Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn cóvà tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Vốn đầu tư là một chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch của Nhà nước về xây dựng cơ bản. Nó phản ánh khối lượng xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng các tài sản cố định của ngành thuộc khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất biểu hiện bằng tiền.
Nhưng hiện nay vốn đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ bản chỉ bao gồm đầu tư vào các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình công cộng, các công trình phát triển khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, các công trình hành chính sự nghiệp và mạng lưới công trình kỹ thuật hạ tầng thuộc khu vực Nhà nước. Nhà nước không đầu tư vào các công trình sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực tập thể cũng như tư nhân.
55 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh giới giữa nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp là hết sức mờ nhạt. Trong mọi vi phạm đều có sự tác động của cả hai nguyên nhân này, nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ nguyên nhân gián tiếp. Sau đây là một số bất cập và cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Về chủ trương đầu tư và công tác thẩm định.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, lưa chọn công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh kinh tế xã hội khác của dự án. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Nhà nước còn phải quản lý về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Trách nhiệm quản lý Nhà nước là phải làm cho các công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ trương đầu tư trong xây dựng cơ bản chưa thực sự đúng đắn và hợp lý, chưa sát với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và đô thị gây nên tình trạng nhiều công trình xây dựng xong không thể mở cửa đưa vào sử dụng được vì không đảm bảo an toàn, bị thiệt hại,thua lỗ và gây mất mỹ quan. Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư thiếu chính xác, phải điều chỉnh, bổ sung, thậm chí nhiều dự án lớn vừa thiết kế, vừa thi công, vừa lên dự toán. Tình trạng đó đã tạo nên những sơ hở trong quản lý, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư kéo dài.
Nguyên nhân của tất cả sự bất hợp lý, không phù hợp và không hiệu quả ở trên thì đều có nguồn gốc từ công tác thẩm định. Tất cả các dự án đầu tư có công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn đều phải thẩm định theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng kể từ khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng. Mục đích việc lập, thẩm định dự án đầu tư nhằm giúp chủ đầu tư và các cấp ra quyết định dầu tư, cấp giấy phép đầu tư, quyết định xây dựng, cấp giấy phép xây dựng lựa chọn được phương án tốt nhất để quyết định đúng phương hướng và thực hiện xây dựng đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế của dự án. Tuy nhiên trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình vẫn có những vấn đề về cơ chế quản lý chưa được quy định hoăc quy định chưa phù hợp; Việc lập hồ sơ trình thẩm định phê duyệt, các chư đầu tư cũng chưa thực hiện đúng quy định , hồ sơ một số dự án còn thiếu văn bản pháp lý, thuyết minh chưa rõ ràng, tài liệu điều tra cơ bản lập dự án thường sơ lược, đặc biệt về tình cung cầu, giá cả thị trường, tài liệu điều tra khảo sát phục vụ thiết kế thường nêu điển hình, chưa đầy đủ, một số tài liệu chưa chuẩn xác, tài liệu tổng dự toán đều lập theo thiết kế , kỹ thuật chưa được thẩm định, tổng dự toán thường khác nhiều với tổng mức đầu tư đã được duyệt... Do vậy công tác thẩm định trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, cũng như yêu cầu của chủ đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.
1.2) Công tác kế hoạch hoá còn nhiều yếu kém.
Tình trạng bố trí kế hoạch rải mành mành, thiếu tập trung, không sát với tiến độ dự án được duyệt là phổ biến. Cụ thể:
-Thiếu kế hoạch đầu tư xây dựng tổng quát theo ngành và lãnh thổ 5 năm và hàng năm.
-Việc phân phối vốn hàng năm mang tính chất chia phần, dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được duyệt.
-Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho : chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư.
-Nhiều dự án thiếu thủ tục theo quy định của Nhà nước như: dự án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán.... được cấp có thẩm quyề phê duyệt mà vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
-Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm chậm.
1.3) Ban quản lý công trình - Ông "chủ thật " hay " chủ hờ " ?
Hiện nay, nguyên nhân của sự kém chất lượng của nhiều công trình xây dựng cơ bản, sự thất thoát do tham ô những khoản tiền lớn của Nhà nước có sự đóng góp rất lớn từ sự kém trình độ quản lý nghề nghiệp chuyên môn và thiếu tinh thần trách nhiệm của nhiều ban quản lý công trình. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu ban quản lý công trình xây dựng cơ bản phải là người có nghề xây dựng cơ bản. Nhưng hiện nay nhiều ngành, nhiều cơ quan vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị này, từ đó đã làm biến chất nhiều ban quản lý công trình, người đứng tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước Nhà nước quản lý một công trình xây dựng có khi lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trở thành một ông “ chủ hờ”, kẻ tiếp tay, người hợp thức hoá cho sự tham ô tiền của Nhà nước.
Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản hiện nay là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan chủ quản đầu tư, trước Nhà nước , là bên A trong việc trình luận chứng, xin cấp vốn, tổ chức đấu thầu, chọn thầu, đứng ra ký hợp đồng với bên B, dự toán, nghiệm thu công trình, ký chuyển tiền cho bên B... nhưng thực chất họ chỉ là những con “ tốt” . Anh ta là “chủ hờ “ đối với chất lượng công trình nhưng là “ chủ thật” đối với những gì anh ta kiếm chác được khi công trình xây xong. Do ban quản lý công trình không có chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ, bằng cấp phù hợp cho nên tiền của Nhà nước cũng dần dần đi vao túi người khác. Có công trình xây xong , nghiệm thu, thanh toán đã phải xin tiền tu bổ vì xuống cấp như: móng lún, trần dột... , có công trình thì thanh toán quá cho bên B lại phải đi đòi lại. Mặt khác hiện nay nhiều bộ, địa phương thành lập ban quản lý công trình theo khu vực (theo địa bàn hoặc theo khối công tác) khi dự án làm xong bàn giao cho các đơn vị khác sử dụng. Như vậy, ban quản lý công trình là người đại diện cho chủ đầu tư , nhưng lại không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động
1.4) Đấu thầu-Những tiêu cực và hạn chế.
Do đặc điểm của xây dựng và sản phẩm xây dựng nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản là đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Còn chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư chỉ định trực tiếp nhà thầu để đáp ứng yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Trong hai hình thức đó thì đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn, đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi mặc dù được Nhà nước khuyến khích.
Thực tế trong những năm qua, việc áp dụng quy chế đấu thầu (theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996) và những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong nghị định mới (Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999) có rất nhiều vấn đề bất cập, tiêu cực và hạn chế. Cụ thể:
1.4.1-Về đối tượng đấu thầu.
