Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 20 đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo công ty, cùng với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Tổng cục Hậu cần. Trong công cuộc đổi mới của đất nước để hòa nhập bước đi của mình cùng nhịp điệu phát triển kinh tế chung của đất nước, Công ty 20 đã không ngừng cải tổ và hoàn thiện bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất.Cùng với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành các nhiệm vụ được cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Với bộ máy kế toán của công ty tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Các thành viên của phòng còn rất trẻ, nhiệt tình, có năng lực, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đã nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán mới, đặc biệt với việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. Mỗi thành viên trong phòng đều được phân công công việc cụ thể, nhưng bất cứ thành viên nào gặp khó khăn trong công việc cũng được sự giúp đỡ tận tình của trưởng phòng cũng như các thành viên khác. Nhờ vậy phòng Tài chính - Kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20- TCHC- Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iặt PN kho 4/7 (C ty DASO)
331
1 554 905
1111
1 554 905
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
05/3
2/3
HĐSX số439- 6000 QPCS nam LQ (XN 1)
621
385 866 519
1521
385 866 519
05/3
2/3
HĐSX số439- 6000 QPCS nam LQ (XN 1)
621
23 856 888
1522
23 856 888
07/3
10/3
HĐSX số440 - 4000 áo ấm CS nam LQ (XN1)
621
347 375 457
1521
347 375 457
07/3
10/3
HĐSX số440 - 4000 áo ấm CS nam LQ (XN1)
621
13 606 328
1522
13 606 328
. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
13/3
25/3
Xuất dệt tất XN5
621
145 472 468
1521
145 472 468
14/3
26/3
Xuất may áo DA XN5
621
49784660
1522
49 784 660
14/3
27/3
HĐSX số446 - 10000 QP CS nam LQDC(XN6)
621
690 827 500
1521
69 082 7500
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cộng mang sang
18738007671
18738007671
Kế toán trưởng Ngày . . . tháng . . . năm
Người lập biểu
Biểu 7
Sổ cái tài khoản
Tháng 03 /2002
Tài khoản: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Ngày
Số
Diễn giải
TKĐƯ
PS nợ
PS có
02/03
1/3
HĐSX số438- 5000 QPCS nam LQ (XN 3)
1521
345 413 750
02/03
1/3
HĐSX số438- 5000 QPCS nam LQ (XN 3)
1522
18 214 899
05/03
2/3
HĐSX số439- 6000 QPCS nam LQ (XN 1)
1521
385 866 519
05/03
2/3
HĐSX số439- 6000 QPCS nam LQ (XN 1)
1522
23 856 888
07/3
10/3
HĐSX số440 - 4000 áo ấm CS nam LQ (XN1)
1521
347 375 457
07/3
10/3
HĐSX số440 - 4000 áo ấm CS nam LQ (XN1)
1522
13 606 328
07/3
11/3
Xuất tạm- Thanh toán vật tư sau (XN1)
1521
147 344 320
07/3
12/3
HĐSX số441 –20 Quấn CB nam lenLQ(XN2)
1521
1 695 229
07/3
12/3
HĐSX số441 –20 Quấn CB nam len LQ(XN2)
1522
37 675
08/3
8/3
HĐSX số442 –10000 QPCS nam DC (XN6)
1521
678 015 790
08/3
8/3
HĐSX số442 – 10000 QPCS nam DC(XN6)
1522
35 888 198
11/3
14/3
HĐSX số443 – 10000 QPCS nam LQ (XN4)
1521
635 812 383
11/3
14/3
HĐSX số443 – 10000 QPCS nam LQ (XN4)
1522
39 789 737
12/03
17/3
Xuất đóng hàng may gia công (XN5)
1525
2151486
12/03
18/3
Xuất dệt bít tất (XN5)
1521
535619000
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
31/03
4891
K/c chi phí vật liệu hàng QP – Đo may
15411
709 929 459
31/03
4891
K/c chi phí vật liệu hàng QP – Hàng Loạt
15412
9 526 369 371
31/03
4891
K/c chi phí vật liệu hàng QP – Dệt kim
15413
59 340 453
31/03
4891
K/c chi phí vật liệu hàng QP – áo dệt kim
154131
1 065 046 617
31/03
4892
K/c chi phí vật liệu hàng Kinh tế
15421
2151486
31/03
4893
K/c chi phí vật liệu hàng Xuất khẩu
15431
4 140 469 980
31/03
4894
K/c chi phí vật liệu hàng DK T.Gian
15461
355 326 546
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cộng
15858633912
15858633912
Kế toán trưởng Ngày . . . tháng . . . năm
Người lập biểu
1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay ở công ty 20, công nhân sản xuất được hưởng lương sản phẩm theo đơn giá khoán do phòng tổ chức sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng. Dựa vào quy trình công nghệ, năng suất lao động và yêu cầu bậc thợ của sản phẩm, đơn giá được xây dựng theo mặt bằng tiền lương qui định của công ty. Đối với hàng quốc phòng, chủ yếu là các mặt hàng truyền thống đơn giá lương tương đối ổn định, riêng hàng xuất khẩu và hàng kinh tế việc xây dựng đơn giá còn phụ thuộc vào đơn giá ký với khách hàng và tỷ giá hối đoái từng thời kỳ. Đơn giá công nhân sản xuất các mặt hàng áp dụng chung cho các xí nghiệp .
Chi phí về tiền lương công nhân sản xuất trong ngành may chiếm khoảng từ 12%- 15% trong kết cấu giá thành sản phẩm. Vì vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí này có quyết định lớn đến việc tính chính xác giá thành sản phẩm và khuyến khích người lao động.
Tiền lương của cán bộ, công nhân viên trong công ty được thực hiện thanh toán làm 2 kỳ trong 1 tháng. Kỳ I được trả vào ngày 15 và kỳ II được thanh toán vào ngày 05 tháng sau. Hàng năm, các xí nghiệp đều có kế hoạch nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên vì vậy kế toán không thực hiện trích trước tiền lương vào giá thành sản phẩm.
Tại các xí nghiệp, sau khi có đơn giá khoán của công ty đưa xuống kế toán cùng quản đốc và các tổ trưởng xây dựng hệ số và chia đơn giá chi tiết cho từng công đoạn theo quy trình sản xuất của sản phẩm .
Cụ thể đơn giá tiền lương công nhân sản xuất của bộ quân phục chiến sĩ nam LQ là 5.060 đồng, được chia cho từng công đoạn sau:
STT
Quy trình công nghệ
Hệ số
Đơn giá
1
Quay, lộn moi quần
2
210
2
May túi dọc
3
315
3
May cạp hoàn chỉnh
6
630
4
May giàng gấu quần
2
210
5
Vào vai tra cổ
2,1
226
6
Quay cổ, nắp túi, măng séc
1,05
113
7
Diễu nắp túi, may đố túi
1
105
8
Dán túi
2,1
226
9
May sườn
3
315
10
Tra mí, diễu măng séc
2
210
11
May gấu áo
2
210
12
Can chèn may thép tay
1
105
13
Tra tay hoàn chỉnh
2
210
14
Pha sửa
1
105
15
Thùa
1
105
. . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . .
