thấp hơn so với các thị trường khác mà chúng ta đã có hoạt động XKLĐ; (2) đối với thị trường thuộc nhóm đảo Thái Bình Dương, do mọi quan hệ chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi luật Hoa kỳ và luật Lãnh thổ, nên vấn đề am hiểu đầy đủ pháp luật ở đây là khó khăn đối với cả người sử dụng lao động, các công ty XKLĐ Việt Nam và người lao động.
3. Thị trường lao động trên biển
Sự thiếu hụt nhân lực về lực lượng đi biển sẽ vẫn tiếp tục gia tăng đặc biệt tại các nước phát triển, lương tăng và tỷ lệ đối với sỹ quan, thuyền viên cao hơn so với lao động giản đơn, tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu. Tuy nhiên, mức lương của lực lượng đi biển sẽ không có biến động nhiều so với lao động làm việc ở các khu vực khác. Nhu cầu lao động nghề cá (thuyền viên tàu cá) tại các nước có truyền thống tiếp nhận lao động Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang gia tăng, phù hợp với ngư dân của ta, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung. Hiện nay, bình quân hàng năm (từ 2000 đến 2003) ta có khoảng 6000 thuyền viên làm việc trên biển (thuyền viên tàu cá và thuyền viên tàu vận tải). Đến năm 2005 thị trường có nhu cầu sử dụng khoảng 1,1 triệu sỹ quan và thuyền viên nhưng khả năng đáp ứng của các nước xuất khẩu thuyền viên chỉ đạt 95%, như vậy, thị trường còn thiếu hụt khoảng 55.000 sỹ quan và thuyền viên.
Tuy nhiên, việc hiện đại hoá các đội tàu thương mại đòi hỏi chất lượng sỹ quan, thuỷ thủ ngày một cao ở nhiều phương diện đặc biệt ở năng lực điều hành và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình đi biển.
Cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu thuyền viên; tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên trong việc đầu tư (kể cả liên doanh với nước ngoài) vào công tác đào tạo và tái đào tạo sỹ quan, thuyền viên, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá các đội tàu thương mại trên thế giới; đổi mới phương thức tuyển chọn thuyền viên tàu cá, thực hiện nghiêm túc mô hình gắn kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
4.Các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông)
Trung Đông là khu vực bao gồm một số nước ở Tây á và Bắc phi, trải dài từ Libya đến Afghanistan.
Khu vực này gồm chủ yếu các nước theo Đạo Hồi, là một vùng chiến lược, nằm ở ngã ba châu á, châu Âu và châu Phi và được thừa hưởng 2/3 nguồn dự trữ dầu lửa của thế giới.
Từ khi phát hiện và khai thác dầu mỏ với khối lượng lớn, đặc biệt là từ cuộc “bùng nổ giá dầu” giữa những năm 1970, kinh tế các nước trong khu vực kể trên đã phát triển nhanh chóng. Do dân số ít, phần lớn diện tích khu vực là Sa mạc nên các nước này phải nhận lao động nước ngoài để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế, và thực tế họ đã trở thành một khu vực nhận lao động nước ngoài nhiều nhất trên thế giới.
Nhìn trên góc độ XKLĐ, khu vực này có các nước có khả năng nhận lao động với số lượng lớn, đặc biệt là các nước trong Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh (Gulf Co-operation Council – GCC : Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất – UAE, Arập Xê út, Oman, Qatar, Bahrain), trong đó đáng kể nhất là 2 thị trường Arập Xê út và UAE.
Theo số liệu thống kê năm 2001, tỷ lệ lao động nước ngoài tại Arập Xê út chiếm 50% dân số nước này (khoảng 6 triệu người), trong khi đó số lượng lao động nước ngoài tại UAE chiếm 89% tổng dân số cả nước này (khoảng 2,5 triệu người).
Lao động nước ngoài làm việc tại khu vực vùng vịnh này gồm lao động các nước trong vùng và lao động các nước ở nhiều khu vực khác, nhất là khu vực Nam và Đông Nam á như ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Thái Lan, Philippin, Indonesia và Trung Quốc. Thời kỳ trước đây, lao động các nước A rập ( Ai cập, Yêmen, Jordan, Sirya) chiếm đa số do các mối quan hệ gần gũi với các nước nhận lao động, nhưng từ hơn mười năm trở lại đây (sau chiến tranh vùng vịnh) thì lao động từ Nam và Đông Nam á đã dần chiếm lĩnh thị trường này.
Các nước GCC này đã đầu tư hàng chục tỷ đôla Mỹ nhằm duy trì và gia tăng khả năng sản xuất dầu hoả, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế mới. Vì vậy nhu cầu lao động ở khu vực này sẽ ổn định ở mức cao trong những năm tới. Nhu cầu ở đây rất đa dạng, gồm nhiều loại ngành nghề : xây dựng, công nghiệp, dịch vụ…và đòi hỏi lao động phải có trình độ lành nghề nhất định. Ngoài ra, lao động còn đòi hỏi có trình độ tiếng Anh tốt trong những ngành dịch vụ. Trung Đông nói chung và khu vực GCC nói riêng là thị trường nhận lao động quen thuộc của nhiều nước đông Nam á. Sự cạnh tranh về giá nhân công sẽ trở nên gay gắt hơn khi mà các nước XKLĐ trong khu vực Châu á đều tập trung hướng về đây. Mức lương của lao động nước ngoài ở GCC không quá cao như tại các nước khu vực Đông Bắc á, song làm việc tại đây sẽ ổn định hơn cho một số lượng lớn lao động
Việt Nam chúng ta cũng đã có lao động làm việc tại nhiều nước khu vực Trung Đông như Libya, LiBăng,…nhưng có rất ít lao động làm việc tại khu vực GCC nói trên, và cơ bản là chưa có (từ năm 1996 có một vài công ty đã ký và thực hiện hợp đồng nhận thầu phần nhân công xây dựng các công trình nhà ở-biệt thự 2 tầng tại Kwait, đó là Vinaconex- Bộ Xây dựng, Constrexim- Bộ xây dựng, Oleco- Bộ NN& PTNT. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do mà 2 công ty Vinaconex và Constrexim đã không đưa hết số lao động dự kiến và không hoàn thành công việc như hợp đồng đã ký để phải thanh lý hợp đồng trwóc thời hạn).
Với các phân tích trên, chúng ta có thể tin tưởng vào việc tiếp cận thành công thị trường GCC trong giai đoạn tới, tất nhiên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chúng ta.
