Đề tài Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

LỜI MỞ ĐẦUXử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hành chính, là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để ban hành các quyết định xử phạt. Các hoạt động của Nhà nước đều có đặc tính chung là phải tuân theo đúng thủ tục pháp lí nhất định. XPVPHC cũng là hoạt động của Nhà nước nên hoạt động này cũng phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định. Hơn nữa, XPVPHC ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền và lợi ích của những chủ thể nhất định nên thủ tục XPVPHC không chỉ đảm bảo cho hoạt động Nhà Nước tiến hành hợp lí mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và Nhà Nước. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), và các văn bản khác về XPVPHC như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ trưởng là cơ sở pháp lý để xác định: cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt; hình thức và biện pháp xử phạt mà cơ quan đó được áp dụng; cơ quan đó có thẩm quyền phạt đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nào; mức phạt được áp dụng là bao nhiêu; thủ tục xử phạt theo pháp luật như thế nào Tuy nhiên, như là một điều tất yếu, trong các quy định định của pháp luật luôn có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Đề tài sau đây xin đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục XPVPHC.

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật hành chính, là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để ban hành các quyết định xử phạt. Các hoạt động của Nhà nước đều có đặc tính chung là phải tuân theo đúng thủ tục pháp lí nhất định. XPVPHC cũng là hoạt động của Nhà nước nên hoạt động này cũng phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định. Hơn nữa, XPVPHC ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền và lợi ích của những chủ thể nhất định nên thủ tục XPVPHC không chỉ đảm bảo cho hoạt động Nhà Nước tiến hành hợp lí mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và Nhà Nước. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), và các văn bản khác về XPVPHC như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ trưởng là cơ sở pháp lý để xác định: cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt; hình thức và biện pháp xử phạt mà cơ quan đó được áp dụng; cơ quan đó có thẩm quyền phạt đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính nào; mức phạt được áp dụng là bao nhiêu; thủ tục xử phạt theo pháp luật như thế nào… Tuy nhiên, như là một điều tất yếu, trong các quy định định của pháp luật luôn có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Đề tài sau đây xin đánh giá về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục XPVPHC. NỘI DUNG I. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính. “XPVPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định cảu pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính”. (Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, trang 313 - 314) II. Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC trong đó quan trọng là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, Pháp lệnh XLVPHC năm 1995, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), các Nghị định hướng dẫn thi hành các Pháp lệnh XLVPHC, ngoài ra có thể tìm thấy các quy định về thẩm quyền XPVPHC trong một số đạo luật… Trong hệ thống pháp luật nước ta thì thẩm quyền XPVPHC cũng chủ yếu được quy định trong các văn bản này. Thẩm quyền XPVPHC được thể hiện tập trung và tương đối đầy đủ, rõ ràng trong Pháp lệnh XLVPHC cùng với các quy định cụ thể trong các Nghị định về XPVPHC về cơ bản đã đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật quy định về thẩm quyền XPVPHC. Những quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cơ sở để ngăn ngừa sự lạm quyền trong quá trình xử phạt, đảm bảo việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công minh. Việc quy định thêm chức danh có thẩm quyền XPVPHC, kịp thời trao thẩm quyền XPVPHC trong một số lĩnh vực quản lí chuyên ngành cho các chức danh mà Pháp lệnh XLVPHC chưa quy định đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của quản lí nhà nước. “Có thể thấy rõ sự phân hóa trong các quy định về thẩm quyền XPVPHC: Người giữ chức vụ cao hơn được trao thẩm quyền rộng hơn (đương nhiên là trách nhiệm nặng nề hơn); thẩm quyền của Chủ tịch UBND được quy định toàn diện hơn các chức danh hoạt động trong từng ngành hoặc lĩnh vực quản lí cùng cấp; mức tiền phạt trong các lĩnh vực quản lí khác nhau cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với đặc thù của tùng lĩnh vực”( TS. Trần Minh Hương, “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính – Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 8/2008, trang 28. ). “Các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp cho người có thẩm quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay không và