. . . . . . . .
Cộng
48,19
5060
Cách chia đơn giá này đảm bảo việc phân phối tiền lương được công bằng, phản ánh chính xác sức lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động qua từng công đoạn. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm báo cho các tổ trưởng lập bảng cân đối theo số lượng nhập kho của từng tổ và tính tổng số lương sản phẩm của công nhân sản xuất được hưởng trong tháng theo công thức:
Tiền lương sản phẩm được = Số lượng sản phẩm x đơn giá tiền lương
hưởng trong tháng nhập kho sản phẩm
Đối với mức lương tổ trưởng được tính theo công thức:
Lương = Đơn giá x Số sản phẩm hoàn thành
Sản phẩm lương tổ trưởng trong tháng của tổ phụ trách
Căn cứ vào bảng cân đối sản phẩm, bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán tính tiền lương sản phẩm và các khoản tiền lương khác như tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ, tết, nghỉ ốm đau, thai sản. . . . (các khoản này được tính thêm 30% phụ cấp quốc phòng). Đồng thời tính thu 5% BHXH, 1% BHYT trên lương cơ bản theo chế độ Nhà nước quy định vào bảng thanh toán tiền lương.
Mức lương cơ bản theo bậc thợ quy định ở công ty 20 là:
- Bậc 1 : Hệ số 1,4 x 210.000đồng = 294.000 đồng
- Bậc 2 : Hệ số 1,58 x 210.000đồng = 331.800 đồng
- Bậc 3 : Hệ số 1,78 x 210000đồng = 373800 đồng
- Bậc 4 : Hệ số 2,01 x 210.000đồng = 422.100 đồng
- Bậc 5 : Hệ số 2,54 x 210.000đồng = 533.400 đồng
- Bậc 6 : Hệ số 3,27 x 210.000đồng = 686.700 đồng
Ví dụ : Nhìn vào bảng cân đối lương sản phẩm tháng 03/2002 (biểu 8) ta thấy chị Phạm thị Hà, công nhân tổ may 1 – xí nghiệp 3 làm được 2.873 chi tiết diễu nắp túi và 2.873 chi tiết can chèn may thép tay. Kế toán tính lương cho chị Hà như sau:
Lương sản phẩm:
( 2.873 x 105 ) + ( 2873 x 105 ) = 603.300 đồng
Các khoản lương khác ( lương thời gian ): Chị Hà hưởng bậc 1/6 thợ may, lương cơ bản của chị là 294.000 đồng. Trong tháng chị nghỉ phép 02 ngày, nghỉ lễ 01 ngày.
Lương thời gian công nhân sản xuất được hưởng tính theo công thức sau:
Lương thời gian = Mức lương cơ bản theo bậc thợ x 130% x Sốngày
hưởng lương
- Vậy lương thời gian chị Hà được hưởng trong 3 ngày là:
294.000 x 130% x 3 ngày = 44.100 đồng
26
Tính thu 5% BHXH và 1% BHYT trên lương cơ bản:
294.000 x 6% = 17.640 đồng
-Tổng lương chị Hà được hưởng là: 639.200 đồng trong đó:
+ Lương sản phẩm : 603.300 đồng
+ Lương thời gian : 44.100 đồng
+ Thanh toán BHXH : 9.450 đồng
+ Thu BHXH, BHYT: 176.400 đồng
Tương tự cách tính trên kế toán tính lương tháng 03/2002 cho từng người của may 1- xí nghiệp 3 vào bảng thanh toán tiền lương như sau ( Biểu 9)
Toàn bộ công việc tính lương của các xí nghiệp đều được thực hiện trên máy tính. Vì vậy, việc tính lương rất kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Sau khi tính xong lương cho các tổ sản xuất, kế toán tổng hợp chứng từ gửi lên phòng Tổ chức- Sản xuất để duyệt lương. Phòng Tổ chức căn cứ vào các chứng từ trên, duyệt chi tiết từng khoản thanh toán cho xí nghiệp rồi chuyển sang phòng Tài Chính – Kế Toán viết phiếu chi.
Xí nghiệp lĩnh tiền về phát cho các tổ trưởng, các tổ trưởng chịu trách nhiệm phát cho từng thành viên trong tổ và yêu cầu ký nhận vào bảng lương, sau đó đóng thành sổ lương và chuyển lên phòng Tài Chính – Kế Toán.
Tại phòng Tài Chính – Kế Toán của công ty, kế toán tiền lương và BHXH căn cứ vào bảng thanh toán lương lập bảng tính lương sản phẩm của từng xí nghiệp, chương trình kế toán trên máy sẽ tự động lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của nhà nước (Biểu 10)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán định khoản sau đó ghi vào sổ NKC và Sổ Cái TK 622( Biểu 11)
Nợ TK 622 : 1.968.208.777 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 334 : 1.868.851.922 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 338 : 99.356.855 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3382: 10.458.616 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3383: 78.439.662 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3384: 10.458.616 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Biểu 11
Sổ cái Tài khoản
Tháng 03 năm 2002
TK: 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Ngày
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN1)
334
189 749 932
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN2)
334
69 003 790
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN3)
334
57 546 800
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN4)
334
13052136131
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN5)
334
38 890 000
31/03
Lương-Chi phí nhân công trực tiếp (XN6)
334
131 521 500
. . . . . . . . . . .
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN1)
3382
2 077 795
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN2)
3382
2 349 226
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN3)
3382
344 408
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN4)
3382
865 188
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN5)
3382
926 976
31/03
Trích KPCĐ nhân công trực tiếp (XN6)
3382
795 024
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN1)
3383
15 583 459
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN2)
3383
17 619 193
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN3)
3383
25 833 062
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN4)
3383
6 488 910
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN5)
3383
6 952 318
31/03
Trich BHXH nhân công trực tiếp (XN6)
3383
5 962 680
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN1)
3384
2 077 795
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN2)
3384
2 349 226
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN3)
3384
3 444 408
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN4)
3384
865 188
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN5)
3384
926 976
31/03
Trích BHYT nhân công trực tiếp (XN6)
3384
795 024
31/03
4895
KC chi phí nhân viên hàng QP - Đo May
15411
68 446 375
31/03
4895
KC chi phí nhân viên hàng QP - HL
15412
538 286 075
31/03
4895
KC chi phí nhân viên hàng QP –Dệt kim
15413
38 890 000
31/03
4896
KC chi phí nhân viên hàng KT
154233
18 364 458
31/03
4897
KC chi phí nhân viên hàng XK
15431
157 572 479
31/03
4902
KC chi phí nhân viên- B.Hiểm
15412
424 725 964
31/03
621
KC chi phí nhân viên khác
15411
3 372 683
. . . . . . . . . . . .