Trước đây, Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 về quản lý đầu tư, xây dựng và nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 về quy chế đấu thầu quy định: Tất cả các dự án đàu tư có mức vốn trên 500 triệu đồng phải thực hiện theo phương thức đấu thầu. Những dự án dưới 500 triệu đồng được áp dụng theo phương thức chỉ định thầu. Quy định nhằm khuyến khích (có tính chất bắt buộc) việc áp dụng rộng rãi đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư. Tuy nhiên, quy định một mức chung cho tất cả các loại dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau như trên chưa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn, một dự án giao thông, với mức 500 triệu đồng thì không đủ làm 1 km đường.
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về quy chế đấu thầu đã quy định: “ Các dự án có chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu”. Chỉ được phép chỉ định thầu đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai địch hoạ cần chỉ định ngay đơn vị thi công có năng lực thực hiện công việc để khắc phục hậu hoạ. Sau đó phải báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu đẻ xem xét phê duyệt.
- Đối với những dự án có tính chất thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Những dự án đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan.
Những quy định về đối tượng dự án phải đấu thầu nêu trên vẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, thể hiện:
- Theo quy định, tất cả các dự án đầu tư đều phải thực hiện phương thức đấu thầu (trừ 3 trường hợp được chỉ định thầu nhưng phải báo cáo thủ tướng Chính phủ và phải được Thủ tướng cho phép), không phân biệt quy mô vốn đầu tư, tính chất công việc. Nhưng trong thực tế có những loại công việc gọn, khối lượng nhỏ, vốn ít chỉ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng như kéo đương dây điện, điện thoại, lắp đặt một số thiết bị nhỏ của các ngành... cũng phải đấu thầu, dẫn đến tiển khai công việc chậm, làm chậm tiến độ thi công.
- Quy định việc chỉ định thầu phải được Bộ kế hoạch và đầu tư thẩm định có ý kiến bằng văn bản trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ sẽ gây những khó khăn về mặt thủ tục, đặc biệt đối với những dự án quy mô nhỏ, có đặc thù riêng, như kéo đường dây điện, điện thoại...
1.4.2-Trình tự thực hiện đấu thầu.
Để chọn một đơn vị trúng thầu ký hợp đồng thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thực hiện 4 bước, 8 công đoạn ( 4 lên, 4 xuống) như sau:
-Lập và xin duyệt kế hoạch đấu thầu ( có hai công đoạn gồm 1 lên, 1 xuống: lập kế hoạch đấu thầu, trình cấp thẩm quyền phê duyệt ).
-Sau khi kế hoạch đấu thầu dược phê duyệt, chủ đầu tư phải tổ chức lập giá trần trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để làm giá chuẩn khi xét thầu ( có 2 công đoạn 1 lên, 1 xuống).
-Tổ chức mở thầu, xét thầu, đánh giá kết quả và xếp loại nhà thầu, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định đơn vị trúng thầu ( gồm 2 công đoạn, 1 lên, 1 xuống).
-Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về chọn đơn vị trúng thầu, chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng kinh tế với đơn vị trúng thầu lại phải trình cấp thẩm quyền phê duyệt hợp đồng
Quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 đã sửa đổi điều kiện này: Chỉ bắt trình cấp thẩm quyền phê duyệt hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị trúng thầu đối với các hợp đồng ký với các nhà thầu nước ngoài, hoặc đối với các nhà thầu trong nước mà kết quả trúng thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trình tự nêu trên khá phức tạp về thủ tục hành chính, đặc biệt đối với những dự án ở xa cấp chủ quản, gây không ít khó khăn, tốn kém mỗi lần đi lại trình duyệt theo từng giai đoạn.
1.4.3-Về xác định giá trần.
Việc xác định dự toán để làm giá chuẩn, giá trầnlàm cơ sở xem xét giá trúng thầu thường chậm, thiếu chính xác, gây lãng phí cho công tác tổ chức đấu thầu.
1.4.4-Tổ chức đấu thầu - Một màn kịch được dựng sẵn.
Do trình độ chuyên môn, nhận thức và các điều kiện để thực hiện đấu thầu xây dựng chưa đồng đều nên chất lượng đấu thầu còn thấp. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các bên B với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tránh sự làm dối, làm ẩu và sự lũng đoạn, Từ đó sẽ hạn chế được bớt sự móc ngoặc, sự thông đồng không có lợi cho bên A, tức là Nhà nước. Tuy nhiên, khi một công trình nào đó đã có quyết định đầu tư với một lượng vốn lớn, lập tức các công ty xây dựng lớn có đủ thế và lực, có khả năng vào nhận thầu sẽ gặp gỡ, hiệp thương trước với nhau, thảo thuận ngầm trước với nhau để tránh việc phải đưa nhau lên “sàn đấu”. Họ dàn xếp trước với nhau để B nào vào mũi chính, sau đó B này sẽ phân chia các hạng mục công trình cho các B khác, hoặc bán công trình lại cho B khác ăn hoa hồng. Khi đã thoả thuận được với nhau rồi thì việc lên “sàn đấu” chỉ là những thủ thuật đóng kịch làm hoa mắt bên A chứ không phải là những cuộc đua tài, khoe sắc..Và ngay cả bên A cũng dùng hình thức đấu thầu giả mạo để nhằm mục đích tư lợi cho mình, bên A sẽ lựa chọn nhà thầu nào mà có khả năng “ lại quả” cho mình nhiều nhất chứ không phải B nào hạ được giá thành hay có giải pháp nào tối ưu để nâng chất lượng và làm đẹp công trình. Tiêu chuẩn xét thầu thường bộc lộ rõ những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu tư đã có ý định chọn. Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài khó nhận ra. Sự móc ngoặc với bên mời thầu là chiến thuật đưa ra giá dự thầu thấp để nắm chắc khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cùng thống nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi phần thiết kế. Có những gói thầu giá trị khối lượng phát sinh lên đến vài chục tỉ đồng.
1.5) Chạy vốn và cấp vốn - Những đường ban lắt léo.
Nói đến xây dựng cơ bản là nói đến vốn, đến tiền. Làm thế nào để có tiền?, đây là cửa ải đầu tiên phải vượt qua..
