MỤC LỤC
lời nói đầu.
Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cuả hợp đồng kinh tế trong giao nhận thầu xây lắp 2
I. Cơ sở lý luận của HĐKT trong giao nhận thầu xây lắp 2
1. Cơ chế kinh tế thị trường nước ta hiện nay 2
2. Quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường 2
II. Cơ sở pháp lý của hợp đồng kinh tế trong giao nhận thầu xây lắp 3
1. Khái quát chung về chế độ đấu thầu 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Phân loại đấu thầu 3
1.3 Nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu 6
1.4. ý nghĩa của đấu thầu 6
2. Hình thức đấu thầu xây lắp tại Việt Nam 6
2.1. Mục tiêu và cơ sở đấu thầu xây lắp 6
2.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đấu thầu xây lắp 7
2.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp 7
2.4 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp 11
III. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 11
1. Khái quát về quá trình phát triển của pháp luật hợp đồng kinh tế 11
2. Những vấn đề lý luận về hợp đồng kinh tế 14
2.1. Khái niệm về hợp đồng kinh tế 14
2.2. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp 16
2.3. Phân loại hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 18
2.4. Vai trò của hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 19
3. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 19
3.1. Chế độ ký kết hợp đồng 19
3.2 Chế độ thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 27
3.3. Trách nhiệm pháp lý trong chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 31
3.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 32
Chương II : tình hình thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị 34
I. Tổ chức và hoạt động của công ty 34
1. Tổ chức của công ty 34
1.1. Khái quát về quá trình thành lập và chức năng nhiệm vụ của công ty 34
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 36
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 43
II. Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng và Vật tư thiết bị. 44
1. Tình hình tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp 44
1.1 Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu. 44
1.2 Giai đoạn nép hồ sơ dự thầu. 45
1.3 Giai đoạn thi công theo hợp đồng. 46
2.1 Quy định các điều khoản thưởng. 51
2.2 Điều khoản phạt. 51
3. Các biên pháp giải quyết tranh chấp tại công ty. 52
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty
I. Một số đánh giá về thực tiễn hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty. 53
1. Việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp theo pháp luật hiện hành tại công ty. 53
2. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn của công ty trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. 53
2.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được. 53
2.2 Những khó khăn đối với công ty. 55
II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty. 57
1. Kiến nghị xây dựng, ban hành pháp luật về hợp đồng và đấu thầu. 57
1.1 Về pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 57
1.2 Về văn bản pháp luật trong đấu thầu. 59
2. Kiến nghị về phía công ty. 59
Kết luận 62
tài liệu tham khảo 63
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng và Vật tư thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho phép Công ty tổ chức Trạm vật tư I ở Đà Nẵng và Trạm vật tư II tại thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện việc cung ứng vật tư kỹ thuật cho các đơn vị của Bộ và các địa phương miền Trung, miền Nam và làm đại diện cho Công ty để tiếp nhận thiết bị toàn bộ, phụ tùng lẻ thuộc các dự án nhập ngoại của nước ngoài nhập về qua cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bộ giao cho, là đầu mối cung ứng vật tư thiết bị phụ tùng nhập khẩu cho toàn ngành trong cả nước. Tuy nhiên, từ năm 1979-1986, do cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, nhà nước kiểm soát thương mại, Công ty hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ giao xuống, lỗ lãi đều do nhà nước chịu. Trong cơ chế đó, Công ty chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình, nhưng nó cũng góp phần trong việc thúc đẩy công tác nhập khẩu cho ngành thuỷ lợi, tăng kim ngạch nhập khẩu của nước ta.
Trong quá trình đổi mới kinh tế nước nhà, Nghị quyết đại hộ Đảng lần VI (1986) khẳng định : “ phải xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và chuyển sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phân theo định hướng XHCN”. Do đó, Công ty không còn dữ vị trí độc quyền trong việc nhập khẩu nữa mà thêm vào đó là hàng loạt Công ty khác cũng kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này.
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời kiện toàn tổ chức, đổi mới và đầu tư xây dựng thờm cỏc cửa hàng giới thiệu, quảng cáo về chất lượng vật tư thiết bị của mình sao cho mặt hàng nhập khẩu của mình vẫn đứng vững trên thương trường.
Đến năm 1987, Công ty vật tư được chuyển thành Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thuộc liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng thuỷ lợi I theo Quyết định số 550 QĐ/TCCB ngày 14/9/1987.
b. Giai đoạn từ 1992 -1999
Trong giai đoạn này, đất nước ta có sự biến đổi to lớn trong cơ chế chính sách kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế của Việt Nam là chuyển mạnh sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Năm 1993, căn cứ quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388 HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị định số 156 HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi mới: “ Công ty thiết bị và Xây dựng”. Quyết định số 102- NN –TCCB/ QĐ ngày 15/3/1993 với cơ chế thị trường đã mở ra một môi trường kinh doanh thoáng hơn, nhưng khó khăn của công ty là vừa phải đối phó vừa phải đổi mới để thích hợp với cơ chế thị trường. Do đó, lãnh đạo công ty đã bàn bạc và đưa ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn, đặc biệt là mở thêm ngành nghề mới trong lĩnh vực xây dựng.
c. Giai đoạn từ 2000 đến nay
Nhằm sử dụng vốn có hiệu quả và để hoà nhập vào xu thế chung của khối ASEAN, Nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ trương cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước. Ngày 7/3/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định số 22/2000/ QĐ/BNN-TCCB phê duyệt phương án cổ phần hoá và quyết định chuyển “ Công ty thiết bị và xây dựng” thành “ Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị”. Và từ đó cho đến nay, trụ sở chính của Công ty vẫn được đặt tại số 3B -phố Thể Giao- Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Với những ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng các công trình thuỷ lợi và dõn dụng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá vật tư thiết bị.
Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác của các đối tác trong và ngoài ngành.
Kinh doanh thương mại hàng hoá nội địa
Kinh doanh cho thuê kho bãi.
Đại lý mua, Đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Buôn bán hàng tiêu dùng, thiết bị nội thất, văn phòng.
Lắp thiết bị trạm bơm, trạm thuỷ điện, lắp giáp xe hai bánh gắn máy.
Môi giới, đào tạo, dậy nghề cho công dân và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Kinh doanh du lịch lữ hành.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Đặc điểm tổ chức quản lý.
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, tôn trọng pháp luật.
Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là đại Hội đồng cổ đông. Cơ quan này bầu ra:
+ Hội đồng quản trị để quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội.