Cộng
1 968 208 777
1 968 208 777
Kế toán trưởng Ngày . . . tháng . . . năm
Người lập biểu
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.
a. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng .
Phản ánh các chi phí liên quan phải trả cho cán bộ, nhân viên các xí nghiệp bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và BHXH trả cho Giám đốc, Phó giám đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng, nhân viên kế toán thống kê, nhân viên kỹ thuật…..
Hiện nay công ty 20 áp dụng trả 100% tiền lương theo hệ số chức danh công việc cho khối hành chính. Lương cơ bản chỉ áp dụng để tính BHXH và các khoản lương khác theo chế độ. Hình thức tiền lương này thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động, ai làm công việc gì hưởng lương chức danh của công việc đó. Việc phân phối tiền lương không bị phụ thuộc vào mức lương cơ bản nhất là trong các doanh nghiệp Quân đội, tiền lương cơ bản giữa khối quân nhân và công nhân viên quốc phòng có sự chênh lệch đáng kể.
Cuối tháng, kế toán xí nghiệp xác định tổng số tiền lương sản phẩm của khối gián tiếp được hưởng trong tháng theo công thức:
Tiền lương SP = Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất x Tỷ lệ trích
Tỷ lệ trích tiền lương của khối gián tiếp do phòng Tổ chức sản xuất xây dựng. Tỷ lệ này thường biến động trong khoảng từ 10%- 15%.
Cụ thể kế toán tính tiền lương khối gián tiếp xí nghiệp 3 tháng 03 năm 2002 như sau:
Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất xí nghiệp 3 được hưởng trong tháng 03/2002 là: 406.090.991,2 đồng và tỷ lệ trích là 11,4%.
Tiền lương sản phẩm khối gián tiếp = 406.090.991,2 x 11,4% = 4.6294.373 đồng
Tiền lương 1 = Tiền lương sản phẩm được hưởng trong tháng
hệ số chức danh Tổng hệ số chức danh tính theo ngày công
thực tế khối gián tiếp
Tổng số ngày làm việc thực tế của khối gián tiếp xí nghiệp 3 trong tháng 03/2002 là 1854,545 công (biểu 12). Như vậy tiền lương/1 HSCD là:
46.294.373 = 24.962 đồng/ ngày
2549
Tại công ty 20, khối gián tiếp nghỉ ngày thứ 7 được hưởng lương 50% thứ 7.
Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, kế toán tính tiền lương sản phẩm và các khoản tiền lương khác cho cán bộ, nhân viên như thanh toán cho công nhân sản xuất .
Ví dụ: Kế toán tính lương tháng 03/2002 cho anh Hoàng Mạnh Hiển- tổ kỹ thuật xí nghiệp 3 như sau: Lương cơ bản của anh Hiển 871.500 đồng, HSCD công việc là 2,6. Trong tháng anh Hiển làm việc 26 ngày, nghỉ 01 ngày thứ 7, nghỉ phép 01 ngày.
Tiền lương sản phẩm theo HSCD:
2,6 x 26,5 x 24.962 đồng = 1.719.881 đồng
Tiền lương nghỉ phép:
01ngày x 871.500 x 130% = 43.575 đồng
26
Tính thu 5% BHXH và 1% BHYT trên lương cơ bản:
871.500 x 6% = 52.290 đồng.
Tổng số tiền lương được hưởng trong tháng là:
1.719.881 + 43.575 - 52.290 = 1.711.166 đồng
Tương tự cách tính trên, kế toán tính lương tháng 03/2002 của khối gián tiếp xí nghiệp 3 như sau (biểu 12 và biểu 13).
Sau khi tính toán xong lương cho từng người, kế toán tổng hợp chứng từ cùng với chứng từ thanh toán lương của công nhân sản xuất gửi lên phòng tổ chức sản xuất để duyệt lương.
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ (biểu 10) ,kế toán định khoản sau đó ghi vào sổ NKC và Sổ Cái tài khoản 627 (Biểu 20)
Nợ TK 627 : 259.670.483 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 334 : 242.496.877 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 338: 17.173.606 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3382: 1.807.748 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3383: 13.558.110 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
3384: 1.807.748 (chi tiết cho từng xí nghiệp)
b. Kế toán chi phí vật liệu.
Bao gồm chi phí vật liệu, phụ tùng xuất dùng chung trong xí nghiệp để thay thế, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị như các loại ổ máy, kim máy, thoi suốt, răng cưa, mặt nguyệt, băng là… dùng cho máy may. Các loại kim, platin, tay dập dùng cho máy dệt và các loại nhiên liệu dầu mỡ bảo dưỡng máy móc.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho theo bảng kê chi phí khoán theo phân cấp của xí nghiệp, kế toán lên bảng kê chứng từ (biểu 14), lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (biểu5) đồng thời vào sổ NKC và sổ cái TK 627 (biểu 20). Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6272: 30.512.500 (chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 152: 30.512.500 (chi tiết cho từng tiểu khoản )
c. Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất .
Bao gồm các chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho xí nghiệp mà không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định như đối với TSCĐ.
Căn cứ vào số liêu ở bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ kế toán định khoản sau đó lên bảng kê chứng từ (biểu15) đồng thời vào sổ NKC và sổ cái TK 627 (biểu 20)
Nợ TK 6273 : 58.615.746 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 153 : 58.615.746 (chi tiết cho từng xí nghiệp)
Biểu 14
Bảng kê chứng từ
Tháng 03 năm 2002
Tài khoản 6272
Ngày
Số
Diễn giải
TKDU
PS nợ
PS có
05/3
3/3
Xuất phụ tùng máy dệt tất- XN5
1524
12.372.291
12/3
20/3
Xuất chạy máy định hình tất- XN5
1523
5.081.580
22/3
49/3
Xuất phụ tùng máy- XN5
1524
2.411.529
27/3
56/3
Xuất chân nhôm tất- XN5
1524
6.964.600
29/3
36/3
Xuất nhãn- XN2
1522
3.682.500
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (QP- Đo may)
15411
209.903
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (QP- HL)
15412
1.649.760
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (QP- Dệt kim)
154131
117.840
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (QP- Dệt kim)
154132
106.793
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (QP- Dệt kim)
15431
482.408
31/3
614
PB CFSXC- Vật liệu (Xuất khẩu)
15432
257.775
. . . . . . . . . . . . . . .
Cộng
30.512.500
30.512.500
Biểu 15
Bảng kê chứng từ
Tháng 03 năm 2002
Tài khoản 6273
Ngày
Số
Diễn giải
TKDU
PS nợ
PS có
4/03
18/3
Xuất động cơ, bàn là treo XN3
153
10 422 000
415/03
76/3
Xuất đồng hồ áp lực dàn là hơiXN6
153
3 697 670
. . . . . . . . . . .
