MỤC LỤC
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU 3
CHƯƠNG II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
I. Khái niệm ngân hàng thương mại 4
II. Tín dụng 4
1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng 4
1.1 Khái niệm tín dụng 4
1.2 Tín dụng ngân hàng 5
1.3 Bản chất tín dụng 5
1.4 Vai trò của tín dụng 5
2. Một số khái niệm liên quan 5
2.1 Doanh số cho vay 5
2.2 Doanh số thu nợ 5
2.3 Dư nợ 5
2.4 Nợ quá hạn 5
2.5 Nợ xấu 6
CHƯƠNG III – SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KT – XH TỈNH AN GIANG 7
I. Tiềm năng, lợi thế của Tỉnh 7
1. Vị trí và thuận lợi 7
2. Tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ 7
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội An Giang 8
1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội An Giang trong những năm gần đây 8
2. Tình hình kinh tế - xã hội An Giang giai đoạn 2009 – 2011 9
2.1 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2009 9
2.2 Hoạt động kinh tế An Giang năm 2010 10
2.3 Hoạt động kinh tế An Giang 5 tháng đầu năm 2011 11
III. Chính sách tiền tệ, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh, dự đoán nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới của các thành phần kinh tế thông qua các dự án đầu tư 12
1. Chính sách tiền tệ của Tỉnh thực hiện theo Nghị quyết 11/NQ – CP 12
1.1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng 12
1.2 Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công 13
1.3 Thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kìm chế nhập siêu 13
2. Định hướng phát triển 13
3. Nhu cầu sử dụng vốn của Tỉnh 14
CHƯƠNG IV – TÌNH HÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 15
I. Tổng quan các hoạt động của các NHTM đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh 15
II. Tình hình cấp tín dụng của các NHTM từ năm 2007 15
III. Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn Tỉnh 20
1. Ngân hàng Quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang 20
2. Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín chi nhánh An Giang 23
3. Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang 26
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh An Giang 28
5. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh An Giang 33
IV. Nhận định về tình hình cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn Tỉnh 36
V. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM 37
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN 39
PHỤ LỤC 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình quân là 4,08%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân là 6,26%/năm.
Tính đến cuối tháng 10/2010, toàn tỉnh có 53 tổ chức tín dụng và chi nhánh tín dụng đang hoạt động (tăng 02 tổ chức), trong đó có 25 tổ chức quỹ tín dụng. Vốn huy động tại chỗ trong năm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 21.702 tỷ đồng (tăng 88% so năm 2009); tổng doanh số cho vay trên 77.650 tỷ đồng (tăng 35%); tổng doanh số thu nợ đạt gần 67 ngàn tỷ đồng (tăng 36%); tổng dư nợ khoảng 33.800 tỷ đồng (tăng 40%).
Cùng với tình hình phát triển chung của hệ thống ngân hàng cả nước, việc tăng trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng không dễ dàng. Do chịu ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế - chính trị trong và ngoài nước, các ngân thi nhau chạy đua lãi suất tiền gửi để thu hút khách hàng làm mặt bằng lãi suất cho vay thỏa thuận tăng; các khách hàng, nhất là doanh nghiệp đã phải tính toán rất kỹ trong việc sử dụng vốn vay.
Tuy chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tiêu cựu của nền kinh tế, các tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, quy mô sản xuất thu hẹp nhưng trong hoạt động tín dụng năm 2010 các ngân hàng trong tỉnh vẫn có tăng trưởng và phát triển tương đối ổn định.
Những tháng đầu năm 2011
Nổ lực vượt qua khó khăn do lạm phát, giá cả, lãi suất tăng cao ... kinh tế - xã hội tỉnh An Giang vẫn tiếp tục phát triển ổn định trong 5 tháng đầu năm 2011.
Tính đến ngày 25/5/2011, tổng dư vốn huy động tại chỗ là 16.707 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 4.625 tỷ đồng, tăng 48,9% so cùng kỳ năm 2010, trong đó cho vay ngắn hạn là 4.056 tỷ đồng chiếm gần 87,7%, trung và dài hạn là 569 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 33.332 tỷ đồng, trong đó: ngắn hạn 23.680 tỷ đồng, chiếm 71%, trung và dài hạn là 9.652 tỷ đồng, chiếm 29%. Tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 2072/QĐ-TTg và Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 128,6 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 4, số lượng khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất là 90 khách hàng, sốtiền lãi vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 1.948 triệu đồng.
Biểu đồ thể hiện tình hình cấp tín dụng của tỉnh An Giang từ năm 2006 – 2011 (năm tháng đầu năm)
Hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Ngân hàng Quốc tế Việt Nam – CN An Giang (VIB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.
Ngân hàng Quốc Tế cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định.
Ngân hàng TMCP Quốc Tế An Giang được thành lập ngày 10/10/2006 theo quyết định số 1896/QĐ – NHNN
Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB An Giang từ 2007 đến 2009
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 08/07
So sánh 09/08
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng thu nhập
16.905
98.092
78.550
81.187
480,25
-19.542
-19,92
Tổng chi phí
17.365
93.499
70.707
76.134
438,43
-22.792
-24,38
Lợi nhuận
-460
4.593
7.843
5.053
-1.098,48
3.250
70,76
Đơn vị : triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo Thu nhập chi phí của Chi nhánh trong 3 năm từ 2007 đến 2009)
Cùng với việc chú trọng quản lý chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2007, do mới đi vào hoạt động chi phí ban đầu cao, khách hàng chưa nhiều nên Ngân hàng lỗ 460 triệu đồng. Sau khi hoạt động đi vào ổn định, năm 2008, lợi nhuận đạt 4.593 triệu đồng, tăng 5.053 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, mặc dù doanh thu giảm 19,92% so với năm 2008, nhưng chi phí lại giảm nhiều hơn (24,38%) nên lợi nhuận vẫn tăng hơn so với năm 2008. Cụ thể, lợi nhuận năm 2009 đạt 7.843 triệu đồng, tăng 3.250 triệu đồng tương ứng tăng 70,76%. Thông qua kết quả kinh doanh trong 3 năm của VIB Chi nhánh An Giang ta nhận thấy Chi nhánh hoạt động hiệu quả, mặc dù thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan.