+ Ban kiểm soát đẻ giám sát mọi hoạt động của công ty.
+ Ban giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.
Đặc điểm về tổ chức và hoạt động sản xuất của công ty.
Tính chất sản xuõt của công ty là sản xuất sản phẩm đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, quy mô sản xuất lớn. Sản phẩm xây lắp được cố định nơi sản xuất, cũn cỏc điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm lắp đặt công trình. Vì thế, nó phát sinh thêm rất nhiều chi phí như chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly quy định, lương phụ cho công nhân trực cụng trỡnh…
Những chi phí này đều được hạch toán vào chi phí gián tiếp. Do vậy khi tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải búc tỏch chi phí phần cứng và chi phí phát sinh do vị chí công trình.
Các công trình xây lắp thường tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Địa bàn tổ chức sản xuất nằm ở nhiều địa phương khác nhau tất cả làm cho cơ chế hoạt động và môi trường cạnh tranh của công ty bị ảnh hưởng Ýt nhiều.
Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị
Héi ®ång qu¶n trÞ
Ban gi¸m ®èc
Phòng hành chính quản trị
Phòng tài chính kế toán
Phòng thương mại và Marketing
Phòng kỹ thuật và quản lý công trình
Phòng tư vấn và mua sắm đấu thầu
Các xí nghiệp xây dựng
Mô hình: tổ chức sản xuất của công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị
C«ng ty
xí nghiệp xây dựng số 1
xí nghiệp xây dựng số 2
xí nghiệp xây dựng số 3
xí nghiệp xây dựng số 4
xí nghiệp xây dựng số 5
xí nghiệp nền móng xây dựng
xí nghiệp cơ giới sửa chữa
Đội xây dựng
Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống bộ máy.
Theo hệ thống: Hội đồng quản trị là cơ quan đầu não của công ty, từ đâu sẽ đưa ra những chính sách chiến lược nhằm phát triển hệ thông xây dựng.
Giám đốc, phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản:
Tổ chức chiển khai các chiến lược
Lập kế hoạch cho từng năm trong đó:
+ Kế hoạch xây dựng cơ bản ngắn hạn trung hạn và dài hạn
+ Kế hoạch đầu tư đấu thầu.
+ Kế hoạch chỉ tiêu sản lượng xây dựng.
+Kế hoạch vốn đầu tư.
+ Công tác giao dịch đối ngoại nhằm nâng cao uy tín công ty.
+ Kế hoạch đào tạo, tuyển chọn, phân công lao động đội ngò cán bộ công nhân viên xây dựng cơ bản.
+ Tổ chức điều hành chiển khai, thi công các công trình công ty ký kết.
+ Ký kết hợp đồng xây lắp.
phòng kỹ thuật và quản lý công trình:
Tổ chức thực hiện các yêu cầu của lãnh đạo về xây dựng cơ bản như:
+ Lập kế hoạch hoạt động quý, năm.
+ Tổ chức đấu thầu.
+ Tổ chức theo dõi, giám sát các công trình đã ký kết.
+ Theo dõi thống kê các nhiệm vụ, hạng mục công trình đã và đang triển khai.
+ Thu thập thông tin về các xu hướng đầu tư của nhà nước, các chế độ chính sách ban hành và các thông tin cần thiết liên quan đến phát triển xây dựng cơ bản.
+ Phân phối kết hợp cỏc xớ nghhiệp , phòng TCKT làm kế hoạch vốn cho từng công trình.
+ Kế hoạch đào tạo, tuyển mộ đội ngò cán bộ quản lý xây dựng cơ bản.
Hệ thống xí nghiệp xây dựng.
Mỗi một xí nghiệp sẽ thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau như: Xí nghiệp chuyên trách về xây dựng dân dụng, chuyên trách về xây dựng các hạng mục thuỷ nông, thuỷ lợi, chuyên trách về xây dựng đờ kố và phát triển hạ tầng. Phân loại chức năng nhiệm vụ của từng xí nghiệp, sẽ nâng cao được trình độ cũng như nghiệp vụ kỹ thuật của từng Xí nghiệp lên. Với việc phân công như vậy, Công ty sẽ đưa tính chuyên nghiệp của từng xí nghiệp lên và sẽ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường sau nay. Các Giám đốc xí nghiệp phải là những người có trách nhiệm có năng lực tổ chức quản lý và là mắt xích quan trọng thay mặt công ty tạo dựng uy tín với các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý tổ chức hoạt động xây dựng.
Hệ thống xí nghiệp của công ty gồm:
Xí nghiệp xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1,2,3.
Mỗi xí nghiệp gồm khoảng 8 cán bộ quản lý trong đó:
+ Mét Giám đốc phụ trách chung.
+ Mét phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Năm cán bộ kỹ thuật.
+ Mét kế toán.
Nhiệm vô: chuyên thi công các công trình xây dựng cơ bản, các hạng mục thuộc hệ thống thuỷ nụng, cỏc dự án hạ tầng nông thôn.
xí nghiệp có con dấu riêng có tài khoản chuyên chi và hạch toán phụ thuộc.
Xí nghiệp xây dựng đờ kố và phát triển hạ tầng.
Khoảng 8 cán bộ quản lý trong đó:
+ Mét Giám đốc phụ trách chung.
+ Mét Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Mét kế toán xí nghiệp.
+ Năm cán bộ kỹ thuật.
Nhiệm vô: chuyên thi công các công trình kè, cống, mỏ hàn, đỏp đờ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: giao thông, thuỷ lợi, môi trường.
Trực PCLB trong các kỳ lũ bão.
Xí nghiệp có tài khoản chuyên chi và hạch toán phụ thuộc.
Xí nghiệp xây dựng dân dụng.
Xí nghiệp gồm 7 cán bộ quản lý trong đó:
+ Mét Giám đốc phụ trách chung.
+ Năm cán bộ kỹ thuật.
+ Mét kế toán.
+ Xí nghiệp có tài khoản chuyên chi và hạch toán phụ thuộc.
Nhiệm vô:
Thi công các công trình xây dựng dân dụng
Sửa chữa, thiết kế, trang chí nội thất.
Đội thi công cơ giới.
Gồm:
+ Mét đội trưởng.
+ Mét kế toán.
+ Mét cán bộ quản lý.
+ Đội ngò lái xe.
+ Xưởng sửa chữa.
Nhiệm vô:
Thi công cơ giới.
Vận tải VTTB hàng hoá bằng đường bộ.
Đội có tài khoản chuyên chi và hạch toán phụ thuộc.