31/03
615
PB CFSXC CCDC (QP- HL)
15411
2 381 621
31/03
615
PB CFSXC CCDC (QP- ĐM)
15412
18 718 704
31/03
615
PB CFSXC CCDC (QP- DK)
154131
1 337 050
31/03
615
PB CFSXC CCDC (QP- KT)
1542
1 211 702
. . . . . . . . . . . . . . .
Cộng
58 615 746
58 615 746
d. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ.
TSCĐ thuộc xí nghiệp bao gồm TSCĐ hữu hình như máy may, máy dệt, các thiết bị chuyên dùng, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải ….phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
Để tính khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao hàng năm.
Cụ thể: Máy móc thiết bị dệt, may: tỷ lệ khấu hao 14%
Nhà xưởng, kho tàng : tỷ lệ khấu hao 7%
Thiết bị văn phòng : tỷ lệ khấu hao 14%
Phương tiện vận tải : tỷ lệ khấu hao 12%
Kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định và nguyên giá của các loại tài sản tính ra mức khấu hao hàng tháng để tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của xí nghiệp theo công thức:
Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao
tháng 12 tháng
Ví dụ: Tháng 03/2002, máy móc ở xí nghiệp 3 có nguyên giá là 430.956.814. Tỷ lệ trích khấu hao theo quy định là 14%. Vậy mức khấu hao tháng là:
Mức khấu hao = 430.956.814 x 14% = 60.333.954 đồng
tháng 12 tháng
Tương tự kế toán tính được mức khấu hao tháng của TSCĐ ở các xí nghiệp khác qua bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu 16)
Căn cứ vào số liệu trong bảng trích và phân bổ khấu hao, kế toán định khoản sau đó ghi vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 627 (Biểu 20)
Nợ TK 6274 : 309.707.141 ( chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 214: 309.707.141 ( Chi tiết cho từng xí nghiệp )
Ghi đơn Nợ TK 009: 309.707.141
e. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như chi phí về điện, nước, điện tín, điện thoại…
Căn cứ vào các chứng từ: Hóa đơn GTGT thu tiền điện, nước, điện tín, điện thoại của các nhà cung cấp, hợp đồng thuê máy móc thiết bị. . .Kế toán lập bảng kê chứng từ (biểu 17) sau đó lập bảng tổng hợp dịch vụ mua ngoài (biểu 18)
Biểu 17
Bảng kê chứng từ
Tháng 03 năm 2002
Tài khoản 6277
Chứng từ
Diễn giải
TK DU
PS nợ
PS có
Tiền Việt Nam (1111)
25/3 128/3
Tiền nước- XN 1
1111
127.288
25/3 128/3
Tiền điện- XN 1
1111
1.074.400
26/3 161/3
Bồi dưỡng công nhân trực bơm nước- XN 6
1111
800.000
27/3 177/3
Thanh toán tiền ĐTDD
1111
400.000
Cộng
2.401.688
Tiền gửi ngân hàng TM CPQĐ (11211)
14/3 295
Tiền điện- XN4
111211
7.486.528
14/3 299
Tiền điện- XN1
111211
9.016.800
18/3 321
Tiền điện- XN6
111211
9.640.800
26/3 319
Tiền điện- XN2
111211
1.578.400
. . . . . . . . . . .
Cộng
113.710.086
Tiền VNĐ gửi ngân hàng- Ngoại thương TW (11212)
22/3 335
Tiền điện thoại- XN1
11212
1.834.476
28/3 337
Tiền điện thoại- XN4
11212
436.707
Cộng
2.271.183
Phải trả cho người bán (331)
31/3 TTB1
Trả tiền thuê thiết bị
331
226.533.700
CF sản xuất dở dang- QP- Đo may (15411)
31/3 617
PB CFSXC- Điện
15411
6.170.508
31/3 618
PB CFSXC- Nước
15411
379.463
31/3 619
PB CFSXC- Đ thoại
15411
152.257
Cộng
6.702.228
CF sản xuất dở dang- QP- Hàng loạt (15412)
. . . . . . . . . . . . . .
Cộng
344.916.657
344.916.657
Kế toán trưởng Ngày tháng năm
Người lập biểu
Biểu 18
Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 03 năm 2002
Tên XN
Giá Bán
Thuế GTGT
Giá thanh toán
- Xí nghiệp 1
3 988 092
659 579,06
40 540 501,06
- Xí nghiệp 2
15 784 000
157 840
15 941 840
- Xí nghiệp 3
19 216 000
192 160
19 408 160
- Xí nghiệp 4
7 923 235
79 232,35
8 002 467,5
- Xí nghiệp 5
251 533 700
2 515 337
254 049 037
- Xí nghiệp 6
10 578 800
903 308
11 482 108
Cộng
344 916 657
4 507 456,41
349 424 113,4
Kế toán trưởng Ngày tháng năm
Người lập biểu
Kế toán định khoản sau đó ghi sổ NKC và sổ cái TK 627 (biểu 20)
Nợ TK 6277: 344.916.657 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Nợ TK 133 : 4.507.456,41 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 111: 8.445.206,7 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 112: 6.445.206 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
Có TK 331: 226.533.700 (chi tiết cho từng xí nghiệp )
g. Kế toán chi phí khác bằng tiền.
Bao gồm các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí đã tập hợp vào các chi phí đã nêu trên, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí vận chuyển, chi phí thuê máy móc.
Các khoản chi phí này được các xí nghiệp tập hợp theo sự phân cấp của công ty.
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, kế toán lập bảng kê chứng từ (biểu 19) đồng thời vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TK 627 (biểu 20)
Nợ TK 6278: 1.800.000
Có TK111 :1.800.000
Biểu 19
Bảng kê chứng từ
Tháng 03 năm 2002
Tài khoản 6278
Ngày
Số
Diễn giải
TKDU
PS nợ
PS có
26/3
160/3
Thanh toán tiếp khách quý- XN6
111
1.800.000
31/3
620
PB CFSXC khác- QP- Đo may
15411
102.600
31/3
620
PB CFSXC khác- QP- Hàng loạt
15412
806.400
31/3
620
PB CFSXC khác- QP- Dệt kim
154131
57.600
31/3
620
PB CFSXC khác- QP- Dệt kim
15432
52.200
. . . . . . . . . . . .
Cộng
1.800.000
1.800.000
Kế toán trưởng Ngày tháng năm
Người lập biểu
Như vậy, tổng số chi phí sản xuất chung trong tháng 03/2002 được tổng hợp lại sẽ là:
Chi phí nhân viên phân xưởng : 259.670.483
Chi phí vật liệu : .30.512.500
Chi phí công cụ, dụng cụ : 58.615.746
Chi phí khấu hao TSCĐ : 309.707.141
Chi phí dịch vụ mua ngoài : 344.916.657
Chi phí khác bằng tiền : 1.800.000
Tổng cộng : 1.005.222.527
Biểu 20
Sổ cái tài khoản
Tháng 03 năm 2002
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Ngày
Số
Diễn Giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
04/3
18/3
Xuất phụ tùng máy dệt tất(XN5)
1524
8 918 420
12/3
20/3
Xuất chạy máy định hình tất(XN5)
1523
5 081 580
14/3
295
Tiền điện (XN4)
112
7 486 528
14/3
299
Tiền điện (XN1)
112
9 016 800
15/3
321
Tiền điện (XN6)
112
9 640 800
16/3
160/3
Thanh toán tiếp khách quý
111
1.800.000
. . . . . . . . . . .
