Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh ở Công ty Bảo Việt Hà Tây giai đoạn 2002-2006

BH con người nói chung và BH học sinh nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ cho các em học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước. BH học sinh đem lại nhiều lợi ích cho các em học sinh, gia đình các em, nhà trường, cho Công ty BH và toàn xã hội. Thực tế cho thấy BH học sinh đã phát huy được vai trò của mình, chỉ có BH học sinh mới thực sự bảo đảm, cho các em học sinh có được sự an toàn nhất để cho các em học tập, và tạo cho gia đình các em ự yên tâm để công tác, lao động sản xuất.

doc102 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm học sinh ở Công ty Bảo Việt Hà Tây giai đoạn 2002-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nằm viện. Số ngày nằm viện được công ty BH trợ cấp là giới hạn theo quy định. + Trợ cấp phẫu thuật: Số tiền trợ cấp = STBH x Tỷ lệ trả tiền phẫu thuật. Như vậy là số tiền chi trả tối đa không quá số tiền BH ghi trong hợp đồng BH học sinh. Khi tiến hành chi trả tiền BH công ty BH cần phải có đầy đủ những giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận BH, giấy xác nhận của cơ sở y tế hoặc biên bản giám định( nếu có). Thời hạn chi trả tiền BH là không quá 1 tuần kể từ ngày có khiếu nại. Để làm rõ về tình hình tai nạn rủi ro cũng như công tác chi trả tiền BH chúng ta nghiên cứu bảng số liệu sau đây: Bảng số 6: Tình hình chi trả của nghiệp vụ BHHS ở Bảo Việt Hà Tây (giai đoạn 2002-2006). Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Tai nạn, rủi ro phát sinh (người) Chết 163 169 173 183 178 Thương tật 35.365 33.362 30.961 35.196 29.575 Nằm viện và phẫu thuật 13.485 10.935 9.906 10.523 11.520 Chung 49.013 44.466 41.040 45.902 41.273 2. Số tiền chi trả BH (tr đ) Chết 383,719 347,868 478,721 510,08 497,6 Thương tật 2.846,05 2.886,56 2.710,23 3.485,41 3.426,95 Nằm viện và phẫu thuật 1.199,89 1.222,16 1.207,38 976,069 1.653,59 Chung 4.429,66 4.456,59 4.396,32 4.971,56 5.578,15 3. Số tiền chi trả BH bình quân một người (tr đ/ng) 0,09038 0,10022 0,10712 0,10831 0,13515 Nguồn : Bảo Việt Hà Tây. Qua số liệu thống kê ở bảng số 6 ta thấy số học sinh bị tai nạn rủi ro liên tục giảm trong các năm từ 2002 đến năm 2004, cụ thể tổng số học sinh bị tai nạn, rủi ro năm 2003 là 44.466 người, năm 2002 là 49.013 giảm đi 4.547 người, năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 3.426 người, nhưng đến năm 2005 thì số người bị tai nạn rủi ro lại tăng lên với 4.862 người so với năm 2004, sau đó năm 2006 số người bị tai nạn rủi ro lại giảm đi 4.629 người, trong đó số người bị thương tật và số người phải nằm viện, phẫu thuật liên tục giảm trong các năm 2002 đến năm 2004, nhưng đến năm 2005 thì số người bị thương tật và nằm viện phẫu thuật tăng lên, nhưng sau đó đến năm 2006 thì số lượng này lại giảm đi, điều này chứng tỏ năm 2005 công ty chưa thực hiện tốt khâu đề phòng hạn chế rủi ro, nhưng đến năm 2006 công ty đã rút kinh nghiệm và thực hiện tốt khâu đề phòng hạn chế rủi ro cho nên số lượng người bị tai nạn rủi ro giảm đi, những năm từ 2002 đến năm 2005 thì số lượng người bị chết là liên tục gia tăng, điều này thấy được mức độ nghiêm trọng của rủi ro là tăng lên, do sự quản lý chưa chặt chẽ các em học sinh trong dịp hè, để các em tự do vui chơi, không ý thức được hành vi của mình, các em thường chơi ở những chỗ nguy hiểm như tắm ở những con sông, hồ nguy hiểm do vậy số vụ bị chết đuối là rất lớn, đến năm 2006 thì số người bị chết có chiều hướng giảm đi nhưng số người bị chết cũng không phải là nhỏ (năm 2006 có 178 người bị chết),. Xét về số tiền chi trả BH thì nhìn chung số tiền chi trả có chiều hướng tăng lên trong các năm từ 2002 đến năm 2006, riêng năm 2004 thì số tiền chi trả có giảm đi, nguyên nhân chính là do số người bị tai nạn rủi ro trong năm này giảm đi, cụ thể năm 2002 số tiền chi trả BH là 4.429,66 triệu đồng, năm 2003 số tiền chi trả là 4.456,59 triệu đồng tăng lên 26,93 triệu đồng so với năm 2002, năm 2004 số tiền chi trả là 4.396,32 triệu đồng giảm đi 60,27 triệu đồng so với năm 2003, nhưng sau đó đến các năm tiếp theo thì số tiền chi trả tăng lên, năm 2005 số tiền chi trả BH 4.971,56 triệu đồng tăng lên 575,24 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 số tiền chi trả BH là 5.578,15 triệu đồng tăng lên 606,59 triệu đồng, điều này chứng tỏ số tiền chi trả BH ngày càng gia tăng, cho thấy mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng gia tăng, đặc biệt năm 2006 mặc dù số người bị tai nạn rủi ro giảm đi 4.629 người nhưng số tiền chi trả BH lại tăng lên 606,59 triệu đồng so với năm 2005, dẫn tới mức tiền chi trả bình quân một người bị tai nạn rủi ro năm 2006 là lớn nhất trong các năm với 0,13515 triệu đồng/người, năm 2002 số tiền chi trả BH bình quân một người bị rủi ro tai nạn là thấp nhất trong các năm, cụ thể là 0,09038 triệu đồng/ người, mặc dù trong năm này số người bị tai nạn rủi ro là lớn nhất trong các năm với số người là 49.013 người, qua đây phản ánh rằng số tiền chi trả BH ngày càng gia tăng, mặc dù số người bị rủi ro tai nạn có giảm đi, điều này do nhiều nguyên nhân như mức độ nghiêm trọng của rủi ro tăng lên, công tác giám định chưa được tốt, hay công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng chưa thực sự có hiệu quả. 3. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế quốc dân cũng đều phải tính đến kết quả và hiệu quả hoạt động của mình. Kết quả là cái cuối cùng mà doanh nghiệp thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình còn hiệu quả kinh doanh là những tiêu thức phản ánh mối tương quan giữa những kết quả thu được và những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thu được những kết quả đó. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải tối đa hoá những kết quả đạt được từ những chi phí đã bỏ ra. Trong kinh doanh BH, kết quả kinh doanh thường bao gồm các chỉ tiêu sau: + Doanh thu phí BH thu được trong kỳ; + Lợi nhuận thu được trong kỳ: đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh và là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Công ty BH. Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi Tổng thu trong kinh doanh BH thường bao gồm: • Doanh thu phí BH; • Lãi đầu tư phí; • Các khoản thu khác. Tổng chi trong hoạt động kinh doanh BH bao gồm: • Chi bồi thường, trả tiền BH; • Chi đề phòng hạn chế tổn thất; • Chi hoa hồng; • Chi quản lý; • Chi thuế; • Chi khác. + Tỷ trọng doanh thu BHHS/ Tổng doanh thu của Công ty. + Tỷ trọng chi BHHS/ Tổng chi BH của Công ty. Đối với hiệu quả kinh doanh của Công ty thường bao gồm các chỉ tiêu sau: + Xét trên góc độ xã hội: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở hai chỉ tiêu sau đây: KTG Hx1 = –––– CBH KBT Hx2 = –––– CBH Hx1 là hiệu quả của Công ty BH theo số học sinh tham gia BH. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí cho hoạt động BH trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu học sinh tham gia. Hx2 là hiệu quả xã hội về số học sinh được giải quyết chi trả tiền BH trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cùng 1 đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu học sinh gặp rủi ro trong kỳ. CBH là tổng chi phí chi trả tiền BH trong kỳ; KTG là số khách hàng tham gia BH trong kỳ; KBT là số khách hàng được bồi thường trong kỳ. + Xét trên góc độ kinh tế: hiệu quả kinh doanh của Công ty bao gồm các chỉ tiêu sau: • Hiệu quả theo doanh thu và theo lợi nhuận của nghiệp vụ BH học sinh: DNV HdNV = –––– (1) CNV LNV HeNV = –––– (2) CNV HdNV là hiệu quả theo doanh thu của nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; HeNV là hiệu quả theo lợi nhuận của nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; DNV là doanh thu nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; LNV là lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; CNV là chi phí nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ. Chỉ tiêu số 1 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Còn chỉ tiêu số 2 phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Công ty. Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt vì với chi phí nhất định Công ty sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận càng tăng. • Hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất LNV H đp = ––––– C đp LNV là lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; C đp là chi đề phòng và hạn chế tổn thất của nghiệp vụ BH học sinh trong kỳ; H đp là hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn thất tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra để đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. a. Kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ BH, một loại hình BH và cả của DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu sau: doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của DNBH phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( thường 1 năm). Nó là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp BH. Chỉ tiêu này bao gồm các bộ phận cấu thành: doanh thu về hoạt động kinh doanh BH và tái BH, thu nhập từ đầu tư và các khoản thu khác. Chi phí của doanh nghiệp BH là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm. Dựa vào kết quả thu, chi sẽ tính được lợi nhuận mà DNBH thu được trong năm. Dưới đây là bảng số liệu về kết quả kinh doanh của nghiệp vụ BH học sinh của Bảo Việt Hà Tây. Bảng số 7:Kết quả kinh doanh của BHHS ở Bảo Việt Hà Tây. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu nghiệp vụ BHHS (tr đ) 8.254,472 9.488,839 10.874,73 10.690,957 10.258,466 Chi phí nghiệp vụ BHHS (tr đ) 4.567,544 4.753,256 4.685,782 5.199,256 5.768,725 Lợi nhuận nghiệp vụ BHHS (tr đ) 3.686,928 4.735,583 6.188,948 5.491,701 4.489,741 Tổng doanh thu phí BH (tr đ) 30.800 39.550 47.752 49.258 50.887 Tỉ lệ phần trăm DT nghiệp vụ BHHS trong tổng DT (%) 26,80 23,99 22,77 21,70 20,16 Tổng chi phí (tr đ) 23.120 26.415 28.560 33.142 37.428 Tỉ lệ phần trăm Chi phí nghiệp vụ BHHS trong tổng chi phí (%) 19,76 17,99 16,41 15,69 15,41 Nguồn: Bảo Việt Hà Tây Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận nghiệp vụ BH học sinh của Công ty liên tục tăng qua các năm từ 2002 đến 2004, cụ thể là năm 2003 lợi nhuận đạt 4.735,583 triệu đồng tăng 1.048,66 triệu đồng so với năm 2002( lợi nhuận là 3.686,928 triệu đồng), lợi nhuận năm 2004 là 6.188,948 triệu đồng tăng lên 1.453,37 triệu đồng so với năm 2003. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận liên tục tăng qua các năm từ 2002 đến 2004 là do doanh thu phí BH của các năm đó liên tục tăng lên, ngoài ra công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng được thực hiện tốt cho nên số tiền chi trả cũng tăng lên không đáng kể, hơn nữa năm 2004 chi phí cho nghiệp vụ này lại giảm xuống và với doanh thu phí BH học sinh trong năm này là cao nhất dẫn tới lợi nhuận nghiệp vụ BH học sinh năm 2004 cũng là cao nhất. Tuy nhiên lợi nhuận BH học sinh các năm sau lại giảm xuống, cụ thể năm 2005 lợi nhuận là 5.491,701 triệu đồng giảm đi 697,25 triệu đồng so với năm 2004, lợi nhuận năm 2006 là 5.199,256 triệu đồng giảm đi 1.002 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do doanh thu phí BH của các năm này bị giảm sút, hơn nữa do chi phí BH học sinh cũng tăng lên qua các năm này, nguyên nhân gián tiếp là do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty BH khác trên địa bàn, mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn cũng đã làm cho số tiền chi trả cũng tăng lên. Về tỷ trọng doanh thu phí BH học sinh trong tổng doanh thu phí của công ty cũng giảm xuống qua các năm, cụ thể năm 2002 tỷ lệ này là 26,8% cao nhất trong các năm, đến năm 2003 tỷ lệ này là 23,99% giảm đi 2,81% so với năm 2002, năm 2006 tỷ lệ này là thấp nhất với 20,16% giảm đi 1,54% so với năm 2005. Nguyên nhân là do thị phần BH học sinh của Công ty bị giảm đi do sự tham gia cạnh tranh của nhiều công ty trên địa bàn, hơn nữa tổng doanh thu phí BH của Công ty lại liên tục tăng lên qua các năm, mặt khác doanh thu phí BH học sinh một số năm trở lại đây có chiều hướng giảm đi. Về tỷ lệ phần trăm chi phí BH học sinh trong tổng chi phí cũng liên tục giảm đi qua các năm, cụ thể tỷ lệ này năm 2002 là 19,76% đến năm 2003 tỷ lệ này là 17,99% giảm đi 1,76% so với năm 2002, tỷ lệ này năm 2006 là thấp nhất với 15,41% giảm đi 0,27% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chi phí nghiệp vụ BHHS so với tổng chi phí giảm xuống là công tác đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ này luôn được coi trọng và thực hiện có hiệu quả, ý thức chấp hành pháp luật của các em học sinh cũng được nâng lên, hơn nữa tốc độ tăng của tổng chi phí của Công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí nghiệp vụ BH học sinh. Nhìn chung thì kết quả của nghiệp vụ BH học sinh cũng là khá tốt doanh thu vẫn đạt trên 10 tỷ đồng, mặc dù sự cạnh tranh rất gay gắt của nhiều công ty trên địa bàn nhưng Công ty với nhiều kinh nghiệm và sự quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viên của Công ty đã bảo toàn được thị phần, công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng được thực hiện khá tốt đã phần nào làm cho mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ tổn thất của các vụ tai nạn được giảm đi, tuy nhiên thì tiềm năng của nghiệp vụ này là rất lớn vì vậy công ty cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong khâu khai thác để không những giữ vững được thị phần mà còn ngày càng nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này. b. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của DNBH là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết qủa kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. * Hiệu quả về mặt xã hội. Hiệu quả về mặt xã hội của nghiệp vụ BH học sinh của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng số 8: Hiệu quả về mặt xã hội của nghiệp vụ BHHS Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số học sinh tham gia BH (hs) 431.906 450.856 477.442 465.624 446.363 Số học sinh được giải quyết chi trả tiền BH (hs) 49.013 44.466 41.040 45.902 41.273 Chi phí cho nghiệp vụ BHHS (tr đ) 4.567,544 4.753,256 4.685,782 5.199,256 5.768,725 Hiệu quả xã hội KTG Hx1 = ––– CBH 94,56 94,85 101,89 89,56 77,38   KBT Hx2 = –––– CBH 10,73 9,35 8,76 8,83 7,15 Nguồn: Bảo Việt Hà Tây Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả về số học sinh tham gia BH tăng trong các năm 2002 đến 2004, cụ thể năm 2002 hiệu quả này là 94,56 tức là cứ 1 triệu đồng chi phí cho nghiệp vụ BH học sinh bỏ ra trong năm 2002 thì sẽ khai thác được 94,56 học sinh tham gia BH, hiệu quả này năm 2004 là cao nhất với 101,89 tức là cứ 1 triệu đồng chi phí nghiệp vụ BH học sinh năm 2004 bỏ ra thì sẽ khai thác được 101,89 học sinh tham gia BH, nguyên nhân là do số học sinh liên tục tăng qua các năm từ 2002 đến 2004, ngoài ra do công tác khai thác BH được thực hiện rất tốt, tuy nhiên hiệu quả số học sinh tham gia BH trong các năm 2005 và 2006 lại bị giảm đi khá nhiều, cụ thể như năm 2005 hiệu quả là 89,56 giảm đi 12,43 so với năm 2004, điều này chứng tỏ cứ một triệu đồng chi phí bỏ ra cho nghiệp vụ BHHS năm 2005 khai thác được số học sinh tham gia BH giảm đi 12,34 học sinh so với năm 2004, hiệu quả này năm 2006 là thấp nhất với 77,38, tức là cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì chỉ khai thác được 77,38 học sinh tham gia BH. Nguyên nhân là do số học sinh tham gia BH năm 2005 và 2006 bị giảm đi so với các năm trước đó, hơn nữa chi phí cho nghiệp vụ này là tăng lên, nguyên nhân gián tiếp là sự cạnh tranh của các công ty BH khác trong thời gian này là rất gay gắt đã phần nào làm giảm hiệu quả số học sinh tham gia BH của Công ty. Xét về hiệu quả giải quyết chi trả tiền BH thì liên tục giảm đi trong các năm từ 2002 đến 2006, cụ thể năm 2002 hiệu quả này là 10,73 tức là cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì chỉ giải quyết được cho 10,73 học sinh gặp rủi ro, tai nạn. Hiệu quả này năm 2006 là thấp nhất với 7,15, nguyên nhân là do chi phí cho nghiệp vụ BH học sinh năm 2002 là thấp nhất, mặt khác số học sinh bị tai nạn rủi ro lại là lớn nhất trong năm này, vì thế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiệu quả chi trả tiền BH của năm này là lớn nhất, nguyên nhân gián tiếp là mức độ nghiêm trọng của các rủi ro là thấp. Hiệu quả giải quyết chi trả tiền BH năm 2006 là thấp nhất nguyên nhân là do chi phí cho nghiệp vụ này năm 2006 là lớn nhất, mặc dù số học sinh bị tai nạn rủi ro đã giảm so với những năm trước đó, điều này chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của rủi ro ngày càng lớn. * Hiệu quả về mặt kinh tế. Bảng số 9: Hiệu quả về mặt kinh tế của nghiệp vụ BHHS. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu phí BH học sinh (tr đ) 8.254,472 9.488,839 10.874,73 10.690,96 10.258,47 Lợi nhuận nghiệp vụ BHHS (tr đ) 3.686,928 4.735,583 6.188,948 5.491,701 4.489,741 Chi phí nghiệp vụ BHHS (tr đ) 4.567,544 4.753,256 4.685,782 5.199,256 5.768,725   DNV HdNV= –––– CNV 1,81 2,00 2,32 2,06 1,78   LNV HeNV= –––– CNV 0,81 1,00 1,32 1,06 0,78 Nguồn: Bảo Việt Hà Tây Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả theo doanh thu của Công ty tăng lên trong các năm từ 2002 đến 2004, cụ thể năm 2002 hiệu quả này là 1,81 tức là cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra được 1,81 triệu đồng doanh thu, năm 2003 hiệu quả này là 2,00 tăng lên 0,19 so với năm 2002, cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra trong năm 2003 thì thu tạo ra được 2 triệu đồng doanh thu, hiệu quả theo doanh thu năm 2004 là lớn nhất với 2,32. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả theo doanh thu phí liên tục tăng lên qua các năm này là do doanh thu phí liên tục tăng lên trong những năm này, mặt khác Công ty triển khai chủ yếu là BH toàn diện học sinh cho nên phí BH thường cao. Hiệu quả theo doanh thu năm 2004 cao nhất do nguyên nhân trực tiếp là doanh thu phí BH học sinh năm này là lớn nhất, hơn nữa chi phí năm này cũng thấp nhất, ngoài ra Công ty đã thực hiện tốt khâu khai thác, và khâu đề phòng hạn chế tổn thất do đó mức độ rủi ro thấp. Hiệu quả theo doanh thu những năm tiếp theo giảm đi, cụ thể năm 2005 hiệu quả này là 2,06 giảm đi 0,26 so với năm 2004, hiệu quả theo doanh thu phí năm 2006 là thấp nhất với 1,78 giảm đi 0,28 so với năm 2005, nguyên nhân là do doanh thu phí BH học sinh năm 2005 và năm 2006 giảm đi so với những năm trước đó, hơn nữa chi phí cho nghiệp vụ này cũng tăng lên, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như mức độ nghiêm trọng của rủi ro là tăng lên, sự cạnh tranh gay gắt của các công ty BH, công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa thực sự tốt. Đối với hiệu quả theo lợi nhuận cũng biến động giống như hiệu quả theo doanh thu, cụ thể hiệu quả theo lợi nhuận năm 2004 là cao nhất với 1,32, tức là cứ một đồng chi phí chi ra thì thu được 1,32 đồng lợi nhuận, đến những năm 2005 và 2006 thì hiệu quả theo lợi nhuận lại giảm đi, đặc biệt là năm 2006 hiệu quả này chỉ đạt 0,78 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,78 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là do chi phí của nghiệp vụ BH học sinh năm 2006 là lớn nhất với chi phí là 5.768,725 triệu đồng, mặt khác do hiệu quả theo doanh thu năm 2006 là thấp nhất so với các năm khác. Nhận xét chung, hiệu quả về doanh thu cũng như hiệu quả về lợi nhuận của nghiệp vụ BH học sinh những năm trở lại đây có chiều hướng giảm đi, điều này do doanh thu phí BH của Công ty có chiều hướng giảm đi, chi phí cho nghiệp vụ cũng tăng lên, do vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của nghiệp vụ này trong thời gian