5. Thị trường các nước thuộc khối EU
5.1 Thị trường Anh
Thời gian qua, nhằm giải quyết nhu cầu tuyển dụng lao động cho những ngành công nghiệp – dịch vụ không tìm được nguồn lao động tại chỗ, Bộ Nội vụ Anh đã đưa ra chương trình tuyển dụng lao động nước ngoài dựa trên ngành nghề, có hiệu lực từ ngày 30/5/2003. Chương trình dành một tỷ lệ nhất định để nhận lao động từ các nước không thuộc nhám các nước sắp gia nhập khối EU. Theo chương trình này, đã có 3 Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng cung ứng lao động với một số đối tác Anh để cung cấp lao động giản đơn (nấu ăn, phục vụ buồng, bàn), cho các khách sạn tại Anh. Kể từ khi bắt đầu triển khai hợp đồng (tháng 10/2003) cho đến nay, tổng số 418 lao động Việt Nam đã sang Anh làm việc.
Việc mở ra thị trường lao động tại Anh, một nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu, tạo ra hướng đi mới trong hoạt động XKLĐ, tạo điều kiện cho người lao động học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao tay nghề phục vụ, mở ra khả năng đưa lao động với số lượng nhiều hơn bởi vì Anh đang có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động cho một số ngành nghề nhất định. Theo đề nghị của Đại sứ quán ta tại Anh, cần có kế hoạch cử đoàn công tác sang thăm và tìm hiểu thực tế tình hình tại Anh, tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền và các đối tác có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam, từng bước mở rộng việc đưa lao động ta sang thị trường này.
Tuy vậy, hiện công tác đưa lao động sang Anh làm việc gặp một số khó khăn như sau: (1) Bộ Nội vụ Anh đang tạm dừng việc cấp giấp phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực phục vụ khách sạn, nhà hàng, nên cuối tháng 7/2005, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã thông báo tạm dừng cấp visa cho lao động sang Anh làm việc; (2) các doanh nghiệp XKLĐ của chúng ta hiện đang phải đương đầu với tình trạng lao động bỏ trốn.
Để có thể khai thông lại thị trường này, hiện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tác động tới Đại sứ quán Anh tại Việt Nam để cấp visa trở lại cho lao động sang Anh; kiến nghị đưa vào nội dung chương trình làm việc với phía Anh về việc quảng bá hoạt động XKLĐ của Việt Nam, đề nghị Chính phủ Anh tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam vào làm việc tại Anh theo chương trình tuyển dụng lao động nước ngoài dựa trên ngành nghề nói trên.
5.2 Thị trường Italy
Năm 2005 vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã ký Bản ghi nhớ với chính quyến vùng Sicilia (thuộc cộng hoà Italy) về hợp tác tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Sicilia. Dự kiến trong năm tới đây, Chính phủ Việt Nam có thể ký kết thoả thuận với Chính phủ Italy về hợp tác lao động, trong đó có hợp tác về đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp, làm việc tại Italy. Hy vọng với đất nước và con người tươi đẹp Italy, chúng ta có thể tiếp cận được thị trường đầy tiềm năng này, trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và nhiều vùng của đất nước này.
Thị trường Anh, Italy nói riêng và thị trường các nước châu Âu nói chung là thị trường tiềm năng đối với những ngành nghề đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao. Việc mở thị trường lao động tại Anh, Italy, những nước công nghiệp phát triển và Tây Âu, tạo ra hướng đi mới trong hoạt động xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho người lao động học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao, môi trwongf làm việc chuyên nghiệp và hiện đại. Có thể coi đây là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp XKLĐ và người lao động Việt Nam; nhưng để vào được thị trường này, chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về ngoại ngữ và tay nghề cho người lao động.
6. Thị trường Hoa Kỳ
6.1 Một số điều cần biết về thị trường lao động Mỹ
Khái quát về thị trường Hoa Kỳ
Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Về chính sách kinh tế, mục tiêu bao trùm hiện nay là khôi phục sức mạnh kinh tế làm nền tảng để duy trì và củng cố địa vị siêu cường duy nhất của Mỹ. Về đối nội, Mỹ tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển một nền kinh tế mới trên cơ sở cuộc cách mạng thông tin và thị trường toàn cầu, cải cách các chương trình xã hội. Về đối ngoại, Mỹ coi trọng vai trò kinh tế đối ngoại và hướng mạnh nền kinh tế vào xuất khẩu; thúc đẩy tự do hoá đầu tư và thương mại toàn cầu, nhất là trong khu vực dịch vụ; coi trọng vai trò các tổ chức tài chính và quốc tế thương mại như WTO, OECD, IMF, WB và các tổ chức kinh tế trong khu vực NAFTA, APEC. Chú trọng khu vực Châu á- Thái Bình Dương và Mỹ La-tinh.
Tình hình lao động nước ngoài và một số quy định tại Mỹ
ă Di cư lao động vào Mỹ : Luật pháp Mỹ cho phép lao động nước ngoài vào làm việc tại Mỹ trong những điều kiện nhất định. Số lượng nước ngoài làm việc tại Mỹ cũng như số lượng loa động vào hàng năm rất lớn : Trong tổng số lực lượng lao động 140 triệu người khoảng 12% là lao động có nguồn gốc nước ngoài. Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng kéo theo tỷ lệ thất nghiệp rất thấp trong những năm qua, các chủ sử dụng lao động Mỹ vẫn luôn có yêu cầu nhận được lao động.
Có thể tham khảo một số quy định của Mỹ trong việc nhập khẩu lao động nước ngoài : Luật nhập cư và Quốc tịch của Hoa Kỳ (Immigration and Nationality Act – INA) cho phép người nước ngoài vào làm việc với quy chế định cư (employment based immigration) và vào làm việc có thời hạn (temporary). Người vào làm việc có thời hạn có thể được xin chuyển sang quy chế định cư nếu đủ điều kiện theo luật định
ă Một số quy định về visa lao động nước ngoài vào Hoa Kỳ : Luật nhập cảnh và quốc tịch Hoa Kỳ quy định nhiều chủng loại visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Hoa Kỳ, có thể phân ra 2 nhóm sau;
- Visa nhập cư (immigration visa) cho phép người nước ngoài vào Hoa Kỳ.
- Visa không nhập cư (non-immigration visa) chỉ cho phép người nước ngoài vào Hoa Kỳ với thời hạn nhất định. Loại này có thể được đổi quy chế sang loại immigration visa nếu đủ một số điều kiện nhất định. Có nhiều loại visa không nhập cư, nhưng đối với những nhà chiến lược trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động sang Mỹ cần quan tâm tới một số loại như : Chuyên gia ( Temporary Specialty Workers- Visa ký hiệu H1B), Lao động nông nghiệp thời vụ (Temporary Agricultural Workers- Visa H2A), lao động phi nông nghiệp có thời hạn (Temporary Nonagricultural Workers- Visa H2B), y tá (registered Nurses- Visa HIC)
Bộ Lao động Mỹ chỉ cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài nhập cảnh nếu công việc đó nhân công bản xứ không làm hoặc không đủ trình độ để làm. Việc nhận lao động nước ngoài vào Mỹ làm việc hoàn toàn không ảnh hưởng xấu đến vấn đề lương bổng và điều kiện của lao động bản xứ với các công việc tương tự. Điều đó cho thấy, lao động Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường lao động Mỹ, ở các ngành nghề cần sức bắp hay thể lực, hoặc các công việc người Mỹ ngại làm như : giúp việc, quét dọn vệ sinh, lao công…Bên cạnh đó Việt Nam cũng có thể xuất khẩu sang đây đội ngũ chuyên gia, có trình độ chuyên môn cao đặc biệt trong các lĩnh vực CNTT, viễn thông mà hoàn toàn không chịu áp lực từ phía lao động bản xứ của họ, tức là môi trường làm việc không quá khắt khe về các vấn đề liên quan đến con người- những người lao động trong và ngoài nước Mỹ.
