Đề tài Tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam

- Quán triệt quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, thống nhất giữa các bộ, ngành, giữa Trung Ương và địa phương. - Nghiên cứu chiến lược thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010. - Hoàn chỉnh qui hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư nước ngoài, xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển ngành. - Hoàn chỉnh danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung những dự án qui mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, tạo mặt bằng pháp lý chung cho trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. - Tiếp tục cải tiến qui trình thẩm định dự án, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định. - Đẩy nhanh lộ trình áp dụng qui chế một giá, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài. - Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. - Triển khai thực hiện sáng kiến Việt – Nhật. - Tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình thu hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động mang hình thái hàng hoá và vì thế, các doanh nghiệp muốn có tư liệu sản xuất và sức lao động phải có tiền. Tư liệu sản xuất, sức lao động và tiền là những hình thức biểu hiện cụ thể của vốn. Nói một cách khái quát thì vốn là bộ phận tài sản được sử dụng để sản xuất kinh doanh. Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn vật chất. Hai loại hình này không ngừng chuyển hoá lẫn nhau và tốc độ chuyển hoá đó là một nhân tố quyết định mức sinh lời. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế: Vốn đầu tư là chìa khoá, là nhân tố quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, vốn càng trở lên quan trọng vì: Đa số các nước đang phát triển có tiềm năng nhất định về sức lao động, đất đai, tài nguyên… và thiếu vốn là “căn bệnh phổ biến của các nước đang phát triển”. Hệ số ICOR ở các nước đang phát triển rất thấp: trong khi ICOR của Mỹ là 6,6; Nhật là 7,1; Na Uy 6,7… thì của Hàn Quốc là 3,3; Đài Loan 3,0… điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn ở các nước đang phát triển cao hơn. Đó cũng là lý do vì sao dòng vốn lại chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Có hai nguồn hình thành vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế, đó là nguồn vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó nguồn vốn ngoài nước có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn đầu tư của các công ty tư nhân, trong đó các công ty xuyên quốc gia và các công ty đa quốc gia giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hình thức đầu tư này nhằm giúp cho các nước đang phát triển trang trải sự thiếu hụt các nguồn lực: vốn, khoa học công nghệ… Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp trang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải. Đi liền với đầu tư nước ngoài là quá trình du nhập và chuyển giao công nghệ, các mô hình và phương thức quản lý. Các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài không làm tăng nợ nước ngoài như một số nguồn vốn khác. Nước ta là nước đang phát triển ,để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần rất nhiều vốn, khoa học công nghệ. Muốn vậy, ngoài các nguồn lực sẵn có trong nước cần thu hút nguồn lực từ bên ngoài: vốn, khoa học công nghệ bằng nhiều con đường như hợp tác với các nước phát triển, thực hiện chuyển giao công nghệ, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài… Bài tiểu luận đề cập đến tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua – giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nội dung: Tình hình và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đánh giá giải pháp I. Tình hình và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1. Kết quả thu hút vốn đầu tư năm 2003. Tính đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5424 dự án đầu tư nước ngoài(ĐTNN) với tổng vốn đăng kí là 54,8 tỉ USD. Trong đó có 4376 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí là 41 tỉ USD. Các lĩnh vực đầu tư: + Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: có tỉ trọng lớn nhất, chiếm 66,9% về số dự án và 57,2% về tổng vốn đầu tư đăng kí. + Lĩnh vực dịch vụ: chiếm 19,5% về số dự án và 35,8% về số vốn đầu tư đăng kí. + Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: 13,6% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng kí. Các nước đầu tư vào Việt Nam: Gồm 64 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó Singapore đứng đầu, chiếm 6,6% dự án và 19% tổng vốn đầu tư đăng kí. Tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Việt kiều từ 15 nước khác nhau đầu tư với số lượng và qui mô nhỏ (0,5% tổng vốn đầu tư), chủ yếu từ 3 nước: CHLB Đức, Liên bangNga, Pháp. Các khu vực tập trung đầu tư: Các thành phố lớn là nơi tập trung nguồn đầu tư nước ngoài nhiều, như: TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước: 31,2% dự án và 26% vốn đăng kí. Tiếp đến Hà Nội đứng thứ hai với 11% dự án và 11,1% về vốn đăng kí, tiếp đến là Đồng Nai và Bình Dương, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu ) chiếm 56% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( Hà Nội- Hải Phòng – Hải Dương – Vĩnh Phúc – Quảng Ninh ) chiếm 26,3% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. 