Đề tài Trình bày cơ chế quản trị vốn của doanh nghiệp và nhận xét ở Việt Nam
ở Việt Nam hiện nay, nhà nước đã ban hành nghị định số 9 /2009/NĐ-CP ngày 05-2-2009 về quy chế quan lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Quy chế này có thể coi là một sự đổi mới tư duy theo hướng mở rộng quyền tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của các công ty nhà nước, đã cảI tiến một bước đáng kể về cơ chế quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Điểm mới của nghị định là đã xác định rõ hơn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và đại diện của phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Việc thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sẽ làm thay đổi căn bản phương thức nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môI trường kinh doanh bình đẳng, năng động và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hiện nay thì có một số văn bản thông tư về quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước của nhà nước vẫn chưa thực sự nhất quán và thống nhất gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hạch toán và quản lý tài chính, tạo kẽ hở cho việc làm thất thoát vốn của nhà nước.
Về cơ chế phân phối thu nhập của doanh nghiệp thì đã có một số thay đổi tiến bộ so với trước đây, được thể hiện ở việc đánh giá đúng mức hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp trong phân phối lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với việc quản lý doanh thu và chi phí thì còn nhiều điều bất cập và chưa nhất quán, không phù hợp với tình hình thực tế của cơ chế thị trường. Trong các văn bản về quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay, thì việc vận dụng hợp lý cơ chế quản trị vốn đã phần nào giúp các doanh nghiệp kiểm soát được các hoạt động tài chính của mình trong quá trình hoạt động, giúp các doanh nghiệp thực hiện việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót và sơ hở, không minh bạch trong quản lý tài chính ở rất nhiều các doanh nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trình bày cơ chế quản trị vốn của doanh nghiệp và nhận xét ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Trình bày cơ chế quản trị vốn của doanh nghiệp và nhận xét ở Việt Nam.
Bài làm:
Quản trị tài chính là một trong những chức năng quản lý cơ bản và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý tài sản của doanh nghiệp, huy động và thu hút các nguồn vốn, phân phối vốn và các quyết định đầu tư, các báo cáo tài chính và sử dụng thông tin tài chính trong quá trình ra quyết định.
Quản trị vốn là một bộ phận của quản trị tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc huy động và thu hút các nguồn vốn, phân phối vốn và các quyết định đầu tư vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả của hoạt động quản trị vốn sẽ quyết định tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hoạt động quản trị vốn của doanh nghiệp để thực hiện tốt hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế.
Cơ chế quản trị vốn của doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với mọi doanh nghiệp, vốn phản ánh giá trị nguồn tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động quản lý vốn và quản lý tài chính chúng ta chủ yếu đề cập đến vấn đề luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả của sự quay vòng vốn.
Trong doanh nghiệp, vốn được chia thành hai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động, mỗi bộ phận này được chia nhỏ thành nhiều yếu tố và các khoản mục khác nhau tùy theo tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Trong hoạt động quản trị vốn, nhà quản trị phải kiểm soát được và thúc đảy sử dụng các bộ phận vốn này một cách hợp lý.
* Trong hoạt động huy động và thu hút vốn của doanh nghiệp: Tùy từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà có cách thức thực hiện các hoạt động này khác nhau:
- Vốn ban đầu
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp là do nhà nước đầu tư từ ngân sách nhà nước; công ty cổ phần là do các cổ đông đóng góp để thành lập doanh nghiệp; công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chủ doanh nghiệp bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp.
- Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Đây là nguồn vốn mà các doanh nghiệp đi vay của các ngân hàng và các khoản nợ trong giao dịch mua bán với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Vốn do phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.
Nguồn vốn này là nguồn vốn dài hạn được các doanh nghiệp sử dụng huy động khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần
Trong hoạt động quản trị vốn thì vấn đề huy động và thu hút vốn rất được các doanh nghiệp coi trọng, vì nó không chỉ tạo ra tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển vững chắc. Do đó, các doanh nghiệp tùy theo từng điều kiện cụ thể của mình nên có các hình thức thu hút và huy động vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
*Phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Việc phân bổ vốn trong các doanh nghiệp khác nhau là không giống nhau và nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Ngành nghề kinh doanh
Quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp
Trình độ quản lý kỹ thuật và trình độ quản lý
Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp
Nguồn vốn và quan hệ sở hữu vốn và tài sản trong công ty
Trong việc phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp thì phải đảm bảo tính hiệu quả , chính xác, minh bạch và tuân thủ các quy định, hướng dẫn về quản lý tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể đó là:
Xác định rõ nhu cầu thực tế của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lýchặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dựng quỹ của doanh nghiệp.
Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Một số nhận xét về cơ chế quản trị vốn ở Việt Nam hiện nay
ở Việt Nam hiện nay, nhà nước đã ban hành nghị định số 9 /2009/NĐ-CP ngày 05-2-2009 về quy chế quan lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Quy chế này có thể coi là một sự đổi mới tư duy theo hướng mở rộng quyền tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của các công ty nhà nước, đã cảI tiến một bước đáng kể về cơ chế quản lý vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Điểm mới của nghị định là đã xác định rõ hơn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và đại diện của phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Việc thành lập tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sẽ làm thay đổi căn bản phương thức nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môI trường kinh doanh bình đẳng, năng động và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, hiện nay thì có một số văn bản thông tư về quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước của nhà nước vẫn chưa thực sự nhất quán và thống nhất gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện hạch toán và quản lý tài chính, tạo kẽ hở cho việc làm thất thoát vốn của nhà nước.
Về cơ chế phân phối thu nhập của doanh nghiệp thì đã có một số thay đổi tiến bộ so với trước đây, được thể hiện ở việc đánh giá đúng mức hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp trong phân phối lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước. Còn đối với việc quản lý doanh thu và chi phí thì còn nhiều điều bất cập và chưa nhất quán, không phù hợp với tình hình thực tế của cơ chế thị trường. Trong các văn bản về quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
Còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay, thì việc vận dụng hợp lý cơ chế quản trị vốn đã phần nào giúp các doanh nghiệp kiểm soát được các hoạt động tài chính của mình trong quá trình hoạt động, giúp các doanh nghiệp thực hiện việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót và sơ hở, không minh bạch trong quản lý tài chính ở rất nhiều các doanh nghiệp.
Trên đây là một số những nhìn nhận và phân tích về cơ chế quản trị vốn của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, so với trước đây thì cơ chế quản trị vốn và quản trị tài chính ở nước ta đã có nhiều đổi mới tiến bộ, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động quản trị tài vốn và quản trị tài chính được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong một số quy định của nhà nước về quản lý tài chính làm cho các doanh nghiệp và chính các cơ quan nhà gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và nâng cao hiệu quả của các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Thực tế này đang đặt ra cho các cơ quan chức năng việc cần phảI hoàn thiện các quy định về cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần phải tự hoàn thiện và nâng cao hoạt động quản trị vốn, quản trị tài chính của mình trong quá trình hoạt động.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - Viện Quản Trị Kinh Doanh - ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Khoa Ngân Hàng Tài Chính - ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Một số trang website
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26392.doc