Đề tài Tình hình đầu tư và phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam

Vì vậy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và mọi thành phần kinh tế, trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa ngành thuỷ sản dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. Với đề tài nghiên cứu này, em mong sẽ góp phần nhỏ vào quá trình phát triển nền kinh tế đất nước và ngành thuỷ sản trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nước nhà.

doc69 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư và phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn thực phẩm cung cấp một phần đáng kể nguồn đạm và tăng thêm thu nhập cho người dân từ việc bán các sản phẩm góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nuôi với quy mô ao hồ nhỏ đang chiếm tỷ trọng lớn với 13,25% với tổng mức vốn đầu tư trong giai đoạn 1996-2000 là 302,41 tỷ đồng. Từ những kết quả đã đạt được cho thấy tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở ao hồ, ruộng trũng cần được quan tâm đầu tư và phát triển trong thời gian tới. 2.4 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo vùng kinh tế Bảng 10: Vốn đầu tư cho thuỷ sản theo vùng kinh tế giai đoạn 1996-2000 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Vùng kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng 234,1 100 330,8 100 456,9 100 622,4 100 820,2 100 Miền núi phía Bắc 5,9 2,5 7,3 2,2 9,00 2,00 11,2 1,8 13,7 1,7 Đồng bằng Bắc Bộ 47,1 20,1 67,2 20,3 92,8 20,3 112,3 18 114,6 14 Miền Trung 46,6 19,9 66,2 20 93,7 20,5 129,5 20,8 168,1 20,5 Tây Nguyên 1,6 0,7 2,3 0,7 3 0,7 3,7 0,6 3,8 0,5 Đông Nam Bộ 16,2 6,9 23,2 7 32,2 7,1 38,5 6,2 40,1 4,9 Đồng bằng sông Cửu Long 116,7 49,9 164,6 49,8 226,2 49,4 327,2 52,6 479 58,4 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết đầu tư cho phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản. Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng vốn đầu tư khác nhau rõ nét giữa các vùng. ỉ Miền núi phía Bắc : bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền vì thế việc nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành ở loại hình nước ngọt. Với đặc điểm địa lý của vùng đã hình thành nên nhiều sông suối tự nhiên như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể.. đồng thời có hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà nên thuận lợi cho nuôi trồng nước ngọt. Tuy vậy trong thời gian qua nguồn thuỷ sản cung cấp chính cho tiêu dùng vẫn là đánh bắt tự nhiên, một số loài cá tôm được nuôi với quy mô nhỏ chỉ đáng ứng nhu cầu tạm thời cho một bộ phận nhỏ dân cư. Điều này đã phản ảnh nguồn vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trong vùng còn khiêm tốn. Năm 1996 vốn đầu tư là 5,9 tỷ đồng đến 2000 là 13,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng vốn thấp so với tổng vốn đầu tư của ngành trong phạm vi cả nước với tỷ lệ từ 1,7% đến 2,5% ỉ Đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng gồm các tỉnh nằm sâu trong đất liền và các tỉnh ven biển nên việc nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả ba loại hình nước ngọt, nước lợ, nước mặn với đối tượng nuôi trông tương đối phong phú như tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển.. đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là một trong hai khu vực nuôi cấy tray ngọc đã phát triển trong những năm gần đây. Việc đánh bắt đã trở thành truyền thống trong khai thác thuỷ sản tại nhiều nơi trong vùng. Tuy nhiên khi người dân nhận thức được nguy cơ cạn kịêt nguồn lợi thủy sản và nhà nước có chính sách phù hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên đã thúc đẩy nhân dân đầu tư vào nuôi trồng. Vốn đầu tư của vùng tăng khá năm 1996 là 47,1 tỷ đồng đến năm 2000 là 114,6 tỷ đồng tăng 234,31% đứng thứ 3 trong cả nước. ỉ Miền Trung, gồm các tỉnh ven biển với hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa với địa thế có bờ biển dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản với những thế mạnh riêng của vùng. Miền trung có diện tích trải dài theo chiều dọc của đất nước có nhiều sông ngòi đầm, phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước mặn, nước lợ, nước ngọt với một số sản phẩm là thế mạnh của vùng như tôm sú, rau câu, cá đối, cá hồng, cá chim... Trên nền tảng đó trong những năm qua miền trung được quan tâm đầu tư nếu năm 1996 vốn đầu tư chỉ có 46,6 tỷ đồng thì năm 2000 là 168,1 tỷ đồng với tốc độ tăng 360,73% đứng thứ hai cả nước. ỉ Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng... là các tỉnh miền núi có khí hậu hai mùa khô và mưa rõ rệt trong đó mùa khô kéo dài gây hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng là yếu tố bất lợi cho nuôi trồng đầu tư cho thuỷ sản. Trong cả giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư thấp năm 1996 1,6 tỷ đồng, năm 2000 vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,5% đến 0,7%) so với cả nước chủ yếu là đầu tư vào nuôi trồng ở các ao hồ theo mô hình trang trại VAC ỉ Đông Nam Bộ đây là vùng quy tụ các khu công nghiệp nhiều nhất nước ta cũng là nơi có mật độ dân cư đông nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản hàng ngày ngoài đánh bắt và đưa từ nơi khác đến thì việc nuôi trồng thuỷ sản trong vùng đã được đầu tư từ rất lâu. Nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả 3 lại hình mặt nước : nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Trong giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản trong vùng tăng khá mạnh, năm 1996 số vốn là 16,2 tỷ đồng thì năm 2000 là 40,1 tỷ đồng tăng 247,53% so với năm 1996 tốc độ tăng vốn đầu tư trong gian đoạn này đứng thứ 4 cả nước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với cả nước từ 4.9% đến 6,9%. ỉ Đồng bằng sông Cửu Long: Có thể nói rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước: mặn, lợ, ngọt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn lớn... Những điều kiện tự nhiên của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thuỷ sản và thu hút khá lớn nguồnvốn đầu tư phát triển thuỷ sản của vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của vùng trong năm 1996 vốn đầu tư là 116,7 tỷ đồng, thì đến năm 2000 là 479 tỷ đồng đứng đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư. 2.5 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình 773 Bảng 11: Tổng hợp tình hình phê duyệt và thực hiện dự án nuôi trồng thuỷ sản chương trình 773 thời kỳ 1996-2000 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch A. Diện tích dất hoang hoá đưa vào sản xuất Ha 148.575 75.411 50,76 1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Ha 107.058 52000 48,57 2. Diên tích nông nghiệp Ha 21.342 12.545 58,78 3. Diện tích rừng Ha 20.175 10.866 53,85 B. Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 1.271,65 621 48,82 1. Vốn ngân sách Tỷ đồng 541 317 58,7 2. Vốn vay Tỷ đồng 398 89 23,46 3. Vốn huy động Tỷ đồng 316 196 61,97 4. Vốn khác Tỷ đồng 36 19 52,46 C. Một số hạng mục công trình 1. Kè, đê bao Km 853 295 34,61 2. Kênh cấp thoát nước Km 1.079,64 368,48 34,13 3. Cống cấp thoát nước Chiếc 5.929 2.510 42,33 4. Đường giao thông Km 491 245 49,89 5. Lớp học M2 12.480 5.706 45,72 6. Giếng nước cái 3.589 1.505 41,93 7. Trạm y tế M2 3.539 1.264 35,72 8. Di dân Hộ 18.346 8.101 44,16 9. Đường điện Km 38 11,2 29,71 10. Giải quyết việc làm Người 93.797 85.125 90,75 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết đầu tư thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản Ngày 21/12/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 773 TTg về chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng, đã có 100 dự án được phê duyệt với tổng vốn 1.271,65 tỷ đồng trong đó: vốn tín dụng 86,06 tỷ đồng, vốn tự huy động 195,67 tỷ đồng và các loại vốn khác là 18,65 tỷ đồng. Qua bảng tổng kết trên cho thấy việc tập trung nhiều dự án thành một chương trình sẽ tập trung được sự chỉ đạo thống nhất và nguồn lực để đầu tư. Với mục tiêu của chương trình773 là phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Các vùng dự án tiếp tục phát triển ra bãi bồi ven sông, ven biển, những dự án này phải được thẩm định kỹ trước khi đầu tư để phát huy hiểu quả theo hướng khai thác được bãi bồi hoang hoá nâng cao tính mùa vụ để áp dụng các hình thức nuôi thuỷ sản ngày một càng chủ động hơn, nhưng vẫn giữ được môi trường sinh thái và thảm rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường. Các dự án chính trong chương trình 773 là các dự án khai thác bãi bồi ven sông-biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng được triển khai hầu hết các tỉnh ven biển có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản. Hạng mục công trình đê bao, các dự án khoanh vùng bãi bồi ven sông-biển để nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ngập mặn ven biển. Những dự án này sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta trong hiện tại và tương lai. III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành thuỷ sản từ năm 1996 đến nay 1. Kết quả và hiệu quả đầu tư 1.1 Sản lượng thuỷ sản Nghề nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua phát triển với tốc độ khá nhanh và chuyển từ hình thức nuôi tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, các loại sản phẩm hàng hoá từ thuỷ sản ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại và chất lượng như: ỉ Sản lượng tôm nước lợ: trong những năm qua khắp các tỉnh ven biển trong cả nước đã nổi lên phong trào nuôi tôm xuất khẩu với các đối tượng nuôi: tôm he, tôm sú , tôm càng xanh, tôm bạc thẻ, tôm nương... Tôm đựơc nuôi trong mô hình khép kín, nuôi tôm trong rừng ngập mặn, nuôi tôm trong ruộng lúa (tức 1 vụ tôm và 1 vụ lúa) mô hình này đang được nông dân cả nước áp dụng rộng bởi chi phí đầu tư ban đầu thấp. Song nhìn chung mô hình nuôi tôm hiện nay vẫn là quảng canh và bán thâm canh, năng suất nuôi quảng canh trung bình đạt 150-200 kg/ha, nuôi bán thâm canh đạt 1-1,5 tấn/ha, nuôi tôm trong ruộng lúa đạt năng suất 200-300 kg/ha, nuôi thâm canh đạt 2,5 đến 4 tấn/ha. ỉ Sản lượng nuôi tôm-cá nước mặn: Trong những năm qua hình thức nuôi hải sản bằng lồng bè đang có bước phát triển ở một số địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Thừa thiên Huế, Khánh Hoà, Phú Yên, Bà rịa vũng tàu...với đối tượng được nuôi nhiều chủng loại tôm hùm, cá hồng, cá song, cá cam...hiện nay tổng số lồng nuôi trên biển khoảng 3.800 cái, năng suất đạt từ 10-12 kg/m3/lồng. ỉ Sản lượng nhuyễn thể: Hiện nay đối tượng chủ yêu được nuôi là ngao, sò huyết, tray cấy ngọc... Một số tỉnh như Kiên Giang, Bến Tre, Nam Định, Thái Bình ,Quảng Ninh đã triển khai nuôi ngao, tray. Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 1998 đạt 115.650 tấn, tuy nhiên hình thức nuôi nhuyễn thể hiện nay chủ yếu là nuôi quảng canh, nên năng suất chưa cao. ỉ Sản lượng nuôi cua biển: Với diện tích năm 1998 khoảng 4.500 đến 5.000 ha cho sản lượng khoảng 5.500 đến 6000 tấn, năng suất quảng canh 5000-6000 kg/ha. Trong đó chủ yếu tập trung ở miền Nam từ 75-80%. ỉ Sản lượng nuôi thuỷ sản ruộng trũng trong những năm qua sự phát triển ngành thuỷ sản đã làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ cấy lúa 2 vụ trên ruộng trũng cho năng suất thấp không ổn định, người dân đã chuyển sang nuôi tôm luân canh trồng lúa đã mang lại kinh tế cao với đối tượng nuôi là: cá chép, cá trôi, cá rô phi ở miền Bắc trung bình đạt 200-250 kg/ha. Còn ở miền Nam đối tượng nuôi chủ yếu là : rô phi, cá rặc rằn, cá lóc, tôm càng xanh với năng suất đạt từ 300-350 kg/ha. ỉ Sản lượng nuôi cá trên sông, hồ chứa: Hiện nay hình thức nuôi các trên sông chủ yếu nuôi trong lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông hồ, với đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, cá trôi,cá basa, cá tra, cá bống tượng, cá he... quy mô mỗi lồng nuôi khoảng 12-14 m3/lồng, năng suất 450-600kg/lồng và trung bình 100-150m3/ bè cho năng suất 15-20 tấn/bè. Đến nay năm 2002 toàn quốc đã có khoảng 21.000 lồng nuôi cá trong đó khoảng 16.000 nuôi cá ở sông, sử dụng 126.300 ha hồ vào khai thác. Trong giai đoạn 1996-2000 tổng sản lượng tăng từ 411000 tấn lên 772000 tấn, tỷ lệ tăng giai đoạn này là75,91%. Trong đó tôm sú có sản lượng tăng nhanh năm 1996 sản lượng 85.000 tấn thì đến năm 2000 đạt 101.519 tấn. Trong khi đó những năm trở lại đây sản lượng cá nước ngọt từ ao hồ và các loại thuỷ sản nuôi trồng khác có tỷ lệ tăng chậm lại. Bảng 12: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Tổng sản lượng 411000 100 509000 100 537870 100 600090 100 723 100 1.Tôm sú 85000 20,68 88520 17,39 93.270,00 17,34 100200 16,7 104519 14,45 2.Tôm càng xanh 912 0,22 1230 0,24 3426 0,64 7730 1,29 9200 1,27 3.Cá biển 5900 14,57 65000 12,77 70000 13,01 