Tình hình tín dụng của Ngân hàng VIB từ năm 2007-2009
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Vốn huy động
44.575
154.577
202.783
Doanh số cho vay
225.722
883.358
1.451.375
Doanh số thu nợ
89.236
864.897
1.235.333
Tổng dư nợ
189.246
207.707
423.749
Nợ quá hạn
12.800
0
0
Vốn huy động
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhanh và khá ổn định qua các năm. Đặc biệt là năm 2009, nguồn vốn tăng 1,95 lần – gần gấp đôi so với năm trước. Cụ thể: Năm 2007 tổng nguồn vốn là 195.805 triệu đồng, sang năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng thêm 28.508 triệu đồng, đạt 224.313 triệu đồng tương ứng tăng 14,56% so với năm 2007. Kết thúc năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 438.113 triệu đồng, tăng 213.800 triệu đồng tương ứng tăng 95,31% so với năm 2008. Năm 2008, mặc dù lượng vốn điều chuyển có giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn gia tăng là nhờ sự gia tăng của nguồn vốn huy động, đây là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục và sự cố gắng rất lớncủa lực lượng làm công tác huy động vốn.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm, cụ thể năm 2007 đạt 225.722 triệu đồng chiếm 0,79% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh; sang năm 2008 tăng thêm 657.636 triệu đồng tương đương tăng 291,35% so với năm 2007, đạt 83.358 triệu đồng chiếm 2,30% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh; đến năm 2009 tiếp tục tăng 64,30% so với năm 2008 đạt 1.451.375 triệu đồng chiếm 2,52% tổngdoanh số cho vay toàn tỉnh(8). Chỉ trong khoản thời gian hơn 3 năm kể từ khi hoạt động, tỷ trọng doanh số cho vay của Chi nhánh trong tổng doanh số cho vay toàn địa bàn không ngừng gia tăng cho thấy thị trường tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng.
Doanh số thu nợ
Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007 đạt 89.236 triệu đồng; năm 2008 doanh số thu nợ tăng vọt, đạt 864.897 triệu đồng, tăng 775.661 triệu đồng tương ứng tăng 869,22% so với năm 2007; sang năm 2009, doanh số thu nợ đạt 1.235.333 triệu đồng tăng 42,83% so với năm 2008. Doanh số thu nợ tăng cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay đã thể hiện công tác thẩm định trước khi cho vay của Ngân hàng khá chính xác, bên cạnh đó Ngân hàng còn thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Dư nợ cho vay
Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụngđã góp phần làm tăng tổng dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2007 dư nợ là 189.246 triệu đồng; sang năm 2008 dư nợ của Chi nhánh tăng lên 207.707 triệu đồng, tăng 9,76% tương đương tăng 18.461 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 đạt 423.749 triệu đồng tăng đến 104,01% so với năm 2008.
Thực hiện phương châm mở rộng hoạt động tín dụng góp phần gia tăng tổng dư nợ, trong những năm qua Ngân hàng đã chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng.
Nợ quá hạn
Tại Chi nhánh, nợ quá hạn có xu hướng giảm, năm 2007, nợ quá hạn là 12.800 triệu đồng, đến năm 2008 và 2009, tổng nợ quá hạn của Chi nhánh đã trở về 0, đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác thẩm định và theo dõi nguồn vốn cho vay của Ngân hàng hết sức sát sao.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chọn An Giang là nơi đầu tiên phát huy mạng lưới ra các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 1998, VPĐD Sacombank đầu tiên được thành lập tại An Giang, đến 03-8-2005 Sacombank chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh An Giang và đến năm 2007 Sacombank đã phủ kín mạng lưới hoạt động toàn khu vực miền Tây Nam Bộ.
Sau gần 6 năm không ngừng phát triển, Sacombank Chi nhánh An Giang đã trở thành một thương hiệu uy tín, gần gũi, thân thiện trên địa bàn. Không những đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngân hàng tiện ích của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế mà còn thể hiện trách nhiệm đối với xã hội thông qua việc tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang từ 2007 đến 2009
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
số tiền
%
số tiền
%
Doanh thu
34.508,78
57.062,42
74.531,55
22.553,64
65,36
17.469,13
30,61
Chi phí
9.016,65
13.834,00
15.393,40
4.817,35
53,43
1.559,40
11,27
Thu nhập trước thuế
25.492,13
43.228,42
59.138,15
17.736,29
69,58
15.909,73
36,80
Thuế
7.137,80
12.103,96
16.558,68
4.966,16
69,58
4.454,72
36,80
Thu nhập sau thuế
18.354,33
31.124,46
42.579,47
12.770,13
69,58
11.455,01
36,80
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Sacombank An Giang)
Qua kết quả cho thấy, lợi nhuận đạt được của Sacombank An Giang tăng liên tục qua các năm.
Năm 2007, thu nhập sau thuế là 18.354,33 triệu đồng, đến năm 2008 thu nhập sau thuế của Sacombank An Giang đã tăng đến 31.124,46 triệu đồng, tăng thêm 12.770,13 triệu đồng với tốc độ tăng 69,58% so với năm 2007. Đến năm 2009, thu nhập sau thuế cũng có tăng nhưng không cao chỉ đạt 42579,47 triệu đồng hay tăng 36,8% so với năm 2008. Mức tăng trưởng của Sacombank như vậy là tương đối tốt trong môi trường kinh doanh nhiều cạnh tranh như địa bản tỉnh An Giang hiện nay.
Vài nét về tình hình huy động vốn và cho vay tại Sacombank An Giang
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Vốn huy động
409.725,85
543.412,76
982.266,53
Doanh số cho vay
1.559.639,00
2.772.886,00
4.477.592,00
Doanh số thu nợ
1.245.916,00
2.587.397,00
4.282.097,00
Tổng dư nợ
553.741,00
739.230,00
934.732,00
Nợ quá hạn
457,84
2.242,00
2.638,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động - phòng kế toán và ngân quỹ)
Vốn huy động
Vốn huy động chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Sacombank An Giang và không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2007, huy động vốn đạt 409.725,85 triệu đồng đến năm 2008 tăng lên 543.412,76 triệu đồng, tức tăng 133.686,91 triệu đồng hay tăng thêm 32,63%. Đặc biệt, đến năm 2009 nguồn vốn huy động lại được tăng lên khá cao đạt 982.266,53 triệu đồng với tốc độ tăng 80,76% so với năm 2008. Do vậy trong năm 2009 Sacombank An Giang không sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển tử Hội sở để bổ sung cho nguồn vốn của chi nhánh.