Từ năm 1990 Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương chuyển từ cơ chế bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản sang cơ chế tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Nhưng cho đến naythì những tồn tại, những thói quen, những tư tưởng về một cơ chế “xin-cho”, “cấp - phát” vẫn còn tồn tại, chưa được xoá bỏ hết. Chính cơ chế cũ đã tạo ra thói quen cho chủ đầu tư không phải mất nhiều công sức trong việc tính toán nguồn đầu tư, đôn đốc, thúc đẩy, cải tiến sản xuất nhằm thu hồi vốn nhanh. Cơ chế “ xin - cho” đã khiến cho các chủ đầu tư trở nên thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đầu tư, càng xin được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, không cần quan tâm hiệu quả đầu tư sẽ ra sao, phân bổ vốn này như thế nào... Chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, tạo tính quan liêu trong việc xét duyệt, cấp phát vốn, gây nên tình trạng tham nhũng, tạo tâm lý luôn có Nhà nước ở bên cạnh, dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, không khuyến khích được việc tự lực cánh sinh. Bắt nguồn từ đó, “chạy vốn “ đã trở thành một bước tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho một công cuộc đầu tư. Theo một số người chạy vốn chuyên nghiệp thì để đảm bảo cho việc chạy vốn thành công phải biết vạan dụng ba bí quyết: “ nhất quen, nhì thế, ba là giỏi biết vận dụng sự nhân danh”. Cách thức phổ thông hiện nay là người ta không cấp cho cùng một lúc mà chia ra làm nhiều đợt, nhiều năm. Như vậy số tiền cấp cho đợt sau sẽ phụ thuộc vào cách xử sự của người được cấp vốn trong đợt trước, tất cả là một vấn đề qua nhiều khâu lắt léo, tế nhị và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình, đổ lên đầu các công trình. Chính vì vậy khâu “chạy, xin , cho. cấp, phát” cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tình hình thất thoát, lãng phí chung của ngành xây dựng.
1.6) Tình trạng "Một cửa mà có nhiều chìa khoá".
Trong những năm qua Nhà nước ta đã liên tục cải tiến các thủ tục, chính sách nhằm nâng cao tiến độ và hiệu quả đầu tư trong xây dựng cơ bản, chính sách “một cửa“đã được thực hiện nhưng tình trạng “một cửa mà có nhiều chìa khoá”, một cửa mà lại cửa quyền, hay tình trạng chỉ quản có một cửa vào, còn bỏ ngỏ cửa ra và buông lỏng quản lý cũng gây không ít tai hại và thiệt thòi cho nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Cửa thì giảm đi nhưng thủ tục thì vẫn còn rối rắm.Có những công trình đặc biệt khi đã qua được cửa chính thì lai phải luồn qua không biết bao nhiêu cửa ngách, cửa hậu thì mới xong việc. Chẳng thế mà một công trình xây dựng cơ bản hiện nay phải gánh trên nó ngoài khối lượng sắt, thép, bê tông khổng lồ trên một nền đất không lấy gì làm đảm bảo vững chắc cộng thêm cái “nền xã hội” phức tạp, rối rắm... nên bị móng lún, trần dột, tường nứt cũng không có gì ngạc nhiên cho lắm.
1.7) Thất thoát trong xây dựng cơ bản bắt nguồn từ các văn bản pháp quy.
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựngcơ bản, công tác quản lý xây dựng cơ bản ở nước ta đã có một quá trình phát triển tương đối dài. Các văn bản pháp quy lần lượt ra đời để nhằm giúp cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn.
- Ngày 6/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra nghị định số 232-CP ban hành điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.
- Ngày 2/11/1983 Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của UBKHNN và UBXDCBNN ra đời nhắm hướng dẫn thẩm tra, xết duyệt Luận chứng kinh tế- xã hội các công trình xây dựng cơ bản.
-Ngày 8/8/1985 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 217-HĐBT.
- Ngày 19/9/1985 ban hành nghị định số 237 - HĐBT.
- Tháng 5/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 80 -HĐBT nhằm cụ thể hoá quyết định số 217-HĐBT.
- Ngày 7/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số385-HĐBT ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựngsửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo nghị định số 232-CP.
- Ngày 20/10/1994 Chính phủ ra nghị định số 177-CP ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng thay thế điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành kèm theo nghị định số 385-HĐBT.
- Ngày 16/7/1996 ra nghị định 42-CP và ngày 28/8/1997 ra nghị định 92-CP nhằm sửa đổi, bổ sungđiều lệ trên.
Những nội dung trong văn bản được sửa đổi lần cuối cùng về cơ bản đã khắc phục đáng kể cơ chế bao cấp trong đầu tư xây dựng, tiếp cận gần với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để chuyển đổi hoạt động đầu tư và xây dựng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên rà soát lại các văn bản trên có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau, thậm chí loại trừ nhau, trong ngôn từ chính thức lại không ghi rõ văn bản nào là được áp dụng hay loại trừ văn bản nào, Vì vậy các bên B luôn tìm cách vận dụng những điều có lợi cho họ mà không ai bắt bể được vì các ddiều khoản đó đều do Chính phủ ban hành, và từ những khe hở đó đã giúp cho các bên B lách ra được những khoản tiền tỉ.
1.8) Mấy cách quyết toán khống trong xây dựng cơ bản.
Tại sao các công trình xây dựng cơ bản hiện nayqua nhiều cấp duyệt mà sự thanh quyết toán vẫn êm trôi những khoản tiền gian? Người ta đã làm cách nào để lọt lưới cả khoản tiền lớn hàng trăm triệu đồng như vậy, mặc dù không phải khâu nào cũng tiêu cực ? Hiện nay, chủ yếu người ta hạch toán gian về mặt khối lượng và các hạng mục sau đây:
1.8.1- Phần móng.
Để xây dựng những công trình nhà cao tầng, phải làm móng cọc và bè xi măng khung thép. Trong nhiều công trình, người ta đều khai tăng độ dài cọc phải đóng, độ dày của bê tông cũng như chủng loại sắt thép. Tất nhiên, để làm được việc khai gian dối này phải có sự thông đồng của phía thiết kế. Rất nhiều công trình, phía thiết kế đã chủ động thiết kế dư ra, khi thi công bên B cứ việc rút bớt đi mà không ảnh hưởng tới độ bền vững của công trình. Khi quyết toán, người ta cứ đàng hoàng quyết toán theo thiết kế mà không sợ bị phát hiện vì nó chôn dưới lòng đất.
1.8.2- Phần thân khung nhà.
ậ phần này quyết toán khống khối lượng thường khó hơn. Nếu khai tăng khối lượng sắt, thép, xi măng, gạch... thì dễ dàng bị phát hiện mà hầu hết là khai tăng kích cỡ của các loại vật liệu như: Phần thép phi nhỏ người ta quyết toán phi to hơn, tăng mác bê tông, tăng độ dày kính...
1.8.3- Khai tăng nhân công.
Khi khối lượng sắt, thép tăng thường kéo theo việc tăng nhân công, bởi vì nhân công được tính theo khối lượng bê tông, tường. Ngoài ra, nhiều công trình còn lợi dụng cần phải làm thêm giờ để vận dụng chế độ trả lương theo ca cao hơn bình thường, nhưng thực chất lại không trả theo đúng chế độ lương được hưởng của người công nhân.