tới Công ty phải đẩy mạnh hơn nữa khâu khai thác, đẩy mạnh hơn nữa công tác đề phòng hạn chế tổn thất, đặc biệt nâng cao hiệu quả khâu giám định, để góp phần làm giảm thiểu mức độ rủi ro tổn thất xảy ra. IV. Những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH học sinh. - Công tác tuyên truyền vận động chưa được thường xuyên, liên tục, nội dung còn thiếu phòng phú. Qua thực tế các năm triển khai BH học sinh tại công ty Bảo Việt Hà Tây cho thấy: công tác tuyên truyền vận động học sinh, phụ huynh học sinh chưa thường xuyên, liên tục. Công tác này chủ yếu diễn ra vào các tháng đầu năm học như tháng 8, 9,10, các tháng còn lại trong năm thì bỏ lãng. Do nhận thức của người dân về mục đích và ý nghĩa của BH còn chưa được sâu rộng dẫn đến số lượng học sinh tham gia BH chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Mặt khác nội dung tuyên truyền BH học sinh còn thiếu phong phú. Nội dung tuyên truyền là các thông báo, các hướng dẫn liên ngành Giáo dục và BH nặng về hình thức văn bản, chủ yếu mang tính giới thiệu về BH, chưa thực sự đi sâu vào việc phân tích mục đích ý nghĩa tốt đẹp của việc tham gia BH. - Số lượng học sinh ở các cấp học Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở chưa tham gia BH học sinh cũng còn nhiều. - Ban giám hiệu một số trường chưa thường xuyên kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ, chính xác về công tác thu cũng như trả tiền BH. Do đó việc thu nộp phí BH ở một số trường còn chậm và kéo dài thời gian nộp phí BH. Việc lập danh sách thời gian thu phí BH chưa chính xác vẫn còn hiện tượng ghi sai họ tên học sinh hoặc thu bổ xung phí BH học sinh vào danh sách để đến lúc học sinh bị tai nạn nhà trường mới phát hiện ra, gây khó khăn cho công tác bồi thường chi trả tiền BH ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị nạn. Việc chuyển hồ sơ của học sinh bị rủi ro từ nhà trường đến các phòng BH còn kéo dài dẫn đến công tác thanh toán và trả tiền BH cho học sinh còn chậm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và công tác khai thác BH. - Tình hình lợi dụng sơ hở của cơ quan ytế, trường học, chính quyền địa phương…để khi xác nhận thương tích và chứng nhận ốm đau vẫn còn. Còn nhiều trường hợp xin đơn thuốc khống để làm hồ sơ giả nhằm trục lợi BH. Việc xác nhận nguyên nhân gây ra tai nạn của chính quyền ở một số địa phương còn chưa được chặt chẽ dẫn đến nhiều trường hợp rủi ro không thuộc phạm vi BH nhưng do xác nhận đó thì lại thuộc phạm vi trả tiền BH. Việc nộp hồ sơ, lĩnh tiền và chi trả tiền BH cho các cộng tác viên ở một số trường lĩnh tiền bồi thường không chi trả kịp thời làm ảnh hưởng đến uy tín của hai ngành Giáo dục và BH. - Tại một số huyện, thị, xã và nhà trường chưa thực sự quan tâm đên công tác BH cũng như quyền lợi BH sinh nhất là cấp học Mầm non. Ở một số huyện thì giữa chính quyền địa phương và nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các Phòng BH của huyện trong việc triển khai công tác BH hoặc khi giải quyết quyền lợi BH cho học sinh thì coi đó như là trách nhiệm của riêng Công ty Bảo Việt Hà Tây. - Vào dịp hè, các em học sinh được nghỉ học, vui chơi ngoài sự quản lý của Nhà trường nên số vụ tai nạn tăng lên nhất là các trường hợp chết đuối. Nguyên nhân cơ bản là do các em chưa được hướng dẫn tổ chức sinh hoạt hè, tự vui chơi nên xảy ra tai nạn đáng tiếc. - Sự hiểu biết của người tham gia BH đôi khi còn hạn chế nên việc giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn. Có những trường hợp không thuộc phạm vi BH nhưng khách hàng vẫn làm hồ sơ gửi tới phòng, khi bị từ chối đã thất vọng và hiểu nhầm môt cách đáng tiếc cho răng BH là không có tác dụng nhất là trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi nghiêm trọng luật giao thông, do có sẵn bệnh lý, bệnh đặc biệt trong năm đầu tiên tham gia BH hoặc bị rủi ro trước khi tham gia BH. - Số cán bộ của một số Phòng thiếu nên một cán bộ phải kiêm nhiều công việc. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất công việc của cán bộ trong Phòng và chất lượng phục vụ khách hàng. Do vậy cũng ảnh hưởng đến công tác triển khai nghiệp vụ BH học sinh tại Công ty nhất là khâu giám định. Phương hướng của công ty trong thời gian tới. 1. Dự báo tình hình kinh tế địa phương Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội, là điều kiện để Việt Nam hội nhập rộng rãi với nền kinh tế thế giới, dự báo tình hình phát triển kinh tế của nước ta sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, cùng với cả nước, Hà Tây đang trên đà phát triển nhanh, sau nhiều năm trăn trở, tự đổi mới mình trong tiến trình hội nhập. Những tín hiệu đáng mừng trong những tháng cuối năm 2006. Đó là: Hà Tây đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt kế hoạch, thu hút đầu tư đạt trên 1 tỷ USD, bằng tổng số vốn đầu tư cộng cả các năm 2005 về trước, tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội giữ vững, là cơ sở, tiền đề để Đảng bộ, Nhân đân Hà Tây thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội XIV Đảng bộ tỉnh Hà Tây và cũng chính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của Công ty BH Hà Tây. 2. Dự báo tình hình cạnh tranh và doanh thu BH. Năm 2007, trên địa bàn có thêm một Công ty BH Toàn cầu tham gia kinh doanh, cùng với sự mở cửa trong tiến trình hội nhập, tình hình cạnh tranh trên địa bàn chắc chắn sẽ sôi động và càng gay gắt hơn. Về nhóm các nghiệp vụ BH hoả hoạn và rủi ro kỹ thuật, mức độ phát triển trên địa bàn thấp, các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài thường lựa chọn các nhà BH lớn có uy tín trên thị trường quốc tế. Các dự án xây lắp, giao thông chưa chú trọng trong việc tham gia BH, khi tham gia thường đưa ra nhiều yêu cầu khó khăn trong việc chấp nhận BH. Trong nhóm nghiệp vụ này, Công ty chú trọng tập trung phát triển khai thác BH cháy nổ bắt buộc, đây là nghiệp vụ phức tạp, khách hàng chưa hiểu biết nhiều, mức độ cạnh tranh cao, nhưng tiềm năng rất lớn. Mặt khác, cần mở rộng kinh doanh ngoài địa bàn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ nhóm nghiệp vụ này là 10% Nhóm BH xe cơ giới, với sự phát triển kinh tế chắc chắn số lượng và chất lượng xe tăng cao. Mặt khác, đây là những nghiệp vụ truyền thống có tỷ trọng doanh thu lớn, Công ty có mối quan hệ rộng, mạng lưới phục vụ đông đảo, phủ kín địa bàn, có uy tín phục vụ và kinh nghiệm nhiều năm. Những nghiệp vụ này, các doanh nghiệp BH cạnh tranh bằng chính sách giảm phí và nâng cao chi phí khai thác. Công ty cần tập trung các nguồn lực để phát triển các nghiệp vụ này, đảm bảo bù đắp sự thiếu