Trong giai đoạn năm 2007 đến 2009, nền kinh tế cả thế giới đang chịu áp lực lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, làm các nhà đầu tư hoang mang, lo lắng trong việc gửi tiền vào ngân hàng nhưng với nhiều nổ lực cùng các giải pháp tức thời: đưa ra các kì hạn gửi tiền linh hoạt, đẩy mạnh quang bá thương hiệu, cung ứng các sản phẩm thanh toán, phát hành nhiều đợt huy động kỳ phiếu,…đã giúp Sacombank An Giang huy động được lượng lớn tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư và khách hàng thân thiết.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay có bước phát triển qua từng năm. Nhìn chung, tỉ trọng doanh số cho vay theo ngắn hạn (hơn 80%) và doanh số cho vay theo cá thể chiếm tỉ trọng cao (giai đoạn 2007 – 2009), nguyên nhân do trên địa bàn Thành phố Long Xuyên trước đây có đặt văn phòng của Sacombank nên người dân đã được tiếp cận từ trước và sớm làm quen với các loại hình cho vay của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng tập trung cho vay sản xuất kinh doanh (chiếm tỉ trọng hơn 60%) để giúp các công ty mới thành lập đi vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ những doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình tình kinh tế lúc bấy giờ.
Doanh số thu nợ
Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng, Sacombank An Giang luôn chú trọng công tác thu nợ, góp phần làm giảm thiểu nợ quá hạn.
Doanh số thu nợ của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Doanh số thu nợ theo ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao, cao nhất là năm 2009 là 3.832.380 triệu đồng. Việc vay vốn được các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh có chu kì ngắn, vòng quay vốn dưới 12 tháng nên Ngân hàng có thể thu hồi vốn ngay để hạn chế rủi ro tín dụng.
Dư nợ cho vay
Cùng với sự tăng trưởng trong doanh số cho vay thì số dư nợ cho vay cũng tăng tỉ lệ tương ứng. Chiếm tỉ trọng lớn là dư nợ cho vay ngắn hạn (theo thời hạn), nợ cho vay sản xuất kinh doanh (theo loại hình) và dư nợ cho vay cá thể (theo đối tượng). Qua bảng số liệu cho thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng còn tương đối cao, nguyên nhân là do ngân hàng đã cho vay với doanh số cao trong khi thời gian trả nợ ngắn ( thường từ 24 đến 36 tháng); mặc khác, trong thời gian qua nền kinh tế tỉnh phát triển sôi động, các mặt hàng xuất nhập khẩu tăng, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều nên dẫn đến dư nợ cho vay tăng qua các năm.
Nợ quá hạn
Tình hình nợ quá hạn trong giai đoạn 2007 – 2009 đã tăng liên tục, cụ thể: nợ quá hạn năm 2007 là 457,84 triệu đồng nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn lại tăng lên đến 2.242,76 triệu đồng, tăng thêm 1784,92 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao 389,86%. Đây là dấu hiệu không tốt trong công tác thu nợ của Sacombank. Vẫn trên đà tăng cao nhưng đáng mừng đến năm 2009, tốc độ tăng nợ quá hạn đã được kiềm lại, chỉ tăng thêm 359,47 triệu đồng với tốc độ 17,56% so với năm 2008. Nguyên nhân nợ quá hạn ở giai đoạn này tăng cao là do Ngân hàng chưa tích cực giải quyết thu hồi nợ cũ, chưa hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn. nhận thấy điều đó, đến năm 2009, nhờ kế hoạch thu nợ quá hạn đúng và trước khi đáo hạn một vài ngày, có điện thoại liên lạc nhắc nhở khách hàng thường xuyên nên đã kiểm soát được phần nào tốc độ tăng nợ quá hạn trong những năm gần đây.
Năm 2010, một năm có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ nhưng Sacombank Chi nhánh An Giang vẫn đạt những kết quả ấn tượng: Huy động vốn bằng VNĐ tăng cao đạt 45,6% và huy động vốn bằng USD tăng 36,3% so năm 2009. Dư nợ cho vay chiếm 5% tổng số dư trên địa bàn (trong đó cho vay bằng USD tăng 90% so năm 2009). Doanh số chuyển tiền vượt mức 20% so với năm 2009 và thanh toán quốc tế tăng hơn 260% so cùng kỳ năm trước.
Với phương châm “Vì cộng đồng – phát triển địa phương”, Sacombank Chi nhánh An Giang sẽ là người bạn đồng hành tin cậy để cùng chung vai sát cánh tạo nên sức mạnh, góp phần đưa nền kinh tế An Giang phát triển xứng tầm một trong 4 địa bàn kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Ngân hàng TMCP Á Châu – CN An Giang là chi nhánh thứ 3 được thành lập sau CN Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, cho thấy tiềm năng của Tỉnh An Giang được đánh giá cao đối với Ngân hàng. Đặc biệt, ngân hàng Á Châu vừa mới khai trương cơ sở mới, hiện đại ở trung tâm thành phố Long Xuyên cho thấy được năng lực tài chính và sự tín nhiệm của khách hàng. Qua 17 năm hoạt động, CN đã khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp cho quá trình phát triển của Tỉnh, chất lượng dịch vụ ngày được nâng cao, tạo được sự tín nhiệm trong khách hàng. Qua 3 năm (2007-2009) hoạt động của Ngân hàng luôn có hiệu quả.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB An Giang từ 2007 đến 2009
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
34.591
39.780
68.418
5.189
15
28.638
72
Chi phí
21.048
23.153
42.916
2.105
10
19.763
85,4
Thu nhập trước thuế
13.543
16.627
25.502
3.084
22,8
8.875
53,4
Thuế
3.792
4.656
7.149
864
22,8
2.493
53,5
Thu nhập sau thuế
9.751
11.971
18.353
2.220
22,8
6.382
53,3
Lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Trong năm 2008 ảnh hưởng của lạm phát và cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì cuộc chạy đua lãi suất để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động cao nhưng lãi suất cho vay bị Ngân hàng giới hạn mức lãi suất trần nên làm cho khoản chênh lệch giữa huy động và cho vay thấp nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng (22,8% so với năm 2008 và 53,3 % so với năm 2008). Để đạt được kết quả như vậy là nhờ Ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lí, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng chất lượng tín dụng. Đồng thời cũng có những biện pháp khắc phục trong việc quản lí các khoản mục chi phí, không ngừng hạ thấp những khoản mục bất hợp lý.