1.8.4- Quyết toán khống vào tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền quan hệ, phần việc phát sinh.
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng giá công trình là những khối lượng phát sinh thêm trong qúa trình thi công phải xử lý. Hiện nay, ít công trình xây dựng cơ bản có được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh từ đầu, trong quá trình thi công thường dẫn đến sự phát sinh các hạng mục công việc mới do thực tế đòi hỏi. Những khối lượng này thường phát sinh khi thi công phần móng của các công trình công nghiệp lớn như nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ điện... gặp phải hang động ngầm, hiện tượng cát chảy, xói ngầm... phải xử lý tốn kém và kéo dài thời gian xây dựng. Những phát sinh này lại thường không thể áp dụng theo định mức đơn giá và chính đó cũng là những khe hở tiêu cực.Khi thanh toán những khối lượng phát sinh thêm bên B bao giờ cũng khai tăng lên, do đó làm tăng giá thành xây dựng và tăng vốn đầu tư.
1.8.5- Khai tăng giá những vật liệu không có trong đơn giá được Nhà nước ban hành.
Bởi vì, hầu hết quy trình, quy phạm, định mức, đơn giá ... hiện nay đang thực hiện vẫn theo khuôn mẫu từ thời bao cấp, không còn phù hợp với cơ chế thi trường hiện nay ở nước ta. Các định mức tiêu hao vật chất hiện chứa nhiều yếu tố bao cấp, tạo ra lãng phí lớn về tiền vốn và của cải vật chất. Cơ chế lập giá và quản lý giá trong xây dựng cơ bản quá rắc rối, phát sinh cửa quyền, tiêu cực, mà thực chất là thực chi thực thanh, dưới nhiều kiểu vòng vèo để hợp pháp hoá khi quyết toán. Giá trong xây dựng cơ bản thường ban hành chậm làm ảnh hưởng đến việc thanh toán khối lượng hoàn thành.
Tất cả những phù phép trên trong khâu nghiệm thu thanh toán đều nhằm tạo ra những khối lượng xây dựng ma, tăng giá vật tư ... để rồi chia nhau ăn từ người khai đến người nghệm thu.Trong nhiều năm nay, nhiều dự án khi hoàn thành được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không thực hiện nghiêm công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành như: thuỷ điện Hoà bình, thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Phú Mỹ, apatit Lao Cai, hệ thông thuỷ lợi Ajunhạ, nhà máy xi măng Hoàng thạch, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn... Và có ai dám chắc rằng những công trình đó được xây dựng hoàn toàn không có một tiêu cực nào. Tại sao sau khi công trình hoàn thành lại không lập báo cáo quyết toán mà theo quy định của Nhà nước là phải có ?
1.9) những thủ đoạn gian lận trong hạch toán nhằm dấu doanh thu và lợi nhuận.
- Làm thành hai hợp đồng kinh tế với hai đơn vị khác nhau.
- Dùng hình thức xuất nhập khẩu để chuyển lợi nhuận không thể chia nhau được ở trong nước ra nước ngoài rồi vòng trở về bằng hàng.
- Hạch toán nhập nhèm khoản tiền thuộc tài khoản nàysang khoản kia để tạo khe hở và ngụy trang che đậy một khoản tiền không hợp pháp.
2/ Sự cần thiết phải chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trước tình hình sử dụng vốn kém hiệu quả như hiện nay và đặc biệt đối với một nước chậm phát triển và “ đói vốn” nghiêm trọng như Việt nam thì yêu cầu chống thất thoát, lãng phí vốn đang được đặt ra một cách cấp thiết. Hiện nay, tình trạng lãng phí đang diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng đến sản xuất tiêu dùng, từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động... Nhưng thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản dược coi là nghêm trọng nhất. Trong đầu tư xây dựng cơ bản khi quy mô tổng nguồn vốn đã chiếm gần 30% tổng sản phẩm trong nước ( GDP) thì sự lãng phí, thất thoát chỉ với 10% đẫ lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng. Mà ở đây con số thất thoát ước tính đã lên tới mức báo động 20%, 25%, thậm chí 30% hoặc hơn thế nữa, Và sự lãng phí còn nghiêm trọng hơn khi so sánh với quy mô, hiệu quả sản xuất còn thấp, mức sống còn nghèo và càng nghiêm trọng khi còn nhập siêu, vay nợ lớn. Bởi lẽ, trong hàng trăm nghìn tỉ đồng đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn trong nước mới chỉ đạt khoảng 60%, còn 40% là nguồn vốn vay nước ngoài. Chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện chiếm trên 20% tổng chi ngân sách Nhà nước và chiếm gần 20% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có đến gần 50% là vay nợ, viện trợ. Vì vậy nếu thất thoát, lãng phí sẽ gây ra thiệt hại “ kép” : vừa không tạo ra công trình, vừa tăng nợ do lãi chồng nên vố vay. Bởi thế, chỉ cần mỗi công trình, mỗi khu công nghiệp tiết kiệm, phấn đấu hạ giá thành 1 - 2% hoặc thi công không vượt quá dự toán được duyệt thì sẽ không những sẽ tiết kiệm được nhiều tỉ đồng mà còn xây dựng nên những công trình đẹp, chất lượng cao, giá thành thấp phục vụ cho nhu ccầu thiết yếu của con người, đồng thời tăng khả năng trả nợ. Đó là tác động trực tiếp của việc thực hành tiết kiệm, ngoài ra nó còn có tác độnggián tiếp đó là: ngành xây dựng phát triển, có uy tín, đảm bảo chất lượng sẽ thúc đẩy các ngành khác cùng phát triểnvà nâng cao đới sống cho người dân một cách đồng đều, từ đó đất nước sẽ phát triển đi lên, theo kịp với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu hướng phát triển chung của thế giới.
Phần 3: những giải pháp nhỏ cho những điều nan giải lớn.
I - Đánh giá chung về tình hình chống thát thoát, lãng phí hiện nay.
Phòng và chống tham ô, thất thoát, lãng phí trong tình hình xã hội ta hiện nay là một điều nan giải lớn, đặc biệt trong công tác xây dựng cơ bản. Không thể chống được thát thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản một cách triệt để được và mọi cái đều tuỳ thuộc vào những người có liên quan họ định “ ăn” bao nhiêu, họ định xây dựng công trình này như thế nào, bởi vì mọi sự kiểm soát đều dễ dàng bị vô hiệu hoá. Vậy muốn quản lý tốt nhằm chống hay hạn chế sự thất thoát, lãng phí thì nên bắt đầu từ đâu ? Nên từ gốc hay từ ngọn của vấn đề ?