Tuy nhiên đối với những lao động có trình độ chuyên môn cao thì chúng ta cũng phải có các quy chế, ràng buộc nhất định để sau khi không làm việc ở Mỹ, họ có thể về đất nước phục vụ đất nước chứ không nên ở lại nhập cư luôn tại Mỹ, tránh hiện tượng “chảy máy chất xám”.
ă Ngoài ra, các nhà chuyên môn và nhà quản lý khi nghiên cứu về thị trường Mỹ cũng cần phải xem xét về các quy định về mức lương tối thiểu và tiền lương làm thêm giờ của nước bạn. Các quy định nói trên được thực hiện theo Fair Labour Standard Act 1938 đã được sửa đổi viết tắt là FLSA (tạm dịch là luật tiêu chuẩn lao động công bằng). Một số điều chú ý của FLSA như sau:
Từ 1/9/1997, mức lương tối thiểu của Hoa Kỳ đwocj quy định 5,15 USD/giờ. Đối với lao động dưới 20 tuổi có thể trả mức lương tối thiểu là 4,25 USD/giờ đối với 90 ngày làm việc đầu tiên cho mỗi chủ sử dụng lao động. Đối với những lao động có thu nhập thêm bằng tiền bồi dưỡng của khách hàng từ 30 USD/tháng trở lên thì có thể coi khoản tiền này là một phần của tiền lương, nhưng tiền lương do chủ sử dụng lao động trả trực tiếp cũng khôngn được thấp hơn 2,13 USD/giờ.
Luật FLSA không quy định giới hạn số giờ làm việc của người lao động nhưng quy định chủ sử dụng lao động phải trả lương đối với những giờ làm việc vượt quá 40 giờ/tuần tối thiểu bằng 1,5 lần giờ làm việc bình thường.
Tuy nhiên, Luật FLSA cũng quy định một số đối tượng lao động không áp dụng quy định về tiền lương tối thiểu hoặc không áp dụng quy định về tiền lương làm thêm giờ hoặc không áp dụng cả hai.
Một điều cần lưu ý nữa là ngoài luật FLSA của Liên bang, một số bang của Mỹ cũng có luật riêng của bang về tiền lương tối thiểu và tiền lương làm thêm giờ. Trong khi áp dụng, luật Hoa Kỳ quy định nguyên tắc là phải áp dụng mức cao hơn, dù đó là theo luật Liên bang hay luật riêng từng bang.
Tóm lại, Hoa Kỳ là một quốc gia có thu nhập cho lao động cao hàng đầu thế giới, cơ hội cho lao động Việt Nam sang đây là có thể. Tuy nhiên nhu cầu về lao động tại Mỹ sẽ chủ yếu là lao động trình độ chuyên môn và tay nghề cao và cả lao động trình độ cao ( trong công nghệ IT, công nghệ hoá dược phẩm…), cũng giống thị trường EU, Hoa Kỳ đồi hỏi lao động có ngoại ngữ (tiếng Anh- Mỹ) khá. Vì vậy để có thể tiếp cận vào thị trwongf rất tiềm năng này, các nhà quản lý Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về các luật của Mỹ, đặc biệt là các quy định liên quan tới nhập cư và tiền lương, bên cạnh đó phải chuẩn bị đào tạo nguồn tốt, nâng cao mạnh mẽ về chất lượng lao động Việt Nam. Phần III : Giải pháp và kiến nghị
nhằm tiếp cận và khai thác các thị trường lao động tiềm năng
I. Các phương hướng đề ra
Xác định công tác tìm kiếm và khai thác TTLĐ mới ngoài nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động XKLĐ trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đầy biến động như hiện nay và cuộc cạnh tranh về thị phần TTLĐ quốc tế đang diễn ra ngày càng gay gắt.
Đẩy mạnh công tác tìm kiếm TTLĐ mới, tiếp cận các thị trường có nhiều tiềm năng nhưng phải trên cơ sở: Củng cố các thị trường truyền thống (Nga, một số nước SNG và Trung Đông) và giữ vững và phát triển các thị trường hiện có (Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaisia, Đài Loan, một số nước Châu Phi…).
Thực hiện đa dạng hoá các thị trường (theo lãnh thổ và theo ngành nghề) và đa dạng hoá các thành phần tham gia trong công tác XKLĐ:
Đa dạng hoá các TTLĐ (theo lãnh thổ): Cung cấp lao động cho mọi thị trường có nhu cầu lao động và chuyên gia Việt Nam, miễn là phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động: Cung cấp lao động cho mọi ngành nghề với trình độ tay nghề khác nhau. Nhìn chung chỉ cấm XKLĐ trong một số ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Da dạng hoá thành phần tham gia XKLĐ và tìm kiếm TTLĐ mới: Bên cạnh việc củng cố các tổ chức XKLĐ và chuyên gia, mở rộng các doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình có đủ điều kiện trực tiếp XKLĐ dưới các hình thức như nhận thầu công trình…Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đang công tác, học tập và nghiên cứu, người Việt Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài trong việc tìm kiếm và thu hút thêm lao động ở trong nước. Thí điểm cấp giấp phép cho một số tổ chức XKLĐ ngoài quốc doanh. Trước hết là các doanh nghiệp thuộc các Đoàn thể Trung ương, như TLĐLĐVN, TƯĐTNCSHCM, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam…được đăng ký hoạt động XKLĐ nói chung cũng như công tác tự tìm kiếm và mở rộng TTLĐ mới nói riêng.
Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác tìm kiếm và mở rộng TTLĐ ngoài nước:
Trước hết đó là trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan Quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, cụ thể hoá chủ trương, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh công tác xúc tiến tiếp cận các thị trường mới. Mặt khác cần có những quy định cụ thể để ngăn ngừa, xử lý đối với các tổ chức XKLĐ không chấp hành nghiêm túc pháp luật, ảnh hưởng xấu tới hoạt động XKLĐ. Đối với người lao động, kiên quyết xử lý đối với những người chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn ra ngoài làm, sinh hoạt trái với các phong tục tập quán của quốc gia sở tại.