77000 12,8 73320 10,14 4.Nhuyễn thể 3800 0,92 5000 0,98 7200 1,34 12200 2,03 146100 2,02 5.Cá nước ngọt 261388 63,59 349250 68,61 363974 67,67 402960 67,15 389971 53,93 Từ ao hồ 189000 45,98 170000 33,39 165565 30,78 155750 25,95 136820 19,92 Từ ruộng trũng 49000 11,92 98520 19,39 105500 19,61 125000 20,83 127300 17,6 Từ lồng bè 23388 5,69 80730 15,86 92909 17,27 122210 20,37 125851 17,4 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết đầu tư cho phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996- 2000 Bộ thuỷ sản. 1.2 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Có thể thấy rằng trong những năm qua diện tích nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng lên, trung bình 4-5%/năm. Đây là kết quả đầu tư đúng mức trong thời gian qua vào nuôi trồng thuỷ sản, chúng ta đã nhận thấy vai trò quan trọng của ngành thuỷ sản, nên đã có sự chuyển dịch một phần đất nông nghiệp ở những vùng chiêm trũng năng suất trồng lúa thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Với quyết định 224/1999/QĐ-TTg được ban hành thì trong những năm tới diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên trong những năm qua tổng diện tích nuôi trồng tăng lên, song diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt lại có xu hướng giảm xuống trong năm 1995 diện tích nuôi trồng nước ngọt là 380000 ha thì đến năm 2000 là 305000 ha, giảm 19,74% so với năm 1995. trong khi đó thì nuôi trồng thuỷ sản nước lợ mặn không ngừng tăng lên năm 1995 diện tích nuôi trồng là 217000 ha thì đến năm 2000 diện tích 347000 ha tăng 59,9% so với năm 1995. Điều này cho thấy có sự thay đổi cơ cấu con nuôi cũng như biện pháp sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản, nguyên nhân là do trong những năm qua giá trị kinh tế của sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thuỷ sản ở nước mặn, lợ ngày càng có giá trị xuất khẩu cao nên đã có sự chuyển đổi này. Trong các địa phương cả nước đến năm 2000 diện tích sử dụng nuôi trồng thuỷ sản như sau Bảng 13: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1995-2000 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Diện tích (1000 ha) Diện tích (1000 ha) Tốc độ phát triển so với năm 1995 (%) Diện tích (1000 ha) Tốc độ phát triển so với năm 1995 (%) Diện tích (1000 ha) Tốc độ phát triển so với năm 1995 (%) Diện tích (1000 ha) Tốc độ phát triển so với năm 1995 (%) Diện tích (1000 ha) Tốc độ phát triển so với năm 1995 (%) Tổng diện tích nuôi trồng 579 600 0,5 606 1,51 626,3 4,91 640 7,2 625 9,21 Diện tích nước ngọt 380 370 -2,63 346 -9,85 335,4 -11,61 330,4 -13,05 305 -19,74 Diện tích nước mặn, lợ 217 270 24,42 270 24,42 290,4 33,84 309,6 42,67 347 59,9 Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết đầu tư cho phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản. Biểu đồ 2. Đánh giá chung những kết quả đạt được Bảng 13: Tổng kết tình hình đầu tư thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 627,7 1036,9 1747,2 2913,2 3715,5 Tổng diện tích nuôi trồng 1000 ha 600 606 626 640 652 Tổng sản lượng nuôi trồng 1000 ha 411 509 537 600 723 Giá trị xuất khẩu 1000 USD 250 300 472 500 540 Đóng góp vào GDP Tỷ đồng 6351,2 6584,5 7538,7 8618,2 10134,9 Thu hút lao động 1000 người 457 500 550 555 600 Nguồn: Báo cáo tổng kết xây dựn cơ bản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản Biểu đồ Giai đoạn từ năm 1996 đến nay, ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng đã thu hút được một lượng vốn đâu tư phát triển đáng kể tổng vốn đầu tư năm 1996 toàn ngành là 627,7 tỷ đồng riêng nuôi trồng thủy sản 198,867 tỷ đồng, đến năm 2000 số vốn đầu tư lên tới 4110 tỷ đồng. Trong năm vừa qua 2002 vốn đầu tư toàn ngành là 5.870 tỷ đồng riêng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1491,567 tỷ đồng. Điều này thể hiện ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng trong những năm qua đang được đầu tư phát triển đúng hướng với tốc độ phát triển cao, ngày càng khẳng đinh vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thì đầu tư vào xây dựng các cơ sở sản xuất giống đáp ứng nhu cầu về giống cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước, đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đang được đưa đến tận ngư dân thông qua chương trình khuyến ngư. Do được chú ý đầu tư theo các mô hình nuôi trồng trang trại và chương trình 773 phương thức nuôi đã chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và công nghiệp. Từ 1997 tới nay năng suất nuôi tăng lên rõ rệt năm 1996 sản lượng nuôi trồng đạt 411000 tấn thì 2001 dạt 879100 tấn. Đối tượng nuôi trồng ngày càng đa dạng, từ việc nuôi để mục đích tiêu dùng trong nước chuyển sang nuôi các loài có giá trị xuất khẩu cao như: cá tra, cá basa... , Nuôi tôm đã trở thành một phong trào sôi động ở các tỉnh ven biển, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Thuỷ sản đang dần trở thành mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, thu về cho đất nước lượng ngoại tệ lớn. Trong năm 1996 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 670 triệu USD thì đến năm 2001 giá trị xuất khẩu đã lên tới 1.78 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu ngành thuỷ sản đã có một bước tiến dài, vươn lên đứng vị trí thứ 3 sau dầu thô và da giày. Điều đó cho thấy đóng góp của ngành thuỷ sản vào nền kinh tế đất nước ngày càng tăng và có vị trí quan trọng. Hợp tác nước ngoài về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng kỹ thuật nghiên cứu vào sản xuất thu được một số hiệu quả v Về thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Từ năm 1994 đến nay đã thực hiện một số dự án trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản như ỹ Dự án liên doanh giữa Việt Nam với Australia sản xuất tôm sú giống và nuôi tôm thương phẩm. ỹ Dự án do UNDP tài trợ nâng cấp công nghệ kích thích sinh trưởng trong các loài cá và lai tạo giống chất lượng cao. v Về nghiên cứu & chuyển giao công nghệ Trong những năm qua bộ thuỷ sản đã có nhiều chính sách quan tâm tới chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, thông qua các Viện nghiên cứu và qua các trung tâm khuyến ngư của các sở thuỷ sản bằng những dự án như: ỹ Thuần hoá các loại giống cá nuôi, nhóm cá chép ấn Độ, Thái lan. Các dòng trê phi để đưa vào sản xuất và đã thành công Bên cạnh đó các mô hình thực nghiệm nuôi cá lồng bè, nuôi trong ruộng lúa, mô hình nuôi các trang trại VAC ở các vùng miền núi đang được áp dụng rộng rãi và ngày càng phát triển. 