Theo sự nghiên cứu thực tiễn và qua ý kiến của một số người thì trong xây dựng cơ bản, các thủ tục xét duyệt, các văn bản pháp quy, định mức đơn giá là ngọn của vấn đề, muốn chống được thất thoát trong xây dựng cơ bản phải đi từ gốc, đó là quản lý con người. Con người đứng đắn, có tri thức, có phẩm chất trung thành sẽ xây dựng nên những công trình có chất lượng. Con người tham lam, vô trách nhiệm, dốt nát sẽ xây mên những công trình kém chất lượng, giá thành cao.
Trước hết nói về vấn đề gốc, đó là quản lý con người như thế nào ? Con người là chủ thể hoạt động trong mọi lĩnh vực, là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến thất thoát, lãng phí hay không, nhiều hay ít. Hiện nay mặc dù việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng được nhiều Bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc, nhiều dự án bảo đảm hiệu quả, hạn chế lãng phí, tiêu cực nhưng vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty chưa quan tâm thực hiện đầt đủ, nghiêm túc các quy định về Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng. Bởi lẽ, cho dù Nhà nước có ra quyết định thế nào đi chăng nữa và vẫn biết rằng “ cái tâm” của họ không cho phép họ làm như vậy, họ biết làm như vậy sẽ là sai trái, làm xong thấy bất ổn không yên nhưng hoàn cảnh thực tế đã bắt buộc họ phải làm như vậy. Trước hết là vì để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người họ cần phải có tiền, vì “ miếng cơm manh áo”. Cứ nhìn vào chế độ lương bổng , đãi ngộ như hiện nay thì làm sao người ta tồn tại được mà làm việc, đấy là chưa nói đến những hoàn cảnh đặc biệt như: gia đình cán bộ công nhân viên chức làm sao có đủ tiền để nuôi con ăn học mà còn phải nuôi, chu cấp cho những người thân khó khăn mình... Rồi đến khi cuộc sống đã ổn định thì lòng tham của con người lại không dừng lại ở đó. Bởi lẽ, thất thiên hạ làm vậy thì tội gì mình không làm, mình thật thà, trung thành với công việc thì có ai khen mình đâu, thiên hạ họ làm thì có mấy kẻ bị vào tù ? , mình làm thì họ biết đấy là đâu. Và thế là con người cứ dần dần bị lún sâu vào tiêu cực. Chẳng thế mà mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều biện phápquản lý mà tình hình thấy thoát khônh những không giảm mà lại còn gia tăng. Chính vì con người bị buông lỏng, chưa quản lý được đúng nên tiêu cực phát sinh, cộng với chế độ “ Ân” không ra “ Ân”, “ Uy” không ra “ Uy” ở nước ta hiện nay càng làm cho vấn đề trở nên sâu sắc hơn. Đây chính là cái gốc của vấn đề.
Tiếp theo, cái ngọn của vấn đề hiện nay thì ra sao ? Hiện nay, các văn bản pháp quy nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng còn nhiều sơ hở và chưa mang đầy đủ ý nghĩa và giá trị của một văn bản pháp quy mà mang ý nghĩa của một văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, nên nười ta không tuân thủ thì cũng chẳng làm sao cả. Chính vì thế càng làm chất xúc tác khiến con người lao sâu vào vòng tiêu cực.
Như vậy, công tác chống thất thoát, lãng phí vốn ở nước ta hiện nay chưa thực sự nghiêm minh, chặt chẽ và đến nơi đến chốn, chưa thực sự sát sao, cần phải đưa ra các giải pháp và thực hiện một cách nghiêm túc để góp phần chống thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản.
II Một số kiến nghị và giải pháp nhằm chống thát thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Một số kiến nghị.
Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng bằng hình thức xã hội hoá đầu tư.
ở đâu có nhu cầu đầu tư và có đầu tư của Nhà nước thì đều cần được chuyển sang thí điểm các hình thức xã hội hoá đầu tư, đấu thầu chủ đầu tư.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mới hiệu quả, nhưng nó thay đổi cơ bản về tổ chức chỉ đạo, biện pháp hoạt động và cả nếp nghĩ, phong cách lao động. Đặc trưng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là chuyển một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Sự chuyển đổi kế thừa có chọn lọc, tạo ra cơ chế mới, một tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn. Nhà nước bớt gánh nặng do thua lỗ, quyền lợi của người lao động được cải thiện. Như trước đây các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên khi nhà nước lơ là, sơ hở, thiếu quan tâm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra thì các doanh nghiệp cũng tìm mọi cách để bớt xén, moi tiền của Nhà nước, khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, lụi bại dần, tội đâu Nhà nước chịu hết. Còn khi cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ góp phần nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, bởi lẽ đây là doanh nghiệp của mình, mình có phần đóng góp trong đó, mình phải điều hành, quản lý ra sao để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nếu lời thì mình được hưởng còn lỗ thì mình phải chịu. Vốn đem đi đầu tư của doanh nghiệp trong đó có phần vốn của mình nên khi đầu tư xây dựng thì phải chọn phương án nào có chi phí thấp nhất nhưng đem lại lợi ích cao nhất có thể.Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, lĩnh vực xây dựng cơ bản, nơi lâu nay vẫn thừa năng lực lao động và thiết bị kỹ thuật thi công nhưng thiếu vốn sẽ có thể thông qua thị trường chứng khoán tạo cơ hội phát triển mạnh hơn, nhất là đối với các công trình xây dựng lớn cần huy động nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của nước ta hầu hết vẫn còn có rất nhiều khó khăn, hoạt động thì bấp bênh, thiếu vốn lớn, nếu để cho “ tự lực, tự cường” hoàn toàn thì không đủ khả năng để tham gia vào những dự án lớn. Do đó, Nhà nước tham gia cổ phần ( đặc biệt là cổ phần kỹ thuật - vốn của Nhà nước mua máy móc, thiết bị) đối với những doanh nghiệp này để sẵn sàng chia sẻ khó khăn và bán lại cổ phần khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Trong thực tế, từ đầu năm 1998 đến nay, theo đề nghị của các tổng công ty và công ty thuộc Bộ quản lý, Bộ xây dựng đã lựa chọn một số doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiến hành cổ phần hoá. Nói chung, các doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều tăng trưởng đáng kể về vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, công việc làm và thu nhập bình quân của người lao động, cổ tức chia ra cho mỗi cổ đông mua cổ phiếu đều cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm, trình độ lao động của cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong các công ty cổ phần được nâng cao rõ rệt.
Nhà nước đặt hàng công trình thay cho cấp phát vốn đầu tư.