Tình hình tín dụng của ACB từ năm 2007-2009
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Vốn huy động
345.852
378.673
591.479
Doanh số cho vay
309.597
343.653
504.766
Doanh số thu nợ
278.059
322.549
362.697
Tổng dư nợ
262.770
283.874
425.943
Nợ quá hạn
2.102
2.014
4.770
Nợ xấu
424
429
764
Vốn huy động
Nguồn vốn huy động năm 2008 tăng 32.821 triệu đồng (tương ứng tăng 9,5%), đến năm 2009 tăng thêm 212.806 (tương ứng tăng 56,2%). Trong vốn huy động của Ngân hàng có bao gồm nguồn vốn điều hòa nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn huy động được từ khách hàng. Nhờ có các chính sách thu hút vốn hấp dẫn, sự hấp dẫn của lãi suất cũng nhu việc cung cấp các dịch vụ thanh toán chuyên nghiệp đã thu hút lượng tiền gửi lớn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay tại Ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2008 tăng 34.056 triệu đồng (tương đương 11%) so với năm 2007, bước sang năm 2009 tăng thêm 161.112,6 triệu đồng (tương đương 46,9%) so với năm 2008 . Trong đó tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn. Lí giải cho sự gia tăng này là do Ngân hàng đang mở rộng tín dụng, bên cạnh đó, đời sống kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm sản xuất và mở rộng sản xuất ngày càng tăng.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh sơ lược hiệu quả tín dụng Ngân hàng. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2008 tăng 44.490 triệu đồng (tương đương 16%) so với năm 2007, sang năm 2009 tăng thêm 40.147,6 triệu đồng (tương đương 12,455) so với năm 2008. Nguyên nhân do trong năm 2008, người vay phải chịu lãi suất cho vay khá cao, đến gần cuối năm lãi suất giảm xuống, nên người vay đi tìm nguồn vốn khác để trả nợ trước hạn nhiều, vì vậy doanh số thu nợ năm 2008 cao. Sang năm 2009, nền kinh tế đang được phục hồi nên người vay ít trả nợ trước hạn mà giữ vốn lại nhằm mở rộng sản xuất.
Dư nợ
Tổng dư nợ ngày càng tăng qua 3 năm, năm 2008 tổng dư nợ tăng 21.104 triệu đồng (tương đương 8%). Năm 2009, tổng dư nợ là 425.943 triệu đồng tăng 142.069 triệu đồng (tương đương 50%). Tình hình biến động trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng vẫn đi đúng hướng chiến lược kinh doanh và phản ánh đúng tiềm năng kinh tế, hoàn cảnh cạnh tranh tại từng địa bàn, cũng như trong cuộc khủng hoảng kinh tế.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn tại chi nhánh năm 2008 giảm 88 triệu đồng (giảm 4,19% so với năm 2007). Sang năm 2009 nợ quá hạn tăng 2.756 triệu đồng (tăng 136,84% so với năm 2008). Nhưng nhìn chung tỉ lệ nợ quá hạn ở các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 0,78%, 0,71%, 1,12% đều nằm ở mức cho phép (5%). Sở dĩ nợ quá hạn năm 2009 tăng mạnh là do kinh tế chưa thật sự tăng trưởng trở lại, giá lúa bấp bênh, giá cá tra thấp khiến việc trả nợ của khách hàng chậm trễ. Nhưng nhìn chung Ngân hàng đã có một quy trình tín dụng tốt.
Nợ xấu
Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 0,16%, 0,15%, 0,18% , tỉ lệ này là rất nhỏ so với mức cho phép là 2%. Điều này thể hiện chất lượng của Ngân hàng là tốt. Nguyên nhân là do hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng luôn được duy trì và khách quan. Tỉ lệ nợ xấu của năm 2009 có tăng nhưng đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế chứ không phải chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm xuống.
Biểu đồ thể hiện tình hình cấp tín dụng của ACB chi nhánh An Giang từ năm 2007-2009
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang xây dựng cho mình trở thành ngân hàng đa dạng, kinh doanh theo hướng hiện đại và mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các chi nhánh trên địa bàn cả nước. Kể từ khi thành lập đến nay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang luôn làm tốt vai trò của mình để hoạt động kinh doanh luôn mang lại hiệu quả và có lợi nhuận. Nhìn tổng quát thì qua 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều có lợi nhuận.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank An Giang từ 2007 đến 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
số tiền
%
số tiền
%
Thu nhập
118,828
192,082
183,329
73,254
61.6
-8,753
-4.56
Chi phí
87,851
166,042
162,335
78,191
89
-3,707
-2.23
Lợi nhuận
30,977
26,040
20,994
-4,937
-15.9
-5,046
-19.37
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Thu nhập năm 2008 tăng so với năm 2007 với mức tăng là 73,254 triệu đồng chiếm tỷ lệ 61.6%. Năm 2008, lạm phát tăng cao, vượt mức hai con số, các tổ chức kinh tế đã gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng để hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục cũng như là mở rộng quy mô hoạt động nên nhu cầu vay vốn vẫn tăng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đã mở rộng mạng lưới giao dịch đến các huyện thị để mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn và đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Đến năm 2009 thì thu nhập lại giảm so với năm 2008 là 8,753 triệu đồng chiếm tỷ lệ 4.56%, mức giảm này cũng không hề khẳng định là cao vì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm nay vẫn có lợi nhuận, nhưng cũng không thể phủ nhận là khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng và ngân hàng cũng dè chừng trong hoạt động thắt chặt tín dụng của mình.
Chi phí: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 78,191 triệu đồng chiếm tỷ lệ 89%. Sự gia tăng của chi phí là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài trong suốt giai đoạn này và khủng hoảng tài chính diễn ra vào thời điểm cuối năm 2008, chính ảnh hưởng của nó ngay từ khi có dấu hiệu bắt đầu và đến khi bùng phát đã mang lại những tác động không tốt cho hoạt động của ngân hàng. Qua năm 2009 thì chi phí tuy có giảm so với năm 2008 là 3,707 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2.23% nhưng điều đó cũng cho thấy phần nào hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng vì phần chi phí chủ yếu là cho việc trã lãi.