Các tổ chức XKLĐ cần nâng cao tính chủ động và tăng cường đầu tư để mở rộng hoạt động XKLĐ, nghiên cứu khai thác thị trường mới. Tất nhiên, các doanh nghiệp XKLĐ vẫn phải tuân thủ nghiêm khắc mọi quy định về XKLĐ của Nhà nước.
Người lao động cần nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định trong HĐLĐ, pháp luật cũng như các phong tục tập quán của cả hai bên, đặc biệt là tại nước nhận LĐXK trong thời gian người lao động làm việc tại đó để không làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của lao động Việt Nam trên TTLĐ quốc tế.
II. Các giải pháp để tiếp cận và khai thác các thị trường tiềm năng
Trên cơ sở phân tích và đánh giá các thị trường lao động tiềm năng trong phần II ở trên, chúng ta cần có một số giải pháp khác nhau để tiếp cận với mỗi thị trường có đặc thù khác nhau nhất định này. Cụ thể như sau:
1. Đối với khu vực Đông Bắc á
1.1 Với Đài Loan
Nhà nước tập trung đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh, có kinh nghiệm tiếp cận các công trình nhận thầu xây dựng, dự án lớn để cung cấp lao động ta với quy mô lớn trong lĩnh vực xây dựng (thị trường mà lao động Thái Lan đang có nguy cơ giảm đáng kể) và hướng tới ngành điện tử và các ngành công nghệ cao. Đây cũng là hướng để Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào vào việc cung cấp lao động giản đơn, giúp việc gia đình, thay vào đó là lao động có trình độ hơn với chất lượng cao hơn.
Bên cạnh với việc trên, các doanh nghiệp XKLĐ và cấp ngành liên quan đầu tư, nghiên cứu thị trường Đài Loan trong các lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề 3D, đặc biệt khi mà cơ hội đang tới và phí Đài Loan đang có nhiều chính sách ưu đãi trong 2 ngành nghề trên.
- Đầu tư hợp lý cho công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng cho thị trường Đài Loan. Giáo dục người lao động về trách nhiệm và quyền hạn của họ khi đi làm việc ở nước ngoài. Chú trọng công tác giáo dục tôn giáo trước khi đi. Kiên quyết xử lý những lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn bất hợp pháp hoặc vi phạm luật pháp nước sở tại. Chỉ khi làm được những điều này chúng ta mới có cơ hội tiếp cận với thị trường Đài Loan theo hướng đã nói ở trên.
- Đẩy mạnh công tác thông tin hai chiều, phối hợp đồng bộ trong trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tránh đưa thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến việc phát triển và tiếp cận thị trường.
- Nghiên cứu và triển khai thực hiện hình thức hợp tác trực tiếp không thông qua Công ty môi giới theo đề nghị của Uỷ ban lao động Đài Loan.
- Đài Loan là thị trường đang phát triển mạnh, vì vậy cần tăng cường năng lực hoạt động cho Ban Quản lý lao động thuộc Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc. Điều này không những giúp chúng ta đội ngũ cán bộ khai thác nguồn hiệu quả hơn mà còn giúp mối liên hệ giữa cơ quan quản lý về lao động của ta và người lao động ta khăng khít và tin twongr lãn nhau hơn, giảm được tình trạng lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng gây ảnh hưởng xấu tới việc phát triển thị trường của ta (không ít các trường hợp lao động phá vớ hợp đồng trước thời hạn vì lý do nguyện vọng và kiến nghị của họ không được quan tâm và lắng nghe).
1.2 Với Hàn Quốc
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm hoạt động tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
- Để tăng cường công tác quản lý lao động, ổn định và phát triển thị trường kết hợp quản lý số lao động làm việc theo Luật mới của Hàn Quốc, bộ máy Ban Quản lý lao động cần được tăng cường.
- Vấn đề TNS ta bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn bất hợp pháp là vấn đề cần quan tâm. Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ TNS bỏ trốn cao. Để có thể giữ và phát triển thị trường Hàn Quốc, yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng những biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số TNS bỏ trốn.
Sau đây là một số giải pháp nhằm hạn chế số lao động bỏ trốn ra ngoài làm bất hợp pháp, những giải pháp này có thể áp dụng cho các thị trường khác mà tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn cao (Nhật Bản, Malaisia, Đài Loan…):
Thứ nhất, cần coi việc đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất, quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu. Người lao động trước khi làm việc ở nước ngoài nhất thiết phải trải qua một khoá học tập trung với thời gian thời gian tương ứng do cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.
Thẳng thắn nhìn nhận vào vấn đề chúng ta thấy, việc đào tạo lao động trước khi đi hiện nay phần nhiều chỉ mang tính hình thức, hoặc là để đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước, hoặc là nhằm “phô trương” với đối tác khi cần, trong khi đội ngũ giáo viên lại vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ và kinh nghiệm thực tế…Vì thế, việc chấn chỉnh tình trạng này nhằm nâng cao năng lực về ngoại ngữ, ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp cũng như trách nhiệm công dân cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài la việc làm cần thiết.
Thứ hai, cần chuyên môn hoá và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QLLĐ ở nước ngoài. Nên nhớ rằng có tới 30% lao động bỏ trốn là do không được giải quyết các vẫn đề phát sinh, rõ ràng trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ QLLĐ cần phải được tăng cường.
Thứ ba, cần thống nhất việc thu phí dịch vụ, phí phái cử người lao động đối với các doanh nghiệp. Không nên xem việc thu tiền đặt cọc cao là giải pháp chống trốn. Công bằng mà nói, ngoài phí dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước, nếu doanh nghiệp XKLĐ không thu tiền đặt cọc cao để đề phòng người lao động bỏ trốn thì khi sự việc xảy ra họ sẽ vô cùng khốn đốn do việc phải phải bồi thường phía đối tác. Thế nhưng, tổng chi phí phải nộp để được đi làm việc ở nước ngoài lên đến cả 100 triệu đồng, thậm chí là mười ngàn đôla Mỹ là điều không thể đối với đại bộ phận người lao động hiện nay. Thế nên không ít ý kiến cho rằng, việc thu phí dịch vụ cao là áp lực buộc người lao động phải gắng làm việc, mong muốn có thu nhập cao để gửi về trả nợ, khiến họ nhanh chóng muốn bỏ trốn khỏi nơi làm việc, đi tìm nơi khác có thu nhập cao hơn. Do vậy việc đưa ra định hướng về phí đặt cọc và giới hạn tổng thu cho từng thị trường nhằm tạo cơ hội và sự yên tâm cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài là việc làm cần thiết giai đoạn hiện nay.