giúp cấp trên của họ dễ dàng hơn trong đánh giá kết quả hoạt động XPVPHC nói chung cũng như xác định trách nhiệm của cấp dưới trong những vụ việc cụ thể. Các quy định về ủy quyền được đặt ra tương đối hợp lí. Pháp lệnh XLVPHC quy định rất rõ người có thẩm quyền xử phạt chỉ ủy quyền trong trường hợp vắng mặt; Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ đã những đòi hỏi khá khắt khe khi tiến hành ủy quyền, đó là người có thẩm quyền xử phạt chỉ được ủy quyền cho cấp phó trực tiếp của mình, việc ủy quyền được thể hiện thành văn bản và người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp”( Sđd, trang 29. ). Theo các quy định của pháp luật, không có một hoặc một loại cơ quan riêng nào được thành lập để thực hiện việc XPVPHC mà thẩm quyền xử phạt chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lí hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền XPVPHC thuộc về các cơ quan sau đây: UBND các cấp; Cơ quan công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cơ quan cảnh sát biển; Cơ quan hải quan; Cơ quan kiểm lâm; Cơ quan thuế; Cơ quan quản lí thị trường; Cơ quan thanh tra chuyên ngành; Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không; Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự. Khắc phục tồn tại của những Pháp lệnh XLVPHC trước đây, đồng thời thực hiện xu hướng nâng cao trách nhiệm cá nhân, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã quy định cụ thể thẩm quyền XPVPHC đến những chức danh cụ thể trong các cơ quan này. Mặt khác, một số chức danh trong các cơ quan tư pháp và thi hành án cũng có thẩm quyền xử phạt như thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên, đội trưởng và trưởng phòng thi hành án dân sự. Với các chủ thể trong cơ quan quản lí hành chính nhà nước, thẩm quyền xử phạt được xác định dựa trên nguyên tắc: “Chủ tịch UBND là người có thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương” (Khoản 1 Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 - sửa đổi, bổ sung năm 2008); Người có thẩm quyền trong các cơ quan chuyên môn như hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, thanh tra chuyên ngành, lực lượng cảnh sát… có thẩm quyền xử phạt với những hành vi thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lí. Pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan quản lí khác nhau, đảm bảo không một vi phạm hành chính nào xảy ra lại không bị xử phạt bởi chủ thể có thẩm quyền. Vi phạm hành chính là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội không cao, mức phạt tiền là một trong những dấu hiệu phản ánh sự đánh giá của Nhà nước về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Xét cả về lí luận và thực tiễn, mức phạt tiền đới với người vi phạm hành chính chỉ có ý nghĩa khi được giới hạn ở một mức độ nào đó, nhìn rộng hơn thì không chỉ đối với mức phạt tiền mà với các hình thức xử phạt khác cũng vậy. Chính vì thế, pháp luật về XPVPHC đã quy định thẩm quyền XPVPHC cụ thể cho mỗi cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ: theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008): “3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.” Trong các Pháp lệnh XLVPHC trước (năm 1989 và 1995) đều quy định theo kiểu “…có quyền phạt đến…”, chính quy định này đã làm cho hoạt động XLVPHC trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt là trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, mỗi vi phạm đều phải chịu mức phạt trong giới hạn thẩm quyền của một chủ thể nhưng cộng lại thì mức phạt chung lại lớn hơn mức cao nhất mà chủ thể đó có quyền áp dụng. Pháp luật hiện hành về XPVPHC đã khắc phục được sự thiếu rõ ràng này, Điều 42 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 quy định các nguyên tắc xác định thẩm quyền XPVPHC, cụ thể là: “1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31 đến Điều 40d của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40d của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. 3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.” III. Tính hợp lí của pháp luật về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Thủ tục XPVPHC có vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật về XPVPHC. Thủ tục xử phạm vi phạm Hành Chính không chỉ đảm bảo cho hoạt động Nhà Nước tiến hành hợp lí mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và Nhà Nước. + Về thủ tục ra quyết định XPVPHC, pháp luật quy định việc ra quyết định xử phạt được tiến hành theo thủ tục dưới đây: Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức. Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sử đổi, bổ sung năm 2008), nếu hành vi vi phạm đó chỉ bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì sẽ xử phạt theo “thủ tục đơn giản”. Gọi là thủ tục đơn giản vì theo thủ tục này, khi phát hiện hành vi vi phạm Hành Chính, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt ngay. Điều kiện để áp dụng áp dụng thủ tục này là hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền đã được xác định được đó là hành vi vi phạm nào, tính chất, mức độ vi phạm đồng thời người phát hiện vi phạm phải có đủ thẩm quyền quyết định xử phạt tại chỗ. Điều 54 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định về “thủ tục đơn giản” như sau: “Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định xử phạt tại chỗ. Việc xử phạt tại chỗ không phải lập biên bản, trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt cảnh cáo còn được gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người đó hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên vi phạm đang học tập. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.” Việc pháp luật quy định thủ tục đơn giản cho những vi phạm hành chính nhất định giúp cho việc xử phạt hành chính trở nên linh hoạt, nhanh gọn trong những vi phạm phù hợp, tránh được những phức tạp không cần thiết trong XPVPHC. Bên cạnh thủ tục đơn giản, pháp luật còn quy định thủ tục xử phạt có lập biên bản. Thủ tục này khác thủ tục đơn giản ở chỗ, khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định ngay mà phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Thủ tục xử phạt có cập biên bản được quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) như sau: “Điều 55. Lập biên bản về vi phạm hành chính 1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng. 2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. 3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. 4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.” Pháp luật quy định “thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét thấy cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày” (trích khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) . Trong quá trình XPVPHC, khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lí hình sự có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật nghiêm cấm việc giữu lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lí hàh chính. Như vậy, nếu thủ tục đơn giản tạo điều kiện xử lí vi phạm Hành Chính nhanh gọn thì thủ tục có biên bản đảm bảo xử phạt có cơ sở. Mặt khác, biên bản vi phạm Hành Chính cũng là cơ sở để người bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc khiếu nại và xét xử vụ kiện đối với quyết định xử phạm vi phạm Hành Chính. Việc quy định hai hình thủ tục xử phạt vi phạm Hành Chính tạo sự linh hoạt trong xử phạt, vừa nhanh chóng vừa chính xác trong những khả năng và điều kiện cho phép. Đây là điểm rất hợp lí trong quy định của pháp luật về XPVPHC. + Đối với thủ tục thi hành quyết định XPVPHC: Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định này phải được gửi cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải tự nguyện thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền có thể nộp tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt hoặc nộp tại kho bạc nhà nước. Hết thời hạn tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt buộc cá nhân, tổ chức đó phải thi hành. Quy định này đã giúp tránh được những khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cả người có thẩm quyền xử phạt đồng thời nó cũng giúp hạn chế được những tiêu cực có thể xảy ra trong XPVPHC. KẾT LUẬN Pháp Luật Việt Nam đã có những quy định khá cụ thể, chi tiết và hợp lí về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và thủ tục, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói riêng. Các quy định về XPVPHC phải được thực thi nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC, trong đó việc xác định thẩm quyền và thủ tục xử phạt có ý nghĩa rất quan trọng. Đề tài trên đã đánh giá sơ bộ về tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trong điều kiện hiện tại, chắc chắn những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính sẽ còn phải thay đổi để bắt kịp với những thay đổi của xã hội. Hi vọng rằng trong sự thay đổi ấy, các quy định của pháp luật sẽ phát huy được sự hợp lí đồng thời khắc phục được những hạn chế của mình để pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ngày càng được hoàn thiện. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Văn bản quy phạm pháp luật: 1. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). 2. Nghị định của Chính phủ số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002. 3. Nghị định của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008. Sách, tài liệu, giáo trình: 4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. 5. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005. 6. Viện khoa học pháp lí, Bộ tư pháp, Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. Tạp chí: 7. Đặc san về xử lí vi phạm hành chính, Tạp chí luật học, tháng 9/2003. 8. Số chuyên đề về Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số tháng 9/2002. Website: 9. 10. 11. 12.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHKHC.doc
Tài liệu liên quan