hụt trong BH xe môtô và có tăng trưởng trên 5%. Nhóm nghiệp vụ BH con người, đây là những nghiệp vụ có tiểm năng lớn, ngoại trừ BH học sinh các nghiệp vụ còn lại ít có sự cạnh tranh. Công ty tập trung nghiên cứu, đề xuất Bảo Việt Việt Nam cải tiến sản phẩm, đảm bảo vừa tăng sức thu hút khách hàng vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. BH học sinh chắc chắn phải chia sẻ một phần, nhiệm vụ đặt ra của Công ty là phải đẩy mạnh khai thác BH học sức khoẻ người lao động cải tiến sản phẩm BH học sinh, nhằm bù đắp và đảm bảo có tăng trưởng từ các nghiệp vụ này trên 10% 3. Dự kiến tình hình bồi thường và chi phí quản lý Năm 2007, với quyết tâm đẩy mạnh cải tiến sản phẩm, tăng cường công tác quản lý rủi ro, tăng cường công tác giám định. Công tác dự kiến và đưa vào chỉ tiêu phấn đấu giảm 5% tỉ lệ Thu/ Chi. Do tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt, việc đầu tư cho công tác, tuyên truyền, quảng cáo và chi phí khai thác cần tăng cường nhiều hơn, dự báo chi phí quản lý của Công ty năm 2007 sẽ tương đương năm 2006. 4. Dự kiến hiệu quả tổng thể. Với kế hoạch phấn đấu tăng trưởng doanh thu 8%, giảm tỷ lệ bồi thường 5%, triệt để tiết kiệm chi phí. Dự kiến hiệu quả tổng thể( theo quy ước) của Công ty năm 2007 sẽ đạt trên 6 tỷ đồng. 5. Những mục tiêu, định hướng. - Là doanh nghiệp BH có doanh thu và chiếm thị phần lơn nhất, có chất lượng phục vụ cao và khác biệt so với các công ty BH khác trên địa bàn. - Đảm bảo phát triển bển vững, tăng trưởng ổn định và có hiệu quả ( theo quy ước) cao hơn mức trung bình trong toàn hệ thống Bảo Việt - Tăng cường nghiên cứu, phát triển và áp dụng đa dạng các sản phẩm, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới. Thực hiện phương châm “ Bất cứ sản phẩm BH phi nhân thọ nào được cung cấp tại Việt Nam, sản phẩm đó được cung cấp ở Bảo Việt”. - Tạo môi trường làm việc tốt nhất, mức thu nhập cao nhất cho cán bộ CNV, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển của mọi nhân viên. - Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, mọi hoạt động được thực hiện theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn hệ thống Bảo Việt Việt Nam.( ISO 9001:2000). - Doanh thu tăng trưởng 8% giảm tỷ lệ chi bồi thường 5%, hiệu quả kinh doanh đạt trên 6 tỷ đồng. 6. Một số đề xuất hỗ trợ từ Bảo Việt Việt Nam. - Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, cho phép và hỗ trợ kinh phí để Bảo Việt Hà Tây đạt 5 biển quảng cáo tấm lớn tại cac điểm đô thị, khu công nghiệp tẩp trung đông người. - Hỗ trợ Công ty trong việc cải tiến các sản phẩm BH con người, trước hết là hoàn thiện sản phẩm “BH sức khoẻ cho người lao động”, cải tiến sản phẩm BH học sinh để tiến tới đại lý chuyên nghiệp khai thác sản phẩm này, giảm sức ép từ các đơn vị liên quan. - Xây dựng các chương trình ứng dụng quản lý nghiệp vụ, đảm bảo đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý thống kê và giảm thiểu thời gian lao động, tăng cường độ chính xác. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BHHS Ở CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ TÂY. I. Kiến nghị với nhà nước: Để có môi trường kinh doanh BH lành mạnh và sự công bằng cho các công ty BH, Nhà nước cần phải: - Hoàn thiện quy định của pháp luật về hoa hồng BH trong hoạt động đại lý BH. Quy định về hoa hồng BH cần dựa trên sự xem xét nội dung hoạt động đại lý BH. Quy định của pháp luật về hoạt động đại lý BH đã tạo điều kiện cho hoạt động đại lý BH trên thực tế phát triển theo hướng chuyên môn hoá. Do đó, hoa hồng BH cũng cần phải được xem xét trên cơ sở từng nội dung công việc của hoạt động đại lý BH. - Nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực BH: nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý là điều mấu chốt bởi cán bộ quản lý có trình độ thì mới có thể có những quyết sách đúng đắn. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức phù hợp với từng loại, từng cấp cán bộ quản lý nhà nước về kinh doanh BH. Xây dựng quy hoạch cán bộ đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý được trang bị đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Phát triển thương mại điện tử: thương mại điện tử hiện đang là một kênh phân phối sản phẩm BH vừa thuần lợi, nhanh chóng dễ dàng, chính xác, tiết kiệm. Vì vậy trong thời gian tới nhà nước cần có thêm những trợ giúp các doanh nghiệp BH trong việc nghiên cứu ứng dụng phân phối này để các doanh nghiệp có thể thông tin về công ty và về nghiệp vụ một cách rộng rãi cho người tham gia BH và cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh BH không chỉ trong thị trường trong nước mà còn ra thị trường quốc tế. - Nâng cao vai trò của hiệp hội BH Việt Nam: khi thị trường BH trong nước đang bắt đầu phát triển thì sẽ khó tránh khỏi những hiện tượng phá rào của các công ty BH. Để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có thì cần phải có một tổ chức của các công ty BH. Tổ chức này sẽ phối hợp cùng với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của toàn thị trường. Hiện tại thì thị trường BH Việt Nam, Hiệp Hội BH Việt Nam đã và đang đảm nhận tốt vai trò đó.Trong thời gian tới cần nâng cao vai trò của Hiệp Hội BH Việt Nam, tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp trong Hiệp Hội, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh Trong thời gian tới các doanh nghiệp BH cần phải mở rộng phạm vị hợp tác trên nhiều lĩnh như việc thành lập một hệ thống thông tin toàn thị trường làm cơ sở để đánh giá rủi ro, tính phí BH, hệ thống phân tích và kiểm soát tổn thất, hợp tác trong việc phối hợp cùng giải quyết tai nạn, hợp tác trong việc đồng BH, tái BH, trợ giúp kỹ thuật, đào tạo để có thể nâng cao năng lực thực hiện BH cho các thành viên. Xây dựng cơ chế phối hợp và cơ chế kiểm soát trong việc thực hiện các thoả thuận giữa các hội viên và có báo cáo cơ quan nhà nước về kinh doanh BH kịp thời xử lý các hành vi phạm pháp về kinh doanh BH cũng như việc không tuân thủ các quy chế hợp tác. - Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp BH trong nước hợp tác với các doanh nghiệp BH nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. - Những công ty BH còn non yếu Nhà nước có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ về thuế, lãi suất. Xây dựng thêm khu vui chơi giải trí cho học sinh, có chính sách ưu đãi đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn như ưu đãi về học phí, cấp thẻ BH học sinh. II. Kiến nghị với Tổng công ty BH Việt Nam. Công ty Bảo Việt Hà Tây là một trong những Công ty trực thuộc của Tổng công ty BH