Với Nhật Bản
Để ổn định, giữ vững thị trường này cũng như tìm thêm nhiều thị trường mới, ngành nghề mới để đưa lao động Việt Nam sang đây làm việc, chúng ta cần phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, các cấp chính quyền địa phương nơi quản lý về nhân khẩu đối với TNS bỏ trốn) đề ra những biện pháp mạnh mẽ, triệt để nhằm ngăn chặn và chấm dứt hoàn toàn hiện tượng này. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có nhiều tu nghiệp sinh (trên 50) đang làm việc tại Nhật Bản phải cử đại diện để phối hợp với Ban Quản lý lao động và chuyên gia tại Nhật Bản quản lý số TNS hiện có của Công ty mình cũng như giải quyết nhanh chóng, kịp thời những vấn đề phát sinh, không để những hiện tượng tiêu cực xảy ra thường xuyên và tràn lan. Cũng cần phải đưa ra những chế tài và quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của những doanh nghiệp có tỷ lệ TNS bỏ trốn cao.
Ngoài ra, còn có biện pháp đặc thù, hiện một số doanh nghiệp áp dụng như: chỉ tuyển ứng viên đang làm việc ở các công ty thành viên của doanh nghiệp; kiểm tra nhân thân trước khi tuyển chọn; giữ một phần trợ cấp tu nghiệp và lương (giải pháp tình thế)…
Bên cạnh việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng và uy tín của lao động Việt Nam, chúng ta phải nâng cao chất lượng lao động, tăng đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở giảng dạy, đội ngũ giáo viên nhằm làm tốt sông tác tạo nguồn trước khi đi XKLĐ, tiến tới đẩy mạnh hoạt động đưa lao động kỹ thuật sang Nhật trong các lĩnh vực công nghệ IT, kỹ sư cơ khí, đầu bếp, nghệ nhân…cũng là các lĩnh vực ta đã có lao động tại Nhật, bước đầu đã khẳng định lao động thương hiệu Việt Nam. Cuối cùng, các nhà quản lý phải nhanh chóng tranh thủ cơ hội và chớp thời cơ khi mà quan hệ Nhật – Trung đang căng thẳng và có nhiều rạn nứt để tăng cường quan hệ với Nhật, kêu gọi thêm đầu tư của Nhật vào Việt Nam, điều đó cũng sẽ tác động không nhỏ tới việc tăng số lượng lao động sang Nhật Bản trong thời gian tới.
2. Đối với Thị trường khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dương
2.1 Với Malaisia
- Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia tiếp cận thị trường mới, khai thác được những hợp đồng đảm bảo các điều kiện cho người lao động, đồng thời tiến hành tuyển chọn chặt chẽ, đúng đối tượng và đảm bảo chất lượng.
- Chuẩn bị đầy đủ và nâng cao chất lượng nguồn lao động, trên cơ sở mở rộng việc triển khai tại các tỉnh, thành phố trong cả nước mô hình về việc các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chỉ đạo địa phương mình phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ để triển khai tuyển chọn, đào tạo nguồn lao động phục vụ xuất khẩu lao động sang Malaysia.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động trên cơ sở tăng cường năng lực hoạt động cũng như cán bộ cho Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia và yêu cầu các doanh nghiệp phải cử cán bộ sang quản lý số lao động của mình tại Malaysia.
- Lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, dù chỉ mới sau 2-3 năm thí điểm đưa lao động sang Malaysia đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Ngoài ra, các tổ chức phản động, các tổ chức tôn giáo đã lợi dụng một số khó khăn của lao động ta trong quá trình thực hiện hợp đồng để khích động, xuyên tạc chính sách XKLĐ của ta. Do đó phải tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều kênh thông tin, nhiều hình thức (như thông qua Báo chí, Đài phát thanh- truyền hình…) để người lao động hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình khi họ chuẩn bị sang Malaisia làm việc. Mặt khác cũng nghiêm trị đối với những kẻ tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc theo hướng tiêu cực gây nhiễu thông tin và hiểu sai lệch về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về XKLĐ.
2.2 Đối với Lào
Hiện có gần 2 vạn lao động Việt Nam làm việc tại Lào theo hình thức dài hạn và vụ việc. Tuy vậy, hiện tại chưa có đại diện của ngành lao động tại Cơ quan đại diện Việt nam tại Lào. Đề nghị bố trí một cán bộ chuyên trách lao động tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào.
Khuyến khích các doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ, các Tổ chức và cá nhân sang làm việc tại Lào, đặc biệt là tại các tỉnh có chung biên giới với nước bạn. Tuy nhiên, cần có cơ chế bắt buộc đối với các tổ chức đưa lao động sang Lào làm việc trong việc báo cáo định kỳ và thường xuyên với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định hiện hành về số lượng lao động do đơn vị đưa sang Lào.
Lào là quốc gia cũng đang trong quá trình phát triển và có mối quan hệ rất thân thiết với Việt Nam, đội ngũ chuyên gia và các nhà quản lý tầm trung của họ đang rất thiếu do đó chúng ta nên tổ chức và chỉ đạo các doanh nghiệp XKLĐ khai thác theo khía cạnh này, nếu làm tốt theo hướng này thì cả đôi bên cùng có lợi, thêm vào đó mối quan hệ giữa ta và Lào ngày càng khăng khít hơn.
3. Đối với thị trường lao động trên biển
- Tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên trong việc đầu tư (kể cả liên doanh với nước ngoài) vào công tác đào tạo và tái đào tạo sỹ quan, thuyền viên, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá các đội tàu thương mại trên thế giới.
- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu thuyền viên.
- Đổi mới phương thức tuyển chọn thuyền viên tàu cá, thực hiện nghiêm túc mô hình gắn kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Đối với các nước khu vực Vùng Vịnh (Trung Đông)
Căn cứ vào các phân tích về thị trường lao động thế giới và tình hình XKLĐ của nước ta hiện nay, phải coi thị trường khu vực vùng vịnh là một trong những thị trường XKLĐ chính của nước ta trong thời gian tới. Cần phát triển thị trường khu vực GCC theo từng bước thích hợp, phù hợp với thế mạnh cạnh tranh của lao động Việt Nam, đó là sự cần cù, chịu khó, khéo tay và thông minh. Bước đầu sẽ đưa các loại lao động mà nước ta có thế mạnh, sau đó dần phát triển sang các loại lao động khác. Nhu cầu lao động dịch vụ ở các nước này mặc dù rất cao, nhưng lại đòi hỏi trình độ tiếng Anh nhất định mà lao động ta còn yếu. Do đó trong thời gian đầu, chúng ta phải đưa lao động sang làm việc trong các nhà máy ngành công nghiệp nhẹ, các nghề bảo dưỡng, vận hành máy móc công nghiệp và lao động xây dựng, còn lao động dịch vụ sẽ dần dần đưa sang, sau khi chúng ta đã có mối quan hệ tốt với GCC cũng như đã tổ chức đào tạo được tốt nguồn nhân lực.