Lợi nhuận: giảm qua các năm, cụ thể là năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,937 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15.9% mặc dù lúc này cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng cao hơn nên làm lợi nhuận giảm. Qua năm 2009 lợi nhuận tiếp tục giảm so với năm 2008 là 5,046 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19.37% do cả thu nhập và chi phí đều giảm. Nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy sự chênh lệch giữa chi phí và thu nhập là không nhiều, có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm đó là lạm phát tăng cao cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh dã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Đánh giá chất lượng tín dụng của Vietinbank chi nhánh An Giang
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
số dư
%
số dư
%
Tổng nguồn vốn
855,693
1,028,861
1,228,082
173,168
20.23
199,221
19.36
Vốn huy động
493,774
693,362
822,499
199,588
40.42
129,137
18.62
Doanh số cho vay
1,849,629
2,449,678
2,458,076
600,049
32.44
8,398
0.34
Doanh số thu nợ
1,669,914
2,301,239
2,244,949
631,325
37.80
-56,290
-2.45
Tổng dư nợ
842,246
990,685
1,203,812
148,439
17.60
213,127
21.5
Nợ quá hạn
1,977
2,761
866
784
39.65
-1,895
-68.63
Hệ số thu nợ (%)
90.3
93.9
91.3
-
-
-
-
VHĐ/Tổngnguồn vốn (%)
57.7
67.39
66.97
-
-
-
-
Tổng dư nợ/vốn huy động (%)
170.57
142.88
146.36
-
-
-
-
Tổng dư nợ/tổng tài sản (%)
98.43
96.29
98.02
-
-
-
-
Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)
0.23
0.28
0.07
-
-
-
-
(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Tổng nguồn vốn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằm chủ động trong việc cho vay. Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Từ bảng số liệu trên ta thấy được nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm; cụ thể là nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 173,168 triệu đồng chiếm tỷ lệ 20.23%; nguồn vốn năm 2009 tiếp tục tăng so với năm 2008 là 199,221 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19.36%, điều này cho thấy chi nhánh dã dần dần cải thiện hiệu quả nguồn vốn của mình.
Vốn huy động
Để hoạt động kinh doanh của mình có thể tồn tại và phát triển, huy động vốn được xem là kênh quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay tình hình thế giới và trong nước luôn có những bất ổn cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vấn đề huy động vốn càng quan trọng hơn. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm cá nhân,…Qua 3 năm từ 2007-2009, vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục. Năm 2008, tăng 199,588 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 40.42%; năm 2009 tiếp tục tăng so với năm 2008 là 129,137 triệu đồng, chiếm tý lệ 19.62%. Điều này cho thấy phần nào chi nhánh đã nâng cao được khả năng huy động vốn của mình, để có được như vậy chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt thu hút khách hàng như: tăng lãi xuất, bốc thăm trúng thưởng, tăng cường công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng, nâng cắp và mở rộng các điểm giao dịch…
Doanh số cho vay
Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện chức năng “đi vay” và “cho vay”, điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn là để thục hiện việc cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, trong đó cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập và có lợi nhuận cho ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 tăng 600,049 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với mức tăng 32.4%. Sang năm 2009 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng 8,399 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 0.34%.
Doanh số thu nợ
Qua bảng số liệu ta nhận thấy cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không đều. Cụ thể là năm 2008 doanh số thu nợ tăng 631,325 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với mức tăng là 37.8%. Tại chi nhánh công tác thu nợ được đánh giá thường xuyên, liên tục. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang đã có những chuyển biến tích cực: các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, kinh tế và đời sống của người dân được cải thiện, một số ngành kinh tế trọng điểm tiếp tục phát triển; chính vì vậy mà họ đảm bảo đồng vốn của mình để trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù đến 2009 doanh số thu nợ có giảm so với 2008 nhưng không đáng kể với mức giảm 2.4% tương ứng với số tiền 56,290 triệu đồng. Những diến biến trên thị trường trong thời gian qua không tốt, tình hình lạm phát, sự tăng giá của ngành điện và xãng dầu, bất ổn về tình hình tài chính, tình hình sản xuất và thu nhập của một số hộ nông dân gặp khó khăn vì dịch bệnh, sâu bệnh…đó là những nguyên nhân phần nào đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của những khách hàng vay vốn tại chi nhánh, vì vậy mà công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng có đôi chút khó khăn và doanh số thu nợ giảm.
Dư nợ
Dư nợ cho vay luôn là một mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh An Giang vì nó phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không, công tác thu nợ như thế nào. Tuy tình hình dư nợ lại có xu hướng tăng nhưng đây không phải là do hoạt động tín dụng kém hiệu quả mà do hoạt động cho vay qua các năm tăng đáng kể và năm sau luôn tăng so với năm trước, chính vì vậy làm cho dư nợ tăng, năm 2008 tăng 148,439 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng mức tăng 17,6%. Sang năm 2009 thì dư nợ tăng 213,128 triệu đồng tương ứng tăng 21.5% so với năm 2008, đây là năm đạt vốn huy động khá cao nên dư nợ trong năm tăng tạo nguồn thu cho ngân hàng. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý như: cho vay tín chấp, chiết khấu chứng từ,…làm cho hiệu quả hoạt động tăng, tạo nguồn thu cho ngân hàng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn diễn biến trên thị trường, sự cạnh tranh giũa các ngân hàng với nhau trên địa bàn nhưng chi nhánh vẫn cố gắng làm tốt công tác mở rộng tín dụng và linh hoạt điều chỉnh để duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vừa tạo ra lợi nhuận cho mình mà khách hàng vẫn nhận được sự hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.
Nợ quá hạn
Là một tổ chức trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì rủi ro trong cho vay thường có nguy cơ tăng cao. Phát sinh nợ là điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh và ngành ngân hàng cũng vậy luôn phải đối phó với những khoản nợ.
Qua bảng số liệu, có thể thấy nợ quá hạn có sự tăng giảm không liên tục, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 784 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 39.65%, nguyên nhân là do vào năm 2008 hoạt động cho vay và thu nợ tại chi nhánh đôi khi gặp phải những khó khăn nhất định: do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng của thị trường, thời tiết biến đổi không thuân lợi cho mùa màng của đông dân,…Nhưng qua năm 2009 đã giảm mạnh so với năm 2008 là 1,895 triệu đồng chiếm tỷ lệ 68.63%, kết quả này cũng cho thấy khả năng kiểm soát chạt chẽ của cán bộ tín dụng, quản lý tốt vốn vay…
Hệ số thu nợ
Từ bản số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh tăng giảm qua các năm. Trong năm 2008, doanh số thu nợ tăng 37.8% trong khi doanh số cho vay chỉ tăng 32.44% so với năm 2007. Điều này làm cho hệ số thu nợ tăng 3.6% so với năm 2007. Đến năm 2009, doanh số thu nợ giảm 2.4% thì doanh số cho vay tăng 0.3% so với năm 2008. Điều này làm cho hệ số thu nợ giảm 2.6% so với năm 2008. Nguyên nhân dẫn đến hệ số thu nợ có sự bất ổn như trên là do tốc độ tăng doanh số thu nợ và tốc độ doanh số cho vay là chưa tương xứng với nhau qua từng thời kỳ nhất định. Mặc dù có sự tăng giảm không ổn định nhưng hệ số thu nợ luôn đạt ở mức khá cao, luôn trên 90% tức là một đồng cho vay luôn thu hồi được trên 0.9 đồng về, đây là tín hiệu khả quan cho thấy chi nhánh luôn quan tâm đến quản lý các khoản nợ và công tác thu hồi nợ, đánh giá và thẩm định hiệu quả các hồ sơ vay vốn nên thu hồi vốn kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được vũng chắc, phát triển ngày càng một tốt hơn.