31/3
Lương–chi phí nhân viên phân xưởng(XN1)
334
34 155 941
31/3
Lương–chi phí nhân viên phân xưởng(XN2)
334
30 628 974
. . . . . . . . . . .
31/3
Trích KPCĐ-Nhân viên phân xưởng(XN1)
3382
435 736
. . . . . . . . . . .
31/3
Trích BHXH-Nhân viên phân xưởng(XN1)
3383
3 268 020
. . . . . . . . . . .
31/3
Trích BHYT-Nhân viên phân xưởng(XN1)
3384
435 736
. . . . . . . . . . .
31/3
617
PB chi phí sản xuất chung-Điện(QP -ĐM)
15411
6 170 508
31/3
617
PB chi phí sản xuất chung-Điện(QP –HL)
15412
48 498 029
. . . . . . . . . . .
31/3
618
PB chi phí sản xuất chung- nước(QP –ĐM)
15411
379 463
31/3
618
PB chi phí sản xuất chung- nước(QP –HL)
15412
2 982 446
. . . . . . . . . . . . . . . . .
31/3
619
PB chi phí sản xuất chung- Đ. T(QP –ĐM)
15411
379 463
31/3
619
PB chi phí sản xuất chung- Đ. T(QP –HL)
15412
2 982 446
. . . . . . . . . . . . . . . .
31/3
620
PB chi phí sản xuất chung- khác (QP –ĐM)
15411
102 600
31/3
620
PB chi phí sản xuất chung- khác (QP –HL)
15412
806 400
31/3
611
PB chi phí sản xuất chung- lương (QP –ĐM)
15411
11 180 581
31/3
611
PB chi phí sản xuất chung- lương (QP –HL)
15412
87 875 440
31/3
614
PB chi phí sản xuất chung- VL (QP –ĐM)
15411
11 180 581
31/3
614
PB chi phí sản xuất chung- VL(QP –HL)
15412
209 903
31/3
615
PB chi phí sản xuất chung- CC (QP –ĐM)
15411
2 381 621
31/3
615
PB chi phí sản xuất chung- CC (QP –HL)
15412
18 718 704
31/3
616
PB chi phí sản xuất chung- KH (QP –ĐM)
15411
17 653 307
31/3
616
PB chi phí sản xuất chung- KH (QP –HL)
15411
138 748 799
Cộng
1 005 222 527
1 005 222 527
Phân bổ chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung (Biểu21) và tiến hành phân bổ theo tiêu thức là chi phí nhân công trực tiếp.
Công thức:
Hệ số phân bổ chi phí = Tổng chi phí sản xuất chung
sản xuất chung Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung = Chi phí nhân công trực x Hệ số phân bổ chi
phân bổ cho sản phẩm i tiếp sản xuất sản phẩm i phí sản xuất chung
Ví dụ:
Tổng chi phí sản xuất chung tháng 03/2002 tập hợp được : 1.005.222.527
Tổng chi phí nhân công trực tiếp tháng 03/2002 tập hợp được: 1.968.208.777
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Quân phục chiến sĩ nam LQ là:
158.412.432 đồng
Hệ số phân bổ chi phí = 932.394.540 = 0,51
sản xuất chung 1.808.563.451
Chi phí SX chung phân bổ cho = 158.412.432 x 0,51 = 80.790.340 đồng sản phẩm QP chiến sĩ nam LQ
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp .
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất , cuối tháng công ty kết chuyển các chi phí vào TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Nợ TK 154 : 15.858.633.912 (chi tiết theo từng nhóm hàng)
Có TK 621: 15.858.633.912 (chi tiết theo từng nhóm hàng)
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp :
Nợ TK 154 : 1.968.208.777 (chi tiết theo từng nhóm hàng)
Có TK 622: 1.968.208.777 (chi tiết theo từng nhóm hàng)
Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154 : 1.005.222.527 ( Chi tiết theo từng nhóm hàng )
Có TK 627: 1.005.222.527 ( Chi tiết theo từng nhóm hàng )
Tổng giá thành sản phẩm thực tế nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155 : 18.832.065.210 ( Chi tiết theo từng nhóm hàng )
Có TK 154: 18.832.065.210 ( Chi tiết theo từng nhóm hàng )
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tập hợp chi phí sản xuất chung. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn công ty tháng 03 năm 2002 (Biểu 22) Đồng thời vào sổ cái TK154 (Biểu 23)
1.5. Tính giá sản phẩm dở dang
Việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang là khâu quan trọng đảm bảo cho sự chính xác khi tính giá thành sản phẩm.
Công ty 20 đánh giá sản phẩm dở dang mỗi tháng một lần, trên cơ sở kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang thực tế của từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp báo cáo lên phòng Tài chính - Kế toán. Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cho hàng xuất khẩu vì nguyên vật liệu chính, phụ do khách hàng mang đến.
Tại các xí nghiệp sản phẩm dở dang bao gồm:
+ Sản phẩm làm dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt)
+ Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm (đang nằm trên dây chuyền)
Do giá trị nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, vì vậy công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Như đã trình bày ở trên, Công ty 20 có định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hoàn thiện cho từng sản phẩm do đó việc đánh gía sản phẩm dở dang khá thuận lợi.
Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên liệu được tính theo công thức :
Giá trị Số lượng Đơn giá
SP dở dang = nguyên liệu x thực tế
cuối kỳ chưa cắt nguyên liệu
Đối với sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm được tính theo công thức:
Giá trị Số lượng Định mức Đơn giá
SP dở dang = BTP x tiêu hao x thực tế
cuối kỳ cuối kỳ NVL nguyên liệu
Cuối tháng căn cứ vào số liệu báo cáo của các xí nghiệp, kế toán tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của toàn công ty.