Việt Nam, vì vậy Bảo Việt Hà Tây hoạt động theo định hướng, kế hoạch phát triển chung của Tổng công ty BH Việt Nam, hơn nữa uy tín và hình ảnh của Tổng công ty cũng ảnh hưởng rất lớn đối với các công ty trực thuộc trong quá trình triển khai các nghiệp vụ BH, tuy nhiên công ty BH Hà Tây ngoài việc phải phát triển theo định hướng chung của tổng công ty thì vẫn phải có kế hoạch, đường lối phát triển chủ động phù hợp với đặc điểm tình hình thị trường BH trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh BH của Bảo Việt Hà tây trong thời gian tới thì sự phối hợp chặt chẽ của Tổng công ty BH Việt là rất quan trọng, cần có những giải pháp sau: - Tổng công ty BH Việt Nam phải có chiến lược đầu tư hiệu quả hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty trực thuộc trong đó có Bảo Việt Hà tây. - Tổng công ty BH Việt Nam đã trở thành Tập đoàn tài chính BH. Vì vậy Tổng công ty cần phải nâng cao hơn nữa việc quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín của mình, từ đó góp phần tạo điều kiện cho Bảo Việt Hà Tây dễ dàng trong công tác khai thác BH. - Tổng công ty có chính sách hỗ trợ, thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên Bảo Việt Hà Tây. - Ban lãnh đạo Tổng công ty phải phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo Bảo Việt Hà tây để đưa ra những chiến lược phát triển, có kế hoạch khai thác cũng như công tác đề phòng hạn chế rủi ro được hiệu quả. - Hỗ trợ Công ty trong việc cải tiến các sản phẩm BH con người, trước hết là hoàn thiện sản phẩm “BH sức khoẻ cho người lao động”, cải tiến sản phẩm BH học sinh để tiến tới đại lý chuyên nghiệp khai thác sản phẩm này, giảm sức ép từ các đơn vị liên quan. - Xây dựng các chương trình ứng dụng quản lý nghiệp vụ, đảm bảo đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý thống kê và giảm thiểu thời gian lao động, tăng cường độ chính xác. III. Kiến nghị với Bảo Việt Hà tây. Với những kiến thức về BH học sinh và qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế của nghiệp vụ BH học sinh ở Bảo Việt Hà tây, em xin có một vài ý kiến để có thể góp phần đẩy mạnh công tác BH học sinh. 1. Đối với công tác khai thác. - Công ty cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục làm tốt công tác tuyên truyền, thúc đẩy công tác khai thác. Hàng năm khi bắt đầu năm học mới thì bằng các biện pháp và các mối quan hệ, Công ty nên có một chỉ thị hoặc công văn của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo riêng về việc triển khai công tác BH học sinh. Từ đó, Công ty nên bố trí hoặc tổ chức cán bộ có năng lực đi từng huyện từng xã để làm việc vớib từng lãnh đạo chủ chốt như bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, xã, thị trấn để tranh thủ sự ủng hộ của họ. - Tài trợ cho các chương trình của nhà trường, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BH để nâng cao nhận thức của người dân trong tỉnh về BH cho học sinh, có các phần thưởng xứng đáng cho những em có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản. - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cộng tác viên nhằm nâng cao sự ủng hộ nhiệt tình từ phía họ. Trong thực tế, đội ngũ cộng tác viên BH ở các nhà trường có vai trò rấbt quan trọng trong việc triển khai BH học sinh ở các trường học. Họ là những người tham mưu đắc lực cho Ban giám hiệu nhà trường định hướng tham gia BH ở công ty nào, ngoài ra họ là những người nắm thông tin ở các trường tốt nhất. - Nâng cao hiểu biết của đại lý, cộng tác viên về BH học sinh: đầu năm học công ty nên mở lớp tập huấn cho Đại lý giúp họ nắm chắc hơn về nội dung của BH học sinh, thông qua đó họ có thể tuyên truyền tới Phụ huynh học sinh. Đồng thời, thông qua đó Công ty lắng nghe sự đóng góp ý kiến của đại lý, phản ánh những ý kiến của cha mẹ học sinh về BH học sinh, từ đó rút kinh nghiệm, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để phát triển. - Nâng cao lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần cho các đại lý: đây là một phần trong chiến lược nâng cao chất lượng, phục vụ của Bảo Việt Hà tây. Để làm được điều này, Bảo Việt Hà tây cần nâng cao lợi ích cho các đại lý. Tỷ lệ hoa hồng đại lý có sự khống chế của Bộ tài chính, những Công ty có cơ chế khuyến khích đại lý hăng hái, nhiệt tình sẽ thu được kết quả cao, thông qua hình thức khen thưởng dựa trên số lượng, học sinh tham gia BH. - Công ty có thể xây dựng quỹ khen thưởng cho các em học sinh tham gia BH đạt thành tích cao trong học tập: như đạt thành tích học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia, những học sinh nghèo vượt khó… - Tăng cường mối quan hệ với khách hàng: Nếu trường nào có số học sinh tham gia BH lớn với tỷ lệ tham gia cao, cũng như mức độ rủi ro thấp thì Công ty cần phải có chính sách giảm phí BH học sinh cho trường đó, ngoài ra trích phần trăm phí BH thu được để Nhà trường xây dựng thêm khu vui chơi giải trí cho các em hoặc trang bị thêm, một số thiết bị giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh. Từ đó có thể giúp các bậc phụ huynh nhận thấy ý nghĩa nhân đạo và sự đóng góp của Công ty BH đối với trường học. - Mở rộng thời gian khai thác, công ty có thể triển khai làm hai đợt vào đầu năm học và đầu học kỳ hai của năm học đó, vìvào đầu năm học do các gia đình phải trang trải nhiều chi phí cho các em để bước vào năm học mới nên gặp khó khăn để mua BH cho các em, đặc biệt là gnhững gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy công ty cần mở thêm đợt khai thác vào đầu học kỳ II để những gia đình nào chưa mua BH cho con em mình thì có thể mua, đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phí BH cho những gia đình có nhu cầu mua BH những không đủ khả năng đóng phí BH. 