Vốn huy động/tổng nguồn vốn
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh An Giang vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trong vốn huy động/tổng nguồn vốn lần lượt là qua các năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 57.7%, 67.39%, 66.97%. Tỷ trọng vốn huy động trong năm 2008 tăng so với năm 2007 trong khi vốn điều hoà giảm, đó là do chi nhánh đã chủ động trong nguồn vốn của mình, tăng cường công tác huy động vốn bằng cách: điều chỉnh tăng lãi suất huy động, đưa ra nhiều chương trình dự thưởng, khuyến mãi; một phần là do các tổ chức kinh tế và cá nhân kinh doanh hiệu quả muốn thanh toán qua ngân hàng và tâm lý sợ lạm phát nên họ cất giữ tiền trong ngân hàng là an toàn. Qua năm 2009 mặc dù vốn huy động có tăng nhưng tỷ trọng vốn huy động/tổng nguồn vốn giảm so với năm 2008 vì lúc này tỷ trọng vốn điều hòa tăng cao.
Tổng dư nợ/vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động của chi nhánh tăng giảm không liên tục qua các năm; năm 2007 là 170.57% và qua năm 2008 giảm xuống còn 142.88%; và vào năm 2009 tăng lên đến 146.36%, những tỷ lệ này đều vượt mức 100% nó đồng nghĩa với dư nợ lớn hơn vốn huy động. Vì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng mà trong khi đó vốn huy động cũng không đủ để đảm bảo nên chi nhánh buộc phải huy động vốn điều hòa từ hội sở.
Tổng dư nợ/tổng tài sản
Qua 3 năm thì chỉ số này dao động trong khoảng từ 96.29% đến 98.43% nhưng dao động không theo chiều hướng thuận; cụ thể là năm 2008 giảm xuống 96.29% so với con số 98.43% năm 2007 và năm 2009 tăng lên tới 98.02%. Những chỉ số này ở mức cao cho thấy hiệu quả trong công tác tín dụng cảu chi nhánh, hình thức cho vay rất đa dạng, đa ngành nghề đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Nợ quá hạn/tổng dư nợ
Từ năm 2007 đến năm 2009 tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 1%, cụ thể là năm 2007 là 0.23%, năm 2008 là 0.28% tăng 0.05% so với năm 2007 vì lúc này nợ quá hạn tăng, nhưng đến năm 2009 giảm còn 0.07%. Nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại chi nhánh vẫn ở mức cho phép, điều đó cho thấy chi nhánh đã làm tốt công tác quản lý nợ quá hạn của mình, luôn đảm bảo thành phần này nằm trong giới hạn để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vì trên thực tế là không thể tồn tại nợ qúa hạn trong bất kỳ một ngân hàng nào.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank An Giang từ 2007 đến 2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Chênh lệch 2008/2007
Chênh lệch 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Thu nhập
32,129
52,074
55,258
13,945
36.57
3,184
6.11
Thu lãi cho vay
32,878
43,703
34,526
10,825
32.92
-9,141
-20.92
Thu lãi dịch vụ
175
196
365
21
12.00
169
86.22
Thu khác
5,075
8,175
20,331
3,099
61.05
12,156
148.70
Chi phí
38,950
43,112
44,541
4,162
10.69
1,429
3.31
Chi phí trả lãi
22,880
34,819
29,662
11,939
52.18
-5,157
-14.81
Chi khác
16,070
8,293
14,879
-7,777
-48.39
6,586
79.42
Lợi nhuận
-821
8,962
10,717
9,783
1.116,60
1,755
19.58
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên gặp không ít khó khăn do chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy thoái kinh tế như lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng nâng cao và biến động… đã tác động bật lợi cho SXKD và đời sống của người dân. Từ đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, với sự nổ lực và quyết tâm của chi nhánh đã vượt qua khó khăn và đạt được kết quả cao. Thu nhập của chi nhánh điều tăng qua các năm, do phải nâng cấp cũng như đào tạo cán bộ công nhân viên để phục vụ khác hàng điều này làm cho chi phái tăng cao hơn doanh thu dẫn đến lợi nhuận trong năm này âm. Năm 2008 lợi nhuận đột biến tăng 8.962 triệu tăng 9.783 triệu so với năm 2007. Ngân hàng đã thực hiện tiết kiệm, giảm thiểu chi phí, sử dụng vốn vay đúng mục đích, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng và chi phí sử lý rủi ro tính dụng. Năm 2009 lợi nhuận đạt 10,717 tăng 11,538 so với năm 2007 tương đương 107.7 %, tăng 1755 so với năm 2008 tương đương 19.58 % .
Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng NN&PTNT tại TP Long Xuyên cho thấy thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tính dụng là chính và chiếm tỷ trọng lớn, thu từ dịch vụ hoạt động ngân hàng còn thấp và chiếm tỷ trong nhỏ. Khả năng phát triển dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra còn có sự gia tăng đáng kể từ nguồn thu khác, cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp tốt trong công tác xử lý rủi ro.
Tình hình tính dụng của ngân hàng NN&PTNT (Agribank) ở TP Long Xuyên
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn huy động
138,330
218,851
246,000
80,511
58.20
27,149
12.40
Nguồn vốn nội tệ
130,231
205,264
233,000
75,033
57.60
27,736
13.50
Nguồn vốn ngoại tệ
8,009
13,587
13,000
5,578
67.80
-587
-4.30
Doanh số cho vay
683,844
620,573
626,109
-63,271
-9.25
5,536
0.89
Doanh số thu nợ
655,979
611,756
579,658
-44,223
-6.74
-32,098
-5.25
Tổng dư nợ
252,236
261,053
307,504
8,817
3.49
46,451
17.79
Nợ quá hạn
5,830
13,703
7,921
7,873
135.04
-5,782
-42.19
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NH NN&PTNT TPLX)
Vốn huy động
Công tác huy động vốn luôn là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của chi nhánh. Do vậy, chi nhánh đã tập trung hết sức lực và có nhiều biện pháp nhằm thu hút khác hàng đến gửi tiền tại chi nhánh cụ thể la năm 2009 vốn huy động tăng 27,149 triệu so với năm 2008 tương đương tăng 12.40 %, tăng 107,670 triệu tương đương 43.77% .