Ví dụ : Theo báo cáo của XN 3, cuối tháng 03/2002 sản phẩm dở dang tồn tại xí nghiệp bao gồm :
- Nguyên vật liệu chưa cắt :
+ Vải ga ba đin pê cô rêu khổ 0,80 : 1.334 m
+ Vải ka tê mộc khổ 0,80 : 150 m
+ Vải pôpơlin pê vi cỏ úa khổ 0,80 m : 1.250 m
- Bán thành phẩm đang nằm trên dây chuyền :
+ Quân phục chiến sĩ nam LQ : 800 cỡ 3 và 400 cỡ 4
+ áo sơ mi nam cộc tay : 870 cỡ 3
+ Mã TYPHON (áo đua mô tô) : 500 cái
Kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang tồn cuối kỳ ở XN 3 như sau :
- Giá trị nguyên vật liệu chưa cắt :
+ Vải ga ba đin pê cô rêu khổ 0,80 :
1.334 m x 13.050 = 17.408.700 đồng
+ Vải ka tê mộc khổ 0,80 :
150 m x 7.105 = 1.065.750 đồng
+ Vải pôpơlin pê vi cỏ úa khổ 0,80 m
1.250 m x 11.500 = 14.375.000 đồng
Cộng : 32.849.450 đồng
- Giá trị bán thành phẩm đang nằm trên dây chuyền :
Tên sản phẩm
Tên nguyên liệu
ĐVT
Số lượng BTP
Định mức
NVL
Tổng số NVL
Đơn gía
Thành tiền
1 - QPCS nam LQ cỡ 3
Bộ
800
- Vải GBĐ pêco K 0,80 m
M
4,27
3.416
13.050
44.578.800
- Vải Kate mộc K 0,80 m
M
0,38
304
7.105
2.159.920
2 - QPCS nam LQ cỡ 4
Bộ
400
- Vải GBĐ pêco K 0,80 m
M
4,48
1.792
13.050
23.385.600
- Vải Kate mộc K 0,80 m
M
0,403
161,2
7.105
1.145.326
3 - Aó sơ mi nam CT cỡ 3
Cái
870
- Vải pôpơlin pevi cỏ úa K 0,80
M
1,75
1,552,5
11.500
17.508.750
Cộng
88.778.396
Tổng cộng 2 công đoạn : 121.627.846 đồng
Theo số liệu báo cáo của các xí nghiệp, kế toán tính giá trị sản phẩm dở dang toàn công ty cuối tháng 03/2002 là: 6.387.936.460 đồng
Trên cơ sở số liệu kiểm kê ngày 31/12/2001, căn cứ vào số dư TK 154, kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang tồn ở các xí nghiệp là: 5.266.053.060 đồng
Công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty 20
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đặc biệt của giá thành, công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 rất được chú trọng và tiến hành thường xuyên.
2.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành : Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tiến hành để có thể tính được giá thành. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm... của Công ty 20 , kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho.
- Kỳ tính giá thành : Là thời kỳ kế toán phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành phải phù hợp với kỳ báo cáo, kỳ tính giá thành của Công ty 20 là hàng tháng.
Việc xác định kỳ tính giá thành của công ty là thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng, dễ dàng.
2.2. Phương pháp tính giá thành
Công ty 20 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) theo công thức :
Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX
Tổng giá thành SX = dở dang + phát sinh - dở dang
đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị SP =
hoàn thành Khối lượng SP hoàn thành
ở Công ty 20, sản phẩm Quốc phòng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu, mỗi loại mặt hàng có số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Giá bán các sản phẩm Quốc phòng hàng năm do phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất xây dựng và trình cấp trên phê duyệt. Vì vậy đối với loại sản phẩm này công ty phải tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ để làm căn cứ xây dựng giá bán cho cục Quân nhu - TCHC.
Đối với hàng gia công xuất khẩu : nguyên vật liệu chính, phụ do khách hàng mang đến công ty chỉ may gia công, vì vậy không hạch toán giá trị nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm mà chỉ hạch toán chi phí chế biến bao gồm : chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Đối với hàng kinh tế: đây là những mặt hàng sản xuất mang tính cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, để ký được hợp đồng kinh tế với các khách hàng và chiếm lĩnh được thị trường, sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng cao và giá thành hạ. Đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải hết sức kịp thời, chính xác để từ đó đề xuất cho giám đốc công ty có những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Sau khi tổng hợp được toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ và xác định được toàn bộ giá trị sản phẩm dở dang cuôí kỳ, căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi giá thành kế toán tiến hành tổng hợp số phát sinh cho từng đối tượng tính giá thành ở từng xí nghiệp. Đồng thời tính tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng 03/2002 như sau:
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ : 5.266.053.060
- Chi phí phát sinh trong kỳ : 18.832.065.210
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 15.858.633.912
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 1.968.208.777
+ Chi phí sản xuất chung : 1.005.222.527
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ : 6.387.936.460
Tổng giá thành : 14.736.750.510
Đồng thời tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh theo khoản mục chi phí của từng loại sản phẩm, trên cơ sở số liệu tập hợp của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trên sổ hạch toán chi tiết của các TK 621, 622, 627, 154 kế toán lập bảng tính giá thành cho từng sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm
đơn vị SP =
hoàn thành Số lượng SP hoàn thành
Ví dụ: Kế toán tính giá thành sản phẩm cho 29136 bộ quân phục chiến sĩ nam LQ như sau: (Biểu 24)
Sau khi tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm toàn công ty (biểu 25)
Biểu 23
Sổ cái tài khoản
Tháng 03/ 2002
Tài khoản : 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Dư nợ đầu kỳ : 5 266 053 060
Dư nợ cuối kỳ : 6 387 936 460
Ngày
Số
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS có
. . . . . . .
13/3
14/3
Nhập trả lại(XN1)
1521
78 504 778
19/3
1/3
Nhập bít tất quân trang
155133
85 321 104
19/3
3/3
Nhập tất COTTON
15562
1 508 000
20/3
26/3
Nhập trả lại đầu tấm
1521
47 696 445
. . .
. . .
. . . . . . .
31/3
4891
KCCP vật liệu hàng QP - ĐM
6211
709 929 459
31/3
4891
KCCP vật liệu hàng QP – HL
62112
9 526 369 371
31/3
4891
KCCP vật liệu hàng QP – DK
62113
59 340 453
. . . . .
31/3
611
PBCP SX chung-Lương(QP_ĐM)
62711
1 180 581
31/3
611
PBCP SX chung-Lương(QP_HL)
62712
87 875 440
. . . . . . .
31/3
613
PBCP SX chung-BHXH(QP)
62719
888 126
. . . . . . . .
31/3
614
PBCP SX chung-VL(QP)
62721
209 903
. . . . . . . .
31/3
615
PBCP SX chung-CC(QP)
62731
2 381 621
. . . . . . . .
31/3
616
PBCP SX chung-KH(QP)
6274
17 653 307
. . . . . . . .
31/3
617
PBCP SX chung-Điện(QP)
62771
6 170 508
. . . . . . . .
31/3
618
PBCP SX chung-Nước(QP)
62772
379 463
. . . . . . . .
31/3
619
PBCP SX chung-ĐT(QP)
62773
152 257
. . . . . . . .
31/3
10/3
Nhập thành phẩm tháng 1(XN2)-QP
15511
1 050 562 060
31/3
11/3
Nhập thành phẩm tháng 1(XN3)-QP
15511
139 398 608
31/3
16/3
Nhập tất kinh tế(XN5)-Dệt kim
15523
219 454 344
. . . . . . . .