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Công tác này rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ và uy tín của Công ty. Để làm tốt hơn công tác này Công ty cần: Phối hợp chặt chẽ hơnm nữa với ngành ytế hướng dẫn cho các em học sinh tự biết chăm lo cho bản thân mình, khuyến khích các trường lập ra hội chữ thập đỏ, hướng dẫn công tác phòng bệnh đến từng lớp học từng em học sinh. Đầu tư thêm tài chính để thực hiện tốt hơn công tác đề phòng hạn chế tổn thất như xây dựng các biển báo ở những nơi nguy hiểm, xây dựng thêm khu vui chơi giải trí cho các em học sinh… Phối hợp với ngành Giáo dục và ngành công an có những giờ giảng dạy về luật an toàn giao thông cho các em học sinh để các em nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi đi trên đường. Vào những dịp nghỉ hè, thời điểm mà các em không được sự quản lý của Nhà trường, vì vậy có nhiều rủi ro xảy ra. Nên Bảo Việt Hà Tây phải phối hợp chặt chẽ hơn với các nhà trường, các gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể Tuyên truyền cho các em sinh hoạt hè lành manh an toàn tránh những hoạt động nguy hiểm. Khen thưởng cho những cá nhân và tập thể có những cố gắng trong việc đề phòng hạn chế tổn thất đạt hiệu qủa. Khen thưởng cho những học, sinh dũng cảm cứu người bị nạn, cứu tài sản. 3. Công tác giám định. - Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giám định như mở các đợt tập huấn về nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm. - Công ty nên tăng chi phí hỗ trợ cho, các giám định viên để họ có kinh phí cho hoạt động chuyên môn của mình. - Cũng phải vốn kiến thức về yhọc cho các giám định viên để họ có thể xem xét những trường hợp khiếu nại có đúngthực tế hay không. - Công ty cũng cần phải tuyển dụng thêm những cán bộ giám định có trình độ chuyên môn thực sự, chuyên nghiệp, nhiệt tình để đảm bảo chất lượng của khâu giám định. - Có chính sách khen thưởng cho những giám định viên có sự nỗ lực cao, làm tốt nghiệp vụ. 4. Công tác chi trả tiền BH. - Phối hợp chặt chẽ với các đại lý thực hiện việc xác minh hồ sơ ngay từ dưới cơ sở và hướng dẫn gia đình các em học sinh bị rủi ro làm thủ tục thanh toán tiền BH một cách đầy đủ và chính xác. Tránh tình trạng hồ sơ phải làm lại nhiều lần do nhầm lẫn gây cảm giác phiền hà cho người tham gia BH. - Đơn giản thủ tục giấy tờ để giúp cho việc chi trả tiền BH được nhanh chóng thuận tiện. - Đối với những trường hợp gây khó khăn cho công tác chi trả tiền BH của cán bộ công ty, Công ty cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc. - Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành công an, ngành ytế, và các nhà trường để làm tốt công tác xác minh hồ sơ, tránh chi trả sai, góp phần đảm bảo sự công bằng và quyền lợi cho người tham gia BH. - Khi trả tiền BH cán bộ Chuyên môn phải giải thích cho các đại lý về quyền lợi của các em học sinh trong từng trường hợp cụ thể, giúp cho đại lý giải thích cho gia đình các em được chính xác và rõ ràng, tránh những Khiếu nại thắc mắc sau nay, làm giảm uy tín của công ty. - Công ty tổ chức những buổi tập huấn cho cán bộ làm công tác này, thường xuyên có những trao đổi, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ. 5. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ: cùng với sự phát triển của đơn vị thì công tác đào tạo ở Bảo Việt Hà Tây cũng cần phải được duy trì thường xuyên dù là dưới hình thức nào, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ cần phải có những hiểu biết về nghiệp vụ BH để khi khai thác thì mới đạt được hiệu quả cao. Công ty nên có một trung tâm đào tạo hoặc phối hợp với các đơn vị khác hoặc cũng có thể là đào tạo tại chỗ cho cán bộ thường xuyên bởi thị trường BH luôn biến động không ngừng. Để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn thì nên Tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ, hội thảo mời chuyên gia, cử cán bộ đi Học tập nghiên cứu, tổ chức các cuộc họp để cán bộ trong công ty có thể trao đổi giúp đỡ lẫn nhau. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để tiến tới từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đại lý, tổng đại lý và kiện toàn bộ máy hoạt động của công ty. Vấn đề này cần đặc biệt chú trọng bởi Công ty Bảo Việt Hà Tây tuy chỉ là một chi nhánhcủa tổng công ty BH Việt Nam nhưng hoạt động của công ty lại bao phủ một địa bàn khá rộng không chỉ ở Hà Tây mà còn nhiều tỉnh miền bắc, đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình có khả năng tiếp thu nhiềukinh nghiệm và phát huy được sáng kiến mới. 6. Xây dựng một chiến lược cạnh tranh. Do tình sự xuất hiện của một số công ty BH cùng triển khai nghiệp vụ BH học sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tây vì vậy sự cạnh tranh trở lên, ngày càng gay gắt, đòi hỏi Công ty cần phải có chiếnlược cạnh tranh hiệu quả. Một trong các chiến lược cạnh tranh là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hoạt động kinh doanh BH thực chất là một hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy khi có khách hàng thì phải phục vụ tốt khách hàng qua đó có thể nâng cao uy tín cho Công ty và tạo sự tín nhiệm trong khách hàng. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, muốn phục vụ tốt khách hàng thì công ty cần phải quan tâm đúng mức tới chính sách khách hàng thể hiện trên các mặt. - Có khoản hoa hồng hợp lý, hấp dẫn trả cho khách hàng, cho Nhà trường. - Đối với những khách hàng tham gia, th ường xuyên, mức độ rủi ro thấp cần phải có chính sách giảm phí BH. - Khi chẳng may xẩy ra sự kiện BH thì phải nhanh chóng có mặt tại hiện trường để khắc phục hậu quả, giám định chính xác, thực hiện thủ tục giải quyết bồi thường nhanh chóng, đây thực sự là sự chia sẻ, an ủi động viên khách hàng khi gặp rủi ro, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tránh thái độ ban ơn thì hiệu quả mới cao. Bởi vì, trên một thị trường có nhiều người phục vụ cho cùng một nhu cầu thì đương nhiên Khách hàng sẽ tìm đến những nơi mà họ được phục vụ tốt hơn khi bỏ ra cùng lượng chi phí như nhau. - Công ty nên duy trì và củng cố các Mối quan hệ cũ và mở rộng các mối quan hệ mới với các đơn vị chưa tham gia BH. - Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng, có chính sách ưu đãi đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cấp thẻ BH học sinh cho những gia đình diện chính sách. 7. Xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại. Để điều hành doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào trong đó có DNBH đều phải Tổ chức được hệ thống thông tin của mình, bởi vì chỉ có tổ chức được hệ thống Thông tin thì các DNBH mới có thể: - Thu thập thông tin một cách kịp thời và đầy đủ; - Cung cấp Thông tin một cách nhanh chóng, chính xác; - Bảo đảm được bí mật và an toàn về thông tin cho doanh nghiệp mình. Nhờ vậy các DNBH mới có thể tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường và đạt được hiệu quả kinh doanh. 