Qua nghiên cứu và tham khảo, có thể thấy khả năng cung ứng lao động cụ thể với từng thị trường như sau :
Các tiểu vương quốc A rập thống nhất- UAE : Nhu cầu lao động ở đây rất đa dạng, nhưng trước mắt ta có thể tăng cường cung ứng lao động trong các ngành nghề công nghiệp, làm việc trong các xí nghiệp tại khu chế xuất như lao động dệt, cơ khí, bảo dưỡng và vận hành máy, xây dựng.
Kuwait : Hiện nay chính phủ Kuwait vẫn đang thực hiện chương trình xây dựng nhà ở cho dân và nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Đây là một chương trình lớn, nên nhu cầu về lao động xây dựng ở nước ngoài là rất cao, chủ yếu theo hình thức giao thầu phần nhân công. Lao động xây dựng Việt Nam đã bắt đầu được biết đến và đang tạo lập uy tín tại Trung Đông, qua một số các thị trường như LiBăng, Libya, Ai Cập…Việt Nam cũng có thể đáp ứng được nhu cầu lao động của Kuwait trong lĩnh vực vận hành và bảo dưỡng thiết bị cho các ngành công nghiệp và ngành dầu khí. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm hiểu yêu cầu của bạn về trình độ để cung ứng y tá làm việc trong các cơ sở y tế.
Libi:
Khẩn trương xúc tiến đàm phán cấp Chính phủ, Bộ với Libi để có thể ký được Thoả thuận về hợp tác lao động làm cơ sở đưa lao động sang làm việc tại Libi.
Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường lao động Libi, tập trung vào các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, xây dựng và công nghiệp. Xu thế hiện nay của Libi là hướng về Châu Phi, do vậy, các công ty của ta cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng lao động đủ sức cạnh tranh tại thị trường đầy tiềm năng này.
Cơ quan đại diện Việt Nam tại Libi cần có cán bộ chuyên trách lao động để quản lý lao động hiện có, kết hợp tìm hiểu khả năng nhận lao động của phía Libi để giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này. Vì vậy, cần thiết phải có 1 biên chế chuyên trách lao động tại Đại sứ quán Việt Nam tại Libi.
Đối với các nước còn lại trong khu vực GCC ( A rập Xê út, Bahrain, Qatar và Oman) là nhóm các nước có tiềm năng nhận lao động nước ngoài, tuy nhiên, về mặt giá cả nhân công cần phải nghiên cứu cho phù hợp. Để có thể thâm nhập thị trường khu vực này, cần có hướng dẫn và định hướng các công ty XKLĐ ký kết hợp đồng đưa lao động vào Trung Đông có nhu cầu nhận lao động nước ngoài. Việc tuyển chọn lao động phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của các hợp đồng về chủng loại ngành nghề. Hướng các công ty tuyển lao động tại các khu vực mà người lao động chấp nhận đi làm việc tại những nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và mức lương tối thiểu từ 120-150 U$D/ tháng/người ( ví dụ: lao động thuộc các tỉnh ở miền Trung, lao động thuộc khu vực có khó khăn vv…)
Riêng đối với A rập Xê út, vốn là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới nên chúng ta có thể đẩy mạnh lao động sang đây trong lĩnh vực hoá dầu, tất nhiên đòi hỏi chất lượng lao động của chúng ta phải tương xứng với những yêu cầu của công việc đó, do đó phải tăng cường công tác đào tạo, định hướng nghề cho người lao động.
Thị trường các nước thuộc khối EU
Đây là thị trường rất hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp XKLĐ và người lao động Việt Nam, do đó yêu cầu về lao động có trình độ chuyên môn cao là tất yếu. Để có thể tiếp cận các thị trường này, chúng ta phải quan tâm một số vấn đề sau:
Tăng cường hợp tác kinh tế và phát triển ngoại giao giữa chính phủ Việt Nam với các quốc gia này, xây dựng quan hệ tốt đẹp và thực sự tin tưởng nhau. Trên cơ sở đó, sẽ đưa các đoàn khảo sát thị trường sang các quốc gai này (tất nhiên dưới sự cho phép của các chính phủ nước bạn), nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng thị trường cả về nhu cầu lao động cũng như các điều kiện lao động, mức lương…
Tăng cường đào tạo chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trong các ngành công nghiệp, phục vụ khách sạn. Muốn vậy, phải có đội ngũ giáo viên giảng dạy không những giỏi về chuyên môn mà cả kinh nhiệm và thực tiến.
Đặc biệt quan tâm tới vấn đề đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, nhất là tiếng Anh. Việc có được trình độ ngoại ngữ ở mức độ nhất định sẽ giúp lao động Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các thị trường này hơn, cũng như vệc hiểu biết hơn nữ về văn hoá và cách thức làm việc, kinh nghiệm quản lý…của những quốc gia phát triển này. Do đó, khi trở về nước, chắc chắn đội ngũ lao động này sẽ có nhiều lợi ích cho nước nhà.
Thị trường Hoa Kỳ và một số khu vực khác
Đây là những thị trường mới ta chưa có kinh trong việc đưa lao động đến khu vực này, do vậy, ta cần phối hợp với Bộ Ngoại giao (thông qua các cơ quan đại diện) tìm hiểu khả năng nhận lao động nước ngoài của các nước cũng như các chính sách nhận lao động của họ để có kế hoạch và chương trình đưa lao động ta đến làm việc trong thời gian tới.
Cần tranh thủ cử cán bộ quản lý hay cán bộ doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia các đoàn chính thức của Nhà nước hay các đoàn của doanh nghiệp sang các nước này tìm hiểu, nghiên cứu nhằm khai thông thị trường, tiến tới ký kết hợp đồng đưa lao động ta đến làm việc
Phối hợp với Bộ ngoại giao, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ tổ chức hệ thống quản lý lao động Việt Nam ở những nước, địa bàn có nhiều lao động Việt Nam làm việc, có tiềm năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam để quản lý và bảo vệ người lao động, xử lý và giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc phát sinh, thu thập thông tin, đề xuất và thực hiện các biện pháp ổn định và mở rộng thị trường.
III. Các kiến nghị
1.Trách nhiệm của Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan
Chính phủ tận dụng các quan hệ ngoại giao, chính trị xúc tiến tìm kiếm nhiều thị trường lao động mới, thông qua đại sứ quán Việt Nam đặt tại các quốc gia mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và cả mạng lưới hơn ba triệu Việt Kiều sống trên đất bạn. Trong đó cần sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ là Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động, Thương binh- Xã hội.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới như: thông tin về các thị trường mới, thu nhập bình quân các nước, các công việc và những đòi hòi của công việc mà quốc gia đó đang thiếu hụt lao động…
Hoàn thiện cơ chế chính sách về văn bản pháp luật quy định về hoạt động XKLĐ và công tác tìm kiếm thị trường lao động quốc tế mới như Luật XKLĐ, Nghị định về xử lý lao động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nhằm ngăng ngừa tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm bất hợp pháp, xây dựng hình ảnh đẹp về lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Có như vậy, việc mở rộng thị trường của chúng ta mới có kết quả tốt.
Nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư, tập trung vào một số doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, làm bàn đạp cho các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển theo.
Đào tạo nâng cao chất lượng lao động Việt Nam, chú trọng khâu đào tạo nghề trước khi đi. Điều đó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc tiếp cận với các thị trường và hợp đồng lao động ngoài nước có nhiều giá trị kinh tế. Theo đó cần làm một số việc sau:
Một là, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giáo dục đào tạo nghề. Vấn đề chất lượng đào tạo phải được đạt ra như một yêu cầu lớn. Các doanh nghiệp XKLĐ phải gắn với các trường dạy nghề, các trường đào tạo của chúng ta. Tiếp nữa là việc đào tạo ngoại ngữ cho người lao động cũng như văn hoá, phong tục tập quán của nước sở tại.
Hai là, khuyến khích các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư đào tạo, chuẩn bị nguồn phục vụ cho XKLĐ và định hướng sử dụng của thị trường lao động ngoài nước.
Ba là, kế hoạch về đào tạo nguồn lao động xuất khẩu cũng không thể tách rời kế hoạch đào tạo trong chương trình tổng thể về đào tạo nghề của Nhà nước. Sự gắn bó hữu cơ giữa chương trình việc làm trong nước và chương trình việc làm ngoài nước sẽ cho phép tận dụng lợi thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên trong chiến lược đào chung của quốc gia nhằm nâng cao tri thức và kỹ năng nghề cho người lao động.
Bốn là, đầu tư xây dựng và phát triển một số trường, trung tâm đào tạo trọng điểm nguồn lao động xuất khẩu của Nhà nước tại các khu vực, vùng trong nước nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động với cơ chế cùng đầu tư từ Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Quảng bá hình ảnh lao động Việt Nam trên nhiều kênh thông tin, nhấn mạnh vào các yếu tố mà đối tác kỳ vọng như : Kỷ luật, sự chăm chỉ, cần cù và khả năng sáng tạo…
2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Nâng cao tính chủ động, năng động trong vấn đề tìm kiếm các thị trường lao động mới ngoài nước.
Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và với các đối tác quốc tế.
Xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể, khoa học cả về tổ chức, hoạt động cũng như tài chính để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác cả trong nước cũng như trong khu vực.
Nâng cao hiệu quả từ quá trình tuyển dụng lao động, tuyển theo chất lượng chứ không chạy theo số lượng, nâng cao uy tín lao động Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là trong vấn đề kỷ luật. Về học vấn, đây là chuẩn mực xác định khả năng tiếp thu của người lao động. Thông thường thì người có trình độ học vấn hết bậc phổ thông khả năng tiếp thu cao hơn người có trình độ trung học cơ sở; Về sức khoẻ, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, thể trạng…(chẳng hạn, thuyền viên thì phải chịu được sang gió, người làm nghề điện tử không bị mắt bệnh về mắt); Về nghề nghiệp, phải đảm bảo các chuẩn mực về trình độ tay nghề (bậc thợ), thâm niên nghề nghiệp); về phẩm chất đạo đức, đây là tiêu chuẩn nhằm xác định rõ nhân thân người lao động. Người lao động cần có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tính cộng đồng cao. Tất nhiên việc xác định này chỉ mang tính chất tương đối, tuy nhiên chúng ta có thể loại bỏ ngay từ bước đầu đối với những người có “hồ sơ đen”, tức là đã có tiền án tiền sự hay nhân thân không trong sáng, chắc chắn những thành phần này chỉ làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam nếu họ được XKLĐ.
3. Đối với người lao động
Người lao động phải tự ý thức việc mình tham gia vào hoạt động XKLĐ có ý nghĩa như thế nào, không chỉ cho bản thân và gia đình mình mà còn cho cả uy tín của lao động Việt Nam nói chung trên thị trường lao động quốc tế.
Tuân thủ mọi quy định trong hợp đồng lao động và luật pháp của Việt Nam cũng như nước sở tại.
Phải bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn khi đã xác định tham gia vào hoạt động XKLĐ.
Xây dựng quan hệ tốt đẹp với giới chủ, không ngừng quảng bá về văn hoá và con người Việt Nam bên nước bạn, cũng như với các đồng nghiệp nước ngoài khác.
4. Các cơ quan thông tin-tuyền truyền
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra sự nhận thức đúng đắn từ các cấp, các ngành đến người dân và xã hội.
- Quản lý tốt các tin, bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động tạo điều kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lao động ta trên thị trường quốc tế. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những vi phạm trong xuất khẩu lao động nhưng phải đảm bảo quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Kết luận
Hoạt động XKLĐ nói chung và công tác tìm kiếm, phát triển thị thị trường lao động ngoài nước nói riêng đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia, từ Nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ cho tới bản thân người lao động- chủ thể của quá trình XKLĐ. Trong thời gian qua, chúng ta đã đưa được hơn 40 vạn lao động sang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các ngành nghề mà lao động Việt Nam làm việc chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp, phục vụ cá nhân và xã hội hoặc xây dựng, các thị trường chủ yếu có thể kể tới như 4 thị trường XKLĐ chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia, Đài Loan và một số thị trường còn lại khác. Trong những năm gần đây, ước tính lượng ngoại tệ do lao động chuyển về nước bình quân từ 1,2- 1,5 tỷ USD, trong đó năm 2004 khoảng gần 1,6 tỷ USD. Đồng thời Nhà nước cũng tiết kiệm hàng tỷ Đôla Mỹ mỗi năm do không phải đầu tư tạo việc làm mới trong nước cho số lao động tương đương với số lao động xuất khẩu mỗi năm. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được đó, chúng ta cũng bộc lộ không ít hạn chế trong hoạt động XKLĐ, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên khắp các lĩnh vực, không ngoại trừ XKLĐ thì chiếc bánh kinh tế- lợi ích từ hoạt động XKLĐ đang có nguy cơ ngày càng bị “xâu xé” và nguy cơ thu hẹp. Hơn bao giờ hết, công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước đang đặc biệt nhận được sự quan tâm và đầu tư cần thiết, với sự nỗ lực của mọi cấp ngành từ Nhà nước, các Bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp cho tới các địa phương trong cả nước. Mặc dù vậy, Việt Nam còn bộc lộ một số khiếm khuyết cũng như khó khăn trong công tác phát triển thị trường nói trên, đặc biệt là những kiến thức về thị trường nói chung cũng như tính chuyên nghiệp, chủ động trong việc tiếp cận các thị trường mới nhiều tiềm năng này. Rõ ràng để có thể đạt được mục tiêu có 1 triệu lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài vào năm 2010 chúng ta cần phải nỗ lực hết sức và phải có những giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác các thị trường tiềm năng đó. Mặt khác tìm mới và mở rộng thị trường chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta duy trì và giữ vững các thị trường truyền thống và thị trường đang có, do đó hai công việc là tìm mới và giữa vững thị trường đã có phải tiến hành đồng bộ và đồng thời.