Cộng
18 599 591 903
14 736 750 510
Kế toán trưởng Ngày . . . tháng . . . năm
Người lập biểu
CHƯƠNG III.
Một số nhận xét kiến nghị đề xuấtNhằm hoàn
thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty 20 - tchc - bqp
I. Những ưu điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may tại công ty 20
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 20 đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo công ty, cùng với sự quan tâm hỗ trợ tích cực của Tổng cục Hậu cần. Trong công cuộc đổi mới của đất nước để hòa nhập bước đi của mình cùng nhịp điệu phát triển kinh tế chung của đất nước, Công ty 20 đã không ngừng cải tổ và hoàn thiện bộ máy quản lý, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất....Cùng với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành các nhiệm vụ được cấp trên giao phó và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Với bộ máy kế toán của công ty tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Các thành viên của phòng còn rất trẻ, nhiệt tình, có năng lực, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đã nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán mới, đặc biệt với việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán. Mỗi thành viên trong phòng đều được phân công công việc cụ thể, nhưng bất cứ thành viên nào gặp khó khăn trong công việc cũng được sự giúp đỡ tận tình của trưởng phòng cũng như các thành viên khác. Nhờ vậy phòng Tài chính - Kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo công ty đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Việc áp dụng hình thức nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh và trình độ hạch toán của công ty. Hình thức này rất thuận tiện cho việc ghi chép trên máy, nâng cao chất lượng của công tác kế toán, tránh được việc ghi chép trùng lắp. Trong quá trình áp dụng chế độ kế toán mới, nhất là từ tháng 01/2001 các doanh nghiệp áp dụng hạch toán hai loại thuế mới là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. Tuy gặp rất nhiều khó khăn do phải tiếp cận với những khái niệm, quan điểm và phương pháp hạch toán mới nhưng bộ máy kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả vào điều kiện cụ thể của Công ty, không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệp để hoàn thiện công tác kế toán.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, theo hình thức sổ tờ rời đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của xí nghiệp và các bên liên quan khác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm được tiến hành hàng tháng và có nề nếp. Kế toán trưởng thường xuyên kiểm tra xét duyệt các khoản chi phí phát sinh, đảm bảo quản lý chặt chẽ các chi phí tính vào giá thành.
Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu chính trực tiếp là hoàn toàn phù hợp với tính chất sản phẩm, quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý của công ty. Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ gía thành sản phẩm công ty đã có những biện pháp tích cực. Cụ thể công ty đã thực hiện chế độ khoán đối với các xí nghiệp như khoán định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức chi phí sản xuất và đơn giá tiền lương....Việc áp dụng chế độ khoán có tác dụng tích cực khuyến khích các xí nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng đầu tấm, phế liệu thu hồi để tổ chức sản xuất phụ, tạo nguồn thu nhập cho xí nghiệp và thực hiện nghĩa vụ đối với Công ty. Khuyến khích công nhân hăng hái sản xuất, tăng năng xuất lao động vì nó liên quan đến lợi ích của từng người theo cách “Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít” và “Làm công việc gì, hưởng theo công việc đó”. Đồng thời tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị để tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh những ưu điểm của công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà công ty đã đạt được tất yếu không tránh khỏi những tồn tại nhất định, đặc biệt là trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Cụ thể là:
1. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Như đã nêu ở phần trên, sản phẩm Quốc phòng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Công ty, nhưng nguyên liệu chính để sản xuất hàng Quốc phòng công ty lại phải khai thác theo chỉ định của Cục Quân nhu - TCHC. Giá cả do Tổng cục Hậu cần phê duyệt, phần lớn cao hơn giá thị trường, hơn nữa việc cung cấp nguyên liệu của các đơn vị thường không kịp thời với tiến độ sản xuất và kế hoạch giao hàng của công ty. Chính vì vậy việc tổ chức sản xuất và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm từ đầu vào là nguyên vật liệu của công ty gặp nhiều khó khăn.
2. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Việc xây dựng đơn giá khoán tiền lương công nhân sản xuất cũng cần phải được xem xét để điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay các xí nghiệp chuyên sản xuất hàng quốc phòng, do ổn định về mặt hàng nên có năng suất cao hơn nhiều so với các xí nghiệp phải làm xen kẽ hàng kinh tế và hàng xuất khẩu, dẫn tới sự chênh lệch đáng kể giữa các xí nghiệp về tiền lương công nhân sản xuất.
Việc sắp xếp hệ số chức danh công việc cho khối gián tiếp từ cấp công ty đến các xí nghiệp cũng cần phải chấn chỉnh cho phù hợp với trình độ và yêu cầu quản lý của từng phần công việc, nhất là đối với nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật.
3. Về các chi phí sản xuất chung:
Công ty 20 đã xây dựng được định mức khoán chi phí sản xuất như định mức tiêu hao phụ tùng thay thế của từng loại máy móc thiết bị, định mức chi phí vật liêu điện, giấy giác mẫu, văn phòng phẩm....nhưng chưa được áp dụng khoán một cách triệt để. Các chi phí này hàng tháng căn cứ vào định mức khoán bình quân các xí nghiệp phải lập bảng kê, chứng từ lên công ty thanh toán, vì vậy mới thực sự phát huy được tính chủ động và tiết kiệm chi phí tại các xí nghiệp.
Một số kiến nghị đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty 20.
Tại công ty 20, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý song vẫn còn một số điểm đáng quan tâm lưu ý. Với kiến thức đã thu được trong quá trình học tập kết hợp với phần tìm hiểu thực tế công ty em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty .
ý kiến 1: Về hệ thống chứng từ ban đầu.
Tại công ty 20, tình hình xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành thường xuyên. Nguyên tắc xuất nguyên vật liệu là căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Hiện nay công ty đang sử dụng “ Phiếu xuất kho “ (Mẫu số 02- VT) để theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu trong tháng. Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý về vật tư cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo em công ty nên sử dụng chứng từ kế toán “ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” (Mẫu số 04- VT) biểu 26
Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm .
Số lượng vật tư được = Số lượng sản phẩm sản xuất x Định mức sử dụng vật tư
duyệt trong tháng theo kế hoạch trong tháng cho một đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Kế hoạch sản xuất sản phẩm quân phục chiến sĩ nam lục quân tại XN2 là 14000 bộ. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu tính ra hạn mức vật tư được duyệt cho cả tháng. Khi lĩnh vật tư, đem phiếu đến thủ kho ghi trị giá xuất của từng lần, cuối tháng cộng dồn lại. Tập hợp các phiếu xuất giúp kế toán thuận tiện trong công tác tập hợp chi phí.