Các đội xây dựng trực thuộc công ty: tuỳ theo tình hình công việc, Công ty sẽ giao nhiệm vụ cho các đội chiển khai công trình Công ty ký kết. Mức độ tổ chức có thể hoạt động dưới dạng trực thuộc ban chỉ huy công trình do Công ty thành lập.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh :
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1
Doanh thu
15.675.525.650
29.738.290.814
2
Các khoản giảm trừ
87.640.102
812.655.120
3
Doanh thu thuần
15.587.885.548
28.925.635.694
4
Khấu hao TSCĐ
72.655.450
107.543.269
5
Chi phí mua ngoài
645.612.982
1.366.857.255
6
Chi phí nguyên vật liệu
12.844.546.355
24.215.307.734
7
Lương công nhân viên
946.788.617
1.162.937.550
8
Chi phí quản lý DN
414.755.662
728.952.675
9
Chi phí bất thường
355.844.715
545.677.542
10
Chi phí hoạt động tài chính
157.042.605
290.750.350
11
Chi phí khác
78.563.742
409.615.225
12
Lợi nhuận trước thuế
72.075.420
97.994.094
13
Thuế VAT (10%)
7.207.542
9.799.409
14
Lợi nhuận sau thuế
64.867.878
88.194.686
Qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu của Công ty đã tăng từ năm 2001-2002 là 89,71%, qua đó có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã được mở rộng. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 đã tăng 71,7% so với năm 2001 nên có thể nói hiệu quả của quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2002 Công ty đã sử dụng vốn vay từ ngân hàng nên việc tận dụng được nguồn vốn này là rất tốt tuy nhiên chi phí trả lãi là rất cao cộng với các chi phí khác như chi phí quản ly doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính rất lớn cộng với việc thiếu chủ động về vốn làm cho lợi nhuận của công ty hàng năm bị giảm xuống đáng kể. Công ty đã trang bị được một số máy móc thiết bị nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh để mở rộng sản xuất, ngoài ra Công ty còn thực hiện trớch cỏc quỹ như Quỹ khen thưởng phóc lợi, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc,…
Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã ngày một lớn mạnh hơn, công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để xây dựng và phát triển công ty. Theo tình hình phát triển như hiện tại trong tương lai không xa Công ty xẽ trở thành một công ty lơn mạnh và có vị thế to lơn trên thị trường trong nước.
II. Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng và Vật tư thiết bị.
1. Tình hình tham gia đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là xây dựng lắp đặt các công trình thuỷ lợi nên điề kiện đầu tiên để công ty có thể thực hiện được công việc của mỡnh thỡ công ty phải tham gia đấu thầu cỏc cụng trỡng. Với tư cách là doanh nghiệp Nhà nuớc trước đây và bõy giờ là công ty cổ phần, nên trải qua thời gian từ khi được cổ phần hoá đến bõy giờ công ty đã gặp không Ýt khó khăn đặc biệt là về vốn kinh doanh do vốn không lớn và hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp cùng kinh doanh ngành nghề như công ty nên việc cạnh tranh rất gay gắt. Vì vậy việc tham gia đấu thầu cũng bị ảnh hưởng rất lớn, phải đáp ứng được những yêu cầu về kĩ thuật đặc biệt là đối với những công trình có quy mô lớn cần phải bỏ vốn nhiều để thực hiện thì công ty chưa thể tham gia được.
Trong những năm gần đây do điều kiện cạnh tranh là rất khó khăn và do nguồn vốn eo hẹp nên công ty đã tham gia đấu thầu nhừng công trình nhỏ vừa với lượng vốn của mình như công ty đã tham gia và đó trúng thầu Công trình xây dựng cơ sỏ hạ tầng Hồ Tây, Công trình lắp đặt xây dựng hệ thống máy bơm tại Nghệ An trong trương trình cải tạo hệ thống thuỷ lợi miền Trung.
Quá trình thực hiện công tác đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp của công ty được thực hiện theo những quy định của pháp luật. Công tác này tại công ty bao gồm 3 giai đoạn.
1.1 Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Đây là giai đoạn mà khi công ty nhận được thông báo mời thầu thông qua các phương tiện đại chỳng thì thông qua số cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn của công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, đến xem xét tận nơi về vấn đề thi công công trình, nguyền nguyên vật liệu cần để thi công. Sau khi đã nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng về công trình tại nơi mà công trình sẽ được xây dựng sau này và dùa vao bản thiết kế công trình mà bên chủ thầu lập sẵn, công ty tiến hành búc tỏch khối lượng và tính toán giá dự toán, dự thầu. Lúc này khi đã đánh giá đầy đủ mọi thông tin, dự kiến chung nhất hiệu quả của việc tham dự công ty sẽ quyết định có tham gia dự thầu không. Nếu như công ty quyết định tham gia thì công ty sẽ tiến hành nghiên cứu và lập hồ sơ dự thầu.
Để lập hồ sơ dư thầu công ty căn cứ vào :hồ sơ mời thầu, công tác chuẩn bị tìm kiếm, đánh giá thông tin đến khảo sát thị trường và năng lực của công ty về thiết bị, tài chính, nhân sự…
Phòng kỹ thuật và quản lý công trình của công ty tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng phòng, chức năng để lập 3 nội dụng chính trong nội dung dự thầu gồm những thông tin chung, biện pháp thi công, giá dự thầu.
1.2 Giai đoạn nép hồ sơ dự thầu.
Sau khi hoàn thành mọi chi tiết trong hồ sơ dự thầu nhóm thực hiện dự án có trách nhiệm kiểm tra lai lần cuối và nép hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư theo đúng thời gian quy định . Trong thời gian này công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu về đề xuất kỹ thuật tiến độ và biện pháp thi công đó nờu trong hồ sơ dự thầu, ngoài ra công ty còn tăng cường các mối quan hệ giữa công ty và chủ đầu tư, với các cơ quan có thẩm quyền. Thông qua các mối quan hệ này sẽ làm tăng thêm uy tín, khả năng tin cậy của công ty đối với chủ đầu tư. Nếu như có nhu cầu bổ sung tài liệu thì làm văn bản đề nghị chủ đầu tư cho phép sửa đổi bổ sung theo quy định, nhằm phát huy tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu.