Tất cả các công trình xây dựng đều có thể được mua bán như hàng hoá trên thị trường bất động sản. với nguồn vốn ngân sách tập trung hàng năm, nhà nước tổ chức đấu thầu, chọn nhà thầu xây dựng các công trình theo quy hoạch kế hoạch. Nếu đấu thầu công trình cần để các ngân hàng cùng tham gia đấu thầu. Như vậy, cùng lúc đấu thầu cả về xây dựng cơ bản, cả về hiệu quả đồng vốn, tính lựa chọn của đấu thầu sẽ cao hơn, tốt hơn hẳn cách cấp phát. Phương pháp này làm cho tiến độ đầu tư nhanh hơn, từ đó làm giảm ứ đọng vốn và lãng phí sẽ giảm, đồng thời các ngân hàng cho vay được nhiều hơn, xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, sách nhiễu lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu, giúp ngăn chặn dược tình trạng chạy vốn, chạy dự án, phân tán vốn đầu tư, từ đó sẽ giảm được tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực.
Đấu thầu tín dụng.
Mặc dù cơ chế “ xin- cho” đã được chuyển đổi sang cơ chế “ tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư” nhưng những thói quen, tập tục, lề lối làm việc của cơ chế cũ vẫn chưa hoàn toàn được xoá bỏ, mà vẫn còn tồn tại, cần phải xoá bỏ ngay bằng cách: “Đấu thầu tín dụng”. Gải pháp đưa ra là : Tất cả các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, hàng năm Nhà nước công bố kế hoạch, xác định rõ quy mô, tiến độ, chủ dự án, ... rồi mời một số ngân hàng thương mại đấu thầu khoản tín dụng này để chọn ngân hàng tốt nhất, chấm dứt tình trạng “ chạy, xin, cho, cấp, phát”. Giải pháp này sử dụng công cụ lãi suất ngân hàng để ngăn chặn tình trạng các bộ, các cấp chính quyền tranh thủ xin kinh phí của Nhà nước bởi vì đối với những công trình không hiêu quả sẽ không trả được nợ. Đấu thầu tín dụng là một hình thức mới, có ưu điểm là chọn được ngân hàng thắng thầu có tối ưu các điều kiện về giỏi nghiệp vụ và tín nhiệm cao đối với khách hàng để quản lý toàn bộ khoản tín dụng dành cho dự án, sẽ tránh được tình trạnh Ngân hàng độc quyền. Chính cách này tạo ra sự cạnh tranh để quản lý và phục vụ tốt hơn nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Cấp vốn tạm ứng và xã hội hoá đầu tư bằng hệ thống các chính sách.
Do tình hình ngân sách khó khăn nên Nhà nước không thể giữ nguyên cơ chế bao cấp mà chuyển sang cơ chế “ tự vay tự trả”, nhưng các doanh nghiệp xây dựng của nước ta vẫn còn rất khó khăn, thiếu vốn, nên đối với các đơn vị thi công không được cấp ứng vốn (trừ dự án đấu thầu), khi thi công phải vay ngân hàng với lãi suất cao, việc thanh toán lại chậm dẫn tới tình trạng nợ nần dây dưa lẫn nhau ( giữa chủ đầu tư với nhà thaàu, giữa nhà thầu với nhau, giữa nhà thầu với ngân hàng, giữa nhà thầu với nhà cung cấp...). Bởi vì, do đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng chi phối, để tiến hành thi công một công trình, dự án các nhà thầu phải có một lượng vốn lưu động để mua vật tư, chuẩn bị xây dựng... khá lớn. Hàng năm nhà nước phải bố trí một lượng vốn khá lớn để xử lý tồn tại, xong hiện tượng đó vẫn xảy ra trong nhiều năm mà vẫn chưa khắc phục dứt điểm. Để khắc phục những tồn tại trên việc nghiên cứu ban hành một cơ chế cấp vốn tạm ứng là điều kiện cần thiết, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng và cũng là để giảm bớt thất thoát cho Nhà nước. Đồng thời phải có giải pháp cấp bách để hạ lãi suất tín dụng, cần có sự phối hợp tích cực các chính sách lãi suất với chính sách khuyến khích đầu tư như: giảm thuế, giảm lệ phí... đồng thời tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính thay cho kiểu ‘ thách đố’ vượt qua thủ tục đầu tư. Nhà nước nên góp cổ phần bằng đất, miễn giảm tiền thuê đất, thuế đất...
Cần thay đổi hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong xây dựng cơ bản.
Hầu hết quy trình, quy phạm, định mức hiện nay đang thực hiện vẫn theo khuôn mẫu từ thời bao cấp, không còn phù hợp với cơ chế hiện nay. Các định mức tiêu hao vật chất còn chứa nhiều yếu tố bao cấp. Mặt khác, trong hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong xây dựng cơ bản còn thiếu nhiều khoản mục quan trọng, đây chính là chỗ sơ hở để các bên B lợi dụng khai tăng giá nhằm tham ô tiền của Nhà nước. Do vậy, về tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng cần nghiên cứu kiểm tra và hệ thống hoá áp dụng thống nhất trong thiết kế và xây dựng. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần nghiên cứu hoàn thiện và ban hành định mức dự toán cơ sở phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, diều kiện xây dựng và biện pháp thi công các công trình xây dựng hiện nay, bổ sung những dịnh mức, đơn giá còn thiếu. Và để hoà nhập với khu vực và thế giới ngành xây dựng cần tiến hành áp dụng hệ thống quản lý châts lượng theo ISO 9000 nhằm giúp chúng ta phương hướng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng một cách hữu hiệu nhất.
Giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan cấp phát.
Theo mô hình tổ chức hiện nay, mối quan hệ này thể hiện ở hai cấp:
- Đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương: cơ quan cấp phát là kho bạc Nhà nước trung ương và hệ thống kho bạc các địa phương, cơ quan chức năng tài chính là vụ đầu tư - Bộ tài chính. Để giải quyết mối quan hệ này , nên chăng: Vụ đầu tư sau khi kiểm tra danh mục phân khai kế hoạch đầu tư của các ngành nên chuyển kế hoạch đầu tư gửi kho bạc Nhà nước trung ương, áp dụng cấp vốn đầu tư theo hạn mức nhằm hạn chế tình trạng thừa thiếu vốn giả tạo trên địa bàn các địa phương.
- Đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương: ở các tỉnh thành phố, cơ quan tài chính là sở tài chính vật giá ( hoặc phòng tài chính huyện, đối với các dự án do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp cho huyện), cơ quan cấp phát là Kho bạc Nhà nước tỉnh hoặc huyện. Sở tài chính vật giá thông báo danh mục dự án và hạn mức vốn đầu tư trong năm kế hoạch của từng dự án cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố. Khi ngân sách tỉnh, thành phố có nguồn, sở tài chính vật giá chuyển vốn để Kho bạc Nhà nước cấp phát vốn đầu tư cho những dự án có khối lượng thực hiện đủ điều kiện cấp vốn thanh toán. trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của tỉnh, thành phố, có thể chỉ định đích danh số vốn cấp cho từng dự án sát với mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
Về công tác đấu thầu.