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của chi nhánh đạt khá cao và luôn biến động. Cụ thể là năm 2007 doanh số cho vay đạt 683,844 triệu, năm 2008 là 602,573 triệu giảm 63,271 triệu so với năm 2007, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới biến động và lạm phát cao, năm 2009 doanh số cho vay là 626,109 triệu tăng 5,536 triệu so với năm 2008. Do xu thế phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh là lớn, chính vì thế trong những năm gần đây hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng mạnh.
Doanh số thu nợ
Ngoài doanh số cho vay ngân hàng còn chú trọng doanh số thu nợ. Nó phản ánh khả năng theo dõi và quản lý nợ của cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Cụ thể là năm 2007 thu được 655,979 tr, đến năm 2008 doanh số thu nợ lại giảm còn 611,756 tr tương đương giảm 6.74 % so với năm 2007, đến năm 2009 doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm 5.25 % so với năm 2008. Nguyên nhân giảm là ngân hàng còn chú trọng cho vay SX NN và đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ gia đình, các nhân, doanh nghiệp trên địa bàn, làm ăn thua lỗ, phải nghĩ sản xuất trong thời gian dài nên khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thấp do đó doanh số thu hồi nợ của ngân hàng giảm. Vì vậy chi nhánh cần đưa ra những biện pháp tốt hơn nữa trong công tác thu nợ trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh.
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Năm 2008, dư nợ là 261,053 triệu tăng 8.817 triệu so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 3.49% . Đến năm 2009 dư nợ đạt 307,504 triệu tăng 46,451 triệu so với năm 2008, tương đương với tốc độ tăng trưởng 17.79%. Nguyên nhân tăng là do hoạt động sản xuất kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh nên cần phải có nhiều vốn để đầu tư. Tình hình dư nợ tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng đã được mở rộng.
Mặc dù hiện nay đội ngủ cán bộ tại chị nhánh có trình độ chuyên môn cao nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong công tác thu hồi nợ, việc xử lý nợ tới hạn chưa nhanh, điều này dẫn đến việc vẫn còn nợ quá hạn trong báo cáo tài chính của ngân hàng.
Nợ quá hạn
Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh từ (2007-2009) có những biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2007 nợ quá hạn tại chi nhánh là 5,830 triệu. Năm 2008, nợ quá hạn là 13,703 triệu tăng 7,873 triệu so với năm 2007, tốc độ tăng khá cao 135.04 % . Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do dịch bệnh, giá cả tăng dẫn đến một số hộ sản xuất không hiệu quả, ý thức trả nợ chưa cao, đặc biệt một số hộ có tinh thần bao cấp, ỷ lại, mong chờ xoá nợ của nhà nước gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi và xử lý nợ. Đến năm 2009, nợ quá hạn giảm đáng kể chỉ còn 7,921 triệu với tốc độ giảm tương ứng là 42.19% so với năm 2008. Đây là một tín hiệu khả quan của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Biểu đồ thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng NN&PTNT - TP Long Xuyên
Nhận định tình hình cấp tín dụng của các NHTM
Tình hình cấp tín dụng trên địa bàn Tỉnh trong những năm gần đây có sự tăng trưởng tương đối nhưng việc tiếp cận với ngân hàng của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế, người dân không có điều kiện tiếp cận với ngân hàng: thủ tục hành chính phức tạp, nhiều quy định gây cản trở,... dẫn đến việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân chưa cao.
Theo khảo sát Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA) cho biết, hầu hết người nuôi cá đã và đang vay nợ các ngân hàng để phục vụ nghề nuôi thủy sản vướng quá nhiều thủ tục, quy định như: Hợp đồng bao tiêu, tài sản thế chấp, trả dứt nợ cũ, nợ quá hạn…gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh. Vì thế, chính quyền địa phương cần có những giải pháp kịp thời giúp các ngân hàng và nhân dân giải quyết các mâu thuẫn một cách hiệu quả hơn.
Hoạt động kinh doanh của hầu hết các NHTM trên địa bàn tỉnh được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng trong thời gian tới, nhưng lợi nhuận sẽ không có nhiều đột biến, một số ngân hàng phụ thuộc quá mức vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững sẽ được đặt lên hàng đầu. Tuy ở An Giang việc phát triển hệ thống ngân hàng không được ưu tiên chú trọng, không là một điểm mạnh như nông nghiệp, thủy sản nhưng vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao; phù hợp với hoạt động đầu tư dài hạn, với những dự án phát triển của Tỉnh, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Giải pháp
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn số 1637/NHNN-CSTT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo triển khai một số giải pháp thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện một số giải pháp:
Cho vay vốn ở mức hợp lý, giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản và chứng khoán.
Nâng cao chất lượng tín dụng để tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các Sở, ngành chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra kinh doanh ngoại tệ, vàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh vàng, ngoại tệ, niêm yết giá mua - bán bằng ngoại tệ trái pháp luật.
Ngoài ra, ban lãnh đạo cùng Ủy ban nhân tỉnh cần phối hợp hỗ trợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp; đảm bảo không kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển, giải quyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tích cực kêu gọi đầu tư, khuyến khích các Ngân hàng thương mại mở rộng phạm vi hoạt động: thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch,… Tạo thuận lợi cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận với các loại hình hoạt động của ngân hàng.
Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các tổ chức trong nền kinh tế, giúp các dự án đầu tư thực thi đúng tiến độ.
Kịp thời triển khai phương án quy hoạch tổng thể đô thị, quy hoạch phát triển vùng kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện cho Ngân hàng an tâm trong công tác cho vay.
Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, bản thân các ngân hàng thương mại cũng cần phải:
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi cho vay đến khi thu được nợ; thường xuyên quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để kịp thời hỗ trợ và đề ra những giải pháp xử lí phù hợp nhất.
Mở rộng tín dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào các ngành kinh tế trọng tâm (du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lúa gạo và thủy sản), chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển lĩnh vực công – thương nghiệp (mua bán, sữa chữa, kinh doanh) tăng cường tiếp thị các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tỉnh, có những chính sách hỗ trợ nhằm thu hút những doanh nghiệp này (tài trợ thu mua hoặc dữ trữ lúa gạo, hỗ trợ lãi suất), cần thực hiện các dịch vụ kèm theo để duy trì lượng khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.
Chủ động tìm kiếm khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, có năng lực tài chính tốt, có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn thông qua dữ liệu được thu nhập trước hoặc những khách hàng được giới thiệu thông qua người thân đã và đang giao dịch tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra, cần nhận dạng những ngành nghề có tiềm năng phát triển lâu năm với ngân hàng.