1.3 Giai đoạn thi công theo hợp đồng.
a. Ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Khi có thông báo tróng thầu công ty cử người nép bảo lãnh thực hiện hợp đồng và nhận lại bảo lãnh dự thầu. Giám đốc hoặc phó giám đốc là người ký kết hợp đồng. Để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình khi đó trúng thầu thì công ty phải ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp. Đây là loại hợp đồng chính chủ yếu của công ty với đối tác kinh doanh, do vậy trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công ty phải tuân theo những quy định chung của pháp luật và có những đặc điểm chung đối với công ty cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình .
a.1 Căn cứ ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
* Căn cứ pháp lý, các văn bản pháp luật gồm:
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Thủ tướng chinhs phủ ban hành điều lệ quản lý và xây dựng.
- Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số diều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP.
- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/ NĐ-CP .
- Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 quy định chi tiết thi hành pháp luật hợp đồng kinh tế.
Ngoài những văn văn bản pháp luật quy định ra thì trong quá trình tham gia ký kết hợp đồng, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, đặc điểm về địa hình tịa nơi thi công công trình thì hai bên có thể thoả thuận ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp sao cho phù hợp và toạ mọi điều kiện thuận lợi cho cả hai bên.
a.2 Nguyên tắc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tạ công ty.
Do các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể khi ký kết nên hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tai công ty được ký kết theo các nguyên tắc quy định tại pháp lệnh hợp đồng kinh tế bao gồm 3 nguyên tấưc.
- Nguyên tắc tự nguyện :khi công ty xác lập quan hệ hợp đồng với các đối tác của mình về phía công ty cũng như đối tác cỏc bờn hoàn toàn tự do ý chí, tự nguyện, thoả thuận cùng thực hiện mục đích của mình. Không có sự cưỡng bức làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.
- Nguyờn tắc bình dẳng cựng cú lới : Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty được ký kết hoàn toàn bình đẳng giữa cỏc bờn về ưuyền và nghĩa vụ luụn cú sự tương xứng nhằm đáp ứng lợi Ých của cả hai bên. Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa công ty và các đối tác kinh doanh, nếu như một bên chủ thể vi phạm nguyên tắc bình đẳng thì sẽ ảnh hưởng đến hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm vật chất với đụớ tỏc của mình.
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và khụng trỏi pháp luật : theo nguyên tắc này khi tham gia ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp, nếu như công ty vi phạm với những gì đã thoả thuận trong hợp đồng thì công ty phải dựng chớnh tài của mình để bồi thường những thiệt hại gây ra đối với đối tác của mình theo những điều khoản về phạt nêu như vi phạm hợp đồng, hoặc theo những quy định chung của pháp luật.
Nội dung, hình thức, chủ thể của hợp đồng kinh tế khi đã ký kết ở công ty luôn luôn đúng theo những quy định của pháp luật qua đó nó ràng buộc nghĩa vụ của công ty và đối tác phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
a.3 Nội dung của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Hình thức của hợp đồng là bằng văn bản với nội dung do phía công ty và đối tác thoả thuận. Những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm :
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng, tên địa chỉ , sè tài khoản, ngân hàng giao dịc, họ tên người đại diện người đứng tên đăng ký kinh doanh của công ty và của đối tác ký kết.
- Sè lượng hoặc giá trị quy ước mà công ty và bên đối tác đã thoả thuận.
- Giá trị công trình
- Địa điểm nơi giao nhận
- Tiến độ thi công
- Phương thức thanh toán
- Giải quyết tranh chấp phat sinh.
Nội dung về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp mà công ty ký kết gồm có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế
- Tên đăng ký kinh doanh của công ty và đối tác
- Địa chỉ của hai bên
- Sè tài khoản tại ngân hàng giao dịch của hai bên
- Họ tên người đại diện hợp pháp của hai bên
- Nội dung công việc, khối lượng số lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận
- Những yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật công trình
- Hồ sơ thiết kế được duyệt
- Sè lượng theo hồ sơ thiết kế được duyệt
- Giá trị của hợp đồng: giá trị phải được ghi bằng chữ, đồng tiền tớnh giỏ là đồng việt nam đồng
- Điều kiện nghiệm thu giao nhận công trình: do cỏc bờn thoả thuận để đặt ra các điều kiện nghiệm thu theo từng công trình
- Điều khoản phương thức thanh toán: do hai bên lùa chọn, tuy nhiên ở công ty thường là thanh toán bằng tiền mặt
- Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
- Điều khoản trách nhiệm của mỗi bên
- Điều khoản thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
a.4 Chủ thể ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Khi tiến hành ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty thì người có thẩm quyền ký kết là giám đốc công ty, ngoài ra trong những trường hợp giám đốc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình đại diện ký kết hợp đồng. Khi viết giấy uỷ quyền thì nội dung phải ghi rõ họ tên, chức vụ, nội dung, phạm vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Người được uủy quyền chỉ được ký hợp đồng theo những quy định về phạm vi uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Nếu hết hạn uỷ quyền thì sẽ không được ký kết hợp đồng và người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác. Trong những trường hợp các hợp đồng được ký kết theo chế độ uỷ quyền tại công ty điều phải kèm theo giấy uỷ quyền của giám đốc công ty và phải ghi rõ ngày, tháng, năm của giấy uỷ quyền.
c. Tình hình thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Sau khi hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại Công ty được ký kết và có hiệu lực thì Công ty phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo những quy định trong bản hợp đồng, phải thực hiện đúng đối tượng là công trình gì? Không được tự nguyện thay thế làm amhr hưởng đến công trình.
Ngoài việc phải chấp hành thực hiện theo những điều khoản của hợp đồng thì công ty còn có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đã thoả thuận, thực hiện đúng đối tượng, chất lượng công trình, thời gian thực hiện, các phơng thức thanh toán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì công ty luụn cú sự hợp tacs quan hệ chặt chẽ với đối tác của mình để theo dõi giúp đỡ lẫn nhau. Về phía công ty thì khó khăn là vốn để thực hiện công trình là lớn nên cần có sự giúp đỡ về vốn của bên chủ đầu tư để khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
c.1 Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng.
Khi một hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp có hiệu lực thì công ty luôn tuân thủ thực hiện các cam kết trong hợp đồng, ngoài những cam kết trong hợp đồng thì công ty thực hiện tốt những vướng mắc mà bên chủ đầu tư đưa ra. Công ty luôn tiến hành thi công và bàn giao công trình đúng theo quy định về thời gian thực hiện, hoàn thành công trình.