Mỗi khu vực, quốc gia hay một ngành nghề nào đó có tiềm năng trong việc XKLĐ đều có những đặc thù riêng nhất định, các giải pháp để khai thác các thị trường này theo đó cũng phải linh hoạt và khác nhau sao cho phù hợp với từng loại thị trường.
Thị trường Đông Bắc á là thị trường mà ta dã có hoạt động XKLĐ từ lâu, tuy nhiên tiềm năng của thị trường này thì vẫn còn mở rộng cho Việt Nam. Để tiếp tục duy trì và khai thác thêm nhiều thị trường mới ở đây có rất nhiều các biện pháp được đưa ra, song cần tập trung vào hai vấn đề chính. Thứ nhất, phải triệt để ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng trước thời hạn gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý các nhà tuyển dụng ngoài nước cũng như làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam. Thứ hai, cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thị trường mới, đặc biệt là các doanh nghiệp mạnh, thực hiện đồng thời là việc tăng cường công tác giáo dục đào tạo nghề cho người lao động và các hiểu biết về văn hoá, tôn giáo…của nước sở tại.
Thị trường khu vực Đông Nam á- Thái Bình Dương cũng là thị trường mà ta đã có hoạt động khai thác ở đó nhưng quy mô thị trường vẫn còn rất nhiều, đặc biệt phải kể tới là thị trường Malaisia. Đối với các thị trường trong khu vực này, một mặt ta vẫn phải triệt để ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn (ở Malaisia), mặt khác phải tăng cường năng lực hoạt động cho Ban Quản lý lao động của ta ở đây, thêm vào đó chúng ta phải dần chuyển hướng sang xuất khẩu chuyên gia sang thị trường này, đặc biệt tại các nước đang rất cần đội ngũ chuyên gia trong công cuộc phát triển của mình (như Lào).
Thị trường khu vực Vùng Vịnh, đây là thị trường mà ta còn khá mới mẻ mặc dù cũng đã có một số hoạt động XKLĐ quy mô nhỏ ở một số ít nước. Theo nhận định của các nhà quản lý, đây chính là thị trường nhiều tiềm năng cần hướng tới nhất của Việt Nam trong hoạt động XKLĐ, nhất là trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thế giới cứ ngày một leo thang mà đây lại là vựa dầu của toàn thế giới. Do đó các giải pháp tiếp cận phải có tính lâu dài và khoa học, trước hết chúng ta sẽ đưa lao động sang đây làm việc trong các ngành công nghiệp nhẹ, vận hành máy móc và trong lĩnh vực xây dựng vì nhu cầu về cơ sở hạ tầng của các quốc gia này là rất cao, sau đó chúng ta sẽ đưa lao động dịch vụ đây trên cơ sở đã tổ chức đào tạo tốt nguồn nhân lực.
Các thị trường rất nhiều tiềm năng khác mà Việt Nam phải nhanh chóng tiếp cận, đó là các quốc gia thuộc khối UE và Hoa Kỳ. Tuy vậy đây đều là các thị trường hoàn toàn mới mẻ, do đó chúng ta cần sự đầu tư thích đáng và mạnh dạn, đặc biệt đây đều là các nước có quy chế tuyển chọn lao động nghiêm ngặt và thường là trình độ cao, hơn nữa pháp luật của họ lại rất chặt chẽ đặc biệt trong vấn đề xuất nhập cảnh. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề cao, có trình độ tiếng Anh khá thì việc tham gia của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan là hết sức cần thiết, đặc biệt là Bộ LĐTB&XH và Bộ Ngoại giao.
Các thị trường hướng tới của chúng ta không chỉ theo lãnh thổ mà cần phải tiếp cận theo cả ngành nghề, trong đó phải kể tới như nghề đi biển hay lao động nông nghiệp. Hiện nhu cầu về lao động của các ngành nghề này rất lớn trên thế giới.
Cuối cùng cần khẳng định, công việc khai thác và mở rộng các thị trường lao động ngoài nước mới không thể thực hiện được chỉ với sự nỗ lực cố gắng của một phía nào đó. Đây là công việc cần sự phối hợp của nhiều cấp ngành, nhiều phái từ Nhà nước, các bộ ngành quản lý Nhà nước cho tới các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và bản thân người lao động.
Chắc chắn với những nỗ lực này, chúng ta sẽ có niềm tin vào việc thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra trong hoạt động XKLĐ, nhằm
cải thiện đời sống cho người dân- những người đi XKLĐ và gia đình họ, giải quyết tốt bài toán việc làm cho người lao động và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2000-2005, Cục Quản lý lao động Ngoài nước- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
Báo cáo tổng hợp lao động xuất khẩu hàng năm – Phòng thị trường lao động; Phòng chính sách lao động – Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
Tổng kết kinh nghiệm 10 năm hợp tác quốc tế về lao động giai đoạn 1980-1990, NXB Lao động Xã hội, năm 1991.
Giáo trình Kinh tế Lao động, tác giả TS. Mai Quốc Chánh, PGS.TS Trần Xuân Cầu- Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Lao động Xã hội.
Tạp chí Việc làm ngoài nước, Cục QLLĐNN- Bộ LĐTB&XH, các số 2,3, 4, 5, 6 năm 2005.
Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số tháng 2 & tháng 8 năm 2001
Tạp chí Lao động và Xã hội
Số 202/2002
Các số 206, 207, 208, 210, 219, 226 năm 2003.
Các số 254, 255, 256 năm 2005
Tạp chí Kinh tế Phát triển, các số tháng 6, tháng 8, tháng 12 năm 2004 & tháng 4, tháng 8, tháng 10 năm 2005.
Tạp chí Kinh tế Xã hội, số 258/2004
Tạp chí Thông tin về TTLĐ, tháng 8/2004
Tạp chí Kinh tế Châu á- TBD, số 5/2005 & số 33/2005
Chỉ thị 41/CT-TƯ ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị về XKLĐ và chuyên gia.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001.
Ban chỉ đạo điều tra lao động và việc làm Trung ương: Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm 01/07/2004. Hà Nội, tháng 10/2004
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và các nước Đông Bắc á, số 4(52) 8- năm 2004.
Các Web site:
www.vnexpress www.vneconomy
www.thanhnien.com www.dafel.gov.vn
www.vietnamnet
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28532.doc