- Nên cho ra đời một loại công báo về đấu thầu để yêu cầu các chủ dự án phải công khai các dự án, nhằm đảm tiêu chí cạnh tranh và công bằng trong đấu thầu.
- Thành lập một danh mục các nhà tư vấn trong thẩm định dự án và yêu cầu họ phải mua bảo hiểm đối với dự án họ chịu trách nhiệm tư vấn thẩm định.
Về công tác quyết toán công trình.
1.5.1- Giải quyết mối quan hệ giữa cấp phát vốn đầu tư với công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Nhiều công trình khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng nhưng không thực hiện nghiêm công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Để khắc phục tình trạng này nên chăng giữ lại 5% giá trị từng hợp đồng xây lắp để thanh toán vào giai đoạn sau khi báo cáo quyết toán đực cấp có thẩm quyền phê duyệt cả gốc và lãi suất theo tiền gửi ngân hàng ( 5% giá trị hợp đồng). Việc quy định này sẽ tạo mối quan hệ ràng buộc đối với công tác quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, song vẫn đảm bảo bảo toàn vốn thanh toán cho nhà thầu.
1.5.2- Nội dung và chế độ báo cáo thực hiện đầu tư hàng năm.
Cần quy định chủ đầu tư phải báo cáo hàng năm tình hình thực hiện đầu tư với cơ quan cấp phát ( để cơ quan cấp phát tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính) và cơ quan chủ quản cấp trên các chỉ tiêu cơ bản về giá trị hiện vật như: Giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu đề nghị thanh toán trong năm kế hoạch và luỹ kế từ khởi công đến kỳ báo cáo, vốn đầu tư được cấp phát thanh toán của năm kế hoạch và luỹ kế từ khởi công đến kỳ báo cáo, giá trị khối lượng hoàn thành được chưa được cấp vốn thanh toán... Báo cáo cần phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan và nêu ra biện pháp khắc phục. Nên đưa công tác lập báo cáo vào chế độ bắt buộc trong cơ chế quản lý.
1.5.3- Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Cần quy định nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho từng loại đối tượng dự án khác nhau:
- Nội dung báo cáo quyết toán của những dự án thực hiện theo phương thức đấu thầu.
- Nội dung báo cáo quyết toán của những dự án thực hiện theo phương thức chỉ định thầu.
--Nội dung báo cáo quyết toán những dự án hoặc hạng mục thực hiện theo phương thức khoán gọn.
- Nội dung báo cáo quyết toán của các tiểu dự án.
Nội dung báo cáo quyết toán của hạng mục công trình hoàn thành.
1.5.4- Thẩm tra báo cáo quyết toán.
Cũng cần quy định cho từng đối tượng dự án khác nhau như trên.
1.5.5- Phí và quản lý phí thẩm tra quyết toán.
Phí thẩm tra quyết toán nên quy định theo nhiều khung bậc hơn, tỷ lệ trích phí cũng cần phân biệt theo từng loại đối tượng dự án ở trên. Phí này nên trích theo tỷ lệ, gửi cơ quan chức năng thẩm tra báo cáo quyết toán quản lý và sử dụng theo nguyên tắc tài chính.
2/ Một số giải pháp.
2.1) Về chủ trương đầu tư.
Cần phải cân nhắc, tính toán chính xác, kỹ lưỡng, có tính đến hiệu quả lâu dài và các nhân tố ảnh hưởng rồi mới ra quyết định là đầu tư vào dự án đó hay không? Dự án đó sẽ đem lại những hiệu quả gì ? Nghĩa là phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, xem xét tính khả thi và lập dự án đầu tư một cách chi tiết, với mọi khía cạnh rồi từ đó mới bỏ vốn để đầu tư. Khi nghiên cứu các dự án khả thi cần phải so sánh kỹ nhiều phương án với những ý đồ khác nhau để tìm được dự án có hiệu quả nhất. Ngay trong quá trình lập dự án đã phải khống chế, ước tính được giá thành xây dựng một cách tương đối, hợp lý. Do đó khi lập dự án khả thi phải căn cứ quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể của từng địa phương, từng vùng, điều kiện kinh tế, xã hội ở nơi sẽ xây dựng công trình. Nội dung của dự án khả thi phải nêu được sự cần thiết, những căn cứ để xác địnhphải đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, các phưopưng án lựa chọn địa điểm cụ thể, phương án lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng công trình, nguồn cung cấp nguyen liệu, vật liệu, năng lượng, nhân lực trong quá trình khai thác, vận hành sau này, giá thành sản phẩm khi công trình đi vào khai thác ổn định, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự báo phát triển về tương lai gần.
Đặc biệt trong khâu thiết kế công trình cần phải được tổ chức có chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước ban hành. Bởi vì hiện nay có rất nhiều công trình xấu, kém do lỗi của các nhà thiết kế: thiết kế không chính xác, không chi tiết để thi công, làm tới đâu hoàn chỉnh nghiệm thu tới đó, quyết toán tới đó. Những sự phát sinh đó là một trong những thất thoát lớn trong —, nếu ta thực hiện tốt thì có thể tiết kiệm được 5%-10%.
2.2) Về công tác kế hoạch hoá.
Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải ( hàng năm tổng số dự án do các ngành, các địa phương bố trí vào kế hoạch đầu tư khoảng trên, dưới 1000 dự án), thiếu điều kiện, làm chậm tiến độ cấp phát vốn đầu tư cho dự án như đã xảy ra trong nhiều năm qua, các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 cuả năm làm kế hoạch. Đây là điều kiện tiên quyết để được ghi kế hoạch đầu tư, cũng là điều kiện tiên quyết không được phép châm chước khi cấp phát vốn đầu tư.Đồng thời, phải bố trí, điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp giữa ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp, bố trí kế hoạch tập trung, sát với tiến độ dự án được duyệt,những dự án phải có đủ điều kiện ghi kế hoạch mới bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm, để từ đó triển khai kế hoạch đấu thầu.
- Với kế hoạch đầu tư hàng năm: chỉ bố trí khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn ( kế hoạch 5 năm) theo ngành, vùng lãnh thổ. Trên cơ sở đó bố trí, phân phối vốn phù hợp, và công tác chuẩn bị đầu tư phải đảm bảo đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.
2.3) Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của ban quản lý công trình.