Vì một hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp thường được thực hiện trong một thời gian dài về thế đôi khi trong quá trình thực hiện hợp đồng có nhiều nhân tố tác động xấu đến tiến trình thi công của công ty. Đặc biệt là thiên nhiên thời tiết ảnh hưởng đến tiến độ công trình nờn cú những công trình đã bị gián đoạn do thời tiết xấu nờn đã ảnh hưởng đến công trình như kéo dài thời gian hoàn thành hoặc nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Những nghĩa vụ chính mà công trình thường làm để thực hiện hợp đồng : tù lo liệu về số công nhân, vật tư thiết bị, máy móc phục vụ thi công , phương tiện đi lại , các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi thi công lắp đặt, tổ chức bảo vệ cơ sở vật chất của mình, đảm bảo an toàn trong lao động không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, khu vực thi công, tự kiểm tra giám sát tiến độ thi công và chất lượng công trình.
Nói chung về vấn đề thực hiện nghiac vụ của mình đối với bên chủ đầu tư công ty luôn luôn hoàn thành tốt vì thế nờn luụn tạo được uy tín đối với chủ thầu. Vì vậy các công trình của công ty xây dựng được phân bổ nhiều, quy mô địa bàn hoạt động của công ty lớn.
c.2 Thanh lý hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty
Đây là thủ tục cuối cùng để cỏc bờn chấm dứt quan hệ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tịa công ty. Việc thanh lý hợp đồng thường được thực hiện trong những trường hợp sau:
- Khi hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp được thực hiện song, cỏc bờn đã thực hiện song nghĩa vụ của mình.
- Khi hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp bị đình chỉ thực hiện hoặc bị huỷ bá .
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp đã hết và cả hai bên không có sự thoả thuận kéo dài thêm thời hạn.
Việc thanh lý hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp phải được công ty và đối tác cùng tiến hành thoả thuận lập biờn bản thanh lý hợp đồng. Trong biên bản thanh lý phải xác định rõ mức độ thực hiện nội dung công việc đã thoat thuận trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp, đối với công ty thỡ luụn thức hiện tốt nghĩa vụ của mình, luôn luôn hoàn thành cỏc cụng trình khi đó trúng thầu đúng thời hạn với đầy đủ các yêu cầu về chất lương công trình, số lượng và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với công trình, nên việc thanh lý hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp chỉ được tiến hành khi công ty đã thực hiện song nghĩa vụ của mình tức là khi đã thực hiện song công trình như đã thoả thuận và bàn giao công trình cho bên chủ đầu tư.
2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Khi có vi phạm về hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải bồi thường những thiệt hạ gây ra đối với bên kia. Mức phạt do vi phạm hợp đồng đã được công ty và đối tác đàm phán và ghi rõ điều khoản này trong hợp đồng. Trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp của công ty quy định rừ cỏc điều khoản thưởng và phạt hợp đồng.
2.1 Quy định các điều khoản thưởng.
Điều khoản này do hai bên tự thoat thuận sao cho thuận lợi nhất để cùng thực hiện nghĩa vụ của mình, thông thường điều khoản thưởng là do quá trình thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng tốt, hoàn thành công trình nhanh và chất lương công trình tốt. Tuy nhiên điều khoản thưởng ở những hợp đồng mà công ty ký kết Ýt được quy định điều khoản này trong hợp đồng nguyên nhân là do trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp khỏc cựng kinh doanh ngành nghề như công ty nờn đó tạo ra sức cạnh tranh rất lớn, vì vậy công ty muốn mở rộng được quy mô hoạt động và tróng thầu được nhiều công trình thì trước hết công ty phải hoàn thành tốt nghió vụ của mình, thực hiện nhanh chóng và đúng với những quy định trong hợp đồng, chất lượng công trình phải luôn được bảo đảm. Đây là nhiệm vụ quan trọng của công ty, còn đối với đối tác có rất nhiều doanh nghiệp để lùa chọn nên có thể lùa chọn sao cho phù hợp và tạo ra lợi thế nhất đối với mình, tiết kiệm chi phí mà chất lượng cụng trỡnh luụn đảm bảo. Nên việc đưa điều khoản thưởng vào trong các hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp mà công ty ký kết là không có.
2.2 Điều khoản phạt.
Đây là điều khoản quan trọng mà trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công ty ký kết luụn cú. Điều khoản phạt được quy định như sau:
- Nếu công ty không hoàn thành công trình đúng thời hạn quy định trong hợp đồng thì bị phạt từ 2à12% giá trị phần hợp đồng vi phạm.
- Nếu như trong quá trình thi công mà công ty bỏ rở thì công ty sẽ phải đền bù cho chủ đầu tư một số tiền nhất định, số tiền này là số tiền mà công ty đặt để thực hiện công trình.
- Nếu chất lượng cụng trớnh không được bảo đảm theo yêu cầu thì công ty phải có trách nhiệm sửa chữa và phải chịu mức phạt cho phần không đảm bảo chất lượng này. Mọi chi phí để tu sửa công ty phải bỏ ra và bên đối tác không có trách nhiệm gì.
- Nếu bên chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì hải bồi thường do vi phạm điều khoản trong hợp đồng. Thông thường mức phạt này tính theo lãi suất ngân hàng. Ngày để tính lãi suất từ khi hết hạn thanh toán.
3. Cỏc biờn phỏp giải quyết tranh chấp tại công ty.
Trong quá trình hoạt động của mình hầu như công ty không có tranh chấp nào lớn đối với cá đối tỏc vỡ công ty luôn thực hiện tốt và chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản quy định trong hợp đồng. Vì thế các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp là rất Ýt có vài công trình nhưng việc tranh chấp là nhỏ, Ýt ảnh hưởng đến công trình. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật và để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong điều khoản quy định khi có tranh chấp xảy ra công ty thường cú cỏc biện pháp giải quyết sau:
- Cùng nhau thương lượng: khi có tranh chấp phát sinh thỡ bờn công ty và bên đối tác tiến hành gặp gỡ đàm phán thương lượng hoặc hoà giải trên tinh thần hợp tác nhằm tiến tới thống nhất biện pháp hoà giải sao cho hợp lý. Ở công ty do Ýt có tranh chấp thỉnh thoảng có những tranh chấp nhỏ nên hình thức này hay được sử dụng trong công ty .
- Giải quyết theo thu tục tố tụng toà án : nếu như thương lượng không được thì vụ việc sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng toà án tuỳ theo từng công trình mà giải quyết theo thủ tục tố tụng toà án ở đâu . Tuy nhiên hình thức này ở công ty là không được sử dụng, một mặt cũng là do tranh chấp nhỏ, mặt khác để đảm bảo bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp và giữ uy tín cho nhau.
Chương III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty .
I. Một số đánh giá về thực tiễn hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
1. Việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp theo pháp luật hiện hành tại công ty.
Hiện nay trình tự thủ tục thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp được công ty thực hiện tốt từ tổ chức tham gia đấu thầu đến khâu ký kết và thực hiện hợp đồng, luôn luôn tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài những quy định chung của pháp luật, đối với ngành nghề kinh doanh của mỡnh cụng ty luôn luôn cố gắng khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Công ty đã không ngừng cử những cán bộ đi đào tạo kiến thức về pháp luật kinh doanh để cố gắng nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật. Vì thế đã nâng cao được tính hiệu quả và thực hiện tốt những quy định của pháp luật.
2. Những thành tựu đã đạt được và những khó khăn của công ty trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp.
2.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được.
Với những quy định chung về chế độ đấu thầu, trình tự thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp, cùng với những bạn hàng đối tác kinh doanh trước đây công ty đã thiết lập các quan hệ làm ăn với các đối tác khác và không ngừng mở rộng thị trường hoạt động của mình. Với việc tuân thủ trình tự những quy định của pháp luật hiện hành công ty đã cố gắng hạn chế đến mức tối đa những sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng, với đội ngò cán bộ cú trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật cao nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu thầu và chỉ đạo thực hiện hợp đồng vì thế từng bước của quá trình thực hiện luôn luôn được đảm bảo tốt, nâng cao hiệu quả sử dung vốn và kể cả nâng cao năng suất lao động, nên việc thi công luôn được thực hiện theo trình tự đảm bảo đúng chất lượng và đúng thời hạn như đã quy định trong hợp đồng. Với việc thực hiện tốt cỏc khõu trờn công ty đã tạo được uy tín đối với các chủ đầu tư qua đó thiết lập được nhiều quan hệ làm ăn đối với các đối tác khác. Việc mở rộng và quan hệ với các đối tác đòi hỏi chất lượng của từng công trình phải luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Nên trong những năm vừa qua công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả của việc xây dựng lắp đặt các cồng trình mà mỡnh tróng thầu. Ngoài đội ngò cán bộ quản lý, kiểm tra chỉ đạo giám sát việc thi công thì đối với đội ngò công nhân, người lao động công ty cũng luôn luôn ký hợp đồng và tuyển chọn những người lao động có trình độ kỹ thuật cao để đảm bảo tốt đúng tiến độ thi công và chất lượng công trình. Ngoài ra đối với những người lao động, công ty đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích động viên họ thực hiện tốt công việc của mình như phụ cấp thêm cho công nhân. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động cho công nhân thì trong những năm vừa quan công ty đã không ngừng cải tiến thiết bị máy móc phục vụ cho thi công nhằm đáp ứng tốt cho những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra đối với các công trình. Chất lượng công trình thi công luôn được nâng cao, ngày nay việc xây dựng các công trình đòi hỏi yêu cầu trình độ kỹ thuật cao.
Chất lượng của công trình là rất quan trọng nó quyết định hoàn toàn đến công ty, nó còn là yếu tè quan trọng để quyết định xem công ty cú trúng thầu hay không khi các nhà đầu tư lùa chọn, ngoài ra nếu chất lượng công trình không được đảm bảo tốt thì có thể gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng về người và của. Vì vậy công ty đã áp dụng và thực hiện triệt để các quy trình kỹ thuật về xây dựng, luôn tiến hành các công tác kiểm tra và nghiệm thu công trình một cách chặt chẽ. Công ty thực hiện việc nghiệm thu theo từng phần của hạng mục công trình, và theo biện pháp này đã nâng cao tính hiệu quả của công trình. Từng hạng mục công trình sẽ được hoàn thành với chất lượng tốt với Ýt bị sai sót trong quá trình thi công các hạng mục tiếp theo của công trình.
Với việc tuân thủ tốt những quy định của pháp luật về thủ tục đấu thầu, thủ tục ký kết vag thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công ty đã không ngừng cải tiến nâng cao trình độ chuyên môn cho tạp thể cán bộ quản lý điều hành thi công và đội ngò công nhân trong công ty nên chất lượng công trình ngày càng được nâng cao, phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật trong thời buổi hiện nay. Với tất cả những thành tựu mà công ty đã và đang làm được trong những năm vừa qua, uy tín của công ty được khẳng định trên thị trường và được các chủ đầu tư đánh giá cao qua đó thiết lập được quan hệ với nhiều đối tác mở rộng thị trường hoạt động của công ty.
2.2 Những khó khăn đối với công ty.
Với những thành đã đạt được, cùng với những sự cố gắng rất lớn của cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ để thực hiện chế độ này. Tuy nhiên vấn còn một số điều mà công ty phải khắc phục để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay nên kinh tế phat triển rất đa rạng thị trường rất sôi động và phong phú nên có nhiều quan hệ kinh tế mới phát sinh trong điều kiện như vậy, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoàn toàn bình đẳng với nhau trên thị trường, nhiệm sản xuất của các doanh nghiệp tự xác định vì thế các doanh nghiệp phải chủ động đi vào thị trường tìm bạn hàng để ký hợp đồng vì vậy những quy định của pháp luật ra đời cần có sự biến đổi phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay để quản lý thúc đẩy cac doanh nghiệp phát triển và hoạt động dưới sự quản lý chung của pháp luật. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời với một thời gian dài, nền kinh tế đất nước có rất nhiều biến đổi và phát triển hơn rất nhiều so với thời kỳ khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời nên những quy định trong đó không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, vì vậy cần phải có những quy định khác chặt chẽ hơn để thay thế pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Vì vậy đã gây ra những khó khăn chung đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và đối với công ty nói riêng. Những quy định đã gây ra một số khó khăn cho việc ký kết va thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty, về sau cùng với sự ra đời của các văn bản của pháp quy khác điều chỉnh như quy chế đấu thầu và những văn bản liên quan đã gây ra những mâu thuẫn cho việc lùa chọn ngành luật điều chỉnh thích hợp. Nó quyết định đến nội dung của bản hợp đồng mà công ty ký kết với đối tác của mình. Vì thế đã ảnh hưởng phần nào đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng tại công ty.