Việc dùng mẫu chứng từ này rất thuận tiện trong việc theo dõi tình hình xuất dùng nguyên vật liệu của từng xí nghiệp . Cuối tháng kế toán tập hợp các phiếu xuất theo xí nghiệp và loại sản phẩm để cung cấp thông tin cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
ý kiến 2: Về xác định đối tượng tính giá thành:
Tại công ty 20, việc tính giá thành vẫn chưa đảm bảo tính chính xác cao, vì trên thực tế các sản phẩm ngành may của công ty đều sản xuất theo tỷ lệ cỡ số khác nhau. Công ty đã có hệ thống định mức kỹ thuật xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, phụ cho từng cỡ số nhưng khi tính giá thành sản phẩm lại lấy định mức bình quân để tính chung cho loại sản phẩm đó, do vậy không thể biết được giá thành từng cỡ số của một loại sản phẩm.
Cụ thể: Tính giá thành cho sản phẩm QP chiến sĩ nam lục quân tại XN2 tháng 03/2002. Loại sản phẩm này có 3 cỡ là cỡ 3, cỡ 4, cỡ 5. Mỗi cỡ đều có định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật tính toán. Tuy nhiên kế toán đã lấy định mức bình quân cho loại sản phẩm này là 345 413 750 đồng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .
Cỡ sản phẩm
Cỡ 3
Cỡ 4
Cỡ 5
Định mức NVLC
333 000 000
345 413 750
357 500 000
Theo em công ty nên xác định lại đối tượng tính giá thành, có thể xác định đối tượng tính giá thành là từng cỡ số của một loại sản phẩm. Với trình độ chuyên môn cao và việc áp dụng kế toán trên máy vi tính như hiện nay có thể tạo điều kiện cho kế toán làm công việc này một cách thuận lợi.
ý kiến 3: Về hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Theo quy định thủ kho sẽ chuyển chứng từ nhập, xuất cho kế toán nguyên liệu phòng Tài chính ghi sổ, song thực tế kế toán phòng Tài chính lấy thẳng phiếu từ phòng Kế hoạch - Tổ chức sản xuất. Do việc cung ứng nguyên liệu không kịp thời của các nhà cung cấp sẽ dẫn đến tình trạng thủ kho không có đủ nguyên liệu để cấp một lần theo số lượng ghi trên phiếu, thường phải cấp từ 2 - 3 lần. Vì vậy nếu kế toán ghi sổ theo phiếu lấy thẳng từ phòng tổ chức sản xuất sẽ không phản ánh đúng số lượng thực tế nhập, xuất tại kho, từ đó dẫn đến việc theo dõi số lượng nhập - xuất - tồn nguyên liệu trên sổ kế toán là không chính xác trong từng thời điểm nhất định. Trường hợp đó xảy ra vào cuối tháng thì kế toán không phản ánh đúng số lượng nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất trong kỳ, làm cho giá thành thực tế tăng khống.
Theo em, phòng Tài chính nên tuân thủ đúng quy trình luân chuyển chứng từ, phản ánh đúng tình hình nhập, xuất thực tế nguyên liệu trên sổ sách kế toán giúp cho việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ chính xác.
ý kiến 4: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
Hiện nay hàng năm các xí nghiệp thành viên đều phải lập kế hoạch nghỉ phép năm cho công nhân sản xuất, xong trên thực tế việc nghỉ phép không thể thực hiện theo đúng kế hoạch được vì còn phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch sản xuất. Thông thường các xí nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép vào thời kỳ ít việc và cuối năm, vì vậy tiền lương nghỉ phép vào thời kỳ đó tăng đáng kể sẽ làm cho giá thành sản phẩm không ổn định.
Theo em công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào giá thành sản phẩm hàng tháng. Để thực hiện công việc này, kế toán mở sổ chi tiết TK 335 - Chi phí phải trả cho từng xí nghiệp.
Trình tự kế toán như sau :
- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán định khoản :
Nợ TK 622
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 335
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
- Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, kế toán định khoản:
Nợ TK 335
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 334
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
ý kiến 5: Về việc sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước
ở Công ty 20 chi phí trả trước rất ít xuất hiện hoặc không được đề cập đến. Khi có các chi phí về xuất dùng các công cụ dụng cụ có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán hay việc sửa chữa tài sản cố định có giá trị lớn, kế toán thường phân bổ một lần vào giá thành sản xuất sản phẩm chứ không tiến hành phân bổ dần. Cụ thể khi phát sinh chi phí này trong tháng thì kế toán phân bổ hết vào chi phí sản xuất trong tháng đó, như vậy sẽ dẫn đến việc tính giá thành không chính xác.
Theo em công ty nên tiến hành phân bổ dần các chi phí trên vào giá thành sản phẩm của các tháng tiếp theo, tuỳ thuộc vào giá trị và thời hạn sử dụng của công cụ để tính số tháng cần phân bổ.
Trình tự hạch toán như sau:
- Khi phát sinh việc xuất dùng công cụ dụng cụ hoặc chi phí sủa chữa tài sản cố định có giá trị lớn có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán. Kế toán ghi sổ theo định khoản :
Nợ TK 142
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 153
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Khi tiến hành phân bổ kế toán định khoản :
Nợ TK 627 ( 6273 )
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 142
(chi tiết cho từng xí nghiệp)
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của bản thân em nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty 20. Do khả năng và trình độ còn hạn chế nên những ý kiến đóng góp có thể chưa thực sự hoàn thiện xong em cũng xin mạnh dạn trình bày mong công ty tham khảo
Kết luận
Trước yêu cầu ngày càng chặt chẽ của thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện, cải tiến tổ chức công tác kế toán. Do đó, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý, đặc biệt là những người làm công tác kế toán. Giữa lý thuyết đã học và sự vận dụng chúng vào thực tế luôn có một sự vận dụng linh hoạt, song phải tôn trọng các điều lệ, quy định hiện hành, đảm bảo được hai yêu cầu song song của kế toán là vừa đảm bảo tính chính xác, hợp lý, vừa đơn giản công tác kế toán. Qua thời gian thực tập tại công ty 20 đã giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên nghành Kế Toán – Tài Chính, có được sự nhìn nhận giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán tại công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của công ty. Tuy nhiên ở một số khâu, một số phần việc còn một số tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu công ty sớm có biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy được tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của công ty .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- tiến sĩ Văn Bá Thanh cùng các cô chú, các anh chị phòng Tài Chính - Kế Toán của công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Kế toán chi phí theo hệ thống kế toán Mỹ- NXB thống kê - 1994
Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Vụ chế độ kế toán - NXB tài chính Hà Nội 1995
Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất - NXB tài chính - Hà Nội 1997
Kế toán quản trị doanh nghiệp - NXB tài chính - Hà Nội 1998
Hệ thống kế toán doanh nghiệp - NXB tài chính - Hà Nội 1998
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB tài chính - Hà Nội 1999
Một số luận văn tốt nghiệp khoá trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28795.doc