Xây dựng các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính của khách hàng: nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, đòn cân nợ, nhóm chỉ tiêu về hoạt động, nhóm chỉ tiêu về sinh lợi. Sau đó, đưa vào các mô hình xếp hạng để có cơ sở quyết định mức độ, hạn mức cho vay.
CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN
Trong những năm qua kinh tế tỉnh An Giang vẫn giữ được nhịp độ phát triển nhanh và có xu hướng phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Đề góp phần tạo nên những thành tựu đó không thể bỏ qua sự đóng góp to lớn của các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh. Hệ thống ngân hàng ở An Giang đã phần nào giải quyết những khó khăn về tài chính trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, là nguồn cung ứng vốn kịp thời phục vụ các nhu cầu cần thiết cho các tổ chức, cá nhân. Qua nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh hoạt động có hiệu quả liên tục qua các năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy đây là kết quả đạt được từ sự phối hợp, nỗ lực rất lớn tứ phía ngân hàng, các cơ quan chức trách và lãnh đạo chính quyền địa phương. Thêm vào đó là sự thuận lợi của các yếu tố khách quan và sự quan tâm đặc biệt của Ủy ban nhân dân Tỉnh góp phần vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng.
Hiện nay, có rất nhiều Ngân hàng thương mại có chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động, đặt các chi nhánh, phòng giao dịch khắp nơi, đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Do đó để tồn tại các ngân hàng lần lượt tung ra hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng cả nước, các ngân hàng ở An Giang cũng đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, từng bước nâng cao năng lực điều hành quản lý, tích cực triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương. Theo xu hướng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tài chính thì các ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng; do vậy, trong những năm gần đây lợi nhuận cả các ngân hàng đạt được không chỉ từ hoạt động tín dụng mà còn từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải phát triển theo hướng bán lẻ đa năng, nhằm nâng cao uy tín và giảm thiểu rủi ro, nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động với công nghệ tiên tiến, nguồn vốn dồi dào, mô hình quản lý hiện đại, nhiều sản phẩm đa dạng phong phú trên địa bàn Tỉnh như hiện nay.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Hệ thống chi nhánh ngân hàng đang hoạt động trên đại bàn Tỉnh An Giang
1. Ngân hàng Chính sách - Phát triển (Nhà nước) chi nhánh An Giang
STT
Tên ngân hàng
Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt
Website
1
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
VietNam Bank for Social Policies – VBSP
vbsp.org.vn
2
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Viet Nam Development Bank – VDB
vdb.gov.vn
3
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bank for Investment anh Development of Viet Nam –BIDV
bidv.com.vn
4
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long
Mekong Delta Housing Development Bank _MHB
mhb.com.vn
5
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank
agribank.com.vn
2. Hệ thống chi nhánh ngân hàng Thương Mại cổ phần có trụ sở, chi nhánh ở An Giang
STT
Tên ngân hàng
Tên giao dịch tiếng Anh, tên viết tắt
Website
1
Phương Tây
Western Bank
westernbank.vn
2
Đại Tín
Trustbank
trustbank.com.vn
3
Sài Gòn
SCB
scb.com.vn
4
An Bình
ABBank
abbank.vn
5
Đông Á
DongA Bank, DAB
dongabank.com.vn
6
Á Châu
Asia Commercial Bank, ACB
acb.com.vn
7
Xăng dầu Petrolimex
Petrolimex Group Bank, PG Bank
pgbank.com.vn
8
Quốc tế
VIBBank, VIB
vib.com.vn
9
Xuất nhập khẩu Việt Nam
Eximbank, EIB
eximbank
10
Kỹ thương
Techcombank
techcombank.com.vn
11
Phương Đông
Orient Commercial Bank, OCB
ocb.com.vn
12
Ngoại thương
Vietcombank
vietcombank.com.vn
13
Sài Gòn-Hà Nội
SHBank, SHB
shb.com.vn
14
Kiên Long
KienLongBank
kienlongbank.com
15
Công Thương
VietinBank
vietinbank.vn
16
Việt Á
VietABank, VAB
vietabank.com
17
Sài Gòn Thương Tín
Sacombank, STB
sacombank.com
18
Nam Việt
NaViBank
navibank.com.vn
19
Phương Nam
Southern Bank, PNB
phuongnambank.com.vn
20
Việt Nam Thịnh Vượng
VPBank
vpb.com.vn
21
Liên Việt
LienVietBank
lienviet.com.vn
22
Phát triển Mêkông
MDB
mdb.com.vn
23
Sài Gòn Công Thương
Saigonbank
saigonbank.com.vn
24
Phát triển nhà TPHCM
HDBank
hdbank.com.vn
25
Đông Nam Á
SeABank
seabank.com.vn
26
Tiên phong
TienPhongBank
www.tpb.com.vn
Bảng 1: Một số chỉ tiêu so sánh kết quả hoạt động năm 2009 của một số ngân hàng trên địa bàn An Giang
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
VCB - AG
ACB -AG
STB - AG
ĐA - AG
Toànnghành
Doanh thu
143,959
68,148
130,582
59,570
-
Huy động vốn
2,864,000
423,950
928,266
254,760
14,198,000
Dư nợ cho vay
1,162,000
425,943
934,732
328,744
16,954,000
Nợ quá hạn
5,870
2,800
2,638
2,479
-
Số thẻ phát hành
6,580
3,000
5,430
15,000
-
Thị phần vốn huy động
20%
3%
6.5%
1.8%
-
Thị phần cho vay
7.7%
4%
5.5%
1.9%
-
Lợi nhuận sau thuế
56,000
18,353
42,570
11,795
-
Trong đó:
VCB – AG: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
ACB – AG: Ngân hàng TMCP Á Châu
STB – AG: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
ĐA – AG: Ngân hàng TMCP Đông Á
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tiền tệ ngân hàng – Nguyễn Đăng Dờn
Cục thống kê An Giang – niên giám thống kê
Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
Báo cáo tổng kết tình hình nhiệm vụ năm 2009 và định hướng chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2010.
Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011.
BC số : 139/BC-UBND tỉnh An Giang
Nghị quyết 11/NQ-CP
Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2015
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh An Giang 2009.
Website một số ngân hàng thương mại.
Các trang báo trực tuyến: Báo An Giang Online, Thời báo kinh tế Việt Nam, VnEconomy, VnExpress,… Tạp chí kế toán, tạp chí ngân hàng.
Khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp Đại học khóa 7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cap tin dung.doc