Ngoài những khó khăn về các quy định của pháp luật thì một khó khăn rất lớn của công ty là nguồn vốn kinh doanh. Do nguồn tài chính của công ty đang còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng mặc dù đã được công ty mua sắm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công trình tốt của công ty nờn đó ảnh hưởng đến công tác đấu thầu và khi ký kết thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty. Nguồn vốn hạn chế công ty sẽ không thể tham gia đấu thầu đối với những công trình có nguồn vốn lớn và những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật vì vậy không thể mở rộng và nâng cao được quy mô sản xuất và kinh doanh vỡ nú ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với các công trình mà công ty đã ký kết hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp thì trong quá trình hoạt động thực thi công trình phải cần một lượng vốn lớn để thi công nên việc thiếu hụt nguồn vốn là không thể xảy ra đối với những công trình phải thục hiện trong một thời gian dài. Công ty đã cố gắng huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác hoặc các bạn hàng. Tuy nhiên số lượng vốn và thời gian vay phụ thuộc vào các tổ chức đú nờn công ty không chủ động được vốn lúc nào cần thiết.
Ngoài những nguyên nhân như trên thì với ngành nghề kinh doanh của công ty là chuyên thi công công trình nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiờn. Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện hợp đồng của công ty, nó ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thi công, những yyc kỹ thuật đặt ra đối với công trình. Điều kiện hiện trường nơi thi công tương đối khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến việc thi công, kiểm tra giám sát thực thi công trình, nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công cũng bị ảnh hưởng lớn. Đối với những công trình thi công cách xa nơi cung ứng nguyên vật liệu là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công, ngoài ra nú cũn ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, việc bảo quản nguyên vật liệu phục vụ thi công cũng rất quan trọng, do địa hình thi công là ở ngoài trời nên việc bảo quản cần phải luôn được bảo đảm tốt vỡ nú ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trỡnh. Đó cú nhiều lần vấn đề này đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công ty .
Nguồn lao động tham gia thi công cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của công ty, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nờn cỏc công trình mà công ty tróng thầu thường là thay đổi không cố định theo địa hình nên công ty đã ký hợp đồng lao động theo mùa vụ đối với người lao động, công trình thi công ở đâu thì sử dụng nguồn lao động ở đó nên lực lượng lao động là không ổn định nờn đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động do những người công nhân này không thường xuyên thi công công trình cho công ty, cùng với việc không thể biết được trình độ tay nghề của họ, đây cũng là vấn đề rất khó khăn đối với công ty về nguồn lao động.
Với những khó khăn như trên đã ảnh hưởng lớn đến quỏ trình tham gia đấu thầu và ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty làm giảm khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đôi khi làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Những yếu tố này đã phần nào làm giảm uy tín của công ty và tỏc đụng đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
II. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
1. Kiến nghị xây dựng, ban hành pháp luật về hợp đồng và đấu thầu.
1.1 Về pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp là một hợp đồng kinh tế nên phải thực hiện theo những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Như đã phân tích ở trên thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã ra đời một thời gian khá dài, cùng với sự phát triển của đất nước nền kinh tế trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều nên những quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và cho công ty nói riêng. Cụ thể là :
a. Khái niệm hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế .
Theo trờn thỡ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp là một hợp đồng kinh tế, trong pháp lệnh quy định khái niệm hợp đồng kinh tế nhưng ngoài ra còn một số văn bản pháp luật ra đời sau cũng nêu ra khái niệm hợp đồng kinh tế, do vậy đã suất hiện những mâu thuẫn về khái niệm, không thống nhất quan điểm nờn đó gây ra khó khăn cho công ty cho việc lùa chọn nguồn luật điều chỉnh cho thích hợp. Vì vậy về phía pháp luật cần phải có một văn bản mới thống nhất những quan điểm này cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cho công ty .
b. Về thủ tục ký kết, người đại diện uỷ quyền trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp.
Trình tự thủ tục ký kết hợp đồng được quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế đang còn tương đối phức tạp gây ra nhiều vướng mắc cho các chủ thể khi ký kết, chủ thể ký kết các hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp, người này được bổ nhiệm hoặc đang giữ chức vụ này. Nếu chủ thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì người ký hợp đồng phải là người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh. Ngoài ra chủ thể tham gia ký kết hợp đồng không phải là một trong hai trường hợp trên mà là người được uỷ quyền bằng văn bản ký kết hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Vì ở một công ty người đại diện hợp pháp là giám đốc công ty nên thường là giám đốc sẽ ký kết các hợp đồng này. Tuy nhiên công việc cuả giám đốc là rất bận rộn nờn khụng thể lúc nào cũng có thể ký và viết giấy uỷ quyền được nên pháp luật cần phải quy định ngoài giám đốc ra cần phải có thêm người đại diện khác để giúp đỡ cho một người đại diện trong các quan hệ với các đối tác. Cụ thể là ngoài người đại diện theo pháp luật của công ty thì pháp luật phải quy định những người đại diện theo quy định của pháp luật có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp khi người đại diện đương nhiên do lý do nào đó không thể ký được. Ngoài ra pháp luật cần phải quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của người ký kết là người đại diện hợp pháp và người được uỷ quyền trong những trường hợp hành vi của họ gây ra những thiệt hại cho đối tác như chỉ đạo việc thi công không đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình kộm…còn đối với cá nhân có đăng ký kinh doanh thì việc uỷ quyền phải được thực hiện rõ ràng và chi tiết vì người được uỷ quyền ở đây pháp luật không quy định là cá nhân có đăng ký kinh doanh hay không nên hợp đồng uỷ quyền phải lập thành văn bản và tuân theo những quy định của pháp luật vì vậy ràng buộc nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết.
c. Điều kiện có hiệu lực và căn cứ xác định hợp đồng vô hiệu.
Pháp luật cần phải quy định rõ hơn về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về nội dung, hình thức và chủ thể ký kết, quy định rừ cỏc điều kiện hợp đồng vô hiệu và xử lý loại hợp đồng vô hiệu cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay sẽ làm cho các chủ thể tham gia hợp đồng một cách dễ dàng và Ýt sai lầm hơn. Thông qua đú thỡ việc xử lý vi phạm sẽ Ýt hơn và dễ dàng hơn.
1.2 Về văn bản pháp luật trong đấu thầu.
Theo quy chế đấu thầu thì hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp chỉ có thể được ký kết giữa các pháp nhân vơớ nhau. Nhưng theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc là pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh xây dựng. Vậy ở hai văn bản này có sự mâu thuẫn với nhau về chủ thể, nhưng theo quy chế đấu thầu thì chỉ có pháp nhân mới được ký kết hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp, như vậy phạm vi áp dụng là hẹp hơn so với điều kiện nền kinh tế hiện nay với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau không có tư cách pháp nhân. Vì vậy vấn đề này nhà nước cần phải mở rộng phạm vi áp dụng tức là như trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế để tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp khác không có tư cách pháp nhân và tao nên sự bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và cho các doanh nghiệp.