8. Nâng cao công tác thống kê BH. Công tác thống kê có vai trò cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp BH. - Tài liệu Thống kê là cơ sở để các DNBH xây dựng được những mục tiêu chiến lược của mình trong hoạt động kinh doanh. - Giúp lãnh đạo ra Quyết định đúng đắn kịp thời. - Số liệu thống kê cùng với số liệu kế toán là cơ sở để phân tích hoạt động kinh doanh. - Số liệu thống kê giúp cho DNBH trong công tác định phí BH. Những ý kiến đóng góp của em trên đây về nghiệp vụ BH học sinh của Công ty Bảo Việt Hà Tây tuy còn nhiều han hẹp nhưng em hy vọng nó sẽ góp phần nhỏ bé vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này trong thời gian tới. KẾT LUẬN BH con người nói chung và BH học sinh nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ cho các em học sinh, sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước. BH học sinh đem lại nhiều lợi ích cho các em học sinh, gia đình các em, nhà trường, cho Công ty BH và toàn xã hội. Thực tế cho thấy BH học sinh đã phát huy được vai trò của mình, chỉ có BH học sinh mới thực sự bảo đảm, cho các em học sinh có được sự an toàn nhất để cho các em học tập, và tạo cho gia đình các em ự yên tâm để công tác, lao động sản xuất. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của BH học sinh, trong những năm vừa qua, Công ty Bảo Việt Hà Tây đã không, ngừng phát huy những thành tựu đã đạt được, thường xuyên nỗ lực, sáng tạo để nghiệp vụ này thực sự là thế mạnh của Công ty, và đặc biệt là chăm lo cho thế hệ trẻ của Tỉnh được an toàn. Qua thời gian thực tập ở Công ty Bảo Việt Hà Tây, em nhận thấy nghiệp vụ này đã được triển khai rất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tây, thị phần của nghiệp vụ này của Công ty luôn chiếm trên 80%, là một trong những nghiệp vụ BH đem lại cho, Công ty nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận nhất, đặc biệt đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp Giáo dục và đào tạo của Tỉnh Hà Tây. Qua thời gian này, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế phong phú, để bổ sung hỗ trợ cho những kiến thức đã tiếp thu được ở Trường, tạo cho em nền tảng kiến thức vững chắc và một số những kinh nghiệm về BH học sinh để sau này ứng dụng vào làm việc. Qua việc tìm hiểu về nghiệp vụ BH học sinh ở Bảo Việt Hà Tây, em thấy Công ty đã có nhiều nỗ lực cố gắng, đạt được những thành tựu đáng tự hào, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn gặp phải những khó khăn và những hạn chế cần được khắc phục. Để nghiệp vụ BH học sinh thực sự phát huy được vai trò của nó, thực sự là nghiệp vụ có nhiều hiệu quả nhất cho Công ty Bảo Việt Hà Tây, em xin mạnh dạn đưa ra một số những giảipháp kiến nghị để Công ty có thể tham khảo và ứng dụng vào thực tế để nghiệp vụ này triển khai tốt hơn. Trong quá trình làm chuyên đề này, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Ngọc Hương, cùng với sự động viên giúp đỡ của các anh chị Phòng BH Hà Đông - Bảo Việt Hà Tây. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn, các anh chị trong Phòng BH Hà Đông, đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Với những kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn non yếu nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy cô giáo, các cán bộ công ty Bảo Việt Hà Tây, cùng tất cả những ai quan tâm đến đề tài này, để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn và nâng cao sự hiểu biết của mình về lý luận cũng như thực tiễn của nghiệp vụ BH học sinh. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Vũ Trọng Tuấn. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …. ………………………………………………………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều khoản BH toàn diện học sinh của Tổng công ty BH Việt Nam. 2. Các tài liệu hướng dẫn triễn khai nghiệp vụ BH học sinh của Công ty BH Hà Tây. 3. Báo cáo tổng kết công tác triển khai nghiệp vụ BH học sinh các năm từ 2002 đến 2006. 4. Giáo trình BH - Trường Đại học kinh tế quốc dân. NXB Thống kê 2005. 5. Giáo trình BH - Học viện tài chính. NXB Tài chính 2002 6. Giáo trình quản trị kinh doanh BH - Trường đại học kinh tế quốc dân.NXB thống kê 2004. 7. Giáo trình thống kê BH – Trường ĐHKTQD. NXB Thống kê 1996. 8. Báo cáo tình thị trường BH của Bảo Việt năm 2005 9. Một số vấn đề cần biết về pháp lý trong hoạt động kinh doanh BH. NXB Tài chính 1998. 10. Các Nghị định của chính phủ về BH học sinh, sinh viên. 11. Luật kinh doanh BH. NXB Chính trị Quốc gia 2001. 12. Các tạp chí BH. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỌC SINH. .3 I. Những vấn đề cơ bản về BH. .3 1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng về BH. .3 2. Bản chất của BH. .5 II. Khái quát chung về BH con người trong BH thương mại. .6 1. Sự cần thiết và tác dụng của BH con người trong BH thương mại. .6 2. Nguyên tắc khoán trong BH con người 12 3. Phân loại BH con người. 14 III. Nội dung cơ bản về nghiệp vụ BH học sinh. 18 1. Những rủi ro thường gặp ở học sinh và tác dụng của BHHS 18 2. Đối tượng và phạm vi BH. 23 3. Số tiền BH, phí BH 28 4. Hợp đồng BH học sinh. 31 IV. BH học sinh và BH y tế học sinh. 35 1. Đối tượng BH Ytế học sinh. 35 2. Phạm vi BH: 36 3. Việc hình thành và sử dụng quỹ. 36 4. Phương thức chi trả tiền BH. 37 5. So sánh giữa BH học sinh và BH y tế học sinh. 37 V. Quy trình triển khai nghiệp vụ BHHS 39 1. Công tác khai thác. 39 2. Công tác đề phòng và hạn chế rủi ro. 40 3. Công tác giám định. 41 4. Công tác chi trả tiền BH. 42 CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHHS TẠI BẢO VIỆT HÀ TÂY (2002-2006) 44 I. Giới thiệu chung về công ty BH Hà Tây. 44 1. Sự ra đời và phát triển. 44 2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty. 49 3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 50 II. Đặc điểm tình hình tỉnh Hà Tây và những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BHHS tại Bảo Việt Hà Tây. 52 1. Đặc điểm tình hình tỉnh Hà Tây. 52 2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ BHHS tại Bảo Việt Hà Tây. 53 III. Đánh giá kết quả triển khai nghiệp vụ BH học sinh tại Bảo Việt Hà Tây. 56 1. Các nghiệp vụ BH học sinh mà công ty đang triển khai. 56 2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ BHHS ở Bảo Việt Hà Tây. 59 3. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh. 76 IV. Những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình triển khai nghiệp vụ BHHS. 84 V. Phương hướng của công ty trong thời gian tới. 86 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BHHS Ở BẢO VIỆT HÀ TÂY. 90 I. Kiến nghị với nhà nước: 90 II. Kiến nghị với Tổng công ty BH Việt Nam. 91 III. Kiến nghị với Bảo Việt Hà tây. 92 1. Đối với công tác khai thác. 92 2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 94 3. Công tác giám định. 95 4. Công tác chi trả tiền BH. 95 5. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ 96 6. Xây dựng một chiến lược cạnh tranh. 96 7. Xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại. 97 8. Nâng cao công tác thống kê BH. 97 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31832.doc
Tài liệu liên quan