3. Những tồn tại và nguyên nhân trong đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Mặc dù quá trình đầu tư phát triển thuỷ sản trong những năm qua đã thu được nhiều thắng lợi với nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới. 3.1 Thiếu quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng nuôi tập trung: Thực trạng trong những năm qua do sản xuất còn mang tính tự phát ở mỗi địa phương cùng với nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản còn hạn hẹp, sự quan tâm của các cơ quan chức năng ở các địa phương chưa đúng mức. Nên công tác quy hoạch đối với nuôi trồng thuỷ sản chưa đồng bộ giữa các địa phương. Chưa quan tâm đến quy hoạch cụ thể của các vùng sản xuất để có hướng phát triển lâu dài tận dụng lợi thế so sánh trong nuôi trồng thuỷ sản ở mỗi vùng. Do đó khi phong trào nuôi trồng thuỷ sản diễn ra sôi động nhất là nuôi tôm trong cả nước, thì các địa phương lúng túng trong việc hướng dẫn, quản lý, sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó dẫn đến phát triển ồ ạt, chạy theo những loại thuỷ sản có giá trị tức thời, không chú ý đến lợi thế so sánh của địa phương mình, không quan tâm tới môi trường sinh thái. Dẫn đến kết quả tình trạng bệnh tôm lây lan gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cục bộ ở các vùng, đã làm thiệt hại cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. 3.2 Hệ thống sản xuất con giống chưa đáp ứng nhu cầu : Hiện nay các cơ sở sản xuất giống trong cả nước chưa đáp ứng được nhu cầu về con giống cho sản xuất nhất là mặt chất lượng chưa được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào sản xuất. Các cơ quan nhà nước chưa thống nhất để kiểm tra nguồn cung cấp giống cho nông dân sản xuất. Chẳng hạn trong thời gian qua để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng các cơ sở sản xuất tôm giống sản xuất ồ ạt trong đó có tới 90% số cơ sở là tư nhân không có sự kiểm định về chất lượng con giống. Xuất hiện hiện tượng khan hiếm tôm mẹ do ô nhiễm môi trường, dẫn đến các cơ sở đã đưa các giông tôm mẹ kém chất lượng vào sản xuất để chạy theo lợi nhuận thị trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất cá giống được xây dựng khá lâu, qua sử dụng nhiều năm nên nhiều công trình đã xuống cấp nặng nề, lạc hậu về kỹ thuật nuôi cấy. Đến nay việc kiểm tra sắp xếp lại các cơ sở sản xuất con giống cá còn tiến hành chậm. 3.3 Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa thích đáng: Mặc dù thời gian qua, nhà nước đã có chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản với mục đích phát triển bền vững. Song mức vốn đã được đầu tư vẫn chưa thích đáng, số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội và so với vốn đầu tư cho khai thác thuỷ sản thì tỷ trọng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn nhỏ. Mặc dù nhà nước đã có chương trình 773 triển khai tại các tỉnh trong cả nước, nhưng phân bổ quản lý nguồn vốn và dự án thuộc chương trình 773 chưa đồng bộ, có nhiều tỉnh giao cho sở Kế hoạch&đầu tư phụ trách có địa phương giao cho sở thuỷ sản hoặc cho UBND huyện ở các địa phương quản lý và làm chủ đầu tư. Nên nguồn vốn được đầu tư cho nuôi trồng chưa được phân bổ hợp lý chưa có sự phối hợp quản lý đồng bộ. Mặt khác do sự chuẩn bị chưa tốt về các chương trình và các dự án khả thi nên thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế nhiều, hoặc có một số dự án đã triển khai song quá trình khảo sát lập dự án không kỹ nên khi đi vào hoạt động thua lỗ và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn. 3.4 Tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu hiệu quả, năng lực quản lý yếu: Việt Nam chúng ta đang trong giai thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa, nên trong những năm qua nhà nước ta thực hiện tinh giảm biên chế và chuyển đổi công việc giữa các bộ phận hành chính. Do đó nhiều địa phương cán bộ quản lý về thuỷ sản song lại không qua trường lớp đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý về thuỷ sản, một số nơi chưa coi trọng công tác quản lý về nuôi trồng thuỷ sản nên không bố trí cán bộ chuyên ngành giám sát về nuôi trồng. Từ đó dẫn đến hiệu quả công tác quản lý còn kém hiểu quả. 3.5 Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế: Có thể nói rằng chính sách của nhà nước ta trong thời gian qua nhằm tăng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản cụ thể bằng các chính sách khuyến khích đầu tư như ỹ Chính sách đất nuôi trồng thuỷ sản: Mặc dù chín phủ đã ban hành nghị định NĐ 64/ TTg về chính sách “giao đất sử dụng lâu dài cho các hộ gia đình” tuy nhiên trong luật đất đai năm 1993 thì xếp đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất nông nghiệp và được xem như là đất trồng cây lâu năm là chưa phù hợp. Vì đất và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có những đặc tính mùa vụ riêng. ỹ Chính sách hỗ trợ sản xuất: Trong nông nghiệp, cây lúa được quy định luật đất đai “nhà nước có chính sách bảo hộ đất trồng lúa nước”. Trong khi nuôi trồng thuỷ sản là nghề phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều luôn gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh nhưng nhà nước lại không có chính sách hỗ trợ để khắc phục hậu quả sau khi gặp rủi ro. ỹ Cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ làm công tác khuyến ngư còn thiếu, với số lao động 719400 người lao động trong lĩnh vực thuỷ sản mới chỉ đáp ứng được 67% nhu cầu lao động trong lĩnh này nhất là cán bộ kỹ thuật chỉ đáp ứng 36% nhu cầu. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước mà đứng đầu là bộ Thuỷ sản cần có giải pháp về nhân lực đáp ứng cho nhu cầu hiện nay. Chương III Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010. I. Quan điểm, mục tiêu đầu tư phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 1. Dự báo xu hướng phát triển thuỷ sản thế giới đến năm 2010 Theo các dự báo khả thì năm 2010 sản lượng khai thác tự nhiên dùng làm thực phẩm có thể tăng lên khoảng 20% so với những năm 1991-1993. Tuy nhiên chỉ có nuôi trồng mới được mở rộng đáng kể. Các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản từ nuôi trồng chuyên canh từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn sẽ phát triển. Nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào quá trình lai tạo chọn giống, cải tiến thức ăn và quản lý dịch bệnh cũng như môi trường. Vì thế nuôi trồng thuỷ sản sẽ được phát triển mạnh mẽ và nguồn thực phẩm từ thuỷ sản cung cấp cho con người sẽ ngày được tăng về số lượng, chất lượng. Tổ chức FAO báo lượng thực phẩm thuỷ sản cung cấp cho tiêu dùng cho cả thế giới cho năm 2010 như sau: Bảng 15: Sản lượng thuỷ sản cung cấp cho tiêu dùng trên thế giới năm 2010 Nguồn Năm 1995 2010 Tổng 80 115->120 Khai thác hải sản 52 62 Khai thác nớc ngọt 7 11 Nuôi trồng thuỷ sản 21 39 Giảm thất thoát sau thu hoạch 3 -> 8 Nguồn: FAO (Đơn vị tính: Triệu tấn) Bảng 16: Dự báo về nuôi trồng thuỷ sản vào năm 2010 Các loài 1994 2010 Sản lượng (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Sản lượng (triệu tấn) Tỷ lệ (%) Tổng 18.5 100 39 100 Cá nước ngọt 11.3 61.08 20 51.28 Cá lỡng cư 1.3 7.03 3 7.69 Cá biển 0.4 2.16 3 7.69 Tôm 1.1 6.95 2 5.13 Nhuyễn thể 4.4 23.78 11 28.21 Nguồn: FAO Mặc dù hiện nay có những khó khăn về quy hoạch môi trường cũng như thị trường, tuy nhiên hàng loạt các vùng nuôi sẽ được phát triển nhanh kể cả nuôi quảng canh và nuôi thâm canh. Khu vực tư nhân và hộ gia đình sẽ phát triển mạnh do kỹ thuật được thay đổi và đó là cách tiếp cận mới đối với nông nghiệp. Các loài cá nuôi họ cá chép sẽ vẫn được tiếp tục gia tăng chiếm phần lớn trong sản lượng nuôi thuỷ sản thế giới nhờ những ưu thế của nó về sản lượng và chất lượng mang lại. Bên cạnh đó các loài cá da trơn, basa, trê phi…sẽ được phát triển mạnh ở các nước đang phát triển dưới dạng nuôi thâm canh và quảng canh. Cũng có những giống cá nước ngọt mới năng suất cao sẽ được đưa vào nuôi trồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Khoa học kỹ thuật sẽ được áp dụng ngày càng nhiều vào nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Việc quản lý môi trường và dịch bệnh tốt hơn làm cho cơ hội sản xuất tôm trên thế giới ngày càng có nhiều triển vọng và đa dạng. Nuôi nhuyễn thể cũng sẽ ngày càng gia tăng vì công nghệ chế biến ngày càng hoạt thiện và thị trường này ngày càng mở rộng. Ngoài ra ở nhiều vùng nhuyễn thể còn được coi là phương tiện để làm sạch môi trường và nâng cao chất lượng của nước. 2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi, bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo hướng nuôi công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp nuôi trồng khác phù hợp với điều kiện của từng vùng. Sử dụng hợp lý có hiểu quả các loại mặt nước vùng triều, đất nhiễm mặn , bãi bồi ven biển, eo vịnh đầm phá ruộng trũng hồ chứa mặt nước lớn ao hồ nhỏ. Hướng mạnh vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt. Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, bảo đảm an ninh thực phẩm, tạo hàng hoá xuất khẩu và nguyên liệu cho chế xuất khẩu, đưa xuất khẩu thuỷ sản thành ngành mũi nhọn. Nâng cao vai trò khoa học công nghệ, tạo động lực cho sự phát triển, đẩy mạnh hợp tác quốc để tăng cường thu hút vốn và tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân lao động, nhất là đời sống của ngư dân ven biển, góp phần ổn định kinh tế xã hội bảo vệ an ninh vùng biển, vùng núi và vùng sâu xa. Thu hút đẩy mạnh các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, tiếp tục phát triển mạnh kinh tế hộ gắn với các hình thức hợp tác phù hợp và có hiểu quả cao. 3. Định hướng đầu tư phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 Bảng: Nhu cầu vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Tổng số Thời kỳ Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2001-2005 2006-2010 Tổng 33650 100 16189 17461 Trong nước 31294 93 15055 16239 Ngân sách 6057 18 2914 3143 Tín dụng 13459 40 6475 6984 Tự huy động 11778 35 5666 6112 Nước ngoài 2356 7 1134 1222 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 Như vậy nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 là rất lớn, tổng số nhu cầu cả kỳ là 33650 tỷ đồng. Riêng giai đoạn2001-2005 là 16189 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996-2000. Trong đó vốn ngân sách chiếm 18% tổng nhu cầu, vốn tín dụng chiếm 40%, tự huy động có 35% và vốn nước ngoài là 7%. II. Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Trong thời gian vừa qua ngành thuỷ sản đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển đúng mức. Đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, làm giảm khai thác tài nguyên thuỷ sản quá mức cho phép, an ninh vùng biển được nâng cao. Để công cuộc đầu tư phát triển ngành thuỷ sản có hiệu quả, một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiểu quả đầu tư như sau: 1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản 1.1 Đối với nguồn vốn trong nước Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên ưu đãi về vốn đầu tư cho khu vực còn gặp khó khăn và đặc biệt khó khăn, nhưng có tiềm năng về phát triển ngành thuỷ sản. ỹĐối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, ngành thuỷ sản cần tập trung vào việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, hoàn thiện việc xây dựng định hướng chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời đề xuất những dự án khả thi đã, đang hoặc sắp tới triển khai nhằm thu hút vốn ngân sách. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng ngành thuỷ sản, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến và chú trọng đầu tư phát triển những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. ỹĐối với nguồn vốn tín dụng đầu tư: Nhà nước cần phải chú trọng điều chỉnh chính sách tiền tệ tín dụng. Nghĩa là có biện pháp thu hẹp mức chênh lệch giữa lãi suất đồng nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ, tăng nhanh tỷ trọng cho vay đầu tư ngắn hạn sang tập trung và dài hạn; đa dạng hoá các hình thức đầu tư để khuyến khích nhân dân đưa vốn vào sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sản xuất, cung ứng dịch vụ và các đầu vào khác phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. ỹĐối với nguồn vốn tự huy động: Có thể nói rằng đây là nguồn vốn có tiềm năng thu hút rất lớn, có ý nghĩa quan trọng trong vốn đầu tư trong nước. Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư ở nước ta hiện nay rất lớn chưa đưa vào sản xuất, xẩy ra tình trạng là “thừa tiền thiếu vốn”. Vì vậy cần phải tổ chức tốt mạng lưới quỹ tiết kiệm cũng như hệ thống tín dụng nhân dân, động viên nhân dân gửi tiết kiệm, vay vốn để sản xuất tránh tình trạng tâm lý nhân dân dành tiền tiết kiệm được để mua vàng tích trữ hoặc dữ trữ tiền mặt trong nhà. Để làm được điều này cần phải phát triển hệ thống tín dụng ngân hàng trong nước, thị trường chứng khoán để tái đầu tư các khoản vốn đã tích luỹ được phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó chúng ta cần tiến hành quá trình tích luỹ vốn đi đôi với tập trung vốn để nâng cao hiệu quả đồng vốn khi đưa vào sản xuất. Trong sản xuất và tiêu dùng cần triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường tích luỹ vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Song song với những biện pháp trên, nhà nước cần nhanh chóng xử lý những vấn đề tồn tại trong thủ tục pháp lý trong luật khuyến khích đầu tư trong nước nói chung và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển thuỷ sản như: thuế sử dụng đất đai mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng đầm phá, mặt nước thuộc đất nông nghiệp vịnh, bãi bồi, sông phải hợp lý hơn, vấn đề bảo vệ môi trường bảo vệ tái toạ nguồn tài nguyên thuỷ sản. Đồng thời bổ sung đồng bộ hoá các văn bản dưới luật để các văn bản này thực sự thu hút khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân đẩy mạnh đầu tư. Hướng sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là cần tập trung mọi khả năng nguồn lực để phát triển trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tạo việc làm cho người lao động. 1.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài Tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này bằng các giải pháp chung của nền kinh tế như: hoàn thiện bổ sung hệ thống luật pháp, chính sách tạo ra môi trường pháp lý ổn định và nhất quán cho hoạt động đầu tư, mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn hơn. Đặc biệt cần giữ vững sự ổn định về tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước như trong những năm qua, để thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài nhất là đầu tư vào các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn nhằm tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân. Khẩn trương xây dựng một số khu kinh tế mở có quy chế riêng tại một số huyện đảo hoặc vùng ven biển về lĩnh vực sản nuôi trồng thuỷ sản, xuất giống các biển. Ngoài việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản thì cần thiết phải có hướng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Đó là cần nâng cao tỷ lệ vốn góp của bên Việt Nam nhằm đảo bảo lợi ích lâu dài của đất nước, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ quốc gia để tiếp nhận và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Hơn nữa cần phải tận dụng tối đa mọi khả năng hiệu quả mà đầu tư nước ngoài có thể mang lại bằng cách quy hoạch, huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với chiến lược quy hoạch đầu tư. 2. Đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất 2.1. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX Đảng cộng sản Việt Nam: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần” bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy cần phải tiếp tục xây dựng quan hệ sản xuất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực thuỷ sản. Bộ thuỷ sản các ban ngành có liên quan cần tạo mọi điều kiện và “sân chơi bình đăng” cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt khuyến khích các dạng kinh tế trang trại và những chủ doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản có quy mô công nghiệp lớn. Đưa kinh doanh giống, thức ăn, sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản vào hệ thống kinh doanh hiện đại theo kiểu doanh nghiệp công nghiệp và thương mại. Xoá bỏ kiểu buôn bán quy mô nhỏ, kinh doanh nhỏ phân tán như hiện nay. Tuy nhiên hệ thống doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ phù hợp với nghề cá đa loài và phân tán trên cả nước, hiện nay mô hình này đang đem lại hiểu quả và lãi suất rất cao nên cần phải tổng kết kịp thời để có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức này hình thành ở mọi vùng nông thôn nghề cá ven biển, vùng cao, vùng xa Cần tiếp tục ứng dụng chuyển giao công nghệ mới vào nuôi trồng dánh bắt thuỷ sản một số quốc doanh đang giữ vị trí chủ đạo cần tiếp tục củng cố. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế cần quan tâm chú ý đào tạo cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn các thành phần kinh tế khác hoạt động đúng đường lối của Đảng. Vận dụng chính sách nhà nước nhằm tạo điều kiện để hỗ trợ các thành phần kinh tế bổ sung cho nhau cùng phát triển, nhất là trong lĩnh vực thuỷ sản ở nước ta hiện nay. 2.2. Mở rộng phát triển sản xuất Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bao gồm các nhân tố: giống, thức ăn, công nghệ, kỹ thuật nuôi. Muốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản không chỉ quan tâm đầu tư cho quá trình nuôi thuỷ sản mà cần phải có chiến lược và hướng đầu tư đúng đắn để mở rộng phát triển các nhân tố này. Đó là việc đầu tư vào các trang trại sản xuất giống đặc biệt là các trại sản xuất tôm giống với công nghệ sinh sản giống nhân tạo hiện đại, quá trình sinh trưởng và phát triển nhanh nhằm tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản. Hiện nay do nhu câu nuôi trồng thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là nghề nuôi tôm vì thế thế nhu cầu giống trong thời gian tới là rất lớn. Do vậy cần phải quy hoạch xaay dựng thêm các trại sản xuất giống, các khu công nghiệp tập trung sản xuất giống ở các tỉnh có thế mạnhh về nuôi trồng thuỷ sản như: Quảng Ninh, Ninh Thuận, Cà Mau, An Giang, Bạc Liêu Cần quan tâm đầu tư cho các nhà máy sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Theo thống kê hiện nay cả nước có 19 công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài và gần 110 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp đậm đặc, mỗi năm sản xuất khoảng 2.700.000 tấn thức ăn hỗn hợp quy đổi. Tuy nhiên thức ăn sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu cả về chất lượng và sản lượng, vì hiện nay thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản sản xuất ở Việt Nam chiếm khoảng 35-40%, lượng thức ăn nhập khẩu khoảng 10-15%, còn lại là thức ăn tươi. Như vậy tỷ lệ thức ăn tươi còn chiếm quá cao trong tổng thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, lượng thức ăn này không đảm bảo đúgn tiêu chuẩn kỹ thuật. Cho nên cần có biện pháp khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản với tiêu chuẩn cao đảm bảo nhu cầu trong hiện tại và thời gian tới. 2.3. Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu Từ thực tế cho thấy trong những năm qua số lượng thuỷ sản xuất khẩu nước ta tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên ngày càng khó khăn cho chúng ta khi thâm nhập các thị trường lớn đầy tiềm năng như Mỹ, EU vì họ có hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật rất gắt gao không có lợi cho chúng ta. Vì thế đòi hỏi ngành thuỷ sản phát triển phải theo một quy hoạch chung với việc gìn giữ môi trường sinh thái bền vững, nuôi trồng theo chu trình kỹ thuật khép kín, không ưu tiên phát triển manh mún mà phát triển các doanh nghiệp có trọng điểm nhằm phát triển bền vững và đảm bảo cho sự phát triển có hiểu quả cao của doanh nghiệp. Cụ thể là trong thời gian tới ngành thuỷ sản cần tập trung xây dựng các dự án nuôi tôm xuất khẩu có diện tích từ 100 ha trở lên và phải có sự quản lý chặt chẽ từ Bộ thuỷ sản cho đến các địa phương trong công tác quản lý và định hướng phát triển cho các dự án này như trong khâu cho vay vốn để đầu tư, cung ứng con giống và kỹ thuật nuôi Bên cạnh đó do yêu cầu ngày càng cao của các nước nhập khẩu thuỷ sản, Bộ thuỷ sản cần thống nhất quản lý chất lượng con giống và thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Việc sản xuất giống và thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản cần phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thuộc Bộ thuỷ sản, việc quản lý này cần phải có một chế tài nghiêm ngặt để đảm bảo tính chất chặt chẽ và hiệu quả cao. 2.4. Tăng cường khoa học công nghệ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản Tăng cường các khoa học công nghệ là rất quan trọng đối với mọi ngành nghề trong nền kinh tế thị trường, nuôi trồng thuỷ sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tại đại hội Đảng lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Khoa học tự nhiên hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường”. Để đường lối của Đảng đi vào lĩnh vực thuỷ sản chúng ta phải: ỹ Tập trung đầu tư nghiên cứu-ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm hoàn thiện các quy trình sản xuất giống các loài thuỷ sản có giá trị xuất khẩu như giống tôm sú-tôm càng xanh, cá trê phi, cá basa-da trơn, cá quả, cá rô đơn tính và một số loài nhuyễn thể khác.. . ỹ Tăng cường đầu tư cho việc nhập công nghệ sinh sản nhân tạo, công nghệ các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế như: cá song, cá hồng, tôm hùm, ngêu-sò-tray. Tập trung nghiên cứu lại tạo giống nuôi thuỷ sản có năng suất chấtl lượng cao. Đầu tư nghiên cứu áp dụng và hoàng thiện các công nghệ mới xử lý môi trường, chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, công nghệ bảo quản-chế biến ỹ Cần chú trọng trong đầu tư khoa học công nghệ cho công tác điều tra nghiên cứu các nguồn lợi thuỷ sản, nghiên cứu các vấn đề kinh tế quy hoạch-quản lý nghề cá cho giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, đào tạo các cán bộ kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề công nghệ, quản lý nguồn lợi, quản lý môi trường và an toàn vệ sinh. 2.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế Trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, xu thế hội nhập đã đặt ra cho ngành thuỷ sản nước ta cần phải có những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ nhất, Xây dựng quy chế trách nhiệm và phân cấp cụ thể các địa phương chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ và các phương thức hợp tác liên doanh theo định hướng của nhà nước tạo ra nguồn lực rất quan trọng về vốn và công nghệ cho sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam. Thứ hai, Chuẩn bị tốt các chương trình dự án, tổ chức lực lượng để tranh thủ có hiệu quả tối đa các cơ hội hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực như: Hợp tác trong việc nghiên cứu nhân tạo một số loài cá, tôm biển, di giống nhập nội và thuần hoá các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu và địa hình nước ta. Thứ ba, Cần có những hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành thuỷ sản để tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế cao như: ưu đãi về thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản, ưu đãi về vay vốn cho những doanh nghiệp đi đầu trong việc nuôi thuỷ sản biển và nuôi thuỷ sản trang trại công nghiệp và các doanh nghiệp có chức năng yểm trợ cho nuôi trồng thuỷ sản. 3. Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ Việt Nam có điều kiện tự nhiên và nguồn lợi phong phú đa dạng thuận lợi cho phát triển thuỷ sản và hợp tác quốc tế về thuỷ sản. 3.1. Đối với thị trường trong nước Trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nội địa hiện nay, cá tươi sống vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (60%-70%) kế đến là nước mắm (12%-16%). Sản phẩm thuỷ sản qua chế biến trên thị trường nội địa chỉ chiếm 28,68%-45,54% trong tổng lượng hàng hoá thuỷ sản nội địa. Điều này cho thấy sự hạn chế của lĩnh vực chế biến tiêu thụ nội địa, xu hướng biến động cơ cấu sản phẩm thuỷ sản nội địa là mặt hàng tươi sống giảm tuyệt đối nhưng các mặt hàng đông lạnh tăng nhanh. Các sản phẩm tiêu thụ ngày có sự thay đổi về chủng loại song vẫn tập trung vào các mặt hàng truyền thống và ngày càng ngon hơn tươi hơn với chất lượng cao, mẫu mã ngày càng đẹp. Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất của người tiêu dùng là các nhà quản lý vẫn chưa an toàn thực phẩm. Hiện nay các mặt hàng thuỷ sản được sản xuất khắp nơi mọi miền tổ quốc. Do đó sự canh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp diễn ra, tất yếu sẽ dẫn đến các mặt hàng thuỷ sản sẽ không được quản lý chặt chẽ, xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng Từ thực tế trên đòi hỏi các nhà quản lý ngành thuỷ sản phải có những chiến lược cụ thể để tạo niềm tin cho người tiêu dùng vào sản phẩm chính đất nước mình làm ra với bước đi táo bạo như: kiên quyết dẹp bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên khó có thể khôi phục và tạo ra sự canh trạnh trở lại, xoá bỏ những cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm-chất lượng sản phẩm kém. Từng bước xây dựng hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật cho các cơ sở cung ứng sản phẩm thuỷ sản cho người tiêu dùng, để tạo độ tin cậy vào sản phẩm cho người tiêu dùng trong nước. 3.2. Đối với thị trường nước ngoài Thị trường quan trọng tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam vẫn là thị trường nước ngoài, các nhà quản lý các doanh nghiệp trong nước đang chú trọng tìm kiếm thâm nhâp vào các thị trường lớn như: Nhật Bản, Mỹ, EU ngoài ra một số thị trường quan khác cần quan tâm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Oxtraylia, Đông Âu.Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào các thị trường này ngày một càng gia tăng, năm 1999 nước ta đã được công nhận vào danh sách 1 trong các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU với 18 doanh nghiệp thì đến nay đã là 50 doanh nghiệp với con số kỷ lục xuất khẩu đạt 2,021 tỷ USD (đứng thứ 4 sau dầu khí, may mặc, dày da). Để giữ vững tốc độ phát triển này và ngày càng mở rộng thì ngành thuỷ sản phải có chiến lược đầu tư mở rộng thị trường nước ngoài bằng những phương thức tham gia các hội chợ hàng thuỷ sản quốc tế để quảng bá sản phẩm cho mình, tận dụng tối đa lợi thế vị trí của vùng ven biển, thế mạnh nuôi trồng thuỷ sản để giao lưu kinh tế ổn định thị trường, xác lập và quan hệ với các tập đoàn-doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thuỷ sản trên thế giới để chúng ta có thế đứng trong cạnh tranh quốc tế nhất là sau vụ kiện bán phá giá cá basa-cá tra trong năm qua của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã làm cho chúng ta thiệt hại rất lớn và ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh thâm nhập thị trường mới nhưng đầy tiềm năng như Nam Mỹ, Trung đông, các nước ả Rập và các nước Châu Phi. 4. Giải pháp về nhân lực Nhu cầu lao động trong ngành thuỷ sản sẽ tăng nhanh với nhịp độ trên 2,65% trên một năm, chủ yếu trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và hậu cần dịch vụ. Lao động khai thác hải sản phải giảm để tăng tính hiểu quả thương mại, vì lượng lao động khai thác gần bờ lớn nên lực lượng này sẽ chuyển một phần sang khai thác xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực gồm cán bộ khoa học kỹ thuật có trình đội giỏi. Do đó chúng ta cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại các trường đại học, trung học và sau đại học về lĩnh vực thuỷ sản để bù đắp sự thiếu hụt của cán bộ kỹ thuật hiện nay, bên cạnh đó cần mở những lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho bà con nông dân ở những vùng có tiềm năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản... Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ đào tạo được khoảng 2000 cán bộ có trình độ đại học, 6000 kỹ thuật viên trung cấp, 200 thạc sĩ và 50 tiến sĩ, tại các trường đại học có chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản mà đứng đầu là Đại học thuỷ sản Nha Trang. Cần hợp tác với AIT, NORAD về đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về nuôi trồng thuỷ sản theo từng lĩnh vực để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ sư hiện nay của nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Kết luận Từ quá trình nghiên cứu trên, chúng ta thấy được tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua ở nước ta và một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành thuỷ sản trong thời gian tới. Với tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản cũng như vị trí địa lý thuận lợi nước ta. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho nước ta phát triển ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Phát huy thế mạnh sẵn có của ngành đối với quá trình phát triển nền kinh tế đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Thực tế đã cho thấy đầu tư phát triển ngành thuỷ sản nói chung và riêng nuôi trồng thuỷ sản trong như năm qua đã thu được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Kết quả phát triển mạnh mẽ này phải kể đến sự nỗ lực của mọi doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, cộng đồng dân cư, các tổ chức có thẩm quyền trong việc đưa ngành thuỷ sản phát triển và hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số điều như: mức vốn đầu tư cho thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư quy hoạch tổng thể nhiều nơi còn mang tính tự phát, đặc biệt là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành. Điều này dẫn tới tình trạng quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ sản tràn lan chưa hợp lý, nhu cầu con giống cho sản xuất chưa đủ, một số cơ sở sản xuất chế biến vẫn còn phải vận hành dây chuyền công nghệ lạc hậu từ 20 năm về trước của thế giới...Vì vậy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của nhà nước và mọi thành phần kinh tế, trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa ngành thuỷ sản dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. Với đề tài nghiên cứu này, em mong sẽ góp phần nhỏ vào quá trình phát triển nền kinh tế đất nước và ngành thuỷ sản trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nước nhà. Danh mục tài liệu tham thảo Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai Trường đại học Kinh tế Quốc Dân (1999) Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư – TS.Nguyễn Bạch Nguyệt Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (2000) Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam - Đại học Kinh tế Quốc Dân (1998) Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ -John Maynard Keynes Niên giám thống kê 2001 Báo cáo tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000 - Bộ thuỷ sản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản thời kỳ 2001-2010 - Bộ thuỷ sản Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010 Bộ thuỷ sản 9. Tạp chí thuỷ sản: Từ số 1/2000 đến số 5/2000 Từ số 1/2001 đến số 6/2001 Từ số 4/2002 đến số 11/2002 10. Tạp chí con số & sự kiện: số 8/1998, 5/2000 11. Tạp chí Kinh tế và dự báo: số 10/1998, 11/2001 12. Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam: Số 37/2000, 19/2000 Số 24/2001 đến số 53/2001 Số 25/2002, 16/2003,5/2003 Mục lục Trang Chương I: Kết luận..........................................................................................................65 Tài liệu tham khảo.........................................................................................66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0001.doc
Tài liệu liên quan