2. Tình hình thực hiện các dự án Tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện từ 1988 đến nay đạt hơn 28 tỉ USD, riêng thời kì 1991 – 1995 vốn thực hiện đạt 7,15 tỉ USD, thời kì 1996 – 2000: 13,4 tỉ USD, 2001 – 2003 vốn thực hiện đạt7,7 tỉ USD bằng 70% mục tiêu đề ra (2001 – 2005: 11 tỉ USD). Trong quá trình hoạt động, nhiều dự án triển khai có hiệu quả đã tăng vốn, mở rộng qui mô sản xuất. Từ năm 2001- 2003, vốn bổ sung đạt gần 3 tỉ USD ( bằng 47,6% tổng vốn đầu tư đăng kí mới ) Kết quả: tính đến hết năm 2003, các dự án đầu tư nước ngoài đã đạt tổng doanh thu gần 70 tỉ USD, trong đó 2001- 2003 đã đạt 38,8 tỉ USD ( chưa tính dầu khí). Giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 26 tỉ USD, 2001 – 2003: 14,6 tỉ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trên 20%/ năm. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm cho 665 nghìn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đến hết năm 2003, có 39 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng kí: 658 triệu USD, có 1009 ( chiếm 18,6% số dự án) dự án giải thể trước thời hạn với tổng vốn đăng ký: 12,3 tỉ USD ( 23% tổng vốn của các dự án được cấp phép). 3. Công tác xây dựng luật pháp, chính sách Trong thời gian qua,hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài đã được cải thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngày 19/ 3/ 2003, chính phủ ban hành nghị định 27/ 2003/ NĐ - CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 24/ 2000/ NĐ - CP theo hướng: mở rộng lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài, xoá bỏ tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp cũng như những hạn chế về tỉ lệ vốn góp bằng chuyển giao công nghệ và về tuyển dụng lao động, qui định cụ thể, minh bạch hơn các tiêu chí về áp dụng ưu đãi đầu tư…, về chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Ngoài ra Chính phủ cũng đã có quyết định 146/ 2003/ QĐ -TTg ngày 11/ 3/ 2003 về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài tiếp tục được sửa đổi, bổ sung: luật đất đai, bộ luật lao động,luật xây dựng, luật Thuỷ sản… Các qui định về danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, cũng như mức thuế suất, các mức ưu đãi… đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đãi mới nhằm khuyến khích các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ- kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Khung pháp lý song phương và đa phương về đầu tư tiếp tục được hoàn thiện. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) có hiệu lực tháng 12/ 2001 đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chính phủ Việt Nam cũng kí kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư lớn tại Việt Nam như: Vương quốc Anh, Hàn Quốc…, Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, với cam kết: tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bình đẳng cho các nhà đầu tư. Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng được tiếp tục được mở rộng: tham gia hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc và các hiệp định với Nhật, ấn Độ. Mục đích của việc thực hiện cam kết, thoả thuận song phương và đa phương là tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam. 4. Công tác xúc tiến đầu tư Từ năm 2001 đến nay, công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải thiện, đa dạng. Việc gắn ngoại dao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đã có tác động tích cực đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước. 5. Công tác thẩm định dự án Việc tiếp nhận, thẩm định, cấp phép cho các dự án được thực hiện theo qui định của Thủ tướng Chính phủ. Công tác thẩm định, cấp phép được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên thủ tục còn phức tạp, thời gian thẩm định còn kéo dài. II. Đánh giá 1. Mặt tích cực Sau khủng hoảng kinh tế khu vực, từ năm 2001 đến nay, đầu tư nước ngoài vào nước ta đã có xu hướng phục hồi. Năm 2003, vốn thực hiện tăng 8,1% so với năm 2001. Đầu tư nước ngoài đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Tính từ 1996 đến nay, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhiều nguồn lực trong nước được sử dụng có hiệu quả: lao động, đất đai… Tỉ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào GDP tăng dần, năm 1993: 3,6%/ năm; năm 1995: 6,3%/ năm; năm 1998: 10,1%/ năm; 2000: 13,3% ; 2001: 13,1% ; 2002: 13,9%; 2003: 14,3%. Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1996 – 2000 đạt trên 10,6 tỉ USD ( không tính xuất khẩu dầu thô). Trong ba năm 2001 – 2003 xuất khẩu đạt 14,6 tỉ USD, riêng năm 2003 đạt 6,34 tỉ USD chiếm 31,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Ngoài ra, khu vực đầu tư nước ngoài cũng góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dich vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch…, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận các thị trường Quốc tế. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm 36,2% giá trị sản lượng công nghiệp (2003), góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước. Thông qua đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy hình thành hệ thống khu chế xuất, khu công nghiệp, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần phát triển nguồn nhân lực thông qua các dự án thu hút nhiều lao động. Nguyên nhân đạt được những kết quả trên: Nước ta kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế Thế giới, tạo hình ảnh tốt đối với nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước. Môi trường đầu tư tốt, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài được hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các bộ ngành và chính quyền địa phương tích cực, chủ động hơn góp phần đẩy nhanh lộ trình áp dụng chính sách một giá, hỗ trợ cho các nhà đầu tư , cải cách hành chính, quan tâm tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án. Công tác xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài… Đặc biệt là những chuyến thăm và làm việc cấp cao của Đảng, nhà nước đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. 2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam những năm qua còn tồn tại những vấn đề cần khắc phục: + Vốn đầu tư tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Năm 2003, vốn đăng ký mới đạt 3,1 tỉ USD chỉ bằng 40% năm 1996. Tỉ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 25% thời kỳ 1991 – 1995 xuống 24% trong thời kỳ 1996 – 2000 và xuống 17,8% trong năm 2003. + Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài còn bất hợp lý: trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi nhưng vốn đầu tư nước ngoài còn thấp, tỉ trọng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký liên tục giảm. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. + Đầu tư từ các nước phát triển: Nhật, EU, Mỹ tăng chậm. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã thúc đẩy gia tăng mạnh mẽ thương mại giữa hai nước, nhưng đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam còn thấp, chưa có chuyển biến rõ rệt. + Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế làm giảm khả năng tham gia vào chương trình nội địa hoá xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. + Khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế ( chủ yếu góp bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỉ lệ góp vốn của Việt Nam không đáng kể), thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh. + Trong quá trình thực hiện phân công quản lý đầu tư nước ngoài đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương, dẫn đến thua thiệt thuộc về phía Việt Nam. + Tỉ lệ giải thể dự án trước thời hạn cao, một số dự án có qui mô lớn thì chậm triển khai. Nguyên nhân của các hạn chế: Môi trường đầu tư của nước ta tuy được cải thiện nhưng chưa cao, trong khi cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút vốn đầu tư của nước ta. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư được sửa đổi nhưng chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó đoán trước. Công tác qui hoạch còn bất hợp lý, nhất là qui hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo vệ sản xuất trong nước. Thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư còn phức tạp, thời gian thẩm định còn dài ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án. Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài năm 2002 còn thiếu thông tin cần thiết đối với nhà đầu tư, còn chưa bao quát hết nhu cầu kêu gọi đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Công tác xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư. Việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư cũng như việc thành lập, triển khai một số mô hình kinh tế mở còn chậm. III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư Quán triệt quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, thống nhất giữa các bộ, ngành, giữa Trung Ương và địa phương. Nghiên cứu chiến lược thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010. Hoàn chỉnh qui hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư nước ngoài, xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển ngành. Hoàn chỉnh danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung những dự án qui mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, tạo mặt bằng pháp lý chung cho trong nước và đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục cải tiến qui trình thẩm định dự án, mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định. Đẩy nhanh lộ trình áp dụng qui chế một giá, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Triển khai thực hiện sáng kiến Việt – Nhật. Tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Tài liệu tham khảo 1. Bộ kế hoạch và đầu tư 2. Giáo trình Kinh tế phát triển: Nhà xuất bản thống kê Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35572.doc
Tài liệu liên quan