Cần phải tổ chức lại ban quản lý dự án, bảo đảm chủ đầu tư thực sự gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài sản khi dự án kết thúc đưa vào hoạt động Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động đầu tư và xây dựng. Đông thời nâng cao trình độ quản lý, nghề nghiệp chuyên môn của ban quản lý công trình, phả quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh chủ đầu tư, nghĩa là: Người đứng đầu ban quản lý công trình phải là người có nghề — để ban quản lý công trình trở thành “ ông chủ thực sự” chứ không phải là “ ông chủ hờ” như hiện nay.
2.4) Chấn chỉnh và hoàn thiện công tác đấu thầu.
2.4.1- Về đối tượng đấu thầu.
- Cần phải quy định mức vốn được áp dụng hình thức chỉ định thầu cho từng ngành khác nhau ( chứ không nên quy định mức 500 triệu đồng chung cho tất cả các loại dự án như trong nghị định 43 CP ngày 16/7/1996.
- Cần phải quy định một số loại công việc theo quy mô thích ứng cho một số ngành có khối lượng nhỏ, vốn ít, chỉ vài chục triệu đến vài trăm triệu như: Kéo đường dây, lắp máy... có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc khoán gọn.
2.4.2- Về trình tự thực hiện đấu thầu.
Cần nghiên cứu để phân loại dự án, phân cấp xét duyệt từng khâu, chỉ nên trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt khâu đầu tiên 9 kế hoạch đấu thầu, bao gồm cả duyệt gá trần) và khâu cuối cùng của công tác tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị trúng thầu.
2.4.3- Về xác định giá trần.
Cần coi trọng và đề cao kỷ luật dự toán công trình, dự án đầu tư từ khâu lập, thẩm định dự toán đến phê duyệt thiết kế, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền. Quá trình lập, thẩm định để phê duyệt tổng dự toán của dự án phải bám sát chế độ định mức kinh tế- kỹ thuật hiện hành của Nhà nước, giá cả trên từng địa bàn tỉnh, thành phố có dự án được triển khai thực hiện.
2.4.4- Về khâu tổ chức đấu thầu.
Khi tổ chức đấu thầu và xét trúng thầu cần phải căn cứ vào “ Quy chế đấu thầu xây dựng’ được ban hành trong nghị định 88/1999/NĐ-CP ra ngày 1/9/1999, Phải thật sự khách quan và công khai mở thầu. Không được tổ chức đấu thầu một cách hình thức, như một màn kịch được dựng sẵn hay một trận đấu đã được dàn xếp trước tỉ số để nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu và từ đó làm hạ giá thành công trình, giảm tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Muốn vậy trong quá trình đấu thầu phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và quản lý một cách chặt chẽ.
2.5) chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật trong khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
Nhà nước cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác quyết toán công trình, dự án hoàn thành trên các mặt:
- Đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian.
- Thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt.
2.6) Hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiện nay, các văn bản pháp quy trong xây dựng cơ bản giống như các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, có rất nhiều sơ hở, cần phải rà soát lại để quy định một cách chặt chẽ hơn, cụ thể hơn là: áp dụng văn bản nào, quy định lại những điều khoản chồng chéo, mâu thuẫn nhau, bổ sung những điều khoản còn thiếu và những chỗ còn sơ hở, có những điều khoản quy định về hình thức xử phạt cá nhân, đơn vị không tuân theo quy định của Nhà nước và có những biện pháp để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản này.
Trên đây là một số những giải pháp nhỏ nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và để chế quản những nhũng nhiễu đã đến mức quá đà trong công tác xây dựng cơ bản. Tuy rằng, đây chỉ là những giải pháp, kiến nghị nhỏ trong số vô vàn các giải pháp khác, từ vi mô đến vĩ mô, nhưng là những giải pháp căn bản nhất. Bởi vì, đây là một vấn đề lớn nên cần được sự tham gia bàn luận của nhiều người và đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành cùng thực hiện thì công tác đầu tư trong xây dựng cơ bản mới thực sự có hiệu quả.
Kết luận
Thời đại mới cần có sự chuyển biến mới theo xu hướng ngày càng tích cực hơn, hiệu quả hơn. Nền kinh tế của nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá cứng nhắc sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Từ sự chuyển hương chung đó thì cơ chế quản lý, cách thức làm việc cũng phải thay đổi cho phù hợp để đảm bảo “ Tri” và “ Hành” luôn nhất quán, tạo nên hiệu quả cho nước nhà. Chúng ta là một nước nghèo, đang thiếu vốn đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu hạ giá thành, tiết kiệm vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản là yêu cầu cấp bách và khách quan của nền kinh tế.
Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản của nước ta đang là một điều nhức nhối đáng quan tâm nên mặc dù chỉ là một sinh viên đang ngồi trên ghế của một giảng đường đại học nhưng em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nêu trên với hy vọng rằng ý kiến nhỏ bé của cá nhân mình sẽ có một chút đóng góp nào đó trong công cuộc chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tx trong xây dựng cơ bản của nước ta hiện nay. Đây chỉ là một số các giải pháp chủ yếu trong số rất nhiều các giải pháp khác và những giải pháp này có liên quan chặt chẽ với nhau đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, giải pháp này sẽ hỗ trợ, tác động đến giải pháp kiavà ngược lại. Đồng thời để thực hiện nhiệm vụ này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành kinh tế, nhiều cấp chủ quản có liên quan trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và trong từng dự án cụ thể nói riêng, từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến việc thi công xây lắp công trình. Có như vậy mới sử dụng đồng vốn xây dựng cơ bản có hiệu quả kinh tế cao nhất, góp phần làm cho “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Để hoàn thành bài viết này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hà và các thầy cô giáo bộ môn đã nhiệt tình giúp đỡ , hướng dẫn và tạo cho em sự vững tin khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, với kiến thức hạn chế của một sinh viên chưa được đi thực tế nhiều, mặc dù đã có sự nghiên cứu tìm hiểu kỹ qua sách báo, tạp chí, các tài liệu tham khảo khác nhưng bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong rằng, thầy cô và các bạn sẽ đóng góp những ý kiến bổ sung và sửa chữa những sai sót để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
- Sách “ Kinh tế xây dựng” của Trường Đại học Xây dựng .
- Sách “ Kinh tế Đầu tư” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Sách “ Mặt trái của cơ chế thị trường” của Phạm Viết Đào.
- Tạp chí Tài chính số: 5/1998; 8/1998; 5/1999; 11/1999; 7/2000.
- Tạp chí Xây dựng số: 4/1998; 2/2000.
- Tạp chí Kinh tế và Dự báo số: 6/1995; 7/1995.
- Tạp chí Hoạt động khoa học số: 6/1998.
- Thông báo Xây dựng cơ bản số: 3/2000.
- Báo Đầu tư số: 3/2000.
- Niên giám thống kê năm 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5614.doc