2. Kiến nghị về phía công ty.
Vơi tư cách là chủ thể trong hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình công ty đã cố gắng thực hiện tốt những quy định của pháp luật và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Song việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp cuat công ty vẫn còn nhiều điều bất cập cần được giải quyết. Sau đây là một vài kiến nghị của tôi nhằm hoàn thiện và nâng cao hiờụ quả trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty :
Với tư cách là bên thi cụng nờn để đảm bảo việc thực hiện tốt các nghĩa vụ đã thoả thuận và ký kết với bên chủ đầu tư thì công ty cần phải có bộ máy tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới tới tận nơi thi công. Việc tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho quá trình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với bên chủ đầu tư được tốt hơn. Công ty cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngò cán bộ kỹ thuật để có thể chỉ đạo giám sát quá trình thi công được tốt hơn. Đối với nguyên vật liệu xây dựng thì trước hết phải đảm bảo cung cấp đều và đầy đủ cho thi công, để thực hiện tốt được vấn đề này trước hết công ty cần phải có những đối tác chính trong việc cung ứng nguyên vật liệu thông qua đối tác này sẽ đảm bảo về số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu cần thiết bất cứ lúc nào phục vụ cho thi công. Ngoài việc đảm bảo nguyên vật liệu cho thi công thì việc vận chuyển đến địa điểm thi công cần phải đúng tiến độ nên công ty cần phải tăng cường phương tiện vận tải để vận chuyển cho tốt. Về máy móc thiết bị phục vụ thi công cần phải trang bị hiện đại hơn để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công trình đòi hỏi kỹ thuật cao và máy moc hiện đại. Không những khi máy móc thiết bị phục vụ tốt cho thi công, thì khả năng cạnh tranh của công ty trong thi công với các chủ đầu tư sẽ được tăng lên rất nhiều qua đó làm tăng uy tín của công ty và các nhà đầu tư có thể tin tưởng về chất lượng công trình mà công ty thực hiện.
Công ty cần đặt ra những định hướng, chính sách chiến lược hoạt động cho mình trong năm nay và những năm tới, phải nghiên cứu tình hình biến động cuat thị trường kể cả thị trường giá cả và thị trường xây dựng của công ty nhằm đảm bảo thông tin để có thể có định hướng thay đổi sao cho phù hợp vơi điều kiện mới của thị trường, tránh tình trạng lạc hậu kể cả máy móc thiết bị và trình độ kỹ thuật so với thời đại
Để đảm bảo việc thực hiện tốt các yêu cầu trờn thỡ trước hết công ty phải đảm bảo về năng lực tài chính của mình phải mạnh đủ để tranh trải những chi phí phát sinh để thực hiện được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng được tốt thì trước hết phải có nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lớn để đạt được yêu cầu đặt ra. Để đảm bảo tốt nguồn vốn của mỡnh thỡ công ty cấn có những biện pháp nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh của mình bằng các biện pháp sau.
Trước hết phải tận dụng tốt nguồn vốn mà chủ đầu tư giao cho khi công ty tiến hành thi công theo thoả thuận trong hợp đồng, khối kượng hoàn thành công việc nhanh đối chiếu với việc thanh toán kịp thời.
Cần phải có mối quan hệ tốt với các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác để trên cơ sở đó tận dụng được nguồn vốn vay từ các tổ chức này để tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Khi nguồn vốn của công ty lớn thì đảm bảo cho tiến độ thi công được tốt hơn và đúng thời hạn quy định, ngoài ra nguồn vốn tốt thì công ty có khả năng tham gia thực hiện các hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp có giá trị lớn hơn và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Cuối cùng là công ty cần phải nâng cao kiến thức về pháp luật kinh doanh cho đội ngò cán bộ trong công ty. Ngoài việc phải nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn để phục vụ cho quá trình thi công, giám sát công trình thì những kiến thức về pháp luật kinh doanh cũng rất cần thiết, nó quyết định đến trách nhiệm nghĩa vụ của từng thành viên đối với công việc của mình. Để đảm bảo nâng cao kiến thức về pháp luật kinh doanh thì công ty có thể có những biện pháp như: cử cán bộ đi nâng cao nghiệp vụ hoặc mời những chuyên gia về luật đến giảng dạy đến hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên.
Kết luận
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, công cuộc cải cách kinh tế đã và đang diễn ra trên tất cả các ngành kinh tế khác nhau, và đó cú những thành tựu đáng khích lệ trong đó không thể không kể đến những đóng góp của ngành xây dựng. Là một trong những ngành kinh tế quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển. Là một ngành kinh tế kỹ thuật được xem như là mới nên bước đầu trong những năm hình thành và phát triển thì ngành xây dựng đã gặp không Ýt khó khăn yếu kém ban đầu. Tuy nhiên ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn yếu kém, từng bước đi lên và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước nhà.
Trải qua gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công ty đó cú những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực hoạt động của mình. Để có được những thành công như ngày hoom nay công ty đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử dưới nhiều tên gọi khác nhau, cùng với sự đoàn kết cần cù sáng tạo đã vượt lên những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Qua những năm học tập tại trường với những kiến thức được tích luỹ cùng với sự giúp tận tình của Thầy giáo Nguyễn Hợp Toàn cùng với sự giúp đỡ của các anh chị, cụ chỳ trong phòng kinh doanh, phòng kế toán của công ty và cỏc phũng ban khỏc. Tụi đó hoàn thành đề tài :chế độ hợp đồng kinh tế về đấu thầu xây lắp- thực tiễn tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Vật Tư Thiết Bị. Đề tài nêu lên những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu và hợp đồng kinh tế, thực trạng công tác tổ chức đấu thầu, trình tự thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty. Từ đo đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu và trình tự thủ tục thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật kinh tế – Trường Đại học quốc gia
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 1/9/1989
Nghị định số 14/200/NĐ-CP ngày 5/5/2000 sửa đổi bổ xung một số điều của quy chế đấu thầu.
Nghị định số 17/HĐPT ngày 16/1/1990 của hội đồng Bộ trưởng về việc hướng dẫn thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Luật thương mại 1997
Thông tư số 04/2000/TT –BKH- ĐT ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu.
Nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xõy dựng
Nghị định số 07/2003/NĐ - CP ngày 30/1/2003 về sửa đổi bổ xung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 và nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ.
Nghị định số 66/2003/NĐ - CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ xung một số điều của quy chế đấu thầu
Tạp chí xây dựng số 1/2000
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dt31.doc